Luận án Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội

Trên thực tế, từ sau năm 2008, với việc sửa đổi và ban hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, Luật Thuế giá trị gia tăng một số ưu đãi đối với KCN được quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP và một số văn bản khác đã bị bãi bỏ. Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN chỉ được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng theo địa bàn có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc theo lĩnh vực đầu tư tương tự như các dự án đầu tư ngoài KCN. Việc loại bỏ hầu hết các ưu đãi đầu tư trong KCN đã gây thắc mắc cho các nhà đầu tư về tính ổn định của môi trường đầu tư của Việt Nam, đồng thời ảnh hưởng tới kết quả thu hút đầu tư vào KCN, đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

pdf207 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến thức cơ bản về an toàn vệ sinh lao động. Doanh nghiệp phải thường xuyên mở các lớp tập huấn về kĩ thuật an toàn lao động, khuyến khích người lao động thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động và khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp có thành tích Nếu các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ phải xử phạt và buộc đơn vị đó phải tuân thủ nghiêm túc luật pháp, chính sách, chế độ về vệ sinh an toàn lao động. Tổ chức đào tạo huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và lao động trực tiếp; tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp về công tác bình ổn giá, thủ tục nâng cao hiệu quả sản xuất theo tiêu chuẩn ISO. 4.4.5.2. Từng bước kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội Trong thu hút và quản lý các doanh nghiệp KCN, Hà Nội cần chủ động phát huy mặt tích cực, đồng thời, kiểm tra giám sát, kiểm soát, thực hiện công 173 khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế các tác động tiêu cực cho đất nước, cộng đồng. Với tinh thần đó, một mặt, Hà Nội cần tăng độ hấp dẫn của môi trường đầu tư thu hút đầu tư vào KCN bằng những chính sách giúp giảm thiểu chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; Mặt khác, Hà Nội cần đặc biệt coi trọng yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường trong các KCN, kiên quyết không hy sinh môi trường để đánh đổi với các lợi ích kinh tế... Theo Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, tình trạng ô nhiễm xảy ra khắp nơi, cả ở nông thôn và thành thị, ở các cơ sở sản xuất riêng rẽ, dịch vụ nhỏ lẻ, đến khu công nghiệp tập trung và các làng nghề, cả trong sản xuất và sinh hoạt Ô nhiễm nước tại Hà Nội rất nặng nề, cả nước trên bề mặt và nước ngầm đều bị nhiễm bẩn. Hiện nay nước thải sinh hoạt, sản xuất, làng nghề, khu công nghiệp đều không hề qua xử lý. Người dân các quận huyện ngoại thành cũng xả rác bừa bãi, nhiều nơi tận dụng ao hồ làm nơi chứa rác. Hà Nội có hàng nghìn doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất xả chất thải công nghiệp nhưng chỉ có 200 đơn vị xử lý đúng quy trình xử lý chất thải, đã khiến hệ thống nước ở Hà Nội toàn bộ đều bị ô nhiễm nặng. Các mẫu nước giếng ở huyện Thanh Oai cho thấy nước đã vẩn đục và có mùi hôi, độ nhiễm asen cao hơn mức cho phép nhiều lần. Các con sông chảy quanh địa bàn thủ đô Hà Nội hiện có mức độ ô nhiễm cao hơn ngưỡng cho phép rất nhiều lần. Theo Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) giai đoạn 2012-2016, chất lượng môi trường không khí tại 8 khu công nghiệp, 22 cụm công nghiệp ở mức từ trung bình đến tốt và đang có xu hướng được cải thiện. Tuy nhiên, tại một số khu dân cư như thị trấn Văn Điển, Yên Viên, Vĩnh Tuy, Yên Nghĩa, Ngọc Hồi, Quan Hoa... thông số quan trắc bụi tổng số (TSP), CO, SO2, NO2 đều vượt ngưỡng quy chuẩn 1,04 - 2 lần. Chất lượng môi trường không khí tại các nút giao thông, hầu hết đều vượt QCVN từ 1,3 đến 2 lần. Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam, Hà Nội đang bị ô nhiễm không khí nặng, đáng báo động. Số liệu quan trắc trong quý đầu năm 2016 cho thấy, Hà Nội có mức bụi MP10 và PM2,5 đều vượt giới hạn cho phép ở tất cả các ngày, trong đó thời điểm cao nhất là 89 µg/m3 vượt gần 2 lần quy chuẩn cho phép. Thậm chí mới đây, thiết bị đo đạc, quan trắc đã phát hiện chất độc thủy ngân trong không khí và dù chỉ mang tính cá biệt và chưa phát hiện thủy ngân ở nhiều nơi, nhưng khiến các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đều đang quan tâm. 174 Thực tế cho thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường từ các KCN chủ yếu do các doanh nghiệp FDI trong KCN xử lý chất thải cố tình không tuân thủ quy định hoặc do công nghệ sử dụng trong các KCN quá cũ kĩ, không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường tối thiểu. Nếu Hà Nội không có biện pháp khắc phục, hạn chế kịp thời các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm cao trong KCN thì không chỉ môi trường sống trên địa bàn sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí cản trở cả sự hấp dẫn của môi trường đầu tư và thu hẹp khả năng tiếp tục thu hút nguồn vốn vào KCN trên địa bàn trong tương lai. Ban Quản lý KCN&CX Hà Nội đã có nhiều cố gắng, nhưng khá chật vật để xử lý các vấn đề trên. Thành phố đang xem xét để ban hành kế hoạch chống ồn, ngăn ngừa, kiểm soát, xử lý, giảm phát sinh các nguồn gây ô nhiễm không khí; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật về môi trường; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân hướng tới phát triển bền vững Để hạn chế được nguy cơ này, quá trình cải thiện môi trường đầu tư cần được đặt trong nỗ lực giải quyết các vấn đề trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường sống vì một Thủ đô ngày càng xanh hơn, đẹp hơn, sạch hơn, phát triển nhanh hơn và bền vững hơn Ngoài việc tăng cường triển khai các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các dự án FDI chuyển giao công nghệ sạch thì Hà Nội cần coi trọng các biện pháp sử dụng công cụ kinh tế môi trường theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền, với mức chi phí trả tỷ lệ thuận với mức độ phát thải và gây ô nhiễm được xác định khoa học, chính xác theo chuẩn chung, minh bạch”. Đặc biệt, Thành phố Hà Nội cần phối hợp với các cơ quan trung ương trong việc lập, duy trì và nâng cấp các hàng rào kỹ thuật; đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ, khắt khe hơn theo quy định và thông lệ quốc tế phù hợp với các cam kết hội nhập và yêu cầu phát triển bền vững trong quá trình chọn lọc dự án; Cụ thể: Hà Nội cần sử dụng phương pháp lồng ghép chi phí môi trường vào hình thức thuế và phí môi trường hay phí tài nguyên; ban hành các mức hạn ngạch ô nhiễm, các tiêu chí và quy trình, quy định về kiểm soát và xử lý các nguồn phát thải, giấy phép xả thải, đặc biệt là ký quỹ môi trường. Những quy định này phải ngày càng “đủ độ” tạo ra động cơ khuyến khích và áp lực mạnh hơn, buộc các doanh nghiệp giảm thải nhiều hơn. Đây cũng chính là công cụ hữu hiệu buộc các nhà đầu tư phải quan tâm tăng áp dụng công nghệ kỹ thuật có lợi cho môi trường. Để sử 175 dụng được các công cụ này, đòi hỏi Thành phố và các Ban quản lý KCN phải có một đội ngũ chuyên gia và thiết bị đo lường, phương pháp đánh giá về môi trường tiên tiến phù hợp để có thể xác định được nhanh chóng, chính xác quy mô và tính chất nguồn phát thải. Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định nhằm hướng dẫn và kiểm soát môi trường trong các KCN; Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu hao năng lượng, môi trường, về đánh giá tác động môi trường đối với các doanh nghiệp FDI đầu tư gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường; Ban hành quy định về phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và giám sát môi trường, quy định giới hạn lượng phát thải,Đồng thời, cần thúc đẩy sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, tăng cường quản lý, giám sát dự án sau cấp phép, bảo vệ môi trường sinh thái, chấn chỉnh hoạt động đầu tư không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật liên quan, phát hiện và cảnh bảo các nguy cơ gây ảnh hưởng đến dự án, giúp hạn chế phát sinh vướng mắc, tổng hợp các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp để xem xét, hỗ trợ. Đặc biệt, đối với một số KCN cao cho phép các Ban quản lý KCN chủ động đề xuất, thực thi các công cụ hữu ích cần thiết khác nhằm điều chỉnh, khống chế, khuyến khích các doanh nghiệp trong hoạt động bảo vệ môi trường, vì phát triển bền vững. Cùng với việc cụ thể hóa bộ tiêu chí cần thiết về môi trường trong việc lựa chọn, đánh giá đối với các dự án trong KCN theo Luật Bảo vệ môi trường và các luật định chuyên ngành liên quan, các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm cung cấp thông tin sửa đổi kịp thời đến các doanh nghiệp và tư vấn cho họ các quy định thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong quá trình đầu tư. Đồng thời, cần liên tục có sự thẩm tra, xem xét kỹ các tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ, môi trường, lao độngđể đảm bảo chất lượng của các dự án, đảm bảo tính liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI; góp phần phát triển có chọn lọc các ngành hàng, nhóm sản phẩm, các công đoạn và chi tiết, sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, thân thiện với môi trường. Trong kiểm tra, giám sát yêu cầu bảo vệ môi trường trong hoạt động đầu tư trong KCN bên cạnh tăng cường năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý của nhà nước, Hà Nội cần quan tâm và tạo điều kiện gia tăng vai trò, sự đóng góp 176 tích cực từ cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội. Để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong quá trình giám sát doanh nghiệp trong KCN, các cơ quan ban ngành cần có sự khuyến khích động viên kịp thời tới các cá nhân và tập thể có tinh thần phát giác những dự án đầu tư đang hủy hoại môi trường, hoạt động nhân danh dưới vỏ bọc là doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN. Tuy nhiên, hành động đó của họ sẽ không tránh khỏi sự va chạm đối với các doanh nghiệp khi bị lộ những hành vi xấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh ra trước pháp luật nên Nhà nước cần có các biện pháp để bảo vệ quyền lợi cho những người dân có tinh thần trách nhiệm đối với xã hội trong hoạt động giám sát quá trình đầu tư trong nước và nước ngoài tại Hà Nội. Trong công tác tập huấn cho các doanh nghiệp, ngoài việc nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với các vấn đề môi trường và phát triển bền vững, còn giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những thách thức môi trường trong chiến lược kinh doanh phát triển của mình cũng như tầm quan trọng và các lợi ích của việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn môi trường. Bên cạnh đó, phải chỉ ra những vấn đề, những vướng mắc hay những thiếu sót, vi phạm mà doanh nghiệp thường gặp trong hoạt động bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị mình. Cần tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích (bằng nhiều hình thức như: hỗ trợ về thuế, vay vốn từ quỹ bảo vệ môi trường, tạo điều kiện để doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính, chúng ta đã làm nhưng cần làm mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn) để các doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường, đổi mới công nghệ, ưu tiên các công nghệ vừa nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm vừa nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, tiết kiệm chi phí sản xuất, ít gây ô nhiễm môi trường; hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các chương trình môi trường như 5S, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tái chế & tái sử dụng chất thải xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO, đây cũng là những tiêu chí thúc đẩy lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, sản xuất của doanh nghiệp khi tham gia PPP. Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp gồm thông tin về hiện trạng môi trường, các quy định tiêu chuẩn môi trường nói chung, quy định môi trường đối với hàng hóa xuất nhập khẩu 177 nói riêng, thông tin về dịch vụ môi trường, về hiệu quả và các nguồn tài chính (như quỹ môi trường) cho đầu tư bảo vệ môi trường UBND thành phố cần tăng cường đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho công tác quản lý môi trường như các điểm quan trắc môi trường tự động tại các KCN, trung tâm thử nghiệm, đánh giá để có những phát hiện và xử lý kịp thời. 4.4.6. Giải pháp về sắp xếp lại, nâng cao trình độ và tu dưỡng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức trong Ban Quản lý KCN và CX Hà Nội Đây là một trong những nội dung có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác hoàn thiện QLNN đối với các KCN ở Hà Nội bởi suy cho cùng hiệu quả của quản lý phụ thuộc trước hết vào con người thực thi chức năng quản lý, bao gồm trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và đạo đức công vụ. Như trong chương 3, luận án đã phân tích về những bất cập trong đội ngũ CBCC của Ban Quản lý: thiếu về số lượng và một số vị trí công tác chưa hợp lý, chưa phù hợp với chuyên môn. Để phát huy năng lực và sở trường của từng CBCC, giải pháp trước hết là cần phải điều chỉnh lại số lượng biên chế theo từng ban, trong đó cần tăng biên chế cho bộ phận nghiệp vụ và giảm biên chế ở bộ phận văn phòng, hoặc chuyển sang kí hợp đồng lao động. Thêm nữa, cũng cần sắp xếp lại một số vị trí việc làm sao cho phù hợp với chuyên môn, cán bộ làm việc trong các đơn vị nghiệp vụ nào dứt khoát phải có chuyên môn được đào tạo về lĩnh vực đó. Trong trường hợp không sắp xếp được, cá nhân phải tự đi đào tạo bồi dưỡng để bổ sung chuyên môn. Việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC phải xuất phát từ tiêu chuẩn của từng loại chức danh; phải gắn với việc bố trí, sử dụng theo vị trí việc làm; tránh xảy ra tình trạng đào tạo không đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, biện pháp về đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung vào nội dung sau: + Hoàn thiện công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều nội dung khác nhau liên quan đến QLNN đối với KCN một cách cụ thể gắn với đặc điểm, điều kiện về trình độ năng lực của đội ngũ công chức. Xác định nhu cầu đào tạo để xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể theo từng năm và cả nhiệm kỳ đảm bảo tính khả thi. Kế hoạch đào tạo phải xác định cụ thể công chức cử đi đào tạo ở cơ sở nào, chuyên ngành nào, khi nào tiến hành đào tạo, đào tạo với nội dung, hình thức như thế nào... Phải rạch ròi và có tính thống nhất, khắc 178 phục tình trạng lâu nay ở Ban Quản lý là kế hoạch đào tạo đề ra nhưng chỉ thực hiện 60 - 65%. + Xác định đối tượng cần và thời gian đào tạo, bồi dưỡng một cách cụ thể, từ đó để bố trí, sắp xếp công việc của công chức được thuận lợi. Đồng thời, việc đào tạo phải được dàn trải trong từng năm, khắc phục tình trạng lâu nay cứ dồn vào một thời điểm cuối năm gây khó cho việc tổ chức cũng như công chức khó có điều kiện tham gia theo đúng kế hoạch. + Việc lập kế hoạch về ngân sách đào tạo, bồi dưỡng cần được đổi mới, đảm bảo tính kịp thời, cụ thể là: Thứ nhất, kế hoạch đào tạo phải được xây dựng từ năm trước phục vụ cho năm sau, khắc phục tình trạng hiện nay kế hoạch được xây dựng theo đúng chu trình của năm ngân sách làm cản trở kế hoạch đào tạo. Thứ hai, kế hoạch đào tạo phải dựa vào nhu cầu công việc và khả năng công chức theo học các chương trình dài hạn và ngắn hạn, đặc biệt là chương trình dài hạn để nhằm đào tạo những công chức có năng lực, trình độ thực sự để đảm đương công tác QLNN về lĩnh vực này. + Trong quá trình đào tạo phải đảm bảo yêu cầu của các lĩnh vực, các môn học liên quan đến QLNN theo các lĩnh vực quản lý trong KCN trên địa bàn để phát huy được khả năng của họ trong hoạt động thực tiễn. Thứ nữa, tăng cường mở rộng các chương trình khảo sát thực tế nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các Ban Quản lý KCN trong phạm vi cả nước; xúc tiến hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng, bám sát yêu cầu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, xây dựng chính sách, tổ chức, điều hành ... Tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới lề lối phong cách làm việc tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong thi hành công vụ của cán bộ công chức, viên chức Ban Quản lý. Triển khai quy trình thủ tục hành chính và quy trình quản lý nội bộ phù hợp theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001-2008 để áp dụng tại Ban Quản lý. 4.4.7. Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Như trên đã phân tích, theo Quy định về cơ cấu tổ chức của các Ban Quản lý, Ban Quản lý KCN ở các địa phương không có chức năng thanh tra mà chỉ có chức năng kiểm tra và giám sát. Điều này đã gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý của Ban Quản lý KCN nói chung và Ban Quản lý 179 KCN&CX Hà Nội nói riêng, mô hình chung đã tách rời giữa chức năng quản lý, điều hành trực tiếp với chức năng thanh tra, làm giảm đi hiệu quả của công tác quản lý. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần có quy định một cách rõ ràng để trả lại chức năng này cho các Ban Quản lý, đặc biệt đối với Ban Quản lý cấp 1 như ở Hà Nội. Bên cạnh đó, cần xác định thống nhất lại nhận thức về vai trò, nội dung của công tác kiểm tra, thanh tra; trên cơ sở đó thể chế hoá công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các khu công nghiệp bằng Quy chế kiểm tra, thanh tra. Trong việc xây dựng Quy chế kiểm tra, thanh tra hoạt động của các KCN cần lưu ý tốt một số vấn đề: - Cần xác định đúng yêu cầu khách quan, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý, của các doanh nghiệp khu công nghiệp trong công tác kiểm tra, thanh tra. - Làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ thể thanh tra. Đó là hệ thống thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành. Như vậy đối tượng thanh tra ở đây là những vụ việc có dầu hiệu sai phạm phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (và cả hoạt động của Ban quản lý các KCN) - Làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân trực tiếp tham gia công tác thanh tra, đồng thời quy định các chế tài đối với các đối tượng vi phạm quy chế. - Chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của toàn bộ công tác thanh tra, từ việc xây dựng quy chế, kế hoạch thanh tra và tổ chức thực hiện đều do cán bộ viên chức đảm nhiệm công việc này quyết định. Cán bộ viên chức có trách nhiệm cao, phẩm chất đạo dức nghề nghiệp tốt, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nắm vững pháp luật, chính sách thì mới chắc chắn đảm bảo chất lượng thanh tra. Và cũng chỉ có vậy mới xoá bỏ được những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các KCN. 4.5. NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ 4.5.1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng bên trong và bên ngoài KCN theo hướng hiện đại, nâng cấp chất lượng dịch vụ công Cơ sở hạ tầng của các KCN ở Hà Nội cần được xây dựng hoàn chỉnh ngay từ khi thành lập như hệ thống đường nội bộ, hệ thống điện, nước, hệ thống xử lý chất thải lỏng, rắn, khí hoặc nhiễm sóng điện từ, hệ thống điện thoại, dịch vụ viễn thông Hạ tầng cơ sở bên ngoài KCN cũng cần được hoàn 180 thiện để đảm bảo phù hợp với quy hoạch chi tiết của Hà Nội như hệ thống đường sá, bến cảng, kho tàng, sân bay và các dịch vụ đi kèm cần được hoàn thiện ở trình độ quốc tế. Hà Nội là trung tâm giao dịch kinh tế quốc tế quan trọng của cả nước và trong tương lai là của khu vực Đông Nam Á cho nên các loại thủ tục hành chính như xuất, nhập cảnh, dịch vụ logistics, các quy định quản lý liên quan đến các hoạt động KCN như cấp đất, giải pháp mặt bằng, thủ tục hải quan cần được ban hành rõ ràng, thủ tục đơn giản, minh bạch để tiết kiệm chi phí và thời gian đối với doanh nghiệp, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thủ tục hành chính được đơn giản hóa và thuận lợi không chỉ liên quan đến đối tác Việt Nam mà cả đối tác nước ngoài đến kinh doanh tại Hà Nội nói riêng hoặc Việt Nam nói chung. Đặc biệt, UBND Thành phố cần quyết liệt chỉ đạo các quận, huyện, Ban quản lý KCN và các Sở, ngành chức năng về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Hà Nội theo tinh thần Nghị quyết 19/2016 Chính phủ và Nghị quyết 35/2016 về vấn đề cải thiện môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và của từng địa phương. 4.5.2. Hoàn thiện chính sách đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu công nghiệp Các chính sách nhằm phát triển bền vững KCN cần hướng tới đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các KCN. Hiện nay, tình trạng thiếu hụt nhân công, kể cả lao động quản lý và lao động phổ thông đang ngày càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại các KCN cùng với sự gia tăng về số lượng và qui mô của các KCN trong thời gian gần đây. Thực tế này gây nhiều khó khăn cho việc phát triển bền vững của KCN. Chính sách đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các KCN là một vấn đề có tính chiến lược và lâu dài, cần hướng vào giải quyết các nội dung sau: - Có các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập cơ sở cung ứng lao động, đảm nhận nhiệm vụ tuyển dụng lao động tại chỗ và ở các địa phương có nguồn lao động dồi dào, đào tạo và huấn luyện để cung cấp cho các doanh nghiệp trong KCN. Ưu tiên dạy các nghề mà doanh nghiệp trong các KCN đang có nhu cầu tuyển dụng cao. 181 - Cần xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực với những chính sách đồng bộ về đào tạo cán bộ quản lý và đào tạo nghề cho người lao động gắn liền với nhu cầu và qui hoạch phát triển các KCN. - Cần mở rộng qui mô đào tạo lao động kĩ thuật tại các địa phương có KCN để có thể tạo nguồn lao động tại chỗ đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn của các khu này. Cơ cấu và chương trình đào tạo phải dựa trên cơ sở dự báo nhu cầu lao động theo qui hoạch phát triển KCN và theo đơn đặt hàng trực tiếp của các doanh nghiệp trong KCN. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và gắn trách nhiệm cho KCN thành lập các trường nghề, đào tạo lao động cho chính các doanh nghiệp trong chính KCN, đồng thời tham gia đào tạo lao động cho xã hội. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo lao động (tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo tại nước ngoài), góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động đặc biệt là lao động kĩ thuật. - Cần xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động theo hướng đa dạng hóa, công khai hóa thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp KCN và của cả người lao động và của cả các cơ sở dạy nghề. 4.5.3. Tập trung phát triển một số mô hình mới của KCN - Nghiên cứu, xây dựng và đa dạng hóa mô hình phát triển KCN như KCN sinh thái, KCN liên kết ngành, KCN hỗ trợ, KCN chuyên sâu theo ngành, lĩnh vực tại một số vùng có điều kiện thuận lợi để tăng cường tính liên kết ngành, lĩnh vực, tính chuyên môn hóa, tính tập trung để phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng như: điện tử, cơ khí, dệt may, da giày, chế biến thực phẩm Đồng thời tăng cường xúc tiến đầu tư để lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược cho các mô hình này. - Nghiên cứu, xây dựng mô hình Đặc khu kinh tế có quy mô đủ lớn với cơ chế, chính sách vượt trội và có tính cạnh tranh quốc tế, trở thành đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội cho Thành phố và cho cả nước. 4.6. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 4.6.1. Kiến nghị đối với Quốc hội a) Cần sớm ban hành một Nghị quyết chuyên đề về phát triển KCN quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2050 nhằm tạo sự thống nhất quan điểm và hành động ở các cấp, các ngành, thúc đẩy quá trình CNH- HĐH 182 và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay. b) Định kỳ tổ chức rà soát, đánh giá toàn diện và nâng cấp hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động QLNN tại các KCN để kịp thời phát hiện những nội dung không còn phù hợp, không đồng bộ, thiếu nhất quán, còn bất cập, chưa rõ, bổ sung các nội dung còn thiếu theo hướng thuận lợi, ổn định, có tính tiên lượng và minh bạch, có tính cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực. c) Tiếp tục xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý trong Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Tài nguyên, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản liên quan đến đầu tư cho phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mới theo hướng: Tăng hình phạt cao cho các vi phạm bảo vệ môi trường; Hạn chế thu hút đầu tư vào các ngành khai thác tài nguyên, sử dụng nhiều đất, tiêu hao nhiều năng lượng, dự án đầu tư công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường. d) Ban hành Luật về KCN, KCX, KKT Trải qua thời gian hoạt động gần 25 năm nhưng đến nay, các văn bản pháp luật áp dụng đối với các KCN, KCX, KKT chỉ tập trung vào các Nghị định hiện hành của Chính phủ đó là: Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư 2005, Nghị định số 29/2008/NĐ- CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX, KKT và Nghị định 164/2013/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP. Xét về văn bản quy phạm pháp luật, chức năng quản lý nhà nước đối với các KCN, KCX, KKT mới dừng lại ở các Nghị định và các văn bản dưới luật khác mà chưa có Luật về KCN, KCX, KKT điều chỉnh. Vì vậy, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý đối với KCN, KCX, KKT của Ban Quản lý các KCN ở địa phương còn nhiều hạn chế, bất cập. Vì thực tế cho thấy Ban Quản lý các KCN ở địa phương có chức năng thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm hành chính nhưng Luật chuyên ngành không quy định chức năng này cho Ban Quản lý; Ban Quản lý có chức năng thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài trong khi đó Luật chuyên ngành cũng không quy định. Chính điều này đã gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện và áp dụng hệ thống văn bản pháp luật về KCN và chưa phát huy hết hiệu quả quản lý của Ban Quản lý các KCN địa phương. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả quản lý đối với các KCN, KCX, KKT, tác giả 183 kiến nghị các Bộ ngành trung ương sớm xây dựng Luật về KCN, KCX, KKT để trình Quốc hội xem xét và ban hành. 4.6.2. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành Trung ương - Đề nghị các Bộ Công an, Bộ Tài nguyên Môi trường và chỉ đạo Cảnh sát PCCC Thành phố, Công an Thành phố, Sở Tài nguyên Môi trường thống nhất đầu mối về công tác thanh, kiểm tra lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường tránh hiện tượng chồng chéo nhiều đơn vị tham gia làm ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp cũng như đến môi trường thu hút quản lý đầu tư của Thành phố. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài nguyên Môi trường sớm có hướng dẫn về việc doanh nghiệp đầu tư thứ phát cho thuê nhà xưởng. Khi cấp GCN đăng ký đầu tư hiện nay gặp một số bất cập do thời gian thực hiện dự án đầu tư liên quan đến việc nộp tiền sử dụng đất hàng năm mà theo xu hướng hiện nay các doanh nghiệp FDI muốn thuê nhà xưởng nhiều hơn thuê đất để đầu tư dự án sản xuất kinh doanh. - Bộ Công Thương: Hiện nay Ban Quản lý đang cấp, cấp lại, điều chỉnh, bổ sung Giấy phép kinh doanh thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp cho doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên theo dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 23/2007/NĐ-CP, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp KCN giao về Sở Công Thương. Vì vậy, để tránh sự chồng chéo trong cấp phép và quản lý doanh nghiệp trong các KCN, đề nghị Bộ Công Thương điều chỉnh lại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh trong KCN về Ban Quản lý. 4.6.3. Kiến nghị đối với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp KCN. Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động, các tổ chức công đoàn trong các KCN cần phải phát huy mọi khả năng và trách nhiệm của mình như thường xuyên theo dõi, giám sát chế độ lương, thưởng, nghỉ phép, bảo hiểm y tế của người lao động xem có phù hợp với thực tế và Luật Lao động hay không. Các cuộc họp công đoàn cần phải được tổ chức định kỳ để lấy ý kiến của đoàn viên. Trường hợp doanh nghiệp bóc lột sức lao động quá mức, chậm trả lương hoặc đối xử thô bạo với người lao động, tổ chức công đoàn cần phải góp ý kiến ngay với doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện theo đúng Luật Lao động. Ngoài ra, tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp cần phải 184 phổ biến rộng rãi và nâng cao nhận thức cho người lao động về quyền và nghĩa vụ của người lao động theo đúng Luật Lao động. 4.7. KHẢO SÁT TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ TRONG LUẬN ÁN Để có những đánh giá khách quan về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp và kiến nghị đã đưa ra trong luận án, NCS đã tiến hành khảo sát thông qua việc gửi bảng hỏi (xem phụ lục 3) cho 2 nhóm đối tượng: (1) 103 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ngành nghề trong 8 KCN trên địa bàn Tp. Hà Nội; với số phiếu phát ra là 103 và thu về 102 phiếu. (2) 26 Ban Quản lý các KCN ở các địa phương khác nhau trên cả nước. Số phiếu phát ra là 52 phiếu và thu về 50 phiếu. Hệ thống câu hỏi trong phiếu điều tra được chia thành 2 nhóm: Nhóm giải pháp chung và nhóm giải pháp riêng cho Tp.Hà Nội. Trong thang điểm đánh giá mức độ cần thiết và khả thi, NCS dành 1 cột “không có ý kiến” bởi vì rất có thể đối tượng được hỏi không quan tâm đến các giải pháp đưa ra. Kết quả khảo sát được tổng hợp trong hình 4.2. (xem phụ lục 4) 185 Hình 4.2: Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của hệ thống giải pháp được đề xuất trong luận án Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS 86.84% 84.21% 80.26% 75% 80.26% 70.39% 78.28% 76.31% 69.07% 70.39% 80.26% 78.28% 82.89% 79.60% 76.32% 84.86% 76.31% 75% 68.42% 70.39% 66.45% 59.86% 67.10% 78.95% 69.73% 76.31% 62.50% 57.89% 74.34% 78.95% 78.28% 80.26% Xóa bỏ cơ chế ủy quyền, chuyển sang phân công, giao nhiệm vụ Bổ sung chức năng thanh tra cho BQL, thành lập Phòng Thanh tra đ/v BQL Ban hành Luật các KCN, KCX, KKT thống nhất các văn bản dưới luật Ban hành Nghị quyết của CP về phát triển KCN đến 2030 Sửa đổi quy định trong Luật ĐT, Luật BVMT nhằm hạn chế thu hút đầu tư Xây dựng mô hình KCN kiểu mới (KCN sinh thái, Đặc KKT) Xây dựng Quy hoạch phát triển KCN Hà Nội đến 2030 Thực thi CS tài chính - Tín dụng, ưu dãi đất đai nhằm phát triển KCN phụ trợ Xúc tiến đầu tư có mục tiêu, theo chuyên đề, hướng vào các nước phát Tăng cường đối thoại giữa chính quyền với nhà ĐT Bảo vệ lợi ích người lao động (nhà ở, ATLĐ) Kiểm soát chặt chẽ môi trường trong KCN, lập hàng rào kỹ thuật về môi Xây dựng Quy chế thanh, kiểm tra, phân cấp trách nhiệm rõ ràng Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao phẩm chất đạo đức công vụ Phát triển LĐ có chất lượng cao cho các KCN, khuyến khích thành lập các cơ sở Đẩy mạnh CCHC, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh Tính khả thi Tính cần thiết 186 Hình 4.2 cho thấy tỷ lệ số người được hỏi cho rằng các giải pháp luận án đưa ra là cần thiết và khả thi. Nhìn chung, toàn bộ 17/17 giải pháp đều được đánh giá ở mức độ cao về tính cần thiết, đều ở tỷ lệ trên 70%. Điển hình có một số giải pháp có tỷ lệ đồng tình rất cao như: xóa bỏ cơ chế ủy quyền, chuyển sang phân giao nhiệm vụ của các bộ, ngành cho Ban Quản lý (86,84%); Bổ sung chức năng thanh tra cho Ban Quản lý (84,21%); Thúc đẩy cải cách TTHC, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (84,86%)... Về tính khả thi của các giải pháp, kết quả khảo sát cho thấy đa số các giải pháp đều được đánh giá có khả năng thực hiện với tỷ lệ trên 60%, một số giải pháp có tính khả thi khá cao như: cải cách thủ tục hành chính (80,26%); phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các KCN (78,28%), bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao đạo đức công vụ CBCC (78,95%), thực thi các chính sách về tài chính – tín dụng, ưu đãi đất đai.. (78,95%). Trong đó, có 2 giải pháp có tỷ lệ đánh giá về mức độ khả thi dưới 60% là: xây dựng các mô hình KCN kiểu mới (59,86%) và kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường, thiết lập hàng rào kỹ thuật môi trường (57,89%). Tuy vậy, nếu xét về mức độ cần thiết, 2 giải pháp này được đánh giá khá cao với tỷ lệ lần lượt là 70,39% và 78,28%. Như vậy, nếu như có sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, có sự quyết tâm của chính quyền, Ban Quản lý và có sự ủng hộ đồng thuận của các doanh nghiệp và người lao động trong KCN, các giải pháp mặc dù khó khăn đều có thể thực hiện được trong thời gian định hướng tới 2025 hoặc 2030. 187 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 Trên cơ sở phân tích phương hướng, mục tiêu phát triển các KCN trên địa bàn thủ đô Hà Nội trong những năm tới, từ cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng công tác QLNN đối với các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua, dựa theo định hướng phát triển công nghiệp gắn với quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn TP đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt, luận án đã đề xuất 02 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn Hà Nội: Thứ nhất là, nhóm giải pháp hoàn thiện QLNN đối với KCN trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Thứ hai là, nhóm giải pháp hỗ trợ cho QLNN đối với KCN thành phố Hà Nội. Luận án tập trung và chú trọng đến các giải pháp như: thay thế cơ chế ủy quyền cho các Ban Quản lý KCN bằng cơ chế giao việc trực tiếp; đồng thời trao cho Ban Quản lý chức năng thanh tra hoạt động của doanh nghiệp trong KCN; xây dựng và ban hành Luật KCN, KKT, KCX nhằm thống nhất các quy định về KCN hiện đang được nêu ra trong các văn bản pháp luật khác nhau. Đồng thời, các giải pháp hỗ trợ như đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư; Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc phát triển KCN; hoàn thiện chính sách đào tạo và đãi ngộ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong KCN Các giải pháp trên có vai trò, nội dung và biện pháp khác nhau nhưnng đều nhằm mục tiêu tăng cường tính hiệu quả, hiệu lực và sự phù hợp trong công tác QLNN đối với các KCN trên địa bàn Hà Nội. 188 KẾT LUẬN Hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với các KCN là cần thiết trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tham gia đầy đủ và mạnh mẽ vào thị trường thế giới bằng cách nâng cao hiệu quả quản lý đối với các KCN góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH tạo thêm việc làm và thu nhập cao cho người lao động, góp phần thúc đẩy ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Hà Nội là địa phương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thủ đô của cả nước. Đến nay, Hà Nội đã có 17 KCN được Chính phủ phê duyệt, tuy nhiên hiện nay mới chỉ có 08 khu công nghiệp đi vào hoạt động. Quá trình phát triển các KCN trên địa bàn đã được những kết quả bước đầu đáng trân trọng, đó là đã tạo lập được một mạng lưới các KCN cơ bản được hình thành theo định hướng phát triển của thành phố, tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần vào phần giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của Thành phố. Diện mạo của các KCN ngày càng thay đổi theo hướng hiện đại, quy mô được mở rộng và đồng bộ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH của Thành phố. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, những năm qua hoạt động quản lý các KCN ở Hà Nội vẫn còn đứng trước không ít hạn chế, trở ngại về công tác quy hoạch, hiệu quả thu hút đầu tư còn thấp, vấn đề về đời sống của người lao động, xử lý vấn đề môi trường sinh thái còn phức tạp.trong quá trình phát triển các KCN. Những tồn tại này là sự cần thiết phải hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước các KCN trên địa bàn Thành phố. Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về QLNN đối với các KCN, luận án đi sâu vào phân tích đánh giá thực trạng công tác QLNN theo các chức năng quản lý và công tác QLNN đối với các lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN của Hà Nội, chỉ ra những thành quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó. Dựa vào những phân tích đó và căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển các KCN của Hà Nội đến năm 2020, luận án đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả QLNN đối với các KCN của Hà Nội. Những giải pháp được đề xuất trong 189 chuyên đề tập trung vào các nội dung như: hoàn thiện quy hoạch KCN trên địa bàn Thành phố Hà nội; nâng cao vai trò QLNN của Ban Quản lý các KCN và CX Hà Nội; đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư; Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc phát triển KCN; đổi mới chính sách đào tạo và đãi ngộ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong KCN; hoàn thiện công tác thanh kiểm tra hoạt động của các KCN trên địa bàn Hà Nội. Để nâng cao hiệu quả QLNN các KCN trên địa bàn Hà Nội cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn phát triển có thể ưu tiên sắp đặt những vấn đề cần tập trung giải quyết trước, sau theo tình hình thực tế. 190 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội (2015), Kỷ yếu Hội thảo tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển các KCN Hà Nội. 2. Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành qua các năm 2014, 2015, 2016, 2017. 3. Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội, Hội nghị nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn Hà Nội, Tháng 10/2015. 4. Lê Xuân Bá, (2007), Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX, đề tài cấp Bộ- Bộ KHĐT, Hà Nội. 5. Bộ Công nghiệp (2010), Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025, Viện Nghiên cứu chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Hà Nội. 6. Chính phủ (2008), Nghị định 29/2008/ND-CP ngàỵ 14 tháng 3 năm 2008 về việc Khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. 7. Chính phủ (2013), Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc Khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. 8. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2013 về việc Định hướng nâng cao hiệu qủa thu hút , sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới 9. Chính phủ (2006), Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. 10. Chính phủ (2011), Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 11. Chính phủ (2011), Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 về việc Chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. 12. Chính phủ (2011), Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/08/2011 về việc “Ban hành danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển. 13. Chính phủ (2012), Quyết định số 1556/2012/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 về việc “Phê duyệt đề án trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”. 14. Nguyễn Quyết Chiến (2003), Những giải pháp nhằm phát triển các khu chế xuất và khu công nghiệp tại Hà Nội, luận án Tiến sỹ, Hà Nội 15. Hoàng Văn Châu (2011), Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt 191 Nam đến năm 2020, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, Mã số: KX.01.22/06-10. 16. Nguyễn Thành Công (2013), Thực trạng và các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Hà Nội giai đoạn 2011-2020, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội. 17. Lê Tuấn Dũng (2010), Hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ Viện kinh tế thế giới. 18. Nguyễn Ngọc Dũng (2011), Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội, luận án tiến sĩ, Hà Nội. 19. Bùi Văn Dũng (2015), Giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các KCN – nghiên cứu trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung Bộ, LATS Kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân. 20. Dickvan Beers (2004-2009), Phát triển điều phối khu vực trong KCN Kiwnana, Đại học Công nghệ Curtin Australia. 21. GS.TS Đặng Đình Đào (2010) – chủ nhiệm đề tài, Báo cáo tổng kết đề tài Giải pháp phát triển bền vững các KCN, CCN trên địa bàn Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. 22. Nguyễn Hữu Đoàn (2006), Nghiên cứu sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới phát triển của Hà nội, Đề tài cấp bộ mã số B20060616, ĐH kinh tế quốc dân Hà Nội. 23. Bùi Ngọc Đoàn (2012), Thực trạng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong khu công nghiệp, khu chế xuất TP Hà Nội, Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội. 24. Nguyễn Xuân Điền (2013), Phát triển Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp trong các KCN vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Thống kê, Hà Nội. 25. Nguyễn Bình Giang (2015), Tác động xã hội vùng của các KCN Việt Nam, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, NXB Khoa học Xã hội. 26. Vũ Thị Hà (2016), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Khoa học xã hội. 27. Phạm Thanh Hải (2016), Phát triển nguồn nhân lực cho các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020, LATS Kinh tế Đại học Ngoại thương. 28. Trần Văn Hân (2006), Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tại thủ đô Hà Nội, luận án Tiến sĩ. 29. Đan Đức Hiệp (2012), Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Trần Ngọc Hưng (2006), Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách và một số giải pháp nhằm hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, KCX trong thời gian tới, đề tài cấp Bộ- Bộ KH& ĐT, Hà Nội. 192 31. Chế Đình Hoành (1996), Cải tạo và hoàn thiện các KCN ở Hà Nội theo định hướng phát triển đến năm 2010, luận án tiến sĩ. 32. Vũ Quốc Huy (2015), Quan điểm thu hút FDI vào các khu công nghiệp nói chung, Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 33. Võ Thị Vân Khánh (2016), Tăng cường thu hút FDI vào các KCN theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. 34. Nguyễn Hữu Khiếu (2015), Đầu tư phát triển Khu kinh tế Vũng Áng giai đoạn 2006-2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân. 35. Trần Hồng Kỳ (2008), Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất gắn với hình thành và phát triển đô thị công nghiệp, kinh nghiệm một số nước Châu Á và vận dụng vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế - Học viện Khoa học Xã hội. 36. Nguyễn Cao Luận (2016), Phát triển các KCN theo hướng bền vững ở Thành phố Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị Quốc gia HCM. 37. Nguyễn Thùy Linh (2012), Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quá trình thu hút FDI vào địa bàn Hà Nội, mã số B2010-07-102, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Trường đại học Thương Mại, Hà Nội. 38. Đỗ Hoàng Long (2008), Tác động của toàn cầu hóa đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 39. Huỳnh Thanh Nhã (2008), Phát triển khu công nghiệp của Thành phố Cần Thơ đến năm 2020, Luận án tiến sĩ Kinh tế, ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 40. Nguyễn Minh Ngọc (2016), Báo cáo tổng hợp đề tài “Tác động của chuyển giao công nghệ và nghiên cứu phát triển đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất ở các KCN trên địa bàn Hà Nội”, Dề tài Sở Khoa học công nghệ và môi trường Hà Nội. 41. Niên giám thống kê Thành phố Hà Nội từ năm 2010-2014, Cục Thống kê Hà Nội. 42. Phòng Đầu tư - Ban Quản lý các KCN&CX Hà Nội (2015), Tình hình xây dựng phát triển các KCN Hà Nội, Định hướng, mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đẩy mạnh thu hút đầu tư giai đoạn 2015 – 2020. 43. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư, số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014. 44. Sở Ngoại vụ (2012), Phát triển bền vững đối ngoại kinh tế của thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020, kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội. 45. Sở Công Thương Hà Nội (2015), Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ năm 2015 và phương hướng năm 2016. 46. Lê Văn Sang, Nguyễn Minh Hằng (2009), “Các đặc khu kinh tế của Trung Quốc những gợi ý cho Việt Nam”, Nghiên cứu Trung Quốc, số 2/2009. 193 47. Trương Thị Minh Sâm (2007), Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực QLNN về bảo vệ môi trường ở các KCN, KCX, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, NXB Khoa học Xã hội. 48. Thông báo số 404/TB-VPCP của Văn phòng chính phủ ngày 09/10/2014, Ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ và KCN hỗ trợ Nam Hà Nội. 49. Đào Quang Thu (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: 25 năm thu hút và phát triển, Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Bộ kế hoạch và đầu tư. 50. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố (2015), Vai trò, vị trí của hoạt động xúc tiến đầu tư. Những nhiệm vụ và gỉảỉ pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động xác tiến đầu tư tại Hà Nội. 51. Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư), Hà Nội - Tiềm năng và Cơ hội đầu tư, dự án trọng điểm kêu gọi FDI giai đoạn 2014-2015. 52. Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư), Tổng quan về Hà Nội và môi trường đầu tư của Thành phố. 53. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016) – Văn phòng Trung ương Đảng. 54. Vương Đức Tuấn (2007), Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001- 2010, luận án tiến sĩ, Hà Nội. 55. Phạm Khắc Tuấn (2015), 20 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX, KCNC, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam số 181, tháng 10/2015. 56. UBND TP Hà Nội (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 57. Viện Chính sách Công nghiệp (Bộ Công Thương) và Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) (2011), Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, hội thảo. 58. Viện Kinh tế học (1994), Tham khảo kinh nghiệm thế giới về phát triển KCN, KCX và các chính sách ưu đãi áp dụng trong các đặc khu kinh tế Trung Quốc trước năm 1993, đề tài. 59. Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Phát triển khu công nghiệp. 60. Lê Hồng Yến (2007), Hoàn thiện chính sách và mô hình đối với việc phát triển KCN Việt Nam thông qua thực tiễn các KCN miền Bắc, Luận án tiến sĩ, trường đại học Thương mại, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 61. Barba, N.G. and Venables, A.J. (2004), Multinational firms in the world economy, Princeton and Oxford, Princeton University Press. 62. D.Gibbs & P. Deutz (2005), Implementing industrial ecology? Planning for 194 eco- industrial parks in the USA, Publishing House Elsevier. 63. B.Mokhtarani; R.Rezaer; H.Khaledi Mehr, Industrial solid waste management in an industrial park. 64. Dunning, J.H. (1979), “Explaining changing patterns of international production: In defence of the eclectic theory”, Oxford Bulletin of Economics and Statistics, 41(4), pp.269-296. 65. Dunning, J. (1993), Multinational Enterprises and the Global Economy, NewYork, Addison-Wesley. 66. B.H. Roberts Elsevier (2004), “The application of industrial ecology principles and planning guidelines for the development of eco- industrial parks: an Australian case study”. 67. Hubert Thieriot, Dave Sawyer (3/2015), Development of Eco-efficient industrial parks in China: A review, International Institute for Sustainable development. 68. Inzumi & Kenichi Ohno (1/2015), Industrial zones: Key issues from the experiences of Japanese industrial zone developers in Vietnam and Thailand. 69. Jong-il Kim (2015), Lessons for South Asia from the industrial cluster development experience of the Republic of Korea, ADB South Asia, Working Paper series, No.37. 70. Leonard Sahling (2008), China’s special economic zones and national industrial parks – door openers to economic reform, Prologis Research Bulletin. 71. Michael Un Hauff (2013), Sustainable industrial areas – experiences from Germany, Conference bulletin on Planning for development of industrial zones. 72. Ministry of Knowledge and Economy of Korea (2012), Industrial park development Strategy and management Practices (2012), Knowledge Sharing program. 73. OECD, 2014: “Southeast Asia Investment Policy Perspectives” 74. OECD “Policy Framework for Investment” 2015 Edition. 75. Robert Hollander, Wu Chynyou, Dum Ning (2009), Sustainable development of Industrial Parks, Conference bulletin by Leipzig University, Germany. 76. Siwei Tan (11/2014), Wastewater management in Industrial Zones of the Vietnamese Mekong Delta. 77. Susan M. Walcott (2003), Chinese Science and Technology Industrial Parks. 78. Industrial development organization (UNIDO), United Nations (UN), Economic zones in the Asean, 8/2015. 79. Wee Kee Hwee and Hafiz Mirza (2015) “Asean Investment Report 2015: Infrastructure Investment and Connectivity”. 195 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. “Một số vấn đề xã hội trong các khu công nghiệp Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 152, tháng 2/2010, tr.81-85. 2. Thành viên tham gia: “Giải pháp phát triển bền vững các KCN, CCN trên địa bàn Hà Nội”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số 01X-07/05-2008-2; hoàn thành 12/2010, nghiệm thu kết quả xuất sắc. 3. “Hệ thống công cụ đánh giá văn bản quản lý nhà nước”, Tạp chí Quản lý nhà nước số 180, tháng 1/2011, tr.80-84. 4. “Thực trạng các khu công nghiệp ở Hà Nội theo tiêu chí phát triển bền vững”, Tạp chí Kinh tế - Châu Á Thái Bình Dương số 484 tháng 12/2016, tr.46-50. 5. “Thực trạng Quản lý nhà nước đối với hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn Thủ đô”, Tạp chí Ánh sáng và cuộc sống số 93+94 tháng 1+2/2017, tr. 66-72. 6. “Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, Nội san Khoa QLNN về Kinh tế - Học viện Hành chính Quốc gia, số 3 tháng 8/2017. 196 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu điều tra khảo sát số 1 đánh giá công tác QLNN của Ban Quản lý các KCN và CX Hà Nội Phụ lục 2: Báo cáo kết quả điều tra khảo sát số 1 Phụ lục 3: Phiếu điều tra khảo sát số 2 về tính cần thiết và tính khả thi của hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác QLNN Phụ lục 4: Báo cáo kết quả điều tra khảo sát số 2 Phụ lục 5: Mô tả phương pháp chuyên gia sử dụng trong luận án Phụ lục 6: Tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển KCN trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_cac_khu_cong_nghiep_tren_di.pdf
Luận văn liên quan