Luận án Phát triển marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2030

Theo Chương trình phát triển thương mại điện tử đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Hà Nội sẽ tiếp tục giữ vững thứ hạng trong nhóm 2 địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số phát triển thương mại điện tử hàng năm. Phấn đấu tỷ lệ dân số tham gia mua sắm trực tuyến đến năm 2020 đạt 70% số người sử dụng internet trên địa bàn Thành phố. Nâng số lượng website/ ứng dụng thương mại điện tử theo quy định của pháp luật chiếm 20% tổng số website/ ứng dụng thương mại điện tử đang hoạt động trên địa bàn Thành phố. Hình thành và phát triển các sàn giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới. Thương mại điện tử và một mảng lớn là marketing điện tử phát triển, tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả phát triển marketing trực tiếp

pdf187 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải có. Lựa chọn hệ thống thanh toán: Các trang web thương mại điện tử bán hàng cho nhiều khách hàng từ nhiều nơi trên thế giới và mỗi người thích thanh toán tiền theo cách họ thích. Hơn nữa, cũng có những hạn chế kỹ thuật đối với phương thức thanh toán hoặc lựa chọn thanh toán. Do đó nên xác định rõ lựa chọn phương thức thanh toán nào từ trước. Ví dụ, một vài website thương mại điện tử không chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế. Số khác thì đòi hỏi địa chỉ thanh toán hóa đơn của khách hàng và địa chỉ giao hàng trong cùng quốc gia. Các website bán hàng trực tuyến thông thường sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, phiếu quà tặng, trả tiền khi giao hàng, như là một hệ thống thanh toán chính của họ. Các liên kết đến các trang mạng xã hội: Khoảng 20% việc mua bán trực tuyến được quyết định sau khi lướt qua các trang mạng xã hội. Các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter, là nơi tốt nhất, là nguồn thông tin liên quan đến mọi vấn đề. Đối với các cửa hàng trực tuyến, đây là kênh tốt để giới thiệu đến khách hàng sản phẩm mới nhất hoặc những chương trình bán hàng đặc biệt nhắm đến những thành viên của Facebook và Twitter. Số điện thoại liên hệ và hỗ trợ trực tuyến: Với việc mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng sẽ tương tác với doanh nghiệp bán lẻ thông qua mạng máy tính để thực hiện giao dịch mà không còn bất kỳ rào cản địa lý nào. Tuy nhiên khi xảy ra vấn đề, người tiêu dùng sẽ cần ai đó để thảo luận về việc này. Đây là lý do cần phải 142 có một đội tư vấn, đường dây nóng 24/7 và trả lời trực tuyến để chăm sóc khách hàng. • Đối với marketing trực tiếp qua mạng xã hội Mạng xã hội là một phương tiện truyền thông không mới hiện nay đối với doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng. Với sức lan toả cao, sức mạnh từ mạng xã hội là vô cùng lớn mà chi phí thấp. Muốn đạt được điều này thì trước hết, doanh nghiệp bán lẻ cần biết lắng nghe người tiêu dùng để thấu hiểu giá trị của họ. Việc trực tiếp trò chuyện với người tiêu dùng sẽ giúp doanh nghiệp bán lẻ rút ra được những nội dung mà họ thực sự thích và quan tâm, không phải nội dung mà doanh nghiệp cho là họ quan tâm. Đây là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp bán lẻ có thể tạo ra sự thu hút thật sự của người theo dõi và tăng giá trị thương hiệu. Cũng giống như mọi hoạt động truyền thông khác, marketing trực tiếp trên mạng xã hội cần được thực hiện bởi một chiến lược tập trung, phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp có chứ không phải theo lối phân tán. Những bài viết cần được đăng thường xuyên nhưng không quá nhiều, chỉ nên đăng khoảng 3 tới 5 bài mỗi ngày trên facebook. Việc đăng tải quá nhiều thông tin và liên tục sẽ khiến người tiêu dùng cảm thấy quá tải, dẫn đến thái độ không tích cực về chiến lược và thương hiệu của doanh nghiệp bán lẻ. Một trong những hoạt động quan trọng trên mạng xã hội quyết định sự thành công trong chiến lược marketing trực tiếp của doanh nghiệp chính là sự tương tác. Những câu hỏi mở với cơ hội cho người tiêu dùng bày tỏ quan điểm cá nhân của mình, và luôn sẵn sàng hồi đáp câu hỏi của họ sẽ giúp doanh nghiệp có được tình cảm từ người tiêu dùng. Marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ dựa trên thư trực tiếp và cung cấp dịch vụ hỗ trợ người tiêu dùng dựa trên số điện thoại trung tâm đã nhanh chóng chuyển sang ứng dụng internet vì những lợi thế mà nó mang lại. Tuy nhiên, internet không loại bỏ những phương tiện truyền thống (Rhee, 2010). Trên địa bàn Thành phố Hà Nội với mật độ dân cư đông và mạng lưới chuyển phát rộng khắp của các doanh nghiệp bưu chính, marketing trực tiếp qua thư vẫn có tiềm năng phát triển. Marketing trực tiếp qua thư phù hợp với những chương trình truyền thông theo khu 143 vực, với đối tượng người tiêu dùng không có đủ thời gian và tài chính sử dụng các thiết bị hiện đại. Việc duy trì số điện thoại trung tâm dịch vụ khách hàng dường như tốn kém hơn so với các nền tảng internet, nhưng điều này là hết sức cần thiết. Các cuộc gọi sẽ giúp giải quyết các yêu cầu và vấn đề phát sinh của người tiêu dùng tốt hơn. Khi giá trị của giỏ hàng cao, nhu cầu cần gấp hoặc lần đầu tiên đặt hàng của doanh nghiệp, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng trung tâm dịch vụ nhiều hơn. Tăng tỷ lệ trung thành của khách hàng sẽ làm tăng nhanh giá trị trọn đời của khách hàng. Những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp có thể có những thói quen sử dụng phương tiện truyền thông khác nhau. Do vậy, để xây dựng một mạng lưới rộng lớn hướng tới người tiêu dùng hiệu quả doanh nghiệp bán lẻ cần chọn những phương tiện phù hợp để đầu tư. Những phương tiện được lựa chọn phải là những phương tiện mà người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy doanh nghiệp và thấy thoải mái nhất khi tương tác. Đó có thể là radio đối với những người tiêu dùng sử dụng xe ô tô thường xuyên, tivi đối với những người thường xuyên xem các kênh truyền hình, website và ứng dụng di động đối với những người phụ nữ đi làm bận rộn, ...Trong năm bước của quá trình mua hàng (nhận thức, khám phá, mua sắm, sử dụng, và phản hồi), doanh nghiệp chỉ nên sử dụng một đến 2 phương tiện phù hợp. Tuy nhiên, chiến lược và thông điệp marketing trực tiếp cần được thực hiện liên tục, không ngừng và nhất quả nhằm tạo khả năng ghi nhớ và tạo dựng sự tin tưởng với thương hiệu. 5.3. Kiến nghị vĩ mô nhằm phát triển marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp bán lẻ 5.3.1. Xây dựng hệ thống luật pháp điều chỉnh marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ Hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ hiện nay chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật chung về truyền trông marketing. Hệ thống pháp luật về truyền thông marketing bao gồm tất cả các bộ luật và quy định pháp luật điều chỉnh tất cả hành vi của cá nhân tham gia vào hoạt động truyền thông và mối quan hệ giữa các chủ thể và các tác nhân nhằm đảm bảo đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Bản chất của hệ thống pháp luật này là để bảo vệ quyền và lợi ích 144 hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là quyền lợi của xã hội trước những hành vi truyền thông marketing. Vậy, để bảo vệ doanh nghiệp bán lẻ, người tiêu dùng và những cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ, hệ thống pháp luật hiện nay cần được sử đổi và bổ sung theo tình hình mới. Trước hết, hệ thống pháp luật về truyền thông marketing nói chung và có liên quan đến marketing trực tiếp nói riêng cần được rà soát đồng bộ và kịp thời nhằm phát hiện, sửa đổi và bổ sung những quy định pháp luật mới nhằm giảm bớt rắc rối về thủ tục, phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp bán lẻ trong hoạt động marketing trực tiếp. Hệ thống pháp luật về truyền thông marketing cần được xây dựng theo hướng hạn chế những hành vi can thiệp trực tiếp của cơ quan nhà nước vào hoạt động truyền thông của doanh nghiệp bán lẻ, loại bỏ cơ chế xin cho và đơn giản hoá thủ tục cấp phép mỗi khi thực hiện hoạt động truyền thông marketing. Điều này giúp nâng cao niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng đối với hệ thống pháp luật, thúc đẩy họ tích cực hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Trong nền kinh tế số, sự kết hợp giữa thông tin và công nghệ kết nối đã và đang hình thành nên nhiều phương thức liên lạc và giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng. Thông tin của người tiêu dùng có vai trò xuyên suốt, đảm bảo sự thành công trong chiến lược marketing của doanh nghiệp bán lẻ. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có những quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng. Các quy định hiện nay mới chỉ phù hợp với các giao dịch kinh doanh truyền thống, do vậy, cần phải có những quy định bổ sung để phù hợp với phương thức kinh doanh mới của doanh nghiệp bán lẻ, đặc biệt trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền tới người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung. 145 5.3.2. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hạ tầng công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay đã và đang được ưu tiên đầu tư phát triển. Hiện nay, Thành phố đang hoàn thành Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông đến năm 2020; Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, mức độ phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp bán lẻ và người dân trên địa bàn Thành phố để thực hiện các hoạt động kinh tế - xã hội. Đây chính là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của hoạt động marketing trực tiếp của các doanh nghiệp bán lẻ. Hoạt động marketing trực tiếp mới chỉ tiếp cận được một bộ phận nhỏ người tiêu dùng trên thị trường, và chưa đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp bán lẻ. Do đó, thời gian tới, Thành phố cần có sự đầu tư đồng bộ để đẩy nhanh thực hiện kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đối với ngành công nghệ thông tin, để tạo nền tảng tốt cho phát triển marketing trực tiếp đối với doanh nghiệp bán lẻ, các sở, ban, ngành, uỷ ban nhân dân các cấp Thành phố cần xây dựng kế hoạch và triển khai nhanh chóng việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn. Thành phố cần tăng cường liên kết, hợp tác và hội nhập trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn thông tin, phòng chống tấn công mạng. Những hạn chế trong triển khai thực hiện các chỉ số dịch vụ công trực tuyến, hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực, cơ chế tài chính, an toàn thông tin, cần được khắc phục để làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố. Đối với ngành điện tử viễn thông, để tạo nền tảng kết nối dữ liệu tốc độ cao, tạo cơ sở cho sự phát triển của marketing trực tiếp qua internet, Thành phố cần khuyến khích, ưu đãi các nhà mạng đẩy nhanh xây dựng mạng lưới cung cấp 4G rộng khắp. Các nhà mạng cần tăng cường những dịch vụ giá trị gia tăng có tính sáng tạo cao, xây dựng và triển khai các loại hình dịch vụ phù hợp với khu vực nông thôn và đại đa số người dân. Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng của ngành điện tử viễn 146 thông cần được quan tâm trong thời gian tới là tăng cường đảm bảo an toàn thông tin. Bên cạnh việc đầu tư vào các giải pháp công nghệ, các bộ và các nhà mạng cần đẩy mạnh đầu tư vào yếu tố con người như nâng cao nhận thức, kỹ năng và tầm nhìn quản lý an toàn thông tin. Điều này tạo tâm lý an tâm cho người tiêu dùng khi thực hiện những giao dịch mua sắm hiện đại. 5.3.3. Tuyên truyền và giáo dục về marketing trực tiếp Hiện nay, quá trình đào tạo chưa theo kịp nhu cầu nguồn lao động cho ngành marketing nói chung và yêu cầu của hoạt động marketing trực tiếp nói riêng cả về số lượng và chất lượng lao động. Hiện nay mới chỉ có một số ít trường đào tạo chuyên ngành marketing trên cả nước như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại Hà Nội, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Kinh tế - Luật – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Học viên Công nghệ Bưu chính viễn thông, Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình đào tạo còn nhiều hạn chế nên sinh viên khi ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong khi đó, chuyên ngành marketing trực tiếp còn chưa được đào tạo trực tiếp tại một cơ sở đào tạo nào trong nước. Hà Nội là một trung tâm giáo dục lớn của cả nước, nên đây là sẽ là thành phố tiên phong trong nghiên cúu và ứng dụng hoạt động marketing trực tiếp vào thực tiễn. Trong thời gian tới, marketing trực tiếp chưa thể trở thành một chuyên ngành đào tạo riêng nhưng cũng nên trở thành một học phần trong chuyên ngành marketing của các trường đại học. Marketing trực tiếp đã và đang rất phát triển trên thế giới. Do đó, tại Việt Nam cũng cần có thêm nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động marketing trực tiếp. Đặc biệt là những nghiên cứu thực nghiệm và những nghiên cứu giải pháp để phát triển marketing trực tiếp tại doanh nghiệp bán lẻ phù hợp với tiềm năng sẵn có trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đối với người tiêu dùng, để họ có những thái độ đúng đắn về hoạt động marketing trực tiếp, Nhà nước cần có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả hơn trước những hoạt động bán hàng sai trái gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Nhà nước cần triển khai hơn nữa những hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: tích cực xử lý các vụ việc liên quan đến mua hàng trực tuyến, tư vấn người 147 tiêu dùng qua tổng đài 18006838, tổ chức các hội thảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, công khai những doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, và tăng cường các hình thức xử phạt. Đối với doanh nghiệp bán lẻ, thông qua việc tổ chức các triển lãm thương mại ảo hoặc triển lãm điện tử để hỗ trợ và phục vụ các phái đoàn thương mại, xây dựng các trung tâm kinh doanh ảo trên mạng Internet giúp doanh nghiệp bán lẻ có cơ hội tăng cường thực hiện hoạt động marketing trực tiếp. Bên cạnh đó, tổ chức và cung cấp kịp thời các kết quả nghiên cứu thị trường và các bạn hàng thương mại cho các doanh nghiệp bán lẻ. Tổ chức các cuộc hội thảo toàn quốc về thương mại điện tử và marketing trực tuyến. Các cơ quan, hiệp hội cần trợ giúp cố vấn cho các doanh nghiệp bán lẻ thông qua thư điện tử, tuyên truyền giáo dục cho các doanh nghiệp về lợi ích của marketing trực tiếp và hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật. Ngoài ra, Nhà nước cần tổ chức các chương trình hỗ trợ nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh miễn phí cho các doanh nghiệp vừa nhỏ, tổ chức các lớp đào tạo kiến thức và kỹ năng marketing nhất là các hoạt động marketing trực tiếp. Hiện tại ở các doanh nghiệp có thể truy cập vào các địa chỉ sau để tìm kiếm thông tin và cơ hội kinh doanh cũng như trang bị kiến thức cơ bản về Thương mại điện tử và Marketing trực tiếp như: website của Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công thương - www.vietrade.gov.vn - chuyên cung cấp các thông tin thương mại nhằm mục đích khuyến khích doanh nghiệp sử dụng internet phục vụ các hoạt động kinh doanh; website của trung tâm thương mại điện tử Việt Nam - www.thuongmaidientu.com – cung cấp những thông tin về tình hình thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam; website www.bpsc.com.vn của Trung tâm dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; website www.nbconsultinggroup.vn chuyên tư vấn về các hoạt động marketing trực tiếp, hay website của Hiệp hội Marketing trực tiếp Hoa Kỳ www.the-dma.org.com , website www.directmang.com chuyên dành cho các nhà làm marketing trực tiếp. 148 KẾT LUẬN Trong môi trường kinh tế hội nhập sâu rộng hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển nhưng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt. Ứng dụng marketing trực tiếp là cần thiết đối với các doanh nghiệp bán lẻ để có thể tiếp tục tồn tại trên thị trường. Thực tế, marketing trực tiếp đã và đang được nhiều doanh nghiệp bán lẻ thực hiện hướng tới người tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên, mức độ và hình thức hoạt động còn ở mức độ chưa cao. Để marketing trực tiếp thực sự trở thành công cụ cạnh tranh hiệu quả, ngoài những yếu tố thuận lợi từ môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội cần phải có kiến thức, các nguồn lực và kỹ năng thực hiện hiệu quả các phương tiện marketing trực tiếp. Bên cạnh đó, sự tiếp nhận, ủng hộ, và tin tưởng của người tiêu dùng đối với marketing trực tiếp cũng là một yếu tố quan trọng để marketing trực tiếp tại doanh nghiệp bán lẻ có thể phát triển mạnh hơn. Nội dung của luận án đã làm rõ bản chất của marketing trực tiếp và phát triển marketing trực tiếp tại doanh nghiệp bán lẻ. Những đặc trưng của marketing trực tiếp và sự khác biệt so với các công cụ truyền thông marketing khác được luận giải thông qua phân tích những định nghĩa về marketing trực tiếp của các nhà nghiên cứu. Trong lĩnh vực bán lẻ, marketing trực tiếp hướng tới người tiêu dùng cá nhân thông qua những phương tiện tạo sự hồi đáp trực tiếp. Hành vi người tiêu dùng thay đổi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ số và áp lực cạnh tranh trên thị trường đã thúc đẩy các doanh nghiệp bán lẻ ứng dụng marketing trực tiếp ngày càng nhiều. Trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu, luận án đã đánh giá được thực trạng hoạt động marketing trực tiếp của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố thời gian qua. Các phương tiện marketing trực tiếp đã được nhiều doanh nghiệp bán lẻ quan tâm và ứng dụng, nhưng mới chỉ dừng lại là phương tiện hỗ trợ cho các công cụ truyền thông khác của doanh nghiệp. Marketing trực tiếp chưa trở thành một công cụ truyền thông chính của doanh nghiệp bán lẻ, do đó chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. 149 Marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ chỉ có thể thành công và tiếp tục phát triển khi được người tiêu dùng đón nhận một cách tích cực. Do vậy, Luận án đã xây dựng khung lý thuyết về thái độ người tiêu dùng đối với marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Thông qua điều tra xã hội học người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Luận án đã đánh giá các yếu tố tác động và mức độ ảnh hưởng tới thái độ người tiêu dùng đối với marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ. Dựa trên đánh giá thành công và hạn chế trong hoạt động marketing trực tiếp tại doanh nghiệp bán lẻ, và từ kết quả nghiên cứu khảo sát thái độ người tiêu dùng đối với marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp thúc đẩy marketing trực tiếp phát triển hướng đến năm 2030. Các giải pháp tập trung vào: nâng cao thái độ người tiêu dùng đối với marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ, giải pháp định hướng phát triển marketing trực tiếp tại doanh nghiệp bán lẻ, và giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội hướng đến năm 2030. 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Hoàng Thị Thanh (2017), "Phát triển marketing trực tiếp qua điện thoại tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam", Tạp chí Công thương (ISSN: 0866 - 7756), Ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số tháng 3/2017, trang 187 - 191. 2. Hoàng Thị Thanh (2018), Tiềm năng phát triển marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, Tạp chí Công thương (ISSN: 0866 - 7756), Ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số tháng 12/2018, trang 219 - 224. 3. Hoàng Thị Thanh (2020), Nghiên cứu thái độ người tiêu dùng đối với hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Tạp chí Công thương (ISSN: 0866 - 7756), Ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số tháng 1/2020, trang 224 - 229. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt. 1. Bộ Công Thương, Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030, 2011. 2. Cục Thống kê Hà Nội, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Thành phố Hà Nội năm 2018 và 2019, Hà Nội. 3. Trương Đình Chiến, Truyền thông Marketing tích hợp, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, 2013. 4. Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, Báo cáo thương mại thương mại điện tử Việt Nam các năm, Hà Nội. 5. Phạm Thị Huyền, Marketing trực tiếp – Một công cụ marketing thời công nghệ thông tin, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 110, 2006. 6. Phạm Thị Huyền, Marketing trực tiếp: Kinh nghiệm quốc tế và việc ứng dụng ở Việt Nam, Tạp chí Hoạt động khoa học số 588, 2008. 7. Phạm Thị Huyền, Marketing trực tiếp và việc ứng dụng vào Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2009. 8. Hoàng, T., & Chu, N. M. N. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. . 9. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Quy hoạch hát triển bưu chính viễn thông Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, 2013. 10. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, 2015. 11. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, 2012. 12. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, 2012. 13. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, 2015. II. Tài liệu tiếng Anh 14. Ajzen, I. (1987). Attitudes, traits, and actions: Dispositional prediction of behavior in personality and social psychology. In Advances in experimental social psychology (Vol. 20, pp. 1-63). Academic Press. 15. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50(2), 179-211. 16. Ajzen, I., & Fishbein, M. (1980). Understanding attitudes and predicting social behavior. Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall. 17. Akaah, I. P., Korgaonkar, P. K., & Lund, D. (1995). Direct marketing attitudes. Journal of Business Research, 34(3), 211-219. 18. Akhter, S. H., & Durvasula, S. (1991). Consumers’ attitudes toward direct marketing and purchase intentions: An empirical investigation. Journal of Direct Marketing, 5(3), 48-56. 19. Barwise, P., & Farley, J. U. (2005). The state of interactive marketing in seven countries: interactive marketing comes of age. Journal of interactive marketing, 19(3), 67-80. 20. Bauer, C. L., & Miglautsch, J. (1992). A conceptual definition of direct marketing. Journal of Direct Marketing, 6(2), 7-17. 21. Berg, B. L. (2001). Qualitative research methods for the social sciences (4th ed.). Boston: Allyn & Bacon. 22. Berkowitz, E. N., Walton, J. R., & Walker, O. C. (1979). In-home shoppers- market for innovative distribution-systems. Journal of Retailing, 55(2), 15-33. 23. Bird, D. (2000). Commonsense direct marketing. American Univ in Cairo Press. 24. Birtwistle, G., Moore, C. M., Goldsmith, R. E., & Flynn, L. R. (2005). Bricks, clicks, and pix: apparel buyers' use of stores, internet, and catalogs compared. International Journal of Retail & Distribution Management. 25. Bly R. W. (1998). Business-to-Business Direct Marketing: Proven Direct Response Methods to Generate More Leads and Sales, S; Publisher NTC Publishing Group, U.S. 26. Bose, I., & Chen, X. (2009). Quantitative models for direct marketing: A review from systems perspective. European Journal of Operational Research, 195(1), 1-16. 27. Brackett, L. K., & Carr, B. N. (2001). Cyberspace advertising vs. other media: Consumer vs. mature student attitudes. Journal of advertising research, 41(5), 23-32. 28. Brezen, T. S., Block, M. P., & Schultz, D. E. (1987). Consumers' perceptions of direct marketing techniques. Journal of Direct Marketing, 1(1), 38-49 29. Chang, C. W., & Zhang, J. Z. (2016). The effects of channel experiences and direct marketing on customer retention in multichannel settings. Journal of Interactive Marketing, 36, 77-90 30. Chintagunta, P. K., Chu, J., & Cebollada, J. (2012). Quantifying transaction costs in online/off-line grocery channel choice. Marketing Science, 31(1), 96- 114 31. Chipperfield, M. (2007). Consumer concerns: The opportunity for direct marketing? or How a shared responsibility on consent and data maintenance, the environment, and data security could provide the renaissance for direct communications. Journal of Direct, Data and Digital Marketing Practice, 9(2), 117-121. 32. Comrey, A. L., & Lee, H. B. (1992). Interpretation and application of factor analytic results. Comrey AL, Lee HB. A first course in factor analysis, 2, 1992. 33. Davis, F. D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology. MIS quarterly, 319-340. 34. Ducoffe, R. H. (1996). Advertising Value and Advertising on the Web. Journal of Advertising Research, 36(5): 21-36. 35. Eze, U. C., & Lee, C. H. (2012). Consumers' attitude towards advertising. International journal of business and management, 7(13), 94. 36. Fang, J., George, B., Shao, Y., & Wen, C. (2016). Affective and cognitive factors influencing repeat buying in e- commerce. Electronic Commerce Research and Applications, 19, 44-55. 37. Flici, A., Lü, K., & Fearne, A. (2011). A Framework for Direct Marketing with Business Intelligence: An Illustrative Case Study in Retailing. In International Conference on Informatics Engineering and Information Science (pp. 545-558). Springer, Berlin, Heidelberg. 38. Fortes, N., & Rita, P. (2016). Privacy concerns and online purchasing behaviour: Towards an integrated model. European Research on Management and Business Economics, 22(3), 167-176. 39. Galasintu, S., Supanit, S., & Chaiittivej, C. (2018). The issue of direct sales and direct marketing law and enforcement in Thailand: A comparative study of the relevant UK and Malaysia laws. Kasetsart Journal of Social Sciences, 39(2), 328-333. 40. Gill, M., Sridhar, S., & Grewal, R. (2017). Return on engagement initiatives: A study of a business-to-business mobile app. Journal of Marketing, 81(4), 45- 66. 41. Goldsmith, R. E., Lafferty, B. A., & Newell, S. J. (2000). The impact of corporate credibility and celebrity credibility on consumer reaction to advertisements and brands. Journal of advertising, 29(3), 43-54. 42. Gupta, S., & Lehmann, D. R. (2003). Customers as assets. Journal of interactive Marketing, 17(1), 9-24. 43. Haghirian, P., & Madlberger, M. (2005). Consumer attitude toward advertising via mobile devices-An empirical investigation among Austrian users. ECIS 2005 Proceedings, 44 44. Hair, J. F., Bush, R. P., & Ortinau, D. J. (2000). Marketing research: A practical approach for the new millennium. Irwin Professional Publishing. 45. Hogson, Richard S. (1989), Do We Need a New Definition for Direct Marketing? Journal of Direct Marketing, 3 (Autumn), 2-5. 46. Howard, B. (2003). Go Mobile: Marketing takes to the wireless web. Target Marketingmag. com, 26(12), 33-72. 47. Katzenstain H. & Sachs W. S., (1992). Direct Marketing. Prentice Hall; Subsequent edition 48. Ko, H., Cho, C. H., & Roberts, M. S. (2005). Internet uses and gratifications: A structural equation model of interactive advertising. Journal of advertising, 34(2), 57-70 49. Bellenger, D. N. (1980). Profiling the recreational shopper. Journal of retailing, 56(3), 77-92. 50. Kotler, P., Keller, K. L., Armstrong, G., Armstrong, G., & Keller, K. (2016). Marketing management. 15th Global Edition. England: Pearson Educationn Limited, 17. 51. Kumar, D. (2012). Marketing channels. 1st edition. India: Oxford university press 52. Lal, R., & Sarvary, M. (1999). "When and how is the Internet likely to decrease price competition?". Marketing Science, 18(4), 485-503. 53. Lawson, B., & Samson, D. (2001). Developing innovation capability in organisations: a dynamic capabilities approach. International journal of innovation management, 5(03), 377-400. 54. Levy, Y., & Ellis, T. J. (2006). A systems approach to conduct an effective literature review in support of information systems research. Informing Science, 9. 55. Li, Y., Hu, C., Huang, C., & Duan, L. (2016). The concept of smart tourism in the context of tourism information services. Tourism Management, 58, 293- 300. 56. Ling, K. C., Piew, T. H., & Chai, L. T. (2010). The determinants of consumers’ attitude towards advertising. Canadian social science, 6(4), 114- 126. 57. Lumpkin, J. R., & Hunt, J. B. (1989). Mobility as an influence on retail patronage behavior of the elderly: Testing conventional wisdom. Journal of the Academy of Marketing Science, 17(1), 1-12. 58. MacCallum, R. C., Widaman, K. F., Zhang, S., & Hong, S. (1999). Sample size in factor analysis. Psychological methods, 4(1), 84. 59. Maynard, M. L., & Taylor, C. R. (1996). A comparative analysis of Japanese and US attitudes toward direct marketing. Journal of Direct Marketing, 10(1), 34-44. 60. McDonald, W. J. (1998). Direct marketing: An integrated approach. Irwin Professional Publishing 61. Mehta, R., & Sivadas, E. (1995). Direct marketing on the Internet: An empirical assessment of consumer attitudes. Journal of Direct Marketing, 9(3), 21-32. 62. Milne, G. R., & Gordon, M. E. (1994). A segmentation study of consumers’ attitudes toward direct mail. Journal of Direct Marketing, 8(2), 45-52. 63. Mitchell, S. (2003). The new age of direct marketing. Journal of Database Marketing & Customer Strategy Management, 10(3), 219-229. 64. Mróz-Gorgoń, B., & Peszko, K. (2016). Marketing analysis of social media– definition considerations. European Journal of Service Management, 20, 33- 40. 65. Muk, A. (2007). Consumers’ intentions to opt in to SMS advertising: a cross- national study of young Americans and Koreans. International Journal of Advertising, 26(2), 177-198 66. Nakano, S., & Kondo, F. N. (2018). Customer segmentation with purchase channels and media touchpoints using single source panel data. Journal of Retailing and consumer services, 41, 142-152. 67. Nguyen Vu Duc, (2020) Retail in Vietnam An accelerated shift towards omnichannel retailing. 68. Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. (1994). Psychometric theory (3rd Ed.). New York: McGraw-Hill 69. Oh, L. B., & Xu, H. (2003). Effects of multimedia on mobile consumer behavior: An empirical study of location-aware advertising. ICiS 2003 Proceedings, 56. 70. Peelen, E., Ekelmans, C. F. W., & Vijn, P. (1989). Direct marketing for establishing the relationships between buyers and sellers. Journal of Direct Marketing, 3(1), 7-14. 71. Petrovici, D., & Marinov, M. (2007). Determinants and antecedents of general attitudes towards advertising: A study of two EU accession countries. European Journal of Marketing, 41(3-4), 307-326 72. Powell, T. C., & Dent‐Micallef, A. (1997). Information technology as competitive advantage: The role of human, business, and technology resources. Strategic management journal, 18(5), 375-405. 73. Rhee, E. (2010). Multi-channel management in direct marketing retailing: Traditional call center versus Internet channel. Journal of Database Marketing & Customer Strategy Management, 17(2), 70-77. 74. Rust, R. T. (2020). The future of marketing. International Journal of Research in Marketing, 37(1), 15-26. 75. Salkind, N. J., & Rainwater, T. (2006). Exploring research. Upper Saddle River, NJ: Pearson Prentice Hall 76. Scharl, A., Dickinger, A., & Murphy, J. (2005). Diffusion and success factors of mobile marketing. Electronic commerce research and applications, 4(2), 159-173 77. Sheppard, B. H., Hartwick, J., & Warshaw, P. R. (1988). The theory of reasoned action: A meta-analysis of past research with recommendations for modifications and future research. Journal of Consumer Research, 15(3), 325- 343 78. Sheth, J. (2020). "Impact of Covid-19 on Consumer Behavior: Will the Old Habits Return or Die?". Journal of Business Research. 79. Shields, G., & Reynolds, J. (1996). Direct marketing in UK retailing: rhetoric and reality. Journal of Direct Marketing, 10(1), 59-70. 80. Siau, K. & Shen, Z. (2003). Building Customer Trust in Mobile Commerce. Communications of the ACM, 46 (4): 91- 94 81. Slater, S. F., & Narver, J. C. (1995). Market orientation and the learning organization. Journal of marketing, 59(3), 63-74. 82. Stone, B. (1995), Direct Marketing Success Stories And the Strategies That Built the Business, Ntc Pub Group. 83. Stone, B. & Jacobs R., (1997). Successful Direct Marketing Methods. McGraw – Hill Education, 6th edition version. 84. Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (2007). Using Multivariate Statistics 5th ed., Allyn and Bacon, New York. 85. Thomas, A. R., Lewison, D. M., & Hauser, W. J. (Eds.). (2007). Direct marketing in action: cutting-edge strategies for finding and keeping the best customers. Greenwood Publishing Group. 86. Thomas, B., & Housden, M. (2017). Direct and digital marketing in practice. Bloomsbury Publishing. 87. Thomas, J. S., & Sullivan, U. Y. (2005). Managing marketing communications with multichannel customers. Journal of Marketing, 69(4), 239-251. 88. Trainor, K. J., Rapp, A., Beitelspacher, L. S., & Schillewaert, N. (2011). Integrating information technology and marketing: An examination of the drivers and outcomes of e-Marketing capability. Industrial marketing management, 40(1), 162-174 89. Tsang, M. M., Ho, S. C., & Liang, T. P. (2004). Consumer attitudes toward mobile advertising: An empirical study. International journal of electronic commerce, 8(3), 65-78 90. Van Nguyen, D., Pham, G. H., & Nguyen, D. N. (2020). Impact of the Covid- 19 pandemic on perceptions and behaviors of university students in Vietnam. Data in Brief, 31, 105880. 91. Wientzen, H. R. (2000). "What is the internet's impact on direct marketing today and tomorrow?". Journal of Interactive Marketing, 14(3), 74. 92. Wunderman, L. (1996). Being direct: Making advertising pay. Random House. 93. Yuan, S. T., & Cheng, C. (2004). Ontology-based personalized couple clustering for heterogeneous product recommendation in mobile marketing. Expert systems with applications, 26(4), 461-476 III. Tài liệu từ Internet 94. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội, Cục Thống kê Hà Nội: 95. Báo cáo của Nielsen, Sáu nhân tố thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng cho sự tiện lợi, https://www.nielsen.com/vn/vi/insights/report/2018/infographic- the-quest-for-convenience/, truy cập ngày 31/8/2020. 96. Báo điện tử VnExpress, https://vnexpress.net. 97. Catalog điện tử của Công ty TNHH Oriflame Việt Nam, https://www.oriflame.vn/products/digital-catalogue- current?pageNumber=1&catalogue=2020009, truy cập ngày 31/8/2020. 98. Cục xúc tiến thương mại Bộ Công thương: www.vietrade.gov.vn 99. Hiệp hội Marketing trực tiếp Hoa Kỳ: 100. Trang facebook của Công ty cổ phần thời trang NEM, https://www.facebook.com/nemluxury, truy cập ngày 31/8/2020. 101. Phạm Khánh Lý, Thói quen mua sắm trực tuyến, nguoi-Sai-Gon-Thoi-quen-mua-sam-truc-tuyen, truy cập ngày 2/3/2020. 102. Hoàng Huy, Ứng dụng di động: Cuộc cạnh tranh mới của doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến, moi-cua-ban-le-truc-tuyen/, truy cập ngày 2/3/2020. 103. Siêu thị Co - op mart, opmart.com.vn/khuyenmai/camnangmuasam.aspx, truy cập ngày 31/8/2020. 104. Thế Trần, Số đông người Việt vẫn chọn mua hàng ở chợ và đại lý truyền thống, mua-hang-o-cho-dai-ly-truyen-thong, truy cập ngày 2/3/2020. 105. Vân Ly, 94% người dùng internet sử dụng internet hàng ngày, https://www.thesaigontimes.vn/298110/94-nguoi-dung-internet-o-viet-nam- len-mang-hang-ngay.html, truy cập ngày 18/2/2020. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01. PHIẾU KHẢO SÁT THÁI ĐỘ NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MARKETING TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Kính chào quý vị, Tôi là Hoàng Thị Thanh, hiện đang là nghiên cứu sinh của trường Đại học Ngoại Thương. Trong khuôn khổ đề tài luận án tiến sĩ, khảo sát ý kiến người tiêu dùng về hoạt động marketing trực tiếp là một phần trong những hoạt động nghiên cứu nhằm thực hiện đề tài luận án. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý vị thông qua việc trả lời các câu hỏi của Phiếu khảo sát. Nếu quý vị cần thêm thông tin xin liên hệ: Hoàng Thị Thanh, Giảng viên Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải. Số điện thoại 0369 808 909. Email: thanhht@utt.edu.vn. Mọi thông tin quý vị cung cấp đều được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. PHẦN 1: THỰC TRẠNG CHẤP NHẬN MARKETING TRỰC TIẾP CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Câu 1: Hãy đánh giá mức độ thường xuyên quý vị nhận được thông tin giới thiệu sản phẩm/ bán hàng trực tiếp qua một số hình thức dưới đây? (Trong đó các mức độ thường xuyên tăng dần: 1. Chưa từng; 2. Rất ít lần; 3. Thỉnh thoảng; 4. Thường xuyên; 5. Rất thường xuyên) Hình thức giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới người tiêu Mức độ thường xuyên dùng a. Gửi thư/ tờ rơi tới gia đình 1 2 3 4 5 b. Gọi điện thoại 1 2 3 4 5 c. Nhắn tin (tin nhắn SMS) qua điện thoại 1 2 3 4 5 d. Gửi thư điện tử (email) 1 2 3 4 5 e. Quảng cáo trên website/ mạng xã hội của doanh nghiệp 1 2 3 4 5 Câu 2: Hãy cho biết quý vị có thường xuyên mua hàng qua các hình thức dưới đây hay không? Trong đó các mức độ thường xuyên tăng dần: 1. Chưa từng; 2. Rất ít lần; 3. Thỉnh thoảng; 4. Thường xuyên; 5. Rất thường xuyên) Hình thức đặt hàng Mức độ thường xuyên Gửi thư bưu điện 1 2 3 4 5 Nhắn tin SMS 1 2 3 4 5 Gọi điện thoại 1 2 3 4 5 Gửi thư điện tử 1 2 3 4 5 Qua mạng xã hội 1 2 3 4 5 Website thương mại điện tử 1 2 3 4 5 Ứng dụng mua sắm trên điện thoại di động 1 2 3 4 5 Câu 3: Quý vị có thường xuyên sử dụng những phương tiện dưới đây để liên lạc với doanh nghiệp bán lẻ khi cần giải đáp những vấn đề thắc mắc về sản phẩm hay không? (Trong đó các mức độ thường xuyên tăng dần: 1. Chưa từng; 2. Rất ít lần; 3. Thỉnh thoảng; 4. Thường xuyên; 5. Rất thường xuyên) Hình thức liên lạc Mức độ thường xuyên a. Gửi thư 1 2 3 4 5 b. Gọi điện thoại trực tiếp 1 2 3 4 5 c. Gửi thư điện tử (email) 1 2 3 4 5 d. Trao đổi trên website 1 2 3 4 5 e. Mạng xã hội của doanh nghiệp 1 2 3 4 5 Câu 4: Trong thời gian tới, quý vị có dự định mua hàng/ tiếp tục mua hàng qua hình thức dưới đây hay không? (Trong đó: 1. Chắc chắn không; 2. Phân vân; 3. Chắc chắn có) Hình thức mua hàng trực tiếp Chắc Phân Chắc chắn vân chắn không có a. Gửi thư 1 2 3 b. Gọi điện thoại 1 2 3 c. Nhắn tin qua điện thoại 1 2 3 d. Gửi thư điện tử (email) 1 2 3 e. Mua sắm trực tuyến (website, mạng xã hội, ứng dụng di 1 2 3 động,...) PHẦN 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THÁI ĐỘ NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI MARKETING TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ Đối với những câu hỏi có sẵn phương án trả lời, quý vị vui lòng khoanh tròn MỘT con số tương ứng với mức độ đồng ý của quý vị đối với những phát biểu dưới đây. Trong đó điểm càng cao tương ứng với mức độ đồng ý càng cao: 1. Không đồng ý; 2. Không đồng ý một phần; 3. Phân vân; 4. Đồng ý một phần; 5. Đồng ý Mã Nội dung câu hỏi khảo sát Mức độ đồng ý TT1 Tôi được cung cấp những thông tin hữu ích về sản 1 2 3 4 5 phẩm và thị trường. TT2 Thông tin về sản phẩm và thị thường thường 1 2 3 4 5 xuyên được cập nhật tới tôi. TT3 Tôi nhận được những thông tin về sản phẩm và thị 1 2 3 4 5 trường mà tôi cần. TT4 Tôi được cung cấp thông tin đơn giản, dễ hiểu về 1 2 3 4 5 sản phẩm và thị trường. TC1 Marketing trực tiếp cung cấp thông tin trung thực 1 2 3 4 5 về sản phẩm và thị trường. TC2 Tôi tin tưởng vào thông tin nhận được trực tiếp từ 1 2 3 4 5 các doanh nghiệp bán lẻ. TC3 Tôi tin tưởng vào thương hiệu sản phẩm được 1 2 3 4 5 giới thiệu. TC4 Tôi cho rằng hoạt động marketing trực tiếp của 1 2 3 4 5 doanh nghiệp bán lẻ đáng tin cậy. PN1 Thông tin quảng cáo bán hàng trực tiếp chỉ làm tôi 1 2 3 4 5 khó chịu. PN2 Điện thoại quảng cáo bán hàng trực tiếp làm tôi 1 2 3 4 5 khó chịu. PN3 Tin nhắn/ email với nội dung quảng cáo bán hàng 1 2 3 4 5 làm tôi thấy khó chịu. PN4 Những thông tin quảng cáo bán hàng xuất hiện 1 2 3 4 5 trên youtube/facebook,...làm tôi khó chịu. TI1 Tôi có thể tìm hiểu và mua sắm sản phẩm mình 1 2 3 4 5 quan tâm bất cứ thời gian nào. TI2 Tôi không cần đến cửa hàng mà vẫn có được 1 2 3 4 5 thông tin về sản phẩm và đặt hàng tại bất cứ địa điểm nào. TI3 So với giá được bán tại cửa hàng, giá đặt hàng trực 1 2 3 4 5 tiếp rẻ hơn. TI4 Tôi có thể tìm hiểu/ mua hàng hoá mà không cho 1 2 3 4 5 người khác biết tôi đang cần mua. TI5 Tôi có thể đặt mua ngay những sản phẩm mà cửa 1 2 3 4 5 hàng không có/ đã hết. TI6 Tôi có thể lạc trực tiếp với doanh nghiệp bán lẻ dễ 1 2 3 4 5 dàng và nhanh chóng. CP1 Tôi chỉ muốn nhận thông tin về sản phẩm/ những 1 2 3 4 5 ưu đãi được nhận mà tôi đang quan tâm. CP2 Tôi chỉ cho phép những doanh nghiệp bán lẻ tôi đã 1 2 3 4 5 đăng ký gửi thông tin tới địa chỉ/số điện thoại/thư điện tử cho tôi. CP3 Tôi không muốn nhận thông tin quảng cáo trực 1 2 3 4 5 tiếp của tất cả các doanh nghiệp bán lẻ. TĐ1 Tôi thích nhận thông tin giới thiệu sản phẩm trực 1 2 3 4 5 tiếp từ doanh nghiệp bán lẻ. TĐ2 Tôi thích mua hàng trực tiếp mà không phải tới 1 2 3 4 5 cửa hàng. TĐ3 Tôi thích liên lạc trực tiếp tới doanh nghiệp bán lẻ. 1 2 3 4 5 TĐ4 Tôi thích những lợi ích do marketing trực tiếp 1 2 3 4 5 mang lại. PHẦN 3: THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI Họ và tên:.. Giới tính: c Nam c Nữ Tuổi: c Dưới 20 tuổi c Từ 21 đến 30 tuổi c Từ 31 đến 45 tuổi c Từ 45 đến 60 tuổi Số điện thoại (không bắt buộc): Nghề nghiệp: c Học sinh/Sinh viên c Nhân viên văn phòng c Kinh doanh tự do c Khác Xin chân thành cảm ơn Quý vị đã tham gia Cuộc khảo sát! PHỤ LỤC 02. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS 1. Mô tả thống kê kết quả khảo sát N Minimum Maximum Mean Std. Deviation NTT1 310 1 5 2.76 1.242 NTT2 310 1 5 2.79 1.336 NTT3 310 1 5 3.32 1.204 NTT4 310 1 5 3.15 1.308 NTT5 310 1 5 4.16 .989 MH1 310 1 5 2.58 1.543 MH2 310 1 5 2.19 1.244 MH3 310 1 5 3.18 1.304 MH4 310 1 5 2.69 1.280 MH5 310 1 5 3.90 1.090 MH6 310 1 5 3.98 1.145 MH7 310 1 5 4.27 1.004 LH1 310 1 5 2.16 1.287 LH2 310 1 5 3.82 1.291 LH3 310 1 5 3.10 1.268 LH4 310 1 5 3.58 1.187 LH5 310 1 5 3.97 .951 DĐ1 310 1 5 1.87 1.173 DD2 310 1 5 3.05 1.351 DĐ3 310 1 5 2.45 1.342 DĐ4 310 1 5 2.68 1.425 DĐ5 310 1 5 4.19 .801 TT1 310 1 5 4.05 1.035 TT2 310 1 5 3.73 .973 TT3 310 1 5 4.00 .985 TT4 310 1 5 3.62 .994 TC1 310 1 5 3.41 1.147 TC2 310 1 5 2.91 1.104 TC3 310 1 5 3.06 1.263 TC4 310 1 5 3.24 .989 PN1 310 1 5 3.28 1.265 PN2 310 1 5 3.79 1.382 PN3 310 1 5 3.53 1.338 PN4 310 1 5 3.49 1.321 TI1 310 1 5 4.04 .966 TI2 310 1 5 4.01 1.021 TI3 310 1 5 3.68 1.029 TI4 310 1 5 3.95 1.086 TI5 310 1 5 3.92 1.088 TI6 310 1 5 3.93 1.053 CP1 310 1 5 3.99 .997 CP2 310 1 5 3.87 1.056 CP3 310 1 5 3.69 .960 TĐ1 310 1 5 3.71 1.080 TĐ2 310 1 5 3.49 1.145 TĐ3 310 1 5 3.81 1.116 TĐ4 310 1 5 3.93 1.002 Valid N (listwise) 310 2. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha TT Case Processing Summary N % Cases Valid 310 100.0 Excludeda 0 .0 Total 310 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .787 4 Item-Total Statistics Corrected Item- Cronbach's Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted TT1 11.35 5.347 .689 .685 TT2 11.67 6.093 .557 .754 TT3 11.40 6.111 .541 .762 TT4 11.78 5.859 .596 .735 TC Case Processing Summary N % Cases Valid 310 100.0 Excludeda 0 .0 Total 310 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .888 4 Item-Total Statistics Corrected Item- Cronbach's Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted TC1 9.22 9.303 .667 .889 TC2 9.71 8.951 .775 .848 TC3 9.56 8.189 .762 .856 TC4 9.38 9.247 .842 .830 PN Case Processing Summary N % Cases Valid 310 100.0 Excludeda 0 .0 Total 310 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .910 4 Item-Total Statistics Corrected Item- Cronbach's Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted PN1 10.81 13.891 .708 .912 PN2 10.30 12.295 .822 .873 PN3 10.56 12.545 .827 .872 PN4 10.60 12.656 .826 .872 TI Case Processing Summary N % Cases Valid 310 100.0 Excludeda 0 .0 Total 310 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .844 6 Item-Total Statistics Corrected Item- Cronbach's Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted TI1 19.49 15.688 .692 .806 TI2 19.52 15.493 .670 .809 TI3 19.85 15.797 .619 .819 TI4 19.58 15.124 .665 .810 TI5 19.62 15.939 .552 .833 TI6 19.61 16.142 .552 .832 CP Case Processing Summary N % Cases Valid 310 100.0 Excludeda 0 .0 Total 310 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .663 3 Item-Total Statistics Corrected Item- Cronbach's Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted CP1 7.56 2.616 .565 .443 CP2 7.68 2.523 .534 .483 CP3 7.86 3.324 .339 .731 TĐ Case Processing Summary N % Cases Valid 310 100.0 Excludeda 0 .0 Total 310 100.0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .789 4 Item-Total Statistics Corrected Item- Cronbach's Scale Mean if Scale Variance Total Alpha if Item Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted TĐ1 11.23 6.663 .673 .698 TĐ2 11.45 7.128 .514 .781 TĐ3 11.12 6.542 .664 .701 TĐ4 11.01 7.560 .547 .761 3. Kết quả phân tích nhân tố KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .838 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 3429.879 df 210 Sig. .000 Communalities Initial Extraction TT1 1.000 .697 TT2 1.000 .595 TT3 1.000 .538 TT4 1.000 .675 TC1 1.000 .684 TC2 1.000 .785 TC3 1.000 .780 TC4 1.000 .849 PN1 1.000 .688 PN2 1.000 .813 PN3 1.000 .829 PN4 1.000 .818 TI1 1.000 .686 TI2 1.000 .681 TI3 1.000 .577 TI4 1.000 .608 TI5 1.000 .540 TI6 1.000 .482 CP1 1.000 .649 CP2 1.000 .573 CP3 1.000 .620 Extraction Method: Principal Component Analysis. Extraction Method: Principal Component Analysis. Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 TI1 .694 TT1 .686 TI4 .684 TI3 .670 TI6 .628 TI2 .628 TT3 .622 TC1 .603 .515 CP1 .595 TI5 .557 CP2 .554 TT4 .540 .529 TT2 .528 PN3 .896 PN4 .884 PN2 .858 PN1 .812 TC4 .555 .705 TC3 .529 .696 TC2 .559 .681 CP3 .665 Extraction Method: Principal Component Analysis.a a. 5 components extracted. Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 TI2 .812 TI1 .780 TI4 .707 TI3 .699 TI5 .622 TI6 .589 PN3 .909 PN4 .902 PN2 .893 PN1 .828 TC4 .900 TC3 .866 TC2 .851 TC1 .764 TT4 .779 TT1 .748 TT2 .741 TT3 .607 CP3 .774 CP1 .670 CP2 .647 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a a. Rotation converged in 5 iterations. Component Transformation Matrix Component 1 2 3 4 5 1 .638 .163 .459 .494 .335 2 -.048 .984 -.101 -.113 -.083 3 -.345 .028 .870 -.160 -.312 4 -.595 .058 -.078 .797 .037 5 -.343 .038 .127 -.288 .884 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. 4. Kết quả hồi quy Variables Entered/Removeda Variables Variables Model Entered Removed Method 1 CHO PHÉP, . Enter PHIỀN NHIỄU, TIN CẬY, THÔNG TIN, TIỆN ÍCHb a. Dependent Variable: THÁI ĐỘ b. All requested variables entered. Model Summaryb Adjusted R Std. Error of Durbin- Model R R Square Square the Estimate Watson 1 .759a .577 .570 .55813 2.092 a. Predictors: (Constant), CHO PHÉP, PHIỀN NHIỄU, TIN CẬY, THÔNG TIN, TIỆN ÍCH b. Dependent Variable: THÁI ĐỘ ANOVAa Sum of Mean Model Squares df Square F Sig. 1 Regression 128.970 5 25.794 82.803 .000b Residual 94.699 304 .312 Total 223.669 309 a. Dependent Variable: THÁI ĐỘ b. Predictors: (Constant), CHO PHÉP, PHIỀN NHIỄU, TIN CẬY, THÔNG TIN, TIỆN ÍCH Coefficientsa Unstandardized Standardized Collinearity Coefficients Coefficients Statistics Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF 1 (Constant) .015 .214 .071 .944 THÔNG .265 .050 .243 5.250 .000 .653 1.532 TIN TIN CẬY .137 .035 .157 3.857 .000 .840 1.190 PHIỀN -.076 .027 -.105 -2.792 .006 .985 1.015 NHIỄU TIỆN ÍCH .412 .052 .378 7.927 .000 .613 1.631 CHO .239 .049 .218 4.890 .000 .700 1.429 PHÉP a. Dependent Variable: THÁI ĐỘ Collinearity Diagnosticsa Variance Proportions Mod Dimensi Eigenva Condition (Consta THÔNG TIN PHIỀN TIỆN CHO el on lue Index nt) TIN CẬY NHIỄU ÍCH PHÉP 1 1 5.789 1.000 .00 .00 .00 .00 .00 .00 2 .095 7.796 .00 .01 .12 .80 .00 .01 3 .059 9.910 .01 .02 .84 .08 .02 .07 4 .021 16.550 .01 .65 .04 .00 .02 .55 5 .018 17.756 .43 .07 .00 .03 .74 .00 6 .017 18.424 .55 .25 .01 .09 .21 .37 a. Dependent Variable: THÁI ĐỘ Residuals Statisticsa Minimum Maximum Mean Std. Deviation N Predicted Value 1.8137 5.0221 3.7339 .64605 310 Residual -1.83501 2.13234 .00000 .55360 310 Std. Predicted Value -2.972 1.994 .000 1.000 310 Std. Residual -3.288 3.820 .000 .992 310 a. Dependent Variable: THÁI ĐỘ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_marketing_truc_tiep_tai_cac_doanh_nghiep.pdf
  • pdfHoang Thi Thanh_Tom tat luan an TA final.pdf
  • pdfHoang Thi Thanh_Tom tat luan an TV final.pdf
  • pdfHoang Thi Thanh_Trang thong tin tom tat diem moi TA.pdf
  • pdfHoang Thi Thanh_Trang thong tin tom tat diem moi TV.pdf
  • pdfHoang Thi Thanh_Trich yeu luan an.pdf
Luận văn liên quan