Theo phương pháp Döebner–Miler truyền thống, chúng tôi đun nóng A0 với
paraldehyde và dung dịch HCl đặc thì chỉ thu được một ít B1 lẫn với nhựa đen. Sau
khi tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu, chúng tôi đã thực hiện phản ứng trong hệ dị pha
toluene–HCl dựa theo tác giả [83] và [95] như đã trình bày ở mục 2.2.3. Để có được
quy trình tổng hợp quinoline B1 phù hợp, hiệu suất cao như đã trình bày ở mục 2.2.3,
chúng tôi đã tiến hành khảo sát điều kiện tổng hợp B1 như sau: Acetaldehyde có điểm
sôi thấp ở 20,2 oC còn crotonaldehyde sôi ở 104 oC, phản ứng đóng vòng quinoline
theo phương pháp Döebner–Miler từ amine và aldehyde không no thường được thực
hiện ở nhiệt độ 100 oC. Khi chúng tôi thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao thì lượng
paraldehyde thực tế dùng lớn hơn nhiều so với lượng cần phản ứng theo lí thuyết, gây
lãng phí còn nếu thực hiện phản ứng ở nhiệt độ thấp thì thời gian phản ứng lại dài,
hiệu suất phản ứng thấp. Do đó, chúng tôi tiến hành khảo sát tìm điều kiện thích hợp
cho phản ứng theo ba yếu tố chủ yếu là nhiệt độ, lượng paraldehyde và thời gian phản
ứng. Quá trình tiến hành khảo sát được thực hiện như sau:
Cho 0,502 g (2 mmol) 3-methyl-4-(2-amino-4,5-dimethoxyphenyl)furoxan A0 vào
bình cầu 50 ml, thêm 12 ml dd HCl 1:1, 6 ml toluene, lắp sinh hàn hồi lưu, đun cách
thủy hỗn hợp đến t oC và khuấy mạnh. Sau đó thêm từ từ V ml paraldehyde và khuấy
hỗn hợp ở nhiệt độ t oC đến khi hỗn hợp chuyển sang màu đen thì dừng phản ứng
175 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và chuyển hóa một số dãy hợp chất furoxan, quinoline và quinazoline nhiều nhóm thế từ eugenol trong tinh dầu hương nhu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hản ứng tạo G6, G7 từ G0
Khi cho từ từ G0 vào dung dịch benzene-1,2-diamine đã tạo thành phức phân tử
G6 (hiệu suất 35%). Xử lý G6 bằng dung dịch HCl đậm đặc thì thu được quinoxaline
G7. Chúng tôi đảo trật tự cho chất phản ứng: cho từ từ benzene-1,2-diamine vào dung
dịch G0 để tránh dư amine trong lúc phản ứng nên đã thu được G7 với hiệu suất cao
hơn. Dữ liệu tổng hợp các chất G1-G7 được trình bày ở bảng 3.44.
135
Bảng 3.44. Dữ liệu tổng hợp các chất G1-G7
Ký
hiệu
Dung môi kết tinh Hình dạng, màu sắc
T phân
hủy (oC)
Hiệu
suất%
G1 Ethanol : nước 1:1 Tinh thể màu vàng đậm 275 69
G2 Ethanol : nước 2:1 Tinh thể màu vàng đậm 255 58
G3 Ethanol : nước 1:1 Tinh thể màu nâu nhạt 265 55
G4 Ethanol : nước 1:1 tinh thể màu vàng nhạt 260 38
G5 Ethanol : nước 2:1 Tinh thể nâu sẫm 250 55
G6 Ethanol : nước 1:1 Tinh thể màu lục nhạt 250 35
G7 Ethanol Tinh thể màu xanh 280 87
3.5.5.2. Cấu trúc:
Tất cả phổ IR, NMR và MS của G6, G7 đều được đưa vào phần phụ lục G. Phổ IR
của G6, G7 cho thấy nhóm carbonyl của G6, G7 xuất hiện các vân phổ mạnh ở 1743 và
1754 cm
-1
tương ứng, chỉ ra sự hiện diện của nhóm carboxyl trong cả G6 và G7 . Hình
3.51 và 3.52 thể hiện một phần phổ giãn 1H NMR của G6 và G7.
Hình 3.51. Một phần phổ giãn 1H NMR của G6
Hình 3.52. Một phần phổ giãn 1H NMR của G7
136
Tỷ lệ cường độ tín hiệu proton trong phổ G6 tương ứng với tỷ lệ mol 1: 1 cho
phân tử phức [(G6) (benzene-1,2-diamine)]. Độ dịch chuyển hóa học của bốn proton
thơm (dưới 7 ppm, hình 3.48) trong thành phần benzene-1,2-diamine chỉ ra rằng hai
nhóm amino của nó không bị proton hóa. Sự hình thành của phức hợp phân tử G6 có
thể được giải thích dựa trên bản chất chấp nhận điện tử của G7 và hợp phần giàu điện
tử của benzene-1,2-diamine.
Kết quả phân tích phổ NMR của G6, G7 được thể hiện ở bảng 3.46; 3.47 và 3.48.
Bảng 3.45. Một số vân phổ IR của các hợp chất G0 – G7, (cm-1)
Chất C=O NH ,νOH νCH thơm, νCH no C=N, C=C νC-O
G0 1775, 1709, 1629 3500, 3359 3039, 2950 1599,1580 1250
G1 1638, 1651 3442, 3409 3080, 2941 1505, 1465
G2 1720, 1694, 1650 3410, 3207 3050, 2929 1495, 1480 1230, 1215
G3 1738, 1623, 1600 3560, 3362 3050 1520, 1497
G4 1645 3213 2937, 2850 1607, 1500
G5 1737 3416 3067, 2939 1611, 1503
G6 1743 3391, 3305 3071, 2907 1600, 1537
G7 1754 3484, 3310 3074, 2926 1590, 1533
Bảng 3.46. Tín hiệu 1H NMR của các hợp chất G0 – G7; δ (ppm); J (Hz)
Chất H2 H4 H8 H7a H12 H13 H14 H15 Khác
G0
8,80 d
J=2
8,16 d
J=2
6,62 s 4,75 s - - - - -
G1
8,76 d;
3
J= 2
8,49 d;
3
J= 2
6,88 s 4,85 s
9,45 s
OH
7,54 s
NH
5,84 s
NH
- -
G2
8,88 d;
3
J =2
8,42 d;
3
J= 2
6,36 s 4,87 s
14,09 s
NH
7,53 s
NH
5,84 s
NH
- -
G3
8,91 d;
3
J= 2
8,68 d;
3
J= 2
- 4,86 s
10,46 s
OH
10,11 s
OH
8,81 s
NH
8,81 s
NH
5,04
NH
G4
8,97 d;
3
J= 2
9,01 d;
3
J= 2
6,76 s 4,50 s
9,12 d;
3
J= 2
9,14 d;
3
J =2
3,31 s - -
G5 9,17 s 9,45 s 7,51 s 5,12 s 9,13 s 9,17 s - - -
G6
9,16 d;
3
J= 2
9,59 d;
3
J= 2
7,46 s 5,20 s
8,42 dd;
3
J= 8;
4
J= 2
8,06 m 8,10 m
8,48 dd;
3
J =8;
4
J= 2
6,97 m
6,86 m
G7
9,26 d;
3
J= 2
9,71 d;
3
J= 2
7,49 s 5,23 s
8,43 dd
3
J= 8
4
J =2
8,10 m 8,11 m
8,50 dd;
3
J= 8;
4
J =2
-
137
Bảng 3.47. Dữ liệu phổ 13C NMR của các hợp chất G1-G7; δ (ppm)
G1 G2 G3 G4 G5 G6 G7
C2 145,5 152,1 147,0 148,4 149,4 149,4 146,6
C3 137,9 140,7 139,6 135,9 140,6 140,7 141,1
C4 125,8 131,5 126,6 130,1 129,1 129,3 132,1
C5 138,7 179,9 144,0 1389,9 140,5 141,1 140,5
C6 132,8 127,9 136,2 134,9 136,2 137,4 137,2
C7 151,2 154,2 155,0 154,1 154,5 154,1 155,9
C7a 65,5 62,5 69,8 67,6 65,5 65,3 65,6
C7b 169,9 169,4 167,2 174,8 169,6 169,5 169,2
C8 100,5 102,6 102,7 107,1 108,4 109,1 105,8
C9 142,2 155,2 141,8 149,0 148,4 149,7 147,2
C10 115,2 121,6 117,9 119,9 120,6 121,1 120,2
C11 159,8 159,5 171,7 - - 142,1 142,0
C12 - - - 144,8 145,3 129,5 129,6
C13 - - - 145,7 145,6 131,3 131,9
C14 - - - 36,64 - 131,7 132,2
C15 - - - - - 129,3 129,3
C16 - - - - - 141,8 141,9
Khác - - - - - Ci; Co; Cm
của
diamine:
134,6;
120,1;
122,7
-
3.5.6. Tổng hợp và cấu trúc 2-(5-diazo-6-hydroxy-3-sulfoquinolin-7-yloxy)acetic
G8 (QN2)
3.5.6.1. Tổng hợp
Tác giả công trình [41] đã thu được QNH2 là chất rắn màu vàng từ phản ứng khử
QNO2 với hiệu suất 51%. Sau phản ứng khử QNO2 chúng tôi không lọc lấy kết tủa
ngay như ở công trình [41] mà giảm pH xuống 4-5 bằng cách thêm AcOH để tăng
lượng kết tủa rồi mới lọc, khi kết tinh lại không dùng MeCN/H2O 2:1 như ở tài liệu
[41] mà dùng EtOH/H2O 1:1. Nhờ vậy mà thu được QNH2 là chất rắn màu đỏ với hiệu
suất 80%, không nóng chảy mà phân hủy ở 290 oC . Tuy có màu đỏ nhưng phổ 1H
NMR của nó hầu như trùng với phổ của QNH2 màu vàng ở tài liệu [41]. Như vậy
chúng là hai dạng đa hình (polymorph) của cùng một chất.
Khi thực hiện phản ứng ghép QN2
+
Cl
-
với amine thơm (PhNH2, p-
MeOPhNH2, Me2NPh) chúng tôi đã thu được kết tủa mà sau khi kết tinh lại trong
EtOH/H2O 1:1 thì được chất tinh thể hình kim màu vàng thẫm kí hiệu là G8.
138
Xây dựng phương pháp tổng hợp chất diazo G8
Hợp chất diazoquinoline G8 thu được một cách ngẫu nhiên từ phản ứng của
muối diazoni QN2
+
Cl
-
với một vài amine thơm.Vì hợp chất diazo có những phản ứng
tạo ra được những hợp chất đồng vòng và dị vòng phong phú, và vì hợp chất loại
diazoquinoline còn rất ít được tổng hợp và nghiên cứu, nên chúng tôi đã nghiên cứu
xây dựng phương pháp tổng hợp hợp chất diazoquinoline G8 như sau:
- Trước hết, chúng tôi xác định xem G8 được tạo thành sau khi khuấy (thực hiện
phản ứng ở phương pháp 1) hay sau khi kết tinh. Để giải quyết vấn đề này chúng tôi đã
ghi phổ IR của G8 trước lúc kết tinh lại và sau khi kết tinh lại trong cùng một điều
kiện. Hai phổ dẫn ra ở phần phụ lục tỏ ra giống nhau về cơ bản. Đáng chú ý nhất là ở
mỗi phổ đều có vân hấp thụ trung bình ở 2189 cm-1 (trước khi kết tinh lại) và ở 2188
cm
-1
(sau khi kết tinh lại) đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm diazo =N+=N-. Như
vậy có thể khẳng định G8 tạo thành từ trước khi kết tinh lại. Nghĩa là sau phản ứng ở
phương pháp 1 (mục 2.7.3), chúng tôi đã không thu được hợp chất màu azo mà lại thu
được hợp chất diazo G8.
- Sau đó, chúng tôi xác định vai trò của amine thơm trong sự tạo thành hợp chất
diazoquinoline G8. Ở phần thực nghiệm (mục 2.7.3) đã thấy:
i, Ở phương pháp 1, chỉ sau khi cho dung dịch muối diazoni QN2
+
Cl
-
vào dung
dịch amine thơm trong acetic acid 2M thì mới tạo ra kết tủa G8.
ii, Ở phương pháp 2, khi cho QNH2 trong dung dịch HCl từ từ vào dung dịch
NaNO2 (đảo trật tự cho hóa chất so với phản ứng tạo muối diazoni QN2
+
Cl
-
) không cần
cho thêm amine thơm chúng tôi cũng thu được sản phẩm G8. Chúng tôi cho rằng sự
tạo thành hợp chất G8 từ muối diazoni QN2
+Cl- là một quá trình thuận nghịch:
Ở phương pháp 1, dung dịch amine thơm trong acetic acid 2M có tác dụng làm
chuyển dịch cân bằng về phía tạo ra hợp chất diazo do sự pha loãng và do lực base
đáng kể của amine. Ở phương pháp 2, việc đảo trật tự cho hóa chất làm cho muối
diazoni tạo ra ở trong môi trường kém acid hơn, do đó cũng làm cho cân bằng chuyển
139
dịch về phía tạo ra hợp chất diazo mà không cần phải thêm base nào cả.
Việc so sánh hiệu suất phản ứng cho phép rút ra kết luận sơ bộ rằng việc đảo trật
tự cho hóa chất mà không cần phải thêm base là phương pháp tổng hợp G8 thích hợp
hơn cả. Nói cách khác, phương pháp tổng hợp hợp chất diazo G8 là ngược với phương
pháp tổng hợp muối diazoni.
Như vậy, chúng tôi đã tìm được phương pháp mới tạo hợp chất diazo G8 một cách
đơn giản, thuận lợi là: Nhỏ từ từ dung dịch QNH2 trong HCl vào dung dịch NaNO2.
3.5.6.2. Cấu trúc
Điểm nổi bật ở phổ IR của G8 là có vân hấp thụ trung bình ở 2181 cm-1 đặc
trưng cho dao động hóa trị của liên kết =N+=N- và 2 vân hấp thụ mạnh ở 1734, 1652
cm
-1
đặc trưng cho dao động hóa trị của 2 liên kết C=O.
Phổ 1H NMR của G8 (ở chiều thẳng đứng trên hình 3.53) gồm: 3 vân đơn ở δ =
8,74; δ = 8,22 ppm và δ = 7,12 ppm cường độ đều bằng 1H là thuộc 3 proton ở vị trí 2,
4 và 8 của vòng quinoline (kí hiệu là H2, H4 và H8); vân đơn ở δ = 4,89 ppm cường
độ 2H là của nhóm OCH2 (H7a), không có tín hiệu của nhóm OH và nhóm NH2.
Hình 3.53. Một phần phổ HMBC của G8
140
Phổ 13C của G8 (ở chiều nằm ngang trên hình 3.53) có 11 C không tương đương,
bằng với số nguyên tử cacbon ở chất đầu QNH2. Điểm đặc biệt là có 2 tín hiệu ở vùng
cộng hưởng của C=O (171,5 và 168,8 ppm). Điều này tỏ ra phù hợp với 2 vân hấp thụ
hồng ngoại ở 1734, 1652 cm-1 đặc trưng cho 2 nhóm carbonyl. Việc phân tích phổ
HMBC cho phép quy kết chuẩn xác tín hiệu của từng nguyên tử C như chỉ ra ở hình
3.53. Độ chuyển dịch hóa học của C5 ở G8 (79,6 ppm) nhỏ hơn rất nhiều so với ở hợp
chất QNH2 (131,2 ppm) nó không còn phù hợp với Csp
2
bình thường.
Ngược lại, độ chuyển dịch hóa học của C6 ở G8 (171,5 ppm) lớn hơn rất nhiều
so với ở hợp chất QNH2 (135,6 ppm) nó phù hợp với nguyên tử carbon carbonyl như ở
công thức của G8 trên sơ đồ 3.15.
Sơ đồ 3.15. Quá trình tạo G8
Như vậy trong điều kiện đã chọn, QN2
-
Cl
-
không ghép với amin thơm để tạo ra hợp
chất azo Q-N=N-Ar mà nó bị tách HCl tạo ra hợp chất diazo G8 (sơ đồ 3.15). Đáng ngạc
nhiên là thông thường thì hợp chất diazo thuộc loại kém bền nhiệt nhưng G8 lại bền cả ở
nhiệt độ sôi của hỗn hợp Et/H2O 1:1 khi hòa tan để kết tinh lại. Lí do có lẽ là nhóm diazo
gắn với nhân thơm lại có nhóm C=O bên cạnh nên các điện tích dương và âm được giải
tỏa chủ yếu theo 2 cấu tạo cộng hưởng ở sơ đồ 3.15 và một cấu tạo cộng hưởng khác mà
điện tích âm ở O vị trí 6. Dữ liệu phổ của G8 được thể hiện ở bảng 3.48.
Bảng 3.48. Dữ liệu phổ IR, NMR của G8
Số thứ tự
1
H NMR
δ (ppm), J (Hz)
13
C NMR
δ (ppm)
IR
ν (cm-1)
2 8,74 d; 1H; J=1,5 140,6 νOH, νN≡N 3452,2181
3 - 141,5 νCH thơm, νCH no 3172,2955
4 8,22 d; 1H; J=1,5 127,8 νC=N, νC=C 1581,1534
5 - 79,6 νC=O acid 1734
6 - 171,5 Không cơ bản 2064,1888
7 - 154,5 ν=C-O 1256
8 7,12 s; 1H 110,7
9 - 138,2
10 - 119,9
7a 4,89 s; 2H 65,3
7b - 168,8 CTPT: C11H7NO8S
141
Để khẳng định cấu trúc của G8, chúng tôi đã kết tinh được G8 đạt yêu cầu của
phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể (Kích thước tinh thể là 0,2 x 0,1 x 0,07 mm3).
Cấu trúc của G8 theo kết quả nhiễu xạ tia X đơn tinh thể được dẫn ra ở hình 3.54 là
hoàn toàn phù hợp với cấu trúc G8 mà chúng tôi đã xác định được bằng các phương
pháp IR và NMR.
Hình 3.54. Cấu trúc của G8 theo kết quả nhiễu xạ tia X đơn tinh thể
Hình 3.54 còn cho thấy G8 là hợp chất diazoquinoline kết tinh với 3 phân tử H2O. Do
đó trên phổ IR của nó (phụ lục G) vùng trên 3000 cm-1 có nhiều vân hấp thụ mạnh và trên phổ
1
H NMR (phụ lục G) của nó vân cộng hưởng của nước rất tù và có cường độ lớn. Để dễ
dàng theo dõi, chúng tôi ghi độ dài liên kết thu được từ phương pháp nhiễu xạ đơn tinh
thể vào công thức cấu tạo ở hình 3.55.
Hình 3.55. Độ dài liên kết (Å) ở hợp chất G8
Một số nhận xét được rút ra từ hình 3.55 là:
i) Độ dài liên kết NN của G8 (1,100 Å) hầu như bằng độ dài liên kết ba của phân
tử nitơ (1,097632 Å)
ii) Độ dài liên kết C5N của G8 (1,353 Å) gần với giá trị trung bình của liên kết
đôi C=N trong các hợp chất hữu cơ (1,30Å)
142
iii) Độ dài liên kết C6O của G8 (1,24 Å) gần với giá trị trung bình của liên kết
đôi C=O trong các hợp chất hữu cơ (1,23 Å)
iv) Độ dài các liên kết tạo ra nhân pyridine (trừ liên kết chung giữa 2 vòng 6
cạnh) đều gần với độ dài liên kết CC ở các nhân thơm (1,39 Å), trong khi đó độ dài
các liên kết tạo ra vòng 6 cạnh có nhóm diazo (trừ liên kết C7C8) thì lớn hơn nhiều so
với độ dài liên kết CC ở các nhân thơm và gần với độ dài liên kết đơn kẹp giữa 2 liên
kết đôi (C=C-C=C 1,42Å).
Những nhận xét trên cho thấy cấu trúc electron của G8 cần được biểu diễn bởi 2
công thức giới hạn (cộng hưởng) mà trong đó liên kết C5N và NN mang một phần đặc
trưng của liên kết đôi như sau:
3.6. THĂM DÒ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT
3.6.1. Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định
Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được thực hiện dựa trên phương pháp dãy
nồng độ trên môi trường lỏng. Mẫu ban đầu được pha loãng trong DMSO và nước cất
tiệt trùng thành một dãy 4 nồng độ theo yêu cầu và mục đích thử. Nồng độ thử cao
nhất là 128µg/ml. Nhiều hợp chất chứa dị vòng furoxan, quinoline và quinazoline có
hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định tốt. Trong số các chất tổng hợp được chúng tôi
đã lấy 20 chất làm mẫu thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định.
Các chủng vi sinh vật kiểm định bao gồm các vi khuẩn Gram (-): Escherichia coli
(E.C), Pseudomonas aeruginosa (P.A), Salmonella enterica, các vi khuẩn Gram (+):
Bacillus subtillis (B.S), Staphylococcus aureus (S.A), Lactobacillus fermentum (L.F)
và chủng nấm men, nấm mốc. Các chất chuẩn với mỗi chủng như sau:
Kháng sinh Ampicillin cho các chủng vi khuẩn Gram (+) với các giá trị MIC trong
khoảng 0,004-1,2 µg/ml.
Kháng sinh Cefotaxim cho các chủng vi khuẩn Gram (-) với giá trị MIC trong
khoảng 0,07-19,23µg/ml.
Kháng nấm Nystatin cho chủng nấm với giá trị MIC trong khoảng 2,8-5,0µg/ml.
Kết quả thăm dò hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được trình bày ở bảng 3.49.
143
Bảng 3.49. Kết quả thăm dò hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định
STT
Chất
KH
Mẫu
Nồng đ ức chế 50% sự phát triển của vi sinh vật kiểm định – IC50 (g/ml)
Vi khuẩn Gram (-) Vi khuẩn Gram(+) Nấm mốc Nấm men
E.
coli
S.
enterica
P.
eeruginosa
B.
eubtillis
L.
fermentum
S.
aureus
A.
niger
F.
oxysporum
S.
cerevisiae
C.
albicans
1 A1 H1 (-) k (-) (-) k (-) (-) (-) (-) (-)
2 A4 H4 (-) k (-) (-) k (-) 50 (-) (-) (-)
3 A5 H5 (-) k (-) (-) k (-) 50 (-) (-) (-)
4 A6 H6 (-) k (-) 50 k (-) (-) (-) (-) (-)
5 B1 QD (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) k k (-)
6 B2 QDCO (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) k k (-)
7 B4 L1 (-) k (-) (-) k (-) (-) (-) (-) (-)
8 B6 L3 (-) k (-) (-) k (-) (-) (-) (-) (-)
9 B8 D1b (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) k k (-)
10 B9 D2b (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) k k (-)
11 B15 N5 (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) k k (-)
12 B17 N8 (-) k (-) (-) k (-) (-) (-) (-) (-)
13 E3 T8 (-) (-) (-) 112,0 (-) 124,3 (-) k k (-)
14 E4 T3 (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) k k (-)
15 E5 V2 (-) k (-) k (-) (-) (-) (-) (-) (-)
16 D2 QN1C (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) k k (-)
17 D4 B2 (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) k k (-)
18 D5 Q1 (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) k k 17,19
19 D9 QMeO (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) k k (-)
20 D12 QN4 (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) k k (-)
Kết quả từ bảng 3.50 cho thấy, mẫu chất D5 có hoạt tính kháng nấm men chủng
C. albicans mạnh với giá trị MIC = 17,19 g/ml; mẫu chất A4 và A5 biểu hiện hoạt
tính kháng nấm A. niger ở mức trung bình với giá trị MIC = 50 µg/ml. Mẫu chất A6
biểu hiện hoạt tính kháng vi khuẩn B. subtilis ở mức trung bình với giá trị MIC = 50
µg/ml. Khả năng kháng khuẩn Gram (+) của mẫu chất E3 ở mức yếu với giá trị MIC =
112 g/ml đối với B. subtillis và MIC = 124,3 g/ml với S. aureus.
3.6.2. Thử hoạt tính đ c tế bào
Phương pháp thử khả năng gây độc tế bào in vitro được Viện Ung thư Quốc
gia Hoa Kỳ (NCI) xác nhận là phép thử gây độc tế bào chuẩn nhằm sàng lọc, phát
hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc diệt tế bào ung thư ở điều kiện
in vitro.
144
Một số hợp chất chứa dị vòng furoxan có khả năng kháng ung thư mạnh như
đã đề cập ở phần tổng quan trong các tài liệu [77], [78]; nhiều hợp chất chứa dị
vòng quinoline có hoạt tính gây độc tế bào cao được trình bày trong các công trình
[13], [33], [63], [113]. Các hợp chất chứa dị vòng furoxan, quinoline tổng hợp từ
eugenol trong tinh dầu hương nhu có hoạt tính kháng ung thư ở mức trung bình và
yếu được công bố ở các công trình [1], [44]. Các hợp chất chứa dị vòng quinazoline
đã được chứng minh có khả năng kháng ung thư mạnh với nhiều dòng tế bào khác
nhau [15], [18], [19] và [53]. Trong khi đó, các hợp chất dãy D lần đầu tiên được
chúng tôi tổng hợp từ eugenol trong tinh dầu hương nhu, và do đó chúng tôi cũng
chưa tìm thấy báo cáo nào đánh giá hoạt tính kháng ung thư của các hợp chất này.
Chính vì vậy, trong số các mẫu tổng hợp được, chúng tôi đã lựa chọn 6 mẫu chất
thuộc dãy D để đánh giá hoạt tính kháng ung thư. Các hợp chất nghiên cứu được
thử nghiệm gây độc tế bào trên bốn dòng tế bào ung thư ở người được cung cấp từ
bộ sưu tập giống chuẩn Hoa Kỳ bao gồm: Hep-G2: ung thư gan; LU-1: ung thư
phổi; KB: ung thư biểu mô và MCF-7: ung thư vú, chất đối chứng là Ellipticine.
Kết quả được thể hiện ở bảng 3.50.
Bảng 3.50. Kết quả thăm dò hoạt tính độc tế bào
STT Chất KH mẫu
Nồng độ ức chế 50%, IC50 (g/ ml)
KB Hep - G2 MCF-7 LU-1
1 D3 Qhy(Y4) 1,23 1,25 3,57 1,84
2 D4 B2 8,0 41,79 12,0 94,95
3 D5 Q1 24 - - -
4 D6 QN2B 3,24 4,37 - -
5 D8 QN5 >128 0,80 0,85 4,41
6 D12 QN4 32 - 32 -
Ellipticine 0,31 0,38 0,54 0,41
Kết quả cho thấy, mẫu D4 thể hiện hoạt tính độc tế bào ở mức trung bình với
cả 4 dòng ung thư biểu mô, ung thư vú, ung thư gan và ung thư phổi với giá trị IC50
lần lượt là 8,0; 12,0; 41,79; 94,95 g/ml, mẫu D5 có hoạt tính độc tế bào ở mức
trung bình với dòng tế bào ung thư biểu mô với giá trị IC50=24 g/ml và không thể
hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với các dòng tế bào còn lại ở nồng độ thử nghiệm.
145
Mẫu D6 có hoạt tính độc tế bào tương đối mạnh IC50=3,24 g/ml, IC50=4,37 g/ml
đối với hai dòng tế bào ung thư biểu mô và ung thư gan. Đặc biệt, mẫu D8 biểu
hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với ba dòng ung thư gan, ung thư vú và ung thư
phổi ở nồng độ thử nghiệm với giá trị IC50 lần lượt là 0,80; 0,85; 4,41 g/ml; mẫu
D3 có hoạt tính cao đối với cả 4 dòng ung thư biểu mô, ung thư gan, ung thư phổi
và ung thư vú với giá trị IC50 lần lượt là 1,23; 1,25; 1,84; 3,57 g/ml. Mẫu đối
chứng (Ellipticine) có giá trị IC50 đối với mỗi dòng ung thư biểu mô, ung thư gan,
ung thư phổi và ung thư vú lần lượt là 0,31; 0,38; 0,54 và 0,41 g/ml. Như vậy,
mẫu D8 có hoạt tính độc tế bào cao đối với hai dòng ung thư gan và ung thư vú.
3.6.3. Thử hoạt tính chống oxy hoá DPPH
Quá trình ức chế gốc tự do của chất chống oxy hóa được giải thích theo hai cơ
chế sau:
- Chuyển eletron từ chất chống oxy hóa sang gốc tự do
M
m+
+ AH AH + M(m-1)+
- Chuyển nguyên tử hydro từ chất chống oxy hóa sang gốc tự do
AH + X XH + A
(AH: chất chống oxy hóa; X: gốc tự do; M: kim loại chuyển tiếp)
Trong số các hợp chất tổng hợp được, hai hợp chất G1 và G3 có cấu trúc có thể
chống oxy hóa theo cơ chế 2 nên chúng tôi đã tiến hành thử hoạt tính chống oxy hoá
02 mẫu G1 và G3. Resveratrol được sử dụng làm chất tiêu chuẩn tham chiếu. Nồng độ
ức chế 50% DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) của G1, G3 và resveratrol lần lượt
là 9,8; 256 và 7,5 μg/ml. Như vậy, hợp chất G1 thể hiện hoạt động chống oxy hóa trên
DPPH với IC50 = 9,8 μg/ml.
146
KẾT LUẬN
Sau một thời gian thực hiện đề tài luận án, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:
1. Từ eugenol trong tinh dầu hương nhu nhờ phối hợp nhiều phản ứng khác
nhau đã tổng hợp ra 5 “chất chìa khóa” là: 3-methyl-4-(2-amino-4,5-dimethoxyphenyl)
furoxan (A0); 8-(3-methylfuroxan-4-yl)-2-methyl-5,6-dimethoxyquinoline (B1); 4-(1-
chloro-1-nitroethyl)-6,7-dimethoxy-2-methylquinazoline (D1); 2-(5-formyl -6-
hydroxy-3-sulfoquinolin-7-yloxy)acetic acid (E0) và 2-(5,6-dioxo-3-sulfo quinolin-
7-yloxy)acetic acid (G0). Trong đó B1 là hợp chất mới chứa đồng thời vòng
furoxan và vòng quinoline, D1 là hợp chất mới thuộc loại dị vòng quinazoline lần
đầu tiên được chúng tôi tổng hợp theo phương pháp mới.
2. Từ các chất “chìa khóa” nêu ở kết luận 1, đã tổng hợp được 5 dãy dị vòng
với 64 hợp chất mới như sau:
i) Dãy hợp chất chứa vòng furoxan (dãy A) gồm: Các hợp chất azo A1 – A11, các
azomethine A12 – A14, các hợp chất amide, imide và benzylamino A15 – A18
ii) Dãy hợp chất chứa chứa đồng thời vòng furoxan và vòng quinoline (dãy B) gồm:
Quinoline B1, aldehyde B2, acid B3, ester B4 – B7, các alkene B8 – B11 và các hợp
chất ketone α,β-không no B12 – B18.
iii) Dãy dẫn chất từ quinazoline D1 (dãy D) gồm: Các hợp chất chứa vòng quinazoline
D1 – D3, D5, hợp chất α,β-ketone không no D6 – D11; dẫn xuất của indole D4 và dẫn
xuất của isoquinoline D12.
iv) Dãy hợp chất quinoline nhiều nhóm thế (dãy E) gồm các ketone α,β-không no E1 –
E5 và 1,5-diketone E6 – E8.
v) Dãy dẫn chất của quinoline-5,6-dione (dãy G) gồm các hợp chất G1 – G8.
3. Nhờ phối hợp các phương pháp phổ IR, MS, 1D NMR, 2D NMR và phương
pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể đã xác định được cấu trúc đồng thời giải thích được
sự tạo thành của nhiều hợp chất mới thu được từ những phản ứng đặc biệt đó là: Hợp
chất quinazoline D1 do phản ứng chuyển hóa vòng furoxan và nhóm acetamido; 5,6-
dimethoxy-2-methyl-3-H-indole-3-one D4 từ phản ứng thủy phân D1; hợp chất
isoquinoline D12 từ hợp chất quinazoline D2; hợp chất G3 từ phản ứng cộng
147
thiosemicarbazide vào quinolin-5,6-dione (G0); phức chất phân tử G6 và G7 từ phản
ứng của diamine với G0; hợp chất diazo G8 từ phản ứng của muối diazoni với amine.
4. Cấu trúc của 64 hợp chất mới đã được xác định bằng các phương pháp phổ IR,
1
H NMR,
13
C NMR, 2D NMR, MS. Nhờ sử dụng phổ HSQC, HMBC đã quy kết chính
xác từng tín hiệu trên phổ 1H NMR và 13C NMR của các hợp chất mới tổng hợp được.
5. – Đã thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của 20 hợp chất. Kết quả cho
thấy, hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của một số hợp chất mới tổng hợp ở mức
trung bình và yếu.
- Đã thử hoạt tính độc tế bào của 6 mẫu hợp chất mới trên bốn dòng tế bào ung
thư. Trong đó hợp chất D8 biểu hiện hoạt tính gây độc tế bào cao đối với ba dòng ung
thư gan, ung thư vú và ung thư phổi ở nồng độ thử nghiệm với giá trị IC50 lần lượt là
0,80; 0,85; 4,41 g/ml.
- Đã thử hoạt tính chống oxi hóa của hai mẫu chất G1 và G3, kết quả hợp chất
G1 thể hiện hoạt động chống oxy hóa trên DPPH với IC50 = 9,8 μg/ml.
148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Trịnh Thị Huấn, Lê Thị Hoa (2017), “Tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc dãy hợp
chất màu azo gắn với dị vòng furoxan từ eugenol thành phần chính trong tinh dầu
hương nhu”, Hóa học & Ứng dụng, 2(42), tr.38-41.
2. Nguyễn Hữu Đĩnh, Phạm Duy Đông, Lê Thị Hoa (2018), “Ngưng tụ 7-
(carboxymethoxy)-6-hydroxy-3-sulfoquinolin-5-carbaldehyde với một vài aryl
methyl keton”, Tạp chí Hóa học, 56(6E1), tr.53-67.
3. Nguyễn Hữu Đĩnh, Nguyễn Thị Thủy, Lê Thị Hoa, Hoàng Thị Tuyết Lan (2018),
“Nghiên cứu chuyển hóa nhóm amino của 5-amino-7-(cacboxymetoxy)-6-
hydroxyquinolini-3-sulfonat”, Tạp chí Hóa học, 56(1), tr. 99-103.
4. Nguyen Huu Dinh, Vu Thi Len, Bui Thi Yen Hang, and Le Thi Hoa (2019)
“Synthesis and Reactions of a New Quinone Quinoline 7-(Carboxymethoxy)-3-
sulfoquinoline-5,6-dione”, Journal of Heterocyclic Chemistry, 56,3, pp 1048-1054.
5. Trịnh Thị Huấn, Lê Thị Hoa, Nguyễn Thị Thanh Hoài (2019), “Tổng hợp, nghiên
cứu cấu trúc và hoạt tính sinh học của dãy hợp chất màu azo gắn với dị vòng
furoxan từ eugenol trong tinh dầu hương nhu”, Tạp chí phân tích Hóa Lý Sinh, 24,
1, tr. 124-129.
6. Duong Quoc Hoan, Le Thi Hoa, Trinh Thi Huan, Nguyen Huu Dinh (2020),
“Synthesis and Transformation of 4-(1-Chloro-1-nitro- ethyl)-6,7-dimethoxy-2-
methylquinazoline: Spectral Characteriza- tion and Anti-cancer Properties of some
Novel Quinazoline Derivatives”, Journal of Heterocyclic Chemistry, 57(4), pp.
1720–1728.
149
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
[1] Lê Văn Cơ (2014), Nghiên cứu tổng hợp cấu trúc và tính chất một số dẫn xuất
quinolin trên cơ sở eugenol từ tinh dầu hương nhu, Luận án tiến sĩ Hóa học,
ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
[2] Trần Thành Đạo, Trương Ngọc Tuyền (2012), "Tổng hợp và đánh giá hoạt tính
sinh học của dẫn chất thế vị trí số 3 của 2-methyl-6-bromo-4(3H)-
quinazolinon", Tạp Chí Hóa Học, 50, 109–112.
[3] N.H. Đĩnh, T.T. Đà (2019), Các phương pháp phổ nghiên cứu cấu trúc hóa học,
NXB KH & KT, Hà Nội.
[4] N.H. Đĩnh, V.T. Len, B.T.Y. Hằng (2012), “Nghiên cứu tổng hợp một quinoline
quinone mới: 7-(carboxymethoxy)-3-sulfoquinoline-5,6-dione”, Tạp Chí Hóa
học, 50(6), 772–776.
[5] N.H. Đĩnh, N.Q. Trung, N.T. Linh (2009), "Tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc
một số hydrazon chứa vòng furoxan từ safrole có trong tinh dầu xá xị", Tạp Chí
Hóa Học, 47(4A), 763–767.
[6] N.H. Đĩnh, N.Q. Trung, N.T. Linh (2011), "Phổ 13C NMR và cấu trúc của dãy
azometin điều chế từ 4,5-metilendioxi-2-(3-metylfuroxan-4-yl)phenylamin", Tạp
Chí Phân Tích Hóa, Lý và Sinh Học, 16(2), 11–15.
[7] Trịnh Thị Huấn(2014), Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số hợp
chất chứa vòng furoxan và vòng quinolin trên cơ sở eugenol trong tinh dầu
hương nhu, Luận án tiến sĩ hóa học, ĐH SP Hà Nội, Hà Nội.
[8] L.N.T. Giang, Đ.T. Vân, H.T. Phương, Đ.T.T. Anh, N.H. Thanh, N.T. Nga, N.T.
Phương, N.V. Tuyến (2017), “Nghiên cứu tổng hợp dẫn xuất của erlotinib N-(3-
ethynylphenyl)-7,8-dihydro-[1,4]dioxino[2,3- g]quinazolin-4-amin”, Tạp Chí
Hóa Học, 34 (5E),13–16.
[9] Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Hữu Đĩnh (2010), "Tổng hợp một số anđo-
hiđrazon từ 2-metoxi-5-(3-metylfuroxan-4-yl)phenylhiđrazin và anđehit thơm, dị
vòng", Tạp Chí Hóa Học, 48, 30–35.
150
[10] N.Q. Trung, N.T. Huyền, N.H. Đĩnh (2011), "Tổng hợp và cấu trúc của một số
xetohidrazon từ 4,5-metilendioxi-2-(3-metylfuroxan-4-yl)phenylhidrazin", Tạp
Chí Hóa Học, 49, 862–867.
[11] Trần Quốc Sơn (2011), Cơ sở Hoá học dị vòng, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội,
Hà Nội.
[12] N.V. Tuyến (2011), Chiết tách, tổng hợp và hoạt tính sinh học của một số hợp
chất có khung naphthoquinon, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
TIẾNG ANH
[13] M.A.S. Abdelwahid, T. Elsaman, M.S. Mohamed, S.A. Latif, M.M. Mukhtar,
M.A. Mohamed (2019), "Synthesis, Characterization, and Antileishmanial
Activity of Certain Quinoline-4-carboxylic Acids", J. Chem, 1–9.
[14] Abida, N. Parvez, I. Rana A, M. Mran (2011) , “An updated review: newer
quinazoline derivatives under clinical trial”, Int J Pharm Biol Arch, 2, 1651–
1657.
[15] K. Abouzid, S. Shouman (2008), "Design, synthesis and in vitro antitumor
activity of 4-aminoquinoline and 4-aminoquinazoline derivatives targeting
EGFR tyrosine kinase", Bioorganic Med. Chem, 16, 7543–7551.
[16] V. Alagarsamy, U.S. Pathak (2007), “Synthesis and antihypertensive activity of
novel 3-benzyl-2-substituted-3H-[1,2,4]triazolo[5,1-b]quinazolin-9-ones”,
Bioorg. Med. Chem, 15, 3457–3462.
[17] V.K. Aghera, J.P. Patel, P.H. Parsania (2008), "Synthesis, spectral and microbial
studies of some novel quinoline derivatives via Vilsmeier–Haack reagent",
Arkivoc, 12, 195–204.
[18] A.M. Al-obaid, S.G. Abdel-hamide, H.A. El-kashef, A.A. Abdel-aziz, A.S. El-
azab, H.A. Al-khamees, H.I. El-subbagh (2009), "Substituted quinazolines, part
3 . Synthesis , in vitro antitumor activity and molecular modeling study of
certain 2-thieno-4 (3 H ) -quinazolinone analogs”, Eur. J. Med. Chem, 44(6),
2379–2391.
[19] F.A.M. Al-Omary, L.A. Abou-zeid, M.N. Nagi, E.S.E. Habib, A.A.M. Abdel-
Aziz, A.S. El-Azab, S.G. Abdel-Hamide, M.A. Al-Omar, A.M. Al-Obaid, H.I.
151
El-Subbagh (2010), "Non-classical antifolates. Part 2: Synthesis, biological
evaluation, and molecular modeling study of some new 2,6-substituted-
quinazolin-4-ones", Bioorganic Med. Chem, 18(8), 2849–2863.
[20] A.M. Alafeefy, A.A. Kadi, O.A. Al-deeb, K.E.H. El-tahir, N.A. Al-jaber (2010),
"Synthesis , analgesic and anti-in fl ammatory evaluation of some novel
quinazoline derivatives", Eur. J. Med. Chem, 45, 4947.
[21] R. Al-Salahi, E.H. Anouar, M. Marzouk, H.A.A. Taie, H.A. Abuelizz (2018),
“Screening and evaluation of antioxidant activity of some 1,2,4-triazolo[1,5-a]
quinazoline derivatives”, Future Med. Chem, 10, 379–390.
[22] S.P. Arya, S.C. Bhatia, A. Bansal (1993), "Extractive-spectrophotometric
determination of tin as Sn(II)-ferron complex S", Fresenius J Anal Chem, 345,
679–682.
[23] S.M. Baghbanian, M. Farhang (2014), "CuFe2O4 nanoparticles: a magnetically
recoverable and reusable catalyst for the synthesis of quinoline and quinazoline
derivatives in aqueous media", Synth. Commun, 4(5), 697–706.
[24] C. Balakumar, P. Lamba, D. Pran Kishore, B. Lakshmi Narayana, K. Venkat
Rao, K. Rajwinder, A. Raghuram Rao, B. Shireesha, B. Narsaiah (2010),
“Synthesis, anti-inflammatory evaluation and docking studies of some new
fluorinated fused quinazolines”, Eur. J. Med. Chem, 45, 4904–4913.
[25] P.M.S. Bedi, V. Kumar, M.P. Mahajan (2004), “Synthesis and biological
activity of novel antibacterial quinazolines”, Bioorg. Med. Chem. Lett, 14,
5211–5213.
[26] M. Bertinaria, A. Di Stilo, P. Tosco, G. Sorba, E. Poli, C. Pozzoli, G. Coruzzi,
R. Fruttero, A. Gasco (2003), "[3-(1 H -Imidazol-4-yl)propyl]guanidines
containing furoxan moieties: a new class of H3-antagonists endowed with NO-
donor properties", Bioorg. Med. Chem, 11(7), 1197–1205.
[27] M. Bertinaria, U. Galli, G. Sorba, R. Fruttero, A. Gasco, M.I. Brenciaglia, M.M.
Scaltrito, F. Dubini (2003), "Synthesis and Anti-Helicobacter pylori Properties
of NO-Donor/ Metronidazole Hybrids and Related Compounds", Drug Dev. Res,
60(3), 225–239.
152
[28] S.I. Bhat, U.K. Das, D.R. Trivedi (2014), "An Efficient Three-component, One-
pot Synthesis of Quinazolines under Solvent-free and Catalyst-free Condition",
J. Heterocycl. Chem, 10, 1002–2220.
[29] D. Bhuyan, R. Sarma, Y. Dommarajua, D. Prajapati (2014), "Catalyst- and
solvent-free, pot, atom and step economic synthesis of tetrahydroquinazolines by
an aza-Diels–Alder reaction strategy", Green Chem, 16, 1158–1162.
[30] M. Billah, G.M. Buckley, N. Cooper, H.J. Dyke, R. Egan, A. Ganguly, L.
Gowers, A.F. Haughan, H.J. Kendall, C. Lowe, M. Minnicozzi, J.G. Montana, J.
Oxford, J.C. Peake, C.L. Picken, J.J. Piwinski, R. Naylor, V. Sabin, N.Y. Shih,
J.B.H. Warneck (2002), "8-Methoxyquinolines as PDE4 inhibitors", Bioorganic
Med. Chem. Lett, 12, 1617–1619.
[31] M. Cakici, M. Catir, S. Karabuga, H. Kilic, S. Ulukanli, M. Gulluce, F. Orhan
(2010), "Synthesis and biological evaluation of (S)-4-aminoquinazoline
alcohols", Tetrahedron Asymmetry, 21, 2027–2031.
[32] C. Cena, M.L. Lolli, L. Lazzarato, E. Guaita, G. Morini, G. Coruzzi, S.P.
McElroy, I.L. Megson, R. Fruttero, A. Gasco (2003), "Antiinflammatory,
gastrosparing, and antiplatelet properties of new NO-donor esters of aspirin", J.
Med. Chem, 46(5), 747–754.
[33] M.A. Cherian, C.X. Ma (2017), "The role of neratinib in HER2-driven breast
cancer", Futur. Oncol, 13, 1931–1943.
[34] P. Cos, L. Maes, J.-B. Sindambiwe, A.J. Vlietinck, D. Vanden Berghe (2005),
“Bioassay for antibacterial and antifungal activities”, Laboratory for
Microbiology, Parasitology and Hygien, Faculty of Pharmaceutical, Biomedical
and Veterinary Sciences, University of Antwerp, Belgium, 1-13.
[35] P. Cotelle, H. Vezin (2001), "Reaction of caffeic acid derivatives with acidic
nitrite", Tetrahedron Lett, 42, 3303–3305.
[36] J. Crosby, R.M. Paton, R.A.C. Rennie (1977), Pat. GB 1474693, Chem. Abstr,
87, 201–545.
[37] K.G. Daniel, P. Gupta, R.H. Harbach, W.C. Guida, Q.P. Dou (2004), "Organic
copper complexes as a new class of proteasome inhibitors and apoptosis
153
inducers in human cancer cells", Biochem. Pharmacol, 67, 1139–1151.
[38] C. Derabli, R. Boulcina, G. Kirsch, B. Carboni, A. Debache (2014), "A DMAP-
catalyzed mild and efficient synthesis of 1,2-dihydroquinazolines via a one-pot
three-component protocol", Tetrahedron Lett, 55, 200–204.
[39] Y. Deepika, P. Shewta, K. Nath, S. Sachin (2011), "Biological activity of
quinoxaline derivatives", Int. J. Curr. Pharm. Rev. Res, 2(1), 33–46.
[40] A.H. Diacon, A. Pym, D.F.M. Neeley (2009), "The diarylquinoline TMC207 for
multidrug-resistant tuberculosis", N. Engl. J. Med, 360(23), 2397–2405.
[41] N.H. Dinh, L. Van Co, N.M. Tuan, L.T.H. Hai, L. Van Meervelt (2012), "New
route to novel polysubstituted quinolines starting with eugenol, the main
constituent of Ocimum sanctum L. oil", J. Heter. Chem, 85, 627–637.
[42] N.H. Dinh, T.T. Huan, D.N. Toan, P.M. Kimpende, L. Van Meervelt (2010),
"Isolation, structure, and properties of quinone-aci tautomer of a phenol-nitro
compound related to eugenoxyacetic acid", J. Mol. Struct, 980, 137–142.
[43] N.H. Dinh, H.T.T. Lan, T.T.T. Trang, N.D. Dat (2009), A novel and simple
route for the synthesis of poly-substituted quinolines and furoxans starting from
eugenoxyacetic acid, 238th ACS National Meeting & Exposition, Washington,
DC, USA, TECH.
[44] N.H. Dinh, N.T. Ly, P. Van Hoan (2006), "Some Imines and Azo Compounds
Containing Furoxan Ring Synthesized from Methylisoeugenol", J. Heterocycl.
Chem, 43, 1657–1663.
[45] N.H. Dinh, N.T. Ly, P. Van Hoan, T.T. Huan (2003), Synthesis Structure and
properties of some 1,2,5-oxadiazole derivatives from anethole, 10th Asian
Chemical Congress.
[46] N.H. Dinh, N.Q. Trung, N.D. Dat, N. Hien (2012), "Synthesis of Some Series of
1,3-Thiazolidin-4-ones and Indoles Incorporating Furoxan Moiety Starting with
Anethole Isolated from Star Anise Oil", J. Heter. Chem, 49, 1077–1085.
[47] N.H. Dinh, N.T. Ly, L.T.T. Van (2004), "Synthesis and Structure of some
imines containing furoxan ring derived from isosafrole", Heterocycl. Chem,
41(6), 1015–1021.
154
[48] L.A. Dutra, L. de Almeida, T.G. Passalacqua, J.S. Reis, F.A.E. Torres, I.
Martinez, R.F. Rosangela Gonçalves Peccinini, Chung Man Chin, Konstantin
Chegaev, Stefano Guglielmo, J.L. dos S. Marcia A. S. Graminha (2014),
"Leishmanicidal Activities of Novel Synthetic Furoxan and Benzofuroxan
Derivatives", Antimicrobial Agents and Chemotherapy,58(8), 4837–4847.
[49] S.A. Egu, A. Ibezim, E.A. Onoabedje, U.C. Okoro (2017), "Biological and In
silico Evaluation of Quinolinedione and Naphthoquinone Derivatives as Potent
Antibacterial Agents", Chemistry Select, 2, 9222–9226.
[50] S.A. Egu, U.C. Okoro, E.A. Onoabedje (2017), “New Aryl Derivatives of
Quinolinedione and Related Heterocyclic Compounds”, J. Heterocycl. Chem,
54, 1572–1577.
[51] J. Epsztajn, A. Jo‟z‟wiak, J.K. Krysiak, D. Lucka (1996), “Application of
Organolithium and Related Reagents in Synthesis. Part 181. Synthetic Strategies
Based on Aromatic Metallation. A Conversion of Methyl ortho-
pyridoylbenzoates into Aza-anthra-5,10-quinones Jan”, Tetrahedron, 52(33),
11025–11036.
[52] K. Ezaki, K. Kobayashi (2014), "A Novel Synthesis of Quinazolines by
Cyclization of 1-(2- Isocyanophenyl)alkylideneamines Generated by the
Treatment of 2-(1-Azidoalkyl)phenyl Isocyanides with NaH", Helv. Chim. Acta,
97, 822–829.
[53] A.S. El-Azab, M.A. Al-Omar, A.A.M. Abdel-Aziz, N.I. Abdel-Aziz, M.A.A. El-
Sayed, A.M. Aleisa, M.M. Sayed-Ahmed, S.G. Abdel-Hamide (2010), "Design,
synthesis and biological evaluation of novel quinazoline derivatives as potential
antitumor agents: Molecular docking study", Eur. J. Med. Chem, 45, 4188–4198.
[54] Y. Fang, R. Wang, M. He, H. Huang, Q. Wang, Z. Yang, Y. Li, S. Yang, Y. Jin
(2017), "Nitric oxide-donating derivatives of hederacolchiside A1: Synthesis and
biological evaluation in vitro and in vivo as potential anticancer agents", Bioorg.
Med. Chem. Lett, 27, 98–101.
[55] R. Ferioli, G.C. Folco, C. Ferretti, A.M. Gasco, C. Medana, R. Fruttero, M.
Civelli, A. Gasco (1995), "A new class of furoxan derivatives as NO donors:
155
mechanism of action and biological activity", Br. J. Pharmacol, 114(4), 816–
820.
[56] G.F. dos S. Fernandes, P.C. de Souza, L.B. Marino, K. Chegaev, S. Guglielmo,
L. Lazzarato, R. Fruttero, M.C. Chung, F.R. Pavan, Jean Leandro dos Santos
(2016), "Synthesis and biological activity of furoxan derivatives against
Mycobacterium tuberculosis", Eur. J. Med. Chem, 123, 523–531.
[57] A. Fournet, A.A. Barrios, V. Muñoz, R. Hocquemiller, F. Roblot, A. Cavé, P.
Richomme, J. Bruneton (1994), "Antiprotozoal activity of quinoline alkaloids
isolated from Galipea longiflora, a Bolivian plant used as a treatment for
cutaneous leishmaniasis", Phyther. Res, 8(3), 174–178.
[58] S. Fiorucci, E. Antonelli, P. del Soldato, A. Morelli (2001), "A NO-releasing
derivative of ursodeoxycholic acid, selectively delivers NO to the liver and
protects against development of portal hypertension", Proc. Natl. Acad. Sci.
U.S.A, 98, 8897-8902.
[59] C.G. Fortuna, C. Bonaccorso, F. Qamar, A. Anu, I. Ledoux, G. Musumarra
(2011), "Synthesis and NLO properties of new trans 2-(thiophen-2-yl)vinyl
heteroaromatic iodides", Org. Biomol. Chem, 9, 1608–1613.
[60] S. Freduzzi, G. Mariucci, M. Tantucci, P. del Soldato, M. V. Ambrosini (2001),
"Nitro-aspirin (NCX4016) reduces brain damage induced by focal cerebral
ischemia in the rat”, Neurosci Lett, 302, 121–124.
[61] T.I. Godovikova, S.P. Golova, Y.A. Strelenko, M.Y. Antipin, Y.T. Struchkov,
L.I. Khmel‟nitskii (1994), "Synthesis and Properties of Unsubstituted Furoxan",
Mendeleev Commun, 1, 7–9.
[62] M. M. Ghorab, Z. H. Ismail, A. A. Radwan, M. Abdalla (2013), "Synthesis and
pharmacophore modeling of novel quinazolines bearing a biologically active
sulfonamide moiety", Acta Pharm, 63, 1–18.
[63] R.F. George, E.M. Samir, M.N. Abdelhamed, H.A. Abdel-Aziz, S.E.S. Abbas
(2019), "Synthesis and anti-proliferative activity of some new quinoline based
4,5-dihydropyrazoles and their thiazole hybrids as EGFR inhibitors", Bioorg.
Chem, 83, 186–197.
156
[64] H. Gen Fu, Z. Wen Li, X. Xin Hu, S. Yi Si, X. Fu You, S. Tang, Y. Xiang
Wang, D. Qing Song (2019), "Synthesis and Biological Evaluation of Quinoline
Derivatives as a Novel Class of Broad-Spectrum Antibacterial Agents",
Molecules, 24(3), 548–559.
[65] J.C. Gantier, A. Fournet, M.H. Munos, R. Hocquemiller (1996), "The Effect of
Some 2-Substituted Quinolines Isolated from Galipea longiflora on Plasmodium
vinckei petteri Infected Mice", Planta Med, 62, 285–286.
[66] L.N.T. Giang, D.T. Van, P.T. Hai, N.Q. Hung, D.T.A. Tuyet, H.T. Phuong,
L.T.T. Anh, N.H. Thanh, N.T. Phuong, L.D. Trung, N. Van Tuyen (2018),
“Design, synthesis and evaluation of novel hybrids between 4-
anilinoquinazolines and substituted triazoles as potent cytotoxic agents”,
Bioorganic Meedicinal Chem. Lett, 28, 3741–3747.
[67] F. Hadacek, H. Greger (2000), “Testing of Antifungal Natural Products:
Methodologies, Comparability of Results and Assay Choice”, Phytochem. Anal,
11, 137–147.
[68] C.Z. Huang, K.A. Li, S.Y. Tong (1996), "Fluorescent Complexes of Nucleic
Acids/8- Hydroxyquinoline/ Lanthanum(III) and the Fluorometry of Nucleic
Acids", Analytical Letters,2, 9(10), 1705–1717.
[69] E. Jafari, M.R. Khajouei, F. Hassanzadeh, G.H. Hakimelahi, G.A. Khodarahmi
(2016), "Quinazolinone and quinazoline derivatives: Recent structures with
potent antimicrobial and cytotoxic activities", Res. Pharm. Sci, 11, 1–14.
[70] N.G. Jentsch, J.D. Hume, E.B. Crull, S.M. Beauti, A.H. Pham, J.A. Pigza, J.J.
Kessl, M.G. Donahue (2018), "Quinolines from the cyclocondensation of isatoic
anhydride with ethyl acetoacetate: preparation of ethyl 4-hydroxy-2-
methylquinoline-3-carboxylate and derivatives", Beilstein J. Org. Chem, 14,
2529–2536.
[71] K. Kaur, M. Jain, R.P. Reddy, R. Jain (2010), "Quinolines and structurally
related heterocycles as antimalarials", Eur. J. Med. Chem, 45, 3245–3264.
[72] B. Kesteleyn, N. De Kimpe (2000), “Synthesis of two naphthoquinone
antibiotics, dehydroherbarin and 6- deoxybostrycoidin”, J. Org. Chem, 65, 640–
157
644.
[73] L.S. Konstantinova, S.A. Amelichev, S.G. Zlotin, M.I. Struchkova, T.I.
Godovikova, O.A. Rakitin (2015), "[1,4]Dithiino[2,3-c:5,6-c‟ ]bis[1,2,5]
oxadiazole di-N-oxide: synthesis and oxidation to mono- and bis-S-oxides",
Mendeleev Commu., 25, 339–340.
[74] M. Kubanik, N.Y.S. Lam, H.U. Holtkamp, T. So¨hnel, R.F. Anderson, S.M.F.
Jamieson, C.G. Hartinger (2018), “Quinoline-para-quinones and metals:
coordination-assisted formation of quinoline-ortho-quinones”, Chem. Commun,
54, 992-995.
[75] K.S. Kumar, S. Ganguly, R. Veerasamy, E. De Clercq (2010), “Synthesis,
antiviral activity and cytotoxicity evaluation of Schiff bases of some 2-phenyl
quinazoline-4(3)H-ones”, Eur. J. Med. Chem, 45, 5474–5479.
[76] S. Kumar, S. Bawa, H. Gupta (2009), “Biological Activities of Quinoline
Derivatives”, Mini-Reviews Med. Chem, 9, 1648–1654.
[77] D. Li, L. Wang, H. Cai, Y. Zhang, and J. Xu (2012), "Synthesis and Biological
Evaluation of Novel Furozan-Based Nitric Oxide-Releasing Derivatives of
Oridonin as Potential Anti-Tumor Agents", Molecules, 17, 7556–7568.
[78] H. Li, K. Wang, Q. Wan, Y. Chen (2019), "Design, synthesis and anti-tumor
evaluation of novel steroidal glycoconjugate with furoxan derivatives", Steroids,
141, 81–95.
[79] K. Likhitwitayawuid, C.K. Angerhofer, G.A. Cordell, J.M. Pezzuto (1993),
"Cytotoxic and antimalarial bisbenzylisoquinoline alkaloids from stephanza
erecta", J. Nat. Produos, 56(1), 30–38.
[80] X.F. Lin, S.L. Cui, Y.G. Wang (2006), "Molecular iodine-catalyzed one-pot
synthesis of substituted quinolines from imines and aldehydes", Tetrahedron
Lett, 47, 3127–3130.
[81] J.P. Lin, F.H. Zhang, Y.Q. Long (2014), "Solvent/Oxidant-Switchable
Synthesis of Multisubstituted Quinazolines and Benzimidazoles via Metal-Free
Selective Oxidative Annulation of Arylamidines", Org. Lett, 16, 2822−2825.
[82] A. Massoumi, P. Overvoll, F.J. Langmyhr (1974), "Complex formation of
158
gallium (III) with 8-hydroxy-7-iodoquinoline-5-sulphonic acid (ferron)", Anal.
Chim. Acta, 68, 103–110.
[83] M. Matsugi, Fujio Tabusa, J. Minamikawa (2000), “Doebner–Miller synthesis in
a two-phase system: practical preparation of quinolines”, Tetrahedron Lett, 41,
8523–8525.
[84] B.R. McNaughton, B.L. Miller (2003), "A Mild and Efficient One-Step
Synthesis of Quinolines", Org. Lett, 5, 4257–4259.
[85] B.R. McNaughton, B.L. Miller (2008), "Facile Synthesis of 2-Ethyl-3-
Quinolinecarboxylic Acid Hydrochloride", Org. Synth, 85, 27–33.
[86] M. Meloun, JindˇrichˇCapek, T. Syrov´y (2005), “Number of species in
complexation equilibria of Snazoxs or Naphtylazoxine 6S and Cd
2+
, Co
2+
,Cu
2+
,
Ni
2+
, Pb
2+
, and Zn
2+
, ions by PCA of UV–vis spectra”, Talanta, 66, 547–561.
[87] L. Min, B. Pan, Y. Gu (2016), "Synthesis of quinoline-fused 1-benzazepines
through a Mannich-Type reaction of a C,N-Bisnucleophile Generated from 2-
Aminobenzaldehyde and 2-Methylindole", Org. Lett, 18, 364–367.
[88] L. Mu, S. Feng, M.L. Go (2000), "Study of Synthesis and Cardiovascular
Activity of Some Furoxan derivatives as Potential NO-Donors", Chem. Pharm.
Bull, 48, 808–816.
[89] R. Musiol, M. Serda, S. Hensel-Bielowka., J. Polanski (2010), "Quinoline-Based
Antifungals", Curr. Med. Chem, 17, 1960–1973.
[90] R. Musiol, T. Magdziarz, A. Kurczyk (2011), "Quinoline scaffold as a privileged
substructure in antimicrobial drugs", Sci. against Microb. Pathog. Commun.
Curr. Res. Technol. Adv. A. Méndez-Vilas, 72–83.
[91] A. Nayyar, A. Malde, E. Coutinho, R. Jain (2006), "Synthesis, anti-tuberculosis
activity, and 3D-QSAR study of ring-substituted-2/4-quinolinecarbaldehyde
derivatives", BioOrg. Med. Chem, 14, 7302–7310.
[92] M.A. Omar, J. Conrad, U. Beifuss (2014), "Copper-catalyzed domino reaction
between 1-(2- halophenyl)methanamines and amidines or imidates for the
synthesis of 2-substituted quinazolines", Tetrahedron, 70, 3061–3072.
[93] C. Pérez-Bolívar, S.Y. Takizawa, G. Nishimura, V.A. Montes, P. Anzenbacher,
159
Jr (2011), "High-efficiency tris(8-hydroxyquinoline)aluminum (Alq3)
complexes for organic white-light-emitting diodes and solid-state lighting",
Chemistry - A European Journal, 17(33), 9076–9082.
[94] B.C. Ranu, A. Hajra, U. Jana (2000), "Microwave-assisted simple synthesis of
quinolines from anilines and alkyl vinyl ketones on the surface of silica gel in
the presence of indium(III) chloride", Tetrahedron Lett, 41(4), 531–533.
[95] K.A. Reynolds, D.J. Young, W.A. Loughlin (2010), “Limitations of the „Two-
Phase‟ Doebner–Miller Reaction for the Synthesis of Quinolines”, Synthesis
(Stuttg), 21, 3645–3648.
[96] S. Sasmal, D. Balasubrahmanyam, H.R. Kanna Reddy, G. Balaji, G. Srinivas, S.
Cheera, C. Abbineni, P.K. Sasmal, I. Khanna, V.J. Sebastian, V.P. Jadhav, M.P.
Singh, R. Talwar, J. Suresh, D. Shashikumar, K. Harinder Reddy, V. Sihorkar,
T.M. Frimurer, Ø. Rist, L. Elster, T. Högberg (2012), “Design and optimization
of quinazoline derivatives as melanin concentrating hormone receptor 1
(MCHR1) antagonists: Part 2”, Bioorganic Med. Chem. Lett, 22, 3163–3167.
[97] M. Schleiss, J. Eickhoffc, S. Auerochs, M. Leis, S. Abele, S. Rechter, Y. Choi, J.
Anderson, G. Scott, W. Rawlinson, D. Michel, S. Ensminger, B. Klebl, T.
Stamminger, M. Marschall (2008), “Protein kinase inhibitors of the quinazoline
class exert anti-cytomegaloviral activity in vitro and in vivo”, Antiviral Res, 79,
1, 49–61.
[98] T. Selvam, P. Kumar (2011), “Quinazoline Marketed drugs – A Review”, Res
Pharm, 1, 1–21.
[99] R.A.M. Serafim, J.E. Gonçalves, F.P. de Souza, A.P. de M. Loureiro, S.
Storpirtis, R. Krogh, A.D. Andricopulo, L.C. Dias, E.I. Ferreira (2014), "Design,
synthesis and biological evaluation of hybrid bioisoster derivatives of N-
acylhydrazone and furoxan groups with potential and selective anti-
Trypanosoma cruzi activity", Eur. J. Med. Chem, 82, 418–425.
[100] H. Shen (2008), Illustrated Pharmacology Memory Cards: PharMnemonics,
Minireview.
[101] A.B. Sheremetev, N.N. Makhova, W. Friedrichsen (2001), "Monocyclic
160
furazans and furoxans", Adv. Heterocycl. Chem, 78, 65–188.
[102] P. Skehan, R. Storeng, D. Scudiero, A. Monks, J. McMahon, D. Vistica, J.T.
Warren, H. Bokesch, S. Kenney, M.R. Boyd (1990), “New Colorimetric
Cytotoxicity Assay for Anticancer-Drug Screening”, J. Natl. Cancer Inst,
82(13), 1162–1168.
[103] A. Srivastava, R.M. Singh (2005), "Vilsmeier-Haack reagent: A facile synthesis
of 2-chloro-3-formylquinolines from N-arylacetamides and transformation into
different functionalities", Indian Journal of Chemistry - Section B Organic and
Medicinal Chemistry, 44(9), 1868–1875.
[104] D. Tallet, Soldato, P. Del, N. Oudart, J.L. Burgaud (2002), "NO–Steroids:
Potent Anti-inflammatory Drugs with Bronchodilating Activity in Vitro", Bio-
Chem. Biophys. Res. Commun. 290, 125–30.
[105] P. Tosco, M. Bertinaria, A. Di Stilo, E. Marini, B. Rolando, G. Sorba, R.
Fruttero, A. Gasco (2004), "A new class of NO-donor H3 -antagonists", IL
Farmaco, 59, 359–371.
[106] N.V. Tuyen, B. Kesteleyn, N. De Kimpe (2001), “Synthesis of 1,3-disubstituted
naphtho[2,3-c]pyran-5,10-diones”, Tetrahedron, 57, 4213–4219.
[107] N.V . Tuyen, N. De Kimpe (2004), “Synthesis of pyranonaphthoquinone
antibiotics involving the ring closing metathesis of a vinyl ether”, Tetrahedron
Lett, 45, 3443–3446.
[108] O. Van den Berg, W.F. Jager, D. Cangialosi, J. van Turnhout, P.J.T. Verheijen,
M. Wubbenhorst, S.J. Picken (2006), "A Wavelength-Shifting Fluorescent Probe
for Investigating Physical Aging", Macromolecules, 39, 224–231.
[109] P. Verhaeghe, A. Dumtre, C. Castera-Ducros, S. Hutter, M. Laget, C. Fersing,
M. Prieri, J. Yzombard, F. Sifredi, S. Rault, P. Rathelot, P. Vanelle, N. Azas
(2011), "4-Thiophenoxy-2-trichloromethyquinazolines display in vitro selective
antiplasmodial activity against the human malaria parasite Plasmodium
falciparum", Bioorganic Med. Chem. Lett, 21(19), 6003–6006.
[110] K. Wang, E. Herdtweck, A. Dömling (2012), "Cyanoacetamides (IV): Versatile
one-pot route to 2-quinoline-3-carboxamides", ACS Comb. Sci, 14 316–322.
161
[111] W. Wang, T. Li, R. Milburn, J. Yates, E. Hinnant, M.J. Luzzio, S.A. Noble, G.
Attardo (1998), “Novel 1, 3-disubstituted-5, 10-dihydro-5, 10-dioxo-1H-
benzo[G] isochromene-3 carboxamides as potent antitumor agents”, Bioorganic
Med. Chem. Lett, 8, 1579– 1584.
[112] Y. Wang, S. Hekimi (2016), “Understanding Ubiquinone”, Trends Cell Biol,
26(5), 367–378.
[113] A. Wissner, E. Overbeek, M.F. Reich, M.B. Floyd, B.D. Johnson, N. Mamuya,
E.C. Rosfjord, C. Discafani, R. Davis, X. Shi, S.K. Rabindran, B.C. Gruber, F.
Ye, W.A. Hallett, R. Nilakanta, R. Shen, Y.-F. Wang, L.M. Greenberger, H.-R.
Tsou (2003), "Synthesis and Structure-Activity Relationships of 6,7-
Disubstituted 4-Anilinoquinoline-3-carbonitriles. The Design of an Orally
Active, Irreversible Inhibitor of the Tyrosine Kinase Activity of the Epidermal
Growth Factor Receptor (EGFR) and the Human Epi", J. Med. Chem, 46, 49–62.
[114] G.-F. Xu, B.-A. Song, P.S. Bhadury, S. Yang, P.-Q. Zhang, L.-H. Jin, W. Xue,
D.-Y. Hu, P. Lu (2007), “Synthesis and antifungal activity of novel s-substituted
6-fluoro-4-alkyl(aryl)thioquinazoline derivatives”, Bioorg. Med. Chem, 15,
3768–3774.
[115] C. Ye, J. You, X.F. Li, R. You, Y. Weng, J. Li, Y. Wang (2010), “Design,
synthesis and anticoccidial activity of a series of 3-(2-(2-methoxyphenyl)-2-
oxoethyl)quinazolinone derivatives”, Pestic. Biochem. Physiol, 97, 194–198.
[116] J.Q. Zhao, M.Q. Zhou, J. Zuo, X.Y. Xu, X.M. Zhang, W.C. Yuan (2015),
"Synthesis of furoxan derivatives: DABCO-mediated cascade
sulfonylation/cyclization reaction of α-nitro-ketoximes", Tetrahedron. 71(10),
1560–1565.
[117] W. Zhang, F. Guo, Fei Wang, N. Zhao, L. Liu, J. Li, Z. Wang (2014),
"Synthesis of quinazolines via CuO nanoparticles catalyzed aerobic oxidative
coupling of aromatic alcohols and amidines", Org. Biomol. Chem, 12, 5752–
5756.
162