ISO (The Internationnal Organizantion For Standardization - Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) được thành lập năm 1946 ở Giơnevơ với mục tiêu chính là tiêu chuẩn hóa các sản phẩm các nước và hàng hóa tiêu dùng được đưa qua biên giới các quốc gia: để đảm bảo là các đường ống dẫn nước có cùng độ dày, các thiết bị đo lường có cùng một cỡ chuẩn, công nghệ viễn thông dùng cùng một dải tần Nhiệm vụ của nó là tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy hợp tác qua lại trong những lĩnh vực quan trọng của con người như khoa học, công nghệ và kinh tế.
Các quyết định chuẩn hóa về công nghệ là trong nội bộ ngành, và ISO trở thành cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế, hoạt động nhất quán với các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia, các kỹ sư từ các cơ quan chính phủ và người đại diện cho các ngành và cho người tiêu dùng, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia vì các tiêu chuẩn này là tối quan trọng đối với họ.
186 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3799 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m cần đủ cao để thể răn đe, cảnh cáo các cá nhân, tổ chức vi phạm phải lưu ý và không dám vi phạm. Đặc biệt, cần lưu ý các hành vi vi phạm chưa trực tiếp gây ô nhiễm nhưng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm. Nếu siết chặt việc xử lý vi phạm ở các khâu này có thể sẽ ngăn chặn được ngay từ đầu, từ gốc các tác động gây nguy hại tới môi trường.
- Các nhà kinh tế chỉ cho rằng đánh thuế vào các hoạt động gây ONMT là biện pháp hữu hiệu nhất để chống ONMT và hạn chế sự suy thoái tài nguyên. Việc đánh thuế này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các nguồn năng lượng sạch, sử dụng tiết kiện tài nguyên và nguyên vật liệu.
- "Trả tiền cho môi trường", "mua môi trường", tức là coi môi trường như là một vấn đề kinh tế. ONMT phải được quy thành những giá trị bằng tiền và người gây ô nhiễm phải trả tiền cho sự ô nhiễm do họ gây ra. Kinh nghiệm ở các nước phát triển Âu - Mỹ dù nhà nước có đề ra những quy định chặt chẽ đến đâu và giám sát thế nào cũng không thể giải quyết một vấn đề kinh tế bằng những biện pháp không kinh tế (coi vấn đề ONMT như là một vấn đề xã hội - dân sự, chứ không phải vấn đề kinh tế).
- Kiên quyết thực hiện Điều 13.1, Luật BVMT, tháng 4/2005 "Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm và suy thoái môi trường". Thiệt hại do ô nhiễm và suy thoái môi trường bao gồm: Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên, đó là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, thể hiện ở: chất lượng các yếu tố môi trường bị giảm sút; khai thác quá mức tài nguyên so với mức được khôi phục và thải chất thải vào môi trường quá nhiều. Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và lợi ích cá nhân, tổ chức do hậu quả việc giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.
Bốn là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật BVMT, đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường, tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về BVMT.
Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với lực lượng cảnh sát môi trường trong đấu tranh, phòng chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động BVMT. Có chính sách thúc đẩy sự tham gia và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp vào công tác BVMT.
Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên trách về BVMT.
3.2.5. Xã hội hóa bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường
3.2.5.1. Xã hội hóa bảo vệ tài nguyên và môi trường
Xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường có một nội dung hết sức rộng lớn, vì hoạt động liên quan đến tài nguyên và môi trường chiếm phần lớn hoạt động của toàn xã hội cũng như của từng người dân.
Môi trường liên quan đến tài nguyên và nhiều lĩnh vực khác, do vậy, khi bàn về xã hội hóa BVMT là bao hàm cả vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Chủ trương xã hội hóa BVMT đã được cụ thể hóa trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta như:
Nghị quyết 41/NQ-TW (ngày 15/11/2004) của Bộ chính trị, khóa IX đã nêu: Cần xác định rõ trách nhiệm BVMT của Nhà nước, cá nhân, tổ chức và cộng đồng, đặc biệt đề cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, dịch vụ. Tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác BVMT. Hình thành các tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận BVMT. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom tái chế, tái sử dụng, vận chuyển, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về BVMT. Xây dựng các quy ước, hương ước, cam kết về BVMT, các mô hình tự quản về môi trường của các cộng đồng dân cư. Phát triển các phong trào quần chúng tham gia BVMT, khen thưởng các điển hình tiên tiến về BVMT.
Luật BVMT 2005 đã khẳng định: BVMT là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền và trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức và cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động BVMT. Khuyến khích tổ chức và cá nhân thành lập doanh nghiệp dịch vụ BVMT trong các lĩnh vực thu gom, tái chế, xử lý chất thải, quan trắc, phân tích môi trường, đánh giá tác động môi trường. Phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ môi trường, tư vấn đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường, giám định về môi trường với máy móc, thiết bị, công nghệ; giám định thiết bị về môi trường và các dịch vụ khác về BVMT.
Tương tự, chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định xã hội hóa BVMT là 1 trong 8 giải pháp trọng tâm để đạt được các mục tiêu về môi trường. Chiến lược xác định cần thiết phải xác lập cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự và thực hiện một cách công bằng hợp lý đối với cả đối tác nhà nước, cũng như các đối tác tư nhân khi tham gia hoạt động BVMT. Đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội trong BVMT, giám sát BVMT. Đưa BVMT vào các nội dung hoạt động của cộng đồng dân cư. Lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để tôn vinh, khen thưởng. Hàng năm tổ chức giải thưởng môi trường quốc gia.
Để đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa công tác BVMT, theo kiến nghị của TS Nguyễn Ngọc Sinh, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam là [41, tr.128]:
- Mở rộng việc đánh giá hiện trạng BVMT cho các lĩnh vực tài nguyên (đất, nước, rừng, biển, khoáng sản, đa dạng sinh học) theo phương pháp truyền thống (đánh giá theo hoạt động của các ngành, tổ chức cơ sở) và vận dụng phương pháp TAI - Phương pháp quyền tiếp cận môi trường. Phương pháp TAI dựa trên việc đánh giá các sự kiện theo một hệ thống chỉ tiêu từ đó rút ra kết luận cần thiết. Các hệ thống chỉ tiêu này tập trung làm rõ 4 nội dung nhằm đảm bảo thông tin môi trường cho cộng đồng, đảm bảo tham gia chủ động và đầy đủ của cộng đồng vào các hoạt động BVMT, bảo đảm sự công bằng về pháp luật và tăng cường cho cộng đồng thực thi các hoạt động BVMT [41, tr.92].
- Xây dựng và thực thi chiến lược phát huy sức mạnh cộng đồng BVMT, PTBV và ứng phó với BĐKH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
- Nghiên cứu ban hành Luật Cộng đồng BVMT, PTBV, ứng phó với BĐKH.
- Nghiên cứu trình Chính phủ ban hành nghị định riêng về huy động cộng đồng BVMT, PTBV, bao hàm nội dung ứng phó với BĐKH toàn cầu.
- Tổ chức thực hiện tốt hơn các chương trình/nhiệm vụ/đề án/dự án/đề tài liên quan đến cộng đồng BVMT và PTBV trong các chiến lược, kế hoạch hành động đã ban hành.
- Tăng cường đầu tư cho cộng đồng từ các nguồn kinh phí sự nghiệp.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng chủ động tổ chức hoạt động BVMT và PTBV.
- Tạo cơ hội liên kết hoạt động cộng đồng trong nước và ngoài nước.
3.2.5.2. Đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong bảo vệ môi trường
Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đã gia tăng áp lực cạnh tranh lên mỗi quốc gia, mỗi ngành và mỗi doanh nghiệp. Để tạo lập, duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt được mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp có thể bỏ qua trách nhiệm của mình đối với việc BVMT khi tiến hành các hoạt động kinh doanh. Những hiện tượng gây ONMT nghiêm trọng trong thời gian vừa qua do những hoạt động kinh doanh thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc BVMT. Gắn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với việc BVMT là một vấn đề cần phải được nhận thức đầy đủ và có giải pháp thích hợp trách tình trạng ô nhiễm đang lan rộng hiện nay.
Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với BVMT: Đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái thông qua việc tuân thủ các qui định về BVMT, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường và sản xuất ra sản phẩm thân thiện với môi trường. Chất thải, rác thải của quá trình sản xuất, kinh doanh phải được xử lý theo đúng các yêu cầu, tiêu chuẩn hiện hành của xã hội. Đồng thời, doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả, tìm tòi các nguồn nguyên, nhiên liệu mới thay thế, chú trọng áp dụng công nghệ sản xuất sạch [57, tr.27].
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với BVMT là trách nhiệm với sự tồn tại của chính doanh nghiệp. Bởi, môi trường không chỉ có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của con người mà còn có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp không thể tách rời môi trường tự nhiên vì môi trường cung cấp cho các doanh nghiệp những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của họ. Bởi vậy, BVMT chính là bảo vệ các điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trách nhiệm BVMT là trách nhiệm không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn đối với mọi chủ thể xã hội sống trong môi trường tự nhiên chung. Là chủ thể có hoạt động hướng tới mục tiêu lợi nhuận, trách nhiệm xã hội trong việc BVMT của doanh nghiệp càng phải được đề cao.
Thực tế cho thấy, ONMT xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau (tự nhiên, sinh hoạt của con người, các hoạt động sản xuất, thương mại và các hoạt động khác), nhưng tựu chung lại phần lớn là từ các hoạt động sản xuất (trong đó, hoạt động của doanh nghiệp là tác nhân chủ yếu) và sinh hoạt của con người. Đặc biệt là các vùng đô thị tập trung nhiều dân cư và các KCN trong thời gian qua đã là những địa điểm phát sinh nhiều tác nhân gây ONMT.
Từ đó cho thấy, việc nhận thức rõ trách nhiệm của mình và cam kết BVMT sẽ giúp doanh nghiệp có được chiến lược, kinh doanh đúng đắn, lâu dài và mang tính bền vững, đồng thời qua đó cải thiện được lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Nếu không chú ý đến việc duy trì các điều kiện cân bằng, sự tồn tại bền vững của môi trường, doanh nghiệp có thể có những hoạt động thuần túy vì lợi nhuận mà bỏ qua những tác hại đối với môi trường. Việc thực hiện các dự án BVMT như trồng rừng, sử dụng nhiên liệu tái tạo, xử lý rác thải là những hoạt động có ý nghĩa thiết thực cho việc BVMT.
Để nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam đối với BVMT cần áp dụng các biện pháp dưới đây:
Một là, nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với BVMT
Doanh nghiệp cần phải tự ý thức về nghĩa vụ, bổn phận của mình trong việc BVMT vì chính hoạt động của doanh nghiệp là nguồn, nguy cơ gây ô nhiễm, tổn hại đến môi trường lớn nhất. Chỉ khi doanh nghiệp tự ý thức về trách nhiệm đó, hoạt động của doanh nghiệp mới có ý nghĩa đối với việc BVMT. Vì lý do lợi nhuận, phần lớn các doanh nghiệp còn chưa nhận thức đúng trách nhiệm BVMT, một số doanh nghiệp mới chỉ bắt đầu có ý thức về trách nhiệm BVMT khi phải thực hiện trách nhiệm pháp lý do hoạt động của doanh nghiệp gây tổn hại đến môi trường. Bởi vậy, tự ý thức, nâng cao nhận thức về trách nhiệm BVMT có ý nghĩa về vai trò vô cùng quan trọng trong việc BVMT hiện nay.
Hai là, mỗi doanh nghiệp cần tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các qui định về BVMT
Doanh nghiệp hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý nếu hoạt động kinh doanh gây tác hại, ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng của môi trường. Sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp sẽ kéo theo yêu cầu tương ứng của việc xử lý chất thải, rác thải độc hại. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm và bằng chi phí hợp lý để giải quyết vấn đề môi trường do rác thải, chất thải độc hại gây ra, hoặc khắc phục hậu quả khi đã gây ONMT. Vì vậy, những hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với xử lý rác thải, chất thải khép kín, sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu tái tạo, hoặc quá trình sản xuất thân thiện với môi trường cần được khuyến khích bằng các biện pháp tài chính.
Ba là, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường
Doanh nghiệp cần hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử cho mình làm quy tắc, chuẩn mực cho hoạt động sản xuất kinh doanh; trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm BVMT. Xây dựng và thực hiện trách nhiệm xã hội trong Bộ quy tắc ứng xử phải được xác định là tiến trình chuẩn hóa quản trị và hoạt động của doanh nghiệp trong xã hội hiện đại hướng tới PTBV. Nó không đơn thuần chỉ là đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội mà còn hướng tới BVMT.
Bốn là, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về tài chính cho doanh nghiệp đối với sản phẩm và quá trình sản xuất thân thiện với môi trường.
Đây chính là sự khuyến khích đối với doanh nghiệp để thúc đẩy việc doanh nghiệp sáng tạo, đổi mới, tìm ra những giải pháp phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc có trách nhiệm đầy đủ với môi trường hoặc có trách nhiệm đầy đủ đối với những hoạt động gây ONMT. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới có thể PTBV, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển chung của xã hội.
Kết luận chương 3
PTKT với tốc độ tăng trưởng cao là tiền đề, điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội và BVMT. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội và BVMT là động lực, nhân tố đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Yêu cầu của PTBV là phải đảm bảo sự cân bằng giữa yêu cầu TTKT nhanh với đòi hỏi bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tái tạo môi trường, vừa đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại trong tăng trưởng và phát triển, vừa không phương hại đến nhu cầu và khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên của các thế hệ tương lai. Vì vậy, PTBV về mặt kinh tế và PTBV về mặt môi trường, thực chất là phát triển bình đẳng và cân đối để duy trì sự phát triển dài hạn, để cân bằng lợi ích của các nhóm người trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ của đất nước.
Để PTKT gắn với BVMT một cách bền vững cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Có thể kể đến một số giải pháp cơ bản nhất: Thay đổi tư duy phát triển và nhân thức, ý thức BVMT; Đổi mới mô hình tăng trưởng và PTKT hướng tới mục tiêu thân thiện với môi trường; Các giải pháp gắn tăng trưởng, PTKT với sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, chống ONMT; Tăng cường quản lý nhà nước trong BVMT; Xã hội hoá bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong công tác BVMT.
Các giải pháp nhằm đảm bảo PTKT gắn với BVMT trên đây cần được xây dựng trên nguyên tắc giảm thiểu mâu thuẫn giữa hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường thông qua việc thực hiện mục tiêu hài hoà giữa tăng trưởng PTKT và BVMT.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, một bộ phận không nhỏ vẫn còn coi tăng trưởng, PTKT là mục đích thực sự cần được ưu tiên, còn tài nguyên và môi trường chỉ là phương tiện để đạt mục tiêu kinh tế. Vì vậy, cần phải hết sức coi trọng sự thay đổi, sự điều chỉnh trong tư duy và hành động "kinh tế trước, môi trường sau" sang tư duy và hành động đặt các vấn đề tài nguyên và môi trường vào vị trí trung tâm của các quyết định phát triển.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
(1) Tăng trưởng và PTKT là thước đo chủ yếu về tiến bộ trong mỗi thời kỳ của mỗi quốc gia. Suy cho cùng, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển.
PTKT được xem là quá trình gia tăng và tiến bộ về mọi mặt, mọi phương diện của nền kinh tế. PTKT là quá trình biến đổi cả về lượng và chất, là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện trên các phương diện kinh tế - xã hội - môi trường của mỗi quốc gia.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.
Giữa môi trường và sự PTKT có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và là đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên sự biến đổi của môi trường. Tác động của sự phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi và cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng cũng có thể gây ra ONMT. Mặt khác, môi trường đồng thời cũng tác động đến sự PTKT-XH thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của phát triển hoặc gây ra thảm họa; thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.
Trong thực tiễn, PTKT thường lệch pha với vấn đề BVMT, hoặc hệ thống kinh tế mâu thuẫn với hệ thống môi trường. Vì thế cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa PTKT với BVMT theo các phương thức khác nhau, trong đó cốt lõi và cơ bản là:
- Tăng trưởng, PTKT gắn với khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, chống ONMT.
- Định hướng tăng trưởng, PTKT theo hướng thân thiện với môi trường.
Các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có nhiều kinh nghiệm về PTKT gắn với BVMT, Việt Nam có thể tham khảo và vận dụng
(2) Ở nước ta sau gần 30 năm đổi mới, đặc biệt là từ khi đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nền kinh tế đã thực sự khởi sắc, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đạt được nhiều thành tựu, quan trọng.
Nhờ TTKT cao, ổn định mà quy mô của nền kinh tế càng được mở rộng và thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể. CCKT dịch chuyển theo hướng CNH, HĐH: gi¶m dÇn tû träng n«ng - l©m thuû s¶n trong GDP, t¨ng dÇn công nghiệp và dịch vụ trong GDP.
Tăng trưởng, PTKT đã giúp Việt Nam, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, thoát khỏi tình trạng nước nghèo, nước kém phát triển và bước vào hàng ngũ các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình.
PTKT đã tạo ra những tiền đề, điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề xã hội và BVMT. Nhờ có sự tăng trưởng của nền kinh tế, Nhà nước có thêm nguồn lực tài chính và các điều kiện cần thiết cho BVMT được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, các thành tựu về TTKT thời gian qua ở nước ta cũng đem đến nhiều hệ lụy cho môi trường. Mặt trái của kinh tế thị trường, tốc độ CNH, ĐTH diễn ra mạnh mẽ, gây áp lực lớn lên môi trường. Một thực tế cần phải nghiêm túc thừa nhận rằng, môi trường sinh thái ở nước ta đang chịu sự tấn công dữ dội từ chính sự tăng trưởng của nền kinh tế, ONMT hiện giờ đã gia tăng ở mức gấp nhiều lần so với mức tăng GDP.
Những hạn chế, yếu kém và công tác BVMT sinh thái ở nước ta đã được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân khách quan, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan.
(3) Thực trạng nói trên đang đòi hỏi khách quan là nước ta phải PTBV-phải gắn kết chặt chẽ giữa PTKT với BVMT, với các giải pháp cơ bản:
Thứ nhất, tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm BVMT cho các tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp; có sự phối kết hợp giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội về gắn TTKT, PTKT với BVMT.
Thứ hai, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế gắn với BVMT chú trọng nghiên cứu khoa học phục vụ cho sự nghiệp PTBV. Để TTKT và BVMT kết hợp chặt chẽ, tạo tiền đề thúc đẩy lẫn nhau trong tiến trình phát triển, Nhà nước cần chuyển đổi mô hình phát triển đồng thời chú trọng đến việc tái cấu trúc nền kinh tế mà trọng tâm là tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc đầu tư và tái cấu trúc thì trường tài chính, tái cấu trúc nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn
Thứ ba, nhóm giải pháp gắn tăng trưởng và PTKT với sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, chống ONMT, bao gồm:
(1) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật gắn TTKT với BVMT.
(2) Gắn kết vấn đề BVMT với các chiến lược, quy hoạch PTKT-XH. Như một yêu cầu tất yếu, để vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên cho TTKT, vừa để có những tiền đề vật chất cho BVMT, Nhà nước cần khẩn trương ban hành chiến lược, quy hoạch chuyên biệt cho gắn TTKT với BVMT.
Thứ tư, tăng cường quản lý nhà nước về BVMT, với các biện pháp cụ thể:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách BVMT là biện pháp hàng đầu để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát môi trường và tăng cường hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) công nghệ xử lý chất thải.
- Sử dụng các công cụ xử lý chất thải cho công tác BVMT.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật BVMT, đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường, tăng cường thực thi chính sách và pháp luật về BVMT.
Thứ năm, thúc đẩy XHH công tác BVMT và đề cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và của lực lượng chuyên trách BVMT.
(1) BVMT là nhiệm vụ vừa phúc tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, sự thống nhất quản lý của Nhà nước, sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, và các hiệp hội như Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hội liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường
(2) Để TTKT kết hợp chặt chẽ với BVMT thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là rất lớn. Do đó, Nhà nước nên tăng cường tuyên truyền đối với các doanh nghiệp về nghĩa vụ và lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm doanh nghiệp; nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa con người - môi trường, mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cho các doanh nghiệp, buộc họ phải sản xuất ra những sản phẩm "sạch" đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên cả hai phương diện sức khỏe và BVMT, biến ý thức BVMT của họ từ chỗ tuân thủ theo pháp luật tới những đòi hỏi về đạo đức mà doanh nghiệp thường xuyên tự giác, tự nguyện hành động.
(3) Hoàn thiện và tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan làm nhiệm vụ BVMT gắn với TTKT. Nhà nước cần có các chính sách để hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về gắn TTKT với BVMT từ Trung ương đến địa phương theo hai hướng chuyên môn, chuyên sâu theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Đặc biệt cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của các lực lượng làm nhiệm vụ BVMT, đó là các lực lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát; lực lượng cảnh sát BVMT.
Thực hiện gắn kết giữa PTKT với BVMT là một trụ cột quan trọng trong PTBV. Ở tầm vĩ mô, đó còn là nội dung có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp đi lên CNXH ở nước ta hiện nay. Trong điều kiện thực tế về tăng trưởng, PTKT và BVMT đang hiện hữu ở Việt Nam hiện nay, thì việc sử dụng đồng bộ các giải pháp trên sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng dựa trên việc khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giúp môi trường được tái tạo và phục hồi. Đó cũng là yêu cầu về PTBV mà thế giới đương đại đặt ra cho mọi quốc gia dân tộc.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Chu Văn Cấp, Nguyễn Đức Hà (2013), "Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam hướng tới sự bền vững", Tạp chí Nghiên cứu thương mại - Viện Nghiên cứu thương mại - Bộ Công thương, (3), tr.5-8.
2. Chu Văn Cấp, Nguyễn Đức Hà (2013), "Ô nhiễm môi trường của Việt Nam: nhìn từ khía cạnh chính sách phát triển", Tạp chí Kinh tế và Quản lý - Viện Kinh tế - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
3. Chu Văn Cấp, Nguyễn Đức Hà (2013), "Một số giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế đến môi trường của Việt Nam hiện nay", Tạp chí Khoa học chính trị, (66), tr.30-35.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hoài (ĐCB, 2009), Vượt thách thức, mở thời cơ PTBV, Nxb CTQG, HN.
2. Adam Smith, Của cải của các dân tộc (sách dịch), Nxb ST, HN.
3. Lê Huy Bá (2003), Tài nguyên môi trường và PTBV, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, HN.
4. Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững (Baodientw.chinhphu.vn/ Home/Bao-ve-moi-truong-de-phat-trien-ben-vung/2015/84743.vgp).
5. Bộ Công nghiệp (2004), Báo cáo tổng kết hiện trạng môi trường công nghiệp (www.moi.gov.vn, truy tập năm 2006).
6. Bộ Công thương (2010), Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và những vấn đề môi trường (Bộ sách Hội nhập kinh tế quốc tế), Nxb Công thương, HN.
7. Bộ Thương mại, Viện nghiên cứu thương mại, Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại (1998), Thương mại - Môi trường và PTBV ở Việt Nam, Nxb CTQG, HN.
8. Nguyễn Bá Bồng (CB, 2013), Quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất đai ứng phó bới BĐKH, Nxb CTQG, HN.
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010, và định hướng đến năm 2020, Nxb CTQG, HN.
10. Mác-Ăngghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG, H.1995.
11. Chu Văn Cấp, Nguyễn Đức Hà (2013), "Một số giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của TTKT đến môi trường ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Khoa học chính trị, (6).
12. Chu Văn Cấp (2010), PTKT gắn với phát triển xã hội, Tài liệu cho Hội đồng lý luận Trung ương, HN.
13. Chu Văn Cấp (2010), "TTKT gắn với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới", Tạp chí Khoa học chính trị, (3), tr.50-56.
14. Chu Văn Cấp (2012), "Phát triển xanh - PTBV trong chiến lược PTKT-XH của Việt Nam giai đoạn 2011-2020", Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 4 (14)..
15. Chu Văn Cấp (2011), "Tìm hiểu và quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển nhanh gắn liền với PTBV", Tạp chí Khoa học chính trị, (2) tr.29-30.
16. Chu Văn Cấp (2011), "Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo tinh thần Đại hội XI của Đảng", Tạp chí Cộng sản, (826)/8, tr.51-56.
17. Chu Văn Cấp (2011), "Tăng cường định hướng XHCN nền KTTT trong thời kỳ chiến lược mới (2011-2020)", Tạp chí Cộng sản, (829)/11, tr.54-60.
18. Chu Văn Cấp (2013), Học thuyết Mác-Lênin về PTKT và ý nghĩa thời đại, Đề tài KX.04.07/11-15, Kỷ yếu Hội thảo "Các vấn đề lý luận cơ bản về nước công nghiệp hiện đại, nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN và kinh nghiệm quốc tế về phát triển nước công nghiệp hiện đại", Nxb ĐHKTQD.
19. Chu Văn Cấp, Nguyễn Hữu Thân (2012), "Xu hướng PTKT xanh trên thế giới: Nhìn dưới góc độ khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế và mooit rường toàn cầu", Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (3)/9.
20. Chu Văn Cấp, Nguyễn Thị Minh Tân (2012), Phát triển kinh tế xanh - xu hướng tất yếu của thế giới trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và sinh thái toàn cầu, Tạp chí Khoa học chính trị, (5), tr.29-34.
21. Chu Văn Cấp, Nguyễn Đức Hà (2013), "ONMT ở Việt Nam: Nhìn từ khía cạnh chính sách phát triển", Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (8)/12.
22. Nguyễn Thế Chỉnh (2012), Giải quyết hòa hòa mối quan hệ giữa kinh tế và sinh thái nhằm hướng tới sự PTBV ở Việt Nam. Sách: Chính sách thương mại nhằm PTBV ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Nxb Công thương.
23. Nguyễn Thế Chỉnh (CB, 2013), Kinh tế và quản lý môi trường, Nxb Thống kê, HN.
24. Nguyễn Thế Cảnh (2013), Kinh nghiệm quốc tế trong công tác bảo vệ tài nguyên về môi trường. C:/Users/admin/desktop/new floder/kinh nghiệm quốc tế trong công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường.htm.
25. Nguyễn Thế Chỉnh (2006), "Sử dụng công cụ kinh tế BVMT nhằm phát triển du lịch", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (4).
26. Nguyễn Thế Chỉnh (2006), "Chính sách quản lý môi trường dựa trên việc sử dụng công cụ kinh tế và những bài học của một số nước phát triển", Tạp chí Kinh tế môi trường, (7)/6.
27. Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (2011), Thách thức BĐKH và sự PTKT của Việt Nam, HN.
28. Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (Quyết định ban hành của Thủ tướng Chính phủ số 432/QĐ-TTg, ngày 12-4-2012).
29. Trần Văn Chử (2004), Tài nguyên thiên nhiên môi trường với tăng trưởng và PTBV ở Việt Nam (STK), Nxb CTQG, Hà Nội.
30. Lê Anh Dũng (2012), "Tái cấu trúc kinh tế trong PTBV ở Việt Nam", Tạp chí khoa học chính trị, (2).
31. Dương Danh Hy (2008), Một số tồn tại lớn trong quá trình tăng trưởng nhanh của Trung Quốc, Viện Kinh tế và chính trị thế giới, Lưu ngọc Trịnh (CB, Kinh tế và chính trị thế giới: Vấn đề và xu hướng tiến triển, SCK), Nxb Lao động, HN.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội lần thứ XI, Nxb CTQG, HN.
33. Trần Thọ Đạt (2010), TTKT thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (SCK), Nxb ĐHKTQD, HN.
34. Lê Thị Thanh Hà (2011), "Những nội dung mới về BVMT theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng", Tạp chí Cộng sản, (826)/8, tr.67-71.
35. Vũ Thị Hạnh (2007), "Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường", Tạp chí Khoa học pháp lý, (3).
36. Lưu Đức Hải (CB) - Phạm Thị Việt Anh - Nguyễn Thị Hoàng Liên - Vũ Quyết Thắng (2009), Cẩm nang quản lý môi trường, Nxb Giáo dục, HN.
37. Hà Văn Hiền - Phạm Hồng Chương (ĐCB, 2013), Mô hình TTKT của Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, Nxb CTQG, HN.
38. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Kinh tế phát triển (2002), Giáo trình kinh tế học phát triển (dùng cho hệ sử nhân chính trị), Nxb CTQG, HN.
39. Học viện ngoại giao, Nguyễn Trường Giang (CB, 2012), Cơ sở pháp lý bảo vệ nguồn nước quốc tế của Việt Nam, Nxb CTQG, HN.
40. Hội đồng Lý luận Trung ương (2013), Đổi mới mô hình TTKT ở Việt Nam và chuyển đổi phương thức PTKT ở Trung Quốc, Nxb CTQG, HN.
41. Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương (2013), Chủ động ứng phó BĐKH, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, HN.
42. Trương Quang Học (2011), PTBV-Chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ 21, bài phát biểu ở Hội nghị khoa học về PTBV.
43. Lê Mạnh Hùng (2010), Tác động của BĐKH đến thiên tai và giải pháp ứng phó cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
44. Nguyễn Quốc Hùng (2010), Một số vấn đề ô nhiễm và suy thoái đất đai ở Việt Nam, Nxb CTQG, HN.
45. Vũ Thành Hường (2009), PTBV về kinh tế các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Thực trạng và các khuyến nghị chính sách, Tạp chí khu công nghiệp Việt Nam, số 10/2009.
46. Vũ Thành Hường (2011), "Thực trạng và giải pháp cơ bản cho PTBV ở Việt Nam đến năm 2020", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (172)/II/10.
47. Vũ Xuân Nguyễn Hồng (2011), Phát triển theo mô hình cácbon thấp ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức, Bài viết tại Hội nghị PTBV toàn quốc lần thứ 3.
48. Lê Hồng Kế (2006), Phân tích những tác động của chính sách đô thị hóa với PTBV ở Việt Nam, xuất bản bởi Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam.
49. Doãn Công Khanh (2013), ''Một số giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của phát triển thương mại đến môi trường wor Việt Nam'', Tạp chí Nghiên cứu thương mại, (1), tr.44-48.
50. Kỷ yếu hội nghị (2011) "PTBV toàn quốc lần thứ 3", HN.
51. Kỷ yếu hội thảo (2010), BĐKH và phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam, HN.
52. Trần Thị Thanh Lâm (2012), ''Những thách thức đối với công tác BVMT trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế'', Tạp chí Cộng sản, (836)/6.
53. Ngô Thắng Lợi - Bùi Đức Tuân - Vũ Thành hưởng - Vũ Cương (2006), Ảnh hưởng của chính sách phát triển các KCN tới PTBV ở Việt Nam, Nxb Lao động- Xã hội, HN.
54. Ngô Thắng Lợi (2010), Đô thị hóa ở Hà Nội nhìn từ góc độ PTBV. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Quá trình CNH, HĐH của thủ đô, Nxb ĐHKTQG, HN, 2010, tr.105-121.
55. Trần Đình Lý (2011), Bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái ở Việt Nam, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.N, tHHaf
56. Ngô Thị Tuyết Mai (CB, 2011), PTBV hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay (SCK), Nxb CTQG, HN.
57. Tăng Văn Nghĩa, Lê Phương Hà, "Một số vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc BVMT", Tạp chí Nghiên cứu Thương mại, (3).
58. Nghị quyết số 27/NQ-CP, ngày 12-6-2009 về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
59. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật BVMT.
60. Nguyễn Hoàng Oanh (2010), "Kinh tế học xanh - xu hướng phát triển của lý thuyết kinh tế hiện đại", Tạp chí Kinh tế phát triển, (154)/4.
61. Nguyễn Hoàng Oanh, Trương Thị Nam Thắng (2009), Xu thế PTKT xanh trong và sau khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam, Bộ Ngoại giao.
62. Nguyễn Thị Hiền Oanh (2011), ''BVMT trong sản xuất nông nghiệp - Một số giáo pháp PTBV'', Tạp chí Mặt trận, (95)/9.
63. Phát triển năng lượng gắn với tăng cường quản lý tài nguyên, BVMT ở nước ta, nangluongvietnam.vn.
64. Nguyễn Văn Phúc, Phùng Lan Hương và Bùi Văn Anh (2013), Công nghiệp hóa nhanh ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Trường ĐHKTQD, Đề tài KX.04.07/11-15, Kỷ yếu hội thảo "Các vấn đề lý luận cơ bản về một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN và kinh nghiệm quốc tế về phát triển nước công nghiệp hiện đại, Nxb ĐHKTQD, tháng 10-2013, tr.285-304.
65. Rogall.H (2007), Kinh tế học bền vững: Lý thuyết kinh tế và thực tế của PTBV, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, HN.
66. Nguyễn Danh Sơn (2012), ''PTBV về môi trường trong chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020'', Tạp chí Môi trường, (6)
67. Nguyễn Hữu Sở (2009), ''Kinh nghiệm một số nước về PTBV và bài học cho Việt Nam'', Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (4).
68. Nguyễn Thị Minh Tân (2013), ''Kinh nghiệm một số quốc gia châu Á về việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển và BVMT và bài học đối với Việt Nam'', Tạp chí Giáo dục lý luận, (203)/10.
69. Nguyễn Văn Tài (2011), Tăng trưởng xanh: Lựa chọn nào cho Việt Nam (Báo cáo tại Diễn đàn ASEM về tăng trưởng xanh tại HN.
70. Hồ Trung Thanh (2006), ''Phát triển thương mại và những vấn đề môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay'', Tạp chí Quản lý Nhà nước, (131)/12.
71. Nguyễn Lương Thanh (2012), Phát triển xuất khẩu bền vững: Những vấn đề từ nhận thức đến thực tiễn ở nước ta hiện nay. Sách: Chính sách thương mại nhằm PTBV ở Việt Nam thời kỳ 2011-20202, Nxb Công nghiệp, H.2012.
72. Bùi Tất Thắng (2011), Chiến lược tăng trưởng xanh và những thách thức đối với Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc kinh tế. Hội thảo khoa học: Chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam, do Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tổ chức ngày 27-12-2011, tại Hà Nội.
73. Thời báo kinh tế Việt Nam: Kinh tế 2013-2014, Việt Nam và thế giới.
74. Nguyễn Thị Thơm, An Như Hải (2011), Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường, Nxb CTQG, HN.
75. Tổng cục môi trường - Viện khoa học quản lý môi trường, Phạm Văn Lợi (CB, 2011), Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
76. Nguyễn Kế Tuấn (2011), Kinh tế Việt Nam năm 2010. Nhìn lại mô hình tăng trưởng giai đoạn 2001-2010, Nxb ĐH Kinh tế quốc dân, HN.
77. Ưu tiên PTKT gắn với BVMT, moitruongdulich.vn/index.php?options -items&code -7715.
78. Việt Nam (3-2012), Thực tiễn PTBV của Việt Nam, Báo cáo quốc gia tại Hội nghị PTBV của Việt Nam, Báo cáo quốc gia tại Hội nghị LHQ về PTBV RIO + 206 (Dự thảo lần thứ 2).
79. Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (tài liệu dịch vụ của UNEP, 2011). Hướng tới nền kinh tế xanh, lộ trình cho PTBV và xóa đói giảm ngheo. Báo cáo tổng hợp phục vụ các nhà hoạch định chính sách, Nxb Nông nghiệp.
80. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2008), Ảnh hưởng của chính sách nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản tới PTBV ở Việt Nam, xuất bản bởi Cương trình nghị sự 21 của Việt Nam.
81. Ngô Doãn Vịnh, Nguyễn Ngọc Hải và Nguyễn Quốc Trường (2011), Một số vấn đề về phát triển xanh.
82. Ngô Doãn Vịnh (2003), Bàn về PTKT, Nxb CTQG, HN
83. Ngô Doãn Vịnh (2006), Những vấn đề chủ yếu về KTPT, Nxb CTQG, HN
84. Viện Kinh tế-Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học cơ sở (2010), Quản lý nhà nước về môi trường ở một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam, HN.
85. Ngô Doãn Vịnh (2013), Giải thích thuật ngữ trong nghiên cứu phát triển (bối cảnh và điều kiện của Việt Nam, Nxb CTQG, HN.
86. Lê Danh Vĩnh (2012), Chính sách thương mại nhằm PTBV ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Nxb Công thương, HN.
87. Viện khoa học khí tượng, thủy văn và môi trường (2010), Tác động của BĐKH lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng.
88. Viện Kinh tế và chính trị thế giới, Lưu Ngọc Trịnh (CB, 2008), Kinh tế và chính trị thế giới: vấn đề và xu hướng tiến triển, Nxb Lao động, HN.
89. Viện Hàn lâm khoa học -xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Phạm Quý Long (CB, 2013), Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về chuyển đổi mô hình tăng trưởng và thúc đẩy hội nhập kinh tế giai đoạn 2011-2020 (SCK), Nxb Từ điển bách khoa.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
TIÊU CHUẨN VỀ MÔI TRƯỜNG
Theo Luật BVMT của Việt Nam: "Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường.
Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự PTBV của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển.
Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chính sau:
+ Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển, nước thải
+ Tiêu chuẩn không khí, bao gồm mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển, nước thải
+ Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải)
+ Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp. Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
+ Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gien, động, thực vật, đa dạng sinh học.
+ Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển
Cho đến nay các quy định về tiêu chuẩn môi trường được quy định trong một số các văn bản sau:
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật BVMT. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, gồm 3 chương, 25 điều được ban hành thay thế các nghị định số 175/CP và số 143/2004/NĐ-CP của Chính phủ về lĩnh vực này. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT về tiêu chuẩn môi trường; đánh gía môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT; BVMT trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; quản lý chất thải nguy hại; công khai thông tin, dữ liệu về môi trường. Kèm theo nghị định còn có phụ lục gồm 100 loại dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 về việc ban hành 3 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường sau đây:
+ QCVN 01:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế;
QCVN 02:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế;
QCVN 03: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 về việc ban hành 8 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường sau đay:
QCVN 08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
QCVN 10: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.
QCVN 11: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản.
QCVN 12: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.
QCVN 13: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may.
QCVN 14: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 7 tháng 10 năm 2009 về việc ban hành 2 quy chế kỹ thuật quốc gia về môi trường sau đây:
+ QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
+ QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 về việc bắt buộc áp dựng 05 tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
+ TCVN 5937:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
+ TCVN 5938:2005 - Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
+ TCVN 5939:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ.
+ TCVN 5940:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
+ TCVN 5945:2005 - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
- Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc công bố danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buốc áp dụng gồm:
+ TCVN 6772: 2000 - Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép.
+ TCVN 5942: 1995 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
+ TCVN 5943: 1995 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ.
+ TCVN 5944: 1995 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.
+ TCVN 6772: 2000 - Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép.
+ TCVN 6773: 2000 - Chất lượng nước - Chất lượng nước dùng cho thủy lợi.
+ TCVN 6774: 2000 - Chất lượng nước - Chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh.
Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn khác như:
+ QCVN 04: 2008/BTNMT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.
+ TCVN 5949: 1998 - Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép.
+ TCVN 5502:2003 - Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng
Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành về Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch.
+ TCVN 6962: 2001 - rung động và chấn động - Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp - Mức độ tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và dân cư.
Nguồn: Bộ Công thương; doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và những vấn đề về môi trường (Bộ sách hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Công thương, H.2010, tr.2005-208.
Phụ lục 2
ISO 14000 VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
Định nghĩa ISO
ISO (The Internationnal Organizantion For Standardization - Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) được thành lập năm 1946 ở Giơnevơ với mục tiêu chính là tiêu chuẩn hóa các sản phẩm các nước và hàng hóa tiêu dùng được đưa qua biên giới các quốc gia: để đảm bảo là các đường ống dẫn nước có cùng độ dày, các thiết bị đo lường có cùng một cỡ chuẩn, công nghệ viễn thông dùng cùng một dải tần Nhiệm vụ của nó là tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy hợp tác qua lại trong những lĩnh vực quan trọng của con người như khoa học, công nghệ và kinh tế.
Các quyết định chuẩn hóa về công nghệ là trong nội bộ ngành, và ISO trở thành cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế, hoạt động nhất quán với các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia, các kỹ sư từ các cơ quan chính phủ và người đại diện cho các ngành và cho người tiêu dùng, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia vì các tiêu chuẩn này là tối quan trọng đối với họ.
b. Tiêu chuẩn ISO 14000
Năm 1993, ISO bắt đầu xây dựng một bộ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường gọi là ISO 14000.
Tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường dùng để khuyến khích các tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, công ty) không ngừng cải thiện và ngăn ngừa ONMT bằng hệ thống quản lý môi trường của mình, như luôn luôn tiến hành đánh giá và cải tiến sự thực hiện BVMT của công ty. Nó đòi hỏi mỗi một tổ chức sản xuất phải từ thiết lập mục tiêu và nhiệm vụ của mình, nhằm thực hiện có hiệu quả toàn bộ quá trình sản xuất để liên tục cải thiện môi trường và thu hút toàn bộ những người trực tiếp sản xuất cũng như những người quản lý tham gia vào hệ thống quản lý môi trường với sự giác ngộ, nhận thức và trách nhiệm cá nhân cao đối với việc thực hiện BVMT trong tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, công ty) của mình.
ISO 14000 gồm 3 nhóm chính:
- Nhóm kiểm toán và đánh gía môi trường.
- Nhóm hỗ trợ hướng về sản phẩm.
- Nhóm hệ thống quản lý môi trường
Phạm vi áp dụng ISO 14000
- Tất cả các doanh nghiệp
- Các khu vực như dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn, xuất nhập khẩu, buôn bán, phân phối, lưu kho, vận tải hàng hóa, khai thác.
- Các cơ quan như trường học, các cơ quan chính phủ và các tổ hợp quân sự. Cho đến nay rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các tiêu chuẩn trong bộ ISO 14000.
c. Triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 ở Việt Nam ngày 1 tháng 10 năm 1994 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường) đã ký Quyết định số 232/TCĐ-QĐ thành lập Ban kỹ thuật TCVN/TC 207 về quản lý môi trường Ban kỹ thuật TCVN/TC 2007 đã cử đại diện tham gia 2 kỳ họp của ISO/TC 2007 tại Na Uy (1995) và Braxin (1996) để thảo luận về ISO 14000.
Ngày 05 tháng 2 năm 1996, tại Hà Nội, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã phối hợp với Bureau Veritas Internationnal tổ chức hội thảo giới thiệu ISO 14000 cho các nhà quản lý môi trường và chất lượng sản phẩm của Việt Nam. Từ ngày 05 tháng 03 đến ngày 13 tháng 3 năm 1997 tại hà Nội, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức khóa đào tạo về bộ Tiêu chuẩn ISO (đào tạo đánh giá viên hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) do Cục tiêu chuẩn Xin-ga-po và Tổ chức RIET thực hiện.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cùng với cục Môi trường (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường) đã phối hợp chấp nhận một số tiêu chuẩn của bộ ISO 14000 và ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN); đó là:
- TCVN ISO 14001/1997- Hệ thống quản lý môi trường - Quy định các hướng dẫn áp dụng.
- TCVN ISO 14004/1997 - Hệ thống quản lý môi trường - Hướng dẫn chung về các nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ.
- TCVN ISO 14012/1997 - Hướng dẫn đánh giá môi trường - Tiêu chuẩn năng lực đối với các đánh giá viên về môi trường.
Ngày 28 tháng 7 năm 2006 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra Quyết định số 1696/QQĐBKHCN về việc ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam, trong đó có các tiêu chuẩn về ISO như sau:
- TCVN ISO 14001/2005 (ISO 14001:2004) - Hệ thống quản lý môi trường. Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.
- TCVN ISO 14004/2005 (ISO 14024: 1999) - Nhãn môi trường và công bố môi trường. Ghi nhãn môi trường kiểu I. Nguyên tắc và thủ tục.
Việc chứng nhận phù hợp với ISO 14001 cũng đang được chuẩn bị về mặt tổ chức cũng như về mặt cán bộ và nghiệp vụ. Áp dụng bộ ISO 14000 có thể sẽ đòi hỏi các cơ sở sản xuất hoặc công ty phải dành phần chi phí để thiết lập Hệ thống Quản lý môi trường và đào tạo cán bộ. Tuy nhiên, khi áp dụng chúng, chắc chắn bộ ISO sẽ mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và BVMT.
Nguồn: Bộ Công thương; doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và những vấn đề về môi trường (Bộ sách hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Công thương, H.2010, tr.2005-208.
Phụ lục 3
CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ CỦA VIỆT NAM
Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG)
Mục tiêu phát triển của Việt Nam
MDGI: Xóa đói giảm nghèo cùng cực và thiếu đói
Mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo:
Chỉ tiêu 1: Đến năm 2010 giảm 2/5 tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế.
Chỉ tiêu 2: Đến năm 2010 giảm ¾ tỷ lệ nghèo về lương thực thực phẩm so với năm 2000.
MDG2: Đạt phổ cập giáo dục tiểu học
Mục tiêu phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục:
Chỉ tiêu 1: Đến năm 2005 đạt 97% đi học tiểu học (80% trung học cơ sở) và đến 2010 đạt 99% đi học tiêu học (90% trung học sở).
Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến 2010 nâng cao hơn chất lượng giáo dục và nâng tỷ lệ học hai buổi ở cấp tiểu học.
Chỉ tiêu 3: Đến năm 2005 xóa bỏ sự cách biệt về tỷ lệ nam nữ trong các cấp tiểu học và trung học, và đến 2010 thu hẹp chênh lệch tỷ lệ đi học giữa các dân tộc ở cấp tiểu học và trung học cơ sở.
Chỉ tiêu 4: Phấn đấu xóa mù chữ cho 95% số phụ nữ mù chữ ở độ tuổi dưới 40 vào năm 2005 và 100% vào năm 2010.
Chỉ tiêu 5: Nâng cao chất lượng giáo dục và tỷ lệ học hai ca ở cấp tiểu học.
MDG3: Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực cho phụ nữ
Mục tiêu bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ:
Chỉ tiêu 1: Tăng số lượng phụ nữ trong những cơ quan dân cử vào trong bộ máy chính quyền ở tất cả các cấp, các ngành thêm 3-5% trong vòng 10 năm tới.
Chỉ tiêu 2: Đảm bảo đến năm 2005, 100% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên cả vợ lẫn chồng.
Chỉ tiêu 3: Giảm nguy cơ tổn thương cho phụ nữ trước nạn bạo hành trong gia đình.
MDG4: Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em
Mục tiêu giảm tỷ lệ sinh, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em và suy dinh dưỡng trẻ em:
Chỉ tiêu 1: Duy trì vững chắc xu thế giảm tỷ lệ sinh để đạt mức thay thế bình quân trong cả nước vào năm 2005; vùng sâu vùng xa và vùng nghèo vào năm 2010.
Chỉ tiêu 2: Đến năm 2005 giảm tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi xuống 30% và đến 2010 còn dưới 25%0 năm 2005 và dưới 32%0 năm 2010
Chỉ tiêu 3: giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi xuống 25% năm 2005 và dưới 20% năm 2010.
Chỉ tiêu 4: Giảm nhanh tỷ lệ trẻ em sinh thiếu cân (dưới 2500gram) xuống còn 7% năm 2005 và 5% năm 2010.
MDG5: Nâng cao sức khỏe bà mẹ
Mục tiêu sức khỏe sinh sản:
Chỉ tiêu 1: Đến năm 2005 giảm tỷ suất chết mẹ liên quan đến thai sản xuống 80/100.000 trẻ sống và vào năm 2010 giảm xuống 70/100.000 trẻ đẻ sống trong toàn quốc (100/100.000 trẻ đẻ sống ở miền núi).
MDG6: Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác
Mục tiêu giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV, AIDS, bệnh dịch và các bệnh xã hội:
Chỉ tiêu 1: Duy trì kết quả thanh toán bệnh bại liệt; khống chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết của các bệnh tả, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét, dịch hạch
Chỉ tiêu 2: Hạn chế tốc độ lây truyền HIV/AIDS.
Chỉ tiêu 3: Kiếm soát và tiến tới khống chế các bệnh xã hội.
MDG7: Đảm bảo bền vững về môi trường
Mục tiêu bảo vệ môi trường bền vững:
Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ che phủ rừng đạt 38% năm 2005 và lên 43% vào năm 2010.
Chỉ tiêu 2: Đến năm 2005, phấn đấu đạt 80% dân số thành thị và 60% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch. Đến năm 2010, 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.
Chỉ tiêu 3: Bảo đảm không có nhà ổ chuột và nhà tạm ở tất cả các thành phố và thị xã vào năm 2010.
Chỉ tiêu 4: Đến năm 2010, đảm bảo 100% nước thải được xử lý tại các thành phố và thị xã.
Chỉ tiêu 5: Đến 2010, đảm bảo 100% chất thải rắn được thu gom và vận chuyển đến bãi an toàn ở tất cả các thành phố và thị xã.
Chỉ tiêu 6: Đến năm 2005, ô nhiễm không khí và nước thải đạt mức tiêu chuẩn quốc gia.
MDG8: Thiết lập mối quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển
Các mục tiêu phát triển của Việt Nam nằm ngoài mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ
Mục tiêu giảm khả năng dễ bị tổn thương
Chỉ tiêu 1: Đến năm 2005 tăng thu nhập bình quân của 20% nhóm tiêu dùng nghèo nhất bằng 140% so với mức tiêu dùng của nhóm này năm 2000 và lên 190% vào năm 2010.
Chỉ tiêu 2: Đến năm 2010, giảm một nửa số người tái nghèo do thiên tai và các rủi ro khác.
Mục tiêu bảo đảm quản lý nhà nước tốt để giảm nghèo
Chỉ tiêu 1: Đảm bảo dân chủ cơ sở.
Chỉ tiêu 2: Đảm bảo minh bạch ngân sách.
Chỉ tiêu 3: Tiến hành chương trình cải cách tư pháp.
Mục tiêu nâng cao mức sống, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc ít người
Chỉ tiêu 1: Giữ gìn và phát triển khả năng biết đọc và biết viết tiếng dân tộc.
Chỉ tiêu 2: Giao quyền sử dụng đất cho cá nhân và tập thể ở vùng dân tộc ít người và miền núi.
Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ cán bộ người dân tộc ít người trong bộ máy chính quyền các cấp.
Mục tiêu cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn và giảm nghèo trong khu vực thành thị
Chỉ tiêu 1: Đến năm 2005, 80% số xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn có đủ hạ tầng cơ sở thiết yếu và 100% vào năm 2010.
Chỉ tiêu 2: Đến năm 2005 mở rộng điện lưới quốc gia đến trung tâm 900 xã nghèo.
Nguồn: GS,TS Nguyễn Kế Tuấn (2011), Kinh té Việt Nam năm 2010.
Nhìn lại mô hình tăng trưởng giai đoạn 2001-2010, Nxb ĐHKTQD,
HN, tr.102-104.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_2_8121_0676.doc