Trước đây việc xây dựng chương trình ĐTBD do cơ quan có thẩm
quyền quản lý chủ động ban hành, nhưng từ năm 2017, các chương trình này
“phải có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ trước khi ban hành” [105]. Theo đó,
dù có nhiều chủ thể tham gia quản lý chương trình ĐTBD của TCT, nhưng
các chương trình đó phải có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ trước khi ban
hành, nghĩa là Bộ Nội vụ là cơ quan thống nhất quản lý các chương trình
ĐTBD CBCC. Điều này là điểm mới trong việc quản lý chương trình của các
TCT, là xu hướng đúng đắn, phù hợp với việc xây dựng nhà nước pháp
quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật, nhằm đảm bảo tính thống nhất và sự
quản lý của nhà nước đối với các chương trình ĐTBD CBCC. Tuy nhiên, quy
định Bộ Nội vụ phải có ý kiến trước khi ban hành sẽ gia tăng nhiệm vụ cho
Bộ Nội vụ, gây nên tình trạng hoặc Bộ Nội vụ không kiểm soát hết hoặc thao
túng trong vấn đề quản lý chương trình ĐTBD CBCC, làm quan liêu hoá
trong nội dung ĐTBD CBCC.
221 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm (tạp chí, bản tin hoặc nội san).
Tiêu chí 4. Về đội ngũ nhân sự
Đội ngũ nhân sự của TCT bao gồm ban giám hiệu (hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng); trưởng, phó trưởng khoa, phòng; giảng viên và người lao động.
Tiêu chuẩn của từng đối tượng phải bám sát các quy định về tiêu chuẩn cán
bộ của Đảng và Nhà nước, của tỉnh/thành uỷ và điều kiện của địa phương.
Tiêu chí 5. Về tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị
Về tài chính, TCT phải có những giải pháp và kế hoạch thu hút được
các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng,
nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác. Công tác tài chính và quản lý tài
chính của TCT được chuẩn hoá, công khai, minh bạch, hiệu quả.
Về cơ sở vật chất, TCT phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện
thực tiễn của đất nước, địa phương. Phải khai thác và phát huy tối đa công
180
năng và công suất sử dụng, đồng thời đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, hiện đại,
mang tính giáo dục.
Tiêu chí 6. Về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng
Đối tượng ĐTBD của TCT là CBCC, viên chức ở địa phương, phải
đảm bảo các yêu cầu sau: (1) Có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành
mạnh; (2) Có tư tưởng chính trị không chống đối Đảng, Nhà nước, tin theo
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; (3) Có khả năng về lý luận để
làm tiền đề tiếp thu kiến thức mới ở trình độ cao hơn, có khả năng vận dụng
một cách sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước vào thực tiễn; (4) Có trình độ chuyên môn nhất định; (5) Có những
hiểu biết về kinh tế, văn hoá, xã hội để đảm bảo phong cách học tập, làm việc
mang tính khoa học, nhạy bén, quyết đoán, có khả năng xử lý kịp thời, chính
xác mọi tình huống xảy ra; (6) Gương mẫu thực hành tiết kiệm, đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác;
(7) Có năng lực tổ chức thực tiễn, khả năng giáo dục, động viên, tổ chức quần
chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Tiêu chí 7. Về nội dung chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
Chương trình, tài liệu ĐTBD thực hiện ở các TCT cần đáp ứng các yêu
cầu: (1) Đảm bảo tính định hướng, đó là kiến thức về nền tảng tư tưởng; (2)
Đảm bảo sự phù hợp với từng loại đối tượng, bám sát nhu cầu thực tiễn công
tác của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở và lấy “tiêu chuẩn cán bộ” là căn
cứ cho việc xây dựng chương trình; (3) Đảm bảo tính thiết thực, chú trọng rèn
luyện phẩm chất đạo đức, kiến thức lý luận và thực tiễn; bồi dưỡng kỹ năng
thực hành, thiết thực đối với từng đối tượng; (4) Đảm bảo tính khoa học giữa
các khối kiến thức, giữa trang bị lý luận với thực tiễn và kỹ năng, nghiệp vụ,
đồng thời phát huy được vai trò chủ đạo của người dạy và vai trò chủ động
của người học; (5) Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp, thời gian
181
ĐTBD cần theo hướng chọn lọc, thiết thực. Thường xuyên rà soát, đánh giá,
bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp, hoàn thiện.
Tiêu chí 8. Về quản lý đào tạo, bồi dưỡng
Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu
học tập của người học theo quy định. Có kế hoạch và phương pháp đánh giá
hợp lý các hoạt động giảng dạy của giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi
mới phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của
người học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc
theo nhóm của người học.
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy hoạt động
của người học làm trung tâm, người học tham gia tích cực vào quá trình
ĐTBD; giúp người học tiếp tục tự học, bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến
thức, rèn luyện về phương pháp tư duy, khả năng vận dụng giải quyết tình
huống thực tiễn. Coi trọng việc nâng cao khả năng cho người học; kích thích
suy nghĩ và xử lý các ý kiến phản biện của người học, từ đó hệ thống hóa các
vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững.
Hướng dẫn người học phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh
cách học, cách nghiên cứu, đánh giá một vấn đề. Đánh giá phải dựa trên quá
trình, tránh tập trung đánh giá vào cuối học khóa và đa dạng các hoạt động
đánh giá để người học có cơ hội thể hiện sự tiến bộ của mình trong quá trình
học. Cần kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá của người học.
Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá được đa dạng hóa, đảm
bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với hình thức
ĐTBD, mục tiêu học tập và đảm bảo mặt bằng chất lượng giữa các hình thức
ĐTBD; đánh giá được mức độ tích luỹ của người học về kiến thức chuyên
môn, kỹ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề.
182
Kết quả học tập của người học được thông báo kịp thời, được lưu trữ
đầy đủ, chính xác và an toàn. Văn bằng, chứng chỉ được cấp theo quy định và
được công bố trên trang thông tin điện tử của nhà trường.
Có kế hoạch đánh giá chất lượng ĐTBD đối với học viên sau khi ra
trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động ĐTBD của trường cho phù hợp với
yêu cầu công tác.
Tiêu chí 9. Về quản lý người học
Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình ĐTBD; kiểm tra
đánh giá và các quy định theo quy chế; được đảm bảo chế độ chính sách;
được tạo điều kiện trong học tập, rèn luyện; được tôn trọng.
Có các biện pháp cụ thể, tích cực để hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt
của người học. Công tác rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho
gười học được thực hiện có hiệu quả.
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, tinh
thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước và các nội quy của nhà trường cho người học.
Người học được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên
khi kết thúc chuyên đề hoặc học phần; được tham gia đánh giá chất lượng
ĐTBD của trường trước khi kết thúc khóa học.
Tiêu chí 10. Về chuẩn đầu ra sau đào tạo, bồi dưỡng
Với đối tượng người học là CBCC, chuẩn đầu ra phải đạt được các yêu
cầu sau:
- Về kiến thức lý luận, nắm vững hệ thống kiến thức nền tảng; có thế
giới quan, phương pháp luận khoa học. Thể hiện sự hiểu biết, nhận thức sâu
sắc về chiến lược, mục tiêu, vai trò, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực mà mình
công tác. Am hiểu về chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh
183
vực công tác. Có được kiến thức nền tảng về giá trị và triết lý nghề nghiệp
cùng các tiêu chuẩn đạo đức, các quy tắc đạo đức công vụ.
- Về kỹ năng thực hành lãnh đạo, quản lý, phải thành thạo các kỹ năng
cơ bản như: kỹ năng tập hợp quần chúng, nhân viên, đồng nghiệp trong cơ
quan; kỹ năng thu thập và xử lý thông tin lãnh đạo, quản lý; kỹ năng điều
hành cuộc họp, hội nghị; kỹ năng điều hành hoạt động của cơ quan; kỹ năng
lập và thực hiện kế hoạch; kỹ năng ra quyết định và thực hiện quyết định; kỹ
năng thuyết trình, tuyên truyền, vận động; kỹ năng giao tiếp.
- Về đạo đức công vụ, phải trung thành với Tổ quốc, với nhân dân; tôn
trọng và đề cao công dân, tôn trọng công bằng xã hội; có ý thức trách nhiệm
cao với nghề nghiệp, yêu nghề, có phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp
tốt, có lối sống và tác phong mẫu mực của người cán bộ, công chức. Thể hiện
hành vi đạo đức và chuyên nghiệp trong mọi tình huống, lĩnh vực công tác.
Không ngừng học hỏi, phấn đấu, trau dồi về phẩm chất đạo đức, kiến thức,
năng lực nghề nghiệp, tính cách trong sáng, trọn vẹn, tận tâm trong các mối
quan hệ với công dân và công việc để đảm nhiệm và hoàn thành tốt vai trò,
trách nhiệm nghề nghiệp.
Tiêu chí 11. Về nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển
giao công nghệ
Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học phù hợp với triết
lý hành động và phát triển của trường. Hoạt động nghiên cứu khoa học gắn
với hoạt động ĐTBD, có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng
dụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển các nguồn lực của trường.
Có các đề tài, dự án được thực hiện và nghiệm thu theo kế hoạch. Có
các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các đề tài nghiên cứu khoa
học phù hợp với định hướng nghiên cứu và phát triển của trường.
184
Có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn năng lực và đạo đức trong các
hoạt động khoa học; có các biện pháp để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ về
nghiên cứu khoa học.
Tiêu chí 12. Về hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu
khoa học
Các hoạt động hợp tác quốc tế về ĐTBD, nghiên cứu khoa học trước
hết phải được thực hiện theo quy định của nhà nước.
Các hoạt động hợp tác quốc tế về ĐTBD thể hiện qua các chương trình
hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật; các chương trình trao đổi giảng viên và
người học, các hoạt động tham quan, khảo sát, hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vật chất,
trang thiết bị của trường chính trị.
Các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học thể hiện qua
việc thực hiện dự án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ, các chương trình áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ
vào thực tiễn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, công bố các công trình
khoa học chung.
4.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động
của các trường chính trị
Thanh tra, kiểm tra là một trong những chức năng quản lý và cũng là
nội dung QLNN rất quan trọng để đảm bảo hoạt động của TCT đúng mục tiêu
ĐTBD CBCC và đúng quy định của pháp luật; là phương thức đế đảm bảo
quyền lợi của CBCC và cơ quan cử CBCC với tư cách “khách hàng”, “người
tiêu dùng” sản phẩm dịch vụ ĐTBD trong mối tương quan chi phí - điều kiện
học tập; chất lượng và hiệu quả ĐTBD đáp ứng theo tiêu chí, tiêu chuẩn do
Đảng và Nhà nước quy định.
Các cơ quan chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện đầy đủ,
kịp thời cơ chế hậu kiểm đối với hệ thống TCT; kiểm tra tiến độ đầu tư theo
185
các cam kết trong dự án đầu tư đã được phê duyệt.
Cần có sự minh bạch trong việc sử dụng nguồn lực tài chính, việc trích
nộp khấu hao, tính toán chi phí và việc phân chia thu nhập tăng thêm. Lĩnh
vực này không thể phó mặc hoàn toàn cho các trường, bởi sẽ làm phát sinh
những vấn đề nội bộ khá phức tạp. Điều này đã từng xảy ra ở một số TCT.
Chống việc tuyển sinh tùy tiện, móc ngoặc với cơ quan quản lý chuyên
ngành (nhất là việc kiểm định chất lượng, trong điều kiện hiện nay chưa có
đơn vị đủ tầm chuyên sâu; chưa có đơn vị kiểm định độc lập), v.v.. Đây là
những hạn chế, tiêu cực nảy sinh từ mặt trái của cơ chế thị trường, dấu vết của
thương mại hóa ĐTBD CBCC.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thường xuyên và đột xuất hoạt
động ĐTBD CBCC. Thực tế thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện nhiệm vụ của các TCT bị xem nhẹ, ngoài những trường hợp có đơn
thư khiếu nại, tố cáo, còn gần như các cơ quan chức năng không tiến hành các
cuộc thanh tra, kiểm tra mà chỉ nắm tình hình thông qua công tác báo định kỳ
của các TCT. Vì vậy, trong thời gian tới, cần tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra toàn diện các mặt công tác của các TCT, cụ thể: Thanh tra, kiểm tra
công tác sử dụng, đãi ngộ giảng viên, bổ nhiệm cán bộ, việc sử dụng tài
chính, hoạt động ĐTBD, nghiên cứu khoa học, v.v.. Cần phải tăng cường
kiểm tra quy trình, tiêu chuẩn giảng viên đã được tuyển chọn cho các TCT (cả
về trình độ lẫn tiêu chuẩn về chính trị, sức khỏe). Ngoài ra, để ấn định biên
chế cho các TCT phù hợp, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, các đơn vị chức
năng cần tổ chức kiểm tra công tác quản lý, bố trí và sử dụng biên chế của các
TCT. Thanh tra quản lý và sử dụng tài chính: Các TCT là đơn vị dự toán cấp
1 của ngân sách cấp tỉnh, có con dấu và tài khoản riêng, hạch toán độc lập,
chính vì vậy cần phải tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, thực hiện
nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp 1 của ngân sách cấp tỉnh, tuyệt đối không để
186
xảy ra thất thoát, tham nhũng tại các TCT. Thanh tra việc thực hiện chế độ,
chính sách cho người học: Chế độ của người học được quy định đầy đủ tại các
văn bản quy định của Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo cung cấp đầy đủ
cho người học, gồm các chế độ ăn, mặc, sinh hoạt, v.v.. TCT có trách nhiệm
thực hiện các quy định đó. Về cơ bản, các TCT đã tổ chức cung cấp đầy đủ
chế độ cho người học.
Bên cạnh đó cũng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt
động ĐTBD CBCC của các TCT. Để thực hiện tốt công tác này, cần tập trung
vào một số nội dung như: kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản
do các cấp có thẩm quyền ban hành; công tác kiểm tra, đánh giá về thực trạng
công tác ĐTBD CBCC; việc sử dụng nguồn kinh phí được cấp cho hoạt động
ĐTBD CBCC, v.v.. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, thanh tra, có kiến nghị
phương hướng thực hiện trong thời gian tới.
Xây dựng hệ thống thanh tra, kiểm tra khả thi để đánh giá đúng những
việc đã được phân cấp đảm bảo sự quản lý thống nhất, giảm thiểu sự phân tán
cục bộ và những bất cập trong việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính,
nâng cao hiệu quả ĐTBD CBCC, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội, phục vụ tốt hơn nhu cầu của tổ chức và lợi ích của nhân dân.
Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động ĐTBD CBCC
của các TCT, cần:
Một là, đổi mới và nắm vững mục đích, yêu cầu của công tác thanh tra,
kiểm tra trong hoạt động ĐTBD CBCC.
Hai là, thực hiện tốt chức năng hướng dẫn, tư vấn; tăng cường thanh
tra, kiểm tra để thực hiện nhiệm vụ quản lý và hoạt động chuyên môn của các
TCT.
Ba là, kịp thời phát hiện, xử lý, chấn chỉnh đối với những hành vi vi
phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động ĐTBD CBCC.
187
Bốn là, xử lý nghiêm những vi phạm trong hoạt động ĐTBD CBCC.
Những vi phạm trong hoạt động ĐTBD CBCC cần được xử lý kịp thời
và phù hợp. Tuỳ mức độ và hành vi vi phạm, cơ quan quản lý chuyên môn tự
mình xử lý hoặc đề nghị cơ quan chủ quản xử lý.
Việc xử lý vi phạm trong hoạt động ĐTBD CBCC không chỉ dành
riêng cho các TCT, mà đối với tất cả các cơ sở ĐTBD CBCC.
Đối với những cơ sở ĐTBD CBCC vi phạm trong hoạt động ĐTBD
CBCC như tuyển sinh không đúng đối tượng, cắt giảm thời lượng chương
trình, thực hiện không đúng nội dung chương trình, vi phạm quy chế quản lý
đào tạo, v.v.. tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan có thẩm quyền có những biện
pháp xử lý tương ứng như phạt hành chính, không công nhận kết quả học tập
của người học đã tham gia khóa học vi phạm, buộc tổ chức ĐTBD lại, tạm
dừng hoặc chấm dứt việc ĐTBD CBCC, v.v..
Xử lý nghiêm những cơ sở ĐTBD CBCC vi phạm trong hoạt động
ĐTBD CBCC thì mới ngăn chặn được tình trạng dễ dãi trong ĐTBD CBCC,
mới tạo được sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa TCT với các cơ sở
ĐTBD CBCC khác, giữa các TCT với nhau. Qua đó, nâng cao chất lượng
ĐTBD CBCC của các TCT.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Sự quản lý có tác động mạnh mẽ đến chất lượng và hiệu quả hoạt động
của các TCT, nên các cơ quan có thẩm quyền quản lý TCT không thể tùy tiện
áp dụng các phương pháp quản lý đối với các TCT.
Trên cơ sở lý luận về quản lý đối với các cơ sở ĐTBD CBCC, luận án
đã đánh giá thực trạng quản lý các TCT ở Việt Nam hiện nay. Với mục tiêu
tăng cường quản lý đối với các TCT, luận án đề xuất 04 quan điểm quản lý,
đó là: Việc quản lý các TCT phải trên cơ sở quy định của pháp luật; phải đảm
188
bảo tính hệ thống, thống nhất chặt chẽ; phải kết hợp thực hiện cải cách hành
chính; phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.
Để tăng cường quản lý đối với các TCT thì cần thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp khác nhau. Luận án đề xuất 6 giải pháp: Hoàn thiện quy định
của pháp luật liên quan đến TCT; Đổi mới mô hình tổ chức TCT; Thay đổi
phương thức quản lý đối với đội ngũ giảng viên TCT; Quản lý theo chuẩn đầu
ra đối với hoạt động ĐTBD CBCC; Xây dựng và thực hiện các tiêu chí đánh
giá chất lượng TCT; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt
động của các TCT.
Mỗi giải pháp có những thế mạnh riêng. Để việc quản lý các TCT hiệu
lực, hiệu quả thì cần kết hợp các giải pháp để phát huy đồng bộ các ưu điểm.
189
KẾT LUẬN
TCT là loại hình cơ sở ĐTBD CBCC cấp tỉnh của Việt Nam, có nhiệm
vụ ĐTBD cho đội ngũ CBCC ở địa phương. TCT có vị trí đặc thù, là đơn vị
sự nghiệp của tỉnh ủy/thành ủy. Mỗi TCT có lịch sử khác nhau, hoàn cảnh ra
đời khác nhau nhưng cùng chung sứ mệnh, gắn liền với cách mạng Việt Nam.
Những năm qua, TCT đã phát huy được vai trò của mình, ngày càng ĐTBD
được đội ngũ CBCC có trình độ, năng lực cho địa phương.
Sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền đối với các TCT có tác động
mạnh mẽ đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của các TCT. Quản lý các
TCT là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ
máy nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ về ĐTBD CBCC. Đó là việc chủ
thể quản lý sử dụng quyền lực nhà nước với công cụ và hình thức phù hợp để
tác động đến các TCT nhằm đạt mục tiêu trong hoạt động ĐTBD CBCC.
Thực tiễn Việt Nam cho thấy, quản lý các TCT không chỉ có cơ quan QLNN,
mà có cả cơ quan khác cùng tham gia quản lý đối với các TCT.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp nghiên
cứu cụ thể, luận án đã đạt được những kết quả sau:
Một là, đã tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, qua
đó xác định những vấn đề luận án cần phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Đó
là vấn đề quản lý đối với các TCT chưa được đề cập, nghiên cứu dưới góc độ
khoa học quản lý.
Hai là, đã xây dựng được khung lý thuyết về quản lý các cơ sở ĐTBD
CBCC, mà TCT là một loại hình cơ sở ĐTBD CBCC đặc thù của Việt Nam.
Xuất phát từ chức năng quản lý của nhà nước, từ vị trí, vai trò quan trọng của
các TCT, nên việc quản lý đối với các TCT là tất yếu cần thiết. Nội dung quản
lý các TCT là toàn diện bao gồm từ việc định hướng hoạt động đến việc hỗ
190
trợ và kiểm soát hoạt động để bảo đảm TCT hoạt động trong một khuôn khổ
cho phép.
Ba là, đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý các TCT ở Việt Nam
hiện nay. Mặc dù những năm gần đây việc quản lý các TCT ở Việt Nam đã có
những thay đổi về quan điểm và phương pháp quản lý, làm thay đổi cách thức
hoạt động của các TCT. Tuy nhiên sự quản lý vẫn chưa tác động mạnh đến
việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các TCT, nhiều vấn đề
đặt ra cần giải quyết trong việc quản lý các TCT, chẳng hạn: Cơ sở pháp lý để
quản lý chưa được hoàn thiện; việc quản lý chất lượng ĐTBD CBCC chưa
được chú trọng; hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động chưa được tăng
cường, v.v.. Tất cả đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả hoạt
động của các TCT.
Bốn là, đã đề xuất được quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo quản lý
các TCT đạt hiệu lực, hiệu quả. Những quan điểm và giải pháp quản lý được
đề xuất có căn cứ khoa học, trên cơ sở đánh giá thực tiễn khách quan. Để
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các TCT cần có những giải
pháp phù hợp, trong đó những giải pháp về quản lý có tác động mạnh mẽ
nhất, nó không chỉ tác động trực tiếp đến cách thức, phương pháp, quá trình
ĐTBD CBCC, mà còn tác động đến chất lượng “sản phẩm đầu ra” của các
TCT. Có nhiều giải pháp để tăng cường sự quản lý đó, mỗi giải pháp giải
quyết một hoặc một số nhiệm vụ nhất định, chúng bổ sung cho nhau.
Như vậy, việc quản lý các TCT không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của
nhà nước quản lý thành viên trong xã hội, mà còn là sự quản lý của nhà nước
đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và
Nhà nước, đó là hoạt động ĐTBD CBCC. Với đặc thù của TCT, phương pháp
và công cụ quản lý đối với các TCT cũng cần phải phù hợp.
191
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Văn Viên và Nguyễn Văn Thắng (2019), "Một số kết quả trong
xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống trường chính
trị cấp tỉnh hiện nay", Tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị, Số
1 (50)-2019.
2. Nguyễn Văn Viên (2018), “Vấn đề đặt ra trong quản lý các trường
chính trị ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Thông tin khoa học lý luận
chính trị, Số 9 (46)-2018.
3. Nguyễn Văn Viên (2018), “Sử dụng hiệu quả đội ngũ giảng viên trường
chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”, Tạp chí Giáo dục, Số
đặc biệt, 8/2018.
4. Nguyễn Văn Viên (2018), “Kinh nghiệm quản lý các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng của một số nước trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt
Nam”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Số 4 (153)-2018.
5. Nguyễn Văn Viên (2018), “Vấn đề cạnh tranh trong hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học
chính trị, Số 2/2018.
6. Nguyễn Văn Viên và Nguyễn Văn Thắng (2017), “Công tác trường
chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (2008-2017)”, Tạp chí
lịch sử Đảng, Số 320 (7/2017).
7. Nguyễn Văn Viên (2016), “Quản lý theo chuẩn đầu ra đối với hoạt
động đào tạo cán bộ, công chức”, Tạp chí Khoa học chính trị, Số
10/2016.
8. Nguyễn Văn Viên (2016), “Xây dựng bài đánh giá thực trong hoạt
động đào tạo cán bộ”, Tạp chí Khoa học nội vụ, Số 14 (10/2016).
192
9. Nguyễn Văn Viên (2016), “Áp dụng mô hình quản lý nguồn nhân lực
công theo vị trí việc làm ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính
trị, Số 7/2016.
10. Nguyễn Văn Viên (2015), “Thay đổi phương thức đào tạo ở các trường
chính trị tỉnh nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công cho địa
phương”, Tạp chí Khoa học chính trị, Số 8/2015.
11. Nguyễn Văn Viên và Nguyễn Văn Thắng (2015), “Trường chính trị
với việc mở rộng chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong
giai đoạn mới”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Số 5 (132)-2015.
12. Nguyễn Văn Viên (2013), “Phát huy vai trò của trường chính trị trong
việc góp phần nâng cao đạo đức công vụ”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận,
Số 6 (121)-2013.
193
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Đặng Khắc Ánh (2012), “Nâng cao chất lượng xã hội hóa dịch vụ
công”, Tạp chí Giáo dục lý luận, Số 190 (2012).
2. Armand V.Feigenbaum và Donald S.Feigenbaum (2009), Sức mạnh
của sự đổi mới quản lý, Nxb Mc Graw-Hill và Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Ban Tuyên giáo trung ương, Tổng cục dạy nghề, Viện nghiên cứu phát
triển phương Đông (2012), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
4. Barbara Bruns, Deon Filmer và Harry Anthony Partinos (2011), Để nhà
trường hoạt động hiệu quả: bằng chứng mới về cải cách trách
nhiệm, Nxb Ngân hàng Thế giới.
5. Nguyễn Văn Biết (2014), “Vượt qua thách thức, trở ngại đối với giảng
viên trường chính trị”, Tạp chí Xây dựng Đảng, Số 8-2014.
6. Brenr Davies và Linda Ellison (2005), Lãnh đạo nhà trường thế kỷ 21:
con đường hướng đến năng lực và tri thức mới, Nxb Đại học Sư
phạm Hà Nội.
7. Ngô Thành Can (2008), “Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Số 5/2008.
8. Ngô Thành Can (2008), “Công chức và công tác đào tạo công chức ở
nước Cộng hòa Pháp, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Số 8/2008.
9. Ngô Thành Can, Hoàng Sỹ Kim, Nguyễn Quốc Tuấn (2013), Tổng
quan về nghiên cứu khoa học hành chính, Nxb Lao động - xã hội,
Hà Nội.
194
10. Lê Đức Cảnh (2016), Quản lý nhà nước đối với các trường giáo dưỡng
ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ quản lý công, Học viện Hành
chính quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Châu (2015), “Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ
giảng viên các trường chính trị”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 11-
2015.
12. Trương Đình Chiến (2013), Quản lý nhà nước đối với hệ thống trường
phổ thông ngoài công lập vùng Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ Quản
lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.
13. Christian Batal (2002), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà
nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. David Held (2013), Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại, Nxb Tri
thức, Hà Nội.
15. Nguyễn Tiến Dĩnh (2014), “Công tác quản lý nhân lực hành chính công
ở Việt Nam hiện nay”, Mô hình quản lý nhân lực hành chính công
của Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam, Hội thảo ngày 26/11/2014,
Hà Nội.
16. Bùi Hải Dương (2017), Xây dựng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị
của các trường chính trị tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu
Long hiện nay, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện Báo chí và
tuyên truyền, Hà Nội.
17. Huỳnh Minh Đoàn (2007), “Phương hướng xây dựng trường chính trị
tỉnh ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ mới”, Tạp chí lý luận chính trị,
Số 01-2007.
18. Phan Huy Đường (chủ biên) (2014), Quản lý công, Nxb Đại học quốc
gia, Hà Nội.
195
19. Cao Văn Giàu và Quý Châu (2007), Sự đổi mới và kỹ năng lãnh đạo
nhà trường thế kỷ 21, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Hồng Hải (2011), “Vận dụng một số nội dung của mô hình
quản lý công mới vào cải cách hành chính ở Việt Nam”, Tạp chí Tổ
chức nhà nước, Số 04/2011.
21. Nguyễn Hữu Hải (2013), Tìm hiểu hành chính công hoa kỳ - Lý thuyết
và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Mạnh Hải (2015), Phát triển đội ngũ giảng viên trường chính
trị các tỉnh miền núi phía Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục lý
luận chính trị, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm
Hà Nội, Hà Nội.
23. Tạ Ngọc Hải (2008), “Vài nét về công chức và luật công chức ở một số
nước”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Số 5/2008.
24. Đặng Xuân Hải (2005), Một vài mô hình quản lý nhà nước đối với các
trường đại học của một số nước trên thế giới, Đề tài nghiên cứu
khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1999), Những vấn đề
cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
26. Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (2010), Giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học, tháng 10/2010, Hà Nội.
27. Lê Văn Hòa (2016), “Quản lý theo kết quả trong khu vực công”, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, Số 3/2016.
28. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Cơ quan hợp tác quốc tế
Nhật Bản JICA (2016), Phương pháp quản lý đào tạo cán bộ và
công chức, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
196
29. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Báo cáo số 359/BC-
HVCTQG ngày 14/9/2017 về Tổng kết việc thực hiện Quyết định số
184-QĐ/TW ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
(khóa X) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính
trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
30. Học viện Hành chính quốc gia (2002), Thuật ngữ hành chính, Lưu hành
nội bộ, Hà Nội.
31. Học viện Hành chính (2010), Quản lý công mới và việc ứng dụng vào
nền hành chính Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
32. Học viện Hành chính (2011), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước,
tập 1, Nxb Lao động, Hà Nội.
33. Học viện Hành chính quốc gia (2016), Lý luận chung về quản lý công,
Lưu hành nội bộ, Hà Nội.
34. Phan Huy Hùng (2009), Quản lý nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học ở Việt Nam, Luận
án tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.
35. Đoàn Kim Huy, “Đào tạo công chức chính quyền địa phương ở Nhật
Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản điện tử,
đăng ngày 21/6/2017.
36. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (chủ biên), Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà
(2013), Giáo trình Quản lý học, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội.
37. Jamil Salmi (2009), Những thách thức trong việc xây dựng trường đại
học đẳng cấp thế giới, Nxb Ngân hàng Thế giới, Washington.
38. Bùi Huy Khiên (2012), “Nghiên cứu mô hình quản lý công mới góp
phần đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng hiệu lực, hiệu quả”,
Tạp chí Tổ chức nhà nước, Số 10/2012.
197
39. Đặng Thị Bích Liên (2009), Mô hình quản lý cơ sở đào tạo bồi dưỡng
chính trị cấp huyện trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Quản
lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục - Đại học quốc gia Hà Nội.
40. Nguyễn Thành Lợi, “Kinh nghiệm trong công tác đào tạo công chức ở
Anh”, Tạp chí Cộng sản điện tử, đăng ngày 11/7/2009.
41. Phạm Thị Ly (2011), “Xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục
đại học”, Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công,
đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục, Hội
thảo ngày 18/3/2011 tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh.
42. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Trần Văn Ngợi (2016), Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng công chức,
viên chức trẻ sau tuyển dụng ở một số nước trên thế giới và gợi ý
vận dụng cho Việt Nam, Báo điện tử Viện khoa học Tổ chức nhà
nước, truy cập ngày 15/11/2016.
44. Trần Văn Ngợi (2017), Kinh nghiệm đào tạo và phát triển công chức
lãnh đạo cấp cao ở một số nước trên thế giới, Báo điện tử Viện
khoa học Tổ chức nhà nước, truy cập ngày 11/2/2017.
45. Lê Quang (2009), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở một số
nước trên thế giới”, Tạp chí Xây dựng Đảng, Số 11/2009.
46. Stephen P.Robbins và Timothy A.Judge (2012), Hành vi tổ chức, Nxb
Lao động xã hội, Hà Nội.
47. Rodd Wagner & James K.Harter (2010), 12 nhân tố quản lý hiệu quả,
Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
48. Trịnh Ngọc Thạch (2012), Mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao trong giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội.
198
49. Lưu Kiếm Thanh (2012), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức một hình thức giáo dục - đào tạo đặc thù và chuyên biệt”, Tạp
chí Quản lý nhà nước, Số 201 (10/2012).
50. Lương Nhật Thành (2008), Tri thức chính trị của đội ngũ giảng viên
các trường chính trị khu vực miền núi phía Bắc hiện nay, Luận văn
thạc sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội
51. Lương Trọng Thành (2017), Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các
trường chính trị khu vực Bắc Trung Bộ trong giai đoạn hiện nay,
Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
52. Nguyễn Văn Thắng (2014), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng mô
hình chuẩn trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
53. Nguyễn Văn Thắng và nhóm tác giả (2018), Xây dựng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý của hệ thống trường chính trị cấp tỉnh hiện nay,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
54. Lê Minh Thông và Nguyễn Danh Châu (2009), Kinh nghiệm công tác
nhân sự của một số nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Huỳnh Văn Thới (2011), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ
khái niệm đến nhận thức và hành động”, Tạp chí Quản lý nhà nước,
Số 188 (9/2011).
56. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Bộ Nội vụ) và Văn phòng các chương
trình trọng điểm cấp nhà nước (Bộ Khoa học và Công nghệ) (2017),
Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong điều kiện
hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Quảng Nam.
199
57. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Đinh Thị Nguyệt (2013), “Mô hình đào tạo
công chức ở Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt
Nam”, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 208 (5-2013).
58. Trần Thị Thanh Thuỷ (2010), “Triết lý giáo dục và hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng công chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Số 6/2010.
59. Lê Hồng Tịnh (2010), Quản lý nhà nước đối với tổng công ty 90-91
theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế, Luận án tiến sĩ Quản lý
hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.
60. Nguyễn Đình Trãi (2001), Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ
giảng dạy Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh, Luận án tiến sĩ
Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
61. Lê Thị Huyền Trang, Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị
sự nghiệp công lập trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức,
Báo điện tử Viện khoa học Tổ chức nhà nước, truy cập ngày
28/7/2016.
62. Nguyễn Hữu Tri (2012), Lý thuyết tổ chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
63. Nguyễn Văn Trung (2009), “Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ở
một số nước”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Số 3/2009.
64. Nguyễn Diệu Tú (2010), “Hệ thống đào tạo công chức của Trung
Quốc”, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 173.
65. Nguyễn Minh Tuấn (2018), “Đảm bảo tính hệ thống khi quy định chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 6-2018.
66. Đào Thị Tùng (2011), “Kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng công
chức ở một số nước”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 3/2011.
200
67. Hoàng Tụy (2005), Cải cách và chấn hưng giáo dục, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh.
68. Nguyễn Khánh Tường (2014), Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo
dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế
học, Đại học Bách khoa Hà Nội.
69. Nguyễn Ngọc Vân (2005), Nghiên cứu luận cứ khoa học và giải pháp
thực hiện phân công, phân cấp đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh
cán bộ, công chức nhà nước, Đề tài khoa học, Hà Nội.
70. Nguyễn Thị Thu Vân (2013), “Mô hình tổ chức hệ thống đào tạo, bồi
dưỡng công chức của các nước trên thế giới”, Tạp chí Quản lý nhà
nước, Số 206 (3/2013).
71. Viện Ngôn ngữ học (1997), Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên),
Nxb Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng.
72. Lại Đức Vượng (2009), “Đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn công
chức hành chính”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Số 10/2009.
B. Tài liệu tiếng Anh
73. Jeremy Paltiel (1990), “Administrative reform and the politics of
management training in the People's Republic of China”, Canadian
Public Administration, Volume 33, Issue 4/1990.
74. John E.Chubb and Terry M.Moe (1998), “Politics, Markets, and the
Organization of Schools”, American Political Science
Review, Volume 82, Issue 4/1988.
75. Kenneth Boothyby Everard, Geoff Morris, Ian Wilson (1995),
Effective school management, Paul Chapman Publishing, London.
76. Linda Kaboolian (1998), The New Public Management: Challenging
the Boundaries of the Management vs. Administration Debate,
Public Administration, New York.
201
77. Paul Samuel (1983), Training for Public Administration and
Management in Developing Countries, World Bank, Washington.
C. Văn bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam
78. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày
18/6/1997 về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
79. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
80. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
81. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
82. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
83. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày
25/10/2017 một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
84. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập.
85. Bộ Chính trị (1992), Nghị quyết số 01-NQ/TW ngày 28/3/1992 về công
tác lý luận trong giai đoạn hiện nay.
202
86. Bộ Chính trị (2013), Quy định số 164-QĐ/TW ngày 01/02/2013 về chế
độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý
các cấp.
87. Bộ Chính trị (2014), Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 về tiếp
tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý
luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.
88. Bộ Chính trị (2018), Quyết định số 145-QĐ/TW ngày 08/8/2018 về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
89. Ban Bí thư (1993), Quyết định số 61-QĐ/TW ngày 10/3/1993 về việc
sắp xếp lại các trường đảng từ trung ương đến các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương.
90. Ban Bí thư (1994), Quyết định số 88-QĐ/TW ngày 05/9/1994 về thành
lập trường chính trị cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
91. Ban Bí thư (2008), Quyết định số 184-QĐ/TW ngày 03/9/2008 về chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
92. Ban Bí thư (2008), Thông báo Kết luận số 181-TB/TW ngày 03/9/2008
về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của trường chính trị
cấp tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
93. Ban Bí thư (2015), Kết luận số 117-KL/TW ngày 20/11/2015 về công
tác đào tạo, bồi dưỡng tại các trường chính trị tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
94. Ban Bí thư (2018), Quy định số 09-QĐi/TW ngày 13/11/2018 về chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương
95. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức.
203
96. Quốc hội (2005), (2019), Luật Giáo dục.
97. Quốc hội (2010), Luật Viên chức.
98. Quốc hội (2012), Luật Giáo dục đại học.
99. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2011 - 2020.
100. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 về
đào tạo, bồi dưỡng công chức.
101. Chính phủ (2011), Nghị định số 125/2011/NĐ-CP ngày 30/12/2011 quy
định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.
102. Chính phủ (2011), Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 quy
định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
103. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về
quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
104. Chính phủ (2017), Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội
vụ.
105. Chính phủ (2017), Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
106. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày
17/5/2019 phê duyệt đề án nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức học viện chính trị quốc gia hồ chí minh và các
trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn
2019 - 2030.
107. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày
07/6/2019 phê duyệt đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo,
204
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan trong hệ
thống chính trị đến năm 2030.
108. Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư liên tịch số
06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06/6/2011 quy định tiêu chuẩn,
nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính
phủ, trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
109. Bộ Nội vụ (2018), Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018
hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày
01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức.
110. Bộ Nội vụ (2017), Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 quy
định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức.
D. Văn bản của Đảng và Nhà nước Lào
111. Chính phủ Lào (2017), Nghị định số 294/CP ngày 4/9/2017 về đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức.
112. Bộ Nội vụ Lào (2018), Hướng dẫn số 07/BNV ngày 02/05/2018 thực
hiện Nghị định số 294/CP ngày 4/9/2017 của Chính phủ về đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức.
205
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hệ thống trường chính trị của Việt Nam
Stt Tỉnh,
thành phố
Tên trường Thành lập
1 An Giang Trường Chính trị Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang 20/8/1948
2 Bà Rịa -
Vũng Tàu
Trường Chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 22/9/1979
3 Bắc Giang Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang 10/9/1951
4 Bắc Kạn Trường Chính trị tỉnh Bắc Kạn 21/7/1997
5 Bạc Liêu Trường Chính trị Châu Văn Đặng tỉnh Bạc Liêu 01/01/1997
6 Bắc Ninh Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh 16/02/1957
7 Bến Tre Trường Chính trị tỉnh Bến Tre 25/01/1994
8 Bình Định Trường Chính trị tỉnh Bình Định 4/1961
9 Bình Dương Trường Chính trị tỉnh Bình Dương 01/01/1997
10 Bình Phước Trường Chính trị tỉnh Bình Phước 06/01/1997
11 Bình Thuận Trường Chính trị tỉnh Bình Thuận 1962
12 Cà Mau Trường Chính trị tỉnh Cà Mau 1948
13 Cần Thơ Trường Chính trị thành phố Cần Thơ 03/01/2004
14 Cao Bằng Trường Chính trị Hoàng Đình Giong
tỉnh Cao Bằng
01/7/1948
15 Đà Nẵng Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng 01/1997
16 Đắk Lắk Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk 18/01/1977
17 Đắk Nông Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông 08/01/2004
18 Điện Biên Trường Chính trị tỉnh Điện Biên 06/02/1963
19 Đồng Nai Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai 1962
20 Đồng Tháp Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp 16/01/1995
21 Gia Lai Trường Chính trị tỉnh Gia Lai 05/4/1959
22 Hà Giang Trường Chính trị tỉnh Hà Giang 13/3/1992
23 Hà Nam Trường Chính trị tỉnh Hà Nam 07/4/1997
24 Hà Nội Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
thành phố Hà Nội
12/11/1949
25 Hà Tĩnh Trường Chính trị Trần Phú tỉnh Hà Tĩnh 20/10/1945
26 Hải Dương Trường Chính trị tỉnh Hải Dương 27/7/1963
27 Hải Phòng Trường Chính trị Tô Hiệu thành phố Hải Phòng 03/5/1950
28 Hậu Giang Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang 05/01/2004
29 Hoà Bình Trường Chính trị tỉnh Hoà Bình 10/8/1952
30 Hưng Yên Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh
tỉnh Hưng Yên
14/01/1997
206
31 Khánh Hoà Trường Chính trị tỉnh Khánh Hoà 20/11/1948
32 Kiên Giang Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang 23/11/1948
33 Kon Tum Trường Chính trị tỉnh Kon Tum 10/10/1994
34 Lai Châu Trường Chính trị tỉnh Lai Châu 15/6/2006
35 Lâm Đồng Trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng 29/9/1976
36 Lạng Sơn Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn 20/11/1949
36 Lào Cai Trường Chính trị tỉnh Lào Cai 14/10/1992
38 Long An Trường Chính trị tỉnh Long An 19/5/1946
39 Nam Định Trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định 09/6/1956
40 Nghệ An Trường Chính trị tỉnh Nghệ An 27/8/1993
41 Ninh Bình Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình 9/1956
42 Ninh Thuận Trường Chính trị tỉnh Ninh Thuận 19/5/1995
43 Phú Thọ Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ 01/8/1957
44 Phú Yên Trường Chính trị tỉnh Phú Yên 14/11/1949
45 Quảng Bình Trường Chính trị tỉnh Quảng Bình 19/5/1950
46 Quảng Nam Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam 01/01/1997
47 Quảng Ngãi Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi 02/6/1995
48 Quảng Ninh Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ
tỉnh Quảng Ninh
22/12/1963
49 Quảng Trị Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị 10/9/1945
50 Sóc Trăng Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng 02/1947
51 Sơn La Trường Chính trị tỉnh Sơn La 20/12/1962
52 Tây Ninh Trường Chính trị tỉnh Tây Ninh 22/7/1994
53 Thái Bình Trường Chính trị tỉnh Thái Bình 11/1994
54 Thái Nguyên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên 04/7/1957
55 Thanh Hoá Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá 04/6/1949
56 Thừa Thiên
Huế
Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh
tỉnh Thừa Thiên Huế
16/11/1992
57 Tiền Giang Trường Chính trị tỉnh Tiền Giang 26/9/1949
58 Thành phố
Hồ Chí Minh
Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh 19/10/1998
59 Trà Vinh Trường Chính trị tỉnh Trà Vinh 02/4/1993
60 Tuyên Quang Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang 06/6/1957
61 Vĩnh Long Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long 3/1960
62 Vĩnh Phúc Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc 01/01/1997
63 Yên Bái Trường Chính trị tỉnh Yên Bái 20/8/1956
207
Phụ lục 2. Phiếu hỏi về mô hình tổ chức trường chính trị
Để giúp cho việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm quản lý có hiệu
lực, hiệu quả đối với các TCT, tác giả Luận án rất mong ông (bà) cho biết ý
kiến về những nội dung sau:
1. Trường chính trị nên gọi tên là gì?
Trường chính trị.
Trường đào tạo cán bộ.
Trường công vụ.
Ý kiến khác ........................................................................................
2. Trường chính trị nên được tổ chức theo đơn vị hành chính hay khu
vực?
Mỗi tỉnh, thành phố.
Khu vực địa lý các tỉnh, thành phố.
Mật độ dân cư.
Ý kiến khác ........................................................................................
3. Trường chính trị được tổ chức theo khu vực địa lý hoặc mật độ dân
cư thì trực thuộc cơ quan nào?
Bộ Nội vụ.
UBND tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Ý kiến khác ........................................................................................
4. Trường chính trị được tổ chức theo mỗi tỉnh, thành phố thì trực thuộc
cơ quan nào?
Tỉnh ủy, thành ủy và UBND tỉnh, thành phố.
Tỉnh ủy, thành ủy.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
Ý kiến khác ........................................................................................
5. Trường chính trị trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy thì gặp khó khăn gì?
Về tính pháp lý của trường.
Về ngân sách tài chính.
Về hợp tác quốc tế.
Ý kiến khác ........................................................................................
6. Trường chính trị trực thuộc UBND tỉnh, thành phố thì gặp khó khăn
gì?
Về công tác nhân sự của Đảng.
208
Về ý thức chính trị của CBCC.
Vai trò lãnh đạo của Đảng.
Ý kiến khác ........................................................................................
7. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở địa phương nên thế nào?
Trường chính trị của địa phương nào thì ĐTBD CBCC của địa
phương đó.
Thực hiện cạnh tranh giữa các Trường chính trị.
Thực hiện cạnh tranh giữa các cơ sở ĐTBD CBCC.
Ý kiến khác ........................................................................................
8. Về ngân sách tài chính, Trường chính trị nên thế nào?
Tự chủ 100%.
Tự chủ một phần.
Ngân sách 100%.
Ý kiến khác ........................................................................................
9. Về nhân sự, Trường chính trị nên thế nào?
Tự quyết (tuyển dụng, bổ nhiệm, trả lương, khen thưởng, kỷ luật,
thôi việc, v.v..).
Ban Tổ chức quyết định.
Sở Nội vụ quyết định.
Ý kiến khác ........................................................................................
10. Về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, Trường chính trị do cơ
quan nào quy định?
Do Trung ương quy định cụ thể.
Do Trung ương quy định khung, địa phương quy định cụ thể.
Do địa phương quy định cụ thể.
Ý kiến khác ........................................................................................
11. Về nội dung chương trình đào tạo, văn bằng chứng do cơ quan nào
quản lý?
Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ phân chia quản lý.
Ban Tổ chức Trung ương thống nhất quản lý.
Bộ Nội vụ thống nhất quản lý.
Ý kiến khác ........................................................................................
12. Về giáo trình, tài liệu do cơ quan nào quy định?
209
Cơ quan nào quản lý khung chương trình thì cơ quan đó biên soạn.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính
quốc gia biên soạn theo khung chương trình.
Trường chính trị biên soạn theo khung chương trình.
Ý kiến khác ........................................................................................
Xin chân thành cảm ơn!
210
Phụ lục 3
Kết quả thống kê Phiếu hỏi
Tiêu chí Phương án
Số
lượng
Tỉ lệ
%
1. Trường chính trị nên
gọi tên là gì?
Trường chính trị 3 42,85
Trường đào tạo cán bộ 1 14,28
Trường công vụ 2 28,57
Ý kiến khác 1 14,28
2. Trường chính trị nên
được tổ chức theo đơn vị
hành chính hay khu vực?
Mỗi tỉnh, thành phố 4 57,14
Khu vực địa lý các tỉnh, thành phố 3 42,85
Mật độ dân cư 0 0
Ý kiến khác 0 0
3. Trường chính trị được
tổ chức theo khu vực địa
lý hoặc mật độ dân cư
thì trực thuộc cơ quan
nào?
Bộ Nội vụ 2 28,57
UBND tỉnh, thành phố nơi đóng trụ
sở
3 42,85
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh
2 28,57
Ý kiến khác 0 0
4. Trường chính trị được
tổ chức theo mỗi tỉnh,
thành phố thì trực thuộc
cơ quan nào?
Tỉnh ủy, thành ủy và UBND tỉnh,
thành phố
1 14,28
Tỉnh ủy, thành ủy 4 57,14
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố 2 28,57
Ý kiến khác 0 0
5. Trường chính trị trực
thuộc tỉnh ủy, thành ủy
thì gặp khó khăn gì?
Về tính pháp lý của trường 1 14,28
Về ngân sách tài chính 3 42,85
Về hợp tác quốc tế 2 28,57
Ý kiến khác 1 14,28
6. Trường chính trị trực
thuộc UBND tỉnh, thành
phố thì gặp khó khăn gì?
Về công tác nhân sự của Đảng 2 28,57
Về ý thức chính trị của CBCC 1 14,28
Vai trò lãnh đạo của Đảng 3 42,85
Ý kiến khác 1 14,28
7. Việc đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công
chức ở địa phương nên
thế nào?
Trường chính trị của địa phương
nào thì ĐTBD CBCC của địa
phương đó
3 42,85
Thực hiện cạnh tranh giữa các
trường chính trị
1 14,28
Thực hiện cạnh tranh giữa các cơ
sở ĐTBD CBCC
2 28,57
211
Ý kiến khác 1 14,28
8. Về ngân sách tài
chính, Trường chính trị
nên thế nào?
Tự chủ 100% 2 28,57
Tự chủ một phần 4 57,14
Ngân sách 100% 1 14,28
Ý kiến khác 0 0
9. Về nhân sự, Trường
chính trị nên thế nào?
Tự quyết (tuyển dụng, bổ nhiệm,
trả lương, khen thưởng, kỷ luật,
thôi việc, v.v..)
1 14,28
Ban Tổ chức quyết định 2 28,57
Sở Nội vụ quyết định 1 14,28
Ý kiến khác 3 42,85
10. Về chức năng, nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy,
Trường chính trị do cơ
quan nào quy định?
Do Trung ương quy định cụ thể 2 28,57
Do Trung ương quy định khung,
địa phương quy định cụ thể
2 28,57
Do địa phương quy định cụ thể 2 28,57
Ý kiến khác 1 14,28
11. Về nội dung chương
trình đào tạo, văn bằng
chứng do cơ quan nào
quản lý?
Ban Tổ chức Trung ương và Bộ
Nội vụ phân chia quản lý
1 14,28
Ban Tổ chức Trung ương thống
nhất quản lý
1 14,28
Bộ Nội vụ thống nhất quản lý 1 14,28
Ý kiến khác 4 57,14
12. Về giáo trình, tài liệu
do cơ quan nào quy
định?
Cơ quan nào quản lý khung chương
trình thì cơ quan đó biên soạn
4 57,14
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh và Học viện Hành chính quốc
gia biên soạn theo khung chương
trình
2 28,57
Trường chính trị biên soạn theo
khung chương trình
1 14,28
Ý kiến khác 0 0