Để giải quyết vụ việc trên, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình có kết luận về việc
đăng ký kinh doanh ngành, nghề tư vấn, dịch vụ pháp lý mà Bộ KH&ĐT thời gian qua
hướng dẫn khác so với cách đã thống nhất nhiều năm nay với Bộ Tư pháp. Theo đó,
kinh doanh dịch vụ pháp lý là loại hình kinh doanh đặc thù, có tác động đến sự ổn định
của xã hội, tình hình trật tự, an toàn xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức. Với tinh thần như vậy, việc đăng ký kinh doanh ngành, nghề tư vấn pháp
luật, dịch vụ pháp lý phải tuân thủ đúng các quy định của LĐT, Luật Luật sư Phó
Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu không quy định việc đăng ký kinh doanh những
ngành, nghề luật này cùng lúc qua hai hệ thống đăng ký khác nhau về trình tự, thủ tục
và hệ quả pháp lý. Phó Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì, trao đổi, thống nhất với Bộ
KH&ĐT, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ để hướng dẫn các địa
phương thực hiện thống nhất một trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh ngành, nghề hoạt
động tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý phù hợp với các quy định pháp luật nêu trên.
166 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về quyền gia nhập thị trường – Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động đó. Các thành viên này chỉ chịu trách nhiệm đối với
các nghĩa vụ của hợp danh trong phạm vi phần vốn góp của mình chứ không chịu trách
nhiệm cá nhân.
Quy định tách biệt như trên, phối hợp với việc ban hành luật về hộ kinh doanh
cũng tạo điều kiện cho việc “công ty hóa” các hộ kinh doanh đang tồn tại trong nền
kinh tế Việt Nam. Các hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ khi phát triển với
quy mô lớn, cần tham gia thị trường sâu rộng hơn, sẽ có điều kiện chuyển đổi để hoạt
động theo mô hình công ty hợp danh thông thường hoặc công ty hợp danh hữu hạn.
136
3.3.1.2. Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh
Thứ nhất, xác định lại tiêu chí ngành nghề đầu tư kinh doanh cần điều kiện và
các điều kiện kinh doanh cụ thể
Tại chương hai luận án, đã trình bày bất cập của tiêu chí xác định ngành nghề
đầu tư kinh doanh như quy định hiện nay là chưa rõ ràng. Với quy định ngành nghề
kinh doanh có điều kiện là ngành nghề “phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Với những tiêu chí như vậy, không một ngành, một hoạt động kinh doanh nào là
không ảnh hưởng đến các vấn đề đó. Nếu muốn xếp ngành nào vào danh mục kinh
doanh có điều kiện, cơ quan quản lý không khó để có thể lập luận và biện giải phù hợp
theo chủ ý của mình.
Ngoài ra, với tiêu chí không rõ ràng như vậy, sẽ không thể rà soát, cũng như cắt
giảm các ngành, nghề cũng như các điều kiện cụ thể chính xác và có hệ thống.
Do đó, tác giả đưa ra một số tiêu chí để căn cứ xác định ngành, nghề nào cần
phải quản lý bằng điều kiện. Những tiêu chí này cần xác lập ba nội dung: Khi nào Nhà
nước cần can thiệp vào hoạt động gia nhập thị trường kinh doanh; Nhà nước can thiệp
bằng công cụ nào và các lưu ý khi ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
Theo đó, chỉ các ngành nghề mà tại đó thị trường không thể tự điều chỉnh mới cần quản lý
bằng điều kiện.
Nhà nước phục vụ được đề cập đến như một sự thay thế cho Nhà nước mệnh
lệnh - chỉ huy, nhà nước quản lý thị trường - vốn là gốc rễ của toàn bộ các vấn đề hiện
nay. Nhà nước có chức năng cơ bản là phục vụ thị trường, yêu cầu phục vụ chỉ xuất
hiện khi thị trường không tự mình khắc phục được những khuyết tật của chính mình và
cần nhà nước tham gia để sửa chữa những khuyết tật đó. Như vậy, vai trò điều tiết thị
trường của nhà nước chỉ xuất hiện khi và chỉ khi thị trường thất bại.
Những yếu tố để từ đó xác định việc Nhà nước can thiệp vào thị trường là cần
thiết bao gồm:
- Các lĩnh vực kinh doanh có thể ảnh hưởng đến an toàn của cộng đồng. Các
hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực có thể ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe, tính
mạng của người khác như giao thông vận tải, điện và năng lượng, chăm sóc y tế
Trong trường hợp này việc yêu cầu những người hành nghề trực tiếp trong lĩnh vực đó
phải có các kỹ năng, kiến thức tối thiểu là cần thiết. Giấy phép để xác nhận rằng một
137
cá nhân đủ tiêu chuẩn hành nghề - ví dụ: giấy phép lái xe, giấy phép bay cho phi công,
chứng chỉ hành nghề y, dược
- Các lĩnh vực kinh doanh mà sản phẩm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của
người sử dụng. Ví dụ kinh doanh thực phẩm; thuốc chữa bệnh. Do người mua trong
trường hợp này thường thiếu thông tin về sản phẩm, các yêu cầu bắt buộc gồm: yêu
cầu công bố thông tin trên nhãn hiệu; và chứng nhận lưu thông hàng hóa bằng xác
nhận của một cơ quan nhà nước rằng sản phẩm đủ an toàn về sức khỏe.
- Các lĩnh vực kinh doanh có sử dụng, khai thác tài nguyên chung. Một số tài
nguyên vật chất là hữu hạn, một số nhóm khác, tài nguyên có thể tái sinh với điều kiện
khai thác hợp lý. Trong trường hợp này, để hạn chế việc khai thác quá mức, Nhà nước
can thiệp bằng ban hành giấy phép, hạn chế doanh nghiệp chỉ được khai thác ở một số
lượng nhất định. Ví dụ: giấy phép sản lượng khai thác cá, thủy sản tự nhiên; giấy phép
khai thác khoáng sản Một số tài nguyên vô hình khác là tài sản chung của quốc gia,
ví dụ: tần số sóng viễn thông
- Các lĩnh vực hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn của cả hệ thống kinh tế.
Ví dụ, kinh doanh các dịch vụ tài chính có thể ảnh hưởng đến an toàn của cả hệ thống
tài chính, tác động lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế.
Tóm lại, những ngành nghề đầu tư kinh doanh cần quản lý bằng điều kiện kinh
doanh cũng như các điều kiện kinh doanh cần phải được đánh giá cụ thể, rõ ràng theo
những tiêu chí trên, trước khi được ban hành và áp dụng.
Thứ hai, rà soát, cắt giảm bớt ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong
phụ lục của LĐT.
Mặc dù LĐT 2020 mới được ban hành với việc sửa đổi danh sách ngành nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện dựa trên thực tế thi hành LĐT 2014 và các yêu cầu của
hiệp hội doanh nghiệp
Nhưng qua thực tiễn thi hành điều kiện kinh doanh theo LĐT 2014 và phân tích
227 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được ban hành bởi LĐT 2020, tác giả
nhận thấy một số vấn đề sau:
(i) Cắt giảm một số ngành, nghề có tác động không đáng kể nào tới lợi ích công
cộng, an ninh quốc gia, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe
của cộng đồng
138
Đối với những ngành nghề có cùng tính chất, nhưng lại có sự khác nhau về
phương thức quản lý (một bên là ngành nghề kinh doanh thông thường, một bên là
ngành nghề kinh doanh có điều kiện) thì cần phải chứng minh được tính đặc thù của
ngành, nghề bị kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh (phải liên quan đến các mục tiêu
ở trên) so với các ngành, nghề còn lại.
Hầu hết các ngành, nghề này đều là hoạt động kinh doanh thông thường. Những
rủi ro, nếu có, sẽ tác động đến các chủ thể tư và các chủ thể này đã có hệ thống pháp
luật tư bảo vệ. Ngành, nghề có tính chất này cần được cắt giảm, loại bỏ khỏi danh mục
ngành nghề kinh doanh có điều kiện là: Giám định thương mại (Mục 40); Kinh doanh
dịch vụ in, trừ in bao bì (Mục 121); Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm
đông lạnh (Mục 53); Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô (Mục 72); Kinh
doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người
mẫu (Mục 198)
(ii) Cắt giảm các ngành, nghề đã được quản lý bằng hình thức khác thay vì điều
kiện kinh doanh
Đối với những lĩnh vực mà bản thân quá trình sản xuất, kinh doanh đã được
quản lý bằng các quy định về tiêu chuẩn, kỹ thuật thì không cần liệt kê vào nhóm
ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Việc gia nhập trong những ngành nghề này đòi hỏi nhà đầu tư phải thực hiện
các thủ tục công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy. Hàng hóa, sản phẩm được các tổ
chức chứng nhận sự phù hợp thực hiện chứng nhận sự phù hợp với các quy chuẩn kỹ
thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật.
Các ngành, nghề có thể kiểm soát bằng hình thức quản lý khác thay vì điều kiện
kinh doanh và có thể cắt giảm đó là: Kinh doanh dịch vụ quản lý vận hành nhà chung
cư (Mục 113); Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng (Mục 114); Kinh
doanh giết mổ gia súc, gia cầm (Mục 168); Kinh doanh dịch vụ sản xuất, phát hành và
phổ biến phim (Mục 192); Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm,
ghi hình, định vị (Mục 4)
Tác giả kiến nghị nên tiếp tục rà soát và loại bỏ các ngành nghề nêu trên trong
danh mục
139
Thứ ba, thực hiện triệt để đánh giá dự báo tác động pháp luật (RIA) trước khi
ban hành quy định mới về điều kiện đầu tư, kinh doanh.
Đánh giá Dự báo Tác động Pháp luật là một quá trình phân tích các tác động có
thể của một sự thay đổi về chính sách và đưa ra một loạt các lựa chọn để thực hiện
điều đó. Công cụ này có thể được sử dụng nhằm đánh giá: Tất cả các tác động tiềm
năng - xã hội, môi trường, tài chính và kinh tế; tất cả các quy định chính thức: văn bản
pháp luật chính thức (luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, các bản kế hoạch) và các
quy định không chính thức (ví dụ hướng dẫn về các thông lệ cần tuân thủ, các chương
trình nâng cao nhận thức của công chúng); sự phân bổ về tác động đối với người
tiêu dùng
Khi cần can thiệp vào thị trường bằng các quy định về điều kiện kinh doanh, khi
đó Nhà nước cần phải cân nhắc chi phí thi hành và chi phí xã hội có quá cao so với
hiệu quả mà nó mang lại không.
Đặc biệt, hạn chế ban hành các điều kiện kinh doanh dựa vào quy mô, năng lực,
từ đó phân biệt, cản trở quyền gia nhập thị trường, tự do kinh doanh
Nếu chỉ vì một quy định hành chính khiến doanh nghiệp có thể mất cơ hội kinh
doanh chỉ vì quy mô của mình thì chắc chắn là quyết định đó có vấn đề.
Ví dụ: Nghị định số 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp
ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Quy định về “giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được
cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài” là không phù hợp thông lệ
quốc tế. Các nước chỉ cấp chứng nhận với xe lưu hành trong nước, chứ không
chứng nhận cho xe xuất khẩu.
Quy định kiểm định theo từng lô đối với xe nhập khẩu cũng được cho là
gây khó khăn, tốn kém cho doanh nghiệp. Quy định phải có đường thử xe có
chiều dài tối thiểu 800m khó thực hiện, tốn kém về quỹ đất, đầu tư; hơn nữa, các
hãng xe có những công nghệ khác nhau để bảo đảm chất lượng, không nhất thiết
phải có đường thử dài 800m
Đưa ra một chính sách mang tính phân biệt, kỳ thị doanh nghiệp chỉ vì quy mô
không chỉ vi phạm Luật Cạnh tranh mà còn trái với các nguyên lý vận hành của thị
trường và có dấu hiệu của nhóm lợi ích. Để hạn chế điều này, cần phải có thực hiện
đánh giá dự báo tác động quy phạm pháp luật, lấy ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp,
140
phản biện chính sách, từ đó đưa ra các quy định về điều kiện kinh doanh phù hợp hơn
với nền kinh tế thị trường Việt Nam
3.3.1.3. Ban hành nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2020 về danh
mục ngành nghề cấm, ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường của nhà đầu tư
nước ngoài
LĐT 2020 giao Chính phủ quy định chi tiết về ngành, nghề đầu tư kinh doanh;
ngành, nghề tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và một số nội dung khác
liên quan đến hoạt động đầu tư28.
Do đó, Chính phủ cần ban hành Nghị định trong đó có danh mục về ngành,
nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài để quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành khi LĐT 2020 có hiệu lực.
Nghị định này cần phải quy định chi tiết nguyên tắc, cách thức áp dụng và thực
hiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh, ngành, nghề tiếp cận thị trường
đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng như cơ chế tập hợp, công bố, giám sát thi hành các
quy định về vấn đề này nhằm nâng cao tính minh bạch và tiếp tục thực hiện đầy đủ,
nhất quán nguyên tắc hiến định về quyền tự do kinh doanh và tuân thủ cam kết về mở
cửa thị trường của Việt Nam theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Nội dung của Nghị định phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy định
của LĐT, các luật liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh, đồng thời kế thừa và
hoàn thiện những quy định hiện hành còn phù hợp với quy định của các luật này cũng
như thực tế triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư.
Nghị định cần cụ thể các nội dung sau:
(i) Về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm
ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường và ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều
kiện, trong đó:
- Danh mục ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường, gồm các ngành, nghề
mà pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về đầu tư không cho phép nhà đầu tư nước
ngoài thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh; các ngành, nghề có ảnh hưởng đến quốc
phòng, an ninh; và các ngành, nghề độc quyền Nhà nước.
28
Khoản 4 Điều 9 Luật Đầu tư 2020
141
Theo đó, các ngành nghề liên quan tới kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc
danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại;
hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức; đánh bắt hoặc
khai thác hải sản; dịch vụ điều tra và an ninh; các dịch vụ hành chính tư pháp, bao gồm
dịch vụ giám định tư pháp, dịch vụ thừa phát lại, dịch vụ đấu giá tài sản, dịch vụ công
chứng, dịch vụ của quản tài viên có thể được xác định là các ngành nghề hạn chế
tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài
- Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện gồm những ngành,
nghề mà điều ước quốc tế về đầu tư và pháp luật Việt Nam có quy định phân biệt đối
xử về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Các điều kiện ở đây liên quan tới tỷ lệ sở hữu, loại hình doanh nghiệp và thời
gian chịu áp dụng những điều kiện này khi gia nhập kinh doanh tại thị trường Việt
Nam của nhà đầu tư nước ngoài.
(ii) Áp dụng ngành, nghề và điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà
đầu tư nước ngoài
Nghị định cần quy định cụ thể về việc áp dụng ngành, nghề và điều kiện tiếp
cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo nguyên tắc (chọn – bỏ) quy định tại
Điều 9 LĐT 2020. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị
trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp thuộc Danh mục
ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của điều ước
quốc tế mà điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư đó theo điều ước quốc tế về
đầu tư hoặc pháp luật Việt Nam có quy định thuận lợi hơn thì nhà đầu tư được áp dụng
điều kiện tiếp cận thị trường theo điều ước quốc tế đó.
Đối với những ngành, nghề mà Việt Nam chưa cam kết về đối xử quốc gia theo
Điều ước quốc tế về đầu tư và pháp luật Việt Nam không có quy định về phân biệt đối
xử đối với nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện
tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.
Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế về
đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện tiếp cận thị trường đối với một ngành, nghề
quy định tại danh mục thì được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện theo một trong các
điều ước đó, trừ trường hợp các điều ước quốc tế có liên quan có quy định khác.
142
Trường hợp đã lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo một điều ước quốc
tế về đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy
định của điều ước quốc tế đó.
Đối tượng áp dụng của Danh mục là nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư.
(iii) Việc xây dựng, đăng tải, cập nhật, sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề
hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thực hiện tương tự như quy
định áp dụng với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
3.3.1.4. Sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Thứ nhất, sửa đổi các quy định của LDN 2020 về thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Thống nhất quy định về bỏ ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp, tại Điều 28 LDN năm 2020 với khoản 3 Điều 23 LDN năm 2020 về
nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Những nội dung về ngành nghề kinh
doanh đã được thể hiện trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, đó là bản dự thảo điều lệ
của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
dự thảo đó trở thành điều lệ chính thức của doanh nghiệp và có đầy đủ nội dung về
ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, trong giấy đề nghị đăng ký doanh
nghiệp không cần thiết phải có nội dung về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Thống nhất quy định về nội dung và thủ tục công bố công khai nội dung đăng
ký thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia. Đồng thời quy định về biện
pháp xử lý và chế tài cụ thể đối với doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ công khai
thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp
quốc gia.
Thứ hai, xây dựng hệ thống đăng ký doanh nghiệp trực tuyến hiện đại hơn, tích
hợp nhiều thủ tục được thực hiện tự động trong hệ thống.
Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp chưa tích hợp được nhiều thủ
tục hành chính khác nhau. Thực tế, một số thủ tục hành chính về đăng ký doanh
nghiệp chưa được thực hiện song hành tự động trên mạng trực tuyến, tạo gánh nặng
chi phí cũng như thời gian cho doanh nghiệp. Cụ thể, sau 03 ngày, doanh nghiệp có
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhưng sau đó phải làm thủ tục công bố mẫu
dấu, thủ tục này cũng có kết quả sau 03 ngày29. Khi có mẫu dấu, doanh nghiệp mới
29
Từ 01/01/2021 thủ tục công bố mẫu dấu được bãi bỏ theo LDN 2020
143
tiến hành mở tài khoản tại ngân hàng, bởi trong hồ sơ mở tài khoản, các ngân hàng đều
yêu cầu doanh nghiệp phải đóng dấu vào hồ sơ giấy tờ.
Ngoài ra còn có một số thủ tục hành chính khác không cần thiết khác như yêu cầu
về báo cáo thông tin của người quản lý công ty, yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh
thường xuyên gửi thông tin về đăng ký doanh nghiệp cho tất cả quận, huyện, thị xã,...
Nếu có thể, hệ thống kết nối được với ngân hàng, bảo hiểm xã hội để doanh
nghiệp có thể mở tài khoản ngân hàng, thông báo số tài khoản ngay trên hệ thống,
cũng như kê khai bảo hiểm cho người lao động Có thể tham khảo kinh nghiệm của
Hàn Quốc với hệ thống www.startbiz.go.kr.
Cụ thể các giải pháp trên, với việc ban hành LDN 2020, vừa qua, Chính phủ đã
ban hành Nghị định 122/2020/NĐ-CP ngày 15/10/2020 quy định về phối hợp, liên
thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai
trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử
dụng hóa đơn của doanh nghiệp, gọi tắt là khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nghị định trên, đã tích hợp các thủ tục nêu trên, từ đó có thể rút ngắn
được tối đa thời gian gia nhập thị trường của doanh nghiệp liên quan đến thời gian cấp
đăng ký doanh nghiệp; đăng ký sử dụng hóa đơn; khai trình việc sử dụng lao động,
đăng ký mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội. Những thủ tục trên được tiến hành
đồng thời, trong thời hạn 03 ngày (đúng thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp). Sau đó doanh nghiệp tiến hành đăng ký phát hành hóa đơn tại cơ quan thuế.
Tuy nhiên, mặc dù mới ban hành, nhưng trong quá trình thực hiện thủ tục đã
phát sinh một số vấn đề như:
Nhiều doanh nghiệp tại thời điểm thành lập, chưa có nhu cầu về sử dụng lao
động, không biết khai trình ra sao. Tổng cục thuế yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng
hóa đơn điện tử từ 1/7/2022 theo quy định của Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 12
tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử. Từ 1/11/2020 tới thời
hạn trên, chỉ bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh được cơ quan thuế thông báo
chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử mà đáp ứng được điều kiện về hạ tầng công nghệ
thông tin. Tuy nhiên, khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng, tất cả các doanh
nghiệp này đều đã đáp ứng được yêu cầu thông tin, do đó việc lựa chọn phát hành hóa
đơn in hoặc làm thủ tục mua hóa đơn là không hợp lý. Vì vậy, việc cải cách thủ tục
144
đăng ký gia nhập thị trường vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện dựa trên thực tiễn hoạt
động này hiện nay.
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quyền gia nhập
thị trƣờng ở Việt Nam
3.3.2.1. Áp dụng lý thuyết của kinh tế học - pháp luật trong việc xây dựng
pháp luật về QGNTT [29]
Những thập kỷ gần đây, tại các quốc gia Âu - Mỹ đã phát triển một ngành
nghiên cứu mới là law and economics (kinh tế học - pháp luật) kết hợp giữa kinh tế
học và luật học trở thành ngành khoa học độc lập, ứng dụng các phân tích kinh tế vào
môi trường pháp lý.
Một trong những thành tựu của kinh tế học - pháp luật là giúp các nhà hoạch
định chính sách và soạn thảo luật pháp tính được phí tổn mà xã hội có thể phải gánh
chịu khi áp dụng chính sách hoặc đạo luật cụ thể trong tương lai. Đối với những quy
định về thủ tục gia nhập thị trường, nhà làm luật cần phải quy định trình tự, thủ tục, chi
phí để xin cấp các giấy phép kinh doanh như thế nào để các nhà đầu tư dễ dàng chấp
nhận thực hiện.
Nhà đầu tư sẽ cân nhắc những thiệt hại về công sức, thời gian, cơ hội kinh
doanh khi thực hiện đúng các trình tự để có được giấy phép kinh doanh với việc bỏ ra
một số tiền thực hiện hối lộ hoặc vi phạm pháp luật để đạt được giấy phép kinh doanh
đó một cách nhanh nhất, dễ dàng nhất.
Như vậy nếu quá nhiều các loại giấy phép được ban hành, làm cho việc tuân thủ
khó khăn cho người dân sẽ xuất hiện tình trạng do tuân thủ đúng quá phức tạp và tốn
kém người dân tìm cách thực hiện những “giao dịch ngầm“. Áp dụng nguyên lý kinh
tế học - pháp luật khi ban hành các giấy phép kinh doanh sẽ giảm chi phí xã hội và
chống được những “giao dịch ngầm“ này.
3.3.2.2. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền gia nhập
thị trường ở Việt Nam
Để pháp luật về QGNTT được thực hiện trên thực tế thì mọi người dân, cơ quan
nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp cần phải biết các quy định pháp luật, hiểu về
quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm thực thi QGNTT. Vì vậy
các cơ quan, tổ chức phải thực hiện đồng bộ các biện pháp để tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về QGNTT như: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật
145
về QGNTT thông qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình, các ấn phẩm khác như
sách, tài liệu tập huấn; tổ chức các hội nghị nhằm thông tin tuyên truyền pháp luật; tổ
chức tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý giúp cho người dân và doanh nghiệp biết, hiểu và
áp dụng đúng quy định của pháp luật về QGNTT. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh tuyên
truyền, phổ biến pháp luật tới các đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước. Đây là đối
tượng thực thi trách nhiệm của mình trong việc tạo điều kiện, bảo đảm cho chủ thể
kinh doanh thực hiện được QGNTT. Nếu cán bộ, công chức biết, hiểu và áp dụng
đúng các quy định của pháp luật sẽ giúp cho người dân và doanh nghiệp thực hiện
được đầy đủ QGNTT, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh
doanh, tránh được những rủi ro, thiệt hại cho Nhà nước và doanh nghiệp.
3.3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền trong
việc thực hiện pháp luật về quyền gia nhập thị trường
Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc bảo đảm QGNTT có vai trò rất
quan trọng, giúp chủ thể kinh doanh thụ hưởng, thực hiện và bảo vệ QGNTT khi có
hành vi xâm phạm. Vì vậy, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của các thiết chế nhà nước và xã hội trong việc thực hiện pháp luật
về QGNTT.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có vị trí rất quan trọng trong việc giải quyết thủ
tục đăng ký kinh doanh, thay mặt cho nhà nước để triển khai thực thi những quy định
của pháp luật. Do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan này cần phải thực
hiện việc ban hành quy chế ứng xử, tác phong làm việc cho các cán bộ phòng đăng ký
kinh doanh.
Ngoài ra, cần khắc phục tình trạng thiếu hụt nhân sự thông qua cơ chế tuyển
dụng, sử dụng người có trình độ, kinh nghiệm về nghiệp vụ và biết ứng dụng công
nghệ thông tin trong quá trình giải quyết công việc nhằm bảo đảm tốt quyền lợi của
các chủ thể kinh doanh; đồng thời chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán
bộ làm công tác đăng ký kinh doanh một cách thường xuyên.
Hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu
tư, kinh doanh còn hạn chế về kiến thức pháp luật, ngoại ngữ, kỹ năng nghiệp vụ và
đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng làm gia tăng hoạt động giao lưu thương mại, đầu tư
và du lịch và trong bối cách cách mạng công nghiệp 4.0 thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ,
146
công chức không những am hiểu pháp luật, thông thạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn,
có phẩm chất đạo đức tốt, có văn hóa ứng xử tốt nơi công sở, có ý thức tuân thủ tốt kỷ
luật công vụ mà còn biết sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 để nâng cao năng suất, hiệu quả công việc thông qua tương tác với máy móc trong
môi trường khoa học công nghệ hiện đại. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực
cho cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý đầu tư, kinh doanh là cấp thiết và mang ý
nghĩa quyết định đối với hiệu quả, chất lượng thực thi nhiệm vụ. Theo đó các Bộ quản
lý trực tiếp như Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Công thương, Cục quản lý thị trường... phải
sát sao trong việc chỉ đạo, hỗ trợ các cơ quan chuyên môn cũng như chính quyền địa
phương trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cần tổ chức thường
xuyên thông qua các hội nghị tập huấn, các hội thảo nhằm phổ biến những điểm mới
của pháp luật và tập huấn quy trình nghiệp vụ trong công tác. Để công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ công chức đạt hiệu quả cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân
lực, bố trí nguồn ngân sách cho các đơn vị thực thi nhiệm vụ. Các hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng chỉ có thể triển khai trên thực tế khi có kinh phí. Vì vậy Ủy ban nhân dân
các cấp cần chú trọng trong việc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
cho công tác này.
3.3.2.4. Xây dựng hệ thống giám sát thông tin để kiểm soát việc thực thi pháp
luật về quyền gia nhập thị trường
Thực tế đã cho thấy hoạt động giám sát thực thi pháp luật về quyền gia nhập
thị trường ở nước ta còn yếu, nguyên nhân sâu xa là chúng ta chưa xây dựng được cơ
chế phù hợp, chưa phát huy được vai trò giám sát của các chủ thể khác trong xã hội.
Do vậy, cần thiết phải có những quy định, cơ sở pháp lý rõ ràng để thiết lập nên sự
kết hợp của nhiều bên trong việc giám sát thực thi pháp luật về gia nhập thị trường
và xây dựng kênh thông tin phản hồi để tiếp nhận kết quả từ quá trình giám sát đó.
Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, việc quản lý thực thi pháp luật về
QGNTT nhất thiết phải có những kênh giám sát như sau:
- Giám sát của các cơ quan Nhà nước: Trong bất kì một giai đoạn nào, các cơ
quan nhà nước luôn có vai trò giám sát trực tiếp hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp thông qua tập trung kiểm tra và áp dụng các biện pháp để hạn chế, ngăn ngừa
một cách có hiệu quả các tác động tiêu cực lớn hoặc nguy hại có thể xảy ra đối với xã
147
hội, Nhà nước vừa là chủ thể trung tâm tạo điều kiện và thực hiện giám sát quá trình
các chủ thể khác tham gia giám sát các doanh nghiệp.
- Giám sát của doanh nghiệp: Đây là hoạt động giám sát của chính chủ thể phải
thực hiện thủ tục hành chính về điều kiện đầu tư kinh doanh. Đây là hình thức giám sát
hiệu quả vì các chủ thể này rất nhiều thông tin, am hiểu thực chất hoạt động kinh
doanh và phản hồi nhằm bảo vệ lợi ích của chính mình.
- Giám sát của các hiệp hội, cơ quan báo chí và truyền thông: Hiệp hội, cơ
quan báo chí và truyền thông được xem là kênh giám sát có sức ảnh hưởng lớn đến
hệ thống hành pháp. Bởi những thông tin liên quan tới thủ tục gia nhập thị trường
làm khó cho doanh nghiệp sẽ nhanh chóng được đưa tới công chúng, các nhà quản
lý vì thế nó tác động trực tiếp tới ứng xử của cơ quan quản lý nhà nước. Thông qua
tác động tuyên truyền và định hướng công chúng, báo chí sẽ tạo nên một áp lực giám
sát đối với cơ quan nhà nước, bắt buộc cơ quan nhà nước phải hành động hợp lý,
đúng pháp luật, đúng đạo lý, tôn trọng lợi ích của toàn xã hội mỗi khi ban hành, sửa
đổi các điều kiện kinh doanh. Thực tế cho thấy nhiều quy định về điều kiện kinh
doanh được sửa đổi là do áp lực thông tin này.
3.3.2.5. Khuếch chương tình thần, văn hóa kinh doanh của người Việt, từ đó
thúc đẩy nhu cầu gia nhập thị trường kinh doanh.
Trong quá trình vận động của thế giới hiện nay, để tồn tại và phát triển, các
quốc gia, nhất là các quốc gia còn nặng tư tưởng về lề thói cũ như Việt Nam cần từng
bước tiến hành chuyển đổi giá trị, khuếch chương tinh thần và văn hóa kinh doanh của
người Việt.
Cũng là khuyến khích đi học nhưng không chỉ là làm quan mà còn học để kinh
bang - tế thế, trị nước - cứu đời, không chỉ thay đổi thân phận mỗi cá nhân mà còn làm
giàu cho đất nước. Bước ra từ xã hội cổ truyền hoàn toàn xa lạ với nền kinh tế hiện
đại, bản thân doanh nhân người Việt lại xuất thân từ nhiều thành phần trong xã hội,
không có nền tảng truyền thống từ gia đình, không có hoặc có rất ít kinh nghiệm về
kinh doanh buôn bán nên họ phải đối mặt rất nhiều khó khăn.
Toàn cầu hoá tạo nên một xu thế phát triển ngày càng rõ nét, các nền kinh tế
ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau, tiến dần đến một hệ thống kinh tế toàn cầu.
Tiến trình này đã thúc đẩy các quá trình luân chuyển vốn và công nghệ, mở rộng các
thị trường, góp phần làm cho hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Quá trình này
148
mở cửa cho các nền kinh tế hoà nhập cùng nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các
doanh nhân có cơ hội phát huy hết khả năng của mình, nâng cao trình độ kinh doanh
cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Trong quá trình toàn cầu hoá diễn ra sự giao
lưu giữa các nền văn hoá kinh doanh, đã bổ sung thêm giá trị mới cho văn hoá kinh
doanh mỗi nước đặc biệt là Việt Nam, làm phong phú thêm kho tàng kiến thức về kinh
doanh, biết cách chấp nhận những luật chơi chung, những giá trị chung để cùng hợp
tác phát triển.
Sự phát triển của các công ty tập đoàn toàn cầu, đa quốc gia không những góp
phần đóng góp vào sự thịnh vượng chung của kinh tế thế giới, mà còn góp phần hình
thành nên các chuẩn mực quản lý và kinh doanh. Bên cạnh đó, chính các công ty lớn
khi vào thị trường mỗi nước cũng tìm cách tiếp thu những tinh hoa văn hóa địa phương
để dễ dàng thâm nhập thị trường, lấy được lòng tin của người tiêu dùng, qua đó làm
giàu và sâu sắc thêm bản sắc kinh doanh của các doanh nghiệp. Nền kinh tế toàn cầu
làm cho môi trường kinh doanh biến đổi nhanh hơn và nâng các chuẩn mực văn hoá
lên cao, điều đó đòi hỏi các chủ thể phải xây dựng được nền văn hoá có tính thích
nghi, có sự tin cậy cao độ để cạnh tranh thành công.
Ngày nay, trong quá trình hội nhập quốc tế, doanh nhân cũng phải đối đầu với
muôn vàn khó khăn. Cuộc đấu tranh không cân sức giữa tư tưởng tiến bộ với lề thói cũ
dường như vẫn chưa dừng lại trong xã hội hiện nay. Trải qua hàng chục năm bị xã hội
lãng quên, tầng lớp doanh nhân lại phải bắt đầu từ con số không. Nền kinh tế thị
trường mới ở giai đoạn đầu với nhiều mặt trái cộng với thể chế kinh tế - chính trị, hệ
thống pháp luật còn nhiều hạn chế dẫn đến chưa thực sự tạo môi trường cho doanh
nhân phát triển.
Thời gian gần đây, phong trào doanh nhân khởi nghiệp được xã hội quan tâm.
Nhiều người trẻ đã nhận ra rằng ngoài con đường đi làm thuê, còn có thể tự tin làm
chủ chính mình, tự làm việc cho mình và tạo việc làm cho người khác nên đã dũng
cảm bước vào con đường đầy thử thách chông gai - gia nhập thị trường kinh doanh.
Đội ngũ doanh nhân trẻ đã thành công bước đầu tiếp tục tiếp sức cho những thanh niên
có năng lực, trình độ và tâm huyết doanh nhân khởi nghiệp; truyền thụ kinh nghiệm,
đóng góp tài chính; từ đó đã kích thích phong trào khởi nghiệp phát triển.
149
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
1. Trong bối cảnh hiện nay về dịch chuyển nguồn vốn đầu tư, cách mạng công
nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam, để phát triển kinh tế, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia thì việc hoàn thiện pháp luật về QGNTT cần phải đảm
bảo đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam và hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường, phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam và cắt giảm chi phí
GNTT cho nhà đầu tư. Việc hoàn thiện pháp luật về QGNTT cần theo định hướng cải
cách các quy chế hành chính về kinh doanh nói chung và quyền gia nhập thị trường
nói riêng để đảm bảo hành lang thông thoáng khi thực hiện pháp luật về QGNTT.
2. Hoàn thiện pháp luật về QGNTT phải được tiến hành một cách tổng thể và
đồng bộ giữa các luật thuộc ngành luật kinh tế và các văn bản luật khác, đặc biệt là
LDN và LĐT. Đồng thời rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định không rõ ràng,
không cụ thể, không khả thi, cản trở việc đầu tư kinh doanh, gây khó khăn, phiền hà
cho doanh nghiệp trong quá trình gia nhập thị trường.
Hoàn thiện pháp luật về QGNTT ở Việt Nam bao gồm: (i) Hoàn thiện các quy
định về nội dung, thủ tục thực hiện QGNTT theo hướng rà soát sửa đổi LDN, LĐT,
đặc biệt cần ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành LDN, LĐT 2020 mới được ban
hành. Các văn bản hướng dẫn thi hành về đăng ký thành lập doanh nghiệp cần thống
nhất thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo LDN, loại bỏ các thủ tục, yêu cầu về thành lập
doanh nghiệp khác biệt trong Luật chuyên ngành, không phân biệt loại hoạt động kinh
doanh, nhà đầu tư; rà soát xóa bỏ các quy định thủ tục hành chính rườm rà, mâu thuẫn
làm gia tăng chi phí doanh nghiệp và cản trở quyền gia nhập thị trường của doanh
nghiệp; Bên cạnh đó rà soát sửa đổi quy định về điều kiện kinh doanh và Phụ lục 4
Luật Đầu tư về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện chưa phù hợp với
cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn;
3. Cần đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp
luật về QGNTT như: Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao hiệu
quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức; tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức
thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư, kinh doanh; Xây dựng hệ thống giám sát
thông tin để kiểm soát việc thực thi pháp luật về quyền gia nhập thị trường; khuyến khích
văn hóa kinh doanh của người Việt sẽ giúp cho việc thực hiện QGNTT đạt hiệu quả cao
trên thực tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội ở nước ta phát triển.
150
KẾT LUẬN
1. Cũng như QTDKD, QGNTT là một bộ phận hợp thành trong hệ thống các
quyền tự do cơ bản của con người và được ghi nhận trong các công ước của Liên Hợp
quốc và trong Hiến pháp, pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, pháp luật về
QGNTT là một nhu cầu khách quan cần thiết mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
phải thực hiện, tôn trọng, tạo điều kiện thực hiện cũng như bảo đảm QGNTT được
thực thi trên thực tế.
2. Dưới phương diện pháp lý, QGNTT có thể được hiểu là khả năng hành động
một cách có chủ đích của cá nhân, tổ chức tham gia vào thị trường để trở thành chủ thể
kinh doanh, đồng thời đáp ứng các điều kiện pháp lý để tiến hành kinh doanh thực tế
trên thị trường. Pháp luật về quyền gia nhập thị trường là tổng thể các quy phạm pháp
luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, quy định nội dung của quyền gia nhập thị
trường, các thủ tục pháp lý và các biện pháp bảo đảm quyền gia nhập thị trường nhằm
giúp cho chủ thể kinh doanh được thụ hưởng, thực hiện và bảo vệ quyền gia nhập thị
trường của họ.
Nội dung pháp luật về QGNTT bao gồm quyền của các chủ thể đối với việc lựa
chọn lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, loại hình kinh doanh khi gia nhập thị trường;
quy trình, thủ tục pháp lý để các chủ thể thực hiện đăng ký gia nhập thị trường, và các
biện pháp đảm bảo thực hiện QGNTT, chế tài xử lý khi có vi phạm pháp luật về
QGNTT.
3. Các quy định về điều kiện của chủ thể khi thực hiện gia nhập thị trường, các
điều kiện kinh doanh để thực hiện gia nhập ngành trong những lĩnh vực kinh doanh đặc
thù, cũng như các quy định về thủ tục hành chính khi đăng ký gia nhập thị trường là
những công cụ để nhà nước quản lý nền kinh tế, là thước đo kiểm tra sự chuẩn bị của
chủ thể kinh doanh trước và sau khi ra nhập thị trường, là biện pháp bảo vệ gián tiếp các
quan hệ xã hội và lợi ích của các chủ thể khác trước tác động từ hoạt động kinh doanh
của các nhà đầu tư. Hệ thống pháp luật kinh doanh của Việt Nam trong những năm gần
đây đã có những chuyển mình mạnh mẽ, theo hướng tích cực, tạo điều kiện GNTT
thuận lợi cho doanh nghiệp.Điều này thể hiện rõ nhất ở hai văn bản quan trọng là LDN
và LĐT, những luật này được liên tục sửa đổi, bổ sung và ban hành mới qua từng thời
kỳ, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường, nhà đầu tư.
151
4. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì hệ thống pháp luật Việt Nam về
QGNTT vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần hoàn thiện như: Quy định về các loại hình
doanh nghiệp để nhà đầu tư lựa chọn còn chưa đầy đủ; quy định về trình tự, thủ tục gia
nhập thị trường còn rườm rà; quy định về điều kiện gia nhập thị trường ngành, cụ thể là
các điều kiện kinh doanh còn chưa minh bạch, khó thực hiện để đáp ứng các điều kiện
kinh doanh này Quá trình thực hiện pháp luật về QGNTT cho thấy để có thể thực hiện
được QGNTT, các chủ thể kinh doanh còn gặp khó khăn về các chi phí tuân thủ quy
định, thậm chí là các chi phí không chính thức liên quan tới GNTT.
5. Để QGNTT được thực thi trên thực tế thì việc hoàn thiện về chính sách, pháp
luật một cách thống nhất, đồng bộ cùng với việc thực thi các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thi hành pháp luật về QGNTT là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, nếu có một hệ
thống pháp luật đầy đủ, minh bạch, khách quan, nhưng trên thực tế việc cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền liên quan không thực hiện trách nhiệm của mình thì các chủ thể
kinh doanh sẽ không được thụ hưởng, thực hiện, bảo vệ QGNTT của mình một cách đầy
đủ. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao nhận thức hành cộng của cán bộ, công
chức thực thi nhiệm vụ là vấn đề quan trọng, thường xuyên và liên tục, là cơ sở để
QGNTT của DN được thực hiện trong thực tiễn và nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước./.
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật
1. Nghị quyết Trung Ương số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về
một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp.
2. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020.
3. Hiến pháp 2013.
4. Luật Cán bộ, công chức 2008.
5. Luật Doanh nghiệp 2014.
6. Luật Đầu tư 2014.
7. Luật Doanh nghiệp 2020.
8. Luật Đầu tư 2020.
9. Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
10. Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật phòng cháy và chữa cháy.
11. Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
12. Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Đầu tư 2014.
13. Nghị định số 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
14. Nghị định số 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập
khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
15. Nghị định số 08/2018/NĐ-CP Sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều
kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
16. Nghị định số 108/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-
CP về đăng ký doanh nghiệp.
17. Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
18. Nghị định số 10/2020/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
153
B. Các tài liệu tham khảo khác
Tiếng Việt
19. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại tập 1, NXB CAND, Hà
Nội, 2017.
20. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, tập 2. NXB
Tư Pháp, 2017, trg.378.
21. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình lý luận và pháp luật về
quyền con người, NXB ĐHQGHN, trg. 39.
22. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế,
Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, 2008, trang 83.
23. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia
trên thế giới,NXB Tài chính, 2016, trang 269.
24. Viện sử học, UBKHXHVN, Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Tập 1, NXB
KHXH, Hà Nội 1977, tr. 200.
25. Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, Thời điểm cho sự thay
đổi - Đánh giá Luật Doanh nghiệp và kiến nghị, Hà Nội, 11/2004, tr 9.
26. Gudmundur Alffredsson & Asbjorn Eide, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền
1948 – mục tiêu chung của nhân loại, tr. 44, NXB Lao động, Hà Nội, 2011
27. Đồng Ngọc Ba, Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về
doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật Học, Đại học Luật Hà Nội, 2005.
28. Ngô Huy Cương, Tổng quan và định hướng cải cách môi trường pháp lý
kinh doanh cho phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam, Khoa Luật – Đại học Quốc gia
Hà Nội.
29. Nguyễn Như Chính, Hoàn thiện thủ tục đăng ký gia nhập thị trường của
doanh nghiệp Việt Nam từ kinh nghiệm của Hàn Quốc, Tạp chí Luật học, số 10/2019.
30. Nguyễn Như Chính (Chủ nhiệm), Pháp luật về điều kiện kinh doanh của
một số quốc gia trên thế giới, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Luật Hà
Nội, 2019.
31. Bùi Ngọc Cường, Vai trò của pháp luật kinh tế trong việc đảm bảo quyền tự
do kinh doanh, Tạp chí Khoa học pháp lý, 7(14), Tr.27, 2002.
32. Bùi Ngọc Cường, Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật
Kinh tế hiện hành ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2004.
154
33. Huỳnh Thế Du, Luận giải về Kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ
nghĩa ở Việt Nam, Thời đại mới, Số 29 - tháng 11/2013.
34. Nguyễn Thị Dung, Phần A. Chế độ pháp lý về giấy phép kinh doanh tại
chương 8. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại, Đại học Luật Hà Nội, Giáo
Trình Luật Thương Mại tập 1, 2008.
35. Huy Đức và Nguyễn Quang Đồng “Điểm nghẽn của thể chế kinh tế: Giấy
phép và điều kiện kinh doanh – bãi bỏ và cách tiếp cận mới”, Viện nghiên cứu Chính
sách và Phát triển Truyền thông, 6/2017.
36. Bùi Xuân Hải, Tự do kinh doanh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, (5), Tr.70, 2011.
37. Nguyễn Huy, Hiện tình Kinh tế Việt Nam – quyển 1. Lửa Thiêng, 1972.
38. Kornai János, “Những bài học chuyển đổi ở Đông Âu”, NXB Văn hóa
Thông tin, 2002.
39. Phan Khoang, Việt Nam Pháp thuộc sử 1962 – 1945, NXB Việt Hương, Sài
Gòn, 1971, tr. 425.
40. Trần Thị Ngân, Pháp luật về giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai
đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn
thạc sĩ luật học, Khoa Luật, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 20, 2008.
41. Trần Huỳnh Thanh Nghị, Thực trạng pháp luật về giấy phép kinh doanh,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 04, Hà Nội, 2015
42. Trần Huỳnh Thanh Nghị, Quy định về vốn pháp định trong pháp luật doanh
nghiệp Việt Nam dưới góc nhìn so sánh, Tạp chí Luật học số 10/2015, Hà Nội, 2015.
43. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật Kinh tế, tập 1, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2006, trang 23, 24.
44. Phạm Duy Nghĩa, Luật Kinh tế chuyên khảo, NXB CAND, Hà Nội, 2010.
45. Nguyễn Như Phát, Dự thảo Luật Doanh nghiệp – một số vấn đề phương
pháp luật, Nhà nước và Pháp luật, 1999.
46. Nguyễn Như Phát, “Quyền sở hữu cá nhân – Cội nguồn của tự do kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường”, NXB Khoa học Xã hội, 2009
47. Hoàng Phê và đ.t.g, Từ điển Tiếng Việt, Nxb.Đà Nẵng, Đà Nẵng, trang 22,
2003.
48. Mai Hồng Quỳ và các tác giả, Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền
con người tại Việt Nam, NXB Lao động, Tp. Hồ Chí Minh, Tr. 54, 2012.
155
49. Lê Tài Triển, Luật Thương mại dẫn giải – quyển 1, Kim Lai Ấn Quán, Sài
Gòn 1973.
50. Nguyễn Anh Tuấn, Khảo lược Bộ luật Hammurabi của nhà nước Lưỡng Hà
cổ đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
51. Hoàng Anh Tuấn, Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam, Luận
án tiến sĩ luật học, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011. Trg. 48.
52. Lê Danh Vĩnh chủ biên, “Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh của
Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2009.
Tiếng nƣớc ngoài
53. Ambassador Terry Miller and Anthony B. Kim, Defining Economic
Freedom, The Heritage Foundation, heritage.org/Index, 2017 Index of Economic
Freedom, p. 22.
54. Françoise Nicolas, Stephen Thomsen, Mi-Hyun Bang, Lessons from
Investment Policy Reform in Korea, OECD Working Papers on International
Investment 2013/02.
55. Herbert Grubel, Determinants of Economic Freedom Theory and Empirical
Evidence”, Fraser Institute, April 2015
56. Jeremy Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, An Introduction
to the Principles of Morals and Legislation, ed. by J.H. Burns and H.L.A. Hart ,
Methuen, London, 1982, ch.1, sect.1, P.11.
57. Jong Seok Kim, Removing administrative barriers for investment: Korean
regulatory reform experience, 2005.
58. Jared M. Diamond, Guns, Germs and Steel, W.W. Norton, 1997
59. John Mickletwait và Adrian Woolridge, The Company - A Short History of
a Revolutionary Idea, (New York: The Modern Library, 2003),
60. Karl Polanyi, Conrad M. Arensberg and Harry W. Pearson, Aristotle
Discovers The Economy - Trade and Market in the Early Empires. Economies in
History and Theory, Glencoe, Ill. Free Press, 1957.
61. Kornai János, The Road to a Free Economy, paper for the World Bank’s
Annual Bank Conference on Development Economics – ABCDE, 18-20/04/2000.
Washington DC
156
62. North, Spencer Weber Waller, Robert Paul, The Rise of the Western World:
A New Economic History, New York: Cambridge University Press,
63. OECD, Cutting Red Tape Administrative Simplification in Viet Nam:
Supporting the Competitiveness of the Vietnamese Economy, 2011.
64. OHCHR -United Nations (2006), Freequently Asked Questions on a Human
Rights-based Approach to Development Cooperation, New York and Geneva, 2006,
tr.8
65. Peter Van den Bossche, The Law and Policy of the World Trade
Organization - Text, Cases and Materials, Cambridge University Press, 2nd edn.,
(2008), tr. 19.
66. R.C Van Caenegem, An Historical Introduction to Private Law, Cambridge
University Press, 1996.
67. Timothy McDermott, Summa Theologiae: A Concise Translation, Methuen,
London 1989, P.280-307),
68. Spencer Weber Waller, Loyola University Chicago & Lan Cao, Chapman
University , Law Reform in Vietnam: The Uneven Legacy of “Doi Moi”, International
Law and Politics [Vol. 29]
69. UN, UN Guiding Principles on Business and Human Rights, 2011
70. Nguyen Thi Anh Van, Economic law reform in Vietnam - Before and after
WTO accession, Nagoya University Center for Asian Legal Exchange (CALE
Discussion Paper No.1 June, 2009).
71. Wesley Cragg ,Business and Human Rights: A Principle and Value - Based
Analysis, Published as Chapter Nine in The Oxford Handbook of Business Ethics,
2010
C. Tài liệu trên Internet
72.https://baodautu.vn/so-luong-doanh-nghiep--binh-quan-tren-dau-nguoi-cua-viet-
nam-thuoc-hang-thap-nhat-the-gioi-d51144.html truy cập 08/2020
73.https://vnexpress.net/nguyen-thi-thanh-bi-phat-22-5-trieu-vi-thi-chui-nhan-
sac-o-ai-cap-3572115.html truy cập 02/2020
74.https://vietstock.vn/2017/06/243-nganh-nghe-van-hon-3400-giay-phep-kinh-
doanh-cac-loai-768-542979.htm truy cập 02/2020
157
75.https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/cong-bo-bang-xep-hang-
vnr500-top-500-doanh-nghiep-lon-nhat-viet-nam-nam-2016-346419.html truy cập
02/2020
76. truy cập 03/2020
77.https://nhandan.com.vn/thoi-su-phap-luat/%c2%a0Ph%c3%a1t-
hi%e1%bb%87n-ph%c3%b2ng-kh%c3%a1m-c%c3%b3-b%c3%a1c-s%c4%a9-
ng%c6%b0%e1%bb%9di-n%c6%b0%e1%bb%9bc-ngo%c3%a0i-ho%e1%ba%a1t-
%c4%91%e1%bb%99ng-kh%c3%b4ng-ph%c3%a9p-576807/ truy cập 04/2020
78.https://danluat.thuvienphapluat.vn/danh-sach-cac-nganh-nghe-kinh-doanh-
can-co-von-phap-dinh-147604.aspx truy cập 05/2020
79. truy cập 06/2020
80.
su-giau-co-cua-cac-dan-toc--mot-so-bai-hoc-tu-adam-smith-trong-lanh-dao%2C-quan-
ly-xa-hoi-hien-dai.aspx Truy cập 06/2020
81.https://phantichkinhte123.wordpress.com/2014/09/03/aristote-va-suc-manh-
xoi-mon-cua-dong-tien/. Truy cập ngày 07/2020.
82.https://eh.net/book_reviews/the-rise-of-the-western-world-a-new-economic-
history/, truy cập ngày 01/07/2020
83.https://www.sba.gov/business-guide/launch-your-business/apply-licenses-
and-permits#section-header-0 truy cập ngày 07/2020
84.https://www.doingbusiness.org/content/dam/doingBusiness/media/Annual-
Reports/English/DB2019-report_web-version.pdf truy cập 08/2020
85.https://www.dallasfed.org/educate/everyday.aspx, 6/2020 truy cập 04/2020
86.https://www.nationalgeographic.com/culture/topics/reference/british-east-
india-trading-company-most-powerful-business/ truy cập 06/2020
87.https://newslettervietnam.com/john-law-va-lich-su-bong-bong-
mississippi-company/ truy cập 06/2020 vụ của công ty Mississippi Company ở
Pháp năm 1720.
88.https://plo.vn/phap-luat/2-bo-lai-tranh-cai-quyen-hanh-nghe-dich-vu-
phap-ly-840663.html truy cập 08/2020 truy cập 08/2020
158
89.https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/cong-bo-bang-xep-
hang-vnr500-top-500-doanh-nghiep-lon-nhat-viet-nam-nam-2016-346419.html
truy cập 08/2020
90.https://tcdata360.worldbank.org/indicators/fisc.free.scr?country=BRA&in
dicator=752&viz=line_chart&years=2013,2016 truy cập 20/8/2020
91. truy cập
08/2020
92.Measuring Besiness Regulations, Doing business in China,
truy cập 08/2020
93. Song Ngư, Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Cơ hội nào để
đón dòng vốn dịch chuyển?,
truc-tiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-co-hoi-nao-de-don-dong-von-dich-chuyen-
323840.html (truy cập 26/08/2020)
94.https://baodautu.vn/giay-phep-con-tiep-tuc-duoc-cai-cam-d96761.html
truy cập 09/2020
95.https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/598/5245/tinh-hinh-dang-ky-
doanh-nghiep-thang-10-va-10-thang-dau-nam-2020.aspx truy cập 19/09/2020.
96.https://www.doingbusiness.org/content/dam/doingBusiness/country/v/viet
nam/VNM.pdf truy cập 19/09/2020.
97.https://vnexpress.net/vcci-giam-60-dieu-kien-kinh-doanh-chi-la-bao-cao-
tren-giay-4120454.html truy cập 24/8/2020
98.https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ban-ve-quy-dinh-trach-nhiem-
hinh-su-cua-phap-nhan-thuong-mai-trong-blhs-2015 truy cập 12/12/2020
99. https://thanhnien.vn/chao-buoi-sang/tu-bo-quyen-luc-918760.html truy
cập 10/10/2020
100. https://laodong.vn/xe/tu-182020-xe-kinh-doanh-van-tai-phai-doi-bien-
so-sang-nen-vang-817919 truy cập 08/08/2020
101. https://tuoitre.vn/vu-truy-to-chu-quan-xin-chao-co-phan-voi-va-va-may-
moc-1087987.htm 22/06/2019