Luận án Quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Xây dựng một cơ cấu quản lý phù hợp, thiết lập được sự điều hành và sự giám sát toàn bộ doanh nghiệp, không bỏ sót, không chồng chéo giữa các bộ phận. Hai là, hoàn thiện các yếu tố của hoạt động kế toán, tài chính như: hệ thống các chính sách, tài khoản kế toán áp dụng chung trong phạm vi toàn hệ thống DNNN; thường xuyên cập nhật thông tin mới về kế toán, lập và sử dụng báo cáo tài chính. Ba là, giám sát nội bộ phải đảm bảo nguyên tắc phân công, phân nhiệm, không nên kiêm nhiệm, ủy quyền và phê chuẩn để đảm bảo tính chuyên môn hóa trong công việc và tránh những sai sót Bốn là, áp dụng tin học trong quản lý, nhất là trong quản lý vốn, tài sản để đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả, giúp nhà quản lý có thể nhìn xuyên suốt hoạt động của doanh nghiệp. Năm là, thiết lập quy chế giám sát ngang, dọc hay kiểm tra chéo giữa hệ thống các bộ phận trong DNNN. Có thể thiết lập một ban kiểm soát có nhiệm vụ phát hiện những sai sót của ban điều hành, kiểm tra hợp đồng có đúng thủ tục, đúng điều kiện không; hoạt động tài chính, việc sử dụng các quỹ có đúng, có bị chiếm dụng không. nhằm ngăn ngừa một thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.

pdf167 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nhuận cao, người quản lý, điều hành sẽ được thưởng. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, cần có sự xem xét, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, bởi một DNNN hoạt động có hiệu quả hay không, ngoài yếu tố người người lão đạo, còn có sự tác động của môi trường bên ngoài như thị trường thế giới. Như vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của các DNNN, ngoài các chỉ tiêu để đánh giá tuyệt đối như tỷ suất lợi nhuận trên vốn, doanh thu trên vốn, hệ số bảo toàn và phát triển vốn... mà có thể đánh giá tương quan với các doanh nghiệp trong ngành. Muốn vậy, phải thống kê được về kết quả kinh doanh của các ngành, các lĩnh vực. 136 4.2.1.4. Hoàn thiện cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước Để tăng cường hoạt động giám sát vốn và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với DNNN cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây: Thứ nhất, xác định rõ các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc giám sát, đánh giá tình hình sử dụng vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN. Để giám sát, đánh giá tình hình sử dụng vốn và hoạt động của DNNN, cần có một cơ quan giám sát độc lập. Bên cạnh việc giao cho các cơ quan quản lý với tư cách là chủ sở hữu DNNN, thì cần phải có một cơ quan giám sát độc lập của UBND thành phố hoặc cơ quan quản lý tài sản công. Cơ quan đó phải chịu trách nhiệm trước HĐND, UBND thành phố để khách quan, công khai, minh bạch, nhằm tránh tình trạng các cơ quan quản lý che chở cho các DNNN. Phương án tối ưu là sớm chấm dứt tình trạng bộ chủ quản và cơ quan chủ quản để tách bạch giữa quản lý nhà nước với điều hành sản xuất kinh doanh. Đối với việc đánh giá DNNN, cần tăng tính khách quan, độc lập trong đánh giá đối với DNNN. Muốn vậy, cần hình thành một tổ chức riêng, có thể ở dạng hội đồng, độc lập nhất định về chuyên môn với Sở Tài chính, có đầy đủ các lĩnh vực về chuyên môn cần đánh giá về DNNN (không chỉ quan chức, công chức, chuyên gia thuộc ngành tài chính mà gồm cả các ngành, lĩnh vực khác nhu về tổ chức, nhân sự, quản trị công ty, quản trị hành chính công, pháp luật), mở rộng thành phần tham gia đánh giá DNNN. Thứ hai, quy định rõ nội dung giám sát vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước. Việc giám sát không chỉ giám sát, đánh giá của chủ sở hữu đối với kết quả hoạt động của những người quản lý và kết quả đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, tức giám sát kế hoạch, mà còn phải giám sát chủ sở hữu, đây mới chính là nội dung quan trọng và cũng là nội dung còn thiếu trong giám sát hiện nay tại các DNNN nói chung, vốn nhà nước tại DNNN nói riêng. Phải coi trọng giám sát hoạt động tài chính DNNN, từ dự án đầu tư, cân đối 137 nguồn lực đầu tư, tài chính của doanh nghiệp như vay vốn, sử dụng vốn, giám sát kết quả kinh doanh. Như vậy, giám sát phải bao gồm giám sát kế hoạch, chiến lược, phối hợp nguồn lực và giám sát hoạt động tài chính, bao gồm: cơ cấu vốn, hệ số nợ, nguồn tài trợ. Nếu không giám sát hoạt động tài chính thì có thể xảy ra những hiện tượng như lấy vay nợ ngắn hạn để tài trợ cho dài hạn, điều này rủi ro rất cao. Như vậy, chỉ có giám sát cả kế hoạch và giám sát cả hoạt động tài chính thì mới có thể cảnh báo trước những rủi ro có thể xảy ra để có phương án xử lý kịp thời. Thứ ba, phân định rõ mối quan hệ giữa các chủ thể thực hiện giám sát tài chính. Đối với doanh nghiệp, Hội đồng thành viên, Ban Điều hành doanh nghiệp thông qua bộ phận tài chính kế toán, Ban Kiểm soát nội bộ có trách nhiệm tổ chức việc tự giám sát nội bộ doanh nghiệp mang tính chất thường xuyên, đột xuất theo ngày, tuần, tháng, quý, năm tùy theo tính chất hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua tự giám sát để có những điều chỉnh, biện pháp tự chấn chỉnh về quản lý tài chính nói riêng, quản trị doanh nghiệp nói chung để đưa tài chính doanh nghiệp luôn trong trạng thái an toàn. Hội đồng thành viên, Ban Điều hành doanh nghiệp thông qua người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thực hiện giám sát hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển phần vốn đã góp vào doanh nghiệp khác. Kiểm soát viên do chủ sở hữu bổ nhiệm có nhiệm vụ giúp chủ sở hữu thực hiện công tác giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và giám sát tài chính doanh nghiệp. Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, hình thành một quy trình cụ thể để chủ sở hữu có thể nắm bắt kịp thời các thông tin tài chính của doanh nghiệp do Hội đồng thành viên, Ban Điều hành doanh nghiệp báo cáo theo tháng, quý, năm. Đồng thời phải gắn trách nhiệm của chủ sở hữu trong việc phân tích, sử dụng báo cáo tài chính để đưa ra những đánh giá về quản trị tài chính nói riêng, quản trị doanh nghiệp nói chung từ đó có những kiến nghị, yêu cầu Ban Điều hành doanh nghiệp, Hội đồng thành viên thực thi để đảm bảo an toàn tài chính. 138 Đối với cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp, với trách nhiệm của mình, cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp phải tổ chức việc kiểm tra, giám sát doanh nghiệp - chủ sở hữu trong việc chấp hành các quy định, cơ chế, chính sách tài chính doanh nghiệp. Cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp phải thúc đẩy việc công khai minh bạch số liệu tài chính của doanh nghiệp theo các hình thức khác nhau. Trên cơ sở báo cáo của chủ sở hữu, cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp cần có những đánh giá, tổng hợp và cảnh bảo về tình hình tài chính của từng ngành, từng doanh nghiệp. Cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp còn có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư khi phát hiện nguy cơ rủi ro tài chính của doanh nghiệp; đồng thời tiếp nhận để cơ cấu tài chính đối với các doanh nghiệp mới. Thứ tư, cần thống nhất quy định về đánh giá, xếp loại DNNN. Về đánh giá hiệu quả của DNNN. Ngoài đánh giá về mặt tài chính như hiện tại đang làm, cần bổ sung đánh giá về 2 mặt quan trọng khác của DNNN gồm: đánh giá hoạt động kinh doanh của DNNN (việc mở rộng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, chấp hành quyết định của chủ sở hữu nhà nước, việc thực hiện các dự án đầu tư, triển khai các dự án được phê duyệt, đầu tư vào lĩnh vực rủi ro, thành lập doanh nghiệp vượt khả năng quản lý...); và đánh giá về tổ chức và cán bộ của DNNN (gồm công tác bổ nhiệm, uỷ quyền, giao nhiệm vụ và đánh giá năng lực, trách nhiệm của người đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp...). - Đối với tiêu chí đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của DNNN, ngoài tiêu chí về tỷ suất lợi nhuận, cần bổ sung và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hàng năm và dài hạn cho DNNN và người đại diện chủ sở hữu nhà nước. Hiện nay, việc bổ nhiệm người quản lý DNNN có thời hạn nên có thể dẫn đến tình trạng DNNN ít đầu tư hoặc sử dụng quá mức những nguồn lực hiện có để đạt mục tiêu tài chính ngắn hạn. Điều này sẽ tránh được lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài, bền vững của DNNN, tránh được tình trạng số liệu bị điều chỉnh để đưa ra một báo cáo tài chính đẹp trước khi người quản lý nghỉ quản lý. Còn đối với việc xây dựng 139 tiêu chí để đánh giá đại diện chủ sở hữu, cần xác định rõ các chỉ tiêu chính cho mỗi chức danh, định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động, cơ chế khuyến khích, các chế tài xử lý vi phạm; tăng cường trách nhiệm người đại diện theo uỷ quyền tại các DNNN; tập trung vào kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lợi ích chủ sở hữu nhà nước. Quy định rõ trách nhiệm của các đối tượng được giám sát, đánh giá, trong đó có trách nhiệm cung cấp thông tin, chế độ báo cáo (định kỳ và đột xuất), chế độ công bố thông tin và các biện pháp xử lý khi có kết quả giám sát, đánh giá. Theo đó, đối với các doanh nghiệp thuộc UBND thành phố quản lý thì sở Lao động, Thương binh và Xã hội thẩm tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức quản lý, tham mưu cho UBND thành phố phê duyệt quỹ tiền lương thực hiện của viên chức quản lý; sở Tài chính thẩm tra và trình UBND thành phố phê duyệt kết quả đánh giá xếp loại doanh nghiệp, xếp loại viên chức quản lý. Nên chăng cần có sự phối hợp giữa 2 ngành Lao động, Thương binh và Xã hội và Tài chính trong việc đánh giá, xác định quỹ lương thực hiện của viên chức quản lý DNNN với đánh giá xếp loại doanh nghiệp, viên chức quản lý doanh nghiệp, để vừa giảm thiểu thủ tục hành chính, vừa tiết kiệm được thời gian cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. 4.2.2. Nhóm giải pháp tổ chức quản lý về phía Nhà nước 4.2.2.1. Xác định và tách bạch rõ chức năng chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước Giữa hai chức năng này có sự khác biệt cơ bản. Chức năng của quản lý nhà nước là sử dụng chức năng công quyền với các nhiệm vụ quản lý hành chính và dịch vụ công cho doanh nghiệp nhằm tạo môi trường hoạt động thuận lợi, bình đẳng, cạnh tranh, đúng pháp luật đối với doanh nghiệp; đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và nền kinh tế quốc dân. Trong khi đó chức năng cơ bản của chủ sở hữu nhà nước là thực hiện chức năng với tư cách là một nhà đầu tư vào doanh nghiệp, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của một nhà đầu tư nhằm đạt mục tiêu do chủ sở hữu đặt ra cho từng DNNN và toàn bộ khu vực DNNN. 140 Trên cơ sở các mục tiêu, yêu cầu trong giai đoạn mới, xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới phương thức thực hiện chức năng sở hữu nhà nước đối với DNNN có thể xác định các giải pháp cần thiết như sau: Một là, UBND thành phố là cơ quan quản lý thống nhất và tổ chức thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN. UBND phân công cho các sở, ban, ngành, HĐTV các DNNN thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN. Do tính chất phức tạp của vấn đề sở hữu và thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước với sự tham gia của nhiều cơ quan như trên, nguyên tắc cần thiết là phải xác định rõ tổ chức hay cá nhân chính thức được giao quyền và trách nhiệm làm đầu mối thực hiện. Hai là, cần xác định rõ chức năng cơ bản của chủ sở hữu nhà nước và chức năng cơ bản của quản lý nhà nước về mục tiêu, yêu cầu; chức năng, nhiệm vụ; phương pháp, công cụ; tổ chức bộ máy thực hiện. Mục tiêu, yêu cầu quản lý của nhà nước đối với các DNNN là nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho phát triển tất cả các loại doanh nghiệp nói chung, thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, tránh sự chồng chéo của chủ sở hữu nhà nước sang quản lý nhà nước hoặc ngược lại làm méo mó môi trường kinh doanh. Đồng thời, phải tách riêng tổ chức và cán bộ làm công tác quản lý hành chính nhà nước với tổ chức và cán bộ thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Vì khi bộ máy và cán bộ quản lý không chuyên nghiệp và chuyên tâm vào một mục đích nhất quán, thống nhất sẽ dẫn đến quản lý nhà nước đối với DNNN kém hiệu lực và hiệu quả. Ba là, cần tiếp tục thực hiện định hướng giảm thiểu tình trạng nhiều cấp đại diện chủ sở hữu nhà nước, tiến tới mỗi DNNN chỉ có một đầu mối thực hiện tập trung và thống nhất hầu hết các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tạo điều kiện nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước; qua đó bảo vệ quyền và lợi ích chủ sở hữu nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN nói riêng và hiệu quả từng đồng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp nói chung. Thực hiện chức 141 năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền được phân công phụ trách. Cần hình thành tổ chức chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với DNNN nhằm tách bạch về bộ máy tổ chức và cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp với tổ chức và cán bộ thực hiện công tác quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Bốn là, xác định đúng phạm vi, đối tượng quản lý của chủ sở hữu nhà nước. Cần xác định DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước trực tiếp sở hữu cổ phần, phần vốn góp và vốn nhà nước chỉ bao gồm các loại vốn sau: vốn từ ngân sách Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; phần lợi nhuận được chia cho Nhà nước sử dụng tái đầu tư vào doanh nghiệp; các khoản nộp NSNN và các khoản khác được coi như của NSNN để lại hoặc giao cho doanh nghiệp. Khi đó Nhà nước thực hiện quyền chủ sở hữu đối với phần vốn Nhà nước đầu tư; đồng thời, xác định vốn của DNNN đầu tư vào các doanh nghiệp khác là vốn của DNNN và các DNNN này thực hiện quyền chủ sở hữu đối với phần vốn do doanh nghiệp góp vốn tại các công ty khác. Với cách xác định như trên không những sẽ thu hẹp đối tượng, phạm vi quản lý của chủ sở hữu nhà nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới quản lý DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư của DNNN nói chung và đổi mới tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN. Năm là, xác định quan hệ giữa cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước với người đại diện theo uỷ quyền là quan hệ hợp đồng là chủ yếu khi thực hiện nhiệm vụ uỷ quyền nhằm khắc phục tình trạng không rõ ràng về địa vị của người đại diện; quyền và nghĩa vụ; chế độ thù lao, khen thưởng, kỷ luật tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ; xử lý chế độ sau khi người đại diện thôi không được cử làm đại diện. Trong đó ngoài các nghĩa vụ quy định tại Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Dân sự, cần quy định cụ thể về người đại diện có nghĩa vụ không được có những lợi ích xung đột với lợi ích của cơ quan uỷ quyền; nghĩa vụ thông tin, báo cáo cơ quan uỷ quyền về tất cả các thông tin mà mình nhận được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; về nghĩa vụ 142 của cơ quan uỷ quyền phải trả thù lao, hoàn trả chi phí và các quyền lợi khác của người đại diện; các cơ chế thông tin, báo cáo; cũng như các chế tài khác. Thực hiện nguyên tắc cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp quyết định tiền lương, khen thưởng, kỷ luật đối người đại diện theo ủy quyền, kể cả người đại diện giữ các chức danh quản lý, điều hành tại doanh nghiệp có phần vốn góp của Nhà nước theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ của họ. Phần tiền lương, thưởng, thù lao của những người đại diện do doanh nghiệp trả được tập trung về thành một khoản mục của cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước để chi trả cho người đại diện nhằm tạo động lực cho họ bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu nhà nước và khắc phục tình trạng người đại diện, nhất là người đại diện giữ các chức danh quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thiên về bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp hơn chủ sở hữu nhà nước hoặc không thống nhất trong việc xác định tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác của những đối tượng này. Sáu là, có cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước. Hiện nay mới có cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của DNNN mà chưa hình thành một cách đồng bộ và đầy đủ cơ chế kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước. Vì vậy, trong thời gian tới cần hình thành cơ chế kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, lợi ích của Nhà nước trong thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với toàn bộ khu vực DNNN và vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác. Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá được thực hiện theo các phương thức phù hợp thông qua chế độ báo cáo định kỳ (tháng, quý, năm) về những vấn đề nêu trên và báo cáo đột xuất về những vấn đề chuyên sâu, vấn đề nổi cộm đột xuất. Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá cũng có thể thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá trực tiếp của HĐND, UBND, cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu và một số phương thức khác. 143 4.2.2.2. Đổi mới mô hình thực hiện quyền chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước Xung quanh vấn đề này có không ít ý kiến của các chuyên gia, với mong muốn tìm ra được một mô hình quản lý vốn nhà nước có hiệu quả nhất, đảm bảo đồng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Nhiều ý kiến cho rằng, cần xác định rõ mô hình đại diện chủ sở hữu, xóa bỏ cơ chế bộ, ngành chủ quản; nghiên cứu thực hiện mô hình tập trung, có thể giao cho một cơ quan thực hiện quản lý và giám sát toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm tách bạch với cơ quan quản lý nhà nước. Cũng có ý kiến đề nghị trước mắt nên lựa chọn mô hình hỗn hợp, điều phối chức năng tùy thuộc vào quy mô và tầm quan trọng của DNNN. Phương án khác cho rằng cần thành lập một cơ quan độc lập thuộc Chính phủ hoạt động theo luật này, thực hiện việc quản lý và giám sát toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Vậy lựa chọn mô hình nào trong quản lý vốn nhà nước tại các DNNN cho phù hợp là việc khó. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, trong thời gian tới sẽ nghiên cứu thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Đây được xem là một trong những giải pháp không thể thiếu trong thiết lập quản trị hiện đại đối với DNNN. Thực hiện phương án này sẽ tạo được sự đột phá, thay đổi cơ bản trong việc quản lý DNNN, tách biệt chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp. Khi thành lập cơ quan độc lập, các cơ quan quản lý nhà nước chỉ tập trung vào việc xây dựng thể chế, chính sách để các doanh nghiệp hoạt động, thực hiện công khai, minh bạch trong đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước của doanh nghiệp, tăng cường trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với việc quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trong thời gian tới cần có sự nghiên cứu và thành lập mô hình này, nhưng cần thực hiện thí điểm với thời gian và lộ trình hợp lý, không nóng vội, duy ý chí nhưng cũng cần đầu tư thời gian, công sức để đẩy nhanh tiến trình thực hiện công việc này. Đây sẽ là khâu đột phá quan trọng nhằm đổi mới và nâng 144 cao hiệu quả hoạt động của DNNN nói chung, hoạt động quản lý vốn nhà nước tại các DNNN nói riêng. 4.2.2.3. Tăng cường công khai và minh bạch hóa thông tin của các doanh nghiệp nhà nước Công khai, minh bạch hóa thông tin của DNNN là một yêu cầu khách quan để chủ sở hữu có thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác về doanh nghiệp, biết được tài sản của mình đang được quản lý và sử dụng như thế nào, có đúng mục đích và hiệu quả hay không, quyền và lợi ích của mình đang được bảo vệ ra sao. Tăng cường minh bạch và công khai để thúc đẩy cải thiện quản trị DNNN. Công khai, minh bạch là đặc trưng của việc cải thiện quản trị doanh nghiệp đã được thừa nhận thành nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) áp dụng đối với các DNNN. Đồng thời, DNNN là tài sản của dân, do dân đóng thuế, vì vậy, cần tăng cường minh bạch, công khai toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động đầu tư kinh doanh tài chính và quản lý của chủ sở hữu nhà nước để nhân dân giám sát. Thực hiện minh bạch hoá và công bố thông tin về hoạt động của DNNN với những nội dung chủ yếu sau: - Cụ thể hóa các quy định về công khai thông tin, nhất là các chế tài về xử lý vi phạm trong công khai, minh bạch thông tin. - Cơ quan điều phối nhà nước hoặc sở hữu DNNN cần phát triển hệ thống báo cáo nhất quán và tổng hợp về các doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp cần xây dựng quy trình kiểm toán nội bộ, thực hiện cơ chế độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ. - Đổi mới và hiện đại hóa trang thiết bị, công nghệ một cách đồng bộ để các DNNN có thể công khai, minh bạch thông tin một cách có hiệu quả theo hướng dễ sử dụng. - Nâng cao vai trò của kiểm toán độc lập. Hằng năm, Sở Tài chính phải phê duyệt danh mục các doanh nghiệp kiểm toán độc lập có đủ năng lực để kiểm toán các DNNN trên địa bàn thành phố. 145 4.2.3. Nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp nhà nước 4.2.3.1. Phát triển và nâng cao chất lượng, nâng cao ý thức, nhận thức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tham gia quản lý doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Con người là yếu tố quan trọng, có vai trò quyết định trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Trong đó, năng lực và trình độ của lực lượng cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ nói chung là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công và hiệu quả hoạt động của tổ chức đó. Chính vì vậy, việc nâng cao ý thức, nhận thức, tinh trần trách nhiệm cũng như trình độ, năng lực quản lý, điều hành đối với các DNNN là một trong những giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như quản lý vốn tại các DNNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Để thực hiện giải pháp này, trong thời gian tới cần tập trung vào các vấn đề sau đây: - Tăng cường, đào tạo, bồi dưỡng để có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành DNNN có trình độ chuyên môn giỏi. Kinh nghiệm cho thấy, muốn doanh nghiệp phát triển, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trước hết phải có chiến lược nguồn nhân lực, trước hết là đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành có khả năng điều hành doanh nghiệp. Với cơ chế bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý ở các DNNN hiện nay thì công tác đào tạo, bồi dưỡng là hết sức cần thiết góp phần hình thành một lực lượng cán bộ quản lý DNNN đủ năng lực, trình độ, đủ đức đủ tài, có thể thực hiện thành công những nhiệm vụ được giao. Có thể bằng các hình thức như: mở các lớp tập huấn, lớp học tập kinh nghiệm về quản trị doanh nghiệp hiện đại trong nền kinh tế thị trường, bổ sung những kiến thức về yêu cầu đối với doanh nghiệp khi gia nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới, yêu cầu đối với các nhà quản trị doanh nghiệp trong thời đại công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển như vũ bão... Mục đích là làm sao để tất cả những người quản lý DNNN ý thức được tầm quan trọng, sự cần thiết của tất cả những vấn đề đó trong điều kiện hiện nay. - Đổi mới công tác điều phối, bố trí và sử dụng cán bộ tham gia vào quản lý DNNN. Cán bộ được lựa chọn phải có phẩm chất đạo đức, năng lực 146 tốt, trình độ chuyên môn phù hợp, phải tạo ra đội ngũ cán bộ trẻ, khỏe, năng động, sáng tạo trong công việc. Mặt khác cần có một cơ chế đánh giá và đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ này. Chế độ lương và phụ cấp cho đội ngũ cán bộ quản lý DNNN cần được tính toán hợp lý, tương xứng với năng lực, kết quả làm việc và trách nhiệm của họ. - Nghiên cứu thay đổi chế độ tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ quản lý DNNN từ cơ chế bổ nhiệm hiện nay sang cơ chế thu hút, tuyển chọn thông qua thị trường nhân lực quản trị kinh doanh. Nếu không chuẩn bị cho bước đi phù hợp thì việc đề bạt, bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ quản lý DNNN sẽ khó tránh khỏi tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong DNNN. Thực hiện quy chế tuyển chọn cán bộ quản lý DNNN có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, một mặt, bảo đảm được sự trong sáng về chính trị, làm cho quần chúng được biết, được lựa chọn, được kiểm tra giám sát cán bộ, thực hiện dân chủ trong công tác cán bộ; mặt khác, thi tuyển góp phần khắc phục tình trạng một số cán bộ chỉ lo “chạy chọt” chức quyền mà không lo tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt; chỉ lo đối phó với cấp trên mà không quan tâm, chịu trách nhiệm trước quần chúng và cấp dưới về kết quả công tác và hiệu quả SXKD. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, làm tốt công tác thi tuyển là một biện pháp quan trọng phát huy năng khiếu, sở trường, nhân lực chuyên môn của cán bộ, là hình thức tốt để phát hiện, lựa chọn nhân tài; đồng thời làm tăng tính trách nhiệm công tác và khả năng giám sát, kiểm tra của quần chúng, của nhân dân đối với nhân sự được thuê làm giám đốc DNNN. Mọi người đều bình đẳng trong việc lựa chọn vào những cương vị lãnh đạo, quản lý khác nhau khi có nhu cầu; đều có quyền và có điều kiện được bộc lộ phẩm chất, tài năng của mình trên nguyên tắc ai có đức có tài đều được trọng dụng, khắc phục tư tưởng “sống lâu lên lão làng”, tư tưởng đẳng cấp, thứ bậc. - Chính phủ cần sớm ban hành quy chế thi tuyển đối với giám đốc DNNN và coi đó là một bước thí điểm có tính đột phá trong công tác cán bộ quản lý DNNN, tạo điều kiện tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Quy chế này cần quán triệt quan điểm trọng dụng người có đức, có tài thực sự, không phụ 147 thuộc quá nhiều vào bằng cấp, cơ cấu, quá trình cống hiến hay thành phần xuất thân.v.v Để có cơ sở rộng rãi cho việc lựa chọn cán bộ tốt, tạo chủ động về nguồn nhân sự, cần mở rộng diện nguồn (có nguồn tại chỗ, nguồn trực tiếp, nguồn từ xa, nguồn lâu dài) và xây dựng quy chế tuyển chọn nhân sự để lựa chọn nhân tài quản lý trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Quy chế này cần phải công khai rộng rãi các yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết để mọi người có thể tham gia ứng cử, thi tuyển. Người tham gia ứng cử hoặc được đề cử để được thuê làm giám đốc DNNN phải có đề án công tác, có mục tiêu chương trình hành động cụ thể. Nên áp dụng hình thức thuyết trình công khai để mọi người tham gia lựa chọn. Cần kết hợp thi tuyển chuyên môn, sát hạch năng lực với việc đánh giá các phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ thông qua thăm dò tín nhiệm và sự lựa chọn dân chủ của quần chúng. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều người tham gia thi tuyển vào một chức vụ, cương vị của từng loại hình doanh nghiệp. Sau khi có sự thống nhất giữa kết quả thi tuyển về chuyên môn với việc đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức mới ký hợp đồng và ra quyết định bổ nhiệm. 4.2.3.2. Tăng cường giám sát nội bộ doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Hệ thống giám sát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được 4 mục tiêu cơ bản: Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp; Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; Bảo đảm việc thực hiện chế độ pháp lý; Bảo đảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây là một chức năng thường xuyên của các doanh nghiệp. Trên cơ sở có thể đánh giá rủi ro để tìm ra biện pháp ngăn chặn, khắc phục nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của doanh nghiệp. Để đảm bảo hoạt động giám sát nội bộ, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: Một là, hoàn thiện môi trường giám sát nội bộ DNNN. Các nhà quản lý DNNN cần có quan điểm rõ ràng định hướng cho doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến chế độ chính sách và các quy định tổ chức hệ thống giám sát nội 148 bộ của doanh nghiệp. Xây dựng một cơ cấu quản lý phù hợp, thiết lập được sự điều hành và sự giám sát toàn bộ doanh nghiệp, không bỏ sót, không chồng chéo giữa các bộ phận. Hai là, hoàn thiện các yếu tố của hoạt động kế toán, tài chính như: hệ thống các chính sách, tài khoản kế toán áp dụng chung trong phạm vi toàn hệ thống DNNN; thường xuyên cập nhật thông tin mới về kế toán, lập và sử dụng báo cáo tài chính. Ba là, giám sát nội bộ phải đảm bảo nguyên tắc phân công, phân nhiệm, không nên kiêm nhiệm, ủy quyền và phê chuẩn để đảm bảo tính chuyên môn hóa trong công việc và tránh những sai sót Bốn là, áp dụng tin học trong quản lý, nhất là trong quản lý vốn, tài sản để đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả, giúp nhà quản lý có thể nhìn xuyên suốt hoạt động của doanh nghiệp. Năm là, thiết lập quy chế giám sát ngang, dọc hay kiểm tra chéo giữa hệ thống các bộ phận trong DNNN. Có thể thiết lập một ban kiểm soát có nhiệm vụ phát hiện những sai sót của ban điều hành, kiểm tra hợp đồng có đúng thủ tục, đúng điều kiện không; hoạt động tài chính, việc sử dụng các quỹ có đúng, có bị chiếm dụng không... nhằm ngăn ngừa một thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Sáu là, thực hiện và duy trì chế độ kiểm toán nội bộ trong DNNN. Trong từng DNNN, cần tạo lập 3 vòng kiểm soát để bảo vệ tài sản, vốn và lợi ích kinh tế của Nhà nước theo nguyên tắc tổ chức và quản trị tài chính công ty. Vòng kiểm soát thứ nhất chính là hệ thống kiểm soát nội bộ. Phải là một hệ thống kiểm soát hữu hiệu, có hiệu lực thực sự thích ứng từng doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ thủ tục, quy trình nghiệp vụ từng nghiệp vụ kinh doanh, từng hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động nghiệp vụ có liên quan trực tiếp đến tài chính, đến thu chi và luân chuyển của các dòng tiền, của các lợi ích kinh tế trực tiếp. Mỗi doanh nghiệp cần thiết lập và duy trì ngay trong nội bộ đơn vị các quy trình, thủ tục nghiệp vụ, trách nhiệm và quyền của tổ chức, cá nhân trong các quyết định kinh tế, quyết định tài chính. 149 Vòng kiểm soát thứ hai là hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro. Từng doanh nghiệp, tùy theo lĩnh vực, tính chất ngành nghề kinh doanh, năng lực và trình độ quản lý, cần nhận dạng và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra gồm: rủi ro tiềm tàng, rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm soát. Quản trị rủi ro đòi hỏi kỹ năng quản trị mang tính tiên tiến của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước với cả hai vai trò: chủ sở hữu và quản lý hành chính nhà nước. Vòng kiểm soát thứ ba là kiểm toán nội bộ. Các DNNN cần và phải thiết lập, duy trì hệ thống kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ trong DNNN sẽ nâng cao độ tin cậy của thông tin tài chính và quan trọng hơn là phát hiện kịp thời những tồn tại, những sai phạm trong kinh doanh để có những quyết định điều chỉnh hoạt động phù hợp với yêu cầu thị trường. 150 KẾT LUẬN Trải qua một thời kỳ dài đổi mới cả tổ chức và quản lý DNNN, bức tranh DNNN trên toàn quốc nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng đã có nhiều biến chuyển theo hướng tích cực. Theo đó, quản lý vốn nhà nước tại DNNN cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, đến nay, DNNN vẫn đang nắm giữ nhiều ngành kinh tế chủ chốt với khối lượng vốn và tài sản quốc gia rất lớn, trong khi hoạt động còn kém hiệu quả, quản lý vốn và tài sản còn nhiều yếu kém, gây thất thoát tài sản nhà nước, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà nước, trở thành một lực cản đối với sự nghiệp đổi mới. Vì vậy, đổi mới DNNN nói chung và đổi mới quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nói riêng trở thành đòi hỏi cấp thiết nhằm tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng. Nhằm góp phần thực hiện yêu cầu đó, một địa phương như Đà Nẵng, với phạm vi, số lượng và quy mô các DNNN không lớn, cần mạnh dạn và quyết tâm triệt để áp dụng các giải pháp đổi mới, có thể đi trước các địa phương khác trong đổi mới DNNN nói chung và quản lý vốn tại DNNN nói riêng. Ngoài việc cần phải triệt để và hệ thống thực hiện các giải pháp lớn, cũng cần tập trung trước hết giải quyết những bất cập, yếu kém về quản lý còn tồn tại trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng hiện nay. Luận án đã khái quát những công trình nghiên cứu về đổi mới DNNN và quản lý vốn trong các DNNN ở Việt Nam, từ đó xác định được các vấn đề cần phải tiếp tục được làm rõ trong thực hiện quản lý vốn nhà nước tại các DNNN. Đáng chú ý là vấn đề tách bạch quản lý nhà nước với tư cách chủ sở hữu nhà nước vớiquản lý nhà nước với tư cách bộ máy hành chính công quyền; mô hình quản lý vốn sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể địa phương. Luận án cũng đã kế thừa, hệ thống hoá cơ sở lý luận, từ đó đưa ra quan niệm về quản lý vốn nhà nước tại các DNNN. Đó là một khái niệm bao hàm sự tổng hòa các hoạt động quản lý của Nhà nước đối với phần vốn góp của 151 Nhà nước tại các DNNN nhằm đảm bảo vốn nhà nước được đầu tư, sử dụng có hiệu quả và được bảo toàn, phát triển. Để thực hiện quản lý vốn nhà nước tại các DNNN cần thực hiện 4 nhóm nội dung hòa quyện với nhau: quản lý đầu tư vốn nhà nước; quản lý sử dụng vốn nhà nước; quản lý phân phối lợi nhuận sau thuế; kiểm tra, giám sát vốn nhà nước tại các DNNN. Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm ở một số nước về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, luận án đã rút ra những bài học có ý nghĩa đối với thành phố Đà Nẵng. Dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn đã xác lập, luận án đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn nhà nước tại các DNNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chỉ ra những thành công, hạn chế, yếu kém về cơ chế chính sách, về tổ chức quản lý của chính quyền địa phương với tư cách là chủ thể chủ sở hữu vốn nhà nước. Trên cơ sở dự báo và định hướng đổi mới tổ chức quản lý DNNN trên địa bàn, luận án đã luận chứng hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý vốn nhà nước tại các DNNN trên địa bàn Đà Nẵng theo ba nhòm giải pháp: nhóm hoàn thiện thể chế, nhóm hoàn thiện tổ chức quản lý về phía Nhà nước và nhóm giải pháp đối với các DNNN. Từ kết quả nghiên cứu trên, luận án bước đầu góp phần giúp các cơ quan chính quyền địa phương có thể lập và thực hiện các đề án hoàn thiện quản lý vốn nhà nước tại các DNNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Kim Đoan (2015), “Thách thức của doanh nghiệp nhà nước trước cộng đồng kinh tế ASEAN”, Tạp chí Con số và Sự kiện, (12). 2. Nguyễn Thị Kim Đoan (2015), “Quản lý sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (6). 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Lan Anh (2008), “Quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam thông qua quản lý tài chính”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (3+4). 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2012), Kết luận số 50-KL/TW, ngày 29/10/2012, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”, Hà Nội. 3. Vũ Đình Bách (2001), Đổi mới, tăng cường thành phần kinh tế nhà nước - Lý luận, chính sách và giải pháp, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 4. David Begg (2007), Kinh tế học, Nxb Thống kê, Hà Nội. 5. Bộ Tài chính (1999), Thông tư số 62/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999 (Ban hành kèm theo Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996), Hà Nội. 6. Bộ Tài chính (2000), Báo cáo kết quả khảo sát về cơ chế quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước và giải pháp tài chính trong quá trình tư nhân hóa và đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Hungari, Hà Nội. 7. Bộ Tài chính (2000), Kết quả khảo sát và trao đổi kinh nghiệm quốc tế về cơ chế quản lý và giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước, các giải pháp tài chính trong quá trình cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu và quản lý phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp, Báo cáo của Dự án VIE/97/028, Hà Nội. 8. Bộ Tài chính (2010), Chính sách và cơ chế quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn đến 2020, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 9. Bộ Tài chính (2013), Định hướng và quan điểm xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Hội thảo do Bộ 154 Tài chính phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức thực hiện vào ngày ngày 30/1/2013, Hà Nội. 10. Trần Đức Chính (2011), “Cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước: Thực trạng và những khuyến nghị”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, (8), tr.13-15. 11. Kim Văn Chính (2006), “Đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước khi thực hiện Luật Doanh nghiệp thống nhất”, Tạp chí Tài chính, (7), tr.20-22. 12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1990), Quyết định số 144/HĐBT ngày 10/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về chấn chỉnh quản lý tài chính xí nghiệp quốc doanh, Hà Nội. 13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 14. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nghị định số 73/2000/NĐ-CP ngày 6/12/2000 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác, Hà Nội. 15. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, Hà Nội. 16. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 về thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước, Hà Nội. 17. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Hà Nội. 155 18. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 09/2009/NĐ - CP ngày 5/2/2009 Về Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, Hà Nội. 19. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Hà Nội. 20. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định 71/2013/NĐ-CP, ngày 1 tháng 07 năm 2013 Về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Hà Nội. 21. Chủ tịch nước (1948), Sắc Lệnh 104/SL, ngày 1/1/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hà Nội. 22. Nguyễn Cúc và Kim Văn Chính (2006), Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 23. Cục Thống kê Thành phố Đà Nẵng (2014), Kết quả điều tra doanh nghiệp qua các năm 2001-2014, Đà Nẵng. 24. Trần Tiến Cường (2005), Doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước pháp luật điều chỉnh và mô hình chủ sở hữu theo kinh nghiệm quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội. 25. Lê Đăng Doanh (2009), "Quản lý vốn nhà nước cần lộ trình", Báo điện tử Thanh niên online, ngày 24/7/2009. 26. Nguyễn Thị Dung (2009), “Bản chất của cơ chế thực thi quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước”, Tạp chí Luật học, (7), tr.10-13. 27. Phạm Phan Dũng (2005), “Đổi mới phương thức quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính, (1), tr.6-7. 156 28. Bùi Văn Dũng (2005), Đánh giá chính sách và thực trạng đầu tư vốn nhà nước vào kinh doanh, Tọa đàm khoa học, Học viện Tài chính, Hà Nội. 29. Trần Ngọc Dương (2007), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn nhà nước”, Kinh tế và Dự báo, (4), tr.33-34. 30. Nguyễn Thành Độ & Nguyễn Ngọc Huyền (2007), Giáo trình Quản trị kinh doanh, Nxb Thống kê, Hà Nội. 31. Nguyễn Phi Hà (2007), Hoàn thiện cơ chế huy động và sử dụng vốn của Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 32. Nguyễn Thị Minh Hằng (2012), “Quản lý giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước hiện nay”, Tài chính, (9), tr.14-16. 33. Trần Văn Hiền (2008), “Tăng cường kiểm tra, giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước”, Tài chính doanh nghiệp, (9), tr.22-24. 34. Phan Hoài Hiệp (2008), Đánh giá thực trạng quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Tài liệu phục vụ xây dựng Luật Quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Hà Nội. 35. Hoàng Xuân Hòa, Nguyễn Lê Hoa (2012), “Kiểm soát tài chính trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước”, Tài chính, (9), tr.20-23. 36. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình Khoa học quản lý, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 37. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình Quản lý kinh tế, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 38. Học viện Tài chính (2003), Giáo trình quản lý tài chính nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội. 39. Học viện Tài chính (2004), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội. 40. Hội đồng bộ trưởng (1991), Quyết định số 332-HĐBT ngày 23/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Về bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 157 41. Phạm Hữu Huy (1997), Kinh tế và tổ chức sản xuất, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 42. Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội. 43. Lưu Thị Hương và Vũ Duy Hào (Đồng chủ biên) (2006), Tài chính doanh nghiệp, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 44. Trần Thị Mai Hương (2006), Cơ chế quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 45. Nguyễn Thị Thu Hương (2009), Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 46. Nguyễn Thị Thu Hương (2009), Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa DNNN, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 47. Ngô Văn Khoa (2006), “Quản lý sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp: Một số kiến nghị”, Tài chính, (7), tr.26-27, 31. 48. Lê Song Lai (2006), Để sử dụng vốn nhà nước có hiệu quả nhất, Tọa đàm khoa học Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh, Học viện Tài chính, Hà Nội. 49. Lee Kang Woo (2003), Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2006, Hà Nội. 50. Liên Hợp quốc (2006), Cổ phần hóa, tư nhân hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Chương trình phát triển Liên Hợp quốc. 51. Thanh Loan (2008), “Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước: Những bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế”, Thông tin tài chính, (21), tr.29-30. 52. Nguyễn Duy Long (2012), “Cơ chế giám sát tài chính, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Những vấn đề đặt ra”, Tài chính, (9) tr.6-9. 158 53. Trần Xuân Long (2009), Những tồn tại, vướng mắc ở chính sách quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa và một số giải phải khắc phục, Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội. 54. Trần Xuân Long (2009), “Chính sách quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa: cần một hành lang pháp lý đồng bộ”, Tài chính doanh nghiệp, (10), tr.20-21. 55. C.Mác và Ph.Ăngghen (1984), Tư bản, Quyển thứ nhất, Tập I, Phần 1, Nxb Sự thật, Mátxcơva. 56. Ngô Quang Minh, Kim Văn Chính, Đặng Ngọc Lợi (2003), Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 57. Ngân hàng thế giới (2005), Đổi mới lâm trường quốc doanh ở Việt Nam - Đánh giá khung chính sách và thực hiện Nghị định 2000, Báo cáo của Ngân hàng thế giới. 58. Ngân hàng thế giới (2006), Đánh giá quản trị công ty của Việt Nam, Báo cáo của Ngân hàng Thế giới. 59. Nguyễn Xuân Nam (2005), Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với tổng công ty 91 phát triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 60. Ngân hàng thế giới (2009), Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, Hội thảo do Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức, ngày 21/04/2009, Hà Nội. 61. Nguyễn Tuấn Phong (2012), “Giải pháp giám sát hoạt động tài chính doanh nghiệp sau cổ phần hóa”, Tạp chí Tài chính, (9). 62. Dương Thu Phương (2012), “Thực trạng doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra ngoài ngành và giải pháp thoái vốn”, Tạp chí Tài chính, (9). 63. Rober S.Pindyck & Daniel L.Rubin Field (1994), Kinh tế vi mô, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 159 64. Nguyễn Mạnh Quân (2013), “Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước - Một số vấn đề về nguyên tắc và phương pháp tiếp cận”, Kinh tế & Phát triển, (193), 7/2013. 65. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995, Hà Nội. 66. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003, Hà Nội. 67. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Kế toán 2003, Hà Nội. 68. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp 2005, Hà Nội. 69. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đầu tư 2005, Hà Nội. 70. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị quyết số: 49/2010/QH12, Về Dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, ngày 19/06/2010, Hà Nội. 71. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đấu thầu 2013, Hà Nội. 72. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật số 44/2013, QH13, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ngày 26/11/2013, Hà Nội. 73. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Doanh nghiệp 2014, Hà Nội. 74. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật số 69/2014/QH13, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Hà Nội. 75. P.A. Samuelson và W.D. Nordhaus (1989), Kinh tế học, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội 76. Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng (2013), Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhà nước 100% vốn thuộc thành phố quản lý từ năm 160 2010-2013, Đà Nẵng. 77. Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng (2014), Báo cáo Kết quả thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2014, Đà Nẵng. 78. Đường Vinh Sường (2005), “Một số vấn đề quản lý vốn nhà nước tại các công ty cổ phần”, Kinh tế phát triển, (91), tr.28-29. 79. Nguyễn Thụy Sỹ (2011), “Cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước: Những vấn đề đặt ra”, Tài chính doanh nghiệp, (8), tr.16-17. 80. Nguyễn Đức Tăng (2005), Thực trạng và giải pháp quản lý vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động kinh doanh, Tọa đàm khoa học, Học viện Tài chính, Hà Nội. 81. Lê Thị Thanh (2006), “Nguyên tắc và phương pháp quản lý vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động kinh doanh”, Tài chính, (7), tr.23-25. 82. Thành ủy Đà Nẵng (2009), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa 9) và Nghị quyết Đại hội X của Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Đà Nẵng. 83. Thành ủy Đà Nẵng (2014), Báo cáo sơ kết thực hiện chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011- 2013, Đà Nẵng. 84. Vũ Nhữ Thăng (2012), “Giám sát tài chính doanh nghiệp: Mục tiêu quan trọng hàng đầu”, Tài chính, (9), tr.17-19. 85. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 271/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 86. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 271/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 về Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 87. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg về Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 161 88. Lê Văn Trung (2012), Hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 89. Bạch Vĩnh Tư, Nghiêm Hán Bình (2003), Những thay đổi về con đường rút lui của kinh tế nhà nước trong thời kỳ chuyển đổi, Hà Nội. 90. Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (2012), Báo cáo tổng kết 10 năm (2001-2011) sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Đà Nẵng. 91. Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (2012), Báo cáo nhanh tình hình đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2011, Đà Nẵng. 92. Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (2013), Thực hiện phân loại, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg, Đà Nẵng. 93. Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (2013), Báo cáo tổng kết việc chuyển đổi và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Đà Nẵng. 94. Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (2014), Báo cáo tình hình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước 6 tháng đầu năm 2014, Đà Nẵng. 95. Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (2014), Báo cáo tình hình doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố quản lý đến năm 2014, Đà Nẵng. 96. Phạm Thị Tường Vân, Nguyễn Thị Hải Bình (2012), “Kinh nghiệm các nước về quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp”, Tài chính, (9), tr.28-30. Tiếng Anh 97. Dong Wei Su (2003), Corporate Finance and State Enterprise in China, China Economic Review 16. 98. Dominique Pannier (1996), Corporate governance of public enterprises in transitional economics, The Wold Bank. 99. Gamant, Ross, Ligang Song, Stoyan Tenev and Yang You (2005), China's ownership transformation: process, outcomes, prospects, Washington DC: the World Bank. 162 100. J. Hassard (2004), Privatization, Politics and State Owned Enterprise Reform in China, BJM, Volume 13, Issue 3. 101. Mako, William P., và Chulin Zhang (2004), State Equity Ownership and Management in China: Issues and lessons from International Experiences, Paper presented at the Policy Dialogue on Corporate Governance in China, Shanghai. 102. Maria Vagliasindi (2008), Governance Arrangements for State owned enterprises, Policy Reseacrh Working Paper No. 4542, The World Bank Sustainable Development Network. 103. Mark Evans (2004), Embedding market reform through state craft - the case of equitization in Viet Nam, British Council Fundel Reseach Project, Political Studies Association. 104. Mathiesen, H., (2002), Managerial Ownership and Financial Performance, Ph.D. dissertation, series 18.2002, Copenhagen Business School, Denmark 105. Nguyen Van Thang (2006), Are State Owned Enterprises Crowding out the Private Sectori, Báo cáo của VNCI, số 5. 106. OECD (2005), Corporate Governance of State Owned Enterprises: Survey of OECD Countries, Paris: OECD. 107. Fredrik Sjoholm (2008), State Owned Enterprises and Equitization in Viet Nam, IDEAS working paper 228, August 2008. 108. Rees Ray (1989), Public Enterprise Economics, 2nd Ed., Philip Allan, Deddington, Oxford. 109. Tran Tien Cuong, Bui Van Dung, Nguyen Kim Anh (2002), Viet Nam’s equitized enterprprises: An expost study of performance, problems and implication for policy, Discusion draft, CIEM and MPI.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_ly_von_nha_nuoc_tai_cac_doanh_nghiep_nha_nuoc_tren_dia_ban_thanh_pho_da_n_ng_1572.pdf
Luận văn liên quan