Kết quảcủa chúng tôi cao hơn của Dương Công Minh và cộng sự
sau một năm can thiệp giảm được 4,5%, từ21,0% xuống 16,5% [40].
Nghiên cứu của Ramakrishnan U. và cộng sựbổsung đa vi chất dinh
dưỡng cho trẻem 3-24 tháng tuổi vùng nông nghiệp miền Trung Mexico
cũng đã cải thiện có ý nghĩa chiều cao trẻem [117].
Tỷlệthấp còi của Bắc Trà My sau can thiệp ởnhóm can thiệp 51,5%
và nhóm đối chứng 54,3% là rất cao theo phân loại của WHO [136]. Nhưng
khảo sát của Nguyễn Hoàng Linh Chi tại huyện Dakrong, Quảng Trịnăm
2011 ởtrẻem 12-36 tháng dân tộc Pakoh và Vân Kiều thấy tỷlệSDD thấp
còi 67,1% rất cao, có lẽcao nhất toàn quốc [5]. Hạtỷlệthấp còi trẻem là
một trong những mục tiêu ưu tiên của nước ta trong Chiến lược quốc gia về
dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 [4].
Thểgầy còm của Bắc Trà My tương đương giữa 2 nhóm và ở2 thời
điểm (p>0,05). Tỷlệhiện mắc năm 2012 là 8,2% (bảng 3.44); cao hơn tỷlệ
gầy còm chung nước ta năm 2010 (7,1%) [127]; tương đương với nhiều
vùng trong cảnước nhưCao Bằng (8,3%), NghệAn (8,2%), Ninh Thuận
(8,4%); nhưng thấp hơn một sốvùng khác nhưKon Tum (9,2%), Tiền
Giang (9,5%), Hà Tĩnh (10,2%) [69]. Nghiên cứu của Lê Danh Tuyên, Lê
ThịHợp, Nguyễn Hồng Trường năm 2011 tại huyện Tuyên Hóa, Quảng
Bình thấy tỷlệtrẻgầy còm rất cao (19,2%) [62]. Theo sốliệu của UNICEF
năm 2011, còn nhiều quốc gia có trẻgầy còm rất cao theo phân loại của
WHO [136] như: Ấn Độ20,0%; Bangladesh 17,0% [128].
174 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2913 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Võ Thị Kiều Phượng (2008), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp
cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, Luận án chuyên
khoa cấp II, chuyên ngành quản lý y tế, Trường Đại học Y Dược Huế,
tr. 85-86.
52. Võ Văn Thắng, Đào Văn Dũng (2005), “Mô hình can thiệp nâng cao sử
dụng dịch vụ chăm sóc thai sản-kế hoạch hóa gia đình tại 7 xã nghèo,
huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y học thực hành, số
8 (517), tr. 70-74.
53. Võ Văn Thắng, Đoàn Phước Thuộc (2011), Đánh giá các hoạt động y tế,
Giáo trình giảng dạy sau đại học, Trường Đại học Y-Dược Huế, tr. 56-67.
54. Võ Văn Thắng, Hoàng Đình Huề (2011), Sử dụng phần mềm thống kê
SPSS, Giáo trình đào tạo đại học và sau đại học trong ngành Y, Nhà
xuất bản Đại học Huế, tr. 85-104.
55. Nguyễn Thị Thu (2005), Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 24-45.
56. Thủ tướng Chính phủ (2006), Phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó
khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát
triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và
miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II), Ban
hành kèm theo Quyết định số 164/2006/QĐ/Ttg ngày 11/7/2006 của
Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội, tr. 1-5.
57. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số: 18/2011/QĐ-TTg ngày
18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy
tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, Hà Nội, tr. 1-3.
58. Nguyễn Thị Thanh Thuấn, Phạm Văn Phú (2010), “Tình trạng dinh
dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Tày tại
huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang”, Tạp chí Y học thực hành, số 9 (732),
tr. 105-107.
59. Trương Đức Tú (2006), Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng và các
yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi huyện Dakrong, Quảng Trị 2005.
Luận án chuyên khoa cấp II, chuyên ngành quản lý y tế, Đại học Y
Dược Huế, tr. 75-76.
60. Nguyễn Minh Tuấn (2009), Huy động nguồn lực cộng đồng chăm sóc
dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Sán Chay tại Thái Nguyên, Luận
án tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội, tr. 48-49,
123-124.
61. Lê Danh Tuyên, Lê Thị Hợp, Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy Khôi
(2010), “Xu hướng tiến triển suy dinh dưỡng thấp còi và các giải pháp
can thiệp trong giai đoạn mới 2011-2020”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực
phẩm, tập 6, số 3+4-2010, tr. 15-24.
62. Lê Danh Tuyên, Lê Thị Hợp, Nguyễn Hồng Trường (2012), “Ảnh
hưởng của lũ lụt đến tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn trẻ em tỉnh
Quảng Bình”, Tạp chí Y học thực hành, số 4 (815), tr. 15-18.
63. Trần Văn Tuyến, Phạm Trung Kiên, Trịnh Hoàng Hà (2012), “Công tác
phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Bạch Thông,
tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Y học thực hành, số 2 (806), tr. 53-55.
64. Phạm Duy Tường (2010), Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 40-46, 75-82.
65. Uỷ ban dân tộc (2012), Các chuyên đề nghiên cứu và bài tham luận hội
thảo tại Hà Giang, Gia Lai. Thực hiện dự án: điều tra về vị trí, vai trò
của người có uy tín trong dân tộc thiểu số đối với công tác dân tộc và
thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội, tr. 65-74.
66. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động
dự án phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em năm 2007 và kế hoạch hoạt
động năm 2008 tỉnh Quảng Nam, Báo cáo tại hội nghị tổng kết công tác
phòng chống SDDTE năm 2007, tr. 9-10.
67. Lê Hữu Uyển, Nguyễn Văn Tập (2009), “Nghiên cứu tình hình suy
dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở TE<5T đồng bào dân tộc thiểu
số tại huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí nghiên cứu Y học,
tập 63, số 4, tr. 116-120.
68. Viện Dinh dưỡng-UNICEF (2011), Tình hình dinh dưỡng Việt Nam
năm 2009-2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 6-7, 15-25.
69. Viện Dinh dưỡng, Tổng cục Thống kê (2013), “Số liệu suy dinh dưỡng
trẻ em năm 2012”, 2013, tr.1-12.
Tiếng Anh
70. Abel H. I., Mwate M., Veronica M. (2011), “Diarrhea is a Major killer
of Children with Severe Acute Malnutrition Admitted to Inpatient Set-
up in Lusaka, Zambia”, Nutrition Journal, Oxford, United Kingdom,
10:110, pp. 1-2, 9-10.
71. Abiodin P.O. (2008), “Use of Soya-Beans for the dietary prevention
and management of malnutrition in Nigeria”, Acta Paediatrica, 80,
pp. 175-182.
72. Adelheild W., Onyango (2003), “Dietary diversity, child nutrition and
health in contemporary African commmunities”, Biochemistry and
Physiology, Part A 136, pp. 61-69.
73. Albonico M. (2008), “Controlling Soil-Transmitted Helminthiasis in
Pre-School-Age Children through Preventive Chemotherapy”, Journal
Plosntd, 126, pp. 1-9.
74. Alcaraz G., et al (2008), “Nutritional status and living conditions in
children in an urban area of Turbo, Antioquia, Colombia”, Biomedica,
28(1), pp. 87-88.
75. Alessandra M., Gragnolati M. (2003), “Malnutrition and Poverty in
Guatemala”, Policy Research Working Paper 2967, The World Bank,
Washington, D.C., pp. 2, 9.
76. Arimond M., Ruel M.T. (2003), Generating Indicators of Appropriate
Feeding of Children 6 through 23 months from the Knowledge,
Practices, Coverage 2000+, Food and Nutrition Technical Assistance
Project, Academy for Educational Development, pp. 31, 62.
77. American Sociological Association (2005), Race, Ethnicity, and the
Health of Americans, Sydney S. Spivack Program in Applied Social
Research and Social Policy, pp. 2-8.
78. Batool A., et al (2009), “The effect of therapeutic zinc supplementation
among young children with selected infection: a review of the evidence”,
Food and nutrition bulletin, vol. 30, No 1 (supplement), pp. 41-42.
79. Berger, Ninh N.X., Khan N.C., Nhien N.V., Lien D.K., Trung N.Q.,
and Khoi H.H. (2006), “Efficacy of combined iron and zinc
supplementation on micronutrient status and growth in Vietnamese
infants”, European Journal of Clinical Nutrition, 60, pp. 443-454.
80. Bhutta A., et al (2008), “What works? Interventions for maternal and
child undernutrition and survival”, The Lancet, pp. 41-64.
81. Black R.E., et al (2008), “Maternal and child undernutrition: global and
regional exposures and health consequences”, The Lancet, pp. 5-11.
82. Canani R.B., et al (2007), “Probiotics for treatment of acute diarrhoea in
children: randomized clinical trial of five different preparations”, BMJ,
pp. 335-340.
83. Caulfield L.E., et al (2004), “Undernutrition as an underlying cause of
child deaths associated with diarrhea, pneumonia, malaria, and
measles”, The American Journal of Clinical Nutrition; 80, pp. 193-198.
84. Cheng H., et al. (2011), Social Marketing for Public Health: An
Introduction, Cheng H., Kotler P. and Lee N.R. Subbury, M.A., Jones
and Barlett Publishers, LLC., pp. 18-27.
85. Deboarch D. (2010), “The vicious cycle of malnutrition and infectious
diseases: A global challenge”, Journal of Food and Nutrition Sciences,
Volume 6, No. 3+4, pp. 12-13.
86. Ergin F., et al (2007), “Nutritional status and risk factors of chronic
malnutrition in children under five years of age in Aydin, a western city
of Turkey”, The Turkish Journal of Paediatrics, 49(3), pp. 283-285.
87. Fanaro S., et al. (2008), “Galacto-oligosaccharides are bifidogenic and
safe at weaning: a double-blind randomized multicenter study”, J. Pediatr
Gastroenterol and Nutr 48, pp. 82-88.
88. FAO/WHO (1992), Final Report of the Conference, International
Conference on Nutrition, Rome, December, pp. 42, 55.
89. General Statistics Office (2011), Viet Nam Multiple Indicator Cluster
Survey 2010-2011, Final Report, 2011, Ha Noi, Viet Nam, pp. 49-64.
90. Girma A., et al (2010), “The effectiveness of quality protein maize in
improving the nutritional status of young children in the Ethiopian
highlands”, Food and Nutrition Bulletin, vol. 31, 2010, pp. 418-430.
91. Green L.W. (1999), Health education's contributions to public health in
the twentieth century: a glimpse through health promotion's rearview
mirror, Annu. Rev. Public Health, 20: 67-71 .
92. Hatlebakk M. (2012), Malnutrition in South-Asia Poverty, diet or lack
of female empowerment?, Chr. Michelsen Institute, pp. 8-13.
93. Hirose M. (2011), Integrated corporate social initiatives in Japan: from
product development to health care information. Social Marketing for Public
Health: Global Trends and Success Stories. Cheng H., Kotler P., and Lee
N.R. Subbury, M.A., Jones and Barlett Publishers, LLC., pp. 38-42.
94. Hol J., et al (2008), “The acquisition of tolerance toward cow's milk
through probiotic supplementation: a randomized, controlled trial”, J.
Allergy Clin, Immunol 121, pp. 1448-1454.
95. Hop L.T., Berger J. (2005), “Multiple Micronutrient supplementation
improves anemia, Micronutrient nutrient status, and growth of Vietnamese
Infants: Double- Blind randomized, Placebo-control trial”, American Society
For Nutritional Sciences, 0022-3166/05, pp. 660-665.
96. Hop L.T. (2003), “Programs to Improve Production and Consumption
of Animal Source Foods and Malnutrition in Vietnam”, Journal of
Nutrition, 133: 4006S-4009S.
97. Hurell R.F., Furniss D.E., Cook J.D. (1989), “Iron fortified of infant
cereals: a proposal for the use of ferrous fumarate or ferrour succinate”,
Am..J..Clin..Nutr, 49, pp. 1274-1282.
98. Janevic T., et al (2010), “Risk factors for childhood malnutrition in
Roma settlements in Serbia”, BMC Public Health, 10:509, pp. 1-4.
99. Jingxu Z., et al (2009), An infant and child feeding index is
associated with child nutritional status in rural China, Early Human
Development, 85 (2009), pp. 247-252.
100. Kathryn G.D. (2007), “Increasing iron intake of children through
complementary foods”, Food and nutrition Bulletin, 28(4), pp. 595-598.
101. Kenneth H.B., et al (2007), “Preventive zinc supplementation among
infants, preschoolers and older prepubertal children”, Food and
nutrition bulletin, 28(4), pp. 12-13, 32-33.
102. Khan N.C., et al (2005), “Community mobilization and social
marketing to promote weekly iron-folic acid supplementation: a new
approach toward controlling anemia among women of reproductive
age in Vietnam”, Nutr Rev 63 (12 Pt 2), pp. 87-94.
103. Larrea C., and Freire W. (2002), “Social inequality and child
malnutrition in four Andean countries”, Rev Panam Salud
Publica/Pan Americian Journal Public Health, 11(5/6), pp. 356-359.
104. Li Y., Hotta M., Shi A, Li Z. (2007), “Malnutrition improvement
for enfants under 18 months old of Dal minority in Luxi, China”,
Paediatric International: Official of Japan Paediatric society,
49(2), pp. 273-275.
105. Lo N.B., et al (2011), “Plasma zinc concentration responds to short-term
zinc supplementation, but not zinc fortification, in young children in
Senegal”, The American Journal of Clinical Nutrition, pp. 1348-1354.
106. Loechl C.U., et al (2009), Using programmed theory to assess the
feasibility of delivering micronutrient Sprinkles through a food-assisted
maternal and child health and nutrition programmed in rural Haiti,
Maternal and child nutrition, Blackwell Publishing Ltd, 5, pp. 33-48.
107. Lukacik M., et al (2008), “A meta-analysis of the effecst of oral zinc
in the treatment of acute and persistent diarrhea”, Pediatrics, Feb, 121
(2), pp. 326-336.
108. Marjoleine A., et al (2008), “Zinc Supplementation Improved Length
Growth Only in Anemic Infants in a Multi-Country Trial of Iron and Zinc
Supplementation in South-East Asia”, The Jounal of Nutrition,
pp. 1969-1974.
109. Nhien N.V, et al (2008), “Micronutrient deficiencies and anemia
among preschool children in rural Vietnam”, Asia Pac J. Clin
Nutr, 17(1), pp. 48-55.
110. Oanh Tran Thi Mai (2009), The Review of Barriers to Access Health
Services for Selected groups in Vietnam: A case- study, Ha Noi,
March, pp. 29-30.
111. Onic M., et al (1993), “The worldwide magnitude of Protein-energy
malnutrition: An overview from WHO global. Data base on child
growth”, Bulletin of the WHO, 71(5), pp. 703-712.
112. Pasricha S.R., et al (2008), “Anemia, Iron Deficiency, Meat
Consumption, and Hookworm Infection in Women of Reproductive
Age in Northwest Vietnam”, Am J Trop Med Hyg 78(3), pp. 77-84.
113. Pasricha S.R, et al (2013), “Efect of daily iron supplementation on
health in children aged 4-23 months: a systematic review and meta-
analysis of randomised controlled trials”, The Lancet, 1: e77-86.
114. Pee S.C., et al (1996), “Can increased vegetable consumption improve
iron status?”, Food Nutr. Bull, 17, pp. 34-40.
115. Phu P. V., et al (2012), “A six-month intervention with two different
types of micronutrient-fortified complementary foods had distinct
short- and long-term effects on linear and ponderal growth of
Vietnamese infants”, The Journal of Nutrition 142, pp. 1735-1740.
116. Priyali P., et al (2008), “Serum zinc levels amongst pregnant women
in a rural block of Haryana state, India”, Asia Pac J Clin Nutr 2008:
17 (2), pp. 276-279.
117. Ramakrishnan U., et al (2009), “Multiple micronutrient supplementation
during early childhood increases child size at 2 year of age only among
high compliers”, Am J Clin Nutr 2009; 89: 1125-31.
118. Randa J.S., et al (1993), Global breastfeeding prevalence and trends,
In: Breastfeeding-The technical basic and recommendation for action,
WHO, Geneva, pp. 1, 19.
119. Shibani G. et al (2010), “Effect of lysine supplementation on health
and morbidity in subjects belonging to poor peri-urban households in
Accra, Ghana”, Am J. Clin Nutr, 92, pp. 928-939.
120. Save the Children (2012), Nutrition in the First 1,000 Days. State of
the World’s Mothers 2012, USA, pp. 5-8, 16-18, 54-58.
121. Spencer N. (2003), Poverty and child health in the European
Region, School of Health and Social Studies, University of
Warwick, pp. 1, 6, 19-20.
122. Thompson B.và Amoroso L. (2011), Combating Micronutrient
Deficiencies: Food based Approaches, Food and Agriculture
Organization of the United Nations, Cambridge, USA, pp. 7-10, 21.
123. Tsegaye S., et al (2008), Child poverty an Africa, an review, The
African Child Policy Forum, pp. 3-34
124. UNICEF (1990), Strategy for improved nutrition of children and
women in developing countries, a UNICEF policy review, New York,
USA, pp. 22-30.
125. UNICEF, WHO (2001), Iron Deficiency Anaemia. Assessment,
Prevention, and Control, A guide for programme managers,
WHO/01-03, pp. 15-16.
126. UNICEF (2009), The state of the world’s children 2009, New York,
USA, December, pp. 122-128.
127. UNICEF (2010), Progress for children: Achieving the millenium
development goals with equity, Convention on the right of child,
Number 9, September, pp. 34-45.
128. UNICEF (2011), The state of the world’s children 2011, New York,
USA, February, pp. 92-95.
129. UNICEF (2011), Child Poverty in East Asia and the Pacific:
Deprivations and Disparities, A Study of Seven Countries, UNICEF
East Asia and Pacific, Bangkok, October, pp. 28-30.
130. UNICEF, WHO, WB (2012), Level and trends in child malnutrition,
1990-2011, New York, USA, pp. 1-12.
131. World Bank (2009), Country Social Analysis Ethnicity and
Development in Vietnam, Summary Report, Washington, D.C.,
20433, pp.18-30.
132. WHO (1981), Development of indicators for monitoring progress
towards health for all by the year 2000, Geneva, pp. 32-34.
133. WHO/UNICEF (1981), Infant and young child feeding current
issue, Geneva, pp. 131-132.
134. WHO (1993), Breasfeeding-The technical basic and recommendation
for action, Geneva, pp. 10, 32-35.
135. WHO (1995), Physical status: The use and interpretation of
anthropometry, WHO technical Report Series 854, Geneva, pp. 1-16.
136. WHO (1997), WHO Global Database on Child Growth and
Malnutrition, Geneva, pp. 7-28.
137. WHO (2006), “WHO child growth standards based on height, weight
and age”, Acta paediatrica, suppl 450, pp. 76-85.
138. WHO (2008), Indicators for assessing infant and young child feeding
practices, Conclusions of a consensus meeting held 6-8 November
2007 in Washington, D.C., USA, pp. 2-10.
139. WHO (2008), Worldwide prevalence of anaemia 1993–2005. Who
Global database on anaemia , WHO, Geneva, pp. 20-24.
140. WHO (2009), Global database on child growth and malnutrition,
WHO, Geneva, pp. 5-10.
141. WHO (2009), Infant and young child nutrition: quadrennial progress
report, Report by the Secretariat, WHO, Geneva, pp. 1-5.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU PHỎNG VẤN BÀ MẸ
Thôn:...............Xã: ...................Huyện Bắc Trà My. Mã số:………....
Họ và tên Nghề Tuổi Học vấn Dân tộc
Mẹ trẻ
Bố trẻ
1. Họ tên trẻ:...........................................
2. Ngày sinh trẻ (dương lịch): / / 20......(Từ 10/01/2005-09/01/2010)
3. Giới tính trẻ: (1) Trai (2) Gái
4. Cân nặng trẻ khi sinh: ................. Kg (lấy 1 số lẻ)
5. Cân nặng trẻ hiện tại:............... Kg (lấy 1 số lẻ)
6. Chiều cao trẻ hiện tại: ..............Cm (lấy 1 số lẻ)
7. Tình trạng thiếu máu lâm sàng của trẻ hiện tại?
(1) Thiếu máu (2) Không
8. Sau đẻ bao lâu chị cho con bú?
(1) trong giờ đầu (2) > 1 giờ (8) Không nhớ
9. Theo chị, sau đẻ bao lâu cho con bú là tốt nhất?
(1) trong giờ đầu (2) > 1 giờ (8) Không biết
10. Chị cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong bao lâu?
(1) 6 tháng (8) Không nhớ
11. Theo chị, cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong bao lâu là tốt nhất?
(1) 6 tháng (8) Không biết
12. Hiện tại trẻ còn bú mẹ không (1) Có (2) Không
13. Nếu trẻ không còn bú, thì chị cai sữa cho trẻ từ khi nào?
(1) Dưới 18 tháng (2) 18-24 tháng (8) Không nhớ
14. Theo chị, cai sữa cho trẻ từ khi nào là tốt nhất?
(1) Dưới 18 tháng (2) 18-24 tháng (8) Không biết
15. Ngoài sữa mẹ, chị cho con ăn bổ sung (ăn dặm) từ khi nào?
(1) 7 tháng (4) Chưa, còn bé
16. Theo chị, ngoài sữa mẹ, cho con ăn bổ sung từ khi nào là tốt nhất?
(1) 7 tháng (9) Không biết
17. Chị vui lòng kể tên một vài thực phẩm ở từng nhóm sau đây mà chị biết?
Nhóm Tên thực phẩm Đúng Sai
Nhóm tinh bột Gạo, ngũ cốc khác
Nhóm thực
phẩm sẵn có
giàu đạm
Đậu (đỗ), nấm, cá các loại, tép, tôm,
trứng, ốc, hến, ghẹ, cua đồng, sò, nhái,
ếch, con vật tự kiếm được
Nhóm chất béo Lạc (đậu phụng), vừng (mè), dầu, mỡ
Nhóm rau, quả Rau các loại, trái cây các loại
18. Nếu cháu ăn bổ sung, chị dùng từng nhóm thực phẩm sau đây để
nấu cho trẻ ăn trong tuần qua như thế nào?
Tần suất
Nhóm Tên thực phẩm
Hàng ngày Khác
Nhóm tinh bột Gạo, ngũ cốc khác
Nhóm thực
phẩm sẵn có
giàu đạm
Đậu (đỗ), nấm, cá các loại, tép, tôm,
trứng, ốc, hến, ghẹ, cua đồng, sò, nhái,
ếch, con vật tự kiếm được
Nhóm chất béo Lạc (đậu phụng), vừng (mè), dầu, mỡ
Nhóm rau, quả Rau các loại, trái cây các loại
19. Trẻ được tiêm chủng đầy đủ theo lịch không?
(1) có (2 ) không (8) Không nhớ
20. Trong nửa tháng qua, trẻ có bị ỉa chảy không
(1) có (2 ) không (8) Không nhớ
21. Khi trẻ bị ỉa chảy, chị làm gì ở nhà?
(1) Vệ sinh trẻ, cho uống nước pha ORESOL, bú mẹ và ăn bình thường
(2) Cho trẻ uống kháng sinh hoặc lá cây cầm ỉa; kiêng ăn chất tanh
(9) Không biết, không trả lời
22. Chị cho biết cách pha và dùng nước cháo muối, ORESOL (hỏi;
nhận xét)
Cách pha (1) đúng (2) sai (9) không trả lời
Cách dùng (1) đúng (2) sai (9) không trả lời
23. Trong nửa tháng qua, con chị có bị sốt, ho?
(1) có (2 ) không (8) Không nhớ
24. Chị cho biết, mỗi khi cân trẻ, cộng tác viên dinh dưỡng có dặn dò chị?
(1) Cần cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm sẵn có hàng ngày
(2 ) không dặn dò (9) Không trả lời
25. Cộng tác viên dinh dưỡng sử dụng 4 nhóm thực phẩm sẵn có khi
thực hành dinh dưỡng?
(1) có (2 ) không (9) Không trả lời
28. Chị có tham gia nấu món ăn trong buổi thực hành dinh dưỡng tại thôn?
(1) có (2 ) không (9) Không trả lời
29. Trong năm qua, kinh tế gia đình chị thuộc hộ gia đình nào sau đây?
(1) Khá giả, hoặc đủ ăn (2) Hộ cận nghèo, hộ nghèo
30. Chị vui lòng kể tên các tổ chức, cá nhân có uy tín trong làng xã mình ?
(1) Lãnh đạo xã (2) Trưởng thôn, già làng (3) Phụ nữ thôn
(4) Cán bộ y tế xã (5) Cộng tác viên dinh dưỡng (6) Khác
Xin cảm ơn chị đã giúp đỡ chúng tôi!
............ngày tháng năm 201
Họ và tên người điều tra
PHỤ LỤC 2
PHIẾU HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM
BÀ MẸ NGHÈO NUÔI CON KHỎE
Mời các bà mẹ nghèo nuôi con khỏe tham gia trao đổi ý kiến về vai trò
của các thực phẩm sẵn có giàu đạm tại địa phương cho trẻ ăn bổ sung
hàng ngày khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi trở lên.
1. Tác hại của việc nuôi con ăn bổ sung hàng ngày thiếu chất đạm?.
2. Bà mẹ vui lòng kể tên các thực phẩm sẵn có giàu đạm tại địa
phương?.
3. Bà mẹ vui lòng chia xẻ kinh nghiệm về cách bảo quản và chế biến các
thực phẩm sẵn có giàu đạm tại địa phương?.
PHỤ LỤC 3
BẢNG HỎI - ĐÁP DÀNH CHO BÀ MẸ
“Về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em”
1. Vì sao cần cho trẻ bú ngay trong vòng giờ đầu sau sinh, chứ không chờ
mẹ có sữa rồi mới cho con bú?
Đáp (Chú ý: từ câu 2 trở đi, khi có những dấu “.“ là phần đáp (câu trả lời).
Giúp mẹ đỡ mất máu sau đẻ; mau hồi phục.
Sữa mau xuống và duy trì thời gian có sữa dài hơn.
2. Sữa non rất quí; vì sao?
Bổ, thích hợp nhất cho trẻ khi chào đời.
Có các chất giúp trẻ chống đỡ bệnh nhiễm trùng.
3. Vì sao cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu?
Sữa mẹ bổ và thích hợp nhất cho trẻ và đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.
Cho ăn bổ sung trước 6 tháng, trẻ dễ bị ỉa chảy, suy dinh dưỡng.
4. Khi nào cai sữa mẹ tốt nhất?
Cho bú mẹ ít nhất là 12 tháng nên cho trẻ bú mẹ kéo dài từ 18 - 24 tháng.
5. Thức ăn tốt nhất trong 2 năm đầu của trẻ?. Chị nuôi con như vậy không?
Sữa mẹ. Tôi đã cho con mình bú đến---------- tháng tuổi.
6. Vì sao khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, cần bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung?
Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo, nhưng chỉ đủ cho sự phát triển hài hoà của
trẻ trong 6 tháng đầu.
Nhu cầu dinh dưỡng cần cho trẻ cao hơn khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.
7. Cách cho trẻ ăn bổ sung như thế nào là hợp lý?
+ Từ lỏng đến đặc. + Từ ít đến nhiều. + Tập trẻ quen dần với thức ăn mới.
8. “Tô màu bát bột" cho trẻ là gì? .
Có thêm đầy đủ các chất khác; đó là:
+ Dầu mỡ (bát bột có màu của mỡ) + Rau quả (Bát bột sẽ có màu xanh)
+ Và các chất đạm (bát bột sẽ có màu nâu của thịt ; cua, đỗ...).
9. Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi lười ăn. Chị hãy nêu cách xử trí và nên cai sữa không?
“Đổi bữa” thường xuyên hàng ngày tạo món ăn có hương vị thơm
ngon.
Ăn bổ sung trước, bú mẹ sau và không nên cai sữa.
10. Trẻ trên 2 tuổi; để bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cần có những loại chất gì?
Cần có đủ cả 4 nhóm thức ăn; bao gồm:
+ Gạo hoặc loại ngũ cốc khác. + Mỡ hoặc dầu.
+ Chất đạm (thịt, cá...hoặc đậu (đỗ). + Rau xanh và trái cây.
11. Chị kể những chất đạm sẵn có ở thôn mình?. Lúc bận việc, không có
đỗ; chất tanh trong nhà; làm sao để có chất tanh chế biến cho con ăn ngày
hôm đó?.
Hến; trai; ốc; tép; tôm nhỏ; cá nhỏ; cua đồng; ếch ; nhái; cóc; cá khô ..
Các loại đậu: đậu đen; đậu xanh; đậu phụ; đậu đủa; đậu cô ve; lạc; vừng...
Mượn hàng xóm; hoặc luôn chuẩn bị chất tanh bảo quản ở trong nhà.
12. Chị hãy cho biết cách nấu món cá nhỏ để các cháu dưới 1 tuổi ăn được.
Sau khi rửa sạch, băm kỹ, giã nhuyễn, rồi xào với dầu hoặc mỡ cùng với
ít lá chanh băm nhỏ và gia vị rồi khuấy với bột hoặc nấu cháo. Có thể chế
biến cách khác là cho một ít bột vào và làm viên chả cho trẻ ăn.
13. Khi nấu và bảo quản thức ăn không hợp vệ sinh; chị sợ điều gì không?.
Có. Trẻ dễ bị ỉa chảy; nhiễm giun và nguy hiểm nhất là ngộ độc thức ăn,
dễ gây chết người do bị mất nước và bị nhiễm độc.
14. Khi chế biến thịt cóc cho trẻ ăn; chị cần chú ý điều gì?. Chị cho biết cách
bảo quản con tép và con hến để có thể sử dụng được cho ngày hôm sau?
Cần bỏ da, gan cóc vì rất độc, gây chết người; nhưng thịt nó thì lại rất bổ.
Tép: tốt nhất là làm chả, xào để bảo quản; phải đun lại trước khi trẻ ăn.
Hến: để ở nơi khô ráo; bỏ trên dàn bếp; không bỏ vào trong nước.
15. Khi trẻ bị ỉa chảy; hoặc ho sốt, chị có kiêng cho trẻ ăn uống loại gì không?.
Khi đó, chị nên chế biến thức ăn như thế nào để trẻ ăn uống được tốt ?.
Không nên kiêng cử gì cả; vì khi ốm, trẻ lười ăn, nhưng nhu cầu chất
dinh dưỡng rất cao để giúp cháu nhanh bình phục.
Khi trẻ ốm, nên chế biến kỹ thức ăn ngon miệng; dễ tiêu, giàu dinh dưỡng;
chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, thay đổi món ăn để kích thích trẻ ăn ngon
16. Thế nào là tận dụng các chất đạm rẻ; sẵn có và tác dụng của nó?
Bằng mọi cách, hàng ngày phải có thức ăn có chất đạm cho con mình.
Tất cả các chất dinh dưỡng đều cần cho CT; nhưng chất đạm là chất
cần thiết nhất cho sự phát triển của trẻ.
17. Cách khử chất tanh (thịt, cá) và mẹo vặt chế biến món ăn ngon miệng?
Khử: bằng lá chanh, hoặc gừng, sả, tỏi, hành, nén, nghệ thái nhỏ dập nát.
Ngon miệng: Thêm chất khử chất tanh; chế biến với dầu hoặc mỡ, hành,
tỏi, gia vị, nước chấm chua. Thay đổi món ăn thường xuyên; hợp với khẩu
vị trẻ.
18. Cách pha chế nước gạo, có muối khi trẻ bị tiêu chảy và cách sử dụng
nó?
Cách pha chế: 1 vốc ( Nắm tay) gạo cộng với 2 chai đầy nước; loại chai
650 ml đun sôi từ 20-30 phút, cộng một ít muối bột (Chụm 3 đầu ngón tay
cái, giữa và ngón trỏ) ; khuấy đều cho uống theo nhu cầu của trẻ.
Cách cho uống: Cho uống bằng cốc hoặc thìa theo nhu cầu trẻ. Nếu trẻ
bị nôn, sau 10 phút cho uống lại; uống từ từ; từng ít một; uống liên tục cho
đến khi hết bệnh. Nước còn thừa đến ngày hôm sau phải bỏ đi và pha lại
gói khác.
Kính chúc bà mẹ nuôi con tốt, dự hội thi, vận động mọi người dự đầy đủ.
PHỤ LỤC 4
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀ MẸ NUÔI CON KHỎE
“Dự hội thi phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi”
Nội dung đánh giá Điểm chuẩn
Điểm
đạt
1. Thực hành 20
1.1. Chuẩn bị: dụng cụ phục vụ nấu ăn đầy đủ 6
+ Nồi, bát, đĩa, thìa, đũa, dao, thớt, chày, cối, nia, lá
chuối, củi, bếp, khăn, xà phòng 1
+ Thực phẩm đủ 4 nhóm, sẵn có ở địa phương 5
1.2. Chế biến các món ăn 8
+ Thao tác nhanh, gọn, sắp xếp công việc hợp lý 1
+ Sơ chế đảm bảo kỹ thuật 1
+ Đảm bảo vệ sinh trong chế biến 2
+ 3 món trở lên, hợp khẩu vị trẻ 3
+ Thời gian chế biến không quá 60 phút 1
1.3. Tổ chức cho trẻ ăn 6
+ Vệ sinh (rửa tay, lau mặt) cho trẻ trước khi ăn 1
+ Chia đúng khẩu phần, khuyến khích trẻ ăn ngon 3
+ Thu dọn đồ dùng; vệ sinh nơi nấu ăn đảm bảo 1
+ Thời gian cho trẻ ăn không quá 30 phút 1
2. Kiến thức 10
2.1. Câu chính: trình bày chính xác, mạch lạc 7
2.2. Câu hỏi tình huống nuôi dưỡng trẻ: đạt yêu cầu 3
TỔNG CỘNG 30
Người dự thi :------------------------ ..........., ngày tháng năm 20......
Thôn : ------------------------ Cán bộ đánh giá
Xã: -------------------------
PHỤ LỤC 5
BẢNG HỎI - ĐÁP DÀNH CHO CỘNG TÁC VIÊN DINH DƯỠNG
“Về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em”
1. Một phụ nữ sắp sinh, chị khuyên họ những điều gì ? ( “” là phần ĐÁP)
Nghỉ ngơi hoàn toàn hoặc chỉ làm việc nhẹ
Sinh tại trạm để đảm bảo an toàn
Cho con bú ngay trong vòng giờ đầu sau sinh
Ăn uống bồi dưỡng, không kiêng khem sau sinh.
2. Bà mẹ hay cho con ăn bổ sung trước khi trẻ tròn 6 tháng. Đúng hay sai?
Sai. Lý do: Sữa mẹ bổ và thích hợp nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu
Sữa mẹ đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ phát triển tốt trong 6 tháng đầu.
Ăn thêm trước khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ dễ bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng.
3. Vì sao cần cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng tuổi?
Sữa mẹ hoàn hảo, nhưng chỉ đủ phát triển cho trẻ trong 6 tháng đầu.
Nhu cầu dinh dưỡng cần cho trẻ cao hơn khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.
4. Gặp bà mẹ cho con bú quá 24 tháng tuổi, chị khuyên như thế nào ?
Chỉ nên cho trẻ bú kéo dài từ 18 đến 24 tháng.
Sau 24 tháng, sữa mẹ không còn đảm bảo chất dinh dưỡng cho trẻ nữa,
nên trẻ sẽ đòi bú nhiều lần, tạo cảm giác no giả, lười ăn, dẫn đến suy dinh
dưỡng.
5. Kể tên các nhóm trong ô vuông thức ăn?
Tinh bột Chất đạm
Gạo, ngô, khoai,... - Các chất tanh
- Các loại đỗ
Chất béo Rau, quả
- Mỡ động vật các loại
- Dầu, vừng, lạc
Sữa mẹ
6. Nêu các nguyên tắc thay đổi món ăn vẫn đảm bảo các chất dinh dưỡng?
Sữa mẹ là thức ăn chính của trẻ khi trẻ còn bú mẹ
Ngoài sữa mẹ, bữa ăn đủ các chất dinh dưỡng khi có cả 4 nhóm chất, vì
vậy chỉ thay đổi các loại thức ăn trong cùng một nhóm với nhau mà thôi.
7. Chị hãy tuyên truyền về việc ăn bổ sung đúng cách.
Ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng tuổi cho đến khi cai sữa mẹ hoàn toàn.
Cần phải tô màu bát bột, cơm, cháo cho con đủ 4 nhóm chất dinh
dưỡng, theo nguyên tắc từ ít đến nhiều; từ lỏng đến đặc; làm quen dần với
thức ăn mới.
Đảm bảo vệ sinh từ khi chế biến đến khi cho trẻ ăn và bảo quản thức ăn.
8. Khi trẻ tiêu chảy hoặc ho, sốt, bà mẹ cho ăn kiêng. Chị cho biết ý kiến.
Không nên kiêng cữ gì cả. Vì khi ốm, trẻ lười ăn, nhưng nhu cầu dinh
dưỡng cần rất cao để giúp cháu nhanh bình phục.
Khi trẻ ốm, nên chế biến kỹ, hợp khẩu vị trẻ, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.
Chia nhiều bữa ăn nhỏ, thay đổi món ăn để kích thích trẻ ăn ngon miệng.
9. Thế nào là tận dụng các chất đạm rẻ, sẵn có ở địa phương?
Bằng mọi cách, hàng ngày phải có thức ăn có chất đạm cho con mình.
Tất cả chất dinh dưỡng đều cần cho cơ thể, nhưng chất đạm là chất cần
thiết nhất cho sự phát triển của trẻ.
10. Có người cho rằng ăn mỡ có hại cho sức khỏe. Chị cho biết ý kiến?
Sai. Vì dầu và mỡ đều cung cấp năng lượng, giúp hấp thu các vitamin
tan trong chất béo; rất cần cho sự phát triển của trẻ.
Hàng ngày trẻ <5 tuổi cần 3-5 ml chất béo (gồm mỡ cần 60%, dầu 40%).
11. Cách pha chế và sử dụng nước cháo muối, khi trẻ bị tiêu chảy?
Cách pha chế: Lấy một vốc ( nắm tay) gạo cộng với 02 chai đầy nước,
loại chai 650 ml, đun sôi từ 20_30 phút cộng một ít muối bột (chụm 3 đầu
ngón tay cái, giữa và ngón trỏ), khuấy đều cho trẻ uống.
Cách cho uống: + Cho uống bằng cốc hoặc thìa sau mỗi lần tiêu chảy, uống
theo nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ bị nôn, sau 10 phút phải cho uống lại.
+ Uống từ từ, từng ít một và uống liên tục cho đến khi trẻ ngừng hẳn tiêu
chảy. Nước pha còn thừa đến ngày hôm sau, phải bỏ đi và pha lại nước
khác.
11. Nêu cách ghi cân nặng trẻ vào biểu đồ tăng trưởng và cách xác định
kênh dinh dưỡng trẻ ?
Trên trục dọc: Xác định điểm mốc chỉ cân nặng trẻ theo kết quả vừa cân .
Trên trục ngang: Xác định điểm mốc chỉ tháng tuổi trẻ.
Từ 2 mốc trên, gióng ngang mốc cân nặng vuông góc với trục cân nặng sẽ giao
nhau với đường vuông góc với trục tháng tuổi từ mốc tháng tuổi.
Điểm giao nhau là nơi xác định kênh dinh dưỡng trẻ, dựa vào vùng kênh
dinh dưỡng chứa điểm đó trên phiếu đã ghi sẵn.
12. Chị có các biện pháp gì để giúp các bà mẹ ở thôn mình hàng ngày chế
biến các món ăn có chất đạm sẵn có ở địa phương?
Giáo dục bà mẹ về vai trò của chất đạm đối với sự phát triển của trẻ.
Tìm hiểu lý do các bà mẹ chưa thực hiện được để tìm cách khắc phục.
Nhắc nhở cách chế biến món ăn trong các cuộc họp hàng tháng.
13. Để trẻ ra đời khoẻ mạnh, theo chị, bà mẹ mang thai cần phải làm gì?
Bà mẹ cần đảm bảo sức khoẻ và dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai .
Nuôi con bằng sữa mẹ; cho ăn bổ sung và chăm sóc con đúng cách.
Tận dụng thức ăn sẵn có, nhất là các chất tanh, các loại đỗ, dầu, mỡ.
Theo dõi phát triển cân nặng của con mình và đưa trẻ đến trạm xá để
khám khi con không tăng cân hoặc khi con bị ốm.
14. Làm gì để các bà mẹ ở thôn mình về dự hội thi đông hơn các thôn khác?
Tư vấn cho bà mẹ hiểu ý nghĩa của các cuộc thi sau mỗi lần cân trẻ hàng tháng
hoặc trong các cuộc họp chi hội phụ nữ, nhất là khi sắp đến hội thi.
Phối hợp tốt với trưởng thôn để vận động các bà mẹ dự hội thi.
Tác động với gia đình động viên bà mẹ tham dự.
15. Chị cần dặn dò bà mẹ những gì sau mỗi lần cân?
Hàng ngày cố gắng cho con ăn chất đạm; dầu, mỡ bằng mọi cách.
Không kiêng ăn uống khi đang cho con bú và khi con bị tiêu chảy, ho,
sốt.
16. Nếu ở thôn mình có bà mẹ không tham gia các hoạt động phòng chống
suy dinh dưỡng thì chị có cách giải quyết gì không?
Gặp gỡ, tìm hiểu lý do bà mẹ chưa hợp tác và tìm lời khuyên thích hợp.
Tác động với người nhà để họ tạo điều kiện cho bà mẹ tham gia.
Tham mưu với hội phụ nữ giúp đỡ bà mẹ các mặt khó khăn, nếu được.
17. Chị cho biết cảm nghĩ khi tham gia hội thi lần này, có nên duy trì
không?
18. Có người cho rằng: Muốn nuôi con khoẻ cần phải giàu có. Ý kiến của
chị?
Kinh tế đóng vai trò quan trọng, nhưng nếu kinh tế đầy đủ mà không
biết nuôi con đúng cách, thì trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng.
Nếu biết tận dụng các thức ăn có sẵn ở địa phương và trong gia đình để
chế biến cho trẻ ăn thì trẻ sẽ phát triển tốt.
Thực tế, thôn nào trong xã ta cũng có nhiều bà mẹ nghèo nuôi con khỏe.
Kính chúc các anh chị sức khoẻ và tham dự hội thi thành công!.
PHỤ LỤC 6
THEO DÕI TĂNG TRƯỞNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NĂM 20........
Thôn:-----------Xã: --------------------------
Cộng tác viên dinh dưỡng: -------------------------
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Họ và
tên trẻ
Ngày
sinh kg cm kg Cm kg cm kg cm kg cm kg cm
Ghi chú: Những điều cần dặn dò bà mẹ sau mỗi lần cân đo:
- Hàng ngày cố gắng chế biến chất đạm, chất béo cho cháu ăn bằng mọi cách.
- Không kiêng cữ ăn, uống khi cho con bú và khi con bị tiêu chảy, ho, sốt.
- Khi trẻ ốm, cần đưa đến ngay trạm y tế để được khám, cấp thuốc miễn phí.
Xã---------------, ngày tháng năm 20....
Cộng tác viên dinh dưỡng
PHỤ LỤC 6
THEO DÕI TĂNG TRƯỞNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NĂM 20........
Thôn:--------Xã: ----------------------------
Cộng tác viên dinh dưỡng: ---------------------------
Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12Họ và
tên trẻ
Ngày
sinh kg cm kg Cm kg cm kg cm kg cm kg cm
Ghi chú: Những điều cần dặn dò bà mẹ sau mỗi lần cân đo:
- Hàng ngày cố gắng chế biến chất đạm, chất béo cho cháu ăn bằng mọi cách.
- Không kiêng cữ ăn, uống khi cho con bú và khi con bị tiêu chảy, ho, sốt.
- Khi trẻ ốm, cần đưa đến ngay trạm y tế để được khám, cấp thuốc miễn phí.
Xã---------------, ngày tháng năm 20....
Cộng tác viên dinh dưỡng
PHỤ LỤC 7
PHIẾU NHẬN ADOFEX, FARZINCOL CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
Thôn:--------Xã: ----------------------------
Cộng tác viên dinh dưỡng: ---------------------------
BÀ MẸ KÝ TÊN
Họ và tên trẻ Ngày sinh Họ tên bà mẹ
11/2010 11/2011
Ghi chú: Cần dặn dò bà mẹ sau mỗi lần cấp thuốc Adofex và Farzincol
- Cho trẻ uống thuốc đều đặn hàng ngày như hướng dẫn trong đơn thuốc,
- Khi trẻ ốm, cần đưa đến ngay trạm y tế để được khám, cấp thuốc miễn phí.
Xã---------------, ngày tháng năm 20....
Cộng tác viên dinh dưỡng
PHỤ LỤC 8
PHIẾU TẨY GIUN (MEBENDAZOL) TRẺ EM 24-59 THÁNG TUỔI
Thôn:--------Xã: ----------------------------
Cộng tác viên dinh dưỡng: ---------------------------
Bà mẹ ký tên cho con uống thuốc Họ và
tên trẻ
Ngày
sinh
Họ tên
bà mẹ 6/2010 12/2010 6/2011 12/2011
Ghi chú: Những điều cần hỏi bà mẹ, trước khi cho trẻ uống thuốc xổ giun
- Trong 6 tháng vừa qua, trẻ đã được dùng thuốc xổ giun chưa?
- Nếu chưa, chị có đồng ý dùng thuốc xổ giun bây giờ cho con chị không?
- Khi trẻ ốm, cần đưa đến ngay trạm y tế để được khám, cấp thuốc miễn phí.
Xã---------------, ngày tháng năm 20.....
Cộng tác viên dinh dưỡng
PHỤ LỤC 9
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỘNG TÁC VIÊN DINH DƯỠNG
“Dự hội thi phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em”
Thôn:--------Xã: -------------------------------
Cộng tác viên dinh dưỡng: ----------------------------
Nội dung đánh giá Điểm
chuẩn
Điểm
đạt
1. Thực hành dinh dưỡng 15
1.1. Chuẩn bị: dụng cụ phục vụ nấu ăn đầy đủ 3
+ Nồi, bát, đĩa, thìa, đũa, dao, thớt, chày, cối, nia, lá
chuối, củi, bếp, khăn, xà phòng 1
+ Thực phẩm đủ 4 nhóm, loại rẻ, sẵn có ở địa phương 2
1.2. Chế biến các món ăn 8
+ Thao tác nhanh, gọn, sắp xếp công việc hợp lý 2
+ Sơ chế đảm bảo kỹ thuật 2
+ Đảm bảo vệ sinh trong chế biến 2
+ Món ăn đạt chất lượng, hợp khẩu vị trẻ 2
1.3. Tổ chức cho trẻ ăn 4
+ Vệ sinh (rửa tay, lau mặt) cho trẻ trước khi ăn 1
+ Chia khẩu phần, khuyến khích trẻ ăn ngon miệng 2
+ Thu dọn đồ dùng; vệ sinh nơi tổ chức nấu ăn đảm bảo 1
2. Thực hành hàng tháng trong năm 2010 28
2.1. Theo dõi tăng trưởng trẻ hàng tháng 12
+ Số liệu ghi chép đầy đủ, chính xác 5
+ Tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm 2,5 % trở lên /một năm 7
2.2. Viết được bài truyền thông theo chủ đề phù hợp 4
+ Viết được 1 bài tiếng dân tộc đạt yêu cầu theo mẫu 1
+ Viết được 2-3 bài tiếng dân tộc đạt yêu cầu theo mẫu 2
+ Viết được từ 4 bài tiếng dân tộc trở lên đạt yêu cầu 4
2.3. Tiến hành truyền thông tại thôn bản hàng tháng 6
+ Truyền thông được 1 lần bằng tiếng dân tộc thiểu số 2
+ Làm được từ 2-3 lần bằng tiếng dân tộc thiểu số 4
+ Làm được từ 4 lần trở lên bằng tiếng dân tộc thiểu số 6
2.4. Vận động bà mẹ tham dự hội thi 2
+ Vận động bà mẹ ở xa có con dưới 5 tuổi dự hội thi từ
10% trở lên 1
+ Vận động bà mẹ ở gần có con dưới 5 tuổi dự hội thi
từ 70% trở lên 2
2.5. Ghi “phiếu bà mẹ nhận thuốc cho trẻ” đầy đủ 1
2.6. Ghi “phiếu bà mẹ xổ giun cho trẻ” chính xác 1
2.7. Mời 1 bà mẹ nghèo, nuôi con khoẻ tham dự hội thi 2
3. Kiến thức 7
3.1. Câu chính: trình bày chính xác, mạch lạc 5
3.2. Câu hỏi tình huống: đạt yêu cầu 2
TỔNG CỘNG 50
............, ngày tháng năm 20......
Cán bộ đánh giá
PHỤ LỤC 10
CÁCH NUÔI DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
THÁNG
TUỔI CÁCH NUÔI DƯỠNG
Từ 1-6 tháng BÚ MẸ HOÀN TOÀN THEO NHU CẦU TRẺ.
KHÔNG ĂN THÊM BẤT CỨ THỨC ĂN GÌ KHÁC
Từ 7-8 tháng BÚ MẸ THEO NHU CẦU TRẺ; ĂN THÊM BỘT NGŨ
CỐC LOÃNG 2 BỮA/NGÀY, MỖI BỮA NỬA CHÉN
Từ 9-12
tháng
BÚ MẸ THEO NHU CẦU TRẺ VÀ ĂN THÊM BỘT
NGŨ CỐC ĐẶC 3 BỮA/NGÀY, MỖI BỮA MỘT CHÉN
Từ 13-24
tháng
BÚ MẸ THEO NHU CẦU TRẺ VÀ ĂN THÊM CHÁO
HOẶC CƠM TÁN 3 BỮA/NGÀY, MỖI BỮA MỘT CHÉN
Từ 25-60
tháng
ĂN CƠM 3 BỮA CHÍNH (2 CHÉN/BỮA) VÀ 2 BỮA
PHỤ (CÓ GÌ ĂN NẤY), ƯU TIÊN THỨC ĂN CHO TRẺ
+ NẤU BỘT NGŨ CỐC: GẠO 3 PHẦN + ĐẬU 1 PHẦN: RANG VÀ
XAY MỊN. NẤU 3-5 THÌA BỘT VỚI 1 CHÉN NƯỚC + 1 NẮM RAU
GIẢ LẤY NƯỚC + NỬA THÌA MỠ
+ ĂN CHÁO HOẶC CƠM 1 CHÉN GỒM: GẠO (1 NẮM TAY) +
DẦU HOẶC MỠ (1 THÌA NHỎ) + CHẤT TANH (BĂM NHỎ, GIẢ
NHUYỄN CẢ XƯƠNG, 2 THÌA NHỎ, LÀM VIÊN CHẢ) + 1-2 NẮM
RAU + MUỐI I-ỐT (BẰNG MỘT CHỤM 3 ĐẦU NGÓN TAY).
+ SAU MỖI BỮA ĂN, NÊN CHO TRẺ ĂN THÊM TRÁI CÂY CÓ
SẴN TRONG NHÀ.
PHỤ LỤC 11
LẬP KẾ HOẠCH MỘT BUỔI TRUYỀN THÔNG
(Chuyên trách dinh dưỡng lập cho TNVDD truyền thông)
1. Lựa chọn chủ đề truyền thông
Ví dụ : Vai trò của chất tanh đối với sự phát triển trẻ em.
2. Xác định đối tượng, thời gian, địa điểm truyền thông phù hợp
Ví dụ: Đối tượng: Bà mẹ có con dưới 5 tuổi; thời gian: lúc 20h00 ngày
19/3/2010; địa điểm: nhà văn hóa thôn 4, xã Trà Tân.
3. Viết được các mục tiêu của buổi truyền thông
Ví dụ: Sau buổi này, các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tham dự có khả năng:
- Nêu lên được tác hại của việc thiếu chất tanh đối với sự phát triển của trẻ.
- Nhận thức được các chất tanh sẵn có trong thôn giúp phòng chống tốt
suy dinh dưỡng trẻ em.
- Nêu lên được sự cần thiết phải cho con ăn chất tanh hàng ngày.
4. Viết được bài truyền thông và viết được các câu hỏi cho từng mục tiêu
Ví dụ: Kính thưa anh Nguyễn T, thôn trưởng thôn 4, xã Trà Tân
Kính thưa bác Võ Văn H- già làng thôn 4.
Kính thưa chị Nguyễn Thị Vân-đại diện Trạm y tế Trà Tân cùng bà con.
Trước hết, tôi xin chào các anh chị lãnh đạo địa phương và toàn thể bà
con. Tôi tên là : Nguyễn Thị P. Cộng tác viên dinh dưỡng kiêm y tế thôn
bản thôn 4 chúng ta. Hôm nay tôi rất vui được gặp và cùng trao đổi với bà
con về chủ đề rất thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đó là:
"Vai trò của chất tanh đối với sự phát triển trẻ em". Rất mong bà con tham
gia ý kiến đóng góp để buổi trao đổi hôm nay đạt được kết quả tốt, góp
phần giúp cho suy dinh dưỡng trẻ em của thôn ta được giảm xuống.
Như các chị đã biết ở thôn ta có cháu Huỳnh Thị T. 15 tháng tuổi (Cần
nêu chính xác) con của chị Trần Thị M. hộ nghèo bị suy dinh dưỡng nặng,
chỉ nặng 7,1 kg. Khi tôi đến thăm thấy, chị M. đang cho con ăn cháo trắng
nấu với muối. Tôi hỏi mới biết chị không dám cho con ăn các chất tanh
sẵn có trong thôn, vì sợ cháu còn nhỏ, chưa ăn được. Bà con ạ! chất tanh
rất quý đối với trẻ; trẻ em từ khi tròn 6 tháng tuổi trở lên là cho ăn thêm bột
loãng có chất tanh được rồi, nhưng phải cho ăn dần từ loãng đến đặc, từ ít
đến nhiều và nấu ăn sạch sẽ.
Bây giờ, tôi xin phép hỏi các chị về tầm quan trọng của chất tanh nhé.
“Các chị vui lòng nêu lên tác hại của việc thiếu chất tanh đối với sự phát
triển của trẻ ?”; Chị nào xung phong ? Xin mời chị Hải. "không cho trẻ ăn
chất tanh, sẽ thiếu chất làm sao trẻ lớn được!". Các chị có đồng ý với chị
Hải không ?. "Đồng ý". Chị Hải và các chị thật tuyệt vời. Xin khen ngợi chị
Hải. Và bà con thấy đó, chị Hải mặc dù nhà nghèo, nhưng vợ chồng chị
chịu khó tìm chất tanh ngoài đồng và cho con ăn đều đặn hàng ngày nên
con của chị, cháu Trần Văn Tân, 20 tháng tuổi, phát triển rất tốt, được 12,5
kg. Ở thôn mình còn có các bà nghèo nuôi con khỏe, rất đáng biểu dương
như chị Lan, chị Thắm, chị Nhung…
Các chị ạ ! các chất tanh rẻ, sẵn có ở thôn mình rất nhiều như: ốc, cá
nhỏ, cua đồng, cá khô nhỏ, ếch, tép, tôm nhỏ…; tôi xin hỏi :“ Các chị cho
biết các chất tanh sẵn có trong thôn có phòng chống được suy dinh dưỡng
trẻ em không? Vì sao?”. Xin mời chị Minh. Chị Minh chưa suy nghĩ kịp,
xin mời chị Tuyết. "Các thứ đó có xương, trẻ không ăn được và khó làm
lắm" . Cám ơn chị đã mạnh dạn nêu lên một thực tế khó khăn. Mời chị
Nhung, là mẹ nghèo nuôi con rất khỏe cho ý kiến. "Theo tôi, không có gì
khó cả; trẻ con mỗi lần ăn cần một lượng ít, 1 đến 2 thìa nhỏ chất tanh, rửa
sạch, thêm ít hành cho thơm, băm nhỏ, giả nát nhuyễn, làm thành viên chả
nhỏ, phi ít mỡ vào cho trẻ ăn; nó ăn hết ngay cùng với cơm, cháo". Xin
hoan hô ý kiến quý báu của chị Nhung. Bà con mình có thống nhất không?.
Chắc thống nhất cao nhỉ. Mời bác H.- già làng thôn 4 có ý kiến. "Tôi thấy
chị Nhung nói rất chí phải. Thực tế ở làng bản mình, chị nào chịu khó bắt
ốc, mò cua cho con ăn, không kiêng khem, con chị đó đều khỏe cả. Bà con
nên phát huy". Xin cám ơn ý kiến xác đáng của bác H.
Nhưng điều quan trọng là làm sao cho con mình được ăn hàng ngày thì
trẻ mới không bị suy dinh dưỡng, chứ ăn bữa có bữa không thì trẻ rất khó
phát triển. Tôi xin hỏi tiếp: “Bà mẹ cần làm gì để trẻ ăn được thức ăn giàu
chất tanh sẵn có ở địa phương hàng ngày”. Bà con có thể trả lời chung cũng
được. Họ đều nêu lên: "Chỉ cần ông bố, bà mẹ giành chút thời gian khi đi
làm đồng, khi làm nương rẫy để bắt ốc, cua đồng hay các con vật ở bìa
rừng là con có bữa ăn tốt ngay". Các chị thật giỏi và các các chị có quyết
tâm cho con mình ăn chất tanh hàng ngày đều đặn không ?. "Có ạ". Cám
ơn các chị rất nhiều.
Tôi có mang theo và xin giới thiệu vài loại chất tanh có ở địa phương
mình để bà con thấy cho trẻ ăn rất tốt như nhiều bà mẹ đã làm: Tép, cá khô,
rạm, nhái, ốc, cua đồng, đậu xanh, đậu đen, đậu nành.
Thưa bà con, nãy giờ bà con tham gia rất tích cực và tập trung. Tôi xin
tóm tắt 3 ý chính cần nhớ và mong bà con thực hiện, đó là:
- Trẻ từ khi tròn 6 tháng tuổi trở lên nếu không được ăn chất tanh hàng
ngày sẽ bị suy dinh dưỡng.
- Cho trẻ ăn hàng ngày thức ăn có chất tanh sẵn có tại thôn ta sẽ giúp
trẻ mau lớn, không bị suy dinh dưỡng nữa.
- Bố mẹ khi đi làm rẫy cần giành ít thời gian kiếm chất tanh nấu cho
con ăn.
Sau đây, tôi xin kính mời anh Trưởng thôn lên phát biểu ý kiến chỉ đạo.
"Thưa các anh chị dự họp, thưa bà con. Chị P. hôm nay truyền thông cho
bà con về ý nghĩa và tầm quan trọng của chất tanh đối với sức khỏe, không
chỉ trẻ em mà cả đối với người lớn chúng ta. Bữa ăn mô mà thiếu chất tanh,
mình có nhiều cơm mấy cũng mau đói bụng, phải không bà con. Chẳng thế,
mà ngày đó làm việc dễ mệt mỏi, mất sức. Chất tanh, qua buổi nói chuyện
hôm nay là rất quý. Tôi hoan nghênh chị P. và đề nghị chị P. tiếp tục có
những buổi truyền thông khác có ý nghĩa như thế này. Đề nghị các bà mẹ
về nhà cùng vận động ông chồng kiếm chất tanh hàng ngày cho con ăn và
làm theo hướng dẫn của y tế, đã phát sẵn tờ rơi về cách nuôi dưỡng trẻ em
dưới 5 tuổi. Thay mặt địa phương, chúng tôi sẽ chỉ đạo mặt trận thôn, các
hội đoàn thể tham gia vận động các gia đình tích cực thực hiện việc cho
con ăn thức ăn có chất tanh hàng ngày. Cám ơn các anh chị".
Xin cám ơn bác Trưởng thôn và cám ơn bà con đã lắng nghe và tích
cực ủng hộ phong trào cho con ăn chất tanh để phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em. Tháng sau, tôi sẽ cùng bà con trao đổi về vai trò của chất
dầu, mỡ đối với sự phát triển của trẻ. Xin chào bà con.
5. Phối hợp lãnh đạo thôn lựa chọn buổi truyền thông phù hợp và
mời dự
Liên hệ thôn trưởng để gửi giấy mời hoặc mời miệng; lồng ghép
truyền thông trong buổi thực hành dinh dưỡng hay các buổi họp thôn hay
họp mặt trận hoặc cuộc họp của phụ nữ, đoàn thanh niên thôn…
6. Tổ chức buổi truyền thông đạt yêu cầu
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
Giới thiệu CTVDD lên truyền thông, ghi vào biểu mẫu giám sát truyền thông
Rút kinh nghiệm sau buổi truyền thông: ưu, khuyết, lưu ý cần khắc phục.
Người lập kế hoạch
(Ký, ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC 12
GIÁM SÁT BUỔI TRUYỀN THÔNG
Họ tên người giám sát:..............................................................................
Họ tên người truyền thông:.......................................................................
Chủ đề truyền thông:.................................................................................
Ngày giám sát: ..........................................................................................
Mức độ đạtNội dung giám sát Tốt Đạt Không
Chuẩn bị kế hoạch truyền thông
Chào hỏi thân mật và tạo được không khí thoải mái, gần gũi
Giới thiệu tầm quan trọng và mục tiêu của buổi truyền thông
Nêu được các câu hỏi để giải quyết tốt mục tiêu truyền thông
Khen ngợi, khuyến khích mọi người tham gia trả lời
Sử dụng từ ngữ địa phương chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu
Sử dụng phương tiện truyền thông phù hợp và dễ hiểu
Nêu gương người tốt việc tốt ở địa phương để minh họa
Động viên mọi người nêu khó khăn, thuận lợi khi thực hiện
Tóm tắt được nội dung chính của buổi truyền thông
Mời lãnh đạo thôn bản phát biểu chỉ đạo, tổ chức thực hiện
Cám ơn mọi người và hẹn gặp lại
Họp nhận xét sau buổi truyền thông:
+ ưu điểm:
+ Hạn chế:
+ Cách khắc phục:
Người giám sát
(ký và ghi họ tên)
PHỤ LỤC 13
GIÁM SÁT BUỔI THỰC HÀNH DINH DƯỠNG LỒNG GHÉP
Họ tên người giám sát:
Họ tên người thực hành:
Ngày giám sát:
Nơi giám sát:
Mức độ đạt Nội dung giám sát Tốt Đạt Không
Chuẩn bị phương tiện thực hành đầy đủ, vệ sinh
Chuẩn bị thực phẩm đủ 4 nhóm dinh dưỡng và sử dụng thức
ăn rẻ tiền, dễ kiếm ở địa phương
Bà mẹ tự giác mang theo đóng góp thức ăn sẵn có ở nhà
Các bà mẹ cùng tham gia thực hành sơ chế và nấu ăn
Các hội đoàn thể có tham gia phối hợp nấu ăn cho trẻ
Sơ chế thực phẩm đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh
Chế biến món ăn phù hợp; vừa làm vừa hướng dẫn bà mẹ
Phối hợp tổ chức cân, đo trẻ trước ăn, ghi vào sổ theo dõi
Hướng dẫn bà mẹ khuyến khích cho trẻ ăn no và vệ sinh
Lồng ghép truyền thông một chủ đề sau khi mẹ cho trẻ ăn
bằng tiếng dân tộc thiểu số
Mời lãnh đạo thôn bản phát biểu chỉ đạo
Vệ sinh sạch sẽ sau thực hành. Cám ơn và hẹn gặp lại
Họp nhận xét sau buổi thực hành lồng ghép:
+ ưu điểm:
+ Hạn chế:
+ Cách khắc phục:
Người giám sát
(ký và ghi họ tên)
PHỤ LỤC 14
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
1. Hình ảnh thu thập thông tin khảo sát thực trạng
Ảnh 1.1. Cán bộ điều tra khám bệnh trẻ em, phỏng vấn bà mẹ
Ảnh 1.2. Các bà mẹ xã Trà Giáp đưa trẻ về điểm khám bệnh tập trung
2. Hình ảnh thu thập thông tin quá trình can thiệp
Ảnh 2.1. Chuyên trách dinh dưỡng Trà Đốc góp ý bài truyền thông cho TNVDD
Ảnh 2.2. Bà mẹ, ông bố thôn 2 xã Trà Giáp cho con ăn sau thực hành dinh dưỡng
Ảnh 2.3. Bà mẹ xã Trà Tân tham gia chế biến tại hội thi CTVDD giỏi
Ảnh 2.4. Nghiên cứu sinh đang phỏng vấn bà mẹ nghèo nuôi con khỏe
xã Trà Giáp tham gia hội thi bà mẹ nuôi con khỏe
3. Hình ảnh thu thập thông tin đánh giá kết quả can thiệp
Ảnh 3.1. Cán bộ điều tra sau can thiệp phỏng vấn bà mẹ
Ảnh 3.2. Cán bộ điều tra sau can thiệp cấp thuốc cho trẻ em mắc bệnh
PHỤ LỤC 15
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
Yếu tố Chỉ số n=1200
Số
SDD
% SDD p
Giới tính Trai Gái
637
563
245
193
38,5
34,3 >0,05
Nơi cư trú
(xã)
Trà Giáp
Trà Kót
Trà Đốc
Trà Sơn
Trà Tân
Trà Giác
243
145
237
197
120
258
105
44
81
64
37
107
43,2
30,3
34,2
32,5
30,8
41,8
>0,05
Nhóm tuổi mẹ
<26
26-35
>35
329
538
333
131
191
116
39,8
28,2
34,8
>0,05
Hiểu sữa non Đúng Sai
854
346
307
131
35,9
37,9 >0,05
Hiểu bú mẹ
hoàn toàn
Đúng
Sai
388
812
138
300
35,6
36,9 >0,05
Hiểu thời điểm cai sữa Đúng Sai
880
320
321
117
36,5
36,6 >0,05
Hiểu thực phẩm sẵn có
giàu đạm
Đúng
Sai
384
816
125
313
32,6
38,4 >0,05
Hiểu tinh bột Đúng Sai
1100
100
399
39
36,3
39,0 >0,05
Bú mẹ giờ
đầu sau sinh
Có
Không
1083
117
393
45
36,3
38,5 >0,05
Thời điểm cai sữa
(tháng)
<18
≥18
169
1031
67
371
39,6
36,0 >0,05
Ăn tinh bột hàng ngày Đúng Sai
1078
122
393
45
36,5
36,9 >0,05
Ăn rau quả hàng ngày Đúng Sai
956
244
348
90
36,4
36,9 >0,05
Tiêm chủng mở rộng Có Không
1116
84
403
35
36,1
41,7 >0,05
PH
Ụ L
ỤC
1
6
BẢ
N
ĐỒ
H
U
Y
ỆN
B
ẮC
T
R
À
M
Y
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3_dinhdao_noidung_0986.pdf