Việt Nam đang là thị trường mở có lượng đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong các
năm gần đây và thời gian tới. Do vậy, Việt Nam có thể trở thành điểm đến của các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ cao;
+ Các doanh nghiệp Việt Nam đang có nhu cầu nâng cao tính cạnh tranh, cắt giảm
chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Do
vậy, nhu cầu nâng cấp hệ thống sản xuất và quản lý tăng nhanh;
+ Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, có thể tiếp cận và tiếp thu nhanh các kiến thức
mới. Do vậy, Việt Nam có thể trở thành trung tâm cung cấp nguồn lao động có trình độ
cao, cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho công nghệ 4.0.
Về thách thức:
- Nhận thức của các cấp quản lý trong các doanh nghiệp Việt Nam về cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư còn chưa đầy đủ, do vậy, các doanh nghiệp chưa xây dựng
được lộ trình cho ứng dụng công nghệ hướng tới chuyển đổi số thành công và áp dụng
công nghệ quản lý sản xuất, quản trị doanh nghiệp thông minh;
- Các trường dạy nghề, trường đại học chưa cập nhật kịp các xu hướng công nghệ,
chưa đưa được các nội dung có tính thực tiễn vào chương trình. Đặc biệt, các trường
chưa tạo cơ hội thực hành cho các sinh viên;
140 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thống kê đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghệ trong
thời đại công nghiệp 4.0.
4.3.1 Xây dựng đồng bộ các chính sách và các chương trình thúc đẩy tiến bộ
công nghệ và nâng cao năng suất lao động
1- Xây dựng các chính sách đồng bộ giữa phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới
sáng tạo và nâng cao năng suất lao động
110
Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII đã đưa ra định hướng: “Ưu tiên phát triển và chuyển giao khoa học - công
nghệ, nhất là khoa học - công nghệ hiện đại, coi đây là yếu tố trọng yếu nâng cao năng
suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Để đạt được điều đó, cần đánh giá
lại toàn diện các chính sách thúc đẩy khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, điều
chỉnh theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm nhằm tới nâng cao năng suất và năng
lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Tăng cường các nghiên cứu ứng dụng một cách
hiệu quả tập trung một số ngành chủ đạo trên cơ sở hợp tác 3 bên Nhà nước – Viện
nghiên cứu – Doanh nghiệp. Kết hợp các chương trình hỗ trợ phát triển công nghệ, đổi
mới sáng tạo với các chương trình cải tiến hệ thống quản trị và đào tạo nhân lực khoa
học và công nghệ để đem đến hiệu quả cao nhất.
Mặc dù tầm quan trọng của cả năng suất và đổi mới đã được nhận biết, nhưng chính
sách, nội dung và việc thực hiện hai vấn đề này vẫn còn khá tách biệt. Các chính sách
về cải thiện năng suất có xu hướng tập trung vào cải thiện hoạt động quản trị, ví dụ như
các chương trình phát triển kỹ năng và chuyên môn của công nhân, nâng cao năng lực
sản xuất và thực hiện các tiêu chuẩn công nghiệp và kỹ thuật trong các nhà máy (như đề
cập trong Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020). Chương trình năng suất cũng nói tới đổi
mới nhưng chưa rõ ràng. Vấn đề nâng cao năng lực công nghệ ngoài việc nâng cao năng
lực sản xuất và kiểm soát chất lượng, cụ thể là kỹ thuật tiên tiến, thiết kế sản phẩm và
quy trình, nghiên cứu và phát triển không thực sự được đưa vào các kế hoạch và chiến
lược cải thiện năng suất một cách chính thống. Mặt khác, các chính sách khoa học, công
nghệ và đổi mới nhấn mạnh rất nhiều vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu và
phát triển, đào tạo các nhà khoa học và nhà nghiên cứu, các vấn đề mới nổi trên thế giới
như thành phố thông minh và mục tiêu phát triển bền vững mà không tập trung đầy đủ
vào cải thiện năng suất ở các phân xưởng của các nhà máy, đặc biệt trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (khu vực chiếm tỷ trọng lớn ở Việt Nam). Do đó, cần phát triển các
chính sách, chiến lược và hành động đồng bộ cả hai vấn đề năng suất và khoa học, công
nghệ, đổi mới, sáng tạo.
2- Liên kết bộ, ngành về các chương trình nâng cao năng suất, phát triển khoa học,
công nghệ, đổi mới, sáng tạo
Hiện nay, được sự quan tâm của Chính phủ mà nhiều chương trình KH&CN, sáng
tạo đổi mới, thúc đẩy năng suất đã được triển khai thực hiện ở các bộ, ngành, nhưng các
hoạt động tương đối độc lập, thiếu sự liên kết.
111
Để thực hiện hiệu quả các chính sách, sự phối hợp giữa các bộ là rất quan trọng.
Trong đó, cần tăng cường cơ chế phối hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thương
Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng phát triển các dự án hỗ trợ, các diễn đàn
thảo luận thường xuyên về chủ đề năng suất nên được khởi xướng và thực hiện.
3- Xây dựng tiêu chí doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nâng cao năng suất và các cơ
chế khuyến khích
Các chính sách gần đây của Việt Nam nhấn mạnh vào việc tạo ra các công ty khởi
nghiệp công nghệ cao thông qua các cơ sở mới như khu công nghệ cao, vườn ươm công
nghệ. Tuy nhiên, để nâng cấp vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, bắt buộc phải
có hàng loạt các công ty đổi mới, sáng tạo quan trọng chứ không nhất thiết là các công
ty mới khởi nghiệp trong các ngành công nghệ cao như CNTT, công nghệ sinh học và
công nghệ nano. Các doanh nghiệp nhà nước truyền thống, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần
được nâng cấp để trở thành các công ty đổi mới, sáng tạo. Các chương trình, ngân sách
cần được cung cấp để tăng cường năng lực công nghệ, đặc biệt là trong các doanh nghiệp
truyền thống trong các ngành công nghiệp 'dựa trên tài nguyên' và 'thâm dụng lao động'
như cà phê, hải sản và dệt may và các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam.
Để hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam có thể cạnh tranh, hội nhập trong bối cảnh toàn
cầu hoá, thì doanh nghiệp cần phải triển khai các hoạt động nghiên cứu phát triển, đưa
doanh nghiệp trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Đối với mỗi
loại hình doanh nghiệp, cần có những chính sách, biện pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt
động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp như sau:
- Nhóm những doanh nghiệp quy mô lớn đi đầu, dẫn dắt những doanh nghiệp vệ
tinh, doanh nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp khởi nghiệp: Chính sách tập trung vào
khuyến khích tiếp cận, đổi mới khoa học và công nghệ, khuyến khích đầu tư cho nghiên
cứu và phát triển.
- Nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa: Tập trung vào nâng cao năng lực hấp thụ công
nghệ, ứng dụng và đổi mới công nghệ.
- Nhóm các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao: Tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký và hoạt động để tiếp nhận các ưu đãi theo luật, hỗ trợ
giao tài sản hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thương mại hóa kết quả
nghiên cứu và phát triển công nghệ, li-xăng công nghệ.
112
-Nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (có tiềm năng tăng trưởng nhanh
dựa trên việc khai thác tài sản trí tuệ): Chính sách tập trung vào hỗ trợ hình thành, kêu
gọi đầu tư, nâng cao năng lực.
4.3.2 Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và đổi mới
Như trên đã đề cập, có rất nhiều cản trở khiến KH&CN không tự phát triển được ở
khối kinh tế tư nhân, vì vậy rất cần vai trò dẫn dắt bởi nhà nước. Vai trò của nhà nước
cho đầu tư nghiên cứu và đổi mới như sau:
1- Xây dựng “Tầm nhìn” và “Chiến lược” đổi mới, bao gồm chiến lược đầu tư cho
NC&PT, đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ mới tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao
cho khoảng thời gian tới trên cơ sở hiểu rõ các ngành mũi nhọn phát triển của đất nước,
các xu hướng công nghệ quốc tế, các ưu tiên tập trung cho các lĩnh vực gắn với khả năng
cạnh tranh kinh tế (ví dụ: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ môi
trường, công nghệ nano có thể phù hợp với Việt Nam). Việc này cần làm liên tục hàng
năm và thường xuyên nghiên cứu, cập nhật những thay đổi công nghệ trên thế giới và
xu hướng các ngành kinh tế của Việt Nam để xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược và
mục tiêu một cách phù hợp. Để làm tốt việc xây dựng tầm nhìn và chiến lược, cần có dữ
liệu để phân tích đánh giá thường xuyên về các hoạt động khoa học, công nghệ và tác
động của nó trong nâng cao năng suất, phân tích xu hướng phát triển kinh tế của từng
ngành, lựa chọn được những ngành lợi thế hoặc tiềm năng giá trị tăng thêm cao, các
ngành trọng điểm tạo nguồn thu nhập, hỗ trợ công nghiệp, phúc lợi công cộng, tiềm
năng tương lai để lựa chọn lĩnh vực ưu tiên, tránh đầu tư KH&CN một cách dàn trải mà
thiếu hiệu quả. Khi đã có được tầm nhìn và chiến lược đổi mới, thì cần xây dựng các kế
hoạch hành động cụ thể tới từng ngành hoặc từng khu vực. Quan trọng hơn nữa, cần chú
trọng giám sát việc thực thi chiến lược và kế hoạch hành động đảm bảo đạt được các
mục tiêu đã xác định.
2- Thúc đẩy doanh nghiệp lớn đi đầu trong đầu tư vào nắm bắt và phát triển công
nghệ để tăng sức cạnh tranh toàn cầu và năng lực xuất khẩu. Ngoài ra, những doanh
nghiệp hàng đầu còn có vai trò lan tỏa công nghệ tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác.
Cũng giống như nhiều nước khác, thường các doanh nghiệp vừa và lớn mới đủ khả năng
tiềm lực để đầu tư nghiên cứu, phát triển và đổi mới, vì vậy các chính sách sẽ nhằm tới
khuyến khích các sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp ở quy mô này. Nhằm khuyến
khích đối tượng này, nhà nước có thể sử dụng các công cụ chính sách tạo các điều kiện
về thể chế cho hoạt động đầu tư KH&CN, sử dụng các công cụ miễn thuế, hỗ trợ vốn
vay phát triển KH&CN cho các lĩnh vực ưu tiên, tạo các điều kiện hợp tác quốc tế, trao
113
đổi và học hỏi về KH&CN; các chương trình hỗ trợ như hợp tác giữa nhà nước và tư
nhân trong nghiên cứu khoa học công nghệ.
3- Hiệu quả tác động của đổi mới công nghệ vào tăng năng suất còn thấp cũng cho
thấy một phần thiếu những ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới tại các đơn vị kinh
tế. Điều này cũng phản ánh thực trạng công tác khoa học và hoạt động kinh doanh đã ít
gặp nhau ở cùng một mục tiêu lợi ích, mối liên kết giữa doanh nghiệp và các viện nghiên
cứu rất yếu. Những nguồn cung nghiên cứu và đổi mới không đáp ứng nhu cầu từ phía
doanh nghiệp, và doanh nghiệp cũng thiếu sự nhận biết để ứng dụng những kết quả
nghiên cứu của ngành KH&CN. Điều này cũng phản ánh ngành KH&CN Việt Nam
không được phát triển với sự quan tâm kết nối với khu vực tư nhân và thị trường. Vì
vậy, ở đây cần có chính sách thúc đẩy chuyển đổi cơ chế hoạt động của các tổ chức
KH&CN, các viện nghiên cứu hoạt động theo cơ chế thị trường để các tổ chức, các viện,
trường chủ động nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển, đáp ứng các yêu cầu đặt hàng
của nhà nước và các nhu cầu đổi mới khoa học công nghệ của các tổ chức tư nhân. Mặc
dù đã có chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ và hỗ trợ
chuyển đổi tổ chức khoa học công nghệ công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công
nghệ nhưng cũng cần có sự xem xét toàn bộ các viện nghiên cứu công lập, phân loại và
giảm bớt sự bao cấp của nhà nước. Nhà nước chỉ nên tập trung cho các nghiên cứu căn
bản, nền tảng, còn các nghiên cứu ứng dụng cần vận hành theo cơ chế thị trường, quy
luật cung cầu để có được các sản phẩm khoa học và công nghệ thiết thực và thương mại
hóa một cách hiệu quả các sản phẩm nghiên cứu và phát triển.
4- Khuyến khích được khối tư nhân quan tâm đầu tư cho hoạt động khoa học và
công nghệ:
- Tạo các ưu đãi về vốn phát triển KH&CN, tập trung vào các hoạt động KH&CN
hiệu quả, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc vay vốn và thực thi các chính
sách ưu đãi phát triển KH&CN.
- Tăng cường hiệu quả của các hoạt động sở hữu trí tuệ, đăng ký và bảo vệ thương
hiệu về sản phẩm và các công trình nghiên cứu; xây dựng các chương trình hỗ trợ tích
cực cho việc thương mại hóa các sản phẩm KH&CN.
- Tăng cường công tác truyền thông để các ngành, các cấp, các đơn vị, người lao
động hiểu rõ ý nghĩa của tăng NSLĐ, vai trò tác động quan trọng của tiến bộ công nghệ,
đổi mới, sáng tạo đối với tăng NSLĐ; đẩy mạnh phong trào năng suất để nâng cao nhận
thức và trách nhiệm của mỗi tổ chức trong việc chú trọng đổi mới công nghệ, nâng cao
114
NSLĐ; xây dựng các bài viết, tình huống nghiên cứu, chia sẻ những bài học thành công
trong đổi mới công nghệ làm tăng NSLĐ ở các khối sản xuất, kinh doanh để bổ sung
cho công tác tuyên truyền một cách hiệu quả.
5- Tăng cường sự liên kết giữa quản lý nhà nước, các nhà khoa học và doanh nghiệp
Nhà nước có thể hỗ trợ phát triển “cầu nối” nhà khoa học và doanh nghiệp. Bên
cạnh việc tạo cơ chế hoạt động của các viện nghiên cứu hoạt động theo cơ chế thị trường
để thương mại hóa các nghiên cứu và phát triển tốt hơn, nhà nước cũng có thể hình thành
các trung tâm kết nối dưới dạng: trung tâm thông tin tư liệu, công viên công nghệ hoặc
các tổ chức kết nối chuyên nghiệp. Các tổ chức này có vai trò giới thiệu công nghệ, giới
thiệu các kết quả nghiên cứu, đầu mối đặt hàng các nghiên cứu từ nhu cầu doanh nghiệp
hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thông tin, tư vấn về các giải pháp công nghệ, tổ
chức hợp tác KH&CN, tổ chức triển lãm công nghệ mới, tổ chức các lớp đào tạo ứng
dụng, vận hành thử nghiệm hoặc thậm chí tư vấn đánh giá công nghệ để hỗ trợ các
doanh nghiệp trong việc lựa chọn và ứng dụng công nghệ hợp lý, hiệu quả.
Cơ quan tư vấn và đánh giá công nghệ (do nhà nước quản lý) là rất cần thiết để cung
cấp các thông tin đầy đủ về công nghệ, đặc biệt công nghệ mới, hiện đại giúp các doanh
nghiệp lựa chọn công nghệ hiệu quả hoặc thậm chí tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp trong
việc vay vốn, hoặc tiếp cận được các quỹ đổi mới công nghệ nhằm hạn chế các doanh
nghiệp nhập hoặc ứng dụng công nghệ cũ, lạc hậu, hiệu quả kinh thế thấp.
6- Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ
Hiện nay, Việt Nam cũng đã xây dựng nhiều các quỹ phát triển khoa học và công
nghệ, tuy nhiên, mỗi quỹ có một hoạt động đơn lẻ, thiếu tính liên kết, dẫn đến một tổ
chức có thể nhận được các ưu đãi từ nhiều nguồn quỹ hoặc chương trình khác nhau,
ngược lại, nhiều tổ chức khác lại khó tiếp cận được các chương trình. Vì vậy, cần đánh
giá lại và sử dụng quỹ khoa học và công nghệ hiệu quả, đầu tư đúng đối tượng. Chương
trình ứng dụng cần ưu tiên vào những tổ chức có tác động lan tỏa cho phát triển KH&CN
như các viện nghiên cứu, doanh nghiệp hàng đầu hoặc các tổ chức tư vấn về KH&CN.
Xây dựng các quỹ hỗ trợ áp dụng thử nghiệm các công nghệ mới, vật liệu mới hoặc
sản phẩm mới để hỗ trợ việc thương mại hóa sản phẩm, vì công đoạn từ khi nghiên cứu
sản phẩm mới đến khi đưa được sản phẩm mới ra thị trường đòi hỏi về công sức và tài
chính nên các doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân thường không dễ dàng thực hiện được
nếu thiếu sự hỗ trợ.
7- Xây dựng cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu và phát triển và thử nghiệm ứng dụng
115
Cơ sở hạ tầng cho hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm:
- Đầu tư phát triển chuyên gia cho các lĩnh vực khác nhau, gắn kết với chiến lược
khoa học và công nghệ quốc gia.
- Phát triển nâng cấp các phòng thử nghiệm giúp các doanh nghiệp tư nhân có môi
trường cho thiết kế, thử nghiệm hoặc ứng dụng thử trước khi thương mại hóa các sản
phẩm nghiên cứu.
- Cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu hỗ trợ việc phổ biến, chia sẻ thông tin khoa
học và công nghệ, diễn đàn trao đổi thông tin, hỗ trợ tìm kiếm thông tin khoa học và
công nghệ ở các lĩnh vực khác nhau.
- Tạo các môi trường hợp tác, trao đổi quốc tế về khoa học và công nghệ thông qua
phát triển các chương trình hợp tác, giao lưu, trao đổi về khoa học và công nghệ.
8- Tăng cường chuyển giao kiến thức từ khu vực FDI
Thời gian qua Việt Nam đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài khá lớn. Một nguồn
không nhỏ cho NC&PT và đổi mới, sáng tạo xuất phát từ các doanh nghiệp FDI. Ví dụ,
Samsung đã thành lập ba trung tâm NC&PT tại Việt Nam. Tuy nhiên, chuyển giao kiến
thức và công nghệ và các tác động lan tỏa từ các doanh nghiệp nước ngoài này đến các
doanh nghiệp trong nước ở các địa phương là khá hạn chế.
Cần nhấn mạnh hơn các chính sách nhắm vào mục tiêu chuyển giao công nghệ, kiến
thức và tác động cải thiện năng suất cho các doanh nghiệp Việt Nam từ khu vực FDI,
phát triển mối liên kết tốt hơn giữa chính sách xúc tiến đầu tư, cải thiện năng suất và đổi
mới. Cần xem xét nghiêm túc, đồng thời các chương trình nâng cao năng lực hấp thụ
của các doanh nghiệp địa phương như nâng cao khả năng lựa chọn, sử dụng công nghệ,
nâng cao kiến thức thông qua các cơ chế, chính sách đối với thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài.
4.3.3 Nâng cao năng lực hấp thụ tiến bộ công nghệ
Ở Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 98% trong tổng số doanh nghiệp,
trong đó doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm 74%. Ở quy mô doanh nghiệp nhỏ, các
doanh nghiệp thường không đủ tiềm lực để đầu tư cho công nghệ mới, nên việc tiếp
nhận công nghệ mới từ nơi khác đến là một giải pháp rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu đầu
tư công nghệ chỉ đơn giản là mua công nghệ của nước ngoài thông qua các hoạt động
thương mại hoặc thông qua FDI thì khả năng hấp thụ, sử dụng hiệu quả công nghệ là rất
thấp. Các công nghệ tiên tiến nhiều khi áp dụng không phù hợp với các nước đang phát
triển như Việt Nam và do đó, cần có những sửa đổi cho phù hợp. Hơn nữa, để vận hành
116
một hệ thống thiết bị, công nghệ hiện đại, đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý tiên tiến
đi kèm cùng với một đội ngũ nhân sự đủ trình độ. Nếu không có khả năng hấp thụ công
nghệ, thì việc đầu tư công nghệ mới trở thành gánh nặng hoặc lãng phí.
Các doanh nghiệp quy mô nhỏ thường thiếu và yếu trong công tác đào tạo, tập huấn
người lao động, cũng như hệ thống quản trị để có thể vận hành được công nghệ mới,
hiện đại. Vì vậy, cần có một số hỗ trợ mang tính nền tảng cho việc hấp thụ công nghệ ở
các nhà máy, bao gồm các hoạt động:
(1) Đầu tư, phát triển vốn con người: cải thiện giáo dục và đào tạo, đào tạo nghề và
phát triển kỹ năng. Chương trình giáo dục đào tạo cần bao gồm: giáo dục đào tạo căn
bản vào giáo dục đào tạo nâng cao. Giáo dục đào tạo căn bản rất quan trọng đối với năng
lực học hỏi và sử dụng thông tin, trong khi đó giáo dục nâng cao cần thiết cho việc đổi
mới công nghệ. Cần chú trọng tới đào tạo kỹ năng chung để hỗ trợ cho việc học tập
trong tương lai trong một môi trường luôn thay đổi. Vì chúng ta không thể biết chính
xác được các nghề nghiệp trong tương lai khi mà sự thay đổi công nghệ diễn ra nhanh
chóng thì đào tạo những kỹ năng giúp người lao động có khả năng hòa nhập nhanh với
thay đổi công nghệ là cần thiết.
Các chương trình đào tạo ở các cấp cần có sự cập nhật nhanh chóng xu hướng công
nghệ. Ví dụ, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra (với sự phát
triển của công nghệ số, công nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng và môi trường) thì
các chương trình học tập ở các cấp phổ thông hoặc bậc đại học, cao đẳng cũng như đào
tạo nghề cần đưa vào các kiến thức và kỹ năng cơ bản để những người lao động trong
tương lai hiểu được và có thể tiếp cận được công nghệ mới. Việc thay đổi các chương
trình đào tạo cũng cần có sự nghiên cứu và cập nhật nhanh chóng để thích ứng với những
thay đổi với tốc độ ngày càng nhanh của nền công nghiệp toàn cầu.
Đối với các trường đào tạo nghề cần thay đổi vận hành theo cơ chế thị trường, có sự
hợp tác chặt chẽ giữa viện, trường và doanh nghiệp. Nhà nước nên lập ra các quỹ đầu tư
cho giáo dục và đào tạo nhân lực dựa trên chiến lược phát triển công nghệ, cung ứng
nhân lực đủ trình độ cho các ngành mục tiêu, tạo sự liên kết hợp tác giữa ba bên “nhà
nước – viện, trường – doanh nghiệp”. Trong đó, nhà nước đóng vai trò thiết lập các cơ
chế hợp tác, hỗ trợ tài chính một phần, các viện, trường nghiên cứu đào tạo thích ứng
với chiến lược công nghệ và nhu cầu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp tham gia thiết
lập chương trình, đào tạo thực hành và hỗ trợ kinh phí.
(2) Nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong các nhà máy bằng việc đưa vào các giải pháp
quản lý, phát triển kỹ năng, tổ chức sản xuất hiệu quả. Qua đánh giá phân tách các yếu
117
tố trong TFP, hiệu quả kỹ thuật đạt được của các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế
còn khoảng cách xa với hiệu quả tối ưu do còn nhiều lãng phí, kém hiệu quả, điển hình
như các ngành khai thác than, quặng, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, vận tải,
ăn uống, lưu trú Có thể nói, tiến bộ công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng năng
suất, ở mọi giai đoạn đổi mới trong lịch sử nhân loại, tiến bộ công nghệ làm tăng sản
lượng, giảm lãng phí và tăng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu công nghệ hiện tại đang được sử
dụng theo cách thức không hiệu quả thì việc sử dụng công nghệ mới này có thể chỉ tốn
kém hơn và mang lại ít lợi ích hơn kỳ vọng.
Như vậy, ngoài đầu tư đổi mới công nghệ, để sử dụng hiệu quả công nghệ mới, tiên
tiến, ở các doanh nghiệp cũng cần tới các giải pháp nâng cao hiệu quả của ứng dụng
khoa học công nghệ. Đó là các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, trình độ lao động
và tạo điều kiện về môi trường kinh doanh Với hiệu quả kỹ thuật còn thấp, các cơ sở
sản xuất kinh doanh còn nhiều lãng phí, giải pháp hỗ trợ của nhà nước là:
+ Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp quản lý nâng cao năng suất vào các tổ chức,
doanh nghiệp; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, học hỏi các phương
pháp quản lý tiên tiến, tương thích với đổi mới công nghệ.
+ Hỗ trợ phát triển đào tạo lao động, nâng cao trình độ lao động, tác phong công
nghiệp, phát triển đội ngũ lao động có khả năng thích ứng với sự phát triển của khoa học
và kỹ thuật.
Những năm vừa qua, chương trình nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng
hóa đã một phần hỗ trợ thực hiện mục tiêu nêu trên, đặc biệt đã truyền bá được ý nghĩa
của việc nâng cao năng suất, tạo nhận thức trong cộng đồng về năng suất, nhưng số
doanh nghiệp tiếp cận được với chương trình chưa nhiều và chưa liên kết được việc ứng
dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất với đổi mới, sáng tạo và
thay đổi công nghệ nên chưa tạo ra được những thay đổi đột phá. Vì vậy, cần xây dựng
được cơ chế gắn kết các chương trình hỗ trợ khác nhau, ví dụ, khi doanh nghiệp nhận
được các chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ thì cần đi kèm với các chương trình đổi
mới hệ thống quản trị hoặc các chương trình đào tạo kỹ thuật.
4.3.4 Tạo lập hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo
Tiến bộ công nghệ sẽ không thể có được nếu như các phát minh, nghiên cứu không
được thương mại hóa, khi đó vai trò của thành phần kinh tế tư nhân rất quan trọng trong
việc đổi mới, ứng dụng công nghệ. Nếu nghiên cứu chưa được thử nghiệm, thì rất khó
đi vào thực tế đời sống.
118
Đổi mới, sáng tạo vừa là chìa khóa quan trọng tăng năng suất lao động trong nội tại
nền kinh tế, vừa là yếu tố nền tảng quyết định năng lực của một quốc gia trong việc nâng
cao chất lượng đời sống của người dân. Vì vậy, trong giai đoạn tới, các chính sách thúc
đẩy năng suất cần tác động toàn diện, tích cực và đồng bộ tới hệ thống đổi mới sáng tạo
quốc gia, gồm chính sách đối với các viện nghiên cứu, trường đại học thúc đẩy hoạt
động nghiên cứu tạo ra tri thức, công nghệ và chính sách đối với các doanh nghiệp để
doanh nghiệp thực sự phát huy vị trí trung tâm của hệ thống đổi mới, sáng tạo, phát huy
vai trò trụ đỡ của nền kinh tế.
Việt Nam đang tiến tới tăng trưởng dựa vào tăng năng suất, trong đó tốc độ tăng
năng suất trung bình cần phải tăng mạnh, nhưng thành tựu này cho đến nay cũng chỉ
một số ít nước đã đạt được. Để tăng năng suất, cần cải thiện mạnh mẽ tất cả các khía
cạnh chất lượng của tăng trưởng, bao gồm phân bổ nguồn lực hiệu quả, nâng cao chất
lượng vốn nhân lực, tăng đầu tư có hiệu quả vào cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ, cũng
như đổi mới và sáng tạo, để tất cả đều mang lại kết quả tăng năng suất. Đối với khía
cạnh cuối cùng, kinh nghiệm quốc tế cho thấy để đổi mới sáng tạo hiệu quả cần có một
chương trình cải cách cởi mở và có lộ trình hợp lý, và các quốc gia ở giai đoạn phát triển
khác nhau có những ưu tiên khác nhau trong đổi mới sáng tạo. Việt Nam vẫn có thể
hưởng lợi lớn từ chuyển giao và áp dụng công nghệ, và doanh nghiệp cần được đặt tại
vị trí trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ khó có thể mang lại kết quả ngay mà
thường có độ trễ, vì vậy có thể nói, đây là một sự đầu tư lâu dài. Mục tiêu doanh nghiệp
tư nhân chủ yếu là lợi nhuận, vì vậy doanh nghiệp thường chỉ đặt các mục tiêu ngắn hạn
và có kết quả ngay, doanh nghiệp tư nhân thường không sẵn sàng đầu tư cho nghiên
cứu, phát triển, đổi mới công nghệ. Ở đây cần sự liên kết hợp tác 3 bên (nhà nước – tổ
chức nghiên cứu – doanh nghiệp) thì mới có thể thúc đẩy được hoạt động khoa học và
công nghệ. Trong đó, vai trò của nhà nước là tạo môi trường khuyến khích hoạt động
khoa học và công nghệ.
Nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng NSLĐ trong những năm tới, các giải pháp đồng bộ cần
được đưa ra, bao gồm các giải pháp KH&CN, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, môi trường
và thể chế. Trong đó, phát triển hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo là một giải pháp tích cực
thúc đẩy tiến bộ công nghệ. Bên cạnh đó phát triển nguồn nhân lực tiếp cận với xu hướng
công nghệ mới để tham gia vào các hoạt động đổi mới, sáng tạo sẽ là động lực quan
trọng góp phần vào tăng NSLĐ.
119
5.
6.
Sơ đồ 4.1: Mô hình thúc đẩy tăng năng suất dựa trên đổi mới, sáng tạo
Hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo là thuật ngữ được sử dụng để mô tả số lượng lớn và
tính chất đa dạng của người tham gia và các nguồn lực cần thiết cho đổi mới. Những
người này bao gồm các doanh nhân, nhà đầu tư, nhà nghiên cứu, giảng viên đại học, nhà
đầu tư mạo hiểm. Phát triển hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo là tạo môi trường và liên kết
sự tham gia của các bên thúc đẩy cho quá trình đổi mới: từ tạo ý tưởng, phát triển các
phát minh, chế tạo và thương mại hóa thành công. Trong đó gồm các hoạt động thúc đẩy
tăng cường các nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới nhất để tạo ra các thay đổi đột
phá về năng suất, tiến tới dần dần làm chủ công nghệ, tích lũy kiến thức, tự sáng tạo
công nghệ và tăng cường khả năng hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp - được xem
là nhân tố chính của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia - để nền kinh tế thực sự có thể
được hưởng lợi từ tiếp cận liên tục kiến thức quốc tế và tiếp nhận được dòng chảy công
nghệ thông qua hoạt động thương mại, đầu tư.
Một yếu tố quan trọng để khai thác được các cơ hội tăng năng suất đột phá dựa trên
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là: trình độ lao động cần phải được nâng cao để tiếp
thu, ứng dụng và pháp triển các công nghệ mới. Vì vậy, cần có sự chuẩn bị về kiến thức
và kỹ năng phù hợp cho lao động để người lao động có thể tham gia vào cuộc cách mạng
này. Bước đầu tiên là cần xác định được khoảng cách kỹ năng so với yêu cầu của của
thời đại công nghiệp 4.0, bước tiếp theo là xây dựng và thực hiện một chương trình nâng
cao năng lực trên toàn quốc.
Tăng trưởng đột phá và bền vững có thể đạt được thông qua ứng dụng mạnh mẽ công
nghệ mới (như vật liệu cao cấp và vật liệu nano, năng lượng tái tạo thông qua các công
nghệ năng lượng mặt trời, gió và thủy triều; phân phối năng lượng thông qua hệ thống
Tăng năng suất đột phá và bền vững
Xây dựng hệ sinh thái đổi
mới, sáng tạo
Phát triển nhân lực hướng
tới công nghiệp 4.0
Hội nhập thương mại
quốc tế
Khung pháp lý hỗ trợ
đổi mới sáng tạo
Sử dụng nguồn tài
nguyên bền vững
120
lưới điện thông minh; truyền năng lượng không dây, can thiệp công nghệ vào các hệ
thống hành tinh, điển hình là giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu bằng cách loại bỏ
carbon dioxide hoặc quản lý bức xạ mặt trời) tạo ra khả năng sản xuất với duy trì nguồn
tài nguyên bền vững và thân thiện với môi trường, duy trì được sự tăng trưởng bền vững.
Yếu tố thúc đẩy cho hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo, cũng như phát triển nguồn nhân
lực, ứng dụng công nghệ tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường đó là cải cách
thể chế và môi trường kinh kinh doanh, tại đó, tạo được môi trường thúc đẩy nghiên cứu
và phát triển, ứng dụng các giải pháp mới và thương mại hóa các phát minh. Do đó, cần
xây dựng hoàn chỉnh khung pháp lý hỗ trợ đổi mới sáng tạo ở khu vực tư nhân, hình
thành và sử dụng các quỹ hỗ trợ một cách hiệu quả. Mặc dù, thị trường là yếu tố dẫn dắt
quan trọng nhất cho sự đổi mới, nhưng sự đổi mới không thuần túy là yếu tố được định
hướng bởi thị trường nên cần sự hỗ trợ của Nhà nước, và quan trọng nữa cần có khuôn
khổ pháp lý phù hợp để khuyến khích mối quan hệ giữa nghiên cứu công và tư, để tri
thức chảy dễ dàng hơn giữa hai thành phần.
Cuối cùng, hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục là kênh quan trọng trong chuyển giao
các kiến thức mới và công nghệ mới. Để khai thác tiềm năng từ hội nhập kinh tế quốc
tế, cần xây dựng khung pháp lý và các chính sách phù hợp nhằm phát huy hiệu quả
chuyển giao kiến thức và công nghệ từ các nước phát triển hơn để phát triển sản xuất
trong nước và hạn chế các rủi ro tác động xấu đến môi trường, kinh tế trong nước khi
chúng ta đang trong tiến trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng.
4.4 Điều kiện thực hiện giải pháp
Việc đầu tiên để thực hiện các giải pháp nêu trên là tạo ra được nhận thức của các cơ
quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng về sự cần thiết phải cải tiến năng
suất lao động, hiểu được vai trò tác động của KH&CN, đổi mới, sáng tạo tới nâng cao
năng suất; chú trọng tới các giải pháp nâng cao năng suất lao động tại các doanh nghiệp.
Thứ hai, cần chú trọng tới giám sát đánh giá việc thực thi các chương trình khoa học
và công nghệ, vì việc xây dựng chiến lược, chính sách, các chương trình thúc đẩy chỉ là
một phần đóng góp vào sự thành công, việc thực thi các chiến lược, chính sách và
chương trình một cách hiệu quả mới là yếu tố quyết định cho sự thành công. Để hỗ trợ
cho công tác kiểm tra, giám sát, cần thiết lập các chỉ số đánh giá hiệu quả (KPIs) cho
các chính sách và chương trình, thiết lập cơ sở dữ liệu cho việc theo dõi, đánh giá đảm
bảo chính sách, chương trình được thực hiện đúng đồng thời nhanh chóng điều chỉnh
các chính sách và chương trình theo hướng hiệu quả hơn.
121
Thứ ba, cần thiết lập hoặc phát triển một cơ quan đủ kiến thức chuyên môn, đủ
thẩm quyền để liên kết các chương trình đơn lẻ với các mục tiêu khác nhau hoặc ở các
bộ ngành khác nhau liên quan tới thúc đẩy nâng cao năng suất và phát triển khoa học,
công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo ra được sự thay đổi mang tính tổng thể, toàn diện
và hiệu quả.
Thứ tư, cần có sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ việc thực thi các chương trình
chương trình thúc đẩy KH&CN và nâng cao năng suất, đảm bảo được ngân sách thực
thi các chương trình phát triển được thực hiện đúng mục đích.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở chương 3 đã chứng minh vai trò của tiến bộ công
nghệ trong tăng NSLĐ và trưởng kinh tế, vì vậy thúc đẩy tiến bộ công nghệ tiếp tục cần
được coi là định hướng phát triển kinh tế quan trọng của Việt Nam. Tác động của tiến
bộ công nghệ vào tăng NSLĐ càng rõ nét hơn trong khối doanh nghiệp thuộc ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo, là ngành có sự phát triển nhanh chóng trong 10 năm qua.
Chắc chắn, trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiến bộ công nghệ càng
có vai trò lớn hơn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam. Yêu cầu đặt ra là có những
chính sách thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ, ứng dụng hiệu quả công nghệ
mới để tạo ra được sự thay đổi đột phá về năng suất.
Chương 4 đề xuất các giải pháp thúc đẩy tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao NSLĐ.
Chương này cũng đánh giá thêm tình hình hoạt động KH&CN, sáng tạo, đổi mới của
Việt Nam ở giai đoạn vừa qua. Mặc dù nhiều các chính sách và chương trình thúc đẩy
hoạt động KH&CN nhưng các điều kiện cho sự sẵn sàng đổi mới KH&CN vẫn còn yếu,
đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra các cơ hội nâng
cao năng suất một cách đột phá.
Các giải pháp đề xuất sẽ tập trung vào: (1) Gắn kết, thực thi các chính sách, chương
trình đổi mới khoa học, công nghệ và các chương trình nâng cao năng suất để có hệ
thống chính sách đồng bộ, hiệu quả; (2) thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển,
đặt biệt các nghiên cứu ứng dụng trong khối tư nhân để tạo ra nhiều các cơ hội cải tiến
năng suất; (3) nâng cao hiệu quả hấp thu tiến bộ công nghệ tại các nhà máy để cải tiến
năng suất hơn nữa và (4) tạo ra một hệ sinh thái đổi mới liên kết sự tham gia của các
thành phần khác nhau thúc đẩy dòng chảy tri thức, chuyển thành các giá trị thúc đẩy
năng suất.
122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nội dung nghiên cứu làm rõ khái niệm NSLĐ, tăng NSLĐ, phương pháp tính NSLĐ,
tốc độ tăng NSLĐ, phương pháp xử lý dữ liệu để tính NSLĐ của Việt Nam ở cấp nền
kinh tế và cấp ngành. Đầu ra trong công thức tính NSLĐ sử dụng chỉ tiêu giá trị tăng thêm
hoặc GDP, đầu vào trong công thức được tính trên số lao động và trên giờ lao động.
Khác với các nghiên cứu liên quan tới NSLĐ trước đó ở Việt Nam thường tính NSLĐ
theo người, luận án đã tính toán được NSLĐ theo giờ, cách tính này phản ánh thực trạng
NSLĐ tốt hơn. Luận án đã đưa đưa ra phương pháp xử lý số liệu để có thể tính được
NSLĐ theo giờ lao động trong điều kiện hạn chế của số liệu thống kê hiện có.
Trên cơ sở các dữ liệu thống kê của Việt Nam, luận án đã tính toán và đánh giá được
thực trạng NSLĐ và xu thế biến động của NSLĐ ở Việt Nam từ năm 2011 đến 2018.
Đánh giá được xu hướng năng suất, so sánh mức NSLĐ với một số nước và so sánh giữa
các ngành. Từ kết quả tính NSLĐ cho thấy NSLĐ của Việt Nam tiếp tục cải thiện nhưng
chỉ đạt được tăng trưởng ổn định mà không tạo ra được sự đột phá nên nhìn chung vẫn
ở mức thấp so với các nước Châu Á.
Luận án đã đưa ra một khung lý luận rõ ràng về nội dung, vai trò và tác động của
tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ, đi sâu nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ
vào tăng NSLĐ theo các cách tiếp cận, lựa chọn sử dụng mô hình phù hợp để nghiên
cứu, đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ. Trong luận án sử dụng
cách tiếp cận tham số - Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để tách tăng TFP thành: thay đổi
hiệu quả kỹ thuật (TE), tiến bộ công nghệ (TC) và thay đổi hiệu quả theo quy mô (SE).
Bên cạnh đó sử dụng cách tiếp cận phi tham số - chỉ số Malmquist tổng hợp phân tách
thay đổi TFP (TFP change) thành 2 phần: thay đổi hiệu quả (Effch) và thay đổi công
nghệ (Techch), thay đổi hiệu quả tách thành thay đổi hiệu quả thuần (Pech) và thay đổi
theo quy mô (Sech).
Chỉ số Malmquist dựa trên phương trình tuyến tính không chứa tham số (DEA), cho
phép thiết lập giới hạn hiệu quả tối ưu của các đơn vị ra quyết định (Decision Making
Unit - DMU), tỷ số giữa đơn vị đầu ra và đơn vị đầu vào thể hiện hiệu quả sản xuất.
Cách tiếp cận hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFA) là phương trình có chứa tham số, đòi
hỏi phải thiết lập một mô hình và ước lượng với hai sai số: sai số thống kê và sai số khác
liên quan đến phi hiệu quả kỹ thuật. Phương pháp DEA linh hoạt hơn vì không đòi hỏi
123
phải có giả định về công nghệ và thuận lợi khi đánh giá các quan sát cả thông tin riêng
lẻ lẫn hỗn hợp. Tuy nhiên lại hạn chế vì thiếu khách quan khi xác định đặc tính, nhạy
cảm với cách chọn yếu tố đầu vào, đầu ra và mất tính khả thi khi giả định không thực
tế. Trong khi đó, lợi thế chính của SFA là tính chất ngẫu nhiên, theo đó độ lệch biên bao
gồm tính phi hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố bên ngoài không thể kiểm soát. Ngoài ra,
SFA kết hợp các khả năng khắc phục các lỗi đo lường trong các biến, cho phép suy luận
thống kê và dễ dàng xử lý với dữ liệu mảng.
Luận án cũng đề xuất phương pháp xử lý dữ liệu để có được thông tin đầu vào cho
ứng dụng mô hình, đó là các dữ liệu về giá trị tăng thêm, vốn và lao động trên cơ sở
nguồn số liệu thống kê hiện có, đặc biệt là trong điều kiện hạn chế số liệu cho mô hình
nghiên cứu.
Khác với nhiều nghiên cứu trước, thay vì sử dụng dữ liệu doanh nghiệp, luận án đã
sử dụng dữ liệu thứ cấp đã công bố từ các nguồn thống kê để đánh giá tác động của tiến
bộ công nghệ vào tăng NSLĐ của Việt Nam. Cụ thể là sử dụng dữ liệu của ngành kinh
tế cấp I (phạm vi phù hợp với phân tích toàn nền kinh tế), bên cạnh đó, đánh giá NSLĐ
và tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ ở khu vực doanh nghiệp thuộc ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo nhưng cũng dựa trên số liệu thứ cấp của Tổng cục Thống
kê.
Do số liệu thống kê không có sẵn số liệu về vốn (ở đây sử dụng vốn phục vụ sản xuất
kinh doanh) nên cần phải thêm các bước xử lý số liệu. Phương pháp xử lý số liệu theo
hướng dẫn trong cẩm nang đo năng suất của OECD (2001) đã được vận dụng và xử lý
trên cơ sở số liệu thống kê hiện có về tích lũy tài sản hàng năm, vốn đầu tư hàng năm
cơ cấu vốn đầu tư theo ngành. Bên cạnh đó, việc sử dụng phương tồn kho dài hạn (PIM)
để tính được quy mô vốn ban đầu từ đó tính được lượng vốn hàng năm cũng phải sử
dụng đến tỷ lệ khấu hao hàng năm. Số liệu này cũng không có sẵn, vì vậy luận án đã sử
dụng kết hợp giữa Bảng cân đối liên ngành (I/O 2007) của Tổng cục Thống kê và thông
tư của Bộ Tài chính về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố
định để ước lượng tỷ lệ khấu hao.
Kết quả ứng dụng chỉ số Malmquist dựa trên DEA và ứng dụng cách tiếp cận đường
biên ngẫu nhiên đối với dữ liệu các ngành kinh tế cấp I và dữ liệu khối doanh nghiệp
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy tiến bộ công nghệ có tác động chính tới
tăng NSLĐ, nhưng đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ của nền kinh tế còn
ở mức khiêm tốn, chưa thể hiện được vai trò chủ đạo. Còn với khối doanh nghiệp, tuy
124
đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ khá nổi bật nhưng khu vực năng động
này chỉ đạt tốc độ tăng NSLĐ vừa phải.
Cũng từ mô hình nghiên cứu này, đánh giá được hiệu quả kỹ thuật đạt được so với
đường biên hiệu quả của các ngành. Thực trạng cho thấy, hiệu quả kỹ thuật đạt được
còn thấp, các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, còn nhiều lãng phí, hạn chế
năng lực hấp thụ công nghệ.
Trên cơ sở thực trạng KH&CN Việt Nam, luận án đã đề xuất các giải pháp nâng cao
năng suất tập trung vào: xây dựng đồng bộ các chính sách thúc đẩy tiến bộ công nghệ
và nâng cao năng suất lao động; thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển, đặt
biệt các nghiên cứu ứng dụng trong khối tư nhân để tạo ra nhiều các cơ hội cải tiến năng
suất, bắt kịp trình độ KH&CN với các nước phát triển hơn; nâng cao hiệu quả hấp thu
tiến bộ công nghệ để cải tiến năng suất hơn nữa; và tạo ra một hệ sinh thái đổi mới liên
kết sự tham gia của các thành phần khác nhau tạo ra dòng chảy tri thức, chuyển thành
các giá trị thúc đẩy tăng năng suất.
Kết quả phân tích đã giải quyết được mục đích của nghiên cứu: làm rõ được vai trò
của tiến bộ công nghệ đối với tăng NSLĐ; trên cơ sở các kết quả đánh giá thực trạng tác
động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ, cùng với đánh giá tổng quan về hoạt động
KH&CN, đổi mới, sáng tạo trong nước, so sánh với một số nước Châu Á, luận án đã đề
xuất các giải pháp thúc đẩy tiến bộ nhằm đưa tiến bộ công nghệ thành một yếu tố đóng
góp nổi bật vào tăng NSLĐ.
2. Hạn chế của luận án
Luận án đã vận dụng phương pháp phi tham số và phương pháp tham số để đánh giá
tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ. Phương pháp phi tham số được áp dụng
là phân tích bao dữ liệu (DEA) và phương pháp tham số được sử dụng là hàm sản xuất
biên ngẫu nhiên (SFA). Các kết quả của DEA thường nhạy cảm với các quan sát trội và
không tính đến ảnh hưởng của nhiễu thống kê. Phương pháp SFA mặc dù đã giải quyết
được vấn đề đặt ra, nhưng trong phương pháp SFA giả định các doanh nghiệp, các ngành
có cùng tham số công nghệ ở mỗi thời kỳ có thể dẫn đến ước lượng chệch. Các hệ số
ước lượng được là hệ số trung bình do đó không phản ánh được tầm quan trọng của từng
yếu tố đầu vào.
Về số liệu, khác với cách tiếp cận của các nghiên cứu liên quan trước đó là xử lý các
dữ liệu sơ cấp có được từ điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê hoặc tự tiến
hành điều tra, luận án đã cố gắng khai thác dữ liệu thứ cấp từ nguồn dữ liệu thống kê đã
có. Vì các dữ liệu thống kê chưa đầy đủ cho mục đích phân tích mối quan hệ giữa tiến
125
bộ công nghệ và NSLĐ nên cần một số bước xử lý dữ liệu và ra kết quả ước tính. Bên
cạnh đó, vì khai thác số liệu thứ cấp nên số mẫu quan sát ít, mặc dù đã lấy số liệu toàn
bộ các ngành kinh tế cấp I. Để khắc phục điểm này, luận án đã lấy dữ liệu trong một
khoảng thời gian dài 9 năm để nghiên cứu.
3. Kiến nghị
Tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ cần được tiếp tục nghiên cứu để
nhìn nhận vai trò của KH&CN trong phát triển kinh tế, đặc biệt KH&CN đang có những
thay đổi ngày càng nhanh chóng.
Việc sử dụng các mô hình nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ
trong luận án đã sử dụng số liệu tổng hợp của các ngành kinh tế, tuy nhiên số liệu về
vốn của các ngành vẫn là số liệu ước lượng, nếu có được số liệu thống kê đầy đủ về vốn,
lao động và giá trị tăng thêm của các ngành thì kết quả ước lượng sẽ tốt hơn. Ngành
thống kê có thể nghiên cứu, hoàn thiện và tính toán bổ sung thêm một số chỉ tiêu thống
kê cần thiết liên quan đến tính và phân tích NSLĐ, đặc biệt là các chỉ tiêu về vốn, giá trị
tài sản và các chỉ tiêu phản ánh khoa học và công nghệ để hỗ trợ các quyết định đối với
đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.
Ngoài tiếp tục nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ, các đề
xuất nghiên cứu tiếp theo: phân tích kỹ hơn về hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ tác
động tới tăng năng suất để thấy được thực trạng và ảnh hưởng của các công tác quản lý
tới năng suất, từ đó đưa ra được những giải pháp quản lý bổ trợ cho những giải pháp
thúc đẩy tiến bộ công nghệ để tạo ra kết quả tốt hơn trong các hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Nghiên cứu, phân tích các tác động của NC&PT, FDI, mở cửa thương mại, chính
sách tài chính ... tới TFP để qua đó xem xét hiệu quả các chính sách đầu tư.
126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aigner, Lovell and Schmidt (1977), ‘Formulation and estimation of stochastic
frontier production function models’, Journal of Econometrics, Vol. 6, issue 1, 21-
37.
2. APO (2019), Productivity Databook, Keio University Press Inc., Tokyo.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2016), Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần thứ
tư khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng
trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của
nền kinh tế, ban hành ngày 01 tháng 11 năm 2016.
4. Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ
động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ban hành ngày 27 tháng 9
năm 2019.
5. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 45/2013/TT-BTC Hướng dẫn chế độ quản lý, sử
dụng và trích khấu hao tài sản cố định, ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2013.
6. Đinh Văn Ân và Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), Kinh tế Việt nam 2007, Nhà Xuất bản
Tài chính, Hà Nội.
7. Douglas W.Caves; Laurits R, Christensen; W.Erwin Diewert (1982), ‘The Economic
Theory of Index Numbers and the Measurement of Input, Output, and Productivity’,
Econometrica, Vol.50, No.6, 1393-1414.
8. G.E. Battese and T.J Coelli (1995), ‘A Model for Techincal Inefficiency Effects in a
Stochastic Frontier Production for Panel Data’, Empirical Economics, 20:325-332.
9. International Labour Organization and Asian Development Bank (2014), ASEAN
Community 2015 – Managing integration for better jobs and share prosperity, ISBN
978-92-2-128870-1 (PDF) Publication Stock No.
10. J.Levinshon and A.Petrin (2003), ‘Estimating production function using inputs to
controls for unobservable’, Review of Economic Studies, 70(2), pp.317-341.
11. K.M.Nguyen and T.L. Giang (2007), Hiệu quả kỹ thuật và tăng trưởng năng suất ở
Việt Nam: Cách tiếp cận tham số và phi tham số, Nhà xuất bản Lao động và Xã hội,
Hà Nội.
127
12. Lovell et al (1995), ‘Measuring macroeconomic performance in the OECD: A
comparison of European and non-European countries’, European Journal of
Operational Research, N 87, 507-518 C.A.
13. M.J. Farrell (1957), ‘The Measurement of productive efficiency’, Journal of the
Royal Statistical Society, Vol.120.
14. Nguyen Khac Minh & Giang Thanh Long (2008), ‘Factor productivity and
efficiency of the Vietnamese economy in transition’, Asia-Pacific Development
Journal, United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific
(ESCAP), vol. 15(1), pages 93-117.
15. Nguyễn Thị Lê Hoa (2014), Báo cáo nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu và
phương pháp đo lường năng suất, Viện Năng suất Việt Nam.
16. OECD (2000), Science, Technology, and Industry Outlook, OECD Publications.
17. OECD (2001), Measuring Productivity OECD Manual, Measurement of Aggregate
and Industry – Level Productivity Growth, OECD Publications.
18. OECD (2003), Science, Technology and Industry Scoreboard, OECD Publications.
19. OECD (2012, 2015), Compendium of Productivity Indicators, OECD Publications.
20. P, W, Bauer (1990), ‘Decomposing TFP growth in the presence of cost inefficiency,
nonconstant returns to scale, and technological progress’, Journal of Productivity
Analysis, vol, 1, no, 4, pp, 287–299.
21. PGS.TS Nguyễn Khắc Minh – ThS. Nguyễn Lan Hương (2004), ‘Sử dụng phương
pháp ước lượng hàm sản xuất để xác định ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăng
trưởng kinh tế của một số ngành kinh tế của Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển
tháng 11/2004, trang 17 – 23.
22. Quốc hội (2013), Luật Khoa học Công nghệ, ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2013.
23. Robert Solow (1956), ‘A Contribution to the theory of economic growth’, Quarterly
Journal of Economics, 70 (February): 65–94.
24. Robert Solow (1957), ‘Technical change and the aggregate production function’,
Review of Economics and Statistics 39 (August): 312–320.
25. S. Olley and A. Pakes (1996), ‘The dynamics of productivity in the
telecommunications equipment industry’, Econometrica, 64(6), pp.1263-1297.
128
26. Tăng Văn Khiên (2018), Tốc độ tăng Năng suất các nhân tố tổng hợp - Phương pháp
tính và ứng dụng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
27. Tăng Văn Khiên, Tạ Doãn Trịnh (2007), Báo cáo nghiên cứu thống kê đánh giá tác
động của khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Viện Chiến lược
và Chính sách Khoa học và Công nghệ.
28. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg về Hệ thống chỉ tiêu
thống kê quốc gia, ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2005.
29. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg, nhằm nâng cao nhận
thức của doanh nghiệp về bảo hộ sở hữu trí tuệ và nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp Việt Nam, ban hành ngày 04 tháng 04 năm 2005.
30. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2457/QĐ-TTg về Chương trình quốc
gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2010.
31. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định 677/QĐ-TTg về Chương trình đổi mới công
nghệ quốc gia, ban hành ngày 10 tháng 5 năm 2011.
32. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 712/QĐ-TTg về Chương trình quốc gia
Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam
2010-2020, ban hành ngày 21 tháng 5 năm 2010.
33. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 592/QĐ-TTg về Chương trình Hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp KHCN và tổ chức KHCN công lập nhằm thực hiện cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, ban hành ngày 22 tháng 5 năm 2012.
34. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 348/QĐ - TTg về Chương trình nghiên
cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao, ban hành ngày 22 tháng 3
năm 2013.
35. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1747/QĐ-TTg về Hỗ trợ ứng dụng,
chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển KT-XH nông thôn,
miền núi, vùng dân tộc thiểu số, ban hành ngày 13 tháng 10 năm 2015.
36. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định 1062/QĐ-TTg về Chương trình Phát triển
tài sản trí tuệ 2016-2020, ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2016.
37. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định 844/QĐ-TTg về Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025, ban hành ngày 18 tháng 5 năm
2016.
129
38. Timothy J. Coelli, D.S. Prasada Rao, Christopher J.O’Donnell, George E, Battese
(2005), An introduction to Efficiency and Productivity Analysis, Springer Science
and Business Media. Inc.
39. Tổng cục Thống kê (2006-2019), Niên giám thống kê 2005 đến 2018, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội.
40. Tổng cục Thống kê (2007), Bảng cân đối liên ngành (input – output: I/O) của Việt
Nam 2007, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
41. Trần Thọ Đạt (2005), Source of Vietnam’s Economic Growth, 1986-2004, Nhà xuất
bản Thống kê, Hà Nội.
42. Viện Năng suất Việt Nam (2014-2019), Báo cáo năng suất Việt Nam 2014, 2015,
2016, 2017, 2018, 2019.
43. Walter Diewert and Alice Nakamura (2007), Chapter 66 - The Measurement of
Productivity for Nations - Handbook of econometrics, Econpapers, Örebro
University School of Business.
44. World Bank (2001), World Development Indicators, CD-ROM, Washington.
45. World Economic Forum (2018-2019), The Global Competitiveness Report 2018–
2019.
46. World Intellectual Property Organization (2019), Global Innovation Index 2019.
47. Ceyhun Elgin và Selman C¸akır (2014), ‘Technological Progress and Scientific
Indicators: A Panel Data Analysis’, Journal of Economics of Innovation and New
Technology, pages 263-281.
48. Jorge Oliveira Pires và Fernando Garcia (2012), ‘Productivity of Nations: A
Stochastic Frontier Approach to TFP Decomposition’, Economics Research
International, Volume 2012.
49. Alice Shiu và Almas Heshmati (2006) Technical Change and Total Factor
Productivity Growth for Chinese Provinces: A Panel Data Analysis, The Institute
for the Study of Labor (IZA).
50. George Evans, Seppo Honkapohja, Paul Romer (1996), Growth Cycles, Nber
working paper series.
51. Ying-Ming Wang, Yi-Xin Lan (2011), ‘Measuring Malmquist productivity index: A
new approach based on double frontiers data envelopment analysis’, Mathematical
130
and Computer Modelling, Volume 54, Issues 11–12, December 2011, Pages 2760-
2771.
52. Nicholas F. R. Crafts (2003), Quantifying the Contribution of Technological Change
to Economic Growth in Different Eras: A Review of the Evidence, Economic History
Working Papers 22350, London School of Economics and Political Science,
Department of Economic History.
53. Anders Isaksson (2007), Determinants of total factor productivity: a literature
review, Research and Statistics Branch United Nations Industrial Development
Organization.
54. Charles R. Hulten (2009), Growth Accounting, National Bureau of Economic
Research.
55. Eurostat (2008), Statistical classification of economic activities in the European
Community - General and regional statistics Collection: Methodologies and
working papers, Office for Official Publications of the European Communities.
131
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_thong_ke_danh_gia_tac_dong_cua_tien_bo_co.pdf