Để đạt được mục đích nâng cao chất lượng trình độ hiểu biết của sinh viên về các vấn
đề giới tính, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sư phạm chính như sau :
+ Xây dựng một nội dung giáo dục giới tính (GDGT) thích hợp cho sinh viên và cần cố
gắng triển khai việc GDGT cho sinh viên. Kết hợp nhiều phương pháp dạy nhằm phát huy
tích cực tìm hiểu những kiến thức khoa học về giới tính ở sinh viên.
+ Đào tạo đội ngũ giáo viên vừa nắm vững kiến thức, có sự hiểu biết sâu sắc các vấn đề
giới tính, vừa có phương pháp giảng dạy tốt. Giáo viên đứng lớp phải biết trình bày các vấn
đề về giới tính sao cho vừa tế nhị vừa khoa học. Giáo viên biết cách trình bày các kiến thức
rõ ràng, tác phong vừa nghiêm túc, vừa tự nhiên. Việc sử dụng ngôn ngữ phải thận trọng vừa
mang tính trong sáng, gần gũi nhưng vẫn mang đầy tính khoa học, chuẩn xác. Giáo viên cần
kề cận với sinh viên để hiểu rõ hơn về các đặc điểm tâm lý giới tính, về những biểu hiện thiếu
lành mạnh về vấn đề giới tính.
113 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhận thức về các vấn đề giới tính của sinh viên Cao đẳng sư phạm TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức của sinh viên về hiện tượng
ĐTLA nữ
Đợt II
Đợt I
Đúng Sai
Đúng 17 1
Sai 10 2
u =-2,598
U0.01 = 2,58 CYN
Nhìn vào bảng 29 ta thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở mức a =0,01 giữa 2 đợt điều tra.
Nếu như trong đợt I có 14 sinh viên trả lời sai, thì sang đợt II chỉ còn có 3 sinh viên trả lời sai
mà thôi. Như vậy nhận thức của sinh viên về hiện tượng ĐTLA nam và nữ có sự tiến bộ rõ
rệt. Kết quả điều tra đợt II cho thấy đa số sinh viên hiểu đúng vấn đề này.
84
Nhận thức của sinh viên về "tình bạn khác giới "
Trả lời câu hỏi "Tình bạn khác giới là:"
1. Là chuyện yếu đương nam nữ
2. Là thời kỳ chuẩn bị để đi đến tình yêu
3. Là sự gắn bó giữa hai người khác giới trên cơ sở hợp nhau về nhiều mặt.
4. Là cảm xúc giới tính ở tuổi dậy thì
Có 4 sinh viên vẫn còn nhầm lẫn, xem tình bạn khác giới l à những cảm xúc giới tính ở
lứa tuổi dậy thì, là chuyện yêu đương nam nữ. Có 26 sinh viên cho nhận thức đúng cho rằng
tình bạn khác giới là sự gắn bó giữa hai người khác giới trên cơ sở hợp nhau về nhiều mặt.
Bảng 30 : Kết quả so sánh nhận thức của sinh viên về "tình bạn khác giới " giữa 2 đợi
điều tra
Đợt II
Đợt I
Đúng Sai
Đúng 17 2
Sai 9 2
u =-2,11
U0.05 = 1,96 CYN
Kết quả bảng 30 cho thấy mức độ hiểu biết của sinh viên về "tình bạn khác giới" trong
lần điều tra đợt II cao hơn đợt I. Tuy vậy, vẫn có một số ít sinh viên chưa hiểu đúng về tình
bạn khác giới, nhầm lẫn tình bạn khác giới chính là tình yêu đương nam nữ, là cảm xúc giới
tính ở tuổi dậy thì.
Nhận thức của sinh viên về tình yêu
Câu hỏi được đưa ra : "Theo bạn, tình yêu là gì ?"
1. Là sự hòa hợp giữa nam và nữ về nhiều mặt (đúng)
2. Là sự hấp dẫn đặc biệt về giới tính (sai)
3. Là tình bạn khác giới (sai)
85
4. Là quan hệ tình dục giữa nam và nữ (sai)
Kết quả thu được trong hai đợt điều tra được trình bày qua bảng 31
Bảng31: Kết quả so sánh nhận thức của sinh viên về "tình yêu " giữa 2 đợi điều tra
Đợt II
Đợt I
Đúng Sai
Đúng 19 2
Sai 8 1
u =-1,90
U0.05 = 1,96 KYN
Bảng 31 cho thấy, có 27 sinh viên trả lời đúng trong đợt II so với 19 sinh viên trả lời
đúng trong đợt I. Sau đợt thực nghiệm, đa số các em hiểu rằng tình yêu chính là sự hòa hợp
giữa nam và nữ về nhiều mặt. Tuy vậy, nếu dùng kiểm nghiệm u để so sánh, ta thấy vẫn
không có sự khác biệt ý nghĩa về nhận thức của sinh viên trong 2 đợt điều tra. Như vậy, mặc
dù số lượng sinh viên hiểu đúng vấn đề trong đợt II nhiều hơn đợt I (6 sinh viên) nhưng số
lượng này chưa gây ra mức khác biệt, chưa nói lên được chiều hướng tích cực trong nhận
thức của sinh viên. Phân tích nguyên nhân chính ta thấy sở dĩ không có sự khác biệt là do đa
số sinh viên lúc đầu đã nhận thức đúng về vấn đề này.
Nhận thức của sinh viên về điểm khác biệt giữa tình bạn khác giới và tình
yêu
Câu hỏi được đưa ra : "Theo bạn, tình bạn khác giới có đặc điểm gì khác so với tình
yêu?"
1. Trong tình bạn khác giới không có quan hệ tình dục còn trong tình yêu điều đó có thể
có.
2. Tình yêu là sự hòa hợp cao độ còn tình bạn khác giới chỉ là những cảm xúc giới tính
ở lứa tuổi dậy thì.
3. Trong tình bạn khác giới có một khoảng cách nhấrđịnh còn tình yêu là sự hòa hợp
tuyệt đối.
86
4. Có thể kết bạn với nhiều người khác giới nhưng chỉ có thể yêu một người.
Kết quả thu được trong hai đợt điều tra được trình bày qua bảng 32
Bảng 32 : Kết quả so sánh giữa 2 đợt điều tra nhận thức của sinh viên về điểm khác biệt
giữa tình bạn khác giới và tình yêu :
Đợt II
Đợt I
Đúng Sai
Đúng 19 2
Sai 8 1
u =-2,139
U0.05 = 1,96 KYN
Bảng 32 cho thấy nhận thức của sinh viên tăng lên đáng kể trong điều tra đợt II. Có đến
24 em nhận thức đúng rằng " có thể kết bạn với nhiều người khác giới nhưng chỉ có thể yêu
một người". Có 11 sinh viên lúc đầu đã hiểu sai điều khác biệt cơ bản giữa tình bạn khác giới
và tình yêu, nhưng sau khi tham gia quá trình thực nghiệm đã có sự hiểu đúng về vấn đề này.
Tuy vậy, vẫn còn 6 sinh viên nhận thức chưa đúng vấn đề này. Có sự khác biệt ý nghĩa giữa
kết quả hai đợt điều tra, cho thấy chiều hướng tích cực trong nhận thức của các em khi được
tác động.
Nhận thức của sinh viên về sự phân công công việc trong gia đình
Sau khi tham gia trả lời câu hỏi : "Theo bạn, công việc gia đình là công việc :"
1. Nặng nhọc dành cho nam giới
2. Nhẹ nhàng dành cho nữ giới
3. Công việc nặng cần có sự phân công giữa các thành viên (đúng)
4. Công việc nhẹ nhàng mà con cái phải có trách nhiệm làm
Kết quả thăm dò đợt II cho thấy, có 27 sinh viên trả lời đúng cho rằng công việc gia
đình là công việc nặng cần có sự phân công giữa các thành viên. Có 2 sinh viên cho rằng đây
là công việc nhẹ nhàng dành cho nữ giới và I sinh viên cho rằng đây là nhiệm vụ của con cái.
87
Bảng 33: Kết quả so sánh nhận thức của sinh viên về "sự phân công công việc trong gia
đình " giữa 2 đợt điều tra
Đợt II
Đợt I
Đúng Sai
Đúng 19 2
Sai 8 1
u =-3,047
U0.01 = 2,58 CYN
Có sự khác biệt lớn trong nhận thức của sinh viên giữa 2 đợt điều tra về vấn đề này.
Nếu như trong đợt I, có một số sinh viền cho rằng công việc trong gia đình là việc nhẹ nhàng
dành cho nữ giới thì trong đợt II số sinh viên này cho rằng công việc trong gia đình là công
việc nặng cần có sự phân công giữa các thành viên. Sự khác biệt ở mức ý nghĩa =0.01 cho
thấy mức độ hiểu biết của sinh viên về vấn đề này tăng lên rất đáng kể.
Nhận thức của sinh viên về vai trò " Người thầy đầu tiên của các con " và
vai trò " Người quản lý của cải vật chất :
Câu hỏi này yêu cầu sinh viên xác định vai trò " người thầy đầu tiên của các con" và vai
trò " quản lý của cải vật chất" thuộc về người đàn ông hay đàn bà ? Kết quả thu được ở cả hai
đợt như sau :
Bảng 34A . Kết quả so sánh nhận thức của sinh viên về vai trò "Người thầy đầu tiên của
các con " giữa 2 đợi điều tra
Đợt II
Đợt I
Đúng Sai
Đúng 11 2
Sai 15 4
88
u =-3,153
U0.01 = 2,58 CYN
Nhận thức của sinh viên về vấn đề này có sự tiến bộ rất đáng kể. Nếu như đa số sinh
viên (19 em) lúc đầu nhận thức sai về vấn đề này, cho rằng người cha trong gia đình đóng vai
trò người thầy đầu tiên của các con thì trong lần điều tra sau, sinh viên cho rằng vai trò người
thầy đầu tiên của các con thuộc về người mẹ. Có đến 15 sinh viên lúc đầu nhận thức sai, sau
đó lại hiểu đúng vấn đề. Như vậy, có sự tiến bộ rất rõ rệt trong nhận thức của đa số sinh viên.
Bảng 34B: Kết quả so sánh nhận thức của sinh viên về vai trò “người quản lý của cải
vật chất” giữa 2 đợt điều tra
Đợt II
Đợt I
Đúng Sai
Đúng 9 1
Sai 15 5
u =-3,5
U0.01 = 3,29 CYN
Đa số sinh viên đã nhận thức được rằng vai trò quản lý của cải vật chất là người đàn bà
trong gia đình. Kết quả điều tra đợt II chứng tỏ sinh viên đã tăng dần mức độ hiểu biết của
mình về vấn đề này một các có ý nghĩa. Có 1/2 số lượng sinh viên từ hiểu sai đến hiểu đúng.
Tuy vậy, vẫn còn 6 sinh viên hiểu sai vấn đề này, các em vẫn nhận định vai trò quản lý của
cải vật chất thuộc về người đàn ông trong gia đình. Trong số 6 sinh viên này, có I em lúc đầu
hiểu đúng vấn đề sau đó lại hiểu sai. Điều này còn cho thấy sự thiếu thống nhất, hời hợt trong
nhận thức của một vài sinh viên, về vấn đề giới tính.
* Nhận xét chung sau khi tác động vào nhận thức của sinh viên:
Nhìn chung khi so sánh kết quả giữa 2 đợt điều tra ta thấy có sự khác biệt. về nhận thức
có chiều hướng tích cực, các em tỏ ra hiểu đúng được vấn đề và ít có sự mâu thuẫn trong cách
trả lời. Đặc biệt, trong câu "Người thầy đầu tiên của các con" thì mức độ hiểu biết tăng lên rất
đáng kể. Mặc dù vậy, vẫn có một câu B5 (nhận thức về tình yêu ) không có dấu hiệu sự tăng
về mức độ hiểu biết của sinh viên. Lý do chính là lúc đầu đa số sinh viên hiểu đúng vấn đề.
Nhìn chung số sinh viên nhận thức đúng chưa phải là con số gần tuyệt đối. vẫn còn một số
89
sinh viên lơ đễnh hay vì nguyên nhân khác nên ta thấy xuất hiện chiều hướng tiêu cực. Lúc
đầu trả lời đúng, sau lại trả lời sai. Hoặc một số ít sinh viên ngay từ đợt khảo sát lần I cho đến
đợt II vẫn trả lời sai vấn đề .
Tóm lại sau đợt thực nghiệm, nhiều sinh viên đã hiểu đúng vấn đề Mặc dù vây vẫn có
một số ít em tỏ ra chưa nắm được một số khái niệm về giới tính về sự lệch lạc giới tính. Có
một số ít em tỏ ra chưa nắm được vân đề. Chúng ta cân quan tâm đến những em có chiều
hướng tiêu cực trong nhận thức này.
2.4. Nhận thức về các vấn đề giới tính của sinh viên sư phạm:
Các mục 2.2, 2.3 chúng tôi đã trình bày kết quả nghiê n cứu nhận thức của sinh viên
CĐSP TPHCM về vấn đề giới tính. Nhìn chung, kiến thức về giới tính của các em còn chưa
đầy đủ, thiếu chính xác, thậm chí sai lệch. Nhìn vào kết quả câu B8, ta thấy vẫn có những
biểu hiện chưa tốt trong mối quan hệ giới tính như biểu hiện yêu đương vội vã, yêu nhiều,
trong tình bạn k hác giới có b iểu h iện q u á thân mật, suồng sã . Kh i trả lời về vấn đ ề "yêu
nhiều người" thì đa số sinh viên đều không chấp nhận quan điểm yêu nhiều người, không tán
thành quan niệm vô trách nhiệm trong tình yêu, tình dục.
Như vậy, dù nhận thức chưa sâu về giới tính, nhưng các em đã có khuynh hướng
nghiêm túc và có nhu cầu muốn hiểu biết nhiều hơn về vấn đề này. Những hiểu biết về các
mối quan hệ giới tính, về sự lệch lạc giới tính còn nhiều sai sót, do đó cần có sự chỉnh đốn và
bổ sung kiến thức. Để tìm hiểu các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên
chúng tôi xin đưa ra một số vấn đề sau :
2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về các vấn đề giới
tính:
2.5.1. Kết quả khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn giải:
Để phân tích thêm những yếu tố xã hội, sinh vật, tâm lý ảnh hưởng đến giới tính chúng
tôi mạnh dạn đưa ra câu hỏi sau :
" Nếu có khả năng tự lựa chọn giới, bạn thích mình sẽ là":
nam nữ
Bạn cho biết lý do tại sao bạn quyết định như vậy ? .....................
Kết quả như sau:
90
Bảng 22 : Nhận thức về sở thích là nam hay nữ của sinh viên
Thích được là Tổng Giới Khoa
Nam Nữ Toán Văn Anh
Nam Tần số 192 72 120 82 47 63
Tỷ lệ% 63,16 85,7 54,55 71,3 50,54 64,29
Nữ Tần số
112 12 100 33 44 25
Tỷ lệ% 36,84 14,3 45,45 28,7 49,46 35,71
Chisquare
( 2)
N=304 2=25,37
2 0,001, df =1 = 19,8 CYN
2=8,45
2
0.05.uf=2=5,99 CYN
Nhìn vào bảng 22, ta thấy có 63,16% sinh viên thích được là nam, lòn lại 36,84% sinh
viên thích được là nữ. số sinh viên nam thích được à nam tỷ lệ khá cao 85,7%, trong khi đó
có 54,55% số sinh viên nữ hích được là nam. Có 14,3% sinh viên nam muốn được là nữ và có
5,45% nữ sinh viên thích làm giới nữ của mình. Kiểm nghiệm Chisquare cho thấy có sự khác
biệt rất lớn giữa nam và nữ khi trả lời lựa hạn này. Xét theo khoa, thì tỷ lệ sinh viên khoa
Toán trả lời thích được làm nam cao nhất chiếm 71,3% ,tiếp đến là sinh viên khoa Anh
64,29% là sinh viên khoa Văn là 50,54% .Có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 0,05 giữa sinh viên
3 khoa khi trả lời thích là nam hay nữ .
Như vậy nhìn chung khuynh hướng thích được là nam chiếm ưu thế hơn khuynh hướng
thích là nữ .Tỷ lệ % sinh viên nam thích được là nữ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ sinh viên nữ
thích được là nam (14,3% so với 45 45%). Điều này được sinh viên giải thích qua những lý
do chủ yếu sau :
2.5.1.1.Lý do sinh viên thích : "được là nam "
- Nam được tự do hơn nữ về các mặt:
+ Mặt xã hội và gia đình : Nam ít bị ràng buộc bởi dư luận xã hội, ít bị gia đình kiểm
tra chặt chẽ. Quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn phổ biến trong nhiều tầng lớp nhân dân.
+ Mặt tâm lý : Nam ít bị đánh giá trong mọi hoạt động, nữ hay bị khen chê nhất là trong
mối quan hệ giới tính, vấn đề trinh tiết...
+ Mặt sinh lý : Nam không bị gò bo', trở ngại về chuyện kinh nguyệt, sinh đẻ...
91
+ Mặt nghề nghiệp : "Nam được tự do hơn và có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp
hơn nữ "," Có nhiều việc dành cho nam mà nữ không thể tham gia", "Nam được tự do hoạt
động hơn nữ ","dễ tiến thân hơn nữ"
- Nam có nhiều phẩm chất tâm, sinh lý hay :"Nam phóng khoáng, thoải mái và độ
lượng hơn nữ ", "Nam sống đơn giản, tự tin hơn nữ", "Nam che chở cho nữ ". Và đặc biệt,
sinh viên còn nêu ra lý do thích là nam vì "Nam không cần và không tốn tiền vì thời trang"
- Những lý do khác : "Thích làm nam vì nam không có gì để mất..." "Nam không gánh
lấy hậu quả ..."
2.5.1.2 Lý do sinh viên thích được làm nữ:
- Nữ có được nhiều ưu thế hơn nam :
+ Mặt xã hội :"Nữ được các chính sách xã hội quan tâm hơn" "Ngày nay nam nữ bình
đẳng","Nữ có ngày 8 /3","Nữ tránh được nhiều tệ nạn xã hội như ma túy", "Nữ được tự do
làm đẹp".
+ Mặt tâm lý:"Nữ được thương nhiều hơn, được mến mộ hơn vì tính dịu dàng kín đáo,
sáng suốt và ít bị stress h ơn nam","nữ chung thủy duyên dáng hơn" "Nữ giỏi chịu đựng
hơn...", "em vốn bản tính nhút nhát"...
+ Mặt sinh lý cơ thể : "Nữ có vỏ đẹp thể hình khiến người ta mến mộ" ,"Nữ có thiên
chức tuyệt vời"
- Nữ có nhiều đóng góp cho gia đình :" Nữ phụng sự cha mẹ già chu đáo ", "nữ đóng
vai trò quan trọng trong việc tổ chức cuộc sống gia đình "nữ vừa cống hiến cho xã hội, vừa
cho gia đình "
- Một lý do khác: "làm nam nên thích làm nữ một lần cho biết..."
Như vậy, qua một số nhóm lý do được nêu lên , lý do được các bạn sinh viên cả nam và
nữ đưa ra nhiều nhất vẫn là nữ bị hạn chế nhiều mặt hơn nam, nam tự do hơn, khỏe mạnh
hơn. Lý do đa số các bạn nam thích được là mình, vì các bạn tự do, dễ chủ động trong mọi
việc và dễ tiến thân trong nghề nghiệp. Đa số các bạn nữ thích được là nữ vì hai nhóm lý do
chính : một là các bạn hiểu rất sâu sắc về thiên chức, nhiệm vụ mà mình cần phải làm, Ưu thế
mình có được, hai là do bản tính nhút nhát khiến bạn không thích là nam. Những lý do khiến
rất nhiều bạn nữ chối bỏ, không thích là nữ, đáng để chúng ta quan tâm. Hầu hết các bạn
không thích là nữ vì phải "sinh đẻ, nuôi con", phải"chịu trách nhiệm về những hậu quả trong
tình yêu ", bị hạn chế bởi nhiều dư luận xã hội. Chỉ có một bạn nữ sinh viên cho rằng sở dĩ
92
bạn thích là nam "vì nếu tôi là nam tôi sẽ phục vụ cho xã hội nhiều hơn". Có hai lý do chính
để các bạn nữ thích là nam: một là do hạn chế về dư luận xã hội, về thể chất, nhưng lý do thứ
hai khiến chúng ta phải quan tâm, là sự nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, trách nhiệm, cũng
như những nét nữ tính, những thiên chức mà chỉ có nữ mới có được. Nếu như nhận thức đầy
đủ về giới của mình, người nữ dễ dàng khắc phục được những khó khăn về giới tính như tính
nhút nhát, kinh nguyệt, làm việc rất tốt, vừa không sợ bị dư luận chê bai trong các quan hệ
khác giới, quan hệ tình yêu. Bên cạnh những suy nghĩ rất chín chắn (chiếm tần số rất ít) vẫn
còn nhiều lý do không thể chấp nhận được " người nam không có gì để mất ","nam không
phải chịu những hậu quả Có thể đứng ở góc độ trinh tiết, xã hội chỉ đặt vấn đề "trinh tiết "của
người phụ nữ, nhưng nếu theo quan điểm trên, do tư tưởng " không có gì để mất "dễ dẫn đến
những hành vi tự do, buông thả không biết đến hậu quả trong quan hệ nam nữ. Thực tế cho
thấy những người nam sống như vậy thì hậu quả cuối cùng phải tự rước vào thân những
"bệnh tật, suy nhược, nghiện ngập...". Để rồi cuối cùng "không có gì để mất "
Nhìn chung, nhận thức của một số sinh viên có phần sâu sắc, nhưng đa số thì lại hời hợt
thiếu sâu sắc, thiếu hiểu biết trong các biểu hiện giới tính của mình
2.5.2. Kết quả khảo sát về nguồn cung cấp kiến thức giới tính cho sinh viên:
1. Sách báo phim ảnh 3. Cha mẹ
2. Bạn bè 4. Tổ chức y tế
5. Tổ chức tư vấn tâm lý
Kết quả khảo sát cho thấy nguồn cung cấp kiến thức về giới tính ở các em chủ yếu qua
sách báo, phim ảnh. Thông qua báo chí các em hiểu hèm về vai trò, chức năng về giới tính
của mình .Tỉ lệ sinh viên hiểu các vấn đề giới tính thông qua sách báo, phim ảnh chiếm
75,66% cho thấy cần phải lưu ý đến các nguồn sách báo, phim ảnh trên thị trường. Đi vào tìm
93
hiểu sâu , chúng tôi nhận được một số câu trả lời của sinh v iên :" ph im bây giờ, ph im nào
cũng có cảnh tươi mát...", "phim Mỹ thiêu gì...". Đó là các nguồn rất nguy hại, cung cấp
những thông tin lệch lạc về giới tính. Những văn hóa phẩm độc hại một phần làm cho sinh
viên có cái nhìn sai lệch, các em đồng nhất "tình yêu là tình dục", chạy theo đời sống"tình ái",
để rồi gây ra những hậu quả tai hại cho bản thân, gia đình và xã hội.
Nguồn báo chí thì có phần đáng tin cậy, nhưng thực tế vẫn có những cuốn "tạp chí giả "
in lậu tràn lan mà trong đó viết những câu truyện " tình ái" lãng mạn, thiếu nét văn hóa như
truyện "Cô giáo Thảo".... Như vậy, nguồn cung cấp kiến thức giới tính chủ yếu cho các em
sinh viên vẫn mang trong mìn h nó những "mầm" độc hại, gây ảnh hưởng không ít đến nhận
thức, thái độ, hành vi của các em. Vì vậy, đây chính là vấn đề lớn mà các nhà quản lý văn
hóa, những nhà giáo dục cần quan tâm và có trách nhiệm đối với thế hệ tương lai của đất
nước
Nguồn cung cấp thứ hai về vấn đề giới tính là cha mẹ hoặc thầy cô, hay nói chung lại là
gia đình hoặc nhà trường. Mặc dù mới chiếm tỷ lệ 35,5% nhưng thực tế gia đình và nhà
trường có ảnh hưởng rất lớn trong việc cấp những kiến thức về giới tính cho sinh viên. Không
những bằng lời dạy mà cả lối sống, hành vi và cách xử sự trong gia đình cũng tác động đến
các em. Thông qua những môn học về sinh học, giáo dục rông dân, các em phần nào h iểu
được những kiến thức về giới tính. Nhưng gia đình và nhà trường hiện nay lại chưa có thể
cung cấp cho các em hệ thống tri thức hoàn chỉnh, các em muốn tìm hiểu về vấn đề gì thì tò
mò, học hỏi và tự vá đắp lên nhau những thông tin về giới tính. Do vậy, trong cách trả lời vẫn
thể hiện sự lúng túng, không thống nhất giữa các câu.
Một tỷ lệ 22,33% thu nhập kiến thức về giới tính từ bạn bè. Các em tự truyền cho nhau
những hiểu biết về giới tính của mình. Như đã nói, không phải sự hiểu biết nào của các em về
giới tính cũng là đúng. Trong sinh viên hiện nay vẫn còn tồn tại quan niệm yêu đương vội vã,
yêu nhiều, thiếu hiểu biết trong thể hiện giới tính của mình. Một phần lớn là do nhận thức
không đúng về các mối quan hệ giới tính mà nguồn ảnh hưởng trực tiếp là những biểu hiện,
những suy nghĩ của bạn bè ,bị"nhiễu xạ " lẫn nhau.
Sinh viên đã lớn nên c ó ý thức tìm hiểu những kiến thức về giới tính thông qua các tổ
chức tư vấn tâm lý, các tổ chức y tế. Các em có thể nhờ phòng tư vấn tâm lý giải đáp hộ
những thắc mắc, chỉ hộ cách ứng xử trong các vấn đề giới tính. Cũng không thể bỏ qua một
trong những nguyên nhân tại sao các em biết kiến thức giới tính thông qua tổ chức y tế ? Một
phần, là do các công tác tuyên truyền về dân số và kế hoạch hóa gia đình của tổ chức y tế,
94
phần thứ hai do những trải nghiệm mà phải nhờ y tế can thiệp như : nạo hút thai, các bệnh
phụ khoa..., mà các em hiểu thêm về vấn đề giới tính.
Việc cố gắng tìm hiểu những kiến thức về giới tính thông qua nhiều nguồn khác nhau
chứng tỏ sự khao khát hiểu biết về các vấn đề về giới tính ở sinh viên CĐSP.
2.5.3. Kết quả kháo sát về sự quan tâm của sinh viên đối với các vấn đề giới
tính :
Kết quả thu được : có 63,82% sinh viên đã trả lời quan tâm đến các vấn đề giới tính.
Đặc biệt, có 28,29% sinh viên có thái độ rất quan tâm đến vấn đề này. Có 7,89 % sinh viên
cho rằng không quan tâm. Tỉ lệ sinh viên chọn câu này là do có một số em chưa thật đặt nặng
các vấn đề quan hệ bạn khác giới - tình yêu ...mà chỉ dốc tâm vào việc duy nhất là "học tập",
nhưng số em còn lại chủ yếu do hiểu sai lệch về nội dung "giới tính " nên cứ nghĩ quan tâm
đến giới tính là quan tâm đến tình dục. Đây là sai lầm rất tai hại. Nhìn chung, có một số sinh
viên không quan tâm về vấn đề giới tính do nhận thức chưa đúng, đa số còn lại tỏ ra rất quan
đến vấn đề này. Thực tế, qua thái độ của sinh viên khi thảo luận chúng tôi đã thấy được " sự
quan tâm " và nhiệt tình của các em. Các em khao khát hiểu biết những vấn đề về giới tính và
có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề này. Đây là điều mà các nhà giáo dục cần quan tâm,
cần có hướng giải quyết để các em không phải trở thành những thầy cô thiếu hiểu biết về vấn
đề giới tính, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cả học sinh của các em sau này, để cho sinh viên
có đủ kiến thức về giới tính, xác định đúng vai trò, chức năng ... của mình trong các mối quan
hệ giới tính, tránh những hậu quả đáng tiếc, góp phần xây dựng một gia đình hạnh phúc trong
tương lai.
2.5.4. Nhận xét chung về các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về giới tính của
sinh viên :
Qua các kết quả nghiên cứu ở phần trên có thể cho thấy nhận thức của sinh viên bị tác
động bởi những yếu tố sau :
2.5.4.1. Những yếu tố khách quan
Những yếu tố khách quan hạn chế nhận thức về các vấn đề giới tính của sinh
viên:
- Phong tục, tập quán, dư luận xã hội ở nước ta còn nhiều thành kiến với một số nội
dung của giới tính, vì thế những hiểu biết về giới tính của các em còn nhiều hạn chế. Nhất là
các lĩnh vực về sinh lý giới tính, về sự lệch lạc giới tính, về các quan hệ tình yêu, tình dục .
95
Nước ta chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng, tập tục phong kiến , hiện nay đối với một
số ông, bà lớn tuổi, vẫn tỏ ra phê phán khi nghe các cháu nói chuyện về lĩnh vực này... quan
niệm " Nam nữ thụ thụ bất thân " vân còn ảnh hưởng thì làm sao họ truyền dạy cho con cháu
các vấn đề về giới tính được. Một số sinh viên do ảnh hưởng của quan niệm rằng đây là vấn
đề tế nhị, cần giấu kín nên dù rất muốn nghe, rất muốn tìm hiểu nhưng e dè , mắc cỡ hay tỏ
vẻ phớt lờ.
- Những nguồn cung cấp về giới tính chưa đáng tin cậy. Phần lớn sinh viên tìm hiểu các
kiến thức về giới tính thông qua sách báo, phim ảnh. Như đã phân tích ở trên, sách báo in lậu,
in trốn thuế, những chuyện nhố nhăng, những phim "sex "... đều là những nguồn văn hóa
phẩm độc hại, gây ảnh hưởng xấu, tiêu cực đến nhận thức về giới tính của các em, làm các
em hiểu sai các kiến thức về giới tính.
- Khá nhiều người lớn nhận thức về giới tính còn ở mức độ thấp hoặc có quan niệm sai
lầm về vấn đề này, họ nhầm lẫn tình dục là tình yêu, là tình bạn khác giới.... Vì vậy mà có
thái độ phê phán, lên án gay gắt khi mới nghe các em hỏi về vấn đề này. Có những bậc cha
mẹ cấm đoán con em không được có bạn khác giới, không tỏ ra tôn trọng những mối quan hệ
bạn khác giới, làm các em có nhìn nhận lệch lạc về mối quan hệ này. Phần lớn cha mẹ đều có
thái độ lẩn tránh khi được các con hỏi về vấn đề này. Vì vậy, mặc dù là sinh viên nhưng từ
nhỏ đến lớn các em không được dạy các kiến thức về giới tính, nên nhận thức của các em về
lĩnh vực này còn thấp. Còn nhiều lời thú nhận rất ngây ngô " Thực tình, em chưa bao giờ
nghe nói vấn đề này " thậm chí còn có sự nhầm lẫn tai hại giữa các khái niệm tình bạn khác
giới, tình yêu, tình dục. Hầu hết các sinh viên không đem những câu hỏi về giới tính ra hỏi
"ba, mẹ" mà tự tìm hiểu qua bạn bè. Và cũng có thể hỏi một vài thầy cô mà các em có dịp gần
gũi.
- Giáo viên đứng lớp tỏ ra rất thận trọng trong khuynh hướng trả lời cho các em. Có thể
nói trả lời ngắn gọn gây tò mò , có thể trả lời qua loa, đại khái.... Lại có khi thầy cô hiểu sai
các kiến thức về giới tính nên cung cấp cho các em những thông tin thiếu chuẩn xác. Nhà
trường tỏ ra e ngại khi giáo viên đứng lớp trình bày thực tế khao khát nhận thức về các vấn đề
giới tính, một số thầy cô khác thì tỏ ra không quan tâm. Như vậy, chính bản thân nhà giáo
vẫn chưa hiểu biết đúng và chưa có thái độ cởi mở khi bàn đến vấn đề này, thì nói gì đến việc
truyền thụ kiến thức cho các em .
- Bạn bè xung quanh các em vẫn chưa hiểu biết đúng về các vấn đề giới tính. thậm chí
có cả những biểu hiện chưa đúng về vấn đề này. Vì vậy, những kiến thức về giới tính mà các
em thu nhập từ bạn bè chưa chuẩn xác .
96
Những yếu tố khách quan góp phần nâng cao nhận thức giới tính của các em :
- Sự quan tâm của xã hội, của các nhà giáo dục, nhà khoa học , của các phụ huynh về
vấn đề giới tính đóng vai trò rất quan trọng. Họ đã góp rất nhiều công sức để nghiên cứu, tìm
hiểu và xây dựng hệ thống chương trình nhằm cung cấp cho các em những kiến thức chuẩn
xác về giới tính .
- Những hoạt động của các tổ chức tư vấn tâm lý, tổ chức y tế nhằm giúp các em hiểu
đúng các vấn đề xung quanh lĩnh vực giới tính. Đặc biệt trong thời gian gần đây, ở TP HCM
nhà văn hóa phụ nữ, văn hóa thông tin đã tổ chức các lớp học " Dự bị hôn nhân và gia đình",
"CLB trước hôn nhân ", " CLB tuổi hoa" nhằm chuẩn bị tâm thế, hành trang cho các em bước
vào cuộc sống hôn nhân .
- Các nguồn báo chí chính thức như báo Phụ nữ, Thanh niên.... đều có những bài viết
của các nhà chuyên môn về lĩnh vực này. Đặc biệt, tạp chí "Kiến thức ngày nay" có in một
tập san với tựa đề "Giáo dục giới tính" với nhiều thông tin đáng tin cậy, giúp các em nâng cao
nhận thức của mình về các vấn đề giới tính .
2.5.4.2. Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhân thức về các vấn đề giới tính của
sinh viên :
Sinh viên rất quan tâm đến các vấn đề giới tính nên có ý thức tìm hiểu. Nhưng
những kiến mà các em tích lũy được có phần nào rời rạc, thiếu hệ thống, đôi
khi sai lệch .
Do ảnh hưởng của quan niệm lệch về giới tính nên các em tỏ ra e ngại, không
muốn đề cập đến các vấn đề giới tính. Điều này làm hạn chế nhận thức của các
em về vấn đề giới tính .
Sự hiểu biết về các vấn đề giới tính còn ở mức thấp :
- Chỉ nắm những kiến thức có tính chất kinh nghiệm, thiếu tính lý luận, hệ thống hóa,
khái quát hóa .
- Nhiều quan niệm không đúng về những vấn đề giới tính.
- Có nhiều sinh viên vẫn hiểu sai, xem giới tính chỉ là chuyện yêu đương nam nữ, là
vấn đề tình dục...
Không chỉ những tác động của những biểu hiện về giới tính chưa lành mạnh
ngoài xã hội, mà ngay cả hành vi các bạn xung quanh các em, hoặc chính của
bản thân các em còn tỏ ra thiếu hiểu biết về giới tính.
97
Các em có những câu nói, hành vi đùa cợt với các bạn kh ác giới không đúng với biểu
hiện giới tính của mình. Thậm chí chịu cả những hậu quả nặng nề do hành vi thiếu hiểu biết
của mình gây nên .
Nhìn chung, thái độ của sinh viên về các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm
của giới tính trong tình yêu, tình dục ... là nghiêm túc .
Điều này phản ánh nhận thức của các em về giới tính gắn liền với những phẩm chất đạo
đức. Có em tỏ ra nghiêm túc khi thảo luận, khi trả lời các vấn đề này. Đây là yếu tố tích cực
góp phần nâng cao hiểu biết về giới tính của các em.
98
PHẦN THỨ BA : KẾT LUẬN CHUNG
1. Kết luận:
Nhận thức về giới tính là một vấn đề rất quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ đối với
cuộc sống hạnh phúc của từng cá nhân, gia đình và xã hội. Hệ thống kiến thức về giới tính rất
đa dạng, phong phú được lồng ghép vào nhiều bộ môn khác nhau trong nhà trường, vào nhiều
môn giáo dục khác nhau.
Tuy vậy, đối với chúng tôi và nhiều người khác, đây là phần kiến thức hết sức mới mẻ,
vì vậy trong quá trình làm đề tài và kết quả của đề tài còn nhiều thiếu sót, chúng tôi mong
được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện sau này. Dựa trên những kết quả thu được chúng tôi
đưa ra một số kết luận sau :
Sinh viên đã có những hiểu biết nhất định về vấn đề giới tính, có các quan
niệm khá nghiêm túc trong các mối quan hệ giới tính. Tuy vậy, sự hiểu biết còn rời
rạc, thiếu hệ thống. Bên cạnh một số ít sinh viên có nhận thức khá sâu sắc về vấn đề
giới tính, thì còn có một số em hiểu sai lệch về vấn đề này. Từ cách biểu hiện sai
lệch, nên trong sinh viên vẫn có những biểu hiện thiếu hiểu biết về giới tính, thậm
chí đã có những hậu quả tai hại... do quan hệ tình dục gây nên.
Xét theo từng phần cụ thể thì nhận thức của sinh viên về phần 2.1 (nguồn gốc, sự lệch
lạc giới tính) còn ở mức độ thấp, có những vấn đề chỉ có 1/3 số sinh viên trả lời đúng. Như
vậy cần phải lưu ý vào việc cung cấp cho sinh viên về những vấn đề này . Ở phần 2.2 thì sự
hiểu biết của sinh viên có chiều hướng gia tăng. Các em có nhận thức nghiêm túc về việc gắn
liền trách nhiệm của mỗi giới trong các mối quan hệ tình yêu , tình dục ... Hầu hết các em
không tán thành những mối quan hệ tình dục bồng bột, xa rời trách nhiệm, xa rời hôn nhân. Ở
phần 2.3 khi nhận thức về những vai trò, trách nhiệm dễ nhận biết của người đàn ông hay đàn
bà trong gia đình, thì tỷ lệ sinh viên trả lời đúng rất c ao. Nhưng nếu đi vào những vai trò cần
có sự hiểu sâu, phân tích sâu một tý, thì các em rơi vào tỷ lệ sai nhiều hơn.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về vấn đề giới tính của các em
sinh viên:
Yếu tố chủ quan:
- Vì sinh viên tỏ ra quan tâm đến các vấ n đề giới tính, nên các em dễ tiếp thu những
kiến thức chưa được chuẩn, chưa mang tính chính xác, dẫn đến nhận thức sai lệch.
99
- Chính vì sự hiểu biết còn thiếu sâu sắc, rời rạc, thiếu chính xác nên dẫn đến những
biểu hiện chưa đúng với giới tính của mình. Đặc biệt, hiểu biết của một số sinh viên nữ về
vấn đề có liên quan đến giới của mình còn hạn chế và hời hợt, dẫn đến thái độ "thích được
làm phái nam" và cho rằng mình là nữ nên chịu nhiều bất công.... Một số bạn gái khác nhìn
nhận: "em rất giống con trai từ cách ăn mặc, đến việc đi đứng..."
- Hành vi giới tính của các bạn xung quanh có tác động đến nhận thức về giới tính của
sinh viên. Các bạn nữ thích là nam vì để "khỏi tốn tiền về thời trang" ... Một số sinh viên
đồng nhất tình bạn khác giới với tình yêu, tình yêu với tình dục, là do "thấy" các bạn như
vậy...
Yếu tố khách quan:
- Những quan niệm, định kiến xã hội hạn chế nhận thức về giới tính của sinh viên. Các
biểu hiện sai lệch trong các mối quan hệ giới tính ở ngoài xã hội có tác động vào quan niệm
của các em. Sinh viên cho rằng "Yêu một lúc nhiều người để phòng xa , hỏng đám này còn có
đám khác..."
- Nhà trường, gia đình vẫn chưa phát huy được công tác GDGT của mình. Nguồn cung
cấp kiến thức chủ yếu cho các em là sách báo, phim ảnh, bạn bè. Một số em tự tìm hiểu qua
các tổ chức tư vấn.
Từ kết quả trẽn chúng tôi đưa ra một số kiến nghị:
- Đôi với nhà nước : cần quan tâm thích đáng đối với việc nghiên cứu đưa GDGT vào
nhà trường. Đồng thời có những biện pháp mạnh nhằm làm trong sạch các nguồn văn hóa
phẩm độc hại, các tụ điểm không lành mạnh như mãi dâm..., xử phạt nghiêm minh đối với kẻ
dụ dỗ các em vào con đường mãi dâm , đồng tính luyến ái ...
- Đối với ngành giáo dục -Đào tạo và các Bộ , ngành liên quan: Cần nhanh chóng thực
hiện chương trình GDGT ở nhà trường sư phạm với nội dung, phương pháp phù hợp với trình
độ hiểu biết của các sinh viên.
- Đối với nhà trường : Tổ chức các hoạt động ngoại khóa của Đoàn trường, Đoàn khoa
nhằm bồi dưỡng cho sinh viên những kiến thức hệ thống về giới tính. Nhà trường cần thực
hiện nghiêm túc và tạo mọi điều kiện để có thể đưa GDGT vào giảng dạy cho sinh viên, và
giảng dạy có hiệu quả.
- Đối với gia đình : cần có thái độ nghiêm túc vừa chân thành giảng giải cho con những
vấn đề thắc mắc, vừa dễ hiểu vừa chính xác. Muốn vậy, các bậc phụ huynh cần tự bồi dưỡng
100
kiến thức đúng đắn, chính xác, vừa có thái độ rõ ràng tích cực, vừa phải giữ gìn chính hành vi
giới tính của mình.
- Đối với bản thân sinh viên : Nâng cao khả năng tự giáo dục, tự bồi dưỡng những kiến
thức khoa học về giới tính. Tránh những lời nói, cử chỉ thiếu hiểu biết về giới tính. Không
truyền cho bạn những quan niệm tiêu cực về giđi tính. Trong các mối quan hệ giới tính,
những gì chưa rõ, chưa lường được hậu quả không nên liều lĩnh kiểu "nhắm mất đưa chân", "
Thây kệ nó"..., để tránh những hậu quả đáng tiếc. cần phải biết tương trợ, giúp đỡ nhau, cùng
nhau học hỏi từ những nguồn thông tin quý báu, tránh tụ tập, tuyên truyền, cho nhau xem
những văn hóa phẩm xấu ...
Các em sinh viên cần nên tránh sự trêu chọc, gán ghép, nhầm lẫn quan hệ khác giới với
tình yêu ...
2. Đề xuất một số biện pháp sử dụng góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên
về các vấn đề giới tính:
2.1. Phương hướng chung
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy cần phải nâng cao sự hiểu biết của các em về
các vấn đề giới tính. Từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về
vấn đế giới tính, có thể rút ra một số hướng chung như sau :
- Cần làm cho mọi người thấy rõ tầm quan trọng của việc hiểu đúng hiểu biết sâu, toàn
diện các vấn đề giới tính. Nhất là các bậc cha mẹ phụ huynh, các thầy cô đứng lớp phải có
hiểu biết hệ thống, khoa học về vấn đề này.
- Cần tạo ra một dư luận xã hội quan tâm đến các vấn đề giới tính. Thông qua các hình
thức hoạt động đoàn thể, các phong trào thi hùng biện .
- Cần cung cấp những thông tin về giới tính một cách chuẩn xác và rộng khắp trên các
báo, đài, tivi .... để mọi người có sự hiểu biết về vấn đề này. Đặc biệt, giúp họ thay đổi quan
niệm né tránh các vấn đề này, cũng như phải làm trong sạch các môi trường văn hóa, triệt để
bài trừ những văn hóa phẩm độc hại, nhất là lĩnh vực giới tính.
- Cần tác đ ộng vào thái đ ộ củ a các em kh i n hận thức vấn đ ề giới tín h, phải có sự
nghiêm túc và quan tâm thì mới nâng cao trình độ hiểu biết của mình.
- Cần bồi dưỡng và nâng cao trình độ kiến thức giới tính cho giáo viên.
101
- Cần nâng cao hoạt động ngoại khóa của nhà trường, thắt chặt môi quan hệ hợp tác
giữa các tổ chức tư v ấn, tổ chức y tế, các đ oàn thể với v iệc giáo d ụ c giới tín h trong n h à
trường. Tạo nên sự thống nhất đồng bộ giữa các lực lượng góp phần năng cao chất lượng giáo
dục.
2.2. Một số biện pháp cụ thể
Để đạt được mục đích nâng cao chất lượng trình độ hiểu biết của sinh viên về các vấn
đề giới tính, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sư phạm chính như sau :
+ Xây dựng một nội dung giáo dục giới tính (GDGT) thích hợp cho sinh viên và cần cố
gắng triển khai việc GDGT cho sinh viên. Kết hợp nhiều phương pháp dạy nhằm phát huy
tích cực tìm hiểu những kiến thức khoa học về giới tính ở sinh viên.
+ Đào tạo đội ngũ giáo viên vừa nắm vững kiến thức, có sự hiểu biết sâu sắc các vấn đề
giới tính, vừa có phương pháp giảng dạy tốt. Giáo viên đứng lớp phải biết trình bày các vấn
đề về giới tính sao cho vừa tế nhị vừa khoa học. Giáo viên biết cách trình bày các kiến thức
rõ ràng, tác phong vừa nghiêm túc, vừa tự nhiên. Việc sử dụng ngôn ngữ phải thận trọng vừa
mang tính trong sáng, gần gũi nhưng vẫn mang đầy tính khoa học, chuẩn xác. Giáo viên cần
kề cận với sinh viên để hiểu rõ hơn về các đặc điểm tâm lý giới tính, về những biểu hiện thiếu
lành mạnh về vấn đề giới tính.
+ Kết hợp giữa ba lực lượng giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Cần làm cho cha
mẹ hiểu rằng phải cung cấp những kiến thức về giới tính cho các con một cách nghiêm túc,
tránh cho sinh viên khỏi bị những p hần tử xấu lôi kéo vào những việc sai trái. Nhà trường, gia
đình cần giáo dục cho con thái độ nghiêm túc trong quan hệ giới tính. Đoàn thể cần tổ chức
nhiều hoạt động tích cực về vấn đề giới tính như thảo luận, tư vấn, hái hoa dân chủ, hùng
biện .... Một mặt, tạo ra một d ư lu ận tích cực qu an tâm đ ến v ấn đ ề giới tín h một cách h ệ
thống, khoa học. Mặt khác, để các em ít bị những phần tử xấu lôi kéo vào những tệ nạn xã
hội.
+ Tiếp tục nghiên cứu các tài liệu, các sự kiện liên quan tới GDGT ở trong và ngoài
nước, nhằm xây dựng ngày càng tốt hơn hệ thống chương trình GDGT, đồng thời tìm ra
những phương pháp giáo dục hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng GDGT. Nhằm mục đích
trang bị cho sinh viên một hệ thống trí thức về giới tính vừa hoàn thiện và sâu sắc.
+ Chú ý đến các hình thức tuyên truyền, hướng dẫn giải thích các vấn đề giới tính qua
báo đài, truyền hình... cần nêu rõ sự cần thiết của việc hiểu biết về giới tính, tạo điều kiện
cho phụ huynh, nhà trường và mọi người khác thấy được tầm quan trọng của sự hiểu biết về
102
các vấn đề giới tính. Góp phần nâng cao sự chấp nhận GTGT ở họ, đồng thời làm họ giảm
bớt thái độ quá khắt khe khi nhìn nhận các vấn đề liên quan đền giới tính. Hạn chế phần nào
những cấm đoán vô lý như không cho con có bạn khác giới, tạo dư luận xã hội thuận lợi cho
viện GDGT cho sinh viên.
Tóm lại, các biện pháp trên không phải là vạn năng, chúng có mối quan hệ chặt chẽ vì
vậy cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDGT cho
sinh viên .
Cuối cùng, chúng tôi rất mong được những ý kiến quý báu từ quý thầy cô giáo và
những ai quan tâm tới vấn đề này để cho luận văn của chúng tôi được hoàn thiện hơn .
103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.x Makarencô - Sách viết cho các bậc phụ huynh - NXB Viện hàn lâm khoa học
Liên Xô - 1957.
2.A.v. Pelmvski - Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, tập I, 2 -NXB Giáo dục
Hà nội 1992 - Đặng Xuân Hoài và Đỗ Văn dịch.
3. Nguyễn Quốc Anh (ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình )- Việt Nam dân số tài
nguyên - môi trường và phát triển bền vững- Hà Nội- 1996
4. Giáo SƯ Lê văn Anh, Bác sĩ Thu Thúy, Bác sĩ nguyễn Văn Kha -Phép dưỡng thai và
phương pháp nuôi dạy trẻ -NXB Đồng Nai -1994
5. Ban tuyên huấn trung Ương Đoàn - Tuổi trẻ tình yêu hôn nhân và hạnh phúc - NXB
Hậu Giang- 1989
6. Lê Thị Bừng - Tình yêu nhìn lừ góc độ giáo dục - NXB giáo dục -1997
7. Hoàng Chúng - Phướng phái") thống kê toán học trong khoa học giáo dục - NXB
Giáo dục -1982
8. D.Kapuskin và F Gordeenin - Để có hạnh phúc trong hôn nhân -NXB Thanh niên -
1989 Chậu Hạch dịch
9. D. Marova và D. Machâylsếch .... Giáo dục con em trong gia đình không toàn vẹn -
NXB Giáo dục -1991- Lê Văn Trúc dịch
10. Pr.Vladirmir Sakhizanhia - Trò chuyện vói bác sĩ về những vấn đề giới tính - NXB
y học Hà Nội -1998 - Nguyệt Nga dịch
11. D.v Kolexov - Trò chuyện về GDGT - NXB Giáo dục Macxcơva - 1986 - Kiều
Minh dịch
12. Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Văn Lê - Giáo dục giới tính -NXB Đại học quốc gia Hà
Nội -1997
13. E.I Axkovic - Tâm tình thiếu nữ - NXB Phụ nữ -1984
14. E.I Xec-maij-cơ - 142 tình huống giáo dục gia đình- NXB Giáo dục - 1991
15. Phạm Hoàng Gia - Minh Đức - vấn đề GDGT cho thanh thiếu niên - Tạp chí Giáo
dục - 1989
104
16. Phạm Hoàng Gia - Minh Đức - Tình bạn và tình yêu - NXB Thanh niên - 1983
17. Thiên Giang - Giáo dục sinh lý trỏ em - NXB Mũi Cà Mau -1993
18. Hội nghị về giáo dục đời sống gia đình và giới tính TP .HCM -1989 - VIE/88/80
19. Phạm Minh Hạc - Lê Khanh - Trần Trọng Thủy - Tâm lý học tập 1+2 - NXB Giáo
dục - 1992
20. Phạm Minh Hạc -Trần Trọng Thủy- Phạm Hoàng Gia - Nguyễn Quang Uẩn - Tâm
lý học - NXB Giáo dục 1992
21. Ngô Đặng Minh Hằng - Giáo dục đùi sống gia đình - Hà Nội -VIE /88/P09
22. PTS , PGS Bùi Văn Huệ - Cơ sở tâm lý học xã hội của giáo dục dân số-1992-VIE
/88/PiO
23. I. Kusinitz và Morlon Gfine - Tinh yêu,tình dục và gia đình - NXB TP Hồ Chí Minh
- 1989 - Thạch Bình và Nguyễn Đình Độ dịch
24. Iu .1. Kusnirik - Ap .Sebakov - Tình dục học Phổ thông - NXB y học Hà Nội - 1988
- Nguyễn Bá Kim dịch
25. I. Ph. Yunđa và I. X. Kôn - Quan hệ gia đình - NXB Tổng hợp Kiên Giang - 1989
26. I.X.Côn - tâm lý học thanh niên -NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh -1983-Phạm
Minh Hạc và Ngô Hào Hiệp dịch
27. Kiến thức bách khoa thanh niên-sức khỏe và hạnh phúc gia đình-NXB Trẻ -1993
28. Kiến thức ngày nay -Giáo dục giới tính tập 1+2-NXB Trẻ-1997
29. Đặng Phương Kiệt-Nguyễn Khắc Viện -Tâm lý học và đời sống -1988
30. N.D Lêvilov-Tâm lý học trẻ em và tâm lý học SƯ phạm -NXB Giáo dục Hà Nội -
1990
31. Nguyễn Hữu Nghĩa -Bùi Ngọc Oanh -Triệu Xuân Quýnh-Tâm lý học tập 2+3 -
Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh -1987
32. Nguyễn Bích Ngọc -MỘt số ý kiến về Giáo dục giới tính - Tài liệu VIE- XX- P09
33. Lệ Nguyên và Phạm Ngọc - Khoa học về lình yêu và hôn nhân -NXB Cửu Long-
1986
34. GSTS Hoàng Đức Nhuận (chủ biên) -Một số vấn đề cơ bản về giáo dục dân số-Hà
Nội -1995- Dự án VIE/94/P01
105
35. GSTS Hoàng Đức Nhuận (chủ biên)- Tài liệu hướng dẫn giảng dạy về giáo dục dân
số - Hà Nội - 1995 - Dự án VIE-94-P01
36. Maurice Ticche - Giúp trẻ nên người -NXB Thanh niên-1988
37. Nguyễn Đức Minh -Đặng Xuân Hoài-Phạm Hoàng Gia-Đỗ Hồng Anh- Ngô Đặng
Minh Hằng -Những vấn đề đánh giá trong GDDS - 1986-VIE 88/P09
38. Nguyễn Quang Minh -GDGT dưới góc độ sinh học -sinh lý học -VIE88/P09
39. Nguyễn Thị Oanh-Gia đình nhìn từ góc độ xã hội học -1995
40. Bùi Ngọc Oánh-Những vấn đề cơ bản trong việc GDGT cho thanh niên Thành phố
Hồ Chí Minh
41. Bùi Ngọc Oánh-Những yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận GDGT cho thanh niên học
sinh-1988
42. Vương Tuệ Quân -Phụ nữ với sự nghiệp và tình yêu -NXB phụ nữ -1994-Hải Dân
dịch
43. Bác sĩ Trần Bồng Sơn-Thắc mắc biết hỏi ai? - NXB Trẻ-1993
44. Nguyễn Ánh Tuyết -Trần Trọng Thủy -Nguyễn Thị Đoan -Dạy con theo khoa học -
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
45. Trần Trọng Thủy(chủ biên)-Giáo dục đời sống gia đình — 1990-VIE/88/P09
46. Trần Trọng Thuỷ-Khoa học chẩn đoán tâm lý -NXB Giáo dục -1992
47. Bác sĩ Lê Văn Tri và Minh Phương -Hỏi, đáp về giới tính và tình dục -NXB Y học
Hà Nội -1997
48. Đức Uy-Tâm lý vợ chồng trẻ -NXB thanh niên-1988
49. V.A Krucnelxki-Những cơ Sở tâm lý SƯ ph ạm -Sở giáo dục thành phố Hồ Chí
Minh -1997-Trần Thị Qua-Trần Trọng Thủy dịch.
50. Z.Snabl-Điều khó nói trong tình yêu -NXB Phụ nữ -1998
106
PHỤ LỤC
BẢNG THĂM DÒ Ý KIẾN (ĐỢT I)
Các bạn sình viên thân mến !
Để thu lượm những thông tin bổ ích về giới tính, chúng tôi rất mong nhận dược những
ý kiến riêng của bạn về những vấn đề sau :
A1. Theo bạn giới tính là gì ? (dánh dấu X vào câu đúng nhất)
1. Giới tính là nam hay nữ '
2. Giới lính là chuyện yêu đường nam nữ
3. Giới tính là những đặc điểm tạo nên sự khác biệt nam, nữ
4.Giới lính là chuyện vợ chồng.
A2. Theo bạn. yếu tố nào quyết định giới tính của thai nhi ? (chọn 1 trong 3)
1. Tinh trừng 2. Trứng
3. Cả tinh trùng lẫn trứng
A3. Giới tính (sinh học) của con người được hình thành từ lúc nào ? (chọn 1 trong
4 )
1. Lúc mới thụ tinh 2. Lúc đứa trẻ mới sinh ra
3. Ớ lứa tuổi dậy thì 4. Khi lập gia đình
A4. Khuynh hướng đồng tính luyến ái là: (chọn 1 trong 3)
1. Khuynh hướng mến mộ người cùng phái ở lứa tuổi mới lớn.
2. Khuynh hướng tình dục cố định với người cùng giới ở lứa tuổi trưởng thành.
3. Khuynh hướng này "ái" người bạn khác giới, mai "ái" người bạn cùng giới.
A5. Đồng tính luyến ái chỉ xẩy ra ở : (chọn 1 trong 3)
1. Lứa tuổi dậy thì (tuổi mới lớn)
2. Lứa tuổi dã trưởng thành 3. Ớ mọi lứa tuổi
A6. Theo bạn đồng tính luyến ái nam hay đồng tính luyến ái nữ chính là: (chọn 1
trong 4)
107
1. Là sự yêu thầm, nhớ trộm người cùng giới tính của mình
2. Là sự tôn thờ, say mê đối với người cùng giới.
3. Là biểu hiện rất thân mật như cặp kè nhau, nắm tay nhau giữa hai người cùng giới.
4. Là sống với nhau như vợ chồng, có quan hệ tình dục giữa hai người cùng giới
A7. Bạn có tán thành hiện tượng đồng tính luyến ái không ?
có không
Theo bạn, mguyên nhân nào dân đến đông tính luyến ái?.. do dễ lây sida.....
.........................................................................................................................
B1. Bạn đồng ý hay phản đối vói quan niệm : "Trinh tiết là tiêu chuẩn quan trọng
nhất để đánh giá trị đạo đức của người con gái"
Đồng ý Phản đối
B2. "Quan hệ tình dục ngoài hôn thú có thể chấp nhận đối với nam giới "
Đồng ý Phản đối
B3 "Có thai trước khi cưới là điều cần nghiêm khắc lên án "
Đồng ý Phản đối
B4. Theo bạn tình bạn khác giới là gì ? (chọn 1 trong 4 )
1. Là chuyện yêu đương nam, nữ
2. Là thời kỳ chuẩn bị dể di đến tình yêu
3.Là sự gắn bó giữa hai người khác giới trên cơ sở hợp nhau về nhiều mặt
4.Là cảm xúc giới tính ở tuổi dậy thì.
B5. Theo bạn, tình yêu là gì (chọn 1 trong 4)
1. Là sự hấp dẫn đặc biệt về giới tính.
2.Là tình bạn khác giới
3.Là quan hệ tình dục giữa nam và nữ
4.Là sự hòa hợp giữa nam và nữ về nhiều mặt
B6. Theo bạn, tình bạn khác g iới có đặc điểm gì khác so với tình yêu ? (chọn 1
trong 4 phương án sau)
108
1.Trong tình bạn khác giới không có quan hệ tình dục còn trong tình yêu điều
đó có thể có.
2.Tình yêu là sự hòa hợp cao độ còn tình bạn khác giới chỉ là những cảm xúc
giới tính.
3. Trong tình bạn khác giới có một khoảng cách nhất định còn tình yêu là sự hòa
hợp tuyệt đối.
4. Có thể kết bạn với nhiều người khác giới nhưng chỉ có thể yêu một người
B7. Bạn Có thể nghĩ rằng trong một lúc yêu nhiều người để : ( chọn 1 trong 4)
1. Để lựa chọn bạn đời phù hợp
2. Để phòng xa hỏng đám này có đám khác
3. Chứng tỏ mình được yêu nhiều
4. Không thể chấp nhận như thế
B8. Bạn hãy đánh dấu X vào trước những biểu hiện về giới tính mà bạn thường
thấy trong sinh viên hiện nay.
1. Trong tình bạn khác giới có những biểu hiện khá thân mật, suồng sã....
2. Đã có những biểu hiện tai hại do yêu đương (mang thai...)
3. Có những biển hiệu yêu dương vội vã và yêu nhiều
4. Thiếu hiểu biết trong cách biểi hiện giới Lính của mình.
Cl. Theo bạn, nữ giới sau khi lập gia đình nên : (chọn 1 trong 3)
1.ở nhà chăm sóc chồng con
2.Làm việc ngoài xã hội là chính, việc nhà có người giúp việc
3.Vừa làm việc ngoài xã hội, vừa làm việc trong gia đình.
C2. Theo bạn, công việc gia đình (nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp....) là công việc (chọn 1
trong 4)
1. Nặng nhọc dành cho nam giới
2.Nhẹ nhàng dành cho nữ giới
3.Công việc nặng cần có sự phân công giữa các thành viên
109
4.Công việc nhẹ nhàng mà con cái phải có trách nhiệm làm.
C3. Bạn đồng ý vứi ý kiến nào dưới đây : (chọn 1 trong 4)
1. Người đàn ông chỉ có trách nhiệm kiếm tiền
2.Người đàn bà chỉ có trách nhiệm lo nội trợ, dạy dỗ con cái
3.Cả hai người cùng giới có trách nhiệm lo kiếm sống, lo việc nhà
4.Cả hai người phải lo kiếm sống, việc nhà và chăm sóc con cái đã có người
giúp việc.
C4. Bạn hãy đánh dấu + vào ô tương ứng với vai trò người đàn ông và đánh dấu -
vào ô tương ứng với vai trò người đàn bà trong gia đình.
Là chồ dựa tinh ihần cho cả gia đình
Là người thầy đầu tiên của các con
Là người quản lý của cải vật chất
Là hạt nhân tình cảm
Là người nội trợ trong gia đình
Là nền tảng kinh tế của gia đình
C5. Bạn hãy xếp thứ tự ưu tiên từ một đến năm những hoạt động mà phụ nữ nên
tham gia.
Tham gia hoạt động thể dục thể thao
Tham gia các công tác xã hội lừ thiện
Tham gia nghiên cứu khoa học
Tham gia các khoa nữ công gia chánh
Tham gia các hoạt động chính trị (trong chính quyền)
D1. Nếu có khả năng tự lựa chọn giứi, bạn thích mình sẽ là : (chọn 1 trong 2)
Nam Nữ
Bạn cho biết lý do bạn thích được như vậy :........... Quyết tâm cao, dễ tiến thân
D2. Bạn biết những kiến thức về giới tính thông qua :
Sách báo, phim ảnh Cha mẹ hoặc thầy cô
110
Bạn bè Tổ chức y tế Tổ chức tư vấn tâm lý
D3. Bạn có quan tâm đến vân đề giới tính không ?
Rất quan tâm Không quan tâm Quan tâm
Xin bạn vui lòng cho biết đôi điều về bản thăn :
Nam Nữ
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của bạn !
111
BẢNG THĂM DÒ Ý KIẾN (ĐỢT II)
Các bạn sinh viên thân mến !
Để thu lượm những thông tin bổ ích về giới tính, chúng tôi rất mong nhận được những
ý kiến riêng của bạn về những vấn đề sau :
A1. Theo bạn giới tính là gì? (đánh dấu X vào câu đúng nhất)
1. Giới tính là nam hay nữ
2.Giới lính là chuyện yêu đương nam nữ
3.Giới lính là những đặc điểm tạo nên sự khác biệt nam, nữ
4.Giới lính là chuyện vợ chồng.
A2. Theo bạn, yếu tố nào quyết định giới tính của thai nhi ? (chọn 1 trong 3)
1. Tinh trùng 2. Trứng
3. Cả tinh trùng lẫn trứng
A3. Giới tính (sinh học) của con người được hình thành từ lúc nào (chọn 1 trong 4
câu)
1. Lúc mới thụ tinh 2. Lúc đứa trẻ mới sinh ra
3. Ở lứa .tuổi dậy thì 4. Khi lập gia đình
A4. Khuynh hướng đồng tính luyến ái là: (chọn 1 trong 3)
1.Khuynh hướng mến mộ người cùng phái ở lứa tuổi mới lớn.
2.Khuynh hướng tình dục cố định với người cùng giới ở lứa tuổi trưởng thành.
3.Khuynh hướng này "ái" người bạn khác giới, mai "ái" người bạn củng giới.
A5. Đồng tính luyến ái chỉ xảy ra ở : (chọn 1 trong 3)
1. Lứa tuổi dậy thì (tuổi mới lớn)
2. Lứa tuổi đã trưởng thành
3. ở mọi lứa tuổi
A6. Theo bạn, đồng tính luyến ái nam hay đồng tính luyến ái nữ chính là : (chọn 1
trong 4)
1.Là sự yêu thầm, nhớ trộm người cùng giới tính của mình
112
2.Là sự tôn thờ, say mê đối với người cùng giới.
3.Là biểu hiện rất thân mật như cặp kè nhau, nắm tay nhau giữa hai người
cùng giới.
4. Là sống với nhau như vợ chồng, có quan hệ tình dục giữa hai người cùng giới.
B4. Theo bạn tình bạn khác giới là gì ? (chọn 1 trong 4 )
1. Là chuyện yêu đương nam, nữ
2.Là thời kỳ chuẩn bị để đi đến tình yêu
3.Là sự gắn bó giữa hai người khác giới trên cơ sở hợp nhau về nhiều mặt
4.Là cảm xúc giới tính ở tuổi dậy thì.
B5. Theo bạn, tình yêu là gì ? (chọn 1 trong 4)
1. Là sự hấp dẫn đặc biệt về giới tính. ;
2.Là tình bạn khác giới
3.Là quan hệ tình dục giữa nam và nữ
4.Là sự hòa hợp giữa nam và nữ về nhiều mặt
B6. theo bạn, tình hạn khác giới có đặc điểm gì khác so với tình yêu ? (chọn 1 trong
4 phương án sau)
1. Trong tình bạn khác giới không có quan hệ tình dục còn trong tình yêu điều dó có
thể có.
2. Tình yêu là sự hòa hợp cao độ còn tình bạn khá c giđi chỉ là những cảm xúc giới
tính.
3.Trong lình bạn khác giới có một khoảng cách nhất định còn tình yêu là sự
hòa hợp tuyệt đối.
4.Có thể kết bạn với nhiều người khác giới nhưng chỉ có thể yêu một người.
C2. theo bạn công việc gia đinh (nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp....) là công việc (chọn 1
trong 4)
1. Nặng nhọc dành cho nam giới
2.Nhẹ nhàng dành cho nữ giới
113
3.Công việc nặng cần có sự phân công giữa các thành viên
4.Công việc nhẹ nhàng mà con cái phải có trách nhiệm làm.
Hãy đánh dấu + v ào ô tương ứng với vai trò ngươi đàn ông v à đánh dấu - với vai trò
người đàn bà trong gia đình
Là người thầy đầu tiền của các con
Là người quản lý của cải vật chất
Xin bạn vui lòng cho biết đôi điều về bản thân :
Nam Nữ
Ký hiệu :
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của bạn !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_nhan_thuc_ve_cac_van_de_gioi_tinh_cua_sinh_vien_cao_dang_su_pham_tp_ho_chi_minh_9615.pdf