Luận án Phát triển kinh tế - Xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía Bắc

Thực hiện tốt quy hoạch, bố trí dân cư là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trên địa bàn cả nước nói chung, một số tỉnh biên giới phía Bắc nói riêng trong quá trình phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN. Thực trạng hiện nay cho thấy, trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống phân tán, rải rác, thiếu quy hoạch; thậm chí nhiều vùng biên giới chưa có dân cư sinh sống. Chính vì vậy, để phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN nơi đây, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu là phải thực hiện tốt quy hoạch, bố trí dân cư đảm bảo các yêu cầu sau: - Phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH ở một số tỉnh biên giới phía Bắc. Hiện nay, một số tỉnh biên giới phía Bắc đều đã có quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH đến năm 2015. Riêng đối với các tỉnh biên giới trên địa bàn cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các Khu KT cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020”, với mục tiêu tổng quát của đề án là xây dựng các khu KT cửa khẩu trên các khu vực biên giới trở thành các vùng KT động lực của từng tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia. Trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch riêng cho phát triển khu KT cửa khẩu Móng Cái

doc185 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển kinh tế - Xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Nam. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác phát triển trong quy hoạch phát triển quốc tế “hai hành lang, một vành đai”. Phát triển các khu KT cửa khẩu gắn với việc hình thành hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn biên giới, gắn với bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung. Phát triển KT ở các khu KT cửa khẩu phải gắn liền với đảm bảo QP, AN, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, AN biên giới trên cơ sở giải quyết các vấn đề XH bức xúc, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của đồng bào các dân tộc một số tỉnh biên giới phái Bắc. Ba là, thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN Để quá trình phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc được thuận lợi, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó đặc biệt coi trọng hệ thống đường giao thông, điện, thuỷ lợi, thông tin truyền thông, hạ tầng đô thị và hạ tầng khu KT cửa khẩu thuận lợi, vừa tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KT - XH, vừa đảm bảo QP, AN, BVTQ. Thế nhưng, trên thực tế, kết cấu hạ tầng các khu KT cửa khẩu của chúng ta còn hạn chế. Trong khi đó, nếu nhìn thực tế từ phía Trung Quốc ta thấy, trong thời gian qua họ đã tập trung xây dựng, phát triển mạnh hệ thống kết cấu hạ tầng ở vùng biên giới như: phát triển hệ thống giao thông vận tải, kho tàng, bến bãi, thông tin liên lạc, điện nước, kể cả các loại dịch vụ, du lịch, các ngân hàng tài chính, tín dụng Đó chính là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho KT - XH các tỉnh này kém phát triển. Do đó, để thúc đẩy KT - XH trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc phát triển gắn với đảm bảo QP, AN, BVTQ, đòi hỏi chúng ta phải tích cực, chủ động trong thực hiện quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong thời kỳ mới, chúng ta đang phấn đấu đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, phấn đấu từ nay đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Theo đó, các tuyến đường giao thông chính từ thủ đô Hà Nội lên các tỉnh biên giới phía Bắc cần phải được ưu tiên phát triển mạnh nhằm thúc đẩy phát triển KT - XH như: đường 18 (Bắc Ninh - Quảng Ninh), quốc lộ 1B (Hà Nội - Lạng Sơn), đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh đoạn Cao Bằng - Bắc Cạn và đường sắt từ Hà Nội đi các tỉnh biên giới phía Bắc Các tuyến đường giao thông trên địa bàn các tỉnh, từ tỉnh tới huyện phải được nâng cấp, xây dựng mới bảo đảm thông suốt cả 4 mùa, có đường ô tô đến trung tâm xã, cụm xã; đặc biệt ưu tiên cho các trục đường ra biên giới, đường dọc biên giới, đường tuần tra biên giới; nâng cấp hệ thống giao thông tới các trung tâm thương mại cửa khẩu. Để thực hiện được vấn đề đó, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương phải có sự phối hợp chặt chẽ, có sự phân công, phân cấp, có những biện pháp khả thi trong thực hiện quản lý, xây dựng hệ thống đường giao thông. Đồng thời, phát huy tốt phòng trào xây dựng giao thông nông thôn, giao thông miền núi, biên giới, hải đảo, qua đó huy động toàn dân tham gia, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước, trong đó ưu tiên cho những huyện, xã biên giới. Cùng với hệ thống đường giao thông, các tỉnh phải có kế hoạch đảm bảo năng lượng, đẩy nhanh hoàn thành việc kéo điện lưới quốc gia đến các địa bàn còn lại. Mục tiêu này thực hiện dựa trên cơ sở tập trung đầu tư kéo điện lưới về các địa phương kết hợp với sự hỗ trợ một phần kinh phí tại các chương trình, dự án cho đồng bào dân tộc thiểu số ở những nơi xa xôi, hẻo lãnh, các địa bàn biên giới. Chú trọng phát triển mạnh thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ và các nguồn năng lượng khác để giúp đồng bào các dân tộc ở các tỉnh biên giới có đủ điện dùng cho đời sống sinh hoạt và sản xuất. Đối với vấn đề thuỷ lợi, cần phải tiếp tục xây dựng mới, thực hiện quản lý khai thác tốt các công trình đã xây dựng đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho các vùng cây công nghiệp, các vùng sản xuất cây lương thực, kết hợp giải quyết tốt nước cho sản xuất với nước sạch đảm bảo cho sinh hoạt của nhân dân, ưu tiên nước sạch phục vụ đời sống cho đồng bào các dân tộc và các trạm, đồn biên phòng, cũng như các đơn vị LLVT đóng quân trên địa bàn. Trong thời gian tới, để thực hiện tốt quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ tốt nhất cho phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN, đòi hỏi các tỉnh biên giới phía Bắc phải nghiên cứu nắm vững tiềm năng, lợi thế triển khai xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông vận tải bao gồm: giao thông vận tải đường bộ liên tỉnh, liên huyện, liên xã, đường tuần tra biên giới; hệ thống đường sắt, đường không; cùng với các công trình kho tàng, bến bãi, nhà ga; các công trình văn hoá - XH; các cơ sở y tế trên từng tỉnh. Trên cơ sở đó, xem xét, tính toán, cân đối giữa các nhu cầu phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN; nhất là việc cân đối giữa các nhu cầu vận tải chi viện cho tuyền tuyến với năng lực vận tải QS, khả năng vận tải của các thành phần KT để xây dựng kế hoạch sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện đảm bảo QP, AN trong mọi tình huống, nhất là đảm bảo tốt cho chiến tranh nếu xảy ra. Các tuyến đường vận tải chiến lược, nhất là các trục đường huyết mạch ra biên giới, đường tuần tra biên giới phải được xây dựng đồng bộ, bảo đảm chất lượng tốt, tốc độ cơ động cao, năng lực vận chuyển, chịu được trọng tải lớn đủ sức chi viện kịp thời, liên tục cho các hướng chiến lược, kể cả trong trường hợp các chiến trường bị chia cắt, góp phần giành thắng lợi trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Trong quá trình phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc, các trung tâm cụm xã có vị trí, vai trò rất quan trọng, là trung tâm KT, văn hoá, XH tiểu vùng, tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng biên giới tham gia vào đời sống KT - XH, tăng cường năng lực để thoát nghèo; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần xây dựng nông thôn mới Đó chính là cơ sở tiền đề vật chất để sắp xếp ổn định dân cư, phát huy tối đa tiềm lực KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN. Do đó, việc thực hiện quy hoạch xây dựng các trung tâm cụm xã trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa chiến lược góp phần đắc lực cho phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN, BVTQ trong thời kỳ mới. Trong quá trình thực hiện xây dựng các trung tâm cụm xã, cần phải chú ý lựa chọn địa điểm vừa thuận lợi cho việc giao lưu KT - văn hoá trong khu vực, vừa liên kết được hệ thống các trục đường giao thông, hệ thống điện lưới của tỉnh, huyện một cách liên hoàn. Quy hoạch xây dựng phải phân định được từng khu chức năng, gắn trung tâm với quy hoạch vành đai, vườn đồi, vùng cây trồng, vật nuôi; tận dụng, huy động được tối đa các nguồn lực để xây dựng các công trình trong trung tâm cụm xã. Trong xây dựng trung tâm cụm xã ở các tỉnh, huyện biên giới cần phải gắn với cụm KT cửa khẩu, đồng thời đáp ứng với yêu cầu quy hoạch xây dựng KVPT vùng biên giới. Quy hoạch xây dựng các trung tâm cụm xã nhất thiết phải là trung tâm KT, văn hoá, XH gắn với QP, AN của địa phương. Quá trình xây dựng, phát triển các trung tâm cụm xã không chỉ vì mục đích KT đơn thuần mà phải xét đến yêu cầu đảm bảo QP, AN. Tóm lại, việc quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng ở một số tỉnh biên giới phía Bắc vừa tạo ra cơ sở vật chất quyết định sự phát triển KT - XH, vừa tạo ra cơ sở vật chất bảo đảm QP, AN. Bởi vì, kết cấu hạ tầng là yếu tố quan trọng cấu thành cơ sở vật chất kỹ thuật của nền QPTD. Vì vậy, khi xây dựng kết cấu hạ tầng, phải tính đến việc đảm bảo QP, AN, nhất là mạng lưới đường giao thông phải đáp ứng kịp thời cho việc cơ động LLVT, các phương tiện chiến đấu, hệ thống thông tin liên lạc phải đảm bảo thông suốt đáp ứng tốt yêu cầu chỉ huy chiến đấu Đồng thời, kết cấu hạ tầng phát triển không chỉ phát huy khả năng đảm bảo tại chỗ cho QP, AN, mà còn là điều kiện tiên quyết đảm bảo huy động sức mạnh tổng hợp của các vùng, miền trên cả nước chi viện đảm bảo QP, AN cho các tỉnh biên giới phía Bắc khi cần thiết. Bốn là, thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư Thực hiện tốt quy hoạch, bố trí dân cư là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trên địa bàn cả nước nói chung, một số tỉnh biên giới phía Bắc nói riêng trong quá trình phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN. Thực trạng hiện nay cho thấy, trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống phân tán, rải rác, thiếu quy hoạch; thậm chí nhiều vùng biên giới chưa có dân cư sinh sống. Chính vì vậy, để phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN nơi đây, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu là phải thực hiện tốt quy hoạch, bố trí dân cư đảm bảo các yêu cầu sau: - Phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH ở một số tỉnh biên giới phía Bắc. Hiện nay, một số tỉnh biên giới phía Bắc đều đã có quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH đến năm 2015. Riêng đối với các tỉnh biên giới trên địa bàn cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các Khu KT cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020”, với mục tiêu tổng quát của đề án là xây dựng các khu KT cửa khẩu trên các khu vực biên giới trở thành các vùng KT động lực của từng tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia. Trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch riêng cho phát triển khu KT cửa khẩu Móng Cái. Chính vì vậy, việc quy hoạch bố trí dân cư phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của từng tỉnh mới phù hợp với đặc điểm tự nhiên, điều kiện KT, XH từng vùng, phong tục tập quán của từng dân tộc. Việc quy hoạch bố trí dân cư phải thực hiện theo phương châm không gây biến động lớn trong đời sống của đồng bào các dân tộc; điều chỉnh bố trí dần từng bước để đạt mục đích, yêu cầu đề ra từ thấp đến cao, từ bộ phận đến tổng thể; quy hoạch bố trí dân cư phải theo đúng đề án đã được phê duyệt để đồng bào các dân tộc tự nguyện, chủ động trong xây dựng ổn định cuộc sống mới. - Phải căn cứ vào quy hoạch phát triển hệ thống giao thông. Kết cấu hạ tầng nói chung, đường giao thông nói riêng là khâu đột phá mở đường cho sự phát triển. Hiện nay, Nhà nước rất chú trọng đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông nói chung, hệ thống đường giao thông các tỉnh biên giới nói riêng. Đây chính là cơ sở hình thành các cụm dân cư, các thị trấn, thị tứ, các trung tâm cụm xã, các vùng KT hàng hoá Vì vậy, ở nơi nào đã hình thành cụm dân cư, đã có đường giao thông, trường, trạm thì tiếp tục hỗ trợ để đồng bào các dân tộc ổn định cuộc sống lâu dài. Ở những nơi đồng bào còn sống rải rác, phân tán thì Đảng, chính quyền các địa phương nơi đó phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động để đồng bào tự nguyện di chuyển đến những địa bàn quy hoạch. - Phải gắn với quy hoạch các vùng nguyên liệu, các cơ sở chế biến để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Để thực hiện được vấn đề này, việc quy hoạch bố trí dân cư phải gắn liền với việc thực hiện tốt định canh, định cư theo các dự án. Trên thực tế đã chứng minh, công tác định canh, định cư không những khai thác được tiềm năng đất đai, phân bổ lại dân cư, góp phần tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, mà còn tạo nên môi trường XH ổn định, chống phá rừng tràn lan, đảm bảo QP, AN tốt. Chính vì vậy, bố trí dân cư phải gắn với phát triển các trung tâm cụm xã, thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp, vùng nguyên liệu, các nông, lâm trường, các mô hình vườn đồi, trang trại hình thành các vùng sản xuất hàng hoá ven các trục đường quốc lộ thuận tiện cho việc giao thương hàng hoá. Thực hiện định canh rồi mới định cư. Thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng, giải quyết tốt vấn đề tranh chấp đất đai, bảo đảm những điều kiện thuận lợi nhất cho đồng bào các dân tộc ổn định cuộc sống sản xuất, xây dựng quê hương, làng bản. - Bố trí dân cư phải đặc biệt chú trọng gắn với nhiệm vụ đảm bảo QP, AN. Một số tỉnh biên giới phái Bắc có 159 xã biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, có tổng diện tích tự nhiên hơn 908.000 ha. Hiện nay, nhiều nơi chưa có dân sinh sống. Đây chính là vấn đề gây khó khăn cản trở rất lớn đến việc xây dựng thế bố trí chiến lược QP, AN trên tuyến biên giới. Việc quy hoạch bố trí dân cư không chỉ lấy hiệu quả KT thuần tuý mà phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề XH, đảm bảo QP, AN. Do đó, việc quy hoạch bố trí dân cư nơi đây phải được ưu tiên hàng đầu; phải tổ chức hoạch định, điều chỉnh bố trí dân cư trên toàn tuyến biên giới. Trước hết, phải thực hiện tốt khâu khảo sát một cách toàn diện. Trên cơ sở đó, bố trí dân cư phải gắn với việc đảm bảo phát triển kết cấu hạ tầng để vừa đảm bảo hộ gia đình nào cũng có đất canh tác, vừa bảo đảm việc học hành, khám chữa bệnh, điện nước phục vụ tốt cuộc sống sinh hoạt và sản xuất. Nhà nước và chính quyền địa phương các tỉnh biên giới phía Bắc có chính sách ưu tiên hỗ trợ đồng bào các dân tộc nơi đây về giống, vốn, kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, đảm bảo công tác bao tiêu sản phẩm của đồng bào làm ra. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng KVPT, củng cố lực lượng, thế trận QPTD gắn với lực lượng và thế trận ANND. Trong quá trình thực hiện quy hoạch bố trí dân cư, không nên dàn trải, cần tập trung vào những tuyến, những hướng, những khu vực trọng điểm, phù hợp với điều kiện địa hình, đặc điểm tự nhiên, đất đai, thuỷ lợi thuận lợi, trình độ quản lý điều hành của cán bộ cơ sở, khả năng chi viện, đầu tư của các địa phương và nhà nước. Phải kết hợp chặt chẽ việc giao đất, giao rừng với việc giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ đường biên, mốc giới; xây dựng và nhân rộng mô hình đồng bào các dân tộc tự quản biên giới. Đảng, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đặc biệt đối với tuyến biên giới, vận động nhân dân cả nước có nhiều phong trào hành động thiết thực hướng về biên giới Trên cơ sở đó, tạo ra động lực để đồng bào các dân tộc thật sự gắn bó với bản làng, biên giới. Có như vậy, việc quy hoạch bố trí dân cư mới thật sự góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc. 4.2.3. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế trên địa bàn gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới Để tiếp tục thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc, đáp ứng tốt với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là phải quán triệt và thực hiện tốt định hướng phát triển KT - XH, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền KT trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc gắn với đảm bảo QP, AN. Trong quá trình thực hiện phải căn cứ vào thế mạnh của từng tỉnh để thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền KT như: Quảng Ninh là tỉnh có lợi thế về tài nguyên khoáng sản, nhất là than đá, KT biển, du lịch; Lạng Sơn, Cao Bằng có lợi thế về khoáng sản, trồng cây công nghiệp ngắn ngày Thực hiện phát triển mạnh mẽ LLSX, xây dựng QHSX tiến bộ phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế KT thị trường định hướng XHCN. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Tăng trưởng giảm bớt phụ thuộc vào tài nguyên hữu hạn như: đất, than, các loại khoáng sản, nhân công giá rẻ, các loại hình dịch vụ thô sơ chuyển sang mô hình tăng trưởng bền vững; phấn đấu là những tỉnh phát triển KT ổn định, bền vững, dựa vào trị thức. KH - CN, tăng tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư Thực hiện cơ cấu lại nền KT, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp, điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền KT với bảo vệ môi trường, phát triển KT ổn định, bền vững. Cơ cấu lại nền KT, trong tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ theo hướng phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp; tập trung phát triển mạnh ngành công nghiệp, nhất là đối với tỉnh Quảng Ninh có thế mạnh cho việc phát triển mạnh ngành du lịch; đưa công nghiệp vào phát triển bền vững, giảm xuất khẩu thô, nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp; đưa công nghiệp vào phát triển bền vững. Tập trung phát triển bền vững, đưa yếu tố con người, tự nhiên và XH vào phát triển bền vững trong điều kiện thực tiễn ở một số tỉnh biên giới phía Bắc. Khuyến khích các ngành KT sử dụng hiệu quả tài nguyên, khai thác tài nguyên với sản lượng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, sử dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm môi trường. Ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, nhất là nhân dân đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã biên giới ở một số tỉnh biên giới phía Bắc, thực hiện cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc tạo thêm công ăn việc làm từ các ngành công nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh đưa công nghiệp, dịch vụ về nông thôn và xây dựng lối sống thân thiện với môi trường. 4.2.4. Củng cố, nâng cao sức mạnh đảm bảo quốc phòng, an ninh tạo môi trường hoà bình, ổn định nhằm phát triển kinh tế - xã hội Phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN là hai nhiệm vụ chiến lược tuy có tính đặc thù, quy luật vận động riêng, song giữa chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Phát triển KT - XH tạo tiền đề vật chất, tinh thần để đảm bảo QP, AN của đất nước nói chung, một số tỉnh biên giới phía Bắc nói riêng. Ngược lại, đảm bảo QP, AN, bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, tạo môi trường hoà bình cho phát triển KT - XH. Chỉ trên cơ sở một nền hoà bình, AN được giữ vững mới tập trung được mọi nguồn lực của đất nước và từng địa phương, mới mở rộng được hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu tư, KH - CN, kinh nghiệm quản lý tiên tiến để phát triển KT - XH, đảm bảo QP, AN, từng bước thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hiện nay và trong những năm tới, phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở nước ta nói chung, ở một số tỉnh biên giới phía Bắc nói riêng trong tình hình bối cảnh vừa có thuận lợi, vừa có khó khăn; khó khăn lớn nhất là CNĐQ và các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “DBHB”, gây BLLĐ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Để góp phần đấu tranh làm thất bại chiến lược “DBHB”, BLLĐ và các tình huống khác có thể xảy ra, giữ vững hoà bình, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT - XH của đất nước nói chung, nhất là ở địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc, cần phải đảm bảo QP, AN, bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Muốn vậy, cần thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia, kiến thức QP, AN. Trước hết, tiếp tục giáo dục nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đảm bảo QP, AN cho toàn dân, cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tổ chức đoàn thể, đồng bào các dân tộc một số tỉnh biên giới phía Bắc. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN đang đặt ra nhiều vấn đề mới trong công tác quản lý, do đó tiếp tục giáo dục nâng cao trình độ nhận thức cho các đối tượng trên địa bàn có ý nghĩa to lớn. Nhất là để đảm bảo QP, AN, bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, tạo môi trường hoà bình cho phát triển KT - XH ở một số tỉnh biên giới phía Bắc, hơn bao giờ hết phải không ngừng tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục QP, AN cho các đối tượng với nhiều nội dung, hình thức phong phú, phù hợp, làm cho đồng bào các dân tộc, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên nhận rõ được âm mưu, thủ đoạn chiến lược “DBHB”, BLLĐ của các thế lực thù địch; nhận thức sâu sắc tư duy mới về BVTQ XHCN thể hiện trước hết ở quan niệm về mục tiêu, nhiệm vụ BVTQ Việt Nam XHCN, trong khi tiếp tục khẳng định mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa hai mặt tự nhiên - lịch sử và chính trị - XH trong BVTQ, chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến việc “giữ vững hoà bình, ổn định chính trị, bảo đảm AN quốc gia và trật tự, an toàn XH; chủ động ngăn ngừa, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta” [35, tr.81-82]. “Giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu” [35, tr.233]. Trên cơ sở đó, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đồng bào các dân tộc ở một số tỉnh biên giới phía Bắc nhận rõ phương hướng đảm bảo QP, AN cả tiềm lực, thế trận, xây dựng LLVT trong tình hình mới, nắm được nội dung xây dựng nền QPTD, tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố thành KVPT vững chắc; xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong thực hiện chiến lược BVTQ Đồng thời, làm rõ cơ chế lãnh đạo, điều hành tổ chức thực hiện, phương thức, nội dung quản lý QP, AN ở từng địa phương gắn với chức trách, quyền hạn của mỗi cấp, mỗi ngành theo pháp luật. Từ đó, làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức quan điểm, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và toàn thể đồng bào các dân tộc với nhiệm vụ đảm bảo QP, AN trên địa phương mình Có như vậy, mới thật sự đảm bảo QP, AN tạo môi trường hoà bình, ổn định nhằn phát triển KT - XH ở một số tỉnh biên giới phía Bắc trong thời kỳ mới. 4.2.5. Nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế theo phương châm phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trên địa bàn Phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN là chủ trương chiến lược của Đảng, là công việc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Lực lượng QĐND và CAND do tính đặc thù của mỗi lực lượng là khác nhau, dẫn đến hoạt động sản xuất, làm KT của QĐND và CAND không giống nhau. Tuy nhiên, xét tính chất hoạt động, về cơ bản cũng có những loại hình sản xuất, làm KT tương đối thống nhất. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, làm KT theo phương châm phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN của các đơn vị QĐND và CAND đóng quân trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc trong thời gian tới cần phải thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau: Trước hết, tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất, dịch vụ của các đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và công tác. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất, dịch vụ của các đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và công tác. Các đơn vị QĐND, CAND đóng quân trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc cần quán triệt, thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nghị quyết, quyết định, chỉ thị của bộ, ngành mình. Riêng với lực lượng QĐND, để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, làm KT gắn kết với đảm bảo QP trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc, cần phải quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết số 520-NQ/QUTW, ngày 25 tháng 9 năm 2012 về "Lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất, xây dựng KT kết hợp với QP của Quân đội đến năm 2020”. Trên cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trung tâm, các đơn vị cần tận dụng tốt thời gian, công sức, điều kiện để tăng gia sản xuất, làm dịch vụ, nhằm cải thiện đời sống cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đơn vị theo đúng quy định. Tích cực phát triển chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp với quy mô thích hợp, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; tận dụng đất đai trồng các loại rau, củ, quả theo hướng thâm canh, chuyên canh, phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng. Các đơn vị có điều kiện tự thân hoặc được địa phương giúp đỡ về đất đai, cần phát triển cây công nghiệp có giá trị KT cao và ổn định. Mặc dù đây là loại hình sản xuất, làm dịch vụ trên cơ sở tận dụng thời gian, công sức, điều kiện của đơn vị, song cần phải hết sức tránh hiện tượng "nước sông công lính", mà vẫn phải dựa trên những tính toán, hạch toán để đạt hiệu quả cao, đóng góp ngày càng nhiều vào quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc. Đối với các nhà trường quân đội thuộc các Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3, các nhà trường của BCA, các trường QS thuộc bộ chỉ huy QS một số tỉnh biên giới phía Bắc cần phải căn cứ vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của mình để xác định nhiệm vụ lao động sản xuất, làm dịch vụ một cách phù hợp. Cần tận dụng tốt thời gian, kinh nghiệm, những thế mạnh khác của cán bộ, chiến sĩ, tận dụng đất đai, đầu tư mua sắm tư liệu để đẩy mạnh hoạt động tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, đóng góp vào xây dựng đơn vị. Đồng thời, căn cứ vào các quy định của Quân đội, Công an, tín hiệu của thị trường, đặc điểm, thế mạnh của mình để tham gia vào một số lĩnh vực dịch vụ đào tạo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, vừa làm tăng thu nhập để cải thiện đời sống, góp phần xây dựng đơn vị, vừa tái tạo tốt hơn về khả năng chuyên môn nghiệp vụ, trang bị của nhà trường. Đối với các bệnh viện, nhà khách, nhà nghỉ, đoàn an dưỡng, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu QP, AN, cần tận dụng năng lực còn lại để làm dịch vụ theo đúng quy định của BQP và BCA. Các bệnh viện cần phát triển theo hướng quân dân y kết hợp, vừa đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an, vừa tham gia vào chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo nhu cầu, đúng quy định của Bộ. Các nhà khách, nhà nghỉ, đoàn an dưỡng cũng trên cơ sở hoàn thành chức năng, nhiệm vụ trung tâm, cần tận dụng năng lực còn lại để làm dịch vụ theo đúng quy định của BQP và BCA. Tuy nhiên, làm dịch vụ ở các bệnh viện, nhà khách, nhà nghỉ, đoàn an dưỡng của QĐND và CAND trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc phải đặc biệt chú ý chấp hành đúng mọi quy định, không làm biến chất, hoặc chệch hướng chức năng, nhiệm vụ của mình; không để xảy ra tình trạng sao nhãng hoặc hạ thấp trong đảm bảo các dịch vụ này đối với cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời, các đơn vị làm dịch vụ phải chấp hành nghiêm túc các quy định về tài chính, sử dụng vật tư, trang bị QP, AN; cần tránh tình trạng "lấy QP nuôi KT". Hai là, nâng cao hiệu quả làm KT của các doanh nghiệp do Bộ Tư lệnh các quân khu đóng quân trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc, các doanh nghiệp do bộ chỉ huy QS và Sở Công an ở một số tỉnh biên giới phía Bắc quản lý Các doanh nghiệp này đều là loại hình doanh nghiệp KTQP, vừa phục vụ mục tiêu phát triển KT, vừa phục vụ mục tiêu QP, AN. Vừa chịu sự quản lý của Quân đội, Công an, vừa chịu sự quản lý của các bộ chuyên ngành. Để nâng cao hiệu quả tổng hợp KT - XH, QP, AN, cần phải chú ý một số vấn đề cơ bản: Nắm vững, gương mẫu thực hiện chủ trương phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN của Đảng, Nhà nước, của một số tỉnh biên giới phía Bắc, của BQP, BCA. Hiệu quả làm KT cần phải xem xét một cách tổng hợp cả kết quả đạt được về tài chính, cũng như kết quả đạt được về XH, QP, AN, tránh phiến diện. Các doanh nghiệp cần phải ra sức cùng với cả nước đổi mới mô hình phát triển, tăng cường trang bị công nghệ hiện đại, phát triển theo chiều sâu, chuyên môn cao. Cần thực hiện tốt chủ trương tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước, lựa chọn, tập trung vào những ngành nghề mũi nhọn, tránh đầu tư dàn trải. Chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính, các quy định của Quân đội, Công an, đẩy lùi lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tác phong sinh hoạt không phù hợp, xứng đáng là "Bộ đội cụ Hồ", CAND trên mặt trận làm KT. Ba là, nâng cao hiệu quả tổng hợp trong hoạt động của các đoàn KT - QP trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc Đoàn KT - QP là mô hình thể hiện rõ sự phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN, đảm bảo QP, AN với phát triển KT - XH. Tuy ra đời chưa lâu, nhưng mô hình đoàn KT - QP đã chứng minh được tính ưu việt trên thực tiễn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng xung yếu, vùng biên giới, hải đảo trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc. Để tiếp tục đảm bảo cho các đoàn KT - QP trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc phát triển đúng hướng, ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, trong thời gian tới cần tiếp tục cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ của mỗi đoàn, vừa đúng với chức năng, nhiệm vụ chung do BQP quy định, vừa sát với đặc điểm của từng quân khu, cũng như với từng tỉnh, địa bàn đóng quân của từng đoàn KT - QP trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc. Các đoàn KT - QP trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc được triển khai xây dựng chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa giáp biên giới với Trung Quốc. Đây là những địa bàn rất nhạy cảm cả về KT, chính trị, QP, AN; mặt khác, hoạt động lại trong điều kiện có nhiều khó khăn gian khổ, nhiệm vụ được giao rất nặng nề, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều thiếu thốn... tất cả những yếu tố đó thường xuyên chi phối, tác động đến tư tưởng, tình cảm, lòng nhiệt tình của mỗi cán bộ, chiến sỹ. Vì vậy, cần phải không ngừng giáo dục nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức, xây dựng khu KT - QP. Khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, vật tư, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu xây dựng các đoàn KT - QP. Vận dụng sáng tạo cơ chế lãnh đạo, điều hành, chỉ huy, hiệp đồng của các cấp. Bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản pháp luật của nhà nước. Các đoàn KT - QP trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc cần chủ động phối hợp, kết hợp chặt chẽ với các cấp uỷ đảng, chính quyền, nhân dân địa phương, tăng cường dân vận, gắn bó quân - dân, tạo sự đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện chủ trương, nhiệm vụ phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN trên địa bàn; thường xuyên nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, nhất là kiến thức KT, kỹ thuật nông nghiệp, hiểu biết tập quán của nhân dân đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc; nâng cao năng lực tổ chức thực hiện; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, vật tư, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của các đoàn KT - QP, xây dựng các địa bàn vững về chính trị, ổn định, phát triển từng bước về KT - XH, đảm bảo vững chắc về QP - AN. Có như vậy mới góp phần thiết thực vào phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ biên giới của Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới. Kết luận chương 4 Trên cơ sở lý luận, thực tiễn, bài học kinh nghiệm, những nhân tố tác động và những vấn đề đặt ra trong phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc như trên, để tiếp tục nâng cao hiệu quả phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN trong thời kỳ mới cần quán triệt, thực hiện tốt một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu: Quan điểm cơ bản phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc trong thời kỳ mới cần tập trung vào: giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển KT - XH; đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, toàn diện trong quá trình phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN; phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; trước hết là nhiệm vụ trực tiếp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên địa bàn; và phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc phải phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới. Giải pháp chủ yếu phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc trong thời kỳ mới: thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức thật sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, địa phương về phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN; thực hiện tốt việc quy hoạch ổn định trong dài hạn, phát triển KT - XH bền vững trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc gắn với đảm bảo QP, AN; Quán triệt, thực hiện tốt định hướng phát triển KT - XH, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền KT trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc gắn với đảm bảo QP, AN; tăng cường củng cố, nâng cao sức mạnh QP, AN tạo môi trường hoà bình, ổn định nhằn phát triển KT - XH; và không ngừng nâng cao hiệu quả lao động sản xuất, làm KT theo phương châm phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN của QĐND và CAND trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc trong thời kỳ mới. Đó là quá trình nỗ lực đồng bộ của toàn đảng, toàn dân, toàn quân trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc, bảo đảm cho mỗi bước phát triển về KT - XH đều tạo ra mỗi bước đảm bảo QP - AN, làm cho một số tỉnh biên giới phía Bắc trở thành một địa bàn giàu về KT, vững về CT - XH, mạnh về QP, AN, vững bước trong quá trình tiếp tục đổi mới và phát triển bền vững. KẾT LUẬN 1. Phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN không phải là vấn đề riêng của thời đại ngày nay, không chỉ là vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam, mà là vấn đề có tính quy luật chung cho mọi XH còn giai cấp và đấu tranh giai cấp, còn mưu đồ thôn tính của dân tộc này đối với dân tộc khác. Thực chất phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN là sự gắn kết một cách tổng thể, mỗi bước phát triển KT - XH phải luôn gắn kết với việc đảm bảo QP, AN BVTQ, không thể có KT thuần tuý, không thể có KT tách khỏi BVTQ. 2. Thực chất phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc là thực hiện sự thống nhất hữu cơ giữa các hoạt động phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN, hướng tới sự phát triển ổn định bền vững KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN. Phát triển KT - XH và đảm bảo QP, AN là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc có độc lập, chủ quyền; mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức hoạt động và quy luật riêng, song giữa chúng có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau; phát triển KT - XH là yếu tố quyết định đến đảm bảo QP, AN; ngược lại, đảm bảo QP, AN có tác động tích cực trở lại phát triển KT - XH, bảo vệ, tạo điều kiện thúc đẩy KT - XH phát triển. 3. Trong thời kỳ mới, bối cảnh tình hình thế giới, khu vực, trong nước và một số tỉnh biên giới phía Bắc nói riêng có nhiều đặc điểm mới cả về KT, CT, QP, AN, đối ngoại..., quy định nội dung phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN một cách toàn diện, trước hết là trong quy hoạch, kế hoạch phát triển KT, XH, QP, AN; trong xây dựng cơ cấu KT hợp lý và trong phát triển các ngành, các lĩnh vực chủ yếu. 4. Từ thực trạng phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc trong thời gian qua cho thấy đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Những thành tựu và hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. 5. Trong thời kỳ mới, để tiếp tục nâng cao hiệu quả phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc cần phải phát huy cao độ những thành tựu đã đạt được, khắc phục tới mức thấp nhất những hạn chế còn tồn tại. Muốn vậy, cần phải quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt quan điểm và giải pháp phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc trong thời kỳ mới. Quan điểm cần tập trung vào: giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển KT - XH; đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, toàn diện trong quá trình phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN; phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trước hết là nhiệm vụ trực tiếp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc; và phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc phải phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế. Giải pháp chủ yếu bao gồm: thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức thật sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, địa phương về phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN; thực hiện tốt việc quy hoạch ổn định trong dài hạn, phát triển KT - XH bền vững trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc gắn với đảm bảo QP, AN; quán triệt, thực hiện tốt định hướng phát triển KT - XH, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền KT trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc gắn với đảm bảo QP, AN; tăng cường củng cố, nâng cao sức mạnh QP, AN tạo môi trường hoà bình, ổn định nhằn phát triển KT - XH; và không ngừng nâng cao hiệu quả lao động sản xuất, làm KT theo phương châm phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN của QĐND và CAND trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc trong thời kỳ mới. Để thực hiện tốt quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu trên, đòi hỏi phải phát huy tốt tinh thần nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc, có như vậy mới thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN, bảo vệ vững chắc tuyến biên giới địa đầu của Tổ quốc; góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Lê Văn Nam (2010), “Tham gia toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế - thời cơ và thách thức đối với quốc phòng nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, Số 4, Tr. 43 - 46. 2. Lê Văn Nam (2012), “Phát triển kinh tế gắn với quốc phòng - an ninh trong tình hình mới”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Số 4, Tr. 50 - 53. 3. Lê Văn Nam (2013), “Kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh trên địa bàn biên giới tỉnh Quảng Ninh - kết quả và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Số 6, Tr. 54 - 57. 4. Lê Văn Nam (2013), “Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, Số 4, Tr. 26 - 29. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu trong nước 1. Ph.Ăngghen (1982), Tuyển tập luận văn quân sự, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 2. Ph.Ăngghen (1987), Chống Đuy Rinh, Các Mác - Ph.Ăngghen, toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Sự thật, H. 1995. 3. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bài học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Hà Nội. 6. Báo Quân đội nhân dân (2011), “Chủ động xây dựng các chiến lược, dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh”, Báo Quân đội nhân dân, thứ 2, ngày 12/12/2011, 7. Nguyễn Hải Bằng (1999), Đề tài khoa học xã hội, Kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Học viện Quốc phòng, Hà Nội. 8. Trần Thái Bình (2010), “Quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng, an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 6, tr. 29-31. 9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020, Chiến lược - Kế hoạch - Dự báo, Nxb Thống kê, Hà Nội. 10. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Quốc Phòng (2005), Chương trình hợp tác xây dựng mô hình quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả ở các khu vực kinh tế quốc phòng, Hà Nội. 11. Bộ Quốc Phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Kế sách giữ nước thời Lý - Trần, Nxb Chính trị Quốc gia , Hà Nội. 12. Bộ Quốc Phòng (2003), Qui chế về quản lý hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội, Hà Nội. 13. Bộ Quốc phòng (2004), Qui chế hoạt động của đoàn kinh tế - quốc phòng, Hà Nội. 14. Bộ Quốc phòng, Trung tâm từ điển bách khoa quân sự, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (2004), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 15. Bộ Quốc Phòng - Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (2004), Chương trình phối hợp Quân đội và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia phát triển kinh tế - xã hội củng cố quốc phòng, an ninh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (2005-2010), Hà Nội. 16. Bộ Quốc Phòng (2007), Giáo trình giáo dục quốc phòng, dùng cho bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh đối tượng 1, tập 1, cuốn 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 17. Nguyễn Đình Chiến (2011), “Nghiên cứu chiến lược quốc phòng phục vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Báo Quân đội nhân dân, thứ bảy, ngày 10/12/2011. 18. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 4, Nxb Sử học. 19. Cục Kinh tế - Bộ Quốc Phòng (2002), Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các lực lượng Quân đội sản xuất, xây dựng kinh tế, Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng Hà Nội. 20. Cục Kinh tế - Bộ Quốc Phòng (2004), Báo cáo sơ kết 5 năm Quân đội xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, Hà Nội. 21. Cục Kinh tế - Bộ Quốc Phòng (2006), Xây dựng khu kinh tế - quốc phòng giai đoạn 1998-2006, Hà Nội. 22. Cục Kinh tế - Bộ Quốc Phòng (2006), Tổng kết báo cáo của các đoàn kinh tế - quốc phòng về công tác xoá đói giảm nghèo, Hà Nội. 23. Trần Công Cửu (2003), Định hướng và giải pháp kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Đề tài khoa học cấp tỉnh. 24. Nguyễn Tiến Dũng (2002), Luận án tiến sĩ kinh tế: Phát triển kinh tế nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình hình thành nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, Đại học kinh tế quốc dân. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1969), Văn kiện quân sự của Đảng, tập II, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 36. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban chỉ đạo tổng kết lý luận (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 37. Đảng uỷ Quân sự Trung ương (1998), nghị quyết số 150/ĐUQSTW về việc Quân đội tham gia lao động sản xuất, làm kinh tế, phát huy vai trò nòng cốt tham gia xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên các địa bàn chiến lược, Hà Nội. 38. Đảng uỷ Quân sự Trung ương (2002), Nghị quyết số 71/ĐUQSTW về việc nhiệm vụ sản xuất xây dựng kinh tế của Quân đội trong thời kỳ mới - tiếp tục sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Quân đội, Hà Nội. 39. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (11/2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Hạ Long. 40. Đề tài KX.04.14 (1994), Luận cứ khoa học đổi mới chính sách xã hội nhằm đảm bảo an ninh xã hội và khắc phục các tệ nạn xã hội. 41. Đề tài KX.04.11 (1995), Luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chính sách đối với dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi. 42. Lê Anh Điền (2003), Luận án tiến sĩ quân sự: Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện ở vùng dân tộc Mông trên khu vực biên giới Tây Bắc, Học viện Quốc phòng, Hà Nội. 43. Đoàn kinh tế - quốc phòng 327 (2008), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu kinh tế - quốc phòng giai đoạn 1998 - 2008, Quảng Ninh. 44. Minh Đức (2011), “Phương châm kết hợp kinh tế với quốc phòng của một số nước ASEAN”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 6, tr. 25-27. 45. Tô Đức Hạnh, Phạm Văn Linh (2000), Phát triển kinh tế hàng hoá trong nông thôn các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Đỗ Huy Hằng (2009), Xây dựng tiền lực hậu cần trong khu kinh tế - quốc phòng trên địa bàn các quân khu phía Bắc, Luận án tiến sĩ quân sự, Học viện Quốc phòng, Hà Nội. 47. Đặng Vũ Hiến (2007), “Kết hợp kinh tế với quốc phòng bảo đảm hậu cần cho tác chiến chiến lược trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số 5, Tr. 30-32. 48. Đinh Văn Huệ (1999), “Mấy suy nghĩ về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, Thông tin Khoa học công nghệ môi trường, số 24. 49. Phạm Mạnh Hùng (2009), Đầu tư phát triển các khu kinh tế - quốc phòng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội. 50. Bùi Phan Kỳ (2010), “Xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 6, tr. 21-23. 51. Hoàng Xuân Lâm (2010), “Mấy quan điểm về quốc phòng, an ninh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1011-2020”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 6, tr. 29-32. 52. Phan Huy Lê (1959), Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ, Hà Nội. 53. V.I Lênin (1918) “Phải đứng trên thực tế”, V.Lênin Toàn tập, Tập 35, Nxb Tiến Bộ, M 1976. 54. V.I Lênin (1950), Hải cảng lữ thuận thất thủ, V.I Lênin Toàn tập, Tập 9, Nxb Tiến Bộ, M 1976. 55. V.I.Lênin, “Dự thảo Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương về thống nhất quân sự”, Toàn tập, tập 38. 56. Phạm Bằng Luân (2007), Phát triển kinh tế trang trại và vai trò của nó đối với xây dựng tiềm lực quốc phòng các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội. 57. Cấn Văn Lực (2006), Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và tác động của nó đối với việc xây dựng tiềm lực quốc phòng trên địa bàn Quân khu 7. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - quân sự. 58. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, Tập 8, Nxb Sự thật, Hà Nội. 59. Hồ Chí Minh (1989), “Bài nói chuyện với đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang”, Toàn tập, Tập 9, Nxb Sự thật, Hà Nội. 60. Hồ Chí Minh (1995), Những bài nói và viết về quân sự, Tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 61. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội. 62. Phạm Đức Nhuấn (2002), Xây dựng tiềm lực kinh tế quân sự Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - quân sự, Hà Nội. 63. Ngô Gia Văn Phái (1960), Việt sử tiêu án, Nxb Văn hoá Á Châu, Sài Gòn. 64. Nguyễn Văn Rinh (2003), “Quân đội đẩy mạnh xây dựng khu kinh tế - quốc phòng, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược, biên giới”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Số 11, tr. 15-18. 65. Vũ Văn Tài (2010), Nghiên cứu xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên biên giới phía Bắc, luận án tiến sĩ quân sự, Học viện Quốc phòng, 2010. 66. Trần Trung Tín (1998), Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 67. Tỉnh uỷ Quảng Ninh (2012), Đề án Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái, Dự thảo ngày 30/7/2012 - Bản tóm tắt, Hạ Long, tháng 7/2012, tr. 6. 68. Quốc Toản, Mạnh Hùng, Mạnh Dũng (2008), “Kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 10. 69. Tổng Cục thống kê (2012), Kết quả điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản năm 2011, Nxb Thống kê. 70. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê (2012), Nxb Thống kê. 71. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê (tóm tắt) (2012), Nxb Thống kê. 72. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg Phê duyệt chương trình thực hiện xoá đói giảm nghèo của Bộ Quốc phòng, Hà Nội. 73. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 227/2000/QĐ-TTg Phê duyệt đề án tổng thể Quân đội tham gia xây dựng khu kinh tế - quốc phòng, Hà Nội. 74. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg Phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội. 75. Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Từ điển tiếng Việt (1992), Nxb Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội. 76. Trương Thành Trung (2011), “Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI với vấn đề mối quan hệ kinh tế với quốc phòng, an ninh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Tạp chí Giáo dục Lý luận chính trị, Học viện Chính trị, Số 4, tr. 18-21. 77. Trần Xuân Trường - Nguyễn Anh Bắc (1980), Vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 78. Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015, kèm theo quyết định số 562/QĐ - UBND ngày 12/5/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên. 79. - Tài liệu nước ngoài 80. Adam Posen, Daniel K. Tarullo, Report of the Working Group on Economics and National Security, the Princeton Project on National Security, https://www.princeton.edu/-ppns/confrences/reports/fall/ENS.pdf 81. Arther J Mann, (1985) “The Impact of Defence spending on Economic Performance:A Survey of Evidence and Problems”, Defence spending and Economy, Summer 85, Vol.29 Issue 2, p 403-434. 82. Dunne,Paul and Smith,Ron P,(1990), “Military Expenditure and Unemployment in the OECD”, Defence Economics, 4(2), p 113-22. 83. Intriligator, “On the Nature and scope of Defence Economics”, Defence economics, number 1 (1) 1990. p 4-7. 84. Jayawardena, (2013), “A conceptual frame work to study national defence and economic development”, International Journal of Education and Research, Vol.1 No.3 March 2013. www.ijern.com/images/March-2013/07.dpf 85. Reppy Judith, “On the Nature and scope of Defence Economics: A comment”, Defence Economics, number 1 2 (3) 1991. p 269-274. 86. Smith Ron, (1980) “Military Expenditure and Investment in OECD Countries 1954-73”, Journal of Comparative Economics, 4 (1), p 19-32 87. Sandler Todd and Hartley Keith, (1995), Economics of Defense, Cambridge University Press. 88. Sandler Todd and Hartley Keith (2007), Handbook of Defense Economics, Volume 2 defense in a Globalized World, North – Holland. 89. Wolfgang-Peter Zingel: National security and Economic Development: Security development - developing security,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_gan_voi_dam_bao_quoc_phong.doc
  • docLe Van Nam - Trang tom tat tieng Anh.doc
  • docTT luan an theoPBkin8.8.14.doc