Tiếp tục thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục khác về các lĩnh vực: mục tiêu,
chương trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo,
cán bộ quản lý giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh; hệ thống văn bằng, chứng chỉ; cơ sở
vật chất và thiết bị trường học; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh
vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả của việc
thực hiện Quy chế đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học (Ban hành kèm theo
Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo) đối với các cơ sở đào tạo có hình thức vừa làm vừa học.
205 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân tích một số nhân tố tác động đến chất lượng giáo dục đại học hệ vừa làm vừa học trong khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
1. Danh sách cơ quan, cán bộ được phỏng vấn sâu
2. Bảng hỏi: phỏng vấn sâu giảng viên đang giảng dạy đại học hệ vừa làm vừa học
khối ngành kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh
3. Bảng hỏi: phỏng vấn sâu sinh viên đang học đại học hệ vừa làm vừa học khối
ngành kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh
4. Bảng hỏi: phỏng vấn sâu lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp đang sử dụng lao
động tốt nghiệp đại học hệ vừa làm vừa học
5. Phiếu điều tra khảo sát gửi các đối tượng: Cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên
dạy hệ vừa làm vừa học, sinh viên đã tốt nghiệp hệ vừa làm vừa học, sinh viên
đang đi học hệ vừa làm vừa học khối ngành kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh,
doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có sử dụng lao động tốt nghiệp hệ vừa làm vừa
học.
DANH SÁCH PHỎNG VẤN SÂU
Cơ quan công lập và doanh nghiệp
1. BỘ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO
Nguyễn Thị Thu Hà - Chuyên viên vụ Giáo dục Đại học
Lã Quỹ Đôn- Phó vụ trưởng vụ công tác học sinh sinh viên
Nguyễn Hải Thập- Phó cục trưởng cục quản lý Nhà giáo
Nguyễn Vân Anh- Phó viện trưởng viện Khoa học Giáo dục
Trần Thị Hà- Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học
2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng
PGS TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai
TS. Phan Thị Thục Anh
PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà
3. VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TS. Nguyễn Thu Hường
TS. Đặng văn Dân
4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI (Viện Kinh tế và Quản lý )
PGS TS. Trần Thị Bích Ngọc
ThS. Nguyễn Thanh Hương
5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
PGS.TS. Phan Trọng Phức
6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
TS. Trần Võ Trang
7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
PGS. TS. Nguyễn Thị Hương
8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
PGS. TS. Nguyễn Thị Lan
9. HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
PGS.TS. Nguyễn Phúc Châu
10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
TS. Phan Hồng Giang
11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TS. Nguyễn Hữu Hải
PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu
12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
PGS.TS Phạm Văn Đông
TS. Cao Thị Thanh
13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TS. Nguyễn Trường Sơn
PGS. TS. Đào Hữu Hòa
14. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Ths. Triệu Tất Đạt
Ths. Phan Thị Thu Hiền
15. TRƯỜNG ĐẠI KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Ths. Nguyễn Thị Bích Hà
16. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
PGS. TS. Lê Khương Ninh, P. Trưởng Khoa
TS. Trần Văn Minh
KHỐI DOANH NGHIỆP
17. Công ty TNHH XNK Trang thiết bị y tế BMS
Giám đốc: Phạm Thị Tú Oanh
18. Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Sơn Ôtô Vạn Lợi
Giám đốc: ĐInh Trọng Nguyên
19. Công Ty TNHH Thương mại, dịch vụ ô tô Hòa Bình Minh
Giám đốc : Bùi Minh Lực
20. Công Ty CP Y Dược Khánh Thiện
Giám đốc: Phạm Thị Chẵn
21. Tổng Công ty Cao su Đồng Nai
Giám đốc: Nguyễn Thị Gái
KHỐI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
22. UBND HUYỆN QUẢN BẠ- HÀ GIANG
Ông: Sèn Thăng Long- Phó Chủ tịch huyện
23. UBND XÃ TẢ VÁN- HUYỆN QUẢN BẠ- HÀ GIANG
Vương Ban Hà: Chủ tịch UBND xã Tả Ván
24. UBND XÃ TÙNG VÀI- HUYỆN QUẢN BẠ- HÀ GIANG
Nông Minh Tiến: Chủ tịch UBND xã Tùng Vài
ĐẠI HỌC KINH TẾ
QUỐC DÂN
Đề tài: PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HỆ VỪA
LÀM VỪA HỌC TRONG KHỐI NGÀNH KINH TẾ,
QUẢN LÝ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở VIỆT NAM
MS: NCS 30.78QL
Phỏng vấn sâu cá nhân
Nhóm giảng viên đang giảng dạy đại học
hệ vừa làm vừa học
A. GIỚI THIỆU
Tên tôi là Phạm Thị Thơm, hiện là NCS K30 Trường đại học KTQD. Hiện nay,
chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu: PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC
TRONG KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN LÝ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ở VIỆT NAM. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao
hơn nữa chất lượng dạy đào tạo đại học của hệ vừa làm vừa học trong khối ngành kinh
tế, quản lý và quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Chúng tôi muốn được trò chuyện với
thầy/cô về thực trạng giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên hệ vừa làm
vừa học. Những thông tin mà thầy/cô cung cấp cho chúng tôi trong cuộc nói chuyện
này sẽ là tài liệu quý giá giúp chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo cho hệ VLVH với mục tiêu tiêu đảm bảo những sinh viên tốt nghiệp hệ
VLVH được xã hội đón nhận và họ có thể thực hiện tốt các công việc trước mắt và
trong tương lai. Chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác của quý thầy/cô. Mọi thông tin cá
nhân về cuộc nói chuyện sẽ được giữ kín. Bây giờ, xin phép thầy/cô được nói chuyện
về vấn đề trên!
B. NỘI DUNG PHỎNG VẤN
I. Giới thiệu thông tin cá nhân của người được phỏng vấn
- Xin thầy/cô cho biết đôi điều về bản thân?
(Tên, tuổi, trình độ chuyên môn, học vị, học hàm, thời gian công tác).
II. Mô tả và đánh giá công tác dạy học cho hệ vừa làm vừa học
1. Kế hoạch và nội dung giảng dạy trong học kỳ vừa qua
- Xin thầy/cô cho biết trong học kỳ vừa qua, lịch giảng dạy hệ vừa làm vừa học
của thầy/cô là như thế nào? (số lớp giảng? sinh viên năm? chuyên ngành?)
- Trong chương trình, các bài giảng của thầy/cô, thời gian bố trí cho phần lý
thuyết là bao nhiêu tiết, thời gian bố trí cho bài tập và rèn luyện kỹ năng là bao
nhiêu tiết?
(Chú ý: Phân biệt môn chung với các môn chuyên ngành)
- Xin thầy cô cho biết với môn học của mình, sinh viên cần được rèn luyện
những kỹ năng gì? Thực tế trong trường sinh viên có được thực hành những kỹ
năng đó không? Xin cho biết lý do vì sao?
(Chú ý: Phân biệt môn chung với các môn chuyên ngành)
- Thầy cô sử dụng những tài liệu nào để giảng dạy những môn học đó, xin nêu cụ
thể tên tài liệu? Làm thế nào để các sinh viên có được những tài liệu đó?
- Ngoài các tài liệu chính thống (giáo trình của trường, bài giảng của các thầy cô
giáo ở trên lớp) thầy/cô yêu cầu sinh viên đọc thêm những tài liệu nào? Thầy/cô
đánh giá thế nào về những khó khăn, thuận lợi của sinh viên trong việc tìm và
đọc các tài liệu mà thầy/cô yêu cầu?
2. Phương pháp giảng dạy của giảng viên
- Với các môn học mà mình phụ trách, thầy/cô dùng phương pháp nào để dạy cho
sinh viên? (Phương pháp truyền thống thầy giảng trò ghi? Phương pháp huy
động sự tham gia tích cực của học viên, khuyến khích mối quan hệ tương tác
giữa giảng viên và sinh viên?).
- Theo thầy/cô, áp dụng phương pháp giảng dạy lấy sinh viên là trung tâm, đẩy
mạnh sự tham gia của sinh viên vào quá trình giảng dạy đối với sinh viên hệ
vừa làm vừa học gặp những khó khăn gì? Xin thầy/cô cho biết lý do?
(Chú ý: khai thác xem thầy/cô có dùng phương pháp chia nhóm nhỏ cho thảo
luận nhóm? hay yêu cầu sinh viên chuẩn bị bài trước ở nhà rồi tự trình bầy
trước lớp? Giảng viên có áp dụng các biện pháp để phát huy sáng kiến của sinh
viên và huy động sinh viên tham gia vào bài giảng hay không?)
- Thầy/cô có thường phát những tài liệu phát tay là những tình huống thực tiễn,
hay mô phỏng các tình huống thực tiễn cho sinh viên hệ VLVH thực hiện
không? Thầy/cô có áp dụng các biện pháp để phát huy sáng kiến của sinh viên
và huy động sinh viên tham gia vào quá trình giảng dạy hay không?
- Thầy/cô có thường sử dụng những trò chơi trong đào tạo trong lớp học để mô
phỏng các hoạt động trong thực tế, sau đó rút ra những bài học kinh nghiệm bổ
ích, đồng thời gắn kết sự gần gũi, chia sẻ cũng như tạo sự tự tin cho sinh viên
hệ VLVH không? Nếu chưa, thì trong thời gian tới, thầy /cô có định áp dụng
cách này không? Vì sao?
- Việc tạo ra bầu không khí lớp học hòa đồng, bình đẳng, đoàn kết, chia sẻ, trân
trọng mọi ý kiến của mọi thành viên trong lớp, mọi bài học, triết lý trong cuộc
sống, trong công việc, trong học hành, trong kinh doanh đều do học viên chủ
động nêu ra và rút ra được bài học bổ ích thông qua việc tương tác giữa thầy –
trò – trò trong tiết giảng có được Thầy (cô) áp dụng thường xuyên hay không?
Vì sao?
3. Trình độ chuyên môn và ý thức của giảng viên
- Ở trường đại học mà thầy (cô) đang công tác nói chung và ở chuyên ngành, bộ
môn của thầy/cô nói riêng, các giảng viên dạy các lớp hệ vừa làm vừa học
thường là những thầy/cô có trình độ và tuổi đời như thế nào?
- Ở trường đại học mà thầy (cô) đang công tác phân công giảng dạy cho hệ
VLVH theo tiêu chí nào: bằng cấp, học hàm, học vị, thâm niên công tác? hay
kỹ năng sư phạm cụ thể của các thầy (cô)? Vì sao?
- Theo đánh giá của thầy/cô, đội ngũ giảng viên dạy đại học hệ vừa làm vừa học
nên có trình độ chuyên môn và học hàm/học vị như thế nào? Tại sao thầy/cô lại
cho là như vậy?
- Theo thầy/cô, giảng viên giảng dạy hệ vừa làm vừa học hiện thực hiện các quy
chế và quy định giảng dạy như thế nào? (về giờ lên lớp? (đi muộn? về sớm?) về
lịch giảng dạy? (bỏ trống giờ? dạy thay? dạy bù? Hay cho sinh viên về sớm,
hoặc không phải đến lớp mà có thể tự học?...).
4. Trang thiết bị, các công cụ sử dụng để phục vụ giảng dạy
- Thầy/cô cho biết những trang thiết bị nào đã được thầy/cô sử dụng trong khi
dạy học hệ vừa làm vừa học tại trường đại học mà thầy (cô) công tác và tại
những cơ sở liên kết? (Các phương tiện ghi âm, Tài liệu viết, tài liệu phát tay =
các bài tập tình huống, Hình ảnh, tranh vẻ, bản đồ, Phấn bảng, Thiết bị trình
chiếu âm thanh-hình ảnh: phim, máy chiếu powerpoint,..., Máy quay phim,
Phần mềm tin học phục vụ giảng dạy, Internet )
- Thầy/cô đánh giá thế nào về tính phù hợp của các trang thiết bị, công cụ đào tạo
đó với việc dạy học trong trường đại học?
- Thầy/cô đánh giá thế nào về các cơ sở vật chất khác phục vụ học tập và giảng
dạy ở trường ta? (giảng đường? mạng? nơi tự học cho sinh viên?...)
III. Đánh giá hoạt động học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học
- Thầy/cô đánh giá thế nào về tinh thần, thái độ học tập của sinh viên VLVH ở
các lớp mà thày cô đã giảng dạy trong học kỳ vừa qua? Tại sao thầy/cô lại có ý
kiến đánh giá như vậy?
(Chú ý khai thác: sinh viên tham gia đầy đủ hay không đầy đủ các tiết học? Tiết
học nào sinh viên thường đi muộn? môn học nào sinh viên hay đi học muộn
hoặc bỏ tiết?)
- Thầy/cô đánh giá thế nào về vốn tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm sẵn có của
những người sinh viên vừa đi làm, vừa đi học trong lớp của mình? Tại sao
thầy/cô lại có ý kiến đánh giá như vậy?
- Xin thầy/cô cho biết sinh viên lớp thầy/cô giảng dạy tham gia phát biểu trong
lớp thế nào? Xin phân tích nguyên nhân tại sao lại có tính trạng trên?
(Chú ý khai thác: sinh viên hệ VLVH có hay đặt các câu hỏi cho giảng viên về
nội dung bài giảng và có liên hệ với thực tiễn xem có điều gì phù hợp, điều gì
không phù hợp giữa nội dung bài giảng với điều kiện thực tiễn trong cuộc sống,
trong công việc của họ không? Còn những câu hỏi khác thì sao? Vì sao? )
- Trong các môn học của học kỳ vừa qua, sinh viên lớp (năm thứ mấy, chuyên
ngành gì: quản lý?, kinh tế?, quản trị kinh doanh?) nào của thầy/cô tham gia
tích cực xây dựng bài nhất ? Thầy/cô cho biết nguyên nhân vì sao?
- Ngoài thời gian học tập trên lớp, sinh viên hệ VLVH lớp của thầy/ cô dạy học
thường làm gì? Vì sao thầy (cô) biết?
- Khi cần tham khảo tài liệu, thầy/cô thấy sinh viên hệ VLVH thường tìm ở đâu?
Tại sao họ lại tìm ở đó?
- Thầy (cô) đánh giá như thế nào về thư viện của trường? (thái độ phục vụ của
nhân viên thư viện? số đầu sách? chỗ ngồi để sinh viên tham khảo tài liệu?)
IV. Mức độ hài lòng của giảng viên đối với việc học của sinh viên
1. Mức độ hài lòng về kiến thức mà sinh viên đã thu được trong khi học môn học
trong các chuyên ngành kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh
Nếu chia thang mức độ hài lòng thành 5 cấp: “rất hài lòng, hài lòng, bình
thường, không hài lòng, rất không hài lòng”, qua kiểm tra, qua chấm thi ở học
kỳ vừa qua, xin thầy/cô cho biết mức độ hài lòng của mình với kiến thức mà
sinh viên đã thu được? Xin cho biết lý do mà thầy/cô có mức độ hài lòng này?
2. Mức độ hài lòng với kỹ năng thu được tại các môn đã được học trong các
chuyên ngành kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh
Nếu chia thang mức độ hài lòng thành 5 cấp: “rất hài lòng, hài lòng, bình
thường, không hài lòng, rất không hài lòng”, qua theo dõi sinh viên trong quá
trình giảng dạy, qua kiểm tra và đánh giá khi thi, xin thầy/cô cho biết mức độ
hài lòng của mình với các kỹ năng mà sinh viên đã thu nhận được sau khi kết
thúc môn học? Xin cho biết lý do mà thầy/cô có mức độ hài lòng vừa nêu?
3. Mức độ hài lòng với điều kiện học tập tại trường và cơ sở liên kết
Nếu chia thang mức độ hài lòng thành 5 cấp: “rất hài lòng, hài lòng, bình
thường, không hài lòng, rất không hài lòng”, xin thầy/cô cho biết mức độ hài
lòng với điều kiện vật chất phục vụ giảng dạy và học tập của hệ VLVH? Tại sao
thầy/cô có ý kiến như vậy?
(Chú ý gợi ý các thầy cô nói về từng yếu tố của điều kiện: lớp học, phương tiện
giảng dạy và học tập như thư viện, mạng điện tử, đến khu vực vệ sinh, khu vui
chơi thể thao, kỹ túc xá, nhà ở)
4. Mức độ hài lòng với phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ
VLVH
- Nếu chia thang mức độ hài lòng thành 5 cấp: “rất hài lòng, hài lòng, bình
thường, không hài lòng, rất không hài lòng”, thầy/cô hài lòng với phương pháp
đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ VLVH ở mức nào ? Xin cho biết lý
do tại sao?
- Xin thầy/cô đánh giá về mức độ khách quan và công bằng trong đánh giá kết
quả học tập của sinh viên? Xin cho biết lý do của đánh giá này?
(Cần khai thác lý do cụ thể mà họ cho là đánh giá kém công bằng nhất)
- Thầy/cô hài lòng như thế nào với kết quả mà sinh viên các lớp mình phụ trách
thu được trong học kỳ vừa qua? Tại sao thầy/cô lại có ý kiến đánh giá đó?
(Chú ý đến phương pháp đánh giá và quy chế đánh giá)
- Xin thầy/cô nêu nhận xét của mình về nội quy, quy chế dạy và học dành cho hệ
VLVH của trường đại học nơi mình đang công tác và các trường khác, cơ sở
liên kết hiện nay? Xin nêu cụ thể những hạn chế của nội quy, qui chế cần khắc
phục để nâng cao chất lượng dạy và học của hệ VLVH?
IV. Khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của hệ VLVH
Theo thầy/cô để nâng cao chất lượng dạy và học của hệ VLVH cần có giải pháp
nào:
- Liên quan đến công tác tổ chức lớp học, phương pháp giảng dạy của các
thầy/cô?
- Liên quan đến cơ sở vật chất thiết bị dạy và học?
- Liên quan đến hệ thống học liệu?
- Liên quan đến vấn đề tự học của sinh viên?
- Liên quan đến quy chế thi cử và đánh giá?
- Liên quan đến các tài liệu phát tay, các bài tập tình huống thực tiễn mà thầy
(cô) luôn sưu tầm?
- Liên quan đến việc thầy (cô) hướng dẫn sinh viên tự học tập, tự sưu tầm tài liệu
và phương pháp tự học hiệu quả tùy theo trạng thái tâm sinh lý cụ thể cũng như
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng người?
C. KẾT THÚC
- Chúng ta đã trao đổi khá lâu, thầy/cô đã cung cấp cho tôi nhiều thông tin quý
giá và rất có ích cho việc đề ra giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học.
- Cám ơn sự hợp tác của của thầy/cô!
ĐẠI HỌC KINH TẾ
QUỐC DÂN
Đề tài: PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HỆ VỪA
LÀM VỪA HỌC TRONG KHỐI NGÀNH KINH TẾ,
QUẢN LÝ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở VIỆT NAM
MS: NCS 30.78QL
Phỏng vấn sâu cá nhân
Nhóm sinh viên đang học đại học hệ vừa làm vừa học khối ngành Kinh tế, Quản
lý, Quản trị kinh doanh
A. GIỚI THIỆU
Tên tôi là Phạm Thị Thơm, hiện là NCS K30 Trường đại học KTQD. Hiện nay,
chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu: “PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC
TRONG KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN LÝ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở
VIỆT NAM”. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hơn
nữa chất lượng dạy đào tạo đại học của hệ vừa làm vừa học trong khối ngành kinh tế,
quản lý và quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Chúng tôi muốn được trò chuyện với
anh/ chị về thực trạng giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên hệ vừa làm
vừa học. Những thông tin mà anh/chị cung cấp cho chúng tôi trong cuộc nói chuyện
này sẽ là tài liệu quý giá giúp chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo cho hệ VLVH với mục tiêu tiêu đảm bảo những sinh viên tốt nghiệp hệ
VLVH được xã hội đón nhận và họ có thể thực hiện tốt các công việc của họ trước mắt
và trong tương lai. Chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác của quý anh/chị. Mọi thông tin
cá nhân về cuộc nói chuyện sẽ được giữ kín. Bây giờ, xin phép anh/chị được nói
chuyện về vấn đề trên!
B: NỘI DUNG PHỎNG VẤN
I. Giới thiệu thông tin cá nhân của người được phỏng vấn
- Anh/chị hãy giới thiệu đôi điều về bản thân mình?
( Tên?, tuổi?, sinh viên năm thứ mấy?, khoa nào?, chuyên ngành nào?)
II. Mô tả công tác giảng dạy cho hệ vừa làm vừa học
1. Các môn học và yêu cầu về học liệu
- Xin Anh/chị cho biết trong học kỳ vừa qua Anh/chị đã học những môn học
nào? Anh/chị hãy mô tả đôi chút về nội dung các môn học đó?
- Thời lượng của các môn học đó như thế nào? Thời gian cho học lý thuyết, bài
tập và các kỹ năng thực hành được bố trí như thế nào?
- Anh/chị hãy cho biết các thầy/cô đã sử dụng những tài liệu nào để giảng dạy
những môn học đó? xin mô tả chi tiết từng môn học? Làm thế nào để các
Anh/chị có được những tài liệu đó?
- Ngoài các tài liệu chính thống (giáo trình của trường, bài giảng của các thầy cô
giáo ở trên lớp), các giảng viên của từng môn học còn yêu cầu các Anh/chị đã
đọc thêm những tài liệu nào? Các Anh/chị có thể tìm thấy tài liệu đó ở đâu? Các
Anh/chị có khó khăn gì khi đọc các tài liệu đó không?
- Còn các tài liệu phát tay là các bài tập tình huống để thảo luận, suy ngẫm, để
liên hệ thực tiễn với công việc thực và cuộc sống: các Anh/chị có thường nhận
được từ các thầy/ cô giáo không? Vì sao? Các Anh/chị có hỏi, yêu cầu các thầy/
cô cung cấp không? Vì sao?
2. Phương pháp giảng dạy và thái độ ứng xử trong tiết học của giảng viên
- Đối với các môn học mà Anh/chị đã học trong học kỳ vừa qua, các thầy/cô giáo
của Anh/chị đã áp dụng phương pháp giảng dạy nào? (phương pháp thầy giảng
trò ghi, hay phương pháp khác)?
- Xin mô tả cụ thể phương pháp áp dụng đối với từng môn học?
(Chú ý: khai thác xem thầy có dùng phương pháp chia nhóm nhỏ cho thảo luận
nhóm? Hay phương pháp yêu cầu sinh viên chuẩn bị bài trước ở nhà rồi đến lớp
trình bày? Giảng viên có thường phát những tài liệu phát tay là những tình
huống thực tiễn, hay mô phỏng cá tình huống thực tiễn cho anh/ chị thực hiện
không? Giảng viên có áp dụng các biện pháp để phát huy sáng kiến của sinh
viên và huy động sinh viên tham gia vào quá trình giảng dạy hay không? Giảng
viên có thường sử dụng những trò chơi trong đào tạo trong lớp học để mô
phỏng các hoạt động trong thực tế, sau đó rút ra những bài học kinh nghiệm bổ
ích, đồng thời gắn kết sự gần gũi, chia sẻ cũng như tạo sự tự tin cho các anh/ chị
không? Vì sao? Anh/ chị đánh giá phương pháp đào tạo của giảng viên như thế
nào? Vì sao?)
- Các giảng viên đã thực hiện nội quy lên lớp như thế nào? (số tiết lên lớp, số tiết
bỏ giảng hoặc phải nghỉ để học bù, thời gian bắt đầu tiết học sau khi có chuông
vào lớp và thời gian kết thúc tiết học?).
- Ngoài nội quy của nhà trường, các thầy/ cô có đưa thêm nội quy nào đối với
riêng lớp hay không? (chẳng hạn đi học muộn 1 phút sinh viên bị phát 5k, giáo
viên và cán bộ lớp bị phạt gấp 10 lần, hoặc không chuẩn bị bài trước khi đến
lớp, để chuông điện thoại reo trong giờ học, hút thuốc trọng lớp, nói chuyện
không liên quan đến nội dung bài học bị phạt 10k? Số tiền phạt dùng vào
việc mua văn phòng phẩm cho lớp, thăm hỏi ốm đau, làm từ thiện hoặc giúp đỡ
sinh viên nào đó của lớp... Anh/ chị đánh giá nội quy đó thế nào? Vì sao? Có
thể sửa thế nào?)
- Theo cảm nhận của anh/ chị, thái độ của giảng viên có khẩn trương, nhiệt tình,
mau mắn, chỉ lo phí thời gian, hết thời gian và luôn hối thúc học viên đặt câu
hỏi, hay tự giảng viên đưa ra nhiều câu hỏi để hỏi học viên không? Sự tương tác
với học viên của giảng viên có nhanh và nhiều không? Toàn bộ sinh viên trong
lớp của anh/ chị có tương tác một cách cởi mở, tự tin đối với giảng viên không?
Vì sao?
3. Trình độ chuyên môn của giảng viên phụ trách các môn học
- Xin Anh/chị hãy cho biết đôi điều về các thầy/cô giáo đã dạy các môn mà
Anh/chị đã học trong học kỳ vừa qua? (Tuổi đời? học vị và học hàm? thâm
niên công tác?)
- Trong giờ học, ngoài kiến thức chuyên môn các thầy/ cô còn nói về những vấn
đề gì?
- Anh/chị thích bài giảng của thầy cô nào nhất? Tại sao?
- Theo đánh giá của Anh/chị, môn học nào thầy cô giảng chán nhất? Tại sao
Anh/chị cho là như vậy?
- Thầy/ cô giáo của các anh chị có thường liên hệ nội dung bài giảng với công
việc thực tế ngoài xã hội không? Có thường đưa ra các ví dụ ngoài đời để dẫn
dụ, giải thích, chứng minh nội dung bài học không? Vì sao? Theo anh/ chị điều
đó cần hay không? Vì sao?
4. Trang thiết bị phục vụ giảng dạy
- Trên các giảng đường Anh/chị đang học, hiện có các trang thiết bị gì?
- Khi giảng bài, các thầy cô của Anh/chị thường sử dụng những trang thiết bị gì?
Các thầy/ cô có mang theo thiết bị gì thêm khi lên lớp không? Đó là gì? Vì sao?
- Anh/chị đánh giá thì thế nào về tính phù hợp của các trang thiết bị đó với việc dạy
học trong trường đại học?
- Theo Anh/chị cần phải bổ sung thiết bị gì? Vì sao?
III. Đánh giá hoạt động học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học
- Anh/chị hãy mô tả tình trạng đi học của các Anh/chị cùng lớp? (tham gia đầy
đủ hay không đầy đủ các tiết học? Tiết học nào sinh viên thường đi muộn? môn
học nào sinh viên hay bỏ học hoặc đi học muộn hoặc bỏ tiết?)
- Xin cho biết lý do của tình trạng Anh/chị vừa nói?
- Tình hình tham gia phát biểu xây dựng bài của sinh viên các lớp Anh/chị đang
học là như thế nào? tại sao các Anh/chị sinh viên hệ VLVH lại có mức độ tham
gia như vậy?
- Trong các môn học của học kỳ vừa qua, Anh/chị thấy môn học nào được các
sinh viên tham gia tích cực xây dựng bài nhất? Tại sao?
- Ngoài thời gian học tập trên lớp, các Anh/chị sinh viên hệ vừa làm vừa học
thường sử dụng thời gian vào việc gì? Cá nhân Anh/chị thì Anh/chị thường
làm gì? Vì sao?
- Khi cần tham khảo tài liệu, Anh/chị và các Anh/chị cùng lớp thường tìm ở đâu?
Xin cho biết lý do tại sao các Anh/chị lại tìm tài liệu ở đó?
- Anh/chị đánh giá thế nào về thư viện của trường? (thái độ phục vụ của nhân
viên? số đầu sách? cơ sở vật chất của thư viện?)
- Anh/chị có thành lập và tham gia nhóm học tập không? Vì sao?
- Anh/chị có bao giờ gọi điện, hoặc đến nhà thầy/ cô của mình để hỏi các nội
dung về bài giảng không? Vì sao?
IV. Mức độ hài lòng của sinh viên hệ vừa làm vừa học về công tác giảng dạy và
hoạt động học tập của mình
1. Mức độ hài lòng với công tác giảng dạy của giảng viên
- Nếu chia thang mức độ hài lòng thành 5 cấp: “rất hài lòng, hài lòng, bình
thường, không hài lòng, rất không hài lòng”: thì Anh/chị hài lòng với công tác
giảng dạy của các giảng viên trong học kỳ vùa qua thế nào? Giải thích lý do mà
Anh/chị có nhận xét trên?
(Chú ý: có thể chia chi tiết cụ thể từng môn và nêu tất cả các môn học, hoặc có
thể hỏi cần nhận xét môn yêu thích nhất và môn học ít yêu thích nhất).
2. Mức độ hài lòng với kiến thức và kỹ năng thu được tại các môn đã được
học
- Nếu chia thang mức độ hài lòng thành 5 cấp “rất hài lòng, hài lòng, bình
thường, không hài lòng, rất không hài lòng” thì mức độ hài lòng đối với kiến
thức thu được từ các môn học trong học kỳ này của Anh/chị thế nào? Tại sao
Anh/chị có ý kiến đó?
(Chú ý: có thể hỏi từng môn học, hoặc chỉ hỏi về môn yêu thích nhất và môn
học ít yêu thích nhất)
3. Mức độ hài lòng với điều kiện học tập tại trường
- Nếu chia thang mức độ hài lòng thành 5 cấp “rất hài lòng, hài lòng, bình
thường, không hài lòng, rất không hài lòng” Thì mức độ hài lòng đối với điều
kiện học tập tại trường trong học kỳ này của Anh/chị thế nào? Tại sao Anh/chị
có ý kiến đó?
(Chú ý: gợi ý để sinh viên nói về từng yếu tố của điều kiện: lớp học, phương
tiện giảng dạy và học tập như thư viện, mạng điện tử, khu vực vệ sinh, khi vui
chơi thể thao, nhà ở)
4. Mức độ hài lòng với phương pháp đánh giá và cách đánh giá kết quả học
tập của giáo viên
- Nếu chia thang mức độ hài lòng thành 5 cấp “rất hài lòng, hài lòng, bình
thường, không hài lòng, rất không hài lòng”, thì mức độ hài lòng đối phương
thức đánh giá kết quả học tập của các môn học trong học kỳ này của Anh/chị
thế nào? Tại sao Anh/chị có ý kiến đó?
(Chú ý:
- Gợi ý để sinh viên đánh giá mức độ hài lòng đối với từng môn học. Hoặc sinh
viên cho biết môn mà họ cho rằng điều kiện đánh giá công bằng nhất và môn ít
công bằng nhất.
- Cần khai thác lý do cụ thể mà họ cho là đánh giá kém công bằng nhất)
- Nếu cũng dùng thang đánh giá 5 mức như trên, Anh/chị và sinh viên cùng lớp
hài lòng ở mức nào với kết quả tính bằng điểm thu được của các môn học ở học
kỳ vừa qua? Tại sao Anh/chị lại có ý kiến đánh giá đó?
(Chú ý: khai thác ý kiến về sự đánh giá công bằng của hệ thống thang điểm, đề
thi và sự công tâm, phân minh của các giảng viên: có mối quan hệ, nương tay,
hoặc nể nang nào đó đối với hệ VLVH không?)
IV. Khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của hệ vừa làm vừa
học
Theo Anh/chị để nâng cao chất lượng dạy và học cho sinh viên hệ VLVH, cần có
giải pháp nào?
- Liên quan đến công tác giảng dạy của các thầy cô, Anh/chị thấy cần có cải tiến
gì? Vì sao? (Chú ý: về phương pháp giảng dạy, thái độ ứng xử của thầy/ cô phụ
trách môn học)
- Liên quan đến cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học, Anh/chị thấy cần có cải tiến
gì?
- Theo Anh/chị, cần có giải pháp như thế nào cho hệ thống học liệu?
- Liên quan đến vấn đề tự học của sinh viên, cần có giải pháp như thế nào?
- Liên quan đến quy chế thi cử và đánh giá, Anh/chị có ý kiến gì?
- Liên quan đến thực tế việc làm xã hội, hoặc mối quan hệ giữa nhà trường, cơ
quan tuyển dụng và sã hội? anh/chị có ý kiến gì? Vì sao?
C. KẾT THÚC
- Chúng ta đã trao đổi khá lâu, Anh/chị đã cung cấp cho tôi nhiều thông tin quý
giá và rất có ích cho việc đề ra giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học.
- Anh/chị có muốn trao đổi và hỏi tôi thêm vấn đề gì không?
- Xin Anh/chị cứ yên tâm, về kết quả buổi nói chuyện này danh tính của Anh/chị
sẽ được giữ kín.
Cám ơn sự hợp tác của Anh/chị !
ĐẠI HỌC KINH TẾ
QUỐC DÂN
Đề tài: PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HỆ VỪA
LÀM VỪA HỌC TRONG KHỐI NGÀNH KINH TẾ,
QUẢN LÝ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở VIỆT NAM
MS: NCS 30.78QL
Phỏng vấn sâu cá nhân
là lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp đang sử dụng lao động
tốt nghiệp đại học hệ vừa làm vừa học
A. GIỚI THIỆU
Tên tôi là Phạm Thị Thơm, hiện là NCS K30 Trường đại học KTQD. Hiện nay,
chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu: PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC TRONG
KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN LÝ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở VIỆT
NAM. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hơn nữa chất
lượng dạy đào tạo đại học của hệ vừa làm vừa học trong khối ngành kinh tế, quản lý và
quản trị kinh doanh tại Việt Nam.
Chúng tôi muốn được trò chuyện với anh/chị về thực trạng kết quả làm việc và thái
độ công tác của người lao động tốt nghiệp đại học hệ vừa làm vừa học tại cơ quan của
mình trong thực tế, để từ đó có thể đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến chương
trình, phương pháp giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa
học. Những thông tin mà anh/chị cung cấp cho chúng tôi trong cuộc nói chuyện này sẽ
là tài liệu quý giá giúp chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo cho hệ VLVH với mục tiêu tiêu đảm bảo những sinh viên tốt nghiệp hệ VLVH
được xã hội đón nhận và họ có thể thực hiện tốt các công việc trước mắt và trong
tương lai.
Chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác của quý anh/chị. Mọi thông tin cá nhân về cuộc
nói chuyện sẽ được giữ kín. Bây giờ, xin phép anh/chị được nói chuyện về vấn đề trên!
B. NỘI DUNG PHỎNG VẤN
I. Giới thiệu thông tin cá nhân của người được phỏng vấn
- Xin anh/chị cho biết đôi điều về bản thân?
(Tên, tuổi, trình độ chuyên môn, học vị, học hàm, thời gian công tác).
- Xin anh/chị cho biết chuên môn được đào tạo của mình?
(Các ngành kinh tế, thương mại, kinh doanh, kế toán, tài chính, kỹ thuật, các
ngành khác)
II. Mô tả công tác tuyển dụng của cơ quan, đơn vị
1. Được biết cơ quan của anh/chị có đang sử dụng lao động tốt nghiệp đại học hệ
vừa làm vừa học (VLVH) và cả hệ chính quy?
2. Số lao động tốt nghiệp đại học hệ VLVH trong cơ quan của anh/chị chiếm bao
nhiêu %?
3. Tại cơ quan của anh/chị, những lao động tốt nghiệp hệ vừa làm vừa học thường
là những người có trình độ và tuổi đời như thế nào?
4. Cơ quan của anh/chị có đồng ý với chủ trương, chính sách của Nhà nước là
không phân biệt đối xử trong công tác tuyển dụng giữa người lao động tốt nghiệp đại
học hệ VLVH với hệ chính quy không? Vì sao?
5. Theo anh/chị, việc tuyển lao động tốt nghiệp đại học hệ VLVH dễ dàng, nhanh
chóng hơn tuyển lao động hệ chính quy hay khó hơn? Vì sao?
6. Cơ quan của anh/chị tuyển lao động vào làm việc theo nguyên tắc tuyển người
lao động theo năng lực thực tế của họ hay theo bằng cấp của họ (đại học hệ VLVH hay
hệ chính quy).
7. Cơ quan của anh/chị có thường cho phép và tạo điều kiện, tạo cơ hội cho người
lao động được đi học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ năng nghề
nghiệp, kỹ năng mềm không? Vì sao?
8. Theo anh/chị, việc cử lao động trong doanh nghiệp vừa đi học, vừa đi làm tốt
hơn, đỡ tốn kém hơn hay khó khăn hơn so với việc tuyển dụng và đào tạo lại một sinh
viên vừa tốt nghiệp đại học về để đào tạo tiếp tục để họ có đủ khả năng đảm đương
công việc được giao? Anh/chị có ý kiến khác không?
III. Kế hoạch truyển dụng và xây dựng đội ngũ kế cận của cơ quan, đơn vị
1. Xin anh/chị cho biết trong thời gian tới Kế hoạch truyển dụng và xây dựng đội
ngũ kế cận của cơ quan anh/chị là như thế nào? (số lao động cần tuyển? vị trí việc
làm?)
2. Xin anh/chị cho biết dự định hay kế hoạch tuyển dụng lao động có phân biệt
người tốt nghiệp hệ vừa làm vừa học hay hệ chính quy không? Tại sao?
3. Xin anh/chị cho biết nguồn tuyển dụng dự kiến của anh/chị là ở đâu? Tuyển
ngoài hay tự đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân viên từ chính đơn vị của mình?
(Chú ý: Phân biệt nguồn tuyển dụng với lao động cũ, đồng thời chú ý số lượng và
kế hoạch)
4. Nếu cần nâng cao tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp cho lao động thì anh/chị dự
định sử dụng phương pháp nào? Vì sao? Anh/chị có định phối hợp với một trường đại
học hay một trường nghề nào đó để thực hiện kế hoạch đó không? Hay tự cầm tay chỉ
việc tại cơ quan? Hay tuyển dụng những lao động đã có sẵn kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm tại vị trí việc làm mà mình cần tuyển dụng? Vì sao?
5. Cơ quan của anh/chị có thường liên hệ với các trường đại học để bày tỏ nhu cầu,
mong muốn, bày tỏ những đòi hỏi, mong đợi của cơ quan, doanh nghiệp đối với sinh
viên khi ra trường để giúp nhà trường điều chỉnh chương trình, cách thức đào tạo cho
phù hợp, hiệu quả không? Vì sao? Tần suất thế nào?
IV. Đánh giá trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc của người lao động tốt
nghiệp đại học hệ vừa làm vừa học tại cơ quan, đơn vị
1. Anh/ chị đánh giá thế nào về trình độ chuyên môn, tay nghề của những lao động
tốt nghiệp hệ vừa làm vừa học tại cơ quan của mình? Vì sao?
2. Anh/chị đánh giá thế nào về năng suất lao động của người lao động trong cơ
quan tốt nghiệp đại học hệ VLVH so với người tốt nghiệp đại học hệ chính quy? Vì
sao?
3. Anh/chị đánh giá thế nào về vốn tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm được đào tạo của
những người lao động vừa đi làm, vừa đi học trong cơ quan của mình? Tại sao anh/chị
lại có ý kiến đánh giá như vậy?
4. Xin anh/chị cho biết lao động tốt nghiệp hệ VLVH nơi anh/chị phụ trách có tích
cực tham gia cải tiến phương pháp làm việc, lao động, phát huy tinh thần vì tập thể
trong cơ quan của anh/chị thế nào? Xin phân tích thêm?
(Chú ý khai thác: lao động tốt nghiệp hệ VLVH có hay đặt các câu hỏi cho lãnh
đạo cơ quan về cần thay đổi phương pháp làm việc, phương pháp đánh giá nhân viên,
cách dùng người, phân việc, giao việc trong cơ quan cho không? Còn những câu hỏi
khác thì sao? Vì sao? )
5. Theo đánh giá của anh/chị, người tốt nghiệp đại học hệ VLVH và người tốt
nghiệp đại học hệ chính quy trong đơn vị của mình, thì đối tượng nào thường đưa ra
nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật và phương pháp làm việc hơn? Vì sao?
6. Bên cạnh kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn, thì kỹ năng thực hành xã
hội (kỹ năng mềm) có được đánh giá cao ở cơ quan của anh/chị không? Vì sao?
7. Anh/ chị đánh giá thế nào về kỹ năng thực hành xã hội (kỹ năng mềm) của
những lao động tốt nghiệp hệ vừa làm vừa học tại cơ quan của mình? Vì sao? So với
người lao động tốt nghiệp hệ chính quy thì sao? Vì sao?
V. Đánh giá thái độ, tác phong làm việc và sinh hoạt tập thể tại nơi làm việc của
người lao động tốt nghiệp hệ vừa làm vừa học
1. Anh/chị đánh giá thế nào về tinh thần, thái độ làm việc của người lao động tốt
nghiệp đại học hệ VLVH ở bộ phận lao động mà anh/chị quản lý trong học kỳ vừa
qua? Tại sao anh/chị lại có ý kiến đánh giá như vậy?
(Chú ý khai thác: lao động tốt nghiệp hệ VLVH tham gia đầy đủ hay không đầy đủ
các hoạt động của cơ quan? Hoạt động lao động, sản suất tại vị trí việc làm cụ thể;
hoạt động công đoàn; hoạt động chung của cơ quan?)
2. Anh/ chị đánh giá thế nào về thái độ hợp tác trong lao động của những lao động
tốt nghiệp hệ vừa làm vừa học tại cơ quan của mình? Vì sao?
(Chú ý khai thác: thái độ hợp tác hay chống đối, hay đơn độc tự chủ trong lao động
của người tốt nghiệp hệ VLVH)
3. Anh/ chị đánh giá thế nào về việc hiện thực hiện các nội quy, quy chế, kỷ luật
lao động của những lao động tốt nghiệp hệ vừa làm vừa học tại cơ quan của mình? Vì
sao anh/chị lại có ý kiến đánh giá như vậy? So sánh với những lao động tốt nghiệp hệ
chính quy thì thế nào? Theo ý kiến của anh/chị vì sao?
4. Anh/chị đánh giá thái độ, ý thức làm việc của người lao động tốt nghiệp đại học
hệ VLVH so với người lao động tốt nghiệp đại học hệ chính quy thế nào? Vì sao?
VI. Mức độ hài lòng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đối với người lao động
tốt nghiệp đại học hệ VLVH của nhà tuyển dụng
1. Mức độ hài lòng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mà người lao động tốt nghiệp
đại học hệ VLVH đã lĩnh hội được trong khi học các môn học trong các chuyên ngành
kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh tại trường để cống hiến cho cơ quan, đơn vị
- Nếu chia thang mức độ hài lòng thành 5 cấp: “rất hài lòng, hài lòng, bình
thường, không hài lòng, rất không hài lòng”, qua kết quả thực hiện công việc
thời gian vừa qua, xin anh/chị cho biết mức độ hài lòng của mình với kiến thức
mà sinh viên (người tốt nghiệp đại học hệ VLVH) đã tích lũy được ở nơi họ
học? Xin cho biết lý do mà anh/chị có mức độ hài lòng này?
2. Mức độ hài lòng về kết kết quả làm việc của lao động tốt nghiệp hệ VLVH
- Nếu chia thang mức độ hài lòng thành 5 cấp: “rất hài lòng, hài lòng, bình
thường, không hài lòng, rất không hài lòng”, Anh/chị hài lòng như thế nào với
kết kết quả làm việc của lao động tốt nghiệp hệ VLVH tại bộ phận làm việc mà
mình phụ trách trong thời gian vừa qua? Tại sao anh/chị lại có ý kiến đánh giá
đó?
3. Mức độ hài lòng với kỹ năng mềm mà người lao động tốt nghiệp đại học hệ VLVH
gặt hái được từ trường học của họ để làm việc và ứng xử trong cơ quan, đơn vị
- Nếu chia thang mức độ hài lòng thành 5 cấp: “rất hài lòng, hài lòng, bình
thường, không hài lòng, rất không hài lòng”, qua theo dõi người lao động tốt
nghiệp đại học hệ VLVH trong quá trình làm việc và sinh hoạt tại đơn vị, xin
anh/chị cho biết mức độ hài lòng của mình với các kỹ năng mềm mà người tốt
nghiệp đại học hệ VLVH đã tích lũy được ở mái trường nơi họ học? Xin cho
biết lý do mà anh/chị có mức độ hài lòng vừa nêu?
4. Mức độ hài lòng với phương pháp đánh giá kết quả làm việc của lao động tốt
nghiệp hệ VLVH
- Nếu chia thang mức độ hài lòng thành 5 cấp: “rất hài lòng, hài lòng, bình
thường, không hài lòng, rất không hài lòng”, anh/chị hài lòng với phương pháp
đánh giá kết quả làm việc của lao động tốt nghiệp hệ VLVH ở mức nào ? Xin
cho biết lý do tại sao?
- Xin anh/chị đánh giá về mức độ khách quan và công bằng trong đánh giá kết
quả làm việc của lao động tốt nghiệp hệ VLVH? Xin cho biết lý do của đánh
giá này? (Cần khai thác lý do cụ thể mà họ cho là đánh giá kém công bằng nhất)
VII. Đánh giá trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành xã hội (kỹ năng mềm)
của giảng viên
1. Anh/chị có nghĩ rằng: trình độ, tay nghề của sinh viên (người lao động tốt
nghiệp đại học hệ vừa làm vừa học) bị ảnh hưởng lớn bởi trình độ chuyên môn của
đội ngũ giảng viên mà sinh viên (người lao động tốt nghiệp đại học hệ vừa làm vừa
học) đã học tập không? Vì sao?
2. Anh/chị có nghĩ rằng: kỹ năng mềm (kỹ năng thực hành xã hội) của người
giảng viên thể hiện trong công tác đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng sống,
làm việc của sinh viên (người lao động tốt nghiệp đại học hệ vừa làm vừa học)
không? Vì sao?
VIII. Đánh giá phong cách, lối sống, ý thức, nề nếp của giảng viên
Anh/chị có nghĩ rằng: lối sống, thái độ, tác phong làm việc của người lao động
tốt nghiệp đại học hệ vừa làm vừa học bị ảnh hưởng lớn bởi phương pháp đào tạo,
giảng dạy của đội ngũ giảng viên mà người lao động đã học tập không? Vì sao?
IX. Đánh giá tỉnh kỷ luật giảng dạy của giảng viên
Anh/chị có nghĩ rằng: tính kỷ luật, thái độ làm việc của sinh viên (người lao
động tốt nghiệp đại học hệ vừa làm vừa học) bị ảnh hưởng lớn bởi kỷ luật lên lớp,
kỷ luật giảng dạy của đội ngũ giảng viên mà sinh viên (người lao động tốt nghiệp
đại học hệ vừa làm vừa học) đã học tập không? Vì sao?
X. Khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của hệ VLVH
Theo anh/chị để nâng cao chất lượng dạy và học của hệ VLVH cần có giải pháp nào:
1. Liên quan đến việc phối hợp với các cơ quan tuyển dụng, các cơ sở sử dụng
nguồn nhân lực để hiểu nhu cầu về nhân lực của họ, để từ đó có thể xây dựng bộ tài
liệu phù hợp cho đào tạo, cũng như việc gửi sinh viên thực tập, làm thêm, bổ sung kiến
thực thực tiễn, rèn luyện kỹ năng làm việc ngay trong thời gian học tại đại học?
2. Liên quan đến việc giảng viên của trường hướng dẫn sinh viên tự học tập, tự
sưu tầm tài liệu và phương pháp tự học hiệu quả tùy theo trạng thái tâm sinh lý cụ thể
cũng như điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng người?
3. Liên quan đến việc hướng dẫn, đào tạo kỹ năng mềm cho người học?
4. Liên quan đến công tác tổ chức lớp học, phương pháp giảng dạy của nhà
trường đại học?
5. Liên quan đến cơ sở vật chất thiết bị dạy và học?
6. Liên quan đến hệ thống học liệu?
7. Liên quan đến vấn đề tự học của sinh viên?
8. Liên quan đến quy chế thi cử và đánh giá?
9. Liên quan đến các tài liệu phát tay, các bài tập tình huống thực tiễn mà các
giảng viên của trường cần phải sưu tầm?
10. Liên quan đến các Luật về tuyển dụng lao động?
C. KẾT THÚC
1. Chúng ta đã trao đổi khá lâu, anh/chị đã cung cấp cho tôi nhiều thông tin
quý giá và rất có ích cho việc đề ra giải pháp nâng cao chất lượng dạy và
học đặc biệt đối với hệ vừa làm vừa học.
2. Cám ơn sự hợp tác của của anh/chị!
ĐẠI HỌC KINH TẾ
QUỐC DÂN
PHIẾU ĐIỀU TRA MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HỆ VỪA
LÀM VỪA HỌC TRONG KHỐI NGÀNH KINH TẾ,
QUẢN LÝ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở VIỆT NAM
MS: NCS 30.78QL
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
Hà Nội, ngày...... tháng..... năm 20...
Thực hiện điều tra, khảo sát về “Một số nhân tố tác động đến chất lượng giáo
dục đại học hệ vừa làm vừa học trong khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh
doanh ở Việt Nam”. Tất cả thông tin trong phiếu điều tra này chỉ sẽ chỉ được sử dụng
duy nhất vào mục đích thống kê và nghiên cứu vì mục tiêu khoa học. Ngoài ra phiếu
điều tra không sử dụng vào mục đích nào khác, tên quý vị và tên doanh nghiệp sẽ được
mã hoá và không cung cấp cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào ngoài nghiên cứu luận án.
Phần A: Thông tin chung về cá nhân và nơi công tác
Xin quý vị vui lòng khoanh tròn (hoặc đánh dấu x) lựa chọn của mình cho mỗi câu hỏi
dưới đây:
1. Họ tên:.................................................................................................
2. Nơi công tác: Khu vực nhà nước khu vực tư nhân khác
3. Giới tính: Nam Nữ
4. Tuổi: ghi chính xác tuổi của quý vị:.
5. Ngành chuyên môn:
Các ngành quản lý, kinh tế, quản trị kinh doanh Ngành khác
Phần B: Chất lượng đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học
Với mỗi phát biểu sau đây, xin quý vị vui lòng đánh dấu theo sự lựa chọn của mình
với quy ước như sau:
1-Rất không đồng ý, 2-Không đồng ý, 3-Phân vân, không biết nên đồng ý hay không
đồng ý (trung lập), 4-Đồng ý, 5-Rất đồng ý, ý kiến khác.
Nhóm
nhân tố
Các phát biểu 1 2 3 4 5 Khác
NHÓM 1: Nhóm các nhân tố thuộc về người học tác động đến chất lượng đào
tạo đại học hệ vừa làm vừa học
Các nhân
tố thuộc
về bản
thân
người
học (HV)
HV 1 - Nghề nghiệp và lý tưởng mà người học
hướng tới tác động đến chất lượng đào tạo
HV 2 - Xác định mục đích sống tác động đến
chất lượng đào tạo
HV 3 - Nhu cầu học tập tác động đến chất
lượng đào tạo
HV 4 - Sự nỗ lực của ý chí, kỷ luật của
người học tác động đến chất lượng đào tạo
HV 5 - Khả năng tự nghiên cứu, tự học tác
động đến chất lượng đào tạo
HV 6 - Áp lực, đòi hỏi của công việc hiện tại và
tương lai tác động đến chất lượng đào tạo
HV 7 - Điều kiện tài chính và gia đình tác
động đến chất lượng đào tạo
NHÓM 2: Nhóm nhân tố bên trong nhà trường tác động đến chất lượng đào
tạo đại học hệ vừa làm vừa học
Các nhân
tố thuộc
về Giảng
viên (GV)
GV 1 - Trình độ chuyên môn tác động đến
chất lượng đào tạo
GV 2 - Tư cách đạo đức tác động đến chất
lượng đào tạo
GV 3 - Phong cách, lối sống giáo viên tác
động đến chất lượng đào tạo
GV 4 - Phương pháp sư phạm tác động đến
chất lượng đào tạo
GV 5 - Kỹ năng mềm thực hành xã hội của
GV tác động đến chất lượng đào tạo
GV 6 - Sự công bằng đánh giá kết quả học tập
học viên tác động đến chất lượng đào tạo
Các nhân CS1 – Vị trí địa lý của trường tác động đến
Nhóm
nhân tố
Các phát biểu 1 2 3 4 5 Khác
tố hữu
hình, vô
hình của
trường
đại học
(cơ sở
đào tạo -
CS)
chất lượng đào tạo
CS2 – Danh tiếng, uy tín của nhà trường
tác động đến chất lượng đào tạo
CS3 - Phòng học và trang thiết bị phục vụ
dạy học tác động đến chất lượng đào tạo
CS4 – Diện tích, sơ sở hạ tầng kiến trúc
không gian trường học phục vụ giáo dục,
đào tạo tác động đến chất lượng đào tạo
CS5 – Thư viện: không gian, diện tích thư
viện, số đầu sách, giáo trình chính, tham
khảo và giải trí tác động đến chất lượng
đào tạo
CS6 – Trạm y tế, Ký túc xá, bếp ăn, nhà vệ
sinh, Khu vực rèn luyện thể chất tác động
đến chất lượng đào tạo
Các nhân
tố thuộc
về năng
lực quản
lý giáo
dục (QL)
QL1 – Tầm nhìn, tư duy chiến lược, năng
lực điều hành hệ thống hiện đại, phức tạp
của lãnh đạo cấp cao tác động đến chất
lượng đào tạo
QL2 – Cam kết đảm bảo chất lượng của hệ
thống và chương trình, đầu vào, đầu ra. Có
hệ thống giám sát hiệu quả để đảm bảo chất
lượng tác động đến chất lượng đào tạo.
Đánh giá lại đội ngũ giảng viên, kịp thời
bồi dưỡng, đào tạo lại
QL3 – Thực thi các chính sách giáo dục
quản lý nghiêm minh, bài trừ tham nhũng
tác động đến chất lượng đào tạo
QL4 – Tổ chức thi tuyển đầu vào nghiêm túc,
minh bạch, công bằng, công khai tác động
đến chất lượng đào tạo
QL5 – Kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng
người học khi nhập học để phân loại và trợ
Nhóm
nhân tố
Các phát biểu 1 2 3 4 5 Khác
giúp phù hợp tác động đến chất lượng đào
tạo
QL6 – Tư vấn, hỗ trợ đào tạo. Hướng dẫn
người học đầy đủ về chương trình đào tạo,
quy trình kiểm tra đánh giá, nội quy quy
chế học tập, công bố rộng rãi chuẩn đầu ra
tác động đến chất lượng đào tạo
QL7 – Mọi quyết sách quyết định được tổ
chức thực hiện minh bạch hóa các hoạt
động chuyên môn, tổ chức, nhân sự và kĩ
năng chủ yếu của họ là giải quyết vấn đề
tác động đến chất lượng đào tạo
QL8 – Thực hiện quản lý, điều hành trong
tổ chức linh hoạt, khoa học, tạo được sự
đồng thuận trong đội ngũ và tổ chức tác
động đến chất lượng đào tạo.
QL9 – Kết quả học tập của người học được
thông báo kịp thời, được lưu trữ đầy đủ,
chính xác và an toàn. Văn bằng, chứng chỉ
được cấp theo quy định và được công bố
trên trang thông tin điện tử của Nhà trường
tác động đến chất lượng ĐT
QL10 – Thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã
hội tác động đến chất lượng đào tạo.
QL11 – Truyền thông nội bộ và ra ngoài
kịp thời, trung thực, phù hợp tác động đến
chất lượng đào tạo.
QL12 – Có quy định về quy trình khiếu nại
kết quả kiểm tra đánh giá học viên tác động
đến chất lượng đào tạo.
QL13 – Thu thập, xử lý phản hồi của học
viên, điều chỉnh phương pháp làm việc,
quản lý phù hợp tác động đến chất lượng
Nhóm
nhân tố
Các phát biểu 1 2 3 4 5 Khác
đào tạo.
QL14 – Có cơ sở dữ liệu về hoạt động đào
tạo của đơn vị đào tạo đại học hệ VLVH,
tình hình học viên tốt nghiệp, tình hình
việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp tác
động đến chất lượng đào tạo.
Các nhân
tố thuộc
về ngành
đào tạo
(NĐT)
NĐT 1 - Tính thiết thực, đặc thù của ngành
đào tạo tác động đến chất lượng đào tạo
NĐT 2 - Tính hấp dẫn của ngành đào tạo
tác động đến chất lượng đào tạo
NĐT 3 – Chương trình đào tạo, lượng kiến
thức của ngành đào tạo tác động đến chất
lượng đào tạo
NĐT 4 – Thời gian quy định phải lên lớp
của ngành đào tạo tác động đến chất lượng
đào tạo
NĐT 5 – Tài liệu, giáo trình của ngành đào
tạo tác động đến chất lượng đào tạo
NHÓM 3: Nhóm nhân tố bên ngoài nhà trường tác động đến chất lượng đào
tạo đại học hệ vừa làm vừa học
Các nhân
tố bên
ngoài nói
chung
(BN)
BN1 - Điều kiện phát triển kinh tế, xã hội
trong nước tác động đến chất lượng đào tạo
BN2 - Quá trình hội nhập quốc tế tác động
đến chất lượng đào tạo
BN3 - Cơ chế thị trường, thu nhập dân cư
tác động đến chất lượng đào tạo
BN4 - Vấn đề lợi ích và nghề nghiệp cá
nhân tác động đến chất lượng đào tạo
BN5 - Đạo đức, lối sống, phong tục tập
quán, truyền thống xã hội tác động đến
chất lượng đào tạo
BN7 – Sự quan tâm của xã hội tác động đến
chất lượng ĐT
Nhóm
nhân tố
Các phát biểu 1 2 3 4 5 Khác
Các nhân
tố thuộc
về chính
phủ (CP)
CP 1 – Cơ chế, chính sách về đào tạo đại
học hệ vừa làm vừa học tác động đến chất
lượng đào tạo
CP 2 – Cho học viên vay tiền đóng học phí
và đòi nợ trong khoảng thời gian nhất
định tác động đến chất lượng đào tạo
CP 3 – Tài trợ học viên một số tiền học phí
nhất định hoặc toàn bộ tác động đến chất
lượng đào tạo
CP 4 – Quy định cho các cơ sở đào tạo phải
dành học bổng cho một lượng nhất định
học viên có hoàn cảnh khó khăn tác động
đến chất lượng đào tạo
Các nhân
tố thuộc
về tổ
chức sử
dụng lao
động
(Doanh
nghiệp –
DN)
DN 1 – Đòi hỏi trình độ chuyên môn, tay
nghề của người lao động tác động đến chất
lượng đào tạo
DN 2 - Đòi hỏi tư cách đạo đức của người
lao động tác động đến chất lượng đào tạo
DN 3 - Đòi hỏi phương pháp làm việc hiện
đại, hiệu quả, tác phong công nghiệp hiện
đại, lối sống người lao động tác động đến
chất lượng đào tạo
DN 4 - Đòi hỏi trách nhiệm, ý thức tự giác,
tính kỷ luật của người lao động, tinh thần
hợp tác tác động đến chất lượng đào tạo
DN 5 – Đòi hỏi sáng kiến cải tiến, chí tiến
thủ tác động đến chất lượng đào tạo
DN 6 - Đòi hỏi kỹ năng mềm thực hành xã
hội tác động đến chất lượng đào tạo
(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)
Phần C: Bổ sung tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo
Đối với mỗi yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học hệ Vừa làm vừa
học, theo anh (chị) còn có những tiêu chí nào khác để đánh giá chất lượng giáo dục,
đào tạo?
Với các tiêu chí cho mỗi yếu tố anh (chị) đưa ra, vui lòng đánh giá mức độ quan
trọng của mỗi tiêu chí này trong việc đánh giá chất lượng giáo dục theo quy ước sau đây.
1-Rất không đồng ý, 2-Không đồng ý, 3-Phân vân, không biết nên đồng ý hay không
đồng ý (trung lập), 4-Đồng ý, 5-Rất đồng ý, ý kiến khác.
TT Các phát biểu 1 2 3 4 5 Khác
Chất
lượng
giáo
dục
đại
học hệ
VLVH
CLGD1- Chất lượng giáo dục đại học hệ
VLVH được đánh giá bằng hiệu quả quản lý
đào tạo và luôn được kiểm định
CLGD2- Chất lượng giáo dục đại học hệ
VLVH được đánh giá là tốt khi tỷ lệ lớn sinh
viên tốt nghiệp được công nhận là đáp ứng
yêu cầu của xã hội và thị trường lao động
CLGD3- Việc giáo dục và đào tạo đại học hệ
VLVH tại các cơ sở đào tạo tại Việt Nam luôn
đưa vấn đề chất lượng lên hàng đầu
CLGD 4- Các cơ sở đào tạo đại học hệ VLVH
thường chú trọng đến quy mô, chưa chú trọng
đến chất lượng
CLGD5- Chất lượng giáo dục đại học hệ
VLVH được đánh giá là tốt khi phù hợp với
người học và phát huy được năng lực của
người học
CLGD6 - Chất lượng giáo dục đại học hệ
VLVH không chỉ phụ thuộc vào nhà trường,
mà còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài
như môi trường chính sách, nhu cầu của thị
trường lao động và người đi học
CLGD7 - Chất lượng giáo dục đại học hệ
VLVH được đánh giá bằng chất lượng đầu
vào, siết chặt đầu ra.
Xin chân thành hợp tác tham gia của Quý Vị!