Luận án Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang

Kết quả khảo sát ở nhóm yếu tố này từ DG1 đến DG6 cho thấy có đến bốn ý kiến Hoàn toàn không đồng ý và 36 ý kiến Không đồng ý. Ý kiến Không đồng ý chiếm nhiều ở yếu tố DG3: “Việc cung ứng dịch vụ của cơ quan vận hành luôn được giám sát thường xuyên” và DG5: “Giá trị hiện tại ròng thực tế của các dự án ĐTC đã hoàn thành luôn được tính toán”. Trong thực tế, hoạt động quản lý ĐTC tại Tiền Giang cho thấy, các dự án luôn được đánh giá khi hoàn thành, tuy việc cung ứng dịch vụ của cơ quan vận hành được giám sát thường xuyên nhưng chưa đi vào thực chất; giá trị hiện tại ròng thực tế của các dự án ĐTC đã hoàn thành luôn được tính toán nhưng chưa sát với giá trị thực tiễn của công trình. Thêm vào đó, cơ quan cung cấp dịch vụ chưa cung cấp đủ ngân sách để vận hành và bảo dưỡng những tài sản hình thành từ các dự án ĐTC

pdf171 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của một biến trong mô hình chịu sự tác động bởi biến nào. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger với độ trễ là 2 tại bảng 4.34 như sau: Bảng 4.34 Kiểm định nhân quả Granger VAR Granger Causality/Block Exogeneity Wald Tests Dependent variable: D(LNGDRP,1) Excluded Chi-sq df Prob. D(LNDTGT,1) 3.926539 2 0.0179 LNDTNN 10.65347 2 0.0049 D(LNDTCN,1) 8.040549 2 0.1404 All 19.44327 6 0.0035 Dependent variable: D(LNDTGT,1) Excluded Chi-sq df Prob. D(LNGDRP,1) 3.678415 2 0.0489 LNDTNN 2.855764 2 0.2398 D(LNDTCN,1) 3.420609 2 0.1808 All 7.928822 6 0.2434 Dependent variable: LNDTNN Excluded Chi-sq df Prob. D(LNGDRP,1) 14.43220 2 0.0007 D(LNDTGT,1) 11.76668 2 0.0928 D(LNDTCN,1) 6.916052 2 0.0615 All 26.63584 6 0.0002 134 Dependent variable: D(LNDTCN,1) Excluded Chi-sq df Prob. D(LNGDRP,1) 3.905317 2 0.1419 D(LNDTGT,1) 2.332998 2 0.0315 LNDTNN 0.471017 2 0.7902 All 7.341361 6 0.2904 Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eview 8.1 Kết quả được thống kê ở bảng 4.7 cho thấy như sau: - LNGDRP có quan hệ nhân quả một chiều với LNDTCN hay nói cách khác LNGDRP là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của LNCNTT (với Prob = 0,0315), và LNDTCN không là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của LNGDRP (với Prob = 0,1404). Như vậy, hai biến này có quan hệ nhân quả một chiều với mức ý nghĩa là 5%. - LNGDRP có quan hệ nhân quả hai chiều với LNDTGT, hay nói cách khác LNDTGT là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của LNGDRP (với Prob = 0,0179) và LNGDRP là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của LNDTGT với Prob = (0,0489). Như vậy, hai biến này có quan hệ nhân quả hai chiều với nhau. Hai biến này có quan hệ nhân quả hai chiều với cùng mức ý nghĩa là 5%. - LNGDRP cũng có quan hệ nhân quả hai chiều với LNDTNN, hay nói cách khác LNDTNN là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của LNGDP (với Prob = 0,0049), và LNGDRP là nguyên nhân tác động đến sự thay đổi của LNDTNN (với Prob = 0,0007). Như vậy, hai biến này có quan hệ nhân quả hai chiều với cùng mức ý nghĩa là 1%. - LNDTGT không có quan hệ nhân quả một chiều với LNDTCN, hay nói cách khác LNDTGT là nguyên nhân dẫn đến thay đổi LNDTCN (với Prob = 0,0315). - LNDTNN không có quan hệ nhân quả hai chiều với LNDTGT và LNDTCN, hay nói cách khác LNDTGT và LNDTCN không là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của LNDTNN (với Prob = 0.0315) với mức ý nghĩa là 5%. 135 4.4.7 Hàm phản ứng xung (Impulse Response Function – IRF) a.Phản ứng của D(LNGDRP,1) với D(LNDTCN,1) b.Phản ứng của D(LNGDRP,1) với D(LNDTGT,1) c. Phản ứng của D(LNGDRP,1) với D(LNDTNN) d.Phản ứng của D(LNGDRP,1) với D(LNGDRP,1) Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eview 8.1 Hình 4.16 Phản ứng xung của tăng trưởng kinh tế Tiền Giang đối với các cú sốc của vốn đầu tư công trong Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT Các công cụ phân tích đối với chuỗi thời gian từ mô hình VAR là phân rã phương sai và phản ứng xung sẽ được thực hiện, dùng để đánh giá các tác động và phản ứng của quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế Tiền Giang, vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Giao thông và CNTT&TT. Hơn nữa, các chức năng phản ứng xung theo dõi hướng phản ứng của một biến với cú sốc lệch chuẩn một trong các biến khác. Các chức năng này nắm bắt được cả những ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn của các biến đến biến số quan tâm, do đó cho phép đánh giá đầy đủ mối liên kết của chúng. Theo hình 4.16, phản ứng của tăng trưởng kinh tế là tiêu cực đối với với sự thay đổi (cú sốc) vốn ĐTC trong lĩnh vực CNTT&TT ngay ba quý đầu tiên, và đến giữa quý thứ 3 và quý thứ 4 tác động này có xu hướng đổi chiều từ tiêu cực sang tích cực, sau đó lại chuyển sang tích cực tại quí thứ 6 và lại đảo chiều sang tiêu cực ở quí thứ 8. Các tác động này được thấy là còn có ảnh hưởng đến cuối chu kỳ. Hình 4.16 cũng cho thấy tác động của vốn ĐTC trong Giao thông, hướng phản ứng của tăng trưởng kinh tế đối với các cú sốc về vốn ĐTC trong Giao thông có 136 chiều hướng tiêu cực ngay ba quý đầu, và đảo chiều tích cực tại quý thứ 4. Các tác động này có sự không ổn định, bởi vì tác động tích cực và tiêu cực đan xen nhau và cách nhau một quý, và ảnh hưởng có xu hướng biến động này cũng kéo dài đến hết chu kỳ. Tăng trưởng kinh tế phản ứng ngay lập tức với các cú sốc biến đổi về vốn ĐTC trong Nông nghiệp tại hai quý đầu, và có chiều hướng phản ứng tiêu cực tại quý 3 và đảo chiều (tích cực) tại quý 4 và quý 5 và phản ứng có chiều hướng tắt dẫn đầu tại quý thứ 6 cho đến hết chu kỳ (Hình 4.16). -.3 -.2 -.1 .0 .1 .2 .3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNGDRP,1) to D(LNGDRP,1) -.3 -.2 -.1 .0 .1 .2 .3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNGDRP,1) to D(LNDTGT,1) -.3 -.2 -.1 .0 .1 .2 .3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNGDRP,1) to D(LNDTCN,1) -.3 -.2 -.1 .0 .1 .2 .3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNGDRP,1) to LNDTNN -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNDTGT,1) to D(LNGDRP,1) -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNDTGT,1) to D(LNDTGT,1) -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNDTGT,1) to D(LNDTCN,1) -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNDTGT,1) to LNDTNN -2 -1 0 1 2 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNDTCN,1) to D(LNGDRP,1) -2 -1 0 1 2 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNDTCN,1) to D(LNDTGT,1) -2 -1 0 1 2 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNDTCN,1) to D(LNDTCN,1) -2 -1 0 1 2 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNDTCN,1) to LNDTNN -.4 -.2 .0 .2 .4 .6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LNDTNN to D(LNGDRP,1) -.4 -.2 .0 .2 .4 .6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LNDTNN to D(LNDTGT,1) -.4 -.2 .0 .2 .4 .6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LNDTNN to D(LNDTCN,1) -.4 -.2 .0 .2 .4 .6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LNDTNN to LNDTNN Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E. Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eview 8.1 Hình 4.17 Phản ứng xung của tất cả các biến Hình 4.17 cho thấy sự biến động của vốn ĐTC trong Giao thông có tác động đáng kể đến nguồn vốn ĐTC trong CNTT&TT tại hai quý đầu tiên và có chiều hướng đảo chiều tại quý 3, nhưng phản ứng tích cực được thấy ở quý thứ 4 trở đi, và tác động này vẫn còn ảnh hưởng đến cuối chu kỳ. Bên cạnh đó, phản ứng của vốn ĐTC trong CNTT&TT có phản ứng tích cực với vốn ĐTC trong Giao thông ngay 3,5 quý đầu tiên, tuy có đảo chiều phản ứng tiêu cực với vốn ĐTC trong Giao thông tại quý 4 nhưng nhìn chung phản ứng này vẫn còn biến động đến cuối chu kỳ. Ngoài ra, sự thay đổi trong vốn ĐTC trong CNTT&TT và Giao thông chưa có tác động tích cực đáng kể đến sự thay đổi của vốn ĐTC trong Nông nghiệp. 137 4.4.8 Phân tích phân rã phương sai Phân tích phản ứng đẩy cho thấy được chiều hướng và mức độ tác động của các biến số trong mô hình, tuy nhiên, lại không thấy được vai trò của các cú sốc đối với sự thay đổi của các biến số trong thời gian nghiên cứu trong 10 chu kỳ tính theo quý (bảng 4.19). Vì vậy phân tích phân rã phương sai được thực hiện trên mô hình VAR tại bảng 4.35 nhằm làm rõ hơn vai trò của vốn ĐTC trong lĩnh vực Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT với những thay đổi trong tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang, Bảng 4.35 Phân rã phương sai Variance Decomposition of D(LNGDRP,1): Perio d S.E. D(LNGDRP,1) D(LNDTGT,1) D(LNDTCN,1) LNDTNN 1 0.200205 100.0000 0.000000 0.000000 0.000000 2 0.261829 99.14455 0.249084 0.073279 0.533086 3 0.279182 97.81174 1.032542 0.138789 1.016934 4 0.283660 95.94020 2.532227 0.281472 1.246105 5 0.285137 94.95490 3.344932 0.278792 1.421374 6 0.285777 94.66442 3.546492 0.364582 1.424509 7 0.286034 94.56189 3.543982 0.467710 1.426415 8 0.286097 94.53030 3.560360 0.474012 1.435328 9 0.286166 94.49073 3.587367 0.487265 1.434639 10 0.286234 94.45336 3.591965 0.515041 1.439637 Variance Decomposition of D(LNDTGT,1): Perio d S.E. D(LNGDRP,1) D(LNDTGT,1) D(LNDTCN,1) LNDTNN 1 0.045179 0.491875 99.50812 0.000000 0.000000 2 0.050521 0.521362 92.71040 4.010526 2.757708 3 0.051331 0.520576 90.07405 6.733953 2.671416 4 0.051521 0.561947 89.90858 6.792778 2.736696 5 0.051955 0.720609 88.83505 7.476996 2.967346 6 0.052305 1.227390 87.76265 8.035639 2.974318 7 0.052427 1.487292 87.36069 8.052571 3.099451 8 0.052499 1.511468 87.12966 8.199781 3.159089 9 0.052575 1.569671 86.87727 8.313736 3.239325 10 0.052619 1.635864 86.74816 8.317759 3.298217 Variance Decomposition of D(LNDTCN,1): Perio d S.E. D(LNGDRP,1) D(LNDTGT,1) D(LNDTCN,1) LNDTNN 1 1.853399 6.938305 1.079368 91.98233 0.000000 2 2.223671 6.854089 0.795052 92.00199 0.348867 3 2.309488 11.00299 3.101732 85.36982 0.525465 4 2.456253 9.736705 4.426943 85.36853 0.467820 5 2.558586 11.10774 4.080486 84.36959 0.442190 6 2.590369 12.81524 4.419324 82.31254 0.452893 138 7 2.620844 12.57853 4.574565 82.38918 0.457721 8 2.645486 12.77112 4.494541 82.28209 0.452247 9 2.654666 13.22639 4.590199 81.71731 0.466095 10 2.662275 13.18649 4.638352 81.70310 0.472051 Variance Decomposition of LNDTNN: Perio d S.E. D(LNGDRP,1) D(LNDTGT,1) D(LNDTCN,1) LNDTNN 1 0.341551 0.144501 0.512831 0.432182 98.91049 2 0.460428 1.134297 0.295755 1.677048 96.89290 3 0.552577 1.114062 0.668583 2.201979 96.01538 4 0.623380 1.317598 0.929367 1.849765 95.90327 5 0.680285 1.162338 0.980862 1.973294 95.88351 6 0.727224 1.233844 1.002516 2.045385 95.71826 7 0.766487 1.245602 1.037846 1.945574 95.77098 8 0.799829 1.201483 1.079087 1.977809 95.74162 9 0.828624 1.222388 1.081247 1.997016 95.69935 10 0.853265 1.220757 1.098790 1.960262 95.72019 Cholesky Ordering: D(LNGDRP,1) D(LNDTGT,1) D(LNDTCN,1) LNDTNN Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eview 8.1 Bảng 4.35 cho thấy, vốn ĐTC trong CNTT&TT trong giai đoạn đầu tiên giải thích được 91,98% bởi các cú sốc của chính nó, và 6,93% bởi cú sốc tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên các cú sốc của vốn ĐTC trong Giao thông không có tác động đáng kể (chỉ khoảng 4%) và các cú sốc về thay đổi vốn ĐTC trong Nông nghiệp hầu như không tác động. Bảng 4.35 cũng cho thấy, vốn ĐTC trong Nông nghiệp trong giai đoạn đầu tiên giải thích được 98,91% bởi các cú sốc của chính nó, và hầu như sự đóng góp đến sự biến động của vốn ĐTC trong Nông nghiệp không có sự giải thích nhiều từ vốn ĐTC trong Giao thông (chỉ 1%) và vốn ĐTC trong CNTT&TT (gần 2%). Bảng 4.35 cũng cho thấy, vốn ĐTC trong Giao thông được giải thích bởi chính nó là 99,5% trong quí đầu tiên và 90-92% trong hai quí tiếp theo. Có thể thấy hầu như các biến đổi trong vốn ĐTC Giao thông được giải thích bởi chính nó là chủ yếu, bình quân cả giai đoạn hơn 87%, và của vốn ĐTC trong CNTT&TT bình quân chỉ hơn 7% cho cả chu kỳ. Sự giải thích biến động này đến từ vốn ĐTC trong Nông nghiệp (bình quân gần 3%). Nhận xét về mối quan hệ tương tác qua lại giữa vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT với tăng trưởng kinh tế Tiền Giang: Từ những phân tích của mô hình cho thấy vốn ĐTC trong Giao thông có tác động đến sự giải thích biến động 139 của tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang (gần 3,5%), và có sự đóng góp rất nhỏ trong giải thích sự biến động về tăng trưởng kinh tế của vốn ĐTC trong CNTT&TT (chỉ 0,5% cho cả chu kỳ). Tuy nhiên, mức giải thích này là chưa tương xứng với mục tiêu đề ra của tỉnh Tiền Giang về phân bổ vốn ĐTC đối với ba ngành trọng điểm là Giao thông, Nông nghiệp và CNTT&TT trong giai đoạn 1998-2020. Ngoài ra, kết quả này cho thấy UBND tỉnh Tiền Giang đã phân bổ kế hoạch vốn ĐTC cho 3 ngành chủ lực tại Tiền Giang là Giao thông, Nông nghiệp và CNTT&TT theo hướng sử dụng ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư thông qua đầu tư công cộng của chính phủ là lực đẩy (ngành Giao thông, Nông nghiệp và CNTT&TT) nhằm phát triển kinh tế. Kết quả này phù hợp với kết luận của Paul Samuelson (1948) và lý thuyết tăng trưởng hiện đại. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 Trong chương 4, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu gồm kết quả thống kê mô tả và kết quả hồi quy tám nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang thông qua quy trình quản lý ĐTC. Kết quả cho thấy có năm nhân tố có tác động có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả quản lý ĐTC là: nhân tố Triển khai dự án (TK); Vận hành dự án (VH); Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL); Điều chỉnh dự án (DC); Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Trong đó có hai nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC là Điều chỉnh dự án (DC) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Với mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu này, luận án không tìm thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả quản lý ĐTC là nhân tố Định hướng đầu tư, xây dựng dự án và sàng lọc bước đầu (DH); Thẩm định dự án chính thức (TD); Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC). Nhân tố Triển khai dự án (TK) là nhân tố có tác động mạnh nhất đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang. Chương 4 cũng trình bày kết quả nghiên cứu mối quan hệ nhân quả Granger giữa tăng trưởng kinh tế Tiền Giang với vốn ĐTC trong nông nghiệp, giao thông, CNTT& TT. Chương 5 tiếp theo sẽ tóm lược kết quả nghiên cứu và trình bày các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang trên cơ sở định hướng phát triển và quản lý ĐTC tại Tiền Giang. 140 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Các kết quả nghiên cứu chính Từ phân tích nghiên cứu tại chương 4, nghiên cứu đã đạt được kết quả sau: Thứ nhất, luận án đã trả lời được câu hỏi của mục tiêu nghiên cứu thứ nhất: “Những nhân tố nào trong quy trình quản lý ĐTC ảnh hưởng đến công tác quản lý ĐTC tại Tiền Giang? Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này ra sao?” Một là, “Những nhân tố nào trong quy trình quản lý ĐTC ảnh hưởng đến công tác quản lý ĐTC tại Tiền Giang?” Theo số liệu khảo sát từ 238 mẫu tiến hành với các nhà quản lý, các chuyên viên đã và đang công tác và quản lý các dự án ĐTC tại tỉnh Tiền Giang, có năm nhân tố tác động có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC gồm: nhân tố Triển khai dự án (TK); Vận hành dự án (VH); Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL); Điều chỉnh dự án (DC); Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Trong đó có hai nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC là Điều chỉnh dự án (DC) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả quản lý ĐTC là nhân tố Định hướng đầu tư, xây dựng dự án và sàng lọc bước đầu (DH); Thẩm định dự án chính thức (TD); Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC). Hai là, “Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này ra sao?”. Theo bảng thống kê phân tích hệ số hồi quy cho thấy tám nhân tố trong mô hình nghiên cứu được xem xét có khả năng giải thích 55% cho hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang. Trong năm nhân tố được xác định có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC thì có ba nhân tố có tác động tích cực với nhân tố Triển khai dự án (TK) có tác động mạnh nhất, nhân tố Vận hành dự án (VH) có tác động mạnh thứ hai, thứ ba là tác động của nhân tố Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL). Có hai nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang là nhân tố Điều chỉnh dự án (DC) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Thông qua kết quả nghiên cứu trên thì tác giả đã tìm ra được năm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang. Kết quả cho thấy các nhân tố 141 được nghiên cứu và đề xuất kỳ vọng ảnh hưởng được thể hiện qua bảng 5.1. Bảng 5.1 cho thấy, so với kì vọng của tác giả dựa trên các nghiên cứu của Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012) thì kết quả đạt được chỉ có năm nhân tố trùng khớp với giả thuyết đặt ra. Bảng 5.1 Kết quả tác động của các nhân tố lên hiệu quả quản lý đầu tư công tại Tiền Giang Biến Ký hiệu Kỳ vọng Kết quả Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL) + + Triển khai dự án (TK) + Điều chỉnh dự án (DC) + - Vận hành dự án (VH) + + Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG) + - Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu (DH) + Không có ý nghĩa thống kê Thẩm định dự án chính thức (TD) + Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC) + Nguồn: Từ kết quả nghiên cứu của tác giả Kết quả khảo sát định tính cũng cho thấy việc quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang phần lớn đảm bảo đúng quy trình; tuy nhiên, mặc dù quy trình quản lý có vẻ chặt chẽ về hình thức, nhưng trên thực tế, hoạt động quản lý các dự án ĐTC còn nhiều bất cập. Do đó, căn cứ vào định hướng phát triển và định hướng quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang, cũng như từ kết quả khảo sát và hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến ĐTC thu được tại chương 4, đây là cơ sở để tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang. Thứ hai, luận án đã trả lời đươc câu hỏi nghiên cứu thứ hai: “Mối quan hệ nhân quả giữa vốn ĐTC trong ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang ra sao?” Về mối quan hệ tương tác qua lại giữa vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Công nghiệp, CNTT&TT với tăng trưởng kinh tế Tiền Giang: - Tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang có quan hệ nhân quả hai chiều với vốn ĐTC trong Nông nghiệp và vốn ĐTC ngành Giao thông và CNTT&TT. Tác động của vốn ĐTC trong Nông nghiệp cho thấy có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ngay ở năm thứ nhất, bắt đầu từ giữa quý 3 và quý 4. Tuy nhiên tác động này chỉ gia tăng bắt đầu ở cuối năm thứ nhất và phản ứng của tăng tưởng kinh tế với vốn ĐTC trong lĩnh vực Nông nghiệp có xu hướng giảm dần ở năm từ hai. 142 - Phản ứng của tăng trưởng kinh tế là tích cực đối với các cú sốc vốn ĐTC trong lĩnh vực CNTT&TT ngay quý 2, và tác động này được gia tăng và kéo dài đến đạt đỉnh tại năm thứ 3 với mức tăng khoảng 0,5%, và sau đó phản ứng này không tắt dần mà vẫn còn ảnh hưởng đến những năm sau. Tuy nhiên, tác động của vốn ĐTC trong ngành CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế Tiền Giang còn tồn tại. Kết quả nghiên cứu chưa cho thấy sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế trong mô hình không chịu sự tác động có ý nghĩa thống kê bởi vốn ĐTC trong lĩnh vực CNTT&TT. - Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự thay đổi của vốn ĐTC ngành Giao thông chịu sự tác động một chiều và có ý nghĩa thống kê bởi vốn ĐTC trong lĩnh vực CNTT&TT. - Với bộ số liệu trong nghiên cứu này, kết quả nghiên cứu không cho thấy có tác động nhân quả hai chiều của vốn ĐTC trong lĩnh vực Nông nghiệp đến vốn ĐTC trong lĩnh vực Giao thông và CNTT&TT. Như vậy có thể thấy, tại Tiền Giang, tuy có sự đóng góp của vốn ĐTC trong Nông nghiệp và Giao thông đến mức thay đổi sức tăng trưởng kinh tế, nhưng có thể nói mức đóng góp cho sự giải thích sự biến động này là không đáng kể. Tuy rằng trong giai đoạn từ 1998-2018, Tiền Giang đã có sự thay đổi trong chiến lược phát triển cũng như phân bổ vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT. Tuy nhiên, kết hợp với phân tích chỉ số ICOR của ngành Giao thông, CNTT&TT và phân ra phương sai và các tác động quan lại giữa các biến này lại cho thấy việc này không đem lại hiệu quả cao. Dựa vào các kết quả này, kết hợp với kết quả nghiên cứu tại mô hình 1 về các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý ĐTC [có ba nhân tố có tác động tích cực với nhân tố Triển khai dự án (TK) có tác động nhiều nhất, nhân tố Vận hành dự án (VH) có tác động thứ hai, thứ ba là tác động của nhân tố Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL). Có hai nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang là nhân tố Điều chỉnh dự án (DC) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG)] làm cơ sở để tác giả đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang. 143 5.2 Định hướng, chính sách quản lý đầu tư công tại Tiền Giang giai đoạn 2020- 2030 5.2.1. Định hướng đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang Định hướng ĐTC tại Tiền Giang được căn cứ vào phương hướng không gian phát triển của tỉnh. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang (2019) thì UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan phân luồng khai vốn cho các chủ đầu tư để triển khai thực hiện công trình, dự án ĐTC. Đồng thời, liên tục chỉ đạo, đôn đốc công tác thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ĐTC năm 2019 thông qua các đoàn kiểm tra thực tế, báo cáo tại các phiên họp thành viên UBND tỉnh hàng tháng. Cụ thể, tỷ lệ giải ngân vốn đến hết tháng 11/2019 đạt trên 90% kế hoạch. Năm 2020, nguồn vốn ĐTC ở Tỉnh dự kiến tăng 37,4% (hơn 5.715 đồng so với năm 2019), với con số này, đây là năm nguồn vốn ĐTC ở tỉnh cao nhất. Dự kiến, công trình khởi công mới năm 2020 là 158 công trình, gồm: 54 dự án đầu tư và 104 báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Định hướng ĐTC tại Tiền Giang được căn cứ vào phương hướng không gian phát triển của tỉnh tầm nhìn 2020-2030 cụ thể như sau. Thứ nhất, Phân vùng kinh tế phát triển. Phát triển vùng kinh tế đô thị trung tâm: bao gồm TP. Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo và huyện Châu Thành. Trong đó, TP. Mỹ Tho vừa là đô thị trung tâm vùng tỉnh Tiền Giang, vừa là đô thị vệ tinh, là cực phát triển phía Tây Nam của TP. Hồ Chí Minh, cực phát triển phía Bắc của vùng ĐBSCL. Tập trung phát triển đô thị, dân cư, giáo dục đào tạo, y tế tiểu vùng phía Tây Nam TP. Hồ Chí Minh, phía Bắc của ĐBSCL và vùng tỉnh, phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái cù lao trên sông Tiền, du lịch văn hóa, lịch sử cấp quốc gia; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trồng hoa cây cảnh, rau an toàn. Phát triển vùng kinh tế đô thị phía Đông: gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây và huyện Tân Phú Đông, là vùng phát triển năng động thứ hai của tỉnh Tiền Giang trong đó thị xã Gò Công, là đô thị hạt nhân định hướng phát triển kinh tế biển, phát triển công nghiệp cơ khí dịch vụ, cảng logistics, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản du lịch sinh thái biển, bảo tồn rừng ngập mặn, tầm nhìn 2030 sẽ hình thành khu kinh tế biển. 144 Phát triển vùng kinh tế đô thị phía Tây: gồm thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè và huyện Tân Phước; trong đó thị xã Cai Lậy là đô thị hạt nhân. Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản như lúa gạo trái cây; nông nghiệp công nghệ cao; phát triển thương mại dịch vụ, đầu mối nông sản; du lịch sinh thái cảnh quan vườn cây ăn trái và vùng Đồng Tháp Mười. Thứ hai, Định hướng phát triển đô thị. Đô thị trung tâm vùng: tập trung thu hút đầu tư phát triển ba đô thị trung tâm ba vùng của tỉnh: TP. Mỹ Tho đô thị loại 1; thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy đô thị loại 3. Trung tâm huyện: cải tạo nâng cấp chỉnh trang thu hút đầu tư phát triển hai đô thị loại 4 (Cái Bè, Tân Hiệp); sáu đô thị loại 5 (Chợ Gạo, Mỹ Phước, Tân Hòa, Vĩnh Bình, thành lập mới thị trấn Tân Phú Đông, Bình Phú); nghiên cứu quy hoạch và đầu tư phát triển thị trấn Long Định trở thành trung tâm huyện lỵ mới của huyện Châu Thành. Thị trấn trung tâm khu vực: gồm một đô thị loại 4 (thị trấn Vàm Láng, phục vụ phát triển công nghiệp dịch vụ gắn với kinh tế biển và vùng công nghiệp Gò Công), thành lập năm đô thị loại 5 (đô thị Vĩnh Kim, Long Định, Bến Tranh, An Hữu, Thiên Hộ). Thị tứ: phát triển 30 đến 40 thị tứ với quy mô dân số khoảng 2.000 đến 4.000 dân/thị tứ gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới. Thứ ba, Định hướng phát triển và phân bố dân cư nông thôn. Việc ĐTC tại khu vực nông thôn được căn cứ vào định hướng phát triển và phân bố dân cư nông thôn. Phân bố dân cư nông thôn tỉnh Tiền Giang chủ yếu là hình thái cụm điểm dân cư tại thị tứ trung tâm huyện xã; hình thái tuyến dân cư phân bố dọc theo đường giao thông, các sông kênh rạch lớn; và dạng hình thái phân bố rải rác trong khu vực chuyên canh lúa, ở đan xen vườn cây ăn trái gắn kết các hình thức dân cư này với mô hình du lịch cộng đồng. Mô hình phân bố dân cư nông thôn Tiền Giang là vùng đồng bằng trên cơ sở ấp, xã. Quy hoạch xây dựng xã theo mô hình nông thôn mới, để đảm bảo tiện nghi về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và hình thành các vùng chuyên canh lớn, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp để phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn. Thứ tư, định hướng phát triển nhà ở. Tiền Giang tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, đề án nhà ở trọng điểm giai đoạn từ 2020-2030 đã được Chính phủ phê duyệt. Chương trình đầu tư xây 145 dựng nhà ở xã hội; Chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên các trường đại học, học cao đẳng; Chương trình phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp; chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; Chương trình hỗ trợ hộ nghèo Khu vực nông thôn cải tạo nhà ở; Chương trình cải tạo, nâng cấp các khu nhà ở cũ để chỉnh trang đô thị theo quy hoạch Thứ năm, phát triển kinh tế biển và ven biển. Tiếp tục khẳng định vùng biển và vùng ven biển là một địa bàn chiến lược, có tiềm năng kinh tế to lớn, có vị trí quốc phòng vô cùng quan trọng đối với việc phát triển KTXH và đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh Tiền Giang, phát triển thủy sản và cảng biển là ngành kinh tế mũi nhọn tạo động lực mạnh mẽ cho sự chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế của tỉnh. Trên cơ sở tiềm năng và lợi thế của vùng biển và ven biển, sẽ xây dựng thành một vùng kinh tế phát triển năng động, thu hút các nguồn đầu tư trong tỉnh trong nước và nước ngoài, chuẩn bị tiền đề điều kiện cho việc hình thành khu kinh tế ven biển Gò Công. Phát triển các ngành kinh tế biển và ven biển phát triển du lịch, và phát triển thủy hải sản đảm bảo đạt yêu cầu hiệu quả cao và bền vững, gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng bảo vệ môi trường sinh thái và tái tạo nguồn lợi thủy sản. 5.3 Khuyến nghị 5.3.1. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công tại Tiền Giang căn cứ vào quy trình quản lý đầu tư công 5.3.1.1. Về công tác quản lý Triển khai dự án đầu tư công Về mặt hình thức, tưởng chừng như mạng lưới hàng trăm văn bản, từ chiến lược đến kế hoạch, quy hoạch, định hướng, chương trình từ cấp trung ương đến cấp huyện và các bộ, ngành bao quát hết mọi ngóc ngách của hoạt động ĐTC và đảm bảo ĐTC được dẫn dắt bởi những định hướng rõ ràng và nhất quán. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống văn bản này vấp phải một số nhược điểm cơ bản. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố này có tác động tích cực và cao nhất trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang, do đó, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC, tỉnh Tiền Giang cần tăng cường hiệu quả của việc triển khai dự án, cụ thể cần hạn chế tình trạng các dự án bị kéo dài, đội giá thành bằng cách: 146 Thứ nhất, thực hiện tốt các khâu chuẩn bị, đặc biệt là giải phóng mặt bằng. Thứ hai, theo dõi, giám sát, đánh giá chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân và/hoặc bố trí nguồn vốn, và những trục trặc phát sinh để có biện pháp khắc phục sớm. Thứ ba, đấu thầu và mua sắm công cạnh tranh và minh bạch. Thứ tư, tạo điều kiện cho sự tham gia và giám sát của những bên có lợi ích liên quan. 5.3.1.2. Về công tác quản lý quá trình Vận hành dự án đầu tư công Tại Tiền Giang, quy trình quản lý ĐTC chấm dứt sau khi dự án ĐTC hoàn tất và dự án được bàn giao cho tổ chức vận hành. Cụ thể, trường hợp tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương. Đây là tuyến đường cao tốc nối TP. Hồ Chí Minh với tỉnh Tiền Giang và các tỉnh ĐBSCL nói chung, dài 50km, có điểm đầu tuyến là nút giao thông Chợ Đệm, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh và đi qua địa bàn năm huyện của tỉnh Tiền Giang, cụ thể là các xã, phường, thị trấn Tân Lập 1, Tân Hội Đông, Tân Lý Đông, Tam Hiệp, Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành). Điểm cuối là nút giao thông Thân Cửu Nghĩa (km 50) huyện Châu Thành, Tiền Giang. Chủ đầu tư của dự án này là PMU Mỹ Thuận, thực hiện theo phương thức chìa khóa trao tay. Sau khi hoàn thành dự án, PMU Mỹ Thuận tiến hành bàn giao dự án cho Công ty Cổ phần phát triển đường cao tốc BIDV (BEDC), và kết thúc trách nhiệm của mình ở đó. BEDC sau đó chịu trách nhiệm thanh toán tiền đầu tư cho chính phủ, quản lý tuyến cao tốc (bao gồm cả thu phí, thực hiện bảo trì, bảo dưỡng). Quy trình quản lý ĐTC và phân chia trách nhiệm giữa các bên tại khâu vận hành như thế này có nguy cơ dẫn đến tình trạng rủi ro đạo đức. Hậu quả của việc dự án bị chậm tiến độ gần 3 năm và chi phí đội lên gấp rưỡi - tất cả thuộc trách nhiệm của PMU Mỹ Thuận - đã được chuyển hoàn toàn sang BEDC sau khi dự án được bàn giao. Không chỉ chịu tình trạng liên quan đến tình trạng chi phí bị đội lên gấp rưỡi, BEDC còn phải giải quyết hậu quả do chất lượng đường xuống cấp nhanh chóng ở một số nơi, làm tăng chi phí bảo trì và bảo dưỡng. Đề bù đắp các chi phí tăng lên này, hiển nhiên là BEDC sẽ cần phải tăng phí đường một cách tương ứng. Nhưng trên thực tế, khi làm như vậy, rất nhiều phương tiện đã quay trở lại sử dụng đường quốc 147 lộ. Điều này một mặt làm suy giảm thêm khả năng thu hồi vốn, đồng thời làm đi ngược lại mục tiêu ban đầu của dự án. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố này có tác động tích cực thứ hai trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang, do đó trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang, cần tăng cường hiệu quả của công tác vận hành dự án như sau: Thứ nhất, yêu cầu chủ đầu tư (đơn vị triển khai dự án) có trách nhiệm bảo hành trong một thời gian nhất định đối với các dự án họ thực hiện. Thứ hai, gắn khả năng được phép thực hiện các dự án trong tương lai với chất lượng và hiệu quả thực hiện các dự án trong quá khứ. Thứ ba, thực hiện đăng bộ tài sản hình thành từ ĐTC một cách đầy đủ. Thứ tư, theo dõi và hạch toán đầy đủ những thay đổi về giá trị của tài sản công trong suốt quá trình vận hành. Thứ năm, theo dõi chất lượng và hiệu quả cung ứng dịch vụ của dự án đầu tư công. Thứ sáu, có dự toán đầy đủ chi phí thường xuyên cho hoạt động vận hành cũng như bảo trì, bảo dưỡng dự án khi đi vào hoạt động. Nói tóm lại, những nội dung cơ bản liên quan đến vận hành dự án như bảo trì, bảo dưỡng tài sản hình thành từ dự án; hạch toán những thay đổi về giá trị tài sản; và đánh giá mức độ hữu dụng của dự án căn cứ vào chất lượng và số lượng dịch vụ nó mang lại hiện nay cần quản lý chặt chẽ và khoa học, sẽ góp phần nâng qua hiệu quả quản lý ĐTC trong quy trình quản lý ĐTC của Tiền Giang. 5.3.1.3. Về công tác Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án đầu tư công Tại Tiền Giang hiện nay không có hội đồng thẩm định đầu tư công thường trực, và cũng không có hội đồng thẩm định hay đánh giá đầu tư công độc lập. Do đó, khi phát sinh các dự án ĐTC, thì các hội đồng này mới được thành lập bằng cách tập trung các thành viên chủ yếu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính. Về mặt pháp lý, văn bản pháp quy cao nhất và mới nhất về ĐTC hiện nay là Luật Đầu tư công năm 2019; Luật đã có những chỉnh sửa, bổ sung để đẩy mạnh phân cấp trong việc xem xét quyết định các phê duyệt chủ trương đầu tư, đặc biệt là phân cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Cụ thể, Luật Đầu tư công 2019 đã tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trình tự, thủ tục, phân cấp thẩm quyền quyết 148 định chủ trương đầu tư dự án ĐTC. Trong đó, đáng chú ý nhất là phân cấp triệt để quy trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, đưa vấn đề này trở thành một nội dung của thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, và do các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thẩm định (trừ chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ) trên cơ sở tổng số vốn kế hoạch trung hạn của đơn vị được cấp có thẩm quyền phân bổ. Tuy nhiên, theo Luật Đầu tư công 2019, về mặt danh nghĩa, theo chức năng nhiệm vụ được phân công, một số sở, ban, ngành đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư và trong một chừng mực ít hơn là Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang được giao nhiệm vụ theo dõi chung hoạt động ĐTC tại Tiền Giang, về nguyên tắc, có quyền và trách nhiệm xem xét lại kết quả thẩm định của các ngành và địa phương liên quan. Nhưng trên thực tế, một mặt vì các sở, ban, ngành tại Tỉnh không được giao nhiệm vụ cụ thể; mặt khác vì nguồn lực về tổ chức, con người, thời gian, tài chính hết sức hữu hạn nên các năng lực quản lý cũng không có khả năng bao quát hết việc đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố này có tác động tích cực và đứng thứ ba trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang, do đó trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang cần: Thứ nhất, cần tập trung thẩm quyền và năng lực thẩm định dự án vào một cơ quan để có thể theo dõi một cách triệt để, cụ thể là Sở Tài chính hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thứ hai, áp dụng các chuẩn mực quốc tế về thẩm định dự án đối với tất cả các dự án ĐTC. Đồng thời, sử dụng thống nhất các chuẩn mức thẩm định dự án cho mọi dự án ĐTC, bất kể nguồn vốn như thế nào. Thứ ba, áp dụng chế độ thẩm định khác nhau với ba nhóm dự án: đối với những dự án có tầm quan trọng và quy mô đặc biệt thì nhất thiết cần thành lập hội đồng thẩm định độc lập. Đối với những dự án có tầm quan trọng nhưng có quy mô thấp hơn mà nếu có một trong các tiêu chí thẩm định vượt ngưỡng quy định, thì tuy không cần thành lập hội đồng thẩm định độc lập, song nên thực hiện đánh giá lại kết quả thẩm định một cách độc lập. Đối với các dự án còn lại, chỉ cần đánh giá lại kết quả thẩm định khi thấy cần thiết. 149 5.3.1.4. Về công tác Điều chỉnh dự án đầu tư công Tình trạng chậm tiến độ tất yếu dẫn đến việc phải điều chỉnh các nội dung khác của dự án, nhất là là chi phí đầu tư. Điều này dẫn đến tình trạng khó quản lý đối với các nhà quản lý ĐTC tại Tiền Giang. Nếu giữ nguyên kỷ luật ngân sách, không cho phép điều chỉnh chi phí đầu tư thì các dự án đang triển khai có thể không bao giờ được hoàn thành, và lãng phí trong ĐTC là hệ quả chắc chắn. Mặt khác, nếu cho phép điều chỉnh thì hiển nhiên là sẽ làm tăng gánh nặng ngân sách, đặc biệt là ở cấp trung ương. Trong đa số trường hợp, sức ép của chỉ tiêu ĐTC và tăng trưởng, cùng với sự hối thúc của các sở, ngành tại Tiền Giang dẫn đến một sự thỏa hiệp đối với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thực tế thời gian qua cho thấy rất nhiều dự án ĐTC phải điều chỉnh, từ đó tạo ra nhiều xáo trộn trong hệ thống quản lý ĐTC, đặc biệt là công tác lập kế hoạch và bố trí nguồn vốn. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố này có tác động tiêu cực trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang, do đó trong thời gian tới cần siết chặt kỷ luật đối với việc điều chỉnh dự án. Để khắc phục tình trạng này, các cơ quan quản lý ĐTC tại Tiền Giang cần phải: Thứ nhất, thắt chặt khả năng điều chỉnh tiến độ, dự toán và phương án tài chính để buộc chủ đầu tư phải tính toán căn cơ ngay từ trước khi thực hiện dự án. Thứ hai, những dự án đề nghị điều chỉnh cần có luận chứng chi tiết. Những luận chứng này sau đó phải được cơ quan có thẩm quyền đánh giá và chấp thuận. Thứ ba, quy rõ trách nhiệm đối với những tổ chức và cá nhân là nguyên nhân của việc phải điều chỉnh dự án. 5.3.1.5. Về công tác Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án Công tác kiểm toán và đánh giá sau khi dự án kết thúc hiện nay đang được thực hiện một cách hình thức, còn việc kiểm toán sau khi dự án kết thúc được tiến hành trong một phạm vi rất nhỏ. Như vậy, cũng tương tự như khâu thẩm định dự án, việc đánh giá dự án được giao cho chủ đầu tư, và điều này hiển nhiên tạo ra nguy cơ về xung đột lợi ích. Hệ quả là việc đánh giá đầu tư mặc dù có thể được quy định hết sức chi tiết về mặt pháp lý nhưng lại được thực hiện hết sức hình thức trên thực tế. Tất nhiên, về nguyên tắc, cơ quan quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư có thể thực hiện đánh giá đột xuất dự án đầu tư thuộc quyền quản lý của mình. Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả và hiệu lực của hoạt động này rất thấp. 150 Trên thực tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá ĐTC. Nội dung và việc tổ chức giám sát, đánh giá dự án ĐTC được quy định trong văn bản mới nhất của Chính phủ vừa ban hành là Nghị định số 01/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư. Theo Nghị định này, nội dung đánh giá dự án đầu tư bao gồm đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động, và đánh giá đột xuất, trong đó đánh giá kết thúc bao gồm các nội dung sau: - Đánh giá quá trình chuẩn bị đầu tư dự án; - Đánh giá quá trình thực hiện dự án: hoạt động quản lý thực hiện dự án; kết quả thực hiện các mục tiêu của dự án; các nguồn lực đã huy động cho dự án; các lợi ích do dự án mang lại cho những người thụ hưởng và những người tham gia; các tác động của dự án; tính bền vững và các yếu tố bảo đảm tính bền vững của dự án; - Các bài học rút ra sau quá trình thực hiện dự án và đề xuất các khuyến nghị cần thiết. Trong đó, Nghị định số 01/2020/NĐ-CP đã bổ sung thêm quy định về phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư chương trình ĐTC. Cụ thể: Thứ nhất, tùy theo quy mô và tính chất của dự án, có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp) hoặc phương pháp phân tích chi phí – lợi ích. Thứ hai, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án ĐTC: Mức độ đạt được mục tiêu đầu tư dự án theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt; chỉ số khai thác, vận hành thực tế của dự án so với các chỉ số khai thác, vận hành của dự án đã được phê duyệt; các tác động KTXH, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên); các biện pháp để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện. Tuy nhiên, tại Tiền Giang việc đánh giá dự án và việc kiểm toán sau khi dự án kết thúc vẫn còn tình trạng thực hiện một cách hình thức, để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động này, các cơ quan quản lý tại Tiền Giang nên áp dụng việc đánh giá dự án cho mọi dự án. Tuy nhiên, đối với những dự án đặc biệt quan trọng cần có một hội đồng đánh giá độc lập, có thể chính là hội đồng thẩm định độc lập ban 151 đầu; và đối với những dự án quan trọng thì hội đồng đánh giá có thể là hội đồng kiểm tra bản thẩm định dự án ban đầu, trong giai đoạn nghiên cứu, vấn đề này chưa được thực hiện một cách đầy đủ và thực chất. 5.3.2. Giải pháp phân phối và sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực Nông nghiệp, Giao thông, Công nghệ thông tin và truyền thông Do vị trí địa lý cũng như hệ thống sông rạch chằng chịt nên việc bố trí các nguồn vốn ĐTC trong lĩnh vực Giao thông phải được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng. Cụ thể các nguồn vốn đầu tư trong tương lai nên tập trung vào đầu tư phát triển hạ tầng giao thông cả giao thông đường bộ và đường thủy nhưng nên tập trung những tuyến chính, quản lý nguồn vốn ĐTC trong Giao thông cũng như tiến độ thi công là điều quan trọng. Ngoài ra, việc xúc tiến thi công, bê tông hóa hệ thống cảng sông, cảng biển, bến bãi, tăng cường nâng cấp hệ thống phương tiện vận tải cũng là điều mà UBND tỉnh Tiền Giang nên lưu tâm đến. Nhà nước điều tiết các nguồn vốn theo hướng cân đối, hài hòa và tương đồng giữa các ngành nghề, những lĩnh vực, những vùng/miền, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng đã đề ra. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tương tác qua lại giữa tác động của vốn ĐTC trong CNTT&TT và Nông nghiệp đến tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang. Do đó, việc phân phối và cân đối hai nguồn vốn này cũng là quyết định cẩn trọng, bởi sự phát triển kinh tế cần sự phát triển đồng đều giữa các ngành để tạo nên sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Ngoài ra, tại Tiền Giang vẫn còn tình trạng phân bổ vốn phát sinh do trước đó không có kế hoạch vốn trung và dài hạn, cần tới đâu xin bổ sung vốn đến đó nên dẫn đến tình trạng đầu tư manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tính đồng bộ theo liên kết vùng. Bên cạnh đó, vốn đầu tư phân bổ chồng chéo, trùng lắp, nên gây lãng phí nguồn lực của nhà nước, phá nát không gian kinh tế, đặc biệt với hệ thống sông ngòi chằng chịt tại Tiền Giang. Để khắc phục được vấn đề này, Chính phủ và các bộ, ngành trung ương và UBND tỉnh Tiền Giang cần xem xét lại các tiêu chí phân bổ vốn ngân sách, quy trình duyệt và phê duyệt cấp NSNN đến các huyện, xã nhằm mục tiêu phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng kinh tế. 152 5.3.3. Một số khuyến nghị khác Có thể nói, Tiền Giang là một trong những tỉnh có cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh thì vốn đầu tư của nhà nước có vai trò càng quan trọng nhằm tạo sự lan toả đến những nguồn vốn khác. Do đó, UBND Tiền Giang nên thực hiện các giải pháp nhằm tạo môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng hấp dẫn hơn, cụ thể là thường xuyên tổ chức các hội nghị đối thoại doanh nghiệp, tham gia khảo sát các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp, tạo điều kiện để các đoàn doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tham quan tìm hiểu môi trường đầu tư của tỉnh, đồng thời UBND tỉnh Tiền Giang cũng nên quan tâm đến các chính sách ưu đãi nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư cũng như nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của địa phương. Trước tiên, tỉnh Tiền Giang nên tập trung hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình chuyển tiếp các công trình trọng điểm, để đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH và dân sinh như trường mầm non tại khu công nghiệp Long Giang, bệnh viện đa khoa mới tại huyện Châu Thành, khu bãi rác công nghệ cao tại huyện Tân Phước... Trong các giải pháp này, việc xây dựng chương trình tiếp thị và mời gọi đầu tư theo hướng tập trung mạnh các doanh nghiệp, các dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh là một trong những giải pháp quan trọng, sẽ góp phần phát triển các ngành dịch vụ thương mại theo hướng hỗ trợ phục vụ phát triển công nghiệp, các ngành công nghiệp phụ trợ cung cấp nguyên phụ lịêu cho các ngành sản xuất có liên quan tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư ổn định, kinh doanh hiệu quả. Thứ hai, cần tập trung đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp liên quan đăng ký thành lập mới, thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh qua mạng (hiện tại tỷ lệ đăng ký kinh doanh trực tuyến chỉ đạt hơn 25% trên tổng số doanh nghiệp đăng ký), cần rà soát dữ liệu doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh để cập nhật thông tin và kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh nội dung đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định... nhằm tránh những rườm rà không đáng có trong khâu thủ tục hành chính. Nâng cao chất lượng chuyên mục "Đối thoại doanh nghiệp" trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang cũng như tiếp nhận các phản ánh về dịch vụ hành chính công "Một cửa điện tử" của tỉnh để tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị của người dân, 153 doanh nghiệp khi có yêu cầu, cần có bộ phận chuyên trách trực và phản hồi ý kiến thắc mắc của các doanh nghiệp một cách chính xác và kịp thời. Có thể nói, từ sự minh bạch, công khai này, sẽ ngày càng kiến tạo, bồi đắp lòng tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư vào môi trường đầu tư - kinh doanh của Tỉnh. Quản lý ĐTC không phải thực hiện riêng lẻ mà ĐTC luôn gắn kết với tổng thể hệ thống thể chế, chính sách quản lý kinh tế. Bởi chính sách quản lý ĐTC không được định hình và thực hiện một cách biệt lập mà trong một môi trường thể chế và chính sách nhất định. Điều này có nghĩa là bản thân hoạt động quản lý ĐTC không phải là nhân tố duy nhất quyết định chất lượng và hiệu quả ĐTC. Chẳng hạn như hiệu quả và hiệu lực của hệ thống phân bổ ngân sách, quản trị doanh nghiệp nhà nước, và hệ thống quản lý nợ công, tất cả đều có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống quản lý ĐTC. 5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu chỉ trong địa bàn Tiền Giang, kết quả nghiên cứu sẽ khái quát hơn nếu nghiên cứu trong phạm vị rộng hơn, như toàn bộ các tỉnh ĐBSCL, các tỉnh phía Nam hoặc trên cả nước. Đề tài nghiên cứu mới chỉ thực hiện đánh giá tác động của thay đổi của ba loại vốn ĐTC gồm: vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Giao thông, CNTTT&TT mà chưa đánh giá và xác định ảnh hưởng của vốn ĐTC đến tăng trưởng kinh tế theo 21 ngành kinh tế tại Tiền Giang. Thứ hai, nghiên cứu chỉ dựa trên đối tượng khảo sát là các nhà quản lý, các chuyên viên đã, đang công tác quản lý các dự án ĐTC. Do đó, câu trả lời của các đối tượng này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm đã quản lý, công tác mà chưa nghiên cứu đến các đối tượng không trực tiếp tham gia, quản lý các dự án ĐTC và các đối tượng thụ hưởng các công trình ĐTC, cụ thể là các tầng lớp dân cư tại Tiền Giang. Do đó, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng thêm các đối tượng khảo sát, mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu (theo 21 ngành kinh tế để có cái nhìn bao quát kỹ hơn về tác động của vốn ĐTC tại Tỉnh) cũng như các nhân tố ảnh hướng đến quản lý ĐTC sẽ đem lại kết quả bao quát hơn. 154 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 Chương 5 đã tóm lược các kết quả nghiên cứu của chương 4, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang dựa trên định hướng phát triển và quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang, cũng như đưa ra các khuyến nghị dựa vào kết quả nghiên cứu tại chương 4. Tác giả đã trình bày tóm tắt lại kết quả nghiên cứu về mối quan hệ tương tác qua lại giữa vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT với tăng trưởng kinh tế Tiền Giang. Đồng thời, chương này cũng nêu ra một số giải pháp nhằm thu hút vốn ĐTC trong nước cũng như các giải pháp phân phối và sử dụng nguồn vốn ĐTC của ba ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT, cùng một số biện pháp khác. Kết thúc chương 5, tác giả đã đưa ra nhận định về hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài. 155 KẾT LUẬN Thông qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, nghiên cứu đã thực hiện đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang từ số liệu sơ cấp thu thập, khảo sát từ các chuyên gia đã và đang công tác và quản lý các dự án ĐTC, nghiên cứu đã đạt được mục tiêu nghiên cứu như sau: Thứ nhất, luận án đã xác định được có năm nhân tố tác động có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC gồm: nhân tố Triển khai dự án (TK); Vận hành dự án (VH); Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL); Điều chỉnh dự án (DC); Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Trong đó có hai nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC là Điều chỉnh dự án (DC) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Với mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả quản lý ĐTC là nhân tố Định hướng đầu tư, xây dựng dự án và sàng lọc bước đầu (DH); Thẩm định dự án chính thức (TD); Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC). Trong năm nhân tố được xác định có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC thì có ba nhân tố có tác động tích cực với nhân tố Triển khai dự án (TK) có tác động nhiều nhất (Beta=0,318), nhân tố Vận hành dự án (VH) có tác động thứ hai (Beta=0,297), thứ ba là tác động của nhân tố Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL) (Beta=0,286). Có hai nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang là nhân tố Điều chỉnh dự án (DC) (Beta= -0,133) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG) (Beta= -0,248). Thứ hai, có mối quan hệ tương tác qua lại giữa vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Giao thông với tăng trưởng kinh tế Tiền Giang; Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự thay đổi của vốn ĐTC ngành Giao thông chịu sự tác động một chiều và có ý nghĩa thống kê, bởi vốn ĐTC trong lĩnh vực CNTT&TT. Với bộ số liệu trong nghiên cứu này, kết quả nghiên cứu không cho thấy có tác động nhân quả hai chiều của vốn ĐTC trong lĩnh vực Nông nghiệp đến vốn ĐTC trong lĩnh vực Giao thông và CNTT&TT. Như vậy có thể thấy, tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang tuy có sự đóng góp của vốn ĐTC trong Nông nghiệp và Giao thông, nhưng mức đóng góp cho sự biến động này là không đáng kể. 156 Dựa vào các kết quả này, kết hợp với kết quả nghiên cứu tại mô hình 1 về các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý ĐTC (có ba nhân tố có tác động tích cực với nhân tố Triển khai dự án (TK) có tác động nhiều nhất, nhân tố Vận hành dự án (VH) có tác động thứ hai, thứ ba là tác động của nhân tố Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL). Có hai nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang là nhân tố Điều chỉnh dự án (DC) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG) làm cơ sở để tác giả đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang. Các khuyến nghị được đưa ra nhằm nâng cao việc quản lý Triển khai dự án, Vận hành, Đánh giá độc lập với thẩm định dự án ĐTC, công tác Điều chỉnh dự án ĐTC, Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án cũng như các giải pháp phân phối và sử dụng NSNN trong lĩnh vực Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT. Bằng sự hiểu biết và là một người con của đất Tiền Giang, tác giả đã cố gắng hoàn thiện luận án này một cách tốt nhất có thể; tuy nhiên, với các cách tiếp cận khoa học khác nhau sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả mong nhận được sự đóng góp, xây dựng của quý các Thầy/Cô, bạn bè, đồng nghiệp cũng như người đọc quan tâm để luận án được hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_dau_tu_cong_tai_tinh_tien_giang.pdf
  • pdfTÓM TẮT ĐIỄM MỚI TIẾNG ANH.pdf
  • pdfTÓM TẮT ĐIỂM MỚI TIẾNG VIỆT.pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH.pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT.pdf
Luận văn liên quan