Luận án Phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Từ việc thực hiện đề tài nghiên cứu, trong những giới hạn và phạm vi nhất định, tác giả luận án đưa ra một số kết luận sau: 1. Luận án đã đưa ra khái niệm phát triển DVVL là sự tăng lên về số lượng (chiều rộng) và nâng cao về chất lượng (chiều sâu) của DVVL; Theo đó, luận án đã làm rõ nội dung của khái niệm phát triển DVVL, đó là: (1) Mở rộng độ bao phủ của hệ thống DVVL; (2) Đa dạng hoá nội dung và gia tăng kết quả hoạt động của các DVVL; (3) Nâng cao chất lượng DVVL. 2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển DVVL trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố gắn với 3 nội dung trên: (1) Nhóm chỉ tiêu đánh giá mở rộng độ bao phủ của hệ thống DVVL; (2) Nhóm chỉ tiêu đánh giá đa dạng hoá nội dung và gia tăng kết quả hoạt động của các DVVL; (3) Nhóm chỉ tiêu đánh giá nâng cao chất lượng DVVL. 3. Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVVL trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố gồm: Quản lý nhà nước về DVVL; nhân lực của các cơ sở DVVL; cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở DVVL; nhận thức của NLĐ và của người sử dụng lao động về DVVL; sự phối, kết hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động DVVL và hợp tác quốc tế trong phát triển DVVL. 4. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển DVVL của 3 thành phố có điều kiện tương đồng đó là thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Bắc Ninh, từ đó rút ra bài học cho thành phố Hà Nội 5. Trên cơ sở lý luận đã xây dựng, nội dung luận án tập trung phân tích và đánh giá thực trạng phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 bám sát theo 3 nội dung và 3 nhóm chỉ tiêu đánh giá đã được xây dựng ở phần lý luận, gồm: (1) Thực trạng mở rộng độ bao phủ của hệ thống DVVL trên địa bàn Hà Nội; (2) Thực trạng đa dạng hoá nội dung và gia tăng kết quả hoạt động của các DVVL trên địa bàn Hà Nội; (3) Thực trạng nâng cao chất lượng DVVL trên địa bàn Hà Nội.

pdf193 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc 4: Doanh nghiệp căn cứ vào danh sách NTV đăng ký sẽ gọi phỏng vấn trực tiếp NTV phù hợp, nếu không phỏng vấn hết sẽ hẹn ngày NTV đến phỏng vấn (Khu 3). Tại bước này danh sách NTV được tuyển dụng và được hẹn phỏng vấn sẽ được lưu trữ tại hệ thống ESS. Đối với NTV ở cách xa sàn GDVL vẫn có thể tham gia sàn bằng cách đăng ký trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử việc làm. Đối với DN không tham gia tại sàn vẫn có thể đăng ký tuyển dụng bằng cách đăng ký tuyển dụng trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử việc làm. Bước 5: Kết thúc phiên GDVL,dữ liệu của phiên giao dịch sẽ được lưu trữ trong hệ thống ESS. Trung tâm DVVL có thể tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động qua hệ thống ESS và phổ biến thông tin lên Cổng thông tin điện tử việc làm. Như vậy, kết quả phiên giao dịch sẽ được tự động đồng bộ lên Cổng thông tin việc làm phục vụ cho việc tổng hợp chung của Cục Việc làm. - Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tổ chức sàn GDVL phù hợp với từng địa phương và đối tượng. - Đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ các bộ phận tư vấn, giới thiệu việc làm của Trung tâm trong việc vận hành sàn GDVL và các điểm giao dịch vệ tinh. Sáu là, kết hợp việc tổ chức khai báo tìm kiếm việc làm cho lao động hưởng thụ trợ cấp thất nghiệp với phiên GDVL định kỳ nhằm tạo điều kiện cho 145 lao động thất nghiệp được tiếp cận với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp để giúp họ sớm trở lại TTLĐ, thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố. 4.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các quốc gia trong Hiệp hội DVVL công thế giới mà Việt Nam là một thành viên. Tăng cường quan hệ với tổ chức lao động quốc tế (ILO), các tổ chức phi chính phủ như: UNDP, SIDA, JICA, WB và các nước trên thế giới nhằm tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật, chuyên gia để bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm về giới thiệu việc làm cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong nước. Mặt khác góp phần nâng cao năng lực về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các trung tâm và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động DVVL. Một là, tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính từ hoạt động hợp tác quốc tế. Thực tế cho chúng ta thấy cơ sở vật chất của các cơ sở DVVL thủ đô Hà Nội còn nghèo nàn, lạc hậu, cũ kỹ chưa đáp ứng được với yêu cầu hiện nay. Vì vậy, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa Hà Nội với các tổ chức quốc tế trong việc kêu gọi sự giúp đỡ về tài chính cho DVVL trên địa bàn. Có thể thực hiện việc kêu gọi giúp đỡ về tài chính bằng các hình thức sau: - Kêu gọi sự trợ giúp của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các tổ chức phi chính phủ như: UNDP, SIDA, JICA, WB thông qua các dự án nâng cấp cơ sở vật chất các trung tâm DVVL trên địa bàn Hà Nội nhằm xây dựng một số Trung tâm DVVL đẳng cấp quốc tế. - Vận động các nước phát triển đầu tư vào DVVL bằng việc mở các doanh nghiệp DVVL hoạt động trên địa bàn Hà Nội để có thể nâng tầm DVVL thủ đô. Việc này đã được thực hiện qua việc Công ty TNHH Manpower hoạt động về DVVL trên địa bàn Hà Nội trong một số năm qua đã tạo ra những luồng gió mới cho sự phát triển DVVL. 146 Hai là, học hỏi kinh nghiệm quốc tế về kỹ thuật vận hành hệ thống DVVL, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các quốc gia trong Hiệp hội DVVL công thế giới mà Việt Nam là một thành viên. Các nước phát triển đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong việc vận hành hệ thống DVVL hiện đại. Vì vậy, việc học hỏi kinh nghiệm của các nước này trong việc vận hành hệ thống DVVL là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Cần học hỏi trên một số mặt sau: - Việc vận hành hệ thống DVVL từ trung ương tới địa phương. - Việc phối kết hợp giữa các cơ sở DVVL công và cơ sở DVVL tư. - Việc cập nhật thông tin lao động giữa cơ sở DVVL và hệ thống doanh nghiệp tuyển dụng. - Hiện nay hầu hết các nước tiên tiến đã áp dụng mô hình sàn GDVL trên địa bàn quốc gia. Vì vậy, việc học hỏi kinh nghiệm vận hành hệ thống sàn GDVL là hết sức cần thiết để Hà Nội có thể nhanh chóng mở rộng sàn GDVL có các điểm sàn GDVL vệ tinh trên toàn địa bàn quận, huyện và các KCN, KCX. Ba là, học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong việc đào tạo đội ngũ nhân lực DVVL. Như chúng ta đã biết, các nước phát triển đã xây dựng khung kiến thức chuẩn cho đội ngũ nhân lực hoạt động DVVL. Ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng mới chỉ đưa ra quy định về mặt trình độ chung chứ chưa xây dựng được quy định về trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân lực DVVL. Cụ thể chúng ta cần xây dựng các yêu cầu về trình độ chuyên môn cho từng vị trí nhân lực: - Khung năng lực chuyên môn nhân lực vị trí cán bộ tư vấn việc làm. - Khung năng lực chuyên môn nhân lực vị trí cán bộ tư vấn chế độ, chính sách pháp luật. - Khung năng lực chuyên môn nhân lực vị trí cán bộ TTLĐ. - Khung năng lực chuyên môn nhân lực vị trí cán bộ định hướng và dạy nghề. 147 - Khung năng lực chuyên môn nhân lực vị trí cán bộ giới thiệu việc làm và vận hành sàn GDVL. Ngoài ra, Hà Nội cũng cần áp dụng việc tổ chức sát hạch hàng năm trình độ chuyên môn đội ngũ nhân lực hoạt động DVVL. Nếu đạt yêu cầu thì tiếp tục làm việc, nếu không đạt yêu cầu cho đào tạo, bồi dưỡng thêm đến khi nào đạt chuẩn thì được tiếp tục làm việc. Đây là một việc làm khó đối với thực trạng đội ngũ cán bộ DVVL hiện nay của DVVL Hà Nội. Nhưng để phát triển DVVL lên tầm cao mới thì nhất định phải học tập và áp dụng kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng đội ngũ nhân lực hoạt động DVVL. 148 KẾT LUẬN Từ việc thực hiện đề tài nghiên cứu, trong những giới hạn và phạm vi nhất định, tác giả luận án đưa ra một số kết luận sau: 1. Luận án đã đưa ra khái niệm phát triển DVVL là sự tăng lên về số lượng (chiều rộng) và nâng cao về chất lượng (chiều sâu) của DVVL; Theo đó, luận án đã làm rõ nội dung của khái niệm phát triển DVVL, đó là: (1) Mở rộng độ bao phủ của hệ thống DVVL; (2) Đa dạng hoá nội dung và gia tăng kết quả hoạt động của các DVVL; (3) Nâng cao chất lượng DVVL. 2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển DVVL trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố gắn với 3 nội dung trên: (1) Nhóm chỉ tiêu đánh giá mở rộng độ bao phủ của hệ thống DVVL; (2) Nhóm chỉ tiêu đánh giá đa dạng hoá nội dung và gia tăng kết quả hoạt động của các DVVL; (3) Nhóm chỉ tiêu đánh giá nâng cao chất lượng DVVL. 3. Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVVL trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố gồm: Quản lý nhà nước về DVVL; nhân lực của các cơ sở DVVL; cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở DVVL; nhận thức của NLĐ và của người sử dụng lao động về DVVL; sự phối, kết hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động DVVL và hợp tác quốc tế trong phát triển DVVL. 4. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển DVVL của 3 thành phố có điều kiện tương đồng đó là thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Bắc Ninh, từ đó rút ra bài học cho thành phố Hà Nội 5. Trên cơ sở lý luận đã xây dựng, nội dung luận án tập trung phân tích và đánh giá thực trạng phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2016 bám sát theo 3 nội dung và 3 nhóm chỉ tiêu đánh giá đã được xây dựng ở phần lý luận, gồm: (1) Thực trạng mở rộng độ bao phủ của hệ thống DVVL trên địa bàn Hà Nội; (2) Thực trạng đa dạng hoá nội dung và gia tăng kết quả hoạt động của các DVVL trên địa bàn Hà Nội; (3) Thực trạng nâng cao chất lượng DVVL trên địa bàn Hà Nội. 149 6. Luận án chỉ ra phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009- 2016 đã đạt được một số kết quả, song vẫn còn nhiều hạn chế, đó là: Mạng lưới DVVL chủ yếu tập trung ở một số quận nội thành, trong khi ở một số huyện ngoại thành lại rất thiếu vắng; Việc đa dạng hóa nội dung, hình thức và gia tăng kết quả hoạt động DVVL chủ yếu chỉ được thực hiện ở một số trung tâm, còn lại các cơ sở khác yếu kém; Chất lượng DVVL chưa cao. Những hạn chế đó là do những nguyên nhân sau: Quản lý nhà nước đối với hoạt động DVVL trên địa bàn Hà Nội chưa đáp ứng được yêu cầu; Nhân lực của các cơ sở DVVL trên địa bàn Hà Nội vừa thiếu, vừa yếu; Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở DVVL trên địa bàn Hà Nội chưa đáp ứng được yêu cầu; Nhận thức của người lao động và của người sử dụng lao động về dịch vụ việc làm chưa đầy đủ; Sự phối, kết hợp của các bên liên quan trong hoạt động dịch vụ việc làm chưa chặt chẽ; Hợp tác quốc tế trong phát triển dịch vụ việc làm còn nhiều hạn chế. 7. Luận án đưa ra quan điểm và phương hướng phát triển DVVL,đồng thời, đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025, đó là: (1) Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ việc làm; (2) Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng nhân lực cho các cơ sở dịch vụ việc làm; (3) Đầu tư tài chính, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dịch vụ việc làm; (4) Tăng cường tuyên truyền quảng bá hoạt động của các cơ sở dịch vụ việc làm và sàn giao dịch việc làm; (5) Tăng cường sự phối kết hợp giữa các bên có liên quan trong hoạt động dịch vụ việc làm; (6) Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm phát triển dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội. 150 KHUYẾN NGHỊ 1. Với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Để đánh giá hiệu quả hoạt động của hình thức tổ chức Sàn GDVL, khuyến nghị Bộ LĐ - TB&XH tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động của Sàn GDVL trên toàn quốc để có cơ chế tài chính đầu tư có trọng điểm cho các Trung tâm DVVL nói chung và Sàn GDVL nói riêng, vì theo nghiên cứu của luận án hình thức Sàn GDVL thực sự đang hoạt động rất hiệu quả và đã đóng góp rất lớn vào việc giải quyết việc làm cho NLĐ thủ đô; - Khuyến nghị Bộ LĐ - TB&XH có hướng dẫn cụ thể về nội dung hoạt động và xác định cơ chế tài chính đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của Sàn GDVL phù hợp với đặc thù của từng địa phương. 2. Với thành phố Hà Nội - Khuyến nghị Sở LĐ - TB&XH Hà Nội trình UBND Thành phố phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động Sàn giao dịch việc làm” để Trung tâm DVVL Hà Nội có điều kiện đầu tư, nâng cấp, đổi mới trang thiết bị của Sàn GDVL và thiết lập được các điểm GDVL vệ tinh nhằm tăng cường khả năng kết nối cung - cầu lao động và đáp ứng yêu cầu phát triển TTLĐ của Thành phố trong những năm tiếp theo; - Để có kênh tra cứu thông tin việc làm trực tuyến cung cấp miễn phí các thông tin tuyển dụng, tuyển sinh cho người dân Thủ đô, đề nghị Thành phố bổ sung thêm kinh phí hàng năm cho Trung tâm DVVL Hà Nội để duy trì hoạt động thường xuyên và có các hình thức quảng bá Website “vieclamhanoi.net” nhằm đảm bảo thông tin trên Website luôn là những thông tin mới và có tính thời sự đối với cả NLĐ và người sử dụng lao động; - Khuyến nghị Sở LĐ - TB&XH Hà Nội nghiên cứu và ban hành cơ chế khuyến khích các DN tuyển dụng lao động thông qua GDVL chính thức là các Sàn GDVL. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa UBND quận, huyện, thị xã với các Trung tâm DVVL thuộc Sở LĐ - TB&XH trong việc bố trí và quản lý cơ sở vật chất của các điểm, các sàn GDVL vệ tinh và công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động của Sàn GDVL, BHTN trên địa bàn. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thành Công (2016), "Chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ việc làm", Tạp chí Kinh tế và quản lý, (20), tr.66-70. 2. Nguyễn Thành Công (2017), "Phát triển dịch vụ việc làm nhìn từ kinh nghiệm một số nước”, Tạp chí Lao động và xã hội, (553), tr.26-28. 3. Nguyễn Thành Công (2017), "Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội trong giai đoạn mới", Tạp chí Lao động và xã hội, (556), tr.59-60. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt 1. Minh Bắc (2016), "Nỗi lo về chính sách cho lao động di cư", tại trang [truy cập ngày 22/2/2017]. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Thông tư số 20/2005/TT- BLĐTBXH ngày 22/6/2005 về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm, Hà Nội. 3. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Việt Nam - Bộ Lao động Mỹ (2005), Cẩm nang dịch vụ việc làm, tập I, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 4. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Việt Nam - Bộ Lao động Mỹ (2005), Cẩm nang dịch vụ việc làm, tập II, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 5. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Việt Nam - Bộ Lao động Mỹ (2005), Cẩm nang dịch vụ việc làm, tập III, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Thông tư số 27/2008/TT- BLĐTBXH sửa đổi bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP quy định điều kiện thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm và Nghị định số 71/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP, Hà Nội.. 7. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Hà Nội. 8. Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư liên tịch số 95/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 7/8/2007 hướng dẫn về phí giới thiệu việc làm, Hà Nội. 153 9. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 72/2016/TT-BTC ngày 19/5/2016 về việc Hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dịch vụ việc làm, Hà Nội. 10. Hoàng Cảnh (2015), "Trung tâm Dịch vụ việc làm Thành phố Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh các giải pháp kết nối cung - cầu lao động và chính sách bảo hiểm thất nghiệp", Tạp chí Lao động và Xã hội, (513). 11. Cẩm nang Công tác dịch vụ việc làm, Dự án Vie/97/018 tăng cường năng lực cho các trung tâm dịch vụ việc làm, Hà Nội, 1998. 12. Chính phủ (2005), Nghị định 19/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005 Quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm, Hà Nội. 13. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội. 14. Chính phủ (2008), Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 5/6/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm, Hà Nội. 15. Chính phủ (2013) Nghị định số 196/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, Hà Nội. 16. Chính phủ (2014) Nghị định số 52/2014/NĐ-CP ngày ngày 23 tháng 05 năm 2014quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, Hà Nội. 17. Cục Việc làm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Lý thuyết về đầu tư giới thiệu việc làm, Hà Nội. 18. Cục Việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016), "Thực trạng tổ chức hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm và định hướng phát triển trong thời gian tới", Hội thảo đánh giá tình hình hoạt động của các Trung tâm dịch vụ việc làm và định hướng trong thời gian tới, Hà Nội. 154 19. Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017), Báo cáo Đánh giá cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, hệ thống tổ chức của các Trung tâm dịch vụ việc làm giai đoạn 2011-2016, Hà Nội. 20. Trần Ngọc Diễn (2008), "Một số giải pháp phát triển thị trường lao động ở Hà Nội", Tạp chí Lao động và Xã hội, Hà Nội. 21. Doãn Mậu Diệp (2001), Xác định nội dung hoạt động dịch vụ việc làm và cơ chế chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ việc làm, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, mã số: CB-2001, Hà Nội. 22. Nguyễn Hữu Dũng (2007), Xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp phát triển thị trường lao động, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, mã số: CB 2007- 01-01, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, Hà Nội. 25. EMP/SKILLS, ILO (2011), CD-ROM: Key Resources for Employment Services (CD-ROM: Các nguồn lực chính cho dịch vụ việc làm), 01 April, empskills@ilo.org. 26. Lê Công Gia (2011), "Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Vĩnh Long gắn dạy nghề và giới thiệu việc làm", Tạp chí Lao động và Xã hội, (417). 27. Hà Giang (2015), "Trung tâm Dịch vụ việc làm Hải Dương: Địa chỉ tin cậy của người lao động và doanh nghiệp", Tạp chí Lao động và Xã hội, (517). 28. Vũ Phạm Dũng Hà (2009), "Định hướng đầu tư nâng cao năng lực các trung tâm giới thiệu việc làm đến năm 2010", Tạp chí Lao động và Xã hội (372). 29. Lê Thanh Hà (2000), Tập bài giảng dịch vụ việc làm, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 30. Nguyễn Thúy Hà (2013), "Chính sách việc làm: Thực trạng và giải pháp", tại trang [truy cập ngày 22/10/2016]. 155 31. Nguyễn Ngọc Hải (2013), "Một số giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ tại Bình Thuận", Tạp chí Lao động và Xã hội, (469). 32. Quốc hội Đại Hàn Dân Quốc (1994), Đạo luật về đảm bảo việc làm của Hàn Quốc, sửa đổi toàn bộ theo Đạo luật Số 4733 ngày 07/01/1994. 33. Bùi Tôn Hiến (2009), Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 34. Thương Hoài (2013), "Trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố Hồ Chí Minh: cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp", Tạp chí Lao động và Xã hội, (451). 35. Nguyễn Thị Lan Hương và các cộng sự (2013), sách Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020, Viện Khoa học Lao động Việt Nam, Xuất bản bởi Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ), Hà Nội. 36. Trần Huyền (2015), "Trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Ngãi góp phần giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội", Tạp chí Lao động và Xã hội, (495). 37. Thảo Lan (2011), "Vai trò của trung tâm giới thiệu việc làm và sàn giao dịch việc làm trong sự phát triển thị trường lao động", Tạp chí Lao động và Xã hội, (406). 38. Thảo Lan (2011), "Địa chỉ tin cậy của lao động trẻ thủ đô", Tạp chí Lao động và Xã hội, (410). 39. Thảo Lan (2012), "Thực trạng thị trường lao động Hà Nội qua hoạt động của sàn giao dịch việc làm năm 2011", Tạp chí Lao động và Xã hội, (424). 40. Thảo Lan (2012), "Trung tâm giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội: Đổi mới phương thức hoạt động nâng cao hiệu quả giao dịch việc làm", Tạp chí Lao động và Xã hội, (425). 156 41. Thảo Lan (2013), "Sàn giao dịch việc làm Hà Nội - 5 năm nhìn lại", Tạp chí Lao động và Xã hội, (446). 42. Diệu Linh (2016), "Năm 2016 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp Hà Nội", tại trang [truy cập ngày 15/6/2017]. 43. Lê Quốc Lý, Lê Văn Cương (2008), "Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề việc làm ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và dự báo số 24 (440). 44. Nguyễn Văn Nghĩa (2008), "Vai trò của hệ thống DVVL đối với chính sách thị trường lao động chủ động", Tạp chí Lao động và Xã hội, (339). 45. Nguyễn Văn Nghĩa (2009), "Thực trạng và giải pháp phát triển sàn giao dịch việc làm", Tạp chí Lao động và Xã hội, Hà Nội (358). 46. Trương Lê Mỹ Ngọc (2014), "Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung - cầu và hỗ trợ thị trường lao động", Tạp chí Lao động và Xã hội, (489). 47. Trương Lê Mỹ Ngọc (2015), "Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Lao động và Xã hội, (505). 48. Nguyễn Bá Ngọc (2009), sách Dịch vụ việc làm trong phát triển kinh doanh ở Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 49. Nguyễn Bá Ngọc, Quản lý nhà nước về lao động thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Bản tin số 27, Viện Khoa học Lao động Xã hội, Hà Nội. 50. Quốc hội Nhật Bản (1947), Đạo luật về đảm bảo việc làm, Đạo luật số 141 ngày 30/11/1947. 51. Trần Phương (2008), "Vai trò của trung tâm giới thiệu việc làm đối với chính sách bảo hiểm thất nghiệp", Tạp chí Lao động và Xã hội, (338). 52. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Bộ luật Lao động, Hà Nội. 157 53. Robert Heron (1998), Dịch vụ việc làm ở Việt Nam: Định hướng tương lai. Dự án ILO/Nhật bản-MOLISA về Dịch vụ việc làm RAS/95/M11/JPN. 54. Robert Heron (1999), Sách hướng dẫn dịch vụ việc làm. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội 55. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội(2007), Báo cáo kết quả hoạt động năm 2006, quy hoạch hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm và kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức dịch vụ việc làm - thành phố Hà Nội, Hà Nội. 56. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội (2008), Báo cáo sơ kết giữa kỳ tình hình thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm đến năm 2010, Hà Nội. 57. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội (2010), Báo cáo kết quả hoạt động năm 2009, Hà Nội. 58. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội (2016), Dự báo thị trường lao động Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, Hà Nội. 59. Chí Tâm (2012), "Trung tâm giới thiệu việc làm Nghệ An thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động", Tạp chí Lao động và Xã hội, (433). 60. Chí Tâm (2012), "Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bình Thuận nỗ lực vượt khó", Tạp chí Lao động và Xã hội, (434). 61. Minh Thắng (2013), "Khó khăn trong giải quyết việc làm ở Thừa Thiên Huế và một số kiến nghị", Tạp chí Lao động và Xã hội, (466). 62. Nguyễn Văn Thắng (2009), "Giải pháp quản lý lao động và giải quyết việc làm trong thời kỳ suy thoái kinh tế ở Hà Nội", Tạp chí Lao động và Xã hội,(367). 63. Hồ Quang Thanh (2016), "Chất lượng dịch vụ việc làm và sự hài lòng của người tìm việc tại trung tâm dịch vụ việc làm Lâm Đồng", Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt. (tập 7, số 1). 158 64. Thời báo tài chính (2017), "Cả nước có 612.000 doanh nghiệp đang hoạt động", tại trang [truy cập ngày 15/6/2017]. 65. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1833/QĐ-TTg ngày 28-10-2015 Quy hoạch mạng lưới các trung tâm dịch vụ việc làm giai đoạn 2016- 2025, Hà Nội. 66. Sông Thương (2015), "Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung đẩy mạnh giải quyết việc làm và bảo hiểm thất nghiệp", Tạp chí Lao động xã hội, (496+497). 67. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình Thị trường lao động. Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội. 68. Nguyễn Tiệp (2009), "Giải pháp phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm", Tạp chí Lao động và Xã hội (361). 69. Tổng cục Dạy nghề (2008), Thị trường lao động việc làm của lao động qua đào tạo nghề, Dự án giáo dục kỹ thuật dạy nghề, Hà Nội. 70. Tổng cục Thống kê, Cục Thống kế thành phố Hà Nội (2017), Niên giám Thống kế thành phố Hà Nội 2016, Nxb Thống kê, Hà Nội. 71. Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (2017), Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2009 - 2016, Hà Nội. 72. Trung tâm Dịch vụ việc làm số 2 Hà Nội (2017), Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2009 - 2016, Hà Nội. 73. Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên (2017), Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2009 - 2016, Hà Nội. 74. Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên Hà Nội (2017), Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2009 - 2016, Hà Nội. 75. Trung tâm Dịch vụ việc làm 20/10 Phụ nữ Hà Nội (2017), Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2009 - 2016, Hà Nội. 76. Trung tâm Dịch vụ việc làm Hội cựu chiến binh (2017), Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2009 - 2016, Hà Nội. 159 77. Trung tâm Dịch vụ việc làm Liên minh hợp tác xã Việt Nam (2017), Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2009 - 2016, Hà Nội. 78. Trung tâm Dịch vụ việc làm Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (2017), Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2009 - 2016, Hà Nội. 79. Trần Anh Tuấn (2013), “Cải thiện hệ thống thông tin và dịch vụ việc làm”, Tham luận tại Hội thảo quốc gia về: Đáp ứng nhu cầu tay nghề hôm nay và mai sau, Hà Nội. Cục Việc làm – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 80. Ủy ban Châu Âu (2011), Public employment services’ contribution to EU 2020 (Dịch vụ việc làm công đóng góp cho Liên minh châu Âu đến năm 2020) - Tóm tắt nghiên cứu về chính sách việc làm. 81. Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khóa 10 (2007), Luật khuyến trợ việc làm của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thông qua tại kỳ họp lần thứ 29 ngày 30/8/2007. 82. Nguyễn Thị Hải Vân (2008), "Hoạt động dịch vụ việc làm: thực trạng và giải pháp hoàn thiện", Tạp chí Lao động và Xã hội, (335, 336), tr.11, 12; 9, 12. 83. Nguyễn Thị Hải Vân (2008), Nghiên cứu Chính sách và giải pháp tăng cường kết nối cung - cầu lao động nhằm đảm bảo việc làm bền vững, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập, Cục việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hà Nội. 84. Vụ Chính sách Lao động và Tiền lương Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1995), Nghiên cứu Hoàn thiện hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm, Hà Nội. 85. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, tr.331. 86. Đoàn Hải Yến (2017), "Chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho lao động thanh niên giai đoạn 2011-2016 và định hướng trong thời gian tới", tại trang [truy cập ngày 17/5/2017]. 160 * Tài liệu tiếng Anh 87. APEC (2012), Effective Labour Market Signalling: A Strategy Addressing Unemployment and Talent Mismatch. 88. Australian Government (2017), Seasonal Work Incentives Trial, https://www. employment.gov.au./, Friday 30 June 2017. 89. Australian Government (2017), Jobs Fair to be held in Geelong in July, Partnering with Victorian State Government, https://www.employment. gov.au, 26 July 2017. 90. Budget: 2017-18 Budget - Employment Overview, tại trang https://www. employment.gov.au, Tuesday 9 May 2017 [acces 17/8/2017] 91. Center of community living and careers, Indiana University (2016), Employment Services Activities Guide, https://www.iidc.indiana.edu/ [acces 15/8/2017]. 92. Hon Eric Abetz (2014), New Employment Services model to drive stronger job outcomes, https://ministers. employment.gov.au/, 28 July [acces 15/8/2017]. 93. ILO (2001), The Public Employment Service in a Changing Labour Market. 94. ILO (2003), Guidelines for Establishing Emergency Public Employment Services. 95. ILO (2007), Guiding Youth Careers: A Handbook To Help Young Jobseekers. 96. ILO (2009), Public Employment Services Responses to the Global Economic Crisis. 97. ILO (2016), "Employment services" , tại trang [acces 20/8/2017]. 98. Lawrence F. Katz (1995), Active Labor Market Policies to Expand Employment and Opportunity 99. Sungpil Yang (2015), The Public Employment Service in the Republic of Korea, Employment Policy Department ILO, Geneva, Employment Working Paper No. 192, 1999-2939 (print) [ISSN], 22 February. 161 PHỤ LỤC Phụ lục 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM Được sự giúp đỡ của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội Thành phố Hà Nội, 08 trung tâm DVVL trên địa bàn Hà Nội; Nghiên cứu sinh đã tiến hành khảo sát đánh giá kết quả hoạt động của các trung tâm DVVL trên địa bàn Hà Nội. Mục đích của cuộc khảo sát nhằm thu thập thêm thông tin về kết quả hoạt động của các trung tâm DVVL, tìm hiểu về sự hài lòng và sự tin cậy của người lao động, của doanh nghiệp tuyển dụng lao động về các trung tâm DVVL. Kết quả khảo sát cung cấp những số liệu hữu ích để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội, đề xuất giải pháp phát triển DVVL trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025. Cuộc khảo sát được tiến hành như sau: Thời gian khảo sát: Từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2016. Lực lượng tham gia khảo sát: Nghiên cứu sinh và các cộng tác viên tại 08 trung tâm DVVL. Đối tượng khảo sát: (1) người lao động đến tìm việc làm tại các trung tâm DVVL trên địa bàn Hà Nội; (2) doanh nghiệp tuyển dụng lao động đến đăng ký tuyển dụng lao động tại các trung tâm DVVL. Phương pháp lấy mẫu: Khảo sát trực tiếp người lao động đến tìm việc tại các trung tâm DVVL và các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đến đăng ký tuyển dụng lao động tại các trung tâm DVVL. Phương pháp khảo sát: điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, sử dụng bảng hỏi trong điều tra xã hội học. Số lượng phiếu khảo sát: 500 phiếu khảo sát ý kiến người lao động đến tìm việc tại các trung tâm DVVL, 200 phiếu khảo sát ý kiến doanh nghiệp tuyển dụng lao động đến đăng ký tuyển dụng lao động tại các trung tâm DVVL. Tổng số phiếu phát ra cho người lao động là 500 phiếu, số phiếu thu về là 465 phiếu, đạt tỉ lệ 93%. 162 Tổng số phiếu phát ra cho người sử dụng lao động là 200 phiếu, số phiếu thu về là 191 phiếu, đạt tỉ lệ 95,5%. Mẫu phiếu khảo sát cho người lao động được xây dựng gồm 14 câu hỏi, tập trung vào một số vấn đề chính sau: - Thông tin liên quan đến giới tính và trình độ học vấn: từ câu A1 đến câu A2. - Thông tin liên quan đến kênh thông tin biết đến trung tâm DVVL: câu B1. - Thông tin liên quan đến đánh giá các hoạt động của trung tâm DVVL: từ câu B2 đến B6. - Thông tin liên quan đến đánh giá cơ sở vật chất của trung tâm DVVL: câu B7. - Thông tin liên quan đến đánh giá sự hài lòng của người lao động về chất lượng DVVL: từ câu B8 đến B10. - Các thông tin khác: từ câu B11 đến B12. Mẫu phiếu khảo sát cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động được xây dựng gồm 13 câu hỏi, tập trung vào một số vấn đề chính sau: - Thông tin liên quan đến doanh nghiệp tuyển dụng lao động: phần A. - Thông tin liên quan hiểu biết về trung tâm DVVL: từ câu B1 đến B3. - Thông tin liên quan đến đánh giá các hoạt động của trung tâm DVVL: từ câu B4 đến B5. - Thông tin liên quan đến đánh giá sự hài lòng của người sử dụng lao động về chất lượng DVVL: từ câu B6 đến B9. - Các thông tin khác: từ câu B10 đến B12. Ứng dụng công cụ thống kê sẵn có theo cách nhập từng phiếu khảo sát, NCS đã thu được các kết quả sau: Khảo sát ý kiến đánh giá của người lao động và người sử dụng lao động về hoạt động của các trung tâm DVVL, về sự hài lòng đối với chất lượng hoạt động của các trung tâm DVVL, các ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm DVVL. Tuy nhiên, hầu như các phiếu khảo sát đều đóng góp rất sơ sài về nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm DVVL trên địa bàn Hà Nội. 163 Phụ lục 2 PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM (Mẫu dành cho người lao động đến tìm việc tại các trung tâm DVVL) Thưa ông (bà)! Để có cơ sở nghiên cứu về kết quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm trong giai đoạn hiện nay, xin ông (bà) vui lòng tham gia giúp đỡ chúng tôi bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Ý kiến của ông (bà) sẽ được giữ kín và chỉ sử dụng cho việc nghiên cứu khoa học. Ông (bà) không cần ghi tên vào phiếu này. Cách trả lời: Ông (bà) khoanh tròn vào số trước mỗi phương án phù hợp với ý kiến của mình hoặc ghi cụ thể vào những dòng mà chúng tôi đã để trống. Xin chân thành cảm ơn ! A. Thông tin chung A1. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ A2. Trình độ học vấn: 1. Tiểu học 2. Trung học cơ sở 3. Trung học phổ thông 4. Cao đẳng 5. Đại học 6. Sau đại học 7. Khác 164 B. Phần đánh giá kết quả hoạt động trung tâm dịch vụ việc làm B1. Ông (bà) đến tìm việc làm tại các trung tâm DVVL qua kênh nào dưới đây? 1. Do quảng cáo. 2. Do người thân giới thiệu. 3. Do có bạn bè tham gia cùng. 4. Khác B2. Ông (bà) đã được trung tâm DVVL hỗ trợ những hoạt động nào sau đây ? 1. Tư vấn việc làm. 2. Đào tạo nghề 3. Thông tin thị trường lao động. 4. Giới thiệu việc làm B3. Ông (bà) đánh giá về dịch vụ tư vấn của trung tâm DVVL như thế nào? Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Mức độ đầy đủ và phù hợp của các dịch vụ tư vấn với nhu cầu của người lao động 4 3 2 1 B4. Ông (bà) đánh giá về dịch đào tạo nghề của trung tâm DVVL như thế nào? Rất phù hợp Phù hợp Bình thường Không phù hợp Rất không phù hợp Mức độ phù hợp của các nghề trung tâm DVVL với nhu cầu của xã hội 5 4 3 2 1 B5. Ông (bà) đánh giá về dịch vụ thông tin thị trường lao động của trung tâm DVVL như thế nào ? Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Thông tin thị trường lao động phong phú, đa dạng 4 3 2 1 Đánh giá chung về dịch vụ thông tin thị trường lao động 4 3 2 1 165 B6. Ông (bà) đánh giá về dịch vụ giới thiệu việc làm của trung tâm DVVL như thế nào ? Rất phù hợp Phù hợp Bình thường Không phù hợp Rất không phù hợp Dịch vụ giới thiệu việc làm phù hợp với nhu cầu của người lao động 5 4 3 2 1 Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Đánh giá chung về dịch vụ giới thiệu việc làm 4 3 2 1 B7. Ông (bà) đánh giá thế nào về chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm DVVL ? Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm DVVL 4 3 2 1 B8. Ông (bà) đánh giá thế nào về thái độ phục vụ của trung tâm DVVL? Tiêu chí Mức độ hài lòng: 1=hoàn toàn không hài lòng; 5 = hoàn toàn hài lòng Đội ngũ nhân viên có thái độ cởi mở, nhiệt tình, lịch sự 1 2 3 4 5 Ngoại hình, trang phục của nhân viên 1 2 3 4 5 Lắng nghe tìm hiểu nhu cầu của người lao động 1 2 3 4 5 Tư vấn, giải đáp thắc mắc nhiệt tình, tận tâm 1 2 3 4 5 166 B9. Ông (bà) đánh giá thế nào về năng lực phục vụ của trung tâm DVVL? Tiêu chí Mức độ hài lòng: 1=hoàn toàn không hài lòng; 5 = hoàn toàn hài lòng Đội ngũ nhân viên có kiến thức, năng lực để tư vấn 1 2 3 4 5 Phục vụ nhanh chóng, đúng hẹn 1 2 3 4 5 Luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng 1 2 3 4 5 Mức độ chính xác của thông tin 1 2 3 4 5 Các việc làm tại trung tâm đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu tìm việc làm 1 2 3 4 5 Tư vấn viên tư vấn đầy đủ các dịch vụ việc làm cho người lao động 1 2 3 4 5 Thông báo đầy đủ và kịp thời đến người lao động các vấn đề quy chế, phúc lợi, đãi ngộ 1 2 3 4 5 B10. Ông (bà) đánh giá thế nào về độ tin cậy của trung tâm DVVL? Tiêu chí Mức độ hài lòng: 1=hoàn toàn không hài lòng; 5 = hoàn toàn hài lòng Trụ sở của trung tâm dễ tìm kiếm 1 2 3 4 5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đầy đủ 1 2 3 4 5 Nguồn tuyển dụng việc làm rõ ràng và đáng tin cậy 1 2 3 4 5 167 Quy trình tư vấn, giới thiệu việc làm của trung tâm mang lại cảm giác an tâm cho người lao động 1 2 3 4 5 Phương pháp làm việc của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp 1 2 3 4 5 Thể hiện sự quan tâm, có trách nhiệm 1 2 3 4 5 B11. Trong tương lai, ông (bà) có ý định tiếp tục tìm việc qua các trung tâm DVVL không ? 1. Có. 2. Có, nhưng tìm kiếm trung tâm DVVL mới. 3. Không B12. Ông (bà) có ý kiến gì giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm DVVL ? 168 Phụ lục 3 PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM (Mẫu dành cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động tại các trung tâm DVVL) Thưa Quý doanh nghiệp! Để có cơ sở nghiên cứu về kết quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm trong giai đoạn hiện nay, xin Quý doanh nghiệp vui lòng tham gia giúp đỡ chúng tôi bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Ý kiến của Quý doanh nghiệp sẽ được giữ kín và chỉ sử dụng cho việc nghiên cứu khoa học. Cách trả lời: Quý doanh nghiệp khoanh tròn vào số trước mỗi phương án phù hợp với ý kiến của mình hoặc ghi cụ thể vào những dòng mà chúng tôi đã để trống. Xin chân thành cảm ơn ! A. Thông tin chung Loại hình doanh nghiệp của doanh tuyển dụng lao động: 1. Trách nhiệm hữu hạn 2. Cổ phần 3. Liên doanh 4. Nhà nước 5. Khác B. Phần đánh giá kết quả hoạt động trung tâm dịch vụ việc làm B1. Doanh nghiệp của quý vị biết đến trung tâm DVVL qua kênh nào? 1. Do người thân giới thiệu. 2. Do quảng cáo. 3. Do theo dõi báo chí, tivi. 4. Do tìm trên internet. 5. Khác: 169 B2. Doanh nghiệp của quý vị có từng tuyển dụng nhân sự thông qua các trung tâm DVVL không ? 1. Có 2. Không B3. Tại sao doanh nghiệp của quý vị lại lựa chọn những trung tâm đó ? 1. Do uy tín của trung tâm. 2. Do người thân giới thiệu. 3. Do quảng cáo. 4. Khác B4. Doanh nghiệp của quý vị đã được trung tâm DVVL hỗ trợ những hoạt động nào sau đây? 1. Tư vấn về chế độ, chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tuyển dụng lao động, quản trị và phát triển nguồn nhân lực. 2. Khớp nối cung cầu lao động 3. Cung ứng lao động 4. Thông tin thị trường lao động 5. Phối hợp đào tạo nghề B5. Doanh nghiệp của quý vị đánh giá những hoạt động trên của trung tâm DVVL như thế nào ? Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt 1.Tư vấn về chế độ, chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tuyển dụng lao động, quản trị và phát triển nguồn nhân lực 4 3 2 1 2.Khớp nối cung cầu lao động 4 3 2 1 3.Cung ứng lao động 4 3 2 1 4.Thông tin thị trường lao động 4 3 2 1 5.Phối hợp đào tạo nghề 4 3 2 1 170 B6. Doanh nghiệp của quý vị đánh giá thế nào về thái độ phục vụ của các cơ sở DVVL? Tiêu chí Mức độ hài lòng: 1=hoàn toàn không hài lòng; 5 = hoàn toàn hài lòng Chủ động tiếp cận với doanh nghiệp 1 2 3 4 5 Trao đổi kỹ lưỡng về yêu cầu của doanh nghiệp 1 2 3 4 5 Lắng nghe yêu cầu của doanh nghiệp 1 2 3 4 5 B7. Doanh nghiệp của quý vị đánh giá thế nào về chi phí bỏ ra mua DVVL? Tiêu chí Mức độ hài lòng: 1=hoàn toàn không hài lòng; 5 = hoàn toàn hài lòng Chi phí bỏ ra mua DVVL phù hợp với giá cả thị trường 1 2 3 4 5 Chi phí bỏ ra mua DVVL phù hợp với giá trị của DVVL mang lại 1 2 3 4 5 B8. Doanh nghiệp của quý vị đánh giá thế nào về sự tin cậy của các trung tâm DVVL? Tiêu chí Mức độ hài lòng: 1=hoàn toàn không hài lòng; 5 = hoàn toàn hài lòng Trụ sở của trung tâm dễ tìm kiếm 1 2 3 4 5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đầy đủ 1 2 3 4 5 Các thông tin về trung tâm luôn đầy đủ, rõ ràng, công khai 1 2 3 4 5 Quy trình làm việc khoa học tạo sự tin tưởng 1 2 3 4 5 Phương pháp làm việc của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp 1 2 3 4 5 171 B9. Doanh nghiệp của quý vị đánh giá thế nào về năng lực phục vụ của các trung tâm DVVL? Tiêu chí Mức độ hài lòng: 1=hoàn toàn không hài lòng; 5 = hoàn toàn hài lòng Mức độ chính xác của thông tin của trung tâm 1 2 3 4 5 Giới thiệu được người lao động phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp 1 2 3 4 5 Tin tưởng vào sự giới thiệu của DVVL 1 2 3 4 5 DVVL có trách nhiệm đối với DN sau khi tuyển dụng 1 2 3 4 5 Giải quyết thỏa đáng những thắc mắc/nhu cầu của DN 1 2 3 4 5 B10. Sau khi được trung tâm DVVL tư vấn, hỗ trợ, doanh nghiệp của quý vị có tìm được nhân sự phù hợp với vị trí tuyển dụng không ? 1. Có 2. Không B11. Trong tương lai, doanh nghiệp của quý vị có ý định tiếp tục tuyển dụng nhân sự thông qua các trung tâm DVVL không ? 1. Có. 2. Có, nhưng tìm kiếm trung tâm DVVL mới. 3. Không B12. Doanh nghiệp của quý vị có ý kiến gì giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm DVVL? 172 Phụ lục 4 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DÀNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐẾN TÌM VIỆC TẠI CÁC TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM A. Thông tin chung A1. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 50,8% 49,2% Nam Nữ A2. Trình độ học vấn: 1,7% 23,9% 29,5% 43,2% 0,4% 1,3% 0,0% 5,0% 10,0% 15,0% 20,0% 25,0% 30,0% 35,0% 40,0% 45,0% Tiểu học THCS THPT Cao đẳng Đại học Sau ĐH B. Phần đánh giá kết quả hoạt động trung tâm DVVL B1. Ông (bà) biết đến trung tâm DVVL qua kênh nào? 12,0% 71,7% 13,1% 3,2% Do quảng cáo Do người quen giới thiệu Do có bạn bè tham gia cùng Nguồn khác 173 B2. Ông (bà) đã được trung tâm DVVL hỗ trợ những hoạt động nào sau đây? TT Tiêu chí Được hỗ trợ (%) Không được hỗ trợ (%) 1 Tư vấn việc làm 98,0 2,0 2 Tư vấn và hỗ trợ đào tạo nghề 82,2 17,8 3 Thông tin thị trường lao động 86,5 13,5 4 Giới thiệu việc làm 95,8 4,2 B3. Ông (bà) đánh giá về dịch vụ tư vấn của trung tâm DVVL như thế nào? Đánh giá của người lao động về sự đầy đủ và phù hợp của công tác tư vấn của các trung tâm DVVL Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Chưa tốt 0 0,0 Bình thường 36 7,75 Tốt 361 77,63 Rất tốt 68 14,62 Tổng số 465 100,00 B4. Ông (bà) đánh giá về dịch vụ đào tạo nghề của trung tâm DVVL như thế nào? Các nghề của trung tâm phù hợp với nhu cầu xã hội Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Rất không phù hợp 0 0,00 Không phù hợp 25 5,38 Bình thường 168 36,12 Phù hợp 226 48,60 Rất không phù hợp 46 9,90 Tổng số 465 100,00 174 B5. Ông (bà) đánh giá về dịch vụ thông tin thị trường lao động của trung tâm DVVL như thế nào? Thông tin thị trường lao động đa dạng, phong phú Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Chưa tốt 0 0,00 Bình thường 105 22,58 Tốt 238 51,18 Rất tốt 122 26,24 Tổng số 465 100,00 Đánh giá của người lao động về dịch vụ thông tin thị trường lao động của các trung tâm DVVL Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Chưa tốt 2 0,43 Bình thường 149 32,04 Tốt 204 43,87 Rất tốt 110 23,66 Tổng số 465 100,00 B6. Ông (bà) đánh giá về dịch vụ giới thiệu việc làm của trung tâm DVVL như thế nào ? Dịch vụ giới thiệu việc làm phù hợp với nhu cầu của người lao động Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Rất không phù hợp 0 0,00 Không phù hợp 0 0,00 Bình thường 65 13,98 Phù hợp 282 60,64 Rất phù hợp 118 25,38 Tổng số 465 100,0 175 Đánh giá của người lao động về dịch vụ giới thiệu việc làm của các trung tâm DVVL Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Chưa tốt 3 0,6 Bình thường 44 9,5 Tốt 357 76,8 Rất tốt 61 13,1 Tổng số 465 100,0 B7. Ông (bà) đánh giá thế nào về chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm DVVL? Đánh giá chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm DVVL Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Chưa tốt 35 7,53 Bình thường 174 37,42 Tốt 178 38,28 Rất tốt 78 16,77 Tổng số 465 100,00 B8. Ông (bà) đánh giá thế nào về thái độ phục vụ của trung tâm? Tiêu chí Điểm trung bình Đội ngũ nhân viên có thái độ cởi mở, nhiệt tình, lịch sự 4,15/5 Ngoại hình, trang phục của nhân viên 4,27/5 Lắng nghe tìm hiểu nhu cầu của người lao động 4,08/5 Tư vấn, giải đáp thắc mắc nhiệt tình, tận tâm 4,10/5 176 B9. Ông (bà) đánh giá thế nào về năng lực phục vụ của trung tâm ? Tiêu chí Điểm trung bình Đội ngũ nhân viên có kiến thức, năng lực để tư vấn 3,85/5 Phục vụ nhanh chóng, đúng hẹn 3,98/5 Luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng 4,10/5 Mức độ chính xác của thông tin 4,23/5 Các việc làm tại trung tâm đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu tìm việc làm 4,26/5 Tư vấn viên tư vấn đầy đủ các dịch vụ việc làm cho người lao động 4,25/5 Thông báo đầy đủ và kịp thời đến người lao động các vấn đề quy chế, phúc lợi, đãi ngộ 4,33/5 B10. Ông (bà) đánh giá thế nào về độ tin cậy của trung tâm? Tiêu chí Điểm trung bình Trụ sở của trung tâm dễ tìm kiếm 4,15/5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đầy đủ 3.85/5 Nguồn tuyển dụng việc làm rõ ràng và đáng tin cậy 4,03/5 Quy trình tư vấn, giới thiệu việc làm của trung tâm mang lại cảm giác an tâm cho người lao động 4.21/5 Phương pháp làm việc của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp 3,90/5 Thể hiện sự quan tâm, có trách nhiệm 4,32/5 177 B11. Trong tương lai, ông (bà) có ý định tiếp tục tìm việc qua các trung tâm giới thiệu việc làm không ? 4,5% 0,9% 94,6% Có Có, nhưng tìm kiếm TTGTVL mới Không B12. Ông (bà) có ý kiến gì giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm ? Ý kiến đóng góp Tỷ lệ (%) Có 22,6 Không 77,4 Tổng cộng 100 178 Phụ lục 5 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DÀNH CHO DOANH NGHIỆP TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM A. Thông tin chung Loại hình doanh nghiệp của doanh nghiệp tuyển dụng lao động: 48,40% 29,00% 10,20% 4,30% 8,10% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00% 45,00% 50,00% TNHH Cổ phần Liên doanh Nhà nước Khác B. Phần đánh giá kết quả hoạt động trung tâm dịch vụ việc làm B1. Doanh nghiệp của quý vị biết đến trung tâm DVVL qua kênh nào? 9,1% 12,9% 68,3% Do người thân giới thiệu Do quảng cáo Do theo dõi báo chí, tivi Do tìm trên internet 9,7% 179 B2. Doanh nghiệp của quý vị có từng tuyển dụng nhân sự thông qua các trung tâm DVVL không ? 78,5% Có Không B3. Tại sao doanh nghiệp của quý vị lại lựa chọn những trung tâm đó ? 9,1% 12,9% 9,7% 68,3% 0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0% Do uy tín của trung tâm Do người thân giới thiệu Do quảng cáo Khác B4. Doanh nghiệp của quý vị đã được trung tâm DVVL hỗ trợ những hoạt động nào sau đây? TT Tiêu chí Được hỗ trợ (%) Không được hỗ trợ (%) 1 Tư vấn về chế độ, chính sách pháp luật về lao động, việc làm, tuyển dụng lao động, quản trị và phát triển nguồn nhân lực 95 5 2 Khớp nối cung cầu lao động 97 3 3 Cung ứng lao động 68 32 4 Thông tin thị trường lao động 100 0 5 Phối hợp đào tạo nghề 65 35 21,5% 180 B5. Doanh nghiệp của quý vị đánh giá những hoạt động trên của trung tâm DVVL như thế nào ? Tiêu chí Điểm trung bình 1. Tư vấn về chế độ, chính sách pháp luật về lao động, việc làm., tuyển dụng lao động, quản trị và phát triển nguồn nhân lực 3,83 2. Khớp nối cung cầu lao động 4,26 3.Cung ứng lao động 3,35 4. Thông tin thị trường lao động 4,17 5. Phối hợp đào tạo nghề 4,03 B6. Doanh nghiệp của quý vị đánh giá thế nào về thái độ phục vụ của các cơ sở DVVL? Tiêu chí Điểm trung bình Chủ động tiếp cận với doanh nghiệp 4,01/5 Trao đổi kỹ lưỡng về yêu cầu của doanh nghiệp 4,06/5 Lắng nghe yêu cầu của doanh nghiệp 4,10/5 B7. Doanh nghiệp của quý vị đánh giá thế nào về chi phí bỏ ra mua DVVL Tiêu chí Điểm trung bình Chi phí bỏ ra mua DVVL phù hợp với giá cả thị trường 4,05/5 Chi phí bỏ ra mua DVVL phù hợp với giá trị của DVVL mang lại 3,91/5 B8. Doanh nghiệp của quý vị đánh giá thế nào về sự tin cậy của các trung tâm DVVL? Tiêu chí Điểm trung bình Trụ sở của trung tâm dễ tìm kiếm 4,11/5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đầy đủ 4,13/5 Các thông tin về trung tâm luôn đầy đủ, rõ ràng, công khai 4,15/5 Quy trình làm việc khoa học, tạo sự tin tưởng 4,06/5 Phương pháp làm việc của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp 3,84/5 181 B9. Doanh nghiệp của quý vị đánh giá thế nào về năng lực phục vụ của các trung tâm DVVL? Tiêu chí Điểm trung bình Mức độ chính xác của thông tin của trung tâm 4,36/5 Giới thiệu được người lao động phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp 3,21/5 Tin tưởng vào sự giới thiệu của DVVL 3,42/5 DVVL có trách nhiệm đối với DN sau khi tuyển dụng 3,43/5 Giải quyết thỏa đáng những thắc mắc/nhu cầu của DN 3,44/5 B10. Sau khi được trung tâm DVVL tư vấn, hỗ trợ Doanh nghiệp của quý vị có tìm được nhân sự phù hợp với vị trí tuyển dụng không? Ý kiến trả lời Tỷ lệ (%) Có 65 Không 35 Tổng cộng 100 B11. Trong tương lai, Doanh nghiệp của quý vị có ý định tiếp tục tuyển dụng nhân sự thông qua các trung tâm DVVL không ? Ý kiến trả lời Tỷ lệ (%) Có 79,5 Có, nhưng tìm kiếm trung tâm DVVL mới. 15,6 Không 4,9 Tổng cộng 100 B12. Doanh nghiệp của quý vị có ý kiến gì giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm DVVL? Ý kiến đóng góp Tỷ lệ (%) Có 62,8 Không 37,2 Tổng cộng 100 182 Phụ lục 6 SỐ LƯỢNG DÂN CƯ TÍNH BÌNH QUÂN TRÊN MỘT LAO ĐỘNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009-2016 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số dân trên địa bàn Hà Nội 6.480.000 6.620.000 6.780.000 6.960.000 7.130.000 7.210.000 7.260.000 7.582.300 Tổng số nhân lực hoạt động DVVL trên địa bàn Hà Nội 242 266 283 314 331 344 382 400 Số dân cư bình quân trên một lao động DVVL trên địa bàn Hà Nội 26.776 24.887 23.957 22.165 21.541 20.959 19.005 18.950 Nguồn: [71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78]. 183 Phụ lục 7 ĐẦU TƯ NÂNG CẤP, HIỆN ĐẠI HÓA CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CÁC TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LAM GIAI ĐOẠN 2009-2016 Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất (triệu đồng) TT Tên trung tâm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 Trung tâm DVVL Thanh niên Hà Nội 369 431 452 565 528 596 615 780 2 Trung tâm DVVL 20/10 143 126 245 130 182 632 660 700 3 Trung tâm DVVL Liên minh các HTX Việt Nam 156 224 187 116 168 223 225 300 4 Trung tâm DVVL Hà Nội 879 1.245 1.346 1.578 1.417 1.236 3.560 4.500 5 Trung tâm DVVL Số 2 Hà Nội 448 556 727 756 965 869 1.250 1.850 6 Trung tâm DVVL Thanh niên 300 500 450 500 600 470 650 750 7 Trung tâm DVVL Hội cựu chiến binh 385 220 332 375 369 342 356 400 8 Trung tâm DVVL Ban quản lý các KCN, KCX 70 90 85 110 80 100 150 300 Tổng cộng 2.750 3.392 3.824 4.130 4.309 4.468 7.466 9.580 Nguồn: [71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78]. 184 Phụ lục 8 SỐ LƯỢT NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC TƯ VẤN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2009-2016 37.836 39.526 49.775 52.242 58.150 63.065 69.806 70.550 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Năm Số lượt NLĐ được tư vấn Nguồn: [71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78]. 185 Phụ lục 9 SỐ LAO ĐỘNG ĐƯỢC GIỚI THIỆU VIỆC LÀM TÌM ĐƯỢC VIỆC LÀM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DVVL TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009-2016 9.148 10.852 11.344 12.775 12.895 13.545 14.795 15.230 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Năm Số lao động tìm được việc làm Nguồn: Tổng hợp số liệu của tác giả từ các báo cáo của các doanh nghiệp DVVL giai đoạn 2009 - 2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_dich_vu_viec_lam_tren_dia_ban_ha_noi_tron.pdf
Luận văn liên quan