Luận án Phát triển nguồn nhân lực ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Do đó, hiện đại hoá đào tạo không chỉ là đưa phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin vào giảng dạy, mà quan trọng hơn là phải đổi mới tư duy đào tạo, xác định lại quan niệm về mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của VietinBank, từ đó thay đổi cách thức dạy học cũng như phương pháp, nội dung tổ chức và quản lý giáo dục. Xác định rõ kiến thức cần có, kiến thức hiện tại và tương lai để lấp đầy khoảng trống giữa cung đào tạo và cầu về NNL của VietinBank. Hai là, xây dựng cở sở đào tạo chuyên ngành đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực của VietinBank trong giai đoạn mới Hiện nay, NNL VietinBank được tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm nguồn đào tạo trong nước và nguồn đào tạo ở nước ngoài. Cùng với hệ thống các nhà trường đào tạo NNL ngành Ngân hàng, tài chính ở trong nước thì VietinBank cũng đã có các cở sở đào tạo riêng của mình. Song, quá trình đào tạo, phát triển NNL, vẫn còn nhiều bất cập.

doc202 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nguồn nhân lực ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của người lao động cả về vật chất và tinh thần. Người lao động được hưởng lương theo hiệu quả công việc và mức độ đóng góp tại từng vị trí công việc. 3.2.4. Xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam phù hợp với yêu cầu mới Xác định lại mục tiêu đào tạo là một nội dung quan trọng trong phát triển NNL VietinBank. Bởi vì, chỉ trên cơ sở mục tiêu, mô hình chuẩn mới có được nội dung, chương trình đào tạo chuẩn. Nếu mục tiêu, mô hình đào tạo không rõ ràng, phiến diện sẽ trực tiếp tác động và ảnh hưởng lớn đến chất lượng NNL; đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank. Vì vậy, công việc đầu tiên và trước hết VietinBank cần phải xác định được mô hình, mục tiêu đào tạo, phát triển NNL VietinBank. Mô hình mục tiêu đào tạo phải bảo đảm và đáp ứng được nhu cầu của Ngành Ngân hàng nói chung và của VietinBank nói riêng trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện giải pháp này, thời gian tới VietinBank cần làm tốt một số biện pháp sau : Một là, VietinBank cần cụ thể hóa mục tiêu, mô hình đào tạo với nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo khoa học, hợp lý Trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và hội nhập quốc tế đòi hỏi NNL VietinBank phải từng bước hoàn thiện với cơ cấu và chất lượng cao, với những kỹ năng cần thiết để tối đa hoá khả năng của người lao động. Đó là khả năng thu nhận và xử lý thông tin, khả năng tư duy sáng tạo, khả năng hội nhập, làm việc nhóm, khả năng tự học tập suốt đời, giúp cho người lao động thích ứng với thị trường lao động, những biến đổi không ngừng của công nghệ và sự phát triển của ngân hàng trong thời kỳ mới. Thực tế này, đặt ra cho VietinBank phải xây dựng mô hình, mục tiêu đào tạo NNL phù hợp với hoạt động kinh doanh; mục tiêu đào tạo cụ thể cho từng vị trí công việc, từng trình độ đào tạo theo yêu cầu của xã hội. Đồng thời, xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo hợp lý góp phần nâng cao chất lượng, hoạt động hoạt động kinh doanh của VietinBank trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt quan tâm đến phát triển NNL chất lượng cao cũng như hoàn thiện tiêu chí đối với NNL chất lượng cao. Đổi mới phương pháp, cách thức đào tạo phù hợp, đủ sức cung cấp NNL đạt chuẩn. Do đó, hiện đại hoá đào tạo không chỉ là đưa phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin vào giảng dạy, mà quan trọng hơn là phải đổi mới tư duy đào tạo, xác định lại quan niệm về mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của VietinBank, từ đó thay đổi cách thức dạy học cũng như phương pháp, nội dung tổ chức và quản lý giáo dục. Xác định rõ kiến thức cần có, kiến thức hiện tại và tương lai để lấp đầy khoảng trống giữa cung đào tạo và cầu về NNL của VietinBank. Hai là, xây dựng cở sở đào tạo chuyên ngành đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực của VietinBank trong giai đoạn mới Hiện nay, NNL VietinBank được tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm nguồn đào tạo trong nước và nguồn đào tạo ở nước ngoài. Cùng với hệ thống các nhà trường đào tạo NNL ngành Ngân hàng, tài chính ở trong nước thì VietinBank cũng đã có các cở sở đào tạo riêng của mình. Song, quá trình đào tạo, phát triển NNL, vẫn còn nhiều bất cập. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc xây dựng NNL chất lượng cao, Hội đồng Quản trị VietinBank đã quyết định nâng cấp Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ thành Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực (ĐT&PTNNL VietinBank) theo quyết định số 410/QĐ-HĐQT-NHCT ngày 19/9/2008 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam. Nhiệm vụ trọng tâm của Trường là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của Ngân hàng Công thương Việt nam; quản lý và tổ chức hoạt động khoa học; cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế và các nhiệm vụ khác do Ban Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam giao.             Theo lộ trình xây dựng và phát triển của Trường, theo từng giai đoạn, Trường ĐT&PTNNL VietinBank từng bước nâng cao chất lượng đào tạo và triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế. Giai đoạn 2011 - 2020 là giai đoạn bản lề cho việc hoàn thiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, củng cố và nâng cao chất lượng các phòng ban chức năng, phát triển Bộ môn nghiệp vụ ngân hàng với đội ngũ giảng viên cơ hữu am hiểu kiến thức vĩ mô, chuyên sâu lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm, có phương pháp giảng dạy phù hợp, cùng với các giảng viên kiêm chức thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam. Đồng thời, tiếp tục mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo lớn trong nước và quốc tế để thực hiện dịch vụ đào tạo có chất lượng cao cho xã hội. Ba là, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên của VietinBank; tăng tính thực tiễn, năng lực thực hành cho đội ngũ giảng viên và học viên VietinBank cần nghiên cứu, khảo sát và nắm chắc tình hình thực tế với lộ trình phát triển cụ thể cho các vị trí công việc, gắn kết với yêu cầu công việc và trình độ của các cán bộ để thiết kế nội dung, chương trình hợp lý, tiến tới chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường ĐT&PTNNL VietinBank, đội ngũ giảng viên kiêm chức từ các Phòng/ban tại Trụ sở chính, hệ thống mô hình ngân hàng thực hành, tài liệu đào tạo, lượng kiến thức chuyên ngành, kỹ năng đạt được nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo được Ban Lãnh đạo VietinBank đặt ra. Việc chuẩn hoá này sẽ là căn cứ để có cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo, củng cố và hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo hướng tới phát triển NNL của VietinBank. Đồng thời, tăng cường hợp tác với các cở sở đào tạo trong ngành và mời các chuyên gia cao cấp từ các ngân hàng lớn, nhiều kinh nghiệm về công tác giảng dạy Phát triển, nâng cao các phần thực hành (thực hành hồ sơ tín dụng ; tạo khoản vay); cân bằng tỷ lệ kiến thức giữa lý thuyết và thực hành, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả cần mang tính tích cực hơn nữa... nâng cao về trình độ chuyên môn và kỹ năng giảng dạy đối với đội ngũ giảng viên cơ hữu ; khơi dậy được tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác học tập của học viên, cần đưa các chương trình đào tạo kỹ năng, mang tính thực hành cao đến với học viên. Căn cứ vào nhu cầu phát triển NNL bổ sung cho từng vị trí và khoảng trống khung năng lực, hàng năm ngân hàng sẽ đặt hàng các cở sở đào tạo (trong nước và quốc tế) với yêu cầu đầu ra rõ ràng. Theo đó, ngân hàng có được NNL chất lượng cao theo yêu cầu của chính mình; Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực VietinBank cũng khẳng định được uy tín, vị thế trong việc hỗ trợ phát triển NNL chất lượng cao một cách hiệu quả. 3.2.5. Cam kết tạo ra môi trường làm việc lành mạnh nhằm phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Cam kết việc tạo dựng một môi trường phát triển NNL VietinBank là một vấn đề quan trọng được lãnh đạo các cấp của VietinBank quan tâm. Đây là một nội dung rộng bao gồm từ việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL. Để thực hiện giải pháp này, VietinBank cần làm tốt một số biện pháp sau: Một là, nâng cao văn hóa đào tạo, tự đào tạo tại các đơn vị trong hệ thống VietinBank Tri thức nằm trong mỗi con người, tri thức ấy phải được nuôi dưỡng bởi những con người có nhân cách. Nhân cách ấy chỉ có thể được hình thành, phát triển trong môi trường tốt. Lĩnh vực kinh doanh tiền tệ là một trong những lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chỉ bằng cách tạo lập một văn hóa đào tạo và tự đào tạo một cách tích cực thì việc cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm với xã hội mới có thể được tôi luyện và phát huy. Có như vậy, VietinBank mới có được NNL có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngân hàng trong thời kỳ mới. Hai là, trong sạch hoá môi trường làm việc tại VietinBank Trong sạch hoá môi trường làm việc tại VietinBank là môi trường mà ở đó mọi người được tạo điều kiện tốt nhất để làm việc và cống hiến tài năng, năng lực của mình theo đúng quy định của pháp luật; ở đó tài năng của mỗi người được giải phóng và không bị phân biệt, đối xử, gò ép hay bất cứ một lý do nào khác. Theo đó, quan hệ cấp trên, cấp dưới, cán bộ và nhân viên với nhau có văn hóa, nghĩa tình và giàu lòng nhân ái giúp nhau cùng tiến bộ. Thực tế cho thấy tình trạng chảy máu chất xám diễn ra ở một số ngân hàng gần đây thì lượng nhân viên ngân hàng nghỉ việc tương đối nhiều, tập trung chủ yếu ở cán bộ nhân viên. Điều này có nhiều nguyên nhân, nhưng phần chính do cán bộ quản lý có thể làm tốt công việc của mình nhưng chưa biết cách chăm lo và tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên, chưa làm tốt vai trò của người huấn luyện, kèm cặp. Chính vì vậy, VietinBank cần xây dựng môi trường làm việc thân thiện, nâng cao hơn nữa thu nhập cho đội ngũ nhân viên, có chế độ khen thưởng kịp thời đối với các cán bộ/ lãnh đạo có thành tích vượt trội, tạo cơ hội thăng tiến và cũng để phù hợp xu hướng và với yêu cầu chung của toàn ngành ngân hàng hay toàn xã hội. Ba là, xây dựng văn hóa kinh doanh VietinBank; giải quyết hài hòa các mối quan hệ, nhất là những quan hệ liên quan đến lợi ích, phù hợp với từng đối tượng Xây dựng môi trường làm việc tại VietinBank còn phải chú tâm đến việc xây dựng môi trường văn hóa giàu bản sắc VietinBank, tạo sự hài hòa giữa lợi ích của VietinBank và người lao động. Là ngân hàng hàng đầu Việt Nam, đóng vai trò chủ lực, chủ đạo của nền kinh tế, VietinBank luôn nỗ lực đổi mới mạnh mẽ, hội nhập quốc tế thành công và thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Song hành cùng sự phát triển bền vững của VietinBank luôn là các giá trị văn hóa, các chuẩn mực đạo đức VietinBank. Văn hóa VietinBank chính là lợi thế và là sức mạnh cạnh tranh riêng biệt của VietinBank trên con đường phát triển và hội nhập quốc tế một cách bền vững. Những năm qua, VietinBank đã tổ chức thành công Hội nghị Truyền thông văn hóa VietinBank và phát động cuộc thi “Nét đẹp văn hóa VietinBank”. Có thể coi sự kiện này là một Ngày hội văn hóa lớn của VietinBank. Hội nghị truyền thông văn hoá VietinBank được tổ chức với mục đích truyền thông tới mỗi cán bộ, nhân viên, người lao động VietinBank hiểu biết sâu sắc về các giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc ứng xử ở VietinBank; góp phần khơi dậy niềm tự hào về các giá trị văn hóa VietinBank, nâng cao giá trị văn hóa, giá trị thương hiệu VietinBank trong mắt khách hàng, bạn bè, đối tác Để thực hiện sứ mệnh là “ngân hàng số một của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế” và tầm nhìn “đến năm 2018, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế”. Thời gian tới, VietinBank cần phải nỗ lực hơn nữa để hướng tới 7 giá trị cốt lõi đã được xác định trong chiến lược phát triển của mình. Bốn là, tuyên truyền nâng cao nhận thức của tập thể cán bộ, nhân viên trong toàn VietinBank để phấn xây dựng môi trường phát triển nguồn nhân lực trong sạch, thân thiện Muốn làm được điều này, VietinBank phải tuyên truyền và tổ chức thực hiện có hiệu quả trên thực tế; phấn đấu mỗi cán bộ, người lao động trong toàn hệ thống VietinBank đã, đang và sẽ thấm nhuần từng nét giá trị văn hóa, thực sự sống, làm việc, gìn giữ và thực hiện tốt nhất, cao nhất giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức VietinBank. Đồng thời, cán bộ, nhân viên của VietinBank phải đem được hơi ấm, giá trị văn hóa VietinBank lan tỏa đến tất cả các khách hàng, để mọi khách hàng, mọi doanh nghiệp, đồng bào nhân dân cả nước thực sự tín nhiệm, yêu mến VietinBank. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo VietinBank cần hỗ trợ các nguồn lực cho xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cán bộ và người lao động. Cán bộ, người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến, làm việc hết mình, được khen thưởng đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp, được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi. Để môi trường văn hóa VietinBank được tuyên truyền rộng rãi và lan rộng, VietinBank tiếp tục phát động cuộc thi “Nét đẹp văn hoá VietinBank” đến toàn thể cán bộ, nhân viên và người lao động VietinBank ở trong và ngoài nước, đang công tác hoặc đã nghỉ hưu; tất cả khách hàng, đối tác, những người có cơ hội tiếp xúc với văn hóa, con người VietinBank. Đây cũng là dịp để không chỉ nội bộ cán bộ VietinBank chia sẻ những cảm nhận của mình về nơi gắn bó hàng ngày mà còn là cơ hội để các khách hàng, đối tác của VietinBank chia sẻ những ấn tượng, cảm nhận sâu sắc về VietinBank và nét văn hóa đặc trưng, riêng có của VietinBank. 3.2.6. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Ngành Ngân hàng nói chung và VietinBank nói riêng đang hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế; với sự có mặt của mình ở thị trường châu Âu và các nước Asean đã nói lên thương hiệu của VietinBank. Tuy nhiên, để đáp ứng NNL cho quá trình hội nhập quốc tế với NNL hiện có VietinBank đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để tiến nhanh, tiến vững chắc và hội nhập quốc tế có hiệu quả, cách đi nhanh nhất là VietinBank đẩy mạnh hợp tác liên kết quốc tế trong phát triển NNL; trong đó, cần tập trung thực hiện tốt một số biện pháp sau: Một là, xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể để phát triển đội ngũ cán bộ, chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu, am hiểu luật pháp quốc tế cũng như kinh nghiệm quản lý, kinh doanh ngân hàng ở các nước trên thế giới. Những năm qua, VietinBank ngày càng phát triển, mở rộng thêm nhiều chi nhánh tại nước ngoài. Theo đó, nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, một trong những yếu kém nhất vẫn là khả năng hội nhập của đội ngũ cán bộ, nhân viên; trình độ, năng lực chuyên môn chưa đáp ứng được với chuẩn chung của khu vực và thế giới. Để giải quyết vấn đề này, VietinBank cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp; tiến hành xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể để phát triển đội ngũ cán bộ, chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu, am hiểu luật pháp quốc tế cũng như kinh nghiệm quản lý, kinh doanh ngân hàng ở các nước trên thế giới. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, nhân viên phải được gửi đi đào tạo ở một số nước hoặc liên kết mở tại Việt Nam theo chuẩn quốc tế. Đa dạng hóa các kênh và phương thức đào tạo, coi trọng đào tạo chính quy và bổ túc thường xuyên, khuyến khích đào tạo chuyên gia lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại các cở sở đào tạo chuyên nghiệp chất lượng cao ở trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, để phát triển lâu dài, VietinBank cần nghiên cứu để có cơ chế thích hợp nhằm khuyến khích thu hút và trọng dụng các chuyên gia ngân hàng trình độ cao từ các tổ chức quốc gia trong khu vực và thế giới vào làm việc tại VietinBank. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế trên các mặt như tư vấn xây dựng chính sách phát triển và quản lý thị trường; kiến nghị nhà nước xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp luật cho các hoạt động tài chính, ngân hàng; đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, quản lý nghiệp vụ ngân hàng; từng bước mở cửa và hội nhập với thị trường các dịch vụ tài chính, ngân hàng thế giới theo lộ trình đã cam kết. Hai là, hợp tác quốc tế về phát triển NNL có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên tập trung cho các thị trường mới mở, sát với nhu cầu thực của VietinBank Như chúng ta đã biết, VietinBank đã chính thức mở 02 chi nhánh tại Đức, thành lập ngân hàng con tại Lào và đối tác chiến lược là ngân hàng BTMU của Nhật BảnBởi vậy, hướng ưu tiên là VietinBank đẩy mạnh hợp tác với Đức trong phát triển NNL. Năm 2012, VietinBank đã ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo giữa VietinBank với Đại học Việt Đức. Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2012, Thủ hiến bang Hessen khẳng định Việt Nam là nền kinh tế phát triển năng động hàng đầu Đông Nam Á và bày tỏ sự hài lòng về những thành tựu hợp tác giữa hai nước, tiêu biểu là việc lập trường Đại học Việt - Đức tại thành phố Hồ Chí Minh và việc VietinBank mở chi nhánh ngân hàng tại Frankfurt. Cộng hòa Liên bang Đức nói chung và bang Hessen nói riêng rất coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam, coi đây là cửa ngõ cho nước Đức tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hàng năm, các chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm của các đoàn lãnh đạo, cán bộ nhân viên từ trụ sở chính đến các đơn vị chi nhánh tại Đức cũng là một trong những hoạt động không thể thiếu, góp phần nâng cao trình độ, kinh nghiệm của NNL VietinBank nói chung và các cán bộ, lãnh đạo chủ chốt nói riêng. Hơn 4 năm trở lại đây, với vai trò là đối tác chiến lược - Bank of Tokyo Mitsubishi (BTMU) từ Nhật Bản đã hỗ trợ phát triển và đào tạo cán bộ VietinBank, đặc biệt là việc đưa VietinBank trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ lớn nhất cả nước. Về lĩnh vực đào tạo và tư vấn tổ chức, BTMU cũng đặc biệt quan tâm đến chuyển giao công nghệ, quy trình, chính sách với các lãnh đạo trong toàn hệ thống VietinBank qua các chuyến tham quan, học hỏi, khảo sát tại Nhật Bản. Qua đó, các lãnh đạo và cán bộ VietinBank đã đạt được những kết quả bước đầu rõ rệt trong việc nâng cao kinh nghiệm cá nhân về hệ thống ngân hàng, góp phần thực hiện tốt công việc của mình và đưa VietinBank ngày càng phát triển nhanh, mạnh, bền vững. Việc ký kết Hợp đồng hợp tác chiến lược với BTMU mở ra hy vọng về sự phát triển, đổi mới và thịnh vượng trong những năm tới của VietinBank nói riêng và ngành tài chính ngân hàng Việt Nam nói chung. Hơn nữa, việc tăng vốn chủ sở hữu sẽ tạo cơ sở cho việc củng cố hoạt động, đồng thời tập trung tái cấu trúc bộ máy tổ chức để VietinBank hiện đại và cạnh tranh hơn là những mục tiêu đầu tiên của VietinBank trong tiến trình cổ phần hóa. Bước tiếp theo trong chiến lược tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, ngân hàng con VietinBank tại Lào cũng là một trong những điểm nhấn trong lĩnh vực mở rộng thị phần VietinBank ngoài lãnh thổ Việt Nam. Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 2/2012, với sự giúp đỡ của NHTW Lào, các Bộ ban ngành của Chính phủ Lào cùng sự ủng hộ cộng đồng; Ngân hàng con VietinBank tại Lào đã đạt được kết quả kinh doanh khả quan ngay từ những năm đầu hoạt động. Cụ thể: Cuối năm 2012, tổng tài sản của VietinBank Lào đạt 41 triệu USD, dư nợ tín dụng hơn 24 triệu USD. Đến hết năm 2014, tổng tài sản của Chi nhánh đạt 114 triệu USD, dư nợ tín dụng hơn 83 triệu USD. Ba là, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp hợp tác quốc tế về phát triển NNL cho VietinBank Ban lãnh đạo VietinBank luôn coi trọng việc đào tạo và phát triển NNL. Việc khoanh vùng và đào tạo các đội ngũ cán bộ kế cận, cán bộ nguồn bằng cách cử họ tham gia học tập và nghiên cứu hay trao đổi kinh nghiệm qua các khóa đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài như Nhật, Đức (qua các đối tác như BTMU, các đối tác ngân hàng tại Đức) Ngoài ra, về mục tiêu dài hạn, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như nâng cao trình độ học vấn của cán bộ nhân viên, VietinBank đã đưa vào kế hoạch và cũng chủ động trong việc xúc tiến liên kết đào tạo chương trình Thạc sỹ chuyên ngành “tài chính - ngân hàng”. Bằng Thạc sỹ do các Trường Đại học đối tác của Đức và VGU cấp trong một số khóa đầu. Hai bên thống nhất đặt mục tiêu đào tạo vào đội ngũ cán bộ nguồn VietinBank và các cử nhân đủ điều kiện ngoài hệ thống, có mục đích làm việc cho VietinBank sau khi tốt nghiệp chương trình này nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết. Chương trình được thực hiện chủ yếu bởi nguồn thu học phí từ học viên, cũng như nguồn hỗ trợ một phần của VietinBank. Địa điểm tổ chức chương trình tại Trường Đào tạo và Phát triển NNL VietinBank. Trong tương lai, sẽ lên kế hoạch mở rộng sang cơ sở Bình Dương của VGU, cơ sở Đồng Nai và cơ sở miền Trung (tại Huế) của Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực VietinBank. Tài liệu giảng dạy và chương trình đào tạo do các Trường đại học đối tác Đức cung cấp. Mục đích của việc hợp tác này là xây dựng, phát triển đội ngũ NNL tài chính, ngân hàng có trình độ, kỹ năng, ngoại ngữ đẳng cấp quốc tế, không chỉ cho VietinBank mà đối với cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh cải cách và phát triển bền vững hệ thống ngân hàng được Đảng, Nhà nước và Chính phủ xác định là một trong ba nội dung của tái cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay. Kết luận chương 3 Phát triển NNL tại VietinBank đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới của ngân hàng phải thực hiện tốt các quan điểm, cụ thể là: Phát triển nguồn nhân lực tại VietinBank phải có tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn; Phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện, lấy chất lượng làm chính; Phát triển nguồn nhân lực tại VietinBank gắn với hợp tác quốc tế; Gắn chiến lược phát triển nguồn nhân lực với nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh và thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các quan điểm phát triển NNL tại VietinBank trong thời gian tới mà luận án đề cập là một thể thống nhất, có mối quan hệ biện chứng, cần phải quán triệt và thực hiện đồng bộ. Phát triển NNL tại VietinBank cũng cần phải gắn với chiến lược phát triển NNL của chính VietinBank nói riêng và của toàn ngành ngân hàng cũng như nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội nói chung. Luận án cũng nêu lên 06 giải pháp, đó là: Coi trọng và nghiêm túc tuân thủ sự lãnh đạo của Ngân hàng nhà nước và nâng cao vai trò của các tổ chức Đảng trong quản lý và điều hành; Nâng cao năng lực lãnh đạo của Hội đồng quản trị, Ban điều hành qua việc xây dựng chiến lược, quy hoạch đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; Bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực; Xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu mới; Cam kết tạo ra môi trường làm việc lành mạnh và mở rộng hợp tác quốc tế nhằm phát triển nguồn nhân lực. Hệ thống những giải pháp trên trong đó có một số giải pháp được coi là có tính chất đột phá như việc nâng cao vai trò của các tổ chức Đảng trong quản lý và điều hành hay giải pháp có tính tiên quyết là nâng cao năng lực lãnh đạo, đặc biệt là định hướng của Hội đồng Quản trị, sự điều hành sát sao, hiệu quả của Ban Điều hành cùng việc phát triển, xây dựng nội dung các chương trình đào tạo có tính thực tiễn cao là một thể thống nhất biện chứng, có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, trong quá trình vận dụng, VietinBank không nên xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa một giải pháp nào. Các đơn vị kinh doanh cần nghiên cứu, bám sát thực tiễn, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng chi nhánh, phòng giao dịch góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của VietinBank, thực hiện đúng sự chỉ đạo hướng dẫn từ các phòng/ ban trụ sở chính. Trong đó, VietinBank cần tập trung làm tốt hơn nữa một số giải pháp như xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển NNL; xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo và phát triển NNL phù hợp với yêu cầu mới; bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển NNL; trong sạch hoá môi trường phát triển NNL và mở rộng hợp tác quốc tế trong phát triển NNL. KẾT LUẬN 1. Vấn đề NNL và phát triển NNL trong hệ thống ngân hàng TMCP tại Việt Nam có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, VietinBank đã và đang chú trọng đến việc phát triển NNL trên toàn hệ thống cả về chất lượng và số lượng và cơ cấu. 2. Tài chính ngân hàng - đặc biệt là các NHTM mại đóng vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đặc biệt là sự quan tâm đến NNL và phát triển NNL trong khối các Ngân hàng TMCP nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - VietinBank sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm về phát triển NNL của một số ngân hàng bạn ở trong và ngoài nước nhằm đa dạng hóa và hỗ trợ cho công cuộc phát triển NNL một cách toàn diện, rộng khắp và hiệu quả. 3. Luận án góp phần hệ thống hóa và phát triển những vấn đề lý luận về phát triển NNL nói chung và đã đưa ra một mô hình tổng quát về nội dung, phương pháp và cách tiếp cận phát triển NNL của Vieitnbank. 4. Trên cơ sở đó, luận án đã thu thập thông tin, tìm hiểu và phân tích thực trạng NNL của VietinBank. Đó là: Số lượng NNL tăng đều qua các năm, phù hợp với chiến lược phát triển đúng hướng và với nhu cầu đòi hỏi thực tế của ngân hàng; Chất lượng NNL ngày càng được chuẩn hóa và nâng cao; Cơ cấu NNL cũng được sắp xếp, hoàn thiện lại đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của ngân hàng ở hiện tại và tương lai. Cùng với những thành tựu đạt được, luận án còn đi sâu vào phân tích hiện trạng, những mặt còn hạn chế trong phát triển NNL tại VietinBank, đó là tính không đồng đều trong phát triển NNL, đặc biệt còn thiếu NNL chất lượng cao ở một số lĩnh vực mới phát triển của ngân hàng, cơ cấu NNL còn một số bất cập, đối với những thị trường phát triển nhanh, mang tính thời điểm thì NNL chất lượng tốt còn thiếu và yếu. Bên cạnh những thành tựu và hạn chế hiện có, luận án còn nhìn nhận các vấn đề liên quan đến nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến phát triển NNL tại VietinBank. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, những thành tựu đạt được trong phát triển NNL tại VietinBank đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho VietinBank nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh tế cả trong và ngoài nước đều phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách, Hội đồng Quản trị VietinBank một mặt bám sát định hướng điều hành của Đảng, Chính phủ, NHNN, mặt khác theo dõi sát sao diễn biến trên thị trường để kịp thời, quyết liệt chỉ đạo toàn hệ thống VietinBank chủ động linh hoạt trong mọi mặt hoạt động kinh doanh và quản trị hệ thống. Nhờ vậy, VietinBank đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị và kinh doanh. Trong đó, hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, an toàn, hiệu quả, hội nhập nền tài chính quốc tế đồng thời phát huy vai trò là một NHTM chủ lực của nền kinh tế, tích cực đi đầu triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Chính phủ. Trong giai đoạn 2011 - 2015, VietinBank đã chuẩn bị nhân sự cho việc kiện toàn bộ máy kiểm tra, kiểm soát và quản trị rủi ro hướng tới chuẩn mực quốc tế. Do đó, VietinBank đã thực hiện tốt việc chuyển đổi mô hình tín dụng, tách riêng bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận thẩm định, quyết định cho vay nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro. Cơ cấu lại bộ máy kiểm tra kiểm soát theo hướng tách thành 3 vòng kiểm soát cụm - khu vực - trung ương độc lập với các chi nhánh. Đối với rủi ro lãi suất và thanh khoản, VietinBank đã chính thức triển khai hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP khớp kỳ hạn theo thông lệ quốc tế. Đây là công cụ mạnh để Trụ sở chính điều tiết quy mô và cơ cấu tài sản - nguồn vốn toàn hệ thống phục vụ công tác quản lý rủi ro thanh khoản và lãi suất. Năm 2011, khung quản trị rủi ro tín dụng đã được ban hành theo định hướng thông lệ quốc tế, có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của VietinBank và được đối tác IFC đánh giá cao. Đây là một trong những bước đi cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng và phát triển hệ thống quản lý rủi ro tín dụng trong tương lai. Module OpRisk về quản trị rủi ro hoạt động đã được triển khai với việc ứng dụng một trong những phần mềm tiên tiến nhất trên thế giới. Bên cạnh những thành công là chính thì việc phát triển NNL tại VietinBank còn tồn tại những hạn chế bất cập và nhiều vấn đề mâu thuẫn cần giải quyết. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển NNL tại VietinBank. 5. Các quan điểm và giải pháp được đề xuất để phát triển NNL bền vững và hiệu quả tại VietinBank thời gian tới là một chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau. Trong đó, tác giả nêu rõ quan điểm về phát triển NNL tại VietinBank phải có tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển từng giai đoạn; phát triển đồng bộ, toàn diện; gắn với hội nhập quốc tế, sự phát triển tình hình kinh tế, xã hội và lấy chất lượng làm kim chỉ nam và mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển NNL. Về giải pháp, tác giả đã một lần nữa khẳng định vai trò lãnh đạo to lớn của các tổ chức Đảng trong việc phát triển NNL đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, quản lý, nhấn mạnh đến xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển NNL; xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo và phát triển NNL tại VietinBank phù hợp với yêu cầu mới; bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển NNL tại VietinBank; cam kết tạo ra môi trường lành mạnh nhằm phát triển NNL tại VietinBank và mở rộng hợp tác quốc tế trong phát triển NNL tại VietinBank. Tuy nhiên, quá trình vận dụng các quan điểm, giải pháp trên cần phải bám sát tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế để đem lại hiệu quả cao. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Thị Thuần Vân, VietinBank - nguồn nhân lực mạnh là bí quyết của thành công. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 7, tháng 04/2014. 2. Nguyễn Thị Thuần Vân, Về chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng hiện nay. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 10, tháng 05/2014. 3. Nguyễn Thị Thuần Vân, Nâng cao văn hóa đào tạo tại VietinBank. Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Số 452, tháng 09/2015. 4. Nguyễn Thị Thuần Vân, Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Số 491, tháng 04/2017. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng Việt 01. Lý Hoàng Ánh (2013), “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cấp cao ngành ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng, số 8/2013, tr.12 - 15. 02. Phạm Hoài Bắc (2014), “Nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 9/2014, tr.24 - 26. 03. Cẩm nang kinh doanh Harvard (2006), Huấn luyện và truyền kinh nghiệm, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 04. Cẩm nang kinh doanh Harvard (2006), Quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 05. Trần Xuân Cầu (2009), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, H. 06. Nguyễn Thị Diệu Chi (2014), “Nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 23 tháng 12/2014, tr.35 - 37. 07. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (1992), Báo cáo phát triển con người, 1992. 08. Thái Mạnh Cường (2006), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khi gia nhập WTO”, Tạp chí Ngân hàng, số 24 năm 2006. 09. Nguyễn Xuân Dũng (2009). “Đào tạo nghề: Tiếp tục đổi mới cho mục tiêu phát triển bền vững”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 140 tháng 2/2009. 10. Đinh Thị Hồng Duyên (2015), Đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp thuộc ngành Công nghiệp nội dung số 1 Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, H. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI, XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H. 12. Đàm Hữu Đắc (2008), “Đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp - thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 329 2/2008. 13. Đàm Hữu Đắc (2008), “Đổi mới đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 333/2008. 14. Đàm Hữu Đắc (2008), “Tiếp tục đổi mới đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp cho đất nước”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 335/2008. 15. Nguyễn Thành Độ (2008), Xây dựng mô hình trung tâm ươm tạo doanh nghiệp trong các trường đại học ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ trọng điểm cấp bộ, Mã số: B2006-06-33. 16. Nguyễn Đại Đồng (2007), “Những thành tựu về việc làm và phát triển thị trường lao động năm 2008”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 304 + 305/2007. 17. Trần Khánh Đức (2010), “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI”, Nxb Giáo dục Viện Nam, H. 18. Huỳnh Xuân Giao (2014), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhanh tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 23 tháng 12/2014, tr.65 - 67. 19. Nguyễn Thị Lâm Hà (2007), “Kinh nghiệm xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 16/200). 20. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Nxb Khoa học Xã hội, H, 1996, tr.285 21. Phạm Minh Hạc (2007), Phát triển văn hóa con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, H 22. Hoàng Ngọc Hải (2012), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thực hiện cam kết gia nhập WTO, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, H. 23. Nguyễn Thị Minh Hạnh (2009), “Phát triển nhân lực Tài chính - Ngân hàng hiện nay ở Việt Nam”, Tạp chí Thương mại, số 11/2009, tr.9 - 11. 24. Phan Thị Hạnh (2013), Hiện đại hóa hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Chuyên ngành Kinh tế tài chính Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân, H. 25. Nguyễn Thị Hiên (2004), “Tăng cường cán bộ, giải pháp cấp bách để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 2/2004, tr.49 - 51. 26. Nguyễn Thu Hiền (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, H. 27. Triệu Vĩnh Hiền (2013), Nhân tài - Nguồn tài nguyên số 1, Nxb Nhân dân Giang Tô - Nxb CTQG, H. 28. Bùi Tôn Hiến (2008), Thị trường lao động việc làm của lao động qua đào tạo nghề, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 29. Trần Xuân Hiệu (2009), Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, H. 30. Lê Kim Hoà (2015), BIDV - 20 năm hoạt động ngân hàng thương mại: Phát triển và hội nhập, Nxb CTQG, H, 2015. 31. Phạm Xuân Hoan (2014), “Đánh giá mức độ hợp lý của học phí đại học công lập thí điểm”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 210 tháng 12/2014, tr.73 - 80. 32. Phạm Xuân Hoan (2014), “Mô hình tối ưu hóa đầu tư cho giáo dục: Hàm ý cho giáo dục đại học Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 7 (434) tháng 7/2014, tr.19 - 25. 33. Đào Duy Huân (2008), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 216 tháng 10/2008. 34. Nguyễn Hữu Huấn (2005), Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, H, 2005. 35. Hồ Đức Hùng (2007), Kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững, Nxb Thông tấn, H. 36. Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, H. 37. Mạc Quang Huy (2009), Cẩm nang ngân hàng đầu tư, Nxb Tài chính, H, 2009. 38. Ngọc Kha (2006), “Ngân hàng trong nước sẽ phải "nhập khẩu" nhân lực”, Tạp chí Đầu tư chứng khoán, số 46/2006, tr.20 39. Nguyễn Văn Khách (2006), Giải pháp đổi mới hoạt động Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, H, 2006. 40. Jean Perre Cling (2009), Ngân hàng thế giới - đi tìm mô hình phát triển và trường hợp Việt Nam, Nxb Tri thức, H, 2009. 41. Bùi Thị Ngọc Lan (2007), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb CTQG, H, tr.21 42. Bùi Thị Ngọc Lan (2007), “Một số bổ sung, phát triển trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, 02/2007, tr. 66 - 70. 43. Đoàn Đỉnh Lam (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần ở thành phố Hồ Chí Minh trong xu thế hội nhập, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 2007. 44. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb CTQG, H. 45. Lê Thị Phương Liên (2007), “Chất lượng nhân lực - thách thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng, số 28 năm 2007. 46. Bích Liên (2015), “VietinBank: Yếu tố nào tạo nên giá trị?”, Báo Tiền phong, thứ năm ngày 2/4/2015, tr.12-I. 47. Lê Thị Mỹ Linh (2006), “ Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực theo cách tiếp cận dựa trên năng lực”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 113 tháng 11/2006, tr.38 - 41. 48. Lê Thị Mỹ Linh (2007), “Các phương pháp phổ biến đánh giá nhu cầu đào tạo trong doanh nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 116 tháng 2/2007, tr.46 - 49. 49. Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế lao động, H. 50. Lê Thị Mỹ Linh (2009), “Nhu cầu đào tạo cho cán bộ quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện kinh tế hội nhập qua điều tra”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 144 tháng 6/2009, tr.132-135. 51. Trương Thị Hoài Linh (2012), Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng phát triển Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, H. 52. Đặng Hoàng Linh (2014), Khủng hoảng nợ công châu Âu và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nxb CTQG, H. 53. Vũ Thuỳ Linh (2014), Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, H, 2014. 54. Quý Long (2011), Những vấn đề cốt yếu dành cho lãnh đạo ngân hàng, Nxb Tài chính, H, 2011. 55. Tạ Đình Long (2014), “Để giảm thiểu rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 23 tháng 12/2014, tr.41 - 43. 56. Nguyễn Lộc (2010), Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển Nguồn nhân lực ở Việt Nam, Đề tài khoa học B2006 – 37 – 02TĐ, H. 57. Phạm Thị Bích Lương (2007) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, H, 2007. 58. Lê thị Thiên Lý (2006), “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, số 10 năm 2006. 59. C.Mác và Ph.Ănggen (1994), “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người”, Toàn tập, Tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội, 1994, tr.641. 60. C.Mác và Ph.Ăng nghen (1994), “Quyển thứ nhất - Quá trình sản xuất của tư bản”, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG, H, tr.75. 61. Đinh Thị Hồng Minh (2013), Phát triển năng lực độc lập cho sinh viên đại học kỹ thuật thông qua dạy học hóa học hữu cơ, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục. 62. Phạm Thị Ngọc Mỹ (2008), “Nâng cao năng lực đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu của xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 208 tháng 2/2008. 63. Nguyễn Thị Tuyết Nga (2009), “Một vài suy nghĩ về vai trò của cán bộ quản lý ngân hàng cấp cao thời hậu khủng hoảng”, Tạp chí Ngân hàng, số 14/2009, tr.29 - 32. 64. Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên (HSBC) Việt Nam (2014), “Chiến dịch Marketing HSBS”, HSBC, tháng 5/2014, H. 65. Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2014), Báo cáo thường niên năm 2014, H. 66. Nguyễn Đình Nguộc (2004), “Bàn về đào tạo và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong các ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, số 8 năm 2004. 67. Phùng Xuân Nhạ (2013), “Hiệu quả đầu tư cho giáo dục đại học và chính sách học phí ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, số 268 tháng 2/2013, tr.23 - 31. 68. Võ Kim Nhạn (2014), “Ngân hàng thương mại Việt Nam: các yếu tố của năg lực canh tranh”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 23 tháng 12/2014, tr.38 - 40. 69. Huỳnh Thị Nhân (2007), “Nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 304+305 tháng 2/2007. 70. Phạm Công Nhất (2008), “Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 03/2008, tr.21 - 25. 71. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội. Nxb Tư pháp, H. 72. Nguyễn Thị Kim Nhung (2007), “Cạnh tranh nhân lực tài chính - ngân hàng”, Tạp chí Thương mại, số 34/2007, tr.22 - 24. 73. Nguyễn Ngọc Phú (2010), Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới - những vấn đề lý luận; thực trạng nguồn nhân lực, nhân tài của đất nước hiện nay. Những vấn đề đặt ra - giải pháp, Nxb Đại học Quốc gia, H. 74. Nguyễn Văn Phúc (2006), “Về vấn đề phát triển thị trường sức lao động có trình độ cao”, Tạp chí Cộng sản, số 21 (11), tr. 21 - 25. 75. Nguyễn Văn Phúc (2012), Khai thác và phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam, Nxb CTQG, H. 76. Đào Minh Phúc (2014), “Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cán bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển hệ thống ngân hàng an toàn, hiệu quả”, Tạp chí Ngân hàng, số 5/2014, tr. 9 - 13 77. Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân, H. 78. Nguyễn Thanh Phương (2015), Phát triển bền vững Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, H. 79. Nguyễn Mạnh Quân (2006), Chuyên đề Văn hóa doanh nghiệp và việc tạo ra bản sắc văn hóa doanh nghiệp, Chương trình trợ giúp đào tạo NNL cho các DNNVV giai đoạn 2004 - 2008, Cục phát triển DNVVV, Nxb Phụ nữ, H. 80. Subrahmanyam (2004), “Tầm nhìn 2020 và mục tiêu chiến lược trong quản lý tại Hiệp hội các ngân hàng hợp tác Nhà nước Ấn Độ, Tạp chí Ngân hàng, số Chuyên đề/2004, tr.98 - 99. 81. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, Nxb Lao động, H. 82. Nguyễn Tám (2004), “Kinh nghiệm về việc triển khai xây dựng và tổ chức bộ máy của một chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội”, Tạp chí Ngân hàng, số 4/2004, tr.49 - 50. 83. Nhất Thanh (2015), VietinBank kỳ vọng từ thị trường bán lẻ, Thời báo Ngân hàng, 84. Lê Trung Thành (2006), Hoàn thiện mô hình đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp theo địa chỉ trên địa bàn Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, trường đại học kinh tế quốc dân, H. 85. Nghiêm Xuân Thành (2006), “Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, số 21 năm 2006. 86. Nguyễn Hữu Thắng (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Nxb CTQG, H. 87. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2004), “Giải pháp nào cho hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước trước thềm hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng, số 10 năm 2014. 88. Trần Thị Thu (2008), “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 132, tháng 6/2008. 89. Nguyễn Thị Sương Thu (2013), “Làm cán bộ tín dụng hiện nay - Dễ hay khó”, Tạp chí Ngân hàng, số 2+ 3/2013, tr.96 - 102. 90. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2006 về việc phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, H. 91. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, H. 92. Anh Thư (2015), “VietinBank dành trên 5.000 tỷ đồng cho an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa”, Báo Tiền phong, số 96 thứ hai, ngày 06 tháng 4 năm 2015. 93. Vũ Văn Thực (2015), “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Ngân hàng”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 26 (36), tháng 1 - 2/2016. 94. Dương Đình Thuần (2010), Hoạt động ngân hàng trong sự kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh, Lớp Quốc phòng an ninh Khóa 12, Học viện Chính trị, H. 95. Kim Thúy (2008), Những qui định mới của chính phủ về phát triển nguồn nhân lực thời kỳ hội nhập, Nxb Lao động, H. 96. Nguyễn Tiệp (2006), Giáo trình kế hoạch nhân lực, Trường đại học lao động xã hội, Nxb Lao động - Xã hội, H. 97. Nguyễn Tiệp (2007), “Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 117, tháng 3/2007. 98. Nguyễn Tiệp (2009), “Cần đào tạo và phát triển đội ngũ lao động quản lý kinh doanh”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 351+352 tháng 2/2009. 99. Tô Khánh Toàn (2014), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, H. 100. Tôn Thất Trúc (2006), “Đôi điều suy nghĩ về chiến lược giáo dục đại học ngân hàng đến năm 2010 của Học viện Ngân hàng và trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Ngân hàng, số 4/2006, tr.7 - 9. 101. Nguyễn Tú (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần Quốc tế trên thị trường Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, ngành Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, H. 102. Nguyễn Đức Tú (2012), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân, H. 103. Nguyễn Đình Tự (2004), “Một số vấn đề về tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng, số 02 năm 2004. 104. Vũ Anh Tuấn (2008), “Những thách thức cần vượt qua sau một năm Việt Nam chính thức là thành viên của WTO”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 208, tháng 2/2008. 105. Bùi Sỹ Tuấn (2011), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Chuyên ngành Kinh tế lao động, Đại học Kinh tế Quốc dân, H. 106. Khuất Duy Tuấn (2013), “Vận dụng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc vào xây dựng đạo đức cách mạng của người cán bộ ngân hàng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Ngân hàng, số 12/2013, tr.57 - 60 107. Hồ Sỹ Tuấn (2015), “Hiện đại hóa công tác quản trị nguồn nhân lực VietinBank”, Thông tin VietinBank, số 6/2015, H. 108. Phạm Gia Túc (2006), “Thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh và việc trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 283 tháng 3/2006). 109. Phạm Thị Tuyết (2013), “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cán bộ công chức ngân hàng theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Ngân hàng, số 10/2013, tr.57 110. Từ điển tiếng Việt (2005), Nxb Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng. 111. Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, H. 112. Nguyễn Thị Hải Vân (2009). “Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 350 từ 1- 15/1/2009. 113. Phạm Thị Thúy Vân (2014), “Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 23 tháng 12/2014, tr.44 - 46. 114. VCCI (2007), Doanh nghiệp Việt Nam 2006, Hội nhập WTO, Nhà xuất bản CTQG, H. 115. VCCI (2008), Doanh nghiệp Việt Nam 2007, Lao động và phát triển nguồn nhân lực, Nxb CTQG, H. 116. VietinBank (2009), Quyết định về việc ban hành sổ tay văn hóa doanh nghiệp, VietinBank, H. 117. VietinBank (2011), Báo cáo thường niên VietinBank năm 2010, VietinBank, H. 118. VietinBank (2012), Báo cáo thường niên VietinBank năm 2011, VietinBank, H. 119. VietinBank (2013), Báo cáo thường niên VietinBank năm 2012, VietinBank, H. 120. VietinBank (2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 và kế hoạch phát triển năm 2013, H. 121. VietinBank (2014), Báo cáo thường niên VietinBank năm 2013, VietinBank, H. 122. VietinBank (2014), Thông tin VietinBank, số 10, 11, 12/2013, số 3 năm 2014. 123. VietinBank (2014), VietinBank cái nhìn tổng thể, VietinBank, H. 124. VietinBank (2015), Báo cáo thường niên VietinBank năm 2014, VietinBank, H. 125. VietinBank (2016), Báo cáo của Ban điều hành kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015, định hướng và kế hoạch phát triển năm 2016, VietinBank, H. 126. VietinBank (2016), Báo cáo thường niên VietinBank năm 2015, VietinBank, H. 127. Lê Danh Vĩnh (2008), “cơ hội, thách thức đối với hoạt động thương mại và dịch vụ trong bối cảnh Việt Nam là thành viên tổ chức thương mại thế giới”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 211 tháng 5/2008. 128. Nguyễn thị Bích Vượng (2014), “Về tăng trưởng tín dụng ngân hàng hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 23 tháng 12/2014, tr.32 - 34. 129. Lê Hải Yến (2007), “Chất lượng NNL trong bối cảnh hội nhập và các kiến nghị”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 3-2007, tr.48 - 50. 2. Tiếng Anh 130. Benjamin O. Akinyemi - Canadian Center of Science and Education, Human Resource Development Climate in Banking Sector - International Journal of Business and Management; Tr80, Vol. 9, No. 10, 2014 131. Gary S. Baker (1964), “National Bureau of Economic Research”, 2nd ed., 1975, 3rd. 132. Massimo Cirasino, Mario Guadamillas, José Antonio García, Fernando Montes-Negret (2007), Reforming payments and securities settlement systems in Latin America and the Caribbean, Washington, DC: The World Bank, 2007. 133. K C Chakrabarty - “Human Resource management in banks - need for a new perspective”, 2012 134. Karen Higginbottom, “HR Challenges Facing The Banking Sector In 2015”, Forbes, 2015 135. Schultz T.W, (1961), “Investment in Human Capital”, The American Economic Review, Vol, 51. 136. The World Bank independent evaluation group (2007), - 2006 annual report on operations evaluation, Washington, D.C. The World Bank, 2007. PHỤ LỤC Phụ lục 01 SO SÁNH CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH GIỮA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Phụ lục 01A Nguồn: VietinBank 2016, Hà Nội. Phụ lục 01B Nguồn: VietinBank 2016, Hà Nội. Phụ lục 01C Nguồn: VietinBank 2016, Hà Nội. Phụ lục 01D Nguồn: VietinBank 2016, Hà Nội. Phụ lục 01E Nguồn: VietinBank 2016, Hà Nội. Phụ lục 01F Nguồn: VietinBank 2016, Hà Nội. Phụ lục 01G Nguồn: VietinBank 2016, Hà Nội. Phụ lục 01H Nguồn: VietinBank 2016, Hà Nội. Phụ lục 01I Nguồn: VietinBank 2016, Hà Nội. Phụ lục 02 TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG THỰC TẾ (2012 - 2013) VÀ KỲ VỌNG NĂM (2015 - 2016) Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Hà Nội, năm 2014. Phụ lục 03 91,95,106,107,116,190-200

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_nguon_nhan_luc_ngan_hang_thuong_mai_co_ph.doc
  • docBia L.A.doc
  • docBia thong tin mang (Tieng Anh).doc
  • docBia thong tin mang (Tieng Viet).doc
  • docThong tin mang (Tieng Anh).doc
  • docThong tin mang (Tieng Viet).doc
  • docTom tat L.A (Tieng Anh).doc
  • docTom tat L.A (Tieng Viet).doc
Luận văn liên quan