Luận án Nghiên cứu ứng dụng vi phẫu thuật điều trị một số u tầng trước nền sọ bằng đường mở nắp sọ lỗ khóa trên cung mày

Mối liên quan giữa tỉ lệ cắt hết u với khả năng thăm dò, đánh giá tổn thương: Khả năng thăm dò đánh giá tổn thương dễ hơn sẽ giúp phẫu thuật viên kiểm soát vùng mổ, các cấu trúc xung quanh và tổn thương49,98,125,126. Thăm dò khó bao gồm nhiều cấu trúc mạch máu, dây thần kinh và cấu trúc não khác xung quanh khối u66,127,128. Não phù hơn, dập não khi vén, chảy máu vùng phẫu tích, không hút được nước não tuỷ sẽ cản trở thăm dò xung quanh khối u cũng như đánh giá các cấu trúc xung quanh. Khi khó thăm dò và đánh giá các cấu trúc xung quanh, phẫu thuật viên khó kiểm soát cuộc mổ. Nhiều tác giả cho rằng, khó khăn nhất đối với đường mổ hẹp là cản trở ánh sáng vào vùng mổ. Chính vì vậy, nội soi hỗ trợ là biện pháp giúp phẫu thuật viên giải quyết khó khăn này98,101,106,125,129. Chúng tôi sử dụng nội soi hỗ trợ hai trường hợp và nhận thấy ánh sáng nội soi rõ hơn, thăm dò và đánh giá tổn thương tốt hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của nội soi là hình ảnh không gian 2 chiều, và cả kíp mổ phải quen cách làm việc với nội soi130,131. Phẫu tích qua nắp sọ nhỏ nói chung và qua nắp sọ trên cung mày nói riêng có thể đánh giá thăm dò rất rộng (hình 4.11, hình 4.12). Phẫu tích trên xác với đường mổ lỗ khoá trên cung mày ghi nhận khả năng thăm dò rộng vùng nền sọ92,105,113. Trong thực hành lâm sàng, nhiều tác giả chứng minh khả năng phẫu tích rộng, kiểm soát rộng và xử lý nhiều loại tổn thương khác như phình động mạch não40,132–134, chèn ép dây thần kinh thị giác, chấn thương nền sọ, dị vật trong sọ105,135,136. Một số tác giả so sánh khả năng phẫu tích, thăm dò khi mở nắp sọ lỗ khoá trên cung mày với mở nắp sọ nhỏ vùng thái dương-trán hoặc mở nắp sọ kinh điển trong xử lý một số loại tổn thương và không ghi nhận sự khác nhau125,137. Mức độ thăm dò và đánh giá tổn thương qua nắp sọ lỗ khoá trên cung mày giống như mở nắp sọ kinh điển125,138.

pdf198 trang | Chia sẻ: Kim Linh 2 | Ngày: 09/11/2024 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ứng dụng vi phẫu thuật điều trị một số u tầng trước nền sọ bằng đường mở nắp sọ lỗ khóa trên cung mày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 2022; 29(8): 5370-5382. doi:10.3390/curroncol29080426 100. Wilson DA, Duong H, Teo C, Kelly DF. The supraorbital endoscopic approach for tumors. World Neurosurg. 2014;82(1-2):e243-256. doi:10.1016/j.wneu.2013.02.002 101. Wang X, Wu W, Zhang H, Lan Q. Endoscopic Optic Nerve Decompression Through Supraorbital Keyhole Extradural Approach: A Cadaveric Study. Turk Neurosurg. 2017;27(2):212-216. doi:10.5137/1019-5149.JTN.15298-15.1 102. Usman M, Ahmed H, E. Stieg P. Operative Technique and Complication Avoidance in Supraorbital Endoscopic Keyhole Craniotomy. Pak J Neurol Surg. 2020;24(1). doi:10.36552/pjns.v24i1.401 103. Revuelta Barbero JM, Gutierrez J, Newman S, et al. Keyhole Supraorbital-Eyebrow Approach for Resection of an Olfactory Groove Meningioma with Intraoperative Endoscopic Assistance. World Neurosurg. 2022;157:160-161. doi:10.1016/j.wneu.2021.10.118 104. Dey S, Rao A, Sinha S, Kumar S, Nishant. A Rare Case of Recurrence of Craniopharyngioma at Ectopic Site after Surgical Resection of Primary Tumor. Indian J Neurosurg. 2018;07(03):265-268. doi:10.1055/s-0038- 1670933 105. Fujio S, Hanada T, Yonenaga M, et al. Surgical aspects in craniopharyngioma treatment. Innov Surg Sci. 2021; 6(1):25-33. doi:10.1515/iss-2019-1004 106. Hill TK, Baine MJ, Verma V, et al. Patterns of Care in Pediatric Craniopharyngioma: Outcomes Following Definitive Radiotherapy. Anticancer Res. 2019;39(2):803-807. doi:10.21873/anticanres.13178 107. Peng Y, Fan J, Li Y, Qiu M, Qi S. The Supraorbital Keyhole Approach to the Suprasellar and Supra-Intrasellar Rathke Cleft Cysts Under Pure Endoscopic Visualization. World Neurosurg. 2016;92:120-125. doi:10.1016/j.wneu.2016.04.121 108. Hong CS, Omay SB. The Role of Surgical Approaches in the Multi- Modal Management of Adult Craniopharyngiomas. Curr Oncol. 2022; 29(3):1408-1421. doi:10.3390/curroncol29030118 109. Hong WC, Tsai JC, Chang SD, Sorger JM. Robotic skull base surgery via supraorbital keyhole approach: a cadaveric study. Neurosurgery. 2013;72 Suppl 1:33-38. doi:10.1227/NEU.0b013e318270d9de 110. Cai M, Hou B, Luo L, Zhang B, Guo Y. Trans-eyebrow supraorbital keyhole approach to tuberculum sellae meningiomas: a series of 30 cases with long-term visual outcomes and recurrence rates. J Neurooncol. 2019;142(3):545-555. doi:10.1007/s11060-019-03128-9 111. Youngerman BE, Shtayer L, Gerges MM, Larsen AG, Tomasiewicz HC, Schwartz TH. Eyebrow supraorbital keyhole craniotomy for olfactory groove meningiomas with endoscope assistance: case series and systematic review of extent of resection, quantification of postoperative frontal lobe injury, anosmia, and recurrence. Acta Neurochir (Wien). 2021; 163(1):101-112. doi:10.1007/s00701-020-04552-x 112. Ormond D R and Hadjipanayis C G. The supraorbital keyhole craniotomy through an eyebrow incision: its origins and evolution. Minim invasive surg. Published online 2013. doi:10.1155/2013/296469 113. King J A J et al. Craniopharyngioma. Springer Edition.; 2016. 114. Sandvik U, Ohlsson M, Edström E. Vascular complications in pediatric craniopharyngioma patients: a case-based update. Childs Nerv Syst. 2019;35(12):2273-2278. doi:10.1007/s00381-019-04394-8 115. Puget S. Treatment Strategies in Childhood Craniopharyngioma. Front Endocrinol. 2012;3. doi:10.3389/fendo.2012.00064 116. Iacoangeli M, Nocchi N, Nasi D, et al. Minimally Invasive Supraorbital Key-hole Approach for the Treatment of Anterior Cranial Fossa Meningiomas. Neurol Med Chir (Tokyo). 2016;56(4):180-185. doi:10.2176/nmc.oa.2015-0242 117. Igressa A, Pechlivanis I, Weber F, et al. Endoscope-assisted keyhole surgery via an eyebrow incision for removal of large meningiomas of the anterior and middle cranial fossa. Clin Neurol Neurosurg. 2015;129:27- 33. doi:10.1016/j.clineuro.2014.11.024 118. Khan DZ, Muskens IS, Mekary RA, et al. The endoscope-assisted supraorbital “keyhole” approach for anterior skull base meningiomas: an updated meta-analysis. Acta Neurochir (Wien). 2021;163(3):661-676. doi:10.1007/s00701-020-04544-x 119. Van Lindert E, Perneczky A, Fries G, Pierangeli E. The supraorbital keyhole approach to supratentorial aneurysms: concept and technique. Surg Neurol. 1998;49(5):481-489; discussion 489-490. doi:10.1016/s0090-3019(96)00539-3 120. Rock AK, Dincer A, Carr MT, Opalak CF, Workman KG, Broaddus WC. Outcomes after craniotomy for resection of craniopharyngiomas in adults: analysis of the National Surgical Quality Improvement Program (NSQIP). J Neurooncol. 2019;144(1):117-125. doi:10.1007/s11060-019- 03209-9 121. Hoffmann A, Boekhoff S, Gebhardt U, et al. History before diagnosis in childhood craniopharyngioma: associations with initial presentation and long-term prognosis. Eur J Endocrinol. 2015;173(6):853-862. doi:10.1530/EJE-15-0709 122. Hong AR, Kim JH, Park SS, et al. Determinants of Short-Term Weight Gain Following Surgical Treatment for Craniopharyngioma in Adults. J Korean Neurosurg Soc. 2022;65(3):439-448. doi:10.3340/jkns.2021.0067 123. Huang CC, Lin KL, Wu CT, et al. Clinical and endocrinological manifestations of childhood-onset craniopharyngioma before surgical removal: A report from one medical center in Taiwan. Pediatr Neonatol. 2021;62(2):181-186. doi:10.1016/j.pedneo.2020.08.014 124. Avery MB, Mallari RJ, Barkhoudarian G, Kelly DF. Supraorbital and mini-pterional keyhole craniotomies for brain tumors: a clinical and anatomical comparison of indications and outcomes in 204 cases. J Neurosurg. 2022;136(5):1314-1324. doi:10.3171/2021.6.JNS21759 125. Kshettry VR, Kenning TJ, Evans JJ, Farrell CJ. 9 Principles of Minimally Invasive Keyhole Surgery. In: Evans JJ, Kenning TJ, Farrell C, Kshettry VR, eds. Endoscopic and Keyhole Cranial Base Surgery. Springer International Publishing; 2019:121-128. doi:10.1007/978-3-319-64379- 3_9 126. Tatarli N, Ceylan D, Şeker A, Solmaz B, Çavdar S, Kiliç T. The Supraorbital Keyhole Approach. J Craniofac Surg. 2015;26(5):1663- 1667. doi:10.1097/SCS.0000000000001650 127. Thakur JD, Mallari RJ, Corlin A, et al. Critical appraisal of minimally invasive keyhole surgery for intracranial meningioma in a large case series. Kerezoudis P, ed. PLOS ONE. 2022;17(7):e0264053. doi:10.1371/journal.pone.0264053 128. Banu MA, Mehta A, Ottenhausen M, et al. Endoscope-assisted endonasal versus supraorbital keyhole resection of olfactory groove meningiomas: comparison and combination of 2 minimally invasive approaches. J Neurosurg. 2016;124(3):605-620. doi:10.3171/2015.1. JNS141884 129. Kabil MS, Shahinian HK. The endoscopic supraorbital approach to tumors of the middle cranial base. Surg Neurol. 2006;66(4):396-401; discussion 401. doi:10.1016/j.surneu.2006.02.042 130. Sekhar LN, Hadjipanayis CG, Recinos PF. 17 Planum/Tuberculum Sella Meningiomas. In: Evans JJ, Kenning TJ, Farrell C, Kshettry VR, eds. Endoscopic and Keyhole Cranial Base Surgery. Springer International Publishing; 2019:223-249. doi:10.1007/978-3-319-64379-3_17 131. Shao D, Li Y, Sun Z, Cai X, Zheng X, Jiang Z. Keyhole Approach for Clipping Anterior Circulation Aneurysms: Clinical Outcomes and Technical Note. Front Surg. 2021;8:783557. doi:10.3389/fsurg.2021. 783557 132. Bhattarai R, Liang C, Chen C, et al. Supraorbital eyebrow keyhole approach for microsurgical management of ruptured anterior communicating artery aneurysm. Exp Ther Med. Published online June 19, 2020. doi:10.3892/etm.2020.8909 133. Park J. Supraorbital Keyhole Approach for Intracranial Aneurysms: Transitioning from Concerns to Confidence. J Korean Neurosurg Soc. 2020;63(1):4-13. doi:10.3340/jkns.2019.0042 134. Rychen J, Zumofen DW, Riina HA, Mariani L, Guzman R. The Transpalpebral Versus the Transciliary Variant of the Supraorbital Keyhole Approach: Anatomic Concepts for Aneurysm Surgery. Oper Neurosurg Hagerstown Md. 2020;19(1):E24-E31. doi:10.1093/ons/opz358 135. Azab W, Najibullah M, Waheed G. Endoscope-controlled extended supraorbital keyhole approach through a modified eyebrow incision for a large dural-based solitary fibrous tumor of the frontal convexity: A technical note. Surg Neurol Int. 2022;13:153. doi:10.25259/SNI_1249_2021 136. Chen YH, Lin SZ, Chiang YH, Ju DT, Liu MY, Chen GJ. Supraorbital Keyhole Surgery for Optic Nerve Decompression and Dura Repair. J Neurotrauma. 2004;21(7):976-981. doi:10.1089/0897715041526140 137. Kang HJ, Lee YS, Suh SJ, Lee JH, Ryu KY, Kang DG. Comparative Analysis of the Mini-pterional and Supraorbital Keyhole Craniotomies for Unruptured Aneurysms with Numeric Measurements of Their Geometric Configurations. J Cerebrovasc Endovasc Neurosurg. 2013; 15(1):5. doi:10.7461/jcen.2013.15.1.5 138. Wongsirisuwan M, Ananthanandorn A, Prachasinchai P. The comparison of conventional pterional and transciliary keyhole approaches: pro and con. J Med Assoc Thail Chotmaihet Thangphaet. 2004;87(8):891-897. 139. Kim Y, Yoo CJ, Park CW, et al. Modified Supraorbital Keyhole Approach to Anterior Circulation Aneurysms. J Cerebrovasc Endovasc Neurosurg. 2016;18(1):5. doi:10.7461/jcen.2016.18.1.5 140. Raza SM, Boahene KDO, Quinones-Hinojosa A. The transpalpebral incision: its use in keyhole approaches to cranial base brain tumors. Expert Rev Neurother. 2010;10(11):1629-1632. doi:10.1586/ern.10.144 141. Dzhindzhikhadze RS, Dreval’ ON, Lazarev VA, Kambiev RL. [Mini- orbitozygomatic craniotomy in surgery for supratentorial aneurysms and tumors of the anterior and middle cranial fossae]. Zh Vopr Neirokhir Im N N Burdenko. 2016;80(4):40-47. doi:10.17116/neiro201680440-47 142. Lan Q, Sughrue ME, Briggs RG. Minimally invasive keyhole techniques for resection of giant intracranial tumors. Chin Neurosurg J. 2022;8(1):19. doi:10.1186/s41016-022-00289-x 143. Reisch R, Marcus HJ, Hugelshofer M, Koechlin NO, Stadie A, Kockro RA. Patients’ cosmetic satisfaction, pain, and functional outcomes after supraorbital craniotomy through an eyebrow incision: Clinical article. J Neurosurg. 2014;121(3):730-734. doi:10.3171/2014.4.JNS13787 144. Yang CY, Faung B, Patel NA, et al. Supraorbital Keyhole Craniotomy in Pediatric Neurosurgery: A Systematic Review of Clinical Outcomes and Cosmetic Outcomes. World Neurosurg. 2022;164:70-78. doi:10.1016/j.wneu.2022.04.094 Phụ lục * QUY TRÌNH DỰ THẢO VI PHẪU THUẬT MỞ NẮP SỌ LỖ KHÓA TRÊN CUNG MÀY TRONG PHẪU THUẬT CẮT U TẦNG TRƯỚC NỀN SỌ Quy trình vi phẫu mở nắp sọ lỗ khóa trên cung mày bao gồm 6 bước sau: - Bước 1: Chỉ định phẫu thuật: + U màng não tầng trước nền sọ như u mỏm yên trước, u màng não hố yên, u màng não rãnh hành khứu, u màng não mỏm yên sau, u màng não trần hố mắt; + U tuyến yên (không thể phẫu thuật bằng đường mổ qua xoang bướm); + U sọ hầu, nang Rathke; +Kích thước u ≤3cm đường kính -Từ bước 2: (giống quy trình hoàn thiện) Phục lục ** QUY TRÌNH HOÀN THIỆN VI PHẪU THUẬT MỞ NẮP SỌ LỖ KHÓA TRÊN CUNG MÀY TRONG PHẪU THUẬT CẮT U TẦNG TRƯỚC NỀN SỌ Quy trình vi phẫu mở nắp sọ lỗ khóa trên cung mày bao gồm 6 bước sau: - Bước 1: Chỉ định phẫu thuật: + U màng não tầng trước nền sọ như u mỏm yên trước, u màng não hố yên, u màng não rãnh hành khứu, u màng não mỏm yên sau, u màng não trần hố mắt; + U tuyến yên (không thể phẫu thuật bằng đường mổ qua xoang bướm); + U sọ hầu, nang Rathke; + Nang nhện; +Nang bì - Bước 2: Chuẩn bị trang thiết bị dùng trong phẫu thuật + Kính vi phẫu dành cho phẫu thuật thần kinh: NC 4 Carl Zeiss, Vario 700 Carl Zeiss, Pentaro 8 Carl Zeiss; + Bộ dụng cụ vi phẫu; + Hệ thống khoan mài chuyên dụng; + Hệ thống định vị neuronavigation; + Nẹp cố định nắp sọ. - Bước 3: Chuẩn bị phẫu thuật tại phòng bệnh và tại phòng mổ: *Tại phòng bệnh: + Đánh giá trước mổ: lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính, hình ảnh cộng hưởng từ, đánh giá thị giác (thị lực, thị trường), đánh giá nội tiết tuyến yên, chụp mạch máu não (DSA). + Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh, ký giấy đồng ý mổ và đồng ý tham gia nghiên cứu. + Vệ sinh: gội đầu, không cần cạo tóc, không cạo lông mày. + Có thể dùng thuốc an thần cho người bệnh nếu khó ngủ, lo lắng nhiều. * Tại phòng mổ: + Gây mê nội khí quản. + Sắp xếp vị trí kíp phẫu thuật và trang thiết bị hỗ trợ: tùy từng người bệnh cụ thể, vị trí khối u, mức độ xâm lấn và kích thước khối u, thuận tay phải hay trái của phẫu thuật viên (Hình 1). Hình 1. Bố trí vị trí kíp phẫu thuật xung quanh người bệnh5. - Bước 4: Thực hiện phẫu thuật *Thì 1-kê tư thế: Người bệnh được nằm ngửa, đầu cố định trên khung Mayfield, cao hơn ngực 15 độ, cổ thẳng (Hình 2). Sau đó ngửa cổ (Hình 3) và xoay nghiêng đầu (Hình 4). Thì này bao gồm rạch da, khoan, cắt xương, mở rộng trường mổ. Hình 2. Bắt đầu bằng cách đặt người bệnh nằm ngửa, đầu cố định trên khung Mayfield sau cho đầu cao hơn ngực để máu chảy tốt qua tĩnh mạch cảnh về tim giúp giảm thể tích nước não tủy ứ đọng trong hộp sọ. Đầu cao cũng giúp giảm chèn ép các mạch máu ở cổ, chèn ép thanh quản và ống nội khí quản. Hình 3. Chỉnh đầu sao cho ngửa đầu ra sau 15 độ giúp thùy trán đổ ra sau, điều đó mở rộng khe giữa mặt dưới thùy trán, đây là khoảng trống để làm việc khi phẫu tích và cắt khối u tầng trước nền sọ. Hình 4. Xoay nghiêng đầu sang bên đối diện (bên phải nếu mổ trên cung mày trái như trong ảnh). Đầu nghiêng sang phải 20 độ nếu khối u ở nền sọ xâm lấn sang bên hoặc hơi lên trên yên và sau yên. Đầu nghiêng 30 độ nếu khối u nền sọ xâm lấn cao vùng trên yên. Đầu nghiêng 45-60 độ nếu khối u tầng trước nền sọ vùng rãnh hành khứu. Khi đầu nghiêng nhiều tới 60 độ, chúng ta có thể kiểm soát cả vùng phía bên đối diện rộng rãi. * Thì 2-mở nắp sọ: Hình 5. Mở nắp sọ lỗ khóa trên cung mày với đường rạch da trên cung mày phải. - Xác định vị trí rạch da và nắp sọ (Hình 5). + Các mốc giải phẫu trên da: Để xác định được đường rạch da chính xác và ít gây tổn thương tới các cấu trúc lành, chúng ta phải xác định được các cấu trúc giải phẫu và mốc giải phẫu trên da như xương cung mày, lỗ trên cung mày (nơi động mạch và dây thần kinh trên cung mày đi qua), đường bám của cơ thái dương, vị trí xoang hơi trán (đối chiếu với phim chụp CLVT, CHT), vị trí đối chiếu rãnh Sylvius, cung gò má. Các vị trí trên có thể xác định và đánh dấu trên da đầu người bệnh (Hình 6 và hình 7). Hình 6. Đối chiếu giải phẫu lên da vùng phẫu thuật: 1- lỗ trên ổ mắt, 2-đường bám cơ thái dương, 3-đối chiếu rãnh Sylvien, 4-cung gò má, 5-động mạch và dây thần kinh trên ổ mắt, 6-nhánh trán dây thần kinh số VII. Hình 7. Hình vẽ vị trí nắp sọ so với động mạch, dây thần kinh trên ổ mắt, và nhánh trán của dây thần kinh mặt (dây VII). - Rạch da bằng dao nhỏ trên lông mày trung bình 2,5cm (Hình 8). - Vị trí lỗ khóa có thể xác định là vùng ranh giới giữa chỗ bám của cơ thái dương với xương trán và cung mày. Đây là vị trí sát nền sọ tầng trước và tầng giữa. Mũi khoan quan trọng nhất trong nhiều đường mổ như đường mổ trán thái dương, trán nền. - Nắp sọ có thể trên cung mày hoặc bao gồm cả cung mày. Kích thước nắp sọ nhỏ với đường kính không quá 2,5cm. + Bộc lộ xương sọ và cung mày với dao điện, nạo xương (Hình 9). Xác định nơi bám của cơ thái dương. Xác định vị trí lỗ khóa. Khoan sọ và cắt nắp sọ (Hình 10 và hình 11). Trường hợp cần thiết cắt nắp sọ và cung mày thành một khối (Hình 12). Mài gờ xương ở trần hố mắt và bờ trong xương sọ để mở rộng trường mổ (Hình 13). Nếu nắp sọ mở thông với xoang hơi trán, tách biệt xoang hơi trán để tránh nhiễm trùng. Hình 8. Rạch da trên cung mày Hình 9. Bộc lộ xương sọ, xác định đường bám của cơ thái dương lên xương sọ, xác định vị trí lỗ khóa. - Lỗ khóa và đường bám của cơ thái dương: Ngay sau khi rạch da và cân galea, chúng ta xác định được đường bám của cơ thái dương, xương cung mày và vị trí lỗ khóa (keyhole). Đây là vị trí quan trọng để bộc lộ xương sọ và lỗ khoan. Hình 10. Hình ảnh đường bám của cơ thái dương, cung mày và lỗ khóa. Hình 11. Khoan sọ tại vị trí lỗ khóa, cắt xương sọ bằng máy cắt. Hình 12. Cắt nắp sọ và cung mày thành một khối (nếu cần thiết thăm dò rộng rãi vùng nền sọ, sau yên, trên yên). Hình 13. Mài bờ trong và gờ xương trần hố mắt để mở rộng trường mổ. * Thì 3-phẫu tích vùng hố yên: Sau khi mở nắp sọ, mở màng cứng hình vòng cung (Hình14). Đặt kính vi phẫu. Một số trường hợp sử dụng nội soi hỗ trợ nếu phẫu trường đủ rộng. Ống kính nội soi dùng loại 30 độ và ống nội soi được gắn trên khung cố định. Hút nước não tủy ở bể đáy. Một số trường hợp có thể hút nước não tuỷ ở khoang dưới nhện tuỷ ngang mức L4-L5 trước khi mổ. Xác định một số mốc giải phẫu quan trọng như mỏm yên trước, dây thần kinh I, dây thần kinh II, động mạch cảnh trong (Hình 15). Phẫu tích về phía hố yên, đường giữa sẽ thấy được động mạch não trước, động mạch thông trước và các nhánh bên (Hình 16. hình 17, hình 19, hình 20, hình 21). Tại đường giữa thấy được giao thoa thị giác, và sang bên đối diện thấy được dây thần kinh thị giác và động mạch cảnh trong bên đối diện (Hình 16, hình 18). Phẫu tích sang bên động mạch thông sau, động mạch mạch mạc trước, động mạch não giữa, ra sau sẽ thấy động mạch thân nền, động mạch não sau, động mạch tiểu não trên (Hình 22). Hình 14. Mở màng cứng hình vòng cung Hình 15. Sau khi hút nước não tuỷ làm xẹp não, chúng ta phẫu tích và xác định một số mốc giải phẫu quan trọng như mỏm yên trước (ACP), dây thần kinh thị giác (CN II), động mạch cảnh trong (ICA). Hình 16. Tiếp tục phẫu tích có thể thấy giao thoa thị giác (chiasm), và đoạn 1 của động mạch não trước phải (A1 segment). Hình 17. Bộc lộ thùy thái dương, tận cùng của động mạch cảnh trong-nơi chia thành động mạch não trước và não giữa, đoạn 1 của động mạch não giữa (M1). Hình 18. -Phẫu tích sang bên đối diện để thăm dò đoạn A1 bên trái, mảnh cùng, động mạch thông trước (ACoA), A1 bên phải, nhánh quặt ngược phải (Heubner). Hình 19. Phẫu tích sang bên trái thấy được toàn bộ dây II trái (và phải), động mạch cảnh trong trái (left ICA), động mạch mắt trái (OphtA). Hình 20. Bộc lộ hình ảnh thùy thái dương trái, M1 trái, A1 trái, ICA trái. Hình 21. Phẫu tích về thái dương cùng bên phải thấy được dây III phải, động mạch cảnh trong phải. Hình 22. Tiếp tục phẫu tích ra phía sau cho thấy hình ảnh động mạch thân nền, động mạch tiểu não trên. * Thì 4-cắt u: Tùy kích thước, vị trí và loại u để phẫu tích và cắt khối u nền sọ. Cắt u bằng kéo, phẫu tích, dao siêu âm, máy hút... Phẫu tích tránh làm tổn thương dây thần kinh, mạch máu và cấu trúc lành xung quanh khối u. Trong quá trình phẫu tích và cắt u, sử dụng kính vi phẫu hoặc nội soi hỗ trợ để kiểm soát và đánh giá. * Thì 5-đóng vết mổ: Sau khi kết thúc thì cắt u, màng cứng được đóng kín bằng chỉ không tiêu 4/0 hoặc 5/0 (ví dụ chỉ prolene 4/0). Khâu treo màng cứng bằng chỉ không tiêu (cùng loại với chỉ đóng kín màng cứng). - Bước 5: Xử trí tai biến, biến chứng: Tai biến và biến chứng có thể xảy ra như tổn thương dây thần kinh, tổn thương mạch máu, dập não, chảy máu não, máu tụ ngoài màng cứng, máu tụ dưới màng cứng, rò nước não tủy, nhiễm trùng, mờ mắt Chuẩn bị sẵn dụng cụ để cầm máu, vá rò nước não tủy. Nếu viêm màng não thì phân lập vi khuẩn, xác định kháng sinh đồ, điều trị với kháng sinh liều cao. Trong trường hợp khó khăn xử lý cắt khối u, hoặc tai biến nặng cần can thiệp, có thể mở rộng nắp sọ bằng đường mổ kinh điển như trán nền, trán- thái dương. - Bước 6: Chăm sóc sau mổ Giống chăm sóc sau mổ vi phẫu cắt u não vùng hố yên thường quy bao gồm theo dõi tri giác, thở, mạnh, huyết áp, nước tiểu, biểu hiện suy tuyến yên Khi tri giác xấu hơn, liệt, giãn đồng tử hoặc không ổn định cần chụp CLVT kiểm tra. Trường hợp chảy máu sau mổ, não úng thủy sau mổ phải mổ lại. Nếu phù não hoặc thiếu máu não mà điều trị nội khoa, hồi sức không kết quả thì phải mổ lại. BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU I-Hành chính: - Họ và tên: Giới Tuổi - Nghề nghiệp - Địa chỉ: - Tel: (1) (2) (3) - Đại chỉ E-Mail: II-Tiền sử bệnh: 1-Tiền sử bệnh liên quan trực tiếp: -U tuyến yên: + Đã mổ u tuyến yên (số lần, thời gian, cách thức, nơi điều trị, bác sĩ điều trị, kết quả): + Đã xạ trị u tuyến yên (số lần, thời gian, cách thức, liều điều trị Gy, nơi điều trị, bác sĩ điều trị, kết quả): + Đã điều trị nội số lần, thời gian, cách thức, nơi điều trị, bác sĩ điều trị, kết quả): + Đã chẩn đoán, chưa điều trị: + Đã được điều trị bằng phương pháp khác (số lần, thời gian, cách thức, nơi điều trị, bác sĩ điều trị, kết quả): + Không có tiền sử bệnh u tuyến yên: - U sọ hầu: + Đã mổ u sọ hầu (số lần, thời gian, cách thức, nơi điều trị, bác sĩ điều trị, kết quả): + Đã xạ trị u sọ hầu (số lần, thời gian, cách thức, liều điều trị Gy, nơi điều trị, bác sĩ điều trị, kết quả): + Đã điều trị nội số lần, thời gian, cách thức, nơi điều trị, bác sĩ điều trị, kết quả): + Đã chẩn đoán, chưa điều trị: + Đã được điều trị bằng phương pháp khác (số lần, thời gian, cách thức, nơi điều trị, bác sĩ điều trị, kết quả): + Không có tiền sử bệnh u sọ hầu: - U màng não: + Đã phẫu thuật khác (số lần, thời gian, cách thức, nơi điều trị, bác sĩ điều trị, kết quả): + Đã chẩn đoán, chưa điều trị + U màng não vị trí khác như vùng đỉnh, chẩm, hố sau, nền sọ(số lần, thời gian, cách thức, nơi điều trị, bác sĩ điều trị, kết quả): + Không có tiền sử bệnh u màng não - Rối loạn chuyển hóa: - Rối loạn tăng trưởng: - Rối loạn nội tiết: 2-Tiền sử bệnh mạn tính: - Bệnh hô hấp: -Huyết áp cao: - Đái đường: -Bệnh tim mạch: - Bệnh gan: -Bệnh thận: - Bệnh tuyến giáp: III-Lý do vào viện: IV-Ngày giờ vào viện: V-Bệnh sử: - Thời gian khởi phát: - Dấu hiệu đầu tiên: - Diễn biến từ khi khởi phát tới khi vào viện: - Điều trị (từ khi khởi phát tới khi vào viện): VI-Triệu chứng lâm sàng: 1-Dấu hiệu cơ năng: - Đau đầu - Nôn, buồn nôn - Nhìn đôi - Bán manh - Lác mắt - Rối loạn sinh dục: + Vô sinh nguyên phát + Vô sinh thứ phát + Vô kinh nguyên phát + Vô kinh thứ phát + Chậm dậy thì + Bất lực + Tiết sữa - Rối loạn tăng trưởng: phát triển quá nhanh (tăng số giầy, tay chân to) - Đái nhạt (thời gian, số lượng, màu, đã điều trị thuốc gì, kết quả) 2-Dấu hiệu thực thể: -Nhìn mờ mắt trái (thị lực) -Nhìn mờ mắt phải (thị lực) -Bán manh (1/2, ¼) mắt trái -Bán manh (1/2, ¼): mắt phải: -Lác mắt, nhìn đôi: liệt III, IV, VI -Tay chân to -Da thô, khô -Cằm to, hàm to, trán dô -Răng thưa, lưỡi to -Vết rạn da -Bụng to, mặt tròn, tay chân teo nhỏ -Đái nhạt -Chậm dậy thì -Bộ phận sinh dục không phát triển -Tiết sữa -Hội chứng tiểu não -Hội chứng chèn ép xoang tính mạch hang VII-Chẩn đoán hình ảnh: 1-Cắt lớp vi tính: -Kích thước u -Vị trí u -Số lượng u -Hình dáng: -Tăng tỷ trọng -Giảm tỷ trọng -Đồng tỷ trọng -Ngấm thuốc: +Không ngấm thuốc +Ngấm thuốc ít +Ngấm thuốc nhiều -Phù não xung quanh: mức độ phù, vị trí phù -Bờ khối u: +Ranh giới rõ +Bờ không đều -Mật độ khối u: +U đặc +U nang +U hỗn hợp -Vôi hóa: +Vô hóa thành khối u +Vôi hóa trong u +Vôi hóa toàn bộ khối u +Không vôi hóa -Mạch máu xung quanh: +Động mạch cảnh trong (trái, phải) +Động mạch não trước +Động mạch não giữa -Mức độ xâm lấn: +Xâm lấn hố thái dương +Xâm lấn xoang tĩnh mạch hang +Xâm lấn hố sau +Xâm lấn não thất III -Não thất: +Dãn +Bình thường -Chèn ép: +Đường giữa +Não thất +Rãnh cuốn não -Tổn thương xương sọ: vùng tiếp giáp khối u, vùng hố yên 2-Cộng hưởng từ: Cộng hưởng từ T1: -Kích thước u -Vị trí u -Số lượng u -Hình dáng: -Tăng tín hiệu -Giảm tín hiệu -Đồng tín hiệu -Ngấm thuốc: +Không ngấm thuốc +Ngấm thuốc ít +Ngấm thuốc nhiều -Dấu hiệu đuôi màng cứng -Phù não xung quanh: mức độ phù, vị trí phù -Bờ khối u: +Rõ +Không rõ -Mật độ khối u: +U đặc +U nang +U hỗn hợp -Mạch máu xung quanh u: +Động mạch cảnh trong trái, phải: tiếp xúc, u bọc xung quanh +Động mạch não trước +Động mạch não giữa +Động mạch thân nền -Mức độ xâm lấn: +Xâm lấn hố thái dương +Xâm lấn xoang tĩnh mạch hang +Xâm lấn hố sau +Xâm lấn não thất III -Não thất: +Dãn +Bình thường -Chèn ép: +Đường giữa +Não thất +Rãnh cuốn não Cộng hưởng từ T2: -Tăng tín hiệu -Giảm tín hiệu -Phù xung quanh -Vôi hóa: +Vô hóa bao u +Vôi hóa trong u +Không vôi hóa -Mạch máu xung quanh khối u: +ĐM não trước +ĐM não giữa +ĐM cảnh trong +ĐM thân nền 3-Chụp mạch não (DSA): +Khối u tăng sinh mạch +Khối u không tăng sinh mạch +Mạch máu bị hẹp: ĐM cảnh trong, ĐM não trước, ĐM não giữa. 4-X quang qui ước: -Hố yên hai đáy -Vôi hóa -Mòn hố yên -Hố yên dãn rộng VII-Xét nghiệm nội tiết: -Prolactine -GH -ACTH -FSH -LH -T4 -Estrogen -Nghiệm pháp cortisol VIII-Phẫu thuật: -Thời gian mổ -Phương tiện hỗ trợ: +Kính vi phẫu +Hệ thống định vị +Nội soi hỗ trợ +Dao hút siêu âm -Đường rạch da: vị trí, kích thước -Nắp sọ: vị trí, kích thước -Mở nắp sọ vào xoang hơi trán: -Không mở vào xoang hơi trán -Mài xương trần hố mắt: +Có mài +Không mài -Màng não: Căng, mềm -Hút nước não tủy: +Dễ hút +Khó hút (lý do khó hút) -Chọc nước não tủy từ não thất bên: -Chọc nước não tủy lưng: -Thăm dò các cấu trúc xung quanh: +Dây I cùng bên +Dây I đối bên +ĐM cảnh trong +Dây thần kinh II +A1 (cùng bên, đối bên) +A2 (cùng bên, đối bên) +M1 (cùng bên, đối bên) +M2 (cùng bên, đối bên) -Khả năng quan sát khối u: +Dễ +Khó -Khối u: kích thước, mật độ, hình dáng, màu sắc, cuống khối u -Cắt u: +Toàn bộ +Phần lớn +Cắt một phần +Sinh thiết -Cắt u màng não: Simson I, Simson II, Simson III, Simson IV, Simson V -Khả năng quan sát sau khi cắt U: +Dây I cùng bên +Dây I đối bên +ĐM cảnh trong +Dây thần kinh II +A1 (cùng bên, đối bên) +A2 (cùng bên, đối bên) +M1 (cùng bên, đối bên) +M2 (cùng bên, đối bên) +Cuống tuyến yên -Đóng vết mổ: +Não xẹp +Não phù IX-Tai biến trong mổ: -Tổn thương dây thần kinh: I, II, giao thoa thị giác -Tổn thương vỏ não: +Dập +Chảy máu -Tổn thương mạch máu: +ĐM cảnh trong +ĐM não trước +ĐM não giữa +ĐM xuyên -Xử trí: X-Diễn biến hậu phẫu: -Tình trạng chung: mạch, huyết áp, thở, tri giác -Tình trạng thần kinh: tri giác, liệt vận động, liệt các dây thần kinh sọ, nhìn mờ, mù mắt, mất ngửi, lác mắt, sụp mi, giãn đồng tử -Vết mổ: nhiễm trùng, sưng nề, chảy máu -Rò nước não tủy qua vết mổ, qua mũi -Viêm màng não, viêm não: sốt, cổ cứng, tri giác thay đổi -Chảy máu trong sọ (máu tụ ngoài màng cứng, dưới màng cứng, trong não, chảy máu dưới màng mềm, chảy máu não thất), -Não úng thủy, -Co thắt mạch não, thiếu máu não, -Phù não -Những biến chứng khác: viêm phổi, viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết XI-Kết quả chụp phim: 1-Cắt lớp vi tính: -Không còn u -Còn khối u: +Kích thước +Vị trí +Hình dáng -Chảy máu -Não úng thủy -Phù não -Thiếu máu não -Khác 2-Cộng hưởng từ: -Không còn u -Còn khối u: +Kích thước +Vị trí +Hình dáng +Mức độ ngấm thuốc -Chảy máu -Não úng thủy -Phù não -Thiếu máu não -Khác XII-Đánh giá kết quả sau 3 tháng: 1-Đánh giá theo thang điểm Karnofsky: Điểm Karnofsky Nhóm Thể trạng người bệnh 100 1 Bình thường, không có dấu hiệu bệnh lý 90 1 Triệu chứng kín đáo, mọi hoạt động sinh hoạt bình thường 80 1 Hoạt động bình thường với sự cố gắng, có một số dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh 70 2 Không làm được việc nhưng còn khả năng tự chăm sóc bản thân 60 2 Tự chăm sóc bản thân, đôi khi cần sự giúp đỡ của y tế 50 3 Cần giúp đỡ trong mọi hoạt động, cần sự chăm sóc y tế thường xuyên 40 3 Mất khả năng hoạt động, cần sự chăm sóc đặc biệt 30 4 Mất khả năng hoạt động trầm trọng, cần nhập viện 20 4 Bệnh rất nặng, cần hồi sức tích cực 10 4 Hấp hối 0 5 Tử vong 2-Đánh giá kết quả sau mổ: Bảng GOS (Glasgow Outcome Scale): -Chết -Sống thực vật -Di chứng nặng -Di chứng nhẹ -Hồi phục hoàn toàn Bản cung cấp thông tin cho đối tượng tham gia nghiên cứu Phiên bản ICF 1.0 [31/03/2022] ĐƠN TÌNH NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU Tôi: Xác nhận rằng • Tôi đã đọc các thông tin đưa ra cho nghiên cứu “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VI PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ U TẦNG TRƯỚC NỀN SỌ BẰNG ĐƯỜNG MỞ NẮP SỌ LỖ KHÓA TRÊN CUNG MÀY” tại Bệnh viện Việt Đức và tôi đã được các cán bộ nghiên cứu giải thích về nghiên cứu này và các thủ tục đăng ký tình nguyện tham gia vào nghiên cứu. • Tôi đã có cơ hội được hỏi các câu hỏi về nghiên cứu này và tôi hài lòng với các câu trả lời và giải thích đưa ra. • Tôi đã có thời gian và cơ hội để cân nhắc tham gia vào nghiên cứu này. • Tôi đã hiểu được rằng tôi có quyền được tiếp cận với các dữ liệu mà những người có trách nhiệm mô tả trong tờ thông tin. • Tôi hiểu rằng tôi có quyền rút khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào vì bất cứ lý do gì. Tôi đồng ý rằng các bác sĩ chăm sóc sức khoẻ chính (nếu có) sẽ được thông báo về việc tôi tham gia trong nghiên cứu này. Tôi Có Không đồng ý tham gia trong nghiên cứu này. Đánh dấu vào ô thích hợp (quyết định này sẽ không ảnh hưởng khả năng bạn tham gia vào nghiên cứu Ký tên của người tham gia HOẶC người giám hộ (đối với nghiên cứu trên đối tượng trẻ em, người già không đủ khả năng quyết định) ....................... Ngày/tháng/năm ................ Nếu cần, * Ký tên của người làm chứng ....................... Ngày/tháng/năm ................ * Viết tên của người làm chứng ....................... Ký tên của nghiên cứu viên ....................... Ngày/tháng/năm ................ Viết tên của nghiên cứu viên ....................... 󠆤 󠆤

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_ung_dung_vi_phau_thuat_dieu_tri_mot_so_u.pdf
  • pdf1.QĐ 6838-QĐ-ĐHYHN-thành lập Hội đồng Đánh giá luận án Tiến sĩ.pdf
  • docx2.Thông tin kết luận mới của luận án (NCS Nguyễn Trọng Diện MS 9270104-ĐHYHN).docx
  • pdfTóm tắt luận án tiếng Anh (NCS Nguyễn Trọng Diện MS 9270104-ĐHYHN).pdf
  • pdfTóm tắt luận án tiếng Việt (NCS Nguyễn Trọng Diện MS 9270104-ĐHYHN).pdf
  • pdfTrích yếu luận án (NCS Nguyễn Trọng Diện MS 9270104-ĐHYHN).pdf
Luận văn liên quan