Luận văn Xác định diễn biến một số hormone sinh sản nhằm ứng dụng trong chẩn đoán, phòng, trị hiện tượng chậm thành thục tính và chậm động dục lại sau đẻ ở bò sữa do nguyên nhân bệnh lý buồng trứng

1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta có những bước phát triển đáng kể. Đặc biệt việc ra đời của nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhiều công ty phân phối thuốc thú y, nhiều trang trại chăn nuôi với quy mô lớn đáp ứng một lượng thực phẩm lớn cho nhu cầu thực phẩm trong nước và một phần xuất khẩu. Nhiều hình thức chăn nuôi kỹ thuật cao xuất hiện ở Việt Nam. Đây là những tín hiệu đáng mừng đối với ngành chăn nuôi. Cùng với sự phát triển đó, một ngành chăn nuôi luôn đòi hỏi kỹ thuật cao là chăn nuôi bò sữa cũng phát triển đáng kể. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước cuộc “cách mạng trắng” ở nước ta đã có những thành công ban đầu. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam có thể nói là non trẻ, các giống bò sữa cao sản thường không thích nghi với khí hậu nước ta, kỹ thuật chăn nuôi thấp đã mang lại không ít khó khăn cho người chăn nuôi. Sự nóng vội khi nhập bò ngoại cộng với công tác chuẩn bị không tốt đã làm cho một số dự án về bò sữa của nhà nước mất trắng, còn với người dân không những không thể xóa đói giảm nghèo nhờ chăn nuôi bò sữa mà còn vỡ nợ từ những dự án này. Tuy chưa có những báo cáo cụ thể nhưng phần lớn nguyên nhân dẫn tới những trường hợp thất bại của người dân là do bò mua về mắc các bệnh sinh sản ở buồng trứng như vô sinh, chậm thành thục về tính, chậm động dục lại sau đẻ, ngoài ra bò sữa con mắc phải một số bệnh khác ở cơ quan sinh sản. Như chúng ta đã biết quá trình thành thục về tính và sự rụng trứng chủ yếu do sự điều khiển của các hormone sinh sản như FSH, LH, Oestrogene, Progesterone, do vậy việc bò chậm thành thục về tính, hay chậm động dục lại sau khi đẻ chủ yếu là do rối loạn các hormone này. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về hormone trên gia súc chưa nhiều, chưa có công bố cụ thể và toàn diện nào về bản đồ hormone trong trường hợp sinh lý bình thường và định lượng hormone trong quá trình bệnh lý buồng trứng ở gia súc. Vì vậy, để mở đầu trong việc góp phần xây dựng bản đồ hormone, ứng dụng trong chẩn đoán, phòng và trị một số hiện tượng rối loạn sinh sản ở đàn bò sữa nuôi tại Việt Nam chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định diễn biến một số hormone sinh sản nhằm ứng dụng trong chẩn đoán, phòng, trị hiện tượng chậm thành thục tính và chậm động dục lại sau đẻ ở bò sữa do nguyên nhân bệnh lý buồng trứng”. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Xác định diễn biến hormone FSH và Progesterone trên bò sữa có chu kỳ sinh dục bình thường góp phần xây dựng bản đồ diễn biến hormone dùng trong chẩn đoán bệnh. - Xác định diễn biến hormone FSH và Progestrone trên bò sữa bệnh lý, do yếu tố nội tiết từ nguyên nhân buồng trứng. - Ứng dụng đưa ra một số phác đồ điều trị bằng hormone - Đưa ra những khuyến cáo trong điều trị bằng hormone

doc92 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5022 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định diễn biến một số hormone sinh sản nhằm ứng dụng trong chẩn đoán, phòng, trị hiện tượng chậm thành thục tính và chậm động dục lại sau đẻ ở bò sữa do nguyên nhân bệnh lý buồng trứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
316-529 Nông trường Phù Đổng 35 421,00±5,15 345-582 29 437,81±6,82 335-587 Trung bình 73 408,02 ± 4,34 297 - 582 67 434,97 ± 6,81 316 - 587 Theo tác giả Lê Xuân Cương (1993) [4] thì khoảng cách giữa hai lứa đẻ của bò F1 nuôi tại miền Nam là 488 ngày. Nguyễn Kim Ninh (1994) [24] đàn bò F1 nuôi trong điều kiện thức ăn ổn định có khoảng cách hai lứa đẻ là 416,6 ngày (13,7 tháng). Trần Trọng Thêm (1986) [27] khoảng cách hai lứa đẻ của đàn bò sữa Phù Đổng là 503 ngày (16,7 tháng). Theo Tăng Xuân Lưu, (1999 [20]), nghiên cứu trên đàn bò F1, F2 tại khu vực Ba Vì có khoảng cách lứa đẻ tương ứng là 423,98 ngày và 438 ngày. Như vậy khoảng cách giữa hai lứa đẻ giảm dần theo các năm và đàn bò giống được nuôi tốt hơn có khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn. Theo Nguyễn Xuân Trạch và Cs (2003) [36], khoảng cách giữa hai lứa đẻ của các nhóm bò tại Phù Đổng với bò F1 là: 475,6 ngày; bò F2 là: 480,3 ngày, tại Mộc Châu thì các con số tương ứng là: 386,9; 382,9 ngày. Kết quả trên phù hợp với nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: khoảng cách giữa hai lứa đẻ của bò cái sinh sản trước hết phụ thuộc vào yếu tố di truyền (giống), thứ đến là tác động của yếu tố ngoại cảnh như khí hậu, mùa vụ, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ lao tác, quản lý vv... Về yếu tố di truyền thì các giống khác nhau có khoảng cách lứa đẻ khác nhau. Bò cùng một giống nhưng với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và chế độ khai thác khác nhau cũng có khoảng cách lứa đẻ khác nhau (trích theo Khuất Văn Dũng, 2005 [9]). Kết quả nghiên cứu và nhận xét của các tác giả trên chúng tôi thấy rằng chỉ tiêu thu được ở đàn bò sữa Ba Vì và Nông trường Phù Đổng thì khoảng cách giữa hai lứa đẻ là hoàn toàn phù hợp. Ngoài ra , cũng nhờ vào chất lượng dinh dưỡng được nâng lên, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng được cải thiện, nên đã rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ so với những năm trước đây. 4.1.5. Hệ số phối giống Hệ số phối giống là số lần phối để một bò có chửa. Hệ số bằng 1 là lý tưởng nhất, trong thực tế chăn nuôi khó đạt được chỉ số này. Hệ số phối giống cao hay thấp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chất lượng tinh trùng, kỹ thuật dẫn tinh và thời điểm dẫn tinh, tình trạng sinh lý của gia súc v.v... Hệ số phối giống càng cao, hao phí vật tư như: nitơ, số liều tinh, dụng cụ và công lao động cho một bò có chửa càng lớn, hiệu quả chăn nuôi thấp. Tại Ba Vì và Trung tâm giống bò Nông trường Phù Đổng chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.6. Hệ số phối giống bình quân ở đàn F1 là 1,76 lần, trong đó đàn bò Nông trường Phù Đổng cao nhất 1,78 lần. Hệ số phối giống bình quân ở Ba Vì đàn F2 là 1,77 lần, trong đó đàn bò ở Nông trường Phù Đổng cũng là cao nhất 1,84 Bảng 4.6: Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai trên đàn bò lai hướng sữa Địa điểm F1 F2 n (con) Số bò phối có chửa (lần 1) Tỷ lệ thụ thai (%) Tổng số lần phối (lần) Tổng số bò có chửa (lần) Hệ số phối (lần) n (con) Số bò phối có chửa (lần 1) Tỷ lệ thụ thai (%) Tổng số lần phối (lần) Tổng số bò có chửa (lần) Hệ số phối (lần) Trung tâm Ba Vì 74 42 56,75 123 70 1,76 82 47 57,31 133 75 1,77 Nông trường Phù Đổng 49 27 59,18 84 47 1,78 56 33 58,92 92 51 1,81 Tổng 123 69 56,09 207 117 1,77 138 80 57,97 225 126 1,79 lần, có nghĩa là gần 2 lần phối cho một bò có chửa. Theo chúng tôi đàn bò Nông trường Phù Đổng có hệ số phối giống cao là vì ở các xã này có ít dẫn tinh viên hoặc có thể không có tinh bò sữa, vì vậy thời gian phối không thích hợp hoặc sớm hoặc muộn quá nên dẫn đến hệ số phối giống cao. Theo Chamberlain A (1992) [41] hệ số phối giống của bò sữa nhiệt đới là 1,5 lần. Theo Lê Xuân Cương và Cs (1993) [4] hệ số phối giống của bò sữa miền Nam là 1,78. Nguyễn Kim Ninh (1995) [25] hệ số phối giống trên bò lai F1 là 1,76 lần. Theo Nguyễn Quốc Đạt và Cs (1998) [11] hệ số phối giống bò lai hướng sữa F1 tại thành phố Hồ Chí Minh là 1,68 lần, F2 là 2,07 lần. Theo Tăng Xuân Lưu (1999) [20] hệ số phối giống bò lai hướng sữa khu vực Ba Vì là 1,78 lần, còn theo Nguyễn Xuân Trạch (2003) [36] khi nghiên cứu trên đàn bò F2 và F3 ở Hà Nội và các vùng phụ cận thông báo hệ số này là 2,2 - 2,4 lần, cao hơn nhiều so với số liệu của chúng tôi. Nguyên nhân có thể là do nuôi dưỡng chăm sóc kém, trình độ tay nghề của dẫn tinh viên chưa cao, thời tiết khí hậu không thuận lợi... 4.1.6. Tỷ lệ thụ thai Trong chăn nuôi, yêu cầu hệ số phối giống thấp nhưng tỷ lệ thụ thai lại yêu cầu cao. Tỷ lệ thụ thai biểu thị bằng phần trăm (%) số bò có chửa khi phối giống lần 1 trên tổng số bò được phối giống. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được thể hiện qua bảng 4.6. Tỷ lệ thụ thai bình quân ở Trung tâm Ba Vì của đàn bò lai hướng sữa F1 là 56,75%; F2 là 57,31%. Trong đó đàn bò F1 nuôi ở Nông trường Phù Đổng đạt cao nhất 59,18%. Theo Lê Xuân Cương (1993) [4] tỷ lệ thụ thai bò F1 (HF x Laisind) miền Nam là 57,17%. Khi nghiên cứu trên đàn bò F1 nuôi tại Ba Vì năm 1992 - 1993 tác giả Nguyễn Kim Ninh (1994) [24] tỷ lệ thụ thai là 58,03%. Theo Tăng Xuân Lưu (1999) [20] cũng trên đàn bò hướng sữa nuôi tại Ba Vì vào những năm 1996 – 1998 tỷ lệ thụ thai bình quân là 56,64%. Theo Trần Tiến Dũng và Cs (2003) [8] cho biết tỷ lệ thụ thai trung bình ở các nhóm F2 và F3 là 57,17%. Như vậy, theo kết quả điều tra của chúng tôi thì tỷ lệ thụ thai của hai đàn bò F1 và F2 hiện nay đã được cải thiện một chút. Tuy nhiên tỷ lệ trên chưa cao, cần vận dụng các biện pháp tổng hợp để nâng cao tỷ lệ thụ thai nhằm nâng cao khả năng sinh sản của chúng. 4.2. Hiện tượng rối loạn sinh sản của đàn bò lai hướng sữa ở Ba Vì Hiện tượng chậm sinh, vô sinh tạm thời, vô sinh vĩnh viễn, rối loạn quá trình thụ tinh,... gọi chung là hiện tượng rối loạn sinh sản, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất sinh sản của đàn bò. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rối loạn sinh sản ở bò lai hướng sữa, nhưng ở đây chúng tôi chỉ quan tâm nghiên cứu nguyên nhân gây rối loạn sinh sản do bệnh lý buồng trứng thường có các trường hợp sau: thiểu năng buồng trứng, thể vàng tồn lưu hoặc đa nang buồng trứng. Buồng trứng bị đa nang thường được chẩn đoán bằng khám lâm sàng. Các tác giả đều thống nhất rằng: đa nang là kết quả của sự mất cân bằng về hormone, nhưng nhân tố nào chịu trách nhiệm gây ra sự mất cân bằng này? Đó là các yếu tố: dinh dưỡng, năng suất sữa cao, di truyền, tuổi, mùa vụ, viêm tử cung, viêm vú, xêtôn huyết và hormone thực vật. Ngoài ra, có quan điểm cho rằng: đa nang buồng trứng là kết quả trực tiếp của stress và mất cân bằng hormone gây ra. Một cuộc điều tra mới đây trong các trang trại chăn nuôi bò sữa ở Hà Lan đã chứng minh mối tương quan rõ rệt giữa việc sản xuất sữa sớm, trạng thái cơ thể giảm sút và u nang buồng trứng (Phan Văn Kiểm, 2003 [18]). Kết quả điều tra về hiện tượng rối loạn sinh sản của đàn bò cái lai hướng sữa tại Ba Vì được trình bày ở bảng 4.7. Qua bảng 4.7 cho thấy kết quả điều tra 694 bò cái ở độ tuổi sinh sản nuôi ở hai đàn khác nhau có 79 con rối loạn sinh sản chiếm 11,38%, trong đó có 57 con rối loạn sinh sản do thiểu năng buồng trứng và đa nang buồng trứng, chiếm 72,15%. Cũng theo kết quả điều tra cho thấy ở bò F1, F2 có tỷ lệ rối loạn sinh sản tương đương nhau. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rối loạn sinh sản ở đây là do điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc kém ngay từ giai đoạn đầu đối với bò tơ, đối với bò sinh sản do chế độ khai thác không hợp lý, bò không được chăn thả nên điều kiện tiếp xúc với các nhân tố ngoại cảnh bị hạn chế. Từ đó làm giảm sự hấp thu khoáng, các loại vitamin đặc biệt là vitamin A, D, E, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò. Bảng 4.7. Phân loại nguyên nhân bệnh lý buồng trứng gây hiện tượng rối loạn sinh sản ở bò cái lai hướng sữa Địa điểm Tổng số ca rối loạn sinh sản Thiểu năng buồng trứng Thể vàng tồn lưu Đa nang buồng trứng Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) F1 36 18 (50,00) 10 (27,78) 8 (22,22) F2 43 20 (46,51) 12 (27,91) 11 (25,58) Tổng hợp 79 38 (48,10) 22 (27,85) 19 (24,05) Qua thực tế khảo sát một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì và Nông trường Phù Đổng chúng tôi có một số nhận xét sau: - Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu đã được rút ngắn hơn so với những năm trước đây, tuy nhiên với chế độ chăm sóc hợp lý và mức dinh dưỡng được cải thiện thì khối lượng cơ thể khi phối giống lần đầu đã được nâng lên rõ rệt, thời gian động dục lại sau khi đẻ, khoảng cách giữa hai lứa đẻ được rút ngắn nhưng nhìn chung vẫn cao hơn so với đàn bò lai hướng sữa ở các khu vực khác trong nước hiện nay. - Hiện tượng rối loạn sinh sản do nguyên nhân bệnh lý buồng trứng vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao 11,38%. Mặc dù chúng tôi chưa thống kê được một số bệnh như u nang buồng trứng, viêm buồng trứng,... Tóm lại: Khả năng sinh sản của đàn bò lai hướng sữa tại Trung tâm Ba Vì và Nông trường phù Đổng còn thấp so với khả năng sinh học của chúng, để có thể đạt một năm một lứa, khoảng cách lớn đó giữa thực tế và khả năng đó cho phép chúng ta ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản, khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản của đàn bò lai hướng sữa. Để chẩn đoán phân biệt hiện tượng rối loạn sinh sản do buồng trứng chúng tôi tiến hành xác định hàm lượng hormone FSH, LH kết hợp với khám lâm sàng, nhằm đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. 4.3. Kết quả ứng dụng kỹ thuật ELISA định lượng FSH và progesterone 4.3.1. Kết quả định lượng FSH * Động thái FSH trong một chu kỳ động dục bình thường của bò Để có cơ sở nhận biết được sự thay đổi về mặt sinh lý, sinh hoá trong cơ thể con vật, phát hiện được những bất thường về các chỉ tiêu sinh sản của bò, trước hết chúng tôi tiến hành thăm dò hàm lượng FSH trong một chu kỳ động dục của 5 bò sữa sinh sản bình thường, những bò này sau khi đẻ được theo dõi động dục trở lại và lấy mẫu. Kết quả định lượng hàm lượng FSH, LH trong một chu kỳ động dục bình thường của 5 bò này được chúng tôi tổng kết và trình bày ở bảng 4.8 Bảng 4.8. Hàm lượng FSH trong một chu kỳ động dục bình thường của bò sữa (mlU/ml) Stt Ngày 0 Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21 1 1,4 4,12 5,2 1,19 2 2,3 5,12 4,2 3,08 3 3,1 3,1 5,98 3,65 4 4 2,93 4,42 2,22 5 1,1 4,21 6,81 2,17 TB 2,38 ±0,54 3,9 ±0,4 5,32 ±0,5 2,46 ±0,42 Qua bảng 4.8 chúng tôi thấy: hàm lượng FSH biến động theo đúng quy luật. Thấp nhất vào ngày động dục (2,38 ±0,54mlU/ml), bắt đầu tăng vào ngày thứ ba, kéo dài cho đến ngày 14 đạt cao nhất (5,32 ± 0,5mlU/ml). Sau đó giảm từ từ, đến ngày 21 còn tương đương ban đầu là 2,46 ± 0,42mlU/ml. Các tài liệu nghiên cứu về động thái FSH đều chỉ ra rằng: hàm lượng FSH trong dịch thể thấp nhất vào ngày động dục, điều đó cho thấy không có sự tồn tại và tiết FSH. Sau đó bắt đầu tăng vào ngày thứ 7 của chu kỳ, cao nhất vào khoảng ngày 13 – 14, sau đó giảm rất chậm và đạt mức thấp nhất vào ngày 20 - 21 của chu kỳ. Kết quả của chúng tôi thu được phù hợp với các kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: Phan Văn Kiểm và Cs (1998) [17] Hàm lượng FSH vào ngày động dục (ngày 0) thấp nhất 2,15 mlU/ml, bắt đầu tăng lên từ ngày thứ 7 đạt 4,58 mlU/ml, đạt cao nhất từ ngày thứ 14 (8,41 mlU/ml), giảm nhanh từ ngày 18 (4,12 mlU/ml) xuống còn 3,21 mlU/ml vào ngày 21. Sự biến động của FSH phản ánh một cách trung thực tình trạng hoạt động của buồng trứng. Việc xác định động thái FSH trong một chu kỳ động dục bình thường có ý nghĩa to lớn cả trong nghiên cứu và trong thực tiễn, kết hợp với phương pháp khám qua trực tràng, ta có thể biết được một cách rõ ràng và chính xác tình trạng hoạt động của buồng trứng. Hình 4.1. Động thái FSH trong một chu kỳ động dục bình thường của bò sữa * Kết quả định lượng FSH trong các trường hợp bò bị rối loạn sinh sản Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn sinh sản ở bò sữa.. Thiểu năng buồng trứng có thể xảy ra khi buồng trứng bị viêm lâu ngày không được điều trị, do dinh dưỡng kém làm cho một phần hoặc toàn bộ buồng trứng không phát triển mà teo lại. Buồng trứng không hoạt động, không có trứng chín và rụng nên không hình thành thể vàng, do vậy trường hợp này hàm lượng FSH thấp. Buồng trứng bị đa nang là khi trứng chín nhưng do tế bào thượng bì của noãn nang không vỡ ra được nên không có hiện tượng rụng trứng từ đó thể vàng không hình thành, do vậy hàm lượng FSH trong trường hợp này cũng rất thấp. Buồng trứng có u nang thể vàng do nội mạc tử cung không tiết ra được PGF2α nên không phá vỡ được thể vàng ở chu kỳ trước đó, thể vàng vẫn tồn tại và tiết ra FSH, LH làm ức chế sự phát triển của nang trứng nên cũng không có hiện tượng động dục và rụng trứng. Trong trường hợp này hàm lượng FSH trong sữa cao. Rối loạn sinh sản mà nguyên nhân do buồng trứng là hiện tượng phổ biến trong chăn nuôi bò sữa, nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Hiện nay việc chẩn đoán nguyên nhân do buồng trứng thường dựa vào phương pháp khám qua trực tràng. Tuy nhiên, phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của người khám. Đối với kỹ thuật viên có tay nghề cao, không khó để phân biệt trường hợp thiểu năng buồng trứng với trường hợp buồng trứng có khối u nhưng để phân biệt trường hợp đa nang buồng trứng với thể vàng tồn lưu thì lại là một điều rất khó. Phương pháp ELISA cho phép phân biệt hai trường hợp này chính xác đến 90%. Dựa vào kết quả điều tra trong sổ sách của phòng kỹ thuật, các dẫn tinh viên, đặc biệt dựa vào phương pháp khám buồng trứng qua trực tràng, chúng tôi xác định được bò có buồng trứng bất thường và những bò này được chọn làm thí nghiệm và tiến hành lấy mẫu. Các mẫu được lấy vào các ngày 0 (ngày bất kỳ), ngày 7, ngày 14 và ngày 21. Kết quả định lượng được trình bày ở bảng 4.9. Bảng 4.9. Hàm lượng FSH trong các trường hợp chậm sinh do bệnh lý buồng trứng ở bò Các trường hợp n (con) Hàm lượng FSH (mIU/ml) Ngày 0 Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21 Hàm lượng FSH cao 9 Biến động 4,1 – 6,42 4,21-6,42 4,12-6,42 4,25-8,38 Trung bình 4,35±0,52 5,14 ± 0,75 6,31 ± 1,77 4,37 ± 0,68 Hàm lượng FSH thấp 14 Biến động 3,1 – 5,42 2,2-3,42 3,23-5,42 2,27-5,38 Trung bình 2,15±0,41 2,14 ± 0,24 2,18 ± 0,97 2,57 ± 0,64 Hàm lượng FSH tăng dần 4 Trung bình 3,35±0,24 3,64 ± 0,45 4,31 ± 1,07 4,59 ± 0,59 Hàm lượng FSH biến động 1 5,24 2,14 3,16 4,15 Hàm lượng FSH theo chu kỳ 1 2,26 3,48 6,24 2,14 Hình 4.2. Hàm lượng FSH trong các trường hợp chậm sinh do bệnh lý buồng trứng ở bò Qua bảng 4.9 và hình 4.2 chúng tôi xác định được 5 nhóm bò. Nhóm thứ nhất có hàm lượng FSH (> 4mIU/ml) ở tất cả các ngày lấy mẫu. Nhóm thứ hai có hàm lượng FSH luôn thấp (<4mIU/ml). Nhóm thứ ba có hàm lượng FSH tăng dần (từ 3,35±0,24 - 4,59 ± 0,59mIU/ml) . Nhóm thứ tư có hàm lượng FSH giàm dần (từ 5,24 - 4,15mIU/ml)) và nhóm thứ năm có hàm lượng FSH biến động theo chu kỳ bình thường, tương ứng ở các thời điểm lấy mẫu. Theo Nguyễn Tấn Anh (1995) [2], nồng độ FSH trong sữa bị ảnh hưởng trực tiếp của sự hình thành và phát triển của thể vàng. Theo Isobe N (2002) [47], giới hạn > 1 mIU/ml về nồng độ FSH đánh dấu sự tồn tại của thể vàng. Những nghiên cứu của Phan Văn Kiểm (1998) [17] về kết quả nghiên cứu về động thái FSH ở bò rối loạn sinh sản tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Trung tâm giống bò sữa Cầu Diễn và xã Phù Đổng – Huyện Gia Lâm – Hà Nội cho biết hàm lượng FSH ở bò rối loạn sinh sản chia làm hai nhóm: nhóm có hàm lượng FSH cao (>4 mIU/ml) tương ứng ở các ngày lấy mẫu 0, 7, 14, 21 là: 4,48 ± 0,33 mIU/ml; 4,62 ± 0,45 mIU/ml; 5,58 ± 0,35 mIU/ml; 5,51 ± 0,43 mIU/ml. Nhóm bò có hàm lượng FSH thấp (<4 mIU/ml) tương ứng ở các ngày lấy mẫu là: 3,08 ± 0,05 mIU/ml; 2,12 ± 0,06 mIU/ml; 3,16 ± 0,05 mIU/ml; 3,19 ± 0,01 mIU/ml. Từ đó, chúng tôi kết luận được rằng nhóm bò có hàm lượng FSH cao (n = 9) có thể vàng hoạt động liên tục trong tất cả các thời điểm lấy mẫu hay nói cách khác là buồng trứng ở những bò này có thể vàng tồn lưu. 14 con có hàm lượng FSH thấp nghĩa là không có sự tồn tại của thể vàng, trường hợp này có thể do thiểu năng buồng trứng hoặc do đa nang buồng trứng, 6 bò có buồng trứng hoạt động (hàm lượng FSH tăng dần, biến động và theo chu kỳ). Nhóm bò này có thể do động dục thầm lặng, động dục vào ban đêm hay do kỹ thuật phát hiện động dục chưa chính xác nên chưa được phối giống. Cũng có thể những con này có buồng trứng hoạt động trở lại. Nếu chỉ với phương pháp định lượng ELISA trong các trường hợp chậm sinh thì chúng tôi chỉ phân biệt được hai nhóm bò: Nhóm bò có hàm lượng FSH cao (>4mIU/ml) và nhóm bò có hàm lượng FSH thấp (<4mIU/ml). Nhóm bò có hàm lượng FSH cao có thể khẳng định do thể vàng tồn lưu nhưng nhóm bò có hàm lượng FSH thấp có thể là do đa nang hoặc do thiểu năng buồng trứng. Sau khi đã định lượng FSH việc phân biệt hai trường hợp này trở nên dễ dàng dựa vào cách khám buồng trứng qua trực tràng, do cấu trúc buồng trứng hoàn toàn trái ngược nhau. Trường hợp thiểu năng buồng trứng thì sờ thấy buồng trứng nhỏ, nhẵn nhụi, ít sần sùi và độ đàn hồi kém. Buồng trứng có đa nang thì sần sùi, có nhiều u nổi lên trên bề mặt. Để kết quả được chính xác hơn cần phải có sự kết hợp giữa hai phương pháp trên để xác định được nguyên nhân gây rối loạn sinh sản một cách nhanh chóng và chính xác. * Kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn sinh sản bằng định lượng FSH kết hợp khám buồng trứng qua trực tràng Việc khám buồng trứng qua trực tràng để chẩn đoán b nh chỉ mang tính chất tương đối và tr ên thực tế gặp khá nhi ều khó khăn. Vì vậy nếu kết hợp với việc định lượng FSH có thể hỗ trợ chẩn đoán chính xác hơn một số bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.10: Bảng 4.10. Kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn sinh sản ở bò sữa bằng định lượng FSH kết hợp khám buồng trứng qua trực tràng Nhóm bò Kết luận Tỷ lệ (%) Định lượng FSH n (con) Khám qua trực tràng n (con) Cao 9 Có u 9 Đa nang buồng trứng 31,03 Thấp 14 Có u 8 Thể vàng tồn lưu 27,59 Không có u 6 Thiểu năng buồng trứng 20,69 Tăng dần 4 Bình thường 6 Buồng trứng hoạt động bình thường 20,69 Biến động 1 Theo chu kỳ 1 Tổng 29 100 Qua bảng 4.10 chúng tôi thấy: có hàm lượng FSH luôn cao ở tất cả các thời điểm lấy mẫu, kết hợp với khám trực tràng có u, chúng tôi đi đến kết luận số bò này bị đa nang buồng trứng chiếm tỷ lệ tương ứng là 31,03 và 39,28% ; số bò cái có hàm lượng FSH thấp, có u nang được khẳng định là thể vàng tồn lưu buồng trứng chiếm tỷ lệ tương ứng là 27,58 và 28,57%; số bò có hàm lượng FSH thấp, không có u do thể vàng tồn lưu chiếm tỷ lệ là 20,69% và 17,85%; số bò có buồng trứng hoạt động bình thường chiếm là 20,69%, những con này chúng tôi không tiếp tục nghiên cứu mà khuyến cáo người chăn nuôi nên theo dõi chặt chẽ hơn. Qua đây, chúng tôi có thể khẳng định: việc kết hợp giữa phương pháp ELISA định lượng FSH và khám buồng trứng qua trực tràng làm cho việc chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn sinh sản ở bò sữa trở nên dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn nhiều so với trước đây. Việc chẩn đoán chính xác giúp ta có những biện pháp can thiệp kịp thời và đây là một chẩn đoán rất có ý nghĩa bởi tình trạng rối loạn sinh sản trong chăn nuôi bò ở nước ta diễn ra với tỷ lệ khá cao, theo Tăng Xuân Lưu và Cs (2003) [22] là 25 – 30% gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây rối loạn sinh sản có thể coi là chìa khoá để nâng cao năng suất sinh sản trong chăn nuôi bò sữa. 4.3.2. Kết quả định lượng Progesterone * Động thái Progesterone trong một chu kỳ động dục bình thường của bò Để có cơ sở nhận biết được sự thay đổi về mặt sinh lý, sinh hoá trong cơ thể con vật, phát hiện được những bất thường về các chỉ tiêu sinh sản của bò, trước hết chúng tôi tiến hành thăm dò hàm lượng Progesterone trong một chu kỳ động dục của 5 bò sữa sinh sản bình thường, những bò này sau khi đẻ được theo dõi động dục trở lại và lấy mẫu. Kết quả định lượng hàm lượng Progesterone trong một chu kỳ động dục bình thường của 5 bò này được chúng tôi tổng kết và trình bày ở bảng 4.11. Bảng 4.11. Hàm lượng Progesterone trong một chu kỳ động dục bình thường của bò sữa (ŋg/ml) Stt Ngày 0 Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21 1 0,17 1,25 2,25 0,36 2 0,19 1,28 2,08 0,16 3 0,22 1,78 2,41 0,45 4 0,20 1,92 2,15 0,23 5 0,31 1,81 2,42 0,27 TB 0,22 ±0,05 1,61 ±0,21 2,26 ±0,15 0,29 ±0,11 Sự hình thành và tiết Progesterone là khả năng đặc trưng của thể vàng. Các tài liệu nghiên cứu về động thái Progesterone đều chỉ ra rằng: hàm lượng Progesterone trong dịch thể thấp nhất vào ngày động dục, điều đó cho thấy không có sự tồn tại và tiết Progesterone của thể vàng. Sau đó bắt đầu tăng vào ngày thứ 3 – 4 của chu kỳ, cao nhất vào khoảng ngày 13 – 14, sau đó giảm rất chậm, đến ngày 17 - 19 thì giảm đột ngột và đạt mức thấp nhất vào ngày 20 - 21 của chu kỳ. Qua bảng 4.11 chúng tôi thấy: hàm lượng Progesterone biến động theo đúng quy luật. Thấp nhất vào ngày động dục (0,22 ± 0,05 ŋg/ml), bắt đầu tăng vào ngày thứ ba, kéo dài cho đến ngày 14 đạt cao nhất (2,26 ± 0,15 ŋg/ml). Sau đó giảm từ từ, đến ngày 21 còn 0,29± 0,11 ŋg/ml. Kết quả của chúng tôi thu được, có cao hơn một chút nhưng vẫn phù hợp với quy luật và theo chúng tôi sự chênh lệch là không đáng kể so với các kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: Phan Văn Kiểm và Cs (2003) [1] Hàm8 lượng Progesterone vào ngày động dục (ngày 0) thấp nhất 0,15 ŋg/ml, bắt đầu tăng lên từ ngày thứ ba đến ngày thứ sáu đạt 0,58 – 1,24 ŋg/ml, đạt cao nhất từ ngày thứ 12 - 15 (2,41 - 2,43 ŋg/ml), giảm nhanh từ ngày 18 (1,12 ŋg/ml) xuống còn 0,21 ŋg/ml vào ngày 21. Nghiên cứu của Isobe N (2002) [47] cũng cho thấy: hàm lượng Progesterone vào ngày động dục là 0,17 ŋg/ml; ngày thứ 6 là: 1,10 ŋg/ml ; ngày thứ 9 là: 1,70 ŋg/ml; ngày 12 là: 2,30 ŋg/ml; ngày 15 là: 2,55 ŋg/ml; ngày 18: 1,26 ŋg/ml; ngày 21: 0,22 ŋg/ml. Sự biến động của Progesterone phản ánh một cách trung thực tình trạng hoạt động của buồng trứng: vào ngày động dục (ngày 0), trứng chín nổi lên bề mặt của buồng trứng, thể vàng chưa hình thành nên không có Progesterone tiết ra, hàm lượng Progesterone rất thấp. Từ ngày 3 – 5 thể vàng dần dần được hình thành và bắt đầu tiết Progesterone, hàm lượng Progesterone tăng lên. Từ ngày 12 – 15, thể vàng phát triển hoàn thiện và hoạt động mạnh mẽ nhất, hàm lượng Progesterone tăng lên cao nhất. Ngày 16 – 17 của chu kỳ do trứng không được thụ tinh, PGF2α tiết ra từ nội mạc tử cung làm thể vàng dần dần teo đi và giảm tiết Progesterone. Đến ngày 21, thể vàng tiêu biến hoàn toàn và ngừng tiết ra Progesterone. Việc xác định động thái Progesterone trong một chu kỳ động dục bình thường có ý nghĩa to lớn cả trong nghiên cứu và trong thực tiễn, kết hợp với phương pháp khám qua trực tràng, ta có thể biết được một cách rõ ràng và chính xác tình trạng hoạt động của buồng trứng. Hình 4.3. Động thái Progesterone trong một chu kỳ động dục bình thường của bò sữa Động thái Progesterone trong một chu kỳ động dục được minh họa qua hình 4.3 * Kết quả định lượng Progesterone trong các trường hợp bò bị rối loạn sinh sản Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn sinh sản ở bò sữa. Thiểu năng buồng trứng có thể xảy ra khi buồng trứng bị viêm lâu ngày không được điều trị, do dinh dưỡng kém làm cho một phần hoặc toàn bộ buồng trứng không phát triển mà teo lại. Buồng trứng không hoạt động, không có trứng chín và rụng nên không hình thành thể vàng, do vậy trường hợp này hàm lượng Progesterone thấp. Buồng trứng có u nang là khi trứng chín nhưng do tế bào thượng bì của noãn nang không vỡ ra được nên không có hiện tượng rụng trứng từ đó thể vàng không hình thành, do vậy hàm lượng Progesterone trong trường hợp này cũng rất thấp. Buồng trứng có u nang thể vàng do nội mạc tử cung không tiết ra được PGF2α nên không phá vỡ được thể vàng ở chu kỳ trước đó, thể vàng vẫn tồn tại và tiết ra Progesterone làm ức chế sự phát triển của nang trứng nên cũng không có hiện tượng động dục và rụng trứng. Trong trường hợp này hàm lượng Progesterone trong sữa cao. Rối loạn sinh sản mà nguyên nhân do buồng trứng là hiện tượng phổ biến trong chăn nuôi bò sữa, nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Hiện nay việc chẩn đoán nguyên nhân do buồng trứng thường dựa vào phương pháp khám qua trực tràng. Tuy nhiên, phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của người khám. Đối với kỹ thuật viên có tay nghề cao, không khó để phân biệt trường hợp thiểu năng buồng trứng với trường hợp buồng trứng có khối u nhưng để phân biệt trường hợp u noãn nang với u thể vàng thì lại là một điều rất khó. Phương pháp ELISA cho phép phân biệt hai trường hợp này chính xác đến 100%. Dựa vào kết quả điều tra trong sổ sách của phòng kỹ thuật, các dẫn tinh viên, đặc biệt dựa vào phương pháp khám buồng trứng qua trực tràng, chúng tôi xác định được bò có buồng trứng bất thường và những bò này được chọn làm thí nghiệm và tiến hành lấy mẫu. Các mẫu được lấy vào các ngày 0 (ngày bất kỳ), ngày 7, ngày 14 và ngày 21. Kết quả định lượng được trình bày ở bảng 4.12 và được minh hoạ bằng hình 4.4. Bảng 4.12. Hàm lượng Progesterone trong các trường hợp chậm sinh do bệnh lý buồng trứng ở bò sữa Các trường hợp n (con) Hàm lượng Progesterone (ŋg/ml) Ngày 0 Ngày 7 Ngày 14 Ngày 21 Cao 8 Biến động 1,36 - 3,25 1,25 - 3,45 1,27 - 3,79 1,25 - 3,54 Trung bình 1,82 ± 0,25 1,80 ± 0,22 1,79 ± 0,21 1,77 ± 0,22 Thấp 17 Biến động 0,12 - 0,81 0,12 - 0,78 0,13 - 0,80 0,11 - 0,78 Trung bình 0,38 ± 0,04 0,42 ± 0,06 0,41 ± 0,05 0,39 ± 0,04 Tăng dần 2 Trung bình 0,54 ± 0,25 0,83 ± 0,27 1,42 ± 0,51 2,14 ± 0,56 Biến động 1 1,48 0,6 1,2 1,7 Theo chu kỳ 1 0,21 1,5 2,12 0,38 Hình 4.4. Hàm lượng Progesterone trong các trường hợp chậm sinh do buồng trứng ở bò Qua bảng 4.12 và hình 4.4 chúng tôi xác định được 5 nhóm bò. Nhóm thứ nhất có hàm lượng Progesterone cao (> 1ŋg/ml) ở tất cả các ngày lấy mẫu. Nhóm thứ hai có hàm lượng Progesterone luôn thấp (<1 ŋg/ml). Nhóm thứ ba có hàm lượng Progesterone tăng dần (từ 0,54 ± 0,25 - 2,14 ± 0,56 ŋg/ml). Nhóm thứ tư có hàm lượng Progesterone giảm dần (từ 2,28 - 0,36 ŋg/ml) và nhóm thứ năm có hàm lượng Progesterone biến động theo chu kỳ bình thường, tương ứng ở các thời điểm lấy mẫu là 0,21 ŋg/ml; 1,50ŋg/ml; 2,12 ŋg/ml; 0,38 ŋg/ml. Theo Nguyễn Tấn Anh (1995) [2], nồng độ Progesterone trong sữa bị ảnh hưởng trực tiếp của sự hình thành và phát triển của thể vàng. Theo Isobe N (2002) [47], giới hạn > 1 ŋg/ml về nồng độ Progesterone đánh dấu sự tồn tại và tiết Progesterone của thể vàng. Những nghiên cứu của Phan Văn Kiểm và Cs (2003) [18] về hàm lượng Progesterone ở bò rối loạn sinh sản tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Trung tâm giống bò sữa Cầu Diễn và xã Phù Đổng – Huyện Gia Lâm – Hà Nội cho biết hàm lượng Progesterone ở bò rối loạn sinh sản chia làm hai nhóm: nhóm có hàm lượng Progesterone cao (>1 ŋg/ml) tương ứng ở các ngày lấy mẫu 0, 7, 14, 21 là: 1,48 ± 0,33 ŋg/ml; 1,62 ± 0,45 ŋg/ml; 1,58 ± 0,35 ŋg/ml; 1,51 ± 0433 ŋg/ml. Nhóm bò có hàm lượng Progesterone thấp (<1 ŋg/ml) tương ứng ở các ngày lấy mẫu là: 0,08 ± 0,05 ŋg/ml; 0,12 ± 0,06 ŋg/ml; 0,16 ± 0,05 ŋg/ml; 1,19 ± 0,01 ŋg/ml. Còn theo Nguyễn Quý Quỳnh Hoa (2003), khi nghiên cứu nguyên nhân gây rối loạn sinh sản ở bò tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì và Trung tâm giống bò Phù Đổng cho biết: các bò bị bệnh buồng trứng kém phát triển, u noãn nang có hàm lượng Progesterone thấp và dao động từ 0,1 – 0,64 ŋg/ml; bò bị bệnh u thể vàng có hàm lượng Progesterone cao và dao động từ 1,45 – 4,16 ŋg/ml. Từ đó, chúng tôi kết luận được rằng nhóm bò có hàm lượng Progesterone cao (n = 12) có thể vàng hoạt động liên tục trong tất cả các thời điểm lấy mẫu hay nói cách khác là buồng trứng ở những bò này có thể vàng tồn lưu. 21 con có hàm lượng Progesterone thấp nghĩa là không có sự tồn tại của thể vàng, trường hợp này có thể do thiểu năng buồng trứng hoặc do buồng trứng có u nang. 4 bò có buồng trứng hoạt động (hàm lượng Progesterone tăng dần, biến động và theo chu kỳ). Nhóm bò này có thể do động dục thầm lặng, động dục vào ban đêm hay do kỹ thuật phát hiện động dục chưa chính xác nên chưa được phối giống. Cũng có thể những con này có buồng trứng hoạt động trở lại. Nếu chỉ với phương pháp định lượng ELISA trong các trường hợp chậm sinh thì chúng tôi chỉ phân biệt được hai nhóm bò: Nhóm bò có hàm lượng Progesterone cao (>1ŋg/ml) và nhóm bò có hàm lượng Progesterone thấp (<1 ŋg/ml). Nhóm bò có hàm lượng Progesterone cao có thể khẳng định do thể vàng tồn lưu nhưng nhóm bò có hàm lượng Progesterone thấp có thể là do u nang hoặc do thiểu năng buồng trứng. Sau khi đã định lượng Progesterone, việc phân biệt hai trường hợp này trở nên dễ dàng dựa vào cách khám buồng trứng qua trực tràng, do cấu trúc buồng trứng hoàn toàn trái ngược nhau. Trường hợp thiểu năng buồng trứng thì sờ thấy buồng trứng nhỏ, nhẵn nhụi, ít sần sùi và độ đàn hồi kém. Buồng trứng có u nang thì to, sần sùi, có u nổi lên trên bề mặt. Mặt khác nếu chỉ chẩn đoán bằng phương pháp khám qua trực tràng thì độ chính xác không cao do cấu trúc bề mặt buồng trứng trong trường hợp u nang và u thể vàng tương đối giống nhau, hơn nữa khi khám qua trực tràng tay người khám bị ngăn cách với buồng trứng bởi găng tay và thành trực tràng nên việc nhận biết càng trở nên khó khăn hơn. Do vậy, cần thiết phải có sự kết hợp giữa hai phương pháp trên để xác định được nguyên nhân gây rối loạn sinh sản một cách nhanh chóng và chính xác. * Kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn sinh sản bằng định lượng Progesterone kết hợp khám buồng trứng qua trực tràng Việc chẩn đoán nguyên nhân gây rối loại sinh sản thông qua định lượng Progesterone kết hợp với khám buồng trứng qua trực tràng đã được nhiều tác giả đề cập đến. Trong khuôn khổ của đề tài, tất cả 29 bò chậm động dục lấy mẫu định lượng đều được chúng tôi khám buồng trứng qua trực tràng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.13. Bảng 4.13. Kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn sinh sản ở bò sữa bằng định lượng Progesterone kết hợp khám buồng trứng qua trực tràng Nhóm bò Kết luận Tỷ lệ (%) Hàm lượng Progesterone n (con) Khám qua trực tràng n (con) Cao 8 Có u 8 Buồng trứng có thể vàng 27,59 Thấp 17 Có u 9 Buồng trứng có u nang 31,03 Không có u 8 Thiểu năng buồng trứng 27,59 Tăng dần 2 Bình thường 4 Buồng trứng hoạt động bình thường 13,79 Biến động 1 Theo chu kỳ 1 Tổng 29 100 Qua bảng 4.13 chúng tôi thấy: có 8 bò có hàm lượng Progesterone luôn cao ở tất cả các thời điểm lấy mẫu, kết hợp với khám trực tràng có u, chúng tôi đi đến kết luận 8 con bò này có thể vàng tồn lưu chiếm tỷ lệ 27,59%; 9 bò có hàm lượng Progesterone thấp, có u nang được khẳng định là u nang buồng trứng chiếm tỷ lệ 31,03%; 8 bò có hàm lượng Progesterone thấp, không có u do buồng trứng kém hoạt động chiếm tỷ lệ 27,59% và 4 bò có buồng trứng hoạt động bình thường chiếm 13,79%, những con này chúng tôi không tiếp tục nghiên cứu mà khuyến cáo người chăn nuôi nên theo dõi chặt chẽ hơn. Qua đây, chúng tôi có thể khẳng định: việc kết hợp giữa phương pháp ELISA định lượng Progesterone và khám buồng trứng qua trực tràng làm cho việc chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn sinh sản ở bò sữa trở nên dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn nhiều so với trước đây. Việc chẩn đoán chính xác giúp ta có những biện pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn. Đây là một chẩn đoán rất có ý nghĩa bởi tình trạng rối loạn sinh sản trong chăn nuôi bò ở nước ta diễn ra với tỷ lệ khá cao, theo Tăng Xuân Lưu và Cs (2003) [22] là 25 – 30% gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây rối loạn sinh sản có thể coi là chìa khoá để nâng cao năng suất sinh sản trong chăn nuôi bò sữa. 4.4. Kết quả ứng dụng một số hormone và chế phẩm hormone sinh dục để điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản ở bò sữa do nguyên nhân buồng trứng Từ kết quả chẩn đoán, xác định nguyên nhân bệnh ở buồng trứng, chúng tôi quyết định thử nghiệm giải pháp điều trị cho từng nhóm bò như sau: 4.4.1. Kết quả ứng dụng chế phẩm prostaglandin (PGF2α) điều trị bò có thể vàng tồn lưu Prostaglandin do niêm mạc tử cung tiết ra, hàm lượng prostaglandin trong máu đạt cao nhất từ ngày 16 – 17 của chu kỳ. Hormone này có tác dụng phá thể vàng ở chu kỳ trước để thiết lập chu kỳ mới. Trong một số trường hợp, vì một lý do nào đó hàm lượng hormone này không đủ để phá vỡ thể vàng, do đó thể vàng vẫn tiếp tục tồn tại. Nên nó tiếp tục tiết Progesterone, hormone này ức chế ngược chiều âm tính làm cho GnRH không được giải phóng ra và nó đồng thời ức chế tuyến yên tiết FSH và LH làm cho noãn bao không phát triển, trứng không chín và không thiết lập được chu kỳ mới. Bằng phương pháp lấy mẫu xác định hàm lượng Progesterone vào các ngày 0, 7, 14 và 21 và kết hợp khám trực tràng, chúng tôi xác định chính xác nguyên nhân gây nên hiện tượng rối loạn sinh sản ở bò là do buồng trứng. Chúng tôi xác định được nhóm bò có thể vàng tồn lưu. Dựa vào tính chất phá thể vàng của prostaglandin, chúng tôi đã đưa một lượng prostaglandin ngoại lai vào cơ thể bò thông qua tiêm. Chúng tôi đã sử dụng chế phẩm prostaglandin dạng tổng hợp PGF2α của hãng Intervet (Hà Lan sản xuất) với liều 25 mg/con tiêm dưới da hoặc bắp thịt sau đó theo dõi bò động dục và phối (thường sau 2 – 4 ngày bò động dục và phối). Nếu những bò theo dõi không phát hiện thấy động dục thì đến ngày thứ 11 thì chúng tôi tiến hành tiêm nhắc lại với liều như trên. Kết quả động dục bằng PGF2α được trình bày ở bảng 4.14. Bảng 4.14. Kết quả ứng dụng PGF2α gây động dục ở bò lai hướng sữa có thể vàng tồn lưu ChØ tiªu n Sè bß ®éng dôc Phèi cã chöa con Số lượng % Số lượng % Sè bß tiªm 8 6 75,00 5 83,33 - Tr­íc 48giê 1 16,67 0 - - 48 - 72 giê 4 66,67 4 80,00 - Sau 96 giê 1 16,67 1 20,00 Qua bảng 4.11 chúng tôi thấy khả năng gây động dục bằng PGF2α trên 8 bò thí nghiệm thì kết quả động dục đạt 75,00% và tỷ lệ phối giống có chửa là 83,33%. Như vậy một lần nữa khẳng định lại kết quả chẩn đoán bò có thể vàng tồn lưu của chúng tôi là tương đối chính xác. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả khi gây động dục bằng PGF2α trên đàn bò lai hướng sữa bị rối loạn sinh sản do buồng trứng có thể vàng tồn lưu như sau: Theo Nguyễn Kim Ninh (1994) [24] nghiên cứu trên bò lai hướng sữa F1 cho tỷ lệ động dục 81,50% và phối giống có chửa 65,21%. Theo Nguyễn Tấn Anh và Cs (1995) [2] khi sử dụng PGF2α trên bò lai hướng sữa cho biết tỷ lệ động dục là 85,18% và tỷ lệ thụ thai là 65,12%. Theo tác giả Hoàng Kim Giao và Cs (1997) [13] khi sử dụng PGF2α trên bò lai hướng sữa nuôi tại Hà Nội cho biết tỷ lệ động dục đạt 82,00%, tỷ lệ thụ thai là 64,00%. Theo Tăng Xuân Lưu (1999) [20], khi sử dụng PGF2α trên bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì cho biết tỷ lệ động dục ở nhóm bò F1 là 85,71%, F2 là 87,5% và tỷ lệ phối có chửa lần lượt là 70,83% và 68,75%. Cũng theo Tăng Xuân Lưu (2003) [22] khi sử dụng PGF2α bằng hai phác đồ điều trị có kết hợp thụt rửa bằng Iodine cho tỷ lệ động dục là: 100% và tỷ lệ thụ thai sau hai lần phối giống là: 79,41%. Theo Nguyễn Thị Tú và Cs (2004) [34] khi tiêm PGF2α cho bò có thể vàng tồn lưu bệnh lý đã có 85,0% bò động dục và tỷ lệ thụ thai đạt 64,7%, ở cả hai nhóm F1 và F2, bò đều động dục tập trung vào 48-72 h sau khi tiêm. Như vậy kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên và tỷ lệ gây động dục và phối có chửa đạt kết quả cao hơn một chút. Điều này cũng dễ hiểu đó là do kỹ thuật ELISA mới được đưa vào trong chẩn đoán làm cho kết quả chẩn đoán chính xác hơn, trình độ kiến thức của người chăn nuôi ngày càng được nâng lên, cộng với tay nghề của kỹ thuật viên ngày một hoàn thiện hơn. 4.4.2. Kết quả ứng dụng GnRH kết hợp với PGF2α điều trị bò có buồng trứng kém phát triển Khi bò đã thành thục về tính, kích thước buồng trứng đã đạt đến mức hoàn thiện, buồng trứng lúc này phát triển bình thường là nhờ tác động của FSH và LH được tiết ra từ thuỳ trước tuyến yên dưới kích thích của GnRH được tiết ra từ Hypothalamus. Do một lý do nào đó lượng GnRH tiết ra không đủ, khả năng của tuyến yên hoạt động không bình thường…làm cho buồng trứng kém phát triển. Vì vậy, lợi dụng điều này chúng tôi sử dụng một số hormone ngoại sinh để đưa vào cơ thể kích thích buồng trứng phát triển. Thí nghiệm của chúng tôi được tiến hành trên 13 bò có buồng trứng kém phát triển, kết quả điều trị bằng GnRH kết hợp PGF2α của chúng tôi được trình bày ở bảng 4.15. Bảng 4.15. Hiệu quả sử dụng GnRH kết hợp PGF2α gây động dục ở bò lai hướng sữa thiểu năng buồng trứng Bò mắc bệnh Hormone Liều/con n (con) Động dục Phối có chửa n (con) Tỷ lệ % n (con) Tỷ lệ % Buồng trứng kém phát triển GnRH + PGF2α 100 mg + 25 mg 8 7 87,50 7 100,00 Qua bảng 4.15 cho thấy việc sử dụng hormone GnRH kết hợp với PGF2α để điều trị cho 8 bò có buồng trứng kém phát triển thu được kết quả có 7 bò động dục (đạt 87,50%) và số bò phối có chửa là 7 con (đạt 100%). Theo Khuất Văn Dũng (2005) [9] kết quả động dục là 91,70%, tỷ lệ có chửa sau hai lần phối giống là 81,81%. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tăng Xuân Lưu (2003) [22] khi sử dụng GnRH kết hợp PGF2α kết quả động dục là 85%, tỷ lệ có chửa là 76,40%. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật chúng tôi có một số kết luận sau: 5.1.1. Đặc điểm sinh sản của đàn bò - Tuổi phối giống lần đầu trung bình ở nhóm F1 là: 20,61 tháng, nhóm F2: là: 20,94 tháng; - Khối lượng cơ thể khi phối lần đầu ở nhóm F1 là: 286,62 kg, nhóm F2 là: 295,74 kg. - Tuổi đẻ lứa đầu ở nhóm F1 là: 30,08 tháng, nhóm F2 là: 31,91 tháng; - Khối lượng cơ thể khi đẻ lứa đầu ở nhóm F1 là: 326,65 kg, nhóm F2 là: 338,95 kg; - Thời gian động dục lại sau khi đẻ ở nhóm F1 là: 102,25 ngày, nhóm F2 là: 114,51 ngày; - Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ở nhóm F1 là: 408,02 ngày, nhóm F2 là: 434,97 ngày; - Hệ số phối giống ở nhóm F1 là: 1,77 lần, nhóm F2 là: 1,79 lần; - Tỷ lệ thụ thai ở nhóm F1 là: 56,09 %, nhóm F2 là: 57,97%; 5.1.2. Hiện tượng rối loạn sinh sản do buồng trứng - Hiện tượng rối loạn sinh sản do nguyên nhân buồng trứng chiếm tỷ lệ cao trên tổng số bò điều tra 11,38%; - Gồm các bệnh chính sau: Thiểu năng buồng trứng: 48,1%; thể vàng tồn lưu 27,85%; đa nang buồng trứng 24,05%. 5.1.3. Kết quả định lượng hormone bằng phương pháp ELISA - Bằng kỹ thuật ELISA định lượng FSH và Progesterone đã xác định được tình trạng hoạt động của buồng trứng khi mắc các bệnh thiểu năng buồng trứng, đa nang buồng trứng, thể vàng tồn lưu. + Thể vàng tồn lưu (hàm lượng FSH > 4mIU/ml) + Đa nang buồng trứng (hàm lượng FSH <4mIU/ml) + Thiểu năng buồng trứng (hàm lượng FSH < mIU/ml) + Thể vàng tồn lưu (hàm lượng Progesterone > 1ηg/ml trong tất cả các ngày lấy mẫu) + U nang buồng trứng (hàm lượng Progesterone < 1ηg/ml trong tất cả các ngày lấy mẫu, đồng thời khám buòng trứng có u) +Thiểu năng buồng trứng (hàm lượng Progesterone < 1ηg/ml trong tất cả các ngày lấy mẫu, đồng thời khám buòng trứng không có u). 5.1.4. Kết quả điều trị bệnh ở buồng trứng + Khi tiêm PGF2a cho bò có thể vàng tồn lưu bệnh lý đã có 75% bò động dục và đạt tỷ lệ thụ thai là 83,33% ở cả hai nhóm F1 và F2; + Khi tiêm PGF2a kết hợp với GnRH cho bò thiểu năng buồng trứng có 87,50% bò động dục và tỷ lệ thụ thai đạt 100% 5.2. Đề nghị 5.2.1. Công tác quản lý - Đối với đàn bò tập thể cần có chính sách đầu tư phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của bò, để khuyến khích người chăn nuôi chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò được tốt hơn (đặc biệt ngay từ giai đoạn sơ sinh). - Cần tập trung nuôi dưỡng đàn bê, bò hậu bị, bò vắt sữa với quy mô lớn để nhân giống, chọn lọc những con có tiềm năng sinh sản tốt, năng suất sữa cao làm nền tảng cho quá trình lai, tạo giống bò sữa thuần chủng sau này. - Tổ chức tập huấn kỹ thuật thường xuyên cho người chăn nuôi bò lai hướng sữa. Soạn thảo quy trình kỹ thuật cơ bản ngắn gọn dễ hiểu để phổ biến cho người chăn nuôi. - Tăng cường thời gian vận động cho bò, bê thay vào tập quán nuôi nhốt hoàn toàn như hiện nay. 5.2.2. Về kỹ thuật - Áp dụng các kết quả nghiên cứu được vào thực tế sản xuất để nâng cao khả năng sinh sản cho đàn bò lai hướng sữa; - Cần nâng cao tay nghề về khả năng chẩn đoán các bệnh rối loạn sinh cho đội ngũ thú y, dẫn tinh viên cơ sở, góp phần sử dụng có hiệu quả các chế phẩm sinh học khắc phục các hiện tượng rối loạn sinh sản; - Coi trọng biện pháp hộ lý sau khi đẻ, điều trị viêm đường sinh dục, loại trừ khả năng viêm nhiễm góp phần giảm tỷ lệ rối loạn sinh sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Vũ Triệu An, Jean claude Homber (1998), Miễn dịch học, NXB Y học. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Văn Vinh, Đào Đức Thà, Trịnh Quang Phong (1992), Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò cái, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Viện Chăn nuôi Quốc gia, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Thiện, Lưu Kỷ, Trịnh Quang Phong, Đào Đức Thà (1995), Biện pháp nâng cao khả năng sinh sản cho bò cái, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi, Viện chăn nuôi Quốc gia, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Lê Xuân Cương (1993), "Đánh giá đặc điểm sinh sản, sức sản xuất thịt, sữa của giống bò địa phương và bò lai đang nuôi tại miền Nam - Việt Nam", Báo cáo khoa học Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Tr. 9 - 10. Lê Xuân Cương, Vũ Sĩ Nhàn (1997), "Dùng huyết thanh ngựa chửa gây động dục đồng loạt cho bò cái", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp (Số 11 - 1997), Tr. 828 - 831. Nguyễn Anh Cường (1996), "Khả năng sinh sản của các giống bò lai hướng sữa và ảnh hưởng của chế độ nuôi dưỡng ở đầu chu kỳ tới khả năng động dục lại và khả năng cho sữa của đàn bò nông trường Phù Đổng - Hà Nội", Thông tin Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi - Viện Chăn nuôi Quốc gia, tháng 01/1996, tr. 11 - 15. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trần Tiến Dũng (2003), "Định lượng một số hormone sinh sản và sử dụng hormone tổng hợp Estrumate khắc phục hiện tượng rối loạn sinh sản ở trâu", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Hội thú y Việt Nam, tr. 71 – 74. Khuất Văn Dũng (2005), Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái Redsindhy nuôi tại nông trường hữu nghị Việt Nam – Mông cổ, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Thanh Dương, Hoàng Kim Giao, Lưu Công Khánh (1995), Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của bò, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi - Viện Chăn nuôi Quốc gia, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 246-250. Nguyễn Quốc Đạt, Vũ Văn Nội, Bùi Thế Đức, Nguyễn Thanh Bình (1998), "Khả năng sản xuất của đàn bò cái lai hướng sữa (Holsteinfriz x Lai Sind) trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở thành phố Hồ Chi Minh", Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi Quốc gia, tr. 16 - 18. Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, Đỗ Kim Tuyên, Nguyễn Văn Lý (1994), Cấy truyền phôi một phương pháp lưu giữ quỹ gen, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 146 - 153. Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương (1997), Công nghệ sinh sản trong chăn nuôi bò, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Minh Hoàn, Hoàng Mạnh Quân, Nguyễn Văn Duệ, Đỗ Văn Lộc (1994), "Một số đặc điểm sinh sản của nhóm bò lai hướng sữa nuôi tại hợp tác xã Thanh Lộc Đàn - Thành phố Đà Nẵng". Đào Thị Thúy Hồng, 2009, Xác định hàm lượng một số hormone sinh sản bằng phương pháp miễn dịch enzyme (ELISA = Enzyme Linked Imono Sorbent Assay) để chẩn đoán, điều trị rối loạn quá trình thụ tinh ở bò sữa do nguyên nhân bệnh lý ở buồng trứng, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Lưu Công Khánh (1995), Nghiên cứu gây động dục đồng pha cho bò cái nhận phôi, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Phan Văn Kiểm (1998), Kết quả nghiên cứu động thái Luteinizing hormone tiền rụng trứng ở bò lai hướng sữa F1 và ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo nhằm đạt tỷ lệ thụ thai cao, Viện Chăn nuôi Quốc gia, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phan Văn Kiểm, Đào Đức Thà, Trịnh Quang Phong, Đỗ Hữu Hoan, Trịnh Văn Thân, Nguyễn Thị Hoà, Vũ Ngọc Hiệu, Nguyễn Quý Quỳnh Hoa (2003), Kết quả nghiên cứu hàm lượng P4 ở bò lai hướng sữa bằng kỹ thuật miễn dịch enzyme – EIA, Báo cáo khoa học, Viện chăn nuôi Quốc gia. Lê Viết Ly, Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Võ Văn Sự, Trịnh Quang Phong (1997), Phân tích hiện trạng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa ở các quy mô hộ gia đình tại công ty sữa Thảo Nguyên, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1996 - 1997 (Nha Trang 20 - 22/08/1997), Phần chăn nuôi gia súc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội, tr. 169 - 179. Tăng Xuân Lưu (1999), Đánh giá một số đặc điểm sinh sản của đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì – Hà Tây và biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của chúng, Luận văn thạc sĩ Khoa học nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tăng Xuân Lưu, Cù Xuân Dần, Hoàng Kim Giao, Nguyễn Kim Ninh, Lưu Công Khánh (2001), "Một số biện pháp kỹ thuật nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì - Hà Tây", Tạp chí chăn nuôi, Hội chăn nuôi Việt Nam. (2), tr.4-5. Tăng Xuân Lưu, Phan Văn Kiểm, Trần Thị Loan, Ngô Đình Tân (2003), "ứng dụng kết quả định lượng progesterone kết hợp chẩn đoán lâm sàng để điều trị pha thể vàng kéo dài, động dục không rõ ở bò sữa", Viện chăn nuôi. Nguyễn Đức Lâm Nghiệp (2008), "Thực trạng hiện tượng rối loạn sinh sản ở bò, bước đầu xác định hàm lượng progesterone ở bò rối loạn sinh sản bằng phương pháp elisa và thử nghiệm điều trị", Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Nguyễn Kim Ninh (1994), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng sinh sản và cho sữa của bò lai F1 Holstein Friesian x Lai Sind nuôi tại Ba vì, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Nguyễn Kim Ninh, Nguyễn Văn Thưởng, Trần Trọng Thêm, Lê Trọng Lạp, Nguyễn Hữu Lương, Lê Văn Ngọc, Tăng Xuân Lưu và cộng sự (1995) Kết quả nghiên cứu về bò lai hướng sữa và xây dựng mô hình bò sữa trong dân, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 225 - 231. Trịnh Quang Phong (1996), Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục hiện tượng chậm sinh ở bò cái Hà - ấn và bò cái lai Sind góp phần nâng cao tỷ lệ đẻ cho đàn bò, Luận án thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp. Trần Trọng Thêm (1986), Một số đặc điểm về khả năng sản xuất của các nhóm bò lai Sind với bò sữa gốc Hà lan, Luận án PTS khoa học nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Nguyễn Văn Thiện (1996), Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu trong chăn nuôi, Giáo trình sau đại học nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Văn Thưởng, Trần Doãn Hối (1992), Đặc điểm di truyền bò lai hướng sữa Việt Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện chăn nuôi, tr. 88 – 93. Lê Văn Thọ, Lê Xuân Cương (1979), Kích dục tố ứng dụng trong chăn NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Hoàng Văn Tiến (1986), Hormone về vấn đề sinh sản gia súc, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, Tài liệu dịch. Nguyễn Trọng Tiến, Mai Thi Thơm, Nguyễn Xuân Trạch, Lê Văn Ban (1991), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Lê Đức Trình (2003), Hormone và nội tiêt, NXB Y học. Nguyễn Thị Tú và cs (2004), "Sử dụng PGF2 alpha và Progesterone kết hợp huyết thanh ngựa chửa (HTNC) khắc phục tình trạng chậm sinh ở bò lai hướng sữa", Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, tập II số 1/2004, tr. 40. Nguyễn Xuân Trạch (1996), "ảnh hưởng của liều lượng PMSG đến hiệu quả điều khiển động dục và rụng trứng ở bò sau khi đẻ", Hội thảo quốc gia về phát triển chăn nuôi đến năm 2000, 26 - 28/11/1996, tr. 190 - 192. Nguyễn Xuân Trạch, Phạm Ngọc Thiệp (2004), “Khả năng sinh trưởng và sinh sản bò Holstein Friesian nuôi tại Lâm Đồng”, Tạp chí khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Tập II, số 2. Xưxoep A.A (1985), Sinh lý sinh sản gia súc, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH Agarwal S.K., U. Shanker, R.I. Dhoble and S.K. Gupta (1987), "Synchronisation of oestrus and fertility with PGF2 alpha cossbred cattle", Indian J. Anim Sci, 54 (4): 292 - 293. Bor T.C., F. Dhople, S.K. Gupta and N. Baishya (1986), Some observation on response to PGF2 alpha analogue in suboestrus crossbred heifers in tropical climate, Indian J. Anim, Sci. Busse T (1995), "Investigation on diffirent factors affecting embryo recovery fromsuperovulated cows", Freien univessitat Berlin, 119, pp 234 ref. Chamberlain A (1992), "Milk production in the tropics intermediate tropical" Agriculture Series. Cooper M.J (1987), "Control of oestrus cycle of heifer with a synthetic prostaglandin analogue", Veterinary record, (95): 200 - 203. Dhoble R.L and S.K. Gupta (1987), "Progtaglandin F2 alpha analogue in managemaent of protparrum suboestrus in cows", Indian J. Anim Sci, 57 (5): 439 - 444. Gnaves N., W. Randel and T.G. Dunn (1974), Estrus and pregnancy following MAP. PGF2 alpha and GnRH, Anim Sci. Henricks R.C., L.S. Peltier and Kushinsky (1986), "Effeet or fenprostelene. Aplostaglandin F2 alpha analogue on plasma levels of estradioe – 17 β and progestorone in cycles heifers". Hausel., E.N. David, J.P. Timothy, C.W. Gary (2000), Veterinary reproduction and obstertics. W.B. Sauder press. Isobe., T. Nakao (2002), Direct enzyme immuno assay of estron sulphate in the plassma of cattle, Hiroshima University, Japan. Kunitado Sato, Junichi Mori, Hiroshi Masuda, Tsuyoshi Takahashi, Tadashi Yanai, Norio Saito (1992), Artificial insermenation manual for cattle, "Association of Liverstock Technology". Japan. Louis T.M., Morrow. D.D and Hafs. H.D (1972), Estrus and ovulation after PGF2 alpha in cow. Siphilop R.M (1967), Progesterone levels and skin milk in cows which conceived and not conceived after al, Hiroshima Univ, Journal. Tervit H.R., Rowson L.E.A and Brand A.L (1973), "Sychronization of oestrus in cattle using a protaglandin F2 alpha analogue", ICI, 79939, J. Report. Fert, 34: 1979 - 1981. MỘT SỐ HÌNH ẢNH Ảnh 1: Nang trứng bình thường Ảnh 2: U nang thể vàng Ảnh 3: Định lượng FSH Ảnh 4: Định lượng progesterone Ảnh 5: Thao tác thực hiện ELISA Ảnh 6: Bộ kits ELISA Ảnh 7: Kiểm tra buồng trứng qua trực tràng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXác định diễn biến một số hormone sinh sản nhằm ứng dụng trong chẩn đoán, phòng, trị hiện tượng chậm thành thục tính và chậm động dục lại sau đẻ ở b.doc
Luận văn liên quan