Luận án Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình liêu, tỉnh Quảng Ninh

Các loại vật nuôi như trâu, dê và lợn có sự sụt giảm trong giai đoạn năm 2015 - 2019. Trong đó, lượng sụt giảm lớn nhất ở lợn với 87,2%. Nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn ra tương đối phức tạp, gây ra lẻ tẻ ở nhiều nơi và nhiều thời điểm khác nhau, số lượng các loại vật nuôi bị mắc bệnh khá nhiều, tạo thành các đợt lớn. Ngoài ra, ngành chăn nuôi gặp một số khó khăn như đợt rét đậm, rét hại đã gây thiệt hại tương đối lớn. Đứng trước khó khăn trên, huyện đã chỉ đạo để trích kinh phí dự phòng ngân sách và nguồn kinh phí cứu trợ MTTQ tỉnh để hỗ trợ và chỉ đạo hướng dẫn người dân sử dụng kinh phí được hỗ trợ đầu tư chuồng trại và tái đàn gia súc. Thêm nữa, công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm cũng được quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên tiến độ vẫn còn thấp, do người chăn nuôi có tư tưởng chủ quan, không chấp hành việc tiêm phòng cho gia súc, gia cầm. Ở một số địa phương, công tác chỉ đạo, triển khai chưa thực sự quyết liệt, việc tuyên truyền vận động của cơ sở còn hạn chế làm cho khả năng hồi phục và trở lại chăn nuôi còn chưa thực sự hiệu quả.

pdf164 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình liêu, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt coi trọng hệ thống đường giao thông, điện, thuỷ lợi, thông tin truyền thông, hạ tầng đô thị và hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu thuận lợi. Trong thời kỳ mới, chúng ta đang phấn đấu đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, các tuyến đường giao thông từ huyện tới các xã phải được nâng cấp, xây dựng mới bảo đảm thông suốt cả 4 mùa, có đường ô tô đến trung tâm xã, cụm xã; đặc biệt ưu tiên cho các trục đường ra biên giới, đường dọc biên giới, đường tuần tra biên giới; nâng cấp hệ thống giao thông tới các trung tâm thương mại cửa khẩu. Để thực hiện được vấn đề đó, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương phải có sự phối hợp chặt chẽ, có sự phân công, phân cấp, có những biện pháp khả thi trong thực hiện quản lý, xây dựng hệ thống đường giao thông. Đồng thời, phát huy tốt phòng trào xây dựng giao thông nông thôn, giao thông miền núi, biên giới, qua đó huy động toàn dân tham gia, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước, trong đó ưu tiên cho những huyện, xã biên giới. Thứ tư, thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư Do điều kiện đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống phân tán, rải rác, thiếu quy hoạch; thậm chí nhiều vùng biên giới chưa có dân cư sinh sống. Chính vì vậy, 125 để phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu là phải thực hiện tốt quy hoạch, bố trí dân cư đảm bảo yêu cầu dựa trên căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hiện nay, huyện đều đã có quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH đến năm 2025. Chính vì vậy, việc quy hoạch bố trí dân cư phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của từng huyện mới phù hợp với đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng, phong tục tập quán của từng dân tộc. Việc quy hoạch bố trí dân cư phải thực hiện theo phương châm không gây biến động lớn trong đời sống của đồng bào các dân tộc; điều chỉnh bố trí dần từng bước để đạt mục đích, yêu cầu đề ra từ thấp đến cao, từ bộ phận đến tổng thể; quy hoạch bố trí dân cư phải theo đúng đề án đã được phê duyệt để đồng bào các dân tộc tự nguyện, chủ động trong xây dựng ổn định cuộc sống mới. 5.3.2. Tiếp tục phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp Tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học vào nông nghiệp, cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia sản xuất, tăng thu nhập để kiên cố hóa nhà cửa và nâng cao đời sống tinh thần. Phổ biến các phương pháp canh tác, chăn nuôi, các biện pháp thu hoạch bảo quản hiện đại, hiệu quả đến người nông dân để nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế sinh thái vườn - ao - chuồng - ruộng để cải thiện đời sống của người dân. Khuyến khích tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đến đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nhằm thu hút lao động. Đặc biệt, cần có các ưu đãi về thuê đất đai đối với các nhà máy để họ xây dựng các chính sách ưu tiên tuyển lao động tại các xã nhằm rút bớt lực lượng lao động trong nông nghiệp sang làm TTCN. Thúc đẩy mạnh mẽ công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực như: Bún, mì, nấu rượu, đậu phụ. 126 Đa dạng hóa các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ (Internet, bảo hiểm, xuất khẩu lao động) để phát huy nội lực của các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ về thủ tục hành chính, mặt bằng, phí thuê đất đai, cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đến đầu tư, xây dựng các loại hình thương mại, dịch vụ trên địa bàn xã. Đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, sử dụng nguyên liệu và thu hút nhiều lao động tại chỗ. Tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ các HTX ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Khuyến khích sản xuất hàng hóa theo mô hình gia trang, trang trại, phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống nông thônquan tâm củng cố và phát triển nhân rộng mô hình kinh tế hợp tác làm ăn có hiệu quả. Hình thành mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa các hộ sản xuất nông nghiệp trong xã với các doanh nghiệp. Cần xây dựng các mô hình tổ chức quản lý từ khâu trồng trọt, chăn nuôi đến khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ tạo thành một chu trình khép kín hợp lý, giúp người dân có thể liên minh với doanh nghiệp, sử dụng nhiều biện pháp như ký gửi để có thể tiêu thụ theo kế hoạch, lưu trữ sản phẩm để bán khi có giá cao. 5.3.3. Ứng dụng thành tự khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp Ðể ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rất cần những người nông dân công nghệ cao. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn nông dân trong huyện Bình Liêu vẫn chưa thích ứng được phương thức sản xuất này vì sự tốn kém, đầu tư và kỹ năng vận hành máy móc, công nghệ không giống thói quen sản xuất thủ công. Phối hợp giữa các nhà khoa học với thực tế sản xuất của người dân nhằm dần thay đổi nhận thức của người dân. Từ đó, tạo chỗ dựa, niềm tin vững chắc, giúp nông dân bước những bước đi dài hơn trên con đường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Để khoa học và công nghệ phát huy vai trò đòn bẩy trong sản xuất cần huy động các nguồn lực đầu tư của xã hội, ưu tiên bố trí nguồn lực ngân sách hỗ trợ thực 127 hiện các chương trình, đề án, nhiệm vụ KH và CN về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp bền vững nhằm ứng phó và thích nghi biến đổi khí hậu. Các tổ chức KH và CN cần quyết liệt đổi mới trong triển khai các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao kết quả KH và CN vào sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp và người nông dân về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thành lập trung tâm, viện nghiên cứu; tham gia thực hiện các nhiệm vụ có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như các đơn vị nghiên cứu công lập. Hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với những tổ chức KH và CN để thúc đẩy quá trình nghiên cứu và ứng dụng KH và CN trong nông nghiệp. Có cơ chế hỗ trợ nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ tiên tiến để đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Từng bước có những chính sách, biện pháp khắc phục tình trạng phân tán ở các cơ sở đào tạo nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cùng với đó, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển NNCNC, mang tri thức và tiến bộ KH và CN từ nhà khoa học đến với nông dân trong huyện Bình Liêu, giúp họ áp dụng vào thực tiễn, thay đổi tập quán làm nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp. Sự liên kết này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, nông dân nâng cao thu nhập và nhà khoa học có động lực để nghiên cứu, phát triển KH và CN cao. Thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ là “chìa khóa” không chỉ thúc đẩy NNCNC phát triển tốt mà còn cho chúng ta một cuộc sống chất lượng hơn về sức khỏe, cải thiện môi trường 5.3.4. Hỗ trợ sản xuất Huy động tất cả mọi nguồn vốn đầu tư như: nguồn vốn từ ngân sách, nguồn vốn đầu tư từ tín dụng, nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và nguồn vốn đầu tư từ các hộ nông dân. Trong đó, nguồn vốn ngân sách là yếu tố hàng đầu do đó phải tiết kiệm, bảo toàn, đề cao hiệu quả kinh tế - xã hội của nguồn vốn này. Vận động, tuyên truyền người dân nhằm thu hút vốn cho xây dựng đường ngõ, xóm sạch đẹp. Tăng cường các biện pháp thu ngân sách địa phương nhất là thu nợ sản phẩm, đất chuyển đổi, đất trồng rừng, bán đấu giá đất. Thực hiện thu quỹ xã hội 25.000 đồng/lao động để chi cho các hoạt động xã hội của địa phương. Đề nghị 128 UBND huyện phê duyệt cho đấu giá một số đất nhỏ lẻ theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm, tranh thủ sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên để huy động mọi nguồn lực để đầu tư vào xây dựng cơ bản theo kế hoạch. Đối với việc đầu tư cho thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương thì ngoài phần huy động đóng góp tự nguyện (cả bằng tiền và sức lao động), có thể khuyến khích người dân cho Nhà nước vay để đầu tư trở lại cho hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, cần mở rộng cơ chế huy động đóng góp của người dân cho sự phát triển các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa nhằm đảm bảo sức khỏe, tri thức, vui chơi, giải trí cho người dân. 5.3.5. Đầu tư công cho phát triển kinh tế Tập trung sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư các dự án, công trình trọng điểm, mang tính động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thành và đưa các công trình trọng điểm, động lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh như: Hồ Nà Mo, hồ Khe Ngày, hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn đi đôi với xây dựng, phát triển đô thị, thương mại biên giới ở khu vực này, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh; thay thế một số ngầm tràn bằng cầu, đầu tư mở rộng hoặc mở các điểm tránh trên tuyến đường biên giới phục vụ phát triển du lịch và đảm bảo quốc phòng - an ninh. Mở rộng Quốc lộ 18C (Tiên Yên - Hoành Mô) để đáp ứng khi cửa khẩu Hoành Mô được nâng cấp thành của khẩu quốc gia; nâng cấp tuyến quốc lộ 18C kéo dài từ xã Đồng Văn đi Bắc Phong Sinh (Hải Hà) Triển khai đầu tư khu đô thị và dịch vụ đồi Truyền hình, đường lên đỉnh Cao Ba Lanh phục vụ phát triển du lịch và bảo vệ quốc phòng; đầu tư nâng cấp Nhà máy nước Bình Liêu nhằm đáp ứng nhu cầu Nhân dân thị trấn Bình Liêu và cải thiện chất lượng, đảm bảo an ninh nguồn nước. Tập trung thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch; tạo điều kiện để người dân đầu tư phát triển các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn. Cơ cấu lại chi thường xuyên để tập trung nguồn lực cho chi đầu tư phát triển; kiểm soát chặt chẽ nâng cao chất lượng giải ngân. Quan tâm công tác giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ thi công các công trình theo kế hoạch. Từng bước 129 hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông; tạo điều kiện để các nhà mạng đầu tư, lắp đặt các trạm phát sóng. 5.3.6. Một số giải pháp khác 5.3.6.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả hệ thống các chính sách Xây dựng chính sách đối với các gia đình nghèo, cận nghèo như: hỗ trợ về việc làm, vốn sản xuất kinh doanh, miễn giảm học phí cho con em đi học, động viên thăm hỏi trong những dịp lễ tếtVận động nông dân tích cực tham gia các hình thức bảo hiểm tự nguyện; chú trọng nâng cao vai trò hoạt động các hợp tác xã, hộ kinh doanh buôn bán trên địa bàn huyện. Chính sách chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn thông qua việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh cho người dân, tuyên truyền cho nhân dân thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, phấn đấu hạ tỷ lệ phát triển dân số và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3; Tiêm chủng, vacxin cho trẻ nhỏ, người già, người nghèo; Không để dịch bệnh xảy ra, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế, giữ vững danh hiệu chuẩn Quốc gia về y tế. Nhằm góp phần đưa huyện Bình Liêu phát triển một cách toàn diện, bền vững, đáp ứng yêu cầu về xây dựng nông thôn mới thì một trong các vấn đề đang đặt ra cho các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân cần quan tâm thực hiện đó là xây dựng các chính sách bảo vệ môi trường, cụ thể như: - Triển khai quy hoạch, xây dựng bãi rác theo hệ thống tại các xã, thành lập thêm các tổ thu gom rác thải sinh hoạt tại các thôn, xóm nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng như làm xanh, sạch đẹp đường làng, ngõ xóm. - Vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, mỗi hộ có 1 hố chứa rác để tiêu hủy hàng tuần, lãnh đạo nhân dân đóng góp quỹ vệ sinh môi trường theo quy định của tỉnh. - Tổ chức tốt việc thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt và chăn nuôi. Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các xã để không gây ô nhiễm môi trường; xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, vận động người dân cùng thực hiện. 130 - Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp và cộng đồng nhằm tạo bước cải thiện mới về môi trường để phát triển bền vững. Quan tâm tạo ra nguồn lực để vừa hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường ở từng xã vừa giải quyết các "điểm nóng" về môi trường như di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư, xử lý các điểm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và cộng đồng... - Đối với các dự án đầu tư sản xuất, kể cả làng nghề mới thành lập cũng như đã có cần phải tiến hành làm đánh giá tác động môi trường thường xuyên, từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các sự cố về môi trường trong quá trình sản xuất; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về môi trường. Trong công tác tổ chức thực hiện các chính sách, trong thời gian tới cần: Nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm những tồn tại, thiếu sót, thực hiện tốt công tác tiếp dân, thành lập bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, hoạt động theo cơ chế “một cửa”, thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, giải quyết các công việc về thủ tục hành chính trên các lĩnh vực: Chứng thực, hộ tịch, hộ khẩu, địa chính, xây dựng và chính sách xã hội. Các nội dung công việc, nội quy làm việc, vị trí làm việc của từng bộ phận, lịch tiếp dân, bảng thu phí, lệ phí tại phòng làm việc thuộc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các xã phải được công khai. Hàng tuần, các cán bộ phụ trách tiếp nhận và trả kết quả sẽ tiếp dân. Hàng tháng, lãnh đạo chủ chốt của các xã đều phải bố trí tiếp dân trực tiếp vào một ngày cố định. Các công việc thuộc lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính của nhân dân đều được bộ phận “một cửa” tiếp nhận và giải quyết trong ngày; Những việc liên quan đến địa chính, xây dựng phải tiến hành thẩm tra lại đều có giấy hẹn để người dân yên tâm. Kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực thực hiện luật phòng chống tham nhũng, chống lãng phí. Xử lý nghiêm cán bộ công chức vi phạm khuyết điểm, thực hiện tốt việc kiểm điểm, phân loại cán bộ công chức cuối năm. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của địa phương. 131 Nâng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại các xã đạt chuẩn theo quy định; Chú trọng làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền. Thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ cơ sở, làm tốt công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân ngay từ các thôn, bản. Xây dựng huyện vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội nông thôn, nâng chất lượng hoạt động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, đội dân phòng, tổ nhân dân tự quản, trong đấu tranh phòng chống các loại tội phạm. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả triển khai các nội dung của đề án xây dựng nông thôn mới. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm và điều chỉnh các nội dung triển khai phù hợp với điều kiện thực tế của từng xã. 5.3.6.2. Xây dựng chính sách giảm nghèo nhằm nâng cao thu nhập Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách về giảm nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, Đề án giảm nghèo giai đoạn 2017 – 2020 của huyện đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung và sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và người nghèo nhằm thay đổi, chuyển biến về nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo; vận động hộ nghèo cùng vươn lên làm giàu, giúp hộ nghèo tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng để thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tổ chức phân loại, đánh giá, xác định đối tượng nghèo và thực hiện các chính sách giảm nghèo mang tính tổng thể, toàn diện hơn, trong đó đề xuất tăng các chính sách đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, giảm dần chính sách hỗ trợ trực tiếp, cho không sang tăng dần cho vay, hỗ trợ có điều kiện, có hoàn trả nhằm nâng cao tính tự chủ của hộ nghèo; tiếp tục đề xuất cơ chế khuyến khích hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; mô hình liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ giữa hộ nghèo, xã nghèo với các doanh nghiệp phù hợp với đặc thù của địa phương. 132 Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, ưu tiên cán bộ thôn, bản; đảm bảo có đủ phẩm chất, năng lực thực tiễn, nhiệt tình và trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Nâng cao trách nhiệm của UBND các xã, thị trấn, các thôn, bản, khu phố trong công tác tham mưu, triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo; tạo điều kiện để người dân tích cực tham gia vào các hoạt động của Chương trình; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho các hộ vượt nghèo tiếp tục được thụ hưởng các chính sách như: Tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo theo Quyết định 28 của Thủ tướng Chính phủ; bảo hiểm y tế; giáo dục; dạy nghề; khuyến nông - khuyến công; thực hiện tốt quy chế phối hợp lồng ghép giữa chương trình giảm nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới và các dự án khác của địa phương đảm bảo có hiệu quả hướng đến mục tiêu thoát nghèo bền vững. Tiếp tục biểu dương, khen thưởng hộ nghèo thoát nghèo có đăng ký phấn đấu thoát nghèo, coi đây là một đòn bẩy nhằm thay đổi từ bên trong nhận thức của chính người nghèo, hộ nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Như vậy, trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh, luận án đã đưa ra một số giải pháp theo các căn cứ: Chủ trương phát triển kinh tế, quy hoạch phát triển kinh tế; Các tiêu chí đã đạt được; Dự báo các tiêu chí sẽ hoàn thành; Quan điểm và phương hướ ng phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Từ đó, luận án đưa ra một số giải pháp gồm nhóm giải pháp về quản lý vĩ mô và nhóm giải pháp đố i vớ i phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới như: Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới; Triển khai đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới; Huy động các nguồn vốn và đẩy mạnh ứng dụng thành tự khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; Tổ chức thực hiện hiệu quả hệ thống các chính sách; Xây dựng, phát triển kinh tế biên mậu; Đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới; Phát triển ngành du lịch. 133 KẾT LUẬN Xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn và là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tạo ra một nông thôn văn minh, hiện đại cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong đó, phát triển kinh tế được xem là mục tiêu trọng tâm trong tiến trình tiệm cận với nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý, doanh nghiệp và nhân dân địa phương để có đầy đủ các nguồn lực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Qua nghiên cứu thực tế, luận án “Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh” đã đưa ra được một số kết quả sau: - Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới. Qua đó, phân tích được bản chất, vai trò và đặc điểm của phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, luận án tiến hành tìm hiểu và phân tích kinh nghiệm thực tế về phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở các huyện có điều kiện tương đồng với huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, chỉ rõ những bài học mà huyện Bình Liêu cần học hỏi trong thời gian tới. - Thứ hai, luận án tiến hành phân tích về các nội dung phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới. Tập trung cụ thể vào các nội dung như (a) Quy hoạch phát triển kinh tế; b) Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; c) Chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng mô hình, đào tạo nghề, khuyến nông; d) Chính sách hỗ trợ sản xuất; e) Đầu tư công cho phát triển kinh tế; f) Tạo việc làm, nâng cao thu nhập và các chính sách giảm nghèo. Bên cạnh đó, phân tích về kết quả đạt tiêu chí về kinh tế trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. - Thứ ba, luận án đã chứng minh được người dân làm chủ và dựa vào nội lực của chính quyền xã là chính, các hỗ trợ của bên ngoài là cần thiết song chỉ mang tính chất xúc tác cho các hoạt động phát triển được lựa chọn ưu tiên trong kế hoạch phát triển hàng năm của huyện. Thực tế sự chuyển biến nhận thức của cả người dân và đội ngũ cán bộ địa phương đối với các vấn đề mới trong xây dựng nông thôn mới còn chậm. Phần lớn mọi người vẫn coi nguồn hỗ trợ là động lực cho sự phát triển, tâm lý trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước vẫn còn phổ biến. Người dân tham gia 134 thông qua đóng góp bằng lao động, tiền mặt và vật liệu xây dựng có thể khai thác tại địa phương là chủ yếu, dù còn rất khiêm tốn. Sự tham gia thông qua phát biểu ý kiến, tác động đến xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thôn còn rất hạn chế. - Thứ tư, Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế gắn với bối cảnh xây dựng NTM đó là: công tác tổ chức và thực hiện; chính sách và thể chế; cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế nông thôn; nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế nông thôn và sự tham gia của người dân - Thứ năm, các giải pháp được đưa ra để huyện phát huy và hoàn thành các tiêu chí cho chương trình phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện. Bao gồm 06 giải pháp được trình bày rõ trong chương 5, bao gồm xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới; Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả hệ thống các chính sách; Nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương; Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; Huy động các nguồn vốn và đẩy mạnh ứng dụng thành tự khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và xây dựng chính sách giảm nghèo nhằm nâng cao thu nhập. Như vậy, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là kênh thông tin tham khảo quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách và các cán bộ quản lý Nhà nước huyện Bình Liêu có thêm căn cứ cho việc xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế gắn với bối cảnh nông thôn mới. Tuy nhiên, luận án vẫn còn một số điểm hạn chế như chưa hoàn toàn sử dụng các phương pháp kinh tế lượng hiện đại nhằm chứng minh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Tác giả hy vọng hạn chế này sẽ tiếp tục được hoàn thiện trong các công trình nghiên cứu tiếp theo. 135 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Hoàng Huy Trọng (2019), “Xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Tài chính - Cơ quan thông tin lý luận và nghiệp vụ của ngành tài chính, kỳ 2 - Tháng 5/2019 (Số 705), trang 184-186, ISSN 2615 - 8973. 2. Hoàng Huy Trọng (2019), “Phát triển kinh tế nông thôn ở các nước và thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính - Cơ quan thông tin lý luận và nghiệp vụ của ngành tài chính, kỳ 1 - tháng 6/2019 (Số 706), trang 166-168, ISSN 2615 - 8973. 136 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Lê Vũ Anh (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá X), về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội. 3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2012), Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI), về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Hà Nội. 4. BCH đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2010), Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 27/5/2010 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020, Quảng Ninh. 5. BCH đảng bộ huyện Bình Liêu (2015), Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 116/2/2015 về lãnh đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2010, định hướng đến năm 2020, Quảng Ninh. 6. Ban thường vụ huyện uỷ Bình Liêu (2010), Nghị quyết số 16-NQ/HU ngày 14/3/2010 về phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, bền vững, an toàn và hiệu quả, Quảng Ninh. 7. Ban Kinh tế Trung ương (2001), Nghiên cứu sự hình thành và phát triển làng nghề mới gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học, báo cáo tóm tắt, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Bách, Chu Tiến Quang chủ biên (1999), Phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Benedict J.tria Kerrkvliet, Jamesscott (2000), Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam”, Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 137 10. Bộ Chính trị (1988), Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, Hà Nội. 11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Một số chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hà Nội. 13. Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường (2011), Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD- BNNPTNT- BTN&MT, ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường, Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, Hà Nội. 14. Chính phủ (2008), Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Của Ban chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội. 15. Đặng Kim Chung, Kim Dung (2008), Giải pháp nào cho phát triển doanh nghiệp nông thôn nước ta, Kỷ yếu khoa học, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 16. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2019), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2019, Quảng Ninh. 17. Lê Thế Cương (2013), “Thực tiễn hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc và kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, nuoc/-/2018/19693/ 18. Tô Xuân Dân, Lê Văn Viện, Đỗ Trọng Hùng (Đồng chủ biên) (2013), Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam: Tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Hoàng Diên, Đăng Trần (2011), Hải Đường quyết tâm xây dựng thành công nông thôn mới, xay-dung-thanh-cong-nong-thon-moi/20114/76609.vgp 138 20. Phan Đại Doãn (Chủ biên) (1996), Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay - một số vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Nguyễn Tiến Dũng (2002), Phát triển kinh tế nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình hình thành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 22. Đảng bộ Huyện Bình Liêu (2020), Văn kiện Đại hội Đảng bộ Huyện Bình Liêu, Quảng Ninh. 23. Nguyễn Thị Bích Đào (2004), Một số vấn đề lý luận và định hướng phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội. 24. Hà Văn Đổng (2018), Phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình, Luận án tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Tô Đức Hạnh, Phạm Văn Linh (2000), Phát triển kinh tế hàng hoá trong nông thôn các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đoàn Thị Hân (2012), Giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội cấp xã thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sỹ, Đại học Lâm nghiệp. 27. Trương Duy Hoàng (2004), Các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 28. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Khoa Kinh tế phát triển (2005), Phát triển thị trường cho làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học, Hà Nội. 29. Hoàng Ngọc Hoà (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Hoàng Văn Hoan (2014), Xây dựng mô hình nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc nước ta hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 139 31. Hội đồng nhân dân Huyện Bình Liêu (2018), Nghị quyết thông qua Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2019, Bình Liêu, Quảng Ninh. 32. Hội đồng nhân dân huyện Bình Liêu (2018), Nghị quyết Thông qua kết quả rà soát, điều chỉnh Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung huyện Bình Liêu giai đoạn 2015- 2020, định hướng đến năm 2030, Bình Liêu, Quảng Ninh. 33. Nguyễn Quế Hương (2013), Một số giải pháp tăng cường thu hút sự tham gia, đóng góp của người dân vào chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đan Phượng - Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Đại học Lâm nghiệp. 34. Dự án MISPA (2006) (Cù Ngọc Hưởng ), Lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa, Nxb Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM 35. Nguyễn Văn Hùng (2016), Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh. 36. Lâm Quang Huyên (2004), Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam, Nxb trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 37. Huyện ủy Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh (2020), Công văn về việc tiếp tục hoàn thiện dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXVIII nhiệm kỳ 2020 - 2025 38. Huyện uỷ Bình Liêu (2018), Báo cáo kiểm điểm đánh giá kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Bình Liêu, Quảng Ninh. 39. Hồ Ngọc Hy (2014), “Mô hình sản xuất lớn trong nông nghiệp - động lực của quá trình tái cơ cấu, xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Cộng sản, (96). 40. Trần Tiến Khai (2015), Xây dựng nông thôn mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM; Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (IDR). 41. Vũ Trọng Khải (2004), Phát triển nông thôn Việt Nam từ làng xã truyền thống đến văn minh thời đại, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 140 42. Nguyễn Thị Bích Lê (2017), Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 43. Ngô Xuân Lịch (2006), “Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh ở địa bàn Quân khu 3”, Tạp chí Cộng sản, (24), tr.24 - 28. 44. Nguyễn Thành Lợi (2012), “Xây dựng nông thôn mới của Nhật Bản và một số gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (03). 45. Phạm Anh, Văn Lợi (2011), “Xây dựng nông thôn mới: Bài học và kinh nghiệm từ Trung Quốc”, /View_Detail.aspx?ItemID=27 46. Ngô Thắng Lợi (Chủ biên) (2006), Kế hoạch hoá phát triển kinh tế, xã hội, Nxb Thống kê, Hà Nội. 47. Tăng Minh Lộc (2008), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến trình công nghệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Cộng sản. 48. Nguyễn Quang Minh (2011), Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 49. Phạm Văn Nam (Chủ biên) (1997), Phát triển nông thôn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 50. Lê Hữu Nghĩa (2008), “Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam - những vấn đề đặt ra và giải pháp”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (11). 51. Nguyễn Văn Ngọc (2012), Từ điển kinh tế học, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 52. Trần Ngọc Ngoạn (2008), Phát triển nông thôn bền vững - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 53. Vũ Thanh Nguyên (2011), “Phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp ở Hải Dương”, Tạp chí Tuyên giáo (số 36), tr.6 - 9. 54. Vũ Văn Phúc (Chủ biên) (2012), Xây dựng nông thôn mới - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 141 55. Hoàng Vũ Quang (2014), Đánh giá tác động của các chính sách xây dựng Nông thôn mới tại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 56. Nguyễn Thị Tố Quyên (2011), “Thách thức mới đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam và một số gợi ý chính sách giai đoạn 2011 - 2020”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (402). 57. Tô Huy Rứa (2009), Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Kinh nghiệm Việt Nam - Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Nguyễn Danh Sơn (Chủ biên) (2010), Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 59. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vật cản hay động lực cho tăng tốc công nghiệp hóa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 61. Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng CNH, HĐH từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI “trong thời đại kinh tế trí thức, Nxb Thống kê, Hà Nội. 61. Nguyễn Quốc Thái (2012), Tín dụng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở Việt nam - một số vấn đề lý thuyết, Viện Kinh tế - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 63. Nguyễn Mậu Thái (2015), Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới các huyện phía Tây thành phố Hà Nội, Luận án tiến sỹ, Học viện Nông nghiệp. 64. Vũ Đình Thắng (Chủ biên) (2006), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 65. Lê Sỹ Thọ (2016), Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính. 66. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội. 142 67. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Hà Nội. 68. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình rà soát qui hoạch xây dựng nông thôn mới, Hà Nội. 69. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Hà Nội. 70. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội. 71. Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và trường Đại học quốc gia Mokpo, Công nghiệp hóa nông thôn Hàn quốc: Bài học cho phát triển nông thôn Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Hà Nội. 72. Đàm Quang Tuấn (2008), Vai trò quy hoạch dân cư nông thôn với tiến trình công nghệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta, Kỷ yếu khoa học, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 73. Ủy ban nhân tỉnh Quảng Ninh (2012), Kế hoạch số 547/KH-UBND, ngày 15/2/2012 của về Kế hoạch thực hiện lộ trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. 74. Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu (2015, 2016, 2017, 2018, 2019), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, phương hướng nhiệm vụ năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020. 75. Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu (2015, 2016, 2017, 2018, 2019), Báo cáo kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 - Phương hướng nhiệm vụ năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020. 76. Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu (2020), Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2005 - 2019. 77. Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu (2011), Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015. 143 78. Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu (2015, 2016, 2017, 2018, 2019), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ về công tác an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 79. Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu (2015, 2016, 2017, 2018, 2019), Báo cáo tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, Bình Liêu, Quảng Ninh. 80. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2020), Đề án phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Quảng Ninh. 81. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2016), Quyết định về việc ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016 - 2020, Quảng Ninh. 82. Hồ Văn Vĩnh - Nguyễn Quốc Thái (2005), Mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 83. Du Ying, China’s Agricultural Restructuring and System Reform under Its Accession to the WTO, (Department of Policy and Law, Ministry of Agriculture, China), ACIAR China Grain Market Policy Project Paper No. 12, November 2000. 84. IEM, DOE- Univ. Copenhagen, IISSA (2009), Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2008 tại 12 tỉnh; Nxb Thống kê, Hà Nội. 85. Dakley, Peter et al (1991), “Projects with People: The Practice of Participation in Rural Development”, Geneva: International Labour Office. 86. Daphne Meredith, et, al (2016), “Rural Economic Development in Canada with an Emphasis on the Western Canadian Landscape - Phát triển Kinh tế nông thôn khu vực phía tây Canada” 87. FAO (2000), Master Plan for Agricultural Research in Vietnam. 144 88. Frans Ellits (1994), “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển”(bản dịch), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1994. 89. Guogang Wang, Mingli Wang *, Jimin Wang and Chun Yang (2015), “Spatio-Temporal Characteristics of Rural Economic Development in Eastern Coastal China - Đặc điểm thời gian của sự phát triển kinh tế nông thôn ở vùng duyên hải phía đông Trung Quốc”. 90. Hanho Kim, Yong-Kee Lee (2004), “Agriculture Policy Reform and Strucural Adjustment in Korea and Japan”, International Agricultural Trade Research Consortium, “Adjusting to Domestic and International Agriculture Policy Reform in Industrial Countries”, Philadelphia, PA, June 6-7, 2004. 91. Harrigan J., Loader R and Thirtle C. (1992) Agricultural Price Policy: Government and the market, FAO. 92. Junior Davis, Rural non-farm livelihoods in transition economies: Emerging issues and policies, Economist NRI, UK. Journal of Agricultural and Development Economics, Agricultural and Development Economics Division (ESA) FAO Vol. 3, No. 2, 2006, pp. 180-224. 93. OECD (2006), The New Rural Paradigm ; policies and governance 94. Korea, Experiences por Rural development in VietNam; Internationl conference, Rural industrialization in Korea.. 95. Thomas Dufhues, Halle (2007), “Accessing rural finance: The rural financial market in Northern VietNam” 96. World Bank (2002), Do Rural Infrastructure Investment Benefit the Poor? Evaluating Linkages: A Global View, A Focus on Vietnam. 97. Wiggens, S & Proctors, S. (2001), How Special Are Rural Areas? The Economic Implications of Location for Rural Development, Development Policy Review, 19 (4): 737-448, Theme Issue: Rethinking Rural Development, Blackwell Publishers. 98. Yunus, M. (2005), Expanding microcredit to reach the millenium development.. 145 PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA 1 Kính chào quý Ông/Bà. Tôi là Hoàng Huy Trọng – Nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp - Đại học Kinh tế & QTKD – Đại học Thái Nguyên. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài tiến sĩ: “Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”. Nhằm phục vụ cho việc tìm kiếm thông tin thực hiện đề tài, tôi xây dựng phiếu điều tra về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Để cung cấp thông tin, xin Ông/Bà làm theo hướng dẫn của phỏng vấn viên và trả lời các câu hỏi. Mọi thông tin của ông/bà sẽ được giữ kín và khuyết danh. Tôi cam kết chỉ sử dụng những thông tin này cho mục đích nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý ông/bà! A. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên người được phòng vấn: ................................................................................... 2. Địa chỉ hiện tại: ..................................................................................................... 3. Điện thoại: ............................................................................................................. 4. Độ tuổi:  1 . Từ 20 - 35 tuổi  3. Từ 46 - 55 tuổi  2. Từ 36 - 45 tuổi  4. Trên 55 tuổi 8. Trình độ học vấn  1 . Đại học và trên đại học  2. Trung cấp - cao đẳng  3. THPT trở xuống 146 B. NỘI DUNG CHÍNH I. THÔNG TIN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị về những nhận định sau theo thang điểm từ 1 đến 5 theo quy ước: 1: Hoàn toàn không đồng ý → 5: Hoàn toàn đồng ý TT Chỉ tiêu Mã hóa 1 2 3 4 5 I Công tác tổ chức và thực hiện TC Chính quyền địa phương là đầu mối 1 liên kết các bên tham gia vào phát TC1 triển kinh tế nông thôn Người dân và các chủ thể khác ở địa 2 phương nắm được tầm quan trọng TC2 của phát triển kinh tế nông thôn Các hoạt động nhằm phát triển kinh 3 tế nông thôn luôn được triền khai TC3 kịp thời, đầy đủ Cán bộ địa phương đồng hành cùng 4 người dân trong việc triển khai các TC4 hoạt động phát triển kinh tế nông thôn II Các chính sách và thể chế CS Người dân được tuyên truyền, phổ biển và hiểu rõ chủ trương của Nhà 1 CS1 nước về chương trình phát triển kinh tế nông thôn Người dân được phổ biến rõ ràng về 2 nội dung, quy mô các hoạt động của CS2 đề án phát triển kinh tế nông thôn Người dân được phổ biến rõ ràng về 3 quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của CS3 mình đối phát triển kinh tế nông thôn 147 TT Chỉ tiêu Mã hóa 1 2 3 4 5 Các đoàn thể địa phương tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động 4 CS4 người dân vào phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới Cơ sở vật chất phục vụ phát triển III VC kinh tế nông thôn Các cuộc họp để xây dựng cơ sở hạ 1 tầng phục vụ cho phát triển kinh tế VC1 nông thôn được tổ chức công khai Các nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế nông 2 VC2 thôn được tham gia biểu quyết, đóng góp ý kiến Nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế nông thôn 3 VC3 được kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Việc thực hiên các nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát 4 VC4 triển kinh tế nông thôn được thông tin đầy đủ về kết quả và chất lượng Cơ sở vật chất cho phát triển kinh tế 5 nông thôn đáp ứng yêu cầu của quá VC5 trình xây dựng nông thôn mới Nguồn nhân lực phục vụ phát IV NL triển kinh tế nông thôn Lãnh đạo địa phương quan tâm, có trách nhiệm cao trong việc chỉ đạo 1 NL1 thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn 148 TT Chỉ tiêu Mã hóa 1 2 3 4 5 Chính quyền địa phương chỉ đạo rõ ràng, kịp thời, đầy đủ trong quá 2 NL2 trình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn Cán bộ và ở các đoàn thể ở địa phương gương mẫu trong đóng góp 3 tài chính, công sức, hiến đất....cho NL3 chương trình mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn Người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo 4 của cán bộ địa phương trong quá trình NL4 thực hiện phát triển kinh tế nông thôn V Sự tham gia của người dân TG Người dân biết rõ nhu cầu vốn cần huy động từ cộng đồng cho việc xây 1 TG1 dựng cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế nông thôn Người dân được tham gia biểu quyết, đóng góp ý kiến về các nội dung khi 2 TG2 xây dựng cơ sở vật chất của đề án phát triển kinh tế nông thôn Người dân được tham gia kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các 3 TG3 công trình xây dựng cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế nông thôn Người dân được thông tin đầy đủ về kết quả và chất lượng thực hiên các 4 TG4 công trình xây dựng cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế nông thôn XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN! 149 PHỤ LỤC 2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT TIÊU CHÍ NTM CỦA TỪNG XÃ (31/12/2019) Số tiêu chí xã đạt Kết quả thực hiện đến Hiện Kết quả thực hiện đến 31/12/2019 (theo bộ trạng 31/12/2019 (theo bộ Tiêu chí mới tỉnh QN Tiêu chí Tiêu chí cũ) STT Tên xã giai đoạn 2016-2020) tại thời Số tiêu chí tăng Số tiêu chí tăng điểm Số tiêu (+)/giảm (-) so Số tiêu (+)/giảm (-) so tháng chí đạt với tháng chí đạt với tháng 12/2018 12/2015 12/2015 1 Xã Đồng Văn 9 9 0 6 -3 2 Xã Hoành Mô 15 15 0 9 -6 3 Xã Đồng Tâm 8 9 1 6 -2 4 Xã Lục Hồn 10 10 0 8 -2 5 Xã Vô Ngại 9 9 0 7 -2 6 Xã Húc Động 8 10 2 8 0 Bình quân 9,83 10,14 0,43 7,14 -2,57 toàn huyện 150 PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN VỐN CHƯƠNG TRÌNH NTM NĂM 2019 Số đã giải ngân đến Số được phân bổ 2019 31/01/2020 STT Nội dung nguồn vốn Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ (Tr.đ) % (Tr.đ) % TỔNG SỐ 40.177,84 39.898,10 99,30% I NGÂN SÁCH TW 0 1 Trái phiếu Chính phủ 2 Đầu tư phát triển 3 Sự nghiệp kinh tế II NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 26.561 26.282 98,95% 1 Tỉnh 24.099 100% 24.084 99,94% 2 Huyện 2.462,442 2.198,081 89,26% 3 Xã III VỐN LỒNG GHÉP IV VỐN TÍN DỤNG 4.250,00 4.250,00 100% V VỐN DOANH NGHIỆP VI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 9.087,00 9.087,00 100% 1 Tiền mặt Ngày công lao động 7.200 2 Quy đổi thành tiền 1.440 Hiến đất (m2) 7200 3 Quy đổi thành tiền 360 4 Vật tư (quy đổi thành tiền) 7287 VII NGUỒN KHÁC 279,4 279,4 100% Huy động khác (ngày công các 1 đoàn thể, quân đội chung sức) Ngày công lao động 1.397 Quy đổi thành tiền 279,4 151 PHỤ LỤC 4 Hiện trạng cơ sở vật chất trường học huyện Bình Liêu Hiện trạng Mức đạt STT Hạng mục Đơn vị Tổng Xuống Đang Còn tốt (%) cấp xây I Mầm non 8 (4.350) 1 Phòng học Phòng 133 110 13 10 82,71 2 Phòng chức năng Phòng 17 9 1 7 52,94 3 Sân chơi, bãi tập m2 4.200 3.800 400 90,48 II Tiểu học 8(23.336) 1 Phòng học Phòng 112 112 100 2 Phòng chức năng Phòng 24 24 100 3 Sân chơi, bãi tập m2 23.200 23.200 100 III Trung học cơ sở 8 (216) 1 Phòng học Phòng 96 96 100 2 Phòng chức năng Phòng 15 15 100 3 Sân chơi, bãi tập m2 105 105 100 Trung học phổ IV 2 (199) thông 1 Phòng học Phòng 72 72 100 2 Phòng chức năng Phòng 12 12 100 3 Sân chơi, bãi tập m2 115 115 100 (Nguồn: Thống kê UBND huyện Bình Liêu) 152 PHỤ LỤC 5 KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA NÔNG THÔN MỚI NĂM 2019 Tiêu chí xã TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí khu vực Xã Đồng Văn Xã Hoành Mô Xã Đồng Tâm Xã Lục Hồn Xã Vô Ngại Xã Húc Động Toàn huyện II,III Tổng tiêu chí 18 20 16 17 18 20 18.17 Tổng chỉ tiêu 47 53 43 48 50 53 49.00 I. QUY HOẠCH 1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 6/6 công bố công khai đúng thời hạn 1 Quy hoạch 1.2. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 6/6 tổ chức thực hiện theo quy hoạch III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT Thu nhập bình quân đầu người khu vực Đạt Đạt Chưa đạt Chưa đạt Đạt Đạt 10 Thu nhập nông thôn đến năm ≥36% 4/6 (39,199 triệu) (42 triệu) (28 triệu) (35 triệu) (36 triệu) (36,1 triệu) 2020 (triệu đồng/người) Đạt Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 11 Hộ nghèo ≤12% 34/606= 6/6 giai đoạn 2016-2020 (35/710=4,93%) (37/1161=3,19%) (73/899=8,12%) (91/1140Hộ=7,98%) (70/1059=6,61%) 5,61%) Tỷ lệ người có việc làm Lao động có trên dân số trong độ Đạt Đạt Đạt Đạt (3009/3295 Đạt Đạt 12 >90% 6/6 việc làm tuổi lao động có khả (1881/1778=94,52%) (2776/3050=91%) (2244/2470=90,9%) =91,32%) (2801/2905=96,41%) (1605/1781=90,1%) năng tham gia lao động 13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng Đạt Đạt (04 HTX) Đạt (05HTX) Đạt (01HTX) Đạt (05HTX) Đạt (05 HTX) Đạt (5 HTX ) 6/6 quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 Tổ chức sản 13 13.2. Xã có mô hình xuất liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 6/6 chủ lực đảm bảo bền vững

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_kinh_te_trong_xay_dung_nong_thon_moi_o_hu.pdf
  • docx2. Trang thông tin Luận án (Tiếng Việt - Tiếng Anh).docx
  • pdf5. Tóm tắt Luận án (Tiếng Việt).pdf
  • pdf6. Tóm tắt Luận án (Tiếng Anh).pdf
Luận văn liên quan