Xây dựng kế hoạch và triển khai một số chương trình đào tạo trọng
điểm nhằm phục vụ cho công tác hiện đại hóa ngành. Tăng cường đào tạo phổ
cập nghiệp vụ, đào tạo chuyên sâu, cập nhật kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng
kiểm tra sau thông quan cho toàn lực lượng trong ngành.
Tập trung lực lượng cho hoạt động phòng, chống ma túy tại cấp Chi
cục Hải quan, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm thường diễn ra hoạt động
buôn bán, vận chuyển các chất ma túy qua biên giới.
Xây dựng trường Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại đáp ứng với
yêu cầu hiện đại hóa của ngành; kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo ngoài
nước bằng nhiều hình thức, nguồn lực khác nhau
198 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhân lực để hiện đại hóa hải quan Việt Nam trong hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý”, Tạp chí Phát
triển Nhân lực, (29), TP.HCM, tr.5-7.
16. William Easterly (2009), Truy tìm căn nguyên tăng trưởng, Nxb Lao động
- xã hội, Hà Nội
17. GATT, "Hiệp định chung về thuế quan và thương mại", tại trang
https://www.wto.org, [truy cập 25/3/2016].
18. Phạm Văn Giang (2012), “Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”, Tạp chí Phát triển nhân lực,
(30), TP.HCM, tr.15.
19. Cao Thị Hà (2013), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thực
thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước giai đoạn hiện
nay, Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức - Trường đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ, Hà Nội.
20. Phạm Minh Hạc (2007), Phát triển văn hóa con người và nhân lực thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
160
21. Mark Harrison và Nguyễn Thị Minh Tâm (2007), Chiến lược đào tạo cho
Hải quan Việt Nam, Báo cáo của chuyên gia tư vấn Dự án hiện đại hóa
hải quan, Tổng cục Hải quan.
22. Nguyễn Thị Ngọc Hân (2012), “Một số ý kiến về việc thực hiện các
nguyên tắc đánh giá công chức, viên chức” , Tạp chí Phát triển nguồn
nhân lực, (10), TP.HCM, tr.5-6.
23. Hà Văn Hội ( 2010), “Một số vấn đề trong công tác lập kế hoạch nguồn
nhân lực trong doanh nghiệp Bưu chính Viễn Thông”, tại trang
www.tapchibcvt.gov.vn, [truy cập 13/10/2015].
24. Nguyễn Viết Hồng (2007), Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo công chức
Hải quan đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp ngành, Tổng cục Hải quan.
25. Liên Hợp quốc (2015), "Chương trình phát triển Liên hợp quốc về nguồn
lực", tại trang www.vn.undp.org, [truy cập ngày 23/4/2016].
26. Vũ Hồng Loan (2010), Một số giải pháp nhằm nâng cao liêm chính Hải
quan ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Tổng cục
Hải quan.
27. Nguyễn Tiến Lộc (2011), Nghiên cứu, sử dụng phương pháp định lượng
trong khảo sát, đánh giá trình độ cán bộ công chức của Hải quan Việt
Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Tổng cục Hải quan.
28. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), C.Mác và Ph.Ăngghen - Toàn tập, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Phạm Thành Nghị và Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nhân lực ở trong tổ
chức công, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
30. Barack Obama (2008), Hy vọng táo bạo, dịch giả Nguyễn Hằng, NXB
Trẻ, Hà Nội.
31. Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm (2012), Giáo trình quản trị nhân lực,
Nxb Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Hải
quan năm 2014, Hà Nội.
161
33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Hải
viên chức, Hà Nội.
34. Văn Đình Tấn (2009), "Nguồn nhân lực trong công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở nước ta", Nội san Trường Chính trị Nghệ An, (20), tr.20-21.
35. Nguyễn Duy Thông (2010), Cơ cấu lại hệ thống tổ chức bộ máy ngành
Hải quan để đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa đến năm 2012, tầm
nhìn 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Tổng cục Hải quan.
36. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg ngày
4/9/2002, chuyển Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội.
37. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày
15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ, cơ cấu tổ chức Tổng cục Hải
quan, Hà Nội.
38. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 448/QĐ-TTg về việc phê
duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, Hà Nội.
39. Thủ tướng Chính phủ (2012), Nghị quyết số 10/NQ-CP ban hành chương
trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển
đất nước năm năm 2011-2015, Hà Nội.
40. Thủ tướng Chính phủ (2014), Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 05/8/2014 về
tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế,
hải quan, Hà Nội.
41. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định 65/2015/QĐ-TTg Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan
trực thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội.
42. Phạm Sỹ Tiến (2013), “Đào tạo nhân lực trình độ cao cho kỷ nguyên kinh
tế tri thức”, Tạp chí Khoa học - Tổ quốc, (18), tr.8-9.
43. Nguyễn Tiệp (2006), “Đào tạo và phát triển lao động chuyên môn kỹ
thuật - tiền đề quan trọng để sử dụng hiệu quả nhân lực”, Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, (15), tr.11-12.
162
44. Nguyễn Toàn (2005), Nghiên cứu mô hình quản lý hải quan hiện đại tại
các nước phát triển, đề xuất giải pháp vận dụng vào điều kiện Việt
Nam, Đề tài nghiên cứu cấp ngành, Tổng cục Hải quan, Hà Nội.
45. Lê Văn Tới (2005), Hải quan Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
46. Tony Buzan (2007), Lập bản đồ tư duy, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
47. Tổng cục Hải quan (2004), Chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ, công
chức ngành Hải quan đến năm 2020, Hà Nội.
48. Tổng cục Hải quan (2011), Quyết định số 3135/QĐ-TCHQ ngày 30/12/2011
của Tổng cục trưởng về việc ban hành đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
công chức ngành Hải quan giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.
49. Tổng cục Hải quan (2013), Quyết định số 3032/QĐ-TCHQ ngày
20/9/2013 về khung năng lực các vị trí việc làm trong Ngành Hải quan,
Hà Nội.
50. Tổng cục Hải quan (2016), Báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ công
chức, viên chức từ 2012 đến 2016, Hà Nội.
51. Thu Trang (2012), “Hải quan Việt Nam áp dụng phương pháp đánh giá
hiệu quả hoạt động hiện đại: Hệ thống chỉ số”, Bản tin Nghiên cứu Hải
quan (5), Tổng cục Hải quan.
52. Trung tâm Tri thức doanh nghiệp quốc tế (2010), Đào tạo và phát triển
nhân lực thời kỳ hội nhập, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
53. Trương Chí Trung (2005), Xây dựng chiến lược phát triển ngành hải quan đến
năm 2010, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Bộ Tài chính, Hà Nội.
54. Nguyễn Ngọc Túc (2008), Tiếp tục cải cách, phát triển, hiện đại hóa hải
quan đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh
tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
163
55. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2011), “Chương trình phát triển nguồn
nhận lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh
Quảng Bình đến năm 2020”, tại trang www.quangbinh.gov.vn, [truy
cập ngày 22/10/2015].
56. Dương Thị Vân (2011), “Phương pháp luận phát triển nguồn nhân lực thư
viện”, Tạp chí Thư viện Việt Nam (5), tr.6-7.
57. Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý (2004), Phương pháp và kỹ năng
Quản lý nhân sự, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
58. Hoàng Minh Việt (2006), Đảm bảo an ninh và thuận lợi hàng hóa thương
mại toàn cầu, Nxb Tổ chức Hải quan Thế giới, Rue du marché 30,
Brussels - Bỉ.
59. Vũ Quang Vinh (2004), Chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ, công chức
ngành Hải quan đến năm 2010, Đề tài nghiên cứu cấp ngành, Tổng cục
Hải quan, Hà Nội.
60. Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Hải quan (2010), Báo cáo công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức Hải quan thời gian qua (giai đoạn 2005-
2010); phương hướng đào tạo giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến
năm 2020, Hà Nội.
61. Dan Waters (1998), Thế kỷ 21: Phương thức quản lý vượt lên cả người
Nhật và người Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
62. Mick Marchington và Adrian Wilkinson (2003), Quản lý nhân lực tại nơi
làm việc: Quản lý và phát triển nhân tố con người, Nxb CIPD, Anh.
63. Scott Wilson (2006), Báo cáo phát triển nhân lực Hải quan, Dự án Hỗ trợ
kỹ thuật, chuẩn bị cho Dự án Hiện đại hóa Hải quan Việt Nam, Tổng
cục Hải quan, Hà Nội.
64. Luc De Wulf và José B.Sokol (2005), Kinh nghiệm hiện đại hóa hải quan
của một số nước, Mỹ.
164
Tài liệu tiếng nước ngoài
65. Alan Price (2007), Human Resource Management in a Business Context
English.
66. Alan Price (2007), Human Resource Management in a Business Context
(Quản lý nguồn nhân lực trong bối cảnh kinh doanh), Third edition,
Thomson learning, UK.
67. Maslow, Abraham H. (1943), A Theory of Human Motivation (Lý thuyết tạo
động lực làm việc), Psychological Review, Vol. 50, No.4, pp.370 - 396.
68. Mick Marchington và Adrian Wilkinson (2003), Human resource
management at work: People management and development (Quản lý
nguồn nhân lực tại nơi làm việc: Quản lý con người và phát triển),
www.cipd.co.uk/HRMatwork.
69. Tony Grundy (1997), Human resource management - a strategic
approach (Quản lý nguồn nhân lực - Một cách tiếp cận chiến lược),
Long Range Planning, Volume 30, Issue 4, UK.
70. Tony Grundy (2007), Human resource management - a strategic
approach, Long Range Planning.
71. W.B. Werther & K. Davis (1996), Human Resources and Personnel
Management (Nguồn nhân lực và quản lý nhân sự), McGraw-Hill
Companies, New York City, USA.
72. World Bank (2000), World Development Indicators, Oxford, London.
165
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức hải quan
1. Kiểm tra viên cao cấp hải quan (mã số 08.049)
1.1. Chức trách
Kiểm tra viên cao cấp hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao
nhất của ngành Hải quan, giúp lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo, tổ chức
triển khai và trực tiếp thực thi pháp luật về hải quan theo quy định của Luật
Hải quan với quy mô lớn, độ phức tạp cao, tiến hành trong phạm vi nhiều tỉnh
hoặc toàn quốc.
1.2. Nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan đối với đối
tượng có phức tạp về quy mô và tính chất, liên quan đến nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực về kinh tế, xã hội, an ninh và đối ngoại;
- Tham gia hoặc đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các chế độ,
chính sách, các quy định trong quản lý nhà nước về hải quan;
- Tổng hợp phân tích đánh giá hoạt động nghiệp vụ hải quan và các
hoạt động khác có liên quan đến nghiệp vụ hải quan;
- Chủ trì chuẩn bị nội dung tổng kết về nghiệp vụ hải quan ở trong
nước và trao đổi nghiệp vụ hải quan với các nước, các tổ chức quốc tế và khu
vực có quan hệ hợp tác về hải quan với Việt Nam;
- Tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ về hải quan và tổ
chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức hải quan;
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm
pháp luật về hải quan; tổ chức xây dựng, bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý,
quy trình nghiệp vụ hải quan;
- Tham gia xây dựng chiến lược phát triển ngành Hải quan.
1.3. Năng lực:
- Nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước liên quan đến công tác Hải quan; nắm được chương trình cải
cách hành chính của Chính phủ, của ngành Tài chính;
- Có kiến thức toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ hải quan. Có năng
lực nghiên cứu chuyên sâu và tổ chức thực hiện một hoặc một số lĩnh vực
nghiệp vụ hải quan;
166
- Có khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá và dự báo tình
hình về hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời đề xuất xây dựng,
bổ sung, sửa đổi các quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan phù hợp
với định hướng chiến lược phát triển ngành Hải quan;
- Hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế;
- Có sáng kiến trong công tác hoặc tham gia xây dựng, tổ chức thực
hiện các đề án, chương trình của Ngành được tập thể lãnh đạo Tổng cục Hải
quan xác nhận.
2.2.1.1.4. Trình độ:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên cao cấp hải
quan;
- Có ngoại ngữ trình độ C trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp,
Nga, Trung, Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
- Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word,
Microsoft Excel, Internet) và phần mềm quản lý hải quan để phục vụ công tác
chuyên môn;
- Có thời gian tối thiểu ở ngạch kiểm tra viên chính hải quan là 06 năm;
- Chủ trì hoặc tham gia đề tài, đề án, công trình nghiên cứu khoa học
liên quan đến lĩnh vực hải quan được Hội đồng khoa học cấp Bộ, ngành công
nhận và áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn.
2. Kiểm tra viên chính hải quan (mã số 08.050)
2.1. Chức trách
Kiểm tra viên chính hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ của
ngành hải quan, giúp lãnh đạo chủ trì, tổ chức và thực thi pháp luật về hải
quan theo quy định của Luật Hải quan tại các đơn vị trong ngành Hải quan.
2.2. Nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan; trực
tiếp xử lý đối với các trường hợp có tình tiết phức tạp;
- Tổng hợp, đánh giá công tác nghiệp vụ đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ
sung quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ phù hợp với tình hình thực tế;
- Tham gia xây dựng quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan và
các văn bản, quy định liên quan;
167
- Biên soạn hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ của
ngành hải quan, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công
chức, viên chức hải quan;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng công trình, đề tài, đề án được ứng
dụng vào công tác của ngành; chủ trì hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực nghiệp
vụ hải quan;
- Thực hiện việc tham gia phối kết hợp nghiệp vụ với các cơ quan liên quan.
2.3. Năng lực:
- Nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước liên quan đến công tác hải quan; nắm được chương trình cải
cách hành chính của Chính phủ, của ngành Tài chính;
- Nắm vững các nguyên tắc, chế độ, quy chế quản lý, quy trình nghiệp
vụ hải quan và có khả năng tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ hải quan
thuộc lĩnh vực chuyên sâu;
- Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất xây dựng, bổ sung, sửa
đổi một số quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan;
- Hiểu biết về quản lý kinh tế, hành chính, đối ngoại và có kiến thức cơ
bản về pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
2.4. Trình độ:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên chính hải quan;
- Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp,
Nga, Trung, Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
- Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word,
Microsoft Excel, Internet) và phần mềm quản lý hải quan để phục vụ công tác
chuyên môn;
- Có thời gian tối thiểu ở ngạch kiểm tra viên hải quan là 09 năm;
- Chủ trì hoặc tham gia đề tài, đề án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa
học liên quan đến lĩnh vực hải quan được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn.
3. Kiểm tra viên hải quan (mã số 08.051)
3.1. Chức trách:
Kiểm tra viên hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành hải
quan, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong các quy chế quản lý,
trong các quy trình nghiệp vụ hải quan theo sự phân công của lãnh đạo.
168
3.2. Nhiệm vụ:
- Thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh; hành khách, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật;
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để điều
tra, thu thập, xử lý thông tin đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới;
- Đề xuất ý kiến với lãnh đạo giải quyết những vấn đề phát sinh trong
thực hiện quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan.
3.3. Năng lực:
- Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước về công tác hải quan; nắm được chương trình cải cách hành
chính của Chính phủ, của ngành Tài chính;
- Nắm chắc và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, chế độ, quy chế quản
lý, quy trình nghiệp vụ hải quan và có khả năng nghiên cứu, đề xuất triển khai
hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan trong
phạm vi nhiệm vụ được giao;
- Có khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết cho công tác
chuyên môn như: kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật được
trang bị.
3.4. Trình độ:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên hải quan;
- Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp,
Nga, Trung, Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
- Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word,
Microsoft Excel, Internet) và phần mềm quản lý hải quan để phục vụ công tác
chuyên môn;
4. Kiểm tra viên cao đẳng hải quan (mã số 08a.051)
4.1. Chức trách
Kiểm tra viên cao đẳng hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ
của ngành hải quan, trực tiếp thực hiện các công việc được quy định trong
quy chế quản lý, trong các quy trình nghiệp vụ hải quan theo sự phân công
của lãnh đạo.
169
4.2. Nhiệm vụ:
- Thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh; hành khách, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc kiểm soát hải quan theo quy định của pháp luật trên
địa bàn được phân công;
- Đề xuất ý kiến với lãnh đạo giải quyết những vấn đề phát sinh trong
thực hiện quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan.
4.3. Năng lực:
- Nắm được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước về công tác hải quan; nắm được chương trình cải cách hành
chính của Chính phủ, của ngành Tài chính;
- Nắm vững quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan trong phạm
vi nhiệm vụ được giao;
- Có khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết cho công tác
chuyên môn như: kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật được
trang bị.
4.4. Trình độ:
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên cao đẳng hải quan;
- Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp,
Nga, Trung, Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
- Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word,
Microsoft Excel, Internet) và phần mềm quản lý hải quan để phục vụ công tác
chuyên môn;
5. Kiểm tra viên trung cấp hải quan (mã số 08.052)
5.1. Chức trách
Kiểm tra viên trung cấp hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ
của ngành hải quan, được lãnh đạo giao trực tiếp thực hiện một số công việc
thuộc lĩnh vực nghiệp vụ công tác hải quan.
5.2. Nhiệm vụ:
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công và chỉ đạo của lãnh
đạo đơn vị.
170
5.3. Năng lực:
- Nắm được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước về công tác hải quan; nắm được các thủ tục hành chính và
chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và của ngành;
- Nắm vững quy trình nghiệp vụ hải quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao;
- Có khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết cho công tác: kỹ
năng sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật được trang bị.
5.4. Trình độ:
- Có bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp;
- Có chứng chỉ nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên trung cấp hải quan;
- Có ngoại ngữ trình độ A trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp,
Nga, Trung, Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
- Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word,
Microsoft Excel, Internet) và phần mềm quản lý hải quan để phục vụ công tác
chuyên môn;
6. Nhân viên hải quan (mã số 08.053)
6.1. Chức trách
Nhân viên hải quan là công chức thừa hành ở các đơn vị hải quan cơ sở
và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể thuộc chuyên môn nghiệp vụ hải
quan do lãnh đạo phân công.
6.2. Nhiệm vụ:
- Thực hiện việc giám sát hải quan theo quy định của pháp luật trên địa
bàn được phân công;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công và chỉ đạo của lãnh
đạo đơn vị.
6.3. Năng lực:
- Có năng lực thực hiện một số lĩnh vực nghiệp vụ hải quan đơn giản
được giao;
- Nắm được quy định liên quan đến nhiệm vụ được giao. Tuyệt đối
chấp hành sự chỉ đạo về nghiệp vụ và phân công nhiệm vụ của cấp trên;
- Sử dụng được công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật được trang bị.
6.4. Trình độ:
- Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học;
171
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan theo quy định của Tổng
cục Hải quan và đạt yêu cầu sát hạch nghiệp vụ hải quan;
- Có ngoại ngữ trình độ A trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp,
Nga, Trung, Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
- Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word,
Microsoft Excel, Internet) và phần mềm quản lý hải quan để phục vụ công tác
chuyên môn.
172
Phụ lục 2: Mẫu phiếu khảo sát và tổng hợp kết quả khảo sát
1. Phiếu và mẫu điều tra khảo sát
1.1. Xây dựng phiếu khảo sát
Nghiên cứu “Đánh giá cải cách thủ tục hành chính hải quan: Mức độ hài
lòng của doanh nghiệp năm 2015” thể hiện nỗ lực cụ thể của các bên trong
việc thực hiện các Nghị quyết 19 của Chính phủ nhằm mục đích tạo thuận lợi
thương mại hơn nữa cho doanh nghiệp.
Thông qua phản ánh cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp, khảo sát
“Đánh giá cải cách thủ tục hành chính hải quan: Mức độ hài lòng của doanh
nghiệp năm 2015” cung cấp thêm thông tin cho Tổng cục Hải quan trong việc
đánh giá thực trạng, xác định các biện pháp thúc đẩy cải cách hiện đại hóa trong
thời gian tới, đồng thời cung cấp công cụ giám sát cho Tổng cục Hải quan trong
việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, nâng cao chất lượng nhân lực hải
quan đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Hình thức khảo sát dựa trên xây dựng Bảng hỏi tại phiếu khảo sát và gửi
qua đường bưu điện đến doanh nghiệp được lựa chọn (mẫu khảo sát) sau đó thu
lại để xử lý dữ liệu, phân tích và báo cáo kết quả đánh giá.
Phương thức thực hiện: Tổng cục hải quan xây dựng nội dung và Phiếu
khảo sát, gửi đến cộng đồng doanh nghiệp, Phòng Thương mại và công nghiệp
Việt Nam là đơn vị thu phiếu trả lời, xử lý dữ liệu, tổng hợp và báo cáo kết quả
cuối cùng cuộc khảo sát. Điều này đảm bảo tính khách quan, minh bạch của
cuộc khảo sát. Bên cạnh đó, có sự tham gia về mặt chuyên gia và tài trợ kinh phí
từ Chương trình hỗ trợ quản trị nhà nước và tăng trưởng kinh tế của USAID tại
Việt Nam (USAID-GIG).
Nội dung khảo sát sự hài lòng doanh nghiệp trong hoạt động hải quan trên
toàn thể lĩnh vực nghiệp vụ chủ yếu mà cơ quan hải quan thực thi, phối hợp với
doanh nghiệp, đó là: Thủ tục thông quan, quản lý thuế, kiểm tra sau thông quan,
giám sát hải quan, xử lý vi phạm và mức độ chuyên nghiệp, liêm chính hải quan.
(có Phiếu khảo sát kèm theo)
1.2. Mẫu điều tra khảo sát
Đối tượng của cuộc khảo sát gồm các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập
khẩu và các đại lý hải quan. Các doanh nghiệp này là những doanh nghiệp có
tổng số Tờ khai xuất nhập khẩu cao nhất (họ thường xuyên làm việc với hải
173
quan do vậy những đánh giá của họ rất phù hợp). Việc lựa chọn các doanh
nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu được tính từ ngày 01/08/2013 -
29/4/2015.
Với mục tiêu của kết quả cuộc khảo sát sẽ phân tích hiệu quả hoạt động
của 34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố và ở cấp Ngành. Do vậy, số doanh nghiệp
khảo sát phải phân bố đại diện trên toàn quốc (64 tỉnh/thành phố) và có ý kiến
đánh giá phản hồi đối với các hoạt động của cơ quan Hải quan nói chung và 34
Cục hải quan tỉnh/thành phố nói riêng.
- Tiêu chí lựa chọn
+ Nhóm 1: Gồm các doanh nghiệp phân chia theo 28 Cục Hải quan tỉnh
có số doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tương
đồng nhau;
Tiêu chí lựa chọn:
(1) Có thực hiện thủ tục Hải quan tại 1 trong 28 Cục Hải quan tỉnh trong
thời điểm từ ngày 01/08/2013 - 31/12/2014.
(2) Có đăng mã số kinh doanh thuộc địa bàn quản lý của 1 trong 28 Cục
Hải quan tỉnh.
+ Nhóm 2: Gồm các doanh nghiệp phân chia theo 06 Cục Hải quan
tỉnh/thành phố có số doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa lớn gồm các Cục Hải quan tỉnh/thành phố (số liệu thống kê năm
2013): Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội và Hải
Phòng, Bắc Ninh.
Tiêu chí lựa chọn: Có thực hiện thủ tục Hải quan tại 1 trong 6 Cục Hải
quan tỉnh, thành phố trong thời điểm từ ngày 01/08/2013 - 29/4/2015.
- Số lượng doanh nghiệp khảo sát:
Việc tính toán số doanh nghiệp phản hồi kết quả khảo sát năm 2015 được
thực hiện theo phương pháp đã được áp dụng đối với cuộc khảo sát năm 2013.
Ở mỗi nhóm nêu trên, số doanh nghiệp phản hồi dự tính được tính toán
theo công thức về chọn mẫu: n = N/[1+N.(e)2] (với độ tin cậy mong muốn của
cuộc khảo sát là 95%, sai số cho phép 5%), trong đó:
N = Cỡ mẫu
e = Sai số cho phép
N = Tổng thể mẫu
174
Ngoài ra, yếu tố phản hồi thực tế được tính toán với tỷ lệ phản hồi ở mỗi
đơn vị Cục Hải quan tỉnh/thành phố và tỷ lệ phản hồi chung cho cả nước kỳ
vọng trung bình là 27% (tỷ lệ phản hồi này dựa trên kết quả phản hồi thực tế từ
cuộc khảo sát năm 2013), với lý do là:
+ Mẫu năm 2015 dự kiến lớn hơn năm 2013, do đó khó tác động phản
hồi theo tỷ lệ;
+ Sẽ có rất nhiều doanh nghiệp đã tham gia khảo sát năm 2013 được
khảo sát lại cho nên mức độ nhiệt tình tham gia khảo sát sẽ giảm đi;
- Mục tiêu tối thiểu đạt được cho mỗi Cục hải quan tỉnh/thành phố là từ
30 doanh nghiệp trở lên thì có thể đưa vào phân tích, đánh giá (đối với những
địa bàn có số lượng doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ít).
Số liệu ước tính doanh nghiệp phản hồi được cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: Tổng số doanh nghiệp phản hồi Phiếu khảo sát là (n1): 1.067
doanh nghiệp;
+ Nhóm 2: Tổng số doanh nghiệp phản hồi Phiếu khảo sát là (n1): 1.682
doanh nghiệp.
Vậy tổng số doanh nghiệp phản hồi Phiếu khảo sát cần đạt được là n =
n1 + n2 = 2.749 doanh nghiệp.
1.3. Tổng quan về doanh nghiệp khảo sát
Cuộc khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp trong hoạt động hải quan,
chính thức được diễn ra từ tháng 7-9/2015, sau đó là thời gian xử lý dữ liệu,
phân tích và làm báo cáo kết quả. Đến tháng 11/2015, kết quả khảo sát đã được
công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng tại Hà Nội.
- Tỷ lệ phản hồi
Khảo sát năm 2015 nhận được 3.123 phiếu trả lời trong danh sách chọn
mẫu 10.406 doanh nghiệp, đạt tỉ lệ phản hồi 30%. Số lượng doanh nghiệp
phản hồi tăng cao so với những năm trước (năm 2013 là 2.690 doanh nghiệp,
năm 2012 là1.558 doanh nghiệp).
- Đặc điểm nguồn vốn
Trong 3.123 doanh nghiệp phản hồi, có 2.959 doanh nghiệp cung cấp
thông tin về đặc điểm nguồn vốn. Trong sốđó, các doanh nghiệp dân doanh là
nhóm có tỷ trọng lớn nhất trong tổng phản hồi, với tỷ lệ 61% (1.820 doanh
nghiệp). Nhóm lớn thứ 2 là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI),
175
với 911 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 31%. Nhóm doanh nghiệp nhà nước1
(DNNN) có tỷ trọng thấp nhất, chiếm tỷ lệ 8% tổng số phản hồi.
Hình 2: Đặc điểm doanh nghiệp theo nguồn vốn chủ sở hữu (%)
- Lĩnh vực hoạt động chính
Khoảng 78% các doanh nghiệp phản hồi khảo sát hoạt động ở một trong
các lĩnh vực sau: Dịchvụ/thương mại, công nghiệp/chế tạo, nông/lâm
nghiệp/thủy sản, xây dựng hoặc khai khoáng. Cụ thể, có 40% các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ/thương mại;21% hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp/chế tạo; 12% hoạt động trong lĩnh vực hoạt động nông nghiệp/lâm
nghiệp/thủy sản. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và khai
khoáng lần lượt chiếm tỉ lệ 4% và 1% trong tổng số doanh nghiệp tham gia khảo
sát. 22% còn lại các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác.
Hình 3: Lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp tham gia khảo sát (%)
- Số năm thực hiện thủ tục hải quan
Khảo sát năm 2015 chia các doanh nghiệp theo 3 nhóm kinh nghiệm
thực hiện TTHC hải quan: dưới 1 năm, từ 1 đến dưới 5 năm và từ 5 năm trở
lên. Có 3.057 doanh nghiệp cung cấp thông tin chi tiết về số năm tham gia thủ
1 Lưu ý rằng khảo sát này được tiến hành trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực (ngày 1/7/2015).
DNNN trong khảo sát này, do vậy, vẫn là các doanh nghiệp có vốn nhà nước từ 51% trở lên, theo quy định
của Luật Doanh nghiệp 2005.
176
tục hải quan. Trong đó, có 59% doanh nghiệp có thời gian làm TTHC hải quan
từ 5 năm trở lên; 39% có thời gian tham gia thủ tục hải quan từ 1 năm đến dưới
5 năm; chỉ khoảng 2%doanh nghiệp có thời gian thực hiện TTHQ hải quan
dưới 1 năm.. Như vậy, đa số những doanh nghiệp trả lời Khảo sát Hải Quan
năm 2015 có nhiều năm kinh nghiệm trong thực hiện TTHC hải quan.
Hình 4: Số năm làm thủ tục hải quan
- Các phương thức thực hiện TTHQ
Trong số 3.081 doanh nghiệp cung cấp thông tin về phương thức thực
hiện TTHC hải quan, có 73% doanh nghiệp tự làm (tỉ lệ này năm 2013 và 2012
lần lượt là 72% và 70%). Có 15% doanh nghiệp cho biết họ ủy quyền qua đại lý
(tăng đáng kể so với khảo sát 2013 và 2012, lần lượt là 2% và 1%). Số doanh
nghiệp ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác làm TTHC hải quan chiếm 12% tổng
số doanh nghiệp (giảm đáng kể so với tỷ lệ 25% năm 2013 và 29% năm 2012).
Hình 5: Phương thức thực hiện TTHC hải quan của doanh nghiệp
- Người trả lời phiếu khảo sát
Có 2.973 doanh nghiệp cung cấp thông tin về người trả lời phiếu khảo
sát. Trong đó, đa số(69%) người trả lời phiếu khảo sát là nhân viên, cán bộ
chuyên trách về xuất nhập khẩu của doanh nghiệp; 13% là lãnh đạo doanh
nghiệp, những người giữ vị trí là (Tổng) Giám đốc/Phó (tổng) Giám đốc của
177
doanh nghiệp;khoảng 18% người trả lời thuộc nhóm khác, trong đó chủ yếu là
các cán bộ văn phòng, tài chính, tổng hợp do ở những doanh nghiệp nhỏ,
thường cán bộ doanh nghiệp có thể đảm trách 2, 3 vị trí/nhiệm vụ khác nhau.
Hình 6: Người trả lời phiếu khảo sát
2. Doanh nghiệp đánh giá chất lượng nhân lực hải quan qua cuộc điều
tra khảo sát
2.1. Về cung cấp thông tin quy phạm pháp luật Hải quan và giải đáp vướng
mắc về thông tin.
Khi gặp vướng mắc trong quá trình tìm hiểu thông tin pháp luật hải quan,
77% doanh nghiệp gửi câu hỏi tới các Cục Hải quan địa phương, và 11% gửi
tới Tổng cục Hải quan. Số còn lại tìm kiếm sự hỗ trợ từ Bộ Tài chính, Hiệp hội
doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác, như các doanh nghiệp/cá nhân mà họ
quen biết. Tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng/hoàn toàn hài lòng với việc trả lời
vướng mắc của Tổng cục Hải quan, và với Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
lần lượt là 77% và 76%.
Hình 7: Cơ quan mà doanh nghiệp thường tìm kiếm hỗ trợ khi gặp vướng
mắc trong quá trình tìm hiểu thông tin pháp luật hải quan (%)
Các doanh nghiệp đánh giá tương đối tốt về việc giải quyết vướng mắc
của CQHQ. Cụ thể, 77% doanh nghiệp hài lòng/hoàn toàn hài lòng với việc trả
178
lời vướng mắc của Tổng cục Hải quan; với Cục Hải quan các địa phương là
76%. Khoảng 71% doanh nghiệp hài lòng với việc phản hồi của các HHDN.
Chỉ có 35% doanh nghiệp hài lòng với phản hồi vướng mắc từ Bộ Tài chính.
Bảng 3: Mức độ hài lòng với kết quả phản hồi của cơ quan trả lời vướng mắc
Hoàn
toàn
không
hài lòng
Không hài
lòng
Hài lòng
Hoàn
toàn hài
lòng
Không
có ý
kiến
Mức độ
hài lòng
Tổng Cục hải quan 2 15 72 5 7 76
Cục hải quan tỉnh 1 14 69 7 9 76
Hội/hiệp hội doanh
nghiệp 2 16 69 2 10 71
Khác 2 14 44 3 38 47
Bộ Tài chính 12 53 35 0 0 35
Kết quả điều tra phân theo các Cục Hải quan địa phương cho thấy trung
bình có 81% doanh nghiệp hài lòng với kết quả giải quyết vướng mắc của
CQHQ. Nơi cao nhất có tới 100% doanh nghiệp hài lòng với kết quả này, tuy
nhiên ở nơi thấp nhất thì chỉ có 57% doanh nghiệp hài lòng với kết quả giải
quyết vướng mắc.
2.2. Đánh giá sự hỗ trợ của CQHQ khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong
quá trình thực hiện thủ tục hải quan
Khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, đại đa số
các doanh nghiệp đề nghị CQHQ hỗ trợ.Cụ thể, có 92% doanh nghiệp cho biết
họ có đề nghị CQHQ giải quyết khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình thực
hiện thủ tục.
Đánh giá về sự hỗ trợ của CQHQ trong việc giải quyết những khó khăn
trong quá trình thực hiện TTHC của doanh nghiệp, đại đa số các doanh nghiệp
đều đánh giá sự hỗ trợ này là tích cực.Cụ thể, 77% doanh nghiệp cho biết sự hỗ
trợ của CQHQ phần lớn/hoàn toàn kịp thời.Có 83% doanh nghiệp cho biết sự
hỗ trợ của cơ quan hải quan phần lớn/hoàn toàn hiệu quả.
Hìnhsố 8: Đánh giá sự hỗ trợ của CQHQ (%)
179
Hình dưới thể hiện đánh giá của doanh nghiệp về sự hỗ trợ của CQHQ
theo các Cục Hải quan địa phương. Trung bình, có 88% doanh nghiệp đánh giá
sự hỗ trợ này là hiệu quả và 83% đánh giá là kịp thời. Ở Cục Hải quan địa
phương có sự đánh giá của doanh nghiệp thấp nhất, thì cũng có 75% doanh
nghiệp đánh giá sự hỗ trợ của CQHQ là hiệu quả, và 61% đánh giá sự hỗ trợ
này là kịp thời.
Hình 9: Đánh giá sự hỗ trợ của CQHQ theo các Cục Hải quan địa phương
2.3. Đánh giá mức độ thực hiện kỷ cương
Khảo sát 2015 thu thập đánh giá của doanh nghiệp về mức độ thực hiện
kỷ cương của cán bộ hải quan mà họ tiếp xúc trên 5 tiêu chí: (1) văn minh, lịch
sự khi tiếp xúc, (2) công tâm tận tụy khi thi hành công vụ, (3) nhanh chóng,
chính xác khi giải quyết công việc, (4) coi doanh nghiệp là đối tác hợp tác và
(5) thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
Theo kết quả khảo sát, phần lớn các doanh nghiệp đánh giá việc thực
hiện kỷ cương của cán bộ hải quan ở mức bình thường (từ 55-61%) ở tất cả các
tiêu chí. Tiêu chí có tỉ lệ doanh nghiệp đánh giá ở mức cao/rất cao lớn nhất là
“cán bộ hải quan thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao” (38%), tiếp
đến là “văn minh lịch sự khi tiếp xúc” (35%) và “coi doanh nghiệp là đối tác
hợp tác” (32%). Những chỉ tiêu còn lại đều có 30% doanh nghiệp đánh giá mức
độ thực hiện kỷ cương là cao/rất cao.
180
Hìnhsố 10: Đánh giá mức độ thực hiện kỷ cương của công chức HQ (%)
Các doanh nghiệp đưa ra đánh giá khá cách biệt về việc thực hiện kỷ
cương của cán bộ ở các Cục Hải quan địa phương. Theo đó, tại những Cục Hải
quan địa phương được doanh nghiệp đánh giá tích cực nhất về mức độ thực
hiện kỷ cương của công chức hải quan, thì tùy ở từng chỉ tiêu, tỷ lệ doanh
nghiệp đánh giá cao/rất cao là xung quanh mức 57%-67%. Ngược lại, tại một
số Cục Hải quan bị doanh nghiệp đánh giá thấp nhất, các tỷ lệ trên dao động ở
mức 17%-28%.
Hình 11: Đánh giá mức độ thực hiện kỷ cương theo Cục Hải quan địa
phương (% cao/ rất cao)
2.4. Đánh giá mức độ am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ
Mức độ am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ của công chức Hải quan được đánh
giá theo các nhóm thủ tục. Trong khi có một tỷ lệ tương đối lớn các doanh nghiệp
đánh giá mức độ am hiểu chuyên môn nghiệp vụ của công chức Hải quan chỉ ở
mức bình thường (từ 38-54%), thì cũng có tỷ lệ đáng kể các doanh nghiệp đánh giá
mức độ am hiểu chuyên môn nghiệp vụ của công chức Hải quan ở mức khá/tốt. Cụ
181
thể, tiêu chí có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá cao nhất về mức độ am hiểu chuyên
môn, nghiệp vụ của công chức Hải quan là thủ tục thông quan ở khâu kiểm tra hồ
sơ (60% đánh giá khá/tốt), kế đến là khâu kiểm tra thực tế hàng hóa (57%) và thủ
tục quản lý thuế ở khâu nộp thuế (52%). Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá mức độ am
hiểu chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ hải quan ở mức kém/rất kém là khá nhỏ,
xung quanh mức 1-6% tổng số doanh nghiệp phản hồi.
Bảng 4: Đánh giá mức độ am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ của công chức
Hải quan (%)
Mức độ am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ của công
chứchải quan trong các nhóm thủ tục
Rất
kém Kém
Bình
thường Khá Tốt
Thủ tục
thông quan
+ Kiểm tra hồ sơ 0.3 1.1 38.2 32.1 28.4
+Kiểm tra thực tế hàng hóa 0.4 1.8 40.8 28.4 28.7
Xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát 0.3 0.9 47.1 22.6 29.0
Thủ tục
quản lý
thuế
+ Thủ tục nộp thuế; 0.2 0.7 46.9 24.6 27.7
+ Thủ tục xét miễn thuế; 0.4 2.8 52.9 21.4 22.6
+ Thủ tục hoàn thuế, không thu thuế 0.7 3.5 51.6 22.0 22.2
Thủ tục kiểm tra sau thông quan 0.2 0.9 49.7 24.0 25.3
Xử lý vi phạm hành chính 0.2 1.2 53.5 20.9 24.2
Giải quyết khiếu nại 0.8 5.3 54.1 18.8 21.0
Hình dưới thể hiện tỷ lệ đánh giá khá/tốt của doanh nghiệp về mức độ am
hiểu chuyên môn nghiệp vụ của công chức Hải quan tính theo các Cục Hải quan địa
phương. So sánh giữa các Cục Hải quan địa phương cho thấy có khoảng cách khá
lớn trong đánh giá của các doanh nghiệp về CQHQ. Trong khi có những Cục Hải
quan địa phương được doanh nghiệp đánh giá rất cao về mức độ am hiểu chuyên
môn, nghiệp vụ của công chức Hải quan (xung quanh mức 69%-90% khá tốt), thì
cũng có một số đơn vị chưa được doanh nghiệp đánh giá cao về những tiêu chí này.
Hình 12: Đánh giá mức độ am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ của công
chức hải quan theo Cục Hải quan địa phương (% khá/tốt)
2.5. Đánh giá kỹ năng giải quyết công việc
Phần lớn các doanh nghiệp đánh giá khá/tốt về kỹ năng giải quyết công
việc của công chức Hải quan ở các khâu thực hiện thủ tục. Kỹ năng giải quyết
182
công việc của công chức Hải quan trong một số thủ tục/khâu có tỷ lệ doanh
nghiệp đánh giá khá/tốt cao là thủ tục thông quan - khâu kiểm tra hồ sơ (56%),
khâu kiểm tra thực tế hàng hóa (54%), xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát
(49%) và thủ tục nộp thuế (49%). Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá mức độ kỹ năng
giải quyết công việc của cán bộ hải quan ở mức kém/rất kém là khá nhỏ, xung
quanh mức 1-5% tổng số doanh nghiệp phản hồi.
Bảng 5: Đánh giá kỹ năng giải quyết công việc của công chức HQ (%)
Đánh giá kỹ năng giải quyết công việc của
công chức hải quan
Rất
kém Kém
Bình
thường Khá Tốt
Thủ tục
thông
quan
+ Kiểm tra hồ sơ 0.3 1.2 43.0 27.4 28.2
+ Kiểm tra thực tế hàng hóa
0.3 1.7 44.2 26.1 27.6
Xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát 0.4 0.7 49.5 21.7 27.7
Thủ tục
quản lý
thuế
+ Thủ tục nộp thuế; 0.2 0.9 49.8 23.1 26.0
+ Thủ tục xét miễn thuế; 0.4 2.2 54.6 21.0 21.9
+ Thủ tục hoàn thuế, không thu
thuế 0.7 3.0 53.8 20.3 22.1
Thủ tục kiểm tra sau thông quan 0.2 1.1 51.6 21.6 25.6
Xử lý vi phạm hành chính 0.3 1.4 53.8 20.4 24.1
Giải quyết khiếu nại 0.9 4.4 53.7 19.2 21.9
Theo kết quả khảo sát, có thể thấy các doanh nghiệp đánh giá kỹ năng
giải quyết công việc có sự chênh lệch rất lớn giữa các Cục Hải quan địa
phương. Cụ thể, mức độ chênh lệch lớn nhất (thể hiện ở tỷ lệ đánh giá khá/tốt
về kỹ năng giải quyết công việc của cán bộ hải quan trong thủ tục xét miễn
thuế (73%-18%), thủ tục xét hoàn thuế, không thu thuế (71%-16%) và giải
quyết khiếu nại (80%-27%).
Hình số 13: Đánh giá kỹ năng giải quyết công việc của công chức hải
quan theo Cục Hải quan địa phương (% khá/tốt)
183
2.6. Chi trả chi phí ngoài quy định
Theo kết quả khảo sát 2015, có 28% doanh nghiệp phản hồi cho biết họ
có chi trả các chi phí ngoài quy định trong quá trình thực hiện TTHQ hải quan
ở các khâu/giai đoạn. Số doanh nghiệp lưỡng lự phải đưa ra câu trả lời rõ ràng,
khi lựa chọn “không biết”, lên tới 35% doanh nghiệp phản hồi câu hỏi này.
Hình 14: Tỷ lệ doanh nghiệp chi trả chi phí ngoài quy định (%)
Xét theo các Cục Hải quan địa phương, có 38% doanh nghiệp cho biết
họ phải chi trả chi phí ngoài quy định. Tỷ lệ trên ở nơi thấp nhất chỉ là 8%; nơi
cao nhất lên tới 53%.
Khảo sát năm 2012 và 2013 có đặt câu hỏi với doanh nghiệp về việc chi
trả chi phí ngoài quy định, nhưng ở thước đo khác, đó là doanh nghiệp
không/hiếm khi/thỉnh thoảng/ thường xuyên hay luôn luôn chi trả chi phí này.
Năm 2013 có 49% doanh nghiệp có chi trả chi phí ngoài quy định, trong khi
năm 2012 có 57% chi trả chi phí này. Nếu tỷ lệ này là thước đo độ liêm chính
của công chức hải quan, thì kết quả khảo sát 2015 có thể đã ghi nhận bước tiến
so với kết quả điều tra 2 năm trước đó.
Hình 15: Tình hình chi trả chi phí ngoài quy định trong năm 2012 và 2013
Kết quả khảo sát cho thấy có 39% doanh nghiệp phản ánh họ không bị
184
phân biệt đối xử khi họ không chi trả chi phí ngoài quy định. Trong khi 30%
doanh nghiệp cho biết họ không biết có bị phân biệt đối xử hay không, có 31%
doanh nghiệp nhận thấy bị phân biệt đối xử khi không chỉ trả chi phí ngoài quy
định.
Hình số 16: Tỷ lệ doanh nghiệp nếu không chi trả chi phí ngoài quy định
có bị phân biệt đối xử (%)
So sánh giữa các Cục Hải quan địa phương, trung bình có 36% doanh
nghiệp cho biết nếu không phải chi trả chi phí ngoài quy định thì họ có thể bị
phân biệt đối xử. Nơi thấp nhất có 8%, nhưng tại nơi cao nhất, có tới 80%
doanh nghiệp cho biết bị phân biệt đối xử khi không chi trả chi phí ngoài quy
định.
Kết quả khảo sát cho thấy, hình thức phân biệt đối xử lớn nhất mà doanh
nghiệp gặp phải là bị kéo dài thời gian làm thủ tục (83%). Tiếp đến, là các
doanh nghiệp bị yêu cầu, bổ sung, giải trình các chứng từ không theo quy định
của pháp luật (37%), và kế đến là cán bộ công chức Hải quan có thái độ không
văn minh, lịch sự (31%).
Hình số 17: Các hình thức bị phân biệt đối xử (%)
185
So với kết quả điều tra năm 2012 và 2013, kết quả điều tra 2015 đã ghi
nhận bước tiến đáng kể trong việc giảm các hình thức phân biệt đối xử đối với
doanh nghiệp nếu không chi trả chi phí ngoài quy định. Cụ thể, tỷ lệ doanh
nghiệp cho biết họ bị yêu cầu bổ sung, giải trình các chứng từ ngoài quy định
của pháp luật lên tới 80% vào điều tra năm 2012 và 75% vào năm 2013. Năm
2015, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 37%. Một chỉ tiêu khác có sự tiến bộ rõ rệt
là tỷ lệ doanh nghiệp cho biết cán bộ hải quan có thái độ không văn minh, lịch
sự nếu họ không chi chi phí ngoài quy định. Con số này năm 2012 và 2013 lần
lượt là 43% và 32%.
2.7. Kết quả giải quyết công việc của cơ quan Hải quan:
Trong số những doanh nghiệp từng bị xử lý vi phạm hành chính về hải
quan, số doanh nghiệp có khiếu nại về quyết định xử lý vi phạm hành chính
này không nhiều,chỉ là 27%. Đối với những doanh nghiệp đã khiếu nại quyết
định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan, có 54% doanh nghiệp
hài lòng/hoàn toàn hài lòng với kết quả giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, cũng
có tới 22% doanh nghiệp cho biết họ không hài lòng/hoàn toàn không hài lòng
với kết quả này.
Hình 18: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với kết quả giải quyết khiếu nại (%)
Theo kết quả khảo sát, các doanh nghiệp FDI hài lòng hơn cả về kết quả
giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải
quan, so với các DNNN hay doanh nghiệp dân doanh Cụ thể, có 63% doanh
nghiệp FDI hài lòng với kết quả này. Tiếp đến là các DNNN và doanh nghiệp
dân doanh, với lần lượt 49% và 48% hài lòng về kết quả giải quyết khiếu nại.
186
Bảng 6: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với kết quả giải quyết
khiếu nại theo nguồn vốn chủ sở hữu (%)
Mức độ DNNN DN FDI DN dân doanh
Hoàn toàn không hài lòng 2 2 5
Không hài lòng 28 14 20
Hài lòng 44 60 38
Hoàn toàn hài lòng 5 3 10
Không có ý kiến 21 21 27
Đối với những doanh nghiệp không khiếu nại, lý do khiến họ không tiến
hành là gì? Trong khi chỉ 12% doanh nghiệp không khiếu nại vì không biết thủ
tục, thì có tới 34% cho biết không tiến hành vì lo ngại việc này sẽ làm tốn kém
thời gian của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có 27% doanh nghiệp lo ngại rủi ro
sau này và 20% doanh nghiệp cho biết không khiếu nại vì lo ngại tốn kém chi
phí của doanh nghiệp.
Hình 19: Lý do không khiếu nại (%)
187
(TRÍCH MỘT PHẦN)
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP
ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN NĂM 2015
(trích một phần)
Tất cả thông tin trong Phiếu khảo sát này sẽ chỉ được sử dụng duy nhất vào mục đích thống kê,
nghiên cứu và tổng hợp. Chúng tôi cam kết bảo mật mọi thông tin mà doanh nghiệp cung cấp.
THÔNG TIN CHUNG
1. Tên doanh nghiệp:
2. Địa chỉ của doanh nghiệp:
3. Số điện thoại: Số fax:
4. Địa chỉ e-mail (thư điện tử):
5. Họ tên người trả lời:
6. Chức vụ người trả lời:
(Tổng) Giám đốc / Phó (Tổng) Giám đốc
Cán bộ xuất nhập khẩu
Khác, vui lòng nêu cụ thể:
7. Giới tính người trả lời: Nam Nữ
A. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Doanh nghiệp được thành lập năm nào?
2. Doanh nghiệp của bạn thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?
Khu vực DN Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Khu vực DN ngoài nhà nước
3. Doanh nghiệp của bạn thuộc loại hình nào? (Đánh dấu chọn một trong các loại hình
sau)
Công ty cổ phần Doanh nghiệp tư nhân
Công ty TNHH (nhiều hoặc một thành viên) Loại hình khác. Vui lòng nêu cụ thể:
4. Doanh nghiệp của bạn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nào dưới đây?
Công nghiệp/Chế tạo Nông nghiệp/Lâm nghiệp/Thủy sản
Xây dựng Khai khoáng
Thương mại/Dịch vụ Khác. Vui lòng nêu cụ thể:
5. Vui lòng cho biết quy mô doanh nghiệp của bạn
5.1. Số vốn đăng ký của doanh nghiệp? (Đánh dấu vào một lựa chọnphù hợp)
Dưới 10 tỷ
đồng
Từ 10 đến
dưới 20 tỷ
Từ 20 đến dưới
50 tỷ đồng
Từ 50 đến dưới
100 tỷ đồng
Trên 100
tỷ đồng
188
đồng
Tháng 12/2014
5.2. Tổng số lao động của doanh nghiệp bạn? (Đánh dấu vào một lựa chọn phù hợp)
Dưới 10 lao
động
Từ 10 đến
dưới 50 lao
động
Từ 50 đến
dưới 200
lao động
Từ 200 đến
dưới 500
lao động
Từ 500
đến dưới
1.000 lao
động
Trên
1.000
lao động
Tháng 12/2014
5.2. Vui lòng cho biết tỷ lệ lao động nữ của doanh nghiệp: %
6. Số năm doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan:
Dưới 1 năm
Từ 1 đến 5 năm
Từ 5 năm trở lên
7. Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức nào:
Tự làm thủ tục hải quan
Ủy quyền qua đại lý làm thủ tục hải quan
Ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác làm thủ tục hải quan
8. Trong thời gian 1 năm trở lại đây, doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thường xuyên
tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố nào?(tính theo số lượng tờ khai)
Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
*Doanh nghiệp vui lòng đánh giá hoạt động của Cục Hải quan này thông qua việc trả
lời các câu hỏi dưới đây.
B. TIẾP CẬN THÔNG TIN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH HẢI QUAN
1. Doanh nghiệp đã từng gặp vướng mắc trong quá trình tìm hiểu thông tin về pháp
luậthải quan chưa?
Chưa từng ----> vui lòng chuyển sang phần C
Đã từng ----> vui lòng trả lời câu 1.1- 1.2
1.1. Nếu đã từng, vui lòng cho biết doanh nghiệp thường xuyên tìm sự trợ giúp hoặc gửi
câu hỏi tới cơ quan nào? (Đánh dấu vào một lựa chọn phù hợp)
Cục hải quan tỉnh (bao gồm cả Cục Hải quan và Chi cục hải quan trực thuộc)
Tổng Cục hải quan
Bộ Tài chính
Hội/hiệp hội doanh nghiệp
Khác (vui lòng nêu cụ thể):
1.2. Vui lòng cho biết mức độ hài lòng đối với kết quả phản hồi của cơ quan trên về vướng
mắc:
Hoàn toàn hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
189
Hoàn toàn không hài lòng
Không có ý kiến
C. THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH HẢI QUAN
1. Khi gặp khó khăn trong thực hiện thủ tục hành chính hải quan,doanh nghiệp có đề nghị
sự hỗ trợ từ cơ quan Hải quan không?
Có Vui lòng trả lời câu 1.1
Không
1.1. Đánh giá của Doanh nghiệp đối với việc hỗ trợ của cơ quan Hải quan:
Đánh giá Hoàn toàn Phần lớn Ít khi
Khôn
g
Sự hỗ trợ của cơ quan Hải quan rất hiệu quả
Sự hỗ trợ của cơ quan Hải quan là rất kịp thời
D. SỰ PHỤC VỤ CỦA CÔNG CHỨC HẢI QUAN
1. Doanh nghiệp vui lòng đánh giá mức độ thực hiện kỷ cương của công chức Hải quan
theo các nội dung dưới đây:
Nội dung đánh giá
Rất
thấp
Thấp
Bình
thường
Cao Rất cao
Văn minh, lịch sự khi tiếp xúc
Công tâm, tận tụy khi thi hành công vụ
Nhanh chóng, chính xác khi giải quyết
công việc
Coi doanh nghiệp là đối tác hợp tác
Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ
được giao
1. Doanh nghiệp vui lòng đánh giá mức độ am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ của
công chức Hải quan trong các lĩnh vực sau:
Các thủ tục Rất kém Kém
Bình
thường
Khá Tốt
Thủ
tục
thông
quan
+ Kiểm tra hồ sơ
+ Kiểm tra thực tế hàng hóa
Xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát
Thủ
tục
+ Thủ tục nộp thuế;
+ Thủ tục xét miễn thuế;
190
quản
lý
thuế
+ Thủ tục hoàn thuế, không thu thuế
Thủ tục kiểm tra sau thông quan
Xử lý vi phạm hành chính
Giải quyết khiếu nại
2. Doanh nghiệp vui lòng đánh giá kỹ năng giải quyết công việccủa công chức Hải
quan trong các lĩnh vực sau:
Các thủ tục Rất kém Kém
Bình
thường
Khá Tốt
Thủ
tục
thông
quan
+ Kiểm tra hồ sơ
+ Kiểm tra thực tế hàng hóa
Xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát
Thủ
tục
quản
lý
thuế
+ Thủ tục nộp thuế;
+ Thủ tục xét miễn thuế;
+ Thủ tục hoàn thuế, không thu thuế
Thủ tục kiểm tra sau thông quan
Xử lý vi phạm hành chính
Giải quyết khiếu nại
3. Theo quan sát của bạn, trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính hải quan, doanh
nghiệp cùng ngành với bạn có phải trả thêm khoản chi phí ngoài quy định không?
Có
Không ---> Vui lòng trả lời câu 3.1
Không biết
3.1. Nếu không chi trả những khoản phí ngoài quy định, doanh nghiệp đó có bị phân biệt
đối xử không?
Không bị phân biệt đối xử
Không biết
Có bị phân biệt đối xử ---> Vui lòng trả lời câu 3.2
3.2.Nếu bị phân biệt đối xử, vui lòng lựa chọn một hoặc nhiều hình thức sau:
Kéo dài thời gian làm thủ tục
Yêu cầu bổ sung, giải trình các chứng từ không theo quy định của pháp luật
Thái độ không văn minh, lịch sự của công chức hải quan
Khác, vui lòng nêu cụ thể:
191
..
..
E. KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN
1. Doanh nghiệp đã bao giờ bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan chưa?
Chưa từng bị xử lý
Đã từng bị xử lý ---> Vui lòng trả lời câu 1.1
1.1.Nếu đã từng bị xử lý, doanh nghiệp có khiếu nại về quyết định xử lý vi phạm hành
chính của cơ quan hải quan chưa?
Có ----> Vui lòng trả lời câu 1.2
Không ----> Vui lòng trả lời câu 1.3
1.2.Nếu Có, vui lòng cho biết mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với kết quả giải
quyết khiếu nại:
Hoàn toàn hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
Hoàn toàn không hài lòng
Không có ý kiến
1.3.Nếu Không, vui lòng cho biết lý do:
Không biết thủ tục khiếu nại
Tốn kém thời gian của doanh nghiệp
Tốn kém chi phí của doanh nghiệp
Lo ngại rủi ro sau này cho doanh nghiệp
Khác (vui lòng ghi rõ)
...
...
...
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác quý báu của Quý doanh nghiệp!