Thân nhân của kiều bào ở nước ngoài, thông qua nhiều mối quan hệ
khác nhau có thể môi giới, thông tin, giúp đỡ người thân quen trong nước đưa
con em ra nước ngoài học lái bay ở những trường, trung tâm có uy tín, đặc
biệt ở các nước như Mỹ, Úc, Pháp.
Với trên 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống làm ăn trên 100 quốc
gia, vùng lãnh thổ, hằng năm gửi về nước hơn 10 tỷ đo-la Mỹ, chắc chắn sẽ
có nhiều thanh niên trong nước được học “tự túc” nghề lái bay ở nước ngoài
bằng nguồn lực rất có ý nghĩa này.
Đây là nội dung hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình hội
nhập quốc tế về hàng không dân dụng. Trong giai đoạn vừa qua các cơ quan,
đơn vị trong ngành hàng không Việt nam đã tăng cường và đẩy mạnh quan hệ
hợp tác quốc tế về đào tạo, huấn luyện phi công. Mặc dù nguồn kinh phí từ
ngân sách nhà nước rất hạn hẹp, chỉ đủ để đào tạo PCCB, song nhu cầu đào
tạo phi công để cung cấp cho các hãng hàng không theo tiêu chuẩn của ICAO
rất lớn, để giải quyết những bất cập này, Cục HKVN đã đẩy mạnh hợp tác
quốc tế trong đào tạo phi công để tạo khung khổ pháp lý và chỉ dẫn, khuyến
cáo các hãng hàng không, gia đình và học viên theo học những cơ sở đào tạo
có uy tín mà cụ Hàng không đã thẩm định
190 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng không dân dụng. Bộ
GTVT sớm trình Chính phủ việc quy hoạch tập trung 1 hoặc 2 cơ sở đào tạo
phi công cơ bản. Trong 10 năm tới ngành hàng không cần 1000 PC, 20 năm
cần 3000 PC, trong khi đó 100% phải gửi học nước ngoài, đây là một “lỗ
hổng” quá lớn. Đó là chưa kể, theo Boeing 20 năm tới khu vực CA-TBD, cần
tới hàng trăm nghìn phi công, nếu chúng ta chậm trễ, sẽ thua thiệt và vấn đề bị
động về nguồn lực PC sẽ kéo dài vài ba thập kỷ, thâm chí cả trăm năm.
- Trong khi chưa có thời gian xây dựng đề án trường đào tạo PC, cần
sớm tổ chức lại theo một mô hình nào đó các cơ swor đào tạo trên toàn , kể cả
của quân đội để hình thành mô hình quá độ kịp thời giải quyết sự thiếu hụt phi
công hiện nay. Cụ thể:
+ Kiện toàn, sắp xếp công ty Bay việt là công ty cổ phần do VNA
chiếm giữ cổ phiếu chi phối làm cơ sở tuyển chọn phi công dự khóa, huấn
luyện đào tạo những nội dung, khoa mục mà công ty có khả năng đảm nhận
sau đó gửi đào tạo tại các trường có uy tín trên thế giới. Công ty cổ phần Bay
Việt chủ yếu phục vụ tuyển chọn phi công dự khóa cho Vietnam Airlines
đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa công tác huấn luyện đào tạo phi công dự khóa
cho các hãng hàng không khác.
+ Tăng cường củng cố tổ chức và nguồn lực giáo viên, huấn luyện viên
của Chi nhánh VNA/Trung tâm huấn luyện bay FTC theo hướng phấn đấu
đảm nhận được càng nhiều càng tốt trong chuỗi công việc đào tạo phi công. Có
156
thể trong thời gian ngắn trước mắt FTC chưa đủ điều kiện để trở thành cơ sở đào
tạo hoàn chỉnh một phi công cơ bản, nhưng lãnh đạo Tổng công ty Hàng không
Việt Nam phấn đấu trong thời gian sớm nhất phải là trung tâm chuyển loại, trung
tâm SIM cho phi công trong nước và trong khu vực Đông Nam Á.
+ Đối với Khoa Phi công của Học viện hàng không, cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền nên giao nhiệm vụ rõ ràng, định hướng phát triển và đầu tư các
nguồn lực cần thiết để cho ra sản phẩm có chất lượng. Lượng hóa, mô tả chi
tiết sản phẩm của quá trình tào tạo là gì? Nếu chưa thể đào tạo một phi công
hoàn chỉnh cũng cần thiết làm rõ những công đoạn mà Khoa đảm nhận.
+ Trường sỹ quan không quân Nha Trang - bộ phận liên kết đào tạo phi
công dân dụng. Lợi thế của Trường sỹ quan không quân Nha Trang là có cơ
sở vật chất kỹ thuật, do quân đội quản lý nên chắc chắn có khả năng đảm
nhận một phần công việc đào tạo, huấn luyện phi công. Nhà trường có không
gian để huấn luyện bay, có đường băng để cất hạ cánh, có các trang thiết bị
mặt đất và không lưu để huấn luyện phi công quân sự; những cơ sở vật chất
kỹ thuật này hoàn toàn có thể sử dụng cho mục đích dân sự, tức là huấn luyện,
đào tạo phi công cơ bản để bay thương mại. Có thể do nhiều cơ chế ràng buộc
hoặc thông tin chưa thông suốt nên việc khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật của
Trường cho đào tạo, huấn luyện phi công thương mại chưa được khai thác
đúng tiềm năng. Trong tương lai Nhà nước cần có định hướng, quy hoạch và
tổ chức triển khai thực hiện sao cho tiết kiệm nhất những tài sản thuộc sở hữu
toàn dân phục vụ quốc kế dân sinh.
+ Một số cơ sở khác của Đại học Bách khoa Hà Nội, Bách khoa tp
HCM... Chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương II khóa VIII và Nghị quyết Trung ương tám khóa
XI, chắc chắn các cơ sở đào tạo trong nước sẽ tìm đến doanh nghiệp và quan tâm
tới tín hiệu thị trường. Sự khan hiếm phi công trong nước và khu vực vài thập kỷ
tới sẽ kích thích các cơ sở đào tạo hướng tới “sản phẩm phi công thương mại”.
Các nhà đầu tư chiến lược sẽ đầu tư vốn để đào tạo phi công, và như vậy các cơ sở
đào tạo phi công trong nước sẽ nở rộ. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực phức tạp, vốn lớn
157
và kinh doanh có điều kiện nên khó có thể bùng phát như các lĩnh vực khác; tuy
vậy chắc chắn sẽ có nhiều trung tâm, cơ sở đào tạo phi công đăng ký kinh doanh
hoặc xin cấp phép thành lập; đòi hỏi Nhà nước phát huy vai trò chủ thể quản lý
bằng pháp luật, chính sách và thông qua đơn hàng với cơ sở đào tạo phi công.
Định hướng cho sự vận động của thị trường sức lao động phi công nói chung và
các cơ sở đào tạo phi công nói riêng.
- Đối với các doanh nghiệp hàng không do yêu cầu kinh doanh không
thể chờ đợi chính sách của Nhà nước mà quan trọng là phải sáng tạo để thích
ứng với hoàn cảnh, điều kiện hiện có tìm ra phương án xử lý vấn đề phi công
tối ưu nhất, đó là:
+ Tiếp tục thuê PC trên thị trường, chủ yếu là thị trường nước ngoài
thông qua các công ty môi giới nguồn lực phi công. Sức ép sinh lời của khối
tài sản khổng lồ (trên 100 triệu đô-la Mỹ) không cho phép hãng hàng không
để bay trong trạng thái ngưng hoạt động. Thời gian vận hành càng nhiều càng
tốt, càng giảm bớt chi phí khấu hao cả vô hình và hữu hình. Bởi vậy nhu cầu
phi công để điều khiển (lái) bay bắt buộc nhà khai thác phải bằng mọi cách,
thậm chí bằng mọi giá để thuê mướn phi công bảo đảm cho bộ phận tư liệu
sản xuất trọng yếu của một hãng hàng không đó là đội máy bay vận hành và
“chuyển giá trị vào sản phẩm”. Tình trạng bay không hoạt động (AOG) là
biểu hiện của sự thua lỗ, thậm chí là phá sản.
+ Xây dựng Đề án tuyển dụng phi công dự khóa để gửi đi đào tạo tại
các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài theo khuyến cáo của nhà chức trách
hàng không. Như đã trình bày, đối với những hãng hàng không có ý định gắn
bó lâu dài với kinh doanh vận tải hàng không sẽ tất yếu phải xây dựng chiến
lược đào tạo phi công, hạn chế, giảm thiểu phải thuê đặc biệt là thuê phi công
nước ngoài. Giải pháp lâu dài và cũng khá tốn kém là tuyển phi công dự khóa
để gửi đi đào tạo. Ưu thế lớn nhất, căn bản nhất của phương thức tự đào tạo
phi công là tính chủ động và tạo lập được một tập thể đoàn kết, gắn bó sẵn
sàng “chung sức chung lòng” đối phó với “bão táp” trong kinh doanh vận tải
hàng không như: chiến tranh, dịch bệnh, khủng bố, khủng hoảng chính trị
158
hoặc những cú “sốc” về tỷ giá do giới tài phiệt gây ra, hoặc do Nhà nước Việt
Nam thả nổi đồng tiền (ví dụ, 6 tháng đầu năm 2015, do thay đổi tỷ giá giữa
đô-la Mỹ với các đồng tiền bản địa khác như yên Nhật, đo-la HongKong,
euro, và sự điều tiết giảm tỷ giá đồng Việt Nam, VNA mất hơn 1200 tỷ
đồng.)... trái lại phương án kinh doanh theo kiểu thuê phi công cũng có những
ưu thế của nó như trong khoảng thời gian ngắn có phi công để khai thác,
không phải đầu tư khoản vốn lớn, không phải bố trí bộ để quản lý phi công
trong quá trình đào tạo...song hạn chế lớn nhất của cách kinh doanh này là bị
động trong xây dựng kế hoạch khai thác, người lái với tư cách làm thuê nên
không có tình cảm chăm lo, gắn bó với hãng, quan hệ lao động chủ yếu thông
qua hợp đồng và sự điều chỉnh của luật pháp.
+ Đa dạng hóa, xã hội hóa công tác tuyển dụng và đào tạo phi công
bằng nguồn vốn của gia đình. Tuy nhiên có một vấn đề cần phải “luật hóa”-
nghĩa là: cần có quy định rõ ràng về thủ tục quy định, yêu cầu bắt buộc, đặc
biệt là các văn bản, giấy tờ hành chính để việc cá nhân tự học để trở thành phi
công được bảo hộ và có thể tìm được việc làm sau khi đã có chứng chỉ của cơ
sở đào tạo. Trên thị trường đang xuất hiện một số tranh chấp, thậm chí kiện
tụng ra tòa do những quy định và truyền thông của nhà chức trách hàng không
chưa rõ ràng, mạch lạc. Cụ thể là: những trường nào ở Mỹ, Pháp, Úc... đào
tạo phi công có uy tín và Cục HKVN chấp thuận, cơ sở khám sức khỏe bảo
đảm để xác nhận cho PCDK đi học tập, huấn luyện, những thủ tục hành chính
khác mỗi ứng viên cần có khi xin tuyển vào lái cho một hãng nào đó. Đồng
thời pháp luật cũng quy định rõ quyền được lao động, trong đó có quyền được
làm phi công cho một hãng hàng không khi mà tất cả các điều kiện, tiêu
chuẩn đã “hội đủ”. Trên thị trường sức lao động hàng không có những đặc thù
riêng mà những thị trường khác không có hoặc rất ít xảy ra: thủ tục để được
lái cho hãng hàng không nào đó rất phức tạp, có cung và có cầu về sức lao
động phi công nhưng khó có thể ký kết hợp đồng lao động như các loại hình
lao động cụ thể khác, do những quy định rất phức tạp và chi tiết.
159
Huy động nguồn vốn từ gia đình và thân nhân trong đào tạo phi công
thương mại đang là hướng đi có nhiều triển vọng góp phần giảm bớt tình
trạng thiếu phi công ở nước ta trong thời gian tới.
160
KẾT LUẬN
Ngành hàng không là một ngành đòi hỏi trình độ khoa học, công nghệ
cao do đó việc xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược, kế hoạch phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong đó có đội ngũ phi công là công việc
hết sức quan quan trọng. Nhà nước đã ban hành và nhiều lần bổ sung, phát
triển Luật Hàng không là sự thể hiện sự đánh giá đúng đắn và tầm nhìn chiến
lược về việc chuẩn bị những điều kiện cho sự phát triển bền vững ngành hàng
không dân dụng nước nhà.
Việc chuẩn bị nguồn nhân lực phi công đáp ứng yêu cầu phát triển của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi
thời gian tương đối dài, chi phí lớn và rất công phu. Thông thường từ khi định
hướng nghề nghiệp để tuyển dụng đưa đi đào tạo đến lúc có thể sử dụng, khai
thác được phải mất từ 3 đến 5 năm, thậm chí từ 5 đến 7 năm. Bởi vậy, Bộ
Giao thông vận tải, ngành hàng không phải xây dựng chiến lược, quy hoạch
phát triển đội ngũ phi công báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai
thực hiện. Ở tầm quản lý nhà nước và hoạch định chính sách vĩ mô đòi hỏi cơ
quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hàng không dân dụng phải có những
chương trình công việc cụ thể như: quy hoạch cơ sở đào tạo phi công, phân
tích đánh giá về hiệu quả đào tạo trong nước và nước ngoài, khả năng về vốn,
cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để xây dựng các cơ sở đào tạo phù hợp, hiệu
quả, phát triển bền vững.
Trong cơ chế thị trường việc đào tạo và sử dụng phi công là hai vấn đề,
hai phạm trù khác nhau cần phân tích, đánh giá thật cụ thể và phải có những
tiêu chí thống nhất. Rất dễ xảy ra tình trạng khan hiếm, hoặc dư thừa nguồn
nhân lực chất lượng cao này. Nhìn chung đối với nước ta, khi mà ngành hàng
không tăng trưởng với tốc độ khá cao, nhiều hãng mới xuất hiện thì nhu cầu
về phi công rất lớn, song cũng không vì thế mà không có hiện tượng dư thừa,
ế ẩm nhất thời. Thị trường phi công trong nước và thế giới biến động theo
những quy luật hay những xu thế nhất định của nó.
161
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phạm Anh (2012), "Đánh giá khả năng lồng ghép các giải pháp ứng phó
biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển", Tạp chí Phát triển bền
vững, (1), tr.54-58.
2. Phạm Anh (2012), "Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nguồn lực tại
Tổng công ty Hàng không Việt Nam", Tạp chí Phát triển bền vững,
(2), tr.54-58.
3. Phạm Anh (2015), "Nhân lực trong tiến trình phát triển và hội nhập của ngành
hàng không Việt Nam", Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (1), tr.49-55.
4. Phạm Anh (2015), "Nghề lái máy bay dân dụng Việt Nam - Nhìn từ ba
phía", Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, (1), tr.67-73.
162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Anderson (2009), Cái đuôi dài, Nxb Trẻ, Hà Nội.
2. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2008), Giáo dục và Đào tạo - chìa khóa
của sự phát triển, Nxb Tài chính, Hà Nội.
3. Nguyễn Xuân Ba (2005), "Yêu cầu cấp bách về nguồn nhân lực chất
lượng cao khi Việt Nam gia nhập WTO", Tạp chí Lao động và Xã
hội, (256+257).
4. C.Batal (2002), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Thanh Bình (2015), CEO Vietjet Air: Chúng tôi tuyển phi công công
khai, tại trang
tuyen-phi-co ng-cong-khai.html, truy cập ngày 15/1/2015.
6. Thanh Bình (2015), Phi công chê lương Vietnam Airlines thấp, tại trang
luong-vietnam-airlines-thap-3130212.html, truy cập ngày 12/1/2015.
7. Thanh Bình (2015), Tốn hàng tỷ đồng đào tạo một phi công, tại trang
dong-dao-tao-mot-phi-cong-3133285.html, truy cập ngày 15/1/2015.
8. Bushmarrin (2002), Trí tuệ hóa lao động ở các nước có nền kinh tế thị
trường, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Hà Nội.
9. T.Buzan (2007), Lập bản đồ tư duy, Nxb Lao động-xã hội, Hà Nội.
10. T.Buzan (2008), Đón nhận thay đổi, Nxb Tổng hợp, Tp Hồ Chí Minh.
11. Chu Văn Cấp (2006), Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Báo cáo tổng quan đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
12. Mai Quốc Chính (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Cúc (2005), 20 năm đổi mới và sự hình thành thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
163
14. Cục Hàng không Việt Nam (2012), Kinh nghiệm phát triển hàng không
theo hướng “bầu trời mở”, tại trang truy
cập ngày 7/10/2012.
15. Cục Hàng không Việt Nam (2013), Báo cáo về thực hiện nhiệm vụ các năm từ
2001 đến 2012 và phương hướng nhiệm vụ đến năm 2030, Hà Nội.
16. Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực
giáo dục đại học ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Minh Duyên (2008), Nhân lực dịch vụ hàng không: Vừa thiếu vừa yếu,
tại trang truy cập ngày 20/02/2008.
18. Phùng Lê Dung - Đỗ Hoàng Điệp (2009), "Phát triển nguồn lực dựa trên
các chiến lược kinh tế", Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung
Đông, (2), tr.15-17.
19. Hồ Anh Dũng (2002), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (8), tr.21-23.
20. Nguyễn Hữu Dũng (2002), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
kinh tế quốc tế", Tạp chí Lý luận chính trị, (8), tr.11-13.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
25. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực
trong điều kiện mới, Đề tài K.X.07-14, Hà Nội.
26. R. Gibson (2006), Tư duy lại tương lai, Nxb Trẻ, Hà Nội.
27. D. Goleman (2007), Trí tuệ cảm xúc, Nxb Tri thức, Hà Nội.
28. Pham Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
164
29. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (2007), Phát triển văn hóa con người và
nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thu Hà (2009), Hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam là thành viên
của tổ chức thương mại thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. N.Henaff, J.Y. Martin, G.B. Hainsword (2001), Lao động, việc làm và
nguồn nhân lực Việt Nam sau 15 năm đổi mới, Nxb Thế giới, Hà Nội.
34. Trịnh Thị Ái Hoa (2013), "Chính sách tiển lương tối thiểu ở Việt Nam -
những vấn đề đặt ra và khuyến nghị", Tạp chí Kinh tế và quản lý, (5),
tr.23-24.
35. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Xây dựng thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hội thảo
khoa học, Hà Nội.
36. Đặng Thị Thanh Huyền (2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất
lượng nguồn nhân lực, những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
37. Nguyễn Đắc Hưng (2007), Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Đoàn Khải (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục
đào tạo: Kinh nghiệm Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
40. Phạm Quý Long (2008), Quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật
Bản và bài học kinh nghiệm cho doanh nhân Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
165
41. Nguyễn Đình Luận (2005), "Nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Tạp chí Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, (14), tr.7-9.
42. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
43. K.Nesbitt Shanor (2007), Trí tuệ nổi trội, Nxb Tri thức, Hà Nội.
44. Ngân hàng Thế giới (2013), Báo cáo tổng kết năm 2013.
45. Phạm Thành Nghị - Vũ Hoàng Ngân (Đồng chủ biên) (2004), Quản lý
nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề và thực tiễn, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
46. Lưu Bình Nhưỡng (2008), "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và
trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề", Tạp chí
Nghiên cứu lý luận lập pháp, (121), tr.20-22.
47. Nguyễn An Ninh (2008), Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. D.C. North (1998), Các thể chế, sự thay đổi thể chế và hoạt động kinh tế,
Nxb Khoa học xã hội và Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ, Hà Nội.
49. Barack Obama (2008), Hy vọng táo bạo, Nxb Trẻ, Hà Nội.
50. Nguyễn Văn Phúc (2007), Thị trường sức lao động trình độ cao ở Việt
Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
51. Vũ Văn Phúc - Nguyễn Duy Hùng (Đồng chủ biên) (2012), Phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Hà Phương (2012), Ngành hàng không Việt Nam đang tăng trưởng nóng
15-17%/ năm, từng bước hiện đại về mọi mặt, tại trang
truy cập ngày 2/10/2012.
53. Vũ Thị Phương (2007), "Thực trạng nhân lực chất lượng cao của Việt
Nam hiện nay", Tạp chí Lao động xã hội, (303), tr.27-29.
54. Nguyễn Minh Quang (2008), Thị trường hàng hóa sức lao động chất
lượng cao, đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
55. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động, Nxb Lao động, Hà Nội.
166
56. Saga (2014), Nghề phi công ngày càng hấp dẫn đối với giới trẻ, tại trang
voi-gioi-tre-2014011610004988.chn, truy cập ngày 16/01/2014.
57. Đặng Kim Sơn (2004), Ba cơ chế: thị trường, Nhà nước và cộng đồng,
ứng dụng cho Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. EF.Schunachern (1994), Những nguồn nhân lực, Nxb Lao động, Hà Nội.
59. Phạm Tiến Sỹ (2000), "Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho kỷ nguyên
kinh tế tri thức", Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, (18), tr.15-17.
60. Nguyễn Thị Thơm (2007), Thị trường lao động Việt Nam - Thực trạng
và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
61. Kim Thủy (2014), Hé lộ kế hoạch tuyển phi công của Vietnam Airlines,
tại trang
cong-viet-cua-vietnam-airlines.html, truy cập ngày 17/12/2014.
62. Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (2011), Ngành hàng không thế
giới thiếu nhân sự, tại trang truy cập ngày
15/03/2011.
63. Nguyễn Tiệp (2006), "Đào tạo và phát triển lao động chuyên môn kỹ
thuật- Tiền đề quan trọng để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực", Tạp
chí Nghiên cứu kinh tế, (333), tr.34-35.
64. Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình thị trường lao động, Nxb Lao động - xã
hội, Hà Nội.
65. Nguyễn Tiệp (2011), "Phương hướng phát triển thị trường lao động
chuyên môn kỹ thuật cao đến 2020", Tạp chí Lao động xã hội (398),
tr.29-31.
66. Đinh Văn Toàn (2011), Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện
lực Việt Nam đến năm 2015, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh
tế Quốc dân, Hà Nội.
67. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (2012), Báo cáo kết quả sản xuất
kinh doanh các năm từ 2001 - 2012, Hà Nội.
167
68. Tổng công ty Hàng không Việt Nam (2014), Báo cáo của ngành hàng
không giai đoạn 2007 - 2014, Hà Nội.
69. Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (2012), Báo cáo kết quả sản
xuất kinh doanh các năm từ 2001 - 2012, Hà Nội.
70. Tổng Công ty Quản lý bay (2012), Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
các năm từ 2001 - 2012, Hà Nội.
71. Trang Ami (2012), Từ A đến Z về cuộc sống du học ngành phi công, tại
trang courses.vn/study-abroad-info/study-guides/tu-
a-den-z-ve-cuoc-song-du-hoc-nganh-phi-cong-o-truong-esma-phap/,
truy cập ngày 23/10/2012.
72. Huyền Trang (2010), Ngành hàng không Việt Nam: Một năm nhìn lại, tại
trang truy cập ngày 26/10/2010.
73. Trung tâm Tri thức doanh nghiệp quốc tế (2010), Đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực thời kỳ hội nhập, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
74. Nguyễn Ngọc Tú (2012), Nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong
hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
75. Trần Văn Tùng - Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực: kinh
nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
76. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực
tài năng, Nxb Thế giới, Hà Nội.
77. Nguyễn Thị Hồng Vân (2011), "Thị trường lao động Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp", Tạp chí Thông tin dự báo xã hội, (61+62), tr.15-
17, 22-24.
78. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2010), Kinh nghiệm của một số nước
về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với
xây dựng đội ngũ trí thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
79. Website:
80. William Easterly (2009), Truy tìm căn nguyên tăng trưởng, Nxb Lao
động - xã hội, Hà Nội.
168
Tài liệu tiếng Anh
81. Helen Muir (2009), The Emergence of Human Factors, at page
gremline.com, day 15/2/2009.
82. HR Chanllenges in the Indean Oil and Gas Sector, at page
date 22/3/2010.
83.
ia_University_Canada
84. Kaufmann. Daniel (1998), A model of Human Capital Production and
Evidence from LDCs, Word development, English.
85. Macr Humphries - Robert Pirog - Gene Whitney (2010), U.S Offshore
Oil and Gas Resources: Prospects and Processes, CRS Report For
Congress, April 26.
86. Mario Baldassarri, Luigi Paganetto và Eđmun S. Phelps, St. Martin’s
Press (1994), International Differences in Growth Rates, English.
87. North Pecea Economic Development Commission (2012), Oil and Gas
labour Challenges Call for Innovative HR Strategies, at page
hr-strategies, date 2012/07/05.
88. ICAO (2011), Annual Report of the Council 2010, at page
952, date 22/11/2011.
89. ICAO (2012), Annual Report of the Council 2011, at page
975, date 13/10/2012.
90. ICAO (2013), Annual Report of the Council 2012, at page
publications/Documents/10001_en.pdf, date
15/9/2013.
91. ICAO (2013), Annual Report of the Council 2013, at page
annual-report-2013/Pages/default.aspx, date
20/10/2013.
169
92. ICAO (2012), Training Report, at page
publications/journalsreports/2012/icao_training_report_vol2_no2.pd
f), 12/2012.
93. ICAO (2014), Loc-i symposium addresses icao's no.1 safety priority. icao
journal - issue 3 2014, at page
alsreports/2014/6903_en.pdf, 12/2014.
94. International Labour Organization (2012), Current and Future Skills,
Human Resources Development and Safety Training for Contractor
in the Oil and Gas Industry, Issues paper for discussion at the
Global Dialogue Forum on Future Needs for skills and Training in
the Oil and Gas Industry, Geneva, 12 -13 December.
95. Patrick M. Wright- Blaine Mccormick - W. Scott Sherman & Gary C.
Mcmahan (1999), The Role of Human Resource Practices in Petro-
Chemical Refinery Performance, The International Journal of
Human Resouce Management, Volume 10, Issue 4.
96. Petroleum Human Resources Council of Canada (2004), The Strategic
Human Resources Study of the Upstream Petroleum Industry: The
Decade Ahead, Published October 2003 and updated in 2004.
97. S.H. Appelbaum, B.M. Fewster (2003), Human Resource Management In
The Global Civil Aviation Industry: A Survey And Analysis Of
Recruitment And Selection, Organization Development, And
Education, Training And Development Practices, Volume 4, Issue 3.
98. Richard Florida (2004), The rise of the creative class, Geneva, 9 -10
December.
99. T.R. Chidester và C.A. Hakworth (2010), The Importance of the Human
Element, Geneva, 12/2010.
100. Veblen T. (1898), “Why is Economics Not and Evolutinary Science”
Quarterly Journal of Economics, 1898.vol.12.p.373 - 374
101. What does human factors mean and why you should care, at page
date 25/10/1998.
170
Tài liệu tiếng Nga
102. Автор неизвестен (2012), Подготовка пилотов для гражданской
авиации в США, на странице
podgotovka-pilotov-dlya-grazhdanskoy-aviacii-v-ssha.html,
23/10/2012.
103. Автор неизвестен (2012), Пути сохранения профессионализма пилотов,
на странице
professionalizma-pilotov.html, 17/8/2012.
104. Автор неизвестен (2013), Как стать пилотом гражданской авиации:
европейский опыт, на странице
show/article_id/115058, 29/8/2013.
105. Автор неизвестен (2013), Как стать пилотом гражданской авиации:
европейский опыт, на странице
article_id/115058, 18/3/2013.
106. Автор неизвестен (2013), Минтранс приравнял иностранных пилотов
к рабочим, на странице
QjfxPZMT, 12/8/2013.
107. Автор неизвестен (2013), Подготовка пилотов для гражданской авиации
в США, на странице
pilotov-dlya-grazhdanskoy-aviacii-v-ssha.html, 6/10/2013.
108. Андрей Миловзоров (2013), Пилотировать российские самолеты будут
гастарбайтеры, на странице
/007/pda.html
109. Авиакомпании просят льгот для пилотов-иностранцев (2013), на
странице 05/03/2013/847948.shtml
110. Ай¬нур Ес¬пе¬нова (2013), Пилот гражданской авиации, на
странице
=ba3dmkgqptmvbg8tna5se9rge2, 15/12/2013.
111. Александр Яковлев (2013), Еще раз о нехватке пилотов, на странице
20/2/2013.
112. Василий Ершов (2013), Пути сохранения профессионализма
пилотов, на странице
sohraneniya-profes sionaliz ma-pilotov.html, 15/10/2013.
171
113. Морозов, Владислав Юрьевич (2005), Человеческий фактор
развития отечественного авиапромышленного комплекса, на
странице http:// www.dissercat.com/content/chelovecheskii-faktor-
razvitiya-otechestvennogo-aviapromyshlennogo-
kompleksa#ixzz2QjoGpPAC, 12/3/2005.
114. Иванькович, Евгений Евгеньевич (2005), Управление персоналом
организаций с экстремальными условиями труда на примере
ОАО "АЭРОФЛОТ", на странице
com/content/upravlen ie-personalom-organizatsii-s-ekstremalnymi-
usloviyami-truda-na-primere-oao-aeroflot, 9/2/2005.
115. Исследовательский центр портала Superjob.ru (2012), Дефицит
пилотов гражданской авиации: причины и решение проблемы, на
странице
pilotov-grazhdanskoj-aviacii-prichiny-i-reshenie-problemy/?utm_so
urce=&utm_medium=&utm_campaign=, 20/7/2012.
116. Полина Зверева (2013), Комплексный подход к подготовке кадров для
коммерческой авиации, на странице
mpleksnyy-podhod-k-podgotovke-kadrov-dlya-kommercheskoy-
aviacii, 12/9/2013.
117. Морозов, Владислав Юрьевич (2005), Человеческий фактор
развития отечественного авиапромышленного комплексатема.
автореферат кандидат социологических наук, на странице
otechestvennogo-aviapromyshlennogo-
kompleksa#ixzz2QjoGpPAC, 9/8/2005.
118. Иванькович, Евгений Евгеньевич (2005), Управление персоналом
организаций с экстремальными условиями труда на примере
ОАО "АЭРОФЛОТ". автореферат кандидат экономических
наук, на странице
personalom-organizatsii-s-ekstremalnymi-usloviyami-truda-na-
primere-oao-aeroflot#ixzz2Qjod0Pb3, 22/9/2005.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG PHI CÔNG CỦA VNA GIAI ĐOẠN 2007 -2013
Loại
máy bay
Quốc tịch
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lái
chính
Lái
phụ
Lái
chính
Lái
phụ
Lái
chính
Lái
phụ
Lái
chính
Lái
phụ
Lái
chính
Lái
phụ
Lái
chính
Lái phụ
Lái
chính
Lái phụ
B.777
VN 52 52 58 43 59 37 59 35 59 34 59 29(21) 56 42(21)
NN 25 6 25 5 24 12 21 21 20 23 18 22 15 18
A.320/1
VN 36 61 39 72 42 66 49 82 54 97 92 113 99 111
NN 50 19 75 31 76 36 117 85 121 81 119 46 109 40
A.330
VN 14 14 18 10 29 19 40 26 41 26 40 22 40 26
NN 4 3 4 8 10 21 33 19 35 16 22 14 21
F70
VN 8 10 7 7 6 9 7 8 7 9 6 7 3 4
NN 1 1 1 1 1 1
ATR72
VN 18 36 19 32 16 33 15 39 17 43 22 58 22 61
NN 14 20 29 1 43 25 39 25 38 6 36 1
Tổng cộng: 221 198 265 204 290 223 373 354 378 373 411 346 395 345
Theo quy hoạch phát triển ngành hàng không đã được Thủ tướng phê
duyệt về đội máy bay đến năm 2020:
- Chủng loại máy bay:
+ Máy bay tầm ngắn (khai thác các đường bay dưới 4 giờ bay): khai thác
chủ yếu cho mạng đường bay nội địa và mạng đường bay Đông Nam Á. Định
hướng sử dụng các loại máy bay từ 65-100 ghế (ATR-72 của châu Âu, nghiên
cứu phát triển đội máy bay tương đương công nghệ Ca-na-đa, Bra-xin, Nga và
Nhật Bản), các loại máy bay từ 150 - 200 ghế (dòng máy bay
A318/319/320/A321 và các loại khác thuộc dòng B737).
+ Máy bay tầm khung (khai thác các đường bay dưới 10 giờ bay): khai
thác chủ yếu cho mạng đường bay Đông Bắc Á, Nam Á và Úc. Định hướng sử
dụng các loại máy bay từ 250 - 350 ghế dòng B777-200ER, B787-8, A350-800
và các loại thuộc dòng A330 và tương đương (đối với máy bay thuê).
+ Máy bay tầm xa (khai thác các đường bay xuyên lục địa): khai thác chủ
yếu cho mạng đường bay đi châu Âu, Bắc Mỹ và có kết hợp chở hàng. Định
hướng sử dụng các loại máy bay trên 300 ghế dòng B787-9, A350-900 và các
loại thuộc dòng A340, B777-200LR và tương đương (đối với máy bay thuê). Về
lâu dài nghiên cứu sử dụng dòng máy bay A380.
+ Loại máy bay chở hàng: Sử dụng loại 20 - 30 tấn để khai thác chở hàng
trong khu vực; loại 70 - 100 tấn để khai thác chở hàng đi châu Âu và Bắc Mỹ.
Định hướng sử dụng các loại máy bay chuyên dụng chở hàng của Boeing,
Airbus, Nga, Nhật Bản hoặc tương đương.
- Số lượng máy bay:
Số lượng máy bay các loại (cả chở khách và hàng hóa) đến năm 2020 từ
140 - 150 chiếc (sở hữu 70 - 80 chiếc), bao gồm:
+ Máy bay tầm ngắn: 60-70 chiếc, trong đó sở hữu 30-35 chiếc.
+ Máy bay tầm trung: 30-35 chiếc, trong đó sở hữu 17-20 chiếc.
+ Máy bay tầm xa: 20-24 chiếc, trong đó sở hữu 10-12 chiếc.
+ Loại chở hàng: 8-10 chiếc, trong đó sở hữu 3-5 chiếc.
- Đối với Tổng công ty HKVN trong giai đoạn 2016 - 2020: đầu tư 13
máy bay gồm 04 máy bay B787-9, 09 máy bay A350-900. Tổng số máy bay
khai thác là 150 máy bay. Theo đó cần phải đánh giá cụ thể về số lượng phi
công hiện có và nhu cầu tuyển dụng, đào tạo phi công mới.
Phụ lục 2
Dự kiến tổng kinh phí đảm bảo công tác đào tạo, huấn luyện hàng năm
của ngành hàng không Việt Nam giai đoan 2016-2020
Số
TT
Nội dung
Nhu cầu kinh
phí
(triệu đ)
Dự kiến nguồn kinh phí
Ngân sách
nhà nước
Xã hội
hóa
Doanh nghiệp,
Đơn vị
Các nguồn
khác
1.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức
330 330
2.
Đào tạo giám sát viên an toàn
hàng không
2.500 1.500 1.000
3. Đào tạo phi công cơ bản 260.000 200.000 60.000
4. Đào tạo Tiếp viên hàng không 3.000 3.000
5.
Đào tạo nhân viên kỹ thuật tàu
bay
720 720
6. Đào tạo nhân viên quản lý bay 11.000 11.000
7.
Đào tạo các nhân viên hàng
không khác
2.000 2.000
8.
Các huấn luyện chuyển loại, định
kỳ, năng định
15.000 4.500 10.500
9.
Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý
và NV kỹ thuật nghiệp vụ
4.000 4.000
Cộng
Nhu cầu kinh phí tính cho 01
năm
298.550 330 204.500 92.720 1000
Nhu câu kinh phí giai đoạn
2016-2020 (5 năm) 1.492.750 1.650 1.022.500 463.600 5.000
0,11% 68,50% 31,06% 0,33%
Phụ lục 3
TỔNG HỢP CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN
ĐỐI VỚI PHI CÔNG VIỆT NAM
1. Chế độ tiền lương chức danh:
Tiền lương chức danh công việc: Là mức tiền lương trả hàng tháng cho người
lao động theo khung mức, được xây dựng theo chức danh/nhóm chức danh công việc
theo từng loại máy bay có tính đến tính chất và điều kiện lao động, đặc điểm, chu kỳ
làm việc như: Ban đêm, làm việc theo ca, kíp, làm việc vào các ngày lễ - tết.
Khung mức tiền lương áp dụng đối với phi công đang khai thác:
Chức danh Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
Lái chính
B777/A330
50.000.000 52.500.000 55.000.000 57.500.000 60.000.000
Lái chính
A320/A321
44.000.000 46.500.000 49.000.000 51.500.000 54.000.000
Lái chính
ATR72/F70
38.500.000 41.000.000 43.500.000 46.000.000 48.500.000
Lái phụ
B777/A330
28.000.000 30.000.000 32.000.000 34.000.000
Lái phụ
A320/A321
24.000.000 26.000.000 28.000.000 30.000.000
Lái phụ
ATR72/F70
20.000.000 22.000.000 24.000.000 26.000.000
Mức tiền lương trên là mức tiền lương trả cho người lái khi đảm bảo đủ giờ bay mức
theo quy định, đảm bảo Quy chế khai thác bay, an toàn bay và không vi phạm nội quy
lao động.
Các chức danh Lái chính khi được phê chuẩn Giáo viên kiểm tra bay (TRE) được xếp
mức 5 chức danh Lái chính các loại máy bay tương ứng; Lái chính được phê chuẩn
chức danh Giáo viên bay (TRI) được xếp mức 4 chức danh Lái chính các loại máy bay
tương ứng. Các chức danh lái phụ phê chuẩn Giáo viên lý thuyết và Lái phụ trên 55
tuổi đối với nam, trên 50 tuổi đối với nữ được xếp mức 4 chức danh lái phụ các loại
máy bay tương ứng.
Khung lương có tính đến yếu tố thâm niên công tác, cứ 03 năm người lao động không
vi phạm an toàn bay, không vi phạm nội quy lao động được xét nâng một mức lương.
2. Chế độ tiền lương đánh giá:
Tiền lương đánh giá được xác định bằng mức tiền lương cụ thể gắn với mức độ
hoàn thành công việc theo tháng và thực hiện trả cho từng cá nhân căn cứ vào kết quả
đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo tháng, quý hoặc năm. Đối với phi công,
tiền lương đánh giá được tính hàng tháng trên cơ sở giờ bay thực hiện và ý thức chấp
hành kỷ luật khai thác, đào tạo huấn luyện, hành chính... theo các tiêu chí Đoàn bay
xây dựng được TCT phê duyệt.
Khung mức tiền lương đánh giá (/tháng) thực hiện như sau:
Chức danh Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
Lái chính 0 7.000.000 12.000.000 15.000.000
Lái phụ 0 5.000.000 8.000.000 10.000.000
3. Chế độ Phụ cấp trách nhiệm:
Chế độ phụ cấp trách nhiệm được thực hiện đối với phi công kiêm nhiệm các
chức danh quản lý, lãnh đạo tại TCT và các đơn vị phụ thuộc. Mức tiền lương phụ cấp
trách nhiệm tương đương 35% mức tiền lương các chức danh quản lý ở khối cơ quan,
do cấp trên đánh giá. Đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp TCT do Tổng giám
đốc hoặc Phó Tổng giám đốc khai thác đánh giá, các chức danh quản lý cấp đơn vị do
Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm đánh giá.
Hàng tháng, phi công kiêm nhiệm lãnh đạo quản lý được hưởng tiền phụ cấp
trách nhiệm 30% mức lương của cấp lãnh đạo tương đương, sau mỗi quý đánh giá sẽ
hưởng tiếp 35% mức tiền lương sau đánh giá.
Để đảm bảo đủ điều kiện đánh giá, phi công kiêm nhiệm các chức danh quản lý,
lãnh đạo phải có đủ thời gian làm việc tại mặt đất theo tỷ lệ TCT quy định, ví dụ:
- Đối với lãnh đạo cấp Ban trở lên: thời gian làm việc mặt đất tối thiểu bằng
70% số ngày công chế độ trong tháng;
- Đối với lãnh đạo cấp đội/phòng: thời gian làm việc mặt đất tối thiểu bằng 50%
số ngày công chế độ trong tháng.
Khung mức Phụ cấp trách nhiệm đối với phi công kiêm nhiệm thực hiện như sau:
Chức danh PCTN
/tháng
Mức tiền lương đánh giá (tháng)
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
Phó Tổng giám
đốc
18.550.000 0 2.450.000 3.150.000 3.850.000
Trưởng ban và
tương đương
14.000.000 0 1.400.000 2.100.000 2.800.000
Phó trưởng ban và
tương đương
11.200.000 0 1.050.000 1.400.000 2.100.000
Trưởng phòng và
tương đương
8.750.000 0 525.000 875.000 1.225.000
Phó trưởng phòng
và tương đương
7.350.000 0 525.000 700.000 875.000
4. Chế độ tiền lương chuyến bay:
Tiền lương theo chuyến bay thực hiện theo mức cụ thể của từng chuyến, chặng
bay áp dụng đối với Phi công bay khai thác trên các chặng bay trong nước và quốc tế,
cụ thể như sau:
Đơn vị tính: VNĐ
4.1. Đối với chuyến bay nội địa:
Nhóm Giờ bay bình quân Lái chính Lái phụ Ghi chú
1 GBBQ <= 1 giờ
293.000
231.000
2 1 giờ < GBBQ <= 2 giờ
509.000
401.000
3 GBBQ > 2 giờ
764.000
602.000
4.2. Đối với chuyến bay quốc tế:
Nhóm Giờ bay bình quân Lái chính Lái phụ Ghi chú
1 GBBQ <= 1 giờ
421.000
331.000
2 1 giờ < GBBQ <= 2 giờ
721.000
571.000
3 2 giờ < GBBQ <= 3 giờ
1.082.000
871.000
4 3 giờ < GBBQ <= 4 giờ
1.472.000
1.172.000
5 4 giờ < GBBQ <= 5 giờ
1.802.000
1.442.000
6 5 giờ < GBBQ <= 6 giờ
2.163.000
1.742.000
7 6 giờ < GBBQ <= 7 giờ
2.524.000
2.032.000
8 7 giờ < GBBQ <= 8 giờ
2.884.000
2.323.000
9 8 giờ < GBBQ <= 9 giờ
3.244.000
2.613.000
10 9 giờ < GBBQ <= 10 giờ
3.634.000
2.913.000
11 10 giờ < GBBQ <= 11 giờ
3.934.000
3.154.000
12 11 giờ < GBBQ <= 12 giờ
4.295.000
3.454.000
13 12 giờ < GBBQ <= 13 giờ
4.565.000
3.664.000
14 13 giờ < GBBQ <= 14 giờ
5.011.000
4.030.000
15 14 giờ < GBBQ <= 15 giờ
5.369.000
4.318.000
5. Chế độ tiền lương vượt giờ mức:
Tiền lương vượt giờ mức được thực hiện khi các chức danh vượt định mức giờ
bay tối đa (giờ bay MAX) của tháng theo quy định của Tổng công ty. Mức tiền lương
vượt định mức được Tổng công ty quy định hàng năm phù hợp với điều kiện sản xuất
kinh doanh và nhu cầu khai thác sử dụng phi công trong từng kỳ.
Giờ bay tối đa và đơn giá tiền lương vượt giờ mức thực hiện như sau:
Stt Loại máy bay
Giờ bay
MAX
(Giờ/tháng)
Đơn giá tiền lương
giờ vượt mức (Lái
chính - VNĐ/giờ)
Đơn giá tiền lương
giờ vượt mức (Lái
phụ - VNĐ/giờ)
1 B777 90 1.800.000 1.200.000
2 A330 80 1.800.000 1.200.000
3 A321 75 1.800.000 1.200.000
4 ATR72/F70 65 1.800.000 1.200.000
6. Chế độ lương, thưởng bổ sung:
Tiền lương bổ sung, thưởng từ quỹ lương: Thực hiện trên cơ sở mức tiền lương
chức danh công việc của phi công hoặc mức quy định cụ thể cho từng đối tượng và
thời gian làm việc thực tế của kỳ trả lương, thưởng. Tổng công ty quy định chi tiết đối
tượng, mức hưởng và phương án phân phối cho từng lần phân phối. Hàng năm, tùy kết
quả sản xuất kinh doanh của TCT, phi công được thưởng/bổ sung tiền lương từ 1-3
tháng lương theo chức danh công việc. Phi công cũng được hưởng tiền Thưởng An
toàn Hàng không nếu trong năm khai thác bay an toàn, hiệu quả.
7. Chế độ phụ cấp của phi công:
7.1. Tiền ăn định lượng (khi làm nhiệm vụ ở trong nước):
Chế độ ăn định lượng của phi công được tính thành tiền theo ngày làm việc
thực tế được TCT xây dựng trên cơ sở Quy định của Nhà nước về chế độ đặc thù đối
với một số ngành, nghề trong các công ty nhà nước, theo đó đối với thành viên Tổ lái
máy bay được áp dụng Mức 4 chế độ tiền ăn định lượng, mức áp dụng là
170.000đ/ngày (theo Quyết định 43/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi
tên gọi và sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định 234/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005
của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức
một số ngành, nghề trong công ty nhà nước).
Mức ăn định lượng nêu trên, người lao động đóng góp từ lương bằng 30% mức
được hưởng, doanh nghiệp chi 70% còn lại và được hạch toán vào giá thành hoặc chi
phí kinh doanh. Người lao động hưởng chế độ ăn định lượng thì không được hưởng
chế độ ăn ca, chế độ bồi dưỡng nặng nhọc, độc hại bằng hiện vật theo quy định.
7.2. Tiền ăn cho PC làm nhiệm vụ phải nghỉ ở nước ngoài:
Phi công khi thực hiện nhiệm vụ bay khai thác phải nghỉ ở nước ngoài được bố
trí nghỉ đêm tại khách sạn từ 4 sao trở lên và được thanh toán tiền ăn 5 USD/giờ lưu
trú (theo Quyết định số 1235/QĐ-HĐTV/TCTHK ngày 11/7/2012)
7.3. Tiền phụ cấp bồi dưỡng giờ giảng:
a) Đối với các chuyến bay huấn luyện thực hành (nội địa và quốc tế), phi công
là giáo viên được hưởng chế độ phụ cấp bồi dưỡng giờ giảng thực hiện theo Quy chế
đào tạo của TCT, cụ thể là:
- Mức bồi dưỡng giờ giảng trên các chuyến bay huấn luyện trong nước và quốc
tế đối với lái chính bay kèm: 90.000đ/giờ bay huấn luyện;
- Mức bồi dưỡng giờ giảng trên các chuyến bay huấn luyện trong nước và quốc
tế đối với giáo viên bay kèm (TRE/TRI): 120.000đ/giờ bay huấn luyện;
Ngoài tiền phụ cấp huấn luyện trên các chuyến bay thực hành, các giáo viên
còn được hưởng tiền giảng dạy lý thuyết trước và sau chuyến bay thực hành (briefing
và debriefing) là: 145.000đ/giờ
b) Đối với các đợt huấn luyện trên buồng lái mô phỏng (huấn luyện SIM):
- Chế độ SIM ở nước ngoài: thực hiện theo Quyết định số 2037/QĐ-
HĐTV/TCTHK ngày 30/09/2011, theo đó phi công được hưởng các chế độ:
+ Chế độ công tác phí (theo thị trường): tùy thị trường, phi công được hưởng
chế độ công tác phí khác nhau, trong đó: ngày bay quy định được hưởng bằng 1.5 lần
ngày nghỉ trong đợt huấn luyện SIM. Ví dụ: Ngày nghỉ ở nước ngoài (Hàn Quốc): 60
USD; Ngày bay SIM (Hàn Quốc): 60 * 1.5 lần = 90 USD (QĐ 1235)
+ Khoán tiền taxi từ chỗ ở đến sân bay và ngược lại.
+ Mức bồi dưỡng huấn luyện SIM ở nước ngoài: 480.000đ/giờ + Tiền giảng
dạy lý thuyết trước và sau chuyến bay: 145.000đ/giờ.
- Chế độ SIM ở trong nước (hiện áp dụng đối với Phi công đội bay A320/1):
Mức bồi dưỡng huấn luyện SIM trong nước cho Giáo viên và PC đội bay A321
là 100.000đ/giờ
c) Đối với việc giảng dạy lý thuyết tại mặt đất, phi công được hưởng chế độ phụ
cấp giờ giảng: 145.000đ/giờ.
8. Chính sách đãi ngộ khác:
8.1. Chế độ vé máy bay:
Phi công Việt Nam được hưởng chế độ vé ID theo thâm niên công tác (5 vé cho
bản thân và thân nhân mỗi người/một vé/một năm – từ 0 đến dưới 10 năm: vé ID50; từ
10 năm đến dưới 20 năm: ID75; trên 20 năm: ID 90 thâm niên chỉ tính cho phi công
còn thân nhân chỉ được ID50).
Phi công được hưởng chế độ vé lowbudget, không giới hạn số lượng vé cho phi
công và thân nhân hàng năm nhưng có giới hạn thời gian, chuyến bay theo chính sách
của TCT và phải xuất vé trước 48 giờ.
Phi công Việt Nam bay 3/4 ngày Tết nguyên đán hoặc bay đường dài đêm 30
Tết và Phi công được thưởng danh hiệu Cánh bay Kim cương/Vàng/Bạc được thưởng
02 vé ID90 cho bản thân và gia đình.
Tuy nhiên hạng đặt chỗ thấp, số lượng chỗ hạn chế.
8.2. Chế độ nghỉ phép hàng năm:
Phi công được nghỉ tối thiểu 16 ngày phép/năm theo quy định của Luật Lao
động. Cứ sau 5 năm thâm niên thì được nghỉ thêm 1 ngày phép tương ứng với 1 năm
công tác.
Phi công được nghỉ tối thiểu 118 ngày/năm (gồm các chế độ nghỉ) theo quy
định khai thác của Tài liệu hướng dẫn khai thác bay (FOM).
8.3. Chế độ nghỉ dưỡng hàng năm:
Hàng năm, TCT có chính sách nghỉ dưỡng thực hiện 2 lần/năm đối với phi
công. Chế độ này được áp dụng đối với phi công và 01 thân nhân đi kèm miễn phí, từ
đối tượng thứ 2 đi cùng được hỗ trợ chế độ vé ID75.
Phụ lục 4
TỔNG HỢP CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN ĐỐI VỚI PHI CÔNG
NƯỚC NGOÀI CỦA VNA
1. Chế độ tiền lương cơ bản:
Phi công nước ngoài làm việc cho VNA được trả tiền lương hàng tháng theo
Hợp đồng hỗ trợ khai thác do VNA ký với các đối tác cung cấp PCNN. Mức tiền
lương tùy theo thị trường và tùy theo đối tác trên cơ sở thỏa thuận bằng các Hợp đồng
khung theo chính sách tuyển dụng từng thời kỳ của VNA. PCNN có chế độ tăng lương
theo hợp đồng: sau 03 năm tăng 2%/năm, đến hết năm thứ 5 thì dừng không tăng.
Hiện có 4 đối tác cung cấp PCNN cho VNA là RAL, PARC, EPA, DPI với mức
tiền lương áp dụng đối với chế độ làm việc chuẩn 6 tuần làm – 2 tuần nghỉ (6 ON 2
OFF) cụ thể như sau:
Đơn vị: USD
Chức danh RAL PARC EPA DPI
Đội bay B777
TRE 16.589 15.900 16.375 15.500
TRI 15.000 15.200 15.100
LTC 14.150
CAPT 14.986 13.950 14.950 13.200
FO 10.864 10.650 10.860 10.450
Đội bay A330
TRE 15.812 15.700 15.550 14.700
TRI 15.312 15.200 15.175 13.800
LTC 14.500 14.500 13.350
CAPT 13.800 13.800 13.740 12.900
FO 10.600 10.110 10.250 9.900
Đội bay A320/1
TRE 15.550 15.519 15.350 14.000
TRI 12.800 12.519 12.400 12.000
LTC 12.420 12.184 11.750
CAPT 12.040 11.850 11.725 11.500
FO 9.200 8.875 9.075 8.800
Đội bay ATR72
TRE 10.681 10.450 10.500 10.400
TRI 10.171 10.050 10.045 9.900
LTC 9.600 9.600
CAPT 9.385 9.150 9.150 9.035
FO 6.700 6.850 6.825 6.700
Đội bay F70
TRE 13.000 12.980 11.700
TRI 11.800 11.780 11.100
LTC 10.300
CAPT 10.900 9.500 9.500
FO 8.100 7.100 7.100
2. Chế độ lương bay quá giờ (overtime):
Phi công nước ngoài được thanh toán tiền bay quá giờ khi trong 02 tháng liên
tục có tổng số giờ bay lớn hơn giờ MAX theo từng đội bay cụ thể như sau:
Stt Loại máy bay Giờ bay (h)
1 ATR72 150
2 A321 160
3 A330 170
4 B777 190
- Giờ bay được tính theo giờ thực tế của hệ thống Điều hành của VNA;
- Tiền lương giờ bay vượt thống nhất áp dụng cho tất cả các loại máy bay, với lái
chính là 120 USD/h và lái phụ là 90 USD/h.
3. Chế độ lương thâm niên (chỉ áp dụng đối với Lái chính A321):
Lương theo thâm niên là mức lương hàng năm lái chính A321 người lái nước
ngoài được hưởng trên cơ sở mức lương cơ bản (basic salary), thời gian làm việc trong
năm, giờ bay thực tế đạt được, số năm đã làm việc cho VNA và việc chấp hành kỷ
luật, an toàn trong khai thác.
Đối tượng áp dụng: Lái chính A321
Thời gian áp dụng: Áp dụng từ năm 2014
Công thức tính: Mức tiền = LCB * Ktn * Kgm * Kkl
Trong đó:
a/ LCB là mức lương cơ bản trung bình tháng trong năm = Tổng mức lương cơ
bản/số tháng làm việc.
b/ Hệ số thâm niên Ktn theo bảng sau:
Thâm niên Hệ số Ktn
<1 năm = (số tháng làm việc/12)*0.3
1 năm 0.3
2 năm 0.4
3 năm 0.5
4 năm 0.6
5 năm 0.7
6 năm 0.8
7 năm 0.9
>=8 năm 1.0
Số năm thâm niên được tính như sau:
+ Thời điểm bắt đầu (A): Đối với phi công tuyển thẳng vào vị trí lái chính: từ
thời điểm thực hiện hợp đồng. Đối với phi công chuyển loại, nâng cấp thành lái chính
A321: tính từ ngày bay huấn luyện đầu tiên (online training);
+ Thời điểm cuối (B): ngày 31/12 của năm tính thâm niên;
+ Số năm thâm niên = (B – A – Tổng số ngày nghỉ không lương qua các năm
làm việc)/365. Thực hiện nguyên tắc làm tròn xuống (không áp dụng nguyên tắc làm
tròn thâm niên < 1 năm).
c/ Hệ số giờ mức Kgm
+ Phi công bay đạt giờ bay trung bình trong năm (tổng giờ bay thực hiện trong
năm/12 tháng) lớn hơn hoặc bằng giờ bay mức trung bình tháng thì Kmg = 1.0;
+ Phi công đạt giờ bay trung bình tháng trong năm thấp hơn giờ bay mức trung
bình thì Kmg = Giờ bay trung bình tháng thực hiện/Giờ bay mức trung bình tháng.
d/ Hệ số kỷ luật Kkl
+ Đối với phi công thực hiện tốt nhiệm vụ bay, không vi phạm quy định quản lý
sử dụng phi công nước ngoài, xảy ra sự cố level 3 dưới lần: Kkl = 1.0
+ Đối với phi công có vi phạm Quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý người
lái nước ngoài của TCT chưa đến mức chấm dứt hợp đồng hoặc để xảy ra sự cố level 3
02 lần trong năm thì Kkl = 0.8;
+ Đối với phi công vi phạm Quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý người lái
nước ngoài đến mức chấm dứt hợp đồng hoặc để xảy ra sự cố level 3 từ 03 lần trở lên
thì Kkl = 0.
4. Chế độ nghỉ phép hàng năm:
Phi công được nghỉ phép/năm theo Hợp đồng hỗ trợ khai thác ký giữa Đoàn
bay và đối tác. Ngoài ra, Phi công được nghỉ tối thiểu 118 ngày/năm (gồm các chế độ
nghỉ) theo quy định khai thác của Tài liệu hướng dẫn khai thác bay (FOM).
5. Chế độ vé máy bay của phi công:
Phi công nước ngoài được cấp vé theo chế độ làm việc nhưng không quá 7
vé/năm, được cấp 10 vé ID90 cho bản thân và thân nhân; tiếp đó được hưởng chế độ vé
ID75 dựa trên phê duyệt của TCT (không giới hạn số lượng);
Phi công nước ngoài được thưởng danh hiệu Cánh bay Vàng/Bạc/ Kim cương
được thưởng 02 vé ID90 cho bản thân và gia đình.
Phi công cũng được hưởng chế độ vé lowbudget như PCVN, không giới hạn số
lượng vé cho phi công và thân nhân hàng năm nhưng có giới hạn thời gian, chuyến bay
theo chính sách của TCT và phải xuất vé trước 48 giờ.
Phi công được ưu tiên đặt chỗ hạng PR5 đối với các vé ID90.
6. Chế độ khách sạn của phi công:
PCNN làm nhiệm vụ phải nghỉ ở trong nước và nước ngoài đều được bố trí
khách sạn 5 sao.
7. Chính sách đãi ngộ khác:
7.1. Giấy phép lao động và Visa - Thẻ tạm trú:
PCNN được TCT thực hiện xin cấp Giấy phép lao động và Thẻ tạm trú nhằm
hỗ trợ phi công có cuộc sống ổn định, yên tâm làm việc tại Việt Nam. Mức dịch vụ cấp
mới GPLĐ là 11.500.000đ/GPLĐ, cấp lại 4.500.000đ/GPLĐ; gia hạn
4.000.000đ/GPLĐ. Mức phí dịch vụ thẻ tạm trú là 5.577.000 đồng/Thẻ tạm trú có thời
hạn dưới 01 năm và 6.050.000 đồng/Thẻ tạm trú có thời hạn từ 01 năm đến 02 năm.
Toàn bộ chi phí xin cấp thẻ tạm trú và GPLĐ cho PCNN do TCT hỗ trợ. Việc triển
khai xin cấp GPLĐ và Thẻ tạm trú cho PCNN không những PCNN được tự do cư trú,
đi lại, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam mà còn được miễn visa khi xuất nhập cảnh vào
Việt Nam, từ đó tạo điều kiện để thực hiện các thủ tục cư trú dài hạn cho thân nhân ở
Việt Nam khiến PCNN rất yên tâm công tác, làm việc lâu dài và gắn bó với VNA.
Bên cạnh việc hỗ trợ về thủ tục và đài thọ toàn bộ chi phí làm thẻ tạm trú,
GPLĐ cho bản thân PCNN, VNA cũng có chính sách hỗ trợ Bảo lãnh cho thân nhân
PCNN để làm Visa dài hạn và Thẻ tạm trú tại Việt Nam, giúp PCNN ổn định cuộc
sống tại Việt Nam cùng gia đình.
7.2. Tư vấn thông tin ban đầu đối với PCNN tuyển dụng vào làm việc cho VNA:
TCT có bộ phận riêng hỗ trợ cho phi công nước ngoài các thông tin tư vấn ban
đầu về chỗ ở, thông tin trường học, dịch vụ y tế, các thông tin pháp lý,.. khi vào làm
việc tại Việt Nam.
7.3. Bảo hiểm
PCNN được TCT mua BH vận chuyển cấp cứu toàn cầu, BHYT trong nước.
Ngoài ra, PCNN còn được mua rất nhiều loại hình bảo hiểm theo từng Hợp đồng ký
với các đối tác cung cấp PCNN như Gói Bảo hiểm y tế cho bản thân PCNN và thân
nhân, Bảo hiểm mất việc làm (Loss of Licence)...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguon_nhan_luc_phi_cong_cua_nganh_hang_khong_viet_nam_trong.pdf