Tiểu luận Các phương thức thanh toán quốc tế

Phần II Kết cấu (40%) Bước 1: Người bán xác nhận giá, số lượng, ngày giao hàng cho bên người mua. Bước 2: Bên người mua cung cấp thông tin mở L/C dưới dạng bản dự thảo cho ngân hàng người thụ hưởng (Vietcombank) và người thụ hưởng (Công ty TNHH Sản Xuất – CB Nông Sản DOU SHENG) biết để xem xét lại. Nếu không có gì chỉnh sửa thì bên Ngân Hàng mở L/C sẽ tiến hành ra L/C gốc. Bước 3: Bên hưởng thụ L/C sẽ tiến hành các công việc cần thiết: - Chuẩn bị hàng xuất - Chuẩn bị bộ chúng từ yêu cầu ghi trong L/C + Tờ khai hải quan + Invoice + Packing List + C/O + Bill of Lading. - Giao hàng theo yêu cầu Bước 4: Đưa bộ chứng từ lên Ngân Hàng Vietcombank và tiến hành rút tiền.

pdf31 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3327 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các phương thức thanh toán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 1 - MỤC LỤC KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH THANH TOÁN QT .......................................... - 2 - 1.1 Khái niệm .................................................................................................................... - 2 - 1.2 Cơ sở hình thành thanh toán quốc tế........................................................................... - 2 - CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ HIỆN NAY ....................................... - 3 - 2.1 Phƣơng thức thanh toán chuyển tiền (remittance) ...................................................... - 3 - 2.1.1 Khái niệm ............................................................................................................ - 3 - 2.1.2 Quy trình nghiệp vụ ............................................................................................. - 4 - 2.1.3 Nhận xét mức độ rủi ro ........................................................................................ - 7 - 2.2 Phƣơng thức thanh toán nhờ thu ............................................................................ - 7 - 2.2.1 Khái niệm ............................................................................................................. - 7 - 2.2.2 Quy trình nghiệp vụ ........................................................................................... - 14 - 2.2.3 Nhận xét mức độ rủi ro ...................................................................................... - 16 - 2.3 Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ (hình thức thanh toán qua L/C) ....... - 18 - 2.3.2 Qui trình nghiệp vụ ........................................................................................... - 21 - 2.3.3 Nhận xét mức độ rủi ro ...................................................................................... - 23 - HƢỚNG DẪN MỞ VÀ ĐIỀU CHỈNH L/C Ở MỘT SỐ NGÂN HÀNG VIỆT NAM….- 25 - 3.1 Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcom Bank – VCB) .................................. - 25 - 3.1.1 Quy trình mở LC tại ngân hàng VCB ................................................................ - 25 - 3.1.2 Chỉnh sửa L/C và hủy L/C ................................................................................. - 26 - 3.2 Quy trình mở L/C tại Ngân hàng EXIMBANK ........................................................ - 26 - 3.2.1 Quy trình và cách mở một L/C ...................................................................... - 26 - 3.2.2 Chỉnh sửa L/C và hủy L/C ................................................................................. - 26 - THANH TOÁN L/C TẠI MỘT CÔNG TY VIỆT NAM THỰC TẾ ................................ - 27 - 4.1 Hình thức mở L/C (ký quỹ 20% tiền mặt/giá trị L/C – vay 80% giá trị L/C) .......... - 27 - 4.2 Hình thức hƣởng thụ L/C .......................................................................................... - 29 - PHỤ LỤC ........................................................................................................................... - 30 - TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ - 31 - Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 2 - Phần 1 KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hƣởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nƣớc này đối với tổ chức, cá nhân nƣớc khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nƣớc liên quan 1.2 Cơ sở hình thành thanh toán quốc tế Thật hiếm khi một quốc gia lại tự sản xuất mọi thứ, mọi mặt hàng mà mình cần. Điều kiện tự nhiên, địa lý, trình độ phát triển và các yếu tố khác của mỗi nƣớc xác định và năng lực sản xuất của nƣớc đó là khác nhau. Điều này nói lên rằng các quốc gia luôn phụ thuộc lẫn nhau về rất nhiều loại hàng hóa cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng. Kết quả là một nƣớc sẽ nhập khẩu những hàng hóa với giá rẻ đồng thời xuất khẩu những hàng hóa có ƣu thế về năng suất lao động nhằm tận dụng những lợi thế so sánh trong ngoại thƣơng. Từ đó hình thành quan hệ ngoại thƣơng giữa các nƣớc với nhau và hoạt động thanh toán quốc tế cũng đƣợc phát sinh. Tóm lại, cơ sở hình thành hoạt động thanh toán quốc tế chính là hoạt động ngoại thƣơng. Ngày nay, nói đến ngoại thƣơng và nói đến thanh toán quốc tế và ngƣợc lại. Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 3 - Phần 2 CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ HIỆN NAY 2.1 Phƣơng thức thanh toán chuyển tiền (remittance) 2.1.1 Khái niệm Phƣơng thức chuyển tiền là phƣơng thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó khách hàng (ngƣời trả tiền, ngƣời mua, đơn vị nhập khẩu…) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho ngƣời thụ hƣởng (ngƣời bán, đơn vị xuất khẩu, ngƣời nhận tiền) ở một địa điểm xác định trong một thời gian nhất định.  Đối tượng tham gia: - Ngƣời chuyển tiền (The Remitter, The Applicant, The Customer): ngƣời mua, nhà nhập khẩu, ngƣời mắc nợ, ngƣời đầu tƣ, kiều bào chuyển tiền về nƣớc… là ngƣời yêu cầu ngân hàng chuyển tiền. Ngân hàng chuyển tiền (The Remitting bank, The Applicant bank): là ngân hàng nhận ủy thác chuyển tiền của ngƣời chuyển tiền. Ngƣời thụ hƣởng (The Beneficiary): là ngƣời bán, nhà xuất khẩu, chủ nợ, ngƣời tiếpnhận vốn đầu tƣ… hoặc một ngƣời nào đó do ngƣời chuyển tiền chỉ định. Ngân hàng đại lý (The corresponding/Agent bank): là ngân hàng có quan hệ đại lývới ngân hàng chuyển tiền, thƣờng đặt tại nƣớc của ngƣời thụ hƣởng. Ngân hàng trả tiền (The Beneficiary bank): là ngân hàng phục vụ ngƣời thụ hƣởng.  Hình thức chuyển tiền Việc chuyển tiền có thể đƣợc thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu sau đây: - Hình thức điện báo (T/T Telegraphic Transfer): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền bằng cách điện ra lệnh cho Ngân hàng đại lý ở nƣớc ngoài trả tiền cho ngƣời thụ hƣởng. Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 4 - - Hình thức thƣ chuyển tiền (M/T Mail Transfer): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền bằng cách gửi thƣ ra lệnh cho Ngân hàng đại lý ở nƣớc ngoài trả tiền cho ngƣời thụ hƣởng. Mỗi hình thức chuyển tiền đều có ƣu nhƣợc điểm riêng. Nổi bật là chuyển tiền bằng thƣ (M/T) có ƣu điểm là chi phí thấp nhƣng nhƣợc điểm là chậm. Ngƣợc lại, chuyển tiền bằng điện và bằng SWIFT có ƣu điểm là nhanh nhƣng nhƣợc điểm là phí chuyển tiền cao. Dù vậy, với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngày nay hầu hết chuyển tiền đều đƣợc thực hiện qua mạng SWIFT vì vừa nhanh, vừa tiện lợi và chi phí chuyển tiền ở mức hợp lý có thể chấp nhận đƣợc. 2.1.2 Quy trình nghiệp vụ 2.1.2.1 Phương thức trả tiền ngay (Sight payment): Sơ đồ quy trình thanh toán phƣơng thức chuyển tiền trả ngay Bước 1: Sau khi kí kết hợp đồng ngoại thƣơng, đơn vị xuất khẩu thực hiện việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị nhập khẩu đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ cho đơn vị nhập khẩu. Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 5 - Bước 2: Nếu đồng ý thanh toán, đơn vị nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền gởi đến ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng chuyển tiền). Trong đó, phải ghi rõ ràng và đầy đủ nội dung nhƣ sau: - Tên và địa chỉ ngƣời yêu cầu chuyển tiền - Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản - Số tiền xin chuyển - Tên và địa chỉ ngƣời thụ hƣởng, số tài khoản ngân hàng, chi nhánh ở đâu - Lý do chuyển tiền - Đồng thời kèm theo các chứng từ liên quan: giấy phép nhập khẩu, hợp đồng mua bán ngoại thƣơng, tờ khai hải quan… Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đầy đủ khả năng thanh toán, ngân hàng chuyển tiền sẽ trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền đồng thời gởi giấy báo nợ (giấy đã thanh toán) cho đơn vị nhập khẩu. Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng trả tiền ở nƣớc ngoài chuyển trả cho ngƣời thụ hƣởng (trong trƣờng hợp ngân hàng này có quan hệ đại lý với ngân hàng trả tiền). Nếu trong trƣờng hợp, ngân hàng trả tiền không có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền thì sẽ thực hiện việc chuyển tiền thông qua ngân hàng đại lý ở bƣớc 4(a), 4(b). Tùy theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng có thể sử dụng các hình thức chuyển tiền sau đây: chuyển tiền bằng thƣ (Mail Transfer), gọi tắt là M/T, chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer), gọi tắt là T/T, và chuyển tiền qua mạng Bước 5: Ngân hàng trả tiền sẽ thực hiện việc chuyển tiền cho ngƣời thụ hƣởng và gởi giấy báo có cho đơn vị. 2.1.2.2 Phương thức trả tiền sau (Deferred payment) Trong trƣờng hợp mua hàng trả chậm, quy trình thanh toán đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ quy trình thanh toán trả tiền ngay nhƣng chỉ khác ở bƣớc 2 về thời điểm đơn vị nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền – là thời điểm đến hạn thanh toán quy định trong hợp đồng, thông thƣờng là x ngày sau ngày nhận đƣợc hàng. 2.1.2.3 Trả tiền trước (Advanced payment) Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 6 - Trong phƣơng thức chuyển tiền trả trƣớc, đơn vị xuất khẩu đề nghị đơn vị nhập khẩu ứng trƣớc một phần hoặc toàn bộ giá trị hợp đồng theo nhƣ thỏa thuận trƣớc khi giao hàng. Tiền ứng trƣớc có thể coi nhƣ khoản tiền đặt cọc hoặc khoản tín dụng mà đơn vị nhập khẩu ứng trƣớc cho đơn vị xuất khẩu. Trƣờng hợp này có lợi cho đơn vị xuất khẩu hơn, tạo sự yên tâm cho đơn vị xuất khẩu thực hiện việc giao hàng và giải quyết sự thiếu hụt vốn, đồng thời ràng buộc đơn vị nhập khẩu phải nhận hàng và thanh toán. Sơ đồ quy trình thanh toán phƣơng thức chuyển tiền trả trƣớc Bước 1: Dựa trên hợp đồng ngoại thƣơng ký kết, đơn vị nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền gởi đến Ngân hàng phục vụ cho mình (ngân hàng chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ứng trƣớc tiền cho đơn vị xuất khẩu. Trong đó, phải ghi rõ ràng và đầy đủ những nội dung nhƣ sau: - Tên và địa chỉ ngƣời xin chuyển tiền - Số tài khoản, Ngân hàng ở tài khoản - Số tiền xin chuyển - Tên và địa chỉ ngƣời thụ hƣởng, số tài khoản Ngân hàng, chi nhánh ở đâu - Lý do chuyển tiền Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 7 - Bước 2: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đầy đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng chuyển tiền sẻ trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền đồng thời gởi giấy báo nợ (giấy đã thanh toán) cho đơn vị nhập khẩu. Bước 3: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thƣ hay điện báo) cho Ngân hàng trả tiển ở nƣớc ngoài chuyển trả cho ngƣời thụ hƣởng (trong trƣờng hợp ngân hàng này có quan hệ đại lý với ngân hàng trả tiền). Nếu trong trƣờng hợp, ngân hàng trả tiền không có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền chuyển tiền thì sẽ thực hiện việc chuyển tiền thông qua ngân hàng đại lý ở bƣớc 3(a), 3(b). Bước 4: Ngân hàng trả tiền sẽ thực hiện việc chuyển tiền cho ngƣời thụ hƣởng và gởi giấy báo có cho đơn vị. Bước 5: Đơn vị xuất khẩu thực hiện việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức nhập khẩu đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ cho đơn vị nhập khẩu. 2.1.3 Nhận xét mức độ rủi ro Trong phƣơng thức chuyển tiền, ngân hàng chỉ là trung tâm thực hiện việc thanh toán theo ủy nhiệm để hƣởng thủ tục phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc gì cả. Việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của ngƣời mua do đó nếu dùng phƣơng thức này thì quyền lợi của đơn vị xuất khẩu không đảm bảo.Vì vậy phƣơng thức này ít đƣợc sử dụng. Ngƣời ta áp dụng phƣơng thức thanh toán này trong các khoản thanh toán tƣơng đối nhỏ nhƣ thanh toán các chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu: Chi phí vận chuyển bảo hiểm, bồi thƣờng thiệt hại, hoặc dùng trong thanh toán phi mậu dịch, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tƣ về nƣớc. 2.2 Phƣơng thức thanh toán nhờ thu 2.2.1 Khái niệm Nhờ thu là phƣơng thức thanh toán mà ngƣời bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền ngƣời mua. Nhờ ngân hàng thu hộ số tiền trên tờ hối phiếu đó.  Các bên liên quan Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 8 - a. Ngƣời ủy nhiệm thu (Principal): là bên ủy quyền cho ngân hàng xử lý nghiệp vụ nhờ thu. Ngƣời ủy nhiệm chính là ngƣời xuất khẩu/ ngƣời bán. b. Ngân hàng thu hộ (collection Bank): còn gọi là ngân hàng bên bán, là ngân hàng phục vụ ngƣời ủy nhiệm chi. c. Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank) là ngân hàng bên mua, là ngân hàng xuất trình chứng từ cho ngƣời trả tiền, thƣờng là đại lý cho ngân hàng thu hộ. d. Ngƣời trả tiền (Drawee): là ngƣời đƣợc xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị ngƣời nhờ thu. Ngƣời trả tiền chính là ngƣời nhập khầu/ ngƣời mua.  Hối phiếu: (B/E-Bill of Echange or Draft) i/ Định nghĩa Hối phiếu thƣơng mai là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do ngƣời xuất khẩu (ngƣời bán, ngƣời cung ứng dịch vụ) ký phát đòi tiền ngƣời nhập khẩu (ngƣời mua, ngƣời nhận cung ứng) theo yêu cầu ngƣời này phải trả một số tiền nhất định cho ngƣời hƣởng lợi đƣợc quy định trên hối phiếu, tại một thời điểm nhất định và trong một thời gian nhất định (có thể trả ngay hoặc trả sau). ii/ Những bên có liên quan đến tạo lập hối phiếu  Người ký phát hối phiếu (Drawer): ngƣời bán hàng, ngƣời xuất khẩu hàng hóa, ngƣời cung ứng dịch vụ.  Người trả tiền hối phiếu (Drawee) là ngƣời mà hối phiếu gởi đến cho họ, đó là ngƣời mua, ngƣời nhập khẩu, ngƣời nhận cung ứng hoặc ngƣời thứ 3 do sự chỉ định của ngƣời trả tiền hối phiếu. Ngƣời thứ 3 này thƣờng là ngân hàng (ngân hàng chấp nhận- Confirming Bank hoặc ngân hàng mở tín dụng Issuing Bank...)  Người hưởng lợi hối phiếu (Beneficiary): trƣớc tiên là ngƣời ký phát hối phiếu, sau nữa là một ngƣời nào đó do họ chỉ định. Theo pháp luật quản lý ngoại hối của nƣớc ta, ngƣời hƣởng lợi này là các Ngân hàng kinh doanh ngoại hối đƣơc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp giấy phép. iii/ Đặc điểm của hối phiếu: Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 9 -  Tính trừu tượng: trong hối phiếu không ghi nội dung của quan hệ tín dụng, nguyên nhân phát sinh ra hối phiếu.  Tính bắt buộc: Ngƣời bị ký phát bắt buộc phải trả tiền theo nội dung của hối phiếu. Ngƣời bị ký phát không dƣợc viện bất kỳ lý do nào giữa mình và ngƣời ký phát hoặc với các ngƣời ký ký hậu để từ chối thanh toán hối phiếu.  Tính lưu thông: hối phiếu có thể đƣợc chuyển nhƣợng một hoặc nhiều lần trong thời hạn của nó (thông thƣờng 1 năm kể từ ngày đƣợc ký chấp nhận). iv/ Chức năng của hối phiếu:  Phƣơng tiện thanh toán: giúp ngƣời bán đòi tiền ngƣời mua, giúp ngƣời mua trả tiền nợ cho ngƣời bán.  Phƣơng tiện đảm bảo: hối phiếu là chứng từ có giá, có thể mua bán, cầm cố, thế chấp...  Cung cấp tín dụng: ví hối phiếu là chứng từ có giá, nên nó có thể là công cụ hữu hiệu trong cung ứng các tín dụng thƣơng mại, tín dụng ngân hàng. v/ Thành lập hối phiếu: Hình thức hối phiếu: Theo ULB 1930 _ Uniform Law for Bills of Exchange  Hối phiếu đƣợc lập thành 2 bản. Có thể viết tay, đánh máy in sẳn...  Để thuận tiện cho việc thanh toán, các ngân hàng thƣờng có mẫu in sẵn và cung cấp cho khách hàng.  Ngôn ngữ tạo lập hối phiếu: bằng 1 thứ tiếng  Hối phiếu có thể thành lập 2 hay nhiều bản (thƣờng là 2 bản) có giá trị ngang nhau. Nội dung của hối phiếu:Theo ULB 1930 _ Uniform Law for Bills of Exchange Nội dung bắt buộc:  Tiêu đề (Bills of Exchange/ Exchange or Draft)  Ghi rõ địa điểm, thời gian nộp phiếu  Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện  Một số tiền nhất định (bằng số và bằng chữ) Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 10 -  Thời hạn trả tiền: trả ngay, trả sau.  Địa điểm trả tiền  Ngƣời hƣởng lợi  Ngƣời trả tiền hối phiếu  Ngƣời ký phát hối phiếu và ký tên Các nội dung không thể thiếu nhƣng có thể thay thế đƣợc:  Nơi thanh toán: nếu thiếu địa chỉ này nhƣng có địa chỉ của ngƣời bị ký phát thì địa chỉ đó đƣợc coi là địa điểm thanh toán.  Nơi ký phát: nếu thiếu thì địa chỉ của ngƣời ký phát đƣợc xem nhƣ là địa điểm ký phát. Các nội dung không nhất thiết phải có trong hối phiếu:  Chỉ thị về thời hạn thanh toán: nếu không đƣợc đề cập trong hối phiếu thì sẽ đƣợc hiểu là hối phiếu trả ngay. Ngoài ra trên hối phiếu còn có ghi các thông tin khác: số, ngày của L/C, ngân hàng phát hành L/C. vi/ Phân loại hối phiếu Căn cứ vào thời gian trả tiền: chia làm 2 loại:  Hối phiếu trả tiền ngay (Sight Bill) là loại hối phiếu mà khi nhìn thấy hối phiếu, ngƣời trả tiền phải thanh toán ngay số tiền ghi trên hối phiếu cho ngƣời hƣởng lợi.  Hối phiếu có kỳ hạn (Usance Bill) là loại hối phiếu chỉ đƣợc thanh toán sau một số ngày nhất định kể từ ngày ký phát hối phiếu hoặc kể từ ngày nhìn thấy hối phiếu. Căn cứ vào chứng từ kèm theo: đƣợc chia làm 2 loại  Hối phiếu trơn (Clean Bill) là loại hối phiếu mà việc thanh toán không kèm theo điều kiện có liên quan đến việc trao chứng từ hàng hóa hay không. Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 11 -  Hối phiếu kèm theo chứng từ (Documentary Bill): là loại hối phiếu khi gởi đến ngƣời trả tiền có kèm theo các chứng từ hàng hóa và nếu ngƣời trả tiền thanh toán hối phiếu thì ngân hàng mới giao chứng từ hàng hóa (Delivery of Documents against payment- D/P), hoặc ngƣời trả tiền chấp nhận thì ngân hàng mới giao chứng từ hàng hóa (Delivery of Documents against acceptance- D/A) Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu:  Hối phiếu đích danh (Nominal Bill): loại hối phiếu ghi rõ tên ngƣời hƣởng lợi. Hối phiếu này không đƣợc chuyển nhƣợng bằng thủ tục ký hậu.  Hối phiếu trả cho người cầm phiếu (Bearer Bill): tức là loại hối phiếu vô danh (No-nominal Bill), trên hối phiếu không ghi tên ngƣời hƣởng lợi, mà chỉ ghi “pay to bearer” (trả cho ngƣời cầm phiếu) hoặc không ghi gì cả. Đối với loại hối phiếu này, ai cầm đƣợc nó sẽ trở thành ngƣời hƣởng lợi, không cần phải ký hậu.  Hối phiếu theo lệnh (Order Bill): là loại hối phiếu ghi rõ: Pay to the order of ...) trả theo lệnh của ngƣời hƣởng lợi) muốn chuyển nhƣợng hối phiếu này, ngƣời hƣởng lợi phải ký hậu. Hối phiếu theo lệnh đƣợc sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. Căn cứ vào người ký phát hối phiếu:  Hối phiếu thương mại: do ngƣời xuất khẩu ký phát  Hối phiếu Ngân hàng: do ngân hàng phát hành dùng để chuyển tiền giữa các ngân hàng. vii/ Các nghiệp vụ có liên quan đến lưu thông hối phiếu: Chấp nhận hối phiếu (Acceptance)  Ghi rõ “chấp nhận” (Accepted hoặc Acceptance...)  Chữ ký, ghi tên của ngƣời chấp nhận. Điều kiện chấp nhận: Theo UB thì chỉ có chấp nhận vô điều kiện. Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 12 - Theo BEA (Bill of Exchange Act 1882) có:  Chấp nhận vô điều kiện (General Acceptance)  Chấp nhận có bảo lƣu (Qualisied acceptance)  Chấp nhận có điều kiện (Conditional Acceptance)  Chấp nhận một phần (Partial acceptance). Ex “Accepted for 150 only, John Brown).  Chấp nhận trả tiền tại một địa phƣơng nhất định (local acceptance) Ex: “Accepted, payable at A Bank. Td and there only, John Brown”.  Chấp nhận trả tiền vào một thời gian nào đó. Ex: “Accepnted, payable at six month’s date, John Brown”.  Chấp nhận trả tiền cho một ngƣời viii/ Ký hậu hối phiếu (Endorsement) Các loại ký hậu thông dụng:  Ký hậu để trắng (bank endorsement) ngƣời ký hậu chỉ ký tên.  Ký hậu theo lệnh hay ký hậu đặc biệt (order endorsement – speacial endorsement). Ex: “Pay to the order John Brown:...  Ký hậu hạn chế (Restrictive endorsement). Ex: “Pay to John Brown only”.  Ký hậu phiếu miễn truy đòi (Without resource endorsement)  Ký hậu có điều kiện (conditional endorsement). Ex: “pay to my daughter Mary Smith, when she finish college”. ix/ Bảo lãnh hối phiếu (Aval) Là sự cam kết của ngƣời thứ 3 trả tiền cho ngƣời đƣợc hƣởng lợi hối phiếu khi đến hạn trả tiền. Thông thƣờng ngƣời bảo lãnh là ngân hàng lớn có uy tín, ngƣời bảo lãnh có thể ký ở mặt trƣớc hoặc mặt sau của hối phiếu và ghi Good as Aval hoặc “Receipt of Aval”. x/ Kháng nghị Trƣờng hợp đến hạn nhƣng hối phiếu không đƣợc trả tiền, ngƣời hiện tại hƣởng lợi của hối phiếu có quyền kháng nghị ngƣời trả tiền trƣớc pháp luật. Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 13 - xi/ Chiết khấu hối phiếu: Là nghiệp vụ cho vay của ngân hàng nếu hồi phiếu chƣa đến hạn trả tiền mà ngƣời đƣợc hƣởng lợi hối phiếu cần bán để lấy tiền. Ngân hàng sẽ mua với một giá thấp hơn số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó, số tiền chênh lệch đƣợc gọi là lợi tức chiết khấu.  Phân loại phương thức nhờ thu i/ Nhờ thu phiếu trơn (clean collection): Nhờ thu phiếu trơn là phƣơng thức mà ngƣời bán nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu ở ngƣời mua nhƣng không kèm theo điều kiện gì cả. ii/ Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) Là phƣơng thức mà ngƣời bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gởi hàng và hồi phiếu) và nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó với điều kiện là ngƣời mua trả tiền hoặc cấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gởi hàng cho ngƣời mua để họ nhận hàng. Tùy theo điều kiện trả tiền người ta chia phương thức này ra làm các loại: - D/P: Delivery against payment- nhờ thu theo hình thức thanh toán theo chứng từ gồm:  D/P at sight: thanh toán trả tiền ngay, khi nhận đƣợc thanh toán nhờ thu của khách hàng (ngƣời mua) thanh toán viên của ngân hàng giao chứng từ cho khách hàng, yêu cầu khách hàng ký nhận  D/P at X days sight ( Delivery of documents against payment of a draft drawn payable at a future date- thanh toán hối phiếu có thời hạn, nhận đƣợc chứng từ nhờ thu theo hình thức này, thanh toán viên thông báo khách hàng đến chấp nhận hối phiếu có thời hạn.Chứng từ chỉ đƣợc giao khi B/E đã đƣợc chấp nhận và đƣợc thanh toán (khách hàng có thể ký quỹ 100 % trị giá B/E để đƣợc nhận ngay chứng từ hoặc thanh toán vào ngày đáo hạn để nhận chứng từ ). - D/A_ Delivery of Documentary against Acceptance- nhờ thu chấp nhận thanh toán giao chứng từ- gọi ngắn là nhờ thu trả chậm (khi khách hàng có cam kết trả tiền bằng Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 14 - văn bản hoặc ký chấp nhận thanh toán B/E vào ngày đáo hạn, thì thanh toán viên của ngân hàng giao chứng từ cho khách) - D/OT_ Delivery of documents on other terms and conditions- Giao chứng từ theo các điều kiện khác gồm:  Thanh toán từng phần (Partial payment) nhận đƣợc bộ chứng từ thanh toán theo hình thức này, thanh toán viên thông báo đến khách hàng và yêu cầu khách hàng:  Thanh toán để giao phần chứng từ nhờ thu theo D/P at sight  Chấp nhận thanh toán để giao phần chứng từ nhờ thu theo D/A - Giao chứng từ khi có giấy hứa trả tiền (Delivery of documents againts Promissory notes)  Giao chứng từ khi có Thƣ cam kết trả tiền (Delivery of documents against letters of undertaking to pay).  Giao chứng từ khi có Biên lai tín thác (Delivery of documents against a signed trust receipt) 2.2.2 Quy trình nghiệp vụ Sơ đồ quy trình nghiệp vụ 2.2.2.1 Nhờ thu phiếu trơn – Clean collection Ngân hàng bên bán Ngân hàng bên mua Ngƣời mua Ngƣời bán (2) (7) (3) (6) (4) (5) (1) Hợp đồng XNK Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 15 - 1. Ngƣời bán giao hàng, lập bộ chứng từ gởi thẳng cho ngƣời mua 2. Ngƣời bán ký hối phiếu đòi tiền ngƣời mua và nhờ ngân hàng thu hộ tiền của hối phiếu đó 3. Ngân hàng bên bán chuyển hối phiếu đó cho ngân hàng bên mua và nhờ ngân hàng này thu hộ tiền ở ngƣời mua 4. Ngân hàng bên mua chuyển hối phiếu cho ngƣời mua và yêu cầu trả tiền 5. Ngƣời mua trả tiền hoặc từ chối trả tiền, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của họ, có thể chia thành 3 trƣờng hợp:  Ngƣời mua chiếm dụng hàng của ngƣời bán và không trả tiền  Ngƣời mua từ chối thanh toán và không nhận hàng, ngƣời bán phải xử lý: - Thƣơng lƣợng để giảm giá cho ngƣời mua - Bán cho ngƣời khác - Vận chuyển về hoặc bỏ đi  Ngƣời mua đồng ý trả tiền, thông thƣờng thì sau khi nhận hàng ngƣời mua mới đồng ý trả tiền. 6. Ngân hàng bên mua chuyển tiền hoặc trả lại hối phiếu bị từ chối trả tiền cho ngân hàng bên bán. 7. Ngân hàng bên bán chuyển tiền hoặc hoàn lại toàn bộ hối phiếu bị từ chối trả tiền cho ngƣời bán. 2.2.2.2 Nhờ thu kèm chứng từ 1. Ngƣời bán giao hàng 2. Ngƣời bán lập chứng từ thanh toán trong đó bao gồm bộ chứng từ gởi hàng và nhờ ngân hàng thu hộ tiền ghi trên tờ hối phiếu đó ở ngƣời mua. 3. Ngân hàng bên bán chuyển bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng bên mua và nhờ ngân hàng này thu hộ tiền của ngƣời mua 4. Ngân hàng bên mua yêu cầu ngƣời mua trả toàn bộ tiển ghi trên tờ hối phiếu để nhận chứng từ, nếu ngƣời mua trả tiền mới trao chứng từ gửi hàng cho họ để nhận hàng, nếu không thì cầm giữ chứng từ lại và báo cho ngân hàng bên bán biết. Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 16 - 5. Ngƣởi mua trả tiền hoặc từ chối trả tiền có thể chia thành 2 trƣờng hợp:  Từ chối thanh toán và không nhận hàng. Ngƣời bán xử ký tƣơng tự nhƣ phần Clean collection  Ngƣời mua đồng ý trả tiền: - Nếu D/P: ngƣời mua phải trả tiền để nhận chứng từ đi lấy hàng - Nếu D/A: thì ngƣời mua chấp nhận hối phiếu, đến thời hạn quy định sẽ trã tiền, để đƣợc nhận chứng từ đi lấy hàng. - Nếu là D/OT thì ngƣời mua xuất trình Giấy hứa trả tiền, Thƣ cam kết trả tiền, Biên lai tín thác do chính ngƣời mua lập, để đƣơc nhận chứng từ đi lấy hàng. 6. Ngân hàng bên mua chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiền cho ngân hàng bên bán. 7. Ngân hàng bên bán chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiền cho ngƣời bán. 2.2.3 Nhận xét mức độ rủi ro 2.2.3.1 Nhờ thu phiếu trơn – Clean collection Nhược điểm: không đảm bảo quyền lợi của ngƣời bán, vì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của ngƣời mua , tốc độ thanh toán chậm và ngân hàng chỉ đóng vay trò ngƣời trung gian đơn thuần mà thôi. Trường hợp áp dụng: - Hai bên mua bán tin cậy lẫn nhau hoặc hai bên cùng chung nội bộ công ty với nhau - Dùng để thanh toán cƣớc phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng, lợi tức... 2.2.3.2 Nhờ thu kèm chứng từ Bảo đảm hơn phƣơng thức nhờ thu phiếu trơn vì ngân hàng đã thay mặt ngƣời bán khống chế chứng từ. Tuy vậy vẫn gây bất lợi cho ngƣời bán: Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 17 - - Ngƣời mua có thể từ chối không nhận chứng từ ví lý do nào đó nhƣ: thị hiếu thay đổi, giá thành hạ...Tuy quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc ngƣời bán, song hàng đã gởi đi rồi giải quyết tiêu thụ ra sao? - Thời gian thu tiền về còn quá chậm, nên vốn của ngƣời bán vẫn ứ đọng.  Những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương thức nhờ thu: Các bên phải tuân theo “Quy tắc thống nhất về nhờ thu: (URC 522- The Uniform Rules for Collection, ICC Pub No 522, 1995 Revison), có hiệu lực từ 1/1/1996. Theo URC 522, để tiến hàng phƣơng thức nhờ thu bên bán phải lập chỉ thị nhờ thu (Collection Instruction) gởi cho ngân hàng ủy thác. Các ngân hàng tham gia nghiệp vụ nhờ thu chỉ đƣợc thực hiện theo đúng chỉ thị, với nội dung phù hợp URC đƣợc dẫn chiếu. Chỉ thị nhờ thu là văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa ngân hàng với bên nhờ thu. Trong chỉ thị nhờ thu cần nêu rõ những nội dung sau đây: 1. Các chi tiết về ngân hàng gởi nhờ thu, gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số điện tín SWIFT, số telex, số điện thoại, số fax và số tham chiếu chứng từ. 2. Các chi tiết về ngƣời ủy nhiệm thu, gồm: tên, địa chỉ, số điện tín, số telex,số điện thoại, số fax và số tài khoản. 3. Các chi tiết về ngƣời trả tiền, gồm: tên đầy đủ, địa chỉ, số tài khoản, số điện thoại, số fax, số fax, telex. 4. Chi tiết về ngân hàng xuất trình chứng từ: tên đầy đủ, địa chỉ, số điện tín SWIFT, số telex, số điện thoại, số fax. 5. Số tiền và loại tiền nhờ thu 6. Danh mục chứng từ, số lƣợng của từng lọai chứng từ. 7. Điều khoản nhờ thu và điều khoản chuyển giao chứng từ. 8. Phí nhờ thu 9. Lãi suất phải thu (nếu có), ghi rõ kỳ hạn tính lãi là 360 hay 365 ngày. 10. Các chỉ thị trong trƣờng hợp từ chối thanh toán, từ chối chấp nhận Khi lập hối phiếu đòi người mua cần lưu ý : chính ngƣời mua là ngƣời trả tiền Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 18 - chứ không phải ngân hàng, vì vậy hối phiếu phải ghi tên ngƣời trả tiền là ngƣời mua với đầy đủ chi tiết. 2.3 Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ (hình thức thanh toán qua L/C) 2.3.1 Khái niệm Tín dụng thƣ là một văn bản , do một ngân hàng lập , trên cơ sở yêu cầu của khách hàng ; trong đó ngân hàng này cam kết trả tiền cho ngƣời hƣởng lợi, nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ phù hợp với nội dung tín dụng thƣ.  Phân loại Phân loại theo loại hình (Types): thƣ tín dụng đƣợc phân thành 2 loại chính: + Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) là loại thƣ tín dụng mà trong thời hạn hiệu lực của nó, ngân hàng mở (tức ngân hàng của ngƣời mua) hoặc ngƣời mua không có quyền hủy bỏ hay sửa đổi nội dung thƣ tín dụng nếu không có sự đồng ý của ngƣời xuất khẩu (ngƣời bán). + Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C) là loại thƣ tín dụng mà ngân hàng mở có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ vào bất cứ lúc nào mà không cần sự chấp thuận của ngƣời bán. Phân loại theo phương thức sử dụng (Uses) + Thư tín dụng không hủy ngang, có xác nhận (Irrevocable Confirmed L/C) là loại thƣ tín dụng không hủy ngang đƣợc một ngân hàng khác có uy tín đảm bảo trả tiền cho ngƣời thụ hƣởng, theo yêu cầu của ngân hàng mở thƣ tín dụng đó.Trong trƣờng hợp ngân hàng mở không thanh toán đƣợc thì ngân hàng xác nhận sẽ thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng. + Thư tín dụng không hủy ngang, không xác nhận (Irrevocable Unconfirmed L/C) là loại thƣ tín dụng không hủy ngang ngƣời xuất khẩu có đƣợc thanh toán hay không phụ thuộc vào ngân hàng nƣớc ngoài. + Thư tín dụng không hủy ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C) là loại thƣ tín dụng không hủy ngang khi đã thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng thì ngân hàng không đƣợc quyền đòi lại tiền trong bất kỳ tình huống nào. Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 19 - + Thư tín dụng chuyển nhượng (Irrevocable Transferable L/C ): là loại thƣ tín dụng không hủy ngang, ngƣời hƣởng thứ nhất có quyền yêu cầu ngân hàng chuyển nhƣợng, chuyển nhƣợng một phần hay toàn bộ giá trị của thƣ tín dụng cho một hay nhiều ngƣời thụ hƣởng thứ hai.Việc chuyển nhƣợng chỉ đƣợc thực hiện một lần. + Thư tín dụng giáp lưng ( Back to Back L/C ) : là loại thƣ tín dụng đƣợc mở ra trên cơ sở một thƣ tín dụng đã mở ra trƣớc đó. Loại thƣ tín dụng này thừơng đƣợc sử dụng trong mua bán hàng qua trung gian. + Thư tín dụng tuần hoàn ( Revolving L/C ): là loại thƣ tín dụng mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời gian hiệu lực, lại tự động có giá trị hiệu lực nhƣ cũ và đƣợc tiếp tục sử dụng sau một thời gian nhất định. Thƣ tín dụng tuần hoàn cần đƣợc chỉ rõ, ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn và giá trị tối thiểu mỗi lần đó. Đồng thời cũng nói rõ , số dƣ của hạn ngạch L/C dùng chƣa hết lần trƣớc có đƣợc hay không đƣợc cộng dồn vào hạn ngạch L/C sử dụng lần kế tiếp. + Thư tín dụng thanh toán dần ( Deferred L/C ) : là loại thƣ tín dụng mà ngân hàng mở sẽ thanh tóan dần dần trị giá thƣ tín dụng cho ngƣời hƣởng lợi theo tiến trìnhhoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa của họ đối với bên mua . Loại thƣ tín dụng này thích ứng với các hợp đồng giaohàng nhiều lần. + Thư tín dụng có điều khoản đỏ ( Red clause L/C ): là loại thƣ tín dụng có một điều khoản đặc biệt, thể hiện ở chỗ: ngƣời yêu cầu mở cho phép ngƣời thụ hƣởng đƣợc nhận một số tiền nhất định trong tổng số tiền của thƣ tín dụng đã mở, ngay cả khi ngƣời này còn chƣa thực hiện nghĩa vụ chyển giao hàng hóa cho ngƣời mua. + Thư tín dụng dự phòng ( Standby L/C ) : là loại thƣ tín dụng đƣợc phát hành với mục đích bồi hoàn những thiệt hại cho ngƣời thụ hƣởng nếu ngƣời mở vi phạm những điều khoản đã cam kết. Do vậy tín dụng thƣ này không nhằm mục đích thanh toán nhƣ thƣ tín dụng bình thƣờng .  Những nội dung chủ yếu trong thư tín dụng Thông thƣờng một L/C đƣợc lập trên cơ sở của những thoả thuận trƣớc giữa các bên liên quan. Những cơ sở này thƣờng là hợp đồng, bản ghi nhớ, bản thoả thuận… Phổ biến nhất là căn cứ theo hợp đồng. Mặc dù theo thông lệ quốc tế thì tính pháp lý Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 20 - của L/C cao hơn cả hợp đồng nhƣng trong thực tế tại Việt nam, các doanh nghiệp hầu hết đều ký kết hợp đồng (hoặc hợp đồng nguyên tắc và sau đó dựa vào các nội dung từ hợp đồng này để yêu cầu ngân hàng lập và phát hành L/C có nội dung tƣơng tự nhƣ tinh thần hợp đồng. Những nội dung trong L/C • Loại L/C (Form of Documentary Credit) • Số hiệu của thƣ tín dụng L/C (Documentary credit Number) • Ngày mở L/C (Date of Issue) • Ngày và nơi hết hạn hiệu lực (Date and Place of expiry). • Tên và địa chỉ của các bên liên quan đến phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ: - Ngân hàng phát hành (Issuing Bank). - Ngừời làm đơn (Applicant) - Ngƣời thụ hƣởng (Beneficiary) - Ngân hàng thông báo (Advising bank) - Ngân hàng thanh toán (nếu có) - Ngân hàng xác nhận (nếu có) • Số tiền và đơn vị tiền (Amount,Currency Code ) • Thời hạn trả tiền của L/C (Date of paying) • Thời hạn giao hàng (Date of Shiment) • Những nội dung liên quan đến hàng hóa: tên hàng, số lƣợng trọng lƣợng, gía cả, qui cách, phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu. • Những nội dung về vận chuyển giao nhận hàng hóa nhƣ điều kiện cơ sở về giao hàng ( FOB, CIF…. ); nơi gửi hàng, nơi giao hàng; cách vận chuyển; cách giao hàng. • Các chứng từ mà ngƣời hƣởng lợi phải xuất trình: Thông thƣờng bộ chứng từ gồm có: - Hối phiếu thƣơng mại (Commercial Bill of Exchange ) - Hóa đơn thƣơng mại (Commercial Invoice ) - Vận đơn (Bill of Lading) - Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy ) Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 21 - - Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin ) - Chứng nhận trọng lƣợng, chất lƣợng (Certificate of quantity; quality) - Phiếu chi tiết đóng gói (Packing list) - Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate). • Cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành. 2.3.2 Qui trình nghiệp vụ 1. Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng thƣơng mại, với điều khỏan thanh toán theo phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ. 2. Sau đó ngƣời nhập khẩu làm đơn gửi đến ngân hàng của mình xin mở thƣ tín dụng cho ngƣời xuất khẩu hƣởng. Căn cứ vào đơn xin mở thƣ tín dụng, ngân hàng mở thƣ tín dụng sẽ lập một thƣ tín dụng không hủy ngang, bao gồm tất cả những chỉ dẫn cho ngƣời bán liên quan đến việc vận chuyển hàng. 3. Căn cứ nội dung đơn xin mở tín dụng thƣ, nếu đáp ứng yêu cầu, ngân hàng phát hành sẽ phát hành thƣ tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nƣớc nhà xuất khẩu, thông báo về việc mở thƣ tín dụng và chuyển bản chính của thƣ tín dụng cho ngƣời xuất khẩu. 4. Khi nhận đƣợc thông báo về việc mở thƣ tín dụng và bức tín dụng thƣ, ngân hàng thông báo sẽ thông báo và chuyển giao thƣ tín dụng cho nhà xuất khẩu. 5. Ngƣời xuất khẩu sau khi xem xét cẩn thận các điều khoản ghi trong thƣ tín dụng, sẽ ký hợp đồng vận tải đảm bảo hàng sẽ đƣợc chuyển đến đúng thời hạn. Nếu ngƣời xuất khẩu không đồng ý với bất kỳ một điều kiện nào thì phải thông báo ngay cho ngƣời mua biết để kịp thời điều chỉnh. 6. Sau khi chuyển giao hàng hóa, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo qui định của tín dụng thƣ; thông qua ngân hàng thông báo, xuất trình cho ngân hàng phát hành để yêu cầu đƣợc thanh toán tiền. Nếu tín dụng thƣ cho phép thƣơng lƣợng tại ngân hàng khác thì nhà xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ thanh toán cho một Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 22 - ngân hàng đƣợc chỉ định thanh toán hoặc chấp nhận hay chiết khấu đƣợc xác định trong tín dụng thƣ 7. Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợpvới qui định của tín dụng thƣ thì trả tiền ( hoặc chấp nhận hay chiết khấu).Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối và gởi trả lại toàn bộ chứngtừ cho nhà xuất khẩu. Thời gian kiểm tra bộ chứng từ theo qui định là 7 ngày làm việc nếu quá thời hạn trên ngân hàng phát hành phải thanh toáncho ngƣời xuất khẩu. 8. Ngân hàng phát hành giao lại bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và yêu cầu thanh toán. 9. Nhà nhập khẩu kiểm tra toàn bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với những điều qui định trong tín dụng thƣ , thì hoàn trả tiền cho ngân hàng ;nếu thấy không phù hợp có quyền từ chối trả tiền cho ngân hàng.  Qui trình sửa đổi, chỉnh sửa L/C Những nguyên tắc cần lƣu ý khi chỉnh sửa L/C: - Chỉ điều chỉnh chứng từ khi thật sự cần thiết và nếu không điều chỉnh có thể ảnh hƣởng xấu đến hoạt động kinh doanh, giao nhận hàng hoá liên quan. − Song song với việc phát hiện và điều chỉnh chứng từ là công tác kiểm tra và rà soát lại toàn bộ các chứng từ trong bộ chứng từ liên quan, kiểm tra lại L/C liên quan xem có cần những tu chỉnh cho phù hợp, đồng bộ hay không. − Mọi tu chỉnh phải phù hợp và tuân thủ quy định của UCP 600 và các quy định pháp lý khác liên quan. − Các chứng từ có nguồn gốc xuất phát từ đâu cần đƣợc trả về chính nơi phát hành để tu sửa, điều chỉnh. Chỉ chấp nhận chứng từ mới đƣợc điều chỉnh khi nó đã đảm bảo đúng các nội dung nhƣ yêu cầu và đƣợc chính bên phát hành điều chỉnh hay phát hành lại. − Việc điều chỉnh và các nội dung điều chỉnh nên có các văn bản trao đổi, thông báo, thoả thuận… thống nhất giữa các bên liên quan. Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 23 - − Việc điều chỉnh là do lỗi chủ quan, khách quan… của bên nào, phát sinh trong hoàn cảnh nào cần đƣợc thể hiện rõ trong các văn bản trao đổi chính thức để có thể tính toán và phân chia các chi phí liên quan cho các bên chịu trách nhiệm gánh chịu. 2.3.3 Nhận xét mức độ rủi ro  Ƣu điểm - Phƣơng thức thanh toán thƣ tín dụng đã chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng bảo đảm nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, nhà nhập khẩu nhận đƣợc hóa đơn vận chuyển hàng đúng hạn. - Thanh toán bằng L/C là một phƣơng thức tƣơng đối an toàn cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu và giải quyết đƣợc mâu thuẫn không tín nhiệm giữa hai bên thông qua ngân hàng phát hành và ngân hàng của bên thụ hƣởng. - Đây là phƣơng thức thanh toán khá an toàn đƣợc sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.  Nhược điểm - L/ C đƣợc thành lập dựa trên cơ sở hợp đồng cơ sở nhƣng khi đã hình thành rồi thì L/C lại độc lập hoàn toàn với hợp đồng cơ sở. Ngân hàng phát hành, Ngân hàng thanh toán, Ngân hàng xác nhận chỉ thực hiện theo lệnh của L/C, không cần biết nội dung của hợp đồng cơ sở, do đó nếu làm sai L/C sẽ gây thiệt hại rất lớn cho nhà xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu.  Rủi ro khi áp dụng + Đối với nhà nhập khẩu: đƣợc đảm bảo về việc chuyển hàng, nhƣng phụ thuộc vào việc cung cấp hàng của ngƣời bán.  Làm thủ tục soạn và nộp đơn yêu cầu phát hành thƣ tín dụng. Cần điền các thông tin theo mẫu chuẩn quốc tế (Standafo, Standaci) nên chỉ phải điền nội dung cần thiết vào chỗ trống và xóa đi những thông tin không cần thiết.  Để bảo đảm tính chính xác của đơn và sau này là thƣ tín dụng (L/C), nhà nhập khẩu phải dựa trên cơ sở các nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để lập đơn, tránh mọi sự sai khác. Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 24 - + Đặc biệt lƣu ý đối với nhà xuất khẩu (ngƣời thụ hƣởng trong L/C): rủi ro ít nhất, ngân háng phát hành (và ngân hàng xác nhận nếu có) sẽ có trách nhiệm thanh toán tiền hàng nếu bộ chứng từ phù hợp với nội dung trong L/C.  Cần phải kiểm tra kỹ lƣỡng thƣ tín dụng. Bởi vì nếu có sự không phù hợp giữa L/C và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà nhà xuất khẩu không phát hiện ra đƣợc mà cứ tiếp tục giao hàng thì nhà xuất khẩu sẽ khó đòi đƣợc tiền hoặc ngƣợc lại nếu từ chối giao hàng thì vi phạm hợp đồng.  Cơ sở để kiểm tra L/C: là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở). L/C phải phù hợp với hợp đồng cơ sở và không đƣợc trái với các nội dung của hợp đồng cơ sở. Đối với các hợp đồng có các sửa đổi, bổ sung thì cần cẩn trọng kiểm tra nội dung của hợp đồng gốc và hợp đồng sửa đổi, bổ sung.  Nội dung của L/C: cần kiểm tra kỹ lƣỡng các nội dung sau: số tiền của L/C; ngày hết hạn hiệu lực của L/C; địa điểm hết hạn hiệu lực của L/C; loại L/C (thông thƣờng là thƣ tín dụng không hủy ngang (Đối với nhà xuất khẩu thì nên chọn L/C không hủy ngang cùng với điều kiện miễn truy đòi và nếu đƣợc xác nhận thì càng tốt)); thời hạn giao hàng; cách thức giao hàng; cách vận tải; chứng từ thƣơng mại; hóa đơn; vận đơn; đơn bảo hiểm. Khi phát hiện ra nội dung của L/C không phù hợp với hợp đồng cơ sở hoặc trái với luật áp dụng hoặc không có khả năng thực hiện, nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C. Trong trƣờng hợp sự sai sót trong L/C không quá nghiêm trọng thì nhà xuất khẩu và ngân hàng có thể phối hợp tìm hƣớng giải quyết nhƣ nhà xuất khẩu soạn thƣ bảo đảm chịu trách nhiệm về bộ chứng từ thanh toán gửi ngân hàng phát hành L/C, hoặc thông qua đại diện của nhà nhập khẩu xin chấp nhận thanh toán và gửi ngân hàng phát hành L/C… hoặc chuyển sang phƣơng thức thanh toán khác nhƣ phƣơng thức nhờ thu hoặc đòi và hoàn trả tiền bằng điện… Nói tóm lại L/C với nội dung phù hợp với hợp đồng cơ sở và không trái luật áp dụng sẽ bảo đảm quyền lợi cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 25 - Phần 3 HƢỚNG DẪN MỞ L/C VÀ ĐIỀU CHỈNH L/C Ở MỘT SỐ CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 3.1 Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcom Bank – VCB) 3.1.1 Quy trình mở LC tại ngân hàng VCB + Bước 1:Doanh nghiệp phải mở ngay 1 tài khoản ngoại tệ của VCB.Để đảm bảo điều kiện mở đƣợc LC tại ngân hàng, doanh nghiệp phải cung cấp đƣợc cho ngân hàng những loại giấy tờ cơ bản sau:  Giấy phép đăng ký kinh doanh  Quyết định thành lập công ty  Quyết định bổ nhiệm Kế Toán Trƣởng.  Báo cáo tài chính năm gần nhất của doanh nghiệp (Có khi còn yêu cầu báo cáo tài chính của cả quý nếu có trình phƣơng án kinh doanh). + Bước 2: Doanh nghiệp làm đơn xin mở L/C tại trụ sở ngân hàng của VCB theo mẫu của ngân hàng yêu cầu. Bộ hồ sơ cơ bản cần xuất trình cho ngân hàng khi yêu cầu mở L/C gồm:  Hợp đồng buôn bán ngoại thƣơng (Bản sao).  Hợp đồng mua bán ngoại tệ.  Đơn xin mở L/C theo mẫu của ngân hàng VCB.  Bản cam kết tự lo ngoại tệ nếu Ngân Hàng gặp khó khăn về tài chính.  Ngoài ra phải cung cấp các loại giấy phép khác nhƣ: Invoice, CO, CQ,….và cả giấy phép nhập khẩu(nếu có). Sau khi cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng, doanh nghiệp sẽ tiến hành ký quỹ L/C theo quy định của ngân hàng. Hiện nay vẫn tồn tại 3 hình thức ký quỹ: 100%; dƣới 100% và không phải ký quỹ. Tùy vào tình hình của các Doanh nghiệp, các ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp ký quỹ khác nhau. Tuy nhiên hiện nay đang trong giai đoạn khó khăn tài chính, Ngân hàng VCB thƣờng áp dụng biện Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 26 - pháp ký quỹ 100%... Chỉ có 1 vài doanh nghiệp lớn thì đƣợc áp dụng ký quỹ 70%, chứ chƣa bao giờ áp dụng biện pháp không ký quỹ. + Bước3 :Doanh nghiệp soạn 3 bản Draft L/C theo mẫu của Ngân hàng phát hành  Bản thứ nhất gửi cho Ngân hàng phát hành xem có phù hợp với L/C sẽ phát hành của Ngân hàng hay không.  Bản thứ 2 sẽ gửi cho nhà xuất khẩu, để họ gửi cho phía Ngân hàng của họ xem xét là với mẫu L/C đƣợc mở nhƣ vậy có thể thực hiện đƣợc việc thông báo và trả số tiền bên Ngân hàng phát hành chuyển cho nhà xuất khẩu hay không. Nếu nhà xuất khẩu đồng ý thì yêu cầu nhà xuất khẩu ký xác nhận vào bản Draft và chuyển lại cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu đến Ngân hàng phát hành tiến hành mở L/C. Nếu nhà xuất khẩu không đồng ý thì 2 bên có thể thỏa thuận về các điều không đồng ý, chỉnh sửa Draft cho phù hợp lại và sau đó tiến hành mở L/C. Một bản Doanh nghiệp sẽ giữ lại làm bản lƣu. 3.1.2 Chỉnh sửa L/C Khi có yêu cầu chỉnh sửa L/C thì Doanh nghiệp xuất trình thƣ yêu cầu sửa L/C theo mẫu của ngân hàng VCB, kèm theo văn bản thỏa thuận giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu (nếu có). 3.2 Quy trình mở L/C tại Ngân hàng EXIMBANK 3.2.1 Quy trình và cách mở một L/C Về cơ bản cũng gồm 3 bƣớc giống nhƣ khi mở L/C bên Ngân hàng VCB nhƣ trên, tuy nhiên ta cần chú ý 1 số điểm nhƣ sau:Về khâu ký quỹ L/C thì riêng ngân hàng EXIMBANK không áp dụng hình thức không ký quỹ. Nghĩa là không ƣu tiên cho bất kỳ doanh nghiệp nào cả. 3.2.2 Chỉnh sửa L/C Doanh nghiệp muốn chỉnh L/C phải có yêu cầu theo mẫu của ngân hàng EXIMBANK. Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 27 - Phần 4 THANH TOÁN L/C TẠI MỘT CÔNG TY VIỆT NAM THỰC TẾ 4.1 Hình thức mở L/C (ký quỹ 20% tiền mặt/giá trị L/C – vay 80% giá trị L/C) Ngƣời bán: CENTRAL GREEN ENERGY CO., LTD Ngƣời mua: Công ty Cổ Phần Thƣơng Mại Lâm Cƣờng (Việt Nam) Ngân hàng mở L/C: Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Ngoại Thƣơng Việt Nam – Chi Nhánh Vĩnh Lộc. Tên hàng nhập: Dầu hóa dẻo cao su Số lƣợng: 123,09 tấn Tổng số tiền: 55.348,65USD Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ vay: Hồ sơ gồm có: - Báo cáo tài chính của quý gần nhất - Bảng cân đối tài khoản của quý gần nhất - Báo cáo tồn kho của quý gần nhất - Giấy phép đăng ký kinh doanh - Hợp đồng ngoại thƣơng - Phải có tài sản thế chấp (nếu là bất động sản) bao gồm: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Hồ sơ của ngƣời đứng tên - Hợp đồng vay - Giấy đề nghị vay vốn - Phƣơng án trả nợ vay - Cam kết trả nợ đôla ( chứng minh công ty có nguồn Đô để trả) Bước 2: Sau khi ngân hàng duyệt cho vay sẽ tiến hành mở L/C. Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 28 - Bước 3: Công ty nhập sẽ cung cấp thông tin liên quan cho Ngân hàng nhƣ tên ngƣời thụ hƣởng, ngân hàng thụ hƣởng, ngày hiệu lực, ngày hết hạn, ngày ship hàng, giá trị của L/C… Ngân hàng gửi bản nháp L/C cho bên công ty ngƣời mua xem và chỉnh sửa. Nếu không có gì thay đổi sẽ ra bản L/C gốc. Trên bản L/C gốc gồm có: - Số L/C - Ngày, tháng, năm và nơi hết hạn L/C. - Ngân hàng của ngƣời thụ hƣởng - Đơn vị đăng ký mở L/C - Ngƣời thụ hƣởng - Số tiền thanh toán - Tín dụng có giá trị với Ngân hàng - Giá trị bản dự thảo - Giao hàng từng phần: cho phép - Truyền tải: cho phép - Ngày tháng giao hàng - Mô tả hàng hóa - Chứng từ đƣợc yêu cầu - Điều kiện thêm… Bƣớc 4: Bên mua hàng tiến hành nhập hàng từ nƣớc ngoài tại cảng quy định. Bƣớc 5: Đồng thời mang chứng từ lên Ngân Hàng, làm thủ tục vay để Ngân hàng chuyển tiền qua bên thụ hƣởng L/C.  Thủ tục gồm có:  Giấy nhận nợ  Giấy đề nghị rút vốn vay  Bộ chứng từ yêu cầu gồm:  Invoice ( 3 bản gốc) Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 29 -  Packing List (3 bản gốc)  C/O ( 1 bản gốc)  Bill of Lading 4.2 Hình thức hƣởng thụ L/C Ngƣời bán: Công ty TNHH Sản Xuất – CB Nông Sản DOU SHENG (Việt Nam) Ngƣời mua : BONTOUT SA (Pháp) Ngân hàng ngƣời bán: Vietcombank Tên hàng xuất : Nấm Mèo Số lƣợng: 9,000 kg Bƣớc 1: Ngƣời bán xác nhận giá, số lƣợng, ngày giao hàng cho bên ngƣời mua. Bƣớc 2: Bên ngƣời mua cung cấp thông tin mở L/C dƣới dạng bản dự thảo cho ngân hàng ngƣời thụ hƣởng (Vietcombank) và ngƣời thụ hƣởng (Công ty TNHH Sản Xuất – CB Nông Sản DOU SHENG) biết để xem xét lại. Nếu không có gì chỉnh sửa thì bên Ngân Hàng mở L/C sẽ tiến hành ra L/C gốc. Bƣớc 3: Bên hƣởng thụ L/C sẽ tiến hành các công việc cần thiết: - Chuẩn bị hàng xuất - Chuẩn bị bộ chúng từ yêu cầu ghi trong L/C + Tờ khai hải quan + Invoice + Packing List + C/O + Bill of Lading. - Giao hàng theo yêu cầu Bƣớc 4: Đƣa bộ chứng từ lên Ngân Hàng Vietcombank và tiến hành rút tiền. Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 30 - PHỤ LỤC Hối phiếu minh họa Bài tiểu luận Các phƣơng thức thanh toán quốc tế Nhóm 4 GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng Page - 31 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Thị Hồng Vân, 2011. Quản trị xuất nhập khẩu. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp. 2. Trần Hoàng Ngân, 2009. Tài liệu hướng dẫn học tập Thanh Toán Quốc Tế. Tp.Hồ Chí Minh: Đại học mở. 3. Nguyễn Văn Tiến, 2009. Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. Hà Nội: NXB Thống Kê. 4. Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam. Danh sách biểu mẫu.[Ngày truy cập: 18 tháng 4 năm 2013] 5. Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phấn Á Châu. Thanh toán quốc tế. . [Ngày truy cập: 17 tháng 4 năm 2013]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_pp_thanh_toan_qt_nhom_4_907.pdf
Luận văn liên quan