Luận án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Thành phố Viêng Chăn là Thủ đô của CHDCND Lào, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh của nước CHDCND Lào. Để thực hiện được vai trò đầu não và trung tâm phát triển của cả nước, nguồn nhân lực chất lượng cao có tầm quan trọng quyết định. Bỡi lẽ, nó là nguồn lực góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại; là nhân tố quan trọng thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực, trình độ nguồn nhân lực trước yêu cầu của thực tiễn; là nhân tố chủ yếu để nâng cao năng suất lao động, phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường; thúc đẩy sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực chất lượng của thành phố còn rất thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng.

doc181 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hợp lý, đúng người, đúng việc sẽ giúp cho cán bộ, công chức phát huy được khả năng, sở trường, rèn luyện kỹ năng thành thạo công việc, góp phần chủ yếu đảm bảo cho việc hoàn thành công vụ của cơ quan. - Tạo điều kiện cho người lao động được tự do di chuyển giữa các vùng, các ngành của nền kinh tế. - Thay đổi căn bản chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ lao động, áp dụng trả theo theo hiệu quả công việc và cống hiến của họ. Ba là, đánh giá toàn diện và định kỳ các hoạt động phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố - Quản lý việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của các cấp, ngành. - Nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục - đào tạo đối với cá cơ sở đào tạo thuộc quyền quản lý của Thành phố; - Thực hiện đánh giá định kỳ cán bộ dựa trên các tiêu chí của các chức danh đã xây dựng. 4.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng để tăng cường thể lực cho nguồn nguồn nhân lực chất lượng cao Một trong những hạn chế của người Lào, trong đó có người Lào ở Thành phố Viêng Chăn, là thể lực nhỏ bé, sức khỏe yếu. Đây là một cản trở lớn để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì sức khỏe là quyền lợi cơ bản nhất của con người và rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Sức khỏe phải được nhìn nhận như là tài sản của con người và xã hội giống như bất cứ tài sản vật chất nào. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, thể lực của cá nhân nếu tốt thì mới có khả năng phát huy trí lực của họ tốt hơn, tiêu chí để đánh giá trí lực là trình độ học vấn, kiến thức khoa học, khả năng vận dụng kiến thức khoa học - kỹ thuật và những kinh nghiệm trong sản xuất mà họ tích lũy, học tập được. Để có được những khả năng đó, con người phải có những tố chất sức khỏe cần thiết. Mở rộng mạng lưới y tế xuống cơ sở, thực hiện chính sách khám và chữa bệnh có miễn phí và không miễn phí với mục đích, mục tiêu rõ ràng, đặc biệt chú ý quan tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người lao động, người nghèo. Trên tinh thần đó, việc nâng cao toàn diện chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Viêng Chăn phải chú trọng đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân; đầu tư về đội ngũ cán bộ y tế, cơ sở vật chất của ngành y tế nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu về thông tin và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đẩy mạnh các hoạt động vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm... nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng con người và chất lượng cuộc sống, có nghĩa là phải nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của con người, bảo đảm có thể lực dồi dào, có trí tuệ minh mẫn. Cụ thể như sau: Tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em. Bởi vì, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em hiện nay chính là điều kiện để có được những người lao động khỏe mạnh phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp và các ngành khác trong tương lai. Tổ chức thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình để đảm bảo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho mỗi thành viên trong gia đình. Đó cũng chính là điều kiện để huy động cho xã hội những người lao động khỏe mạnh, thông minh cho hiện tại và trong tương lai. Tăng khẩu phần dinh dưỡng và cải thiện cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhân dân nhằm tăng cường năng lượng cho mỗi người dân, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và nâng cao thể lực cho người lao động. Cần tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân những kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh thực phẩm, về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe để mỗi người, mỗi gia đình tự biết chăm sóc nâng cao sức khỏe của bản thân và gia đình mình, góp phần tạo ra những người công dân khỏe mạnh cho xã hội. Cải thiện vệ sinh môi trường sống, điều kiện vệ sinh an toàn cho người lao động, nhất là những người làm việc trong những ngành công nghiệp nặng nhọc, độc hại như ngành khai thác mỏ, thuộc da... Các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp cần kết hợp với các bệnh viện tổ chức kiểm tra sức khỏe và thực hiện việc khám chữa bệnh định kỳ hàng năm cho người lao động. Thực hiện phòng, chống các tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng đến sức khỏe như nghiện hút, mại dâm... kết hợp với tuyên truyền lối sống văn hóa lành mạnh cho người dân. Tạo điều kiện thuận lợi và tổ chức tốt việc nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho nhân dân - từ việc tham quan, du lịch, nghỉ mát, thưởng thức nghệ thuật cho đến các hoạt động lễ hội truyền thống nhằm nâng cao đời sống tinh thần của người dân, giảm bớt sự căng thẳng của những người lao động sau một thời gian làm việc vất vả, nhất là đối với những người hoạt động trong các ngành công nghiệp. Phát động các phong trào thể dục thể thao, rèn luyện thân thể trong các doanh nghiệp và trong các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm tăng cường thể lực của người lao động. 4.2.5. Nhóm giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án phát triển các ngành kinh tế công nghệ cao vào thành phố Viêng Chăn Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực để thúc đẩy sự phát triển của nguồn lực này. Nhiều năm qua, cơ cấu kinh tế của CHDCND lào và Thành phố Viêng Chăn nhìn chung còn rất lạc hậu, các ngành kinh tế có trình độ cao còn hạn chế nên nhu cầu nguồn nhân lực cao chưa thực sự bức xúc. Do vậy, Thành phố cần có những chính sách thúc đẩy cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ cao và cần tập trung vào những nội dung sau: Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội theo yêu cầu phát triển bền vững, trong đó những yêu cầu về bảo vệ môi trường phải phải được xem xét đầy đủ. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Viêng Chăn. Trong đó cần có chính sách ưu tiên cho các dự án có trình độ công nghệ cao. Xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố, đặc biệt là ở các khu công nghiệp. Huy động nguồn lực đặc biệt là mở rộng liên kết với các nước trong khu vực trong phát triển khoa học - công nghệ. 4.2.6. Nhóm giải pháp tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Bên cạnh việc khai thác và phát huy các yếu tố bên trong để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố, trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, chính quyền Thành phố Viêng Chăn cần phải tiếp cận các chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển. Việc tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, nhất là với các tổ chức bên ngoài, với các nước trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực đào tạo cần được xác định là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng hiện nay ở Thành phố Viêng Chăn. Trước yêu cầu đó, đòi hỏi các cấp lãnh đạo của Thành phố Viêng Chăn cần có nhận thức một cách đầy đủ hơn, chủ động hơn trong việc phát triển hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực bằng các hình thức sau: Tổ chức thực hiện tốt và có hiệu quả chủ trương sử dụng ngân sách và nguồn lực của Nhà nước trong việc đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài, nhất là đối với một số ngành mũi nhọn. Tranh thủ các dự án của các tổ chức quốc tế và nước ngoài về giáo dục - đào tạo, mở nhiều hình thức liên kết đào tạo với nước ngoài. Nhà nước tăng cường kinh phí mở rộng quy mô đưa người đi đào tạo ở nước ngoài, đồng thời khuyến khích đi học nước ngoài tự túc và chính sách sử dụng người học ở nước ngoài trở về phục vụ Tổ quốc. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, sử dụng các chuyên gia nước ngoài bằng chính sách trả lương cao để hợp tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho Thành phố Viêng Chăn. Mở rộng hợp tác với các nước trong phát triển nguồn nhân lực trên trình độ đại học. Tích cực gửi những sinh viên giỏi, có năng lực sang các nước tiên tiến để đào tạo ở cấp đại học và sau đại học để họ tiếp cận với những tri thức khoa học - công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại. Vậy, phải biết dựa vào tiềm lực quốc tế thì nguồn nhân lực này có thể được nâng cao chất lượng có hiệu quả hơn. Đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phải tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước đối với phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật. Cụ thể là đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế, qua đó các nhà khoa học nước nhà có thể nắm được các kết quả nghiên cứu khoa học mới, tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm để tìm ra các xu thế phát triển cũng như tìm ra các nguồn tài trợ nước ngoài cho công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước cũng như của Thành phố Viêng Chăn. KẾT LUẬN Thành phố Viêng Chăn là Thủ đô của CHDCND Lào, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh của nước CHDCND Lào. Để thực hiện được vai trò đầu não và trung tâm phát triển của cả nước, nguồn nhân lực chất lượng cao có tầm quan trọng quyết định. Bỡi lẽ, nó là nguồn lực góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại; là nhân tố quan trọng thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực, trình độ nguồn nhân lực trước yêu cầu của thực tiễn; là nhân tố chủ yếu để nâng cao năng suất lao động, phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường; thúc đẩy sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực chất lượng của thành phố còn rất thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Do vậy, NCS đã lựa chọn "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Viêng Chăn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" để làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ kinh tế. Với đề tài đã được lựa chọn như trên, luận án đã đạt được những kết quả cơ bản sau đây: - Tổng quan được tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án dưới hướng cơ bản : các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và các công trình về nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ đó, đã chỉ ra được những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án; - Hệ thống hóa và làm rõ hơn và có bổ sung cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân chất lượng. - Phân tích và đánh giá tương đối toàn diện thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố từ năm 2005 - 2013. Trong đó, luận án đã đưa ra những đánh giá về những kết quả đã đạt được, đặc biệt đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của phát triển nguồn nhân lực của địa phương. - Đề xuất định hướng và các nhóm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của Thành phố Viêng Chăn đến năm 2020. Với những kết quả đã đạt được, NCS hy vọng đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của luận án tiến sỹ kinh tế. Tuy nhiên, do năng lực của bản thân và những hạn chế của các nguồn lực khác như nguồn tài liệu thiếu, ngoại ngữ nên luận án chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. NCS rất mong được các nhà khoa học trong Hội đồng và thầy cô, bạn bè ủng hộ và giúp đỡ để NCS tiếp tục hoàn thiện luận án. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Phít Sa Máy Bunvilay (2013), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Những định hướng cơ bản", Tạp chí Giáo dục lý luận, (206). Phít Sa Máy Bunvilay (2013), "Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng của một số quốc gia bài học cho Thành phố Viêng Chăn, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào", Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (8). DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt Phạm Ngọc Anh (1995), "Nguồn lực con người - nhân tố quyết định của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (9). Trần Thị Anh (2005), Nguồn nhân lực cho ngành Công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Luận án thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Triệu Tuệ Anh, Lâm Trạch Viên (2004), Thiết kế tổ chức và quản lý chiến lược nguồn nhân lực, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. Dương Hoàng Anh (2008), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH ở Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ. Trần Thị Ánh (2005), Vận dụng lý luận về tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa vào việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hoàng Chí Bảo (1998), "Lý luận và phương pháp nghiên cứu về con người", Tạp chí Triết học, (7). Bùi Quang Bình (2009), trong Vốn con người và đầu tư vào vốn con người, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Nguồn lực và động lực cho phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Đề tài KX04.08/06-10. Bộ Khoa học và Công nghệ (2002), Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2001, Hà Nội. Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2003, Hà Nội. Bộ Khoa học và Công nghệ (2005), Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2004, Hà Nội. Trần Xuân Cầu (2012), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Mai Quốc Chính (chủ biên) (1996), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Chính phủ (1996), Nghị quyết số 37/CP-TTg ngày 26/26/1996 về định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời gian 1996-2000 và chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam. Chương trình Khoa học-Công nghệ cấp Nhà nước KX-05 (2003), Nghiên cứu văn hóa, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội. Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Hữu Dũng (2002), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế", Tạp chí Lý luận chính trị, (8). Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. Nguyễn Hữu Dũng (2005), Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho Thanh niên, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. Trương Tuấn Dũng (2009), Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Hội nghị lần thứ (sáu, bảy) Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đa Von BÚT THA NU VÔNG (2011), Phát huy nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thủ đô Viêng Chăn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Đỗ Văn Đạo (2009), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay", Tạp chí Tuyên giáo, (10). Trần Thọ Đạt - Đỗ Tuyết Nhung (2008), Tác động của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Bạch Đằng (2002), "Hướng phát triển nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (25). Đỗ Công Đình (2005), "Nguồn nhân lực Việt Nam thực trạng và kiến nghị", Tạp chí Cộng sản, (733). Lê Thị Hồng Điệp (2010), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế trí thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế. Trần Văn Đỉnh (2010), Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Vương Quốc Được (1999), Xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (đồng chủ biên) (2005), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Thị Như Hà (2005), "Đầu tư nước ngoài với việc phát triển và khai thác nguồn nhân lực Việt Nam", Tạp chí Lý luận chính trị, (4). Trần Kim Hải (1999), Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Phạm Minh Hạc (2009), Vấn đề xây dựng con người và phát triển nguồn nhân lực, Trong sách: Con người: Văn hóa, quyền và phát triển do Mai Quỳnh Nam, chủ biên. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới, Chương trình Khoa học - Công nghệ cấp Nhà nước KX-07, Hà Nội. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Huy Hiệp (2011), "Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhiệm vụ xây dung và bảo vệ Tổ quốc", Tạp chí Lý luận chính trị, (4). Nguyễn Thị Hoa (2006), Thị trường lao động ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Nguyễn Đình Hòa (2004), "Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Triết học, (1). Dương Anh Hoàng (2008), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Thông tin Khoa học (2009), "Phát triển nguồn nhân lực - thách thức của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế", Thông tin tư liệu chuyên đề, (4). Hội đồng Lý luận Trung ương (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong tình hình hiện nay, (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đặng Thị Thanh Huyền (2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lực, những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội. Lê Quang Hùng (2006), Nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Phạm Mạnh Hùng (2010), Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Đắc Hưng (2005), Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Đình Kháng (2007), Về vấn đề tiếp tục hoàn thiện thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam; Bản tin những vấn đề kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đoàn Văn Khải (2005), Nguồn nhân lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đoàn Văn Khái (1995), "Nguồn lực con người - yếu tố quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Tạp chí Triết học, (4). Đoàn Văn Khái (2000), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Việt Triết học, Hà Nội. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), "Vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực vùng Đồng bằng sông Hồng", Tạp chí Lý luận chính trị, (6). Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo, kinh nghiệm Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Lê Thị Ái Lâm (2002), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo ở một số nước Đông Á, kinh nghiệm đối với Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trung tâm Khoa học và Xã hội Nhân văn Quốc gia. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, Tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, Tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, Tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. Nguyễn Đình Luận (2005), "Nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (14). Trương Giang Long, Trần Hoàng Ngân (đồng chủ biên) (2011), Những vấn đề kinh tế - xã hội trong cương lĩnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Văn Long (2010), Phát huy nguồn nhân lực bằng động lực thúc đẩy, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cù Chí Lợi (chủ biên), (2009), Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tăng Minh Lộc (2008), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn", Tạp chí Cộng sản, (19). C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, Tập 46, Nxb Sự thật, Hà Nội. Lê Thị Mai (2005), Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Vũ Thị Phương Mai (2004), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao qua thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số nước", Tạp chí Tổ chức Nhà nước, (11). Phạm Văn Mợi (2008), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Hải Phòng", Tạp chí Lý luận chính trị, (9). Phạm Văn Mợi (2010), Giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Hải Phòng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Đỗ Mười (1995), Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phạm Công Nhất (2007), Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phạm Công Nhất (2008), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế", Tạp chí Cộng sản, (7). Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nguyễn An Ninh (2010), Những nhân tố mới tác động đến triển vọng của CNXH ở Việt Nam, (Sách tham khảo). Trần Thị Nhung, Nguyễn Duy Dũng (chủ biên) (2005), Phát triển nguồn nhân lực trong các công ty Nhật Bản hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Phạm Thành Nghị (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH đất nước, Nxb Khoa học và Xã hội, Hà Nội. Đoàn Thị Minh Oanh (2011), "Xây dựng tư duy và lối sống của con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế", Tạp chí Lý luận chính trị, (9). Lê Du Phong (2006), Nguồn nhân lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Nguyễn Văn Phúc (2007), "Mấy ý kiến về phát triển thị trường sức lao động trình độ cao ở nước ta", Tạp chí Cộng sản, (4). Lê Văn Phục (2010), "Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của một số nước trên thế giới", Tạp chí Lý luận chính trị, (6). Phùng Hữu Phú (chủ biên) (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (đồng chủ biên) (2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Thị Thu Phương (2009), Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay, Nxb Chính trị quốc gia. Vũ Hào Quang, Những đặc trưng cơ bản về con người và văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay, Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước mã số KX03.19/06-10, Trường Đại học KHXH&NV chủ trì, tr.15. Phạm Văn Quý (2005), Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam. Phạm Văn Quý, Trần Xuân Định (1998), "Nhân lực khoa học và công nghệ", Tạp chí Hoạt động Khoa học, (3). Trần Thị Như Quỳnh (2011), "Đội ngũ công nhân tri thức ở Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Lý luận chính trị, (4). Sẳn Xay Nha Xẻng (2011) Phát huy vai trò của giáo dục đối với phát triển phụ nữ ở Thủ đô Viêng Chăn, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Sỉ Sổm Phon Vông Pha Chăn (2009), Phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố Viêng Chăn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo (2006), Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tạp chí phát triển KH&CN (2011), Tập 14, Số Q11. Nguyễn Thanh (2001), Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo dục - đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Quốc Thanh (2010) Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học Viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Song Thành (2004), "Chiến lược nhân tài - một số vấn đề cấp bách của Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập", Tạp chí Lý luận chính trị, (8). Vũ Bá Thế (2005), Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội. Nguyễn Thị Thơm (2006), Thị trường lao động Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2011), Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 phê duyệt chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020. Phạm Sỹ Tiến (2000), "Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho kỷ nguyên kinh tế tri thức", Tạp chí Khoa học - Tổ quốc, (18). Nguyễn Tiệp (2005), "Phát triển thị trường lao động nước ta các năm 2005 - 2010", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (7). Nguyễn Huy Trung (2006), "Xung quanh vấn đề xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao", Tạp chí Lao động Xã hội, (5). Phan Quang Trung (2007), Thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Vương Thanh Tú (2004), Thị trường lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Tú (2012), Nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Nguyễn Kế Tuấn (2004), Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Minh Tuấn (2009), "Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị của Đảng và Nhà nước Lào tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh", Tạp chí Lý luận chính trị, (12). Đỗ Thế Tùng (1996), Vấn đề lao động và việc làm, Trung tâm Thông tin Tư liệu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn lực tài năng, Nxb Thế giới, Hà Nội. Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Vi La Phăn Sỉ Li Thăm (2011), Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nguồn nhân lực ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoại mới, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Đào Quang Vinh (2006), Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Viện Nghiên cứu con người (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam một số lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục - Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực (2002), Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nxb Gíáo dục, Hà Nội. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Vị La Phăn Xỉ Lị Thăm (2011), Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nguồn nhân lực ở CHDCND Lào trong giai đoạn mới, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Website: Xỉ Tha Lườn Khăm Phu Vông (2005), Vai trò của chính sách xã hội đối với việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Xư Lao Xô Tu Ky (2007), Nguồn nhân lực cho công nghiệp hiện đại hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Viêng Chăn, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. II. Tiếng Lào dịch sang tiếng Việt Ban Tổ chức Thủ đô Viêng Chăn (2010), Báo cáo tổng kết việc thực hiện phát triển nguồn lực con người, học kỳ (2008-2009) và phương hướng học kỳ (2010 - 2012). Ban Tổ chức Thủ đô Viêng Chăn (2013), Tổng kết thực hiện công tác tổ chức xây dựng bồi dưỡng cán bộ của Thủ đô 5 năm 2006-2010-2013 và phương hướng đến năm 2015. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2007), Đại hội đánh giá việc thực hiện phát triển con người trong năm (2005 - 2006) và phương hướng (2007 - 2008) đối với 9 tỉnh miền Trung và Nam, ngày 7-9 tháng 8/2007. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2007), Tài liệu Đại hội đánh giá việc thực hiện phát triển con người trong năm (2005 - 2006) và phương hướng (2007 - 2008) đối với 8 tỉnh miền Bắc, ngày 13-15 tháng 6/2007. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2007), Đại hội đánh giá việc thực hiện phát triển con người trong năm (2007 - 2008) và phương hướng (2008-2009). Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2002), Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2007), Công tác phát triển nguồn nhân lực đối với tám tỉnh miền Bắc và chín tỉnh miền Trung, Nam nước CHDCND Lào. Ban Tổ chức Thủ đô Viêng Chăn (2010), Tổng kết 35 năm Thủ đô Viêng Chăn, Nxb Lào Uniprint. Ban Tổ chức Thủ đô Viêng Chăn (2013), Tổng kết thực hiện công tác tổ chức xây dựng bồi dưỡng cán bộ của thủ đô 5 năm 2006-2010-2013 va phương hướng đến năm 2015. Bộ Lao động và Thương binh Xã hội (2010), Báo cáo Tổng kết việc thực hiện phát triển lao động và thương binh xã hội 5 năm từ 2006 - 2010 lần thứ nhất và phương hướng 5 năm từ 2011 - 2015. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Liên hiệp quốc (2006), Thương mại quốc tế và phát triển nguồn nhân lực, (Báo cáo về phát triển con người ở CHDCND Lào), tập 3, Nxb Tổ chức Liên hiệp quốc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Liên hiệp quốc (2009), Tạo công ăn việc làm và cuộc sống (Báo cáo về phát triển con người ở CHDCND Lào), tập 4, Viêng Chăn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng thế giới (WB) (2006), Tổng kết đánh giá tình hình nghèo đói ở CHDCND Lào, tập 1, Nxb Ngân hàng thế giới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng thế giới (WB) (2006), Tổng kết đánh giá tình hình nghèo đói ở CHDCND Lào, tập 2, Nxb Ngân hàng thế giới. Bộ Giáo dục - Đào tạo và Thể thao (2008), Chiến lược cải cách nền giáo dục Quốc gia đến 2006-2015. Bộ Giáo dục - Đào tạo và Thể thao (2005), Tổng kết việc phát triển giáo dục - đào tạo từng kỳ học từ 2005, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 và chiến lược giáo dục đến năm 2020 ở Lào. Bộ Lao động và Thương binh Xã hội (2010), Chiến lược phát triển lực lượng lao động từ năm 2011 - 2020. Bộ Tài chính Lào (2010). Cay Sỏn Phôm Vi Hản (2005), Tuyển tập, Tập 4, Nxb Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Cay Sỏn Phôm Vi Hản (1985), Tuyển tập, Tập 1, Nxb CHDCND Lào. Cay Sỏn Phôm Vi Hản (1987), Tuyển tập, Tập 2, Nxb CHDCND Lào. Cay Sỏn Phôm Vi Hản (2005), Tuyển tập, Tập 4, Nxb CHDCND Lào. Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2001), Thống kê Lào năm 2001. Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2005), Thống kê Lào năm 2005. Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2010), Thống kê Lào năm 2010. Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2011), Thống kê Lào năm 2011. Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2012), Thống kê Lào năm 2012. Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2013), Thống kê Lào năm 2013. Cục Thống kê Thủ đô Viêng Chăn (2000), Niên giám Thống kê Thủ đô Viêng Chăn 2000. Cục Thống kê Thủ đô Viêng Chăn (2005), Niên giám Thống kê Thủ đô Viêng Chăn 2005. Cục Thống kê Thủ đô Viêng Chăn (2008), Niên giám Thống kê Thủ đô Viêng Chăn 2008. Cục Thống kê Thủ đô Viêng Chăn (2013), Niên giám Thống kê Thủ đô Viêng Chăn 2013. Nguyễn Đình Cử (2011), Những giải pháp góp phần thực hiện đột phá: Phát triển tài nguyên con người nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Đại học Quốc gia Lào (2013), Báo cáo thống kê từ 2000-2013. Đại hội lần thứ V của Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn (2011), Tổng kết thực tiễn quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn từ năm 2005 - 2011 của Thủ đô Viêng Chăn. Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn (2013), Tổng kết việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2012-2013. Đảng bộ Bộ Giáo dục - Đào tạo (2010), Đại hội lần thứ VII. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1986), Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Quốc gia Lào. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1996), Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Quốc gia Lào. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, 2006. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2001), Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Tạp chí A Lun Mai, Lào. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Tạp chí A Lun Mai, Lào. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Tạp chí A Lun Mai, Lào. Đọc Mại Phạ Kạ Xun (2013), Đầu tư Nhà nước phát triển nguồn nhân lực tại CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ Kinh tế. Nguyễn Hải Hữu (2011), Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Kít Xa Na Phôm Ma Chăn (2012), Quản lý thị trường lao động ở nước CHDCND Lào, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Kinh tế, Học Viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế (2011), Phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2011-2020, Tập II, Viêng Chăn. Quốc hội (1991), Hiến pháp năm 1991. Quốc hội (2003), Hiến pháp năm 2003, Bản sửa đổi mới. Sommad Phonesena (2011), Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại Lào. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm lần thứ VII (2011 - 2015) của Thủ đô. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2004), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn từ năm 2004 - 2009 của Thủ đô Viêng Chăn. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2004), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2013), Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn 2012-2013 và phương hướng 2013-2014. Sở Lao động và Phúc lợi Xã hội Thủ đô Viêng Chăn (2009), Tổng kết việc tổ chức thực hiện công tác lao động và thương binh xã hội giai đoạn 2008 - 2009 và phương hướng 2009 - 2010. Sở Lao động và Phúc lợi Xã hội Thủ đô Viêng Chăn (2005 - 2010), Lao động, việc làm Thủ đô Viêng Chăn 2010. Sở Lao động và phúc lợi Xã hội, Trung tâm phát triển tay nghề Thủ đô Viêng Chăn (2013), Tổng kết thực hiện giáo dục đào tạo năm học 2000-2013. Sở Lao động và Phúc lợi xã hội, Trường dạy nghề Viêng Chăn - Hà Nội (2013), Tổng kết thực hiện kế hoạch từ năm 2005-2013. Sở Y tế Thủ đô Viêng Chăn (2007), Tổng kết thực hiện công tác y tế trong 5 năm từ 2001 - 2005 và kế hoạch (2006 - 2010 - 2020). Sở Y tế Thủ đô Viêng Chăn (2009), Báo cáo về sức khỏe sinh sản của bà mẹ và trẻ em, phòng chống, kế hoạch hóa gia đình từ năm 2005-2009 của Thủ đô. Sở Y tế Thủ đô Viêng Chăn (2010), Tổng kết thực hiện công tác y tế trong 5 năm từ 2006 - 2010 và kế hoạch 2010 - 2011. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn (2010), Tổng kết thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ năm 2005-2007 và kế hoạch đến năm 2015. Sở Giáo dục Thủ đô Viêng Chăn (2009), Tổng kết việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục Thủ đô trong thời kỳ 2005 - 2006; 2008 - 2009 và kế hoạch phát triển giáo dục trong giai đoạn 5 năm lần thứ VII (2011 - 2015). Sở Giáo dục Thủ đô Viêng Chăn (2013), Tổng kết thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục trong kỳ học 2011 - 2012 - 2013 và kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Sở Nội vụ Thành phố Viêng Chăn (2012), Báo cáo tổng kết năm 2012. Ủy ban Tổ chức Trung ương Đảng khóa V (1994), Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 7 về phát triển nguồn lực con người ở CHDCND Lào. III. Tài liệu tiếng Anh Appleton and Balihutta (1996), "Education and agriculture productivity: Evidences from Uganda", Journal of International development. ADB (2005), "Labor market in Asean: Promoting full, productive and decent employment", Manila, Philipines. Birdsall, Ross D. & Sabot R (1995), "Inequality and growth reconsider", The World Bank Economic Review, 9 (3). Becker (1981), "A Treatise on the Family". Cambridge, Mass: Harvard University Press. David Begg, Stanley Fischer & Rudiger Dornbusch (1995), "Economics Kinh tế học", Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. F. Harbison, (1993) "Educational Planning and Human Resource Development" F. Harbison (1968), "Educational Planning and Human Resource Development". Helliwell, J. F. Putnam; R. D. (2007), "Education and social capital; Eastern Economic Journal" (1). Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững tại Johannesberrg (Cộng hoà Nam Phi) (2002). Krueger, Alan B. and Lindahl, Mikael (1999), "Education for Growth in Sweden and the World", (June). Nadler & Nadler (1990); "The Handbook of human resource development" 1-3; New York: John Wiley. Naohiro Ogawa; Gavin W. Jones; Jeffrey G. Williamson (1993), Human resources in development along the Asian - Pacific Rim. Schultz W.Theodore (1990), "The Economic Value of Education", Columbia University Press, New York and London. WB.org.vn. WB (2000), "World development Indicators", Oxford, London. "Human development and training", ILO, Geneva (2003, 2004), By:  Montevideo, ILO/Cinterfor. World Bank (1993), The East Asian Miracle: "Economic growth and public policy". Asian Four Little Dragons: "A comparision of the role of education in their developmentt". By; Paul Moris. Ranis G (1996), "Another look at East Asia Miracle". UNDP (1995), World Development Report. Charles Greer (2001), "Strategies human resources management". "Managing human resources" (1997), By: Arthur Sherman, George Bohlander and Scott Swell. ADB (1990), tái bản (1991), ''Human resources Policy and Economic Development". Lau, Jamison, Liu and Rivkin, (1993), "Human's Capital". Coulombe and Trembay (2001), "Human's Capital". Lueng (2004), "Human’s Capital". Human resources for health policies; "A critical component in health policies" ‎(2003) - ‎Apr 14;for. By Gilles Dussault G, Dubois Carl - Ardy. "Managing Human Resources in a Decentralized Context" (2010), By: Amanda E. Green. "Toward a system of human resources indicators for less developed countries" (1986), By: Zygmunt Gostkowski, UNESCO.  HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ----------------------- BẢNG HỎI Mã bảng hỏi: Kính thưa các anh/chị Nhằm đánh giá về thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố Viêng Chăn, chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá về Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố Viêng Chăn trong bối cảnh hiện nay. Kết quả của cuộc nghiên cứu sẽ được sử dụng làm cơ sở đưa ra hệ thống các giải pháp và đề xuất các khuyến nghị nhằm tư vấn chính sách đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố Viêng Chăn. Để tạo cơ sở dữ liệu từ thực tế vấn đề này, chúng tôi mong muốn anh/chị trả lời một số câu hỏi liên quan dưới đây bằng cách khoanh tròn vào phương án mà anh chị cho là phù hợp. Mọi thông tin do anh/chị cung cấp sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Tên anh/chị sẽ không được nêu ở bất cứ một tài liệu nào. Xin chân thành cảm ơn! THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN TT Câu hỏi Mã Câu trả lời C1 Tuổi 1. 2. 3. 4. 5. 6. Dưới18 19 - 30 31-40 41-50 51 -60 61 trở lên C2 Giới tính 1. 2. Nam Nữ C3 Học vấn đã hoàn thành 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Không biết chữ Tiểu học Trung học cơ sở PTTH Trung cấp, dạy nghề Cao đẳng, đại học Trên Đại học C4 Lĩnh vực nghề nghiệp 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Nhân viên kỹ thuật Nhân viên nghiệp vụ Kỹ sư thực hành Lao động quản lý Lao động nghiên cứu Lao động chuyên gia Khác (ghi rõ):. C5 Thu nhập bình quân (đồng/tháng) 1. 2. 3. 4. 5. Không có thu nhập < 100$ 200-500$ 600-1000$ > 1000$ C6 Tình trạng hôn nhân 1. 2. 3. 4. 5. 6. Độc thân Hiện đang có vợ/chồng Đã ly dị/Ly thân Goá vợ/chồng Sống với bạn tình như vợ chồng Khác (ghi rõ) ........................ C7 Trình độ ngoại ngữ 1 2 3 4 A B C Đại học C8 Trình độ tin học 1 2 3 4 A B C Đại học C9 Trình độ lý luận chính trị 1 2 3 4 Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Đại học chính trị C10 Trình độ quản lý nhà nước 1 2 3 4 Chuyên viên Chuyên viên chính Chuyên viên cao cấp Chưa qua đào tạo C11 Trình độ quản lý kinh tế 1 2 3 4 Bồi dưỡng ngắn hạn Bồi dưỡng dài hạn Cao đẳng Đại học C12. Chức vụ hiện nay:............................................................................................... C13. Chức vụ chính trị, xã hội trước khi tuyển dụng:.. C14. Chức vụ chính trị, xã hội hiện nay: C15: Anh/chị cho biết công việc hiện đang đảm nhận có phù hợp với chuyên môn được đào tạo hay không? Hoàn toàn phù hợp Ít phù hợp 2. Tương đối phù hợp Không phù hợp C17: Anh/chị cho biết mức độ đáp ứng chuyên môn, nghiệp vụ đối với công việc hiện nay? 1. Hoàn toàn đáp ứng 3. Không đáp ứng được 2. Đáp ứng được một phần Nếu không đáp ứng được thì vì sao? C18: Đánh giá mức độ sử dụng ngoại ngữ, vi tính, internet trong công việc của anh/chị hiện nay? Tốt Thành thạo Sử dụng kém 1.Ngoại ngữ: 2. Vi tính: 3. Internet: C19: Xin anh/chị cho biết mức độ hoàn thành các công việc hiện nay? 1.Rất tốt 2. Hoàn thành tốt 3. Hoàn thành 4. Kém 5. Khó trả lời C20: Theo anh/chị trình độ học vấn, chuyên môn của nguồn nhân lực có đáp ứng được với yêu cầu của công việc hiện nay? Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Tốt hơn so với yêu cầu Phù hợp so với yêu cầu Còn thấp so với yêu cầu Rất thấp so với yêu cầu Khó đánh giá 1.Trình độ học vấn 2.Trình độ chuyên môn 3.Trình độ quản lý nhà nước 4.Trình độ quản lý kinh tế C21: Với thang điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là điểm cao nhất, anh/chị tự cho điểm về bản thân theo các tiêu chí sau đây: STT Tiêu chí Điểm (từ 1 đến 5) Tính sáng tạo Khả năng làm việc theo nhóm Khả năng học hỏi/tiếp thu vấn đề mới Năng lực thích nghi với hoàn cảnh Khả năng làm việc độc lập C22: Anh/chị có thể đánh giá về các quy trình đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực ở Viêng Chăn hiện nay? Nội dung đánh giá Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt 1. Công tác tuyển chọn, bố trí, phân công lao động 2. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực 3. Công tác nhận xét, đánh giá nguồn nhân lực 4. Công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm nguồn nhân lực C23: Anh/chị cho biết ý kiến về mức độ đáp ứng nhiệm vụ của nguồn nhân lực hiện nay ở Viêng Chăn? Mức độ đáp ứng Rất tốt Tốt Bình thường Kém Rất kém 1. Trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ 2. Kỹ năng lãnh đạo, quản lý 3. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống 4. Năng lực tư duy và hoạt động thực tiễn 5. Quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, 6. Ý thức kỷ luật trong công tác Gắn bó mật thiết với nhân dân 8. Sức khoẻ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ 9. Nắm vững thực tiễn địa phương 10. Kỹ năng thuyết phục, động viên 11. Năng lực quản lý kinh tế 12. Năng lực quản lý hành chính 13. Xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch 14. Kỹ năng ra quyết định 15. Năng lực tổ chức thực tiễn . 16.Tổ chức và điều hành quản lý nhân sự 17.Kiểm tra, giảm sát 18.Năng lực giải quyết công việc 19.Uy tín C24: Anh/chị cho biết về mức độ cần thiết nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các yếu tố sau: Các yếu tố Mức độ cần thiết Rất cần Cần Ít cần thiết Không cần thiết Tính kiên định, vững vàng về quan điểm, bản lĩnh chính trị Mức độ quán triệt và chấp hành đường lối, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của địa phương Ý thức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao Ý thức kỷ luật, phục tùng nguyên tắc, nội quy của tổ chức Trung thành, trung thực, công tâm, khách quan Tự trọng, khiêm tốn, gương mẫu Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau Lối sống, nếp sống giản dị, lành mạnh Tinh thần tự phê bình và phê bình; tinh thần phấn đấu, cầu tiến Ý thức tiết kiệm; không tham nhũng, tiêu cực, đấu tranh chống tham nhũng ở địa phương nơi công tác Tính chủ động, linh hoạt, dám làm, dám tự chịu trách nhiệm trong công việc Trình độ chuyên môn và quyết đoán Các quan hệ xã hội của cán bộ Sức khỏe và giới tính C25: Trong môi trường làm việc hiện tại, anh/chị thấy năng lực của mình được phát huy ở mức độ nào? Phát huy tối đa năng lực của bản thân 4. Ít phát huy được năng lực của bản thân 2. Phát huy được nhiều năng lực của bản thân 5. Không phát huy được năng lực bản thân 3. Phát huy tương đối năng lực bản thân C26: Anh/chị cho biết mức độ hài lòng về năng lực trong công việc của bản thân 1. Rất hài lòng 2. Hài lòng 3. Không hài lòng C27: Anh/chị vui lòng chỉ ra 3 điểm mạnh nhất và 3 điểm hạn chế nhất trong năng lực công việc của bản thân . Điểm mạnh: Điểm hạn chế: C28: Trong cơ quan, anh/chị có thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng làm việc? 1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng 3. Không bao giờ C29: Anh chị có thể đánh giá về thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển đào tạo nguồn nhân lực ở Viêng Chăn trong thời gian qua? Chiến lược, quy hoạch và kế hoạch về đội ngũ giáo viên của hệ thống đào tạo. Chiến lược, quy hoạch và kế hoạch về thu hút sinh viên và các hệ đào tạo bậc cao hơn. Chiến lược, quy hoạch và kế hoạch về xây dựng cơ sở vật chất của hệ thống đào tạo. C30: Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong các thành phần kinh tế? Rất tốt Tốt Bình thường Kém Rất kém Nguồn nhân lực trong thành phần kinh tế Nhà nước Nguồn nhân lực trong thành phần kinh tế tư nhân Nguồn nhân lực trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài C31: Anh chị có thể đánh giá về chính sách thu hút nguồn nhân lực ở Viêng Chăn trong những năm gần đây? Mức độ đáp ứng Rất tốt Tốt Bình thường Kém Rất kém Chính sách tiền lương và thu nhập phù hợp với tính chất và mức độ cống hiến của công việc. Chế độ tuyển dụng công khai, minh bạch để tạo cơ hội bình đẳng cho mọi đối tượng. Chính sách đãi ngộ hấp dẫn đối với những người có năng lực lực sáng tạo, đặc biệt với các vị trí quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội. Môi trường dân chủ trong các tổ chức để mỗi cá nhân phát huy năng lực sáng tạo và tạo sức sáng tạo tập thể. Hệ thống pháp luật và phát triển các dịch vụ hỗ trợ thị trường lao động Hợp tác với các nước trong khu vực trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Tận dụng những hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển C32: Anh/chị đánh giá như thế nào về chất lượng nguồn nhân lực hiện nay ở Viêng Chăn? 1. Tốt 3. Kém 2. Bình thường 4. Rất kém C33: Anh/chị cho biết nguyên nhân của thực trạng nguồn nhân lực này? 1. Có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực 2. Người dân chú trọng về trình độ đào tạo nghề 3. Chưa quan tâm tới giáo dục-đào tạo nghề nghiệp 4. Trình độ phát triển kinh tế thấp nên việc làm chưa đòi hỏi chất lượng nhân lực 5. Quá coi trọng về số lượng và xem nhẹ chất lượng nguồn nhân lực 6. Nguyên nhân khác (xin ghi rõ): ........... C34: Theo anh/chị Viêng Chăn cần tập trung phát triển loại nguồn nhân lực nào? 1. Nguồn nhân lực chất lượng cao 2. Nguồn nhân lực phổ thông 3. Nguồn nhân lực khác (xin ghi rõ): ...................................................................... C35: Anh/chị có khuyến nghị gì để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở địa phương? Chấn hưng nền giáo dục, biến cả nước thành xã hội học tập, mọi người đều học, học suốt đời Cần có chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Đào tạo nghề gắn với việc làm Cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Thường xuyên tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm về công tác phát triển nguồn nhân lực Có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực kế cận Tăng cường thực hiện trẻ hóa nguồn nhân lực Tăng cường năng lực phẩm chất của nguồn nhân lực Giải pháp khác (xin ghi rõ)............................................................................................................ Xin trân trọng cảm ơn ý kiến của các Anh /Chị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_2_0614.doc
Luận văn liên quan