Trong những năm qua các TCTD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã chủ động
khai thác, tập trung các nguồn vốn nh m đáp ứng nhu cầu ngày một tăng về vốn cho
phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và hộ nghèo nói riêng (Phụ lục 4.29).
Nguồn vốn hoạt động của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vốn Trung
ương chuyển về, vốn do Ngân sách địa phương hỗ trợ và vốn huy động tiết kiệm, trong
đó nguồn vốn Trung ương đóng vai trò chủ đạo. Tổng nguồn vốn thực hiện đến
31/12/2018 đạt 3.270.103 triệu đồng, trong đó nguồn vốn Trung ương chuyển về là
2.732.575 triệu đồng, chiếm 83,56% tổng nguồn vốn; nguồn vốn do Ngân sách địa
phương hỗ trợ là 79.888 triệu đồng, chiếm 2,44% tổng nguồn vốn; nguồn vốn huy
động, tiết kiệm (bao gồm vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân và tiền g i tiết kiệm
của thành viên Tổ TK&VV) là 857.640 triệu đồng, chiếm 26,23% tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn hoạt động của TYM, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động tiết
kiệm và vốn vay từ nguồn khác. Tính đến 31/12/2018, tổng nguồn vốn hoạt động
của TYM là 182.005 triệu đồng, trong đó phần đóng góp chủ yếu đến từ vốn chủ sở
hữu 86.570 triệu đồng, chiếm 47,56%, vốn huy động tiết kiệm là 75.325 triệu đồng,
chiếm 43,38%, số còn lại là vốn vay từ các nguồn khác.
199 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cơ chế.
+ Các TCTD chủ động phối hợp với hộ vay vốn để cơ cấu lại nợ như giãn thời
gian trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và xem xét miễn giảm lãi suất một cách hợp lý đối
với những hộ có triển vọng tốt sau khi cơ cấu lại nợ để hộ giảm bớt khó khăn tài chính
tạm thời và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo nguồn thu mới để trả nợ cho TCTD.
5.4.3. Nhóm giải pháp về đa dạng các loại hình tín dụng cho hộ nghèo
- Thứ nhất, linh hoạt theo trạng thái kinh tế nông thôn và phù hợp với người nghèo
+ Các TCTD cần tiếp tục đa dạng các loại hình tín dụng nh m đáp ứng tốt
nhất phần khiếm khuyết trong quy trình sản xuất của hộ nghèo, loại hình tín dụng
162
cho hộ nghèo luôn phải đa dạng, không được cứng nhắc, việc cho vay không nhất
thiết chỉ là tiền mặt mà có thể b ng hiện vật phù hợp với điều kiện của Thái Nguyên
và phù hợp với hộ như: các giống chè, giống cây lâm nghiệp, cá giống, gà giống và
các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Điều này có thể hạn chế được việc s
dụng vốn sai mục đích và tăng độ an toàn của cây, con giống.
+ Thực hiện phát triển linh hoạt, đa dạng hoá các loại hình tín dụng theo yêu
cầu thực tế cho hộ nghèo, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hộ nghèo là đồng
bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ rất lớn. Người nghèo lúc gặp khó khăn họ chỉ cần
vài trăm nghìn cho đến vài triệu để duy trì cuộc sống khi chưa có thu hoạch, khi
không có tiền dù ít hay nhiều họ sẵn sàng vay "tín dụng đen" dưới nhiều hình thức
hoặc bán gia súc, gia cầm, hoa màu... chưa đến thời kỳ thu hoạch cho nên việc thực
hiện linh hoạt, đa dạng các loại hình tín dụng "mềm" đối với hộ nghèo là hữu hiệu,
giảm thiểu được số hộ nghèo phát sinh, góp phần ổn định cuộc sống, và tiến tới
giảm nghèo bền vững.
- Thứ hai, các TCTD cần tăng cường cho vay thông qua nhóm
+ S dụng rộng rãi các hợp đồng cho vay theo nhóm để khai thác tất cả
những tiềm năng về vốn xã hội và áp lực của nhóm nh m giảm bớt sự cố tình dây
dưa nợ cũng như giảm được chi phí giao dịch.
+ Các TCTD phải có những biện pháp nh m nâng cao tính trách nhiệm của
trưởng nhóm và phải có những quy định chặt chẽ tạo sự ràng buộc giữa trưởng
nhóm và các thành viên trong nhóm.
+ Cần dành một tỷ lệ hoa hồng thích đáng và kịp thời cho trưởng nhóm, các tổ
chức CT-XH, chính quyền địa phương tham gia vào quá trình cho vay. Mục đích cuối
cùng cũng nh m đảm bảo được mối quan hệ giữa trách nhiệm và quyền lợi để khuyến
khích trưởng nhóm cũng như các cán bộ cơ sở làm tốt hơn công việc của mình.
- Thứ ba, cấp tín dụng theo chuỗi sản xuất
+ Các TCTD liên kết với các doanh nghiệp và người nghèo tại các địa
phương tham gia vào một chuỗi sản xuất.
+ Các TCTD tiến hành cho các doanh nghiệp vay vốn với thủ tục và lãi suất
ưu đãi để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên liệu đầu vào để sản
xuất sẽ do hộ nghèo cung cấp.
163
+ Các TCTD tiến hành cho hộ nghèo vay vốn để sản xuất sản phẩm cung cấp
nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp.
Loại hình cấp tín dụng này sẽ bảo đảm được đầu ra cho người vay vốn đồng
thời cũng giảm thiểu được rủi ro cho các TCTD, nhất là trong điều kiện Thái
Nguyên đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa nông, lâm, thủy sản (chè,
rau, củ, quả, keo, cá), ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp và cơ cấu lại ngành
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Thứ tư, cấp tín dụng cho các chủ dự án đầu tư, chủ cơ sở sản xuất kinh
doanh có s dụng lao động và tiêu thụ sản phẩm do người nghèo làm ra. Thông qua
loại hình này sẽ giải quyết được phần lớn lao động thất nghiệp của hộ nghèo hiện nay,
góp phần ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm do người nghèo làm ra, phát huy được
hiệu quả của vốn tín dụng, đây chính là mô hình gắn kết xây dựng nông thôn mới và
giảm nghèo bền vững hiệu quả. Hiện nay, Thái Nguyên có trên 40 hợp tác xã tham
gia chuỗi giá trị sản phẩm chè, 18 hợp tác xã tham gia chuỗi giá trị sản phẩm chăn
nuôi gà đồi, thỏ, lợn và 15 hợp tác xã tham gia các chuỗi sản phẩm trồng trọt, chế
biến nông sản khác như: Miến, mỳ gạo, rau củ quả, nấm, cây dược liệu... [144].
Phần lớn trong số này đều đã tham gia xây dựng chuỗi giá trị thông qua mối liên kết
giữa hợp tác xã với các hộ thành viên sản xuất. Toàn bộ quá trình sản xuất chế biến
từ các khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật thu hái sản phẩm, đều được sự
hướng dẫn của hợp tác xã. Sau đó, hợp tác xã thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu
thụ sản phẩm cho thành viên theo một quy trình khép kín.
5.4.4. Nhóm giải pháp về tổ chức thể chế vận hành tín dụng cho hộ nghèo
- Thứ nhất, lãi suất cho vay và hình thức đảm bảo khi vay vốn
+ Các TCTD tiếp tục thực hiện cho vay hộ nghèo dưới hình thức tín chấp
thông qua các tổ chức CT-XH tại địa phương hoặc thông qua người đồng vay vốn,
người bảo lãnh vốn vay.
+ Chính phủ quy định mức lãi suất cho vay cần phải linh hoạt hơn, tùy theo
mức độ khó khăn của mỗi vùng, tùy theo đặc điểm về điều kiện KT-XH của mỗi
vùng mà quy định mức lãi suất cho vay khác nhau và mức ưu đãi cao nhất là dành
cho đồng bào dân tộc nghèo ở những vùng đặc biệt khó khăn.
164
+ Đối với QTDND, mặc dù phải tự cân đối để đảm bảo lãi suất có thể đủ bù
đắp được chi phí hoạt động và có lãi, tuy nhiên với mục tiêu “cả nước chung tay vì
người nghèo - không để ai bỏ lại phía sau”, QTDND cũng cần có chính sách tín
dụng ưu đãi đặc thù đối với hộ nghèo, trong đó có chính sách lãi suất. Thời kỳ đầu
QTDND cho vay hộ nghèo với lãi suất ưu đãi, sau một khoảng thời gian nhất định
khi người nghèo đã bắt đầu làm quen với kinh tế thị trường QTDND có thể xóa bỏ
dần lãi suất ưu đãi để hướng người nghèo theo cơ chế lãi suất được điều tiết bởi thị
trường với một lộ trình thích hợp.
- Thứ hai, thời hạn cho vay và mức cho vay
+ Các TCTD cần tăng thời hạn cho vay để phù hợp hơn với trình độ, nhận
thức, cách thức s dụng vốn của hộ nghèo cũng như phù hợp với chu kỳ sản xuất
kinh doanh của cây trồng, vật nuôi.
+ Hiện nay mức cho vay đối với hộ nghèo của các TCTD còn ở mức thấp,
với mức cho vay như vậy về cơ bản là các hộ vẫn thiếu vốn, để đáp ứng nhu cầu về
vốn rất nhiều hộ phải vay thêm từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài. Vì vậy, các
TCTD cần nâng mức cho vay hộ nghèo trong thời gian tới.
Hộp 5.1: Mức cho vay hộ nghèo còn thấp
Trong căn nhà kiên cố lợp tôn khang trang, Anh Thào, một hộ dân tộc Mông ở
xã âu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên chia sẻ: “Trước đây nhà của gia
đình tôi tuềnh toàng lắm, phải ghép tạm các mảnh gỗ để che mưa, che nắng. Nhờ có
chính sách hỗ trợ vay vốn làm nhà ở, năm 2015 tôi được vay của NHCSXH huyện số
tiền là 25 triệu đồng, số tiền đó không đủ để làm nên tôi lại vay mượn thêm từ anh,
em, bạn bè, làng xóm, gia đình tôi đã làm được căn nhà 3 gian trị giá hơn 60 triệu
đồng. Từ khi có nhà mới gia đình tôi mừng lắm, không còn lo lắng mỗi khi mưa nắng
nữa, gia đình tập trung chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế để ổn định cuộc sống”.
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017
165
- Thứ ba, phương thức cho vay
Để phù hợp hơn với quá trình chu chuyển nguồn vốn trong hoạt động sản
xuất kinh doanh cũng như hoạt động khác của hộ nghèo, các TCTD cần mở nhiều
phương thức cho vay hơn nữa, như:
+ Cho vay theo phương án sản xuất, giải ngân theo tiến độ thực hiện công
việc: đối với hộ nghèo vay vốn để trồng chè, trồng cây ăn quả, trồng rừng, chăn
nuôi gia súc, nuôi cá áp dụng phương thức này là hoàn toàn phù hợp. Khi có nhu
cầu vay vốn hộ vay lập phương án sản xuất nêu rõ quy trình đầu tư từ khâu chuẩn bị
đất trồng, chuồng trại đến chăm sóc, thu hoạch, xuất chuồng, xác định thời điểm cần
tiền để chi phí vào quá trình sản xuất. TCTD thẩm định nếu đủ điều kiện cho vay thì
tiến hành làm thủ tục cho vay trong đó cam kết chia quá trình giải ngân làm nhiều
kỳ phù hợp với chi phí đầu tư của hộ.
+ Cho vay nợ gốc trả dần: đối với những hộ buôn bán nhỏ hay kinh doanh
dịch vụ có thu nhập thường xuyên, cần áp dụng phương thức trả dần gốc làm
nhiều kỳ, trả dần hàng tuần, hàng tháng. Khi có nhu cầu vay vốn hộ vay đề nghị
xin vay trong đó trình bày khả năng thu nhập và cam kết trả dần theo kỳ phù hợp
với thu nhập.
5.4.5. Nhóm giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo
Kết quả phân tích mô hình Probit về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức,
Tobit các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay, PSM nh m đánh giá tác động của
tín dụng chính thức lên mức sống hộ nghèo và phân tích thống kê mô tả, tác giả đưa
ra một số giải pháp sau:
- Thứ nhất, nâng cao năng lực, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của
hộ nghèo, đây là nền tảng để hộ phát triển kinh tế. Với thế mạnh là địa phương
có nhiều cơ sở đào tạo nghề (56 cơ sở [144]) Thái Nguyên đã đẩy mạnh công tác
dạy nghề với phương châm “cầm tay chỉ việc”, liên kết với các doanh nghiệp hỗ trợ
nông dân chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu lao động. Để thực hiện
giải pháp này hộ nghèo cần:
166
+ Tiếp cận và cải thiện giáo dục phổ thông đầy đủ, hiệu quả hơn, nâng cao
trình độ học vấn, tạo nền tảng phát triển nghề nghiệp, cải thiện việc làm từ đó đảm
bảo thu nhập ổn định và bền vững.
+ Cần tham gia các lớp đào tạo nghề, đào tạo chuyên môn, tập huấn, nâng
cao năng lực sản xuất, từ đó có thể s dụng đồng vốn một cách hiệu quả.
+ Tích cực tham gia các tổ chức CT-XH ở địa phương nh m có điều kiện
tiếp cận và s dụng các nguồn vốn tín dụng một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.
- Thứ hai, hộ nghèo cần chủ động tìm hiểu về hoạt động vay và cho vay của
các TCTD thông qua các buổi họp thôn, bản, các tổ chức CT-XH ở địa phương để
nắm rõ những quy định về điều kiện vay, thủ tục vay, lãi suất, các khoản phải trả,
quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay vốn.
- Thứ ba, hộ nghèo cần đẩy mạnh thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia
đình, thực tế cho thấy những hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao sẽ có mức thu nhập thấp và
chi tiêu bình quân đầu người thấp. Tỷ lệ phụ thuộc cao không những không đảm
bảo về đời sống sinh hoạt mà còn không có điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ xã
hội khác.
- Thứ tư, các hộ cần đa dạng hóa việc làm thông qua các hoạt động phi nông
nghiệp như buôn bán nhỏ, hoạt động này rất phù hợp với hộ nghèo vì Thái Nguyên
là địa phương có nhiều khu công nghiệp, nhà máy, trường học, bệnh viện nơi tập
trung nhiều người; làm nghề tiểu thủ công, làng nghề truyền thống (làng nghề bánh
chưng, làng nghề chè, làng nghề mây che đan) gắn với nhu cầu thị trường, là cơ
sở để đa dạng hóa thu nhập của hộ.
- Thứ năm, tăng cường vai trò và hiệu quả hoạt động của chính quyền, các tổ
chức CT-XH tại địa phương. Chính quyền, tổ chức CT-XH cần:
+ Hướng dẫn hộ nghèo lập kế hoạch sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn, hướng
dẫn cách chi tiêu, xây dựng phương án tiết kiệm hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế để
thay đổi tư duy, nhận thức của người nghèo.
167
+ Tác động và thay đổi các phong tục, tập quán cũng như tác động làm
chuyển biến về nhận thức, giúp người nghèo tự tin, tăng dần vị thế trong xã hội, từ
đó làm quen với việc vay vốn cho sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tạo thu nhập,
từng bước nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh cũng như trình độ quản lý vốn.
+ Vận động, tuyên truyền, giáo dục tạo điều kiện cho hộ nghèo nâng cao kiến
thức, kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, tìm kiếm và phổ biến những cơ
hội làm ăn, những điển hình và nhân rộng mô hình hiệu quả, tạo nên một phong trào
sâu rộng, thường xuyên, liên tục, đi sâu vào những hoạt động thiết thực, sát sườn
với quyền lợi của hộ nghèo.
- Thứ sáu, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin thị trường tín dụng và kết nối
thị trường cho hộ nghèo
+ Các TCTD cần phối hợp với các tổ chức CT-XH, Tổ TK&VV, Cụm vay
vốn cung cấp rộng rãi và thường xuyên thông tin về hệ thống tín dụng, các mạng
lưới tín dụng, các cơ chế, thủ tục cho vay, chính sách cho vay. nh m giúp hộ
nghèo tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn tín dụng.
+ Các TCTD cần phối hợp với chính quyền, các tổ chức CT-XH giúp hộ
nghèo trong việc kết nối thị trường để tiêu thụ sản phẩm làm ra. Kết nối thị trường
tốt sẽ tác động tích cực đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ theo hai cách: thứ
nhất, hộ có thể tiếp cận tốt hơn với các thông tin liên quan đến tín dụng; thứ hai, hộ
có thể tìm được đầu ra cho sản phẩm thông qua việc tiếp cận tốt hơn với thị trường.
- Thứ bẩy, chính quyền, các tổ chức CT-XH tại địa phương cần tổ chức các
hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao ý thức chủ động, tinh thần tự
vươn lên thoát nghèo. Hộ nghèo cần nhận thức đúng trách nhiệm của mình trong
công cuộc giảm nghèo, chủ động phát huy tinh thần tự vươn lên, có trách nhiệm các
hoạt động giảm nghèo được triển khai thực hiện trên địa bàn, tự nâng cao năng lực,
s dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo để thoát nghèo bền vững.
5.4.6. Nhóm giải pháp lồng ghép, hỗ trợ khác
- Thứ nhất, phối hợp, lồng ghép các mục tiêu và công cụ giảm nghèo của
chính sách tín dụng với chính sách giảm nghèo.
168
+ Các TCTD cần thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và các
tổ chức CT-XH thực hiện tốt công tác tuyên truyền, lồng ghép các nguồn vốn tín
dụng với các chương trình, dự án tại địa phương như: chương trình khuyến nông,
khuyến công, khuyến ngư và chuyển giao khoa học kỹ thuật, lồng ghép vốn tín
dụng với các chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm.
+ Việc giải ngân nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo phải được gắn liền với
việc phát huy cao nhất hiệu quả đồng vốn, gắn với công tác tập huấn khuyến nông -
lâm - ngư, đào tạo nghề, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm làm ăn cho hộ nghèo,
kinh nghiệm quản lý, s dụng vốn.
- Thứ hai, tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ
chức CT-XH với các TCTD
+ Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về việc nâng cao, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín
dụng chính sách trên địa bàn toàn tỉnh.
+ Sự nghiệp XĐGN không chỉ là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ
chức CT-XH mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Do đó, phải có sự phối hợp
đồng bộ, chặt chẽ, thường xuyên, khai thác được nguồn lực của toàn xã hội thì mới
tạo được sức mạnh tổng hợp nh m phục vụ cho công tác giảm nghèo bền vững.
+ Trong tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo cần phải có sự
phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể tạo thành phong trào hành
động sâu rộng trong xã hội, huy động sức mạnh tổng hợp, tạo nguồn lực để thực
hiện mục tiêu giảm nghèo. Giảm nghèo phải gắn chặt với việc động viên và tạo điều
kiện cho hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, làm giàu một cách chính đáng.
- Thứ ba, Nhà nước cần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các xã nghèo
Một trong những chính sách có quan hệ mật thiết tới việc tiếp cận tín dụng của
hộ nghèo đó là kết cấu hạ tầng. Kết cấu hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong việc
giúp hộ nghèo cải thiện nguồn nhân lực, cho phép họ tham gia vào các cơ hội cải
thiện đời sống, bên cạnh đó đóng góp nhiều cho việc giảm chi phí giao dịch về tài
169
chính của cả bên cho vay lẫn bên đi vay cũng như giảm bớt rủi ro cho hộ nghèo.
Hiện nay, sự bất bình đẳng về khả năng tiếp cận của người nghèo và những nhóm
người khác, giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn vẫn tiếp diễn. Người nghèo
và những người dân ở nông thôn đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa được
cung cấp đầy đủ các dịch vụ về cơ sở hạ tầng.
Xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH được coi là khâu trọng tâm cần giải quyết
và là biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, hộ nghèo và những xã nghèo. Do
đó, Nhà nước cần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bao gồm đường giao thông (bởi
giao thông là huyết mạch sống còn của lưu thông hàng hóa, giao thông thuận tiện sẽ
giúp cho hộ giảm được chi phí cơ hội khi tiếp cận nguồn vốn từ các TCTD), chợ,
điểm giao dịch thương mại, điện sản xuất, điện sinh hoạt, công trình thủy lợi, hệ
thống nước sinh hoạt, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, hạ tầng thông tin, công trình vệ
sinh môi trường công cộng đảm bảo điều kiện tiếp cận dịch vụ cơ bản cho mọi
người dân, đảm bảo điều kiện phát triển sản xuất, phát triển cộng đồng.
- Thứ tư, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho
hộ nghèo
Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo đã giải quyết một phần khó khăn về
đất sản xuất cho người dân. Thực tế trong quá trình điều tra rất nhiều hộ đã trả lời r ng
không có đất để sản xuất trong khi đó lại thiếu hiểu biết về kinh doanh, buôn bán nên vay
vốn cũng không biết đầu tư vào đâu, hoặc phải đi làm thuê, làm mướn để kiếm sống.
Việc hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo, một mặt đảm bảo cho người dân có đất
để sản xuất, ổn định đời sống mặt khác sẽ góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng
nông thôn mới theo mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, việc giải quyết tốt chính sách đất
sản xuất sẽ làm nền tảng cho việc thực thi các chính sách khác trong đó có chính sách
tín dụng cho hộ nghèo. Nếu địa phương không còn quỹ đất để giao đất sản xuất cho các
hộ thì cần phải chuyển đổi sang các hình thức khác như: hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ
xuất khẩu lao động, giao khoán bảo vệ rừng và trồng rừng
170
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu luận án “Phát triển tín dụng cho hộ nghèo ở tỉnh Thái
Nguyên”, tác giả rút ra một số kết luận sau:
Một là, hệ thống hóa, làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
tín dụng cho hộ nghèo.
Trong nội dung này, tác giả đã tập trung làm rõ một số khái niệm cơ bản để
từ đó đưa ra được khái niệm về phát triển tín dụng cho hộ nghèo. Xây dựng nội
dung nghiên cứu phát triển tín dụng cho hộ nghèo bao gồm nghiên cứu tăng trưởng
tín dụng, chất lượng tín dụng, các loại hình tín dụng, tổ chức thể chế vận hành tín
dụng và tiếp cận tín dụng. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cho
hộ nghèo. Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu các nước có tình hình phát triển tín
dụng cho hộ nghèo khá tương đồng với Việt Nam và kinh nghiệm phát triển tín
dụng tại Việt Nam, tác giả đã rút ra 7 bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên về
phát triển tín dụng cho hộ nghèo.
Hai là, Phân tích thực trạng phát triển tín dụng cho hộ nghèo; đánh giá tác
động của tín dụng lên mức sống của hộ nghèo; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
phát triển tín dụng cho hộ nghèo.
Phát triển tín dụng cho hộ nghèo tỉnh Thái Nguyên được tác giả phân tích trên
các khía cạnh: tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng, các loại hình tín dụng, tổ
chức thể chế vận hành tín dụng và tiếp cận tín dụng của hộ nghèo. Trong giai đoạn
2010-2018 các TCTD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có sự tăng trưởng vượt bậc
thông qua việc mở rộng cả khối lượng tín dụng cung cấp cho hộ nghèo, cũng như số
lượng hộ nghèo được tiếp cận. Cùng với đó chất lượng tín dụng tiếp tục được củng cố
và nâng cao. Các chính sách tín dụng được ban hành đã mang lại những kết quả tích
cực trong việc giúp hộ nghèo tiếp cận được vốn vay, s dụng vốn có hiệu quả và
thoát nghèo.
Kết quả điều tra cho thấy trong 400 hộ được điều tra, có 272 hộ đã tiếp
cận được vốn vay với 304 khoản vay, chiếm tỷ lệ 68%, 128 hộ chưa tiếp cận
171
được vốn vay, chiếm 32%, kết quả cũng cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vốn
vay cho hộ của các TCTD còn hạn chế. Về tiếp cận thông tin tín dụng, 92,5% số
hộ nghèo tiếp cận thông tin tín dụng từ các tổ chức đoàn thể thông qua các buổi
họp thôn, bản; thông qua bạn bè, gia đình, làng xóm. Về mức độ tiếp cận nguồn
vốn, trong tổng số 400 hộ được điều tra thì có 77 hộ trả lời là chưa từng vay vốn
từ trước tới nay (chiếm 19,25%), 323 hộ đã từng vay vốn (chiếm 80,75%) và
trong số này thì có 229 hộ là thường xuyên vay vốn.
Kết quả phân tích từ mô hình Probit và Tobit cho thấy các yếu tố ảnh hưởng
có ý nghĩa thống kê đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ là: Tuổi, dân tộc, học
vấn, tỷ lệ lao động, ngành nghề chính, tài sản phi sản xuất và đất ở. Các yếu tố ảnh
hưởng có ý nghĩa thống kê đến lượng vốn vay của hộ gồm: Tuổi, dân tộc, thành
viên hộ, ngành nghề chính, tài sản phi sản xuất và đất ở. Đặc biệt, có những yếu tố
tác động đồng biến và có ý nghĩa thống kê lên cả việc tiếp cận vốn vay và số vốn
vay được là: Tuổi, dân tộc, ngành nghề chính, tài sản phi sản xuất.
Kết quả đánh giá tác động của tín dụng lên mức sống của hộ nghèo b ng
phương pháp So sánh điểm xu hướng (PSM), cho thấy nhóm vay tín dụng chính
thức có doanh thu từ hoạt động tự sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cao hơn so
với nhóm không vay. Bên cạnh đó, nhóm vay tín dụng chính thức có khoản chi tiêu
cho hàng hóa thiết yếu phi thực phẩm và chi tiêu cho tài sản phục vụ sản xuất cao
cao hơn so với nhóm không vay. Điều này một lần nữa khẳng định, tín dụng chính
thức ngày càng đóng góp hiệu quả trong việc đa dạng hóa thu nhập của hộ nghèo.
Luận án đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển tín dụng cho hộ
nghèo bao gồm: yếu tố từ phía hộ nghèo, yếu tố từ phía các TCTD và một số yếu tố
khác. Bên cạnh đó, Luận án cũng đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế trong phát triển tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
trong giai đoạn qua.
Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển tín dụng cho hộ nghèo trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới.
Để phát triển tín dụng cho hộ nghèo đạt kết quả, góp phần thực hiện thành
công mục tiêu giảm nghèo đa chiều, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái
172
Nguyên. Các giải pháp cần thực hiện chủ yếu là: Nhóm giải pháp về tăng trưởng tín
dụng, nhóm giải pháp về chất lượng tín dụng, nhóm giải pháp về các loại hình tín
dụng, nhóm giải pháp về tổ chức thể chế vận hành tín dụng, nhóm giải pháp về tiếp
cận tín dụng của hộ nghèo và một số giải pháp lồng ghép, hỗ trợ khác.
Phát triển tín dụng cho hộ nghèo rất cần sự nỗ lực từ nhiều phía như các
TCTD, bản thân hộ nghèo, chính quyền các cấp và các tổ chức CT-XH. Những bất
cập chính sách cũng cần được tháo gỡ nh m phát huy tối đa sự tham gia của cộng
đồng trong công tác giảm nghèo. Có như vậy hiệu quả tín dụng để giảm nghèo mới
thực sự bền vững.
KIẾN NGHỊ
Đối với Chính phủ
- Giảm nghèo bền vững là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát
triển của Việt Nam, trong đó tín dụng được xem như là một công cụ quan trọng
trong việc tăng cường hỗ trợ tài chính để người dân phát triển kinh tế. Để đạt được
mục tiêu giảm nghèo bền vững Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, Ngành liên quan xây
dựng chương trình giảm nghèo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng
vùng, từng địa phương, đồng thời phải lồng ghép mục tiêu này vào các chương
trình, dự án phát triển của đất nước.
- Trong chiến lược phát triển tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn,
Chính phủ cần quy hoạch phát triển mạng lưới các TCTD trên địa bàn nông thôn, đặc
biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, thu
hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền. Tạo bình đẳng cơ hội và hỗ trợ cần
thiết cho hộ nghèo trên tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau trên con đường phát triển.
- Chính phủ cần bố trí đủ nguồn vốn tín dụng để thực hiện Quyết định số
2085/QĐ-TTg về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020, Chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 55/NĐ-CP, Chính sách bảo vệ và phát
triển rừng, gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số
giai đoạn 2015 - 2020 và nhiều chính sách khác đã được Thủ tướng Chính phủ ký
ban hành nh m đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả chương trình.
173
- Tạo điều kiện cho các TCTD tiếp cận với các nguồn vốn từ bên ngoài, đáp
ứng nhu cầu về vốn luôn là nhiệm vụ quan trọng đối với các TCTD, trong khi khả
năng huy động vốn tại chỗ còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Chính phủ cần tạo điều kiện
và cho phép các TCTD làm đại lý, ủy thác cho vay đối với nguồn vốn hỗ trợ phát
triển nông nghiệp - nông thôn, xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, của các tổ chức
tài chính quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nước ngoài.
- Có chính sách khuyến khích, ưu tiên, ưu đãi về tín dụng đối với các doanh
nghiệp, hợp tác xã, trang trại trong đầu tư, sản xuất, chế biến, kinh doanh nh m thu hút
giải quyết việc làm tại chỗ và bao tiêu sản phẩm cho hộ nghèo sản xuất ra để giải quyết
một phần vấn đề “ly nông bất ly hương”. Hỗ trợ, đầu tư nh m giúp các doanh nghiệp,
hợp tác xã, trang trại phát triển, đủ sức tồn tại và cạnh tranh trên thị trường.
- Xem xét điều chỉnh tăng mức cho vay đối với một số chương trình như cho
vay hộ nghèo về nhà ở, cho vay HS-SV thông qua Tổ TK&VV.
Đối với chính quyền địa phƣơng tỉnh Thái Nguyên
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với
hoạt động tín dụng cho hộ nghèo: Tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các
nguồn lực cho tín dụng hộ nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển
giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.
- Chỉ đạo các các cấp, các ngành thường xuyên rà soát, xác định và công
nhận đúng hộ nghèo để kịp thời bổ sung vào danh sách, làm căn cứ đáp ứng nhu
cầu về vốn. Việc công nhận đúng hộ nghèo là những đối tượng hưởng lợi từ các
chương trình hỗ trợ tín dụng sẽ làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho hộ nghèo
và làm tăng hiệu quả s dụng vốn của những chương trình giảm nghèo.
- Tăng cường vai trò chỉ đạo của cấp ủy và chức năng quản lý nhà nước của
chính quyền địa phương các cấp đối với TCTD theo quy định của pháp luật. Đặc biệt
cần quan tâm đến việc hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các TCTD hoạt động.
- Chính quyền các cấp, các ngành cần gắn kết hơn nữa trong việc đầu tư
chương trình tín dụng vào mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả phù hợp với
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; cần thực hiện tốt chính sách
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư..., chuyển giao khoa học kỹ thuật, có định
174
hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm... để giúp hộ nghèo nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm và nhân rộng các mô hình thoát nghèo.
- Tăng cường khả năng tiếp cận của hộ nghèo đối với khu vực tín dụng chính
thức cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự quản lý, giám sát
của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội đối với một số hình thức tín dụng phi
chính thức mang tính nhạy cảm như tín dụng đen, cầm đồ đang bùng phát ở một số
địa phương trong thời gian qua.
- Phối hợp với các TCTD thường xuyên theo dõi, giám sát quá trình s dụng
vốn vay của hộ. Đồng thời hướng dẫn hộ nghèo s dụng vốn một cách hiệu quả, an
toàn, hạn chế tình trạng s dụng vốn sai mục đích.
Đối với NHNN tỉnh Thái Nguyên, NHCSXH Việt Nam
- NHNN thực hiện quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với hoạt động của
các TCTD cho vay hộ nghèo trên địa bàn, hỗ trợ các TCTD trong việc huy động
vốn, vay tái cấp vốn.
- NHNN tăng cường giám sát hoạt động tín dụng của các TCTD, hỗ trợ cho
các TCTD hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, hạn chế các hình thức
tín dụng khác không lành mạnh.
- NHNN chỉ đạo các TCTD Nhà nước trên địa bàn thực hiện duy trì số dư
tiền g i (2% b ng đồng Việt Nam) tại NHCSXH theo quy định.
- Tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng chính sách, nâng cao hiệu quả
thanh tra và quản lý của NHNN và có những chế tài x lý nghiêm minh đối với
những TCTD không thực hiện đúng quy chế đã được ban hành.
- NHNN chỉ đạo các TCTD cải cách thủ tục hành chính trong công tác cho
vay theo hướng đơn giản, thuận tiện phù hợp với người nghèo.
- NHCSXH Việt Nam tiếp tục quan tâm đến các mặt hoạt động nghiệp vụ
của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, tạo điều kiện bổ sung tăng thêm nguồn
vốn, tăng thêm số lượng biên chế để Chi nhánh đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tốt hơn
cho các đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi.
175
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Hữu Thu, Lê Thị Phương (2017), Kết quả thực hiện các chính sách
giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên - Kinh nghiệm và giải pháp, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, ISSN 1859-2171, số 163 (03/2): 113-118.
2. Nguyễn Hữu Thu, Phạm Bảo Dương (2017), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về phát triển tín dụng cho hộ nghèo, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, ISSN 0866-
7489, số 5(468): 57-66.
3. Nguyễn Hữu Thu, Lê Thị Phương (2017), Thực trạng nghèo của hộ nông dân
tỉnh Thái Nguyên theo cách tiếp cận đa chiều, Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh, ISSN 2525-2569, số 03 tháng 9/2017: 29-34.
4. Nguyễn Hữu Thu, Lê Thị Phương (2018), Tăng trưởng tín dụng cho hộ nghèo
tỉnh Thái Nguyên: Thực trạng và vấn đề đặt ra, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái
Bình Dương, ISSN 0868-3808, Số 515 tháng 4/2018: 81-83.
5. Nguyen Huu Thu, Pham Bao Duong (2018), Impact of formal credit on living
standard of poor households in mountainous northern Vietnam, Enterprise
Development and Microfinance, ISSN 1755-1978, Vol 29, Issue 3-4, pp244-261.
https://dx.doi.org/10.3362/1755-1986.00017
https://en.kyoto.cseas.kyoto-u.ac.jp/2019/01/20190125/
6. Nguyễn Hữu Thu, Lê Thị Phương (2019), Nâng cao chất lượng tín dụng cho
vay hộ nghèo của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí
Tài chính, ISSN 2615-8973, Kỳ 2 tháng 5/2019: 59-61.
7. Nguyễn Hữu Thu, Trần Đình Tuấn (2019), Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng
chính thức của các hộ nghèo ở tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Kinh tế và Dự báo,
ISSN 0866-7120, Số 15 tháng 5/2019: 112-115.
176
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Võ Thị Thúy Anh (2010), Ứng dụng mô hình Probit, ogit, Tobit để đánh giá
tác động của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng chính
sách xã hội”, Tạp chí Ngân hàng số 23 tháng 12/2010.
2. Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2011), Nghiên cứu tài chính vi mô với giảm
nghèo tại Việt Nam - Kiểm định và so sánh, Nxb Thống kê, Hà Nội.
3. Ban Bí thư TW Đảng, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Báo cáo chiến lược toàn diện về tăng trưởng
và xoá đói giảm nghèo.
5. Bộ Lao động - Thương bình và XH (2016). Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt
Nam: iảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất
lượng cho mọi người.
6. Bộ Lao động - Thương bình và XH (2018). Báo cáo kết quả điều tra, rà soát
hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017.
7. Bộ Lao động - Thương bình và XH (2019). Báo cáo kết quả điều tra, rà soát
hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018.
8. Chính phủ (2002), Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính
phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
9. Chính phủ (2015), Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2016 của Chính
phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
10. Chính phủ (2015), Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 của Chính
phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách
giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn
2015 - 2020.
11. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 80/2011/NQ-CP ngày 19/5/2011 của
Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011-2020.
12. Ngô Mạnh Chính (2018), “Tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt
Nam đối với người nghèo” Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
Thành phố HCM.
177
13. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2011), Niên giám thống kê 2010, Nhà xuất
bản Thống kê.
14. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2016), Niên giám thống kê 2015, Nhà xuất
bản Thống kê.
15. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2017), Niên giám thống kê 2016, Nhà xuất
bản Thống kê.
16. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2018), Niên giám thống kê 2017, Nhà xuất
bản Thống kê.
17. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2019), Niên giám thống kê 2018, Nhà xuất
bản Thống kê.
18. Lê Kiên Cường (2013), Tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại tỉnh
Đồng Nai đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Nghiên cứu Quản lý
Kinh tế Trung ương.
19. Diễn đàn Chính sách Nông nghiệp Việt Nam số 07, Chính sách tín dụng nông
nghiệp và nông thôn - Thực trạng và giải pháp, Hà nội, tháng 9/2016.
20. Đặng Hà Giang (2011), Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các NHTM nhằm
th c đẩy chuyển dịch CCKT trên địa bàn miền Đông Nam Bộ theo hướng
CNH, HĐH, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
21. Phạm Vũ L a Hạ (2003), Phát triển tín dụng nông thôn ở một số nước Châu
Á, Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT -
Bộ NN & PTNT.
22. Nguyễn Đức Hải (2012), Phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam, Luận án tiến
sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng.
23. Tôn Thu Hiền (2011), Sử dụng một số công cụ tài chính nhằm thực hiện
mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh Tây Nguyên, Luận án Tiễn sĩ Kinh tế, Học
viện Tài chính.
24. Hoàng Triều Hoa (2014), Chính sách phân phối vì người nghèo Việt Nam,
Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đai học Quốc gia Hà Nội.
25. Nguyễn Trọng Hoài (2005), Nghiên cứu ứng dụng các mô hình kinh tế
lượng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo đói và đề xuất giải
178
pháp xóa đói giảm nghèo ở Đông Nam Bộ, Đề tài Khoa học và Công nghệ
cấp Bộ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
26. Trần Tiến Khai (2014), Phương pháp nghiên cứu kinh tế, Nxb Lao động xã hội
27. Nguyễn Văn Mạnh (2010), Vai trò của Nhà nước đối với phát triển xã hội và
quản lý xã hội trong tiến trình đổi mới. Đề tài cấp Nhà nước, Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
28. Mai Văn Nam (2009), Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân nghèo, Tạp
chí Quản lý Kinh tế số 26 (5+6/2009).
29. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo kết quả chương trình
tín dụng cho vay hộ nghèo các năm từ 2010-2018.
30. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo kết quả chương trình
tín dụng cho vay học sinh, sinh viên các năm từ 2010-2018.
31. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo kết quả chương trình
tín dụng cho vay hộ nghèo về nhà ở các năm từ 2010-2018.
32. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết hoạt động
các năm từ 2010-2018.
33. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2011-
2018.
34. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, Báo cáo kết quả chương trình tín
dụng cho vay hộ nghèo các năm từ 2011-2018.
35. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (2016), Chất lượng hoạt động tín dụng
của Ngân hàng chính sách xã hội, Tài liệu đào tạo.
36. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (2003), Số 316/NHCS-KH ngày
2/5/2003 của NHCSXH Việt Nam, hướng d n nghiệp vụ cho vay đối với hộ
nghèo.
37. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (2007), Số 2162A/NHCS-TD ngày
2/10/2007 của NHCSXH Việt Nam, hướng d n thực hiện cho vay đối với học
sinh - sinh viên.
38. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (2009), Số 234/NHCS-TD ngày
17/2/2009 của NHCSXH Việt Nam, hướng d n thực hiện cho vay hộ nghèo về
nhà ở.
179
39. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Văn bản số 3653/NHCS-TDNN ngày
19/11/2012 về việc xây dựng Phương án, Đề án củng cố và nâng cao chất
lượng tín dụng.
40. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (2016), Xây dựng, tổ chức thực hiện kế
hoạch tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, Tài liệu đào tạo
41. Ngân hàng hợp tác, Báo cáo thường niên năm 2018.
42. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013
của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương
pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong
hoạt động của tổ chức tín dụng.
43. Đào Tấn Nguyên (2004), iải pháp tín dụng góp phần thực hiện xóa đói giảm
nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế,
Học viện Ngân hàng.
44. Nguyễn Thị Nhung (2014), iải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển
kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân.
45. Phan Thị Nữ (2010), Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông
thôn Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP HCM.
46. Trần Lan Phương (2016), Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách của
Ngân hàng chính sách xã hội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng.
47. Quốc hội (2010), uật số 47/2010/QH12, uật các tổ chức tín dụng ngày
16/6/2010.
48. Quỹ TDND Phú Lương, Báo cáo kết quả hoạt động các năm 2010-2018.
49. Quỹ TDND Yên Minh, Báo cáo kết quả hoạt động các năm 2010-2018.
50. Quỹ TDND Phú Lương (2017), Quyết định số 36/2017/QĐ-HĐQT ngày
5/3/2017 của Hội đồng quản trị Ban hành quy định về cho vay đối với
khách hàng của QTDND Ph ương.
51. Quỹ TDND Yên Minh (2017), Quyết định số 14/2017/QĐ-HĐQT ngày
14/3/2017 của Hội đồng quản trị Ban hành quy định về cho vay đối với
khách hàng của QTDND Yên Minh.
180
52. Nguyễn Thị Tố Quyên (2005), Nâng cao năng lực tiếp cận và sử dụng có hiệu
quả vốn tín dụng của người nghèo nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh
tế, Viện Kinh tế Việt Nam.
53. Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo kết quả
điều tra hộ nghèo các năm 2011-2018.
54. Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên (2016), Báo cáo kết
quả điều tra hộ nghèo giai đoạn 2016-2020.
55. Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tình hình,
kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo các năm 2011-2018.
56. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2018), Báo cáo hiện trạng
đất đai tỉnh Thái Nguyên năm 2017.
57. Lê Thanh Tâm (2008), Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam,
Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
58. Lê Văn Tề (2013), iáo trình tín dụng ngân hàng, Nxb Lao động.
59. Phạm Tiến Thành (2017), Tín dụng vi mô và mức sống của hộ gia đình -
Trường hợp tại các hộ ở vùng nông thôn Việt Nam, Tạp chí Công thương, Số
6, 112-116, 05/2017.
60. Phạm Tiến Thành, Nguyễn Hữu Dũng (2017), Các yếu tố tác động đến khả
năng tiếp cận tín dụng vi mô: Trường hợp các hộ gia đình nông thôn ở Việt
Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 15 tháng 5/2017.
61. Dương Quyết Thắng (2016), Quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng chính
sách xã hội đáp ứng mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, Luận án
tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng.
62. Trần Chí Thiện (2013), iáo trình Nguyên lý thống kê, Nxb Thống kê.
63. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày
19/11/2015, ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn
2016-2020.
64. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016
của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã
hội vùng dân tộc thiểu số và miền n i giai đoạn 2017-2020.
181
65. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, ngày
27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách tín dụng đối với học sinh,
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
66. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg, ngày 10/8/2015
của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo.
67. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của
Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai
đoạn 2011-2020.
68. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày
04/10/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập NHCSXH.
69. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2016-2020.
70. Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương (TYM), Báo cáo thường
niên các năm 2011,2015,2018.
71. Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương (TYM) Thái Nguyên, Báo
cáo kết quả hoạt động các năm từ năm 2010-2018.
72. Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương (TYM) Thái Nguyên, Quyết
định số 34/QĐ-TYM ngày 15/3/2017, Quyết định ban hành quy định tín dụng.
73. Tổng cục thống kê (2019), Niên giám thống kê 2018, Nhà xuất bản Thống kê.
74. Đỗ Thế Tùng (2011), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính
sách xã hội trong phát triển bền vững - những giải pháp chủ yếu đối với Việt
Nam, Tạp chí Cộng sản, tháng 11/2011.
75. Hà Quang Trung (2014), Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho
các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Luận án tiến sĩ nông nghiệp,
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.
76. Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên (2017), Khí hậu, thời tiết,
nguồn nước tỉnh Thái Nguyên.
77. Từ điển bách khoa Việt Nam (2010), Nxb Từ điển Bách khoa.
78. Từ điển thuật ngữ kinh tế học (2001), Nxb Từ điển Bách khoa.
182
79. UBND tỉnh Thái Nguyên (2017), QĐ số 1845/QĐ-UBND ngày 29/6/2017 về
việc Ban hành chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên, giai đoạn 2017-2020.
80. UBND tỉnh Thái Nguyên (2019), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội năm 2018, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.
81. UBND tỉnh Thái Nguyên (2014), QĐ số 2037/QĐ-UBND ngày 16/9/2014 về việc
Phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các
xóm đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020”.
82. UBND tỉnh Thái Nguyên (2016), Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 12/4/2016 về
việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
83. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Nghiên cứu kinh
tế phát triển thế giới của Trường Đại học Liên Hợp Quốc (UNU-WIDER),
Viện Khoa học lao động và xã hội (ILSSA), (2016), Báo cáo: Đặc điểm kinh
tế nông thôn Việt Nam bằng chứng từ điều tra hộ gia đình nông thôn tại 12
tỉnh của Việt Nam.
84. Nguyễn Thị Hải Yến (2016), Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê
tỉnh Đắk ắk, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
II. Tài liệu tiếng Anh
85. Aghion, B.A. and Morduch, J. (2005). The economics of microfinance,
Cambridge, Mass: MIT Press.
86. Al-Mamun, A. and Mazumder, M.N. (2015). Impact of microcredit on income,
poverty, and economic vulnerability in Peninsular Malaysia, Development in
Practice, Vol.25, No.3, 333-346.
87. Barslund, M. and Tarp, F. (2008). Formal and Informal Rural Credit in Four
Provinces of Vietnam, The Journal of Development Studies, Vol. 44, No 4, pp.
485-503.
88. Becker, S.O. and Ichino, A. (2002). Estimation of average treatment effects
based on propensity scores. The stata journal, 2(4), 358-377.
183
89. Caliendo, M. and Kopeinig, S. (2008). Some Practical Guidance for the
Implementation of Propensity Score Matching. Journal Economic Surveys,
22(1), 31-72.
90. Coleman, B.E. (2006). Microfinance in Northeast Thailand: Who Benefits and
How Much? World Development, 34(9), 1612-1638.
91. Copestake, J., Bhalotra, S. and Johnson, S. (2001). Assessing the impact of
microcredit: a Zambian case study, Journal of Development Studies 37(4):
81-100.
92. Cuong, N.V. anh Van den Berg, M. (2014). Informal credit, usury, or
support? A case study for Vietnam, The Developing Economies 52,
No.2:154-78.
93. Diagne, A., Zeller, M. and Sharma, M. (2000). Empirical Measurement of
Households’ Access to Credit and Credit Constraints in Developing
Countries: Methodological Issues and Evidence.
94. Duong, P.B. (2013). Reviewing the Development of Rural Finance in
Vietnam, Journal of Economics and Development, Vol. 15 No 1, pages
121-136.
95. Duong, P.B. and Izumida, Y. (2002). Rural Development Finance in
Vietnam:A Microeconometric Analysis of Household Surveys, World
Development, Vol. 30, No 2, pp. 319-335.
96. Duong, P.B. and Thanh, P.T. (2015). Impact Evaluation of Microcredit on
Welfare of the Vietnamese Rural Households, Asian Social Science; Vol. 11,
No. 2; 2015.
97. Duy, V.Q., D’Haese, M., Lemba, J., D’Haese, L. (2012). Determinants of
household access to formal credit in the rural areas of the Mekong Delta,
Vietnam. African and Asian Studies, Vol11, 261-287.
98. Elisabeth, S. and Alain, D.J. (1995). Quantitative Development Policy
Analysis, Baltimore and London, The Johns Hopkins University Press,
chapter.6, p. 149-150.
99. Ferede, K.H. (2012). Determinants of Rural Households Demand for and
Access to Credit in Microfinance Institutions. The case of Alamata
WoredaEthiopia. Wageningen University Research Center.
184
100. Ganle, J., Afriyie, K. and Segbefia, A. (2015). Microcredit: Empowerment and
Disempowerment of Rural Women in Ghana, World Development, Vol.66,
pp.335-345.
101. Goetz, A. M. and Gupta, R.S. (1996). Who takes the credit? Gender, power,
and control over loan use in rura credit programs in Bangladesh, World
Development, Vol.24, pp.45-63.
102. Gulli, H. (1998). Microfinace and Poverty: Questioning the Conventional
Wisdom, Inter-American Development Bank, New York.
103. Jainaba M. L. Kah, Dana L. Olds, and Muhammadou M. O. Kah. (2005).
Microcredit, Social Capital and Politics, Journal of Microfinance 7 (1) 119-149.
104. Johnson, S. and Rogaly, B. (1997). Microfinace and Poverty Reduction,
Oxfam Publication, UK.
105. Khandker, S.R.. (2005). Microfinance and Poverty: Evidence Using Panel Data
from Bangladesh. The World Bank Economic Review, 19(22), 263-286.
106. Khandker, S.R., Koolwal, G.B. and Samad H.A. (2010). Handbook on Impact
Evaluation: Quantitative Methods and Practices. The World Bank, Washington DC.
107. Khoi, P.D., Gan, C., Nartea, G.V. and Cohen, D.A. (2013). Formal and
informal rural credit in the Mekong River Delta of Vietnam: Interaction and
accessibility, Journal of Asian Economics, 26, 1-13.
108. Khoi, P.D., Gan, C., Nartea, G.V. and Cohen, D.A. (2014). The impact of
microcredit on rural households in the Mekong River Delta of Vietnam,
Journal of the Asia Pacific Economy Vol.19, No. 4, 558-578.
109. Ledgerwood, J. (1999). Rural Finance Handbook, An Institutional and
Financial Perspective, The World Bank, Washington, D.C. 1999.
110. Li, X., Gan, C. and Hu, B. (2011). Accessibility to microcredit by Chinese
rural households, Journal of Asian Economics 22, 235-246.
111. Li, X., Gan, C. and Hu, B. (2011). The welfare impact of microcredit on rural
households in China, The Journal of Socio-Economics 40, 404-411.
112. Luan, D.X. and Bauer, S. (2016). Does credit access affect household income
homogeneously across different groups of credit recipients? Evidence from
rural Vietnam. Journal of Rural Studies, Vol.47, 186-203.
185
113. Mason, N.M. and Smale, M. (2013). Impacts of subsidized hybrid seed on
indicators of economic well‐being among smallholder maize growers in Zambia.
Agricultural Economics, 44(6), 659–670.
114. Morduch, J. (1998). Poverty, growth, and average exit time. Economics
Letters, 59, 385-390.
115. Morris, G. and Barnes, C. (2005). An assessment of the impact of microfinance
services in Uganda. Washington, DC: National Academy of Public
Administration.
116. Pitt, M.M., Khankder, S.R., Chowdhury, O.H. and Millimet, D.L. (2003).
Credit programs for the poor and the health status of children in rural
Bangladesh. International Economic Review, 44(1), 87-118.
117. Rosenbaum, P.R. and Rubin, D.B. (1983). The central role of the propensity
score in observational studies for causal effects. Biometrika, 70(1), 41-55.
118. Seibel, H.D. and Ozaki, M. (2009). The restructuring of state-owned
financial institution – Lesson from Rakyat Indonesia bank, ADB report.
119. Smith, J.A. and Todd, P.E. (2005). Does matching overcome LaLonde's critique of
non-experimental estimators? Journal of econometrics, 125(1), 305-353.
120. Takahashi, K., Higashikata, T. and Tsukada, K. (2010). The short - term
poverty impact of small -scale, collateral-free microcredit in Indonesia:
amatching estimator approach, The Developing Economies 48, No.1: 128-55.
121. Tambo, J.A. and Abdoulaye, T. (2012). Climate change and agricultural
technology adoption: the case of drought tolerant maize in rural Nigeria.
Mitigation and Adaptation Strategies for Global Change, 17(3), 277-292.
122. Tilakaratna, S. (1996). Credit schemes for the rural poor: Some conclusions
and lessons from practice, Issues in Development Discussion Paper 9,
International Labour Organization.
123. Tobin, J. (1958). Estimation of Relationship for Limited Dependent Variales,
Econometrica, Vol.26.
186
124. Tu, T.T.T., Viet, N.Q. and Loi, H.H. (2015). Determinant of Access to Rural
Credit and Its Effect on Living Standard: Case Study about Poor
Households in Northwest, Vietnam, International Journal of Financial
Research, Vol.6, No. 2; 2015.
125. Westover, J. (2008). The Record of Microfinance: The
Effectiveness/Ineffectiveness of Microfinance Programs as a Means of
Alleviating Poverty, Electronic Journal of Sociology.
126. Yasmine, F.N. (2008). Microcredit and the socio-economic wellbeing of women and
their families in Cairo. The Journal of Socio-Economics, 37(2), 644-656.
127. Zeller, M. (1994). Determinants of credit rationing: A study of informal
lenders and formal credit groups in Madagascar, World development,
22(12),1895-1907.
187
III. Tài liệu Internet
128.
129.
130.
131.
?ItemID=21
132. https://voer.edu.vn/m/tin-dung-va-vai-tro-cua-tin-dung-doi-voi-ho-
ngheo/43bf5f8d
133.
134. https://www.cgap.org/blog/revitalizing-self-help-group-movement-india
135. https://www.gfmag.com/global-data/country-data/bangladesh-gdp-country-
report
136.
content/uploads/bsk-pdf-manager/GB-2015.pdf
137.
content/uploads/bsk-pdf-manager/GB-2016.pdf
138.
content/uploads/bsk-pdf-manager/GB-2017.pdf
139.
content/uploads/bsk-pdf-manager/GB-2018.pdf
140.
141.
142.
vung.html
143.
144.
188