Trong khi đó ở Hàn Quốc, thủ tục dự án PPP có một số khác biệt nhỏ giữa
các dự án do phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xuất và dự án do nhà đầu
tư nhân đề xuất. Đối với dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xuất, quy
trình bao gồm 7 bước: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định dự án PPP;
gửi thông báo cho các nhà đầu tư quan tâm; nhà đầu tư gửi đề xuất dự án; cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức
đấu thầu hoặc chỉ định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành đàm phán và
ký hợp đồng với nhà đầu tư được chọn; nhà đầu tư được lựa chọn gửi kế hoạch
thiết kế và kỹ thuật chi tiết và cơ quan nhà nước chấp thuận; nhà đầu tư thực
hiện dự án và cơ quan nhà nước đánh giá, giám sát dự án, nhận chuyển giao dự
án hoàn thành. Trong khi đó, đối với dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất vẫn bao
gồm 7 bước như trên, tuy nhiên thứ tự và nội dung các bước có sự thay đổi: Nhà
đầu tư gửi đề xuất tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đánh giá đề xuất; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho
các nhà đầu tư khác có quan tâm; nếu có nhà đầu tư khác có quan tâm và gửi đề
xuất thì tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, nếu không có nhà đầu tư khác có
quan tâm thì có thể chỉ định lựa chọn nhà đầu tư ban đầu đã đề xuất dự án62.
172 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an hệ đầu tư theo hình thức đối tác công tư, theo đó các dự án PPP phải có sự
chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Trong khi đó, đối với hợp đồng BT
thì thực chất vẫn là Nhà nước đầu tư, thông qua việc đổi đất để cho nhà đầu tư
thực hiện dự án khác, mà giá trị quyền sử dụng đất vốn dĩ là tài sản công thuộc
trách nhiệm quản lý của Nhà nước. Không khó để nhận ra rằng trong dự án BT,
chỉ nhà đầu tư được hưởng lợi và không có sự chia sẻ rủi ro và nghĩa vụ quản lý
trong suốt vòng đời dự án với Nhà nước. Khi thực hiện dự án BT, không có yếu tố
tranh thủ vốn đầu tư dài hạn của tư nhân cũng như công nghệ quản trị tiên tiến của
khu vực này. Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, rất ít quốc gia triển khai loại hợp
đồng BT, đặc biệt không có quốc gia nào thanh toán vốn đầu tư dự án BT cho nhà
đầu tư tư nhân hoàn toàn bằng quỹ đất hoặc tài sản công như ở Việt Nam.
(ii) Việc áp dụng hợp đồng BT thường chỉ do một bên là nhà đầu tư tư
nhân thực hiện, sau đó được nhà nước thanh toán bằng những phương thức nhất
định như quỹ đất hoặc nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình. Thực tế
triển khai các dự án PPP trong thời gian qua cho thấy hầu hết đối với các hợp
đồng BT đều thanh toán bằng quỹ đất nên đã xảy ra nhiều vướng mắc, bất cập,
trong đó những vấn đề liên quan đến các dự án BT khiến dư luận bức xúc chủ
yếu là do không giải quyết được vấn đề chênh lệch địa tô trong quá trình thực
hiện dự án, là cơ hội để phát sinh lợi ích nhóm giữa người có thẩm quyền định
giá tài sản đất đai với nhà đầu tư được tiếp nhận quỹ đất theo phương án “đổi đất
lấy công trình cơ sở hạ tầng”.
138
Vấn đề này đã được Luật sư Nguyễn Tiến Lập lý giải bằng quan điểm cho
rằng: “Hình thức PPP tuyệt đối không nên bao gồm dự án BT hay nếu có thì
không theo cách làm như hiện nay. Hình thức BT rất hiếm khi được triển khai ở
các nước với lý do không tận dụng được bất cứ lợi thế gì của khu vực tư nhân và
gây khó cho trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước. Nếu hình thức dự án
BT vẫn được giữ lại thì nên kiên quyết bỏ hẳn cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” mà
thay vào đó, thanh toán riêng rẽ cho nhà đầu tư bằng tiền sau khi đã đấu giá
quyền sử dụng đất một cách rộng rãi và công khai, minh bạch”89.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định về thủ tục lựa chọn nhà đầu tư cho các dự
án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Theo quan điểm của tác giả luận án, việc hoàn thiện quy định về thủ tục
lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án PPP cần tập trung vào các vấn đề cụ thể sau:
Một là, quy định rõ hơn về hình thức đấu thầu qua mạng để tạo cơ sở pháp
lý cho việc thực hiện tục lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án đầu tư theo hình
thức đối tác công tư. Thực tế cho thấy, hình thức đấu thầu qua mạng đã từng
được ghi nhận trong Luật Đấu thầu 2013. Tuy nhiên, đối với thủ tục lựa chọn
nhà đầu tư cho các dự án PPP thì hình thức này chưa được chính thức ghi nhận.
Trong thời gian tới, nếu các văn bản pháp luật về PPP chính thức quy định về
việc áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng để lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án
PPP thì chắc chắn sẽ mang lại sự thay đổi tích cực cho việc áp dụng pháp luật để
lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư ở
Việt Nam. Ngoài ra, cũng cần quy định các thông tin về đầu tư PPP phải được
công bố trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm: Thông tin dự án, thông
tin về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, thông tin nhà đầu tư trúng thầu, nội dung cơ
bản của hợp đồng dự án, tình hình thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư, giá trị
công việc thực hiện, giá trị quyết toán, giá trị kiểm toán. Để nâng cao tính công
khai, minh bạch của các dự án PPP.
89 https://motthegioi.vn/tin-tuc-su-kien-c-179/goc-binh-luan-c-188/luat-su-nguyen-tien-lap-can-lam-ro-
quyen-tham-gia-phan-bien-tu-dau-cua-cong-dong-voi-du-an-ppp-137778.html
139
Hai là, cần có những quy định cụ thể để hạn chế tối đa việc chỉ định nhà
đầu tư thực hiện dự án PPP nhằm tránh nguy cơ trục lợi hoặc phát sinh lợi ích
nhóm thông qua phương thức chỉ định thầu khi lựa chọn nhà đầu tư cho các dự
án PPP ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, hình thức chỉ định thầu là cần thiết trong
một số trường hợp nhưng cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ về tiêu chuẩn, điều
kiện đánh giá năng lực thực hiện dự án đối với nhà thầu được chỉ định nhằm
tránh nguy cơ trục lợi từ việc chỉ định thầu. Theo quan điểm của tác giả, pháp
luật cần quy định rõ chỉ được áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các dự án
PPP có mục tiêu thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật nhà
nước; còn các dự án PPP khác nhất thiết phải thông qua hình thức đấu thầu công
khai, trong đó bao gồm cả các hình thức đấu thầu quốc tế để lựa chọn được nhà
đầu tư có chất lượng tham gia các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Thứ tư, hoàn thiện các quy định về nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư theo
hình thức đối tác công tư.
Theo quan điểm của tác giả luận án, việc hoàn thiện các quy định về
nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư cần tập trung
vào một số vấn đề sau đây:
Một là, quy định tăng tỉ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư trên tổng vốn
đầu tư của dự án để nâng cao khả năng thực hiện dự án của nhà đầu tư tư nhân
trong dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tác giả luận án cho rằng nhà
làm luật cần quy định tỉ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư trong dự án PPP tối
thiểu từ 25% đến 30% tổng mức đầu tư dự án để bảo đảm khả năng thực hiện dự
án, nâng cao năng lực về mặt tài chính của nhà đầu tư, qua đó góp phần giảm
thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng là bên cho vay đối với nhà đầu tư để bổ
sung nguồn vốn đầu tư đối với dự án PPP. Việc tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối
thiểu của nhà đầu tư trong tổng vốn đầu tư của dự án sẽ giảm thiểu phần vốn vay
của nhà đầu tư từ phía ngân hàng, do đó giảm chi phí đầu tư, đồng thời nâng cao
trách nhiệm tài chính của nhà đầu tư trong việc cung cấp vốn cho dự án PPP và
140
cho phép Nhà nước lựa chọn được những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh,
đủ sức thực hiện dự án nếu trúng thầu. Giải pháp này còn có tác dụng khắc phục
tình trạng khó khăn của nhà đầu tư trong việc vay vốn từ hệ thống tổ chức tín
dụng để bổ sung cho nguồn vốn đầu tư của đối tác tư nhân trong dự án PPP.
Ngoài ra để đảm bảo vốn chủ sở hữu đầu tư vào dự án theo đúng như cam
kết trong hợp đồng dự án, cần phải có các quy định cụ thể hơn về việc góp vốn chủ
sở hữu trong quá trình thực hiện dự án cụ thể cần phải quy định rõ vốn góp vào dự
án phải bằng tiền và quy định rõ tiến độ góp vốn đảm bảo đủ tỷ lệ quy định.
Hai là, cần quy định rõ về hạn mức tối đa phần vốn góp của Nhà nước
trong các dự án PPP và điều kiện, quy trình để được hỗ trợ về tài chính bằng
phần vốn góp của nhà nước trong các dự án PPP. Cụ thể như sau: Hiện nay, theo
quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP, nhà làm luật không có quy định về
hạn mức tối đa phần vốn góp của Nhà nước trong các dự án PPP. Tương tự, dự
thảo Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư cũng không dự liệu về vấn đề
này. Theo quan điểm của tác giả luận án, việc thiếu vắng các quy định về hạn
mức tối đa phần vốn góp của Nhà nước trong các dự án PPP có thể khiến cho các
dự án này có nguy cơ trở thành dự án đầu tư công thuần túy, bởi lẽ, nếu không
có quy định giới hạn tối đa phần vốn góp của Nhà nước trong dự án PPP, trong
khi phần vốn góp của nhà đầu tư tư nhân là quá nhỏ (thấp nhất là 20% tổng mức
vốn đầu tư của dự án) thì Nhà nước sẽ không thể khai thác được lợi thế của nhà
đầu tư tư nhân, đó là nguồn vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý và chất lượng
chuyên môn trong hoạt động đầu tư.
Để đảm bảo duy trì tính chất “đối tác công tư” của các dự án PPP, tác giả
luận án cho rằng nhà làm luật cần quy định hạn mức tối đa phần vốn góp của
Nhà nước trong các dự án PPP là không quá 50% tổng mức vốn đầu tư của dự
án. Ngoài ra, cũng cần có quy định cụ thể về điều kiện để được hỗ trợ tài chính
bằng phần vốn góp của Nhà nước, theo đó có thể quy định một số trường hợp cụ
thể cần được hưởng hỗ trợ tài chính bằng phần vốn góp từ phía Nhà nước như:
141
(i) Nhà đầu tư thực hiện dự án sẽ được lựa chọn thông qua đấu thầu rộng rãi,
cạnh tranh; (ii) Dự án PPP thuộc các lĩnh vực theo quy định; (iii) Dự án cung cấp
dịch vụ và nhận thanh toán từ phí người sử dụng hoặc một khoản phí xác định từ
trước; (iv) Dự án không khả thi về mặt tài chính nếu không có hỗ trợ từ nguồn
vốn góp của nhà nước.
Thứ năm, hoàn thiện quy định về chia sẻ, phân bổ rủi ro giữa các bên
trong hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Về bản chất, dự án PPP là dự án được triển khai nhằm mục đích cung cấp
các sản phẩm, dịch vụ công (mục đích công) thông qua hình thức kêu gọi vốn
đầu tư tư nhân hoặc khai thác kinh nghiệm quản lý của tư nhân. Do đây là dự án
đầu tư theo hình thức liên kết giữa khu vực công (Nhà nước) và khu vực tư (nhà
đầu tư tư nhân) nên việc chia sẻ rủi ro giữa các bên đối tác công, tư là vấn đề
mang tính nguyên tắc. Xuất phát từ nhận thức như vậy, tác giả luận án cho rằng
việc hoàn thiện quy định về chia sẻ rủi ro trong quá trình thực hiện dự án PPP
cần được thực hiện theo hướng bổ sung quy định về nguyên tắc phân bổ rủi ro
giữa các bên tham gia quan hệ đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Trên thực tế, việc phân chia rủi ro là rất phức tạp, các bằng chứng cho
thấy rủi ro rất khó để có thể quản lý hay phân bổ phù hợp. Tư nhân được xem là
có khả năng xử lý rủi ro tốt hơn Nhà nước, nhưng điều này không đồng nghĩa là
chuyển giao càng nhiều rủi ro cho nhà đầu tư tư nhân thì càng tốt. Nhà nước phải
đảm bảo quản lý và định giá rủi ro hiệu quả thông qua việc ban hành các văn bản
pháp luật về PPP, trong đó có thiết kế các quy định về phân bổ rủi ro và việc xây
dựng các quy định pháp luật phải dựa trên những nguyên tắc phân bổ rủi ro.
Triết lý cơ bản của việc quy định nguyên tắc phân bổ rủi ro là mỗi rủi ro
cần được phân bổ cho bên nào có thể quản lý tốt nhất, hoặc nói chính xác hơn,
mỗi rủi ro cần được phân bổ cho bên có các đặc điểm sau đây:
- Có khả năng tốt nhất trong việc kiểm soát nguy cơ xảy ra rủi ro. Ví dụ,
bên đối tác tư nhân thường chịu trách nhiệm về xây dựng dự án vì họ có chuyên
142
môn nhất trong lĩnh vực đó. Điều này cũng có nghĩa là họ phải chịu chi phí xây
dựng phát sinh hoặc các chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án;
- Có khả năng tốt nhất trong việc kiểm soát tác động của rủi ro đối với kết
quả của dự án bằng cách đánh giá và dự đoán rủi ro một cách tốt và phản ứng
với rủi ro đó. Ví dụ, mặc dù không có bên nào của hợp đồng nào có thể kiểm
soát nguy cơ xảy ra trận động đất, tuy nhiên nếu phía tư nhân chịu trách nhiệm
thiết kế dự án, phía tư nhân có thể sử dụng các kỹ thuật để giảm thiểu thiệt hại
nếu một trận động đất xảy ra.
- Có khả năng chịu rủi ro ở mức chi phí thấp nhất, nếu không thể kiểm
soát được khả năng và tác động của rủi ro. Chi phí của một bên trong hợp đồng
để chịu rủi ro phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: mức độ rủi ro tương quan
với tài sản và nợ phải trả; khả năng vượt qua rủi ro (ví dụ như đối với người sử
dụng dịch vụ thông qua thay đổi giá hoặc cho bên thứ ba bằng cách bảo hiểm);
và bản chất của người mang rủi ro cuối cùng. Ví dụ, khả năng của chính phủ để
chuyển rủi ro giữa người nộp thuế có nghĩa là họ có thể có chi phí rủi ro thấp
hơn so với các công ty tư nhân, những người mang rủi ro cuối cùng là cổ đông
của họ. Tài liệu hướng dẫn của ADB về phân tích rủi ro trong đánh giá dự án
cũng bao gồm một chương mô tả các kỹ thuật định lượng để đánh giá rủi ro.
Trên thực tế, nhiều cơ quan thực hiện cách tiếp cận định tính hơn ở giai đoạn
này. Mỗi rủi ro được phân loại là thấp, trung bình hoặc cao cho cả “tình trạng
nguy cơ” (khả năng xảy ra) và “tác động”. Hầu hết nỗ lực cần được hướng đến
để quản lý những rủi ro được xác định là có khả năng xảy ra cao và tác động cao.
Quản lý rủi ro là yếu tố quan trọng nhất trong việc thiết lập bất cứ một hợp đồng
PPP nào. Theo đó, một cơ chế phân bổ rủi ro đúng đắn thực sự thiết yếu cho việc
thực thi và cho sự thành công của một dự án kết cấu hạ tầng và chính phủ đang
hướng tới việc không tính toán những rủi ro tài chính đáng kể đi kèm với việc
cung cấp các dự án như vậy. Tuy nhiên, một sự chuẩn bị rõ ràng để chia sẻ rủi ro
giữa các bên có liên quan cần phải được thực hiện.
143
Thực tế cho thấy, pháp luật không thể quy định cụ thể về việc phân bổ rủi
ro như thế nào đối với từng loại dự án PPP, mà chỉ có thể quy định mang tính
nguyên tắc về cơ chế phân bổ rủi ro giữa các bên tham gia quan hệ đối tác công
tư. Trên cơ sở nguyên tắc đó, các bên sẽ thỏa thuận và áp dụng phương thức
phân bổ, chia sẻ rủi ro phù hợp đối với từng loại dự án PPP thông qua các điều
khoản của hợp đồng PPP mà các bên ký kết với nhau.
Thứ sáu, hoàn thiện quy định về cách thức quyết toán công trình dự án
phù hợp với bản chất của dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo
hình thức đối tác công tư, mặc dù nhà làm luật đã có sự thay đổi quy định về thời
hạn hoàn thành quyết toán cho phù hợp với tổng mức đầu tư dự án nhưng sự
thay đổi này vẫn không khắc phục được những hạn chế cố hữu trong quản lý tài
chính đối với dự án PPP. Để giải quyết tận gốc vấn đề này, tác giả luận án cho
rằng nhà làm luật cần phải quy định cụ thể hơn về cách thức quyết toán công trình
dự án theo đúng bản chất của dự án PPP. Theo đó, pháp luật cần quy định việc
quyết toán dự án PPP được định hướng theo nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận hợp
đồng, chỉ nghiệm thu về chất lượng công trình, dịch vụ, trường hợp không đảm
bảo chất lượng thì thực hiện điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường
thiệt hại theo nguyên tắc toàn bộ thiệt hại thực tế xảy ra. Tuy nhiên, để thực hiện
quyết toán theo hướng nghiệm thu chất lượng công trình sẽ chỉ được áp dụng khi
thực hiện đồng bộ việc quản lý hợp đồng dự án PPP theo cách thức quản lý đầu
ra thông qua bộ chỉ số giám sát chất lượng dịch vụ được cung cấp (Key
Performance Indicators - KPI). Hiện nay, đối với các dự án đầu tư nói chung và
dự án PPP nói riêng, việc đánh giá hiệu quả đầu tư chưa thực sự được chú trọng,
thường chỉ dừng lại ở các phân tích định tính, cách thông thường nhất là so sánh
lợi ích – chi phí để đưa ra được chỉ số hiệu quả kinh tế xã hội. Việc xây dựng
công cụ hỗ trợ để đánh giá tính hiệu quả của dự án đầu tư thì các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền sẽ có nhiều lựa chọn trong việc áp dụng các công cụ đánh
144
giá đối với từng loại dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau (thay vì hiện hành chỉ
có 01 công cụ duy nhất là đánh giá trên chỉ số lợi ích – chi phí). Do đó, cần xây
dựng KPI để hỗ trợ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân tích, đánh giá tính
hiệu quả đầu tư của dự án một cách chính xác, có trách nhiệm. Thông qua KPI
để xác định điểm mạnh và điểm yếu của các dự án PPP và là công cụ hữu ích để
thực hiện quản lí dự án PPP hiệu quả.
Như tác giả đã phân tích trong chương một của luận án, việc thực hiện dự
án PPP không chỉ liên quan đến lợi ích của bên đối tác công và đối tác tư mà còn
liên quan trực tiếp tới người sử dụng dịch vụ. Vì vậy, trong quá trình xây dựng
KPI cần được đưa ra cách xác định cho mỗi bên cụ thể: Danh sách KPI cho đối
tác công như nhóm tiêu chí về kinh tế (giá trị đồng tiền hoặc giảm chi phí dựa
trên tổng chi phí vòng đời và hiệu quả của dự án); Nhóm các tiêu chí về kỹ thuật
của dự án, nhóm tiêu chí về vận hành và bảo trì. Đối với đối tác tư, các chỉ số
KPI có thể xác định thành 4 nhóm tiêu chí về tài chính, kỹ thuật, hiệu quả và khả
năng cạnh tranh. KPI cho người tiêu dùng là tính khả dụng, độ tin cậy, an toàn và
sự hài lòng của người sử dụng.
Đối với nhà đầu tư tư nhân, với việc áp dụng công cụ đánh giá hiệu quả
đầu tư, nhà đầu tư khi đề xuất thực hiện dự án PPP có trách nhiệm chủ động
đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án đối với cộng đồng, với kinh tế xã hội quốc
gia, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận. Việc áp dụng công cụ đánh giá hiệu quả đầu tư
sẽ khiến các nhà đầu tư khi đề xuất dự án phải xét đến cân bằng giữa lợi ích xã
hội và lợi nhuận mình thu được. Giải pháp này là hướng tới nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích của cộng đồng dân cư chịu tác động từ dự án, từ đó môi trường kinh tế
- xã hội của khu vực cũng sẽ phát triển. Với việc đánh giá chi tiết hiệu quả đầu tư
của dự án, tác động của dự án đối với cộng đồng dân cư trong khu vực triển khai
dự án sẽ được chú trọng phân tích, qua đó lợi ích của nhóm đối tượng này sẽ
được tối đa hóa thông qua dự án.
145
Như vậy, để có thể thực hiện quyết toán công trình dự án theo hướng
nghiệm thu chất lượng công trình thì cần phải sớm xây dựng và ban hành bộ chỉ
số giám sát chất lượng dịch vụ, trong đó phản ánh được mục tiêu của cả đối tác
công, đối tác tư cũng nhưng người sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, do lĩnh vực được
Chính phủ khuyến khích đầu tư theo hình thức PPP rất đa dạng nên để quy định
được một bộ chỉ số KPI áp dụng cho tất cả các lĩnh vực là không khả thi, nên cần
đưa ra các tiêu chí chung nhất được quy định trong Luật hoặc Nghị định về đầu
tư theo hình thức đối tác công tư, sau đó cần từng Bộ quản lý chuyên ngành
nghiên cứu, ban hành bộ công cụ giám sát và quản lý hợp đồng phù hợp với từng
ngành, lĩnh vực.
Thứ bảy, hoàn thiện quy định về hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, cộng đồng dân cư đối với các dự án PPP.
Để khắc phục các bất cập hiện nay trong việc thực hiện hoạt động kiểm
tra, giám sát đối với các dự án PPP, dự thảo Luật đầu tư theo phương thức đối
tác công tư đã đưa ra các quy định cụ thể về kiểm tra, thanh tra chuyên ngành,
kiểm toán nhà nước và giám sát hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công
tư. Tuy nhiên, đối với những quy định được xây dựng trong dự thảo hiện nay
về hoạt động kiểm toán nhà nước và hoạt động giám sát của cộng đồng, cần
được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hơn theo hướng sau:
Một là, chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước cần được cụ thể
hóa hơn nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường quản lý nhà nước đối
với các dự án PPP. Trong đó quy định cụ thể về kiểm toán toàn diện đối với dự
án PPP. Không thể tách dự án PPP thành các bộ phận riêng lẻ mà phải coi đây là
dự án xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung
cấp dịch vụ công; tài sản hình thành từ các dự án này là tài sản công thuộc đối
tượng kiểm toán của KTNN. Về bản chất, dự án PPP là hoạt động đầu tư đặc thù,
trong đó Nhà nước cùng với tư nhân tham gia đầu tư vốn để xây dựng công trình
kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công nên việc tiến hành kiểm toán hoạt
146
động của dự án PPP là vấn đề mang tính nguyên tắc cần phải tuân thủ. Chính vì
vậy, nhà làm luật cần quy định rõ nguyên tắc kiểm toán đối với các dự án PPP để
đảm bảo các tài sản công được đưa vào dự án sẽ được quản lý, kiểm soát chặt
chẽ, tránh tình trạng thất thoát vốn, tài sản công trong quá trình đầu tư dự án
PPP, vốn dĩ luôn tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng và lợi ích nhóm.
Ngoài ra, cần quy định rõ trước khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao tài sản
cho Nhà nước theo Luật quản lý tài sản công Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện
kiểm toán giá trị tài sản công giao cho Nhà nước, nhằm bảo đảm tài sản được
bàn giao theo đúng chất lượng như các bên đã giao kết trong hợp đồng.
Hai là, cần quy định về việc tham vấn ý kiến trong quá trình chuẩn bị và
thực hiện dự án PPP, đặc biệt là đối với dự án thu phí từ người sử dụng dịch vụ
công được cung cấp theo dự án PPP. Sở dĩ như vậy là bởi vì, bản chất của hình
thức đầu tư này là thu hút đầu tư tư nhân để thực hiện dịch vụ công, là những
dịch vụ cung ứng cho nhu cầu của đông đảo người dân trong xã hội, liên quan
mật thiết đến quyền và lợi ích của người dân nên cần phải có các quy định pháp
luật nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho những người sử dụng dịch
vụ, tránh xảy ra những mâu thuẫn, bức xúc trong thời gian vừa qua liên quan đến
việc thu phí và đặt các trạm thu phí của một số dự án PPP giao thông.
Hiện nay, trong dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư đã
có quy định về việc giám sát của cộng đồng dân cư trên địa bàn thực hiện dự án
nhưng chưa có quy định cụ thể về các nội dung phải công khai, công bố cũng
như nội dung, phương thức lấy ý kiến của người sử dụng. Nếu các nội dung liên
quan đến việc thực hiện dự án không được công khai, minh bạch và kịp thời thì
các quy định về lấy ý kiến của cộng đồng nhằm bảo đảm quyền giám sát của
cộng đồng trên địa bàn thực hiện dự án chỉ mang tính hình thức và không thực
sự bảo đảm được quyền của những người trực tiếp sử dụng dịch vụ hoặc chịu sự
tác động trực tiếp của dự án PPP. Do vậy, để đảm bảo cho người dân thực hiện
quyền giám sát thì pháp luật cần phải có các quy định cụ thể như sau:
147
- Thực hiện việc công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến dự án
giúp cho cộng đồng dân cư là những người trực tiếp sử dụng dịch vụ công được
biết để có thể phản hồi kịp thời đồng thời nhằm bảo đảm quyền giám sát của
cộng đồng;
- Quy định rõ về việc lấy ý kiến cộng đồng trước khi quyết định chủ
trương đầu tư và ký hợp đồng PPP. Nếu ngay từ trước khi có quyết định chủ
trương đầu tư dự án PPP, mà người dân trong khu vực thực hiện dự án biết thông
tin về dự án, như thông tin về vị trí đặt trạm thu phí thì người dân sẽ phản hồi
trên cơ sở, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét lại dự án
xem việc thực hiện dự án có thật sự phù hợp hay không và nếu cần phải điều
chỉnh thì điều chỉnh như thế nào. Còn như từ trước đến nay, đến khi dự án đã
thực hiện xong thì lúc đó người dân mới biết và phản đối thì lúc này rất khó để
xử lý và đồng thời cũng ảnh hưởng đến Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
- Cần quy định rõ trình tự thủ tục, nội dung, phương thức giám sát và nhất là
giá trị pháp lý của kết quả giám sát cộng đồng. Khí đó các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, nhà đầu tư có trách nhiệm trong việc tiếp thu và sẽ phản hồi cho người
dân về kết quả đó như thế nào. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về kiểm
tra, giám sát các dự án PPP nhằm góp phần quản lý chặt chẽ các nguồn tài sản
công của Nhà nước, tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện
các dự án PPP.
Thứ tám, hoàn thiện quy định về xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết
tranh chấp trong hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Để hoàn thiện nhóm quy định này, tác giả luận án cho rằng có thể tập
trung vào các vấn đề cụ thể sau đây:
Một là, hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong quá
trình thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Để có cơ sở
pháp lý xác định hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động PPP thì trước hết
nhà làm luật cần quy định rõ những hành vi nào là bị cấm thực hiện trong quá
148
trình hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Nhận thấy sự thiếu sót
của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về việc không quy định các hành vi bị cấm
trong hoạt động PPP, dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư
đã “khỏa lấp” lỗ hổng này bằng cách thiết kế một điều khoản riêng về các
hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP. Tuy nhiên, xét
một cách công bằng, việc liệt kê những hành vi bị cấm trong dự thảo Luật này
cũng chưa thể bao quát hết được những hành vi cần nghiêm cấm thực hiện
trong thực tiễn đầu tư theo phương thức PPP. Chính vì vậy, cần tiếp tục
nghiên cứu, bổ sung quy định về các hành vi bị cấm để tạo cơ sở pháp lý đầy
đủ cho việc xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư theo phương thức
PPP ở Việt Nam.
Hai là, hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp trong quá
trình thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Dự án PPP thực
hiện trong thời gian dài với nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hợp
đồng dự án. Do đó, sẽ không tránh khỏi các tình huống tranh chấp, kiện tụng từ
hai phía Nhà nước hoặc Nhà đầu tư. Những quy định hiện nay vẫn chưa bảo đảm
được quyền lựa chọn về phương thức giải quyết tranh chấp. Nên cần quy định
theo hướng việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là thương lượng,
hòa giải, trọng tài hay tòa án là trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên. Không nên
quy định một cách áp đặt như hiện nay là khi tranh chấp xảy ra phải giải quyết
tranh chấp bằng phương thức thương lượng hoặc hòa giải và chỉ giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài hoặc tòa án khi các phương thức thương lượng hoặc hòa giải
không thành.
Ngoài ra, cần bổ sung các quy định cụ thể về việc quyền tham gia tố tụng
của các tổ chức, cá nhân là người sử dụng cơ sở hạ tầng và dịch vụ công được
tạo ra từ các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa phát sinh tranh chấp trong các hợp đồng
PPP, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp khi lập hợp đồng nên được đàm
149
phán trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, cân bằng lợi ích và trách nhiệm giữa
các bên. Về vấn đề này, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa đã phát biểu tại hội thảo về
giải quyết tranh chấp về PPP như sau: Nếu có tranh chấp xảy ra thì nhà đầu tư sẽ
chủ yếu dựa vào hợp đồng như một văn kiện chính thức, nếu nhà nước có vi
phạm thì nhà đầu tư sẽ khởi kiện để giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà
nước. Vì vậy, Nhà nước cần lưu ý thực hiện đúng thỏa thuận hợp đồng để đảm
bảo cho nhà đầu tư được an tâm ký kết hợp đồng90.
Pháp luật cần có các quy định rõ ràng và linh hoạt để giải quyết tranh
chấp, khi xử lý từng vụ việc hay khi xây dựng khung khổ chính sách, là hành
động rất cụ thể và có ý nghĩa để xây dựng quan hệ PPP bền chặt. Điều này giúp
tạo dựng được niềm tin cho nhà đầu tư, qua đó thu hút mạnh mẽ hơn sự tham gia
của tư nhân vào phát triển hạ tầng của đất nước. Trong tương lai không xa, Việt
Nam cần chuẩn bị dần các bước để gia nhập Công ước Washington 1965 - giải
quyết tranh chấp bằng cơ chế ICSID, một điều kiện thu hút nhà đầu tư nước
ngoài tham gia sân chơi được bảo vệ bởi cơ chế minh bạch, hiệu quả. Từ việc
chủ động tích cực tham gia các vụ kiện để kiểm soát tình thế ngay từ giai đoạn
đầu (chủ động nộp đơn kiện lại chứ không chỉ đơn thuần là bảo vệ, yêu cầu trọng
tài cung cấp luận cứ pháp lý của việc ra phán quyết, yêu cầu hủy bỏ phán quyết
khi có sai phạm...); Tích cực nghiên cứu thủ tục, quy trình tố tụng, án lệ của
ICSID, nguồn thông tin, dữ kiện về trọng tài viên, tư vấn luật phù hợp với nhu
cầu; Chủ động kiểm soát chi phí tố tụng và pháp lý và kiểm soát vấn đề lạm
quyền của Tòa án Việt Nam trong việc công nhận và cho thi hành phán quyết
của trọng tài ICSID...
90 VIAC phối hợp cùng với Ủy ban Trọng tài thương mại Hàn Quốc (KCAB) và Phòng Thương mại Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo “Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp hợp đồng đối tác công tư
trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng: Thực tiễn Việt Nam, Kinh nghiệm quốc tế và Định hướng chính sách”.
150
Kết luận chƣơng 3
1. Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng pháp luật về PPP ở Việt Nam hiện
nay, từ những hạn chế trong các quy định pháp luật về PPP dẫn đến việc thực
hiện hoạt động đầu tư này trên thực tế còn nhiều vướng mắc, chưa thực sự thu
hút được nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân như kỳ vọng. Trong thời
gian tới, để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động đầu tư này, góp phần đạt được
mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra thì cần phải nhanh chóng đưa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
2. Các giải pháp được đưa ra trước hết phải phù hợp với điều kiện kinh tế-
xã hội ở Việt Nam, đồng thời cũng phải bảo đảm sự phù hợp với thông lệ quốc
tế. Bởi các quy định pháp luật về PPP không chỉ nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư
trong nước mà còn nhằm huy động được nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho việc
xây dựng kết cấu hạ tầng ở Việt Nam. Trong chương này, tác giả đã nghiên cứu
và chỉ ra các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về đầu tư theo hình thức
đối tác công tư. Hoàn thiện pháp luật PPP cần phải được thực hiện một cách
đồng bộ, trước hết phải đồng bộ với các quy định pháp luật về đầu tư nói chung
và còn phải đồng bộ giữa các quy định pháp luật về PPP nhằm đảm bảo cho việc
áp dụng pháp luật được thực hiện một cách thuận tiện và hiệu quả.
151
KẾT LUẬN
Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận về đầu tư và pháp luật về đầu tư
theo hình thức đối tác công tư. Trên cơ sở luận giải khái niệm và đặc điểm của
đầu tư nói chung để từ đó đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề lý luận về đầu tư và
pháp luật đầu tư. Qua phân tích khái niệm pháp luật đầu tư, đặc điểm và vai trò
của pháp luật đầu tư luận án đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về pháp
luật PPP. Ngoài ra, tác giả của luận án cũng tìm hiểu về kinh nghiệm của một số
nước trong việc xây dựng pháp luật, chính sách để điều chỉnh quan hệ này ra sao,
từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và thực
hiện pháp luật về PPP. Từ cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận chính là tiền đề để tác
giả đi vào tìm hiểu thực trạng pháp luật Việt Nam quy định và điều chỉnh về vấn
đề này như thế nào có phù hợp hay không phù hợp với thực tế cũng như là thông
lệ quốc tế hay không và từ đó làm căn cứ để đưa ra các giải pháp cho việc hoàn
thiện pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư ở Việt Nam.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Pháp luật về đầu tư theo hình thức đối
tác công tư ở Việt Nam” có thể rút ra các kết luận sau đây:
1. Pháp luật về PPP ở Việt Nam hiện nay về cơ bản là đã bao quát được
các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện dự án PPP, từng bước phù hợp
với thông lệ quốc tế về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tuy nhiên, trên cơ
sở nghiên cứu về thực trạng pháp luật về PPP ở Việt Nam hiện nay cho thấy,
khuôn khổ pháp lý về PPP chưa đồng bộ, còn có những quy định pháp luật chưa
thực sự phù hợp thực tế, dẫn đến những vấn đề tồn tại và khó khăn trong quá
trình thực hiện dự án cả. Nên thực tế cho thấy, mặc dù Chính phủ và Chính
quyền địa phương đã có nhiều chủ trương, nỗ lực trong việc áp dụng ứng dụng
hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô
thị ở Việt Nam nhưng hiện nay vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Bên
cạnh những bất cập về hoàn thiện chính sách, cơ chế áp dụng hình thức đối tác
công tư thì bộ máy quản lý nhà nước chuyên trách trong lĩnh vực này cũng chưa
152
được thành lập đầy đủ, gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Do đó việc
hoàn thiện pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong thời gian tới
là vấn đề cấp bách và cần thiết phải thực hiện ngay để điều chỉnh một cách hiệu
quả nhất hoạt động đầu tư PPP và góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh
tế- xã hội và cung cấp dịch vụ công một cách tốt nhất cho người dân sử dụng
dịch vụ.
2. Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là một bộ phận của quan hệ đầu
tư. Tuy nhiên, khác với các quan hệ đầu tư công, đầu tư tư, thì đây là hoạt động
đầu tư được thực hiện bởi bên một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
một bên là nhà đầu tư để thực hiện dự án PPP, nếu thiếu một trong hai chủ thể
này thì sẽ không làm hình thành quan hệ này. Từ đó, có thể hiểu đầu tư theo hình
thức đối tác công tư là một quan hệ hợp tác đặc biệt giữa cơ quan nhà nước có
thẩm quyền với nhà đầu tư, được hình thành dựa trên sự bất cân xứng về điều
kiện, địa vị và lợi ích giữa các bên tham gia và được thực hiện thông qua cơ chế
hợp đồng nhằm mục đích xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công
trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. Qua đó các kỹ năng, tài sản và nguồn lực
tài chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư được phân bổ theo
cách bổ sung cho nhau, rủi ro và lợi ích được chia sẻ, nhằm đem lại hiệu quả của
hoạt động đầu tư.
3. Pháp luật về PPP ở Việt Nam hiện nay về cơ bản là đã bao quát được
các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện dự án PPP, từng bước phù hợp
với thông lệ quốc tế về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tuy nhiên, trên cơ
sở nghiên cứu về thực trạng pháp luật về PPP ở Việt Nam hiện nay cho thấy,
khuôn khổ pháp lý về PPP chưa đồng bộ, còn có những quy định pháp luật chưa
thực sự phù hợp thực tế, dẫn đến những vấn đề tồn tại và khó khăn trong quá
trình thực hiện dự án cả. Nên thực tế cho thấy, mặc dù Chính phủ và Chính
quyền địa phương đã có nhiều chủ trương, nỗ lực trong việc áp dụng ứng dụng
hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô
153
thị ở Việt Nam nhưng hiện nay vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Bên
cạnh những bất cập về hoàn thiện chính sách, cơ chế áp dụng hình thức đối tác
công tư thì bộ máy quản lý nhà nước chuyên trách trong lĩnh vực này cũng chưa
được thành lập đầy đủ, gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Do đó việc
hoàn thiện pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong thời gian tới
là vấn đề cấp bách và cần thiết phải thực hiện ngay để điều chỉnh một cách hiệu
quả nhất hoạt động đầu tư PPP và góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh
tế- xã hội và cung cấp dịch vụ công một cách tốt nhất cho người dân sử dụng
dịch vụ.
4. Để xây dựng các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ đầu tư theo
hình thức đối tác công tư phù hợp với những đòi hỏi của thực tiễn cần thiết
nghiên cứu và đánh giá những nhân tố quyết định đến sự thành công của mối
quan hệ này như: Năng lực của các bên chủ thể tham gia; khuôn khổ pháp lý
minh bạch; làm cơ sở để xây dựng và hoàn thiện của pháp luật thực định và sự
phù hợp khi áp dụng trên thực tiễn, một mặt mở rộng nghiên cứu các quy định
của pháp luật điều chỉnh quan hệ đầu tư theo hình thức đối tác công tư ở các
quốc gia có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng với Việt Nam trên cơ sở đó làm
bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam.
5. Pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư là một bộ phận của
pháp luật đầu tư, vì vậy, nội dung chính của pháp luật bao gồm những quy định
về chủ thể tham gia quan hệ đầu tư; hợp đồng đầu tư; trình tự, thủ tục đầu tư; vi
phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp. .. Việc chỉ ra những nội dung cốt lõi
của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư dưới góc độ lý luận có ý
nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật thực định,
đồng thời là thước đo để đánh giá sự phù hợp của những quy định được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành.
6. Mặc dù bước đầu đã đạt được những thành công nhất định nhưng
những quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư ở Việt
154
Nam vẫn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, từ đó làm giảm hiệu quả trong quá trình
thực hiện hoạt động đầu tư này. Chính vì vậy, yêu cầu về việc hoàn thiện các quy
định của pháp luật là đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện
pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư ở Việt Nam cần tính tới những
yêu cầu như (1) việc hoàn thiện pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công
tư phải là thúc đẩy việc xây dựng kết cấu hạ tầng và dịch vụ công; (2) phải đảm
bảo tính toàn diện, thống nhất đồng bộ và tính khả thi của hệ thống pháp luật về
đầu tư theo hình thức đối tác công tư; (3) đảm bảo sự phù hợp các quy định của
pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư với chính sách phát triển kinh
tế - xã hội của Nhà nước ;(4) việc hoàn thiện pháp luật về đầu tư theo hình thức
đối tác công tư phải bảo đảm tính tương thích và phù hợp với thông lệ, chuẩn
mực quốc tế.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
STT Tên công trình Tên tạp chí Số/năm Số
trang
1 Hoàn thiện về pháp luật theo Dân chủ và Số 9(330) 9
hình thức đối tác công tư ở pháp luật tháng 9-2019
Việt Nam
2 Hoàn thiện quy định pháp Nội chính Số 62, 25
luật nhằm bảo đảm tính công tháng 12- 2018
khai, minh bạch trong lựa
chọn nhà đầu tư cho các dự
án đối tác công tư
STT Tên công trình Đề tài cấp Năm bảo vệ
1 Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đầu Học viện 2016
tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)
ở Việt Nam
2 Hoàn thiện pháp luật về đầu tư ở Việt Học viện 2017
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật
1. Báo cáo số 177/BC-ĐGS của Đoàn Giám sát, Ủy ban thường vụ Quốc hội
ngày 11 tháng 08 năm 2017 báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp
luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp
đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) ban hành.
2. Báo cáo số 9187/BC-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 2 tháng
11 năm 2016 báo cáo đánh giá tác động nghị định về đầu tư theo hình thức
đối tác công tư.
3. Báo cáo số 334/BC-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 08 năm 2017 về việc
thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao
thông theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao
(BOT).
4. Báo cáo số 472/BC-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2016về kết
quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội tại kì họp thứ 2, thứ 3 khóa XIV
về chất vấn và trả lời chất vấn và tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Quốc
hội khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn.
5. Hiến pháp năm 2013.
6. Luật Dân sự năm 2015.
7. Luật Doanh nghiệp năm 2014.
8. Luật Đầu tư năm 2014.
9. Luật Đầu tư công năm 2014.
10. Luật Đấu thầu năm 2013.
11. Luật Đất đai năm 2013.
12. Luật Quản lí nợ công năm 2017
13. Luật Xây dựng năm 2019
14. Nghị định 77/1997/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 06 năm 1997 về quy
chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT đối với nhà đầu tư trong nước.
15. Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 09 năm 2006
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
16. Nghị định 108/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 2009
về đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng – Kinh doanh – Chuyển
giao, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh, Hợp đồng Xây
dựng – Chuyển giao.
17. Nghị định số 15/2015/NĐ – CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm
2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
18. Nghị định số 30/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17 tháng 03 năm 2015 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
19. Nghị định 136/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2015
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công
20. Nghị định số 04/2017/NĐ- CP của Chính phủ ngày 16 tháng 1 năm 2017
về cấp và quản lí bảo lãnh Chính phủ.
21. Nghị định số 63/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 05 năm 2018
về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
22. Nghị định số 69/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 08 năm 2019
quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực
hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng
– Chuyển giao.
23. Nghị quyết số 13- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 16
tháng 01 năm 2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020.
24. Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày
21 tháng 10 năm 2017 về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện
và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác
các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT nói riêng và pháp
luật về đầu tư theo hình thức PPP nói chung.
25. Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối
tác công tư.
26. Quyết định 631/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29 tháng 04 năm
2014 về việc ban hành danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước
ngoài tới năm 2020.
27. Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 28
tháng 12 năm 2018 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
63/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ về đầu tư
theo hình thức đối tác công tư.
28. Thông tư số 88/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28 tháng 09 năm
2018 quy định một số nội dung về quản lí tài chính đối với dự án đầu tư
theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.
29. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt
Nam (2016), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Văn bản 11107/BTC-ĐT của Bộ Tài chính ngày 12 tháng 09 năm 2018
về kết quả nghiên cứu cơ chế bảo lãnh Chính phủ thí điểm đối với các dự
án giao thông trọng điểm.
B. Các tài liệu tham khảo khác
Tiếng Việt
31. Đặng Khắc Ánh, Hợp tác công tư trong cải cách khu vực công ở Việt
Nam, https://www.quanlynhanuoc.vn/2018/05/04/hop-tac-cong-tu-trong-
cai-cach-khu-vuc-cong-o-viet-nam/, truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2018.
32. Chính phủ (2013), Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, kết quả
3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (2011-2015) và nhiệm vụ 2014-2015 tại
phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, ngày 21 tháng 10 năm
2013.
33. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và kết quả 3
năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015,
2006 – 2010.
34. Nguyễn Đức Cảnh (2013),“ Một số thách thức với đầu tư theo hình thức
đối tác công tư trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật”, Báo Xây dựng số 3.
35. Chính phủ (2016), Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và
nhiệm vụ năm 2017 tại kì họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV.
36. Chính phủ (2019), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện dự án đầu tư theo
hình thức đối tác công tư (PPP), ngày 14 tháng 01 năm 2019.
37. Nguyễn Đăng Chương (2014), Nghiên cứu sự cần thiết thực hiện dự án
luật khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Hà Nội.
38. Lê Đức Hiền và Nguyễn Thị Thu, Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà
nước và nhà đầu tư trong Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên
Thái Bình Dương,
te. aspx? ItemID =146, truy cập ngày 18 tháng 09 năm 2019.
39. Hồ Công Hòa (2011), Mô hình hợp tác công tư: Giải pháp tăng nguồn
vốn, công nghệ và kĩ năng quản lí của tư nhân cho các dự án về môi
trường ở Việt Nam, Tạp chí Quản lí Kinh tế số 40, (14-27).
40. Huỳnh Thị Thúy Giang (2012), Hình thức đối tác côngtư để phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
41. Nguyễn Thị Láng (2008), “Hợp đồng BOT trong pháp luật hiện hành và
thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
42. Ngân hàng Phát triển châu Á (2017), Báo cáo “Đáp ứng nhu cầu đầu tư
kết cấu hạ tầng của Châu Á”.
43. Ngân hàng phát triển châu Á (2008), “Mối quan hệ đối tác nhà nước - tư
nhân”.
44. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Đặng Hoàng Mai (2014), ”Đầu tư theo hình thức đối tác công tư nhìn từ
góc độ pháp lý”, Tạp chí Nghề Luật số 5.
46. Nguyễn Thanh Khiết, Bất cập trong triển khai các dự án PPP ở Việt Nam
và giải pháp khắc phục,
cap-trong-trien-khai-cac-du-an-ppp-o-viet-nam-va-giai-phap-khac-phuc-
302132.html, truy cập ngày 07 tháng 02 năm 2019.
47. Đoàn Duy Khương, Hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng giao thông vận
tải, truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2019.
48. Pierre Jacquet (2005), “Cải cách dịch vụ công và các phương thức đối tác
công tư”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 271.
49. Từ Quang Phương và Phạm Văn Hùng (2012), Giáo trình Kinh tế đầu tư,
NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
50. Nguyễn Hồng Quân (2010), “Một số vấn đề phát triển đầu tư theo
hình thức PPP”, Hội thảo PPP trong phát triển hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam.
51. Thân Thanh Sơn (2015), “Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức đối
tác công tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam”.
52. Lê Minh Tâm (2012), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội.
53. Nguyễn Xuân Thành (2013), Chương trình giảng dạy kinh tế FulBright,
“Vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà
nước trong hoạt động đối tác công tư tại Việt Nam: Nghiên cứu tình
huống dự án BOT cầu Phú Mỹ và kinh nghiệm quốc tế”.
54. Mai Thị Thu (2013), Phương thức đối tác công tư: Kinh nghiệm quốc tế
và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam, NXB Tri thức, Hà Nội.
55. Nguyễn Trọng Tuấn, Sai sót hạn chế của dự án BT nhì từ kết quả một số
cuộc kiểm toán,
sot-han-che-cua-du-an-bt-nhin-tu-ket-qua-mot-so-cuoc-kiem-toan-
138065, truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2017.
56. Ngô Thế Vinh (2015), Nghiên cứu ứng dụng hình thức đối tác công tư
trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị, Luận án tiến
sĩ, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
57. Thế Vinh, Dự án BT: Cách nào bịt những lỗ hổng,
https://baomoi.com/du-an-bt-cach-nao-bit-nhung-lo-hong/c/30360282.epi, truy
cập ngày 15 tháng 04 năm 2019.
58. VIAC và Ủy ban Trọng tài thương mại Hàn Quốc (KCAB) và Phòng
Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2019), Hội thảo “Phòng
ngừa và giải quyết tranh chấp hợp đồng đối tác công tư trong lĩnh vực kết
cấu hạ tầng: Thực tiễn Việt Nam, Kinh nghiệm quốc tế và Định hướng
chính sách, ngày 04 tháng 07 năm 2019.
59. Ủy ban kinh tế của Quốc hội và UNDP (2014), Phương thức đối tác công
tư (PPP)- Kinh nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam, NXB
Tri thức, Hà Nội.
60. WB (1997), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
Tiếng nƣớc ngoài
61. ADB (2008), Public Private Partnership Handbook, Manila, Philippines.
62. Act on Public Private Partnerships infrastructure (2016), Act No.14242.
63. Adrian Clough, David Wyles, Paul Butcher (2017), The Public-Private
Partnership Law Review, 22 United Kingdom, (227-243).
64. Antonio Estache, Ellis Juan, Lourdes Trujllo (2007), Public – Private
Partnerships in Transport, World Bank.
65. Eduardo Engel, Ronald Fischer, Alexander Galetovic (2014), Finance and
Public-Private Partnerships, Reserve bank of Australia.
66. E-Net Philippines- Civil Social Network for Education Reforms (2013),
Education Service Contracting in the Philippines, Assessing Public-
Private Partnership in Education from the perspective of the Marginalised
Sectors, ESP Working Paper Series The Privatization in Education
Research Initiative.
67. European Commission (2003), (15).
68. India Government (2011), National Public Private Partnership Policy.
69. Irwin Timothy (2007), Government Guarantees: Allocating and Valuing
Risk in Privately Financed Infrastructure Projects, World Bank, p. 47-69.
70. Henrik A., Fuguo C., Christina D., Ping W. (2010), Public-Private
Partnerships: An international analysis - from a legal and economic
perspective, The EU Asia Inter University Network for Teaching and
Research in Public Procurement Regulation.
71. MacKinsey and Compony (2009), Public Private Partnership Enabling
the private sector to enhance social impart, working document.
72. Rui Cunha Marques, Sanford V. Berg (2010), Public - Private
Partnership Contracts: A Tale of Two Cities with Different Contractual
Arrangements, Centre of Urban and Regional Systems, Technical
University of Lisbon, Portugal.
73. Nutavoot (2002), Regulation And Public-Private Partnerships,
International Journal of Public Sector Management, page 487-495
74. Roberto Ridolfi (2004), Resource Book On PPP Case Studies, EU.
75. Miranda Sarmento, J.J (2014), Public Private Partnerships, Doctoral
thesis, Catolica Lisbon School, Portugal.
76. Sunil Seth, Vasanth Rajasekaran (2017), The Public-Private Partnership Law
Review, Chapter 10-India.
77. Hui Sun, (2017), The Public-Private Partnership Law Review, Chapter 6,
China.
78. United Nations Economic Commission for Europe (2008), Guidebook on
Promoting Good Governance in Public-Private Partnerships, United
Nations, Geneva, Switzerland.
79. Yongjian, K., ShouQing, W., Albert P.C., Patrick T.I. (2010), Preferred Risk
Allocation in China's Public– Private Partnership (PPP) Projects,
International Journal of Project Management, volume 28, issue 5, (482–492).
80. WB (2002), Private Solutions for Infrastructure in Cambodia.
81. E.R.Yescombe (2007), Public–Private Partnerships: Principles of Policy
and Finance, Elsevier Company, London, England.
82. Xueqing Zhang (2005), Critical Success Factors for Public–Private
Partnerships in Infrastructure Development, Journal of Construction
Engineering and Management, volume 131, issue 1, (3-14).
C. Website
83. www.adb.org
84. https://baodautu.vn/nen-hay-khong-tiep-tuc-thuc-hien-hop-dong-bt-
d100047.html
85. www.botcenter.gov.ph
86.
Thong TinTongHop/kinhtexahoi
87. www.chinhphu.vn
88. https://congluan.vn/du-an-bt-cach-nao-bit-nhung-lo-hong-post60259.html
89. https://www.fsppm.fuv.edu.vn/documents/244AA3A383564974D9822BC
58E2100E0.pdf
90. www.gso.gov.vn
91.
duong-bot-quoc-lo-2-xuong-cap-cham-duoc-sua-chua.html, truy cập 20
tháng 09 năm 2017.
92.
93. www. mof.gov.vn
94.
95. https://thanhnien.vn/doi-song/duong-bot-nghin-ti-xuong-cap-dan-van-
phai-tra-phi-cao-882040.html, truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2017.
96. www. mpi.gov.vn
97. www.parnerships.vic.gov.au
98. www.pppinindia.gov.in
99. www.tapchitaichinh.vn
100. www.tulieuvankien.dangcongsan.vn
101. www.sbv.gov.vn
102. tiet/
ek4I/ 86/622916/nghien-cuu-moi-quan-he-doi-tac-cong-tu-ppp-trong-xay-
dung-xu-huong-tat-yeu-cua-nganh-xay-dung-viet-nam.html, truy cập ngày
1 tháng 9 năm 2019.
103. www.moc.gov.vn
104. www.worldbank.org