Một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng trong quản lý, điều hành
ngân sách đúng pháp luật và có hiệu quả là nhân tố con người hoạt động trong
lĩnh vực tài chính ngân sách. Giải pháp trước mắt là cần cơ cấu tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ của bộ phận tài chính, rà soát đánh giá lại toàn bộ nhân lực
quản lý tài chính cả về năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Qua đó tiến
hành sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý tài chính theo hướng tinh
gọn, chuyên trách và hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được những đòi hỏi của
cơ chế mới.
Công tác tuyển dụng nhân lực quản lý tài chính cần phải thực hiện
nghiêm túc, trong đó chất lượng chuyên môn và phẩm chất đạo đức phải được
đặt lên hàng đầu. Quá trình tuyển dụng nên thông qua tổ chức thi tuyển nhân
viên công khai, có tiêu chí đánh giá đầy đủ các mặt, minh bạch, khách quan,.
để có thể tuyển chọn được nguồn nhân lực có chất lượng tốt nhất cho công tác
tài chính, kế toán. Đối với nguồn nhân lực làm công tác kế toán tại Ban và các
đơn vị sự nghiệp trực thuộc phải đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ đã được quy
định, từng bước chấn chỉnh việc tiếp nhận, thuyên chuyển, bổ nhiệm chức
danh kế toán nhằm tạo ổn định cho bộ máy kế toán, đảm bảo chất lượng
chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tài chính kế toán tại các đơn vị
kế toán theo đúng quy định của Luật Kế toán
185 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý tài chính ở ban tôn giáo chính phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án, thanh tra
Hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra tài chính nội bộ Ban Tôn giáo
Chính phủ nhằm nắm bắt, phản ánh và đánh giá đúng đắn về việc chấp hành
pháp luật và tuân thủ các quy định quản lý tài chính trong bộ máy QLNN,
qua đó kịp thời chấn chỉnh hoặc áp dụng các biện pháp phù hợp, giúp đơn vị
khắc phục những tồn tại, hạn chế trong chi tiêu công, nâng cao hiệu quả tài
145
chính. Đồng thời hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính nội bộ cũng giúp Bộ
Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ phát hiện những yếu kém trong hoạt động
quản lý hành chính và sự nghiệp công về tôn giáo; xác định nguyên nhân,
trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý theo
thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý. Kịp thời
phát hiện những sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý
đối với Ban Tôn giáo Chính phủ và các đơn vị trực thuộc để kiến nghị với
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các CQNN có thẩm quyền về những biện pháp
khắc phục, hoàn thiện.
Công tác kiểm tra, giám sát tài chính nội bộ của Ban Tôn giáo Chính
phủ phải phải tuân theo các quy định của pháp luật và bảo đảm tính khách
quan, chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch; tăng cường phối hợp có hiệu
quả giữa các đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra
và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong công tác giám sát,
kiểm tra, thanh tra; không làm cản trở hoạt động của các tổ chức, đơn vị là đối
tượng giám sát, kiểm tra, thanh tra và các chủ thể có liên quan khác; Không
trùng lặp về phạm vi, nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra, thanh tra giữa
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Các hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính nội bộ phải được thực hiện
có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những khâu, lĩnh vực có nhiều rủi ro,
dễ nảy sinh sai phạm. Các nội dung kiểm tra, giám sát lồng ghép một cách
khoa học trong mỗi cuộc thanh tra, góp phần tiết kiệm chi phí và nhân lực.
Các kết luận, kiến nghị thanh tra, kiểm tra Tài chính đảm bảo đầy đủ chứng
lý, đúng pháp luật, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao. Thông qua
những kết luận, kiến nghị, Ban Tôn giáo Chính phủ cần có những đề xuất
sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về tài chính, góp phần nâng cao hiệu
quả, hiệu lực QLNN đối với công tác tôn giáo, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật
tài chính.
146
4.2.5. Hiện đại hóa quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ
4.2.5.1. Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý tài chính
Vì khối lượng công việc quản lý tài chính hàng năm rất lớn nên việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính của Ban Tôn
giáo Chính phủ có ý nghĩa quan trọng. Ngoài việc đảm bảo tính kịp thời,
thống nhất ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp cho người quản lý có quy
trình và nắm bắt các số liệu về tài chính, tài sản của các đơn vị trong ngành
một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Để nâng cao chất lượng công tác quản
lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ, những giải pháp về ứng dụng công
nghệ thông tin cần thực hiện trong giai đoạn tới như sau:
- Thiết lập đồng bộ, thống nhất hạ tầng truyền thông theo yêu cầu của
ngành Tài chính từ Văn phòng Ban đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, đáp
ứng các yêu cầu triển khai các ứng dụng tập trung của ngành. Phối kết hợp
với cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin của Ban Tôn giáo Chính phủ
để làm đầu mối cùng triển khai dự án trên.
- Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực ứng dụng CNTT
trong lĩnh vực tài chính được coi là yếu tố mang tính quyết định. Ban Tôn
giáo Chính phủ cần thực hiện chương trình phổ cập ứng dụng công nghệ
thông tin thường xuyên tới 100% đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tài chính phục vụ
trao đổi công việc chuyên môn, tập huấn các chương trình tác nghiệp trong
khâu triển khai phần mềm quản lý tài chính. Kết hợp với Cục Tin học và
Thống kê tài chính, Bộ Tài chính mở các khóa đào tạo chuyên sâu về CNTT
theo chuẩn quốc tế, đào tạo lại, cập nhật kiến thức công nghệ mới cho lãnh
đạo Ban, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và cán bộ làm công tác
quản lý tài chính.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thông thống nhất, kết nối 100% các
đơn vị hành chính, sự nghiệp của Ban nhằm phục vụ các hoạt động quản lý tài
chính quan trọng hàng ngày về thu chi ngân sách và hoạt động sự nghiệp, trao
147
đổi dữ liệu nghiệp vụ đảm bảo tính an toàn bảo mật theo tiêu chuẩn chung của
Bộ Tài chính.
- Áp dụng phần mềm hệ thống Quản lý thuế Thu nhập cá nhân nhằm hỗ
trợ tối đa các chức năng cơ bản trong quản lý thuế thu nhập cá nhân, nâng cao
hiệu quả hoạt động của các cơ quan thuế.
4.2.5.2. Áp dụng quy trình quản lý tài chính theo hình thức khoán
chi hành chính
Thực hiện quy trình quản lý tài chính theo hình thức khoán chi hành
chính nhằm tạo thế chủ động và tự chịu trách nhiệm trong việc bố trí cán bộ
công chức, sử dụng kinh phí, xóa bỏ cơ chế "xin, cho", trao quyền cho đơn vị
có trách nhiệm quản lý sử dụng, tinh giản được bộ máy kiểm tra, xét duyệt
biên chế, xét duyệt kinh phí, theo dõi chi NSNN, tạo điều kiện từng bước tăng
thu nhập cho cán bộ công chức trong cơ quan hành chính (nhưng không làm
tăng tổng quỹ tiền lương). Những giải pháp cần thực hiện đối với quản lý tài
chính theo khoán chi hành chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ là:
- Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính theo cơ
chế xác lập các tiêu chí, định mức hợp lý, sát thực tế để cải tiến việc xây dựng
và phân bổ ngân sách. Thực hiện quy trình quản lý tài chính theo hình thức
khoán chi hành chính kết hợp với cải cách hành chính tạo tiền đề để thực hiện
việc giao quyền chủ động sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế cho đơn vị,
qua đó từng bước thực hiện việc tiêu chuẩn hóa cán bộ công chức, bố trí theo
chuyên môn được đào tạo và theo nhiệm vụ đã được rà soát, xác định lại,
nhằm khắc phục sự chồng chéo trong nội bộ.
- Quy định rõ ràng, cụ thể việc giao quyền tự chủ trong các cơ quan,
đơn vị; tiến tới xoá bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế
bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng
vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ
quan hành chính.
148
- Thực hiện giao kinh phí tự chủ đối với những khoản chi nghiệp vụ
đặc thù khi đã xác định rõ khối lượng công việc theo tiêu chuẩn, chế độ, định
mức; cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền
lương tối đa bằng 1 lần so với mức tiền lương, cấp bậc chức vụ Cho phép
cơ quan thực hiện tự chủ được quyết định phương án chi trả tăng thêm thu
nhập cho từng công chức hoặc cho từng bộ phận, phòng, ban trên nguyên tắc
gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người, thay vì chi trả thu nhập
tăng thêm theo kiểu cào bằng, bình quân như hiện nay. Bảo đảm thu nhập cho
cán bộ, công chức khi thực hiện thí điểm khoán được nâng cao hơn so với
mức tiền lương hiện hưởng do Nhà nước quy định.
- Công tác quán triệt tư tưởng, tạo tâm lý an tâm, đồng tình trong cán
bộ công chức khi thực hiện khoán cần được quan tâm hàng đầu. Việc giải
quyết chính sách đối với cán bộ dôi dư phải vận dụng nhiều biện pháp phù
hợp, linh hoạt sáng tạo.
- Tổ chức lao động khoa học, cải tiến phương thức làm việc theo hướng
nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, đồng thời tăng cường ý thức cộng đồng,
tạo không khí thi đua lành mạnh trong đơn vị, từ đó loại bỏ được thái độ thờ ơ
vô trách nhiệm của cán bộ công chức.
4.2.5.3. Ứng dụng mô hình quản lý tài chính theo kết quả đầu ra
Những hạn chế trong quản lý tài chính ở các CQNN nói chung và ở
Ban Tôn giáo Chính phủ nói riêng có một phần nguyên nhân là thiếu sự gắn kết
giữa mục tiêu của đơn vị thụ hưởng ngân sách với các ưu tiên phát triển kinh tế
- xã hội chung của đất nước. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của
Ban Tôn giáo Chính phủ, một giải pháp quan trọng là ứng dụng mô hình quản
lý tài chính theo kết quả đầu ra nhằm giải quyết những yếu kém trong khâu lập
dự toán ngân sách như lập ngân sách mang tính lịch sử - tăng giảm thiếu căn cứ
khoa học; tách biệt ngân sách đầu tư với ngân sách thường xuyên; thiếu minh
bạch trong phân bổ ngân sách; lập ngân sách theo đầu vào; thiếu sự điều phối
149
mang tính chiến lược ở tầm trung - dài hạn Để quản lý tài chính theo kết quả
đầu ra đạt hiệu quả cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Đánh giá những đặc điểm quan trọng của tôn giáo và công tác tôn
giáo trong điều kiện tình hình hiện nay. Đây là giai đoạn khởi đầu trong công
tác lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Ban Tôn giáo Chính phủ cần phải xác
định và phân tích những khuynh hướng tôn giáo mới, chính sách về tôn giáo
của Đảng và Nhà nước ta, mối liên hệ và các sự kiện tôn giáo trong và ngoài
nước mà Ban đang hoạt động để cung cấp những thông tin cơ bản từ đó lựa
chọn và ưu tiên hóa các mục tiêu trong tiến trình soạn, lập ngân sách.
- Xác định các kết quả đầu ra cần đạt được phù hợp với nhiệm vụ và
năng lực của mình. Ban Tôn giáo Chính phủ và các đơn vị sự nghiệp trực
thuộc không nên lựa chọn quá nhiều mục tiêu và kết quả vượt quá so với khả
năng nguồn lực, cần tập trung vào nhiệm vụ cấp thiết, trước mắt và những
nhiệm vụ có tính chiến lược, lâu dài. Dựa trên những kết quả đã xác định, đơn
vị lập kế hoạch phân bổ nguồn lực nhằm hướng vào thực hiện các đầu ra
trong khoảng thời gian từ 3-5 năm.
- Lựa chọn các đầu ra tốt nhất để hướng vào việc đạt được các kết quả
đã lựa chọn trong thời gian 3-5 năm. Đơn vị cần ưu tiên trên cơ sở dựa vào sự
đánh giá tính hiệu quả và chi phí của mỗi đầu ra. Đầu ra và mối liên kết của
nó sẽ tạo nên sự gắn kết giữa lập kế hoạch và quá trình soạn lập ngân sách
thông qua các quyết định bên trong để làm thế nào với nguồn lực giới hạn thì
có thể thực hiện kế hoạch hiệu quả nhất.
- Xác định và đánh giá những tác động của đầu ra trong thời gian thực
hiện kế hoạch. Đánh giá năng lực của Ban và các đơn vị sự nghiệp trong việc
cung cấp các sản phẩm đầu ra về xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách tôn
giáo, các dịch vụ công về tôn giáo nhằm đạt được kết quả lựa chọn. Ban Tôn
giáo Chính phủ cũng cần xác định rõ về các kết quả mong đợi, các đầu ra có
thể cung cấp và năng lực của đơn vị mình.
150
- Để lập ngân sách theo kết quả đầu ra thì vấn đề quan trọng là hệ thống
báo cáo của đơn vị về tình hình sử dụng ngân sách như thế nào. Hệ thống báo
cáo gồm: báo cáo kết quả, báo cáo đầu ra, báo cáo chi phí đầu ra. Báo cáo kết
quả giải thích đầy đủ mối quan hệ giữa đầu ra và kết quả; xác định các kết quả
phát sinh từ đầu ra; kết quả được miêu tả thống nhất với mục tiêu của Nhà
nước hay không; có phát sinh những kết quả không mong đợi từ các đầu ra
của đơn vị hay không. Đây cũng là cơ sở cho việc lập dự toán ngân sách và
phân bổ nguồn lực.
- Phải có những quy định cụ về tiêu chuẩn hiệu quả trong các đơn vị sử
dụng ngân sách. Xây dựng đầy đủ và khoa học các tiêu chí đánh giá hoạt
động nhất là các tiêu chuẩn, định mức số lượng và chất lượng kết quả trong
từng lĩnh vực tạo cơ sở chuẩn mực cho việc thực hiện chế độ kiểm tra, giám
sát của các CQNN có thẩm quyền là điều rất quan trọng và không thể thiếu.
Những khoản chi tiêu thường xuyên của Ban Tôn giáo Chính phủ là những
khoản chi tiêu gắn liền với việc thực hiện các chức năng QLNN về tôn giáo,
tức là gắn liền với việc đáp ứng các nhu cầu chung, nhu cầu có tính chất toàn
xã hội. Vì thế, hiệu quả của các khoản chi tiêu thường xuyên của Ban cũng
phải được xem xét dựa trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ
được giao. Đây thực sự là một vấn đề rất khó khăn khi triển khai áp dụng
phương thức quản lý mới vì đặc điểm của việc quản lý và kiểm soát chi
NSNN nói chung khó đo lường bằng các chỉ tiêu định lượng.
- Gắn kết chặt chẽ quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của người lãnh
đạo trong quản lý tài chính theo kết quả đầu ra Khi đo lường, đánh giá công
việc thực hiện phải gắn kết việc đo lường với trách nhiệm và quyền hạn của
người ra quyết định. Quyền hạn và trách nhiệm phải gắn bó với nhau để vừa
có thể tạo ra và tối đa hóa động lực phát triển, vừa điều tiết việc sử dụng
quyền hạn đó theo đúng mục tiêu. Người quản lý phải có trách nhiệm đối với
các kết quả thực hiện của mình khi họ được trao quyền quyết định và tính linh
151
hoạt để chuyển nguồn lực từ hoạt động kém hiệu quả sang hoạt động có hiệu
quả hơn để vừa tạo động lực cần thiết, vừa có thể kiểm soát được hoạt động
của đơn vị nhằm đạt các mục tiêu đặt ra.
- Kết hợp kiểm tra quá trình thực hiện đầu ra với đánh giá kết quả để
đảm bảo quyết định đưa ra là hợp lý. Đánh giá và kiểm tra là những yếu tố
quan trọng của quản lý tài chính theo kết quả đầu ra, chúng có sự hỗ trợ qua
lại lẫn nhau. Kiểm tra qua các dữ liệu thường chỉ cung cấp cho người quản lý
biết các vấn đề thực hiện kết quả đầu ra, nhưng không có phân tích thêm, do
vậy không đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề. Còn đánh giá, phân
tích mối quan hệ giữa nguyên nhân, kết quả và đầu ra để đưa ra những khuyến
nghị hành động, là sự bổ sung hữu ích nhằm đơn giản hóa cách thức giám sát
công việc thực hiện qua dữ liệu.
152
KẾT LUẬN
Ngân sách nhà nước nói chung và tài chính tại Ban Tôn giáo Chính
phủ nói riêng là một trong những công cụ của chính sách tài chính nhà
nước và các cơ quan QLNN để quản lý lĩnh vực tôn giáo, một lĩnh vực phức
tạp, nhạy cảm trong đời sống xã hội của nước ta nhằm đáp ứng những mục
tiêu ổn định chính trị - xã hội theo định hướng XHCN. Vì vậy, tăng cường
quản lý hoạt động tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu chi tiêu
của bộ máy nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính và cung
cấp dịch vụ công về tôn giáo.
Hiện nay, cơ chế quản lý tài chính đối với các CQNN trong lĩnh vực đặc
thù như ban Tôn giáo Chính phủ vẫn còn những điểm chưa phù hợp, nhất là
trong bối cảnh các hoạt động tôn giáo ngày càng trở nên phức tạp cả về các
loại hình tôn giáo, loại hình hoạt động, quy mô địa bàn hoạt động và số lượng
các tín đồ cũng như việc hay bị các thế lực phản động lợi dụng kích động. Do
vậy, việc đảm bảo tài chính cho các hoạt động của Ban Tôn giáo Chỉnh phủ
gặp nhiều thách thức. Mặt khác, công tác tài chính tại Ban Tôn giáo có đặc
thù vừa quản lý tài chính đối với các đơn vị hành chính vừa quản lý tài chính
đối với hoạt động sự nghiệp nên quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ
được chia thành hai mảng khác nhau: quản lý NSNN và quản lý tài chính hoạt
động sự nghiệp. Phân tích hoạt động quản lý tài chính ở hai mảng riêng biệt
tại Ban Tôn giáo Chính phủ cho thấy sự phức tạp trong công tác tài chính đòi
hỏi chuyên môn, nghiệp vụ cao của những cán bộ tài chính. Hoạt động tôn
giáo phức tạp và đặc thù nên đòi hỏi nguồn tài chính của Ban phải vững
mạnh, được hình thành từ nhiều nguồn ngoài NSNN mới có thể đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với Ban Tôn giáo Chính phủ.
Thông qua các số liệu đã trình bày và phân tích cho thấy nhu cầu về
nguồn kinh phí nhằm duy trì hoạt động của Ban Tôn giáo Chính phủ tương
đối lớn, trong đó có rất nhiều các khoản chi đặc thù như hỗ trợ đối với các
chức sắc, chức việc các tôn giáo hay chi hỗ trợ điều tra, khảo sát với các tôn
153
giáo đòi hỏi một nguồn kinh phí không nhỏ, trong thời gian dài. Vì vậy việc
cân đối thu chi từ ngân sách đối với các hoạt động của Ban Tôn giáo Chính
phủ là rất khó khăn. Đối với hoạt động sự nghiệp, do nhu cầu về các dịch vụ
công về tôn giáo ngày càng gia tăng nên nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp có
xu hướng tăng lên song vì đây là những dịch vụ công nên nguồn thu theo quy
định của Nhà nước không cao, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu về kinh phí hoạt
động tại các đơn vị này.
Mục tiêu của quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ trong thời
gian tới là không ngừng củng cố nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo tốt chức
năng, nhiệm vụ của Ban và các cơ quan, đơn vị trực thuộc, hoàn thiện các
mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ công tác tôn giáo, góp phần nâng
cao chất lượng công tác tôn giáo tại Ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện các
nhiệm vụ chính trị được giao.
Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo
Chính phủ trong giai đoạn tới, nghiên cứu sinh đã xây dựng những phương
hướng nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính
phủ với những nội dung cụ thể:
- Nâng cao năng lực quản lý tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ
- Phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính từ nguồn NSNN tại Ban
Tôn giáo Chính phủ
- Phương hướng hoàn thiện quản lý nguồn tài chính từ hoạt động sự
nghiệp của Ban Tôn giáo Chính phủ
- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính nội bộ
- Hiện đại hoá quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ
Trong khuôn khổ giới hạn của luận án, khả năng trình độ của nghiên
cứu sinh, việc nghiên cứu hoạt động quản lý tài chính tại một đơn vị đặc thù
như Ban Tôn giáo Chính phủ không tránh khỏi những khiếm khuyết về nội
dung, phương pháp tiếp cận. Nghiên cứu sinh hy vọng tiếp tục nhận được
những góp ý về mặt chuyên môn của các nhà khoa học, nhà chuyên môn và
những người quan tâm đến công tác quản lý tài chính nhằm hoàn thiện cơ chế
quản lý tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ trong giai đoạn hiện nay.
154
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Hữu Nhường (2010), "Giới thiệu về chính sách tôn giáo ở
Singapore và Malaysia", Tạp chí Công tác Tôn giáo, (10), tr.51-54.
2. Nguyễn Hữu Nhường (2012), "Xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở Việt
Nam", Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (2), tr.53-55.
3. Nguyễn Hữu Nhường (2012), "Xây dựng giá trị văn hoá để phát triển
doanh nghiệp", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (11), tr.32-34.
4. Nguyễn Hữu Nhường (2014), "Về quyền tự chủ tài chính của đơn vị sự
nghiệp công lập", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (8), tr.6-8.
5. Nguyễn Hữu Nhường (2014), "Đẩy lùi yếu kém trong đầu tư công", Tạp
chí Kinh tế và Dự báo, (11), tr.11-13.
155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Văn Ái (2004), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính
công trong các cơ quan hành chính nhà nước, Đề tài nhánh số 67
thuộc đề tài cấp nhà nước - Mã số DTDLNN/2003/09.
2. Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Báo cáo tổng hợp dự toán chi NSNN năm
2008, Hà Nội.
3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2009), Báo cáo tổng hợp dự toán chi NSNN năm
2009, Hà Nội.
4. Ban Tôn giáo Chính phủ (2010), Báo cáo tổng hợp dự toán chi NSNN năm
2010, Hà Nội.
5. Ban Tôn giáo Chính phủ (2011), Báo cáo tổng hợp dự toán chi NSNN năm
2011, Hà Nội.
6. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Báo cáo tổng hợp dự toán chi NSNN năm
2012, Hà Nội.
7. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Báo cáo tổng hợp dự toán chi NSNN năm
2013, Hà Nội.
8. Ban Tôn giáo Chính phủ (2014), Báo cáo tổng hợp dự toán chi NSNN năm
2014, Hà Nội.
9. Ban Tôn giáo Chính phủ (2009), Báo cáo tổng hợp quyết toán NSNN năm
2008, Hà Nội.
10. Ban Tôn giáo Chính phủ (2010), Báo cáo tổng hợp quyết toán NSNN năm
2009, Hà Nội.
11. Ban Tôn giáo Chính phủ (2011), Báo cáo tổng hợp quyết toán NSNN năm
2010, Hà Nội.
12. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Báo cáo tổng hợp quyết toán NSNN năm
2011, Hà Nội.
156
13. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Báo cáo tổng hợp quyết toán NSNN năm
2012, Hà Nội.
14. Ban Tôn giáo Chính phủ (2014), Báo cáo tổng hợp quyết toán NSNN
năm 2013, Hà Nội.
15. Ban Tôn giáo Chính phủ (2009), Báo cáo tình hình thu chi hoạt động sự
nghiệp năm 2008, Hà Nội.
16. Ban Tôn giáo Chính phủ (2010), Báo cáo tình hình thu chi hoạt động sự
nghiệp năm 2009, Hà Nội.
17. Ban Tôn giáo Chính phủ (2011), Báo cáo tình hình thu chi hoạt động sự
nghiệp năm 2010, Hà Nội
18. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Báo cáo tình hình thu chi hoạt động sự
nghiệp năm 2011, Hà Nội.
19. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Báo cáo tình hình thu chi hoạt động sự
nghiệp năm 2012, Hà Nội.
20. Ban Tôn giáo Chính phủ (2014), Báo cáo tình hình thu chi hoạt động sự
nghiệp năm 2013, Hà Nội.
21. Ban Tôn giáo Chính phủ (2009), Báo cáo quyết toán hoạt động sự nghiệp
năm 2008, Hà Nội.
22. Ban Tôn giáo Chính phủ (2010), Báo cáo quyết toán hoạt động sự nghiệp
năm 2009, Hà Nội.
23. Ban Tôn giáo Chính phủ (2011), Báo cáo quyết toán hoạt động sự nghiệp
năm 2010, Hà Nội.
24. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Báo cáo quyết toán hoạt động sự nghiệp
năm 2011, Hà Nội.
25. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Báo cáo quyết toán hoạt động sự nghiệp
năm 2012, Hà Nội.
26. Ban Tôn giáo Chính phủ (2014), Báo cáo quyết toán hoạt động sự nghiệp
năm 2013, Hà Nội.
157
27. Ban Tôn giáo Chính phủ (2009), Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và
quyết toán kinh phí đã sử dụng của các đơn vị sự nghiệp năm
2008, Hà Nội.
28. Ban Tôn giáo Chính phủ (2010), Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và
quyết toán kinh phí đã sử dụng của các đơn vị sự nghiệp năm
2009, Hà Nội.
29. Ban Tôn giáo Chính phủ (2011), Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và
quyết toán kinh phí đã sử dụng của các đơn vị sự nghiệp năm
2010, Hà Nội.
30. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và
quyết toán kinh phí đã sử dụng của các đơn vị sự nghiệp năm
2011, Hà Nội.
31. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và
quyết toán kinh phí đã sử dụng của các đơn vị sự nghiệp năm
2012, Hà Nội.
32. Ban Tôn giáo Chính phủ (2014), Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và
quyết toán kinh phí đã sử dụng của các đơn vị sự nghiệp năm
2013, Hà Nội.
33. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Báo cáo Khảo sát thực trạng đồng bào
dân tộc thiểu số theo đạo Công giáo, Hà Nội.
34. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Báo cáo Khảo sát thực trạng Phật giáo
vùng biên giới hải đảo các tỉnh duyên hải Miền Trung và Nam Bộ,
Hà Nội.
35. Ban Tôn giáo Chính phủ (2011), Phương hướng, nhiệm vụ công tác tôn
giáo giai đoạn 2011-2016 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội.
36. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác
QLNN về tôn giáo năm 2012 và triển khai nhiệm vụ công tác năm
2013, Hà Nội.
158
37. Ban Tôn giáo Chính phủ (2014), Văn bản Pháp luật Việt Nam về tín
ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo.
38. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Phòng Tài chính - Kế toán, Hà Nội.
39. Ban Tôn giáo Chính phủ và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(2011), Tiếp tục đổi mới chính sách tôn giáo: những vấn đề lý luận
và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo của Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp
với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
40. Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2011), Chủ tịch
Hồ Chí Minh với Phật giáo, Nxb Tổng hợp tp. Hồ Chí Minh.
41. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm
2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6
tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi
hành luật NSNN, Hà Nội.
42. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13 tháng 3 năm
2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với CQNN thực hiện chế
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính, Hà Nội.
43. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 71 hướng đẫn thực hiện Nghị định
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với ĐVSN công lập, Hà Nội.
44. Bộ Tài chính (2007), Chế độ tự chủ về tài chính, biên chế đối với CQNN,
đơn vị sự nghiệp công lập, Nxb Tài chính, Hà Nội.
45. Chính phủ (2003), Nghị định 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.
46. Chính phủ (2005), Quyết định 16/2005/QĐ-TTg về hỗ trợ kinh phí hoạt
động cho các tổ chức tôn giáo và chức sắc tôn giáo hoạt động tại
Việt Nam, Hà Nội.
159
47. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đối với ĐVSN công lập, Hà Nội.
48. Chính phủ (2015), Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của
đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
49. Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới (2005), Việt Nam quản lý chi
tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo, Hà Nội.
50. Nguyễn Mạnh Cường (2008), Văn hoá tín ngưỡng của một số dân tộc trên đất
nước Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin và Viện Văn hoá, Hà Nội.
51. Lê Sĩ Dược (2000), Cải cách bộ máy hành chính cấp trung ương trong công
cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Nguyễn Tất Đạt (2011), Mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội Phật
giáo Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Nguyễn Ngọc Hiến (Chủ biên) (2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách
hành chính ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Phạm Ngọc Hiến (2003), Quản lý tài chính công ở Việt Nam, Đề tài khoa
học mã số 2000-98-083, Học viện Hành chính chủ trì, Hà Nội.
55. Tô Thiện Hiền (2012), Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang
giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020, Luận án tiến sĩ kinh
tế, chuyên ngành Kinh tế tài chính - Ngân hàng, ĐH Ngân hàng
thành phố Hồ Chí Minh.
56. Học viện Hành chính Quốc gia (2003), Quản lý tài chính công: Lý luận và
thực tiễn, Hội thảo khoa học, Hà Nội.
57. Học viện Tài chính (2002), Giáo trình Quản lý Tài chính nhà nước, Nxb
Tài chính, Hà Nội.
58. Học viện Tài chính (2002), Giáo trình Tài chính học, Nxb Tài chính, Hà Nội.
59. Học viện Tài chính (2003), Quản lý tài chính công: những vấn đề lý luận
và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.
160
60. Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam (2005), Báo cáo phát triển
Việt Nam 2004: Quản lý và điều hành, Hà Nội.
61. Trịnh Thị Thúy Hồng (2012), Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu
tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định, Luận án Tiến sĩ
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
62. Đỗ Minh Hợp (2009), Tôn giáo học nhập môn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
63. Nguyễn Ngọc Hùng (1998), Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nxb Thống kê,
Hà Nội.
64. Nguyễn Mạnh Hùng (2009), Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực
hành chính sự nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, chuyên
ngành Quản lý kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
65. Đỗ Quang Hưng (2008), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý
luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
66. Đỗ Quang Hưng (2014), Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
67. Nguyễn Quang Hưng (2015), Đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường
xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà
nước, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
68. Lê Thị Thanh Hương (2012), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong
các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh
tế, Đại học Thương mại.
69. Phạm Văn Khoan và Nguyễn Trọng Thản (Đồng chủ biên) (2010), Giáo
trình Quản lý Tài chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công, , Học viện Tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.
70. Bùi Đức Luận (2003), "Những bước tiến trong việc thể chế hoá chủ
trương, chính sách về tôn giáo của nước ta thời gian gần đây", Tạp
chí Nghiên cứu tôn giáo, (10).
161
71. Nguyễn Đức Lữ (2005), "Quá trình hoàn thiện chủ trương chính sách về
tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong 60 năm (1945 - 2005)",
Tạp chí Công tác tôn giáo, (3).
72. Nguyễn Đức Lữ (2006), "Vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo trong văn
kiện của Đại hội X của Đảng" Tạp chí Công tác tôn giáo, (9).
73. Bùi Tuấn Minh (2012), Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn kinh
phí trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính,
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành kế toán, Học viện Tài chính, Hà Nội.
74. Ngân hàng Phát triển Châu Á (2013), Tài chính công và cải cách quản lý
tài chính ở Trung Quốc: Quản lý đặc thù với Kho bạc và thị
trường trái phiếu (Public Finance And Financial Management
Reforms In China: Treasury Management And Bond Market
Specialists), Hà Nội.
75. Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ (Đồng chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ
Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
76. Nguyễn Công Nghiệp (2000), Đánh giá cải cách hành chính nhà nước
trong lĩnh vực quản lý tài chính công, Ban chỉ đạo cải cách hành
chính của chính phủ, Hà Nội.
77. Thang Văn Phúc (2001), Cải cách hành chính nhà nước; thực trạng,
nguyên nhân; giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
78. Nguyễn Ngọc Quỳnh (2010), Chính sách tôn giáo thời Tự Đức (1848-
1883), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
79. Nguyễn Hoài Sanh (2013), Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: Những vấn đề
lý luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ
Triết học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam, Hà Nội.
80. Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Quản lý tài chính các trường đại học công
lập ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân,
Hà Nội.
162
81. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 134/2009/QĐ-TTg Quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn
giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ, Hà Nội.
82. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 10/2014/QĐ-TTg Quy định hỗ
trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức tôn giáo,
chức sắc, chức việc tôn giáo hoạt động tại Việt Nam, Hà Nội.
83. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định 06/2015/QĐ-TTg Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo
Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ, Hà Nội.
84. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2010), Hoàn thiện chuyển đổi cơ chế quản lý tài
chính tại Đài truyền hình Việt Nam trong thời gian qua, Luận văn
Thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
85. Trần Trí Trinh (2008), Các giải pháp cải cách quản lý tài chính công
nhằm thúc đẩy cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam, Luận án
tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.
86. Trường Đại học tài chính kế toán Hà Nội (2000), Quản lý tài chính nhà
nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.
87. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội
88. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội.
89. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2015), Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước,
Hà Nội
90. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2015), Dự thảo Luật tín ngưỡng và tôn
giáo, Hà Nội.
91. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
92. Đặng Nghiêm Vạn (2003), "Để có cái nhìn mới về tôn giáo và công tác
tôn giáo", Tạp chí Cộng sản, (19).
93. Nguyễn Thanh Xuân (2013), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo,
Hà Nội.
163
94. Website của Chính phủ, [Truy cập
ngày 10/6/2015].
95. Website của Bộ Tài chính, [Truy cập ngày
02/4/2015]
96. Website của Ban Tôn giáo Chính phủ, [Truy cập
ngày 06/3/2015].
Tài liệu tiếng Anh:
97. Anand Rajaram, Tuan Minh Le, Nataliya Biletska, Jim Brumby (2010), A
Diagnostic Framework for Assessing Public Investment
Management, World Bank.
98. Chris Edwards (2009), "Cẩm nang người làm chính sách" - Viện nghiên
cứu CATO (Handbook for policymakers ) tại trang
/sites/cato.org/files/serials/files/cato-handbook
-policymakers/2009/9 /hb111-4.pdf, [Truy cập ngày 07/8/2015].
99. Chritopher Pass, Bryan Lowes, Leslie Davies (1994), Từ điển kinh tế Anh
- Việt, Nxb Mũi Cà Mau, Cà Mau.
100. Eugene Tan (2008), Keeping God in Place": How Religion is Managed
in Singapore, Publisher: Singapore Management University.
101. Harvey S. Rosen (2000), Tài chính công, Irwin McGraw-Hill, xuất bản
lần thứ 5.
102. Laurel Kendall and Nguyen Van Huy (2007), Vietnam: Journeys of
Body, Mind, and Spirit, Publisher: American Museum of Natural
History and Vietnam Museum of Ethnology.
103. Ministry of Strategy and Finance (2013), 2012 Modularization of
Korea’s Development Experience: Korean Experience of
Financial Management Information System: Construction,
Operation, and Results", Publisher: Yonsei University.
164
104. Myengkyo Seo (2013), State Management of Religion in Indonesia
(Routledge Religion in Contemporary Asia Series, Publisher:
Routledge, USA.
105. Philip Taylor (2004), Goddess on the Rise: Pilgrimage and Popular
Religion in Vietnam, Publisher: the Department of Anthropology,
Research School of Pacific and Asian Studies, The Australian
National University
106. Philip Taylor (2007), Modernity and Re-enchantment: Religion in Post-
revolutionary Vietnam, Publisher: Institute of Southeast Asian Studies.
107. Roben H. Haveman, Jonh Bascom (2000), "Tài chính công", Online
Encyclopedia 2000, tại trang [Truy cập
ngày 05/07/2015].
108. Wolfgang Streeck and Daniel Mertens (2011), Fiscal austerity and
public investment: Is the possible the enemy of the necessary?,
Max Planck Institute for the Study of Societies.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng cân đối tài khoản Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2009
Đơn vị: Triệu đồng
SỐ PHÁT SINH SỐ DƯ ĐẦU KỲ Kỳ này Lũy kế từ đầu năm SỐ DƯ CUỐI KỲ
Số
hiệu
TK
TÊN TÀI
KHOẢN Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có
A B 1 2 3 4 5 6 7 8
A - CÁC TÀI
KHOẢN TRONG
BẢNG
111 Tiền mặt 56 10,284 10,314 10,340 10,314 26
211 Tài sản cố định hữu hình 9,024 6,689 5,659 15,713 5,659 10,054
213 TSCĐ vô hình 275 275 275
214 Hao mòn TSCĐ 5,017 727 2,065 727 7,081 6,354
312 Tạm ứng 5,622 8,211 8,269 8,772 8,269 503
332 Các khoản phải nộp theo lương 23 652 674 674 674 19
333 Các khoản phải nộp nhà nước 2 2 2 2
334 Phải trả công chức, viên chức 2,656 2,656
2,656 2,656
336 Tạm ứng kinh phí 582 8,567 8,495 8,567 9,076 509
342 Thanh toán nội bộ 160 160 160 160
461 Nguồn kinh phí hoạt động 46,365 46,309 20,919 46,309 67,284 20,975
462 Nguồn kinh phí dự án 1,550 1,550 1,190 1,550 2,740 1,190
466 Nguồn kinh phí đã 4,007 3,621 3,588 3,621 7,595 3,974
hình thành TSCĐ
511 Các khoản thu 2 2 2 2 2
661 Chi phí hoạt động 46,309 25,240 50,594 71,550 50,594 20,955
662 Chi dự án 1,550 1,190 1,550 2,740 1,550 1,190
Cộng 57,523 57,523 116,136 116,136 173,659 173,659 33,003 33,003
B - CÁC TÀI
KHOẢN NGOÀI
BẢNG
008 Dự toán chi hoạt động 6,620 25,819 20,919 32,439 20,919 11,520
009 Dự toán chi chương trình dự án 82 1,500 1,190 1,582 1,190 392
Cộng 6,701 27,319 22,109 34,020 22,109 11,911
Nguồn: Ban Tôn giáo Chính phủ [38]
.
Phụ lục 2: Bảng cân đối tài khoản Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2010
Đơn vị: Triệu đồng
SỐ PHÁT SINH
SỐ DƯ ĐẦU KỲ
Kỳ này Lũy kế từ đầu năm
SỐ DƯ CUỐI KỲ Số
hiệu
TK
TÊN TÀI
KHOẢN
Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có
A B 1 2 3 4 5 6 7 8
A - CÁC TÀI
KHOẢN TRONG
BẢNG
111 Tiền mặt 26 13,934 13,902 13,961 13,902 59
112 Tiền gửi ngân hàng 600 600 600 600 0
211 Tài sản cố định hữu hình 10,054 294 10,347 10,347
213 TSCĐ vô hình 275 275 275
214 Hao mòn TSCĐ 6,354 991 7,345 7,345
312 Tạm ứng 503 11,584 11,220 12,908 12,041 867
332 Các khoản phải nộp theo lương 881 880 1010 1009 1
333 Các khoản phải nộp nhà nước 5 5 5 5
334 Phải trả công chức, viên chức 3,132 3,132 3,907 3,907
336 Tạm ứng kinh phí 509 8,346 8,753 8,346 9,262 917
342 Thanh toán nội bộ 171 171 216 216
461 Nguồn kinh phí hoạt động 20,975 253,143 23,307 253,143 44,282 -208,861
462 Nguồn kinh phí dự án 1,190 16,671 1,319 16,671 2,509 -14,162
466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 3,974 991 292 991 4,268 3,277
511 Các khoản thu 4 4 4 4
521 Thu chưa qua ngân sách 600 600 600
661 Chi phí hoạt động 20,955 23,508 25,332 44,463 2,533 -2,088
662 Chi dự án 1,190 1,903 16,671 3,093 1,667 -13,577
Cộng 33,003 33,003 335,168 335,168 369,941 369,941 -210,883 -210,883
B - CÁC TÀI
KHOẢN NGOÀI
BẢNG
008 Dự toán chi hoạt động 10,852 27,394 23,307 38,246 23,307 14,939
009 Dự toán chi chương trình dự án 391 1,500 1,319 1,891 1,319 573
Cộng 11,243 28,894 24,626 40,138 24,626 15,512
Nguồn: Ban Tôn giáo Chính phủ [38]
Phụ lục 3: Bảng cân đối tài khoản Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2011
Đơn vị: Triệu đồng
SỐ PHÁT SINH
SỐ DƯ ĐẦU KỲ
Kỳ này Lũy kế từ đầu năm
SỐ DƯ CUỐI KỲ Số
hiệu
TK
TÊN TÀI
KHOẢN
Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có
A B 1 2 3 4 5 6 7 8
A - CÁC TÀI
KHOẢN TRONG
BẢNG
111 Tiền mặt 59 16,690 16,744 16,749 16,744 5
112 Tiền gửi ngân hàng 1 655 655 656 655 1
211 Tài sản cố định hữu hình 10,347 107 229 10,455 229 10,226
213 TSCĐ vô hình 275 275 275
214 Hao mòn TSCĐ 7,345 212 812 212 8,157 7,945
312 Tạm ứng 867 12,718 12,901 13,585 12,901 684
332 Các khoản phải nộp theo lương 1 1,023 1,024 1,152 1,152
333 Các khoản phải nộp nhà nước 19 19 24 24
334 Phải trả công chức, viên chức 3,820 3,820 4,685 4,685
336 Tạm ứng kinh phí 917 10,803 11,120 10,803 12,037 1,234
342 Thanh toán nội bộ 178 178 258 258
461 Nguồn kinh phí hoạt động 142,367 23,330 32,737 23,330 56,069 32,739
462 Nguồn kinh phí dự án 1,319 1,319 2,813 1,319 4,132 2,813
466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 3,277 829 107 829 3,384 2,556
511 Các khoản thu
521 Thu chưa qua ngân sách 600 1,256 655 1,256 1,256
5212 Tiền, hàng viện trợ 600 1,256 655 1,256 1,256
661 Chi phí hoạt động 23,337 33,369 23,421 56,707 23,421 33,286
662 Chi dự án 1,903 2,257 1,349 4,160 1,349 2,811
Cộng 36,790 36,790 108,586 108,586 146,453 146,453 47,287 47,287
B - CÁC TÀI
KHOẢN NGOÀI
BẢNG
008 Dự toán chi hoạt động 14,067 63,757 56,067 77,824 56,067 21,757
009 Dự toán chi chương trình dự án 573 2,707 2,876 3,279 2,876 403
Cộng 14,640 66,464 58,943 81,103 58,943 22,160
Nguồn: Ban Tôn giáo Chính phủ [38].
Phụ lục 4: Bảng cân đối tài khoản Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2012
Đơn vị: Triệu đồng
SỐ PHÁT SINH
SỐ DƯ ĐẦU KỲ
Kỳ này Lũy kế từ đầu năm
SỐ DƯ CUỐI KỲ Số
hiệu
TK
TÊN TÀI
KHOẢN
Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có
A B 1 2 3 4 5 6 7 8
A - CÁC TÀI
KHOẢN TRONG
BẢNG
111 Tiền mặt 4 24,699 24,664 24,703 24,664 40
112 Tiền gửi ngân hàng 539 539 539 539
153 Công cụ, dụng cụ 94 94 94 94
211 Tài sản cố định hữu hình 10,226 1,996 2,029 12,222 2,029 10,192
213 TSCĐ vô hình 275 1,382 160 1,657 160 1,496
214 Hao mòn TSCĐ 7,945 2,147 1,271 2,147 9,216 7,068
312 Tạm ứng 684 17,044 17,626 17,728 17,626 102
332 Các khoản phải nộp theo lương 1,182 1,175 1,182 1,175 7
333 Các khoản phải nộp nhà nước 450 450
450 450
334 Phải trả công chức, viên chức 3,896 3,896 3,896 3,896
336 Tạm ứng kinh phí 1,234 16,489 15,377 16,489 16,611 122
342 Thanh toán nội bộ 200 200 200 200
461 Nguồn kinh phí hoạt động 32,739 32,736 47,509 32,736 80,247 47,511
462 Nguồn kinh phí dự án 2,813 2,811 1,391 2,811 4,205 1,393
466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 2,556 1,313 3,378 1313 5,933 4,621
521 Thu chưa qua ngân sách 539 539 539
661 Chi phí hoạt động 33,286 47,113 32,895 80,399 32,895 47,504
662 Chi dự án 2,811 1,912 2,811 4,724 2,811 1,912
Cộng 47,287 47,287 156,004 156,004 203,291 203,291 61,255 61,255
B - CÁC TÀI
KHOẢN NGOÀI
BẢNG
005 Dụng cụ lâu bền đang sử dụng 9 9 9
008 Dự toán chi hoạt động 5,137 47,420 47,509 52,557 47,509 5,048
009 Dự toán chi chương trình dự án 4,037 1,500 1,391 1,903 1,391 511
Cộng 55,410 49,014 48,900 54,554 48,900 5,654
Nguồn: Ban Tôn giáo Chính phủ [38].
Phụ lục 5: Nghiên cứu quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ
Chương trình phỏng vấn cá nhân
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN CÁ NHÂN
(Dành cho cán bộ làm công tác tôn giáo, chức sắc, chức việc tôn giáo)
"Thưa ông/bà
Nhằm mục đích nghiên cứu về tài chính và quản lý tài chính đối với Ban Tôn giáo Chính phủ,
chúng tôi tiến hành ghi nhận ý kiến đánh giá, phản hồi của Ông/Bà về vấn đề tài chính đối với
công tác tôn giáo. Những thông tin trao đổi ở đây chỉ nhằm mục đích nghiên cứu. Mọi ý kiến
của Ông/Bà sẽ được giữ kín và không để lộ tên trong các báo cáo của cuộc nghiên cứu này.
Sự tham gia của Ông/Bà là hoàn toàn tự nguyện. Chúng tôi hy vọng rằng Ông/Bà sẽ thấy cuộc
trao đổi này bổ ích và lý thú. Không có câu trả lời nào là sai cả và vì thế xin Ông/Bà cho biết
những suy nghĩ của mình một cách chân thực"
Mã số phiếu ........................................................................................................................................
Thời gian .............................................................................................................................................
Địa bàn:
1.Tỉnh/Thành phố .........................................................................................................................
2.Huyện/Quận ..............................................................................................................................
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên người trả lời ...................................................................................................................
a.Giới tính:....................1.Nam. 2.Nữ.....(khoanh tròn phương án lựa chọn)
b.Năm sinh
c.Dân tộc.
e. Trình độ học vấn: Nếu chưa từng đi học ghi "0"
Lớp 1-12 (ghi số cho lớp học cuối cùng):
13. Trung cấp
14. Đại học hoặc hơn
99. Không biết
f. Chức vụ trong hệ thống chính quyền hoặc các tổ chức tôn giáo:
1. Cấp tỉnh/thành phố:..
2. Cấp Huyện/Quận:
g.Ông/bà hiện đang tham gia tôn giáo nào sau đây (khoanh tròn các phương án lựa chọn):
1. Phật giáo
2. Công giáo
3. Tin lành
4. Cao Đài
5. Hòa Hảo
6. Các tôn giáo khác
PHẦN II: QUAN ĐIỂM CỦA CÁ NHÂN VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TÔN GIÁO
Câu 1: Ông/Bà đánh giá các khoản chi hỗ trợ các tôn giáo có phù hợp với thực tế không?
(khoanh tròn các phương án lựa chọn:
1. Rất phù hợp
2. Phù hợp
3. Chưa phù hợp
4. Ý kiến khác (ghi rõ).............................................................
Câu 2:. Theo ông/bà, nội dung chi hỗ trợ đột xuất giải quyết các vụ việc tôn giáo, điểm
nóng tôn giáo có đáp ứng nhu cầu thực tế hay không?
1. Rất phù hợp
2. Phù hợp
3. Chưa phù hợp
4. Ý kiến khác (ghi rõ).............................................................
Câu 3: Theo ông/bà, có nên tách riêng khoản chi hỗ trợ đột xuất giải quyết các vụ việc
tôn giáo, điểm nóng tôn giáo ra khỏi dự toán chi hàng năm không? (chỉ chọn 1 phương án)
1. Có
2. Không
3. Ý kiến khác (ghi rõ).............................................................
Câu 4: Ông/ bà đánh giá về tính hiệu quả của khoản chi hỗ trợ đối với các tổ chức tôn
giáo (khoanh tròn các phương án lựa chọn):
1. Hiệu quả cao
2. Khá hiệu quả
3. Chưa hiệu quả
4. Ý kiến khác (ghi rõ)...........................................................
Câu 5: Ông/bà đánh giá về nhu cầu tài chính đối với công tác tôn giáo trong thời gian
tới?
1. Rất lớn
2. Không thay đổi
3. Ít hơn
4. Ý kiến khác (ghi rõ).............................................................
Câu 6: Cơ chế tài chính từ Ban Tôn giáo Chính phủ đối với tổ chức tôn giáo nơi Ông/Bà
tham gia/quản lý như thế nào? (khoanh tròn vào phương án lựa chọn)
1. Cứng nhắc, nhiều thủ tục hành chính
2. Linh hoạt, giảm bớt các thủ tục hành chính
3. Thuận tiện, phù hợp
4. Ý kiến khác (ghi rõ)...........................................................
Câu 7: Ông/Bà đánh giá thế nào về nguồn tài chính quyên góp cho tôn giáo từ các cá
nhân, tổ chức xã hội ? (Chỉ chọn 1 phương án)
1. Rất tốt
2. Tương đối tốt
3. Bình thường
4. Không tốt
5. Kém
Câu 8: Ông (Bà) có ý kiến gì đổi mới cơ chế tài chính hỗ trợ đối với các tôn giáo, tổ chức
tôn giáo hiện nay?
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
Trân trọng cảm ơn Ông/Bà đã dành thời gian cho chương trình khảo sát!
Nghiên cứu quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ
Chương trình phỏng vấn cá nhân
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN CÁ NHÂN
(Dành cho cán bộ làm công tác tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ)
"Thưa ông/bà
Nhằm mục đích nghiên cứu về tài chính và quản lý tài chính đối với Ban Tôn giáo Chính phủ,
chúng tôi tiến hành ghi nhận ý kiến đánh giá, phản hồi của Ông/Bà về vấn đề tài chính đối với
công tác tôn giáo. Những thông tin trao đổi ở đây chỉ nhằm mục đích nghiên cứu. Mọi ý kiến
của Ông/Bà sẽ được giữ kín và không để lộ tên trong các báo cáo của cuộc nghiên cứu này.
Sự tham gia của Ông/Bà là hoàn toàn tự nguyện. Chúng tôi hy vọng rằng Ông/Bà sẽ thấy cuộc
trao đổi này bổ ích và lý thú. Không có câu trả lời nào là sai cả và vì thế xin Ông/Bà cho biết
những suy nghĩ của mình một cách chân thực"
Mã số phiếu ........................................................................................................................................
Thời gian .............................................................................................................................................
Địa bàn:
1.Tỉnh/Thành phố .........................................................................................................................
2.Huyện/Quận ..............................................................................................................................
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên người trả lời ...................................................................................................................
a.Giới tính:....................1.Nam. 2.Nữ.....(khoanh tròn phương án lựa chọn)
b.Năm sinh
c.Dân tộc.
e. Trình độ học vấn:
1. Trung cấp
2. Cao đẳng
3. Đại học
4. Sau đại học
f. Chức vụ trong đơn vị:..................................................................................................
g.Ông/bà hiện đang tham gia tôn giáo nào sau đây (khoanh tròn các phương án lựa chọn):
1. Phật giáo
2. Công giáo
3. Tin lành
4. Cao Đài
5. Hòa Hảo
6. Các tôn giáo khác
7. Không
PHẦN II: QUAN ĐIỂM CỦA CÁ NHÂN VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TÔN GIÁO
Câu 1: Ông/Bà đánh giá nguồn tài chính cho hoạt động của các đơn vị trực thuộc Ban
Tôn giáo Chính phủ có phù hợp với thực tế không? (khoanh tròn các phương án lựa chọn:
1. Rất phù hợp
2. Phù hợp
3. Chưa phù hợp
4. Ý kiến khác (ghi rõ).............................................................
Câu 2: Theo Ông/Bà, việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Ban Tôn giáo Chính phủ như thế nào? (khoanh tròn vào phương án lựa chọn)
1. Vẫn chưa giảm bớt các thủ tục hành chính
2. Thuận tiện, phù hợp với điều kiện của đơn vị
3. Ý kiến khác (ghi rõ).............................................................
Câu 3: Ông/Bà đánh giá thế nào về cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính đối với các
đơn vị hành chính trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ?
1. Rất tốt
2. Tương đối tốt
3. Bình thường
4. Không tốt
5. Ý kiến khác (ghi rõ)............................................................
Câu 4: Theo ông/bà, nguồn tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ khi thực hiện Quyết
định số 134/2009/QĐ-TTg có bất cập không? (chỉ chọn 1 phương án)
1. Có
2. Không
3. Ý kiến khác (ghi rõ).............................................................
Câu 5:. Theo ông/bà, cơ chế tài chính đối với Ban Tôn giáo Chính phủ có phù hợp với
đặc thù của hoạt động tôn giáo hiện nay không?
1. Rất phù hợp
2. Phù hợp
3. Chưa phù hợp
4. Ý kiến khác (ghi rõ).............................................................
Câu 6: Ông/ bà đánh giá về tính hiệu quả của công tác lập dự toán thu - chi tài chính tại
các đơn vị trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ? (khoanh tròn các phương án lựa chọn)
1. Hiệu quả cao
2. Khá hiệu quả
3. Chưa hiệu quả
4. Ý kiến khác (ghi rõ).............................................................
Câu 7: Ông/bà đánh giá về nhu cầu tài chính đối với công tác tôn giáo trong thời gian
tới?
1. Rất lớn
2. Không thay đổi
3. Ít hơn
4. Ý kiến khác (ghi rõ).............................................................
Câu 8: Theo Ông/Bà, để đảm bảo nhu cầu tài chính cho công tác tôn giáo của Ban Tôn
giáo Chính phủ, có nên tách Ban Tôn giáo Chính phủ trở thành đơn vị dự toán cấp I
trực thuộc Chính phủ không?
1. Có
2. Không
3. Ý kiến khác (ghi rõ).............................................................
Câu 9: Ông/Bà có ý kiến gì đổi mới cơ chế tài chính cho Ban Tôn giáo Chính phủ hiện
nay?
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
Trân trọng cảm ơn Ông/Bà đã dành thời gian cho chương trình khảo sát!