Luận án Nghiên cứu thành phần các loài ong mật (hymenoptera: apidae) và khả năng sử dụng một số loài làm chỉ thị đánh giá sự ô nhiễm môi trường trên các hệ sinh thái bị tác động ở miền bắc Việt Nam

Điều này có thể được giải thích thông qua dòng chảy di truyền (gene flow) trong quá trình tiến hoá trước đây của phân loài Apis cerana cerana từ87 Trung Quốc tràn xuống, còn dòng chảy di truyền (gene flow) của phân loài Apis cerana indica từ phía Nam đi lên. Hai dòng chảy di truyền này gặp nhau, trao đổi di truyền và giao thoa vùng phân bố với nhau tại vùng phía Bắc, làm cho sự di truyền trở nên rất đa dạng. Sự giao thoa di truyền của 2 phân loài cũng đã được Phạm Hồng Thái (2003) chỉ ra bằng nghiên cứu trình tự của DNA ty thể theo tiểu phần 16s ARN riboxom của 5 quần thể ong nội là Nguyên Bình (Cao bằng), Tủa Chùa (Điện Biên), Cát Bà (Hải Phòng), Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Cụ thể là tất cả các mẫu phân tích đều thuộc về ong nội Apis cerana indica (so sánh với trình tự trên Genebank). Nhưng chỉ có một mẫu trong số 3 mẫu thu thập tại Cao Bằng lại thuộc về phân loài Apis cerana cerana

pdf157 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thành phần các loài ong mật (hymenoptera: apidae) và khả năng sử dụng một số loài làm chỉ thị đánh giá sự ô nhiễm môi trường trên các hệ sinh thái bị tác động ở miền bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn so với giới hạn cho phép quốc tế đối với kim loại nặng và không có sự khác biệt đáng kể trong các nhóm cá mật riêng biệt. So với kết quả nghiên cứu này đối với mật ong Apis cerana indica thì chỉ số của Pb cao nhất chỉ đạt 2,28 mg/kg và Cd cao nhất đạt 0,19 mg/kg. Hàm lượng trung bình của các kim loại Pb dao động (1,32-2,28 mg/kg), Zn (18,57 - 26,88 mg/kg), Co (0,01- 0,44 mg/kg), Ni (1,38 - 7,33 mg / kg) và Mn (3,03 -22,94 mg/kg) cho thấy thấp hơn so với giới hạn cho phép quốc tế đối với kim loại nặng (Bogdanov et al., 1999). Theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2011) thì Giới hạn ô nhiễm cadmi (Cd) trong thực phẩm của mật ong là 1,0 mg/kg. Giới hạn ô nhiễm chì (Pb) trong thực phẩm của mật ong là 2,0 mg/kg. Giới hạn ô nhiễm thủy ngân (Hg) trong thực phẩm của mật ong là 0,05 mg/kg. Giới hạn ô nhiễm arsen (As) trong thực phẩm của mật ong là 1,0 mg/kg cho thấy tại các điểm lấy mẫu thì các chỉ số trên ở mật ong đều dưới ngưỡng cho phép và đạt độ an toàn khi sử dụng. Cụ thể kàm lượng các kim loại nặng trung bình thấp nhất là cadmi (Cd) 0,09-0,13 mg/kg, chì (Pb) là 1,47-1,92 mg/kg, của thủy ngân (Hg) là 0,38-0,46 mg/kg và và arsen (As) là 0,76-0,89 mg/kg Xét chỉ số tỷ lệ hàm lượng các kim loại giữa cơ thể ong/ruột ong mật Apis cerana indica tại các điểm nghiên cứu cho thấy tỉ lệ các kim loại trong cơ thể và ruột ong là Mn (1 : 0,02 - 1 : 0,26), Fe (1 : 1,06 - 1 : 2,38), Co (1 : 0,04 - 1 : 0,89), Ni (1 : 0,11 - 1 : 4,89), Cu (1 : 0,48 - 1 : 1,27), Zn (1 : 0,17 - 1 : 0,63), As (1 : 0,16 - 1 : 2,23), Cd (1 : 0,06 - 1 : 0,40), Hg (1 : 0,05 - 1 : 16,74), Pb (1 : 0,48 - 1 : 6,22), kết quả thu được cho thấy hàm lượng các kim loại Fe, Mn, Co, Cu, Zn, Cd tích tụ nhiều nhất trong ruột ong so với trên cơ thể ong. Xét chỉ số tỷ lệ hàm lượng các kim loại giữa sáp ong/mật ong mật Apis cerana 115 indica tại các điểm nghiên cứu cho thấy tỉ lệ các kim loại trong cơ thể và ruột ong là Mn (1 : 0,61 - 1 : 10,66), Fe (1 : 0,52 - 1 : 3,75), Co (1 : 0,63 - 1 : 3,00), Ni (1 : 0,85 - 1 : 15,20), Cu (1 : 0,74 - 1 : 2,42), Zn (1 : 0,64 - 1 : 3,56), As (1 : 0,10 - 1 : 1,73), Cd (1 : 0,91 - 1 : 3,00), Hg (1 : 0,14 - 1 : 8,99), Pb (1 : 1,29 - 1 : 5,86), kết quả thu được cũng cho thấy hàm lượng các kim loại Fe, Mn, Co, Cu, Zn, Cd tích tụ nhiều nhất trong sáp ong so với ở mật ong. Như vậy, hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng trong bốn loại mẫu (cơ thể ong, ruột ong, mật ong và sáp ong) tại bốn điểm nghiên cứu là khác nhau và sự sai khác này có ý nghĩa và điều này có thể do điều kiện thời tiết trong đó có sự khác nhau rõ rệt về lượng mưa, khả năng là nồng độ các kim loại nặng là có sẵn một cách tự nhiên và có sẵn trong hệ sinh thái, hoặc có thể xảy ra ở dạng khí khi các sản phẩm khoáng sản được sử dụng làm vật liệu hoặc để nuôi ong. Ong mật Apis cerana indica được đánh giá là đối tượng có khả năng đánh giá tình trạng môi trường. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả của (Zhelyazkova, 2012) thông qua việc xác định hàm lượng Cu, Zn, Pb, Cd, Co, Ni, Mn và Fe trong 56 chất cặn bã của ong mật. Theo tính toán thống kê, tỉ lệ các kim loại trong cơ thể và phân là Cu (1:1,3 – 1:1,85), Pb (1: 1,94 – 1: 3,48), Cd (1: 1 – 1: 5), Co (1:1,49-1:4,25), Ni (1:4,44 – 1:7,28), Mn (1:1,02-1:2,02) Fe (1:1,06-1:2,17) cũng xác định ong mật Apis cerana indica được đánh giá là đối tượng có khả năng đánh giá tình trạng môi trường. 3.3. Nghiên cứu mối quan hệ sinh thái của các loài ong mật với các sinh cảnh và đề xuất một số biện pháp bảo tồn 3.3.1. Mối quan hệ giữa thành phần loài của ong mật ở các dạng sinh cảnh khác nhau Các số liệu điều tra nghiên cứu nghiên cứu mối quan hệ sinh thái giữa thành phần loài, số lượng cá thể được tiến hành tại các địa điểm nghiên cứu ở 116 một số tỉnh miền Bắc Việt Nam trên 4 sinh cảnh được lựa chọn là sinh cảnh rừng tự nhiên gắn với hệ sinh thái rừng tự nhiên (SC1), sinh cảnh rừng trồng gắn với hệ sinh thái rừng trồng (SC2), sinh cảnh vườn cây lâu năm (chủ yếu là cây ăn quả) gắn với hệ sinh thái vườn cây lâu năm (SC3) và sinh cảnh cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu, lạc, rau ...) gắn với hệ sinh thái đồng ruộng (SC4). Kết quả điều tra số lượng loài, tỷ lệ bắt gặp được thể hiện ở Bảng 3.8. Bảng 3.8 . Số lượng loài ong mật (họ Apidae) và tỷ lệ bắt gặp của chúng ở các sinh cảnh nghiên cứu Loài ghi nhận Các sinh cảnh nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ loài (%) Tỷ lệ bắt gặp của các loài trong sinh cảnh (%) SC1 52 93,33 82,03 SC2 36 60,00 76,03 SC3 24 40,00 60,60 SC4 22 36,67 54,30 Ghi chú: SC1- sinh cảnh rừng tự nhiên; SC2- sinh cảnh rừng trồng; SC3- sinh cảnh vườn cây lâu năm; (SC4)- sinh cảnh cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu, lạc, mía, đay, rau ...) Điều tra thu mẫu cho thấy giữa số lượng loài ong mật bắt gặp và tỷ lệ bắt gặp của chúng ở 4 sinh cảnh nghiên cứu là khác nhau. Bảng 3.8 cho thấy ở 4 sinh cảnh điều tra thì ở SC1 bắt gặp được nhiều loài nhất 52 loài (thuộc 7 giống) chiếm 93,33% tổng số loài ghi nhận được, sinh cảnh có số loài bắt gặp nhiều thứ hai là SC2 có 36 loài (thuộc 6 giống) chiếm 60%, SC3 bắt gặp 24 loài (thuộc 7 giống) chiếm 40% và cuối cùng là SC4 bắt gặp 22 loài (thuộc 4 giống) chiếm 36,67% tổng số loài ghi nhận được. Tỷ lệ bắt gặp (%) của các loài ong mật trong các sinh cảnh cũng khác nhau ở cả 4 sinh cảnh và phụ thuộc vào từng sinh cảnh. Ở SC1- sinh cảnh rừng tự nhiên thì tỷ lệ bắt gặp luôn cao nhất (chiếm 82,03% tổng số lần điều tra), tiếp theo là SC2- sinh 117 cảnh rừng trồng tỷ lệ bắt gặp là 76,03%, SC3- sinh cảnh vườn cây lâu năm tỷ lệ bắt gặp là 60,60% và thấp nhất là SC4- sinh cảnh cây trồng ngắn ngày tỷ lệ bắt gặp là 54,30%. Xem xét sự quan hệ giữa số lượng loài có trong giống và tỷ lệ bắt gặp (%) của các loài trong giống tại 4 sinh cảnh nghiên cứu được thể hiện ở Hình 3.21. Kết quả điều tra cho thấy: 7 giống không xuất hiện ở tất cả các sinh cảnh nghiên cứu, chỉ có SC1 và SC3 ghi nhận thấy đủ 7 giống ong mật, SC2 chỉ ghi nhận thấy có 6 giống (chưa ghi nhận được giống Elaphropoda), SC4 ghi nhận được 5 giống (chưa ghi nhận được 2 giống là Thyreus và Elaphropoda). Số lượng loài có trong các giống ghi nhận ở 4 sinh cảnh nghiên cứu không giống nhau. Ở cả 4 sinh cảnh nghiên cứu thì số loài ghi nhận nhiều nhất thuộc giống Ceratina ghi nhận được 40 loài (chiếm 66,67% tổng số loài được ghi nhận), trong đó có 15 loài ghi nhận ở SC2, tiếp theo là SC1là 13 loài và SC4 là 8 loài và thấp nhất ở SC3 ghi nhận 4 loài. Tiếp theo là giống Xylocopa có số loài ghi nhận nhiều ở SC1 (11 loài), tiếp theo SC4 (9 loài), SC2 và SC3 ghi nhận 5-6 loài. Các giống còn lại đều có số lượng loài không cao có từ 1-5 loài. Tuy nhiên tỷ lệ bắt gặp (%) của các loài trong giống thì ngược lại. Trong các sinh cảnh nghiên cứu, đối với các giống có ít loài nhưng tỷ lệ bắt gặp của các loài trong giống khá cao, nhất là giống Apis ở cả 4 sinh cảnh có số lượng 4-5 loài nhưng tỷ lệ bắt gặp của các loài trong giống đạt cao 33,87- 37,12% ở các sinh cảnh. Giống Bombus có số lượng 3-7 loài nhưng tỷ lệ bắt gặp của các loài trong giống đạt 16,24-16,65% ở SC1 và SC2, trong khi giống Ceratina ở SC1, SC2 và SC4 ghi nhận 8-15 loài nhưng tỷ lệ bắt gặp của các loài chỉ đạt 5,65-10,26%. Trong 4 sinh cảnh nghiên cứu, theo dõi các loài ong mật ở SC4 là sinh cảnh cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu, lạc, rau ...) gắn với hệ sinh thái 118 đồng ruộng mới ghi nhận thấy có 4 giống (Hình 3.21) và giống Apis cũng thể hiện sự vượt trội về số lượng cá thể và tỷ lệ bắt gặp với 4 loài Apis cerana, Apis mellifera, Apis dorsata và Apis florea, trong đó có 2 loài là Apis cerana, Apis mellifera được nuôi với số lượng lớn. Hình 3.21. Quan hệ giữa số lượng loài và tỷ lệ bắt gặp các loài ong mật trong giống (họ Apidae) ở các sinh cảnh nghiên cứu Trong tổng số 60 loài ghi nhận phân bố ở 4 sinh cảnh nghiên cứu ở các điểm điều tra thì có 10 loài ghi nhận được cả 4 sinh cảnh trong 4 giống, trong đó giống Apis có nhiều loài nhất (4 loài) gồm: Apis cerana, Apis mellifera, Apis dorsata và Apis florea, đây cũng là các loài phổ biến có tỷ lệ bắt gặp cao ở các điểm nghiên cứu. Số loài phân bố ở 3 sinh cảnh khác nhau có 14 loài thuộc 4 giống, trong đó giống Ceratina có nhiều loài nhất (6 loài) . Số loài phân bố ở SC1, SC2 119 và SC3 có 4 loài, phân bố SC1, SC2 và SC4 có 5 loài, sinh cảnh SC2, SC3 và SC4 có 2 loài, SC1, SC3 và SC4 có 2 loài. Số loài phân bố ở 2 sinh cảnh khác nhau có 22 loài thuộc 8 giống, trong đó giống Xylocopa có nhiều loài nhất (5 loài). Số loài phân bố ở SC1, SC2 chiếm chủ yếu (có 13 loài), đây là 2 sinh cảnh rừng tự nhiên gắn với hệ sinh thái rừng tự nhiên và sinh cảnh rừng trồng gắn với hệ sinh thái rừng trồng. SC1, SC3 có 6 loài gồm Thyreus ceylonicus lilanius, Thyreus sp., Elaphropoda percarinata, Elaphropoda impatiens, Tetralonoidella himalayana, Tetralonoidella nepalensis, đây là các loài có vai trò thụ phấn cho các cây ăn quả lâu năm. Phân bố ở SC1, SC4 có 3 loài gồm loài Xylocopa rufescens, Xylocopa dejeanii và Xylocopa bryorum, đây là 3 loài có vai trò thụ phấn cho các cây trồng nông nghiệp như lúa, ngô, đậu ở SC4. Số loài mới chỉ ghi nhận ở 1 sinh cảnh là 15 loài thuộc 5 giống, trong đó giống Amegilla, Thyreus và Ceratina có nhiều loài nhất (4 loài), có 13 loài ghi nhận phân bố ở SC1, 2 loài ghi nhận phân bố ở SC2. Trong 15 loài này thì có 6 loài ghi nhận mới cho khu hệ ong mật Việt Nam. Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (H’) của từng sinh cảnh nghiên cứu với số loài và số lượng cá thể thu được được thể hiện trong Bảng 3.9. Qua bảng 3.9 cho thấy Chỉ số đa dạng (H’) của các loài ong mật Apidae ghi nhận được ở các sinh cảnh là khác nhau. Ở SC1 có chỉ số đa dạng cao nhất (H’=2,99), SC3 có chỉ số đa dạng thấp nhất (H’=1,99), SC2 có chỉ số đa dạng 2,25 và SC4 có chỉ số đa dạng 2,29. Bảng 3.9. Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (H’) của các loài ong mật Apidae ghi nhận được ở 4 sinh cảnh nghiên cứu Sinh cảnh nghiên cứu Số loài Số cá thể Chỉ số Shannon – Weiner (H’) SC1 Sinh cảnh rừng tự nhiên gắn với hệ sinh thái rừng tự nhiên 52 445 2,99 120 SC2 Sinh cảnh rừng trồng gắn với hệ sinh thái rừng trồng 36 161 2,25 SC3 Sinh cảnh vườn cây lâu năm gắn với hệ sinh thái vườn cây lâu năm 24 98 1,99 SC4 Sinh cảnh cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu, lạc, rau ...) gắn với hệ sinh thái đồng ruộng 22 180 2,29 Hình 3.22. Độ tương đồng về thành phần loài ong mật thu được trong ở các sinh cảnh nghiên cứu Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy rằng sự thể hiện chỉ số đa dạng ở SC2 và SC4 sai khác không đáng kể, mặc dù số lượng loài ở SC2 lớn hơn ở SC4 (36 loài so với 22 loài). Một trong những lý do có sự sai khác không đáng kể về chỉ số đa dạng (H’) ở SC2 và SC4 là do các loài có mặt ở SC2 nhưng không có mặt ở SC4 có số lượng cá thể rất thấp 1-3 cá thể, trong khi số lượng cá thể của 4 loài Apis cerana, Apis mellifera, Apis dorsata và Apis florea ở cả 2 sinh cảnh đều chiếm ưu thế, nhưng số lượng cá thể của các loài này ở SC4 lại cao hơn ở SC3 tại các điểm nghiên cứu. 121 Tính chỉ số tương đồng về thành phần loài giữa các sinh cảnh cho thấy có sự khác nhau ở 4 sinh cảnh nghiên cứu thể hiện hình 3.21. Kết quả cho thấy ở SC1 và SC2 có độ tương đồng đạt gần 40%, SC3 và SC4 có độ tương đồng đạt hơn 60% và mức độ tương đồng của hai nhóm sinh cảnh này chỉ đạt gần 10%. Vậy ở SC3 và SC4 có độ tương đồng loài cao, ở SC1 và SC2 có độ tương đồng về loài thấp hơn. Điều này cũng phù hợp với tính chất của các sinh cảnh nghiên cứu đó là SC2 là sinh cảnh rừng trồng cũng xuất hiện xen kẽ hoặc tập trung rất gần với SC1 là sinh cảnh rừng tự nhiên gắn với hệ sinh thái rừng tự nhiên. SC3 và SC4 là 2 sinh cảnh đều thuộc trong hệ sinh thái nông nghiệp. 3.3.2. Mối quan hệ của một số loài ong mật ở sinh cảnh vườn cây lâu năm (SC3) và sinh cảnh cây trồng ngắn ngày (SC4) Cây nguồn mật có vai trò quan trọng đối với ong mật bởi thức ăn chủ yếu của ong là mật hoa, phấn hoa. Mật hoa và phấn hoa có thể cung cấp tất cả các năng lượng cần thiết cho ong mật. Trong mật hoa có nhiều loại đường là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sinh tồn và sản xuất của đàn ong, trong đó, một phần mật hoa mà ong lấy được để sinh trưởng và phát triển đàn, phần mật hoa dư thừa ong luyện thành mật ong dự trữ trong các lỗ tổ. Cơ sở để phân loại cây nguồn lấy mật là dựa vào lượng mật có trong hoa, dựa vào các vùng địa lý, sự đa dạng của thực vật và cơ quan tiết mật của cây. Cây nguồn mật được chia làm 2 loại, đó là cây nguồn mật chính (cây nguồn mật chủ yếu) và cây nguồn mật hỗ trợ. Cây nguồn mật chính là cây tiết nhiều mật, số cây nhiều và tập chung thành các vùng rộng lớn. Cây nguồn mật hỗ trợ là những cây có mật, phấn cho ong ăn nhưng không đủ khai thác. Ở nước ta, cây nguồn mật khá phong phú và phân bố rộng khắp nơi, thời gian nở hoa của cây nguồn mật cũng rất tập trung và đã tạo nên các vụ mật chính trong năm. Hàng năm, hai sinh cảnh cung cấp nguồn cây lấy mật chính và tập trung đó là sinh cảnh vườn cây lâu năm (SC3) và sinh cảnh cây trồng ngắn ngày (SC4) (Bảng 3.10) 122 Bảng 3.10. Cây nguồn mật, phấn chính ở sinh cảnh cây trồng lâu năm và sinh cảnh cây trồng ngắn ngày Loại cây Khả năng cho mật/phấn Thời vụ nở hoa Sinh cảnh cây trồng lâu năm Nhãn +++/+ T2-T4 Vải +++/+ T2-T3 Táo +++/+ T9-T10 Cam +/++ T2-T3 Bưởi ++/+ T2-T3 Sinh cảnh cây trồng ngắn ngày Lúa 2 vụ -/++ T3,T4,T8,T9 Ngô -/++ T3,T4,T8,T9,T11 Đậu tương ++/+ T3,T4,T6,T7 Dưa chuột +/++ T3,T4,T5,T6 Bí ngô +/++ T3,T4,T5,T6 Mướp ++/++ Cả năm Ghi chú: Mật/phấn: +++ = cao, ++ = trung bình, + = ít, - không có 123 Hình 3.23. Tỷ lệ bắt gặp của một số loài ong mật trên cây ăn quả ở sinh cảnh vườn cây lâu năm tại các điểm nghiên cứu Họ ong mật Apidae có hai phân họ được ghi nhận ở cả 2 sinh cảnh (SC3 -vườn cây lâu năm và SC4-sinh cảnh cây trồng ngắn ngày) và gắn với hệ sinh thái nông nghiệp. Trên SC3 đã ghi nhận được 24 loài thuộc 7 giống. Trong 24 loài ghi nhận có mặt ở SC3, chúng tôi tiến hành theo dõi 6 loài có tỷ lệ bắt gặp và số lượng cá thể cao tương ứng gồm: loài Apis cerana Fabriciusm 1793 (25,12% và 20,93%), Apis mellifera Linnaeus, 1758 (6,06% và 7,04%), Apis dorsata Fabricius, 1793 (6,65% và 5,52%), Apis florea Fabricius, 1787 (6,06% và 7,33%) , Bombus sp. (8,44% và 9,80%) và Amegilla zonata (Linnaeus, 1758) (6,36% và 7,33%) trên 5 cây trồng phổ biến là nhãn, vải, táo, cam, bưởi ở một số điểm nghiên cứu tại Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Lạng Sơn. 124 Hình 3.24. Tỷ lệ viếng thăm trên hoa nhãn của một số loài ong mật ở sinh cảnh vườn cây lâu năm tại xã Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội Kết quả ghi nhận tỷ lệ bắt gặp của các loài trên 5 cây trồng lâu năm theo dõi thể hiện ở hình 3.23 cho thấy loài có tỷ lệ bắt gặp cao nhất cả ở 5 cây ăn quả là Apis cerana, trong đó tỷ lệ này cao nhất là nhãn (15,97%), tiếp theo là táo và vải (12,78-23,84%) và thấp nhất là cam và bưởi. 2 loài ong mật Apis mellifera, Apis dorsata có tỷ lệ bắt gặp không cao ở cả 5 cây ăn quả theo dõi, tỷ lệ bắt gặp dao động 1,97-5,61%, các loài Apis florea, Bombus sp. và Amegilla zonata có tỷ lệ bắt gặp thấp (0,39-1,39%). Riêng loài Bombus sp. chưa ghi nhận ở trên cây cam (Hình 3.23). Kết quả này cũng cho thấy vai trò thụ phấn của 6 loài này trên 5 cây trồng theo dõi, nhất là cây nhãn và vải ở Bắc Giang nhất là loài Ong nội Apis cerana và Ong ngoại Apis mellifera, đây là 2 loài ong nuôi lấy mật chủ yếu của Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Lạng Sơn và các nơi khác đem ong về thả và mối quan hệ sinh 125 thái giữa các loài ong mật này với nguồn hoa (đặc biệt là hoa nhãn, vải) được thiết lập hàng năm do nhu cầu cần thức ăn của các loài ong nghiên cứu. Điều tra trên cây nhãn tại thôn An Thượng, xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội trong SC3 cho thấy ở đây cây nhãn là nguồn mật chính của các loài ong thuộc giống Apis. Trong thời gian cây nhãn nở hoa từ tháng 2 đến tháng 4 trong năm 2015 và 2016, tiến hành theo dõi tỷ lệ viếng thăm của 6 loài ong mật Apis cerana Fabriciusm 1793, Apis mellifera Linnaeus, 1758, Apis dorsata Fabricius, 1793, Apis florea Fabricius, 1787, Amegilla zonata (Linnaeus, 1758) và Bombus sp. .Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ viếng thăm (%) trên cây nhãn của 6 loài ong mật theo dõi là khác nhau. Trong cả 2 năm điều tra, thì loài ong mật có tỷ lệ viếng thăm trên hoa nhãn cao nhất là loài Apis cerana chiếm 42,50-51,50%, tiếp theo là loài Apis mellifera tỷ lệ viếng thăm là 23,00-42,00%, loài Apis dorsata tỷ lệ viếng thăm 22,50- 37,50%, loài Apis florea tỷ lệ viếng thăm17,00-22,00%, loài Amegilla zonata tỷ lệ viếng thăm 17,50-30,00% và thấp nhất là loài Bombus sp. tỷ lệ viếng thăm thấp nhất 5,50-14,50% (Hình 3.24). Điều tra trên cây vải tại ở xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang trong SC3. Tại đây thì cây vải là nguồn mật chính của các loài ong thuộc giống Apis và giống Ceratina. Trong thời gian cây vải nở hoa từ tháng 2 đến tháng 4 trong năm 2015 và 2016, cũng tiến hành theo dõi tỷ lệ viếng thăm của 6 loài ong mật Apis cerana Fabriciusm 1793, Apis mellifera Linnaeus, 1758, Apis dorsata Fabricius, 1793, Apis florea Fabricius, 1787, Amegilla zonata (Linnaeus, 1758) và Bombus sp.. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ viếng thăm (%) trên cây vải ở Lục Ngạn của 6 loài ong mật theo dõi là không như nhau (Hình 3.24). Trong cả 2 năm điều tra, thì loài ong mật có tỷ lệ viếng thăm trên hoa vải cao nhất là loài Apis cerana (37,50-42,50%), tiếp theo là loài Apis mellifera tỷ lệ viếng thăm 17,33-36,00%, loài Apis dorsata tỷ lệ 126 viếng thăm 15,50-31,50%, loài Apis florea tỷ lệ viếng thăm 10,00-13,00%, loài Amegilla zonata tỷ lệ viếng thăm 8,00-24,00% và thấp nhất là loài Bombus sp tỷ lệ viếng thăm 1,17-8,50%. So sánh tỷ lệ viếng thăm của 6 loài ong ở trên cây nhãn ở Hoài Đức, Hà Nội và cây vải ở Lục Ngạn, Bắc Giang đều cho thấy tỷ lệ viếng thăm của cả 6 loài ong mật này trên cây nhãn cao hơn so với cây vải. Hơn nữa loài ong nội Apis cerana luôn luôn có tỷ lệ bắt gặp cao tại các điểm nghiên cứu. Hình 3.25. Tỷ lệ viếng thăm trên hoa vải của một số loài ong mật ở sinh cảnh vườn cây lâu năm tại xã Trù Hựu, Lục Ngạn, Bắc Giang Trên SC4 - sinh cảnh cây trồng ngắn ngày gắn với hệ sinh thái đồng ruộng ghi nhận được 22 loài thuộc 4 giống. Trong 22 loài ghi nhận có mặt ở SC4 cũng theo dõi 6 loài có số lượng cao gồm Apis cerana Fabriciusm 1793, Apis mellifera Linnaeus, 1758, Apis dorsata Fabricius, 1793, Apis florea Fabricius, 1787, Amegilla zonata (Linnaeus, 1758) và Bombus sp. trên 6 cây 127 trồng phổ biến là Lúa, Ngô, Đậu tương, Dưa chuột, Bí ngô và Mướp ở một số điểm nghiên cứu tại Hà Nội, Bắc Giang và Vĩnh Phúc. Kết quả ghi nhận tỷ lệ bắt gặp (%) thể hiện ở hình 3.25. Hình 3.26. Tỷ lệ bắt gặp của một số loài ong mật trên cây trồng ngắn ngày ở sinh cảnh cây trồng ngắn ngày tại các điểm nghiên cứu Các loài ong theo dõi đều có tỷ lệ bắt gặp cao nhất cả ở 6 cây trồng, phổ biến nhất là loài Ong nội Apis cerana , trong đó tỷ lệ này cao nhất là ở cây Ngô (13,25%), tiếp theo là Mướp (10,58%), Bí ngô (8,60%), Đậu tương (9,27% và thấp nhất là lúa (3,97%). 2 loài ong mật Apis mellifera, Apis dorsata có tỷ lệ bắt gặp không cao ở cả 6 cây trồng theo dõi, tỷ lệ dao động 1,99-4,64%. Các loài Apis florea, Amegilla zonata chỉ ghi nhận trên cây ngô, cây Bí và cây Mướp. Riêng loài ong bầu Bombus sp. chưa ghi nhận được trên cây đậu tương, dưa chuột và lúa, tuy nhiên loài ong mật này được 128 ghi nhận cao trên cây bí ngô với tỷ lệ bắt gặp cao tương ứng là 13,32%, đặc biệt là trên cây mướp loài ong Bombus sp. có vai trò quan trọng với tỷ lệ bắt gặp cao nhất là 21,32% (Hình 3.26). Hình 3.27. Số lượng bắt gặp ong mật Apis cerana trên cây ngô ở sinh cảnh cây trồng ngắn ngày tại xã Thuần Mỹ, Ba Vì, Hà Nội Trên cây ngô vụ động ở sinh cảnh cây trồng ngắn ngày tại xã Thuần Mỹ, Ba Vì, Hà Nội. Trong năm 2014 và 2015, tiến hành theo dõi loài ong mật Apis cerana thụ phấn cho cây ngô từ khi cây ngô ở giai đoạn bắt đầu trỗ cờ đến giai đoạn thâm râu, chín sữa. Kết quả thu được thể hiện ở hình 3.26 cho thấy: Số lượng ong mật Apis cerana ở SC4 bắt gặp trên ngô vụ đông xuân tại xã Thuần Mỹ, Ba Vì, Hà Nội trong năm 2014 cao hơn năm 2015, tương ứng 24,11 ± 2,06 con/25 cây và 19,22 ± 1,35 con/25 cây. Số lượng ong mật Apis cerana ở SC4 bắt gặp trên ngô vụ đông xuân tại điểm nghiên cứu tập trung cao ở giai đoạn trỗ cờ, phun râu của cây ngô, 129 số lượng cao nhất đạt 55 con/25 cây (2 giờ quan sát) năm 2014 và đạt 45 con/25 cây (2 giờ quan sát) năm 2015. Như vậy, trong cả 2 năm đều cho thấy, số lượng ong mật Apis cerana xuất hiện và đạt thấp nhất ở giai đoạn bắt đầu trỗ cờ 7-9 con/25 cây (2 giờ quan sát), sau đó tăng nhanh đạt đỉnh cao nhất đạt 55 con/25 cây ở giai đoạn trỗ cờ, phun râu và tung phấn, sau đó số lượng ong mật Apis cerana giảm dần và không xuất hiện ở giai đoạn ngô chín sữa (Hình 3.27). Điều này cho thấy loài Ong nội này có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho cây ngô và mối quan hệ giữa loài ong này với cây ngô mang lại năng xuất cao cho cây ngô phụ vụ lợi ích cho người nông dân. 3.3.3. Sử dụng bền vững các loài ong mật phổ biến ở sinh cảnh rừng tự nhiên (SC1) và sinh cảnh rừng trồng(SC2) Trong số các loài ong mật được xác định thuộc nhóm sử dụng làm thực phẩm, thuốc và nguồn dược liệu quan trọng cho vùng Đông Bắc thì chủ yếu là những loài ong thuộc giống Apis, những loài khác trong họ ong mật Apidae chỉ được khai thác mật, bắt trưởng thành và nhộng ong làm thức ăn, làm thuốc và ngâm rượu một các ngẫu nhiên trong tự nhiên. Có 5 loài và phân loài ong mật thường xuyên bị khai thác rất mạnh và liên tục trên các sinh cảnh rừng tự nhiên (SC1) và sinh cảnh rừng trồng (SC2) tại các điểm nghiên cứu, trong đó có 2 phân loài và 1 loài đã được nuôi với số lượng lớn là Ong nội Apis cerana cerana và Apis cerana indica, loài Ong ngoại Apis mellifera. Có 2 loài chỉ khai thác ở sinh cảnh rừng tự nhiên và sinh cảnh rừng trồng là loài Ong khoái Apis dorsata và Ong ruồi đỏ Apis florea, đây là 2 loài bị thác thác nhiều nhất do mật có giá trị cao trên thị trường và rất quý. Tuy nhiên quần thể của 2 ong này đang giảm sút nghiêm trọng do cháy rừng, phá rừng, do khai thác cạn kiện và mất sinh cảnh sống của chúng (Bảng 3.11). 130 Bảng 3.11. Các loài ong mật Apidae bị khai thác qua mức ở sinh cảnh tự nhiên cần bảo vệ và sử dụng bền vững tại các điểm nghiên cứu TT Loài bị khai thác Hình thức khai thác Dạng sản phẩm sử dụng Khu vực khai thác Thời gian khai thác 1. Ong nội Apis cerana cerana Fabricus Nuôi Mật ong, ấu trùng ong, Tổ ong, Sáp và phấn hoa Đồng Văn, Hà Giang Quanh năm (trừ tháng 1,2 và tháng 12) 2. Ong nội Apis cerana indica Fabricus Nuôi Mật ong, ấu trùng ong, Tổ ong, Sáp và phấn hoa Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kan, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quang Ninh Quanh năm (trừ tháng 1,2 và tháng 12) 3. Ong ý (Ong ngoại) Apis mellifera Linnaeus Nuôi Mật ong, ấu trùng ong, Tổ ong, Sáp và phấn hoa Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kan, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quang Ninh Quanh năm (trừ tháng 1,2 và tháng 12) 4. Ong khoái Apis dorsata Fabricius Bắt tự nhiên Mật ong, ấu trùng ong và trưởng thành Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kan, Lạng Sơn, Thái Nguyên Tháng 3,4,5,6 và tháng 7 5. Ong ruồi Apis florea Fabricius Bắt tự nhiên Mật ong, ấu trùng ong và trưởng thành Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kan, Lạng Sơn, Thái Nguyên Tháng 3,4,5,6 và tháng 7 131 Ngoài các loài ong thuộc giống Apis được nuôi và khai thác mật ong, các loài ong mật thuộc các giống khác có vai trò quan trọng không thể thiếu được trong việc thụ phấn cho các cây trồng công nghiệp, cây ăn quả và các loài thực vật khác trong SC1 và SC2. Việc mất đi sự đa dạng của các loài ong mật này sẽ có thể làm giảm năng xuất của cây trồng và mất đi sự đa dạng của các loài thực vật khác trong các sinh cảnh nghiên cứu. Trong các loài ong tích cực thụ phấn cho cây trồng thì có 9 loài bao gồm 3 loài thuộc giống Apis, 5 loài thuộc giống ong Xylocopa và 1 loài thuộc giống ong Bombus (Bảng 3.12). Đây là các loài bị thu bắt do nhiều mục đích khác nhau như lấy mật (ong khoái và ong muỗi), thu bắt trưởng thành làm thuốc và dược liệu hoặc bán cho Trung Quốc (các loài ong thuộc giống Xylocopa và đặc biệt là loài ong đen Xylocopa phalothorax) . Chính vì vậy, các loài ong mật này bị mất sinh cảnh sống do bị giết chết (giống ong Bombus) hoặc bị mất sinh cảnh sống (giống Xylocopa). Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy các loài ong thụ phấn này đang dần dần bị mất vai trò do số lượng quần thể suy giảm trên các sinh cảnh nghiên cứu. Bảng 3.12. Các loài ong thụ phấn cho cây trồng có nguy cơ bị tận diệt cần bảo vệ ở sinh cảnh rừng tự nhiên và sinh cảnh rừng trồng tại các điểm nghiên cứu STT Loài Cây trồng thụ phấn 1. Amegilla zonata (Linnaeus, 1758) Cây sim, Hoa mua, Cây keo, Cây tràm, Cây Quế , Thông, Các cây công nghiệp 2. Ong khoái Apis dorsata Fabricius Cây sim, Hoa mua, Cây keo, Cây tràm, Cây Quế , Thông, Các cây công nghiệp 3. Ong ruồi đỏ Cây sim, Hoa mua, Cây keo, Cây 132 Apis florea Fabricius tràm, Cây Quế , Thông, Các cây công nghiệp 4. Ong đen Xylocopa basalis Smith Cây sim, Hoa mua, Cây keo, Cây tràm, Cây Quế , Các cây công nghiệp 5. Ong bầu đen xanh Xylocopa tenuiscapa Westwood Cây sim, Hoa mua, Cây keo, Cây tràm, Cây Quế , Các cây công nghiệp 6. Ong bụng vân Xylocopa tranquabarorum (Swederus) Cây sim, Hoa mua, Cây keo, Cây tràm, Cây Quế , Các cây công nghiệp 7. Ong xanh Xylocopa latipes (Drury) Cây sim, Hoa mua, Cây keo, Cây tràm, Cây Quế , Các cây công nghiệp 8. Ong đen Xylocopa phalothorax Lepeletier Cây sim, Hoa mua, Cây keo, Cây tràm, Cây Quế , Các cây công nghiệp 9. Ong Bombus campestris (Panzer) Cây sim, Hoa mua Các loài ong đang bị tận diệt trong các SC1 Và SC2 cần được bảo vệ và sử dụng bền vững ngoài việc tăng cường quản lý thông qua công tác bảo vệ các loài ong mật hay hệ sinh thái mà ong mật thích ứng thì cần phải tìm kiếm các nguồn thu nhập khác thay thế cho các thu nhập từ các loài ong mật Apidae ở rừng và ngăn cấm khai thác cạn kiệt các nguồn lợi từ chúng như ở Đồng Văn (Hà Giang), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Khu du lịch sinh thái Phia Đen - Phia Oac (Cao Bằng), Na Hang (Tuyên Quang). 133 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận + Tại một số tỉnh miền Bắc, Việt Nam đã ghi nhận 60 loài ong mật (họ Apidae) thuộc phân họ Apinae và Xylocopinae với 7 giống, trong đó loài Ong nội Apis cerana Fabricius, 1793 có 2 phân loài là Apis cerana cerana và Apis cerana indica. Ghi nhận mới cho khu hệ ong mật của Việt Nam 10 loài và ghi nhận mới cho miền Bắc Việt Nam 17 loài. Bổ sung vùng phân bố trên thế giới của 10 loài và đặc biệt là loài Thyreus regalis. + Xác định được 9 loài ong mật có khă năng sử dụng làm chỉ thị sinh học cho môi trường, trong đó 5 loài ong có khả năng dùng để xác định hàm lượng của một số kim loại nặng, á kim thông qua cơ thể ong, phấn hoa, sáp ong và mật ong, đặc biệt là phân loài Ong nội Apis cerana indica và 4 loài còn lại có thể sử dụng làm chỉ thị cho các sinh cảnh. + Hàm lượng của 10 nguyên tố Fe, Mn, Zn, Pb, Cu, Co, Ni, Cu, As, Cd và Hg trong cơ thể, ruột ong, sáp ong và mật ong Apis cerana indica ở các điểm nghiên cứu tại Hà Giang, Cao Bằng và Hà Nội đều có sự thay đổi, trong đó có 3 nguyên tố kim loại nặng Fe, Zn và Mn có hàm lượng cao và biến động nhiều, các nguyên tố Hg, Pb, As và Cd có hàm lượng thấp với giao động nhỏ. Tại các điểm lấy mẫu thì các chỉ số giới hạn ô nhiễm Hg, Pb, As và Cd ở mật ong đều dưới ngưỡng cho phép và đạt độ an toàn khi sử dụng. + Đã xác định được tỉ lệ các kim loại nặng trong cơ thể ong, ruột ong và trong sáp ong, mật ong A. cerana indica. Các kim loại Fe, Zn, Mn, Co, Cu, Zn, Cd tích tụ nhiều nhất trong ruột ong so với trên cơ thể ongvà tích tụ nhiều nhất trong sáp ong so với mật ong. + Ở SC1 ghi nhận được nhiều loài ong mật nhất (chiếm 93,33%) và SC4 ghi nhận ít loài nhất (chiếm 36%). Chỉ số đa dạng (H’) ở SC1 cao nhất và ở SC3 có chỉ số đa dạng thấp nhất. Ở SC3 và SC4 có độ tương đồng loài 134 cao và ở SC1 và SC2 có độ tương đồng loài thấp. Trong 24 loài ghi nhận có mặt ở SC3 và 22 loài ghi nhận có mặt ở SC4 thì tỷ lệ bắt gặp cao nhất là loài ong nội Apis cerana. Loài ong mật có tỷ lệ viếng thăm trên hoa nhãn và vải ở SC3 cao nhất là loài Apis cerana, tiếp theo là loài Apis mellifera và loài Apis dorsata . Loài ong Apis cerana có vai trò thụ phấn cho cây ngô ở SC4 ở giai đoạn trỗ cờ, phun râu và tung phấn. Kiến nghị + Cần tiếp tục nghiên cứu vai trò làm chỉ thị sinh học của phân loài ong mật mật ong Apis cerana indica để xác định hàm lượng của một số kim loại nặng hoặc chất tồn dư của thuốc trừ sâu nhằm đưa ra được tiêu chuẩn giới hạn của các kim loại nặng để nhờ đó nhằm đánh giá chất lượng của môi trường sống thông qua các loài ong mật này. + Cần có các nghiên cứu định lượng về vai trò thụ phấn cho cây trồng của ong mật và khai thác bền vững các loài ong mật Apidae bị khai thác qua mức ở tự nhiên. Tăng cường thông tin về quan hệ giữa ong mật với cây trồng và sinh cảnh để phát triển bền vững các loài ong mật. 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Cục xúc tiến thương mại, 2015. Thị trường mật ong EU. Hội nghị Quốc gia thị trường mật ong trên thế giới và nhứng rào cản. Nxb. Bộ Công thương, 1-53 tr. 2. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, 2011. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, QCVN 8- 2:2011/BYT. Thông tư số 02/2011/TT-BYT ngày 13 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế, 1-13 tr. 3. Phạm Thanh Bình và Nguyễn Quang Tuấn, 1994. Nuôi ong nội địa Apis cerana ở miền Nam Việt Nam và hiệu quả kinh tế. Nxb. Nông nghiệp, 1-94 tr. 4. Phùng Hữu Chính, 2012. Nuôi ong nội địa Apis cerana ở Việt Nam. Nxb Hà Nội, 50-204 tr. 5. Phùng Hữu Chính và Phạm Thị Huyền, 2004. Kỹ thuật nuôi ong nội địa cho người bắt đầu nuôi ong. Nxb. lao động xã hội, 1-105 tr. 6. Phùng Hữu Chính và Đinh Quyết Tâm, 2004. Chất lượng mật ong Việt Nam và xuất khẩu. Hội nghị lần thứ nhất về thương mại mật ong quốc tế ở các nước đang phát triển, Hà Nội, 110-115 tr. 7. Phùng Hữu Chính, Đinh Quyết Tâm, 2007. Mật ong ở Việt Nam sản xuất và xuất khẩu. Báo cáo hội nghị lần thứ I về các vấn đề trong thương mại mật ong quốc tế ở các nước đang phát triển, 45-56 tr. 8. Crane E., 1990. Con ong và nghề nuôi ong, Nxb. Oxford Heinemann News (UK). Trần Công Tá dịch, giấy phép xuất bản tiếng việt số 283/CXB 1998, Hà Nội, tr. 11-121 tr. 9. Đồng Minh Hải, 2010. Đặc điểm hình thái, sinh học của các giống ong nhập nội (Apis mellifera Linnaeus) và tính năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa chủng với ong Ý Việt Nam (Apis mellifera ligustica Spinola). Luận văn Tiến sĩ, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, 1-193 tr. 136 10. Lê Xuân Huệ, 2008. Đa dạng côn trùng liên họ ong mật (Hym.: Apoidea) ở Việt Nam. Báo cáo khoa học Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 6, Hà Nội 9/10/2008, 934-938 tr. 11. Lê Xuân Huệ, 2010. Phát hiện một loài mới thuộc giống Bombus Latreille, 1802 (Hymenoptera, Apidae) ở Việt Nam. Tạp chí sinh học, 32 (2), 21-23 tr. 12. Hà Thị Huệ, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Thu Thương, Đặng Đình Thể, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Hữu Cường, Phạm Phú Long, 2010. Đa dạng của các loài thực vật có hoa với việc phân tích các hạt phấn hoa của ong Apis cerana ở Hà Nội. Hội nghị Quốc tế về Phát triển Nuôi ong và Tiếp thị Mật ong, 89-90 tr. 13. Nguyễn Duy Hoan, 2002. Nghiên cứu một số tập tính sinh học của ong nội nuôi tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 2, 123-127 tr. 14. Nguyễn Duy Hoan, Phùng Đức Hoàn và Ngô Nhật Thắng, 2008. Kỹ thuật nuôi ong mật. Nxb. Nông nghiệp, 132 tr. 15. Phùng Đức Hoàn, 2015. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh sản của loài ong Apis cerana nuôi tại Thái Nguyên. Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Thái Nguyên, 163 tr. 16. Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan, Hà Văn Quê, 2003. Cây nguồn mật và hiệu quả kinh tế của nuôi ong tại Bắc Giang. Tạp chí chăn nuôi, số 5, 25-27 tr. 17. Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan, Hà Văn Quê, 2003. Năng suất và chất lượng mật ong nội và ong Ý nuôi tại Bắc Giang. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 3, 289-290 tr. 18. Hà Văn Quê, 2002. Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đàn ong mật nuôi tại các hộ gia đình ở tỉnh Bắc Giang, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 5, 54-61 tr. 137 19. Nguyễn Văn Niệm, 2014. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của loài ong Apis cerana nuôi tại Hà Nội. Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 7: 934-938 tr. 20. Phạm Hồng Thái, 2008. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học phân tử (ADN ty thể) của quần thể ong nội Apis cerana Fabricius phân bố ở Việt Nam và đề xuất hướng sử dụng nguồn gen trên vào công tác chọn tạo giống ong mật của nước ta. Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 127 tr. 21. Phạm Hồng Thái, Lê Thị Hồng Hoa, Vương Thị Trang, Lê Thị Ngoan, Nguyễn Thị Thu Thương, Hà Thị Huệ, Đặng Xuân Nghiêm, Nguyễn Thị Hòa, 2012. Nghiên cứu nguồn gốc mật ong trên thị trường Hà Nội bằng các phương pháp phân tích hạt phấn và vết tế bào ong. Tạp chí khoa học kỹ thuật ngành ong, số 2, 24 – 32 tr. 22. Ngô Đắc Thắng, 2000. Kinh tế - Kỹ thuật nuôi ong nội, Nxb. Thanh Hoá, 1-32 tr. 23. Ngô Đắc Thắng, 2002. Kỹ thuật nuôi ong nội, Nxb. Nông nghiệp. 1-67 tr. 24. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan, 2002. Phương pháp nghiên cứu ong trong chăn nuôi, Nxb. Nông nghiệp. 1-172 tr. 25. Lê Quang Trung, Nguyễn Tường Vân, 2012. Nghiên cứu một số tập tính sinh học của ong nội Apis cerana. Tuyển tập Báo cáo Khoa học về Nghiên cứu và Giảng dạy sinh học ở Việt Nam, Hà Nội 10/2012, tr. 741-748 26. Trần Văn Toàn, Phùng Hữu Chính, Nguyễn Thái Học và Nguyễn Văn Đĩnh, 2010. Một số đặc điểm sinh học của tổ hợp lai giữa giống ong Apis cerana cerana Đồng Văn với Apis cerana indica Hà Tây, Yên Bái. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8 (5): 787-791 tr. 27. Trần Văn Toàn, Nguyễn Tường Vân, Nguyễn Chi Mai, Nguyễn Văn Đĩnh, Phùng Hữu Chính và Lê Quang Trung, 2011. Sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử để phân tích, xác định alen giới tính trên ong Apis cerana ở Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn: 17: 47-51 tr. 138 Tài liệu tiếng nước ngoài 28. Alves et al., 2009. The ecological assessment of metals in local brands of honey in India. India of Agricultural Research, 5(11): 260-270. 29. Achudume A. C. and Nwafor B. N., 2010. The ecological assessment of metals in local brands of honey in Southwest Nigeria. African Journal of Agricultural Research, 5(18): 2608-2610. 30. Becher M. A., Hildenbrandt H., Hemelrijk C.H., Moritz R. F. A, 2010. Brood temperature, task division and colony survival in honeybees. A model Ecological Modelling, 221: 769–776. 31. Bingham C. T., 1997. The Fauna of British India including Ceylon and Burma. London-Berlin, 1: 516-517. 32. Brooks R. W., 1988. Systematics and Phylogeny of the Anthophorine Bees (Hymenoptera: Anthophoridae; Anthophorini). The University of Kansas Science Bulletin, 53 (9): 436 – 575. 33. Chauzat M. P. and Faucon J. P., 2007. Pesticide residues in beeswax samples collected from honey bee colonies (Apis mellifera L.) in France. Pest Management Science, 63: 1100 – 1106. 34. Chauzat M. P., Faucon J. P., Martel A. C., Lachaiza J., Cougoule N. and Aubert M., 2006. A survey of pesticide residues in pollen loads collected by honey bees in France. Journal of Enconomic Entomology, 99 (2): 253 – 262. 35. Cockerell T. D. A., 1911. Descriptions and records of bees – XXXIV. Annals and Magazine of Natural History, 7(8): 227 – 228. 36. Cockerell T. D. A., 1920. On South African bees, chiefly collected in Natal. Annals of the Durban Museum, 2: 247 – 318. 37. Cockerell T. D. A., 1926. Descriptions and records of bees – CXIII. Annals and Magazine of Natural History 18 (9): 621 – 622. 139 38. Cockerell T. D. A., 1929. Descriptions and records of bees – CXIX. Annals and Magazine of Natural History, 4 (10): 133. 39. Conti M. E. and Botre F., 2001. Honeybees and their products as potential bioindicators of heavy metals contamination. Enviromental Monitoring and Assessment, 69: 267 – 282. 40. Dimou, M. and Thrasyvoulou A., 2009. Pollen analyis of honeybee rectum as a method to record the bee pollen flora of an area. Apidologie (40): 124 - 133 41. Dubitzky, 2007. Revision of the Habropoda and Tetralonioidella species of Taiwan with comments on their host-parasitoid relationships (Hymenoptera: Apoidea: Apidae). Zootaxa, 1483: 41–68. 42. Dung P. X and Ngan T. X., 2000. Some characteristics of Apis mellifera ligustica in the North of Vietnam. Publications of Vietnam bee research 1990-1999. Printing workshop of the Polytechnic University Hanoi: 1 – 6. 43. Eardly C. D., 1991. The Protomellisa in Subsaharan Africa (Hymenoptera: Anthophoridae). Entomology Memoir, Department of Agricultural Development, Republic of South Africa, 82: 1 – 49. 44. Ebenezer I. O. and Olugbenga M. T, 2010. Pollen Characterisation of honey samples from North Central Nigeria. Journal of Biological Sciences 10 (1): 43-47. 45. Engel M. S., 2007a. A new Amegila of the zonata group from Malaysia and Thailand (Hymenoptera: Apidae). Transactions of the Kansas Academy of Science, 110 (1): 16 – 22. 46. Engel M. S., 2007b. A new species of Amegilla from northeastern Egypt (Hymenoptera: Apidae). Linzer Biologische Beiträge, 39 (2): 821 – 828. 47. Engel M. S., 2014. A new species of Thyreus from northern Cameroon (Hymenoptera: Apidae). Journal of Melittology, 42: 1 – 8. 140 48. Erwin T.L., 2003. Tropical forest canopies, the last biotic frontier. Bulletin of the Entomological Society of America 29: 14–19. 49. Erika T.L. Marchini L. C., Carlos A.L. and Carvalho D., 2017. The genus Ceratina Latreille of Asia and West Pacific (Hymenoptera, Apoidea). Journal of the Faculty of Agriculture, Japan University, 12(2): 250 -275. 50. Freitas B. M., Imperatriz Fonseca V. L., Medina L. M., de Matos Peixoto A., Galetto L., Nates-Parra G. and Quezada-Euán J. J. G, 2009. Diversity, threats and conservation of native bees in the Neotropics. Apidologie, 40 (3): 332 – 346. 51. Geni D. S., Marchini L. C., Carlos A.L. Carvalho D. and Augusta C, 2007. Pollen analysis in honey samples from the two main prducing regions in the Brazilian northeast. Anais da Academia Brasileira de Ciências 79(3): 381-388. 52. Ghini S., Fernández M., Picó Y., Marín R., Fini F., Manes J. and Girotti S., 2004. Occurrence and distribution of pesticides in the province of Bologona, Italy, using honeybees as bioindicators. Archives of Enviromental Contamination and Toxicology, 47: 479 – 488. 53. Goloskokov V. G. and P. K. Pimenov, 2002. Obmen mikroelementov upchel. Pchelovodstvo 12: 35 . 54. Hirashima Y., 1971. Subgeneric classification of the genus Ceratina Latreille of Asia and West Pacific, with comments on the remaining subgenera of the world (Hymenoptera, Apoidea). Journal of the Faculty of Agriculture, Kyushu University, 16 (4): 350 -375. 55. Hsu Yuan, Chia Welli, 1993, The ultra-structure and formation of iron granules in the honeybee (Apis mellifera), Journal Exp. Biology, 180, 1 – 13. 56. Icimod, 2012. Policy and Processes that Enable Honey Export. International Centre for Integrated Mountain Development Press: 45-56. 141 57. Itis, 2010. Taxonomic subgeneric classification of the genus Amegilla Friese, 1897 of Asia and West Pacific. Journal of the Faculty of Agriculture, Kyushu University, 16 (4): 35 -75. 58. Khuat Dang Long, Le Xuan Hue, Dang Thi Hoa and Pham Huy Phong, 2012. A preliminary study on bees (Hymenoptera: Apoidea: Apiformes) from northern and north central Vietnam. Tap chi sinh hoc, 34(4): 419-426. 59. Lander S., Behrmann P., Beckh G. and Lullmann C., 2007. Molekularbiologische Charakterisierung von Bienen-DNA in Honig. Deutsche Lebensmittel Runndschau I 103. Jahrgang, Heft 6: 245-247 60. Lee and Choi, 1986. Taxonomic subgeneric classification of the genus Thyreus of Asia. Journal of the Faculty of Agriculture, Kyushu University, 14 (5): 135 -175 61. Leita C., Behrmann P., Beckh G., 1996. A review of old world species of Thyreus (Hym., Apoidea, Anthophoridae). Zoologische Verhandelingen, 198: 11-39. 62. Lieftinck M. A., 1994. Some Malaysian bees of the family Anthophoridae (Hym, Apoidea). Treubia (Dobutu GakuIho), Hors Serie, 1: 57 – 138. 63. Lieftinck M. A., 1996. Revision of some oriental anthophorine bees of the genus Amegilla Firese (Hymenoptera, Apoidea). Zoologische Verhandelingen, 30: 1-41. 64. Lieftinck M. A., 1992. Revision of the Indo-Australian species of the genus Thyreus Panzer (= Crocisa Jurine) (Hym., Apoidea, Anthophoridae) Part 3. Oriental and Australian species. Zoologische Verhandelingen, 53: 1-212, +3pls. 65. Lieftinck M. A., 1966. Notes on some anthophorine bees, mainly from the Old World (Apoidea). Tijdschrift voor Entomologie, 109: 125 – 161. 142 66. Lieftinck M. A., 1968. A review of old world species of Thyreus Panzer (= Crocisa Jurine) (Hym., Apoidea, Anthophoridae) Part 4. Palearctic species. Zoologische Verhandelingen, 98: 1-139, pls. 1-4. 67. Lieftinck M. A., 1972. Old World Melectina bees. Tijdschrift voor Entomology, 115 (7): 267 – 282. 68. Lieftinck M. A., 1974. Review of central and east Asiatic Habropoda F. Smith, with Habrophorula, a new genus from China (Hymenoptera, Anthophoridae). Tijdschrift voor Entomology, 117 (5): 157 – 224. 69. Lieftinck M. A., 1975. Bees of the genus Amegilla Friese from Korea with a new species (Hymenoptera, Anthophoridae). Annales Historico – Naturales Musei Nationalis Hungarici, 16: 279 – 292. 70. Lieftinck M. A., 1983. Notes on the nomenclature and synonymy of Old World Melectine and Anthophorine bees (Hymenoptera, Anthophoridae). Tijdschrift voor Entomologie, 126 (12): 269 – 284. 71. Linsley E. G., 1939. A revision of the Nearctic Melectinae (Hymenoptera, Anthophoridae). Annal of the Entomology Society of America, 32: 429 – 468. 72. Loren D., Tereza D., Dominic D., Josephine D. and Lisa M., 2016. Sugar concentration in nectar: a quantitative metric of crop attractiveness for refined pollinator risk assessments. Pest Manag Science, 72(10): 1807–1812. 73. Madras B., 2005. The content of mercury in honeybee body originating from different region of Poland. Warsaw, Poland, 2: 497 – 500. 74. Maria Dimou and Adres Thrasyvoulou, 2009. Pollen analysis of honeybee rectum as a method the bee pollen flora of an area. Apidologies 40: 124-133 75. Marlettor C., Dominic D., Josephine D., 1984. Determination of mineral and trace element in honey samples originating from different regions of Thai Lan compared to Bangkok Honey. Research International: 11 – 19. 143 76. Mattur A., Chowdhury M. A., Rahman M. A., 1983. Notes on the American bees of the some genus (Hymenoptera, Apoidea). The Entomological Society of Washington, 10 (5): 115 – 118. 77. Michener C. D., 1944. Comparative external morphology, phylogeny, and a classification of the bees (Hymenoptera), Bulletin American Museum National History, 82: 157 – 326. 78. Michener C. D., 1998. Notes on the American bees of the genus Melecta (Hymenoptera, Apoidea). Proceedings of the Entomological Society of Washington, 50 (1): 15 – 18. 79. Michener C. D., 2000. The bees of the world. Johns Hopkins University Press, Baltimore, xiv+[1]+913 pp. 80. Michener C. D., 2007. The bees of the world, 2nd Ed. Johns Hopkins University Press, Baltimore, MD, xvi+[1]:1- 953. 81. Ministry for Primary Industries, 2013. Options for Defining Monofloral Manuka Honey. Ministry for Primary Industries Press: 1-34. 82. Moniruzzaman M., Chowdhury M. A. Z., Rahman M. A., Sulaiman S. A. and Gan S. H., 2014. Determination of mineral, trace element, and pesticide levels in honey samples originating from different regions of Malaysia compared to Manuka Honey. BioMed Research International: 1 – 10. 83. Nogueira J., Ramos C., Benevenuto J., Maria T. , Canto H. , Antonio L., Garcia M. , 2014. Conservation study of an endangered stingless bee (Melipona capixaba—Hymenoptera: Apidae) with restricted distribution in Brazil. Journal of Insect Conservation, 18 (3): 317–326. 84. Oldroyd B. P. and Wongsiri S., 2004. The biology of Asian honey bees: grasp in our knowledge. Bees for New Asia. Proceedings of seventh Asian Apicultural Association. University of the Phillipines: 1-11. 85. Parker R., Melathopoulos A. P., White R., Pernal S. F., Guarna M. M., Foster L. J., 2010. Ecological Adaptation of Diverse Honey Bee (Apis mellifera) populations. PLOS ONE, 5(6): 11- 96. 144 86. Petersen and Bryant, 2010. Fireweed – A Premier (but fickle) Honey Plant, American Bee Journal, Vol. 150 No.4: 395-398. 87. Popescu I. V., Dima G. and Dinu S., 2010. The content of heavy metals in polen fom Dambovita region. Journal of Science and Arts, 1(12): 171 – 174. 88. Porrini C., Sabatini A. G., Girotti S., Ghini S., Medrzycki P., Grillenzoni F., Bortolotti L., Gattavecchina E and Celli G., 2003. Honey bees and bee products as monitors of the environmental contamination. Apiacta, 38: 63 – 70. 89. Radloff S. E., Hepburn H. R., and Engel M.S., 2011. Honeybees of Asia. Springer-Verlag Berlin Heidelberg: 1 – 6. 90. Ramírez-Freire L. , Flores G. J. A., Barajas R. A., Quiroz Martínez H. Q. & Macías C. G. V., 2012. The Large Carpenter Bees (Hymenoptera: Apidae: Xylocopa spp.) of Nuevo León, México. Journal of Pollination Ecology, 7(1), 2012: 1 – 4. 91. Raes F., Hermans D., Williams J. M. G., & Eelen P., 2006. Reduced Honeybees specificity and affect regulation. Cognition & Emotion, 20, 402–429. 92. Rialan, 1887. Note on Apis mellifica in the province of Thai Nguyen. Bulletin Comitooj d'aaxtudes agricole Annam et Tonkin, 2: 63-73. 93. Ruschioni S., Riolo P. and Minuz R. L., 2013. Biomonitoring with honeybees of heavy metals and pesticides in nature reserves of the Marche region (Italy). Biological Trace Element Research: 1 – 8. 94. Rutter F., 1988. Biogeograhpy and taxonomy of honeybees. Springer Verlag Berlin Heidelberg, 284 pp. 95. Saini M. S., Raina R. H. and Khan Z. H., 2012. Species Diversity of Bumblebees (Hymenoptera: Apidae) from Different Mountain Regions of Kashmir Himalayas. Journal of Scientific Research, 4 (1): 263 – 272. 145 96. Shaara H. F., 2014. The foraging behaviour of honey bees, Apis mellifera. Veterinarni Medicina, 59(1): 1–10. 97. Sheppard W. S. and Smith D. R., 2000. Identification of Africanderived bees in the Americas: A survey of methods. Annals of Entomological Society of America, 93 (2): 159-176. 98. Shiokawa M. and Hirashima Y., 1982. Synopsis of the flavipes-group of the bee genus Ceratina of eastern Asia (Hymenoptera, Anthophoridae). ESAKIA, 19: 177 – 184. 99. Shukla Michener C. D., Lekprayoon C., 2007. A preliminary revision of the Oriental species of the genus Apis (Hymenoptera, Apidae). Zoologische Verhandelingen: 11-19. 100. Sort, 1982. The genus Ceratina, subgenus Ceratinidia, of Thailand (Hymenoptera, Apidae). The Entomological Society of Washington, 101 (2): 298-316. 101. Starr C. K., 1992. The bumble bees (Hymenoptera: Apidae) of Taiwan. The Bulletin of National Museum of Natural Science, 3: 139 – 157. 102. Van der Vecht J., 1992. A preliminary revision of the Oriental species of the genus Ceratina (Hymenoptera, Apidae). Zoologische Verhandelingen: 1-85. 103. Vereecken N. J., 2017. A phylogenetic approach to conservation prioritization for Europe's bumblebees (Hymenoptera: Apidae: Bombus). Biological Conservation 206: 21–30. 104. Vivian M. and Butz H., 1997. Ecological Impacts of Introduced Honey Bees. The Quarterly Review of Biology, 72 (3): 275-297. 105. Warrit N., Michener C. D., Lekprayoon C., 2012. A review of small carpenter bees of the genus Ceratina, subgenus Ceratinidia, of Thailand (Hymenoptera, Apidae). Proceedings of the Entomological Society of Washington, 114 (3): 398-416. 146 106. Wege N., Micher D., Mekprayoon C., 2012. The small carpenter bees of the genus Ceratina of Thailand (Hymenoptera, Apidae). Proceedings of the Entomological Society of Washington, 117 (3): 38-46. 107. Williams P. H., 1991. The bumble bees of the Kashmir Himalaya (Hymenoptera: Apidae, Bombini). The Bulletin of the British Museum Natural History, 60 (1): 1 – 204. 108. Wu Y., 1979. A study on the Chinese Habropoda and Elaphropoda with descriptions of new species. Acta Entomologica Sinica 22: 343 – 348. 109. Wu Y., 2000. Fauna Sinica Insecta. Beijing, 20: 412 pp. 110. Zhelyazkova I., 2012. Honeybees – Biodicators for environmental quality. Bulgaraian Journal of Agricultural Science, 18 (3): 435 – 442. Tài liệu internet 111. Ascher S. J., Pickering J., 2016. Discover Life Bee species guide and world checklist (Hymenoptera: Apoidea: Anthophila). Discover Life, Accessed 15 July 2017. 112. https://www.linkedin.com/.../bản-đồ-việt-nam-các-tỉnh-thành-bandovietnam- treotuon. Cập nhận 03/08/2017. Bản đồ các tỉnh miền bắc Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_thanh_phan_cac_loai_ong_mat_hymenoptera_a.pdf
  • pdfNhững đóng góp mới.pdf
  • pdfTóm tắt LA TV.pdf
  • pdfTóm tắt Luận án TA.pdf
  • pdfTrích yếu luận án.pdf
Luận văn liên quan