Luận án Quản lý vốn ODA các dự án tại Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam

Thứ nhất: Luận án đã đánh giá thực trạng quản lý vốn ODA tại các dự án thuộc Bộ GDĐT giai đoạn thuộc phạm vi nghiên cứu (2016-2021). Căn cứ luận cứ khoa học, lý luận đã trình bày ở phần lý luận, luận án đã đi sâu nghiên cứu từng bước, từng quy trình quản lý vốn ODA ở các dự án, lấy ví dụ phân tích ở một số dự án điển hình. Từ đó chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của thực trạng quản lý đó đang thực hiện so sánh với lý luận. Thứ hai: Khái quát tình hình thực hiện một số dự án, kết quả đạt được của các dự án thuộc Bộ GDĐT giai đoạn 2016-2021. Khảo sát số liệu, phân tích và đánh giá toàn diện ở các khía cạnh quản lý vốn ODA của một số dự án điển hình, trọng điểm, từng bước, từng quy trình quản lý theo cơ sở khoa học, so sánh với thực tiễn tại các dự án ODA thuộc Bộ GDĐT giai đoạn 2016-2021. Thứ ba: Luận án đánh giá khách quan kết quả đạt được trong việc quản lý vốn ODA tại các dự án, chỉ ra những hạn chế chưa đạt được trong quản lý và chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến những hạn chế đó. Thứ tư: Từ những định hướng phát triển và đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước cho giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Luận án đã đề xuất ba nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý vốn ODA tại các ban quản lý dự án, đó là hoàn thiện về quy trình lập kế hoạch, dự toán vốn ODA, hoàn thiện quy trình thực hiện kế hoạch, giải ngân vốn ODA, hoàn thiện quy trình kiểm tra đánh giá và quyết toán vốn ODA. Lồng ghép với đó là các kiến nghị với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện ngày càng tốt hơn nữa việc quản lý vốn ODA cho giáo dục và đào tạo.

docx201 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý vốn ODA các dự án tại Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặp phải. Đối với các cơ quan liên quan của Bộ GDĐT cần có sự hợp tác, phối hợp và giúp đỡ chương trình, dự án hoàn thành đúng hạn với mục tiêu đề ra. Hoạt động chuyên môn của chương trình, dự án không thể tách khỏi hoạt động chuyên môn của ngành, bậc học. Do đó khi có các nút thắt dự án gặp phải, chỉ dự án không thể giải quyết được, các bên liên quan cần có tinh thần hỗ trợ dự án để giải quyết, tháo gỡ khó khăn như chính với sự khó khăn của đơn vị mình, ngành mình. Thực tế và kinh nghiệm đã giải ngân ở các dự án trước đây cho thấy, dự án nào chương trình nào có sự phối hợp và vào cuộc tích cực của các cán bộ, đơn vị chuyên môn thuộc Bộ GDĐT thì dự án đó sẽ đạt được kết quả cao trong quản lý, giải ngân và thực hiện đầy đủ các mục tiêu như cam kết với nhà tài trợ. Ngược lại, dự án không có sự phối hợp, để “tự bơi” sẽ rất khó có kết quả như mong đợi. Vì vậy, ngoài đề cao trách nhiệm giải trình, báo cáo cá nhân thì sự điều phối, chỉ đạo tổng thể của Bộ GDĐT đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình triển khai dự án. Đòi hỏi phải có sự đồng bộ, liên thông giữa công việc, hoạt động của dự án và các mục tiêu trọng tâm của ngành. - Để việc kiểm tra, đánh giá và quyết toán vốn ODA được tiến hành thực chất, đúng quy định và tiến độ. Nội tại ban quản lý dự án cần phải thiết lập được hệ thống kiểm soát nội bộ của riêng tại mỗi ban. Hệ thống kiểm soát này “tự nhiên” có khi phát sinh trong quy trình xử lý công việc của ban nếu như mỗi ban đều tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, không can thiệp ngang vào công việc chuyên môn của mỗi bộ phận. Như đối với hoạt động mua sắm đấu thầu, tại ban là chủ đầu tư, theo quy trình phân cấp phải trình Bộ GDĐT phê duyệt kế hoạch, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Tại Bộ GDĐT để trình lãnh đạo Bộ phê duyệt thì các đơn vị tham mưu hoạt động đấu thầu là Vụ KHTC, Cục Cơ sở vật chất đã kiểm tra, đánh giá quy trình và thủ tục đấu thầu của dự án, từ đó điều chỉnh, yêu cầu dự án bổ sung thực hiện theo đúng quy định. Quy trình thanh toán tại mỗi ban cũng tương tự, kế toán của ban nhận hồ sơ chứng từ từ các cán bộ được phân công thực hiện, kiểm soát chứng từ, đối chiếu kế hoạch và so sánh định mức, nội dung chi với quy định trình kế toán trưởng xem xét phê duyệt trước khi lãnh đạo ban thông qua. Trong quá trình xử lý chứng từ kế toán đã kiểm soát, kiểm tra và đánh giá được gian lận, sai sót trong quá trình thực hiện để yêu cầu bổ sung hay từ chối thanh toán. - Tại ban quản lý dự án việc đề cao dân chủ, minh bạch và công khai thông tin tại cơ sở cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường kiểm tra, đánh giá và quyết toán vốn. Công khai minh bạch cơ chế tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ, công khai ngân sách và nguồn vốn của dự án hàng năm đến cán bộ nhân viên của dự án để cùng phối hợp theo dõi kiểm tra việc thực hiện. Ban quản lý dự án cũng cần thực hiện nghiêm quy định, định kỳ về các loại báo cáo giải ngân, báo cáo tình hình thực hiện dự án đến Bộ GDĐT để báo cáo đánh giá thực hiện công việc, chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân để kiến nghị đề xuất với các cơ quan chuyên môn, với Bộ GDĐT để tháo gỡ cho dự án thực hiện kế hoạch vốn được giao. Ban quản lý dự án cũng phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những kết luận của cơ quan cấp trên, cơ quan kiểm toán, thanh tra nếu có trong quá trình thực hiện kế hoạch dự án. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP Để thực hiện được các giải pháp nêu trên. Từ phía Bộ GDĐT cần thực hiện một số nội dung cụ thể sau: - Thứ nhất: Ban hành tiêu chí, quy trình quản lý vốn ODA theo tính chất đầu tư của nguồn vốn này để quyết định mô hình quản lý, phương thức thực hiện cho phù hợp với từng dự án. Thống nhất mô hình, hình thức tổ chức quản lý các chương trình, dự án hỗn hợp sử dụng vốn đầu tư và vốn chi thường xuyên theo mô hình hai cấp là ban quản lý dự án thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn theo quyết định của cơ quan chủ quản dự án, chủ dự án là Bộ GDĐT. Đối với chương trình, dự án sử dụng ODA 100% đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định quản lý đầu tư xây dựng. Hoặc phân chia hợp phần đầu tư xây dựng cho ban quản lý chuyên ngành thực hiện, ban quản lý dự án, các vụ bậc học thực hiện triển khai phần vốn phục vụ chuyên môn. Thống nhất theo tiêu chí ngay từ đầu thực hiện dự án và ổn định trong suốt quá trình thực hiện. Điều này nhằm phát huy tối đa vai trò chủ động của Ban quản lý chương trình, dự án, giảm thủ tục hành chính, phát huy tính điều hành linh hoạt, tự chủ trong việc điều phối hoạt động của dự án với sự tham gia của cục, vụ bậc học, sự giám sát của nhà tài trợ và cơ quan chủ quản quyết định là Bộ GDĐT. Tại mỗi Ban quản lý chương trình, dự án cần có cơ cấu tổ chức phù hợp, đề cao năng lực của cán bộ quản lý, có sự cân bằng giữa quản lý chuyên môn và quản lý dự án, cần sự vào cuộc tích cực của các chuyên gia giáo dục, cán bộ các vụ, cục, các trường đại học, nâng cao tinh thần công vụ, trách nhiệm giải trình của cán bộ thực hiện quản lý dự án. - Thứ hai: Cần nâng cao năng lực tài chính, bố trí và sắp xếp đủ vốn cho chương trình, dự án. Thực tế triển khai các dự án hỗn hợp tại Bộ GDĐT, sử dụng các nguồn vốn khác nhau có cách thức tổ chức và quy trình riêng: vốn ODA, vốn đối ứng, vốn đầu tư phát triển, vốn chi thường xuyên, vốn viện trợ không hoàn lại... Do đó, cần đề cao việc lập kế hoạch vốn sử dụng vốn từ khi bắt đầu triển khai dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cả vòng đời dự án. Vốn đầu tư xây dựng cần phải được hoàn thiện thủ tục để ghi nhận trong kế hoạch đầu tư công trung hạn ngay từ khi ký hiệp định. Vốn chi thường xuyên, vốn đối ứng cần phải được bố trí đủ hàng năm. Việc giải ngân chậm, không đạt được tỷ lệ mong muốn so với được giao, hoặc chưa được bố trí vốn do chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư ở giai đoạn đầu dự án thường xuyên xảy ra. Các năm cuối dự án mặc dù cố gắng bù đắp nhưng cũng không đạt được mục tiêu, không bù đắp cho việc chậm muộn giải ngân ở những năm đầu thực hiện dự án. Việc giải ngân chậm do thiếu vốn dẫn đến nhiều hệ lụy không muốn có như phạt hợp đồng, không đạt được kết quả cam kết, chi phí giải ngân tăng cao, trượt giá, chi phí quản lý gia tăng.... Do đó, Bộ GDĐT cần yêu cầu các ban quản lý dự án phải hoàn thiện các quy trình thủ tục, quy trình đầu tư và thủ tục đầu tư ngay từ khi bắt đầu ký hiệp định; xây dựng kế hoạch sử dụng vốn tổng thể và chi tiết phù hợp với tiến độ giải ngân và tiến độ chung của dự án; từng dự án phải đề cao việc lập kế hoạch vốn và kế hoạch giải ngân, kiên quyết áp dụng các chế tài đủ mạnh để khen thưởng, xử phạt đối với các dự án chậm, muộn việc giải ngân, bố trí sắp xếp vốn để thực hiện dự án. - Thứ ba: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến dự án, tranh thủ sự đồng thuận và vào cuộc của các cấp, ngành và địa phương tham gia dự án, các đối tượng thụ hưởng trực tiếp chương trình, dự án. Với đặc thù quản lý ngành giáo dục và đào tạo như vấn đề hiệu quả lâu dài của nguồn vốn đầu tư, là đầu tư cho con người, dự án thường được thực hiện trên địa bàn rộng, đối tượng thụ hưởng lớn và có tính lan tỏa cao trong phạm vi cả nước đối với một cấp học, bậc học hay tác động tới toàn bộ hệ thống giáo viên phổ thông cũng như cán bộ quản lý giáo dục phổ thông. Vì vậy, việc vào cuộc của các cấp các ngành địa phương, đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án (các Sở GDĐT, Phòng GDĐT và các trường phổ thông, trường Đại học, các thầy cô giáo và cán bộ quản lý ở tất cả các cấp học trong cả nước) có ý nghĩa rất lớn đến việc đẩy nhanh thực hiện dự án, thực hiện tốt kết quả đầu ra và thực hiện các mục tiêu cụ thể của dự án. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến dự án từ khi đề xuất ý tưởng, đàm phán ký kết, để tranh thủ các ý kiến đóng góp từ địa phương, từ đối tượng hưởng lợi đối với chính sách của dự án, đối với mục tiêu của dự án và cơ chế tài chính của dự án, đưa các đối tượng thụ hưởng cuối cùng của dự án được tham gia xây dựng, thiết kế và góp ý với dự án ngay từ khi đề xuất ý tưởng dự án. Thực tế cho thấy, dự án nào có sự đồng thuận vào cuộc tích cực từ trung ương đến địa phương, các đối tượng hưởng lợi thì triển khai nhanh chóng, hiệu quả. Ngược lại các cấp ngành, đối tượng thụ hưởng không vào cuộc tích cực, thờ ơ và coi việc của dự án không phải việc thường xuyên liên tục, chỉ là việc làm thêm sẽ tác động tiêu cực đến kế hoạch thực hiện giải ngân, đến chất lượng các sản phẩm đầu ra, đặc biệt là các năm đầu triển khai dự án. - Thứ tư: Cần có quyết định thành lập bộ phận, tổ giúp việc chuyên về vận động, đàm phán ký kết, tổng hợp theo dõi giải ngân về ODA của Bộ. Hiện nay tại Bộ GDĐT chưa có bộ phận quản lý chung về ODA, các cục vụ chức năng quản lý theo chức năng, nhiệm vụ. Dự án ODA được báo cáo theo từng dự án và từng ban quản lý dự án một cách rời rạc, đơn lẻ thiếu sự gắn kết và tổng thể. Vụ KHTC hiện là đầu mối trong việc thẩm định kế hoạch vốn, phân bổ kế hoạch vốn, theo dõi kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch vốn, thẩm tra, xét duyệt quyết toán tổng hợp báo cáo giải ngân. Do đó cần thiết có bộ phận giúp việc Bộ trưởng Bộ GDĐT tổng hợp chung về quản lý vốn ODA, bộ phận này có thể làm việc kiêm nhiệm, thành phần là các cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm ở các cục, vụ đã tham gia ở các dự án ODA của Bộ. Bộ phận này có nhiệm vụ tổng hợp tình hình đề xuất đàm phán, thực hiện quy trình thủ tục đàm phán, ký kết hiệp định, theo dõi đôn đốc triển khai dự án, trực tiếp báo cáo Bộ trưởng những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện vận động, ký kết và giải ngân vốn ODA chung của cả Bộ giúp Bộ có cái nhìn tổng thể chung, thống nhất trước khi ra quyết định. - Thứ năm: Hiện nay nước ta đã thuộc các nước có mức thu nhập trung bình, đã “tốt nghiệp” ODA. Tuy nhiên, nguồn lực NSNN là có hạn, nhu cầu đầu tư cho giáo dục đào tạo vẫn rất lớn đặc biệt là giáo dục vùng khó khăn, giáo dục tiểu học điều kiện cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng được mức cơ bản tối thiểu để đảm bảo chất lượng giáo dục. Các nhà tài trợ vẫn rất quan tâm và sẵn sàng dành khoản vay ODA ưu đãi cho giáo dục vùng khó khăn, giáo dục cho trẻ em vùng dân tộc. Tuy vậy, việc tuyên truyền, thông tin giải pháp, định hướng và thu hút nguồn đầu tư cho ngành giáo dục trong thời gian qua vẫn chưa được Bộ GDĐT quan tâm đúng mức. Chưa có hội nghị chuyên đề nào về ODA giữa Bộ GDĐT và các nhà tài trợ có sự tham gia của bộ ngành được triển khai. Do đó, trong thời gian tới Bộ GDĐT nên định kỳ, có thể thường kỳ hai năm một lần chủ trì tổ chức một hội nghị về giải pháp, thu hút, nâng cao quản trị vốn ODA, giữa Bộ GDĐT và các cơ quan ban ngành với các nhà tài trợ để đưa ra các giải pháp nâng cao hơn nữa việc thu hút vốn ODA cho đổi mới giáo dục và nâng cao hiệu quả, quản lý vốn cho các dự án ODA. Bộ GDĐT cũng chưa xây dựng một đề án riêng nào của ngành về nhu cầu vốn ODA phục vụ mục tiêu phát triển của ngành trong giai đoạn tiếp theo. Vì vậy cần có đề án, chiến lược hay hội nghị riêng về ODA sớm được tổ chức để thông qua đó, các nhà tài trợ cũng sẽ nắm bắt được nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp trọng tâm ưu tiên đầu tư của ngành trong thời gian tới để đề xuất ý tưởng tài trợ hoặc kiến nghị các bộ ngành, cơ quan chính phủ, nhà tài trợ tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tìm giải pháp huy động, phân bổ ODA cho giáo dục và đào tạo. KIẾN NGHỊ CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN Với Quốc hội, Chính phủ Theo báo cáo tổng kết tình hình huy động và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của Việt Nam đến 2020 của Bộ KHĐT [6], thì ODA và vốn vay ưu đãi là một trong những nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển của Việt Nam trong điều kiện nguồn lực trong nước còn nhiều hạn chế. Trung bình giai đoạn 2011-2019, vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã đóng góp 6,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 34,09% vốn đầu tư từ NSNN và chiếm khoảng 2,4% GDP Việt Nam. Tính đến năm 2019, Việt Nam đã tiếp nhận trên 85 tỷ USD vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Trong đó, 7 tỷ USD là vốn viện trợ không hoàn lại (chiếm 8% tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi), trên 70 tỷ USD là vốn vay với lãi suất dưới 2% (tương đương 90% tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi) và 1,7 tỷ USD vốn vay kém ưu đãi nhưng lãi suất vẫn thấp hơn vốn vay thương mại (chiếm 2%). Lượng giải ngân đạt gần 65 tỷ USD. Việt Nam đã huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ 51 nhà tài trợ, gồm 28 nhà tài trợ song phương và 31 nhà tài trợ đa phương. Trong đó, khoảng 80% nguồn vốn ODA của Việt Nam được huy động từ 6 ngân hàng, gồm: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW). Tuy nhiên, dòng vốn ODA vào Việt Nam có xu hướng giảm đáng kể trong giai đoạn gần đây và sẽ tiếp tục giảm những năm tiếp theo. Vốn ODA viện trợ gần như không còn, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA với thành tố viện trợ ngày càng ít đi, dần chuyển sang vay ưu đãi. Do đó, thời gian tới đây cần phải có sự ưu tiên, quy định ngành, lĩnh vực địa phương thu hút, tiếp nhận ODA một cách rõ ràng, cụ thể hơn từ phía cơ quan Chính phủ hoặc cao hơn là Quốc hội. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo của nước ta. Tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nêu rõ [1]: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội”. Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 Quốc hội khóa 14 cũng khẳng định [54]: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” tại Điều 14; và “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục.. Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục” tại Điều 17. Như vậy, Đảng, Nhà nước luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia, là ưu tiên cho phát triển và đầu tư vì mục tiêu phát triển toàn diện cho người Việt Nam trong thời đại mới. Điều này đã được minh chứng đối với số liệu chi tiêu của NSNN những năm qua luôn cố gắng đảm bảo 20% tổng chi NSNN cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Để tiếp tục cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 cho giáo dục và đào tạo tới đây, tác giả đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan liên quan trực tiếp quyết định đến cân đối, bố trí và sắp xếp ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo trong đó có vốn ODA như sau: i) Kiến nghị với Quốc hội: Thứ nhất: Đề nghị Quốc hội quan tâm phân bổ và giám sát việc phân bổ ngân sách hằng năm cho ngành giáo dục theo Khoản 1 Điều 96 Luật Giáo dục năm 2019 “1. Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách nhà nước.” [55]. Cần đảm bảo phân bổ tối thiểu 20% tổng chi NSNN cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo kể cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển (huy động nhiều bằng nhiều nguồn lực khác nhau để đạt được tỷ lệ này, trong đó có nguồn vốn ODA) như đã tuyên bố ở trong Luật. Định kỳ, đưa vào chương trình làm việc của Quốc hội có các chuyên đề giám sát chi ngân sách cho lĩnh vực GDĐT trong phạm vi toàn quốc. Thứ hai: Đề nghị Quốc hội quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương ưu tiên tập trung bố trí các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, đảm bảo triển khai tốt chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ năm học 2020 - 2021; chỉ đạo Chính phủ có cơ chế chính sách thu hút ODA riêng cho lĩnh vực giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non vốn bản chất là giáo dục quốc dân không có khả năng vay, vay lại và trả nợ. Để đầu tư tập trung sử dụng cho việc kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2021-2030, Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn giai đoạn 2021-2030 nhằm triển khai thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới và sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục theo yêu cầu của Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2025. Thứ ba: Trong bối cảnh các nhà tài trợ nước ngoài giảm dần vốn viện trợ, vốn vay ưu đãi cho Việt Nam, do Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước [52], Luật Quản lý nợ công [53] và quy định hiện hành về quản lý vốn ODA và vốn vay ưu đãi, nguồn vốn này sẽ “chỉ được chi cho đầu tư phát triển, không chi cho các hoạt động có tính chất chi thường xuyên, chi tăng cường năng lực hay chi hành chính sự nghiệp”. Trong khi đó giáo dục và đào tạo ngoài đầu tư cơ sở vật chất còn phải gắn với nhiều hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, đổi mới chương trình, tài liệu, duy trì và bảo đảm điều kiện trường lớp, điều kiện học tập tối thiểu ở những địa bàn khó khăn, vùng núi và hải đảo... là những nội dung chi, hoạt động chi mang tính chất chi thường xuyên. Mặt khác, theo quy định hiện nay về cho vay lại, các đơn vị sự nghiệp công lập phải vay lại một phần vốn ODA để chia sẻ trách nhiệm trả nợ công với Chính phủ. Đối với cơ sở giáo dục đại học việc chuyển đổi sang tự chủ, đảm bảo cân đối vay - trả cần phải có lộ trình thời gian thích hợp không thể chuyển đổi ngay vì tính chất đặc thù, đào tạo nhân lực, con người số lượng nhiều, diện rộng nên sẽ ảnh hưởng tới xã hội rất lớn nếu không có lộ trình và điều kiện thích hợp. Vì vậy, Bộ GDĐT trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều khó khăn trong việc vận động, xin phê duyệt các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, đặc biệt là các dự án hỗ trợ trực tiếp cho bồi dưỡng, phát triển đội ngũ, xây dựng chương trình, duy trì trường lớp ở vùng khó khăn, dân tộc và miền núi. Trong bối cảnh NSNN còn hạn hẹp, trong khi ngành giáo dục cần triển khai nhiều chương trình, đề án, dự án quan trọng phục vụ mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì nguồn vốn ODA vẫn rất quan trọng để đạt được mục tiêu do Đảng, Quốc hội giao trong giai đoạn tới. Do dó, đề nghị Quốc hội có điều khoản riêng, sửa đổi bổ sung Luật Ngân sách nhà nước [52], Luật Quản lý nợ công [53] để tháo gỡ những khó khăn pháp lý như nêu ở trên, phù hợp với Luật Giáo dục và cũng giải quyết mâu thuẫn giữa chủ trương đường lối của Đảng với chính sách pháp luật của nhà nước, tránh sự mâu thuẫn và không thống nhất về cách hiểu khái niệm ở các Luật, văn bản khác nhau. ii) Với Chính phủ: Thứ nhất: Trong điều kiện cơ sở pháp lý hiện nay, kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành ưu tiên xem xét và hỗ trợ nguồn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo hướng Chính phủ vay và hòa vào NSTW cấp phát cho các dự án để tập trung đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT, phát triển đội ngũ và hạng mục đầu tư phát triển khác nhằm phục vụ những nhiệm vụ ưu tiên, trọng tâm của ngành giáo dục đào tạo trong giai đoạn tới đây. Cấp phát đầu tư cho các cơ sở giáo dục đại học, để các trường đại học phát huy vai trò đầu tàu, tiến tới tự chủ của các trường đại học khi có điều kiện cơ sở vật chất và lộ trình thích hợp, tránh cú sốc lớn ảnh hưởng đến hàng vạn sinh viên ở các gia đình khó khăn, rất khó có khả năng chi trả đầy đủ chi phí đào tạo nếu các trường đại học tính đúng, tính đủ các khoản chi phí này. Đề nghị Chính phủ kiến nghị Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật Ngân sách nhà nước [52], Luật Quản lý nợ công [53] theo tinh tuần chủ trương của Đảng, Nhà nước là đầu tư cho giáo dục và đào tạo là quốc sách, là ưu tiên hàng đầu. Làm rõ khái niệm đầu tư phát triển cho giáo dục và đào tạo để các bộ ngành có căn cứ, cơ sở pháp lý thực hiện. Thứ hai: Đề nghị Chính phủ sắp xếp, cân đối trình Quốc hội bố trí đủ ngân sách chi cho giáo dục đào tạo đảm bảo tối thiểu 20% trên tổng chi ngân sách ngân sách nhà nước (trong đó có nguồn vốn ODA) hằng năm và khi cân đối ngân sách cho các địa phương phải đảm bảo tỷ lệ chi cho con người tối đa 82%, chi cho nghiệp vụ chuyên môn tối thiểu 18% để đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, trước mắt tỷ lệ này cần được duy trì cho kế hoạch ngân sách đến năm 2025 và có kế hoạch tiếp tục duy trì tỷ lệ này hoặc lớn hơn cho giai đoạn 2025-2030. Cho phép quy định về quản lý vốn ODA và vốn vay ưu đãi là các chủ dự án, cơ quan chủ quản được linh hoạt sử dụng báo cáo nghiên cứu khả thi sơ bộ để thực hiện đàm phán khoản vay, đề xuất ghi vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn với Bộ KHĐT, để Bộ KHĐT có căn cứ thẩm định và trình cấp có thẩm quyền; đơn giản hóa quy trình thủ tục giữa Bộ TC, các cơ quan liên quan trong quá trình thẩm định khoản vay; áp dụng cơ chế tài chính cho các dự án ODA theo hướng hòa vào NSTW cấp phát cho các dự án giáo dục và đào tạo nhằm giảm sự can thiệp của nhà tài trợ, giảm thủ tục hành chính. Thí điểm cơ chế bố trí vốn, thông báo vốn và giao dự toán cho các dự án ODA cho ngành GDĐT một lần theo hiệp định ký kết thay vì hằng năm như hiện nay để phù hợp với tính chất linh hoạt của vốn ODA, nguồn vốn đã đáp ứng đủ theo hiệp định và được ghi trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt. Thứ ba: Đề nghị Chính phủ cho phép, khuyến khích các địa phương, các trường đại học công lập tự chủ tài chính, mạnh dạn đàm phán, ký kết vay và vay lại ODA từ chính phủ để đầu tư trực tiếp cho giáo dục và đào tạo ở địa phương mình chi đầu tư phát triển cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị cơ sở giáo dục. Nhằm giải quyết các khó khăn, cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở địa phương, tập trung vào mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông.. phù hợp với điều kiện địa phương, đáp ứng nhu cầu giáo dục và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đại học; Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất và trang thiết bị trường lớp để phục vụ đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở phổ thông, đảm bảo triển khai tốt chương trình giáo dục phổ thông mới đã bắt đầu từ năm học 2020 - 2021. Với các nhà tài trợ Như tác giả đã trình bày ở các phần trên, từ khi tiếp nhận, quản lý sử dụng vốn ODA đến nay, ngành giáo dục đào tạo đã có 23 nhà tài trợ cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong đó có 18 nhà tài trợ song phương và 5 nhà tài trợ đa phương. Trong đó, một số nhà tài trợ chủ yếu bao gồm Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), UNICEF, Mỹ, Hà Lan, Canada, GPE, Nhật Bản, Anh, Bỉ, Đan Mạch, Hàn Quốc và Pháp. Các tài trợ chủ yếu tập trung ưu tiên vào tăng cường tiếp cận giáo dục phổ thông, đảm bảo chất lượng giáo dục trường học đạt mức chất lượng tối thiểu, nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn và đánh giá, tăng cường tiếp cận cho những đối tượng khó khăn, chú trọng đảm bảo công bằng, bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục. Đổi mới giáo dục phổ thông thông qua đổi mới chương trình, đào tạo đội ngũ, nâng cao năng lực. Từng bước nâng cao cải thiện cơ sở vật chất trường lớp học ở tất cả các cấp học. Đối với mỗi nhà tài trợ lại có quy định, cơ chế quản lý và giải ngân khác nhau, chính sách tài trợ cũng khác nhau qua từng giai đoạn, từng thời kỳ theo định hướng quan tâm của nhà tài trợ. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến quản lý vốn của các chương trình, dự án ODA của ngành giáo dục và đào tạo, vốn đã có sự khác biệt về quản lý với các ngành kinh tế xã hội khác. Để nâng cao, tăng cường quản lý vốn ODA tại các chương trình dự án của Bộ GDĐT trong thời gian tới, các nhà tài trợ song phương và đa phương cân nhắc xem xét một số đề nghị sau: - Cần xem xét, đánh giá toàn diện kinh tế xã hội Việt Nam, các chỉ số vĩ mô và vi mô, không chỉ đánh giá về mức thu nhập trung bình để có quyết định chính xác về chính sách ODA đối với Việt Nam trong thời gian tới đây. Đặc biệt chính sách ODA đối với riêng ngành giáo dục và đào tạo. Tiếp tục duy trì chính sách viện trợ ODA, vốn vay ODA ưu đãi về lãi suất, tỷ lệ thành tố viện trợ không hoàn lại tiếp tục được duy trì cho Việt Nam đặc biệt cho giáo dục và đào tạo như những năm qua để tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cho giáo dục vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Đầu tư cho giáo dục đại học phát huy tính lan tỏa, đại diện, tạo điều kiện cơ sở vật chất vững chắc để chuyển đổi mô hình quản lý hoạt động. Tiếp tục duy trì, cam kết mức hợp lý về số tuyệt đối các khoản vay để giúp nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi vững chắc dựa vào lực lượng lao động được đào tạo, có tay nghề và trình độ cao để cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Đánh giá mô hình, phương thức tài trợ thông qua hỗ trợ ngân sách cho giáo dục và đào tạo, từ đó tổng kết đánh giá và tiến tới là phương thức tài trợ chính cho giáo dục và đào tạo trong thời gian tới. Với phương thức này, sẽ tận dụng được hệ thống có sẵn của nhà nước để thực thi dự án, giảm chi phí quản lý, sử dụng hệ thống quản lý giám sát sẵn có của hệ thống công của chính phủ. - Xây dựng lòng tin và đối tác tin cậy lẫn nhau trong việc quản lý sử dụng vốn hỗ trợ phát triển. Cùng nhau chia sẻ trách nhiệm trong việc thực thi hiệu quả sử dụng vốn của chương trình dự án. Xây dựng các tiêu chí vĩ mô để tài trợ, hoặc đưa ra khối lượng sản phẩm đầu ra phải đạt được (phương thức giải ngân theo kết quả cần được nghiên cứu, rút kinh nghiệm ở các dự án đã triển khai và áp dụng rộng rãi). Không can thiệp quá sâu vào tiến trình thực hiện dự án đặc biệt là việc quyết định các khoản đầu tư, quy trình thực hiện dự án. Không nêu điều kiện tiên quyết về việc sử dụng hàng hóa dịch vụ trong hiệp định ký kết cho giáo dục và đào tạo vì lý do đặc thù, sự khác biệt về lịch sử văn hóa, trình độ đào tạo và thích ứng với hội nhập quốc tế có sự khác nhau ở các nước, các vùng lãnh thổ khác nhau. - Tăng cường hỗ trợ các ban quản lý dự án, chương trình của Bộ GDĐT về quy trình thủ tục, tháo gỡ khó khắn vướng mắc, khác biệt về chính sách của chính phủ với chính sách của nhà tài trợ. Đặc biệt là khác biệt về chính sách tài chính, đấu thầu, giám sát đánh giá của hai bên. Nhà tài trợ nên tập trung vào hỗ trợ dự án công tác quản trị, quản lý vốn một cách hiệu quả và thông suốt, tránh đi sâu can thiệp và can thiệp sâu vào chuyên môn đặc thù mang tính nghề nghiệp dẫn tới không đạt được sản phẩm, kết quả như mong muốn, tranh luận xảy ra không đi đến thống nhất nội dung, cách thức triển khai. Nhà tài trợ hàng năm nên tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về quản trị dự án cho đội ngũ nhân sự ban quản lý các dự án, chương trình về việc lập kế hoạch, giải ngân, đấu thầu, giúp cán bộ cập nhật kiến thức mới, khác biệt về chính sách của nhà tài trợ. Cần thiết các nhà tài trợ ban hành các quyển cẩm nang hướng dẫn về nội dung trên cho tất cả các cấp thực hiện dự án, cẩm nang nên theo hướng thực tiễn, đơn giản dễ thực hiện không lý luận hàm lâm với quy trình từng bước của nhà tài trợ: xác định danh mục, đề xuất đầu tư, thẩm định phê duyệt và ký kết, giải ngân đấu thầu, giám sát đánh giá và kiểm toán. - Cuối cùng cần có chính sách, tuyên bố dài hạn rõ ràng đầu tư cho giáo dục và đào tạo đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. Nhà tài trợ cần có ý kiến với Chính phủ, đề nghị Chính phủ xem xét việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo chỉ là đầu tư phát triển hay hỗn hợp chi thường xuyên, chi hành chính sự nghiệp, đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư cho giáo dục và đào tạo, kinh nghiệm trên thế giới đối với các khoản vay đã được nhà tài trợ cung cấp cho các nước thông qua các khoản vay cho các nước để phát triển, đầu tư cho giáo dục và đào tạo. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Nhằm thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao ngành giáo dục và đào tạo, cụ thể hóa một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm tổng quát phát triển ngành trong giai đoạn tới. Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025. Theo dự báo tổng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng đầu tư cho giáo dục và đào tạo toàn xã hội ước tính khoảng 5-7 tỷ USD cho giai đoạn 2021-2025, trong điều kiện NSNN nhà nước có hạn, nhiều mục tiêu phải thực hiện thì nguồn ODA vẫn là nguồn vốn hỗ trợ đáng kể để bổ sung vốn cho ngành giáo dục và đào tạo. Do đó, song cùng với các giải pháp đáp ứng nguồn vốn, kêu gọi vốn toàn xã hội đầu tư cho giáo dục và đào tạo thì việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn là điều hết sức quan trọng, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Riêng đối với nguồn vốn ODA, do có những đặc thù riêng biệt, nên đòi hỏi phải có giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý vốn ODA riêng có. Từ thực tiễn và lý luận, tác giả đã đề xuất các giải pháp từ nội tại các ban quản lý, đề xuất giải pháp từ Bộ GDĐT và điều kiện để thực hiện. Với thực tế nguồn vốn này trong điều kiện hiện nay, tác giả lồng ghép các kiến nghị với các cơ quan liên quan nhằm thực hiện các giải pháp một cách thống nhất xuyên suốt. Các đề xuất hoàn thiện, kiến nghị đều đã được tác giả cân nhắc lồng ghép giữa thực tế và văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, có tính thực tiễn và khả thi. KẾT LUẬN Việc tăng cường quản lý vốn NSNN nói chung và quản lý vốn ODA nói riêng là nhu cầu thực tiễn khách quan, các cơ quan, tổ chức đơn vị thụ hưởng nguồn vốn này phải luôn có ý thức tăng cường, hoàn thiện quy trình quản lý. Đặc biệt với vốn ODA, có nhiều đặc thù quản lý, luôn có sự lồng ghép quản lý giữa cơ quan nhà nước và nhà tài trợ vốn, và trong điều kiện hiện nay vốn ODA ngày càng hiếm và tỷ lệ viện trợ thấp đi. Mong muốn đạt kết quả cao nhất sử dụng từng đồng vốn ODA, mặt khác đây là nguồn vốn cũng dễ xảy ra, phát sinh tiêu cực, thất thoát trong quá trình giải ngân. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý vốn ODA các dự án tại Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam” để nghiên cứu và hoàn thành luận án tiến sĩ của mình vừa đáp ứng những đòi hỏi về lý luận, vừa đáp ứng những đòi hỏi thực tiễn quản lý đối với nguồn vốn này thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Với mong muốn đó, kết quả nghiên cứu của luận án có thể tóm tắt một số điểm chính sau đây: Về lý luận: Thứ nhất: Hệ thống hóa kiến thức chung nhất về vốn ODA. Từ khái niệm, đặc điểm, các phương thức cung cấp và tài trợ vốn ODA của các nhà tài trợ cho quốc gia nhận viện trợ. Bổ sung, làm rõ lý luận và nội dung quản lý vốn ODA cho giáo dục và đào tạo. Luận án hệ thống lý luận và nội dung quản lý vốn ODA gắn với thực tiễn đang diễn ra trong việc quản lý vốn ODA tại các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Bộ GDĐT Việt Nam. Thứ hai: Luận án đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn ODA tại các dự án thuộc Bộ GDĐT. Tạo luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn ODA các dự án tại Bộ GDĐT. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn ODA các dự án tại Bộ GDĐT. Thứ ba: Luận án khái quát việc quản lý vốn ODA của một số ngành lĩnh vực khác có tiếp nhận, sử dụng và quản lý vốn ODA ở nước ta. Những kết quả đạt được, thành công của các ngành lĩnh vực khác, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho giáo dục và đào. Về thực tiễn: Thứ nhất: Luận án đã đánh giá thực trạng quản lý vốn ODA tại các dự án thuộc Bộ GDĐT giai đoạn thuộc phạm vi nghiên cứu (2016-2021). Căn cứ luận cứ khoa học, lý luận đã trình bày ở phần lý luận, luận án đã đi sâu nghiên cứu từng bước, từng quy trình quản lý vốn ODA ở các dự án, lấy ví dụ phân tích ở một số dự án điển hình. Từ đó chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của thực trạng quản lý đó đang thực hiện so sánh với lý luận. Thứ hai: Khái quát tình hình thực hiện một số dự án, kết quả đạt được của các dự án thuộc Bộ GDĐT giai đoạn 2016-2021. Khảo sát số liệu, phân tích và đánh giá toàn diện ở các khía cạnh quản lý vốn ODA của một số dự án điển hình, trọng điểm, từng bước, từng quy trình quản lý theo cơ sở khoa học, so sánh với thực tiễn tại các dự án ODA thuộc Bộ GDĐT giai đoạn 2016-2021. Thứ ba: Luận án đánh giá khách quan kết quả đạt được trong việc quản lý vốn ODA tại các dự án, chỉ ra những hạn chế chưa đạt được trong quản lý và chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến những hạn chế đó. Thứ tư: Từ những định hướng phát triển và đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước cho giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Luận án đã đề xuất ba nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý vốn ODA tại các ban quản lý dự án, đó là hoàn thiện về quy trình lập kế hoạch, dự toán vốn ODA, hoàn thiện quy trình thực hiện kế hoạch, giải ngân vốn ODA, hoàn thiện quy trình kiểm tra đánh giá và quyết toán vốn ODA. Lồng ghép với đó là các kiến nghị với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện ngày càng tốt hơn nữa việc quản lý vốn ODA cho giáo dục và đào tạo. DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Hải Hưng (2015), Quản lý sử dụng nguồn vốn ở giai đoạn triển khai thực hiện tại các chương trình, dự án ODA đầu tư cho giáo dục và đào tạo, Tạp chí Công thương, Số 11 - Tháng 11/2015, 48-53. 2. Nguyễn Hải Hưng (2016), Thực trạng và giải pháp thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư cho giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, Tạp chí Công thương, Số 1 - Tháng 1/2016, 34-38. 3. Nguyễn Hải Hưng (2022), Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn ODA các chương trình, dự án thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 07 (228) - 2022, 5-7. 4. Nguyễn Hải Hưng (2022), Tiêu chí đánh giá công tác quản lý vốn ODA cho các chương trình, dự án thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tạp chí tài chính, Kỳ 1 - Tháng 7/2022 (780), 65-67. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 06/2011/TT-BTC ngày 11/02/2011 quy định về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Công văn số 2139/BGDĐT-KHTC ngày 25/5/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tiếp nhận khoản viện trợ không hoàn lại theo quy định của Nghị định 56/2020/NĐ-CP và Nghị định 80/2020/NĐ-CP. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện các dự án ODA năm 2021. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện phát triển, giáo dục và đào tạo, kế hoạch dự toán NSNN 5 năm 2021-2025. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo tổng kết tình hình huy động và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của Việt Nam đến 2020. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư số 02/2015/TT-BTC ngày 12 tháng 01 năm 2015 quy định mức lương chuyên gia đối với chuyên gia tư vấn trong nước. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 Quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các Chương trình/chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/06/2009 quy định nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn giáo trình cho các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 192/2011/TT-BTC ngày 09/03/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các Chương trình/chương trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 về quy định quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 106/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 quy định lập dự toán, quản lí, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 85/2017/TT-BTC ngày 15/08/2017 về quy định việc quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30/07/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BTC. Bộ Tài chính (2020), Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 về quy định quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Thông tư số 55/2015/TTLT-BTC-KHCN ngày 22/4/2015 hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. Bộ Xây dựng (2017), Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 về công bố định mức chi phí QLDA và tư vấn đầu tư xây dựng. Phan Văn Các (2018), Từ điển Hán - Việt, NXB Dân Trí. Chính phủ (2016), Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi với các nhà tài trợ nước ngoài. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Chính phủ (2015), Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Chính phủ (2015), Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 qui định chi tiết về hợp đồng xây dựng. Chính phủ (2015), Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/09/2015 về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm. Chính phủ (2015), Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công. Chính phủ (2017), Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chính phủ (2018), Quyết định số 960/QĐ-TTg ngày 06/8/2018 ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chính phủ (2020), Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (oda) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Chính phủ (2020), Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 8/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam. Chính phủ (2021), Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021, Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Chính phủ (2021), Nghị định 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài. Chính phủ (2022), Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24/10/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (thay thế Nghị định số 69/2017/NĐ-CP). Dự án ETEP, Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, Báo cáo quyết toán năm và báo cáo tổng kết dự án và các tài liệu liên quan dự án. Dự án GREP, Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, Báo cáo quyết toán năm và báo cáo tổng kết dự án và các tài liệu liên quan dự án. Dự án SLASEMDP2, Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, Báo cáo quyết toán năm từ đầu dự án đến hết năm 2021. Dự án Việt Đức, Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, Báo cáo quyết toán năm và báo cáo tổng kết dự án và các tài liệu liên quan dự án. Nguyễn Đại Hùng (2022), Quản lý vốn đầu tư công tại Bộ Y tế Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Trịnh Thị Hằng (2021), "Hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Việt Nam." Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình Quản lý tài chính công, NXB Tài chính. Kiểm toán Nhà nước (2020), “Quản lý, sử dụng vốn ODA - một số vấn đề về thực trạng, trách nhiệm và các giải pháp khắc phục”, https://www.sav.gov.vn/SMPT_Publishing_UC/TinTuc/PrintTL.aspx?idb=2&ItemID=1765&l=/noidung/tintuc/Lists/Nghiencuutraodoi. Trần Đình Nam (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị ở Việt Nam (Nghiên cứu điển hình các dự án phát triển đường sắt ở Thành phố Hà Nội), Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế Quốc dân. Nguyễn Văn Tuấn (2020), “Một số giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam”, https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM185132. Lê Anh Vinh (2021), Báo cáo Phân tích ngành Giáo dục Việt Nam 2011-2020. Nguyễn Ngọc Trân (2015), “Nhìn lại ODA cho giáo dục và đào tạo”, https://daibieunhandan.vn/luat-trong-cuoc-song-quoc-hoi-va-cu-tri/Nhin-lai-ODA-cho-giao-duc-va-dao-tao-i243249/. Vũ Quang Phiến (2019), Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Quân khu 3 Bộ Quốc phòng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Bùi Hồng Quang (2007) với đề tài “Quản lý nhà nước đối với nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư cho giáo dục và đào tạo ở nước ta - Thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. Quốc hội (2014), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13. Quốc hội (2017), Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14. Quốc hội (2018), Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14. Quốc hội (2019), Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14. Quốc hội (2019), Luật giáo dục số 43/2019/QH14. Nguyễn Văn Tuấn (2019), “Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Cấn Quang Tuấn (2007), “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý”, luận án tiên sỹ kinh tế, Học viện tài chính. Nguyễn Thị Thanh (2017), Hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách của Thành phố Hà Nội đến năm 2020, luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Thị Thu (2014), Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng duyên hải miền Trung, Đại học Kinh tế quốc dân. The World Bank (2013), Kỷ niệm 20 năm hợp tác phát triển ở Việt Nam, https://www.worldbank.org/vi/news/speech/2013/10/17/celebration-of-20-years-of-ODA-in-vietnam. The World Bank (2013), Ngân hàng Thế giới tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển giáo dục và đào tạo, https://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2020/06/30/vietnam-new-wb-support-for-higher-education-and-urban-development. Tiếng Anh: Boone, P. (1996), Politics and the effectiveness of foreign aid. European Economic Review. Chanboreth and Hach (2008), Aid effectiveness in Cambodia. https://www.oecd.org/dac/financing-sustainable-development/development-finance-standards/official-development-assistance.htm. Karras, G (2006), Foreign aid and long-run economic growth: empirical evidence for a panel of developing countries. Journal of International Development. Lensink, R., Morrissey (2000), Aid instability as a measure of uncertainty and the positive impact of aid on growth. Journal of Development Studies. Lavagnon Ika, L. A. (2009), Project success as a topic in project management journals. Project Management Journal. Young, A.T. and Sheehan, K.M. (2014), Foreign Aid, Institutional Quality, and Growth. European Journal of Political Economy. PHỤ LỤC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Mẫu biểu số: 2.1 Chương trình, dự án KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 202x I. Các thông tin cơ bản về chương trình/dự án (phần này trình bày về nhà tài trợ, mục tiêu, thời hạn, vốn, cơ chế tổ chức thực hiện,...) II. Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 202x-1, luỹ kế thực hiện từ đầu dự án 1. Những kết quả đạt được đến thời điểm báo cáo (trình bày theo thành phần, tiểu thành phần dự án; so sánh với tiến độ kế hoạch đã được duyệt) 2. Dự kiến thực hiện kế hoạch năm hiện tại đến ngày 31/12 (trình bày theo thành phần, tiểu thành phần dự án; so sánh với kế hoạch năm được duyệt); Luỹ kế thực hiện từ đầu dự án (trình bày theo thành phần, tiểu thành phần dự án; so sánh với thiết kế dự án) 3. Những hoạt động dự kiến không thực hiện được theo kế hoạch, lý do. 4. Phân tích nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc và đề xuất phương án xử lý III. Kế hoạch hoạt động năm 202x (trình bày theo thành phần, tiểu thành phần dự án) IV. Rà soát, đánh giá và đề xuất các hoạt động cần điều chỉnh (bao gồm cả điều chỉnh kinh phí) Hà Nội, ngày tháng năm Người lập Thủ trưởng đơn vị BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Mẫu biểu số 2.2 Chương trình, dự án BIỂU TÓM TẮT KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 202x Chương trình/Dự án............................................... ĐVT: Triệu VND Mã số Tên/nội dung hoạt động Các bước của hoạt động Mục tiêu Kết quả đầu ra Đơn vị/cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính Đơn vị phối hợp, hỗ trợ Dự kiến kinh phí Tiến độ triển khai ODA Đối ứng Quý I Quý II Quý III Quý IV (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) A Các hoạt động sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (trình bày theo thành phần dự án, phù hợp với Biểu tóm tắt kế hoạch hoạt động) - - 1 Nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị theo các hạng mục đầu tư XDCB, đồ gỗ và thiết bị CNTT - - ........ - - B Các hoạt động sử dụng nguồn vốn hành chính sự nghiệp - - I Chi phục vụ chuyên môn (trình bày theo thành phần dự án, phù hợp với Biểu tóm tắt kế hoạch hoạt động) - - .. ...... - - II Chi cho các hoạt động quản lý dự án - - . ........ - - III Hỗ trợ kỹ thuật - Tăng cường năng lực - - .. ........ - - C Các dự án thành phần (nếu có) - - Vốn đầu tư - - Vốn HCSN - - Tổng cộng - - Hà Nội, ngày tháng năm Người lập Thủ trưởng đơn vị BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Mẫu biểu số 2.3 Chương trình, dự án KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NĂM 202x Chương trình/Dự án............................................... Nhà tài trợ:.. Thời gian thực hiện: .. ĐVT: Triệu VND STT Nội dung chi Tổng vốn dự án (tỷ giá tạm tính: 22,000vnd/usd) Lũy kế thực hiện đến 31/12/202x-2 Ước thực hiện năm 202x-1 Kế hoạch năm 202x Tổng số Chia ra: Tổng số Chia ra: Chia ra: Chia ra: Vốn vay/ Vốn viện trợ Vốn đối ứng trung ương Vốn đối ứng địa phương/đơn vị thụ hưởng Nguồn thu khác (ghi cụ thể nguồn vốn, nếu có) Vốn vay/ Vốn viện trợ Vốn đối ứng trung ương Vốn đối ứng địa phương/đơn vị thụ hưởng Nguồn thu khác (ghi cụ thể nguồn vốn, nếu có) Tổng số Vốn vay/ Vốn viện trợ Vốn đối ứng trung ương Vốn đối ứng địa phương/đơn vị thụ hưởng Nguồn thu khác (ghi cụ thể nguồn vốn, nếu có) Tổng số Vốn vay/ Vốn viện trợ Vốn đối ứng trung ương Vốn đối ứng địa phương/đơn vị thụ hưởng Nguồn thu khác (ghi cụ thể nguồn vốn, nếu có) A Các hoạt động sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (trình bày theo thành phần dự án, phù hợp với Biểu tóm tắt kế hoạch hoạt động) - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 1 Nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị theo các hạng mục đầu tư XDCB, đồ gỗ và thiết bị CNTT - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - ........ B Các hoạt động sử dụng nguồn vốn hành chính sự nghiệp - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - I Chi phục vụ chuyên môn (trình bày theo thành phần dự án, phù hợp với Biểu tóm tắt kế hoạch hoạt động) - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - .. ...... - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - II Chi cho các hoạt động quản lý dự án - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - . ........ - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - III Hỗ trợ kỹ thuật - Tăng cường năng lực - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - .. ........ - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - C Các dự án thành phần (nếu có) - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - Tổng cộng - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - Hà Nội, ngày tháng năm Người lập Thủ trưởng đơn vị BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Chương trình, dự án Mẫu biểu số 2.4 KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU 18 THÁNG (HOẶC 12 THÁNG) Chương trình/Dự án............................................... STT TP/ Tiểu TP (hoặc hạng mục/mục tương ứng với FS của dự án) Số hiệu gói thầu Tên gói thầu Giá gói thầu Giá trị thực hiện năm Nguồn vốn Hình thức lựa chọn nhà thầu (LCNT) Phương thức LCNT Thời gian bắt đầu tổ chức LCNT Loại hợp đồng Thời gian thực hiện hợp đồng Đơn vị thực hiện Ghi chú USD VND (tỷ giá quy đổi ...) USD VND (tỷ giá quy đổi ...) I Dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hàng hóa II Dịch vụ tư vấn là cá nhân III Dịch vụ tư vấn qua hãng Tổng cộng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Mẫu biểu số 3.1 Chương trình, dự án KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO QUÝ Mã số Tên/nội dung hoạt động (Theo kế hoạch được duyệt) Cán bộ phụ trách Phối hợp Tiến độ triển khai Qúy A Ghi chú Thực hiện tháng ... Kế hoạch tháng Kế hoạch tháng 1 ... 2 3 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Mẫu biểu số 3.2 Chương trình, dự án KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO THÁNG Mã số Tên/nội dung hoạt động (Theo kế hoạch được duyệt) Cán bộ phụ trách Phối hợp Tiến độ triển khai Tháng A Ghi chú Thực hiện tuần .. Kế hoạch tuần tiếp theo 1 ... 2 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_quan_ly_von_oda_cac_du_an_tai_bo_giao_duc_va_dao_tao.docx
  • doc3. Tom tắt các KL mới của LA - Tieng Anh (3 bản thày ký). Hưng.doc
  • doc3. Tom tắt các KL mới của LA - Tieng Viet (3 bản thày ký). Hưng.doc
  • docx5 Tom tat 24 trang TV (02 quyen + 09 quyen) - Hưng.docx
  • docx5. Tom tat 24 trang TA - Hưng.docx