Thị trường cung cấp đầu vào đa dạng, nhiều loại phân, thuốc bảo vệ thực vật
nên dễ lựa chọn và có sức cạnh tranh. Phân bón đa dạng, chất lượng, hiệu quả
nhanh, giá hợp lý, nông dân dễ mua và vận chuyển. Thuốc bảo vệ thực vật phong
phú, nhiều loại phức hợp trị nhiều bệnh, trừ nhiều loại sâu - rầy , giá thuốc hợp
lý. Bên cạnh đó, các đại lý, các doanh nghiệp kinh doanh phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật có uy tín, cho nông dân ứng trước gối vụ, giảm chi phí đầu tư cho nông dân
tạo thuận lợi cho nông dân yên tâm sản xuất.
Các nông dân tham gia mô hình CĐL được hỗ trợ kỹ thuật tốt từ cán bộ
khuyến nông, từ lực lượng cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp, các dự án hỗ trợ sản
xuất như VnSAT từ đó, giúp họ thấy được lợi ích của việc liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ nông sản nói chung, sản xuất lúa nói riêng. Nông dân cũng tham gia
nhiều chương trình, mô hình khuyến nông và sẵn sàng áp dụng những tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất. Việc tham gia vào mô hình CĐL là một hình thức tổ chức sản
xuất mới, vừa có tính thực tiễn vừa khoa học, vừa mang tính cộng đồng cao, vừa cụ
thể về các LIKT khi tham gia
176 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp trong phát triển cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KT giữa nông dân và doanh nghiệp trong phát triển CĐL.
4.2.5. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường quản lý nhà nước đối
với hoạt động liên kết sản xuất lúa trong cánh đống lớn
Cánh đồng lớn là mô hình cần có sự liên kết chặt chẽ 4 nhà: Nhà nông, Nhà
Doanh nghiệp, Nhà nước, Nhà khoa học dựa trên những điều kiện cần và đủ, bản
thân chỉ có nông dân và doanh nghiệp thì rất khó phát triển và nhân rộng mô hình
này cũng như đảm bảo kết hợp hài hòa quan hệ LIKT. Chính vì vậy, Nhà nước cần
có những chính sách nhằm khuyến khích các chủ thể tham gia liên kết và chia sẽ
LIKT. Các biện pháp thực hiện thời gian tới:
4.2.5.1. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đảm bảo
giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp trong
mô hình cánh đồng lớn
Nhà nước cần ban hành các chính sách hỗ trợ nông dân mua máy móc thiết
bị phục vụ sản xuất, thu hoạch, ưu tiên bảo hiểm nông nghiệp, tập trung đất đai quy
mô hợp lý, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào CĐL, chính sách
khuyến khích phát triển hợp tác xã, nhất là hợp tác xã liên kết sản xuất gắn với tiêu
thụ nông sản. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân, doanh
nghiệp phải trực tiếp đến với họ, không qua khâu trung gian. Thời gian tới, Nhà
nước cần tập trung xây dựng và hoàn thiện các chính sách sau:
- Một là, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách tập trung đất nông
nghiệp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.
Cụ thể: i) Sửa đổi, bổ sung Luật đất đai 2013 theo hướng quy định rõ ràng
việc góp vốn chuyển quyền sử dụng đất và góp vốn không chuyển quyền sử dụng
đất. Xây dựng cơ chế pháp lý để doanh nghiệp nhận góp vốn thông qua nhận quyền
sử dụng đất có thể thế chấp để vay vốn ngân hàng; ii) Thúc đẩy tập trung ruộng đất
nông nghiệp thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán chuyển
144
nhượng quyền sử dụng đất; iii) Hỗ trợ HTX tiền thuê đất để thực hiện liên kết CĐL;
iv) Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng đối với các diện tích mới được tích tụ, tập trung; v) Quy
hoạch vùng chuyên canh, đẩy mạnh đầu tư theo hình thức đối tác công-tư để xây
dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh thu hút đầu tư của doanh nghiệp, HTX; vi) Xây
dựng tổ chức hỗ trợ pháp lý cho người dân góp vốn bằng đất cho HTX.
- Hai là, hoàn thiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp nông thôn, thực hiện liên kết xây dựng cánh đồng lớn.
Thời gian tới, Nhà nước cần: Tạo điều kiện, ưu đãi cho doanh nghiệp liên kết
thuê đất để xây dựng nhà xưởng, kho bãi, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản; hỗ trợ
doanh nghiệp chi phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ chi phí thuê đất, miễn, giảm tiền
thuê đất; Hỗ trợ lãi suất vay vốn ưu đãi để doanh nghiệp có vốn đầu tư liên kết như:
i) Hỗ trợ ứng trước cho hộ nông dân; ii) Đầu tư kết cấu hạ tầng, trang thiết bị: kho
chứa, hệ thống sấy lúa, xay xát, đánh bóng gạo. Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xây
dựng dự án liên kết xây dựng CĐL với HTX: chi phí xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh; xây dựng quy trình sản xuất thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Vừa qua, Chính phủ mới ban hành Nghị định số
57/2018/NĐ-CP, ngày 17 tháng 4 năm 2018 về chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (thay thế Nghị định
210/2013/NĐ-CP). Nghị định số 57/2018/NĐ-CP đã góp phần giải quyết được
những hạn chế, vướng mắc của Nghị định 210/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, các Bộ
ngành cần nhanh chóng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện, đồng thời phổ
biến rộng rãi nội dung Nghị định đến các cấp chính quyền và các chủ thể tham gia
liên kết trong mô hình CĐL, nhất là doanh nghiệp.
Ba là, chính sách phát triển thị trường xuất khẩu gạo.
Thị trường tiêu thụ lúa gạo là nhân tố quyết định đến mối quan hệ liên kết giữa
nông dân và doanh nghiệp và tính bền vững của mô hình CĐL. Thực tiễn cho thấy,
khi thị trường lúa gạo gặp khó khăn, giá cả biến động thì mối liên kết giữa nông dân
và doanh nghiệp dễ bị rạng nứt, bởi lẽ nông dân thuộc diện dễ bị tổn thương trong
cuộc sống. Mâu thuẫn trong quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp nảy sinh.
Khi mô hình CĐL được nhân rộng trên phạm vi lớn hơn thì vấn đề thị trường càng
trở nên bức thiết. Việc ổn định thị trường "đầu vào", chi phí thấp, đồng thời giải
quyết tốt thị trường "đầu ra" sẽ tạo thuận lợi cho phát triển CĐL. Trong thời gian
tới, cùng với việc tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo xuất khẩu, các
145
doanh nghiệp cần chú trọng việc xây dựng, củng cố các thương hiệu lúa gạo đặc
trưng đáp ứng cả thị trường trong nước. Nâng cao hiệu quả công tác dự báo, phân
tích thông tin về thị trường, công khai rộng rãi thông tin để giúp nông dân tránh
được tình trạng "được mùa mất giá". Ban hành các quy định, hoàn thiện pháp luật
về hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp và nông dân để giải quyết căn cơ vấn đề
"đầu ra" cho nông sản.
Khi CĐL được nhân rộng khắp cả nước, diện tích tham gia CĐL ngày càng
lớn, năng suất lúa càng cao thì vấn đề thị trường, nhất là thị trường lúa gạo sẽ càng
trở nên khó khăn. Do đó, trong thời gian tới, Chính phủ và Chính quyền các cấp cần
quan tâm, hỗ trợ giải quyết "đầu ra" cho lúa gạo trên CĐL.
Xây dựng các chính sách ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp đầu tư hiện đại
hóa chế biến gạo, các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu, chế biến phụ phẩm từ lúa
gạo, hình thành tổ chức dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được nguồn lực chính
sách, nhất là vốn và công nghệ.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực thu
mua và thực hiện tốt chính sách thu mua tạm trữ khi cần thiết. Tăng cường các
chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho nông sản hàng hóa đối với các mô hình
CĐL. Tuyên truyền, vận động người dân và doanh nghiệp có trách nhiệm và nghĩa
vụ phải thực hiện tốt hợp đồng đã ký kết.
Xây dựng thương hiệu lúa gạo trên thị trường thế giới: rà soát các giống lúa
hiện có tại Việt Nam xác định các giống lúa cao sản, đặc trưng của Việt Nam để xây
dựng thương hiệu trên thị trường thế giới.
Xây dựng hệ thống thông tin thị trường nông sản nói chung và thị trường lúa
gạo nói riêng theo hướng toàn diện và hiện đại với ứng công nghệ 4.0 trong việc thu
thập và quản lý dữ liệu, khuyến khích sự tham gia của các đối tác công tư. Tăng
nguồn ngân sách xây dựng hệ thống thông tin thị trường nông sản và cảnh báo sớm
phạm vi trong nước và thế giới, đặc biệt theo dõi các nước đối thủ cạnh tranh với
nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới với ứng dụng công nghệ 4.0 như
ứng dụng Big Data. Nâng cao năng lực về khả năng nghiên cứu, phân tích và dự báo
thị trường lúa gạo và hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và nông dân.
Bốn là, xây dựng và hoàn thiện các chính sách nhằm phát huy vai trò của
nhà khoa học trong liên kết sản xuất theo trong mô hình cánh đồng lớn.
Thời gian qua, vai trò của Nhà khoa học trong CĐL còn chưa rõ nét, nhà
146
khoa học có thể từ phía doanh nghiệp (lực lượng FF) phụ thuộc vào các mục tiêu
của doanh nghiệp; có thể từ các cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu, các
dự án trong và ngoài nước phụ thuộc vào nguồn kinh phí của các dự án. Chính vì
vậy, chưa phát huy được tối đa vai trò của chủ thể rất quan trọng này. Thời gian tới,
cần tập trung vào các biện pháp sau:
Xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng các tiến bộ khoa
học công nghệ vào trong sản xuất và chế biến lúa gạo, áp dụng các quy trình sản
xuất tiên tiến, hiệu quả. Chú trọng các khâu quan trọng như: lai tao, sản xuất các
giống lúa mới, đẩy mạnh cơ giới hóa, giảm thất thoát sau thu hoạch, xây dựng
thương hiệuKhuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư nghiên cứu, ứng
dụng khoa học, công nghệ hiện đại và hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho nông
dân trong các mô hình CĐL.
Nhà nước cần xác lập cơ chế tham gia của nhà khoa học rõ ràng hơn, các
doanh nghiệp có thể đặt hàng từ phía các nhà khoa học, Nhà nước cần có các chính
sách hỗ trợ hoạt động này của doanh nghiệp và nhà khoa học. Cần xây dựng cơ chế
chuyển giao các công trình nghiên cứu cho các chủ thể khai thác, ứng dụng nhằm gia
tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tranh thủ đội ngũ nhà khoa học đã về hưu, có
kinh nghiệm. Các đề tài đặt hàng sau khi nghiên cứu xong, các đề tài này sẽ được bàn
giao lại cho người đề xuất để có cơ chế quản lý cụ thể, minh bạch. Việc sử dụng vốn
đầu tư cho khoa học và công nghệ vào nông nghiệp hiệu quả cùng với cơ chế nghiên
cứu gắn với đầu ra sản xuất sẽ giúp nông nghiệp có được những sản phẩm có hàm
lượng khoa học kỹ thuật cao. Hàm lượng này chính là nguồn gốc để nâng cao giá trị
cũng như tạo lập thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam. Để thực hiện tốt cơ chế này, cần
gia tăng nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu của các đơn vị nghiên cứu
công lập, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong nghiên cứu. Trong điều kiện vốn còn
hạn chế, việc lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu là rất quan trọng, cần có sự ưu tiên
cho các lĩnh vực cấp thiết hơn. Cải cách thủ tục hành chính trong nghiên cứu khoa
học theo hướng gọn nhẹ, gắn với sản phẩm đầu ra, tạo điều kiện về thời gian cho các
nhà khoa học, quan tâm đãi ngộ đặc biệt đối với nhà khoa học đầu ngành, các chuyên
gia trong các cơ quan nghiên cứu.
Nghiên cứu thành lập quỹ nghiên cứu phát triển, xây dựng thương hiệu các
giống lúa mang thương hiệu quốc gia. Nguồn thành lập có thể huy động từ việc thu
phí từ nguồn gạo xuất khẩu, chẳng hạn, nếu mỗi tấn gạo xuất khẩu chúng ta thu
147
1USD, thì mỗi năm chúng ta sẽ huy động được 6 triệu USD cho việc nghiên cứu
giống lúa, quy trình canh tác, xây dựng thương hiệu qua đó giúp nâng cao giá trị
gia tăng cho sản phẩm lúa xuất khẩu, qua đó gia tăng thu nhập cho cả nông dân và
doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Nhà nước có chính sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách ưu
đãi đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư nông nghiệp, kể cả của doanh nghiệp như
mô hình xây dựng lực lượng FF (Farmer’s Friend - Bạn của nông dân) mà Công ty
cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang ứng dụng trong xây dựng CĐL ở ĐBSCL thời
gian qua. Đào tạo Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc của HTX như một doanh
nhân (về quản trị HTX, lập kế hoạch SXKD của HTX dựa trên lợi thế của HTX,
kiến thức về thị trường, nghiên cứu thị trường,.).
Năm là, phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp gắn với liên kết xây
dựng cánh đồng lớn.
Nhà nước cần hỗ trợ chi phí bảo hiểm nông nghiệp trên cơ sở căn cứ mức phí
bảo hiểm nông nghiệp theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm ký kết giữa doanh
nghiệp với HTX nông nghiệp, hộ nông dân thành viên tham gia dự án liên kết. Nhà
nước cần có chính sách trợ cấp cho nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp khi
bị tổn thất vì thiên tai, bị rủi ro về biến động giá thị trường nông sản. Khuyến khích
các hình thức bảo hiểm nông nghiệp, nhằm hướng đến chia sẽ, giảm thiểu rủi ro
trong sản xuất - kinh doanh.
4.2.5.2. Tăng cường hỗ trợ vốn cho cánh đồng lớn
Những năm gần đây, diện tích cánh đồng lớn có liên kết bao tiêu giữa doanh
nghiệp và nông dân sụt giảm là do doanh nghiệp thiếu vốn, phía ngân hàng không
cho vay hoặc cho vay rất ít để thực hiện mô hình này. Dù cơ chế chính sách đã có
nhưng ngân hàng lại không tham gia, ngành hàng lúa gạo ít được ngân hàng chú ý,
thậm chí có khi còn tránh né. Làm cánh đồng lớn thì phải bao tiêu cho nông dân, khi
thu hoạch lúa thì phải có tiền trả cho họ. Lúc nhận lúa tươi tại ruộng cần phải có
máy sấy lúa, sau đó đưa vào si-lo bảo quản, nếu không có vốn sẽ không thể bao tiêu
cho nông dân, đầu tư máy sấy và kho chứa. Hiện nay, ngân hàng chỉ mới cho các
doanh nghiệp lúa gạo vay để xuất khẩu gạo bình thường, còn cho vay để thực hiện
mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi nhằm phát triển ngành hàng lúa gạo một cách
bền vững, thì hầu như chưa có ngân hàng nào làm. Thời gian tới, cần tập trung vào
các giải pháp sau:
148
- Triển khai nghiên cứu điều tra, rà soát, đánh giá tình hình thực hiện chính
sách tín dụng liên kết, đặc biệt là về chương trình thí điểm cho vay theo Nghị quyết
14/NQ-CP (Quyết định 1050/QĐ-NHNN, ngày 28/5/2014) cho vay theo chuỗi giá
trị sản xuất và ứng dụng công nghệ cao; kết quả triển khai Nghị định 55/2015/NĐ-
CP,.. Qua đó, đề xuất hoàn thiện chính sách tín dụng cho vay theo chuỗi giá trị và
nhân rộng trong toàn ngành nông nghiệp (quy mô nhu cầu thị trường; chủ thể tham
gia chuỗi; nhu cầu sản phẩm tài chính; các dịch vụ khác.).
- Tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục tiếp cận tín dụng, đặc biệt là các thủ tục
về thế chấp tài sản đảm bảo Vấn đề điều kiện để các HTX nông nghiệp có nhu cầu
vay vốn tiếp cận được các chương trình tín dụng (ưu đãi) cần được đơn giản hóa đến
mức tối thiểu. Theo đó, các yêu cầu về xác nhận, chứng minh liên quan đến địa bàn và
lĩnh vực hoạt động, tài sản đảm bảo và quy trình định giá tài sản (như theo các yêu cầu
của Nghị định 55/2015/NĐ-CP) cần được nhanh chóng rà soát và điều chỉnh, bổ sung
với những quy định mới (như Thông tư số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT và các quy
định cụ thể hơn về quy trình đánh giá, định giá tài sản đăng kí thế chấp).
- Cần có chính sách ưu đãi về nguồn vốn vay đầu tư mua máy cày, máy cấy,
máy san ủi đồng ruộng, máy tưới tiêu... hoặc máy sấy lúa, silo chứa lúa, máy xay
xát, chế biến lúa gạo để sản xuất canh tác và phục vụ trong cánh đồng lớn. Ngoài ra,
với vốn ngắn hạn để đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... đầu vụ và
thanh toán tiền lúa bao tiêu cho nông dân khi thu hoạch trong cánh đồng lớn.
4.2.5.3. Phát huy vai trò của các Hội đoàn thể, chính quền địa phương
trong đảm bảo giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp
trong cánh đồng lớn
Hiện nay, Nhà nước chưa xây dựng được các chế tài đủ mạnh để xử phạt các
bên tham gia liên kết, tình trạng "bẻ kèo" trong liên kết sản xuất và những quy định
liên quan đến trách nhiệm của các cấp ngành địa phương chưa rõ ràng. Khi ký hợp
đồng liên kết, hầu hết các hợp đồng đều qui định việc xử lý tranh chấp theo đúng
pháp luật nhưng việc thực thi rất khó khăn và kém hiệu lực. Khi có tranh chấp hợp
đồng xảy ra cả doanh nghiệp lẫn nông dân chưa quen cũng như không nghĩ đến
chuyện đưa nhau ra tòa án. Trong khi chính quyền cấp xã không có quyền hạn cũng
như năng lực xử lý tranh chấp hợp đồng. Tình hình đó làm cho hiệu lực của hợp
đồng không cao. Thời gian qua, vẫn còn tình trạng hộ nông dân không tuân thủ hợp
đồng đã ký với doanh nghiệp. Một số hộ nông dân mặc dù đã ký hợp đồng với bán
149
lúa cho doanh nghiệp, nhưng khi giá lúa bên ngoài do thương lái thu mua cao thì hộ
sẵn sàng không tuân thủ hợp đồng mà bán cho thương lái. Đây là khó khăn, trở ngại
rất lớn đối với nông dân cũng như doanh nghiệp khi ký hợp đồng liên kết. Thực tiễn
cho thấy, nơi nào chính quyền địa phương có quan tâm, tham gia tốt vào quá trình
ký kết hợp đồng tiêu thụ lúa gạo cho CĐL thì ở đó tình trạng phá vỡ hợp đồng ít
phổ biến hơn. Do đó, thời gian tới, Chính quyền các địa phương cùng các Hội đoàn
thể nên vào cuộc để giúp nhanh chóng khắc phục tình trạng trên, tạo niềm tin chiến
lược lâu dài giữa nông dân và doanh nghiệp.
Chính quyền các địa phương các tỉnh thành vùng ĐBSCL cần quy hoạch và
công bố vùng xây dựng CĐL để làm căn cứ thực hiện các chính sách hỗ trợ các tổ
chức nông dân (HTX, THT), hộ nông dân và doanh nghiệp liên kết CĐL sản xuất
lúa. Chính quyền địa phương nên định hướng tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng
hóa lớn theo các quy trình đạt tiêu chuẩn. Phải quy hoạch được vùng sản xuất
hàng hóa đủ lớn để dễ dàng tiếp cận thị trường và đảm bảo đầu ra, tránh tình trạng
mang hình thức là cánh đồng thì "lớn" nhưng giao dịch thì "nhỏ", phân tán, tự
phát, manh mún như hiện nay. Trong mô hình, khuyến cáo chỉ sử dụng từ 1 - 2
loại giống cấp xác nhận phù hợp với nhu cầu thị trường. Đặc biệt, sự quan tâm
lãnh đạo của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã là rất quan trọng trong việc
tuyên truyền vận động, quản lý địa bàn chặt chẽ; xác định giá lúa theo thị trường,
hỗ trợ xử lý các khó khăn, tranh chấp hợp đồng phát sinh. Củng cố xây dựng các
HTX, THT đảm bảo năng lực điều hành, thật sự là cầu nối có hiệu quả giữa nông
dân và doanh nghiệp, tránh tình trạng hình thức trong phát triển HTX.
Tập trung phát triển CĐL gắn kết với chương trình xây dựng xã nông thôn
mới, hợp tác xã kiểu mới; tổ chức hình thành những dịch vụ thu hoạch, thu gom lúa,
bốc xếp, vận chuyển, phơi sấy, bảo quản lúa, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp
lúc thu mua cao điểm. Nâng cấp và sửa chữa kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất
là hạ tầng phục vụ cho khâu thu mua như cầu đường, nạo vét kênh rạch đảm bảo
cho phương tiện vận chuyển 30 - 50 tấn vào đến nơi nhận lúa.
Ngoài ra, chính quyền các địa phương vùng ĐBSCL phải tham gia tích cực,
trực tiếp chỉ đạo, huy động lực lượng xây dựng CĐL. Cần huy động cả hệ thống
chính trị ở cơ sở để phổ biến rộng rãi chủ trương, sự cần thiết, tính hiệu quả của
việc xây dựng CĐL gắn với quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và quá trình xây dựng
nông thôn mới.
150
KẾT LUẬN
Cánh đồng lớn là hình thức tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp tác, liên kết sản
xuất giữa người nông dân (tổ chức đại diện nông dân - tổ hợp tác, hợp tác xã) và
doanh nghiệp trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa tập
trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của nông dân trên thị trường nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác tham gia liên kết.
Liên kết, hợp tác sản xuất trong CĐL, cả nông dân và doanh nghiệp đều đạt được
nhiều LIKT mà nổi bật là thu nhập và lợi nhuận của nông dân đều tăng lên; doanh
thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể.
Tuy vậy, sự phát triển mô hình CĐL ở ĐBSCL còn chậm, quy mô diện tích
CĐL mới chỉ đạt khoảng 11% tổng diện tích sản xuất lúa của cả vùng. Tỷ lệ diện
tích thực hiện trên diện tích ký kết hợp đồng sản xuất - tiêu thụ giữa nông dân và
doanh nghiệp trong các CĐL còn thấp, nơi cao nhất cũng chỉ đạt 70% diện tích đã
ký kết bao tiêu. Số lượng doanh nghiệp tham gia mô hình CĐL còn ít, doanh nghiệp
quy mô lớn chưa nhiều. Sự phân chia LIKT trong chuỗi giá trị lúa gạo còn chưa thật
hợp lý, nông dân chưa đạt được mức lợi nhuận 30%, trong khi thương lái và doanh
nghiệp xuất khẩu đạt trên 70%. Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu xuất phát
từ quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trong CĐL còn nhiều hạn chế,
nhiều tồn tại, khó khăn trong sự phát triển như: nhận thức của nông dân và doanh
nghiệp về thực hiện LIKT còn nhiều hạn chế, nhất là nông dân; giá trị pháp lý của
các hợp đồng liên kết sản xuất chưa cao, kém hiệu lực; mô hình liên kết chưa thực
sự chặt chẽ, bền vững, chưa gắn kết được LIKT của các bên tham gia mô hình.
Để đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết hài hòa quan hệ LIKT giữa
nông dân và doanh nghiệp trong mô hình CĐL ở ĐBSCL, luận án đã trình bày,
phân tích 05 cơ hội, thuận lợi và 04 thách thức, khó khăn có tác động đến quá trình
phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình CĐL sản
xuất lúa, đảm bảo thực hiện tốt các LIKT và giải quyết hài hòa quan hệ LIKT giữa
nông dân và doanh nghiệp. Luận án đã nêu ra 03 quan điểm có tính định hướng giải
quyết hài hòa quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trong phát triển CĐL ở
ĐBSCL thời gian tới, bao gồm: Thứ nhất, giải quyết hài hòa quan hệ LIKT giữa
nông dân và doanh nghiệp trong CĐL trên cơ sở đảm bảo quyền và nghĩa vụ của
các bên tham gia liên kết; Thứ hai, giải quyết hài hòa quan hệ LIKT giữa nông dân
151
và doanh nghiệp trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình CĐL và hoàn
thiện cơ chế phân phối LIKT cả trong ngắn hạn và trong dài hạn; Thứ ba, giải quyết
hài hòa quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trên cơ sở xây dựng "Lợi ích
chung và niền tin lâu dài của hai bên". Luận án đã đề xuất 05 giải pháp nhằm giải
quyết hài hòa quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trên cơ sở phát triển
hiệu quả, bền vững mô hình CĐL ở ĐBSCL thời gian tới. Các giải pháp: Thứ nhất,
nâng cao nhận thức của nông dân và doanh nghiệp về mối quan hệ LIKT trong phát
triển cánh đồng lớn; Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình cánh đồng lớn
ở ĐBSCL; Thứ ba, hoàn thiện mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp
trong phát triển CĐL ở ĐBSCL đảm bảo gắn kết chặt chẽ LIKT giữa nông dân và
doanh nghiệp; Thứ tư, nâng cao giá trị pháp lý và hoàn thiện cơ chế thực hiện hợp
đồng kinh tế giữa nông dân (tổ chức đại diện của nông dân) và doanh nghiệp trong
phát triển CĐL ở ĐBSCL; Thứ năm, hoàn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường
quản lý nhà nước đối với hoạt động liên kết sản xuất lúa trong mô hình CĐL.
Các giải pháp trên mang tính toàn diện, đồng bộ và khả thi sẽ góp phần giải
quyết tốt, hài hòa quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trong mô hình
CĐL ở ĐBSCL. Qua đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển và nhân rộng mô CĐL ở
khu vực ĐBSCL thời gian tới, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp sản xuất lớn, hiện
đại theo định hướng của Đảng./.
152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đỗ Thế Tùng, Trần Hoàng Hiểu (2016), ''Phải nắm vững tính quy luật của
quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hóa quy mô lớn trong
nông nghiệp khi xây dựng và nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn'', Tạp
chí khoa học Cần Thơ, (02/56), tr.46-50.
2. Trần Hoàng Hiểu, Nguyễn Phú Son (2018), ''Phát triển cánh đồng lúa lớn ở
đồng bằng sông Cửu Long'', Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (30), tr.70-73.
3. Trần Hoàng Hiểu (2018), ''Lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp
trong mô hình "Cánh đồng lớn" ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và
vấn đề đặt ra'', Tạp chí Thông tin khoa học chính trị, (03/12). tr.80-84.
4. Trần Hoàng Hiểu (2018), ''Hài hòa lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh
nghiệp - động lực phát triển mô hình cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Cửu
Long'', Tạp chí Thông tin khoa học chính trị, (04/13). tr.58-62.
153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần tài liệu tiếng Việt:
1. AGPPS (2013), Báo cáo thực hiện Cánh đồng lớn - AGPPS, An Giang.
2. Hà Anh (2019), ''Phát huy tiềm năng, thế mạnh vùng Đông Nam Bộ và đồng
bằng sông Cửu Long'', tại trang
nang-the-manh-vung-dong-nam-bo-va-dong-bang-song-cuu-long-
531821.html, [truy cập ngày 14/08/2019].
3. Nguyễn Đức Bách (1988), Quan hệ lợi ích kinh tế của xã hội, của tập thể và
cá nhân người lao động trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tóm tắt Luận án Phó tiến sĩ Triết học, Học viện
Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội.
4. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (2018), Hội nghị Tổng kết năm 2017 và 15 năm
hoạt động của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ diễn ra ngày 05/02/2018 tại thành
phố Cần Thơ, Cần Thơ.
5. Vũ Trọng Bình, Đặng Đức Chiến (2012), "Cánh đồng lớn: Lý luận và tiếp cận
trên thế giới và Việt Nam", Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông
nghiệp nông thôn.
6. Bộ Chính trị (2012), Kết luận số 28/KL-TW ngày 14/8/2012 về phương hướng,
nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc
phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011-2020, Hà Nội.
7. Bộ Công Thương (2010), Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản
vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, Nxb Công
thương, Hà Nội.
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Hội nghị Đánh giá giữa kỳ kế hoạch 5 năm giai
đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch năm 2019 vùng Đông Nam Bộ và vùng
đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ.
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Quyết định số 77/2002/QĐ-
BNNPTNT ngày 28/8/2002 về hướng dẫn về mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản
hàng hóa thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ
tướng Chính phủ, Hà Nội.
10. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Tiêu chí xây dựng cánh đồng
mẫu lớn, Nxb Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.
154
11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Quyết định số 639/QĐ-BNN-KH
về phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu, Hà Nội.
12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Quyết định số 1898/QĐ-
BNN-TT ngày 23/5/2016 về phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt
Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), Báo cáo rà soát tái cơ cấu
trong lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2014-2017 và điều chỉnh kế hoạch cơ cấu
lại ngành trồng trọt giai đoạn 2018-2020, định hướng năm 2030, tháng
6/2018, Hà Nội.
14. ''Cánh đồng mẫu lớn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - Bước đột phá
trong nông nghiệp", tại trang
aspx? Newsid=19355, [truy cập ngày 15/6/2018].
15. ''Cánh đồng mẫu lớn - Xu thế phát triển của nền nông nghiệp hiện đại'', tại trang
[truy cập ngày 12/7/2018].
16. ''Cánh đồng mẫu lớn giải quyết hài hoà bài toán lợi nhuận trong chuỗi sản xuất
lúa'', tại trang [truy
cập ngày 05/4/2019].
17. ''Cần khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất cánh đồng lớn gắn với
tiêu thụ hiệu quả'', tại trang emoitruong.org, [truy cập ngày 24/02/2018].
18. Chu Văn Cấp (1984), Lợi ích kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội: Những hình thức kết hợp và phát triển chúng trong lĩnh vực kinh tế xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Kinh tế chính trị, bản dịch
từ tiếng Nga sang tiếng Việt, đặt tại thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
19. Chu Văn Cấp, Lê Xuân Tạo (2013), "Cánh đồng mẫu lớn ở đồng bằng sông
Cửu Long - mô hình sản xuất hiệu quả", Tạp chí Cộng sản, (số chuyên đề cơ
sở), số 79, 7/2013).
20. Nguyễn Thị Kim Chi, Nguyễn Phúc Thọ (2013), "Giải pháp tăng cường liên
kết nhà doanh nghiệp và nhà nông trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (187), tháng 1/2013.
21. Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh An Giang (2018), Báo cáo kết quả thực hiện
kế hoạch cánh đồng lớn lúa, nếp năm 2017, An Giang, ngày 13 tháng 4 năm
2018, An Giang.
155
22. Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh An Giang (2019), Báo cáo kết quả thực hiện
liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2018 An
Giang, ngày 05 tháng 3 năm 2018, An Giang.
23. Chi Cục Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ (2019), Báo cáo kết quả thực
hiện kinh tế tập thể đến năm 2019, ngày 24 tháng 01 năm 2019, Cần Thơ.
24. Chính phủ (2017), Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai
đoạn 2017 - 2020, Hà Nội.
25. Chính phủ (2017), Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ
về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí
hậu, Hà Nội.
26. Chính phủ (2018), Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính
phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Hà Nội.
27. Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung (2013), "Cánh đồng mẫu lớn trong nông
nghiệp: một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển", tại trang
luanvan.co/luan-van/canh-dong-mau-lon-trong-nong-nghiep-phat-trien-5080/,
[truy cập ngày 06/4/2019].
28. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xuất nhập khẩu Kiên Giang
(2015), Phương án xây dựng cánh đồng lớn giai đoạn 2015-2020, Kiên Giang,
ngày 19/6/2015, Kiên Giang.
29. Cục Thống kê thành phố Cần Thơ (2010), Số liệu kinh tế xã hội đồng bằng
sông Cửu Long 2000-2009, Cần Thơ.
30. Vương Đình Cường (1992), Lợi ích kinh tế nông dân ở nước ta hiện nay, Luận
án Phó tiến sĩ kinh tế, Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội.
31. Nguyễn Quốc Dũng, "Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển cánh đồng lớn
ở đồng bằng sông Cửu Long", tại trang (i)iasvn.org/tin-tuc/vai, [truy cập ngày
06/12/2018].
32. Nguyễn Quốc Dũng (2015), Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô
hình "cánh đồng lớn" ở đồng bằng sông Cửu Long, Đề tài khoa học cấp bộ,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
33. Nguyễn Quốc Dũng (2016), Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô
hình "cánh đồng mẫu lớn" ở đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Lý luận Chính
trị, Hà Nội.
156
34. Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô (1972), Lợi ích kinh tế. Nguyễn Ái Quốc -
Trường đảng cao cấp), T10, M.1972, tr.321 - 321, tài liệu dịch số 43/1981), tr.2.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. ''Đẩy mạnh tuyên truyền nhân rộng mô hình cánh đồng lớn ở đồng bằng sông
Cửu Long" tại trang https://mic.gov.vn/nongthon/pa, [truy cập ngày
24/6/2018].
38. Đặng Quang Định (2010), Quan hệ lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân
và trí thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Lương Định (2015), "An Giang: Nông dân làm giàu từ cánh đồng lớn", tại
trang baodansinh.vn/an-giang-nong-dan-lam-giau-tu-canh-dong-mau, [truy
cập ngày 11/11/2018].
40. Đỗ Huy Hà (2013), Giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong quá trình đô thị
hóa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Hồ Quế Hậu (chủ biên, 2012), Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến
nông sản với nông dân Việt Nam, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
42. Văn Hiến (2011), "Hiệu quả thiết thực từ mô hình cánh đồng mẫu lớn", tại
trang bao:chinhphu.vn, [truy cập ngày 19/9/2018].
43. Trần Văn Hiếu (2005), Liên kết kinh tế giữa các hộ nông dân và doanh nghiệp
nhà nước qua khảo sát mô hình Nông trường sông Hậu, Công ty Mê Kông và
Công ty mía đường Cần Thơ, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc
gia, Hồ Chí Minh.
44. Trần Văn Hiếu (2013) "Cánh đồng mẫu lớn" - mô hình liên kết "4 nhà" bước đầu
có hiệu quả ở đồng bằng sông Cửu Long", Tạp chí Lý luận chính trị, số 11 (2012).
45. Trọng Hiếu (2016), ''Thúc đẩy liên kết, xây dựng cánh đồng lớn ở Đồng bằng
sông Cửu Long'', tại trang dangcongsan.vn/kinh-te/thuc-day-lien-ket-xay-
dung-canh-dong-lon-o-dong-bang-song-cuu-long-417866.html, [truy cập ngày
16/8/2019].
46. Trần Hoàng Hiểu (2014), ''Mô hình "Cánh đồng lớn" góp phần đưa nông
nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long đi lên sản xuất hàng hóa lớn, hiện
đại'', Tạp chí Cộng sản Chuyên đề cơ sở, (96), tr.55-60.
157
47. Trần Hoàng Hiểu (2014), ''Mô hình "Cánh đồng lớn" ở đồng bằng sông Cửu
Long - những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển'', Tạp chí Kinh tế và Quản
lý (ISSN 1859-4565), (12), tr.33-38.
48. Trần Hoàng Hiểu (2015), ''Phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp ở Đồng
bằng Sông Cửu Long'', tại trang
tien/item/974-phat-trien-hop-tac-xa-trong-nong-nghiep-o-dong-bang-song-
cuu-long.html, [truy cập ngày 20/8/2019].
49. Trần Hoàng Hiểu (2016), ''Mô hình "Cánh đồng lớn" ở một số nước và kinh
nghiệm đối với Đồng bằng Sông Cửu Long'', tại trang
%E2%80%9Ccanh-dong-lon%E2%80%9D-o-mot-so-nuoc-va-kinh-nghiem-
doi-voi-dong-bang-song-cuu-long.html., [truy cập ngày 15/7/2019].
50. Trần Hoàng Hiểu (2016), ''Hoàn thiện và nhân rộng mô hình cánh đồng lớn ở đồng
bằng sông Cửu Long'', Tạp chí lý luận chính trị (ISSN 0868-2771), (4), tr.69-73.
51. Trần Hoàng Hiểu (2016), ''Lợi ích của nông dân và doanh nghiệp trong mô
hình "Cánh đồng lớn" ở đồng bằng sông Cửu Long'', Tạp chí Thông tin khoa
học chính trị (ISSN 2354-1474), (01/2), tr.52-56.
52. Trần Hoàng Hiểu, Đào Lộc Bình (2016), ''Một số vấn đề pháp lý trong phát
triển mô hình "cánh đồng lớn" hiện nay'', Tạp chí lý luận chính trị điện tử, tại
trang
de-phap-ly-trong-phat-trien-mo-hinh-%E2%80%9Ccanh-dong-
lon%E2%80%9D-hien-nay.html, ngày 24/6/2016.
53. Trần Hoàng Hiểu (2016), ''Liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong sản
xuất nông nghiệp: Nhìn từ kinh nghiệm thế giới'', Tạp chí Kinh tế và Dự báo
(ISSN 0866-7120), (12), tr.52-54.
54. Trần Hoàng Hiểu, Nguyễn Phú Son (2018), ''Phát triển cánh đồng lúa lớn ở
đồng bằng sông Cửu Long'', Tạp chí Kinh tế và Dự báo (ISSN 0866-7120),
(30), tr.70-73.
55. Trần Hoàng Hiểu (2018), ''Lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp
trong mô hình "Cánh đồng lớn" ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và
vấn đề đặt ra'', Tạp chí Thông tin khoa học chính trị (ISSN 2354-1474),
(03/12). tr.80-84.
158
56. Trần Hoàng Hiểu (2018), ''Hài hòa lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh
nghiệp - động lực phát triển mô hình cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Cửu
Long'', Tạp chí Thông tin khoa học chính trị (ISSN 2354-1474), (04/13). tr.58-62.
57. ''Hiệu quả từ "cánh đồng mẫu lớn" ở các tỉnh phía nam'', tại trang
iasvn.org/tintuc/hieu-qua-tu-nhung-"canh-dong-mau-lon"-o-cac-t, [truy cập
ngày 06/7/2018].
58. Mai Huê (2019), Hà Nam phát triển cánh đồng mẫu, tại trang
https://nongnghiep.vn/ha-nam-phat-trien-canh-dong-mau-post236711.html,
[truy cập ngày 18/02/2019].
59. Phạm Thị Xuân Hương (2008), Lợi ích kinh tế của công nhân trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại miền Đông Nam Bộ hiện nay, Đề tài khoa
học cấp Bộ năm 2007, thành phố Hồ Chí Minh.
60. Lê Nguyễn Đoan Khôi, Nguyễn Ngọc Vàng (2012), Giải pháp nâng cao hiệu
quả tổ chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo - trường hợp cánh đồng lớn tai An
Giang, Kỷ yếu khoa học 2012: 125-132, Trường đại học Cần Thơ.
61. Nguyễn Linh Khiếu (1999), Lợi ích động lực phát triển xã hội, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
62. Nguyễn Linh Khiếu (2002), Góp phần nghiên cứu quan hệ lợi ích, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
63. Laprinmenco (1978), Những vấn đề lợi ích trong chủ nghĩa Lênin, Nxb
Mátxcơva.
64. Trần Thị Lan (2012), Quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất của nông dân
để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội. Luận án Tiến sĩ
kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
65. Nguyễn Việt Long, Trần Đức Viên (2016), "Thúc đẩy liên kết với người sản
xuất trong nông nghiệp", tại trang tiasang.com.vn, [truy cập ngày 22/11/2018].
66. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
67. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
68. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
69. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 40, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
70. Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2011), ''Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo
vùng đồng bằng sông Cửu Long'', Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ,
(19a), tr.96 - 108.
159
71. ''Lợi ích từ sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn'', tại trang www.mard.gov.vn,
[truy cập ngày 19/10/2018].
72. Hoàng Văn Luân (2000), Lợi ích - động lực của sự phát triển xã hội bền vững,
Luận án Tiến sĩ Triết học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
73. C.Mác và Ph.Ăngghen (1971), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
74. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
75. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
76. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 25, phần II, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
77. C.Mác và Ph.Ăngghen (1997), Toàn tập, tập 26, phần I, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
78. Chi Mai, "Liên kết trong sản xuất: Xu thế phát triển tất yếu của nông nghiệp
hiện đại: tìm "chất kết dính"", tại trang (i)thetrang.vn/lien-ket-trong- san-xuat-
xu-the-phat-trien-tat-yeu, [truy cập ngày 05/2/2019].
79. Hoàng Mạnh, "Lợi ích tham gia cánh đồng mẫu lớn", tại trang
binhdien.com/dong-hanh-cung-nha-may-nong-/thong-tin-nha-nong/lo, [truy
cập ngày 05/2/2019].
80. "Mô hình cánh đồng mẫu: Niềm tin của nông dân", tại trang
baoangiang.com.vn/ mo-hinh-canh-dong-mau-lon-niem-tin-cua-nong (theo
Hoàng Lam, báo Bạc Liêu), [truy cập ngày 05/2/2019].
81. ''Mô hình cung ứng vật tư sản xuất chế biến tiêu thụ lúa "cánh đồng mẫu lớn"
của Công ty bảo vệ thực vật An Giang - AGPPS tại xã Vĩnh Châu (Châu
Thành) đang hoạt động hiệu quả'', Báo An Giang - Công ty bảo vệ thực vật An
Giang.
82. Đinh Nam (2015), " Nhìn lại 5 năm phát triển giáo dục và dạy nghề vùng đồng
bằng Sông Cửu Long", tại trang
[truy cập ngày 10/8/2019].
83. ''Nâng giá trị thông qua liên kết sản xuất'', tại trang nhandan.com.vn/kinhte/item/39,
[truy cập ngày 16/2/2019].
84. Lâm Nguyễn (2017), ''Đồng bằng sông Cửu Long có thể ngập đến hơn 1m'',
tại trang https://baomoi.com/dong-bang-song-cuu-long-co-the-ngap-den-hon-
1m/c/23380284.epi, [truy cập ngày 26/6/2019].
85. Ngô Tuấn Nghĩa (2011), Bảo đảm quan hệ lợi ích hài hoà về sở hưu trí tuệ
trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
160
86. Vũ Văn Phúc, Trần Thị Minh Châu (đồng chủ biên, 2010), Chính sách hỗ trợ
của nhà nước ta đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
87. Võ Hữu Phước (2014), Nghiên cứu ứng dụng mô hình "liên kết bốn nhà" vào
thực tiễn sản xuất nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh, Luận án Tiến sĩ kinh
tế phát triển, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
88. Nguyễn Phong Quang, Tâm Hữu Hiệp, Võ Hùng Dũng (2012), Phát triển kinh
tế vùng đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
89. Nguyễn Phong Quang, "Cơ cấu lại và phát triển bền vững nông nghiệp đồng
bằng sông Cửu Long trên cơ sở liên kết vùng", tại trang iasvn.org/tin-te, [truy
cập ngày 06/8/2018].
90. Quốc hội (2013), Luật Đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11
năm 2013, Hà Nội.
91. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 số 55/2014/QH13 ngày
23 tháng 6 năm 2014, Hà Nội.
92. B.B.Radaev (1971), Lợi ích kinh tế trong chủ nghĩa xã hội, Nxb Matxcơva.
93. David Ricardo (2002), Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế
khóa, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
94. Nguyễn Văn Sánh (2013), Đánh giá các hình thức liên kết sản xuất nông
nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long, Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng
sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ.
95. Adam Smith (1997), Của cải của các dân tộc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
96. Nguyễn Phú Son (2018), Nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của mô hình cánh
đồng lúa lớn tại đồng bằng sông Cửu Long, Đề tài khoa học cấp bộ, Trường
Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
97. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang (2014), Báo cáo kết quả
thực hiện xây dựng Cánh đồng lớn năm 2014, An Giang.
98. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang (2016), Hội thảo Bàn các
giải pháp xây dựng cánh đồng lớn trên cây lúa năm 2017 do Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh Long An tổ chức, ngày 28/12/2016, An Giang
99. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ (2017), Hội nghị tổng kết
sản xuất trồng trọt năm 2017, Cần Thơ.
161
100. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ (2019), Báo cáo kết quả
thực hiện kinh tế tập thể đến năm 2019, ngày 24/01/2019, Cần Thơ.
101. Đỗ Nhật Tân (1991), Vai trò động lực của lợi ích kinh tế đối với sự nghiệp xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ Triết học, Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội.
102. Tập thể tác giả (1982), Bàn về lợi ích kinh tế, Nxb Sự thật, Hà Nội.
103. Mỹ Thanh (2019), "Nhân rộng ''Cánh đồng lớn'' sản xuất, tiêu thụ lúa gạo", tại trang
https://baocantho.com.vn/nhan-rong-canh-dong-lon-san-xuat-tieu-thu-lua-
gao-a109186.html, [truy cập ngày 15/6/2019].
104. Đinh Văn Thành (2010), Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản
vào chuỗi giá trị toàn cầu, NXB Công Thương, Hà Nội.
105. Nguyễn Quốc Thịnh (2009), Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản
Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu - Đề tài cấp Nhà nước KX.01.16/06-10.
106. Tâm Thời (2018), "Hài hòa lợi ích nông dân và doanh nghiệp", tại trang
www.nhandan.com.vn/chinh, [truy cập ngày 12/3/2018].
107. Thời báo kinh tế Việt Nam (2019), Kinh tế 2018-2019, Việt Nam và thế giới, Hà Nội.
108. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông
qua hợp đồng, Hà Nội.
109. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 09/10/2009
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng
sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội.
110. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững", Hà Nội.
111. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, Hà Nội.
112. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 68/2018/QĐ-TTg ngày
15/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch
xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030, Hà Nội.
113. "Thúc đẩy liên kết, xây dựng cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long", tại
trang dangcongsan.vn/kinh-te/thuc-day, [truy cập ngày 28/11/2018].
162
114. Đoàn Xuân Thuỷ (2011), Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
115. Phạm Thủy (2018), "Liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp: đa lợi
ích", tại trang kinhtenongthon.vn/lienket-s, [truy cập ngày 16/2/2018].
116. Tổng cục Thống kê (2016), "Thông báo cáo chí về kết quả sơ bộ tổng điều tra
nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2016'', tại trang
https://gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=382&ItemID=16177, [truy cập ngày
06/8/2019].
117. Tổng cục Thống kê (2018), Niên giám thống kê năm 2017, NXB Thống kê, Hà Nội.
118. Trạm Khuyến nông huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang (2018), Báo cáo Kết quả
thực hiện Dự án "Cánh đồng lớn" đáp ứng vùng nguyên liệu và ứng phó với
biến đổi khí hậu vụ Hè Thu 2018 của Trạm Khuyến nông huyện Tân Hiệp, tỉnh
Kiên Giang, Kiên Giang.
119. Trạm Khuyến nông Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang (2018), Báo cáo tổng kết kết
quả thực hiện dự án cánh đồng lớn đáp ứng vùng nguyên liệu và ứng phó với
biến đổi khí hậu huyện Tân Hiệp Vụ Đông Xuân 2017-2018, ngày 31 tháng 3
năm 2018, Kiên Giang.
120. Tresnôccôp, Đ.I (1973), Chủ nghĩa duy vật lịch sử với tính cách là xã hội học
của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nxb Mátxcơva.
121. Vương Thoại Trung, "An Giang: Mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn ở An
Giang mang lại hiệu quả tốt", tại trang nongthonmoi.angiang.gov.vn/ kinh-te-
nong-thon/2014/an-giang-vn, [truy cập ngày 06/12/2018].
122. Vương Thoại Trung, "Sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn - Bài 1 - Cơ hội
để nông dân thoát nghèo", tại trang nongthonmoi.angiang.gov.vn/kinh-te -
nong-thon/2016/san-xuat, [truy cập ngày 12/12/2018].
123. Đỗ Thế Tùng, Trần Hoàng Hiểu (2016), ''Phải nắm vững tính quy luật của quá
trình chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hóa quy mô lớn trong nông
nghiệp khi xây dựng và nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn'', Tạp chí khoa
học Cần Thơ (ISSN 1859-025X), (02/56), tr.46-50.
124. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2016), Động lực và giải pháp đột phá phát
triển nông nghiệp An Giang và đồng bằng sông Cửu Long, Kỷ yếu Hội thảo
khoa học, An Giang.
163
125. Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2017), Quyết định số 2911/QĐ-UBND,
ngày 05/11/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn thành
phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng 2025, Cần Thơ.
126. Mai Thị Thanh Xuân (2019), ''Công nghiệp chế biến với việc nâng cao giá trị
hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam'', tại trang
ww.hids.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/nang-luong-cong-nghiep-khai-
khoang?, [truy cập ngày 28/11/2019].
Phần tài liệu tiếng Anh:
127. Eaton, C. and Shepherd, A.. (2001), Contract farming: Partnerships for
Growth, FAO Agricultural Services Bulletin 145.
128. Guo, Hongdong and Robert W.Jolly, 2008, Contract Arrangements and
Enforcement in Transition Agriculture: Theory and Evidence in China, Food
Policy (33), 570-575.
129. Humphrey, J., 2005, Shaping Value Chains Development: Global Value
Chains in Agribusiness, Federal Ministry for Economic Coperation and
Development.
130. Rozhan Abu Dardak, 2015, "Cooperative Movement in the Supply Chain of
Agricultural Products: Way Forwards, International Seminar on Improving
Food Marketing Efficiency-the Role of Agricultural Cooperatives". NACF,
Seoul, Korea. September 14-18.
131. Ruofeng, N.I.U, 2006, "Industrialized Management of Agriculture in China:
Observations and Comments." Issues in Agricultural Economy, 3-2006.
132. Sukhpalsingh, 2002, "Contracting Out Solutions: Political Economy of
Contract Farming in the Indian Punjab", World Development, vol.30, issue 9,
pages 1621-1638.
133. Wiboonpoongse, A. and Sriboonchitta, S., 2002, "Faculty of Agriculture and
Faculty of Economics" - Chiang Mai University, Contract Farming in
Thailand.
134. Yiching Song, Gubo Qi, Yanyan Zhang & Ronnie Vernooy, 2014, "Farmer
cooperatives in China: diverse pathways to sustainable rural development",
International Journal of Agricultural Sustainability, Volume 12, 2014 - Issue 2.
Published online: 18 Nov 2013. Pages 95-108.
164
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Diện tích lúa cả năm các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Đơn vị tính: Nghìn ha
Năm
Địa phương
2010 2014 2015 2016
Sơ bộ
2017
Đồng bằng sông Cửu Long 3945,9 4249,5 4301,5 4241,1 4188,8
Long An 471,1 519,2 522,9 527,4 526,7
Tiền Giang 244,0 230,6 224,7 215,5 210,8
Bến Tre 80,2 66,6 63,0 41,5 58,4
Trà Vinh 232,7 235,8 235,8 210,6 220,2
Vĩnh Long 170,0 180,2 180,5 176,4 169,4
Đồng Tháp 465,1 528,6 546,0 551,4 538,3
An Giang 586,6 625,8 644,2 669,0 641,1
Kiên Giang 642,7 753,6 769,5 765,9 735,3
Cần Thơ 209,4 232,3 237,9 240,0 240,1
Hậu Giang 210,7 205,3 207,1 202,2 206,6
Sóc Trăng 349,6 363,9 362,7 356,6 348,2
Bạc Liêu 158,3 180,2 180,6 172,4 180,6
Cà Mau 125,5 127,4 126,6 112,2 113,1
Nguồn: Tổng cục thống kê (Niêm giám thống kê năm 2017).
165
Phụ lục 2
Năng suất lúa cả năm các tỉnh/thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Đơn vị tính: Tạ/ha
Năm
Địa phương
2010 2014 2015 2016
Sơ bộ
2017
Đồng bằng sông Cửu Long 54,7 59,4 59,5 56,2 56,4
Long An 48,9 55,1 55,8 53,1 50,2
Tiền Giang 54,1 59,4 59,8 58,8 59,3
Bến Tre 45,7 47,9 44,3 21,1 41,1
Trà Vinh 49,7 56,3 56,8 45,4 51,7
Vĩnh Long 54,6 60,3 60,6 53,2 55,6
Đồng Tháp 60,4 62,4 62,0 61,6 59,6
An Giang 62,3 64,3 63,2 59,4 60,5
Kiên Giang 54,4 60,1 60,3 54,3 55,2
Cần Thơ 57,1 58,9 59,2 58,2 57,8
Hậu Giang 51,7 58,7 62,4 60,9 61,0
Sóc Trăng 56,3 62,3 62,7 60,9 60,5
Bạc Liêu 51,1 57,5 58,9 57,6 59,6
Cà Mau 39,7 43,3 36,7 40,3 39,4
Nguồn: Tổng cục thống kê (Niêm giám thống kê năm 2017).
166
Phụ lục 3
Sản lượng lúa cả năm các tỉnh/thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Đơn vị tính: Nghìn tấn
Năm
Địa phương
2010 2014 2015 2016
Sơ bộ
2017
Đồng bằng sông Cửu Long 21595,6 25245,6 25583,7 23831,0 23633,5
Long An 2304,8 2860,6 2918,7 2802,2 2643,2
Tiền Giang 1320,6 1370,3 1344,4 1268,1 1249,3
Bến Tre 366,8 318,9 278,8 87,6 239,8
Trà Vinh 1156,0 1326,9 1339,5 956,3 1137,4
Vĩnh Long 928,9 1087,2 1094,7 938,7 942,5
Đồng Tháp 2807,0 3300,0 3384,5 3396,8 3206,8
An Giang 3653,1 4022,9 4073,7 3974,7 3879,6
Kiên Giang 3497,1 4532,2 4643,0 4161,6 4058,7
Cần Thơ 1196,7 1367,7 1408,1 1397,8 1387,2
Hậu Giang 1090,2 1204,6 1293,1 1231,0 1261,0
Sóc Trăng 1966,6 2265,3 2275,5 2171,1 2105,1
Bạc Liêu 809,5 1037,0 1064,5 993,1 1076,9
Cà Mau 498,3 552,0 465,2 452,0 446,0
Nguồn: Tổng cục thống kê (Niêm giám thống kê năm 2017).
167
Phụ lục 4
Xuất khẩu gạo của Việt Nam, 2010 - 2018
Năm Khối lượng (triệu tấn) Trị giá FOB (tỷ USD)
2010 6,75 2,912
2011 7,10 3,507
2012 7,72 3,450
2013 6,58 2,418
2014 6,38 2,955
2015 6.59 2,803
2016 4,88 2,186
2017 5,83 2,63
2018 6,03 3,03
Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), 2018.
168
Phụ lục 5
Tình hình các Tổ hợp tác, Hợp tác xã tham gia liên kết với các doanh
nghiệp ở một số địa phương
# Nội dung ĐVT
Đồng
Tháp
An
Giang
Bạc
Liêu
Hậu
Giang
Cần
Thơ
1
Tổng số HTX nông
nghiệp
HTX 128 96 62 129 115
Trong đó:
1.1
Số HTX có tham gia
sản xuất lúa
HTX 118 96 40 48 54
1.2
Số HTX thực hiện
liên kết và xây dựng
CĐL sản xuất lúa
HTX 12 15 15 27 13
1.3
Số HTX thực hiện
liên kết nhưng không
xây dựng CĐL sản
xuất lúa
HTX 61 30 14 15 11
1.4
Số HTX không liên
kết với doanh
nghiệp, không xây
dựng CĐL lúa
HTX 45 51 11 6 30
2
Tổng số THT nông
nghiệp
THT 968 580 613 577 1266
Trong đó:
2.1
Số THT có tham gia
sản xuất lúa
THT 763 155 350 97 242
2.2
Số THT thực hiện
liên kết và xây dựng
CĐL sản xuất lúa
THT 6 28 35 14
2.3
Số THT thực hiện
liên kết nhưng không
xây dựng CĐL sản
THT 35 21 30 54 21
169
xuất lúa
2.4
Số THT không liên
kết với doanh nghiệp,
không xây dựng CĐL
lúa
THT 728 128 292 8 207
3
Số doanh nghiệp
tham gia liên kết
xây dựng CĐL lúa
DN 59 19 10 10 21
4
Thực trạng CĐL
sản xuất lúa
4.1
Tổng diện tích CĐL
lúa
Ha 99.903 43.210 5.258 9.200 70.944
4.2
Tổng sản lượng lúa
CĐL
Tấn 165.978 284.538 31.022 64.400 461.136
4.3
Tỷ lệ diện tích lúa
CĐL/ Tổng diện tích
gieo trồng lúa cả năm
% 30,70 6,46 2,97 11,58 29,9
5
Tỷ lệ diện tích lúa
theo hình thức liên
kết CĐL
5.1
Liên kết doanh
nghiệp -HTX
% 60 40 44 50 51
5.2
Liên kết doanh
nghiệp -THT
% 21 25 29 40
27
5.3
Doanh nghiệp liên
kết trực tiếp từng hộ
nông dân
% 19 35 27 10 12
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các báo cáo từ các địa phương.
Ghi chú: Cần Thơ (tổng diện tích cánh đồng lớn được tính là 03 vụ trong năm 2018)
170
Phụ lục 6
Tổng số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản qua 3 kỳ
tổng điều tra năm 2006, năm 2011 và năm 2016
Nguồn: Tổng điều tra nông, lâm, thủy sản.