Tài khoản tài nguyên năng lượng không có khả năng tái tạo phản ánh giá trị
(Dầu thô, than, khí đốt tự nhiên, quặng kim loại) ở Việt Nam.
+ Bên nguồn: Phản ánh nguồn tài nguyên năng lượng không có khả năng tái tạo
(Dầu thô, than, khí đốt tự nhiên, quạng kim loại) ở Việt Nam, trong đó bao gồm cả trữ
lượng mới tăng do phát hiện mỏ mới trong thiên nhiên và nhập khẩu tài nguyên thiên
nhiên (nếu có), ví dụ: Đầu năm 2015, Việt Nam nhập khẩu than đá
+ Bên sử dụng: Thể hiện nguồn tài nguyên năng lượng không có khả năng tái
tạo đã sử dụng: (i) Cho tiêu dùng trung gian (cho sản xuất); (ii) Cho sử dụng cuối cùng
(cho nhu cầu cuối cùng), gồm: Tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản và xuất khẩu. Cân
đối (trữ lượng còn lại) là sự chênh lệch giữa tổng tài nguyên và tổng tài nguyên đã sử
dụng ở cuối giai đoạn hạch toán
147 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phương pháp thống kê tổng sản phẩm trong nước xanh (gdp xanh) ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.2. Áp dụng một số phương pháp thống kê, phân tích chỉ tiêu GDP xanh ở
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015
3.3.2.1. Đánh giá xu hướng phát triển ở Việt Nam qua số liệu tính thử nghiệm
chỉ tiêu GDP xanh giai đoạn 2011-2015
Khi đánh giá xu hướng phát triển, thông thường số liệu của chỉ tiêu được xem
xét cần chuyển về giá so sánh, do vậy số liệu tính thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh giai
đoạn 2011-2015, cần được tính theo giá so sánh năm 2010, như sau:
Khi đã có số liệu về chỉ tiêu GDP xanh năm nghiên cứu theo giá hiện hành,
muốn tính chỉ tiêu GDP xanh năm nghiên cứu theo giá so sánh (giá của năm gốc nào
đó chọn làm căn cứ so sánh, như năm 2010), chỉ việc lấy chỉ tiêu GDP xanh năm
nghiên cứu theo giá hiện hành chia cho chỉ số giá định gốc của năm nghiên cứu so với
năm có giá chọn làm gốc so sánh (hiện nay là giá năm 2010).
107
GDP xanh (S) = GDP xanh (H) : )/( SHPI ;
Trong đó: GDP xanh (S) - GDP xanh theo giá so sánh;
GDP xanh (H) - GDP xanh theo giá hiện hành;
)/( SHPI
- Chỉ số giá định gốc của năm nghiên cứu so với
năm có giá chọn làm gốc so sánh.
Chỉ số giá định gốc theo GDP (gọi tắt là chỉ số giá) tính toán qua hai bước:
Bước 1. Tính các chỉ số giá liên hoàn (Chỉ số giá của năm nghiên cứu so với
năm trước liền đó).
Chỉ số giá liên hoàn (Ip) bằng chỉ số chung (phản ánh biến động cả giá và
lượng) liên hoàn (Ipq) chia (:) chỉ số khối lượng (phản ánh biến động riêng về lượng)
liên hoàn (Iq):
Ip = I pq : Iq
Trong đó:
- Ipq bằng GDP thuần theo giá hiện hành của năm nghiên cứu chia cho GDP
thuần theo giá hiện hành của năm liền trước năm nghiên cứu;
- Iq bằng GDP thuần theo giá so sánh của năm nghiên cứu chia cho GDP thuần
theo giá so sánh của năm liền trước năm nghiên cứu.
Bước 2. Tính các chỉ số giá định gốc (chỉ số giá của từng năm nghiên cứu so
với năm có giá chọn làm gốc so sánh).
Chỉ số giá định gốc của năm có giá chọn làm gốc so sánh bằng 1 hoặc 100%,
ví dụ chọn năm 2010 làm giá so sánh thì chỉ số giá định gốc năm 2010 là 1 hoặc
100%.
- Chỉ số giá định gốc của các năm đứng sau năm được chọn làm gốc so sánh,
bằng tích các chỉ số giá liên hoàn của các năm tương ứng. Như chỉ số giá định gốc
năm 2013 so với năm 2010, bằng tích các chỉ số giá liên hoàn các năm 2011, 2012,
2013. Tính chỉ số giá liên hoàn chỉ tiêu GDP thuần giai đoạn 2011-2015, Bảng số 3.8
như sau:
108
Bảng số 3.8. Chỉ số giá liên hoàn chỉ tiêu GDP thuần ở Việt Nam
giai đoạn 2011-2015
Năm
GDP thuần theo
giá hiện hành
(Tỷ đồng)
GDP thuần theo
giá so sánh 2010
(Tỷ đồng) Ipq
Iq
Ip
Kỳ nghiên
cứu
Kỳ gốc
Kỳ nghiên
cứu
Kỳ gốc
A (1) (2) (3) (4) (5)=(1):(2) (6)=(3):(4) (7)=(5):(6)
2010 1.924.816 1.919.345
2011 2.478.208 1.924,816 2.043.214 1.919,345 1,2875 1,0645 1,2094
2012 2.881.274 2.478,208 2.146.676 2.043,214 1,1626 1,0506 1,1066
2013 3.179.196 2.881,274 2.263.713 2.146,676 1,1034 1,0545 1,0464
2014 3.490.302 3.179,196 2.399.219 2.263,713 1,0979 1,0599 1,0359
2015 3.718.302 3.490,302 2.557.127 2.399,219 1,0653 1,0658 0,9995
Nguồn: Cột (1), (2) tại Phụ lục số 2; Cột (3), (4) tại Phụ lục số 3
Khi có các chỉ số giá liên hoàn, luận án tính các chỉ số giá định gốc như sau:
- Năm 2011: 2094,1)/( =SHPI
- Năm 2012: 3384,11066,12094,1)/( =×=SHPI
- Năm 2013: 4004,10664,13384,1)/( =×=SHPI
- Năm 2014: 4506,10359,14004,1)/( =×=SHPI
- Năm 2015: 4500,19995,04506,1)/( =×=SHPI
Trên cơ sở chỉ số giá định gốc, tác giả luận án tính chỉ tiêu GDP xanh giai đoạn
2011-2015 theo giá so sánh năm 2010, theo Bảng số 3.9:
109
Bảng số 3.9. Tính thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam theo giá so sánh
giai đoạn 2011-2015
Năm
GDP xanh
theo giá hiện hành
(Tỷ đồng)
Chỉ số giá
GDP xanh
theo giá so sánh 2010
(Tỷ đồng)
A (1) (2) (3) = (1) : (2)
2011 2.167.360 1,2094 1.792.095
2012 2.492.863 1,3384 1.862.569
2013 2.766.383 1,4004 1.975.423
2014 3.059.059 1,4506 2.108.823
2015 3.265.014 1,4500 2.251.734
Nguồn: Tác giả luận án tính toán
Từ kết quả tính chỉ tiêu GDP thuần tại Bảng số 3.8 và tính thử chỉ tiêu GDP
xanh theo giá so sánh năm 2010 tại Bảng 3.9, luận án dùng phương pháp đồ thị hình
cột (Đồ thị số 3.1) để mô tả về mức độ và biến động của chỉ tiêu GDP xanh và GDP
thuần, tổng hợp nêu tại Bảng số 3.10.
Bảng số 3.10. Chỉ tiêu GDP xanh và GDP thuần ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
(Theo giá so sánh)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT
Năm
2011
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Năm
2015
1 GDP thuần 2.043.214 2.146.676 2.263.713 2.399.219 2.557.127
2 GDP xanh 1.792.095 1.862.569 1.975.423 2.108.823 2.251.734
Nguồn: Luận án tổng hợp từ Bảng số 3.8 và Bảng số 3.9
Để so sánh mức độ chênh lệch chỉ tiêu GDP thuần và chỉ tiêu GDP xanh tính thử
nghiệm giai đoạn 2011-2015, luận án minh họa số liệu qua Đồ thị số 3.1 như sau:
110
Đồ thị số 3.1. So sánh chỉ tiêu GDP thuần và GDP xanh tính thử nghiệm
giai đoạn 2011-2015
Nguồn: Kết quả tính toán
Quan sát đồ thị thấy rõ, nếu so sánh thời điểm năm 2011 và năm 2015 thì mức
độ chênh lệch giữa chỉ tiêu GDP thuần và chỉ tiêu GDP xanh tính thử nghiệm năm
2011 thay đổi ít hơn so với thời điểm năm 2015, đặc biệt mức độ tuyệt đối giữa chỉ
tiêu GDP thuần và chỉ tiêu GDP xanh tính thử nghiệm càng lớn, nếu tính theo số tương
đối thì tỷ lệ chênh lệch thay đổi không đáng kể.
Trong thực tế mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu
dùng tác động đến chất lượng môi trường sống của con người và vai trò của Nhà nước,
doanh nghiệp và dân cư quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường
như thế nào?; được minh chứng qua số liệu thống kê tại Bảng 3.1; Bảng 3.2; Bảng 3.3
và Bảng 3.5. Mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt nguồn tài nguyên
không có khả năng tái tạo) đã đến lúc cần cảnh báo chưa? điều này đã được trả lời
thông qua việc Việt Nam nhập khẩu than của Trung Quốc, qua số liệu tháng 1 và tháng
2/2015 đã nhập khẩu 383.473 tấn than đá, tổng trị giá hơn 46,6 triệu USD (theo Tổng
cục Hải Quan); Hay hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, v.v, nếu xem xét theo số
liệu chỉ tiêu GDP xanh tính thử nghiệm, mặc dù số liệu tính thử nghiệm chưa có thông
tin về chi phí xử lý chất thải gây ô nhiễm không khí, nhưng cơ bản đã đủ thông tin
phản ánh các yếu tố làm giảm chỉ tiêu GDP xanh và mức độ ảnh hưởng đáng kể tác
111
động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế của đất nước, điều này có thể thấy rõ khi luận
án so sánh về chỉ tiêu GDP, GDP thuần và GDP xanh bình quân đầu người qua các
năm 2011; 2013 và 2015 tại Bảng số 3.11.
Bảng số 3.11. Chỉ tiêu GDP, GDP thuần và GDP xanh (tính thử nghiệm)
theo giá so sánh năm 2010 bình quân đầu người
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2013 Năm 2015
1 GDP Triệu đồng 2.292.483.000 2.543.596.000 2.875.856.000
2 GDP thuần Triệu đồng 2.043.214.000 2.263.713.000 2.557.127.000
3 GDP xanh Triệu đồng 1.792.095.000 1.975.423.000 2.251.734.000
4 Dân số trung bình Người 87.860.400 89.759.500 91.900.000
5
GDP bình quân
đầu người
Triệu đồng
/người
26,09 28,34 31,29
6
GDP thuần bình
quân đầu người
Triệu đồng
/người
23,26 25,22 27,83
7
GDP xanh bình
quân đầu người
Triệu đồng
/người
20,40 22,01 24,50
Nguồn: - GDP theo giá so sánh năm 2010 TCTK;
- GDP thuần và GDP xanh theo giá so sánh năm 2010 Bảng số 3.10
- Dân số trung bình năm 2011, 2013 Niên giám thống kê năm 2014;
- Dân số năm 2015 từ
3.3.2.2. Phân tích quan hệ của chỉ tiêu GDP xanh và GDP thuần giai đoạn
2011 - 2015
Nếu đem chia chỉ tiêu GDP xanh (Ký hiệu là N) cho chỉ tiêu GDP thuần (Ký
hiệu là M), sẽ được hệ số K phản ánh mối quan hệ giữa chỉ tiêu GDP xanh và chỉ tiêu
GDP thuần.
MKNMNK .: =⇒= ; (3.1)
Công thức 3.1 cho thấy chỉ tiêu GDP xanh là tích của hai đại lượng: Tỷ lệ GDP
xanh so với GDP thuần và GDP thuần, sự biến động của chỉ tiêu GDP xanh sẽ do ảnh
hưởng của hai nhân tố: Tỷ lệ của chỉ tiêu GDP xanh so với GDP thuần và bản thân chỉ
tiêu GDP thuần. Như vậy để tăng chỉ tiêu GDP xanh là phải tăng chỉ tiêu GDP thuần
112
và phải giảm “Chi phí khắc phục suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên”.
Từ công thức 3.1 có thể thiết lập được hệ thống chỉ số, phân tích mối quan hệ
của chỉ tiêu GDP thuần và chỉ tiêu GDP xanh như sau:
0
1
0
1
0
1
M
M
K
K
N
N
×= hoặc MKN III ×= (3.2)
Trong đó: −NI Chỉ số GDP xanh;
−KI Chỉ số tỷ lệ GDP xanh so với GDP thuần;
−MI Chỉ số GDP thuần.
Dựa vào hệ thống chỉ số 3.2. luận án tiếp tục xây dựng được các hình thức biểu
hiện khác của chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu GDP xanh như sau:
• Mức tăng GDP xanh
)()( 01010101 MMKMKKNN −+−=−
)()( NK NNN ∆+∆=∆ (3.3)
Trong đó: −∆ N Mức tăng GDP xanh chung;
−∆ )(KN Mức tăng GDP xanh do tăng tỷ lệ GDP xanh
so với GDP thuần; (3.3a);
−∆ )(MN Mức tăng GDP xanh do tăng GDP thuần; (3.3b).
• Tỷ lệ tăng GDP xanh )( NI
•
1
0
01
−=
−
=
•
NN IN
NN
I ;(1) (3.4)
Trong đó:
- Tỷ lệ tăng GDP xanh do tăng tỷ trọng GDP xanh chiếm trong GDP ))(( KI N
•
(2)
MNN IIN
M
MNN
N
M
MNKMK
N
MKK
KI −=
−
=
−
=
−
=
•
0
0
1
01
0
0
1
0011
0
101 )()( ;(2) (3.4a)
113
- Tỷ lệ tăng lên của GDP xanh do tăng GDP ))(( MI
•
1)()(
0
0
0
1
0
0
00
0
1
00
0
010
−=
−
=
−
=
−
=
•
MN IN
N
M
MN
N
MK
M
MMK
N
MMK
MI ;(3) (3.4b)
Như vậy: )()( MIKII NN
N
•••
+=
• Tỷ phần đóng góp của các yếu tố vào tăng GDP xanh
- Do tăng (giảm) tỷ lệ GDP xanh so với GDP, ký hiệu )( Kd
••
=∆∆= NNNNK IKIKd :)(:)(
; (3.5a)
- Do tăng GDP, ký hiệu )( Md
••
=∆∆= NNNM IMIMMd :)()(:)( ; (3.5b)
Như vậy: dK + dM = 1 hoặc 100
Ghi chú: (1); (2); (3) đây là cách tính tỷ lệ tăng chung và tỷ lệ tăng của từng
nhân tố theo nguyên tắc tính toán của phương pháp chỉ số. Các công thức trên được
biến đổi đơn thuần theo công thức toán học để thuận tiện cho khi áp dụng.
Từ số liệu về GDP thuần và GDP xanh theo giá so sánh 2010 tại Bảng 3.10,
luận án tiến hành tính các tốc độ (chỉ số) phát triển GDP thuần và GDP xanh; tính các
tốc độ tăng GDP xanh nói chung cũng như mức độ ảnh hưởng và tỷ phần đóng góp
của các nhân tố (thay đổi tỷ lệ GDP xanh so với GDP thuần và tăng (giảm) GDP
thuần) đối với tỷ lệ tăng GDP xanh qua các năm:
- Năm 2012
+ Tốc độ phát triển của GDP thuần:
IM = 2146676 : 2043314 = 1,0506 hoặc 105,06%
+ Tốc độ phát triển của GDP xanh:
IN = 1862569 : 1792095 = 1,0393 hoặc 103,93%
+ Tốc độ tăng chung GDP xanh (áp dụng công thức 3.4):
0393,010393,1 =−=
•
NI hoặc 3,93%
Trong đó:
+ Tỷ lệ tăng (giảm) GDP xanh do thay đổi tỷ lệ GDP so với GDP thuần (áp
dụng công thức 3.4a):
114
0113,00506,10393,1)( −=−=
•
KI N hoặc - 1,13%
+ Tỷ lệ tăng (giảm) GDP xanh do tăng (giảm) GDP thuần (áp dụng công thức 3.4b)
0506,010576,1)( =−=
•
MI N hoặc 5,06%
- Tỷ phần đóng góp của các nhân tố vào tăng GDP xanh do:
+ Thay đổi tỷ lệ GDP so với GDP thuần (áp dụng công thức 3.5a)
2875,093,3:13,1 −=−=Kd hoặc -28,75%;
+ Tăng (giảm) chỉ tiêu GDP thuần:
2875,193,3:06,5 ==Md hoặc 128,75%.
Bằng cách tương tự luận án tính được các tốc độ tăng GDP xanh cũng như tỷ lệ
tăng lên của GDP thuần và tỷ phần đóng góp vào tốc độ tăng (tỷ lệ tăng) GDP xanh
của các nhân tố (thay đổi tỷ lệ GDP xanh so với GDP thuần và tăng (giảm) GDP
thuần) qua các năm còn lại và bình quân năm giai đoạn 2012-2015. Kết quả tính toán
được hệ thống hóa ở Bảng số 3.12.
Bảng số 3.12. Tính toán một số nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng GDP xanh
Năm
Tốc độ tăng
GDP xanh
chung (%)
Tăng GDP xanh (%) do Tỷ phần đóng góp vào tăng GDP
xanh (%) do
Thay đổi tỷ
lệ GDP xanh
/GDP thuần
Tăng
(giảm)
GDP thuần
Thay đổi tỷ lệ
GDP xanh /GDP
thuần
Tăng (giảm)
GDP thuần
A (1) (2) (3) (4) = (2) :(1)
x100
(5)=(3):(1) x
100
2012 3,93 -1,13 5,06 -28,75 128,75
2013 6,06 0,61 5,45 10,07 89,93
2014 6,75 0,76 5,99 11,26 88,74
2015 6,78 0,20 6,58 2,95 97,05
Bình quân
2011-2015
5,87 0,10 5,77 1,70 98,30
Ghi chú: - Số liệu chỉ tiêu GDP xanh tính thử nghiệm giai đoạn 2011-2015, do
vậy chỉ tính được các chỉ tiêu phân tích theo thời gian từ năm 2012-2015
- Cột (4) cộng (+) Cột (5) = 100%
115
Số liệu Bảng số 3.12 phản ánh, tốc độ tăng trưởng GDP xanh năm 2012 đạt
3,93%, trong đó do tỷ lệ GDP xanh so với GDP thuần giảm so với năm 2011, nên đã
làm giảm (-1,13%) chiếm 28,75% còn GDP thuần vẫn tăng và làm tăng 5,06% chiếm
128,75%. Các năm 2013 và 2014 tỷ lệ GDP xanh so với GDP thuần liên tục tăng lên,
nên đã làm cho GDP xanh tăng được từ 0,61% đến 0,76% với tỷ phần đóng góp từ
10,07% đến 11,26%; Còn GDP thuần tiếp tục tăng và làm tăng từ 5,45% đến 5,59%
với tỷ phần đóng góp là 89,93% và 88,74%; Đến năm 2015 tỷ lệ GDP xanh so với
GDP thuần tăng chậm, nên chỉ làm tăng GDP xanh là 0,2% với tỷ phần đóng góp là
2,95% và GDP thuần vẫn tăng đều là làm tăng 6,58% với tỷ phần đóng góp là 97,05%.
Bình quân cả giai đoạn từ 2012-2015 tỷ lệ GDP xanh so với GDP thuần tăng 0,1% coi
như làm tăng và đóng góp vào tăng GDP thuần không đáng kể, như vậy chủ yếu vẫn là
tăng chỉ tiêu GDP thuần (làm tăng 5,77% và tỷ phần đóng góp là 98,3%).
3.4. Đánh giá kết quả tính thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh và một số kiến nghị
3.4.1. Đánh giá kết quả tính thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam
Theo nội dung đề cập tại mục 3.1, số liệu phục vụ tính toán chỉ tiêu GDP xanh hiện
nay còn phân tán, một số chỉ tiêu do TCTK thu thập, tính toán như: Chỉ tiêu GDP, Giá trị
khai thác tài nguyên thiên nhiên, v.v, còn lại do bộ, ngành thu thập và tính toán. Trên
thực tế chưa có đơn vị nào đóng vai trò là đơn vị đầu mối tổ chức triển khai hoạt động thu
thập thông tin liên quan đến chỉ tiêu GDP xanh, do vậy trong quá trình tính thử nghiệm
luận án gặp một số khó khăn như sau:
(1) Số liệu thu thập được chưa toàn diện và chất lượng số liệu thống kê còn hạn
chế, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng số liệu tính GDP xanh thử nghiệm.
(2) Phương pháp luận còn ở mức khái quát chung, chưa thật cụ thể, mặc dù
trước đó đã có một số công trình nghiên cứu. Vấn đề quan trọng là cần phải tiếp tục
làm rõ nội hàm chỉ tiêu GDP xanh, theo đó cần xác định thông tin và phương thức thu
thập thông tin để tính chỉ tiêu GDP xanh một cách bài bản và hệ thống. Một số vấn đề
phương pháp luận cần được nghiên cứu tiếp trong thời gian tới, như chi phí sử dụng
đất (đề cập Chương 2).
Căn cứ kết quả thử nghiệm tính toán và phân tích chỉ tiêu GDP xanh giai đoạn
2011-2015 của Việt Nam, nếu xét trên phương diện khoa học, có thể thấy xu thế tăng
trưởng kinh tế Việt Nam chưa thực sự phát triển bền vững, bên cạnh tăng trưởng về
kinh tế nhưng môi trường ngày càng bị ô nhiễm, khai thác tài nguyên đặc biệt tài
nguyên không có khả năng tái tạo chưa có xu hướng giảm. Qua kết quả tính toán thử
nghiệm, luận án xác định được ảnh hưởng của một số nhân tố tác động đến chỉ tiêu
116
GDP xanh giai đoạn 2011-2015, từ đó rút ra một số đánh giá chung như sau:
(i) Từ nghiên cứu số liệu để tính toán chỉ tiêu GDP xanh còn gặp nhiều khó
khăn, phạm vi chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ và chất lượng thông tin phục vụ tính chỉ
tiêu GDP xanh còn hạn chế, song luận án đã cố gắng sử dụng nhiều nguồn thông tin
khác nhau với cách tiếp cận linh hoạt để bổ sung và hỗ trợ, làm căn cứ ước lượng tính
toán một số chỉ tiêu phục vụ tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam, ví dụ: Ước lượng chi
phí cần thiết để xử lý ô nhiễm môi trường, trên cơ sở đó tính được chỉ tiêu GDP xanh
trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo phương pháp luận và có căn cứ khoa học. Kết quả
tính toán bước đầu cho phép đánh giá mức độ và xu thế biến động của chỉ tiêu GDP
xanh của Việt Nam, cũng như nghiên cứu quan hệ chỉ tiêu GDP xanh và GDP thuần và
các chỉ tiêu thống kê khác có liên quan.
(ii) Qua kết quả tính toán thử ngiệm, cho phép vận dụng một số phương pháp
thống kê, để phân tích mức độ ảnh hưởng cụ thể của các nhân tố đến biến động chỉ tiêu
GDP xanh qua các năm và bình quân năm trong thời kỳ nghiên cứu.
(iii) Số liệu thu thập được về các chi phí làm giảm chỉ tiêu GDP xanh chưa hết,
thực tế (GDP xanh) còn thấp hơn nhiều so mới mức tính toán thử nghiệm, nhưng cũng
đã phản ánh được mức độ ảnh hưởng của các chi phí này ở Việt Nam là khá lớn (ước
khoảng hơn 13% so với GDP thuần). Nếu hạch toán được đầy đủ các chi phí làm giảm
chỉ tiêu GDP xanh, thì tỷ lệ này chắc chắn lớn hơn rất nhiều mức hiện tại tính thử
nghiệm và mức tuyệt đối chỉ tiêu GDP xanh sẽ giảm đi, nhưng xu thế biến động thì có
thể thay đổi không nhiều.
(iv) Để đẩy nhanh tốc độ tăng GDP xanh, vừa phải tiếp tục phấn đấu không
ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội để nâng mức tăng GDP và GDP thuần, mặt
khác cần giảm thiểu các yếu tố về chi phí làm giảm GDP xanh, cụ thể là:
- Cân đối mức độ khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt
nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo như dầu thô, than đá, vừa đảm bảo đáp
ứng nhu cầu hiện tại, nhưng không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trong tương lai.
- Hạn chế tối đa mức độ thiệt hại môi trường sinh thái (cháy rừng, chặt phá
rừng tự nhiên), để giảm thiểu chi phí quy đổi về phá hủy môi trường sinh thái.
- Hạn chế ô nhiễm môi trường, đặc biệt môi trường nước và không khí.
3.4.2. Một số kiến nghị và giải pháp thực hiện tính toán chỉ tiêu GDP xanh ở
Việt Nam
Để số liệu tính toán chỉ tiêu GDP xanh đạt chất lượng theo các tiêu chí phản
117
ánh chất lượng thông tin thống kê nêu tại Chương 3, Mục 3.1.2, thời gian tới Thống kê
Việt Nam cần thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp như sau:
Thứ nhất, là về phương diện cơ quan sản xuất thông tin thống kê
(1) Tiếp tục cập nhật và hoàn thiện phương pháp luận thống kê chỉ tiêu GDP
xanh ở Việt Nam, theo hướng dẫn của Liên hợp quốc, cụ thể là: Hoàn thiện phương
pháp luận yếu tố chi phí sử dụng đất và lập tài khoản đất. Theo đó nội dung công việc
cần thực hiện là xác định thông tin và phương thức thu thập thông tin tính yếu tố chi
phí sử dụng đất và lập tài khoản đất. Việt Nam hiện nay vấn đề sử dụng đất đặc biệt sử
đất nông nghiệp hay vấn đề ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp đang là vấn đề được
xã hội quan tâm ở khu vực nông thôn.
Quá trình thoái hóa đất đang làm ảnh hưởng đến 50% diện tích đất nông nghiệp
toàn quốc, trong đó phần lớn là nhóm đất đồi núi nằm ở khu vực nông thôn. Bên cạnh
đó tình trạng chất lượng đất bị ảnh hưởng do sử dụng bất hợp lý các loại phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật cũng như ô nhiễm đất do các chất độc hóa học tồn lưu đang trở
thành vấn đề báo động ở một số tỉnh trên toàn quốc [3, tr.20];
(2) Xây dựng quy trình tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam theo các bước đề
cập tại quy trình sản xuất thông tin thống kê của TCTK, trong đó đề cập đến vai trò và
trách nhiệm của các đơn vị trong TCTK và thống kê bộ, ngành có liên quan;
(3) Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp thông tin thống kê liên quan tính chỉ tiêu GDP
xanh ở Việt Nam giữa TCTK và thống kê bộ, ngành có liên quan;
(4) Hoàn thiện nội dung thông tin thống kê cần thu thập, đặc biệt trong chế độ
báo cáo thống kê do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện và điều tra thống kê như
điều tra doanh nghiệp, cần hết sức chú trọng thu thập thông tin cần thiết cho việc ước
lượng và tính toán các yếu tố liên quan đến ô nhiễm môi trường, để phục vụ tính toán
chỉ tiêu GDP xanh.
(5) Tính thử nghiệm và lấy ý kiến tư vấn liên quan kết quả tính thử nghiệm chỉ
tiêu GDP xanh ở Việt Nam và tiếp tục hoàn thiện phương pháp luận sau tính thử
nghiệm chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam và đẩy mạnh công bố thông tin trên các
phương tiên thông tin như Web site của TCTK, Bộ Tài nguyên và môi trường (Tổng
cục Môi trường), v.v
(6) Thành lập Tổ công tác liên bộ thực hiện thử nghiệm biên soạn chỉ tiêu GDP
xanh ở Việt Nam và kêu gọi tài trợ (trong và ngoài nước) hỗ trợ về tài chính; đào tạo
nhân lực thực hiện, v.v Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình
118
sản xuất thông tin thống kê chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam.
Thứ hai, là về phương diện đối tượng cung cấp thông tin thống kê
Hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ như đề cập tại Luật Thống kê Việt Nam,
cụ thể là: Cung cấp thông tin cho cơ quan thống kê yêu cầu, một cách trung thực,
chính xác, khách quan, kịp thời, v.v Đặc biệt đối tượng cung cấp thông tin là các
doanh nghiệp đóng trên lãnh thổ Việt Nam, hiện nay thông tin doanh nghiệp không trả
lời hoặc cố tình trả lời sai hay chậm cung cấp, như một số thông tin:
(1) Doanh thu, lợi nhuận (để trốn thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp);
(2) Thông tin về khối lượng chất thải doanh nghiệp (DN) thải ra môi trường và
khối lượng chất thải thực tế đã được xử lý (khai thật sợ bị phạt);
(3) Vốn đầu tư, giá trị hạng mục công trình xây dựng theo chân công trình;
(4) Số lượng sản phẩm, giá trị sản xuất, tiêu thụ và tồn kho ngành công nghiệp,
nếu một DN có hàng nhiều sản phẩm (e phải tổng hợp phức tạp, mất thời gian và sợ lộ
thông tin về đơn giá tiêu thụ);
(5) Các thông tin phức tạp, phải tính toán, tổng hợp nhiều như: Lao động chia
theo độ tuổi, trình độ chuyên môn, tay nghề, tình trạng hợp đồng;
(6) Thông tin về chi phí sản xuất kinh doanh (phức tạp và sợ lộ);
(7) Thông tin chi tiết về các chi nhánh, cơ sở trực thuộc DN, đặc biệt là các DN
có nhiều chi nhánh đóng trên địa bàn các tỉnh, thành phố. v.v
Thứ ba, là về phương diện người sử dụng thông tin thống kê
Cần tìm hiểu nội hàm về chỉ tiêu GDP xanh, trước khi sử dụng thông tin thống
kê GDP xanh, đồng thời thấy rõ được đặc điểm và khó khăn về nguồn số liệu tính toán
chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam, để có cơ sở sử dụng thông tin và đánh giá đúng mức
kết quả tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam.
119
Kết luận Chương 3
Nội dung chủ yếu chương 3 đề cập:
(1) Đặc điểm và điều kiện số liệu tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam
- Đặc điểm số liệu liên quan tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam:
+ Số liệu thống kê phân tán, số liệu tính chỉ tiêu GDP xanh liên quan đến một
số Bộ, ngành như: Bộ kế hoạch và Đầu tư (TCTK); Bộ Xây dựng; Bộ Y tế; Bộ Công
Thương; Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục Môi trường) .
+ Cơ sở dữ liệu liên quan tính chỉ tiêu GDP xanh chưa được xây dựng, đặc biệt
chưa xây dựng quy trình tính toán tính chỉ tiêu GDP xanh.
- Điều kiện số liệu:
+ Đảm bảo tính thống nhất về phạm vi không gian và thời gian, tức là đồng
nhất về phạm vi (không gian và thời gian) và cùng một loại giá (so sánh; hiện hành);
+ Số liệu thống kê được thu thập, xử lý, tổng hợp và phân tích, phải đảm bảo
đúng phương pháp luận và đảm bảo thực hiện đúng quy trình sản xuất thông tin thống
kê (TCTK quy định) và đơn vị cung cấp thông tin cần tuân thủ theo quy định tại Luật
Thống kê như: Chấp hành chế độ báo cáo thống kê, cung cấp đúng thông tin cho đơn
vị điều tra thống kê, v.v Đơn vị sản xuất thông tin thống kê cần minh bạch và công
khai về phương pháp tính, nguồn thông tin thu thập phục vụ tính chỉ tiêu GDP xanh;
- Đảm bảo chất lượng thông tin thống kê (đầu vào và đầu ra) liên quan tính chỉ
tiêu GDP xanh ở Việt Nam, được đề cập trong Luật Thống kê Việt Nam [12], như:
Tính phù hợp, tính kịp thời, tính chính xác, khả năng tiếp cận, khả năng giải thích và
tính chặt chẽ thông tin thống kê.
(2) Thử nghiệm tính toán theo phương pháp đề xuất tại Chương 2
Xuất phát từ nội hàm tính chỉ tiêu GDP xanh (đề xuất), tác giả luận án tính
thử nghiệm các yếu tố liên quan, như: Chỉ tiêu chi phí xử lý chất thải gây ô nhiễm
môi trường; Chỉ tiêu giá trị khai thác tài nguyên thiên nhiên; Chi phí quy đổi do
phá hủy môi trường sinh thái; Tính thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam giai
đoạn 2011-2015.
(3) Lựa chọn một số phương pháp phân tích chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam giai
đoạn 2011-2015 qua kết quả tính thử nghiệm, như: Bảng thống kê; Đồ thị thống kê và
phương pháp chỉ số.
120
(4) Đánh giá tính thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh và một số kiến nghị, đặc biệt
một số kiến nghị về phương diện: Cơ quan sản xuất thông tin thống kê; đối tượng cung
cấp thông tin thống kê và người sử dụng thông tin thống kê.
(5) Qua kết quả thử nghiệm tính toán chỉ tiêu GDP xanh giai đoạn 2011-2015 ở
Việt Nam, nếu xét trên phương diện khoa học có thể thấy xu thế tăng trưởng kinh tế
Việt Nam chưa thực sự tăng trưởng bền vững, vì môi trường có xu hướng ngày càng ô
nhiễm, tốc độ khai thác tài nguyên đặc biệt tài nguyên không có khả năng tái tạo ngày
càng tăng, mức độ chênh lệch giữa GDP thuần và GDP xanh ngày càng có xu hướng
doãng ra (Đồ thị số 3.1), mặc dù GDP, GDP thuần và GDP xanh bình quân đầu người
có xu hướng tăng lên (Bảng số 3.11) nhưng không đáng kể, mặc dù số liệu thu thập
được về các chi phí làm giảm chỉ tiêu GDP xanh chưa đầy đủ (thiếu chi phí sử dụng
đất, chi phí xử lý ô nhiễm môi trường chất thải khí, v.v), thực tế số liệu chỉ tiêu
GDP xanh (nếu tính đủ các loại chi phí) còn thấp hơn nhiều so mới mức tính toán thử
nghiệm giai đoạn 2011-2015, tuy nhiên qua số liệu tính thử nghiệm cũng đã phản ánh
được mức độ ảnh hưởng của các chi phí này ở Việt Nam là khá lớn (ước khoảng hơn
13% so với GDP thuần). Nếu hạch toán được đầy đủ các chi phí làm giảm chỉ tiêu
GDP xanh, thì tỷ lệ này chắc chắn lớn hơn rất nhiều mức hiện tại tính thử nghiệm và
mức tuyệt đối chỉ tiêu GDP xanh sẽ giảm đi, nhưng xu thế biến động thì có thể thay
đổi không nhiều.
121
KẾT LUẬN
Bám sát mục tiêu và nội dung nghiên cứu, tác giả luận án đã hoàn thành và giải
quyết một số vấn đề như sau:
(1) Xác định rõ nội hàm của chỉ tiêu GDP xanh, đặc biệt các phương pháp tính
chỉ tiêu GDP xanh của Liên hợp quốc và kinh nghiệm tính chỉ tiêu GDP xanh của một
số nước (Nhật Bản, Trung Quốc và Indonesia) và rút ra một số bài học đối với công
tác thống kê GDP xanh ở Việt Nam;
(2) Tổng quan các công trình nghiên cứu (trong và ngoài nước) liên quan đến chỉ
tiêu GDP xanh, trong đó xác định rõ khoảng trống cần nghiên cứu tiếp đó là “Xác định
thông tin và phương thức tổ chức thu thập thông tin tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam”;
(3) Đánh giá thực trạng thông tin thống kê qua chế độ báo cáo thống kê, điều tra
thống kê, khai thác hồ sơ hành chính, tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam;
(4) Đề xuất phương pháp tính, xác định thông tin và phương thức thu thập
thông tin tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam;
(5) Tính thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam để kiểm định tính khả thi
đề xuất của tác giả luận án;
(6) Vận dụng một số phương pháp phân tích chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam.
Tuy nhiên để gắn kết giữa công tác nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng kết quả
nghiên cứu trong công tác thống kê, tác giả luận án kiến nghị:
Thứ nhất là, TCTK thành lập Tổ biên soạn chỉ tiêu GDP xanh, giao Vụ Hệ Thống
Tài khoản quốc gia (đầu mối), với sự kết hợp một số bộ, ngành như: Bộ Tài nguyên và
Môi trường; Bộ Tài chính; Bộ Xây Dựng; Bộ Y tế; Bộ Công Thương, v.v
Thứ hai là, Hoàn thiện, bổ sung chế độ báo cáo thống kê bộ, ngành (Bộ Tài
nguyên và Môi trường; Bộ Y tế và Bộ Công Thương); Phương án điều tra (điều tra
doanh nghiệp; điều tra mức sống dân cư), đặc biệt trong chế độ báo cáo thống kê và
điều tra thống kê lưu ý một số yếu tố như sau:
- Mức độ sử dụng/khai thác tài nguyên thiên nhiên, phân theo từng loại tài
nguyên về hiện vật và giá trị tại các ngành kinh tế và hộ gia đình;
- Chi phí xử lý ô nhiễm môi trường, trong đó nêu rõ: Lượng chất thải đã xử lý
và chưa xử lý; Chi phí xử lý từng loại chất thải gây ô nhiễm.
- Biểu báo cáo Bộ tài nguyên và Môi trường, bổ sung khối lượng từng loại chất
122
thải cần xử lý và chi phí cần thiết xử lý các loại chất thải.
- Bộ Tài Nguyên và Môi trường tăng cường và đẩy mạnh công tác thống kê
trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt thực hiện 31 biểu báo cáo (trong đó có 13 biểu thu
thập thông tin tính chỉ tiêu GDP xanh) thuộc Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp bộ,
ngành và thực hiện theo quy định Điều 44, Luật Thống kê số 89/2015/QH13.
- Tổng cục thống kê phối hợp Tổng cục Thuế, quy định Doanh nghiệp thực hiện
chế độ báo cáo thống kê và cung cấp thông tin thống kê đảm bảo đúng tiến độ; trung
thực, thông qua việc rằng buộc với các doanh nghiệp một số quy định cụ thể, ví dụ:
Các doanh nghiệp chấp hành tốt chế độ báo cáo thống kê và cung cấp thông tin kịp
thời và trung thực đối với cơ quan thống kê (sau khi có xác nhận cơ quan thống kê),
Tổng cục Thuế có thể ban hành chính sách đối với doanh nghiệp, ví dụ như: Được ưu
đãi về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hoặc nếu không sẽ bị phạt (tăng thuế thu
nhập doanh nghiệp),v.v
Thứ ba là, Biên soạn chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam và tham vấn ý kiến một số
chuyên gia về thống kê, môi trường và một số bộ, ngành, trường đại học có liên quan
đồng thời xây dựng phần mềm sản xuất thông tin thống kê chỉ tiêu GDP xanh ở Việt
Nam./.
123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đinh Thị Thúy Phương (2007), “Nghiên cứu khả năng tính toán chỉ tiêu
GDP xanh ở Việt Nam”, Chủ nhiệm, đề tài cấp cơ sở.
2. Đinh Thị Thúy Phương (2007), “Những vấn đề lý luận chung về chỉ tiêu
GDP xanh”, Tờ Thông tin Khoa học Thống kê, số 5, tr 23-28.
3. Đinh Thị Thúy Phương (2015), “Tổng quan nghiên cứu phương pháp tính
chỉ tiêu GDP xanh và phương pháp luận tính chỉ tiêu GDP xanh của Liên hợp quốc”,
Kỷ yếu hội thảo khoa học của đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình biên soạn chỉ
tiêu Tổng sản phẩm trong nước xanh (GDP xanh) ở Việt Nam, tr 59-71.
4. Đinh Thị Thúy Phương (2015), “Chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước xanh",
Tạp chí Con số sự kiện, số 6, tr 46-49.
5. Đinh Thị Thúy Phương (2015), “Kinh nghiệm tính chỉ tiêu GDP xanh của
một số nước", Tạp chí Con số sự kiện, số 7, tr 52-54.
6. Đinh Thị Thúy Phương (2015), “Phương pháp tính và xác định thông tin
thống kê tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia,
Khoa Thống kê, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tr 338-353.
7. Đinh Thị Thúy Phương (2016), “Đề xuất hoàn thiện phương pháp tính chỉ
tiêu GDP xanh ở Việt Nam", Tạp chí Con số sự kiện, số 8, tr 30-32.
124
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010-2015), Sổ tay Kế hoạch (năm 2010-2015), Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT, quy định
giải thích nội dung, phương pháp tính các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia, ban hành ngày 10 tháng 01 năm 2011.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo môi trường quốc gia năm
2014: Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn, truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015
từ
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 02/2014/TT-BTNMT,
ban hành Chế độ báo cáo Thống kê ngành Tài nguyên và Môi trường, ban hành ngày
12 tháng 4 năm 2012.
5. Department for Economic and social information and Policy Analysis
Statistics Division (1993), Integrated Enviromental and Economic Acocounting.
Handbook of National Accounting, United Nations, New York.
6. Department of Economic and Social Affairs Statistics Division (1999),
Handbook of Output - Input table Compilation and Analysis, United Nations New York.
7. Đinh Thị Thúy Phương (2006), Nghiên cứu khả năng tính chỉ tiêu GDP
xanh ở Việt Nam, đề tài cấp cơ sở, Viện Khoa học Thống kê, Hà Nội.
8. Đinh Thị Thúy Phương (2007), ‘Những vấn đề lý luận chung về chỉ tiêu
GDP xanh’, Tờ Thông tin Khoa học Thống kê, số 5, tr. 23-28.
9. Đoàn Hải Yến (2009), Phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam qua khảo sát, đánh giá và tính toán chỉ tiêu GDP xanh, đề tài cấp Bộ, Trung tâm
Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
10. Green gross domestic product (2014), Wikipedia, truy cập ngày 19 tháng 2
năm 2014, từ https://en.wikipedia.org/wiki/Green gross domestic product.
11. Nguyễn Lệ Thủy (2013), Nghiên cứu đề xuất phương pháp tính chỉ tiêu
Tổng sản phẩm trong nước xanh - GDP xanh trong bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát
triển bền vững ở Việt Nam, đề tài cấp Bộ, Vụ Khoa học, Giáo dục, tài nguyên và môi
trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
12. Quốc hội (2015), Luật số: 89/2015/QH13, Luật thống kê, Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 23
tháng 11 năm 2015.
125
13. Statistics Norway, Oslo Kongsvinger, Norway (2014), International
experiences with "green GDP", truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2014, từ
14. Takahiro Akita and Noichi Nakamura (ed.) (2000), Green GDP Estimates
in China, Indonesia and Japan: An Application of the UN Environmental and
Economic Accounting System, The United Nations University, New York.
15. Tăng Văn Khiên (biên soạn) (2015), Phân tích thống kê lý thuyết và ứng
dụng, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội.
16. Thủ tướng Chính phủ (2007), Nghị định số 174/2007/NĐ-CP, ban hành về phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2007.
17. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg, ban hành
Bảng phân ngành kinh tế Việt Nam, ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2007.
18. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg, ban hành
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, ban hành ngày 06 tháng 01 năm 2010.
19. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến
lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2012-2020, ban hành ngày 12 tháng 4
năm 2012.
20. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 15/2014/QĐ-TTg, ban hành
Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với bộ, ngành, ban hành ngày 17 tháng
2 năm 2014.
21. Tổng cục Thống kê (2012-2015), Niên giám thống kê, (2011-2014), Nhà
Xuất bản Thống kê, Hà Nội.
22. Tổng cục Thống kê - Vụ Hệ Thống Tài khoản quốc gia (2014), Xây dựng
tài khoản lâm nghiệp quốc gia, Hà Nội.
23. Tổng cục Thống kê (2015), Những hệ số cơ bản của Hệ thống Tài khoản
quốc gia năm 2012, “Tập 1”, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội.
24. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư (2006), Thông tin chọn lọc: Phục vụ Lãnh đạo “GDP xanh thước đo chất
lượng tăng trưởng bền vững, số 7 năm 2006, Nhà Xuất bản Cục Báo chí, Bộ Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội.
126
25. United Nations Departement of Economic and Social Affairs Statistics
Division and United Nations Environment Programme Economics and Trade Unit
Division of Technology, Industry and Economics (2000), Integrated Enviromental and
Economic Acocounting an Operational Manual, United Nations, New York.
26. United National Environment Programme (2000), Integrated
Environmental and Economic Accounting: An Operation Manual, Handbook for
National Accounting, United Nations, New York.
27. United Nations (2008), The 2008 SNA - Concepts in brief, a Complement
to the System of National Accounts 2008, truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2013, từ
2008.
28. United Nations (2014), System of Environmental - economic accounting
2012 central framework; truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2014 từ
29. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (2012), Chỉ số GDP xanh:
Nghiên cứu phát triển Khung Phương pháp Báo cáo nộp Đại sứ quán Anh tại Việt
Nam, Hà Nội.
30. Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2012), ‘Kinh nghiệm quốc tế về hạch toán môi
trường và ước lượng chỉ tiêu GDP xanh’, tham luận trình bày tại Khóa tập huấn Hạch
toán quốc gia xanh: Xây dựng các tài khoản kinh tế môi trường ở cấp quốc tế, Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương, ngày 27 tháng 2 năm 2012.
31. William Nordhaus and Edward Kokkelenberg (1999), Nature’s Numbers:
Expanding the National Economic Accounts to Include the Environment, National
Academy Press, truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2014, từ
numbers-expanding-the-national-economic-accounts-to-include-the-environment-
1399635.html.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Ước lượng tổng chi phí cần thiết xử lý chất thải giai đoạn 2011 – 2015
Năm
Số lượng
CTNH cần
thu gom và
xử lý (Tấn)
Trong đó CTNH Chi phí đã
chi để thu
gom, xử lý
ONMT
(Tỷ đồng)
CPCT bổ sung
để thu gom,
xử lý CTNH
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ chất
thải rắn ở
đô thị
được thu
gom (%)
Số lượng
chất thải
lỏng chưa
xử lý
(m3)
CPCT bổ
sung để xử
lý chất thải
lỏng
(Tỷ đồng)
Tổng CPCT xử
lý CTNH cần
thu gom và xử lý
(Tỷ đồng)
Được
thu gom,
xử lý
(Tấn)
Chưa
thu
gom, xử
lý (Tấn)
(1) (2) =(3)+(4) (3) (4) (5) (6)=(4)*(5)/(3) (7) (8) (9) (10)=(5)+(6)+(9)
2011 222,45 144,59 77,86 453,01 243,94 83 66.304.440 331,52 1.028,47
2012 254,81 165.624 89,18 533,60 287,33 84 76.212.000 381,06 1.201,99
2013 287,16 186.657 100,51 584,00 314,46 84 87.600.000 438,00 1.336,46
2014 492,73 320.275 172,46 711,71 383,23 84,5 98.988.000 494,94 1.589,87
2015 562,70 365.754 196,94 1205,40 649,06 85 111.856.440 559,28 2.413,74
Ghi chú: Chi phí cần thiết (viết tắt: CPCT); Ô nhiễm môi trường (viết tắt ONMT); Chất thải lỏng (viết tắt CTL);
Cột (3) năm 2012, 2013, 2014 từ Báo cáo tóm tắt của Bộ TN&MT trình bày tại phiên toàn thể hội nghị: Công tác BVMT giai đoạn
2011-2015 và phương hướng nhiệm vụ; Năm 2015 ước tính theo tỷ lệ tăng 14,2% kinh phí SNMT giai đoạn 2016-2020";
Cột (5) lấy từ Cột (4) Bảng số 3.1;
Cột (4) chất thải nguy hại chưa được thu gom, xử lý khoảng 30%-40%, tức là 60%-70% chất thải đã được thu gom và xử lý. Luận án
sử dụng số bình quân: 35% CTNH chưa được xử lý và 65% CTNH được xử lý, để ước tính khối lượng CTNH chưa được xử lý, giai
đoạn 2011-2015;
Cột (7) số liệu từ Sổ tay kế hoạch năm 2011 đến 2015;
Cột (8) số lượng CTL chưa xử lý = Số lượng CTL trung bình 240.000 m3/ngày chưa xử lý * 365 ngày/năm (thời điểm năm 2013).
Luận án sử dụng tỷ lệ CTR đô thị tăng 10% - 16% (bình quân 13%/năm) áp dụng đối với CTL để tính khối lượng CTL chưa xử lý giai
đoạn 2011-2015;
Cột (9) CPCT bổ sung để xử lý CTL gây ô nhiễm môi trường = Cột (8) Số lượng CTL chưa được xử lý * 5000 đồng/m3.
Phụ lục số 2. Tổng sản phẩm trong nước thuần theo giá hiện hành, giai đoạn 2010-2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
GDP 2,157,828 2,779,880 3,245,419 3,584,262 3,937,856 4,192,862
GDP thuần 1,912,035 2,478,208 2,881,274 3,179,196 3,490,302 3,718,302
TỔNG VA 1,887,082 2,461,442 2,922,370 3,221,887 3,542,102 3,772,552
Tổng VA thuần 1,641,289 2,159,770 2,558,225 2,816,821 3,094,548 3,297,992
KV I 396,576 543,960 623,815 643,862 696,969 712,460
1 Nông nghiệp 308,193 428,532 481,317 488,953 520,500 533,615
2 Lâm nghiệp 14,364 17,171 20,678 23,808 27,538 30,934
3 Thủy sản 74,019 98,257 121,820 131,101 148,932 147,911
KHẤU HAO (5.93%) 23,517 32,257 36,992 38,181 41,330 42,249
TỔNG VA THUẦN Khu vực I 373,059 511,703 586,822 605,681 655,639 670,211
Khu vực II 693,351 896,356 1,089,091 1,189,618 1,307,935 1,394,130
VA thuần Khu vực II 559,521 739,075 894,355 976,360 1,072,045 1,145,609
Riêng công nghiệp 560,732 740,280 914,352 1,005,598 1,106,732 1,166,028
4
Khai khoáng 204,544 274,321 370,617 394,468 426,184 402,869
KHẤU HAO (23.13%) 47,311 63,451 85,724 91,240 98,576 93,184
VA THUẦN Khai khoáng 157,233 210,871 284,893 303,228 327,608 309,686
TT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
5
Công nghiệp chế biến, chế tạo 279,360 371,242 431,144 477,968 518,962 574,201
KHẤU HAO (13.91%) 51,640 51,640 59,972 66,485 72,188 79,871
VA THUẦN Công nghiệp chế biến,
chế tạo
227,720 319,602 371,172 411,482 446,774 494,330
6
Sản xuất và phân phối điện 65,721 81,077 97,311 115,280 142,060 167,402
KHẤU HAO (27.56%) 18,113 22,345 26,819 31,771 39,152 46,136
VA THUẦN sản xuất và phân phối điện 47,608 58,732 70,492 83,509 102,908 121,266
7
Cung cấp nước; quản lý và xử lý rác thải,
nước thải
11,107 13,640 15,280 17,883 19,526 21,556
KHẤU HAO (20.09%) 2,231 2,740 3,070 3,593 3,923 4,331
VA THUẦN Cung cấp nước 8,876 10,899 12,210 14,290 15,603 17,225
8
Xây dựng 132,618 156,077 174,739 184,020 201,203 228,102
KHẤU HAO (10.96%) 14,535 17,106 19,151 20,169 22,052 25,000
VA THUẦN Xây dựng 118,083 138,971 155,588 163,851 179,151 203,102
KV III 797,156 1,021,126 1,209,464 1,388,407 1,537,197 1,665,962
VA thuần Khu vực III 708,709 908,992 1,077,048 1,234,780 1,366,864 1,482,172
9 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa... 172,608 235,024 299,536 339,275 387,749 425,543
KHẤU HAO (6.93%) 11,962 16,287 20,758 23,512 26,871 29,490
VA THUẦN Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa... 160,646 218,737 278,778 315,763 360,878 396,053
TT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
10
Vận tải kho bãi 62,064 79,135 93,258 102,596 112,351 114,558
KHẤU HAO (20.80%) 12,909 16,460 19,398 21,340 23,369 23,828
VA THUẦN Vận tải kho bãi 49,155 62,675 73,860 81,256 88,982 90,730
11 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 77,800 101,943 118,140 134,454 147,720 155,590
KHẤU HAO (8.53%) 6,636 8,696 10,077 11,469 12,601 13,272
VA THUẦN Dịch vụ lưu trú và ăn uống 71,164 93,247 108,063 122,985 135,119 142,319
12
Thông tin và truyền thông 19,895 21,090 22,781 24,652 26,974 29,392
KHẤU HAO (20.57%) 4,092 4,338 4,686 5,071 5,548 6,046
VA THUẦN Thông tin và truyền thông 15,802 16,752 18,095 19,581 21,425 23,346
13
Hoạt động tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm 116,515 148,453 171,172 195,016 207,083 230,149
KHẤU HAO (6.22%) 7,247 9,234 10,647 12,130 12,881 14,315
VA THUẦN Hoạt động tài chính, Ngân
hàng, Bảo hiểm
109,268 139,219 160,525 182,886 194,203 215,834
14
Hoạt động kinh doanh bất động sản 131,692 163,107 178,473 189,508 202,103 212,882
KHẤU HAO (11.40%) 15,013 18,594 20,346 21,604 23,040 24,269
VA THUẦN Hoạt động kinh doanh bất
động sản
116,679 144,513 158,127 167,904 179,063 188,613
Hoạt động kinh doanh bất động sản 44,455 53,048 56,935 57,398 59,460 62,580
Khấu hao nhà ở dân cư 87,237 110,059 121,538 132,109 142,643 150,302
TT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
15
Hoạt động chuyên môn, Khoa học
công nghệ
28,004 35,333 41,412 47,399 51,166 55,574
KHẤU HAO (7.63%) 2,137 2,696 3,160 3,617 3,904 4,240
VA THUẦN Hoạt động chuyên môn,
KHCN
25,867 32,637 38,252 43,782 47,262 51,334
16
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 7,881 10,054 11,768 13,504 14,761 15,829
KHẤU HAO (7.92%) 624 796 932 1,069 1,169 1,254
VA THUẦN Hoạt động hành chính và
dịch vụ hỗ trợ
7,256 9,257 10,836 12,434 13,592 14,575
17
Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức
Chính trị xã hội, Quản lý nhà nước, An
ninh quốc phòng, BĐXH bắt buộc
55,194 70,109 82,187 94,393 106,127 114,186
KHẤU HAO (19.73%) 10,890 13,833 16,216 18,624 20,939 22,529
VA THUẦN Hoạt động của Đảng cộng
sản, tổ chức Chính trị xã hội, Quản lý
nhà nước, An ninh quốc phòng, BĐXH
bắt buộc
44,304 56,277 65,972 75,769 85,188 91,657
18
Giáo dục và đào tạo 50,237 66,384 84,070 105,121 120,696 136,699
KHẤU HAO (17.59%) 8,837 11,677 14,788 18,491 21,230 24,045
TT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
VA THUẦN Giáo dục và đào tạo 41,400 54,707 69,282 86,630 99,465 112,654
19
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 23,335 26,552 33,402 58,641 66,204 72,206
KHẤU HAO (17.87%) 4,170 4,745 5,969 10,479 11,831 12,903
VA THUẦN Y tế và hoạt động trợ giúp
xã hội
19,165 21,807 27,433 48,162 54,374 59,303
20
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 14,592 16,819 18,684 21,220 23,047 24,969
KHẤU HAO (11.19%) 1,633 1,882 2,091 2,374 2,579 2,794
VA THUẦN Nghệ thuật, vui chơi và
giải trí
12,959 14,937 16,593 18,845 20,468 22,175
21
Hoạt động dịch vụ khác 34,396 43,372 50,164 57,607 65,463 71,946
KHẤU HAO (6.65%) 2,287 2,884 3,336 3,831 4,353 4,784
VA THUẦN Hoạt động dịch vụ khác 32,109 40,488 46,828 53,776 61,110 67,161
22
Hoạt động làm thuê các công việc trong
các hộ gia đình
2,944 3,750 4,417 5,022 5,753 6,439
KHẤU HAO (0.32%) 9 12 14 16 18 21
VA THUẦN Hoạt động làm thuê các
công việc trong các hộ gia đình
2,934 3,738 4,403 5,005 5,735 6,418
Thuế sản phẩm trừ Trợ cấp 270,746 318,438 323,049 362,375 395,755 420,310
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Phụ lục 3. Tổng sản phẩm trong nước thuần theo giá so sánh, giai đoạn 2010-2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
GDP 2,157,828 2,292,483 2,412,778 2,543,596 2,695,796 2,875,856
GDP thuần 1,919,345 2,043,214 2,146,676 2,263,713 2,399,219 2,557,127
TỔNG VA 1,887,082 2,016,128 2,140,840 2,254,187 2,383,427 2,546,183
Tổng VA thuần 1,648,599 1,766,858 1,874,738 1,974,304 2,086,850 2,227,454
Khu vực I 396,576 413,368 425,446 436,642 451,659 462,536
1 Nông nghiệp 308,193 321,022 329,282 336,492 344,922 351,924
2 Lâm nghiệp 14,364 15,118 16,040 16,966 18,124 19,518
3 Thủy sản 74,019 77,228 80,124 83,184 88,613 91,094
KHẤU HAO (5.93%) 23,517 24,513 25,229 25,893 26,783 27,428
TỔNG VA THUẦN Khu vực I 373,059 388,855 400,217 410,749 424,876 435,108
Khu vực II 693,351 746,069 801,217 841,953 896,042 982,411
VA thuần Khu vực II 566,831 616,145 661,393 695,722 740,630 812,508
Riêng công nghiệp 560,732 613,801 664,102 696,831 740,860 810,438
4 Khai khoáng 204,544 210,482 221,298 220,791 225,785 240,462
TT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
KHẤU HAO (23.13%) 47,311 48,685 51,186 51,069 52,224 55,619
VA THUẦN Khai khoáng 157,233 161,798 170,112 169,722 173,561 184,843
5
Công nghiệp chế biến, chế tạo 279,360 318,690 347,523 372,597 400,192 442,612
KHẤU HAO (13.91%) 44,330 44,330 48,341 51,828 55,667 61,567
VA THUẦN CNCB, Ctạo 235,030 274,360 299,183 320,769 344,525 381,045
6
SX và phân phối điện 65,721 72,442 82,026 88,985 99,516 110,861
KHẤU HAO (27.56%) 18,113 19,965 22,606 24,524 27,427 30,553
VA THUẦN Phân phối điện 47,608 52,477 59,419 64,461 72,089 80,308
7
Cung cấp nước; quản lý và xử lý
rác thải, nước thải
11,107 12,187 13,255 14,457 15,366 16,503
KHẤU HAO (20.09%) 2,231 2,448 2,663 2,904 3,087 3,316
VA THUẦN Cung cấp nước;
quản lý và xử lý rác thải, nước thải 8,876 9,739 10,592 11,553 12,279 13,188
8
Xây dựng 132,618 132,268 137,115 145,123 155,183 171,973
KHẤU HAO (10.96%) 14,535 14,497 15,028 15,905 17,008 18,848
VA THUẦN Xây dựng 118,083 117,772 122,087 129,217 138,175 153,125
TT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Khu vực III 797,156 856,691 914,177 975,592 1,035,726 1,101,236
VA thuần Khu vực III 708,709 761,859 813,128 867,833 921,345 979,838
9 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa 172,608 190,892 210,605 225,783 244,040 266,150
KHẤU HAO (6.93%) 11,962 13,229 14,595 15,647 16,912 18,444
VA THUẦN Bán buôn và bán
lẻ; sửa chữa
160,646 177,663 196,010 210,136 227,128 247,706
10
Vận tải kho bãi 62,064 66,769 70,888 74,828 78,776 82,731
KHẤU HAO (20.80%) 12,909 13,888 14,745 15,564 16,385 17,208
VA THUẦN Vận tải kho bãi 49,155 52,881 56,143 59,264 62,391 65,523
11 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 77,800 83,876 90,019 98,919 103,444 105,813
KHẤU HAO (8.53%) 6,636 7,155 7,679 8,438 8,824 9,026
VA THUẦN Dịch vụ lưu trú và
ăn uống
71,164 76,721 82,341 90,481 94,620 96,787
12
Thông tin và truyền thông 19,895 21,549 23,752 25,827 28,068 30,459
KHẤU HAO (20.57%) 4,092 4,433 4,886 5,313 5,774 6,266
VA THUẦN Thông tin và
truyền thông
15,802 17,116 18,866 20,514 22,294 24,194
TT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
13
Hoạt động tài chính, Ngân hàng,
Bảo hiểm
116,515 125,192 132,178 141,266 149,500 160,533
KHẤU HAO (6.22%) 7,247 7,787 8,221 8,787 9,299 9,985
VA THUẦN Hoạt động tài
chính, Ngân hàng, Bảo hiểm
109,268 117,405 123,957 132,480 140,201 150,548
14
Hoạt động kinh doanh bất động sản 131,692 136,698 138,496 141,503 145,459 149,769
KHẤU HAO (11.40%) 15,013 15,584 15,788 16,131 16,582 17,074
VA THUẦN Hoạt động kinh
doanh bất động sản
116,679 121,114 122,707 125,372 128,877 132,695
Hoạt động kinh doanh bất động sản 44,455 53,048 56,935 57,398 59,460 62,580
Khấu hao nhà ở dân cư 87,237 110,059 121,538 132,109 142,643 150,302
15
Hoạt động chuyên môn, Khoa
học công nghệ
28,004 29,797 31,978 34,335 36,730 39,227
KHẤU HAO (7.63%) 2,137 2,274 2,440 2,620 2,802 2,993
VA THUẦN Hoạt động chuyên
môn, Khoa học công nghệ
25,867 27,523 29,538 31,715 33,927 36,234
16
Hoạt động hành chính và dịch vụ
hỗ trợ
7,881 8,478 9,087 9,782 10,465 11,051
TT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
KHẤU HAO (7.92%) 624 671 720 775 829 875
VA THUẦN Hoạt động hành
chính và dịch vụ hỗ trợ
7,256 7,807 8,367 9,007 9,636 10,176
17
Hoạt động của Đảng Cộng sản,
tổ chức Chính trị xã hội, Quản lý
nhà nước, An ninh quốc phòng,
BĐXH bắt buộc
55,194 59,124 63,464 68,377 73,286 78,357
KHẤU HAO (19.73%) 10,890 11,665 12,522 13,491 14,459 15,460
VA THUẦN Hoạt động của Đảng
Cộng sản, tổ chức Chính trị xã hội,
Quản lý nhà nước, An ninh quốc
phòng, BĐXH bắt buộc
44,304 47,459 50,943 54,886 58,826 62,897
18
Giáo dục và đào tạo 50,237 53,892 57,883 62,545 67,176 71,885
KHẤU HAO (17.59%) 8,837 9,480 10,182 11,002 11,816 12,645
VA THUẦN Giáo dục và đào tạo 41,400 44,412 47,701 51,543 55,360 59,241
19
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 23,335 25,049 26,915 29,040 31,141 33,321
KHẤU HAO (17.87%) 4,170 4,476 4,810 5,190 5,565 5,955
VA THUẦN Y tế và hoạt động
trợ giúp xã hội
19,165 20,573 22,105 23,851 25,576 27,367
TT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
20
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 14,592 15,637 16,765 18,021 19,364 20,787
KHẤU HAO (11.19%) 1,633 1,750 1,876 2,017 2,167 2,326
VA THUẦN Nghệ thuật, vui
chơi và giải trí
12,959 13,887 14,889 16,004 17,197 18,461
21
Hoạt động dịch vụ khác 34,396 36,576 38,736 41,730 44,422 47,047
KHẤU HAO (6.65%) 2,287 2,432 2,576 2,775 2,954 3,129
VA THUẦN Hoạt động
dịch vụ khác
32,109 34,144 36,160 38,955 41,468 43,919
22
Hoạt động làm thuê các công
việc trong hộ gia đình
2,944 3,163 3,411 3,638 3,855 4,105
KHẤU HAO (0.32%) 9.42 10 11 12 12 13
VA THUẦN Hoạt động làm thuê
các công việc trong hộ gia đình
2,934 3,152 3,400 3,626 3,842 4,091
Thuế sản phẩm trừ Trợ cấp 270,746 276,355 271,938 289,409 312,368 329,673
Nguồn: Tổng cục Thống kê