Luận án Phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế

Luận án “Phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế” xác định mục tiêu là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, để đề xuất phương hướng và giải pháp khả thi cho việc phát triển ngành DL của tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh HNQT giai đoạn 2023-2030. Luận án đã hệ thống hoá, làm rõ và phân tích đánh giá, phát triển một số vấn đề lý luận về phát triển ngành DL trong hội nhập quốc tế và phân tích các kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia có đặc điểm tương tự Việt Nam để làm cơ sở cho các bước tiếp theo của nghiên cứu. Trong việc thực hiện nhiệm vụ này, luận án đã trình bày lý thuyết nền của đề tài luận án là lý luận về phát triển ngành. Trên cơ sở đó luận án xác định nội dung của phát triển DL Đồng Nai là phát triển sản phẩm du lịch và phát triển các tác nhân tham gia vào hoạt động du lịch. Cùng với đó, luận án đã làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bao gồm: Những nhân tố gián tiếp bao gồm: môi trường chính trị, Môi trường kinh tế và Môi trường xã hội và Môi trường hội nhập quốc tế. Những nhân tố trực tiếp bao gồm: Tài nguyên du lịch, Chất lượng các dịch vụ phục vụ du lịch, Đặc điểm khách du lịch, Thị trường du lịch, Nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch, Trình độ và kỹ năng quản lý của cơ sở kinh doanh du lịch, Ứng dụng khoa học – kỹ thuật và công nghệ vào hoạt động du lịch, Nguồn nhân lực phục vụ du lịch, Hợp tác, liên kết và cạnh tranh trong nội bộ ngành du lịch và Quản lý nhà nước với ngành du lịch Luận án đã dựa trên cơ sở lý luận và sử dụng kết hợp phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê để phân tích làm rõ thực trạng phát triển của ngành du lịch Đồng Nai trong thời gian qua cho thấy: Du lịch Đồng Nai có bước phát triển nhất định về sản phẩm du lịch mà chủ yếu là loại hình du lịch văn hóa-sinh thái, Các tác nhân của sự phát triển du lịch có sự phát triển mới mà nổi bậc nhất là sự gia tăng của các cơ sở điểm đến phục vụ chủ yếu cho khách du lịch nội địa. Qui mô và hiệu quả hoạt động của ngành DL tỉnh Đồng Nai tuy không lớn nhưng có mức gia tăng khá và có đóng góp đáng kể chi phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, DL Đồng Nai cũng còn có những mặt còn hạn chế, tồn tại như: Du lịch của Đồng Nai thiếu những điểm đến và sản phẩm DL có tầm vóc lớn, có sức hấp dẫn cao để phát triển ngành DL lên quy mô lớn, chất lượng cao. Các tác nhân của sự phát triển du lịch ở Đồng Nai thiếu cân đối, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Nguyên nhân những hạn chế tồn tại nêu trên là do: -Môi trường kinh doanh DL của Đồng Nai được đánh giá vẫn chưa thật sự thuận lợi khi so sánh với các tỉnh khác vì , tỉnh có vị trí địa lý liền kề thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Vũng Tàu nên Đồng Nai khó đón những tour DL dài ngày trong khi đó tài nguyên DL phân tán, không có tính nổi trội nên gây khó khăn trong việc thiết kế các tour DL hấp dẫn và ảnh hưởng đến sự phát triển các CSLT như: khách sạn, resort -Trình độ chuyên môn của lao động trong ngành DL Đồng Nai, chiếm tỉ trọng đông nhất là lao động chưa qua đào tạo. Trình độ năng lực đội ngũ quản lý DL của Đồng Nai còn nhiều hạn chế trên nhiều mặt. Việc liên kết giữa các đơn vị kinh doanh DL nhìn chung thiếu chặt chẽ, hiệp hội DL chưa thể hiện hết vai trò là trung tâm kết nối giữa các đơn vị thành viên. Vốn đầu tư cho phát triển DL ở Đồng Nai chưa nhiều, mức tăng trưởng chậm, đôi khi tăng giảm thất thường. Công tác quy hoạch phát triển DL của tỉnh thiếu chủ động và đồng bộ. Sự phối hợp giữa các ban ngành cũng như công tác quản lý DL còn chưa tích cực. Công tác quản lý còn chưa sát sao, nghiêm túc. Hiệu quả của hoạt động marketing và thương hiệu thu hút du khách của Đồng Nai chưa cao. Trên cơ sở phân tích thực trạng, rút ra những kết quả đạt được, cùng với những hạn chế, luận án đã xác định một số quan điểm phát triển DL Đồng Nai trong thời gian tới như: Phát triển DL phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sử dụng nguồn tài nguyên DL của tỉnh hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự bền vững, phát triển đồng thời cả DL nội địa và quốc tế. Đồng thời Luận án cũng đã đề ra hệ thống một số giải pháp bao gồm: Nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân địa phương về tầm quan trọng của phát triển du lịch; Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Đồng Nai đa dạng phong phú, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của địa phương; Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, gắn với thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch; Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho phát triển DL trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước để phát triển DL tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế; Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tiếp thị cho ngành du lịch tỉnh Đồng Nai; Tăng cường liên kết, hợp tác để phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai; Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường, sinh thái trong phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai

docx212 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m (2006), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết đại hội Đảng khóa XII, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Hà Nội. Đinh Thị Hải Hậu (2014), Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực DL Việt Nam trong điều kiện HNQT, LATS kinh tế, Học viện tài chính. Đỗ Cẩm Thơ (2007), “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm DL Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế”, Đề tài cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đỗ Thanh Hoa (2006), “Nghiên cứu đề xuất đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá DL Việt Nam tại một số thị trường DL quốc tế trọng điểm”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Tổng cục Du lịch, Hà Nội. Đoàn Thị Thanh Vân (2021), "Thu hút vốn đầu tư tạo tiền đề phát triển DL Đồng Nai giai đoạn 2020-2030", Tạp chí Công Thương, 01/02/2021. Đoàn Thị Trang (2017), “Kinh tế DL ở vùng kinh tế trọng điểm phía bắc trong HNQT”, LATS Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Hà Thị Thoa (2017), Giải pháp phát triển DL Tiền Giang trong hội nhập kinh tế quốc tế, LATS Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Khoa học xã hội. Hồ Đức Phớc (2009), “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị DL Việt Nam”, LATS Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Hoàng Phê (2016), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, NXB Hồng Đức. Hoàng Thị Lan Hương (2011), Phát triển kinh doanh lưu trú DL tại vùng DL Bắc bộ của Việt Nam, LATS Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hoàng Văn Thành (2014), Giáo trình Marketing Du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Hội đồng quốc gia (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển bách khoa. Kiều Hoa (2019), Du lịch Thái Nguyên tăng cường liên kết, hợp tác, Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Thái Nguyên, 12/09/2019 Lê Kim Bằng (2019), Đồng Nai khai thác tiềm năng phát triển DL, Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương, https://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/van-hoa/dong-nai-khai-thac-tiem-nang-phat-trien-du-lich-123829, 14/8/2019. Lê Thu Hương (2011), Giáo trình nhập môn DL, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Lê Văn Minh (Chủ nhiệm) (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu DL, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu và Phát triển DL, Hà Nội. Mai Anh Vũ và Nguyễn Xuân Hiếu (2020), “Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DL bền vững”, Tạp chí Công thương 7/2020. Minh Thu (2020), Tây Ninh phát triển DL hướng đến trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương, https://tuyengiao.vn/kinh-te/tay-ninh-phat-trien-du-lich-huong-den-tro-thanh-nganh-kinh-te-mui-nhon-131117, 9/12/2020 Nguyễn Anh Tuấn (2010), Năng lực cạnh tranh điểm đến của DL Việt Nam, LATS Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Anh Tuấn (2011), "Xây dựng và xúc tiến thương hiệu điểm đến", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (17). Nguyễn Bá Lâm và Trịnh Xuân Dũng (2014), Tổng quan về DL, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Nguyễn Duy Mậu (2011), Phát triển DL Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, LATS Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Minh Đức (2007), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, DL tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, LATS Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Quang Vinh (2012), Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp DL lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), LATS Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Tấn Vinh (2008), Hoàn thiện quản lý nhà nước về DL trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, LATS Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Thành Long (2016), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Du lịch Bến Tre, LATS Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), Kinh tế DL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế, LATS Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Thị Tú (2006), “Những giải pháp phát triển DL sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập”, LATS Kinh tế, Đại học Thương mại, Hà Nội. Nguyễn Trùng Khánh (2011), Phát triển dịch vụ lữ hành DL trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, LATS Kinh tế, Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (Chủ biên) (2008), Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Nguyễn Văn Lưu (2011), "Quy hoạch phát triển nhân lực giải pháp quan trọng thực hiện chiến lược phát triển DL", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (15). Nguyễn Văn Sáng (2019), “Phát triển DL Đồng Nai nhìn từ khai thác sản phẩm DL đặc trưng”, NXB Kinh tế - Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Trình và cộng sự (2020), “Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa thương mại”, Tạp chí điện tử Doanh nghiệp và Thương hiệu, số tháng 7/2020. Nguyễn Văn Tuấn (2010), "Du lịch Việt Nam: Khó khăn, thách thức và vận hội phát triển", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (29). Nguyễn Vũ Hà, Đoàn Mạnh Cường (Chủ biên) (2006), Giáo trình tổng quan, cơ sở lưu trú Du lịch, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. Phạm Đức Hùng (2019), Thực trạng và giải pháp cho nguồn nhân lực ngành DL tỉnh Đồng Nai trong thời kì hội nhập, Tạp chí Khoa học Công nghệ Giao thông vận tải, số 34-11/2019, tr101-104. Phan Huy Đường (2015), (Biên soạn), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch số 44/2005/QH11, Hà Nội. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch số 09/2017/QH14, Hà Nội. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020), Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, Hà Nội. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020), Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, Hà Nội. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai, Số liệu thống kê năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020. Thu Hồng (2016), Xu hướng phát triển của Du lịch thế giới đến năm 2030, tại trang http//phapluat.vn, [truy cập ngày 19/7/2018]. Thủ tướng Chính Phủ (2020), Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 phê duyệt Chiến lược phát triển DL Việt Nam đến năm 2030. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2019), Báo cáo thường niên. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2020), Báo cáo thường niên. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2021), Báo cáo thường niên. Trần Hải Sơn (2010), Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, LATS Quản lý hành chính Công, Học viện Hành chính, Hà Nội. Trần Hữu Ái, Đặng Thanh Liêm (2015), Chiến lược maketing địa phương nhằm thu hút khách DL đến tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến 7/2015. Trần Thu Hương, Đoàn Thị Thanh Vân (2020), Xây dựng sản phẩm DL đặc thù cho phát triển DL Đồng Nai, Tạp chí Công thương, 12/2020. Trần Văn Mậu (2001), Tổ chức phục vụ các dịch vụ DL, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Trần Xuân Ảnh (2011), Thị trường DL Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, LATS Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Những xu hướng DL mới của thế giới và Việt Nam, https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/nhung-xu-huong-du-lich-moi-cua-the-gioi-va-viet-nam-1491857151. Trương Thùy Minh (2019), “Phát triển sản phẩm DL đặc thù gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành DL tỉnh Đồng Nai”, NXB Kinh tế - Thành phố Hồ Chí Minh. Vũ Đức Minh (2008), Giáo trình Tổng quan DL, NXB Thống kê. Xuân Thỏa (2021), Du lịch Khánh Hòa – đổi mới phát triển bền vững, https://tinhuykhanhhoa.vn/tin-chi-tiet/id/9435/Du-lich-Khanh-Hoa--Doi-moi-de-phat-trien-ben-vung, 09/03/2021 Tiếng Anh Aref F (2011), The effects of tourism on quality of life: a case study of Shiraz, Iran, Life Science Journal 8(2): 26-30. Dwyer L, Edwards D, Mistilis N, Roman C, Scott N (2009), Destination and enterprise management for a tourism future, Tourism management 30(1): 63-74. Haugland  et al. (2011), “Development of tourism destinations: An Integrated Multilevel”, Annals of Tourism Research 38 (2011). Jeon MM, Kang MM, Desmarais E (2016), Residents' perceived quality of life in a cultural-heritage tourism destination, Applied Research in Quality of Life 11(1): 105-123.. Kali- Reyes (2007), “The architecture of globalization: a network approach to international economic integration”, Journal of International Business Studies (2007) 38, 595–620. Khasawneh & Al-Smadi (2019), “The changes resulting from globalization in tourism industry and their impact in the development of tourism activity in Jordan”, GeoJournal of Tourism and Geosites , vol. 25, no. 2, 2019, p.524-542. Kirsten M, Rogerson CM (2002), Tourism, business linkages and small enterprise development in South Africa, Development Southern Africa 19(1): 29-59. Konstantinos Andriotis (2002), “Local Authorities in Crete and the Deve lopment of Tourism”, The Journal of tourism studies, Vol.13, No.2.DEC. Lazzeretti L, Capone F, Secilmis IE (2016), In search of a Mediterranean creativity, Cultural and creative industries in Italy, Spain and Turkey, European Planning Studies 24(3): 568-588. Maradi & Patil (2019), “Strategic Impact of Tour and Travel Agencies on The Development of Tourism Industry”, June 2019, SSRN Electronic Journal 6(6):442-553. Olena Zayats (2020), “Coopetition of International Integration Groupings”, Efktyvna Ekonomika, September 2020. Pike S (2007), Destination marketing organisations, Routledge, UK. Robert E. Wood (1980), “International Tourism and Cultural Change in Southeast International Tourism and Cultural Change in Southeast Asia”, Economic Development and Cultural Change, 1980, vol. 28, issue 3, 561-81 Roy S, Misra S (2012), New Model on Cluster Competitiveness in Tourism Industry, In Services in Emerging Markets (ICSEM), Third International Conference on, pp. 168-174. Sezgin M, Gumus M (2016), The Evaluation of Beysehir Lake National Park (Konya-Turkey) in the Framework Ecotourism, Forest 14: 16-8. Shahraki & Ebrahimzadeh (2015), “Programming for development of tourism industry using case studies”, Cogent Business & Management, 2(1). Smith (1994), "The tourism product", Annals of Tourism Research, 21, 582-595. Vanegas S. M.&Growth R.R.C. (2003) “Growth, development and Tourism in a Small Economy: Evidence from Aruba”, September 2003; International Journal of Tourism Research 5(5):315 – 330. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN LUẬN ÁN Trần Đăng Ninh (2016a), “Phát triển nguồn nhân lực DL Đồng Nai trong thời kỳ HNQT”, Tạp chí của Trường Đại học Văn hóa TP.HCM – Văn hóa và nguồn lực, tr.70 – 79. Trần Đăng Ninh (2016b), “Đánh thức tiềm năng DL Đồng Nai”, Tạp chí Khoa học – Đại học Đồng Nai, tr.42 – 51. Trần Đăng Ninh (2019a), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của DL tỉnh Đồng Nai trong HNQT”. Đề tài NCKH cấp trường – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Trần Đăng Ninh (2019b), “Thực trạng và giải pháp đầu tư DL tỉnh Đồng Nai trong HNQT” – Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Cơ chế, chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển DL tỉnh Đồng Nai trong HNQT. NXB Kinh tế TP. HCM – ISBN: 978-604-922-778-3, tr.1-8. Trần Đăng Ninh (2019c), “Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển DL dựa vào cộng đồng và duy trì phát triển mẫu DL dựa vào cộng đồng tỉnh Lâm Đồng”, Tạp chí Khoa học công nghệ - Giao thông vận tải, tr.105-112. Trần Đăng Ninh, Nguyễn Hoàng Phương, Trần Minh Tâm (2021), “The Reality Anh Solution To Dong Nai Tourism Sustainable Developmend In The Period Of International Integration” – Turky online Journal of Qualitative Inquiry (TOJQI) Volume 12, Issue 6, July, 2021- ISSN: 1309-6591- Page: 4832-4838, Scopus Q4 Trần Đăng Ninh (2022), “Giải pháp phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang”, Tạp chí Công Thương, tr 170 – 173. PHỤ LỤC 1 DÀN BÀI THẢO LUẬN CỦA CHUYÊN GIA KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Kính chào các chuyên gia. Chúng tôi thuộc nhóm nghiên cứu trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đang thực hiện nghiên cứu đề tài “Phát triển DL tỉnh Đồng Nai trong HNQT”. Rất mong chuyên gia dành chút ít thời gian trao đổi và cho ý kiến về “Các nhân tố tác động đến phát triển DL tỉnh Đồng Nai trong HNQT” dưới đây. NỘI DUNG THẢO LUẬN Hợp tác quốc tế về DL Sản phẩm DL Nguồn lực DL Đầu tư CSVC cho phát triển DL Quản lý nhà nước về DL Xúc tiến, quảng bá cho ngành DL Đảm bảo an toàn – an ninh, môi trường sinh thái Các nhân tố tác động đến phát triển DL Đồng Nai trong HNQT - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển DL tỉnh Đồng Nai. - Nghiên cứu hoạt động DL, sản phẩm DL và sự phát triển của thị trường DL. - “Quy hoạch phát triển DL tỉnh Đồng Nai năm 2020, tầm nhìn đến 2030” Các nhân tố tác động đến phát triển DL Đồng Nai trong HNQT Các nhân tố tác động đến phát triển DL Đồng Nai trong HNQT Các nhân tố tác động đến phát triển DL Đồng Nai trong HNQT (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, năm 2020) Từ cơ sở lý thuyết và qua nghiên cứu các nghiên cứu trước có liên quan, chúng tôi đã biện luận để hình thành các giả thuyết và tổng hợp thành mô hình nghiên cứu theo hình dưới đây. TT Thang đo cho nghiên cứu dự kiến Nội dung Ý kiến chuyên gia Đồng ý Không đồng ý Khác I. Nhân tố 1 Hợp tác quốc tế về DL 2 Sản phẩm DL 3 Nguồn lực DL 4 Đầu tư CSVC cho phát triển DL 5 Quản lý nhà nước về DL 6 Xúc tiến quảng bá cho ngành DL 7 Đảm bảo an toàn – an ninh môi trường sinh thái II. Góp ý thang đo: Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia về các thành phần của các thang đo trong mô hình nghiên cứu trên cho phù hợp với điều kiện DL ở tỉnh Đồng Nai. Xác định các nhân tố tác động đến phát triển DL tỉnh Đồng Nai Căn cứ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển DL tỉnh Đồng Nai, các nghiên cứu hoạt động DL, sản phẩm DL, sự phát triển của thị trường DL và quy hoạch phát triển DL tỉnh Đồng Nai năm 2020, tầm nhìn đến 2030, tác giả xác định các nhân tố tác động đến sự phát triển DL tỉnh Đồng Nai bao gồm: 1) Hợp tác quốc tế về DL ; 2) Sản phẩm DL; 3) Nguồn lực du; 4) Đầu tư CSVC cho phát triển DL; 5) Quản lý nhà nước về DL; 6) Xúc tiến quảng bá cho ngành DL; 7) Đảm bảo an toàn – an ninh môi trường sinh thái. Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, kính mong chuyên gia cho biết trong những biến quan sát dưới đây biến nào nên bỏ đi, hay điểu chỉnh (nếu điều chỉnh thì điểu chỉnh thế nào? Ngoài ra cần bổ sung thêm biến nào cho phù hợp? Cám ơn ý kiến của quý chuyên gia! Danh sách phỏng vấn chuyên gia STT HỌ VÀ TÊN CHUYỂN GIÁ CHỨC VỤ ĐƠN VỊ SỐ ĐIỆN THOẠI EMAIL ĐỒNG Ý KHÔNG ĐỒNG Ý Ý KIẾN KHÁC 1 Bùi XXX Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế Sở Ngoại vụ tỉnh Đồng Nai 0912328 621 hongto251277@gmail.com x 100đ (10-30-10-20-5-10-15) Sản phẩm DL cần đầu tư và xác định số mũi nhọn chủ lực kích thích phát triển kinh tế 2 Đoàn XXX Phó Trưởng Khoa Kinh tế Quản trị Đại học Công Nghệ Đồng Nai 0918815399 x 3 Nguyễn XXX Trưởng phòng Thông tin QH CTL 0919353009 x Bổ sung liên kết phát triển DL giữa các địa phương, doanh nghiệp DL 4 Nguyễn XXX Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Nai 0933000868 x 5 Đặng XXX Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Nai 0912737509 danghangnvdl@gmail.com x Cần bổ sung thêm nhân tố: đầu tư CSHT giao thông; Sản phẩm DL: bổ sung sản phẩm quà tặng DL 6 Văn XXX Trưởng phòng Quản lý VHTTDL Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Nai 0908274007 x Phát triển cơ sở hạ tầng 7 Trần XXX Trưởng phòng phòng XDNSVH&GĐ Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Nai 0946508179 x Cần bổ sung thêm về giao thông 8 Đinh XXX Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Nai 0976582759 x Đối với "Hợp tác quốc tế về DL" cũng cần nhưng với đặc điển DL Đồng Nai hiện tại nên ưu tiên hợp tác vùng, miền trước 9 Huỳnh XXX Bộ phận Điều hành 0916659969 huynhhangdn78@gmail.com x 10 Trần XXX Giảng viên Đại học Công Nghệ Đồng Nai 0325588077 x Hợp tác Quốc tế: Xúc tiến quảng bá cho ngành DL. 11 Nguyễn XXX Tổ chức tham quan nhà máy Công ty Ajinomoto Việt Nam 0908621520 x Nên phát triển các sản phẩm DL Đồng Nai 12 Khưu XXX Điều hành tham quan nhà máy Công ty Ajinomoto Việt Nam 0974177073 thaikt@ajinomoto.com.vn x Nên tạo ra thêm các loại hình sản phẩm DL mới có nét đặc trưng của Đồng Nai 13 Lê XXX Đầu bếp biểu diễn trong hoạt động tham quan nhà máy Công ty Ajinomoto Việt Nam 0342736677 x Với tình hình hiện tại có thể phát triển DL công nghiệp 4.0 để thúc đẩy DL trong và ngoài nước 14 Đinh XXX Quản lý tham quan nhà máy Công ty Ajinomoto Việt Nam 0913199419 x Nên tạo ra sản phẩm DL đặc trưng của Đồng Nai. Ví dụ: sản phẩm DL công nghiệp để giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước 15 Tô XXX Nhân viên tổ chức chương trình tham quan nhà máy Công ty Ajinomoto Việt Nam 0966375228 x 16 Đỗ XXX Phụ trách truyền thông tham quan Công ty Ajinomoto Việt Nam 0929611877 x Nên có sản phẩm DL đặc trưng để truyền thông rộng rãi đến du khách. Ví du: vườn cây cỏ lau, bờ hồ Trị An 17 Trần XXX Điều hành tour tham quan nhà máy Công ty Ajinomoto Việt Nam 0937490509 x Nên phát triển sản phẩm DL đặc trưng cho tỉnh Đồng Nai. Ví dụ: hàng cây phượng nở chào hè. 18 Nguyễn XXX Đội VH TT TTTT Công an tỉnh Đồng Nai 0933097999 x Phát triển DV DL hoặc kinh tế đêm 19 Trần XXX Đội VH TT TTTT Công an tỉnh Đồng Nai 090123006 x Phát triển hạ tầng giao thông hoặc kinh tế đêm 20 Phạm XXX Phó Trưởng phòng Quản lý Văn hóa thể thao DL 0942203357 phamchuminh@gmail.com x 21 Nguyễn XXX Phó Trưởng phòng Quản lý Văn hóa thể thao DL 0918354452 x Hợp tác phát triển DL bao gồm trong nước và quốc tế. Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển DL 22 Phan XXX Công ty DL Viettravel - chi nhánh Đồng Nai 0931248745 x Phát triển hạ tầng giao thông, DV DL vui chơi giải trí về đêm 23 Nguyễn XXX Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Nai 0986960965 x Nâng cao chất lượng sản phẩm DL nói chung và chất lượng các DV DL nói riêng 24 Nguyễn XXX Giám đốc Công ty DL Khánh Loan 0902921925 x Nguồn lực DL: chất lượng cao; Kinh tế đêm (phục vụ khách DL), phát triển hạ tầng giao thông 25 Lê XXX Đội Văn hóa Thể thao Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh 0937823399 x Phát triển hạ tầng giao thông 26 Ngô XXX Đội Văn hóa Thể thao Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh 0917768040 x Phát triển hạ tầng giao thông; phát triển kinh tế đêm 27 Nguyễn XXX Đội Văn hóa Thể thao Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh 0976957496 x Kinh tế đêm, phát triển hạ tầng giao thông 28 Phạm XXX Công viên Suối Mơ anpc@suoimopark.com x Cần có biến cố tỉ trọng thể hiện mức độ tác động mạnh hay yếu của từng nhân tố, kế hoạch phân bổ nguồn lực và ưu tiên đầu tư 29 Phạm XXX Trưởng Bộ Môn Việt Nam học Đại học Lạc Hồng minhtruc218@gmail.com x Cần có thêm sự phát triển DL gắn với công nghệ, và những kế hoạch thiết thực phát triển DL trong điều kiện không bình thường để ứng phó với tình huống không mong muốn xảy ra. Ví dụ: Phát triển DL trong thời Covid chẳng hạn thì phải làm thế nào? 30 Trần XXX Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến du lịch Đồng Nai 0916 67679 thutrangttxtdl@gmail.com x Trong nhân tố sản phẩm DL đã bao gồm xây dựng, định hình sản phẩm DL mang tính bền vững, đảm bảo yếu tố an toàn phát triển của môi trường sinh thái. 31 Nguyễn XXX Giám đốc Công ty TNHH MTV Vận chuyển và DL Thái Loan 0948425485 32 Nguyễn XXX Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM nhanntt@hcmute.edu.vn x Đảm bảo an toàn - an ninh môi trường sinh thái: chưa đủ nên hướng đến tính bền vững sẽ thể hiện đầy đủ và phù hợp với sự hội nhập thế giới. thang đo cho pp thống kê của tác giả tùy vào mục tiêu mà tác gải muốn đạt được. Tuy nhiên theo góc nhìn của tôi, tác gải nên kết hợp pp nghiên cứu làm Mix (vừa định tính và định lượng) vì nội dung khá nhiều và ở mỗi dimension có số mẫu khác nhau do đó nên cân nhắc cách dùng pp cho mỗi biến mà tác gải khai thác 33 Thân XXX Giám đốc Công ty DL Trải nghiệm Trị An Adventure trianadventure@gmail.com x Hợp tác Quốc tế về DL: không đồng ý. Nguồn lực DL. 34 Lương XXX Giám đốc Công ty DL Chuyến đi Việt 0916776827 hienchuyendiviet@gmail.com chuyendiviet@gmail.com x Hoàn toàn đồng ý với các nhân tố được nhắc đến trong thang đo. Ngoài những nhân tố trên, cần nhanh chóng kêu gọi đầu tư và học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố đang trên đà phát triển về ngành công nghiệp không khói này nhằm đa dạng các sản phẩm DL để thúc đẩy DL tỉnh nhà phát triển bền vững. 35 Phạm XXX Phó Giám đốc Trung tâm HT&TTDL, trường cao đẳng nghề DL Sài Gòn thaophamdlsg@gmail.com x 36 Bùi XXX Viên chức Trung tâm Văn hóa Điện ảnh tỉnh Bến Tre bhn.svhttdl@bentre.gov.vn Bổ sung nhân tố "tài nguyên DL". Đây là điều kiện tiên quyết, yếu tố đầu vào tác động đến sự phát triển DL. PHỤ LỤC 2 Mô hình các nhân tố tác động đến thu hút khách DL tỉnh Đồng Nai 1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài 1.1.1. Công trình nghiên cứu của Erik Cohen (2016) Tiến sỹ Erik Cohen đã nêu lên tầm quan trọng của chợ nổi ở Thái Lan đối với người dân và khách DL trong nước của tiến sỹ Erik Cohen trường đại học Hebrew tại thủ đô Jerasalem, Israel công trình đăng lên tạp chí khoa học (research gate) tháng 7 năm 2016. Bài nghiên cứu nêu lên tầm quan trọng của chợ nổi đối với nhiều mặt trong đời sống người dân và thu hút khách DL thông qua các giá trị của chợ nổi. Hình PL2.1. Mô hình nghiên cứu của Erik Cohen (2016) Nguồn: Erik Cohen (2016) 1.1.2. Công trình xác định sự hấp dẫn của điểm đến Thổ Nhĩ Kỳ của Gearing (1974) Sau đây là các nhóm thuộc tính đã được xây dựng bởi Gearing (1974): Các yếu tố tự nhiên: Chúng bao gồm địa hình nói chung; hệ thực vật và động vật; gần đến hồ, sông, biển; đảo và đảo nhỏ; suối nước nóng và nước khoáng; các hang động và thác nước; lượng của ánh nắng mặt trời; nhiệt độ; gió và lượng mưa; Các yếu tố xã hội: Chúng bao gồm các kiến trúc địa phương, nhà thờ Hồi giáo, di tích, bảo tàng nghệ thuật, âm nhạc và vũ điệu lễ hội, các sự kiện thể thao và các cuộc thi, dân ca và điệu múa, ẩm thực địa phương, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm chuyên biệt, hội chợ và triển lãm, và địa phương thích đáng/ điều trị của khách DL. Các yếu tố lịch sử: là sự tồn tại, điều kiện và khả năng tiếp cận của các di tích cổ xưa; các tầm quan trọng tôn giáo về chấp hành và thực hành tôn giáo hiện hữu; mức độ mà một điểm đến có thể được nổi tiếng vì các sự kiện lịch sử quan trọng. Các cơ sở giải trí và mua sắm: Là các địa điểm để săn bắn, câu cá, bơi lội, trượt tuyết, chèo thuyền, chơi golf, cưỡi ngựa cơ sở. Khảo cổ học và dân tộc học bảo tàng, vườn thú, vườn thực vật, hồ cá cảnh. Khoáng sản và spa nước nóng, đi bộ đường dài những con đường mòn, và các căn cứ dã ngoại. Cờ bạc sòng bạc, vũ trường, rạp hát, rạp chiếu phim. Lưu niệm và cửa hàng quà tặng, cửa hàng thủ công mỹ nghệ, cơ sở DV tự động, cửa hàng tạp hóa và các nhu yếu. CSHT, thực phẩm và nơi trú ẩn như đường cao tốc và đường bộ; nước, điện và khí đốt; DV an toàn; DV y tế; thông tin liên lạc; phương tiện giao thông công cộng. Khách sạn, nhà hàng, làng nghỉ, bungalow, nhà nghỉ, phương tiện cắm trại. 1.1.3 Một số mô hình đo lường sự hài lòng 1.1.3.1 Mô hình chất lượng dịch vụ tác động đến sự hài lòng (SERVQUAL) của Parasuraman, Zeithaml và Berry (1988) Parasuraman là một trong những người đi tiên phong trong việc nghiên cứu về chất lượng dịch vụ. Năm 1985, dựa trên định nghĩa về chất lượng dịch vụ, Parasuraman và cộng sự đã xây dựng thang đo SERVỌUAL để đánh giá chất lượng dịch vụ với 10 yếu tố: (1) Phương tiện hữu hình; (2) Độ tin cậy; (3) Sự đáp ứng; (4) Năng lực phục vụ; (5) Tiếp cận; (6) Ân cần; (7) Thông tin; (8) Tín nhiệm; (9) An toàn; (10) Sự đồng cảm. Sau đó, vào năm 1988, từ thang đo ban đầu với 10 yếu tố, Parasuraman và cộng sự đà làm sạch và rút gọn xuống còn 5 yếu tố với 22 biến quan sát. Phương tiện hữu hình Độ tin cậy Sự đáp ứng Sự đảm bảo Sự đồng cảm Dịch vụ kỳ vọng Dịch vụ cảm nhận CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ Hình PL2.2. Mô hình SERVQUAL (Parasuraman, Zeithaml & Berry, 1988) Phương tiện hữu hình (Tangibles): thể hiện qua thương hiệu, hình ảnh bên ngoài của trụ sở, thiết bị, máy móc, tài liệu, sách hướng dẫn, cơ sở vật chất, ...để thực hiện dịch vụ và ngoại hình, trang phục, phong thái của đội ngũ nhân viên. Tóm lại, những gì mà khách hàng có thể cảm nhận được bằng các giác quan thì đều có thể tác động đến yếu tố này. Độ tin cậy (Reliability): là khả năng thực hiện dịch vụ đã hứa một cách đáng tin cậy và chính xác, không xảy ra sai sót. Khi khách hàng gặp khó khăn, trở ngại thì nhà cung ứng dịch luôn quan tâm giả quyết vấn đề mau gọn, đúng hẹn. Sự đáp ứng (Responsiness): đây là tiêu chí đo lường mức độ mong muốn, khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, xử lý hiệu quả các khiếu nại, và sẵn sàng trợ giúp, đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, kịp thời. Sự đảm bảo (Assurance): là tiêu chí đo lường kiến thức chuyên môn, phong cách chuyên nghiệp, niềm nở, phong thái nhiệt tình và khả năng giao tiếp tốt của nhân viên và đặc biệt là giải quyết nhanh các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng. Nhờ đó, khi sử dụng dịch vụ, khách hàng luôn cảm thấy yên tâm, tin cậy. Đây là yếu tố tạo nên sự tín nhiêm, tin cậy cho khách hàng. Sự đồng cảm (Empathy): là sự ân cần, quan tâm, thăm hỏi, động viên, dành cho khách hàng sự chăm sóc chu đáo nhất giúp cho khách hàng cảm thấy mình là “thượng khách”. Luôn hiểu rõ những nhu cầu khách hàng, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và luôn đặc biệt chú ý đến khách hàng. 1.1.3.2 Mô hình SERVPERF của Cronin và Taylor (1992) Sau khi được ứng dụng vào một số nghiên cứu về chất lượng dịch vụ, với giá trị lý thuyết cũng như thực tiễn, SERVQUAL là thang đo được chấp nhận rộng rãi trong giới học giả nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến tranh luận, phê phán về một số khó khăn khi sử dụng thang đo này. Nhằm khắc phục các khó khăn đó, thay vì sử dụng cả chất lượng cảm nhận lẫn kỳ vọng, Cronin và Taylor đã cải biến và xây dựng mô hình SERVPERF để đo lường mức độ cảm nhận của khách hàng và từ đó xác định chất lượng dịch vụ. Theo mô hình SERVPERF thì: Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận. Bộ thang đo SERVPERF cũng có 22 biến quan sát với 5 yếu tố với tương tự như mô hình SERVỌUAL. Điểm khác biệt duy nhất chính là thang đo SERVPERF bỏ qua phần hỏi về kỳ vọng. 1.1.3.3 Mô hình các nhân tố tác động đến sự hài lòng của Zeithaml và Bitner (2000) Chất lượng sản phẩm Chất lượng dịch vụ Giá Các nhân tố cá nhân Các nhân tố tình huống SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG Hình PL2.3. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng Zeithaml và Bitner (2000) Theo Zeithaml và Bitner (2000) thì bên cạnh chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: Chất lượng sản phẩm, Giá, Các nhân tố tình huống và Các nhân tố cá nhân. Như vậy, chúng ta có thể thấy được chất lượng dịch vụ chỉ là một trong các yếu tố ảnh hường đến sự hài lòng. Ngoài ra, Zeithaml và Bitner đã chứng minh chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là hai khái niệm khác nhau. Theo đó, sự hài lòng của khách hàng là một khái niệm tổng quát, trong khi chất lượng dịch vụ chỉ tập trung vào các thành phần cụ thể của chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chất lượng dịch vụ là tiền đề của sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng. 1.1.3.4 Mô hình các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với một điểm đến (HOLSAT) của Tribe và Snaith (1998). Mô hình HOLSAT được Tribe và Snaith xây dựng vào năm 1998 nhằm đo lường sự hài lòng của du khách tại khu nghỉ mát nổi tiếng Varadero của Cu Ba. Theo đó, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng gồm: Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất: Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố chủ yếu để hình thành điểm đến du lịch như thắng cảnh thiên nhiên, biển, hồ, sông, núi.... Điều kiện vật chất gồm các cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, các dịch vụ y tế, viễn thông, vận chuyển, ... phục vụ các nhu cầu cơ bản của người dân cũng như khách du lịch. Môi trường xung quanh: các yếu tố như vệ sinh môi trường, an ninh trật tự,...; Di sản, văn hóa: là các công trình tôn giáo, các di tích lịch sử, văn hóa, các công trình kiến trúc mang tính biểu tượng và văn hóa người dân địa phương; Dịch vụ lưu trú: là các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, ngủ của du khách trong thời gian đi du lịch; Dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm: là các nhà hàng, quán ăn phục vụ đồ ăn thức uống, các điểm vui chơi, giải trí,... Dịch vụ chuyển tiền: các dịch vụ liên quan đến thanh toán như chuyến đổi ngoại tệ - nội tệ, các hình thức thanh toán tại điểm đến du lịch, cơ sở du lịch.... SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất Dịch vụ lưu trú Dịch vụ chuyển tiền Dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm Môi trường xung quanh Di sản, văn hóa Hình PL2.4. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách của Tribe và Snaith(1998) 1.1.4 Một số nghiên cứu có liên quan về các nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách. 1.1.4.1 Maroofi và Dehghan (2012): Điều tra các mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến, sự hài lòng của du khách và lòng trung thành đối với điểm đến. Mục đích của nghiên cứu này là đề xuất một phương pháp hỗn hợp để hiểu rõ mối liên hệ giữa hình ảnh điểm đến, chất lượng du lịch, sự hài lòng và lòng trung thành dựa trên khảo sát thực nghiệm tại một điểm đến du lịch lớn ở miền Tây của Iran. Mô hình nghiên cứu được đề xuất với 5 thuộc tính cơ bản ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách là: Mua sắm; Chỗ ở; Danh lam thắng cảnh; Môi trường; Ăn uống. Tổng cộng 345 bảng hỏi đã được thu thập và dữ liệu được phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). 1.1.4.2 Ramseook-Munhurrun, Seebaluck và Naidoo (2014): Kiểm tra mối quan hệ cấu trúc giữa hình ảnh điểm đến, giá trị nhận thức, sự hài lòng của khách du lịch và lòng trung thành: trường hợp của Mauritius Đến năm 2014, các nghiên cứu về hình ảnh điểm đến, giá trị cảm nhận và sự hài lòng của du khách rất phong phú .Tuy nhiên, mối quan hệ của các yếu tố trên với lòng trung thành đối với điểm đến là đảo nhỏ đã không được nghiên cứu kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, nhận thức của du khách về hình ảnh điểm đến, sự hài lòng của du khách và lòng trung thành đối với điểm đến là yếu tố quan trọng để tiếp thị, giới thiệu điểm đến thành công. Do đó, Ramseook-Munhurrun, Seebaluck và Naidoo đã thực hiện nghiên cứu này nhằm kiểm tra mối quan hệ cấu trúc giữa hình ảnh điểm đến, giá trị nhận thức, sự hài lòng của khách du lịch và lòng trung thành đối với điểm đến Mauritius. Mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm hiện có trong lĩnh vực tiếp thị và du lịch. Trong đó, các nhân tố ảnh hường đến sự hài lòng của du khách là: Môi trường; Danh lam thắng cảnh; Các sự kiện; Cơ sở hạ tầng; Các hoạt động thể thao, dã ngoại. Các mẫu khảo sát được thu thập tại Mauritius - một đảo quốc ở Đông Phi. Tổng số 370 bảng hỏi đã được thu thập và dữ liệu dược phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) tương tự nghiên cứu của Maroofi và Dehghan (2012). 1.1.4.3 Barbara Puh (2014): Hình ảnh điểm đến và sự hài lòng của du khách: Trường hợp điểm đến Địa Trung Hải Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến và khám phá mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến và sự hài lòng của du khách, Barbara Puh đã dựa trên cơ sở các nghiên cứu có liên quan trước đó, đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố: Tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên; Cơ sở hạ tầng; Các dịch vụ giải trí, du lịch; Văn hóa, lịch sử, nghệ thuật; Các yếu tố kinh tế và môi trường xã hội; Bầu không khí. Nghiên cứu được thực hiện tại Dubrovnik, Croatia với 705 mẫu thu được từ du khách. Kết quả SEM cho thấy: Tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên; Cơ sở hạ tầng; Các dịch vụ giải trí, du lịch; Văn hóa, lịch sử, nghệ thuật ; Các yếu tố kinh tế và Bầu không khí của địa điểm có ảnh hướng tích cực đến hình ảnh điểm đến. Hình ảnh điếm đến có tác động tích cực đến sự hài lòng của du khách. 1.1.4.4 Ivyanno (2013): Điều tra thực nghiệm về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của du khách và những ý định hành vi trong tương lai của du khách nội địa tại Đền Borobudur Mục đích của tác giả Ivyanno là nghiên cứu mối quan hệ giữa năm nhân tố trong mô hình về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của du khách. Dựa trên cơ sở đó, sự hài lòng của du khách là một yếu tố để dự báo rất tốt cho các ý định hành vi trong tương lai của du khách đối với các đặc tính của điểm du lịch. Đồng thời, tác giả muốn kiểm tra mối quan hệ giữa sự thỏa mãn của du khách và ý định hành vi của họ trong tương lai. Nghiên cứu này đã được thực hiện dựa trên mô hình SERVQUAL với 5 nhân tố gồm: Sự tin cậy. Sự đáp ứng. Sự đảm bảo. Sự cảm thông. Phương tiện hữu hình. Nghiên cứu được thực hiện với 200 mẫu thu được từ du khách trong nước khi đến thăm đền Borobudur, Magelang, Trung Java Indonesia. Bằng phân tích hồi quy đa biến, kết quả của nghiên cứu cho thấy chất lượng dịch vụ có mối quan hệ tích cực đáng kể với sự hài lòng của du khách. Đồng thời, sự hài lòng của du khách cũng có mối quan hệ tích cực với ý định hành vi trong tương lai. 1.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước 1.2.1 Trần Thị Phương Lan (2010): Những nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở Thành phố Cần Thơ Trần Thị Phương Lan dựa trên “Tổng quan du lịch” của TS. Trần Văn Thông để đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở Thành phố Cần Thơ gồm 3 nhân tố, đó là: Tài nguyên du lịch. Cơ sở du lịch. Dịch vụ du lịch. Với phương pháp kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy trên 140 mẫu thu thập được, tác giả đã đưa ra kết luận cả 3 nhân tố trên đều tác động đến sự hài lòng của du khách và mức độ tác động theo thứ tự từ mạnh đến yếu như sau: Tài nguyên du lịch, dịch vụ du lịch và cơ sở vật chất phục vụ du lịch. 1.2.2 Võ Thị Cẩm Nga (2014): Nghiên cứu sự hài lòng của du khách quốc tế đối với thành phố Hội An Tác giả Võ Thị Cấm Nga dựa trên mô hình HOLSAT để nghiên cứu sự hài lòng của du khách quốc tế đối với thành phố Hội An. Mô hình gồm 6 nhân tố như sau: Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất. Môi trường. Dịch vụ ăn uống, tham quan, giải trí, mua sắm. Chuyển tiền. Di sản và văn hóa. Chỗ ở. Với 425 mẫu thu về đạt yêu cầu, tác giả sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA đê kiểm định thang đo và phân tích kết quả mô hình Holsat dựa trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu sự hài lòng bằng phương pháp so sánh giá trị trung binh của cảm nhận và kỳ vọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong 31 thuộc tính tích cực, có 28 thuộc tính du khách đánh giá hài lòng và 3 thuộc tính du khách đánh giá không hài lòng. Trong 6 thuộc tính tiêu cực thì chỉ có 1 thuộc tính du khách hài lòng và 5 thuộc tính còn lại du khách không hài long 1.2.3 Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011): Phân tích các nhân tố ảnh hường đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên Giang, phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách. Tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố như sau: Phong cảnh du lịch: được đo bằng 9 biến quan sát, Hạ tầng kỹ thuật: đo lường bằng 7 biến quan sát; Phương tiện vận chuyển: đo lường bằng 9 biến quan sát; Hướng dẫn viên du lịch: đo lường bằng 11 biến quan sát; Cơ sở lưu trú: đo lường bằng 12 biến quan sát. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 295 du khách. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách bao gồm: Sự tiện nghi của cơ sở lưu trú Phương tiện vận chuyển tốt Thái độ hướng dẫn viên Ngoại hình của hướng dẫn viên Hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch. 1.2.4 Lưu Thanh Đức Hải (2014): Phân tích các nhân tố ảnh hường đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Tiền Giang Tác giả dựa trên lý thuyết chất lượng dịch vụ để đưa ra mô hình nghiên cứu gồm có 5 nhóm yếu tố tác động: Sự tin cậy: được đo bằng các biến: an ninh địa phương, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Sự đáp ứng: đo lường bằng các biến sự đa dạng hóa các hoạt động du lịch, món ăn phong phú, giá các dịch vụ liên quan, sự liên kết các điểm du lịch. Sự đảm bảo: đo lường bằng các biến tính chuyên nghiệp của hướng dẫn viên; sự khéo léo, tay nghề của các nghệ nhân. Sự cảm thông: đo lường bằng các biến sự nhiệt tình của hướng dẫn viên, Sự thân thiện của người dân địa phương. Phương tiện hữu hình: đo lường bằng các biến hệ thống nhà hàng khách sạn, hệ thống giao thông, hệ thống điện nước, hệ thống thông tin liên lạc, phương tiện vận chuyến, cảnh quan địa điểm du lịch, ngoại hình trang phục của hướng dẫn viên. Dữ liệu sử dụng để phân tích được thu thập từ 1.384 du khách gồm 588 khách quốc tế và 796 khách nội địa. Tác giả sử dụng hệ so Cronbach’s Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định thang đo. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng du khách về chất lượng dịch vụ du lịch bao gồm: Điều kiện vật chất phục vụ du lịch và vấn đề an ninh; Chất lượng nhân viên và giá cả dịch vụ. Chất lượng dịch vụ ăn uống. 1.2.5 Đặng Thị Thanh Loan (2015): Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến Bình Định Tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm khám phá và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đến Bình Định. Dựa trên cơ sở các nghiên cứu có liên quan trước đó, tác giả đà đưa ra mô hình gồm 9 nhân tố như sau: Tài nguyên thiên nhiên. Văn hóa, lịch sử, nghệ thuật. Dịch vụ ăn uống, mua sắm, giải trí. Cơ sở hạ tầng. Cơ sở lưu trú. Môi trường du lịch. Khả năng tiếp cận. Giá cả dịch vụ. Hướng dẫn viên du lịch Sử dụng thang đo SERVPERF đế khảo sát, tác giả thu được dữ liệu từ 408 du khách. Sau khi kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, và phân tích hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy có 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách được sắp xếp theo mức độ quan trọng lần lượt là: Tài nguyên thiên nhiên; Giá cả các loại dịch vụ; Hướng dẫn viên du lịch; Văn hóa, lịch sử và nghệ thuật; Dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí; Môi trường du lịch; Cơ sở hạ tầng du lịch; Khả năng tiếp cận. 1.2.6. Mô hình của Nguyễn Trọng Nhân (2015) Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DL chợ nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận” được đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TPHCM đã cho kết quả nghiên cứu gồm 07 nhân tố như sau: 1) Môi trường tự nhiên; 2) CSHT phục vụ DL; 3) Phương tiện vận chuyển tham quan; 4) DV ăn uống, tham quan, mua sắm và giải trí; 5) CSLT; 6) An ninh trật tự và an toàn và 7) Hướng dẫn viên DL. Tác giả tổng hợp thể hiện qua mô hình sau: Môi trường tự nhiên CSHT phục vụ DL Phương tiện vận chuyển tham quan Hướng dẫn viên DL CSLT An ninh trật tự và an toàn DV ăn uống, tham quan, mua sắm và giải trí Phát triển DL chợ nổi ở Tp Cần Thơ và vùng phụ cận Hình PL2.5. Mô hình các nhân tố tác động đến phát triển DL chợ nổi Tp Cần Thơ và vùng phụ cận (2015) Nguồn: Nguyễn Trọng Nhân (2015) 1.2.7 Mô hình của Vuong Khanh Tuan và Premkumar Rajagopal (2019) Đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến DL bền vững đến phát triển Việt Nam trong thời kỳ mới” (Analyzing factors affecting tourism sustainable development towards vietnam in the new era) được đăng trong Tạp chí nghiên cứu kinh doanh và đổi mới Châu Âu năm 2019. Nghiên cứu thực nghiệm này được thực hiện bằng cách tiếp cận định tính để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng như 1) Môi trường, 2) Xã hội và 3) Kinh tế ảnh hưởng đến sự bền vững của DL phát triển cho Việt Nam trong thời kỳ mới. Tác giả đã thu thập ý kiến của các chuyên gia để thảo luận và trình bày thang đo để đo lường các yếu tố trên. Dựa trên nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu tương lai có thể áp dụng điều này để nghiên cứu theo phương pháp định lượng nhằm kiểm chứng độ tin cậy của thang đo và kiểm tra 3 yếu tố trên và các biến quan sát được gộp chung vào từng yếu tố hay ở đó là yếu tố tiềm ẩn khác cũng như kiểm tra độ tin cậy của mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả đề nghị các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các bộ, ban ngành văn hóa, thể thao, DL áp dụng nghiên cứu này để hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển DL Việt Nam trong bối cảnh HNQT cũng như làm hài lòng du khách đến với Việt Nam. 1.2.8. Mô hình của Mai Anh Vũ và Nguyễn Xuân Hiếu (2020) Đề tài nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DL bền vững” được đăng trên Tạp chí Công thương năm 2020 đã phân tích và nêu ra 07 nhân tố gồm: Phát triển CSHT, 2) Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành DL; 3) Tài nguyên DL; 4) Phát triển đào tạo nguồn nhân lực; 5) Trình độ tổ chức quản lý ngành DL; 6) Chất lượng DV DL và 7) Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển bền vững DL. Tác giả tổng hợp thể hiện qua mô hình sau: Hình PL2.6. Mô hình các nhân tố tác động đến phát triển bền vững DL (2020) Nguồn: Mai Anh Vũ và Nguyễn Xuân Hiếu (2020) 1.2.9. Mô Hình của Đinh Kiệm và Võ Xuân Nghĩa, (2020) Mô Hình của Đinh Kiệm (Nguyên trưởng khoa Quản lý nguồn nhân lực, Trường Đại học Lao động Xã hội TP.HCM); Võ Xuân Nghĩa (Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến DL tỉnh Bình Thuận) “Phân tích đánh giá những yếu tố tác động đến quyết định chọn điểm đến DL Mũi Né, tỉnh Bình Thuận của du khách nội địa.” Hình PL2.6. Mô hình quyết định lựa chọn điểm đến của TS. Đinh Kiệm và cộng sự (2020) Nguồn: TS. Đinh Kiệm và Võ Xuân Nghĩa, (2020) 1.2.10. Mô hình của Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự (2020) Hình PL2.7. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DL có trách nhiệm Nguồn: Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự (2020) Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DL có trách nhiệm ở huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang” được đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TPHCM đã cho kết quả nghiên cứu gồm 05 nhân tố như sau: 1) Phát triển sản phẩm DL có trách nhiệm, 2) Truyền thông có trách nhiệm trong DL, 3) Hành động của cộng đồng có trách nhiệm, 4) Vận hành CSLT có trách nhiệm, 5) Điều hành cơ sở ăn uống có trách nhiệm. Các nhân tố tác động đến phát triển DL Erik Cohen (2016) Thu hút khách DL trong và ngoài nước Nông sản địa phương Giao thương bằng đường thủy Các yếu tố tự nhiên Các yếu tố xã hội Gearing (1974) Các yếu tố lịch sử Các cơ sở giải trí và mua sắm CSHT, thực phẩm và nơi trú ẩn Các yếu tố tự nhiên Hu and Ritchie (1993) Các yếu tố xã hội Các yếu tố lịch sử Các điều kiện giải trí và mua sắm CSHT, ẩm thực, lưu trú Yếu tố địa lý Yếu tố văn hóa – xã hội Azlizm Aziz (2002) Các đặc tính bổ trợ Đặc điểm tự nhiên Đặc điểm vật chất Vuong Khanh Tuan và Premkumar Rajagopal (2019) Kinh tế Xã hội Môi trường Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự (2020) Phát triển sản phẩm DL có trách nhiệm Truyền thông có trách nhiệm trong DL Hành động của cộng đồng có trách nhiệm Vận hành CSLT có trách nhiệm Điều hành cơ sở ăn uống có trách nhiệm Môi trường tự nhiên CSHT phục vụ DL Nguyễn Trọng Nhân (2015) Phương tiện vận chuyển tham quan Phương tiện vận chuyển tham quan CSLT An ninh trật tự và an toàn Hướng dẫn viên DL Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012) Các yếu tố tự nhiên Các yếu tố xã hội Các yếu tố lịch sử Các điều kiện giải trí và mua sắm CSHT, ẩm thực, lưu trú Mai Anh Vũ và Nguyễn Xuân Hiếu (2020) Phát triển CSHT Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành DL Tài nguyên DL Phát triển đào tạo nguồn nhân lực Trình độ tổ chức quản lý ngành DL TS. Đinh Kiệm và Võ Xuân Nghĩa (2020) Chất lượng DV DL Hình ảnh điểm đến Động lực DL Thông tin điểm đến Nguồn: Tác giả tổng hợp Tổng hợp các biến độc lập từ những mô hình nghiên cứu thực nghiệm Nhân tố Biến quan sát Công trình nghiên cứu Tài nguyên DL tự nhiên (H1) Khí hậu và thời tiết dễ chịu Nguyễn Tấn Vinh (2007) Thuận lợi khi đi DL bằng đường thủy Erik cohen (2016) Thuận lợi khi đi DL bằng đường bộ Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012) Tài nguyên DL nhân văn (H2) Địa điểm có công viên, quảng trường, đài tưởng niệm, tượng đài đẹp Giao & Cộng sự (2012) Các bảo tàng văn hóa lịch sử, khu lưu niệm danh nhân hấp dẫn Giao & Cộng sự (2012) Có các cung đường đẹp để đi dạo và chụp ảnh Giao & Cộng sự (2012) Có cơ sở tôn giáo để thực hiện nghi lễ hoặc hấp dẫn để tham quan Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012) CSHT (H3) Mạng lưới điện thoại cố định và di động đáp ứng nhu cầu Hu & Ritchie (1993) Mạng internet nhanh và ổn định Giao & Cộng sự (2012) Phương tiện giao thông (taxi, xe ôm, tàu, phà, xe buýt) đầy đủ Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012) DV DL (H4) Giải trí về đêm (phòng trà, quán cà phê, karaoke ) thu hút Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012) Các phòng triển lãm nghệ thuật, đồ gốm, sản phẩm kiến trúc độc đáo Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012) DV chăm sóc sức khỏe và nhu cầu Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012) Các khu thể thao, giải trí mang tính chất vận động thu hút khách Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012) Các trung tâm thương mại, siêu thị, khu phố mua sắm, chợ đầy đủ Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012) Điều kiện địa phương (H5) Có sự thanh bình của địa phương, nhất là về đêm Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012) Người dân địa phương giữ gìn cảnh quan và di tích Hà Nam Khánh Giao và Huỳnh Diệp Trâm Anh (2014) Môi trường vệ sinh, an toàn TS. Đinh Kiệm (2020) Giá cả sinh hoạt tại địa phương hợp lý John A. Howard và Jagdish N. Sheth (1969) Điểm DL (H6) Khu cắm trại, khu DL tiện nghi, an toàn Giao & Cộng sự (2012) Các thôn ấp có sinh hoạt hay hoạt động độc đáo và thu hút khách Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012) Các khu bảo tồn thiên nhân hấp dẫn Azlizm Aziz (2002) Năng lực phục vụ (H7) Người dân địa phương thân thiện, niềm nở Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012) Khách DL được sự hỗ trợ của công an, bảo vệ, dân địa phương Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012) Sự hài lòng về chất lượng phục vụ của nhân viên DL Lê Thị Ngọc Anh & Trần Thị Khuyên (2014) Hàng hóa, đồ lưu niệm phong phú và độc đáo Lê Thị Ngọc Anh & Trần Thị Khuyên (2014) Ẩm thực và DV hỗ trợ (H8) Thức ăn được chế biến phù hợp với khẩu vị của bạn Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012) Có các cơ sở y tế, các chốt sơ cấp cứu phục vụ khách DL Hà Nam Khánh Giao và Huỳnh Diệp Trâm Anh (2014) Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, đầy đủ Hà Nam Khánh Giao và Huỳnh Diệp Trâm Anh (2014) Nhà hàng sạch sẽ, giá cả phù hợp Hà Nam Khánh Giao và Huỳnh Diệp Trâm Anh (2014) Nguồn: Tác giả tổng hợp 1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất 1.3.1 Mô hình các nhân tố tác động đến thu hút khách du lịch tỉnh Đồng Nai Dựa vào các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trong nước và quốc tế, sau khi tổng lược tài liệu, cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu liên quan đến khả năng thu hút du khách trong và ngoài nước cho thấy các nhân tố tác động đến khả năng thu hút du khách đến Đồng Nai là: (1) Tài nguyên DL tự nhiên; Tài nguyên DL nhân văn; (3) Cơ cở hạ tầng; (4) DV DL; (5) Điều kiện địa phương; (6) Điểm DL; (7) Năng lực phục vụ; (8) Ẩm thực và DV hỗ trợ. Căn cứ vào các mô hình lý thuyết, và các công trình nghiên cứu bên trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:(H6) Điểm DL Khả năng thu hút khách DL đến Đồng Nai (H1) Tài nguyên DL tự nhiên (H3) CSHT (H4) DV DL (H5) Điều kiện địa phương (H7) Năng lực phục vụ (H8) Ẩm thực và DV hỗ trợ (H2) Tài nguyên DL nhân văn Hình PL2.8. Mô hình các nhân tố tác động đến thu hút khách DL tỉnh Đồng Nai Nguồn: Tác giả tổng hợp 1.3.2 Mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng Từ cơ sở lý thuyết đã nêu ở trên, tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan và một số mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng, tác giả đã vận dụng mô hình Holsat điều chỉnh sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia để đề xuất mô hình cho nghiên cứu này. Tác giả đề xuất mô hình cho nghiên cứu này cụ thể như sau: Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch nhân văn Cơ sở hạ tầng Dịch vụ du lịch Điều kiện địa phương Điểm du lịch Năng lực phục vụ Ẩm thực và dịch vụ hỗ trợ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH Hình PL2.9. Mô hình nghiên cứu đề xuất PHỤ LỤC 3 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ĐỀ XUẤT TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI Xin chào anh/chị! Tôi tên đang học tại trường hiện nay tôi đang làm luận án tốt nghiệp tiến sĩ đề tài “Phát triển DL tỉnh Đồng Nai trong HNQT”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Phân tích các nhân tố tác động đến DL tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu hoạt động của DL vùng tỉnh Đồng Nai; dựa vào hệ thống lý luận của chủ nghĩ Mác – Lênin, gắn với thực tiễn để phân tích và đánh giá thực trạng phát triển DL tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, cuộc thăm dò này nhằm phân tích và đánh giá thực trạng những nhân tố tác động đến sự phát triển của DL tỉnh Đồng Nai trong HNQT, rút ra những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong phát triển DL của tỉnh Đồng Nai từ đó đề xuất những chính sách và giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn và đem lại hiệu quả nhằm phát triển DL tỉnh Đồng Nai. Tôi cam kết chỉ công bố các thông tin tổng hợp, không tiết lộ các câu trả lời của anh/chị. Các kết quả thu được sẽ giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán thẻ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Rất mong anh/chị hợp tác. Trình bày lại phần phụ lục bao gồm:Các tài liệu về phỏng vấn chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng(phiếu hỏi, kết quả sử lý). Báo cáo kết quả nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng(như báo cáo đã có).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_phat_trien_du_lich_tinh_dong_nai_trong_hoi_nhap_quoc.docx
  • pdfCV gửi Cục CNTT-BGDĐT-2023-10-25.pdf
  • docxNhững đóng góp của luận án - TA.docx
  • docxNhững đóng góp của luận án - TV.docx
  • docxTóm tắt - TA.docx
  • docxTóm tắt - TV.docx
Luận văn liên quan