Với Việt Nam, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
được biểu hiện ở việc áp dụng quy trình thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt
(VietGAP). Năm 2016 cả nước đã có 1.495 đơn vị được cấp chứng nhận VietGAP
và tương đương; trong đó, 540 đơn vị là hộ cá thể, chiếm 36,1% tổng số đơn vị
được cấp chứng nhận; 551 nhóm liên kết, chiếm 36,9%; 199 hợp tác xã, chiếm
13,3%. [ 58].
Hiện nay, cả nước có 29 Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quy
hoạch ở 12 tỉnh, thành phố, trong đó có 7 khu đã đi vào hoạt động , như Khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên với diện
tích là 460 ha; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lào Cai (huyện Sapa, tỉnh
Lào Cai) với diện tích là 200 ha [ 52]
174 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng
trình phát triển có trách nhiệm đối với các doanh nghiệp trong khu vực nông thôn
với các mục tiêu cụ thể như Hỗ trợ lợi thế cạnh tranh dựa vào nền tảng công nghiệp
4.0 Phát triển kinh doanh đổi mới; Vốn đầu tư cho phát triển; Hỗ trợ xuất khẩu và
đầu tư của doanh nghiệp ở nước ngoài [124]
Với Việt Nam, khung khổ chính sách phát triển khu vực nông thôn được
đánh dấu bằng Nghị quyết số 26/2008/NQ-TD nhấn mạnh phát triển dựa trên nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và Nghị quyết số 63/2009/NQ-
CP nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia bằng cách đảm bảo cung cấp đầy đủ
lương thực, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá
X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng đã đặt ra mục tiêu: Xây dựng nông
thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; Cơ cấu kinh tế và
các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý Năm 2016, Thủ tướng chính phủ cũng đã
phê duyệt quyết định Số: 1600/QĐ-TTg về “chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020” với mục tiêu cơ bản “ nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù
hợp...” với tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước là 193.155,6 tỷ đồng.
Ứng với từng nội dung, chính phủ cũng đã cũng đã ban hành các chính sách thực
hiện.
Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, các chính sách tập trung vào lĩnh vực nông
nghiệp hơn là phát triển kinh tế nông thôn, dẫn đến còn có những hạn chế trong việc
triển khai các khâu trong quá trình thực hiện phát triển nông thôn từ giám sát, đánh
giá đến sự mất cân đối, thiếu hụt về nguồn lực tài chính trong phát triển hạ tầng
nông thôn, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn thiếu đồng bộ, đào tạo nguồn nhân lực
không hiệu quả
Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập khu vực kinh tế ASEAN như hiện nay, khu
vực nông thôn được xác định là khu vực bị tác động mạnh bởi các yếu tố như sự gia
tăng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, sự dịch chuyển nguồn lực lao động
nông thôn, quá trình đô thị hóa, phát triển thị trường nông sản
140
Vì vậy, chính phủ cần xây dựng lại khung chính sách, xây dựng lại các tiêu
chí của chương trình nông thôn mới theo quy chuẩn của khu vực, ví dụ cần xây
dựng bộ tiêu chí định lượng theo tiêu chí của OECD trong việc đánh giá để đánh giá
các kết quả đạt được của chương trình nông thôn mới cũng như để tạo ra sự thuận
lợi hơn trong việc tiếp cận tài chính từ các tổ chức tài chính quốc tế , tiếp cận các
nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện
khung chính sách theo chuẩn khu vực cũng sẽ tạo ra sự đồng nhất trong việc so
sánh, và đánh giá những tác động trong quá trình hội nhập đến khu vực nông thôn,
đề từ đó hoàn thiện khung chính sách đối với chương trình này.
Một số cơ chế chính sách hỗ trợ đối với các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng
xa cần được hoàn thiện làm cơ sở thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu, đa dạng
hóa kinh tế nông thôn
Ba Lan cũng gặp những thách thức khi mà các vùng nông thôn phía Bắc còn
đạt năng suất thấp, thu nhập thấp hơn rất nhiều như Dolnosakie (0,8%) Pomoskile
(2%) Wielkopókie ( 1,5%)[80]. Giải pháp cho vấn đề này chính là chính phủ đã ưu
tiên vốn chương trình phát triển tập trung các giải pháp nhằm hỗ trợ các chương
trình phát triển du lịch nông thôn, chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp, chính
sách phát triển cơ sở hạ tầng kết nối khu vực nông thôn với đô thị, tạo ra sự kết nối
trong buôn bán hàng nông sản không chỉ với khu vực đô thị trong nước mà còn mở
rộng ra ngoài khu vực, hay chính sach phát triển chuỗi cung ứng ngắn hàng nông
sản đã tạo ra những thương hiệu hàng hóa vùng được nhiều người dân châu âu biết
đến.
Vì vậy, Việt Nam cũng cần có các chương trình, chính sách tín dụng cho
người nghèo, người yếu thế có thể tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi, chính sách
về thu hút đầu tư FDI vào khu vực nông thôn hẻo lánh, chính sách ưu đãi cho lao
động nông thôn tạo ra khu vực nông thôn năng động và hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư trong và ngoài nước và phát triển bền vững.
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn cần được hoàn thiện một cách đồng
bộ: Việc người dân Ba Lan đang triển khai rất có hiệu quả các chương trình ở cấp
cộng đồng đã minh chứng những thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn lực tài
141
chính ở cả cấp khu vực cũng như trong nước, cùng với đó năng lực quản lý của cấp
địa phương với việc khai thác và phát huy sức mạnh của cộng đồng được nhân
lên.từ đó tạo ra động lực phát triển kinh tế nông thôn. Chính vì vậy, Việt Nam
cần phải nhanh chóng rà soát lại các chính sách hiện hành để tạo ra sự minh bạch
cũng như sự thuận lợi hơn cho người dân trong việc tiếp cận các nguồn lực.
4.3.2 Hội nhập khu vực và quốc tê đối với phát triển kinh tế nông thôn.
Với hàng loạt hiệp định thương mại đa phương, song phương giữa Việt Nam và
các nước, khu vực đã đang và sẽ được ký kết trong thời gian tới đang mở ra nhiều
cơ hội cho quá trình phát triển kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cũng
không nhỏ khi mà quá trình phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam hiện nay vẫn còn
nhiều bất cập, năng lực cạnh tranh lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn yếu, cơ sở hạ
tầng khu vực nông thôn còn nghèo nàn, chưa kết nối được khu vực nông thôn và
thành thị, năng lực chuyên môn, kỹ năng của lao động nông thôn còn thấp Để tận
dụng được các cơ hội cũng như hạn chế những tác động tiêu cực, Việt Nam cần
triển khai một số giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực nông nghiệp
Những thành công của Ba Lan trong sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản
vào thị trường khu vực với nhiều sản phẩm chính là các gói giải pháp, chương
trình cụ thể về nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh đối với các trang trại như
tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho các chủ trang trại, sản xuất hàng hóa nông
sản theo chuẩn khu vực, các chương trình phát triển kênh phân phối, mở rộng thị
trường khu vựchay mạng lưới áp dụng đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông
nghiệp, thiết lập và vận hành các trung tâm tư vấn nông nghiệp mà Ba Lan đã triển
khai trong thời gian qua đã và đang phát huy những hiệu quả tích cực.
Đối với Việt Nam, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, mặc dù chúng ta đã
đạt được các thành tựu về tăng trưởng sản xuất, là một trong những quốc gia có kim
ngạch xuất khẩu cao, quy mô trang trại được tích tụ và phát triểnSong, hoạt động
sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện đang đứng trước những thách thức về năng
lực, quy mô sản xuất, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng
được các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm... Nguyên nhân của tình trạng này là
142
sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ, manh mún, việc ứng
dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất và chế biến còn thấp
Trong bối cảnh hiện nay khi mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo
ra sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, yêu cầu của người tiêu dùng đối với hàng
nông sản ngày càng cao (như chất lượng tốt, giá rẻ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm, bảo vệ được môi trường sinh thái...). Cùng với đó, mục tiêu phát triển sản
xuất nông nghiệp của Đảng đề ra là cần phải thực hiện sản xuất hàng hóa lớn, thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông thì với năng lực sản xuất như vậy,
chúng ta sẽ bị tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực trong việc chiếm lĩnh thị
trường khu vực và thế giới.
Để sản phẩm nông nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường, trong nước,
khu vực và quốc tế thì tất yếu Chính phủ cần nhìn nhận vấn đề nâng cao năng lực
cạnh tranh hàng hóa nông, lâm, thủy sản là điều kiện tiên quyết và bắt buộc để có
được sự phát triển bền vững khu vực nông thôn.
Thứ hai, phát triển đào tạo nguồn nhân lực nông thôn có tay nghề cao, đáp
ứng các yêu cầu về hội nhập quốc tế.
Cũng tương tự như Ba Lan, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam hiện nay, cơ cấu lao động nông nghiệp và
nông thôn đang chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng lao
động nông nghiệp và tăng dần lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp như dịch vụ,
xây dựng, du lịchChiến lược phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam đã đề ra
mục tiêu đến năm 2020, tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm khoảng 25-30% lao
động xã hội. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiêp, nông thôn đòi
hỏi phải được thực hiện bằng đội ngũ lao động đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ
cấu và hiệu quả trong sử dụng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
hiện nay, nguồn nhân lực vừa thừa lại vừa thiếu, gây cản trở sự phát triển của nông
nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, Việt Nam đã và đang triển khai các chương trình đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên phạm vi cả nước, trình độ người lao động bước đầu được
cải thiện và nâng lên. Song nhìn chung vẫn còn thấp so với yêu cầu đào tạo nguồn
143
nhân lực phục vụ tiến trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, và đặc biệt là
thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.
Nhiều cơ sở dạy nghề chưa quan tâm gắn đào tạo phát triển tay nghề với giải
quyết việc làm, chọn ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế nên một
số lao động sau đào tạo chưa tìm được việc làm phù hợpViệc chuyển đổi nghề từ
sản xuất nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp, hay sử dụng thiết bị máy
móc trong sản xuất còn gặp nhiều khó khănGiải pháp cụ thể cho vấn đề này từ
kinh nghiệm của Ba Lan có thể áp dụng là:
Tăng cường công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực nông thôn: Hiện tại,
vấn đề dự báo nhu cầu về thị trường lao động nông thôn vẫn chưa được thực hiện
hiệu quả, chưa kết nối được vấn đề cung cầu trong khu vự nông thôn. Các doanh
nghiệp phi nông nghiệp hiện vẫn rất khó khăn trong việc tuyển dụng được những
lao động có tay nghề cao.
Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn về các lĩnh vực phi nông
nghiệp như du lịch, dịch vụ, sản xuất chế tạo Lĩnh vực du lịch nông thôn tại Việt
Nam hiện còn rất mới mẻ đối với nhiều trang trại, đòi hỏi các chủ trang trại cần phải
được trang bị nhiều kỹ năng về hoạt động dịch vụ.
Việt Nam cần đầu tư ngân sách vào lĩnh vực giáo dục đào tạo nghề để nâng
cao chất lượng lao động cho người lao động. Chính phủ nên chú trọng đến đầu tư
hệ thống cơ sở dạy nghề, trang thiết bị dạy và và học để phù hợp với công nghệ sản
xuất tiên tiến.
Phân cấp quản lý các trường nghề đối với lao động nông thôn cần được thực
hiện và giao cho các bộ ngành. Áp dụng những bài học thành công của Ba Lan
trong lĩnh vực này thì Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nên chịu trách nhiệm
thiết kế, soạn thảo, xây dựng nội dung chương trình đào tạo phát triển nghề gắn với
thực tiễn sản xuất tại khu vực nông thôn. Đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế
của địa phương cũng như nhu cầu của người lao động nên xây dựng các nghề đào
tạo cho phù hợp cả về nội dung và thời gian, tạo thuận lợi cho người lao động có thể
tham dự các khóa học nghề.
144
Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ học nghề, chính sách ưu đãi về miễn
giảm học phí, chính sách về cho lao động tại các khu vực miền núi, khu vực khó
khăn để khuyến khích người lao động tham gia nâng cao trình độ. Nhà nước cần tạo
điều kiện thuận lợi như đơn giản hóa các thủ tục hành chính để người lao động nông
thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương
trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết lập các sàn việc làm bao trùm
đến các khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho lao động nông thôn có khả năng tìm
kiếm và kết nối với các doanh nghiệp, trang trại trong và ngoài khu vực.
Thứ ba, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo ra sự gắn kết chặt trẽ hơn
giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị.
Việt Nam cần nhận thức rõ đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn là
sự đầu tư cho phát triển, bảo đảm phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội của
đất nước. Do đó, tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn để phục vụ đời sống và
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp khu vực dân cư đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy sự phát triển khu vực nông thôn.
Cũng như ở Ba Lan, việc đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, tạo ra sự
kết nối giữa các vùng miền, giữa trong nước với khu vực, từ đó thúc đẩy quá trình
đầu tư của các doanh nghiệp phi nông nghiệp, tăng khả năng kết nối giữa khu vực
nông thôn với thành thi. Đặc biệt mạng lưới giao thông nông thôn tại Ba Lan hiện
nằm trong khuôn khổ dự án của EU về phát triển khu vực, hướng đến kết nối tới tất
cả vùng miền trong khu vực EU.
Chính vì vậy, trong bối cảnh hội nhập khu vực như hiện nay, tất yếu Việt
Nam cần tăng đầu tư vào kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn ( hệ thống điện, thủy
lợi, giao thông, internet) thực hiện kết nối vùng nông thôn với đô thị trong nước
và các nước trong khu vực.
Trong bối cảnh nguồn ngân sách còn hạn chế, Việt Nam cần nhanh chóng
hoàn thiện luật hợp tác công tư trong nông nghiệp, nhằm khai thác nguồn lực của
các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hạ tầng nông
nghiệp.
145
Thứ tư, Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và sản xuất Tăng đầu tư
cho ngành công nghiệp chế biến, ứng dụng mạng lưới thông tin và hợp tác khoa học
công nghệ sẽ tạo ra động lực thúc đẩy lĩnh vực sản xuất nông nghiêp tự đầu tư
(Kinh nghiệm từ Ba Lan). Việc ứng dụng mạng lưới thông tin và hợp tác về khoa
học công nghệ trong khu vực của Ba Lan, đã tạo ra sự kết nối giữa các trang trại với
các cơ sở khoa học, các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm công nghệtrong bối
cảnh nguồn lực tài chính của các chủ trang trại còn hạn chế.
Bên cạnh đó, tác giả khuyến nghị Việt Nam cần rà soát lại chính sách tín
dụng nông thôn như đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, mở rộng hơn cơ chế bảo lãnh
tín dụng qua Hội nông dân, Hội phụ nữ, thực hiện khung lãi suất thấp nhằm tạo ra
động lực khuyến khích các trang trại sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân vay mua
sắm thiết bị máy móc, xây dựng nhà kính cho sản xuất nông nghiệp.
Cuối cùng, thực hiện có hiệu quả quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn bằng việc đa dạng hóa các hoạt động phi nông nghiệp.
Kinh nghiệm của Ba Lan đã chỉ rõ, để cải thiện cuộc sống cho người dân khu
vực nông thôn cũng như tạo ra một khu vực hấp dẫn thì tất yếu cần có chính sách
khuyến khích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Thực hiện gắn kết
giữa công nghiệp với nông nghiệp, thúc đẩy hoạt động dịch vụ, xây dựng khu vực
nông thôn Đa dạng hóa kinh tế nông thôn chính là giải pháp hữu hiệu giải quyết
vấn đề dư thưa lao động nông thôn, tạo ra sự phát triển bền vững cho khu vực này.
Giải pháp cho vấn đề này, cụ thể:
Thực thi các pháp về việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, xây dựng trong
khu vực nông thôn, có chế hỗ trợ thu nhập cho lao động, hoặc áp dụng các hình
thức đặc thù trong chính sách an sinh về bảo hiểm cho lao động tại các doanh
nghiệp này. Kinh nghiệm của Ba Lan đã tạo ra sự chuyển dịch lớn các doanh nghiệp
từ khu vực thành thị về nông thôn qua việc thực thi có hiệu quả các chính sách thu
hút đầu tư, chính sách thuế,chính sách hỗ trợ lương lao động, chính sách bảo
hiểm
Xây dựng mô hình trang trại du lịch nông thôn thông qua hoàn thiên cơ chế
tín dụng ưu đãi, cơ chế bảo hiểm bắt buộc đối với chủ trang trại, luật hóa các chủ
146
trang trại có chứng chỉ bằng cấp trong kinh doanh du lich nông thôn. Trong điều
kiện thời tiết, khí hậu tương đối khắc nghiệt, đất đai thổ nhưỡng cằn cỗi, khó khăn
trong sản xuất nông nghiệp đối với một số khu vực miền núi xa xôi, hẻo lánhKhó
khăn trong việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư thì giải pháp để phát triển kinh tế
nông thôn những khu vực này là phát triển các mô hình trang trại du lịch nông thôn.
Vì đây được xem là lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam, các trang trại du lịch chưa
tạo thành mạng lưới, chưa kết nối được với thị trường, cũng như không có nhiều
kiến thức về du lịch nông thôn. Cùng với các giải pháp ở trên, để đánh giá đúng
tiềm năng phát triển du lịch nông thôn, Việt Nam cần đẩy mạnh công tác đánh giá
tiềm năng du lịch từ vùng, gắn quy hoạch với quản lý nhà nước, đầu tư cơ sở hạ
tầng vùng du lịch.
147
KẾT LUẬN
Trên cơ sở những lý thuyết về phát triển kinh tế nông thôn được các quốc gia
phát triển và đang phát triển áp dụng trong triển khai các chương trình phát triển
nông thôn, luận án đã hình thành lên khung phân tích dựa vào việc làm rõ hơn
những khái niệm, đặc điểm và nội dung về phát triển kinh tế nông thôn, cũng như
những nhân tố tác động, tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế nông thôn qua các
giai đoạn khác nhau.
Trên cơ sở khung lý thuyết, luận án đã phân tích rõ hơn về thực trạng phát triển
kinh tế nông thôn ở Ba Lan trong những năm đầu thế kỷ XXI, theo đó, chính sách
phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan được nhìn nhận là một chính sách hẹp, tập trung
theo từng chủ đề cụ thể trong khu vực nông thôn. Nhằm tận dụng được những
nguồn lực hỗ trợ tài chính, kinh nghiệm phát triển từ khu vực, Ba Lan đã nhanh
chóng thực thi một cách quyết liệt đối với việc điều chỉnh chính sách trong nông
nghiệp và phát triển nông thôn, như chính sách tích tụ đất đai, cổ phần hóa trang trại
nông nghiệp, chính sách tín dụng
Những thành công về việc đáp ứng những tiêu chí gia nhập đã đưa Ba Lan trở
thành thành viên chính thức của Liên minh châu Âu, đây cũng được xem là bước
ngoặt lớn đối với sự phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan. Những thành công đó
được ghi nhận ở một số nét chính như: Tăng trưởng khu vực nông thôn giai đoạn
2004-2018 đạt mức tăng trưởng cao nhất trong khối các nước trong khu vực với
mức tăng bình quân 3,3%, tỷ lệ đóng góp GDP khu vực nông thôn đạt mức 30%
vào năm 2018 tăng só với 26,3% vào năm 2000, tỷ lệ thất nghiệp thất nhất Tăng
trưởng GDP khu vực nông thôn cao, tạo ra thu nhập bình quân đầu người khu vực
nông thôn Ba Lan tăng đáng kể từ mức 10.556 USD năm 2000 lên 17.035 USD
2018. Cùng với đó, khả năng sản xuất, cung ứng sản lượng hàng hóa nông nghiệp
ngày càng tăng. Tác động của chính sách tích tụ ruộng đất đã tạo ra những biến
chuyển mạnh về tích tụ các trang trại có quy mô lớn, tao điều kiện cho việc ứng
dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo vào trong sản xuất.
Phát triển sản xuất nông nghiệp không thể đảm bảo cho một khu vực nông thôn
rộng lớn của Ba Lan có thể phát triển bền vững. Chính vì vậy, song song với việc
148
thúc đẩy tăng cường khả năng cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp, thì mục tiêu
đa dạng hóa kinh tế nông thôn Ba lan cũng trở thành một trong những nội dung
xuyên suốt của chương trình phát triển kinh tế nông thôn Ba Lan trong những năm
gần đây.
Một số những thành tựu khác mà Ba Lan đã đạt được trong phát triển kinh tế
nông thôn là cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển chuỗi cung ứng
hàng nông sản, kết nối mạng lưới đổi mới trong nước với khu vực nhằm cung ứng
công nghệ cho các trang trại, doanh nghiệp sản xuất trong khu vực nông thôn. Mô
hình quản lý, giám sát, điều phối với vai trò của chính phủ, chính quyền địa phương
ở Ba Lan cũng có sự điều chỉnh khá mạnh mẽ với việc phân cấp trách nhiệm cụ thể
cho chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy và phát huy những sáng kiến trong
công đồng
Bên cạnh một số những thành công như vậy, thì hoạt động phát triển kinh tế
nông thôn Ba Lan cũng đang đặt ra khá nhiều thách thức mà Ba Lan phải giải quyết
như sự phát triển còn khá chênh lệch giữa khu vực phía Tây với khu vực phía Đông
Ba Lan; năng suất lao động nông nghiệp khác nhau dẫn đến thu nhập từng vùng Ba
Lan còn có sự biến động đáng kể.
Trên cơ sở làm rõ được những thành công và hạn chế trong phát triển kinh tế
nông thôn, luận án đã phân tích và làm rõ hơn những điểm tương đồng trong phát
triển kinh tế nông thôn giữa Ba Lan và Việt Nam như: Cùng thực hiện các chương
trình chuyển đổi nền kinh tế và hội nhập khu vực; cùng chịu những tác động của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu; cùng triển khai các chương trình phát triển kinh
tế nông thônTuy nhiên, bên cạnh những nét tương đồng, thì sự khác biệt giữa
Việt Nam và Ba Lan vẫn còn rất lớn. Trong khi Ba Lan nhận được nguồn tài chính
khổng lồ từ EU nhằm thu mua hàng hóa nông sản, hỗ trợ các trang trại, thực hiện
các chương trình đào tạo nghề, chương trình khới nghiệp của các doanh nghiệp
nông nghiệp Thì Việt Nam vẫn phải vật lộn với những khó khăn về tài chính
trong việc triển khai các chương trình nông thôn mới. Bên cạnh đó, sự khác biệt về
thể chế, về chính sách giữa hai nước còn khá lớn
149
Với việc phân tích và làm rõ những nét tương đồng và khác biệt giữa hai nước,
luận án đã đưa ra những hàm ý về mặt chính sách cho Việt Nam như thay đổi khung
thể chế về phát triển kinh tế nông thôn, phát triển thị trường lao động, áp dụng
mạng lưới đổi mới, chính sách thu hút hỗ trợ các doanh nghiệp khu vực nông
thônđây là những giải pháp hết sức hữu ích trong bối cảnh Việt Nam đang hội
nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới .
Tuy nhiên, do còn có hạn chế nhất định về việc tiếp cận nguồn tài liệu cũng
như khả năng tiếp cận thực tiễn các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức thực thi
bên Ba Lan, nên luận án chưa có điều kiện tập trung đi sâu vào làm rõ hơn thực tiễn
của từng mô hình phát triển kinh tế nông thôn ở cấp địa phương của Ba Lan, hay
những trường hợp điển hình trong thu hút doanh nghiệp vào khu vực địa phương.
Những hạn chế trong luận án cũng là hướng mở ra cho những nghiên cứu tiếp
theo về chủ đề này theo phương thức tiếp cận từ dưới lên, kết hợp với phỏng vấn
định tính các trang trại, hộ nông dân, các cơ quan chính quyền địa phương để có
được nhìn nhận rõ hơn về khả năng tiếp cận các nguồn lực từ chính phủ, khu vực
trong phát triển kinh tế nông thôn cũng như là hiểu rõ hơn các sáng kiến mà chính
quyền và người dân Ba Lan áp dụng./
150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1. Bùi Việt Hưng, Đào Thị Phương Liên ( 2020) “Chuỗi cung ứng ngắn sản phẩm
nông sản tại Ba Lan: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Tạp chí kinh tế và chính
trị thế giới. Số 4.2020 Trang 31-41.
2. Bùi Việt Hưng ( 2020) “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế
nông thôn Ba Lan” Tạp chí nghiên cứu châu Âu – số 7. 2020. Tr 49-61
3. Bùi Việt Hưng ( 2019) “ Tích tụ ruộng đất trong phát triển kinh tế nông thôn ở Ba
Lan trong những năm đầu thế kỷ XXI”. Tạp chí nghiên cứu châu Âu – số 5. 2019.
Tr.22-32.
4. Bùi Việt Hưng ( 2019) “Đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế và doanh nghiệp Ba
Lan- Bài học kinh nghiệm Việt Nam” Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia - Đại học
KTQD, Nxb Lao động xã hội tháng 4/2019. Tr. 174 - 184.
5. Bùi Việt Hưng ( 2019) “Kênh phân phối và xu hướng tiêu dùng hàng nông sản tại
EU: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam”. Tạp chí kinh tế
& chính trị thế giới số 3.2019. Tr.14-22.
6. Bùi Việt Hưng ( 2018) “Tác động Brexit đến chương trình phát triển nông nghiệp,
nông thôn của Liên minh châu Âu và Vương Quốc Anh” Tạp chí nghiên cứu châu
Âu – số 9.2018. Tr.74-84
7. Bùi Việt Hưng ( 2017) “Chuỗi cung ứng nông sản ngắn và hệ thống thực phẩm địa
phương tại EU: Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn” Tạp chí nghiên cứu châu Âu
– số 6-2017.Tr. 32-44.
151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng việt
1. ADB (Ngân hàng phát triển Châu Á) (2013a), “Nâng cao năng suất nông
nghiệp ở Việt Nam: Chương trình cải cách”, dự án quốc gia CLMV số 12,
tháng 8 năm 2013.
2. Vũ Trọng Bình (2010) Nghị quyết nông nghiệp, nông thôn , nông dân và triển
vọng phát triển chăn nuôi.
g%20Binh%20VN.pdf. tải ngày 10.2.2019.
3. Phạm Thị Thanh Bình (2017) “Phát triển nông nghiệp Việt Nam: Thành tựu và
hạn chế”.
https://nongthonmoihatinh.vn/index.php/vi/news/Thong-tin-khac/Ban-ve-toc-
do-tang-truong-cua-nganh-Nong-nghiep-Viet-Nam-61139/ tải ngày 10/2/2018
4. Phạm Thị Thanh Binh 2016.“Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí đánh
giá và định hướng phát triển” tạp chí tài chính năm 2016
5. Bộ Công Thương (2018) “ Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018”. Nxb Công
Thương
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UNDP (2010), Thúc đẩy tăng năng suất nông nghiệp
và thu nhập nông thôn tại Việt Nam: Bài học từ kinh nghiệm của khu vực, Dự
án: Hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam thời kỳ 2011-
2020.
7. Bộ lao động thương binh xã hội (2015) “Kinh tế trang trại - một mô hình phát
triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
“ Tải ngày 15
tháng 2 năm 2019.Bộ nông nghiệp &PTNT (2018) “bản tin ISG”
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Báo cáo kết quả thực hiện kế
hoạch tháng 12/2016 ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
9. Đỗ Kim Chung, PGS, TS. Kim Thị Dung (2015) “ Nông nghiệp Việt nam
hướng tới phát triển bền vững” Tạp chí Cộng Sản năm 2015
10. Mai Thanh Cúc (2005)“Giáo trình Phát triển nông thôn” Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội
11. CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA ( 2017) Mô
hình phát triển nông thôn mới trong thế kỷ 21. Công cụ cho các nước phát
152
triển.
10081991.pdf. Tải ngày 15/12/2018
12. Đặng Minh Đức (2016) “Bảo hiểm nông nghiệp: Chính sách, thách thức và
kinh nghiệm từ châu Âu” Sách chuyên khảo, NXB KHXH
13. Nguyễn Minh Dũng (2011) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát
triển nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu. Luận văn
Thạc sỹ.
14. Phạm Ngọc Dũng (2012), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn. Từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia
15. Nguyễn An Hà (2016), “ Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững Ba Lan
và hàm ý chính sách cho Việt Nam” Đề tài nghị định thư Viện Nghiên cứu châu
Âu
16. Đinh Văn Hải ( 2014) “Giáo trình Kinh tế phát triển” NXB. Tài Chính
17. Nguyễn Văn Hung (2015)“ xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Bắc Ninh” Luận án TS. Học viện chính trị quốc gia
18. Trần thị Thu Hương “Cách tiếp cận về phát triển nông nghiệp và nông thôn
trên thế giới”. Bài viết đăng trên bản tin số 28 Viện Khoa học Lao động và Xã
hội
19. Trần tiến khải (2015) “ TỔNG QUAN CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM”. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 3 (42) 2015
20. Vũ Trọng Khải (2015) “Phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam hiện nay,
những trăn trở và suy ngẫm”. NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA -
SỰ THẬT HÀ NỘI – 2015
21. Lưu Đức Khải (2012) “Một số vấn đề cơ bản của kinh tế nông thôn Việt Nam”.
22. Nguyễn Xuân Khoát (2017) “ Phát triển nông nghiệp bền vững ở một số nền
kinh tế chuyển đổi: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Luận án Tiến Sỹ Học
viện KHXH Việt Nam
23. Nguyễn Bích Lâm 2018 “Vì sao năng suất lao động thấp”
https://baodautu.vn/vi-sao-nang-suat-lao-dong-thap-d83856.html Tải ngày 2
tháng 2năm 2018
24. Nguyễn Phượng Lê (2012), “Những lý luận cơ bản về “nông nghiệp- nông dân-
nông thôn”: Thực tiễn áp dụng ở Việt Nam”, trong Nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn, tr7- 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
25. Hoàng Thị Bích Loan , Đinh Phương Hoa (2016) “ Nông nghiệp Việt Nam sau
30 năm đổi mới”. Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (107) – 2016
153
26. Lê Quốc Lý (Chủ biên) (2012), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn. Vấn đề và giải pháp (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội
27. MARD 2014d), Chiến lược FDI để thu hút FDI trong nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản đến năm 2030
28. Vũ Văn Nâm (2009), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, Nxb Thời
đại, Hà Nội
29. Trần Ngọc Ngoạn (2008) “Phát triển nông thôn bền vững, những vấn đề lý luận
và kinh nghiệm thế giới” Nxb KHXH
30. Ngọc Anh, 2018 “Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp: Hình thành các
mô hình đột phá”.
nghiep-hinh-thanh-cac-mo-hinh-dot-pha-103204.html. Tải ngày 31 tháng 3 năm
2018
31. . Bùi Minh Nguyệt (2016) Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập. Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp số 4 2016
32. 43. OECD (2015), Chính sách Nông nghiệp Việt Nam 2015, Báo cáo rà soát
Nông nghiệp và Lương thực https://www.oecd.org/countries/vietnam/OECD-
Review-Agricultural-Policies-Vietnam-Vietnamese-Preliminaryversion.pdf. tải
ngày 10 tháng 2 2019
33. Lê Quang Phi (2007), "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn trong thời kỳ mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
34. Hoàng Mạnh Phú (2016) “ Kinh tế nông thôn phát triển bền vững cở các huyện
phía tây Hà Nội”. Luận án tiến sỹ
35. Vũ Văn Phúc, Trần Thị Minh Châu (Đồng chủ biên) (2010), Chính sách hỗ trợ
của Nhà nước đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội
36. Hoàng Vũ Quang (2014) Đánh giá tác động của các chính sách xây dựng nông
thôn mới ở Việt Nam. Đề tài cấp Bộ Viện nghiên cứu chính sách nông nghiệp
37. Trần Hồng Quảng (2015), Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở
huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
38. Nguyễn Thị Tố Quyên (Chủ biên) (2012), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội
39. Nguyễn Thị Tố Quyên (Chủ biên) (2012), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội
154
40. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông
dân trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
41. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - Hôm nay
và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
42. Đặng Kim Sơn (2013)“ Những thách thức và cơ hội mới của nganh nông
nghiệp Việt Nam.
43. Đặng Kim Sơn. Bài học kinh nghiệm chính sách nông nghiệp nông thôn nông
dân Trung Quốc và kiến nghị cho Việt Nam.
20so%203.pdf . Tải ngày 15/12/2018
44. Finn Tarp ( 2017). Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam.
https://www.wider.unu.edu/sites/default/files/Publications/Report/PDF/VARHS
16-report-2017-VIE.pdf Tải ngày 31 tháng 3 năm 2018
45. Hồ Thắng ( 2016) Phát triển tiển, thủ công nghiệp ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên
Huế”. Luận án Tiến Sỹ
46. Nguyên Thanh (2017) “Nhiều hỗ trợ tài chính cho dự án nông nghiệp công
nghệ cao” https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vief-2018/nhieu-ho-tro-tai-
chinh-cho-du-an-nong-nghiep-cong-nghe-cao-3757989.html. Tải ngày 10 tháng
2 2019
47. Tổng cục Thống kê (2012), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và
thủy sản năm 2011, Hà Nội
48. Tổng cục Thống kê (2016), “Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy
sản năm 2016”
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=18591 tải
ngày 10.2.2019
49. Tổng cục Thống kê (2017), Báo cáo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và
thủy sản năm 2016.
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=18591 tải
ngày 10.2.2019
50. Nguyễn Quang Thuấn và TS. Nguyễn An Hà (2005), “Các nước Đông Âu gia
nhập Liên minh Châu Âu và những tác động tới Việt Nam”Đề tài cấp Bộ, Viện
nghiên cứu Châu Âu
51. Nguyễn Quang Thuấn(2018) “ Tích tụ tập trugn đất đai cho phát triển nông
nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện mới”
hoa-viet-nam/van-hoa-ung-xu-voi-moi-truong-tu-nhien/3486-nguyen-quang-thuan-
tich-tu-tap-trung-dat-dai-cho-phat-trien-nong-nghiep-o-viet-nam-trong-dieu-kien-
moi.html
155
52. DƯƠNG THỊ TRANG (2018) “Thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông
nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam”
doi/trao-doi-binh-luan/thu-hut-nguon-von-fdi-vao-linh-vuc-nong-nghiep-cong-
nghe-cao-o-viet-nam-147769.html. Tải ngày 15/12/2018
53. Nguyễn Từ (2004), Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
54. Nguyễn Từ (Chủ biên) (2008), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với
phát triển nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
55. Đinh Mạnh Tuấn (2008) “Nông nghiệp Liên minh Châu Âu sau 5 năm điều
chỉnh chính sách” Đề tài cấp Bộ Viện Nghiên cứu Châu Âu
56. Nguyễn Kế Tuấn (2015)“Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn ở Việt Nam – Con đường và bước đi”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
57. UNDP ( 2010) " Báo cáo thúc đẩy tăng năng suất nông nghiệp và thu nhập nông
thôn tại Việt Nam bài học kinh nghiệm từ khu vực.
58. Vân Anh (2018) “Hút đầu tư vào nông nghiệp: “Át chủ bài” là cơ chế”
20180822072707245.chn. tải ngày 10.2.2019
59. Hoàng Việt (2013) “Giáo trình kinh tế nông thôn” Đại học kinh tế quốc dân
60. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2008), Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ
điển Bách khoa, Hà Nội
Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài
61. A.Kowalski, M.Wigier, P.Chmieliński (2008) “Adjustment of Poland’s
agriculture and food sector to challenges of agricultural policy of the European
union
62. Alexandru Pavel (2019) “Determining Local Economic Development in the
Rural Areas of Romania. Exploring the Role of Exogenous Factors - Xác định
sự phát triển kinh tế địa phương trong Khu vực nông thôn của Romania. Khám
phá vai trò của các yếu tố ngoại sinh”
63. Agnieszka Baer-Nawrocka, Jerzy Bartkowski.ets ( 2016). Rural report
2016.Scholar publich house.
Tải ngày 15/6/2018.
64. Agnieszka Stacherzak et al, (2019) , State Interventionism in Agricultural Land
Turnover in Poland.
65. Agnieszka Baer-Nawrocka, Jerzy Bartkowski.ets ( 2018). Rural report
2016.Scholar publich house.
156
Tải ngày 15/6/2018
66. Agnieszka Wrzochalska (2014) “Rural economies in Central eastern European
countries after enlargement.
67. Alan Matthews (2007). Rural Development in the European Union: Issues and
Objectives
68. Anna Augustyn. Assessing the Impact of Rural Development Policies (RuDI)
69. Aleksandra (2013) Agrarian economic structure of agriculture holding in
Poland.
70. Andrzej Rosner (2017) Socio-economic development of rural areas in Poland.
17.pdf. Tải ngày 15/6/2018.
71. Ashley, C., and Maxwell, S. (2001) ‘Rethinking rural
development’. Development Policy Review, 19 (4), 395-425
72. Arnalte, E., and Ortiz, D. (2003) ‘Some trends of Spanish agriculture.
Difficulties to implement a Rural development model based on the
multifunctionality of agriculture’. The paper belongs to the research project:
‘Structural change and agricultural policies: the case of farming systems
specialized on Olive Grove, Arable crops and cattle’
73. Barbara Chmielewska (2009) “The Problems of Agriculture and Rural Areas in
the Process of European Integration
74. Camelia Burja, Vasile Burja (2014) Sustainable development of rural area: a
challenge for Romania
75. Clack Edward (2011)“The political economy of rural Development: Theoretical
perspective”.
76. Czytaj również (2018) Polish agri-food exports in 2017
77. Csaki, C., Nash, J., Fack, A., and Kray, H. (2000) ‘Food and Agriculture in
Bulgaria: the challenge of preparing for EU accession’. World Bank technical
Paper No 481, Washington, DC
78. CSO (2017) Population statistics.
79. CSO 2017 “rural_areas_in_poland_in_2016”.pdf
80. CSO (2017b), “Use of information and communication technologies in
enterprises and households database”, goo.gl/jgiFpy. Tải ngày 15/6/2018.
CSO (2019) “Annual macroeconomic indicators” Population statistics
https://stat.gov.pl/en/topics/population/,
157
81. Daphne Meredith, et, al (2016) “Rural Economic Development in Canada with
an Emphasis on the Western Canadian Landscape – Phát triển Kinh tế nông
thôn khu vực phía tây Canada”
82. Emery N. Castle (2000)“The Economics of Rural places and Agricultural
Economic
83. European Commission (2014) “A harmonised definition of cities and rural
areas: the new degree of urbanisation”
84. Eurostat (2014) Statistic
.
ucture_and_ageing. Tải ngày 15/6/2018
85. European Commission (2017d), “European Structural and Investment Funds
data”, https://cohesiondata.ec.europa.eu. Tải ngày 15/6/2018.
86. European Commission 2019 “ Stactistic Facsheet Poland”
87. F.Galli, G. Brunori (eds.) (2013) Short Food Supply Chains as drivers of
sustainable development. Evidence Document.
88. FDPA (2018) Rural Poland 2018
89. FAO (2015a), FAOSTAT (database), Food and Agriculture Organisation of the
United
90. Nations, Rome, accessed 10 November 2015
91. Garry Christensen, Richard Lacroix. “Competitiveness and employment: a
framework for rural development in Poland”
92. Gay S.H., Osterburg B, Baldock D.(2005) Recent evolution of the EU Common
Agricultural Policy (CAP): state of play
93. Gustav Ranis and Frances Stewart (1993)"Rural Non agricultural Activities in
Development: Theory and Application
94. Gustavo Anríquez and Kostas Stamoulis (2007) “Rural Development and
Poverty Reduction: Is Agriculture Still the Key?
95. Gustavo Bastos BragaI et al, (2016)“A methodology for definition of rural
spaces: an implementation in Brazil
96. Guogang Wang, Mingli Wang *, Jimin Wang and Chun Yang (2015) “Spatio-
Temporal Characteristics of Rural Economic Development in Eastern Coastal
China – Đặc điểm thời gian của sự phát triển kinh tế nông thôn ở vùng duyên
hải phía đông Trung Quốc”.
97. Henk Renting,2002. Understanding alternative food networks: exploring the
role of short food supply chains in rural development
98. Ian Hodge and Peter Midmore (2007) “Models of Rural Development and
Approaches To Analysis Evaluation And Decision-Making
158
99. Iwona NURZYŃSKA (2012) . The rural development policy in Poland.
Synthetic picture of the new policy implementation results
100. Iwona Nurzyńska .The Rural Development Policy in Poland. Synthetic
picture of the new policy implementation
101. Iwona Nuzyka, Walnety Pocta (2014) Rural poland 2014
https://www.slideshare.net/fundacjafdpa/rural-poland-rural-development-report.
102. Janina Jędrzejczak-Gas, Anetta Barska (2018) Self-employment as a Form
of Entrepreneurship Development in Rural Areas in Poland.
https://www.researchgate.net/publication/330363115_Self-
employment_as_a_Form_of_Entrepreneurship_Development_in_Rural_Areas_
in_Poland
103. Jacques Marzin and Agnalys Michaud (2016) “Evolution of Rural
Development Strategies and Policies Lessons from Vietnam”
104. Jerzy Bański(2011) “Changes in agricultural land ownership in Poland in
the period of the market economy
,
105. Jerzy Wilkin(2016), Rural Poland report
Tải ngày 12 tháng 3 năm 2019
106. J. Kirk Ring( 2005) “ Business network and economic development in rural
communities in the US
107. Jean O. Lanjouw (2001)“The rural non-farm sector: issues and evidence
from developing countries
108. John Ise( 1920) “ What is Rural Economics- Kinh tế nông thôn là gì” The
Quarterly ournal of Economics, Vol. 34, No. 2 (Feb., 1920), pp. 300-312
109. Joop de Beer (2014)“New classification of urban and rural NUTS 2 regions
in Europe- Quy chuẩn mới về các khu vực nông thôn và đô thị tại Châu Âu
110. Józef Mosiej(2014). Assessing the Impact of Rural Development Policies
(RuDI),
111. Kathy Miller (2002).Rural Definitions- Định nghĩa nông thôn”
112. Nemes, G. (2005) ‘The politics of rural development in Europe’. Discussion
papers 2005/5. Institution of Economics Hungarian Academy of Science,
Budapest
113. Mandl, I., Oberholzner, T., and Dorflinger, C. (2007) ‘Social capital and job
creation in rural Europe’. The Europe Foundation for the Improvement of
Living and Working Conditions, Denmark
159
114. Mark Drabenstott and Jason Henderson (2006)“A New Rural Economy: A
New Role for Public Policy
115. Mellor JW (1966)The economics of agricultural development. In The
Economics of Agricultural Development. Cornell University Press
116. Michael Kenny (2003)‘Defining Rural Development Policy
117. MARD 2016 Agriculture and rural economy in Poland
118. MARD 2014 Agriculture in 2014, Central Statistical Office (GUS), Warsaw
2015
119. MARD 2014 Rural Development program 2007-2013
120. Ministry of Agriculture and Rural Development : National Strategic Plan for
2007-2013 Rural Development
121. Michael E. Porter et, al, (2004) “Competitiveness in Rural U.S. Regions
122. Lukasz Jarock (2013), “International Land Acquisition in the Polish Legal
System and Its Impact on Economic Development”
123. OECD (2006) The New Rural Paradigm ; policies and governance
124. OECD (2018), OECD Rural Policy Reviews: Poland 2018, OECD
Publishing, Paris.
125. OECD (2018) “Inclusive Entrepreneurship Policies: Country Assessment
Notes.
126. OECD (2016k) Regional economy, OECD Regional Statiss database
127. OECD 2009 “ THE ROLE OF AGRICULTURE AND FARM
HOUSEHOLD DIVERSIFICATION IN THE RURAL ECONOMY OF
Poland
128. OECD (2006)“new rural policy: Linking up for Growth- Chính sách nông
thôn mới-Liên kết để tăng trưởng”.
129. OECD (2018) OECD Rural Policy Reviews Poland 2018.
130. RDI (1999), Agricultural land markets in Lithuania, Poland, and Romania:
Implications for accession to the European Union,
tải ngày
12/3/2019.
131. Łukasz Abramczuk et al (2018) Agricultural company and agricultural
holding towards climate and agricultural policy changes.
132. Raanan Weitz ( 1995) Agricultural Development: Planning and
Implementation.
160
133. Rosa Gallardo-Cobos (2010) Rural development in the European Union: the
concept and the policy
134. Rosner, A. and M. Stanny (2017), Socio-economic Development of Rural
Areas in Poland, Europejski Fundusz Rozwoju Wsi Polskiej and Instytut
Rozwoju Wsi i Rolnictwa, Polskiej Akademii Nauk, Warsaw
135. Przygodzka, Renata Mioduszewski, Jarosław (2015), The Agricultural land
market in Poland and ít charactersistic,
df
136. Saraceno, E. (2014), “Rural development policies in developing countries”,
paper presented at the Workshop on Rural Development Policies: Lessons from
the Korea’s Saemaul Undong and Other Country Experiences, 24 October
2014, Seoul, Korea.
137. Szczepan Figiel et al (2017), Innovation performance of the Polish agri-food
sector:key determinants and prospectsfor improvements
138. Valerie du Plessis, Roland Beshir (2002)Definitions of “Rural- Định nghĩa
nông thôn
139. URSZULA BUDZICH-TABOR (2018) “EU accession: Polish experience
with rural development- kinh nghiệm phát triển nông thôn Ba Lan
140. Wiggins S, Proctor S (2001)How special are rural areas? The economic
implications of location for rural development. Development Policy Review
19(4) 427–436.
141. World Bank 2016 “Transforming Vietnamese Agriculture: Gaining More
from Less”
142. W.W. Rostow The Stages of Economic Growth: A Non-Communist
Manifesto (Cambridge: Cambridge University Press, 1960), Chapter 2, "The
Five Stages of Growth--A Summary," pp. 4-16.
143. W. ARTHUR LEWIS ( 1954) “Economic Development with Unlimited
Supplies of Labour https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1467-
9957.1954.tb00021.x truy cập ngày 10 tháng 4 2018.
144. William A. Ward (2002) “Theory in Rural Development: An Introduction
and overview”
https://www.researchgate.net/publication/229779918_Theory_in_Rural_Develo
pment_An_Introduction_and_Overview.
145. WIPO (2018) “Poland innovation index”
https://www.theglobaleconomy.com/Poland/GII_Index/.
161
146. Wold Bank ( 2016) “ Innovation is key to Growth in Poland” .
growth-in-poland tải ngày 16 tháng 4 2019.
162
PHỤ LỤC
Phục lục 01 : Việc làm trong lĩnh vực nông lâm nghiệp giai đoan 2010-2017
ở Ba Lan
Đơn vị Nghìn người
2010 2013 2015 2016 2017
Tổng 2376,1 2379,0 2384,8 2385,5 2386,0
Lao động trong trang trại tư nhân 2262,6 2262,6 2262,6 2262,6 2262,6
Thành viên của hợp tác xã 11,8 10,6 9,7 8,8 8,4
Nguồn: CSO 2018 “ Statistical year book of agriculture 2018
Phục lục 02: Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp phân theo khu vực ở Ba Lan
Các khu vực 2010 2013 2015 2016 2017
Tổng 2329990 2329314 2334918 2333383 2332003
Dolnośląskie 83927 83738 84304 83986 83845
Kujawsko-pomorskie 105381 105086 105314 105110 105069
Lubelskie 305873 305680 305778 305561 305735
Lubuskie 32927 32984 33233 33308 32844
Łódzkie 177570 177515 177638 177793 177505
Małopolskie 270680 270613 270722 270524 270479
Mazowieckie 297956 298411 300048 299976 300032
Opolskie 49137 48904 48869 48569 48320
Podkarpackie 255900 255747 255827 255744 255744
Podlaskie 124208 124418 124428 124428 124265
Pomorskie 61747 61747 62145 62145 62145
Śląskie 99647 99343 99343 99381 99483
Świętokrzyskie 148027 148049 148040 147898 147887
Warmińsko-mazurskie 64899 65072 65420 65469 65469
Wielkopolskie 208069 209160 209160 209318 209318
Zachodniopomorskie 44042 43886 44616 44220 44461
Nguồn: CSO 2018 “ Statistical year book of agriculture 2018
163
Phụ lục 03: Trang trại hoạt động trong lĩnh vực du lịch nông thôn năm 2014
theo từng khu vực nông thôn Ba Lan
Căn hộ dụ lịch
Nhà ở du lịch/
Các khu vực nông nghiệp/
Accommodation
Apartment
Dolnośląskie 616 7137
Kujawsko-pomorskie 234 2836
Lubelskie 456 3936
Lubuskie 108 1143
Łódzkie 165 1719
Małopolskie 1327 16 072
Mazowieckie 364 3610
Podlaskie 625 5803
Pomorskie 672 7595
Śląskie 404 5172
Świętokrzyskie 313 2855
Warmińsko-mazurskie 801 7696
Wielkopolskie 438 4952
Zachodniopomorskie 389 4329
TOTAL 8016 84 582
Nguồn: MARD (2015) “Agriculture and food economy in Poland”.
Phụ lục 04: Số lượng các doanh nghiệp hoạt động phi nông nghiệp ở Ba
Lan
Năm Tổng
2004 3 576 830
Ba Lan 2009 3 742 673
2014 4 119 671
2004 2 747 560
Khu vực thành phố 2009 2 807 600
2014 3 012 134
2004 829 270
Khu vực nông thôn 2009 935 073
2014 1 107 515
Nguồn: MARD (2015) Agriculture and food economy in Poland.
164
Phụ lục 05: Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
phi nông nghiệp ở Ba Lan năm 2014
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Nông lâm Công nghiệp
Tổng thủy sản và xây dựng Khác
Ba Lan 4 119 671 75 601 878 383 3 165 687
Khu vực thành phố 3 012 134 20 803 564 484 2 426 847
Khu vực nông thôn 1 107 515 54 798 313 898 738 819
Nguồn: MARD (2015) Agriculture and food economy in Poland.
Phụ lục 06: Tỷ lệ chi ngân sách cho các chương trình phát triển nông thôn ở Ba
Lan giai đoạn 2004- 2020
Nguồn: OECD (2018) “Poland rural review”
Phụ lục 7: Lý thuyết về chính sách thị trường lao động tích cực
Hộp: Lý thuyết về chính sách thị trường lao động tích cực (Active labour market
policy)
Chính sách thị trường lao động tích cực (ALMP) là một cơ chế để cải thiện kết quả cho
cả người lao động thất nghiệp và các công ty đang tìm kiếm lao động mới. Trọng tâm chính
của chính sách là cải thiện quy trình kết nối (chức năng thị trường) trong thị trường lao động
thông qua ba hoạt động cơ bản. (1) Phát triển các chương trình đào tạo lao động nhằm cung
cấp cho người lao động những kỹ năng mới hoặc được cải thiện trong tình trạng thiếu hụt;
(2)Tăng cầu đối với lao động bằng cách hỗ trợ người sử dụng lao động tăng tuyển dụng lao
động thông qua: Trợ cấp tiền lương hoặc cấp tính dụng đầu tư để tạo việc làm mới, khuyến
165
khích các doanh nghiệp tuyển dụng lao động hoặc cung cấp việc làm tạm thời trong khu vực
công; (3) Cải thiện quy trình phù hợp bằng cách cải thiện các cơ chế tìm kiếm việc làm, kết
nối cung cầu.
ALMP được các nhà hoạch định chính sách coi là chính sách quan trọng khi thất nghiệp
ở khu vực nông thôn mang tính cơ cấu bởi những thay đổi cơ bản trong thị trường lao động
đã làm thay đổi về số lượng và các loại hình công việcp, dẫn đến người lao động có kỹ năng
và không có kỹ năng đều không còn phù hợp với vị trí việc làm.
Thị trường lao động khu vực nông thôn mang những nét đặc thù, bởi cấu trúc thị trường
nhỏ, không linh hoạt và mang tính phân mảnh, khó kết nối.Thất nghiệp xẩy ra mang tính cơ
cấu và theo mùa vụ. Tại thị trường này, nhiều lao động có sẵn các kỹ năng nhưng vẫn bị dư
thừa do: Thay đổi công nghệ; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương yếu; Các
doanh nghiệp thường có quy mô nhỏ và không sẵn sàng tiếp nhận công nhân mới bởi sự
cứng nhắc về hợp đồng lao động ( khó sa thải lao đông); nhận thức cơ hội phát triển doanh
nghiệp bị hạn chế; Thị trường lao động hoạt động kém hiệu quả, người lao động không biết
tìm kiếm công việc nào phù hợp; các công ty không biết tìm kiếm lao động có kỹ năng ở
đâu.
Chính vì vậy, để cho ALMP hoạt động hiệu quả, trước tiên cần thay đổi cấu trúc nền
kinh tế khu vực nông thôn, cải thiện các chiến lược phát triển kinh tế địa phương cần có sự
kết nối giữa chiến lược phát triển với thị trường lao động. Bên cạnh đó, việc thực hiện
ALMP sẽ giúp cải thiện điều kiện việc làm dựa vào: Số lượng, tỷ lệ tham và mức lương được
tăng lên.
ALMP cũng chỉ ra trợ cấp việc làm là không có hiệu quả, thay vào đó cần cải thiện cơ
chế hỗ trợ đào tạo và tìm kiếm viêc làm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Đối với khu vực có
mật độ dân số thấp, những nỗ lực cải thiện thị trường lao động không nên tập trung vào ngắn
hạn là khuyến khích việc làm từ khu vực công, thay vào đó cần tập trung tăng cường sức
mạnh của các doanh nghiệp tư nhân ở cấp độ địa phương để các doanh nghiệp này có thể hấp
thụ nhiều hơn lao động, cung cấp lao động địa phương những chương trình đào tạo phù hợp
với cấu trúc nền kinh tế và thiết lập các dịch vụ tìm kiếm và cung cấp việc làm phù hợp, từ
đó tạo ra sự kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp.
Nguồn: OECD (2018) “ Poland Rural Review.
166
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_trien_kinh_te_nong_thon_ba_lan_trong_nhung_thap.pdf
- TrichYeu_BuiVietHung.pdf