Báo cáo thường niên, bao gồm các nội dung như: Lịch sử hoạt động của Công
ty; Báo cáo của HĐQT về đánh giá kết quả hoạt động trong năm và triển vọng và kế
hoạch trong tương lai (thị trường dự tính, mục tiêu ). Báo cáo của Ban Giám đốc về
tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và kế hoạch trong tương lai của công
ty. Các BCTC năm đã được kiểm toán và bản giải trình về các BCTC năm. Các công
ty có liên quan: Tổ chức và nhân sự trong công ty và thông tin về cổ đông và quản trị
công ty.
169 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu về thông tin công bố. Do
vậy, luận án xin kiến nghị về phương tiện, hình thức CBTT như sau:
Thứ nhất, mặc dù UBCKNN đã xây dựng hệ thống CBTT trên TTCK trên
trang ids.ssc.gov.vn nhưng mới phục vụ một chiều và không có kết nối với hai sàn
SGDCK Hà Nội và SGDCK Hồ Chí Minh. Do đó, cơ quan quản lý cần xây dựng và
phát triển một hệ thống CBTT số hóa dựa trên nền trang thông tin điện tử có kết nối
đồng bộ. Các công ty đại chúng thực hiện CBTT thông qua việc đăng nhập theo tài
khoản của mình vào trang web, công bố và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thông tin
liên quan đến doanh nghiệp của mình cho công chúng. Hệ thống CBTT sử dụng công
nghệ cao có thể đảm bảo an ninh, an toàn, chống từ chối... cho những thông tin mà
công ty đại chúng đăng tải lên trang tin điện tử. Cơ quan quản lý thị trường cần quy
136
định form/mẫu văn bản, định dạng chuẩn, ứng dụng chữ ký số, chứng thực chữ ký số
trong các tài liệu CBTT mà công ty đại chúng phải tuân thủ khi CBTT và gửi thông tin
lên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý. Các nhà đầu tư có thể truy cập vào
trang thông tin điện tử này để tra cứu những thông tin quan tâm như tình hình hoạt
động của công ty, tình hình thực hiện quyền và các thông tin liên qua đến công ty. Như
vậy, cơ quan quản lý đã tạo một môi trường để các công ty đại chúng CBTT ra công
chúng, các công ty đại chúng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung CBTT của
mình. Việc tạo ra môi trường này về mặt kỹ thuật không phải là điều phức tạp, do vậy,
khi điều kiện cho phép UBCKNN hoàn toàn có thể xây dựng một hệ thống CBTT dựa
trên nền trang tin điện tử để các công ty đại chúng chủ động CBTT. Tuy nhiên, các
thông tin này vẫn phải chịu sự quản lý, giám sát bởi UBCKNN. Thông tin trên trang
thông tin điện tử được công bố tới nhà đầu tư: Nhà đầu tư có thể tìm kiếm và xem
thông tin cần tìm thông qua trang thông tin điện tử này.
Thứ hai, cơ quan quản lý thị trường cần xây dựng một Trung tâm lưu giữ thông
tin công bố. Điều này rất cần thiết cho công tác giám sát thị trường. Trung tâm lưu giữ
thông tin có thể đặt tại SGDCK hoặc đặt tại UBCKNN, tùy vào lựa chọn của từng
nước. Đối với Việt Nam, việc đặt Trung tâm lưu trữ thông tin nên thuộc về UBCKNN
do UBCKNN chịu trách nhiệm quản lý thông tin của toàn bộ công ty đại chúng, trong
khi SGDCK chỉ quản lý thông tin của công ty đại chúng niêm yết. Việc đặt Trung tâm
lưu giữ thông tin tại UBCKNN sẽ là nền móng cho hệ thống giám sát TTCK vững
mạnh.
Thứ ba, nên có một chiến lược phát triển hệ thống CBTT từ phía UBCKNN.
Chiến lược này cần theo sát với sự phát triển của công nghệ thông tin cùng các quy
định chặt chẽ về quản lý thị trường, quy chế thông tin cho các thành viên thị trường. Hệ
thống CBTT cần có sự thông suốt đồng bộ thông tin giữa các sở giao dịch và với toàn
137
bộ thị trường nhằm đảm bảo thông tin đều đáp ứng được các nguyên tắc về độ tin cậy,
kịp thời, chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.
4.2.4. Về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong hoạt động
CBTT của công ty đại chúng trên TTCK
Nhằm đảm bảo sự an toàn trên TTCK cũng như bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của nhà đầu tư đòi hỏi các công ty đại chúng phải công khai, minh bạch thông tin.
Đồng thời, sử dụng vốn góp của nhà đầu tư một cách có hiệu quả, tuân thủ đúng theo
quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ cam kết với cổ đông; áp dụng các thông lệ
quản trị công ty, hệ thống kế toán, kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế và đặc biệt cần
tập trung hoàn thiện pháp luật CBTT của công ty đại chúng trên TTCK và luật hóa các
quy định về bảo vệ nhà đầu tư và CBTT của công ty đại chúng trên TTCK trong Luật
Chứng khoán sửa đổi đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ thông qua Nghị quyết số
83/NQ-CP ngày 31/8/2017. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần hoàn thiện quy định pháp luật về CBTT theo hướng dễ hiểu, đơn
giản trong việc áp dụng và thực thi. Cần có quy định rõ về các khái niệm về người có
liên quan và quy định về nhóm người có liên quan, trách nhiệm CBTT đối với cổ đông
lớn/nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư; nhóm
người có liên quan và người nội bộ công ty; và quy định tiêu chuẩn CBTT theo nhóm
công ty dựa trên quy mô vốn và tính đại chúng...
Thứ hai, nâng cao trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc tiếp cận và sử dụng
thông tin. Mỗi nhà đầu tư cần cân nhắc trước các thông tin công bố của công ty đại
chúng trước khi quyết định đầu tư hoặc kiểm soát hoạt động đầu tư của mình. Đồng
thời bản thân mỗi nhà đầu tư cũng cần phải là “người đầu tư thông thái” luôn tìm hiểu
và cập nhật thông tin thị trường để tự bảo vệ quyền lợi ích của minh cũng như nhanh
chóng tiếp cận được các thông tin mới nhất của thị trường từ đó có quyết định đầu tư
đúng đắn, hiệu quả nhất.
138
Hoạt động CBTT của công ty đại chúng có vị thế quan trọng trên thị trường và
có ảnh hưởng rất lớn tới các chủ thể khác tham gia thị trường, đặc biệt là nhà đầu tư.
Nếu như thông tin của công ty đại chúng được công bố đầy đủ và chính xác sẽ có tác
động rất tích cực tới niềm tin của nhà đầu tư, sự phát triển của TTCK và ngược lại nếu
thông tin của công ty đại chúng không được công bố minh bạch, kịp thời dễ sinh ra các
lợi ích nhóm gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhà đầu tư, sự phát triển bền vững của thị
trường. Trong hoạt động CBTT thì tính chính xác, khách quan, kịp thời luôn là vấn đề
được nhà đầu tư chứng khoán nói riêng và các chủ thể tham gia thị trường nói chung
quan tâm hàng đầu. Những thông tin không chính xác, không khách quan ngay lập tức
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đầu tư, đến doanh nghiệp, đến thị trường. Nhằm
thúc đẩy TTCK phát triển bền vững, khách quan pháp luật liên quan đến hoạt động
CBTT của công ty đại chúng trên TTCK cũng không ngừng được thay đổi, thích ứng
với từng giai đoạn của của thị trường nhằm hướng tới xây dựng một TTCK của Việt
Nam ngang tầm với các TTCK trong khu vực cũng trên thế giới.
Liên quan đến các giải pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà
đầu tư trong hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK cũng là giúp tăng
cường tính minh bạch của TTCK, UBCKNN đang tích cực hoàn thiện các quy định về
CBTT như rà soát bổ sung đối tượng có trách nhiệm công khai thông tin, bổ sung
nghĩa vụ CBTT bất thường của công ty đại chúng, nguyên tắc áp dụng BCTC theo
chuẩn mực quốc tế, vấn đề CBTT bằng tiếng Anh, giám sát chất lượng của các công ty
kiểm toán khi thực hiện kiểm toán BCTC của công ty đại chúng; chất lượng hồ sơ tư
vấn phát hành, niêm yết của CTCK.
Mặt khác, việc áp dụng quy chế quản trị công ty theo Nghị định 71/2017/NĐ-
CP sẽ giúp nâng cao trách nhiệm, nhận thức của công ty đại chúng, trước hết là cho
lãnh đạo doanh nghiệp về tuân thủ yêu cầu minh bạch CBTT, về vai trò và các nguyên
139
tắc quản trị công ty, làm cơ sở cho quá trình thực hành, tuân thủ, áp dụng quản trị công
ty theo thông lệ tốt, cải thiện quan hệ nhà đầu tư.
Đồng thời, UBCKNN tiếp tục rà soát, đánh giá khả năng đáp ứng của Hệ thống
giám sát thị trường (MSS), hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý và giám sát
TTCK, thực hiện nâng cấp hệ thống để đáp ứng được yêu cầu phát triển của TTCK.
Đặc biệt, UBCKNN tiếp tục triển khai các nhóm giải pháp để tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào TTCK Việt Nam như các vấn đề
liên quan đến việc mở và vận hành tài khoản tiền phục vụ giao dịch chứng khoán, các
quy định hạn chế việc tham gia các sản phẩm phái sinh tiền tệ với nhà đầu tư nước
ngoài.
4.2.5. Về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động CBTT của công ty đại
chúng trên TTCK
Thứ nhất, cần sớm ban hành các quy định pháp luật bổ sung liên quan đến xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK,
nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch của TTCK, tiếp cận với chuẩn mực và
thông lệ quốc tế về CBTT trên TTCK, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu
tư. Cụ thể, đề xuất chuẩn hóa quy định CBTT trên TTCK Việt Nam; bổ sung trách
nhiệm CBTT đối với cổ đông lớn sở hữu từ 5% trở lên đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
đầu tư; nhóm người có liên quan và người nội bộ công ty; và quy định tiêu chuẩn
CBTT theo nhóm công ty dựa trên quy mô vốn và tính đại chúng. Cũng như các chế
tài quy định biện pháp xử lý vi phạm đối với đối tượng này để đảm bảo theo đúng
khuyến nghị của IOSCO“Người sở hữu chứng khoán trong một công ty phải được đối
xử một cách vô tư và công bằng như nhau”[147, tr.87] nhằm đáp ứng được yêu cầu
cũng như theo kịp sự phát triển của thị trường. Đó là những định hướng cơ bản cho
việc hoàn thiện Luật Chứng khoán trong thời gian tới, góp phần hoàn thiện thể chế, ổn
định môi trường pháp lý cho sự phát triển mạnh mẽ hơn của TTCK, đáp ứng yêu cầu
140
hội nhập, bảo đảm TTCK là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền
kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, sự an toàn của hệ thống tài chính, thị trường
vốn mà trọng tâm là TTCK.
Thứ hai, cần cá thể hóa trách nhiệm hình sự đối với các chủ thể được ủy quyền
trong hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK. Các hành vi vi phạm trong
lĩnh vực chứng khoán và TTCK nói chung và CBTT nói riêng, tùy theo mức độ và hậu
quả của nó mà có thể bị xử phạt hành chính hay cần xem xét khả năng truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với các chủ thể được ủy quyền trong hoạt động CBTT của công ty
đại chúng trên TTCK. Cần bổ sung thêm các hành vi có dấu hiệu tội phạm trong Bộ
Luật Hình sự hiện hành liên quan đến CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ví dụ
như: Hành vi không thực hiện CBTT của người ủy quyền, trách nhiệm CBTT của cổ
đông lớn sở hữu từ 5% trở lên đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư; nhóm người có
liên quan và người nội bộ công ty nếu vi phạm cũng là hành vi cấu thành tội phạm là
cần thiết. Có như vậy thì quyền lợi hợp pháp của người đầu tư mới được bảo vệ tạo
điều kiện để TTCK Việt Nam hoạt động hiệu quả, công bằng và hợp pháp.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định pháp luật chứng khoán về nguyên tắc xác định
cách thức tính toán thiệt hại để yêu cầu bồi thường, các quy định về phương thức tính
toán và chứng minh thiệt hại thực tế của nhà đầu tư phát sinh từ hành vi CBTT sai sự
thật, mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạm để từ đó “lấp đầy” khoảng
trống của quy định pháp luật đảm bảo nhà đầu tư và các chủ thể liên quan trên thị
trường thực hiện được các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
4.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ khác
4.3.1. Xây dựng bộ chỉ số minh bạch thông tin đối với công ty đại chúng
Trên thế giới, tại các TTCK phát triển việc xây dựng bộ chỉ số minh bạch thông
tin đối với công ty đại chúng không còn là vấn đề mới và xa lạ. Theo thông lệ tại nhiều
nước, mức độ minh bạch của các công ty đại chúng được dựa trên chỉ số riêng về minh
141
bạch thông tin, giúp cải thiện tình hình minh bạch trên TTCK và củng cố niềm tin cho
nhà đầu tư đối với thị trường. Tại Singapore, từ năm 2009, các chỉ số về minh bạch
thông tin công ty được thay thế bằng chỉ số quản trị và minh bạch thông tin
(Governance and Transparency Index - GTI) được xây dựng bởi Thời báo Business
Times, Trung tâm quản trị công ty, các học viện và tổ chức (Centre for Governance,
Institutions and Organizations - CGIO) thuộc Đại học Quốc gia Singapore. Chỉ số này
gồm 2 nhóm chính: quản trị công ty và minh bạch thông tin với điểm số đánh giá cao
nhất cho mỗi nhóm lần lượt là 75 điểm và 25 điểm dựa trên những tiêu chí nhất định về
quản trị công ty và minh bạch, công khai thông tin. Cơ sở và minh chứng để tiến hành
đánh giá là các báo cáo thường niên, các thông tin đã được công ty đại chúng công bố
trên các phương tiện thông tin đại chúng và các trang thông tin điện tử của mình. Trên
TTCK Hoa Kỳ cũng tồn tại một loại chỉ số minh bạch và CBTT (Transparency and
Disclosure - T&D) do Tổ chức định mức tín nhiệm Standard and Poors (S&P) xây
dựng và công bố để đánh giá và xếp hạng mức độ công khai và minh bạch thông tin
của các công ty đại chúng trên TTCK. Tương tự, tại Đài Loan, năm 2003, Viện Nghiên
cứu chứng khoán và hợp đồng tương lai (Securities and Futures Institute - SFI) phối
hợp với SGDCK Đài Loan và Trung tâm giao dịch chứng khoán phi tập trung của
vùng lãnh thổ này đã công bố Hệ thống xếp hạng mức độ công bố và minh bạch hóa
thông tin (Information Disclosure and Transparency Ranking System - IDTRS) để đo
lường và xếp hạng mức độ minh bạch và công khai thông tin đối với tất cả các công ty
đại chúng trên TTCK Đài Loan dựa trên 5 tiêu chí cơ bản: Sự tuân thủ CBTT bắt buộc;
Thời hạn nộp và công bố các loại báo cáo; Việc CBTT về dự báo tài chính; CBTT
trong các báo cáo thường niên và CBTT trên các trang thông tin điện tử. Ở Việt Nam,
hàng năm, các SGDCK đã tổ chức chấm điểm báo cáo thường niên của các công ty đại
chúng, với các tiêu chí về quản trị công ty tốt nhất, giải giành cho Báo cáo phát triển
bền vững..., nhằm khích lệ các công ty trong thực hiện CBTT. Tuy nhiên, việc đánh giá
142
báo cáo thường niên chưa đủ để xác định một công ty đại chúng có minh bạch hay
không. Tại Việt Nam, kể từ khi TTCK chính thức hoạt động vào năm 2000 cho đến
nay chưa có bất kỳ bộ chỉ số minh bạch thông tin nào được áp dụng để đo lường mức
độ minh bạch của các công ty đại chúng. Chính vì thế, Việt Nam cũng cần sớm nghiên
cứu xây dựng chỉ số minh bạch thông tin đối với các công ty đại chúng trên cơ sở tiếp
thu kinh nghiệm của các nước. Đặc biệt, Việt Nam cần triển khai áp dụng các tiêu chí
của Standard & Poor’s (S&P) trong việc xây dựng chỉ số minh bạch trong hoạt động
CBTT của công ty đại chúng. Khi ứng dụng tính thông tin trong CBTT được đánh giá
dựa trên mức độ chi tiết của ba nhóm thông tin là: cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu và
quyền của nhà đầu tư (với 28 thông tin chi tiết); BCTC và thông tin kinh doanh (với 35
thông tin chi tiết); cơ cấu sở hữu và lợi ích của các cấp quản lý (với 35 thông tin chi
tiết). Các thông tin chi tiết được xem xét trong không chỉ báo cáo thường niên, mà còn
trên trang thông tin điện tử của công ty và các phương tiện khác mà công ty phải sử
dụng khi CBTT. Mức độ minh bạch được xác định bằng việc cho điểm. Khi công ty
công bố đầy đủ các mục thông tin thì điểm sẽ là 10. Trong trường hợp thông tin không
đầy đủ, thì số điểm sẽ tương ứng với tỷ lệ đầy đủ của các mục thông tin chi tiết. Các kế
hoạch cụ thể về đầu tư dài hạn, cơ cấu sở hữu cũng như những lợi ích mà các nhà quản
lý của công ty được hưởng. Đây không chỉ là vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm, mà
còn là chuẩn mực để phát triển thị trường tài chính và tăng cường năng lực hoà nhập
của thị trường tài chính trong nước với thị trường tài chính thế giới.
4.3.2. Minh bạch hóa thông tin công bố trên TTCK Việt Nam
Song song với những giải pháp nêu trên, một vấn đề liên quan đến việc minh
bạch hóa thông tin công bố trên TTCK Việt Nam cũng cần được xem xét một cách
nghiêm túc, như: tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả, chất lượng của kiểm toán
độc lập; tiếp tục hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp nói chung và hệ thống
BCTC nói riêng hướng tới hoạt động CBTT đạt tới chuẩn mực và thông lệ chung của
143
thế giới. Nâng cao vai trò của UBCKNN trong tham mưu cho Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung các văn bản pháp lý, trong giám sát, quản lý việc thực hiện các quy định trong
lĩnh vực chứng khoán, đặc biệt là việc phát hành chứng khoán của các công ty đại
chúng cần có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ trong mối quan hệ giữa các cơ quan
điều hành và các tổ chức cung ứng các dịch vụ CBTT trên TTCK như: Hiệp hội Kế
toán, kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
(VACPA), Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB). Ngoài ra, để đảm
bảo chất lượng minh bạch thông tin, nhằm đáp ứng tiêu chí nâng hạng TTCK, pháp
luật cần bổ sung quy định CBTT bằng Tiếng Anh và CBTT BCTC theo chuẩn mực
BCTC quốc tế (International Financial Reporting Standards - IFRS). Tuy nhiên, điều
này sẽ chỉ khả thi khi thực hiện áp dụng đối với công ty đại chúng có quy mô lớn.
Nhằm thúc đẩy TTCK phát triển bền vững, khách quan pháp luật liên quan đến xử lý
vi phạm đối với hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK cũng không
ngừng được thay đổi, thích ứng với từng giai đoạn của của thị trường nhằm hướng tới
xây dựng một TTCK của Việt Nam công khai, minh bạch, lấy được niềm tin của nhà
đầu tư trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, để phát triển TTCK minh bạch không chỉ
là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn cần sự nỗ lực của tất cả các chủ
thể tham gia thị trường để TTCK thật sự trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn, khẳng
định được vai trò là nơi huy động vốn quan trọng và hiệu quả cho nền kinh tế. Việc sửa
đổi các văn bản pháp luật trên sẽ đảm bảo khắc phục được những khó khăn, vướng
mắc trong thực tế về CBTT khi thực hiện Luật chứng khoán, Thông tư 155/2015/TT-
BTC; đảm bảo thực hiện tốt quy định về CBTT và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
về CBTT trên thị trường nhằm nâng cao tính răn, đe, phòng ngừa, giảm thiểu vi phạm
trên thị trường, tạo cơ sở giữ vững sự ổn định, an toàn cho hoạt động của TTCK; bảo
vệ quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường, giáo dục ý thức tôn
trọng và tuân thủ pháp luật về CBTT trên TTCK cho các công ty đại chúng.
144
4.3.3. Hoàn thiện phương tiện CBTT
Thứ nhất, UBCKNN và công ty đại chúng cần đồng thời phát triển một hệ
thống CBTT số hóa dựa trên nền website. Hiện nay, UBCKNN đã xây dựng hệ thống
CBTT dành cho công ty đại chúng ((Information Disclosure System Plus - IDS Plus),
SGDCK Hà Nội đã triển khai hệ thống CBTT tự động Corporate Information
Management System (CIMS), SGDCK thành phố Hồ Chí Minh đang hoàn thiện hệ
thống CBTT điện tử. Tuy nhiên, hệ thống CBTT giữa các SGDCK và UBCKNN
chưa đồng bộ, nên cùng một thông tin công bố, các công ty đại chúng phải thực hiện
các cách thức báo cáo khác nhau, gây mất thời gian và chi phí cho công ty đại chúng.
Do đó, cần có giải pháp để liên thông giữa các hệ thống này để công ty đại chúng chỉ
cần gửi báo cáo một lần, đảm bảo cho cả SGDCK và UBCKNN đều có được thông
tin; hoặc có phương án thống nhất về định dạng, mẫu biểu tài liệu giúp cho công ty đại
chúng thuận lợi hơn trong thực hiện nghĩa vụ báo cáo cho cơ quan quản lý.
Thứ hai, cơ quan quản lý thị trường cần xây dựng một Trung tâm lưu trữ thông
tin công bố, phục vụ cho công tác giám sát thị trường hiệu quả hơn. Trung tâm này có
thể đặt tại SGDCK hoặc đặt tại Cơ quan quản lý giám sát thị trường, tùy vào lựa chọn
của từng nước. Đối với Việt Nam, nên đặt Trung tâm Lưu trữ thông tin tại UBCKNN
do cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý thông tin của toàn bộ công ty đại chúng, trong
khi SGDCK chỉ quản lý thông tin của công ty đại chúng.
Ngoài ra, cũng không thể thiếu vắng những giải pháp như đào tạo công ty đại
chúng nhằm nâng cao trách nhiệm của công ty đại chúng và nhà đầu tư đối với nghĩa
vụ minh bạch trên TTCK hoặc hoàn thiện cơ chế xử lý vi phạm cho các vi phạm về
CBTT trên TTCK.
Kết luận chương 4
Muốn phát triển TTCK minh bạch, công khai, đòi hỏi các quy định pháp luật
điều chỉnh hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK phải được hoàn thiện
145
phù hợp với thực tiễn hoạt động của thị trường và phù hợp với thông lệ, chuẩn mực
chung của TTCK trên thế giới. Chỉ có như vậy TTCK mới thực sự được xem là thị
trường của thông tin, sự minh bạch thông tin chính là động lực cơ bản để phát triển thị
trường lành mạnh, bền vững.
Việc hoàn thiện pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK sẽ mang
lại tính công khai, minh bạch, bền vững của TTCK. Để thực hiện tốt mục tiêu này, việc
hoàn thiện pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK phải dựa trên những
quan điểm, định hướng đúng đắn tạo tiền đề cho những giải pháp cụ thể, giải quyết
được những vấn đề hạn chế, tồn đọng của thị trường hiện nay đặt ra.
Tại chương 4 tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp quan trọng để giúp hoạt
động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK đạt hiệu quả cao nhất. Bao gồm: Nhóm
giải pháp hoàn thiện pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK như hoàn
thiện pháp luật về đối tượng, thời hạn, phương thức CBTT, xử lý vi phạm về CBTT,
quyền và nghĩa vụ CBTT của công ty đại chúng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp
của nhà đầu tư chứng khoán trên TTCK và nhóm giải pháp hỗ trợ như: hoàn thiện
phương tiện CBTT và xây dựng bộ chỉ số minh bạch thông tin đối với công ty đại
chúng như: Xây dựng bộ chỉ số minh bạch thông tin đối với công ty đại chúng; Minh
bạch hóa thông tin công bố trên TTCK Việt Nam; Hoàn thiện phương tiện CBTT. Các
giải pháp này sẽ giúp công ty đại chúng nói riêng và TTCK nói chung công khai, minh
bạch hơn, từ đó xây dựng được hình ảnh và nâng cao vị trí cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Đây chính là động lực giúp TTCK phát triển,
trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút đông đảo nhà đầu tư trong và ngoài nước
đồng thời khẳng định được vai trò là kênh huy động vốn quan trọng và hiệu quả cho
nền kinh tế.
146
KẾT LUẬN
Nghiên cứu pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ở Việt Nam
hiện nay là vấn đề cần thiết cho quá trình hội nhập và đạt tới các chuẩn mực, thông lệ
quốc tế cũng như các khuyến nghị của IOSCO về hoạt động của TTCK. TTCK được
xem là thị trường của thông tin và minh bạch thông tin chính là động lực cơ bản để
phát triển thị trường lành mạnh, bền vững. Với vai trò là chủ thể cung cấp hàng hóa
trên TTCK, pháp luật về Chứng khoán cần xây dựng chế định pháp luật đặc biệt chú
trọng đến hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK bởi các thông tin do
công ty đại chúng cung cấp là tấm gương phản chiếu tình hình kinh doanh của công ty,
là động lực để công ty hoàn thiện chế độ quản trị, phát triển thương hiệu và nâng cao
hiệu quả kinh doanh; đồng thời cũng là cơ sở để hình thành giá chứng khoán. Công ty
đại chúng CBTT càng minh bạch thì giá chứng khoán càng được phản ánh chính xác,
TTCK phát triển bền vững và quyền lợi của nhà đầu tư càng được đảm bảo. Do đó,
luận án không chỉ nghiên cứu các quy định của pháp luật về CBTT của công ty đại
chúng trên TTCK mà còn nghiên cứu thực tiễn áp dụng, quá trình thực thi pháp luật về
CBTT của công ty đại chúng trên TTCK, qua đó làm rõ những mặt đạt được, sự phát
triển của pháp luật, đồng thời chỉ ra những bất cập cần khắc phục, sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế.
Trải qua hơn 20 năm hình thành, phát triển hệ thống pháp luật về Chứng khoán
nói chung và pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK nói riêng đã được
xây dựng tương đối đầy đủ, hoàn thiện, tạo điều kiện cho TTCK Việt Nam ngày càng
tiến gần đến chuẩn mực thế giới. Từ các phân tích nêu trên, nghiên cứu sinh rút ra một
số kết luận như sau:
Tại chương 1: Luận án làm rõ tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước các vấn
đề liên quan đến CBTT của công ty đại chúng trên TTCK bao gồm: các công trình
nghiên cứu những vấn đề về CBTT, pháp luật CBTT của công ty đại chúng trên
147
TTCK, thực trạng và thực tiễn thực thi pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên
TTCK, định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về CBTT của công ty đại chúng
trên TTCK. Sau đó đưa ra những đánh giá nhận xét thành tựu của những công trình
nghiên cứu liên quan, đồng thời chỉ rõ những vấn đề mà luận án có thể kế thừa, tiếp tục
nghiên cứu.
Tại chương 2, luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về CBTT của
công ty đại chúng trên TTCK và đánh giá tính hiệu quả quy định của pháp luật. Luận
án đã tập trung làm sáng tỏ khái niệm công ty đại chúng, công ty đại chúng trên TTCK,
CBTT, pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK. Luận án khẳng định vai
trò, sự cần thiết của hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK đối với sự phát
triển bền vững của TTCK. Luận án cũng chỉ ra các yếu tố tác động đến pháp luật điều
chỉnh hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK và cấu trúc pháp luật về
CBTT của công ty đại chúng trên TTCK. Những nghiên cứu tại chương 2 chỉ ra những
yêu cầu cấp thiết của hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK.
Tại chương 3, luận án làm rõ các vấn đề liên quan đến thực trạng pháp luật về
CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ở Việt Nam. Qua đó, đưa ra những đánh giá,
nhận xét về thực trạng pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK, chỉ ra
những nguyên nhân của một số hạn chế còn tồn đọng trong thực tiễn. Cụ thể là:
Thứ nhất, pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ở Việt Nam
mới chỉ dừng lại ở việc nỗ lực điều chỉnh và trật tự hóa hoạt động CBTT của công ty
đại chúng trên TTCK nhưng chưa đảm bảo khung pháp lý ổn định, chưa có tính định
hướng thị trường và chưa bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Thứ hai, pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ở Việt Nam mới
chỉ tiếp cận hoạt động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK trên góc độ nghĩa vụ
hơn là quyền CBTT của công ty đại chúng trên TTCK.
148
Thứ ba, pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ở Việt Nam thiếu
nhiều chế tài với những biện pháp đủ mạnh, đặc biệt đối với cá nhân có nghĩa vụ và
được thực hiện quyền CBTT của công ty đại chúng trên TTCK....
Thứ tư, pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ở Việt Nam cần
có các quy định hướng tới những chuẩn mực và thông lệ chung về CBTT của công ty
đại chúng trên TTCK phát triển nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của nhà đầu tư,
của bản thân công ty đại chúng, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong hoạt
động CBTT của công ty đại chúng trên TTCK tạo ra một TTCK phát triển lớn mạnh,
bền vững, tạo niềm tin đối của nhà đầu tư đối với thị trường và là kênh huy động vốn
lớn nhất của nền kinh tế.
Tại chương 4, luận án đưa ra định hướng, giải pháp cần thiết, cơ bản để xây
dựng và hoàn thiện pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK. Theo đó,
luận án xác định định hướng và các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về
CBTT của công ty đại chúng trên TTCK cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng các quy
phạm pháp luật trong thực tiễn như: Hoàn thiện pháp luật liên quan đến đối tượng, thời
hạn CBTT của công ty đại chúng trên TTCK; Quyền và nghĩa vụ của công ty đại
chúng trong hoạt động CBTT trên TTCK; Phương thức CBTT của công ty đại chúng
trên TTCK; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong hoạt động CBTT
của công ty đại chúng trên TTCK; Xử lý vi phạm trong hoạt động CBTT của công ty
đại chúng trên TTCK; Nhóm giải pháp hỗ trợ khác (xây dựng bộ chỉ số minh bạch
thông tin đối với công ty đại chúng và hoàn thiện phương tiện CBTT).
Có thể nói, nghiên cứu pháp luật về CBTT của công ty đại chúng trên TTCK ở
Việt Nam hiện nay là yêu cầu cấp thiết, từ các kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động
CBTT của công ty đại chúng trên TTCK là một yếu tố quan trọng, then chốt giúp
TTCK trở lên công khai, minh bạch, phát triển bền vững bảo vệ được quyền và lợi ích
của nhà đầu tư. Đồng thời hướng tới xây dựng và hoàn thiện pháp luật về CBTT của
149
công ty đại chúng trên TTCK từng bước phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế, tạo
nền móng cho TTCK Việt Nam có khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế
và khu vực.
Với kết quả nghiên cứu, tác giả luận án đã làm rõ phần nào những vấn đề về lý
luận, thực trạng, định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về nội dung CBTT của
công ty đại chúng trên TTCK ở Việt Nam hiện nay. Tuy vậy, với những hạn chế về
kiến thức, thời gian, tác giả vẫn chưa có những nghiên cứu, đánh giá tính hiệu quả của
những đề xuất hoàn thiện pháp luật về nội dung CBTT của công ty đại chúng trên
TTCK. Tác giả mong rằng sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm các nội dung sâu sắc hơn nữa
trong các công trình nghiên cứu về sau.
150
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Đỗ Thị Thu Hà (2018), “Hoạt động CBTT của công ty đại chúng và vấn đề bảo vệ
nhà đầu tư chứng khoán”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1- Tháng 10/2018 trang 48 – 50, Hà
Nội.
2. Đỗ Thị Thu Hà (2018), “Vấn đề pháp lý về quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng
trong hoạt động CBTT”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2- Tháng 10/2018 trang 59 – 60, Hà
Nội.
3. Đỗ Thị Thu Hà (2018), “Xử lý vi phạm đối với hoạt động CBTT của công ty đại
chúng trên TTCK”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 11 (320) Tháng 11/2018 trang
35 -39, Hà Nội.
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tuấn Anh (2017), “Minh bạch thông tin trên TTCK và một số vấn đề đặt
ra”, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, số tháng 9, tr.98-101.
2. Ban pháp chế - UBCKNN (2007), Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho TTCK Việt
Nam, Hà Nội.
3. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo điều hành năm 2017 vào ngày
20/12/2017của Sở GDCK Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty: vốn, quản lý và tranh
chấp luật doanh nghiệp 2005, NXB Trí thức Hà Nội, Hà Nội
5. Tạ Thanh Bình (2010), “Hoàn thiện hệ thống CBTT của công ty đại chúng”, Đề
tài nghiên cứu khoa học, UBCKNN, Hà Nội.
6. Tạ Thanh Bình, Phạm Thị Hằng Nga (2013), “Đẩy mạnh hoạt động CBTT trên
TTCK”, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, Số 180, tr.7-12.
7. Bộ giáo dục và đào tạo (1999), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa –Thông
tin, Hà Nội.
8. Bộ Tài chính (2004), Thông tư 57/2004/TT-BTC hướng dẫn việc CBTT trên
TTCK do Bộ Tài chính ban hành, ngày 17/06/2004.
9. Bộ Tài chính (2007), Quyết định 12/2007/QĐ-BTC về Quy chế quản trị công ty
áp dụng cho các công ty niêm yết trên SGDCK/ Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, ngày 13/03/2007.
10. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 38/2007/TT-BTC hướng dẫn CBTT trên TTCK do
Bộ Tài chính ban hành, ngày 18/04/2017.
11. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 09/2010/TT-BTC hướng dẫn về việc CBTT trên
TTCK do Bộ Tài chính ban hành, ngày 15/01/2010.
12. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 121/2012/TT-BTC quy định về quản trị công ty áp
dụng cho công ty đại chúng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, ngày
26/07/2012.
152
13. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 121/2012/TT-BTC quy định về quản trị công ty áp
dụng cho công ty đại chúng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, ngày
26/07/2012.
14. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 52/2012/TT-BTC hướng dẫn việc CBTT trên
TTCK do Bộ Tài chính ban hành, ngày 05/04/2012.
15. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 217/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK do Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành, ngày 31/12/2013.
16. Bộ Tài chính (2015), Thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn CBTT trên TTCK
do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, ngày 06/10/2015.
17. Bộ Tài chính (2017), Thông tư 95/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định
71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng
do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, ngày 22/09/2017.
18. Chính phủ (1998), Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK, ngày
11/07/1998.
19. Chính phủ (2003), Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK, ngày
28/11/2003.
20. Chính phủ (2007), Nghị định 36/2007/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, ngày 08/03/2007.
21. Chính phủ (2007), Nghị định 14/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chứng khoán,
ngày 19/01/2007.
22. Chính phủ (2010), Nghị định 84/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 14/2007/NĐ-CP
hướng dẫn Luật Chứng khoán, ngày 02/08/2010.
23. Chính phủ (2010), Nghị định 85/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, ngày 02/08/2010.
24. Chính phủ (2012), Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật chứng khoán và
Luật chứng khoán sửa đổi, ngày 20/07/2012.
153
25. Chính phủ (2013), Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, ngày 23/09/2013.
26. Chính phủ (2015), Nghị định 81/2015/NĐ-CP về CBTT của doanh nghiệp Nhà
nước, ngày 18/09/2015.
27. Chính phủ (2015), Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 58/2012/NĐ-CP
hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi, ngày 26/06/2015.
28. Chính phủ (2016), Nghị định 145/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2013/NĐ-
CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK,
ngày 01/11/2016.
29. Chính phủ (2017), Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty đối
với công ty đại chúng, ngày 06/06/2017.
30. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (2002), Quyết định 07/2002/QĐ-VPCP về Mẫu
điều lệ áp dụng cho các công ty niêm yết do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ ban hành, ngày 19/11/2002.
31. Hoàng Thị Quỳnh Chi (2008), Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư
trên thị trườngng chứng khoán tập trung ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học,
Khoa Luật, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
32. Nguyễn Trọng Chuẩn (2013), “Lợi ích và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp trí Triết học, số 04,tr. 12.
33. Trần Đình Cung (2007), “Công khai hóa và minh bạch thông tin – cơ sở để thị
trường và bên ngoài công ty thực hiện giám sát công ty”, Tạp chí Chứng khoán
Việt Nam Số 107, tr.15-18.
34. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
35. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
154
36. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Viên Thế Giang (2008), Pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam, Luận văn thạc
sĩ luật học, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
40. Viên Thế Giang (2008), “Hoạt động CBTT trên TTCK Việt Nam”, Tạp chí Khoa
học và Đào tạo Ngân hàng, Số 1,2, tr.16-18.
41. Lê Việt Giang (2014), Nguyên tắc công khai, minh bạch trên TTCK theo pháp luật
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc Gia Hà
Nội, Hà Nội.
42. Nguyễn Thị Hải Hà (2014), “Chất lượng CBTT của các công ty niêm yết trên
TTCK Việt Nam thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học, số 3, tr 37-45.
43. Trịnh Hồng Hà (2016), “Hoàn thiện hệ thống CBTT trên TTCK Việt Nam”, Đề
tài nghiên cứu khoa học, UBCKNN, Hà Nội.
44. Hà Thị Thu Hằng (2010), Pháp luật về quản trị Công ty đại chúng, thực tiễn áp
dụng tại Công ty cổ phần VINAFCO” Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật,
Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội..
45. Bạch Đức Hiển (Chủ biên) (2009), Giáo trình TTCK, Nxb Tài chính.
46. Ngô Văn Hiệp (2005), “Hoàn thiện pháp luật về TTCK nhằm bảo vệ quyền lợi
của cổ đông”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 11/2005, tr.35-39.
47. Nguyễn Thị Liên Hoa (2007), “Minh bạch thông tin trên TTCK Việt Nam”, Tạp
chí Phát triển Kinh tế, số 213, tr 7.
155
48. Phan Huy Hồng (2013), “Quyền và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong luật
quốc tế, luật nước ngoài và luật Việt Nam”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 01, tr. 12-
16.
49. Nguyễn Thành Hưng (2016), “Một số giải pháp hoàn thiện CBTT trên BCTC của
các công ty đại chúng niêm yết trên TTCK Việt Nam” Cổng Thông tin điện tử
Kiểm toán Nhà nước, truy cập ngày 12/04/2016,<
ndt/mot-so-giai-phap-hoan-thien-cong-bo-thong-tin-tren-bao-cao-tai-chinh-cua-
cac-cong-ty-dai-chung-niem-yet-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-nam.sav>.
50. An Huy (2010), “Hoàn thiện CBTT nâng cao tính minh bạch và công bằng trên
TTCK”, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, Số 161, tr.3-5.
51. IFC và UBCKNN (2008), Cẩm nang quản trị công ty, phối hợp xuất bản, Hà Nội.
52. Phan Lan (2005), Cẩm nang đầu ttư chứng khoán, NXB Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
53. Trần Văn Long (2004), Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động CBTT trên TTCK
Việt Nam: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học. Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
54. Lê Vũ Nam (2003), “Hoàn thiện pháp luật về CBTT trên TTCK ở Việt Nam”,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 10, tr 12.
55. Lê Vũ Nam (2015), “Hoàn thiện các quy định về niêm yết cổ phiếu của doanh
nghiệp nước ngoài trên TTCK Việt Nam”, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, Số
198, tr.13-15.
56. Lê Hoàng Nga (2015), TTCK, Nxb Tài Chính.
57. Phạm Thị Hằng Nga (2012), “Minh bạch thông tin trên TTCK”, Tạp chí Chứng
khoán Việt Nam, Số 168, tr.11-14.
58. Phạm Thị Hằng Nga (2014), CBTT của công ty đại chúng trên TTCK theo pháp
luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc Gia
Hà Nội, Hà Nội.
156
59. Lê Hoàng Nga (2010), “Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ trên TTCK Việt Nam”, Tạp chí
Chứng khoán Việt Nam, Số 166, tr.10-13.
60. Lê Thị Việt Nga (2016) “Cơ sở lý luận và thực tiễn trong xác định khoản thu lợi
bất chính và thiệt hại cho nhà đầu tư đối với các tội danh trong lĩnh vực chứng
khoán”, Đề tài nghiên cứu khoa học, UBCKNN, Hà Nội.
61. Bích Ngà (2015), “Bảo vệ nhà đầu tư trên TTCK - Kinh nghiệm quốc tế về quỹ
bảo vệ nhà đầu tư và một số gợi ý về giải pháp chính sách cho Việt Nam” Tạp chí
Chứng khoán Việt Nam, số 199, tr.21.
62. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
63. Phạm Duy Nghĩa (2006), Giáo trình Luật Kinh tế -tập 1: Luật Doanh nghiệp: Tình
huống - phân tích - bình luận, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
64. Nguyễn Trọng Nguyên (2015), Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin
BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Khoa Kế toán –
Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
65. Nguyễn Như Phát, Phạm Duy Nghĩa (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Kinh tế
Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
66. Đinh Văn Sơn (2009), Phát triển bễn vững TTCK Việt Nam, Nxb Tài chính.
67. Đinh Văn Sơn (2010), Thông tin chứng khoán và giao dịch chứng khoán tại
SGDCK Hà Nội, Nxb Tài chính.
68. Nguyễn Văn Phong (2012), “CBTT của công ty niêm yết”, Tạp chí Chứng khoán
Việt Nam, số 165, tr.13-15.
69. Vũ Lan Phương (2013), Hoàn thiện pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
70. Quốc Hội (2006), Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm
2006, Hà Nội.
157
71. Quốc Hội (2010), Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung số 62/2010/QH12 ngày 24
tháng 1 năm 2010, Hà Nội.
72. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012, Hà
Nội.
73. Quốc hội (2013), Hiến pháp ngày 28 tháng 12 năm 2013, Hà Nội
74. Quốc Hội (1990), Luật Công ty ngày 21 tháng 12 năm 1990, Hà Nội;
75. Quốc Hội (1999), Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 06 năm 1999, Hà Nội;
76. Quốc Hội (2005), Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005, Hà Nội;
77. Quốc Hội (2014), Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014, Hà Nội;
78. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015, Hà Nội.
79. Quốc hội (2017), Bộ luật Hình sự ngày 24 tháng 11 năm 2015, Hà Nội.
80. SGDCK Hà Nội (2013), Sổ tay CBTT dành cho công ty niêm yết.
81. SGDCK Hà Nội (2013), Quyết định số 250/QĐ-SGDHN ngày 6/6/2013 về việc
ban hành Quy chế CBTT tại SGDCK Hà Nội, Hà Nội.
82. SGDCK TP.Hồ Chí Minh (2013), Quyết định số 07/2013/QĐ-SGDHCM ngày
24/7/2013 về việc ban hành Quy chế CBTT tại HOSE, TP. Hồ Chí Minh.
83. Nguyễn Sơn (2010), “Mười năm hoạt động TTCK Việt Nam và định hướng chiến
lược giai đoạn 2010-2020”, Hà Nội.
84. Võ Văn Quang, Phạm Hồng Sơn (2003), “Giải pháp hoàn thiện hoạt động cung
cấp thông tin nội bộ và CBTT của UBCKNN”, Đề tài nghiên cứu cấp Ủy ban, Hà
Nội.
85. Trần Quốc Tuấn (2001), “Một số giải pháp cơ bản để nâng cao hoạt động CBTT
trên TTCK Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Hồ Chí Minh.
86. Lê Trung Thành (2010), Giám sát giao dịch trên TTCK Việt Nam, Luận án tiến sỹ,
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
87. Lương Đình Thi (2015), “Pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam”,
Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
158
88. Phạm Thị Giang Thu (2006), “Luật chứng khoán với việc mở rộng cơ hội đầu tư
và khuyến khích đầu tư”, Tạp chí Luật học, số 08/2006, tr. 45-54.
89. Tài liệu kỹ thuật hệ thống CBTT IDS (2016), UBCKNN.
90. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007
về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020, Hà Nội.
91. Lê Thị Thu Thủy và Nguyễn Anh Sơn (2004), Pháp luật về tổ chức và hoạt động
của Trung tâm Giao dịch chứng khoán ở Việt nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
92. Lê Thị Thu Thủy (2007), Đề cương bài giảng pháp luật về phát hành chứng
khoán, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
93. Phạm Thanh Thủy (2015), “Thực trạng minh bạch hóa thông tin trên TTCK Việt
Nam”, Chuyên đề nghiên cứu khoa học, Viện Chiến lược và chính sách tài chính,
Hà Nội.
94. Tổ chức tài chính quốc tế và diễn đàn quản trị công ty toàn cầu phối hợp với
UBCKNN Việt Nam theo trương trình tư vấn của IFC tại Đông Á và Thái Bình
Dương (2009), Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty.
95. Tổ chức tài chính quốc tế và diễn đàn quản trị công ty toàn cầu phối hợp với
UBCKNN Việt Nam theo trương trình tư vấn của IFC tại Đông Á và Thái Bình
Dương (2010), Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty.
96. Tổ chức tài chính quốc tế và diễn đàn quản trị công ty toàn cầu phối hợp với
UBCKNN Việt Nam theo trương trình tư vấn của IFC tại Đông Á và Thái Bình
Dương (2011), Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty.
97. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật chứng khoán, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội.
98. Ngô Xuân Trường (2013), Áp dụng pháp luật về CBTT đối với công ty niêm yết
trên TTCK Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà
Nội.
159
99. Hoàng Tùng (2011), “Vấn đề CBTT của công ty niêm yết”, Tạp chí Ngân hàng,
số 10, tr 5.
100. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (2005-2015), Báo cáo thường niên, Hà Nội.
101. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (2012), Quyết định số 515/QĐ-UBCK ngày
25/6/2012 ban hành Quy trình thực hiện CBTT trên cổng Thông tin điện tử
UBCKNN và báo cáo UBCKNN cho các đối tượng tham gia TTCK, Hà Nội.
102. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (2013), Quyết định số 578/QĐ-UBCK ngày
4/8/2014 ban hành Quy chế hướng dẫn công ty đại chúng sử dụng Hệ thống
CBTT của UBCKNN, Hà Nội.
103. Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2007), Pháp luật về quản lý các thị
trường tài chính, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.76-91, 211-218.
104. UBCKNN (2014), Hoàn thiện công tác đào tạo quản trị công ty đại chúng ở Việt
Nam, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đầu tư chứng khoán, Hà Nội.
105. UBCKNN (2014), Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo tuân thủ cam kết
quốc tế về chứng khoán và Thị trường chứng khoán của Việt Nam, Tạp chí Chứng
khoán, Hà Nội.
106. Nguyễn Thị Ánh Vân (2006), “Chế độ Công bố thông tin theo Luật chứng khoán
năm 2006”, Tạp chí luật học, số 8, tr.60.
107. Lê Đình Vinh (2004), “Kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ty theo luật
doanh nghiệp”, Tạp chí Luật học, số 01/2004, tr. 54-58.
108. Bùi Kim Yến (2012), “Ngăn ngừa và hạn chế vi phạm trong CBTT của các công
ty niêm yết trên SGDCK thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Thông tin tài chính, Số
8.
109. Bùi Kim Yến (2015), Thị trường chứng khoán, Nxb Lao động – Xã hội.
110. Vietstock (2017), https://vietstock.vn/2017/09/chi-co-114-dnny-dat-chuan-cong-
bo-thong-tin-nam-2017-830-557222.htm, truy vập ngày 20/02/2018.
160
111. Báo Tài chính và Cuộc sống điện tử (2017), truy vập ngày
10/02/2018.
112. https://vtv.vn/tap-chi-kinh-te-cuoi-tuan/co-phieu-mtm-tren-san-upcom-cau-
chuyen-co-mot-khong-hai-tren-thi-truong-chung-khoan-
20160730145638092.htm, truy vập ngày 10/02/2018.
113.
gian-tiep-vao-viet-nam-313370.html, truy vập ngày 10/08/2019.
114. https://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vilinks/videtail/vichitiettintuc/vidsthanhtragi
amsat/vichitiet104?dDocName=APPSSCGOVVN162118318&_afrLoop=11768
590538000&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=lvw870t18_79#%40%3F_af
rWindowId%3Dlvw870t18_79%26_afrLoop%3D11768590538000%26dDocNa
me%3DAPPSSCGOVVN162118318%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-
state%3Dlvw870t18_95, truy vập ngày 10/08/2019.
115. https://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vilinks/videtail/vichitiettintuc/vidsthanhtragi
amsat/vichitiet104?dDocName=APPSSCGOVVN162116712&_afrLoop=11964
157890000&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=lvw870t18_113#%40%3F_a
frWindowId%3Dlvw870t18_113%26_afrLoop%3D11964157890000%26dDoc
Name%3DAPPSSCGOVVN162116712%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.c
trl-state%3Dlvw870t18_129, truy cập ngày 17/08/2018.
116. https://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vilinks/videtail/vichitiettintuc/vidstincongbo/
vichitiet102?dDocName=APPSSCGOVVN162118525&_afrLoop=1210256065
6000&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=lvw870t18_147#%40%3F_afrWin
dowId%3Dlvw870t18_147%26_afrLoop%3D12102560656000%26dDocName
%3DAPPSSCGOVVN162118525%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-
state%3Dlvw870t18_163, truy cập ngày 17/08/2018.
161
117.
phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-chung-khoan-136432.html, truy cập
ngày 17/09/2018.
118. https://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vilinks/videtail/vichitiettintuc/vidstincongbo/
vichitiet102?dDocName=APPSSCGOVVN162075828&_afrLoop=1235104592
5000&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=lvw870t18_194#%40%3F_afrWin
dowId%3Dlvw870t18_194%26_afrLoop%3D12351045925000%26dDocName
%3DAPPSSCGOVVN162075828%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-
state%3Dlvw870t18_210, truy cập ngày 10/08/2019.
119.
120. Nguyễn Hữu (2018), https://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/tiep-tuc-no-luc-
nang-chat-doanh-nghiep-minh-bach-thong-tin-247379.html, truy cập ngày
17/08/2018.
121. Luật về chứng khoán và TTCK của Nhật Bản năm 1948, sửa đổi, bổ sung năm
1992.
122. Bryan A. Garner (2014) Black's Law Dictionary 10th ed, West Group.
123. Broadcom corporation (2010), Corporate disclosure policy, New York.
124. Dr. Md. Mohobbot Ali Mohammmad Badrul Haider (2008), Accounting and
disclosure system in Japan, The Bangladesh Accountant.
125. International Accounting Standards Board (2009), IFSA 1: Presentation of
financial statements, includes amendments resulting from IFRSs issued up to 31
December 2009.
126. Korea Stock Exchange (2010), Corporate Disclosure in Korean securities market,
Seoul.
127. OECD (1999, 2004), Principles of Corporate Governance, Paris.
128. OIĐH-IOSCO (2002), Principles for Ongoing Disclosure And Material
Development Reporting By Listed Entities, New York.
162
129. Russel Craig and Joselito Diga, Corporate Accounting Disclosure in Indonesia,
Journal of international financial management and accounting.
130. Shleifer, Andrei, Vishny, R., (1997), "A Survey of Corporate Governance,"
Journal of Finance, 52 (2): pp. 737–783.
131. The Oxford Modern English Dictionary (1996), Published October 10th 1996 by
Oxford University Press, USA
132. The World Bank (2010), The 2010 corporate governance ROSC for Indonesia,
Washington DC.
133. The Japanese Institute of Certified Public Accountants (2010), Corporate
Disclosure In Japan – Overview, sixth edition, Tokyo.
134. Pau M. Healy, Krishna G. Palepu (2001), “The Product of Information” Journal of
Accounting and Economics 31.
135. Zhang Yuemei, Li Yanxi An (2008), Empirical Reseach on Coporate Govenance
and Information Disclosure Quality, Wireless Communications, Networking and
Mobile Computing.
136. Frank Heflin, Kenneth W.Shaw, John J, Wild (2000), “Disclosure Quality and
Market Liquydity”, Social Science Reseach Network.
137. Financial Services and Markets Act 2000 - FSMA
138. Francis W.K. Sui (2001), “Accounting System and Information Disclosure”,
KPMG.
139. Ferdy van Beest, Geert Braam and Suzanne Boelens (2009), Quality of financial
reporting: measuring qualitative characteristics. Nice working paper 09 – 108.
140. Ferdy van Beest, Geert Braam (2013), Conceptually-Based Financial Reporting
Quality Assessment. An Empirical Analysis on Quality Differences Between UK
Annual Reports and US 10-K Reports. Nice working paper 13 – 106.
141. Financial Services and Markets Act 2000 - FSMA
163
142. Jonas.G.J and Jeannot Blanchet (2000), Assessing Quality Financial Reporting,
Accounting Horizons.
143. Lyle .N (2008), Fianacial Reporting Supply Chain.
144. KOSPI Market Disclosure Regulation, Korea,
145. Republic Act No. 8799 The securities regulation code, Philippines.
146. https://www.iosco.org/library/by_laws/pdf/IOSCO-By-Laws-Section-2-
English.pdf
147. https://www.iosco.org/library/by_laws/pdf/IOSCO-By-Laws-Appendix-3-
English.pdf
148. https://www.iosco.org/library/resolutions/pdf/IOSCORES66.pdf
149. https://www.iosco.org/library/resolutions/pdf/IOSCORES1.pdf
150. https://www.sec.gov/answers/about-lawsshtml.html#secact1933
151. https://www.jpx.co.jp/english/rulesparticipants/rules/regulations/bv22ga0000001b
kf-att/jpxr_business_regulations_20180401.pdf
152. https://www.londonstockexchange.com/traders-and-brokers/rules-
regulations/rules-regulations.htm.
153. https://www.austrade.gov.au/Australian/Export/Guide-to-exporting/Legal-
issues/Legal-issues.
154. https://www.gov.uk/government/organisations/companies-house
155. https://www.investopedia.com/terms/c/c-corporation.asp.
156. https://www.chicagobooth.edu/faculty/directory/l/christian-leuz
157. https://www.ifrs.org/groups/international-accounting-standards-board/
158. https://www.fsa.go.jp/en/policy/fiel/
164
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phap_luat_ve_cong_bo_thong_tin_cua_cong_ty_dai_chung.pdf
- Trichyeu_DoThiThuHa.pdf