Kế hoạch sản xuất kinh doanh được triển khai thực hiện trên cơ sở khoán quản trị
chi phí thực hiện từ Tập đoàn TKV xuống doanh nghiệp khai thác, và các đơn vị tiếp
tục triển khai xuống các phân xưởng, phòng ban, tổ đội sản xuất và người lao động.
Các chỉ tiêu giao khoán được dự thảo gửi các đơn vị thảo luận, thống nhất trước khi
chính thức giao nhận khoán sản lượng chi phí sản xuất và các chỉ tiêu công nghệ giữa
Giám đốc công ty với các đơn vị. Hầu hết các doanh nghiệp giao khoán theo các yếu tố
chi phí cho từng loại thiết bị, công việc bao gồm: khoán chi phí vật liệu, khoán chi phí
nhiên liệu, khoán chi phí điện năng, khoán chi phí tiền lương. Đồng thời với việc giao
khoán chi phí cho các công trường, phân xưởng, còn giao cho các Phó giám đốc và các
phòng ban chức năng có liên quan chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các nguồn chi
phí theo từng công đoạn sản xuất, theo các chỉ tiêu công nghệ và kết quả thực hiện chi
phí khoán của các công trường, phân xưởng theo từng lĩnh vực được phân công.
167 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp khai thác than, áp dụng cho công ty cổ phần than Cao Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí trong sản xuất hoặc do biến động về giá cả thị trường hoặc
do thay đổi điều kiện khai thác, thay đổi thiết bị so với tính toán khoán,
Để đáp ứng yêu cầu kế toán quản trị chi phí cần có chứng từ phản ánh nguyên
nhân của sự thay đổi mức đó. Do vậy kế toán có thể lập các chứng từ như: “Phiếu
lĩnh vật tư vượt định mức”, “Phiếu báo thay đổi định mức vật liệu”,... để phản ánh
chênh lệch chi phí theo từng nguyên nhân và kế toán quản trị có thể tập hợp và hạch
toán được khoản chi phí chênh lệch vượt định mức.
Mẫu 1 PHIẾU LĨNH VẬT TƯ VƯỢT ĐỊNH MỨC
Số:... Ngày tháng năm
- Bộ phận sử dụng:
- Lý do nhận: - Xuất tại kho:
STT Tên vật tư ĐVT ĐG ĐM TT
Chênh lệch
Ghi chú
SL GT
Cộng
Duyệt của Giám đốc Phụ trách bộ phận sử dụng Thủ kho
131
Mẫu 2:
PHIẾU BÁO THAY ĐỔI ĐỊNH MỨC VẬT TƯ
Số: Ngày thángnăm.
- Loại công việc có thay đổi định mức vật liệu.- Kí hiệu, mã số:..
- Lý do thay đổi định mức:.Ngày bắt đầu thực hiện định mức mới:..
Xác nhận của giám đốc Trưởng phòng kỹ thuật (Cơ điện)
4.4.2.3. Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán chi phí phục vụ hạch toán chi phí và
tính giá thành theo công đoạn
Qua khảo sát thực tế tại các DNKTT nói chung và Công ty CP Than Cao Sơn nói
riêng, với cách tổ chức tài khoản ghi nhận chi phí như hiện nay có một số hạn chế:
- Chưa theo dõi và hạch toán đủ hết các đối tượng công đoạn tính giá thành
trong doanh nghiệp. Do vậy theo yêu cầu quyết toán chi phí theo công đoạn của Tập
đoàn, kế toán chi phí sẽ phải sử dụng ước lượng phân bổ.
- Hệ thống tài khoản chi tiết hạch toán chi phí hiện nay của công ty không thể
cung cấp trong cùng hệ thống các thông tin chi phí định mức, chi phí thực tế,... phục
vụ cung cấp thông tin chi phí cho quản trị chi phí trên cơ sở giao khoán giá thành
công đoạn đang áp dung cho trong các DNKTT.
Do vậy, cần thiết kế lại hệ thống tài khoản chi tiết ghi nhận, hạch toán chi phí
sản xuất kinh doanh đáp ứng các yêu cầu trên.
Trong DNKTT, công nghệ sản xuất khác nhau sẽ tương ứng với các công đoạn
sản xuất khác nhau. Do vậy, nội dung hoàn thiện hệ thống tài khoản chi phí phục vụ
hạch toán chi phí và tính giá thành theo công đoạn phụ thuộc vào công nghệ sản
xuất áp dụng trong DNKTT.
STT
Loại vật liệu thay đổi Định mức Đơn giá Chênh lệch thay đổi ĐM
Tên Mã số
Đơn vị
tính
ĐM
cũ
ĐM
mới
ĐG
cũ
ĐG
mới
Số lượng Giá trị
132
Ví dụ: Công ty CP Than Cao Sơn là doanh nghiệp khai thác than theo công
nghệ lộ thiên, để đáp ứng yêu cầu quản trị chi phí trên cơ sở giao khoán công đoạn
tổng hợp của Tập đoàn, bộ phận kế toán phải hạch toán được chi phí thực tế phát
sinh, chi phí định mức (giao khoán) là cơ sở quyết toán chi phí theo công đoạn.
Mối liên hệ chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành công đoạn trong quá trình
khai thác tại Công ty CP Than Cao Sơn nói riêng và các DNKTT lộ thiên nói chung
được thể hiện trên Hình 4.4.
Chi phí
khoan
Chi phí
nổ mìn
Chi phí
bốc xúc
đất đá
Chi phí
vận tải
đất đá
Chi phí bốc
xúc than
nguyên khai
Chi phí vận
tải than
nguyên khai
Chi phí
sàng
tuyển
than
Chi phí
bán hàng,
chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
Giá thành bóc đất đá
Giá thành than nguyên khai
Giá thành than sạch khai thác
Giá thành toàn bộ than sạch
Hình 4.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành công đoạn.
Với mô hình kết hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị đã lựa chọn, việc mở
tài khoản chi tiết cần căn cứ vào đặc thù của Công ty hiện đang áp dụng quản lí giá
thành theo công đoạn và theo định mức chi phí.
Chi phí thực tế phát sinh trong kì sẽ được phân loại:
- Chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Chi phí ngoài sản xuất: gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp.
Theo cách phân loại này có thể tổ chức hạch toán chi phí để phục vụ việc tập
hợp chi phí và tính giá thành như sau:
+ Đối với các chi phí đơn nhất thực tế phát sinh: chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp có thể sử dụng các tài khoản cấp 1 chi tiết theo
công đoạn để phản ánh.
133
Ví dụ: Đối với TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp sản xuất than phát sinh trong kì
được mở:
622.11: chi phí nhân công khoan thực tế
622.21: chi phí nhân công xúc thực tế
622.31: chi phí nhân công vận tải thực tế
.....
Do đặc thù công nghệ có sự bố trí xen kẽ xúc đất đá và than, do vậy công tác
xúc bốc gồm xúc bóc đất đá, xúc than vỉa, xúc tải đống. Vì vậy, mặc dù là chi phí
đơn nhất, song nếu cần phải phân bổ, có thể lựa chọn tiêu thức phân bổ là khối
lượng xúc bốc từng công đoạn. Để phản ánh có thể mở chi tiết:
622.211: chi phí nhân công xúc đất đá thực tế;
622.212: chi phí nhân công xúc than vỉa thực tế;
622.213: chi phí nhân công xúc tải đống thực tế.
Trong doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức cấp phiếu tại máy xúc khi lái xe
đến nhận tải và đối chiếu cuối ca với việc ghi chuyến tại bãi thải và đầu băng, vừa
quản lí đội xe vận tải vừa thống kê khối lượng xúc bốc theo từng công đoạn là cơ sở
phân bổ chi phí nhân công vận hành máy xúc.
+ Đối với các chi phí tổng hợp thực tế phát sinh trong kì: chi phí sản xuất chung,
chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp: hiện tại ở doanh nghiệp theo dõi chi tiết
theo yếu tố chi phí, tài khoản theo dõi được mở theo hướng dẫn của Tập đoàn.
Ví dụ: TK 627 - Chi phí sản xuất chung được chi tiết:
627.11: chi phí nguyên liệu, vật liệu sản xuất chung thực tế phát sinh;
627.21: chi phí nhân công sản xuất chung thực tế phát sinh.
Để phục vụ tính giá thành theo công đoạn, kế toán quản trị có thể chi tiết:
627.211: chi phí nhân công sản xuất chung thực tế phân bổ khoan
627.212: chi phí nhân công sản xuất chung thực tế phân bổ xúc bốc
627.213: chi phí nhân công sản xuất chung thực tế phân bổ vận tải
134
Ngoài ra, kế toán quản trị sẽ thiết kế các tài khoản quản lí chi phí theo định
mức tương ứng với các tài khoản phản ánh chi phí thực tế phát sinh để so sánh,
nhằm xác định các chi phí ngoài định mức và phân tích các sai biệt, lập các báo cáo
kế toán quản trị chi phí về tình hình thực hiện định mức chi phí,...
Ví dụ: TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được mở như sau:
CHI TIẾT TÀI KHOẢN CHI PHÍ NVLTT THEO CÔNG ĐOẠN
TK
cấp 3
TK
cấp 4
TK
cấp 5
Nội dung
6211.1 Chi phí VL trực tiếp CĐ khoan
6211.11
6211.12
6211.13
6211.111
6211.112
......
6211.121
6211.122
......
6211.131
6211.132
Chi phí VL trực tiếp thực tế phát sinh CĐ khoan
Chi phí vật liệu thực tế phát sinh CĐ khoan
Chi phí nhiên liệu thực tế phát sinh CĐ khoan
.......
Chi phí VL trực tiếp theo định mức CĐ khoan
Chi phí vật liệu theo định mức CĐ khoan
Chi phí nhiên liệu theo định mức CĐ khoan
.......
Chênh lệch chi phí VL trực tiếp CĐ khoan (CP ngoài
định mức)
Chênh lệch chi phí vật liệu CĐ khoan
Chênh lệch chi phí nhiên liệu CĐ khoan
6211.2 Chi phí NL, VL trực tiếp CĐ nổ mìn
6211.3 Chi phí NL, VL trực tiếp CĐ bốc xúc
6211.4
.........
Chi phí NL, VL trực tiếp CĐ vận tải
...........
Tương tự với các tài khoản 622 - chi phí nhân công trực tiếp và tài khoản 627 -
chi phí sản xuất chung cũng được mở chi tiết theo cách trên.
4.4.3. Hoàn thiện tổ chức sản xuất thông tin chi phí trên cơ sở hoàn thiện phân
bổ chi phí và xác định giá thành theo công đoạn
Tại DNKTT và Công ty CP Than Cao Sơn nói riêng để phù hợp công nghệ
135
khai thác và đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, phục vụ
công tác khoán chi phí, công tác hạch toán kế toán xác định:
* Đối tượng tập hợp chi phí: thông tin về chi phí thực tế được thực hiện theo 2 cấp độ:
Cấp độ 1: Chi phí theo các yếu tố (nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sửa chữa thường
xuyên, động lực, chi phí nhân công vận hành, khấu hao, chi phí khác,) được chi
tiết theo từng máy, thiết bị,Ví dụ tại Công ty CP Than Cao sơn chi tiết theo:
+ Máy khoan các loại;
+ Nổ mìn toàn Công trường;
+ Máy xúc các loại;
+ Máy gạt các loại;
+ Ô tô vận tải các loại;
+ Sàng và máng ga;
+ Xe làm lốp;
+ Xe phục vụ (xe chở dầu, rải nước);
+ Máy bơm các loại.
Cấp độ 2: Chi phí được tổng hợp theo các đối tượng công trường, phân xưởng và
phòng, ban chức năng.
Cụ thể tại Công ty CP Than Cao Sơn chi phí xác định:
- Từng công trường, phân xưởng
+ Công trường khai thác 1, 2, 3, công trường cơ khí cầu đường; công trường
khoan;
+ Các phân xưởng vận tải chính 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9;
+ Bộ phận phụ trợ: Phân xưởng trạm mạng, cấp thoát nước, vận tải 6, 8,
phân xưởng cơ điện.
- Từng phòng ban chức năng.
* Đối tượng tính giá thành: Theo các công đoạn của doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty Than Cao Sơn đã tính giá thành công đoạn theo hướng dẫn của
Tập đoàn tuy chưa chi tiết hết các công đoạn gồm các loại thông tin giá thành sau:
+ Khoan;
+ Gạt;
+ Bốc xúc;
+ Vận tải;
+ Bóc đất đá;
136
+ Than nguyên khai;
+ Sàng tuyển;
+ Than sạch;
+ Giá thành toàn bộ.
Kế toán ghi nhận thông tin chi phí và tính giá thành thực tế hiện nay trong
các DNKTT có ưu điểm:
+ Chi phí đã được chi tiết đến từng thiết bị chính, phục vụ phụ trợ thuận tiện
cho thực hiện công tác khoán quản chi phí theo thiết bị và gắn với người vận hành.
+ Chi phí được ghi nhận theo từng địa chỉ và được gắn với các công đoạn và
đối tượng tính giá thành.
Nhưng cũng tồn tại các nhược điểm:
+ Các đơn vị ngoài sản xuất chính ví dụ: Công trường cơ khí cầu đường (thực
hiện chủ yếu là nhiệm vụ san gạt cho các công trường, phân xưởng chính) và một số
bộ phận phụ trợ khác được tập hợp chi phí trực tiếp như công trường, phân xưởng
chính chưa hợp lí vì các bộ phận này được tổ chức nhằm phục vụ cho các công đoạn
sản xuất chính (khoan, vận tải, bốc xúc, sàng tuyển). Do đó, sau khi tập hợp cho
công trường, bộ phận phụ trợ này, cần xác định mức phục vụ cho các công đoạn
chính để phân bổ nhằm xác định đúng đắn giá thành của sản phẩm theo đối tượng
chịu phí không sử dụng các ước lượng phân bổ theo kinh nghiệm như hiện nay.
+ Công ty CP Than Cao Sơn nói riêng và các DNKTT nói chung mặc dù thực
hiện khoán chi phí nhưng không kết hợp đối chiếu kịp thời với định mức, do vậy kế
toán hiện nay tại doanh nghiệp chỉ theo dõi chi phí thực tế hằng ngày, quyết toán
các chi phí so định mức giao khoán theo tháng (chi phí nhiên liệu, tiền lương,...),
theo quí (vật liệu, động lực,...) do vậy cũng gây khó khăn cho công tác quản trị chi
phí, giảm tính kịp thời, hiệu quả trong quản trị chi phí.
Trên cơ sở các giải pháp hoàn thiện phân loại chi phí, hoàn thiện hệ thống
chứng từ và tài khoản chi phí đã nêu, kế toán chi phí sản xuất và giá thành có đủ cơ
sở để theo dõi hạch toán chi phí trên cơ sở giao khoán chi phí, phân bổ các công
đoạn phụ trợ phục vụ để tính giá thành công đoạn chính xác hơn để khắc phục được
các nhược điểm trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành hiện nay ở doanh
nghiệp. Có thể mô tả qua hình 4.5.
137
Ghi chú:
137
Hình 4.5. Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí theo định mức và tính giá thành công đoạn tại Công ty Than Cao Sơn
Các chi phí thực tế phát sinh cho hoạt động tiêu thụ, quản lí doanh nghiệp: vật
liệu, nhiên liệu, động lực, nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí phải
trả, chi phí trả trước, chi phí khác bằng tiền
(tính giá thành toàn bộ than theo tỷ lệ định mức % chi phí công đoạn sản xuất)
Khoan, nổ mìn Bốc xúc Vận tải Sàng tuyển
Kho than nguyên
khai
Phục vụ sản xuất
(bảo dưỡng, thay thế, san gạt,
sửa chữa, bơm moong)
Kho
than
sạch
Đất đá
bắn tơi
Than,
đất đá
Than
NK
Hoạt động tiêu
thụ, quản lý
DN
Các chi phí thực tế phát sinh cho sản xuất, bao gồm: Vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, nhân
công, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí phải trả, chi phí trả trước, chi phí khác bằng tiền
Bãi
thải đất
đá
Chi phí thực tế trong định mức
tính vào giá thành
Chi phí ngoài định mức không tính
vào giá thành chờ xử lí
Chi phí ngoài định
mức tính vào giá thành
than nguyên khai
Than
sạch
Than tiêu thụ
Chi phí phân bổ Chi phí tập hợp trực tiếp cho công đoạn
138
4.4.4. Hoàn thiện tổ chức cung cấp thông tin chi phí trong doanh nghiệp khai thác than
4.4.4.1. Hoàn thiện hệ thống báo cáo phân tích chi phí
Hiện tại, các doanh nghiệp cũng đã tiến hành phân tích chi phí, lập các báo cáo
so sánh chi phí song chỉ mới so sánh về tổng số chênh lệch mà không tách biệt các
chênh lệch đó là do yếu tố nào tác động, với mức độ là bao nhiêu, do vậy cần thiết
đề xuất xây dựng một số mẫu báo cáo phân tích chi phí cho doanh nghiệp.
Luận án lựa chọn xây dựng các mẫu biểu báo cáo phân tích chi phí áp dụng
cho các công trường, phân xưởng, phòng ban hoặc cho từng công đoạn.
Đối với chi phí sản xuất chung, do tính chất là chi phí hỗn hợp (gồm cả định
phí và biến phí) nên có thể sử dụng mẫu báo cáo xây dựng theo mẫu 3. Tương tư có
thể sử dụng cho các chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp.
Mẫu 3: BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Đơn vị (Công đoạn):
Thời gian phân tích:.
TT Khoản mục chi phí sản xuất chung
Tổng chi phí
định mức
Chi phí
thực tế
phát sinh
Chênh
lệch
Nguyên
nhân
I Biến phí
1 Công cụ dụng cụ
2 Chi phí dịch vụ thuê ngoài
3 Chi phí phụ trợ
4 Chi phí động lực
5 Chi phí nhiên liệu
6 Điện, nước phục vụ sx
.
Cộng
II Định phí
1 Chi phí nhân viên quản lý
phân xưởng
2 Các khoản trích theo lương của nhân
viên quản lý phân xưởng
3 Khấu hao TSCĐ
4 Chi phí điện, nước, điện thoại
5 Chi phí sửa chữa TSCĐ
.
Chi phí cố định khác
Cộng
Tổng cộng
139
Với các chi phí là biến phí (chi phí vật liệu, nhiên liệu,) có thể tiến hành phân
tích biến động chi phí trên cơ sở các nhân tố tác động như do thay đổi về giá, do thay
đổi về sản lượng sản xuất thực tế so với kế hoạch, có thể xây dựng mẫu báo cáo
phân tích các chi phí này trong DNKTT như mẫu 4.
Mẫu 4:
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỨC TIÊU HAO CHI PHÍ VẬT LIỆU
VÀ PHÂN TÍCH CÁC SAI BIỆT VỀ CHI PHÍ VẬT LIỆU
Đơn vị (công đoạn): ........
Thời gian phân tích:..
Đối tượng và nội
dung chi phí
Chi phí nguyên vật liệu tính theo Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
QoiMoijGoij Q1iMoijGoij Q1iM1ijGoij Q1iM1ijG1ij
Δ sản
lượng
Δ mức
tiêu hao
Δ Giá
VL
Tổng
hợp
1 2 3 4 5=2-1 6=3-2 7=4-3 8=5+6+7
Công đoạn khoan
lỗ mìn
- Vật liệu
+ Mũi khoan
+ Ty khoan
- Nhiên liệu
.........
Công đoạn nổ mìn
.....
Tổng chi phí
Ghi chú: Qi : sản lượng SP công đoạn i, Mij: mức tiêu hao vật tư j ở công đoạn i;
Gij: đơn giá vật tư j dùng sản xuất ở công đoạn i;
1: chỉ số số liệu thực tế; 0: chỉ số số liệu mức tiêu hao.
4.4.4.2. Tổ chức vận dụng cung cấp thông tin chi phí trên mạng nội bộ Tập đoàn
Chương trình “Quản lí điều hành sản xuất kinh doanh trên mạng vi tính của
Tổng công ty than Việt Nam (nay là Tập đoàn TKV )” đã được triển khai trong các đơn
vị của Tập đoàn. Mục tiêu của chương trình được triển khai theo mô hình hệ thống
thống nhất từ Tập đoàn TKV đến các doanh nghiệp thành viên và có tính mở rộng đến
phân xưởng, công trường trực thuộc tạo thành hệ thống thông tin thống nhất trong nội
bộ Tập đoàn TKV về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có thông tin kế
toán. Chương trình có một số tiện ích cơ bản phục vụ cho công tác kế toán quản trị:
• Tạo cơ sở dữ liệu thông tin kế toán theo các cấp hạch toán: cơ sở dữ liệu
cấp 1: Tập đoàn; cơ sở dữ liệu cấp 2: các đơn vị thành viên; cơ sở dữ liệu
cấp 3: phân xưởng, công trường trực thuộc;
140
• Hệ thống các chương trình tổng hợp chức năng: tiến hành xử lí, tổng hợp dữ
liệu nhằm đưa ra các báo cáo thông tin theo yêu cầu của đối tượng sử dụng;
• Chương trình hỗ trợ ra quyết định: được thiết kế theo mô hình trang web
động, có thể chiết xuất dữ liệu, thành lập bảng biểu, đồ thị nhằm cung cấp
các thông tin từ tổng hợp đến chi tiết.
Do vậy, tại các DNKTT nếu được trang bị cơ sở vật chất (hệ thống máy tính
có nối mạng và các thiết bị công nghệ khác) từ thống kê trên công trưởng, phân
xưởng đến các bộ phận chức năng quản lí chi phí là có thể dễ dàng thu nhận, xử lí,
cung cấp hệ thống thông tin chi phí theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay các tiện ích này chưa thực sự được khai thác do nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân xuất phát từ nhà quản trị
không có các nhu cầu thông tin chi phí, hoặc do trình độ hạn chế của nhân viên kế
toán, thống kê, kinh tế phân xưởng; do thói quen cập nhật, lưu trữ thông tin theo
cách “bán thủ công”,
4.4.4.3. Một số nội dung sử dụng thông tin kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp
a) Tính giá thành theo chuẩn mực kế toán
Theo chuẩn mực kế toán 02, chi phí sản xuất chung trong kì của doanh nghiệp
được phân tích thành định phí và biến phí, phần định phí sản xuất chung trong kì
được phân bổ vào giá thành đơn vị sản phẩm theo “công suất bình thường” của máy
móc thiết bị sản xuất (“công suất bình thường” phản ánh mức hoạt động của máy
móc thiết bị trong điều kiện bình thường của doanh nghiệp)
Định phí SXC
phân bổ trong kì
=
Tổng định phí SXC
x
Khối lượng sản xuất
thực tế trong kì Mức công suất bình thường
Phần định phí sản xuất chung không được phân bổ do chênh lệch khối lượng sản
xuất thực tế trong kì thấp hơn mức “công suất bình thường” đã tính toán trong điều
kiện cụ thể của doanh nghiệp sẽ được hạch toán vào giá vốn.
Vận dụng chuẩn mực này trong công tác hạch toán của doanh nghiệp đòi hỏi hệ
thống kế toán ghi nhận thông tin chi phí sản xuất chung phát sinh dưới dạng: định phí,
biến phí.
Thông tin về giá thành tính toán theo cách này sẽ giúp các nhà quản trị có cái
nhìn chính xác hơn về chi phí và giá thành sản xuất sản phẩm trong kì, đồng thời
141
phải quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả hơn máy móc thiết bị sản xuất vì thực tế
phần định phí không xác định vào giá thành sản xuất thực tế trong kì vẫn hạch toán
vào giá vốn hàng bán ra.
Trong điều kiện cụ thể của Công ty CP Than Cao Sơn, để đáp ứng các yêu cầu
tính giá thành theo công đoạn, phù hợp với các đặc điểm về công nghệ, về tình trạng
của máy móc thiết bị sản xuất, có thể áp dụng chuẩn mực để tính toán giá thành
theo từng công đoạn như sau:
Bước 1: Sử dụng năng lực sản xuất theo giờ của từng khâu và thời gian làm
việc theo chế độ, hệ số tận dụng năng lực sản xuất ước tính trong điều kiện bình
thường để tính toán “mức công suất bình thường” trong kì:
Ví dụ: Năm 2014, tại Công trường khai thác 1 có 17 máy xúc gồm 3 máy xúc thuỷ
lực, 8 máy xúc ЭKҐ5A, 6 máy xúc ЭKҐ 4,6.
- Căn cứ vào tình trạng của máy móc thiết bị phân thành 3 loại A, B, C (loại A
có Hđc = 1,1; loại C có Hđc = 0,9).
- Căn cứ vào thông số kĩ thuật của các loại máy xúc, tính toán năng lực sản
xuất theo giờ của khâu xúc là 3.696,35 m3/h.
- Căn cứ vào kì hạch toán, để tiến hành tính năng lực sản xuất trong kì, ví dụ:
năng lực sản xuất theo năm của khâu xúc là:
3.696,35 x 6 x 3 x 250 = 16.633.575 m
3
.
- Năng lực sản xuất của khâu xúc tính xúc bóc đất đá theo kế hoạch là
15.090.154 m
3
.
- Căn cứ vào hệ số tận dụng năng lực sản xuất trong điều kiện bình thường do
doanh nghiệp xây dựng, giả định công ty xây dựng hệ số H = 0,8, để tính mức
“công suất bình thường” của khâu xúc đất đá là:
0,8 x 15.090.154= 12.072.123 m
3
Bước 2: Căn cứ vào định phí sản xuất chung đã tập hợp tính toán trong kì và khối
lượng xúc (than và đất đá) để phân bổ định phí sản xuất cho từng công đoạn.
Ví dụ: - Khối lượng xúc đất đá thực tế trong năm 2014 của công trường khai
thác 1 là: 11.074.910 m
3
;
- Định phí sản xuất chung tập hợp và phân bổ xúc bóc đất đá là 54.672 triệu đồng.
Do vậy, định phí sản xuất chung phân bổ tính vào giá thành sản xuất khâu xúc
bóc đất đá năm 2014 là:
142
Phần còn lại 54.672 – 50.155,84 = 4.516,16 (trđ), không được tính vào giá
thành sản xuất bóc đất đá năm 2014 mà tính vào giá vốn như chi phí thời kì.
Nói cách khác: 4.516,16 triệu đồng là con số phản ánh định phí sản xuất chung
không được tính vào giá thành sản xuất bóc đất đá trong kì do doanh nghiệp chưa
tận dụng tốt năng lực sản xuất của máy móc thiết bị, thực tế hệ số tận dụng năng lực
sản xuất của khâu xúc đất đá trong năm đạt:
H = 11.074.910/15.090.154 = 0,73
(Nguyên nhân trong năm 2014, Tập đoàn TKV đã yêu cầu Công ty giảm sản lượng do
tiêu thụ khó khăn và do ảnh hưởng của 1 số lỗ khoan thăm dò phục vụ dự án xây dựng
mỏ Khe Chàm 2-4 nằm trong diện sản xuất của Công ty nên ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất của Công ty).
Có thể mô tả khái quát mối quan hệ giữa chi phí và các loại giá thành của từng
công đoạn theo yêu cầu của chuẩn mực trong DNKTT như sau:
Chi phí sản xuất cho khối lượng hoàn thành trong kì công đoạn X
Biến phí (BP) Định phí (ĐP)
Chi phí NVL trực tiếp Chi phí NC trực tiếp Chi phí sản xuất chung
Giá thành sản xuất chung theo biến phí Định phí SXC cần phân bổ
Giá thành sản xuất công đoạn X đã phân bổ định phí sản xuất chung
theo khối lượng sản xuất hoàn thành trong kì
ĐPSXC chưa
phân bổ
Hình 4.6. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành công đoạn
có tính toán phân bổ định phí sản xuất chung trong DNKTT
Cuối kì trên cơ sở số liệu tính toán của từng công đoạn sẽ tính toán các chỉ tiêu
giá thành bóc đất đá, giá thành sản xuất than nguyên khai,
b) Xác định hệ thống các chỉ tiêu điểm hòa vốn của doanh nghiệp
Theo lí thuyết, điểm hoà vốn là điểm tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi
phí sản xuất kinh doanh bỏ ra (trong điều kiện giá bán sản phẩm được thị trường
chấp nhận).
Trong điều kiện Công ty CP Than Cao Sơn là doanh nghiệp khai thác than với
công nghệ khai thác than lộ thiên. Để phục vụ tính toán và ứng dụng điểm hòa vốn
trong quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể tính toán một số chỉ tiêu
143
ứng dụng điểm hòa vốn trong kế toán quản trị chi phí như sau:
Tại điểm hòa vốn của doanh nghiệp
D = ĐP + BP
g x Q = ĐP + b x Q
Trong đó:
- D: Doanh thu
- g: giá bán đơn vị bình quân 1T than qui sạch (đ/T), đối với doanh nghiệp
khai thác và tiêu thụ nhiều chủng loại than, g được tính
Với: gi là giá bán than loại i trong kì (hoặc giá kế hoạch ), đ/T;
Qi là khối lượng than loại i tiêu thụ trong kì (hoặc kế hoạch), T.
- ĐP: khấu hao TSCĐ (dùng cho sản xuất, tiêu thụ, QLDN), và các chi phí
QLDN khác.
- b: biến phí đơn vị, đối với doanh nghiệp khai thác than lộ thiên được xác định:
b = bđ + bt + bbh
bđ: biến phí đơn vị bóc đất đá, đ/m
3
;
bt: biến phí đơn vị khai thác,vận chuyển, sàng tuyển than, đ/T;
bbh: biến phí đơn vị tiêu thụ, đ/T.
Tại điểm hoà vốn, có thể xác định:
1. Sản lượng hoà vốn (Qhv):
(T)
Trên cơ sở sản lượng hòa vốn, căn cứ vào năng lực sản xuất các doanh nghiệp
khai thác lộ thiên có thể xác định chỉ tiêu công suất hoà vốn hhv- công suất cần huy
động để đạt sản lượng hoà vốn:
n
i
i
n
i
ii
Q
Qg
g
1
1
.
bg
DP
Qhv
(%)%100
)(
%100 x
xQbg
DP
x
Q
Q
h
nlsxnlsx
hv
hv
144
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho nhà quản trị biết cần phải huy động bao nhiêu %
công suất máy móc thiết bị sản xuất mới đạt mức sản lượng hoà vốn, hhv càng
<100% càng phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp còn dồi dào, cho phép
doanh nghiệp có khả năng khai thác công suất trên mức hoà vốn lớn, đạt lợi nhuận
cao, ngược lại phản ánh tình trạng bất ổn trong trang bị và đầu tư về qui mô và tình
trạng của TSCĐ.
2. Giá bán hoà vốn (ghv):
(đ/T)
3. Hệ số bóc hoà vốn (Khv)
Đối với doanh nghiệp khai thác lộ thiên có thể xác định chỉ tiêu hệ số bóc hoà
vốn, chỉ tiêu này có thể sử dụng làm cơ sở để tính toán và phân tích tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc là cơ sở tính toán hệ số bóc kế
hoạch cho từng năm.
Về lí thuyết có nhiều loại hệ số bóc khác nhau: về tên gọi, nội dung, cách tính
toán, tuy nhiên trong thực tế tính toán các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của doanh nghiệp
khai thác lộ thiên, hệ số bóc được xác định:
(m
3
/T)
Trong đó:
Qđ: Khối lượng đất đá bóc (m
3
);
Qngkh: Khối lượng than nguyên khai khai thác (T).
Do đó:
Với: Qqs: khối lượng than qui sạch (T);
H: hệ số qui đổi than nguyên khai ra than sạch.
Tại điểm hoà vốn:
hv
hv
Q
DP
bg
ngkh
d
Q
Q
K
H
Q
xKQxKQ
qs
ngkhd
qsbhqstddqs QxbQxbQxbDPBPDPQxg
145
Do đó, hệ số bóc hoà vốn được xác định:
Ý nghĩa:
- Trên cơ sở xác định điểm hoà vốn, nhà quản trị doanh nghiệp có thể xác định
tình trạng doanh nghiệp trong từng điều kiện về giá bán, về sản lượng khai thác, từ
đó có thể sử dụng thông tin về điểm hoà vốn để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
cho phù hợp, hoặc xác định và đề xuất giá bán nội bộ để Tập đoàn TKV tham khảo
áp dụng với doanh nghiệp trong kì,
- Sử dụng hệ số bóc hoà vốn so sánh với hệ số bóc thiết kế hoặc hệ số bóc đã
thực hiện để phân tích tình hình doanh nghiệp hoặc là căn cứ để xây dựng kế hoạch,
phương án sản xuất kinh doanh trình Tập đoàn
Nếu Khv < K thiết kế (hoặc thực hiện): DNKTT sản xuất sẽ bị lỗ
Nếu Khv > K thiết kế (hoặc thực hiện): DNKTT sản xuất sẽ có lãi
4. Tổng định phí (ĐP)
ĐP = KHĐTSCĐ (dùng sản xuất, tiêu thụ, QLDN) + chi phí QLDN khác
5. Tổng biến phí (BP)
BP = biến phí sản xuất + biến phí bán hàng
6. Biến phí đơn vị (b)
b = Tổng biến phí : khối lượng than qui sạch
7. Biến phí bán hàng đơn vị (bbh)
bbh =(Chi phí bán hàng- KHTSCĐ bán hàng): khối lượng than qui sạch tiêu thụ
8. Biến phí bóc đất (bđ)
(đ/m3)
Trong đó:
Zđ: tổng giá thành bóc đất đá trong kì (trđ)
qsbhqst
qs
dqs QxbQxb
H
Q
xKxbDPQxg
d
qs
bht
hv
b
Q
DP
bbgxH
K
)(
d
dbhdd
d
Q
CPQLDNKHTSCDKHTSCDZ
b
)(
146
KHTSCĐđ: khấu hao TSCĐ dùng bóc đất đá (trđ)
(KHTSCĐbh + CPQLDN)đ: chi phí QLDN và chi phí bán hàng phân bổ cho bóc
đất đá theo tỉ lệ gia thành bóc đất đá trong tổng giá thành than qui sạch.
9. Biến phí sản xuất than (bt)
(trđ/T)
Trong đó:
Zt: Tổng giá thành than qui sạch
Ý nghĩa:
- Việc tính toán các chỉ tiêu trên theo yêu cầu của kế toán quản trị là một
trong các cơ sở để giúp nhà quản trị đánh giá được kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh than trong kì.
- Ngoài ra đối với doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, mặc dù chịu sự điều tiết của
Tập đoàn TKV qua Hợp đồng phối hợp kinh doanh nhưng cũng có thể sử dụng các
chỉ tiêu trên để tính toán sản lượng hoà vốn, giá bán hoà vốn, hệ số bóc hoà vốn
làm cơ sở xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm trình Tập đoàn.
Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác
than, mỗi sự thay đổi từ các quyết định “điều hành nội bộ” của Tập đoàn TKV về
các chỉ tiêu giá bán, khối lượng than sản xuất, tiêu thụ cho phù hợp với tình hình
thực tế, hoặc để giải quyết các mối quan hệ cân đối khác trong nền kinh tế và giữa
các doanh nghiệp trong Tập đoàn, đều làm thay đổi tính chất của điểm hoà vốn
trong doanh nghiệp.
Trên đây là một vài ứng dụng của thông tin kế toán quản trị chi phí trong hoạt
động quản trị doanh nghiệp khai thác lộ thiên. Thực tế hoạt động của các doanh nghiệp
khai thác vô cùng đa dạng và phức tạp, nhà quản trị phải đối mặt hằng ngày với nhiều
vấn đề khó khăn hơn trong công tác quản lí điều hành doanh nghiệp: quyết định nên
tiếp tục tự tổ chức sản xuất tất cả các công đoạn khai thác hay nên thuê ngoài, hoặc
phải lựa chọn giữa các phương án đầu tư đổi mới tài sản cố định, nâng cao năng lực sản
xuất,... Do vậy, nếu tổ chức tốt thông tin kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị
chi phí nói riêng là công cụ hỗ trợ đắc lực, tăng hiệu quả công tác quản trị doanh
nghiệp.
qs
ddt
t
Q
xQbDPZ
b
147
4.5. Các điều kiện cơ bản để thực hiện hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi
phí trong doanh nghiệp khai thác than
Để có thể thực hiện hiệu quả tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các
DNKTT như đề xuất ở trên, cần có sự kết hợp và hỗ trợ trong nội bộ các DNKTT
cũng như bên ngoài doanh nghiệp.
4.5.1. Đối với các doanh nghiệp khai thác than
4.5.1.1. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp
Sự tồn tại của hệ thống kế toán quản trị chi phí trong mỗi doanh nghiệp xuất
phát từ nhu cầu thông tin của các nhà quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, việc hoạch
định các chiến lược kinh doanh cũng như việc ra các quyết định quản trị điều hành
doanh nghiệp của các nhà quản trị thường không dựa trên các thông tin do hệ thống
kế toán cung cấp mà chủ yếu dựa vào bản lĩnh, kinh nghiệm và thói quen của các nhà
quản lý. Các nhà quản trị hiện nay thường cho rằng vai trò quan trọng nhất của hệ
thống kế toán là thực hiện những gì mà chế độ kế toán, cơ quan thuế của Nhà nước
yêu cầu. Quan niệm sai lầm này đã hạn chế các chức năng hỗ trợ kiểm soát chi phí
của hệ thống kế toán. Đồng thời, thông tin chi phí được thu thập, theo dõi, lưu trữ ở
nhiều bộ phận khác nhau trong DNKTT vừa không thống nhất, vừa kém hiệu quả khi
cung cấp thông tin. Do vậy, tổ chức bộ phận kế toán quản trị chi phí trong DNKTT sẽ
đóng vai trò là trung tâm phối hợp với các bộ phận chức năng khác thu thập, cung cấp
thông tin chi phí cho hoạt động quản trị doanh nghiệp.
Chính vì vậy, tác giả cho rằng cần thay đổi nhận thức của các nhà quản trị
trong DNKTT tầm quan trọng của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí. Khi
đã có những nhận thức về vai trò của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí, các
nhà quản trị doanh nghiệp sẽ có những định hướng đúng đắn và cần thiết cho việc
xây dựng kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp mình. Hệ thống kế toán quản
trị chi phí sẽ có địa vị rõ ràng trong doanh nghiệp và được bố trí về nhân sự cũng
như được trang bị cơ sở vật chất tương xứng.
4.5.1.2. Hoàn thiện công tác giao khoán chi phí trong các DNKTT
Tổ chức kế toán quản trị chi phí đáp ứng nhu cầu quản trị chi phí trên cơ sở giao
khoán chi phí là mục tiêu quan trọng trong DNKTT. Do vậy, kế toán quản trị chi phí
không thể vận hành trơn tru, hiệu quả nếu công tác giao khoán chi phí của DNKTT còn
nhiều vướng mắc, hạn chế. Hoàn thiện công tác giao khoán chi phí là tiền đề cần thiết
để tổ chức kế toán quản trị chi phí hiệu quả. Trên cơ sở các vấn đề còn hạn chế trong
148
công tác giao khoán chi phí của các DNKTT đã phân tích ở chương 3, có thể nhận thấy
công tác giao khoán chi phí trong DNKTT cần hoàn thiện các nội dụng sau:
a) Hoàn thiện bộ máy quản trị chi phí
Để công tác khoán chi phí đạt được hiệu quả cần thiết phải có bộ phận trực
tiếp phụ trách, điều hành, giám sát việc thực hiện công tác khoán chi phí trong
DNKTT. Vì vậy, cần phải xây dựng bộ máy quản trị chi phí. Trên cơ sở bộ máy
quản lý chung của công ty, “bộ máy quản trị chi phí được xây dựng cần có sự riêng
biệt và độc lập trong quản trị chi phí và có sự phân cấp trong quản trị theo hướng ở
cấp công ty thì tính tổng hợp và linh hoạt cao, ở cấp công trường phân xưởng và
đội, tổ sản xuất thì phải cụ thể chi tiết theo điều kiện thực tế” [36, tr. 33].
Bộ máy quản trị chi phí trong DNKTT cần được xây dựng theo kiểu cơ cấu
trực tuyến chức năng như sau:
Hình 4.7. Sơ đồ bộ máy quản trị chi phí trong DNKTT
(Nguồn: [36], tr. 33)
Bộ máy Quản trị chi phí trong DNKTT có chức năng:
Cấp doanh nghiệp:
+ Xây dựng và ban hành quy chế quản trị chi phí, giá thành của công ty, hướng
dẫn xây dựng quy chế khoán chi phí của các công trường, phân xưởng.
+ Xây dựng và ban hành các định mức năng suất thiết bị và dây chuyền thiết bị,
mức tiêu hao vật liệu, nhiên liệu, động lực, lao động và một số định mức kinh tế kỹ
Giám đốc Công ty
P. Giám đốc kinh tế
Các phòng chức năng
Hội đồng tổ chức nghiệm thu khoán
chi phí
Quản đốc
Các đốc công tổ trưởng phân xưởng
Nhân viên kinh tế
149
thuật khác trong khai thác, chế biến và tiêu thụ than bao gồm cả mức hao phí và mức
tiết kiệm chi phí.
+ Cân đối kế hoạch điều hành chi phí trong toàn công ty đảm bảo hoàn thành
vượt mức lợi nhuận và tổng thu nhập cho người lao động;
+ Nghiệm thu quyết toán chi phí hằng quý cho các đơn vị. Tổ chức đánh giá, rút
kinh nghiệm khoán chi phí nội bộ trong công ty.
+ Giao kế hoạch và quản lý phẩm cấp than của từng công trường phân xưởng,
xác định độ tro thực hiện của các chủng loại than để xác định độ tro bình quân cho các
đơn vị và toàn công ty.
- Thành lập Hội đồng nghiệm thu khối lượng thực hiện công tác khoán chi phí.
Cấp công trường, phân xưởng:
Các công trường, phân xưởng là các đơn vị nhận khoán, có quyền tự chủ theo
phân cấp của Giám đốc công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về thực
hiện các chỉ tiêu giao khoán, thực hiện những chức năng sau:
+ Xây dựng quy chế khoán nội bộ công trường, phân xưởng và tổ đội sản xuất;
+ Căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên nhiên vật
liệu, tình trạng thiết bị và các điều kiện cụ thể, trên cơ sở các chỉ tiêu giao khoán công
ty giao cho, các đơn vị tổ chức giao khoán đến từng tổ đội sản xuất, từng đầu xe máy
theo công đoạn sản xuất trên cơ sở không vượt tổng mức khoán của Công ty giao cho
đơn vị;
+ Tuyên truyền, hướng dẫn đến từng người lao động trong việc thực hiện các biện
pháp tiết kiệm chi phí nhằm phát huy tính tự chủ, tự giác và ý thức thường xuyên tiết
kiệm chi phí của mỗi người trong công việc được giao.
+ Thường xuyên cập nhật theo dõi tình hình thực hiện chi phí hằng ngày theo
từng đầu xe máy và tổ đội sản xuất để có biện pháp điều khiển sản xuất, chỉ đạo hằng
ngày.
+ Ở mỗi công trường, phân xưởng nhất thiết phải bố trí riêng một nhân viên kinh
tế làm nhiệm vụ thu thập số liệu, giám sát, kiểm tra công tác khoán chi phí để tư vấn
cho quản đốc về phương pháp tổ chức điều hành thực hiện khoán, cũng như thực hiện
thông tin cho bộ máy khoán của Công ty.
Với bộ máy quản quản trị chi phí được xây dựng như trên sẽ tăng cường tính chủ
động, chịu trách nhiệm của các đơn vị, của từng cá nhân trong việc thực hiện công tác
khoán chi phí. Đồng thời cũng hình thành một bộ phận chuyên trách trong quản lí chi
150
phí khoán, do vậy tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của bộ phận kế toán quản trị
chi phí.
b) Hoàn thiện hệ thống mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ công tác khoán chi phí
Hệ thống mức kinh tế - kỹ thuật có vai trò quan trọng đối với công tác khoán chi
phí tại các công trường, phân xưởng, là cơ sở xác định mức khoán, cũng như quyết
toán chi phí khoán hợp lý. Trong thời gian vừa qua, hệ thống mức kinh tế - kỹ thuật đã
góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng công tác quản trị chi phí tại các
doanh nghiệp khai thác than. Tuy nhiên, do hệ thống mức kinh tế - kỹ thuật tại các
DNKTT có chất lượng chưa cao vì vậy trong quá trình giao khoán chi phí cho các công
trường phân xưởng thường xuyên có sự điều chỉnh các chỉ tiêu giao khoán. Điều này
dẫn đến hiện tượng một số đơn vị nhận khoán không nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí
khoán và hoàn thành vượt mức kế hoạch vì sợ bị điều chỉnh trong kỳ sản xuất sau. Vì
vậy, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật phải đảm bảo tính pháp lý, khoa học và phù
hợp với điều kiện thực tế tại DNKTT đồng thời giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao thu
nhập cho người lao động, do vậy cần hoàn thiện với nội dung như sau:
1) Công khai hóa hệ thống mức kinh tế - kỹ thuật bằng cách ban hành “Sổ tay định
mức kinh tế kỹ thuật trong doanh nghiệp”.
2) Hoàn thiện các phân hệ định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng phù hợp điều kiện
của từng DNKTT.
4.5.1.3. Đối với bộ máy kế toán quản trị chi phí
Để thực hiện tốt các chức năng của mình, bản thân bộ máy kế toán quản trị chi
phí trong các DNKTT cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Về nhân sự: Nhân sự đảm nhiệm công tác kế toán quản trị chi phí vừa phải có các
kiến thức kế toán mà còn phải am hiểu sâu sắc về quá trình tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh của DNKTT. Do phạm vi của kế toán quản trị chi phí rất rộng và mang tính
linh hoạt cao nên những nhân viên này cần được đào tạo một cách chính qui về kế toán
quản trị chi phí và có khả năng vận dụng linh hoạt những kiến thức mình có vào các
tình huống cụ thể của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những nhân viên kế toán quản trị chi
phí phải là những người có khả năng làm việc nhóm, dễ thích nghi và phải có sự kết
hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp. Do vậy, các
DNKTT cũng cần có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng trình độ, kĩ năng cho nhân sự thực
hiện kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp.
- Về cơ sở vật chất: Có thể nhận thấy khối lượng dữ liệu mà hệ thống kế toán quản trị
151
chi phí phải xử lý để chuyển thành những thông tin hữu ích là rất lớn, đa dạng và phức
tạp hơn rất nhiều so với hệ thống kế toán tài chính. Điều này đòi hỏi có những đầu tư
thích đáng cho hệ thống kế toán quản trị chi phí, với các máy vi tính tốt và các phần
mềm xử lý thông tin. Tuy việc đầu tư này không thể lượng hoá lợi ích một cách rõ ràng
như các loại đầu tư khác song có thể khẳng định đầu tư cho hệ thống kế toán quản trị
chi phí là điều kiện cần để mang lại những quyết định đúng đắn trên cơ sở các thông tin
chi phí được tư vấn kịp thời, chuẩn xác.
4.5.2. Đối với Tập đoàn TKV
Mặc dù tổ chức kế toán quản trị chi phí là công việc nội bộ của doanh nghiệp,
tuy nhiên các DNKTT là các công ty thành viên của Tập đoàn TKV, hoạt động sản
xuất kinh doanh theo cơ chế quản lí điều hành nội bộ của Tập đoàn TKV, do vậy
để tổ chức tốt kế toán quản trị chi phí trong DNKTT đòi hỏi:
1) Các nhà quản trị cấp cao của Tập đoàn thay đổi nhận thức về kế toán quản trị
và quan trọng hơn là chủ động, đẩy mạnh áp dụng kế toán quản trị trong hoạt động điều
hành sản xuất - kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả quản lý cao nhất. Điều này sẽ có
ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và hành động của các nhà quản trị cấp dưới trong
các DNKTT.
2) Kế toán quản trị (trong đó có nội dung kế toán quản trị chi phí) cần được tổ
chức xuyên suốt từ Công ty mẹ - Tập đoàn TKV đến các doanh nghiệp thành viên. Tuy
nhiên như đã đề xuất mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị lựa chọn tổ chức sẽ khác
nhau, ở cấp Tập đoàn tổ chức kế toán quản trị sẽ độc lập với kế toán tài chính do qui
mô, khối lượng công việc phải xử lí lớn, tính chất thông tin kế toán quản trị cung cấp
hỗ trợ xử lí các công việc liên quan đến nhiều doanh nghiệp thành viên, hoặc các vấn
đề có phạm vi toàn ngành, toàn Tập đoàn.
3) Tập đoàn có thể định hướng các nội dung tổ chức kế toán quản trị nói chung
và kế toán quản trị chi phí nói riêng cho các doanh nghiệp thành viên trên cơ sở tổ chức
các lớp Bồi dưỡng chuyên môn cho các nhân sự làm công tác kế toán quản trị trong
Tập đoàn.
4) Tập đoàn chủ trì hoàn thiện các nội dung quản lí điều hành nội bộ, đặc biệt là
nội dung Kế hoạch phối hợp kinh doanh và cơ chế giao khoán chi phí trên cơ sở giá
thành tổng hợp công đoạn. Bên cạnh đó, Tập đoàn TKV cũng cần chủ trì rà soát, hoàn
thiện “Tập đơn giá tổng hợp các công đoạn sản xuất than” đang sử dụng làm căn cứ
xây dựng các kế hoạch chi phí hiện nay trong DNKTT theo hướng cập nhật, điều chỉnh
152
phù hợp. Đồng thời kiến nghị với Bộ Công Thương rà soát, cập nhật ban hành mới hệ
thống định mức trong lĩnh vực các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản mỏ, khai thác mỏ
do đã ban hành quá lâu, nhiều nội dung không còn phù hợp thực tế sản xuất kinh doanh
hiện nay.
5) Tiếp thu kinh nghiệm quản trị hiện đại của các doanh nghiệp tiên tiến trên
thế giới, nghiên cứu áp dụng đồng bộ hóa hệ thống thông tin quản lí các mặt hoạt
động của Tập đoàn, thống nhất xuống các đơn vị thành viên. Trong đó giải pháp sử
dụng phần mềm chuyên dụng quản lí toàn diện (hệ thống hoạch định nguồn lực
toàn doanh nghiệp – ERP) cũng cần được Tập đoàn nghiên cứu ứng dụng trong
tương lai.
153
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trên cơ sở các nội dung lí luận về kế toán quản trị chi phí và tổ chức công tác kế
toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất, kết hợp với kết quả phân tích, đánh
giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp khai thác than
nói chung, tại Công ty CP Than Cao Sơn nói riêng và định hướng phát triển trong
tương lai của các DNKTT, luận án đã nghiên cứu đề xuất các nội dung hoàn thiện tổ
chức kế toán quản trị chi phí trong DNKTT thuộc Tập đoàn TKV với các nhóm giải
pháp phù hợp đặc thù quản trị chi phí trên cơ sở giao khoán chi phí theo giá thành công
đoạn trong các DNKTT như:
- Đề xuất tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí trong DNKTT theo mô hình kết
hợp KTTC và KTQT, đồng thời đề xuất các nội dung chi tiết để triển khai thực hiện
mô hình kết hợp KTTC và KTQT, đặc biệt phần hành kế toán chi phí và tính giá thành
theo công đoạn trong các DNKTT.
- Hoàn thiện tổ chức thu nhận thông tin chi phí với các giải pháp: bổ sung, hoàn
thiện hệ thống tiêu thức nhận diện và phân loại chi phí; hoàn thiện hệ thống chứng từ
ghi nhận chi phí; hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán ghi nhận chi phí theo công đoạn
và theo định mức chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu quản lí giao khoán chi phí theo công
đoạn và tính giá thành công đoạn trong các DNKTT.
- Hoàn thiện phân bổ chi phí, xác định giá thành theo công đoạn trong DNKTT;
- Hoàn thiện cung cấp thông tin chi phí trên cơ sở hoàn thiện hệ thống báo cáo
phân tích chi phí ; hoàn thiện và sử dụng hiệu quả hệ thống cung cấp thông tin chi phí
trên mạng nội bộ trong DNKTT.
- Đồng thời luận án cũng đã xác định các điều kiện cơ bản của DNKTT và của
Tập đoàn TKV để có thể triển khai tổ chức kế toán quản trị chi phí hiệu quả trong các
DNKTT.
Các nội dung hoàn thiện xuất phát từ đặc trưng của các DNKTT và áp dụng vào
điều kiện cụ thể của Công ty CP Than Cao Sơn trên cơ sở công nghệ khai thác than lộ
thiên và thực tế tổ chức quản lí chi phí, tổ chức công tác kế toán của đơn vị. Các giải
pháp này cũng có thể áp dụng ngay vào các công ty khai thác than lộ thiên khác trong
Tập đoàn TKV.
Tuy nhiên, các nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí đã trình bày
chưa thực sự đầy đủ, bên cạnh đó thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh vô cùng đa
154
dạng, chính những yêu cầu thực tế quản lí điều hành doanh nghiệp của các nhà quản trị
sẽ góp phần làm cho công tác kế toán quản trị chi phí khi triển khai thực hiện trong
doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện thêm.
155
KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp khai thác than là một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh than của Tập đoàn TKV với chiến lược phát triển chung nhằm xây
dựng Tập đoàn TKV thành Tập đoàn kinh tế có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc
tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khai thác nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh
than nói chung đang trong giai đoạn khó khăn: điều kiện khai thác ở mức sâu; giá thành
than phải cõng nhiều các khoản thuế, phí, lệ phí; thị trường tiêu thụ khó khăn, giá thành
ngày càng tiệm cận với giá bán.
Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNKTT nói riêng đang
trong lộ trình thay đổi, tái cơ cấu doanh nghiệp, tổ chức lại công tác quản trị doanh
nghiệp, trong đó có công tác kế toán cho phù hợp với các chuẩn mực đang được ban
hành nhằm gần hơn với nội dung thông lệ kế toán quốc tế. Do vậy, hoàn thiện tổ chức
công tác kế toán quản trị chi phí trong DNKTT hiện nay là cần thiết và có ý nghĩa thiết
thực nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động quản lí điều hành sản xuất kinh doanh
trong các DNKTT.
Với ý nghĩa như vậy, trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lí luận chung về kế toán
quản trị chi phí và tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất, luận án
đã kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm đánh giá thực trạng tổ chức
công tác kế toán quản trị chi phí trong các DNKTT nói chung và Công ty CP Than Cao
Sơn nói riêng, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này trong doanh nghiệp
với các kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:
1. Luận án đã tiếp cận và hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về kế toán quản
trị chi phí và tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí trong nước và quốc tế. Đồng thời
cũng rút ra các bài học kinh nghiệm quí từ thực tiễn tổ chức công tác kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, tổ chức và hoàn thiện công tác kế toán
quản trị chi phí phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, đặc điểm sản
xuất kinh doanh, trình độ quản lí, qui mô hoạt động, Nói cách khác là không có một
mô hình kế toán quản trị chi phí chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.
2. Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp khai thác than
đang ở giai đoạn mới định hình, chưa có định hướng rõ ràng trong tổ chức thực hiện và
được tổ chức ở các bộ phận khác nhau, do vậy hiệu quả thông tin chi phí cung cấp hạn
chế, không đáp ứng nhu cầu quản trị chi phí trên cơ sở giao khoán chi phí theo công
156
đoạn trong các doanh nghiệp khai thác than hiện nay. Do vậy, cần thiết phải tổ chức bộ
phận kế toán quản trị chi phí với vai trò trung tâm phối hợp với các bộ phận chức năng
khác trong doanh nghiệp để thu thập, sản xuất và cung cấp thông tin chi phí cho nhu
cầu quản trị doanh nghiệp. Các nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí
trong DNKTT cần được xây dựng đáp ứng các đặc thù quản trị chi phí trên cơ sở giao
khoán chi phí theo giá thành công đoạn tổng hợp.
Tổ chức tốt kế toán quản trị chi phí trên cơ sở hệ thống Thống kê - kế toán hiện
có của DNKTT trong việc cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tin từ kế hoạch chi phí,
định mức chi phí, chỉ tiêu giao khoán và kết quả thực hiện từ các đơn vị nhận khoán (có
thể cập nhật hằng ngày, cập nhật theo ca) nhằm hình thành hệ thống dữ liệu chi phí
phục vụ công tác quản lí điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở lập các báo
cáo phân tích chi phí theo từng đơn vị nhận khoán kèm theo cập nhật các nguyên nhân,
nhân tố ảnh hưởng,... sẽ có ý nghĩa thiết thực, phục vụ tốt công tác quản trị chi phí
trong doanh nghiệp khai thác than giai đoạn hiện nay.
3. Các nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí trong DNKTT thuộc
Tập đoàn TKV với các nhóm giải pháp phù hợp đặc thù quản trị chi phí trên cơ sở giao
khoán chi phí theo giá thành công đoạn trong các DNKTT như:
- Đề xuất tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí trong DNKTT theo mô hình kết
hợp KTTC và KTQT, đồng thời đề xuất các nội dung chi tiết để triển khai thực hiện
mô hình kết hợp KTTC và KTQT, đặc biệt phần hành kế toán chi phí và tính giá thành
theo công đoạn trong các DNKTT;
- Hoàn thiện tổ chức thu nhận thông tin chi phí với các giải pháp: bổ sung, hoàn
thiện hệ thống tiêu thức nhận diện và phân loại chi phí; hoàn thiện hệ thống chứng từ
ghi nhận chi phí; hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán ghi nhận chi phí theo công đoạn
và theo định mức chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu quản lí giao khoán chi phí theo công
đoạn và tính giá thành công đoạn trong các DNKTT;
- Hoàn thiện phân bổ chi phí, xác định giá thành theo công đoạn trong DNKTT;
- Hoàn thiện cung cấp thông tin chi phí trên cơ sở hoàn thiện hệ thống báo cáo
phân tích chi phí ; hoàn thiện và sử dụng hiệu quả hệ thống cung cấp thông tin chi phí
trên mạng nội bộ trong DNKTT,
Các giải pháp này mang tính khả thi và cũng có thể áp dụng ngay vào các công ty
khai thác than lộ thiên khác trong Tập đoàn. Tuy nhiên, có thể nhận thấy để triển khai
hiệu quả công tác kế toán quản trị chi phí trong các DNKTT đòi hỏi phải có phối hợp
157
hỗ trợ thực hiện cả ở cấp Tập đoàn và trong chính các DNKTT với một số nội dung: sự
thay đổi trong nhận thức, thói quen về sử dụng thông tin chi phí do kế toán quản trị
cung cấp trong quản trị doanh nghiệp; hoàn thiện quản lí điều hành nội bộ trong Tập
đoàn TKV, hoàn thiện cơ chế giao khoán chi phí trên cơ sở giá thành công đoạn; tăng
cường trang bị cơ sở vật chất; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin quản trị, điều
hành doanh nghiệp,
Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khai thác than rất đa dạng,
bị ảnh hưởng, chi phối của rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy, nội dung
công tác kế toán quản trị có thể được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trong thời gian
tới với những đối tượng doanh nghiệp khác trong Tập đoàn.
i
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
ĐĂ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Bích Phượng và nnk (2010), “Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán
chi phí sản xuất trong doanh nghiệp khai thác than lộ thiên”, Tạp chí Khoa học
kĩ thuật Mỏ - Địa chất, số 32 (10 - 2010), tr. 85-88.
2. Nguyễn Thị Bích Phượng (2011), “Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp
khai thác than lộ thiên - VINACOMIN”, Tạp chí Khoa học kĩ thuật Mỏ - Địa
chất, số 36 (10-2011), tr. 56 - 61.
3. Nguyễn Thị Bích Phượng (2011), “Nghiên cứu đề xuất một số nội dung vận dụng
kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp khai thác than lộ thiên -
VINACOMIN”, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số 4 (2011), tr. 46-49.
4. Nguyễn Thị Bích Phượng, Nguyễn Duy Lạc (2013), “Kế toán tài chính - Kế toán
quản trị trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp khai thác than lộ thiên - VINACOMIN”, Tạp chí Quản lý ngân quĩ
quốc gia, số 130 (4 - 2013), tr. 16-18.
5. Nguyễn Thị Bích Phượng (2014), “Phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ trong
doanh nghiệp khai thác than - VINACOMIN”, Tạp chí Công nghiệp mỏ, số 1
(2014), tr. 55 - 57.
II. Tiếng Anh
1. Nguyen Thi Bich Phuong, Vu Ngoc Thinh (2013), “Some issues in development
of the internal control system in coal mining companies - VINACOMIN”,
Proceeding of the 1
st
International conference on economic management in
mineral activities - EMMA 2013, pp. 398 - 401.
2. Nguyen Thi Bich Phuong (2015), “Some issues about production cost
administration in Caoson coal joint - stock company”, Proceeding of the 2nd
International conference on economic management in mineral activities -
EMMA 2015, pp. 225-230.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_to_chuc_ke_toan_quan_tri_chi_phi_trong_do.pdf