Luận án Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững

Đối chiếu với các tiêu chí, du lịch Bình Thuận được đánh giá phát triển tương đối bền vững. Du lịch phát triển nhanh và chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Dù còn non trẻ nhưng du lịch Bình Thuận đã có tiếng vang không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Tuy nhiên, môi trường phát triển du lịch còn nhiều bất cập. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Sản phẩm du lịch nghèo nàn. Tỉ trọng khách du lịch quốc tế trong tổng số khách du lịch của tỉnh thấp. Phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và còn ẩn chứa những yếu tố thiếu bền vững.

pdf176 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 4743 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hoạt động đó không vi phạm các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững và không đi quá giới hạn cho phép. Việc quản lý, giám sát nhất thiết phải có đầy đủ các đại diện của những thành phần có liên quan như các nhà quản lý du lịch, các nhà điều hành du lịch, đại diện của cộng đồng. Trên cơ sở các định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cần rà soát lại, triển khai lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm, trên cơ sở đó xây dựng các dự án ưu tiêu đầu tư theo từng thời gian. Trong đó đặc biệt quan tâm lập và xét duyệt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa cho các khu du lịch trọng điểm. - Khuyến khích các công trình khoa học nghiên cứu sâu về “sức chứa” của các điểm, các khu du lịch trên toàn địa bàn tỉnh. Điều chỉnh lượng khách trên cơ sở các nguyên tắc nghiêm ngặt, đảm bảo hoạt động du lịch được duy trì trong giới hạn “sức chứa” được xác định. - Khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch như đóng góp ý kiến, giám sát về việc thực hiện qui hoạch, tham gia các ban quản lí dự án, có đại diện trong việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột; ưu tiên cho các hoạt động như trình diễn các nghề thủ công truyền thống, các dịch vụ hỗ trợ du lịch - Hiện đại hóa hệ thống thông tin phục vụ cho việc quản lý về du lịch. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại và các phương pháp quản lý tiên tiến trong việc bảo quản các di tích và quản lý hệ thống thông tin dữ liệu. - Tiếp tục phối hợp giữa các ngành, các cấp phòng chống tệ nạn xã hội thâm nhập vào hoạt động du lịch. Tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách. Kiểm soát tốt an toàn giao thông ở các khu, điểm, tuyến du lịch. Sắp xếp, tăng cường quản lý hoạt động mua bán hàng rong, hoạt động xe ôm tại các khu du lịch Hàm Tiến, Mũi Né, Bình Thạnh, Tân Tiến, dịch vụ cho thuê tấm trượt tại Đồi Cát Baykhắc phục tình trạng chèo kéo, quấy nhiễu du khách. - Quản lý tốt giá cả dịch vụ nhất là vào các ngày cuối tuần, dịp lễ, tếttại các điểm kinh doanh đặc sản, mua sắm quà lưu niệm, nhà hàng ăn uống, cơ sở lưu trú nhà nghỉ..v.v. Xây dựng hình ảnh Bình Thuận trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, phong cách ứng xử văn minh. 3.2.1.2. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Khuyến khích các dự án đầu tư vào các khu vực châ ̣m pha ́t triê ̉n, khó khăn, vùng sâu, vùng xa giàu tiềm năng du lịch như KBTTN Núi Ông, Núi Tà Cú, Kalon-Sông Mao, KBT biển đảo Phú Quý, Cù Lao Câu để tăng sức lan toả và góp phần xoá đói, giảm nghèo. Khuyến khích các dự án tạo ra các sản phẩm mới lạ, độc đáo có khả năng tăng thời gian lưu trú, tăng doanh thu du lịch. Ưu tiên các dự án đầu tư tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đặc biệt là những sản phẩm thân thiện với môi trường, những sản phẩm sạch và xanh, các dự án đầu tư các khu nghỉ dưỡng chữa bệnh, các khu thể thao, vui chơi giải trí, các khu hội thảo – hội nghị với các phòng họp đầy đủ tiện nghi, các siêu thị và trung tâm thương mại, dịch vụ phù hợp với đặc thù của vùng biển, vùng rừng núi mà thiên nhiên đã ưu đãi, các khu ẩm thực mang tính đặc trưng, sắc thái riêng có của Bình Thuận, tránh tình trạng đầu tư tràn lan. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp và thoát nước, xử lý môi trường, viễn thông, các trạm cứu hộ ven biển để làm cơ sở cho các dự án đầu tư xây dựng các công trình phát triển du lịch và các hạng mục đầu tư tiếp theo. Trong đó, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch tổng hợp và các khu du lịch chuyên đề quốc gia. Đầu tư xây dựng ga Phan Thiết theo tiêu chuẩn nhà ga đưa đón khách du lịch để có thể phối hợp với các trung tâm du lịch lữ hành các tỉnh, các thành phố để tổ chức các tour cho khách du lịch đến Bình Thuận bằng tầu hỏa. Nghiên cứu xây dựng các phương tiện vận tải bằng đường thủy phục vụ khách du lịch tham quan trên biển, ra đảo Phú Quý. Nghiên cứu hình thành, xây dựng sân bay Bình Thuận. 3.2.1.3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Đa dạng hoá sản phẩm du lịch là chỗ dựa sinh tồn của ngành du lịch. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch phải đi đôi với nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế so sánh về biển, đồi, rừng, những giá trị văn hóa, các di tích lịch sử với những nét đặc trưng riêng của Bình Thuận để thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước, từng bước mở rộng thị trường. Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề: - Điều tra, đánh giá một cách chính xác về hiện trạng các sản phẩm du lịch chủ yếu của tỉnh và những tiềm năng còn chưa được khai thác. Kết quả điều tra là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng kế hoạch có tính khả thi để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng có chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. - Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh nổi trội. Trong số 170 lễ hội của tỉnh, chọn một số lễ hội chính thu hút khách du lịch: Lễ hội Nghinh Ông, lễ hội đua thuyền buồm quốc tế Mũi Né và lễ hội khinh khí cầu. Du thuyền và đua thuyền buồm đang còn xa lạ với công chúng Việt Nam. Festival Thuyền buồm quốc tế Mũi Né – Bình Thuận được tổ chức tốt sẽ góp phần làm phong phú thêm sản phẩm cao cấp du lịch biển, giới thiệu với du khách trong nước và bạn bè quốc tế về tiềm năng, thế mạnh, vẻ đẹp và sức hấp dẫn của du lịch biển Việt Nam và tỉnh Bình Thuận. - Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề như tham quan thành phố Phan Thiết, các di tích văn hóa lịch sử, làng nghề, tìm hiểu nền văn hóa Chăm, điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng, du lịch caravan quốc tế tạo sự hấp dẫn để thu hút du khách quay trở lại, kéo dài ngày lưu trú của khách. - Phát triển các dịch vụ cao cấp, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu cao của du khách, tạo khả năng tiêu thụ các sản phẩm du lịch. Tập trung khai thác loại hình du lịch thể thao trên biển, trên đồi cát đang có sức hấp dẫn lớn đối với du khách nước ngoài như lặn biển, môtô nước, ván trượt, dù lượn... Đồng thời đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao qui mô toàn quốc và quốc tế như giải thuyền buồm, canô cao tốc, biểu diễn khinh khí cầu, lướt ván diều, lướt ván buồm, dù lượn quốc tế, các giải đua thuyền truyền thống, thi thả diều, trượt cát, giải golf toàn quốc tạo hình ảnh ấn tượng, thu hút khách du khách có khả năng chi trả cao. - Bên cạnh phát triển các dịch vụ cao cấp, cần đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của du khách cả về ăn uống, vui chơi, mua sắm hướng đến phục vụ cho số đông du khách. Nghiên cứu tổ chức chợ đêm văn hóa tại Hàm Tiến, trưng bày và bán các sản phẩm truyền thống của địa phương như tranh cát với nguyên liệu cát nhiều màu và sẵn có ở Bình Thuận, tranh thêu, sản phẩm từ vỏ ốc, vỏ sò, từ cây dừa .... Chợ đêm còn là nơi để du khách có thể giao lưu, tìm hiểu những nét văn hóa dân tộc đặc sắc của Bình Thuận, có các chương trình văn hóa, văn nghệ tổ chức vào các thứ bảy hàng tuần, đặc biệt là biểu diễn nghệ thuật dân tộc Chăm. Ngoài việc kinh doanh theo những quy định của pháp luật, mọi người bán hàng trong chợ còn phải tuân thủ một số quy định khác về trang phục, về cách ứng xử với khách, đảm bảo nơi đây trở thành địa điểm mua bán mang đậm yếu tố văn hóa, văn minh. 3.2.1.4. Xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường du lịch  Tăng cường xúc tiến, quảng bá, xây dựng hình ảnh điểm đến Tăng cường xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch là biện pháp quan trọng để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Bình Thuận nhằm thu hút mạnh thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế. Sản phẩm du lịch khác hàng hóa thương mại. Hàng hóa thương mại có thể đem ngay ra chợ bán. Du lịch chỉ có thể mang được hơi thở, phần hồn, hình ảnh của sản phẩm ra thị trường để mời gọi. Quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương” không phù hợp trong điều kiện thị trường du lịch mở rộng, hội nhập và cạnh tranh gay gắt. Đối với phát triển du lịch bền vững, hoạt động tuyên truyền, quảng bá lại quan trọng hơn bao giờ hết vì ngoài việc tuyên truyền, quảng bá để mở rộng thị trường còn phải thông tin, giáo dục cộng đồng có ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái tạo ra sức hút lâu dài, bền vững đối với khách du lịch. Nói cách khác, phải tăng cường tính trách nhiệm trong công tác tuyên truyền quảng bá đối với cả khách du lịch và các cộng đồng địa phương, điều này sẽ góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý của du khách khi tham gia vào các hành trình du lịch cũng như việc tạo tâm lý thoải mái hơn cho cộng đồng địa phương tham gia kinh doanh du lịch. Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề: + Xây dựng hình ảnh Bình Thuận là một điểm đến nổi bật của Việt Nam với du lịch văn hóa Chăm, nghỉ dưỡng biển, sinh thái rừng – biển – đảo, là một trung tâm thể thao, giải trí biển lớn của Việt Nam, là một điểm đến an toàn thân thiện và hấp dẫn để thu hút thị trường khách du lịch cao cấp, đặc biệt là khách quốc tế có khả năng chi tiêu cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày. + Tổ chức, tham gia thường xuyên các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế nhằm tìm kiếm đối tác, tạo cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường. + Xây dựng hoặc tham gia xây dựng và sản xuất các ấn phẩm, vật phẩm du lịch bằng nhiều thứ tiếng để tuyên truyền, quảng bá về du lịch. Xuất bản sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch, sách ảnh, đĩa CD giới thiệu các khu, điểm du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh để cung cấp cho khách du lịch. Xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hoá, các công trình kiến trúc, các di tích, danh lam thắng cảnh, các làng nghề, lễ hộiXây dựng mạng lưới các điểm thông tin du lịch tại thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, thị trấn Phan Rí Cửa các bến xe, nhà ga, bến cảng. + Tăng cường phối hợp với các phương tiện truyền thông, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên truyền hình, đài phát thanh, các tờ báo, Website có uy tín để quảng bá du lịch Bình Thuận. + Nâng cấp Website du lịch tỉnh Bình Thuận, Hiệp hội Du lịch Bình Thuận. Đặc biệt đầu tư mạnh để quảng bá nội dung văn hóa di sản Chămpa sâu rộng hơn, chi tiết hơn, kèm theo các chương trình, lịch trình tổ chức các sự kiện văn hóa này ở mỗi địa bàn cụ thể. + Tranh thủ sự hợp tác của các doanh nghiệp lữ hành, các hãng hàng không, các tập đoàn quốc tế đang kinh doanh tại Việt Nam để quảng bá sâu rộng hơn nữa những ấn tượng tốt về một điểm du lịch mới hấp dẫn. + Phối hợp với Tổng cục Du lịch, Tổng Công ty Hàng không quốc gia Việt Nam và Hiệp hội Du lịch tổ chức các đoàn Press Trip đối với các hãng truyền thông lớn để khảo sát, giới thiệu sản phẩm du lịch, dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh. + Thường xuyên theo dõi và cập nhật các diễn biến về tình hình biến động kinh tế du lịch trong nước và thế giới, kịp thời điều chỉnh và hoạch định kế hoạch xúc tiến quảng bá cho phù hợp để thu hút ngày càng nhiều du khách. + Xây dựng kế hoạch tuyên truyền dài hạn để giới thiệu một cách có hệ thống về tiềm năng và lợi thế so sánh của du lịch Bình Thuận trong tương quan khu vực miền Đông Nam bộ và các tỉnh phía Nam trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.  Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế mở rộng thị trường Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề: + Nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách nhằm tăng cường hiệu quả trong việc hợp tác mở rộng thị trường du lịch. Kết quả nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch là cơ sở cho chiến lược xúc tiến quảng bá, tiếp thị địa phương, phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp, đảm bảo phát triển du lịch Bình Thuận một cách bền vững. Các chương trình, chiến dịch quảng bá được triển khai tập trung vào các nhóm thị trường ưu tiên. + Mở rộng hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, các tỉnh trong vùng Nam Trung Bộ, Nam Bộ, đề xuất khảo sát làm mới các tour tuyến như “Con đường di sản Miền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Du lịch sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Thiết lập hệ thống văn phòng đại diện cho du lịch Bình Thuận tại các trung tâm giao dịch lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Lạt Tập trung khai thác tối đa thị trường khách trọng điểm đến từ thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghiệp tập trung Đồng Nai và các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ, nơi người dân có thu nhập cao, có nhu cầu lớn về nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần. Đồng thời tăng cường khai thác thị trường khách du lịch tiềm năng đến từ các tỉnh phía Bắc, vùng Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. + Chủ động hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả với du lịch khu vực ASEAN đang có xu hướng phát triển trong thời gian tới vì điều kiện đi lại dễ dàng, nền văn hóa tương đồng. Đẩy mạnh hợp tác với các nước khu vực ASEAN, thông qua du lịch đường bộ qua cửa khẩu quốc tế Bu Prăng, các tuyến bay quốc tế. Chú trọng phát triển loại hình tour Caravan (du lịch bằng xe tự lái) trong nội vùng ASEAN. + Tập trung thu hút mạnh thị trường trọng điểm, khách quốc tế cao cấp có khả năng chi tiêu cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày đến từ thị trường Tây Âu, bao gồm khách Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, các nước vùng Scandinavia, trong đó khách Đức chiếm vị trí quan trọng, mức tăng ổn định, khả năng chi tiêu khá cao. Thị trường Đông Âu, chủ yếu là khách Nga, Ucraina, đòi hỏi dịch vụ cao cấp, mức chi tiêu cao, thích mua sắm. Hiện nay Nga là thị trường khách quốc tế lớn nhất của Bình Thuận. Trong tương lai, thị trường này sẽ phát triển khá nhanh. Thị trường Bắc Mỹ, đang phát triển ổn định, mức chi tiêu cao, đòi hỏi dịch vụ cao cấp và có xu hướng tăng nhanh trong thời gian tới. Thị trường Úc, New Zealand. + Đồng thời, tăng cường thu hút phát triển thị trường tiềm năng như: thị trường Bắc Âu (bao gồm khách Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy); thị trường Nam Á; thị trường Nam Phi; thị trường Trung Đông. 3.2.2. Giải pháp về phát triển xã hội 3.2.2.1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững Du lịch sẽ không có tương lai nếu không phát triển bền vững. Vượt qua sự thiếu hiểu biết về phát triển du lịch bền vững được xem như là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển. Nhận thức là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự hợp tác tích cực từ phía chính quyền, các ngành, các cấp cũng như cộng đồng dân cư. Sự đổi mới trong ý thức sẽ dẫn đến một sự đổi mới tương ứng trong hành vi và thái độ. Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề: - Nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch bền vững. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục để xã hội có nhận thức đúng về tầm quan trọng, sự cần thiết của sự nghiệp phát triển du lịch, có trách nhiệm đối với việc phát triển du lịch bền vững, giữ gìn nếp sống văn minh, giữ vững an ninh, an toàn xã hội, xây dựng phong cách giao tiếp, ứng xử có văn hoá góp phần tạo hình ảnh đẹp về con người Bình Thuận, góp phần khẳng định vị thế của du lịch Bình Thuận trong phát triển du lịch của cả nước. Đặc biệt chú ý tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân ý thức bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa dân tộc, từ đó quảng bá, giới thiệu nhằm thu hút khách du lịch trên thế giới. Nâng cao ý thức của nhân dân ở các vùng nông thôn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, làm đẹp quê hương, giữ gìn văn hóa, làng nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm du lịch. Đây chính là nét đặc sắc rất hấp dẫn khách du lịch quốc tế. - Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch, đảm bảo sao cho việc bảo vệ và gìn giữ môi trường cần được bắt đầu và giám sát từ chính bản thân những người đảm nhận vai trò trực tiếp phát triển du lịch. Nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương và cán bộ quản lý các khu bảo tồn về các biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, Núi Ông, Kalon- Sông Mao và khu bảo tồn biển Phú Quý, Cù Lao Cau. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các cơ sở lưu trú du lịch và đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà hàng, khách sạn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu tác động đến môi trường. Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý tham gia các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm và các khóa đào tạo trong và ngoài nước về phát triển du lịch bền vững. Khuyến khích các cơ sở lưu trú du lịch chú trọng sử dụng nguồn năng lượng sạch và có hệ thống xử lý rác thải phù hợp, có biện pháp xử phạt đối với các nhà hàng, khách sạn, resort, khu vui chơi, giải trí gây ô nhiễm môi trường. - Tuyên truyền giáo dục du khách ý thức về tôn trọng và bảo vệ bản sắc văn hóa, môi trường tự nhiên ở những nơi họ đến du lịch. Trau dồi sự hiểu biết của du khách về vai trò của họ trong việc ngăn ngừa ô nhiễm, trong việc xả rác hợp lý, trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch, giúp du khách có nhận thức đúng đắn để không mua bán các sản phẩm hay các dịch vụ gây đe dọa suy thoái và ô nhiễm môi trường. Khi đã có nhận thức đúng đắn, khách du lịch sẽ góp phần tích cực vào việc bảo tồn cho các nguồn tài nguyên du lịch. 3.2.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo hướng bền vững Con người là yếu tố quyết định mọi sự phát triển, quyết định đến chất lượng dịch vụ du lịch. Đầu tư con người là một trong những hướng đầu tư quan trọng nhất của sự phát triển bền vững. So với nhiều ngành kinh tế, du lịch là ngành kinh tế non trẻ. Phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh và lực lượng lao động trực tiếp chưa qua các trường lớp đào tạo chuyên về du lịch một cách bài bản, làm cho các hoạt động du lịch của Việt Nam nói chung, Bình Thuận nói riêng thiếu tính chuyên nghiệp, chưa theo kịp với sự phát triển ào ạt của ngành “công nghiệp không khói”. Trong những năm vừa qua, do sự bức xúc của quá trình phát triển nhanh chóng, ngành du lịch đã phải tạm thời chấp nhận một đội ngũ cán bộ, nhân viên với trình độ nghiệp vụ chưa tương xứng với yêu cầu của sự phát triển. Bức tranh tổng thể cho thấy nhu cầu lao động du lịch ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, loại lao động đều tăng trong thời gian tới. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao theo hướng bền vững đang là một thách thức lớn đối với Bình Thuận. Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề: - Điều tra, thống kê về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Trước mắt phấn đấu giải quyết tình trạng lao động chưa qua đào tạo, chất lượng thấp, cơ cấu bất hợp lý hiện nay. - Đẩy mạnh đào tạo chuyên nghiệp, khuyến khích đào tạo chính quy về du lịch ở các trung tâm đào tạo lớn để đào tạo một đội ngũ có trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ du lịch. Đây sẽ là lực lượng lao động nòng cốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành du lịch Bình Thuận trong tương lai. Vì vậy, cần phải nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo chuyên ngành hiện có. Đầu tư đúng mức cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ đào tạo nghề du lịch, gồm: hệ thống phòng thực hành mẫu, phòng học ngoại ngữ, phòng học tin học, thư viện và các trang thiết bị phục vụ giảng dạy đạt tiêu chuẩn Phát triển đội ngũ giáo viên cơ hữu chuyên ngành du lịch đạt chuẩn về năng lực giảng dạy chuyên môn và ngoại ngữ. Hoàn thiện và đa dạng hóa hệ thống các giáo trình, tài liệu tham khảo. Lồng ghép giáo dục tài nguyên, môi trường vào chương trình đào tạo các cấp về du lịch. Khuyến khích đầu tư xây dựng trường đại học hoặc cao đẳng du lịch trên địa bàn tỉnh. Trước mắt, phát huy tốt vai trò của các trường trên địa bàn tỉnh đang đào tạo một số chuyên ngành du lịch như trường Đại học Phan Thiết, trường Cao đẳng Cộng đồng, trường Trung cấp Nghề tỉnh và trường Trung cấp Nghề Kinh tế - Kỹ thuật của Liên đoàn Lao động tỉnh trong việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển. - Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo. Đối tượng liên kết, hợp tác là các trung tâm du lịch lớn trong nước có các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch, có nguồn giáo viên mạnh, có kinh nghiệm trong công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực du lịch như: thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Huế, Hà Nội và các nước, các tổ chức quốc tế mà Tổng cục Du lịch đã ký hiệp định hợp tác du lịch. Các hoạt động liên kết, hợp tác đào tạo chủ yếu là thu hút dự án đầu tư về đào tạo, trao đổi kinh nghiệm; đổi mới chương trình, giáo trình giảng dạy; hỗ trợ giảng viên chuyên ngành; hỗ trợ chuyên gia quốc tế; hỗ trợ đào tạo, tu nghiệp tại nước ngoài; tư vấn, tài trợ kinh phí, kỹ thuật, kinh nghiệm, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch với các hình thức như mời các tổ chức quốc tế đến Bình Thuận nghiên cứu, khảo sát, tư vấn và tài trợ kinh phí đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch thông qua các dự án quốc tế về du lịch. - Có chính sách ưu đãi cụ thể nhằm thu hút nhân tài về tỉnh, nhất là thu hút các chuyên gia giảng dạy có kinh nghiệm và lực lượng trí thức của tỉnh được đào tạo nước ngoài đã tốt nghiệp đại học, trên đại học chuyên ngành du lịch về công tác dài hạn ở tỉnh. - Thực hiện đa dạng hóa, xã hội hóa công tác đào tạo. Bên cạnh việc đào tạo chính quy cần đẩy mạnh hình thức đào tạo tại chức và các hình thức liên kết đào tạo. Khuyến khích đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Lao động được đào tạo lại, bồi dưỡng và huấn luyện tại chỗ cần được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận. Các doanh nghiệp cần khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ quản lý, trưởng, phó bộ phận ở doanh nghiệp được tiếp tục học nâng cao trình độ, năng lực quản lý, quan tâm tạo điều kiện cho lao động tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn - Lồng ghép giáo dục tài nguyên, môi trường vào chương trình đào tạo các cấp về du lịch; chú trọng nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững cho đội ngũ cán bộ nhân viên, du khách và cộng đồng dân cư. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng lao động kinh doanh du lịch: Thực hiện đúng quy định của nhà nước về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ ở doanh nghiệp du lịch theo Thông tư 88/2008/TT-BVTTDL, Thông tư 89/2008/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tiêu chuẩn quốc gia về phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú khi thực hiện thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Tăng cường công tác kiểm tra việc đảm bảo chất lượng nhân lực về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ ở doanh nghiệp đúng với loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận. 3.2.3. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường 3.2.3.1. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề: + Tôn tạo các di tích, lễ hội. Ưu tiên vốn trùng tu, nâng cấp các di tích theo các tuyến du lịch đã quy hoạch. Mở rộng quy mô các lễ hội: lễ hội Katê, Nghinh Ông, Dinh Thầy Thím, Trung Thu, đua thuyền trên sông Cà Ty, đua thuyền buồm quốc tế Mũi Né. + Nghiên cứu và phát huy tác dụng các giá trị liên quan đến sự hiện diện và tính cộng đồng của người Chăm tại chỗ. Cộng đồng của người Chăm ở Việt Nam tập trung sinh sống ở Bình Thuận và Ninh Thuận, đây là lợi thế so sánh so với các tỉnh khác. Việc phục dựng lễ hội Katê của người Chăm đã mất đi gần một thế kỷ là việc làm hết sức thiết thực và có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, một nỗ lực lớn của tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua. Tỉnh nên có hướng xây dựng nhà trọ, khách sạn mini để đón khách du lịch thưởng thức không gian văn hóa làng Chăm mà ở nơi khác không có, hoặc có tái diễn một phần nào đó thì cũng không có giá trị thực và không có sức thuyết phục. + Kêu gọi các nhà đầu tư, các tổ chức du lịch tăng cường vào việc tổ chức các tour nghiên cứu, khám phá văn hoá, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, tạo nên một sự đồng bộ và liên hoàn trong khai thác, đa dạng các loại hình du lịch núi – biển – đảo mà nhiều tỉnh khác không thể có được. Các làng dân tộc ít người K’ho, Raglây (xã Mê Pu- Đức Linh, xã La Dạ - Hàm Thuận Bắc), Châu Ro (xã Trà Tân, xã Đức Tín, huyện Đức Linh) có khả năng cao về thu hút du khách vì nét độc đáo về văn hoá của một vùng dân tộc ít người sống trong khu vực thiên nhiên sơn cước hoang sơ, hùng vĩ, hữu tình. Đầu tư, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa cồng chiêng, đưa văn hóa cồng chiêng vào phục vụ khách du lịch không chỉ bảo tồn được bản sắc văn hóa mà du lịch sẽ thêm một loại hình mới, hấp dẫn và lôi cuốn du khách. + Khôi phục và phát triển các làng nghề, các nghề thủ công truyền thống mang đặc trưng địa phương phục vụ khách du lịch, gắn bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế, tạo thu nhập cho nhân dân. Đầu tư khôi phục và phát triển làng nghề mây tre La Ngâu, làng nghề gốm gọ của dân tộc Chăm ở Bắc Bình, Tuy Phong, làng nghề dệt thổ cẩm, mây đan tre của dân tộc Cơ ho, Raglai, các khu chế biến nước mắn Phú Hài, Phan Thiết.. Kêu gọi đầu tư xây dựng các điểm tham quan làng chài (Hàm Tiến) kết hợp các dịch vụ tàu thuyền vận chuyển khách du lịch trên sông, trên biển và các khu ẩm thực mang tính đặc trưng, sắc thái riêng của Bình Thuận phục vụ du khách. + Bảo tồn cảnh quan thành phố Phan Thiết. Quy hoạch phát triển công viên cảnh quan hai bên bờ sông Cà Ty, tạo nên một tổng thể cảnh quan du lịch hài hòa và hấp dẫn. Quy hoạch không gian dành cho đi bộ, nơi diễn ra các hoạt động lễ hội du lịch cuối tuần và tổ chức các hoạt động kinh doanh buôn bán sản phẩm truyền thống địa phương. Khôi phục và tôn tạo cảnh quan đặc thù tại các khu vực bãi tắm Đồi Dương, ưu tiên quỹ đất cho các hoạt động vui chơi giải trí của người dân và khách du lịch. Khôi phục cảnh quan hàng dừa ven biển là đặc trưng nổi bật nhất của tuyến đường du lịch ven biển từ Hàm Tiến đến Mũi Né. + Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về quản lý khai thác tài nguyên du lịch trên cơ sở tuân thủ các quy định của luật pháp. Đây chính là hành lang pháp lý tạo tiền đề cho việc xây dựng quy chế quản lý cũng như hướng dẫn các dự án đầu tư, hoặc các hoạt động khai thác và kinh doanh du lịch trên địa bàn có trách nhiệm với công tác bảo tồn tài nguyên du lịch. + Đẩy mạnh điều tra cơ bản nắm chắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quy hoạch quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên du lịch. Khoanh định các khu vực tài nguyên có tính đa dạng sinh học cao (như các hệ sinh thái biển, san hô, khu bảo tồn tự nhiên) dễ bị ảnh hưởng do các hoạt động phát triển du lịch và các hoạt động phát triển kinh tế khác như cảng biển, khai thác nuôi trồng thủy sản, xây dựng. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác trái phép gây lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng, biển, đất, nước, khoáng sản, + Triệt để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực bảo tồn hệ sinh thái biển, các khu vực rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Bảo tồn đa dạng sinh học của các khu BTTN Tà Cú, Núi Ông, Kalon-Sông Mao, KBT biển đảo Phú Quý và Cù Lao Cau đầu tư phát triển trở thành những điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng. + Xúc tiến các dự án trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc đối với các khu vực đang bị hoang hóa. Việc lập các quy hoạch cần xác định rõ ranh giới và khoanh vùng đệm cảnh quan đối với từng điểm du lịch đặc thù, tạo sự thuận lợi trong quá trình điều chỉnh, bổ sung cũng như các hoạt động bảo tồn trong địa bàn khu du lịch. Xây dựng các dự án bảo tồn rừng tự nhiên lâu năm (rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh). Ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác lâm thổ sản trái phép tại các vùng rừng tự nhiên có giá trị phát triển du lịch. + Đầu tư phát triển hệ thống cây xanh thích hợp vùng ven biển như Phi Lao, Xoan chịu hạn, Dừa, kết hợp với rừng phòng hộ. Trồng các loại cây xanh có bóng mát, tán rộng và cao, có sức chịu đựng gió bão dọc các tuyến đường trong khu du lịch. Đầu tư trồng rừng phòng hộ ngăn chặn sự di động của cát, biến vùng cát hoang thiên nhiên trắng thành vùng thiên nhiên xanh, hội tụ được sinh vật tự nhiên với sinh cảnh mới hiền hoà và bền vững. + Đồi Cát bay, Suối tiên, bãi tắm Hòn Rơm – Phan Thiết; Mũi La Gàn, Cù lao Câu - huyện Tuy Phong, Đảo Phú Quý cần triển khai lập các quy hoạch cụ thể nhằm quản lý quỹ đất dành cho du lịch, giám sát hoạt động bảo vệ tài nguyên cũng như tạo cở sở thu hút đầu tư, đồng thời định hướng cho cộng động địa phương cùng tham gia công tác bảo tồn và phát triển cảnh quan cho các điểm du lịch. 3.2.3.2. Giảm thiểu áp lực lên môi trường du lịch Môi trường mang tính chất liên ngành, liên vùng và tính hệ thống cao. Do vậy, để quản lý môi trường hiệu quả cần phải sử dụng phương thức quản lý tổng hợp, phát huy cao độ cơ chế phối hợp liên ngành, liên địa phương. Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên.  Giảm thiểu chất thải + Tăng cường giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với các dự án du lịch từ khâu xem xét phê duyệt dự án đến xây dựng và trong suốt quá trình hoạt động. Việc phát triển quá nhanh mà không coi trọng đến công tác đánh giá tác động môi trường tại các khu vực phát triển du lịch sẽ là nguyên nhân chính gây ra những hậu quả nghiêm trọng lên tài nguyên và môi trường tại các điểm du lịch và kết quả là sự phát triển thiếu bền vững. Sự gia tăng nhanh lượng du khách sẽ gây ra hiện tượng quá tải chất thải tại các điểm du lịch, làm môi trường tại những khu vực đó không đảm bảo được quá trình tự làm sạch, từ đó dẫn đến hiện tượng suy thoái môi trường. Việc kiểm soát các hoạt động phát triển phục vụ mục tiêu phát triển bền vững được thực hiện thông qua việc tiến hành đánh giá tác động môi trường tại các điểm du lịch, hoặc một hình thức tương đương như các hoạt động kiểm soát chính thức về môi trường tại các điểm du lịch. Việc thực hiện các thủ tục đánh giá tác động môi trường càng nghiêm túc thì việc thực thi nội dung của phát triển bền vững càng có hiệu quả. Vì vậy, cần thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án phát triển và kinh doanh du lịch. 100% các dự án đầu tư mới phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đi vào hoạt động. Các khu du lịch, các cơ sở sàn xuất kinh doanh du lịch đang hoạt động phải đầu xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. + Khuyến khích áp dụng công nghệ xanh ở các điểm du lịch và các cơ sở phục vụ du lịch, cụ thể khuyến khích các khách sạn thực hiện theo tiêu chuẩn ISO-14000 như giảm tiêu thụ năng lượng, giảm chất thải và sử dụng các công nghệ mới thân thiện với môi trường. Nhanh chóng ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc thu nhặt và xử lý các chất thải, đặc biệt là các chất thải trên các bãi biển có nhiều khách du lịch tham quan. + Đẩy mạnh triển khai thực hiện quy định tự giám sát, báo cáo định kỳ chất lượng môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch. Đồng thời hình thành bộ phận quản lý môi trường trong Ban quản lý các khu du lịch kể cả trong các doanh nghiệp lớn. + Triển khai xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung cho khu sản xuất tập trung, làng nghề, khu dân cư và các cơ sở kinh doanh ăn uống nhỏ gần các khu du lịch Hàm Tiến – Mũi Né. + Tăng cường thu gom, giải quyết rác thải của các hộ dân cư ven biển, đặc biệt là khu dân cư nằm gần các khu du lịch, khu di tích văn hoá, lịch sử,... + Sắp xếp, quy hoạch các bến neo đậu tàu thuyền tại các đô thị ven biển nhằm hạn chế các ảnh hưởng đến môi trường du lịch của tỉnh. Kiểm soát, ngăn chặn việc xả rác, dầu cặn xuống biển, cửa sông từ các tàu thuyền.  Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường Phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là biện pháp hiệu quả nhất và phù hợp nhất. Nếu công tác phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường được thực hiện khoa học, nghiêm túc và hiệu quả thì sẽ tiết kiệm được nguồn lực lớn cho công tác khắc phục, phục hồi môi trường sau này. + Triển khai lắp đặt hệ thống thiết bị quan trắc môi trường tại những điểm môi trường sinh thái nhạy cảm. Tổ chức theo dõi thường xuyên những biến động, sự cố môi trường, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch để có biện pháp ứng phó kịp thời. + Khảo sát những biến đổi khí hậu đã từng xảy ra trên những vùng du lịch trọng điểm. Xây dựng các kịch bản về biến đổi khí hậu để đánh giá định lượng tác động của biến đổi khí hậu như độ cao của mực nước biển, diện tích ngập, độ sâu ngập, độ mặn, suy giảm của môi trường, đa dạng sinh học,. + Khi đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các dự án du lịch, đặc biệt chú ý đến các vùng nhạy cảm, các vùng trọng điểm phát triển như: ven biển, vùng hải đảo, vùng núi đang bị lũ quét đe dọa, vùng khô hạn có dấu hiệu hoang mạc hóa, trên cơ sở đưa ra những biện pháp thích ứng trong quy hoạch. + Những công trình du lịch ven biển cần phải khảo sát và dự báo mực nước biển dâng cho khoảng thời gian tối thiếu từ 15 – 20 năm tới để thiết lập chiều cao các công trình cho phù hợp, tránh tình trạng vừa mới xây dựng xong đã phải tôn nền vì ngập nước khi gặp triều cường. Những vùng ven biển phải để lại những cồn cát chống ngập mặn, chống nước dâng, sóng thần. Những vị trí quy hoạch khu du lịch tránh những địa điểm xói lở, trượt đất lũ quét. + Xây dựng và thành lập các đội cứu hộ biển, các đội phản ứng nhanh đối với các ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Phối hợp với các tỉnh trong vùng tham gia giải quyết các vấn đề môi trường mang tính liên vùng. + Hoạt động du lịch phát triển tất yếu sẽ dẫn tới sự gia tăng trong nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng, nước điều này đưa đến sự thiếu hụt nguồn năng lượng và nước. Bình Thuận là một trong những tỉnh khô hạn nhất cả nước, du lịch đang phát triển nhanh, cần có các dự án nghiên cứu thêm khả năng trữ nước, khai thác và cân đối nguồn nước cho từng khu vực. 3.3. Tiểu kết 1. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những mặt làm được và những hạn chế, bất cập của giai đoạn trước, định hướng chung giai đoạn 2010 - 2020 du lịch Bình Thuận phát triển cân đối, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đến năm 2020, Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế, đón khoảng 6.450.000 lượt khách du lịch (trong đó, 850.000 khách quốc tế và 5.600.000 khách du lịch trong nước), thu nhập du lịch đạt 14.500 tỉ đồng. 2. Để đạt được các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020, du lịch Bình Thuận cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về kinh tế, xã hội và môi trường: - Nhóm giải pháp về kinh tế: + Tăng cường quản lí nhà nước về du lịch + Tăng cường đầu tư phát triển du lịch + Đa dạng hóa sản phẩm du lịch + Xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường du lịch - Nhóm giải pháp về xã hội: + Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững + Đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo hướng bền vững - Nhóm giải pháp về môi trường: + Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch + Giảm thiểu áp lực lên môi trường phát triển du lịch KẾT LUẬN 1. Phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững thực chất là việc vận dụng quan điểm phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước Việt Nam vào phát triển du lịch. Phát triển du lịch phải đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. 2. Phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững được đánh giá bởi hệ thống 16 tiêu chí với bốn mức độ: bền vững, tương đối bền vững, thiếu bền vững hay kém bền vững. 3. Đối chiếu với các tiêu chí, du lịch Bình Thuận được đánh giá phát triển tương đối bền vững. Du lịch phát triển nhanh và chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Dù còn non trẻ nhưng du lịch Bình Thuận đã có tiếng vang không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Tuy nhiên, môi trường phát triển du lịch còn nhiều bất cập. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Sản phẩm du lịch nghèo nàn. Tỉ trọng khách du lịch quốc tế trong tổng số khách du lịch của tỉnh thấp. Phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và còn ẩn chứa những yếu tố thiếu bền vững. 4. Định hướng chung giai đoạn 2010 – 2020, du lịch Bình Thuận phát triển cân đối, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển: kinh tế, xã hội và môi trường. Đến năm 2020, Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế. 5. Để đạt được các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020, du lịch Bình Thuận cần thực hiện đồng bộ 08 giải pháp về kinh tế, xã hội và môi trường. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. La Nữ Ánh Vân (2007), Nguồn nhân lực phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2 năm 2007. Trang 137 – 141. 2. La Nữ Ánh Vân (2008), “Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận”, Tuyển tập báo cáo tóm tắt Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba Việt Nam hội nhập và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện khoa học Xã hội Việt Nam, Hà nội ngày 4 – 7 tháng 12 năm 2008. Trang 495. 3. La Nữ Ánh Vân (2009), “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch – thời cơ và thách thức”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc, Chuyên san của Tạp chí Đại học Sài Gòn về “Đào tạo nguồn nhân lực ngành Văn hóa – Du lịch trong xu thế hội nhập và phát triển”, thành phố Hồ Chí Minh ngày 24 tháng 11 năm 2009. Trang 178 – 181. 4. La Nữ Ánh Vân (2009), Cơ cấu khách du lịch tỉnh Bình Thuận, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 17 (51), 7 - 2009. Trang 153 – 158. 5. La Nu Anh Van (2010), “Some environmental issues related to tourism development in Binh Thuan province”, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội thảo khoa học quốc tế Địa lý Đông Nam Á lần thứ X, tháng 12 năm 2010, Hà Nội. 6. La Nữ Ánh Vân (2011), Tài nguyên du lịch biển, đảo tỉnh Bình Thuận, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 26 (60), 3 - 2011. Trang 79 – 87. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Đình Bắc (biên dịch) (1998), Quy hoạch du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2007), Chương trình Hành động của ngành Du lịch Thực hiện chương trình hành động của chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giai đoạn 2007 – 2012, (Ban hành kèm theo Quyết định số 564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/9/2007), Hà Nội. 3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011-2020, Số: 3066/QĐ- BVHTTDL ngày 29 tháng 9 năm 2011, Hà Nội. 4. Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1991), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Viện NCPTDL, Hà Nội. 5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội. 6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Namđến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 7. Cục Thống kê Bình Thuận (2002 – 2010), Niên giám thống kê 2002 – 2010, Bình Thuận. 8. Cục Thống kê Bình Thuận (2009), Chân dung Thủ đô Resort, Bình Thuận. 9. Đỗ Trọng Dũng (2009), Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái ở tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Địa lý, ĐHSPHN. 10. Lưu Đức Hải – Nguyễn Ngọc Sinh (2007), Quản lí môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Hải (2002), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Địa lí, ĐHKHTN, ĐHQGNH. 12. Nguyễn Thị Hải (2006), Nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị, Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ II, Hà Nội. 13. Hiệp Hội Du Lịch Sinh Thái (1998), Du lịch sinh thái, hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý, Cục Môi trường. 14. Nguyễn Đình Hoè – Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 15. Nguyễn Đình Hoè (2007), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục. 16. IUCN và Cục Môi trường (1998), Bên kia chân trời xanh – Các nguyên tắc của du lịch bền vững. Hà Nội. 17. IUCN (1998), Tuyển tập báo cáo Hội thảo kế hoạch du lịch cộng đồng Sapa. Hà Nội 18. Lê Văn Khoa – Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng (2006), Chiến lược và chính sách môi trường, NXB Đại học quốc gia. 19. Vũ Thị Như Lan (2005), Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường nước vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận, Luận án Tiến sĩ, Viện Địa lí, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 20. Lindberg, K. và D.E.Hawkin (1993), Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý. Cục Môi trường dịch và xuất bản. Hà Nội. 21. Nguyễn Xuân Lý (2006), Sưu tầm, nghiên cứu các di tích lịch sử - văn hóa Chăm phục vụ bảo tồn và phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Thuận. Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh. Bình Thuận. 22. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 23. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Giáo dục, , Hà Nội. 24. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Nguyễn Trọng Minh (2009), Hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế ở đồng bằng sông Cửu Long (1996 – 2008), Kỷ yếu hội thảo khoa học - Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội. 26. Trương Phước Minh (2004), Phân tích cơ cấu nguồn khách, đặc điểm và nhân tố thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng, Kỷ yếu hội thảo khoa học Địa lý – những vấn đề Kinh tế – Xã hội và môi trường trong quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, trường ĐHSP tp. Hồ Chí Minh. 27. Đỗ Hoài Nam (2003), Phát triển kinh tế – xã hội và môi trường các tỉnh ven biển Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang, Marketing du lịch (sách hướng dẫn du lịch Việt Nam), NXB thành phố Hồ Chí Minh. 29. Đặng Văn Phan – TS Nguyễn Kim Hồng (2002), Tổ chức lãnh thổ, ĐHSP tp. Hồ Chí Minh. 30. Trương Sĩ Quí (2002), Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ kinh tế, ĐHKTQD. 31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Hà Văn Siêu, Đánh giá điểm mạnh điểm, yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam bước sang thập kỷ tới 2011-2020, Viện NCPTDL. 33. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2005), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Hà Nội. 34. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, các Báo cáo tình hình công tác du lịch năm 2005 ,2006, 2007, 2008, 2009, 2010, Chương trình kế hoạch phát triển du lịch năm 2005 ,2006, 2007, 2008, 2009, 2010. 35. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận (2010), Các di tích lịch sử văn hóa - điểm du lịch Bình Thuận. 36. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận (2010), Đề án phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận. 37. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận (2010), Đề án bảo tồn và phát triển cảnh quan du lịch tỉnh Bình Thuận 38. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 39. Nguyễn Thị Sơn (2000), Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương, Luận án Tiến sỹ Địa lý, ĐHSPHN. 40. Trần Đức Thanh (1998), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 41. Phạm Lê Thảo (2006), Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền vững, Luận án Tiến sỹ Địa lý, ĐHSPNH. 42. Vũ Quyết Thắng (2007), Qui hoạch môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 43. Lê Thông (1992), Nhập môn địa lí nhân văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 44. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998), Tổ chức lãnh thổ du lịch, NXB Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 45. Trần Văn Thông (2002), Tổng quan du lịch, NXB Giáo dục. 46. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 47. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020, số 568/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010, Hà Nội. 48. Thủ tướng Chính phủ (2011), Dự thảo Quyết định Phê duyệt Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội. 49. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển Đề án phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020, Hà Nội. 50. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội. 51. Tỉnh uỷ Bình Thuận (2004), Nghị quyết của ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh (khoá X) về phát triển du lịch đến năm 2010. 52. Tỉnh uỷ Bình Thuận (2010), Tài liệu tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XII (2010 – 2015). 53. Tổng cục Du lịch (2005), Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trưởng thành của Ngành Du lịch Việt Nam. Hà Nội. 54. Tổng cục Du lịch (2006), Báo cáo tổng kết Chương trình hành động quốc gia về du lịch 2000 – 2005. Hà Nội. 55. Tổng cục Du lịch (2009), Một số thành tựu trong quá trình phát triển của ngành Du lịch Việt Nam, kỉ niệm 50 năm ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam. Hà Nội. 56. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2009, NXB Tổng cục Thống Kê, Hà Nội. 57. Phan Văn Trường (2006), Hiện trạng môi trường trong các điểm mỏ titan sa khoáng ven biển từ Quảng Nam đến Bình Thuận, Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ II. 58. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục vì sự phát triển bền vững (2007), Nâng cao nhận thức và năng lực phát triển du lịch bền vững trong thời đại toàn cầu hóa, NXB Đại học Sư phạm. 59. Trần Đức Tuấn (2004), Sự phát triển bền vững của du lịch ở Việt Nam: những vấn đề và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo khoa học Địa lý – những vấn đề Kinh tế – Xã hội và môi trường trong quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, trường ĐHSP tp. Hồ Chí Minh. 60. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và tập thể tác giả (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam. 61. UBND tỉnh Bình Thuận (2003), Báo cáo tổng kết 10 năm “Thực hiện Chỉ thị số 399/TTg ngày 05/8/1993 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế biển”, Phan Thiết ngày 10 tháng 11 năm 2003, Bình Thuận. 62. UBND tỉnh Bình Thuận, Nội dung chủ yếu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2001 – 2010, Bình Thuận. 63. UBND tỉnh Bình Thuận (2007), Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Bình Thuận. 64. UBND tỉnh Bình Thuận, Báo cáo Sơ kết thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU của Tỉnh uỷ về phát triển du lịch đến năm 2010, Bình Thuận. 65. UBND tỉnh Bình Thuận (2010), Đề án đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhan dân tỉnh Bình Thuận), Bình Thuận. 66. UBND tỉnh Bình Thuận (2010), Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030, Bình Thuận. 67. UBND tỉnh Bình Thuận (2010), Quyết định số 1613/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế biển tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, Bình Thuận. 68. UBND tỉnh Bình Thuận (2010), Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2011 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, Bình Thuận. 69. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, Bình Thuận. 70. UBND tỉnh Bình Thuận (2011), Báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 của tỉnh Bình Thuận, Số:79/BC- UBND, Bình Thuận 71. La Nữ Ánh Vân (2005), Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 72. Lương Thị Vân (2004), Quá trình di động cát và hiểm hoạ sa mạc hoá vùng duyên hải miền Trung, Kỷ yếu hội thảo khoa học Địa lý – những vần đề Kinh tế – Xã hội và môi trường trong quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, trường ĐHSP tp. Hồ Chí Minh. 73. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (1997), Quy hoạch chi tiết cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né, Hà Nội. 74. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (1998), Hội thảo về phát triển du lịch sinh thái và phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội. 75. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2001), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội. 76. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến năm 2020, Hà Nội. 77. Nguyễn Hữu Xuân (2009), Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thành phố Đà Lạt và phụ cận phục vụ phát triển một số loại hình du lịch, Luận án Tiến sỹ Địa lý, ĐHSPHN. 78. Bùi Thị Hải Yến (2007), Qui hoạch du lịch, NXB Giáo dục. 79. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục. 80. Bùi Thị Hải Yến (2006), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_du_lich_tinh_binh_thuan_tren_quan_diem_phat_trien_ben_vung_5321.pdf
Luận văn liên quan