Phát triển dịch vụ thanh toán, nâng tỷ trọng thu phí dịch vụ/tổng lợi nhuận; triển khai các công cụ, sản phẩm phục vụ giải pháp không dùng tiền mặt.
+ Thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng đã cấp, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu tối đa dưới 2%. Tập trung giải quyết dứt điểm các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro hiện tại.
+ Tinh giảm quy trình nghiệp vụ đảm bảo hướng đến khách hàng đồng thời kiểm soát rủi ro của ngân hàng, tăng năng suất lao động. Nâng cao tinh thần thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật cũng như các quy định của NHCT trong hoạt động kinh doanh cũng như trong công tác quản trị điều hành.
+ Triển khai an toàn hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) mới, là ngân hàng đầu tiên có hệ thống CNTT hàng đầu khu vực Châu Á. Đây là nhiệm vụ lớn, quan trọng của hệ thống nhằm khai thác tối đa tính năng công nghệ, đẩy mạnh bán chéo.
175 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (stress testing) tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống công nghệ thông tin (CNTT) mới, là ngân hàng đầu tiên có hệ thống CNTT hàng đầu khu vực Châu Á. Đây là nhiệm vụ lớn, quan trọng của hệ thống nhằm khai thác tối đa tính năng công nghệ, đẩy mạnh bán chéo.
Chiến lược QTRRTD của NHCT có thể được đánh giá lại và điều chỉnh hằng năm hoặc khi có sự thay đổi quan trọng, bất thường về môi trường kinh doanh và khuôn khổ thể chế.
3.2. Giải pháp thực hiện quản trị rủi ro tín dụng trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
3.2.1. Bổ sung định hướng chiến lược quản trị rủi ro trên nền tảng stress testing vào chiến lược quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Trong bối cảnh Việt Nam đang cho phép IMF/WB thực hiện chương trình đánh giá ổn định tài chính (Financial Stability Assessment Program – FSAP) và định hướng phát triển hệ thống ngân hàng theo các chuẩn mực an toàn của Basel 2 (và tiến tới Basel 3) thì chắc chắn kiểm tra sức chịu đựng là một nội dung không thể không thực hiện trong quản trị rủi ro của các NHTM.Theo đó, một trong các cấu phần quan trọng nhất của chương trình FSAP là cấu phần kiểm tra sức chịu đựng hệ thống tài chính ngân hàng. Trước khi đoàn đánh giá của IMF/WB thực hiện chính thức, các quốc gia cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành stress testing. Đối với Basel 2, trụ cột 2 của hiệp ước này yêu cầu các ngân hàng phải xây dựng mô hình kiểm tra sức chịu đựng, đặc biệt là đối với các rủi ro thị trường. Đồng thời, cơ quan quản lý phải ban hành các hướng dẫn, điều kiện tiêu chuẩn của mô hình kiểm tra sức chịu đựng, các kịch bản chuẩn...
Thông tư 13/2010/TT-NHNN của NHNN năm 2010 có thể là văn bản pháp lý đầu tiên đề cập đến mô hình ST đối với rủi ro thanh khoản nhưng mới chỉ dừng ở mức độ giới thiệu chung. Thông tư 31/2013/TT-NHNN quy định Báo cáo thống kê áp dụng đối với đơn vị thuộc NHNN và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành có quy định rõ hơn về yêu cầu báo cáo, thu thập thông tin thống kê từ các NHTM phục vụ kiểm tra sức chịu đựng. Theo đó, các NHTM phải báo cáo về NHNN các nội dung như: thống kê tài sản "Có" theo kỳ định giá lại lãi suất thực tế tại thời điểm báo cáo, thống kê tổng nợ phải trả theo kỳ định giá lại lãi suất thực tế tại thời điểm báo cáo, Thống kê Tài sản "Có" có tính thanh khoản cao theo kỳ đáo hạn thực tế tại thời điểm báo cáo và Thống kê tổng số tiền vượt hạn mức trả tiền bảo hiểm theo Luật Bảo hiểm tiền gửi. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hệ thống dữ liệu làm cơ sở để có thể áp dụng kiểm tra sức chịu đựng của các NHTM đối với các rủi ro chủ yếu như rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, vv...
Ngày 30/12/2016 NHNN đã ban hành thông tư số 41/2016/TT-NHNN “Quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với Ngân hàng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài”. Thông tư này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020 và có một số điều chỉnh. Một trong những thay đổi lớn là hệ số CAR giảm từ 9% xuống 8%, nhưng đi kèm là công thức tính cũng thay đổi. Thay vì dùng công thức vốn tự có chia tổng tài sản “Có” rủi ro theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN thì theo TT 41 phần mẫu số tính cả “tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng”, “vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động” và “vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường”Việc NHNN ban hành Thông tư 41 thể hiện quyết tâm cải thiện hoạt động ngành ngân hàng theo định hướng an toàn, hiệu quả gắn liền với các quy định về an toàn vốn của Ủy ban Basel (Basel II và các tài liệu cập nhật). Như vậy, sau khi tính CAR theo thông tư mới, tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng có thể sụt giảm đi đáng kể so với CAR tính theo quy định hiện tại.
Theo Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2016 mới được công bố của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của toàn hệ thống ước tính năm 2016 là 11,3% (năm 2015 là 11,6%). Tỷ lệ vốn cấp 1/tổng tài sản “có” rủi ro điều chỉnh là 8,6%. Toàn hệ thống có 4/92 NHTM có tỷ lệ CAR dưới 9%. Có 10/118 TCTD âm vốn tự có. Nếu loại trừ các TCTD bị âm vốn tự có thì CAR của toàn hệ thống là 12,6%.
Báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết kết quả áp dụng tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel 2 (Tính theo nội dung thông tư 41) tại 10 TCTD thí điểm cho thấy hệ số CAR giảm mạnh so với số báo cáo hiện tại, chủ yếu do tài sản có quy đổi rủi ro tăng. Đối với 04 NHTM Nhà nước, CAR theo báo cáo hiện tại đã gần tiệm cận mức 9%, áp dụng thông tư 41 theo quy chuẩn Basel II thì CAR giảm xuống dưới 8%.
Tổ chức này cũng chỉ ra rằng nếu trong thời gian tới nhóm NHTM Nhà nước không tăng được vốn trong khi phải đảm bảo CAR tối thiểu thì sẽ tác động mạnh tới kế hoạch tăng trưởng tín dụng của nhóm cũng như tăng trưởng tín dụng toàn ngành, từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 do đây là nhóm có vai trò quan trọng và mức độ ảnh hưởng lớn đến toàn hệ thống TCTD.
Việc áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo định hướng Basel II là các Ngân hàng sẽ hoạt động an toàn hơn, với lượng vốn “đủ” theo thông lệ quốc tế để có thể chống đỡ cho các rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động chính (như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động).
Cho đến nay, chưa có các văn bản của NHNN xác định yêu cầu, lộ trình, cách thức áp dụng kiểm tra sức chịu đựng trong QTRRTD nói riêng và quản trị rủi ro nói chung tại các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi tính CAR theo thông tư mới, tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng có thể sụt giảm đáng kể so với CAR tính theo quy định hiện tại. Các ngân hàng cần triển khai sớm, để kịp thời lên kế hoạch tăng vốn hoặc điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp, đảm bảo tuân thủ mức CAR tối thiểu theo yêu cầu vào đầu năm 2020. Do đó, Hội đồng quản trị NHCT cần chủ động xây dựng và ban hành chiến lược quản trị rủi ro dựa trên nền tảng stress testing nhằm hiện thực hoá quan điểm thực hiện quản trị rủi ro theo các nội dung của Basel II, Basel III và các thông lệ quy chuẩn quốc tế. Nhằm chủ động kiểm soát rủi ro, đưa ra các con số ước tính rủi ro trong hoạt động tín dụng để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn của NHCT theo quy định.
Chiến lược quản trị rủi ro dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu bao gồm tất cả các lĩnh vực như: Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng & rủi ro tập trung tín dụng; Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro lãi suất; Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tỷ giá; Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro thanh khoản; Kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro lan truyền. Trong đó, cần tập trung thực hiện trước mắt là QTRRTD dựa trên nền tảng stress testing. Nội dung chiến lược QTRRTD dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng các cú sốc cần khẳng định rõ các quan điểm chính sách, mục tiêu, lộ trình thực hiện stress testing của NHCT để làm căn cứ triển khai đồng bộ các nội dung quản trị rủi ro stress testing đáp ứng được yêu cầu chuẩn hoá nghiệp vụ theo chuẩn mực quốc tế.
Chiến lược QTRRTD dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng cần phải ban hành thành quy định, quy trình và có hướng dẫn cụ thể. Cần được triển khai bắt buộc đến tất cả các Chi nhánh, các đơn vị kinh doanh trực thuộc NHCT và phải được thực hiện định kỳ thường xuyên để có thể phát huy hiệu quả của việc ứng dụng kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng này.
3.2.2. Nâng cao chất lượng dữ liệu đầu vào để bảo đảm kết quả kiểm tra stress testing chính xác và các kết luận rút ra có tính khả thi cao
Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào của phương pháp stress testing đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, cập nhật làm cơ sở tin cậy nhằm đưa ra kết quả kiểm tra stress testing đối với cú sốc về nợ xấu và tập trung tín dụng với các kết quả có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn tin cậy. Do đó NHCT cần thực hiện tốt các công tác sau:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng. Một số chỉ tiêu trực tiếp đánh giá rủi ro tín dụng như: Nợ quá hạn (được phản ánh qua 2 chỉ tiêu là Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn trên tổng khách hàng có dư nợ); Nợ xấu (được phản ánh rõ nhất qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất); Dự phòng rủi ro (bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể, được phản ảnh qua các chỉ tiêu như tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất, Hệ số bù đắp rủi ro tín dụng). Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu gián tiếp đánh giá rủi ro tín dụng như: Quy mô tín dụng (được phản ánh qua các chỉ tiêu như Tổng dư nợ trên tổng tài sản, Dư nợ bình quân trên số lượng cán bộ tín dụng, Số lượng khách hàng trên số lượng cán bộ tín dụng, Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế); Cơ cấu tín dụng (mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền). Để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng đảm bảo phục vụ đánh giá rủi ro tín dụng một cách bài bản và cho kết quả đáng tin cậy thì NHCT cần thực hiện phân loại tài sản chuẩn hóa theo thông tư 41 của NHNN, việc phân loại tài sản cần gắn liền với “Hệ số rủi ro tín dụng” của từng loại tài sản, từng loại hình khách hàng, doanh nghiệp. Từ đó có thể vận dụng hệ thống chỉ tiêu này để đánh giá rủi ro tín dụng một cách chủ động, linh hoạt phù hợp với thực tế khách hàng và thị trường.
- Nâng cao chất lượng việc xếp hạng khách hàng: Bên cạnh quy trình tín dụng và hoạt động phân tích tín dụng, thì kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ có vai trò là công cụ hỗ trợ để nhà quản lý ra các quyết định tín dụng. Kết quả xếp hạng tín dụng phản ánh mức độ rủi ro của khách hàng, thực hiện phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro, cũng như xác định xác suất vỡ nợ của khách hàng. Kết quả xếp hạng tín dụng cũng là cơ sở trong việc định giá khoản tín dụng, là cơ sở để trích lập dự phòng rủi ro khoản tín dụng. NHCT cần xây dựng và hoàn thiện hơn nữa bộ chỉ tiêu thẻ điểm phù hợp áp dụng cho từng đối tượng khách hàng, từng loại hình doanh nghiệp. Hệ thống tính điểm cần xây dựng linh hoạt, được bổ sung, phát triển nhằm phản ánh đúng tình hình thực tế. Việc xếp hạng khách hàng được thực hiện định kỳ sẽ trợ giúp cho ngân hàng quản lý hiệu quả chất lượng tín dụng của mình. Trong việc đánh giá khách hàng, vấn đề chất lượng dữ liệu khách hàng là vấn đề hàng đầu mà ngân hàng cần quan tâm. Khi cơ sở dữ liệu khách hàng đủ lớn và được làm sạch và đồng nhất thì ngân hàng có thể áp dụng phương pháp luận mô hình thống kê trong xây dựng hệ thống xếp hạng, qua đó khai thác được thông tin cần thiết đảm bảo hiệu quả trong việc xử lí xếp hạng khách hàng cũng như tăng tính minh bạch khách quan trọng việc cấp tín dụng.Hiện nay, NHNN cũng đã từng bước yêu cầu yếu tố minh bạch trong việc cung cấp thông tin tài chính đối với các khách hàng vay vốn thông qua yêu cầu phải cung cấp báo cáo tài chính đã qua kiểm toán quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016. Do đó, NHCT cũng cần chủ động làm việc với khách hàng thực hiện cung cấp thông tin đảm bảo theo quy định nhằm tăng tính minh bạch trong thông tin và hỗ trợ đánh giá xếp hạng tín dụng đối với khách hàng được chính xác hơn.
- Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng: Hệ thống thông tin rủi ro tín dụng phải được xây dựng để đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật nhằm giúp cho cấp lãnh đạo ngân hàng quản trị có hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế tổn thất do tình trạng thiếu thông tin. Hệ thống thông tin tín dụng được chia làm 2 loại: (i) các thông tin có tính vĩ mô định hướng: môi trường kinh tế, chính sách kinh tế của Nhà nước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (ii) các thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản trị điều hành tín dụng của ngân hàng như: báo cáo thực trạng tín dụng, dự báo xu hướng phát triển, phân tích và báo cáo xu hướng tín dụng, các báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng.
Việc báo cáo tình hình rủi ro tín dụng phải được đánh giá định kì thường xuyên liên tục đến Hội đồng tín dụng và Ban điều hành ngân hàng như: Báo cáo về tình hình tập trung tín dụng, những vấn đề trong danh mục tín dụng chỉ ra những khoản tín dụng có vấn đề, những thay đổi bất lợi của nền kinh tế. Tại các Chi nhánh và các đơn vị hoạt động kinh doanh trực thuộc NHCT, các phòng ban nghiệp vụ cần thường xuyên cập nhật báo cáo Ban lãnh đạo Chi nhánh về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, tình hình thị trường liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, tình hình trả nợ tại NHCT và các TCTD khác Để Ban lãnh đạo có thể tổng hợp nắm bắt thông tin để đưa ra các quyết định tín dụng phù hợp đồng thời kiểm soát rủi ro tín dụng.
- Việc xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng đóng một vai trò rất quan trọng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại theo nguyên tắc Basel chỉ có thể thành công khi giải quyết được vấn đề cơ chế trao đổi thông tin vừa đảm bảo tính chuyên môn hoá giữa các bộ phận vừa nâng cao tính khách quan nhưng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng. Muốn vậy, những thông tin trọng yếu trong quá trình cho vay cần phải được bộ phận quan hệ khách hàng cập nhật định kỳ và/hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn. Như vậy, sự vận hành của mô hình mới có thể thông suốt và giảm thiểu những e ngại của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng trong các nhận định cấp tín dụng. Đồng thời, ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích thông tin toàn diện, cung ứng nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan. Các phân tích về ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế đang được các ngân hàng bắt đầu thực hiện để xây dựng kho dữ liệu phân tích tín dụng nhưng chưa được đầy đủ và thiếu tính kết nối, hỗ trợ giữa các ngân hàng trong chia sẻ thông tin. Sự hợp tác một cách toàn diện giữa các ngân hàng trong xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp, về ngành là con đường ngắn nhất để hoàn thiện hệ thống thông tin và giảm chi phí khai thác thông tin một cách hợp lý nhất.
- Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu: NHCT cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý để hoàn thiện cơ sở dữ liệu, đảm bảo cho việc chạy mô hình rủi ro cho kết quả chính xác nhất: cơ sở dữ liệu là yếu tố tiên quyết để thực hiện triển khai Basel II. Do đó, NHCT cần thực hiện rà soát, chuẩn hóa lại dữ liệu, các thông tin/dữ liệu về khách hàng, thông tin về tài sản bảo đảm, thông tin tài chính. làm cơ sở để áp dụng mô hình đánh giá rủi ro tín dụng stress testing.
3.2.3. Áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng kết hợp phương pháp đo lường rủi ro theo phương pháp truyền thống và phương pháp đo lường rủi ro thông qua việc kiểm tra sức chịu đựng (stress testing) theo định hướng yêu cầu của Basel II.
Thực tế cho thấy việc thực hiện đo lường rủi ro theo phương pháp truyền thống chỉ thể hiện được mức độ rủi ro của Ngân hàng sau khi khoản tín dụng được cấp, ngân hàng không thể dự tính được rủi ro tại thời điểm cấp tín dụng. Điều này không giúp được ngân hàng trong các quyết định về mức bù rủi ro trong các quyết định tín dụng. Mặt khác, khi tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng lên thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn giữ nguyên trong khi dư nợ xấu tăng lên. Như vậy, không phản ánh được mức độ rủi ro tín dụng thực tế của Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng phương pháp đo lường rủi ro thông qua việc kiểm tra sức chịu đựng Stress testing thì trong những hoàn cảnh đặc biệt nếu không dựa vào yếu tố kinh nghiệm, không xác định rõ được mức rủi ro, dẫn đến việc đưa ra các quyết định tín dụng không phù hợp. Nhiều khi môi trường kinh tế hoặc ngành nghề kinh doanh có thể gặp những biến động phức tạp có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên khách hàng là đơn vị có uy tín, có năng lực và các hợp đồng đầu vào đầu ra của khách hàng có nguồn thu ổn định chắc chắn thì mức độ rủi ro tín dụng đánh giá đối với khách hàng không quá cao như kết quả thử nghiệm stress testing. Do đó, để hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro và đưa ra các quyết định tín dụng phù hợp, đồng thời tuân theo những quy chuẩn quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng, NHCT cần xây dựng mô hình quản trị rủi ro dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp đo lường rủi ro truyền thống và phương pháp đo lường rủi ro thông qua việc kiểm tra sức chịu đựng stress testing theo định hướng yêu cầu của Basel II.
3.2.4. Triển khai xây dựng hệ thống kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng như một bộ phận không tách rời của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT.
Để triển khai thực hiện được stress testing đi đôi với việc hoàn thiện hệ thống QTRRTD theo chuẩn quốc tế nói chung (từ khâu xây dựng chiến lược tín dụng, khẩu vị rủi ro tín dụng, chính sách tín dụng, bộ máy QTRRTD, các quy trình, quy định về QTRRTD, giám sát thực hiện và điều chỉnh sau giám sát), NHCT cần phải thiết lập:
(i) Bộ máy thực hiện nghiệp vụ stress testing: thực tế kỹ thuật thực hiện stress testing khá phức tạp, do đó cần phân công một bộ phận thuộc khối QTRRTD thường xuyên thực hiện kỹ thuật này nhằm đảm bảo chất lượng của các khảo sát cũng như các số liệu tính toán trong đánh giá mức độ rủi ro. Từ đó, khối quản trị rủi ro có thể cập nhật báo cáo Hội đồng quản trị, Ban điều hành các thông tin rủi ro kịp thời và giúp nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định tín dụng phù hợp;
(ii) Ban hành quy trình, quy định nghiệp vụ và kỹ thuật QTRRTD theo phương pháp stress testing; Xây dựng hệ thống phần mềm công nghệ tính toán và quản trị rủi ro theo phương pháp định lượng stress testing: NHCT cần đưa kỹ thuật stress testing trở thành quy định bắt buộc thực hiện trong công tác thẩm định, quyết định cho vay và kiểm soát rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay vốn. Các kỹ thuật này phải được thực hiện định kỳ gắn liền với việc đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm đưa ra mức độ rủi ro phù hợp với khách hàng.
(iii) Tổ chức đào tạo và tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật stress testing cho các cán bộ chuyên trách và cán bộ có liên quan: Do kỹ thuật stress testing khá phức tạp do đó cần thực hiện đào tạo và tập huấn chi tiết đối với các cán bộ nhằm hỗ trợ các cán bộ có thể sử dụng kỹ thuật này một cách thành thạo để phục vụ công tác quản lý rủi ro tín dụng của mình.
3.2.5. Tổ chức thực hiện công tác phân tích, nghiên cứu, dự báo về các cú sốc vĩ mô và vi mô tác động đến rủi ro tín dụng của NHCT làm cơ sở để áp dụng phương pháp kiểm tra sức chịu đựng.
Tổ chức bộ máy,đào tạo bố trí cán bộ và trang các công cụ cần thiết để nghiên cứu, dự báo chính xác về tình hình kinh tế vi mô, thị trường, khách hàng mức độ ảnh hưởng gây ra các cú sốc và thời gian ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Để thực hiện kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng trước rủi ro tín dụng, NHCT cần thực hiện phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô để xây dựng kịch bản cho sát với thực tế thị trường. Nếu công tác này được thực hiện tốt, mới có thể đưa ra các kịch bản sát với thực tế, có xác suất xảy ra cao và giúp các nhà quản trị điều hành đưa ra những biện pháp phòng ngừa chủ động, hiệu quả.
3.2.6. Xem xét điều chỉnh chiến lược tín dụng cho khách hàng lớn và tập trung tín dụng cho các khách hàng/ngành hàng hiện hành để phân tán rủi ro tín dụng tập trung tiềm ẩn.
Kết quả thực hiện stress testingvề tín dụng của NHCT ở chương 2 cho thấy: chiến lược tập trung tín dụng vào khách hàng lớn và nhóm khách hàng của NHCT trong những năm quatiềm ẩn rủi ro tín dụng cao.
Trước đây, các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân lớn khi có nguy cơ phá sản, tuy nhiên vì lợi ích quốc gia nên được nhà nước hỗ trợ không để phá sản, nhưng cũng làm cho NHCT khó khăn rất lớn. Hiện nay, tình hình nợ công cao, bội chi Ngân sách lớn, các cơ chế chính sách của Nhà nước xử lý đối với các Doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân lớn theo nguyên tắc thị trường. Nếu các doanh nghiệp lớn Nhà nước cũng như tư nhân phải phá sản thì rủi ro rất lớn cho ngân hàng khó mà chống đỡ được sẽ dẫn đến nguy cơ làm cho Ngân hàng bị phá sản theo. Vì vậy, NHCT cần xem xét điều chỉnh chiến lược cấp tín dụng cho khách hàng lớn và tập trung tín dụng vào các khách hàng lớn/các ngành hàng lớn để chủ động phòng tránh các cú sốc rủi ro gây nên. Đặc biệt cần thẩm định, điều tra, thống kê chính xác nhóm các công ty khác nhau/ngành nghề khác nhau nhưng thực chất là có cùng một chủ sở hữu, để có giải pháp xử lý kịp thời.
NHCT nên có chiến lược tăng tỷ trọng cho vay đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, phân khúc khách hàng bán lẻ nhằm phân tán rủi ro tín dụng. Cho vay đa dạng các ngành nghề kinh doanh hiện đang mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Từ đó, có thể phân tán rủi ro, tránh rủi ro tín dụng tập trung vào một số khách hàng lớn và một số ngành hàng nhất định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
NHCT nên thực hiện cân đối giữa tỷ lệ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng theo các tỷ lệ quy định của NHNN.
Theo kết quả thực hiện stress testing, việc biến động tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng cũng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, do đó NHCT cần cân đối tỷ lệ giữa cho vay bằng VND và cho vay ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng thời giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Cho vay ngoại tệ theo đúng quy định ngoại hối của NHNN cho vay đối với các khách hàng có nguồn thu ngoại tệ lớn cân đối được với khả năng trả nợ ngân hàng.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần đa dạng hóa danh mục cho vay bằng cách: chủ động xây dựng danh mục cho vay với cơ cấu danh mục, định hướng số dư tín dụng, tỷ lệ dư nợ cho từng danh mục cụ thể; cần có những biện pháp, cách thức điều chỉnh danh mục cho vay mang tính linh hoạt, phù hợp với tình hình thay đổi của thị trường, tuân thủ quy định của pháp luật và đảm bảo mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng.
Trong phân tích cơ cấu thu nhập của NHCT giai đoạn 2013-2017 cho thấy, thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của NHCT. Do đó, trường hợp xảy ra các rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cũng như nguồn vốn của NHCT. Trong giai đoạn phát triển sắp tới giai đoạn 2018-2020, NHCT nên điều chỉnh chiến lược tập trung phát triển mảng cung cấp dịch vụ như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ, nhằm tăng trưởng lợi nhuận đồng thời giảm bớt rủi ro trong hoạt động.
3.2.7. Chủ động xây dựng các phương án tăng vốn chủ sở hữu để đối phó với các cú sốc vĩ mô do khủng khoảng kinh tế, tài chính làm biến động các yếu tố như GDP, CPI, lãi suất VND, tỷ giá hối đoái gây nên nợ xấu đột ngột dẫn đến thâm hụt hết vốn chủ sở hữu.
Kết quả kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng khi xảy ra cú sốc vĩ mô ở chương 2 cho thấy: khi các yếu tố vĩ mô biến động sẽ ảnh hưởng rất nhạy cảm và trực tiếp làm tăng nợ xấu đột ngột, dẫn đến làmtăng rủi ro mất vốn chủ sở hữu vượt mức an toàn hoạt động ngân hàng. Ngày nay, các cú sốc vĩ mô trong nước và thị trường khu vực, quốc tế không thể lường trước được,nhất là trong điều kiện nền kinh tế và thị trường tài chính của Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới thì xác suất xảy ra các cú sốc vĩ mô ngày càng cao.Do đó NHCT cần phải chủ động xây dựng phương án bổ sung vốn chủ sở hữu để đối phó với các cú sốc vĩ mô nếu xảy ra.
Mặc dù NHCT đã thực hiện cổ phần hóa và giao dịch trên sàn chứng khoán, tuy nhiên trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của NHCT thì vốn của nhà nước chiếm tới 64,46% tổng vốn chủ sở hữu do dó việc tăng vốn chủ đối với NHCT không hề dễ dàng do cần phải đệ trình lên Bộ tài chính và Chính phủ cân đối bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng. Việc tăng vốn cần phải có kế hoạch và lộ trình cụ thể và phải được thực hiện chủ động thì mới có thể ứng phó được các cú sốc đối với hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo hệ số an toàn vốn theo quy chuẩn quốc tế khi hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, mở rộng.
Tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” đã đề ra mục tiêu: Tăng vốn điều lệ để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II, bảo đảm vai trò chi phối của Nhà nước trong các NHTM Nhà nước, trong đó Nhà nước nắm giữ mức tối thiểu 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã yêu cầu: đến năm 2020, các NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải đáp ứng đủ vốn theo chuẩn mực an toàn vốn của Basel II.
Theo đó NHCT đã xây dựng phương án tăng vốn cụ thể như sau: tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực tài chính như: Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng chỉ đạo của NHNN, tái cơ cấu danh mục tài sản có rủi ro theo hướng giảm tỷ trọng các tài sản có hệ số rủi ro cao; đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro; phát hành trái phiếu thứ cấp tăng vốn cấp 2 nhằm cải thiện tỷ lệ an toàn vốn.
Bên cạnh việc tăng vốn, NHCT cần quản trị tài chính hiệu quả, phân bổ nguồn lực tài chính bài bản, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh. NHCT cần áp dụng đồng loạt nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị chi phí bao gồm tăng cường vai trò quản lý và trách nhiệm của các đơn vị quản lý chi phí theo trục dọc; kế hoạch chi phí gắn kết trực tiếp và chặt chẽ với kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh; phân loại, phân nhóm chi phí để có biện pháp quản trị khoa học và phù hợp với hoạt động ngân hàng (chi phí cố định, chi phí biến đổi theo tăng trưởng và hiệu quả hoạt động kinh doanh) từ đó kiểm soát hiệu quả. Tinh giảm thủ tục, hồ sơ và tăng cường ứng dụng công nghệ, phát triển các hệ thống tự động hóa trong công tác quản trị tài chính nhằm tự động hóa tác nghiệp, giảm bớt thao tác thủ công, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu rủi ro.
NHCT cần chủ động triển khai các biện pháp để nâng cao năng lực tài chính hỗ trợ khả năng tăng trưởng kinh doanh, các biện pháp nâng cao năng lực tài chính, bao gồm cơ cấu lại danh mục tài sản có rủi ro, kiểm soát tốc độ tăng tài sản có rủi ro; phát hành trái phiếu thứ cấp để tăng vốn cấp 2; bán lại danh mục NHCT đầu tư trái phiếu thứ cấp; cơ cấu lại danh mục góp vốn, đầu tư dài hạn, thực hiện cơ cấu lại vốn tại một số công ty con, công ty trực thuộc, công ty góp vốn.
3.2.8. Thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng an toàn hiệu quả,mở rộng tín dụng phải đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, bảo đảm hệ số an toàn vốn tối thiểu.
Để đảm bảo an toàn tài chính của NHCTvà thực hiện theo các chuẩn mực quốc tế như Basel II/III về QTRRTD, NHCTcần có kế hoạch chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng an toàn,hiệu quả, nâng cao chất lượng tài sản,đi đôi với tăng nguồn vốn chủ sở hữu bền vững.
Áp dụng các kết quả kiểm tra sức chịu đựng với những kịch bản gây sốc khác nhau, NHCT thực hiện đưa ra các chiến lược tăng trưởng tín dụng cho phù hợp cho từng giai đoạn (về ngành nghề kinh doanh, phân khúc khách hàng, kỳ hạn cho vay, loại tiền cho vay). Các chính sách này cần điều chỉnh linh hoạt căn cứ trên diễn biến của thị trường, thực hiện tăng trưởng tín dụng gắn liền với kiểm soát trong việc cấp tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro trong việc cấp tín dụng.
Bên cạnh đó, NHCT cũng cần đẩy mạng công tác huy động vốn và các mảng hoạt động khác nhằm đảm bảo thanh khoản trong hoạt động cho vay và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
3.2.9. Căn cứ kết quả thực hiện kiểm tra stress testing nhằm đánh giá rủi ro tín dụng của từng đơn vị kinh doanh để đưa ra hỗ trợ việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hiệu quả, đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
Ngân hàng có thể sử dụng đo lường rủi ro tín dụng dựa trên những kiểm tra stress testing để xác định rủi ro tín dụng của từng cán bộ tín dụng/ từng chi nhánh, đơn vị kinh doanh cụ thể, là cơ sở để ngân hàng đánh giá và phân loại cán bộ tín dụng/từng chi nhánh theo mức lợi nhuận đã điều chỉnh rủi ro, đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong quản trị kinh doanh. Mặt khác, căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cán bộ/ từng chi nhánh với danh mục tín dụng hiện có để có mức chỉ tiêu tăng trưởng và danh mục tăng trưởng cho phù hợp, giảm thiểu rủi ro.
3.2.10. Căn cứ kết quả thực hiện kiểm tra stress testing để thực hiện phân loại khách hàng và đưa ra các quyết định tín dụng phù hợp.
Căn cứ kết quả thực hiện kiểm tra stress testing cụ thể đối với từng khách hàng hoặc nhóm khách hàng là cơ sở để đánh giá các khoản tín dụng tương ứng với mức độ rủi ro của chúng. Khi mức độ rủi ro đã được lượng hóa, ngân hàng có cơ sở để đưa ra quyết định cấp tín dụng hay không và xác định lãi suất cho vay phù hợp với quan hệ “rủi ro/lợi nhuận” thông qua cơ chế tính giá bù đắp rủi ro. Do đó, ngân hàng sẽ đủ bù đắp được đầy đủ rủi ro tín dụng mà vẫn thu được lợi nhuận dự tính. Hơn nữa, căn cứ vào khẩu vị rủi ro tín dụng, ngân hàng tiến hành sàng lọc, lựa chọn khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả của danh mục tín dụng.
Căn cứ kết quả thực hiện kiểm tra stress testing, góp phần hỗ trợ ngân hàng quản lý danh mục tín dụng theo phương pháp chủ động, nhằm tái cầu trúc danh mục theo định hướng giảm rủi ro tập trung và phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Đưa ra các quyết định tín dụng có thực hiện cấp tín dụng đối với một nhóm khách hàng hay không, hoặc thực hiện chia sẻ rủi ro cùng với các ngân hàng khác thực hiện đồng tài trợ. Hoặc thực hiện cấp tín dụng cho nhóm khách hàng tuy nhiên với tỷ lệ tối đa chiếm bao nhiêu phần trăm vốn tự có. Từ đó chủ động được mức độ rủi ro mà ngân hàng chấp nhận và đảm bảo mức an toàn vốn cho ngân hàng.
Căn cứ kết quả thực hiện kiểm tra stress testing giúp ngân hàng có thể tính toán và trích lập mức dự phòng rủi ro tín dụng phù hợp nhất với mức độ rủi ro của khoản vay, từ đó xác định mức dự phòng cho toàn bộ danh mục tín dụng. Giúp ngân hàng tập trung giám sát, xử lý tín dụng có rủi ro cao và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay nhằm chủ động với mức rủi ro tín dụng của khách hàng/danh mục tín dụng để đưa ra các quyết định cho phù hợp.
3.2.11. Căn cứ kết quả thực hiện kiểm tra stress testing Ngân hàng đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Căn cứ trên kết quả thực hiện kiểm tra stress testing, Ngân hàng tính toán được mức độ rủi ro đối với khách hàng/khoản tín dụng/danh mục tín dụng, từ đó chủ động kịp thời đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng như sau:
(i) Chủ động tư vấn cho khách hàng: trong trường hợp ngành hành kinh doanh của khách hàng đang có triển vọng tốt, tuy gặp khó khăn trong trả nợ trước mắt nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh của khách hàng vẫn trong tầm kiểm soát, đặc biệt khách hàng có thiện trí trả nợ cao, thì ngân hàng có thể đưa ra những biện pháp mang tính chất tư vấn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng và tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng;
(ii) Yêu cầu cắt giảm hoạt động sản xuất kinh doanh: căn cứ trên mức độ rủi ro tín dụng được tính toán là khá cao, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng cắt giảm hoạt động kinh doanh, đặc biệt là cắt giảm những kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh chưa cần thiết trong khi đang thiếu vốn và hoạt động không hiệu quả, rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao. Yêu cầu khách hàng tăng cường thu hồi các khoản phải thu, rút ngắn kỳ thu nợ để tạo ra dòng tiền trả nợ. Thực hiện giảm thiểu hàng tồn kho, tăng vòng quay hàng tồn kho ở mọi khâu sản xuất, đặc biệt là khâu bán hàng để tăng doanh số bán hàng. Chủ động yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm cho khoản tín dụng theo đúng quy định.
(iii) Chủ động sử dụng nghiệp vụ phái sinh tín dụng (hoán đổi tín dụng) để phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Nghiệp vụ hoán đổi tín dụng (Credit Default Swap – CDS) là một hoán đổi những rủi ro tín dụng của một sản phẩm có thu nhập cố định giữa các bên. Đó là một thỏa thuận giữa người mua sự bảo vệ và người bán sự bảo vệ, theo đó người mua định kỳ sẽ thanh toán cho người bán một khoản phí để nhận được sự bảo hiểm cho một khoản vay.
Các điều kiện để có thể thực hiện CDS là:
+ Căn cứ trên kết quả thực hiện kiểm tra stress testing, từ đó xác định chính xác các khách hàng tiềm ẩn rủi ro. Đây là cơ sở để thực hiện quản lý rủi ro tín dụng và thực hiện “bán” những khoản vay nhằm cơ cấu lại danh mục cho vay của ngân hàng;
+ Ngân hàng cần lập ra bộ phận chuyên môn thực hiện nghiệp vụ CDS. Bộ phận này không chỉ thực hiện việc “bán” các khoản vay mà còn có thể thực hiện “mua” các khoản vay mà ngân hàng đánh giá có mức độ rủi ro phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Trên thực tế, với tư cách là người mua trong hợp đồng hoán đổi tín dụng, ngân hàng có thể coi như một nhà đầu tư vào khách hàng vay của ngân hàng đối phương. Điều này giúp ngân hàng đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Thị trường phái sinh của Việt Nam còn chưa phát triển, các sản phẩm phái sinh còn đơn giản. Thời gian qua, NHNN đã chấp nhận cho một số tổ chức tín dụng nước ngoài cung cấp sản phẩm này. Với sự tham gia của các tổ chức tín dụng nước ngoài lần này, hy vọng thị trường phái sinh Việt Nam sẽ phát triển, tạo ra công cụ mới để NHCT có thể phòng tránh rủi ro trong hoạt động của mình.
(iv) Bảo hiểm tín dụng
Bảo hiểm tín dụng là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro. Căn cứ trên kết quả thực hiện kiểm tra stress testing, NHCT thực hiện bảo hiểm tín dụng nhằm hạn chế bù đắp rủi ro dưới các hình thức sau:
+ Khuyến khích khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm tín dụng và mua bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh, coi các khách hàng đã mua bảo hiểm là khách hàng được ưu tiên hơn khách hàng không mua bảo hiểm.
+ Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tài sản bảo đảm tiền vay, coi đó như điều kiện để cho vay;
+ Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng thực hiện mua bảo hiểm từ các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp, uy tín và đảm bảo sẽ được bồi thường thiệt hại khi gặp rủi ro mất vốn tín dụng.
(v) Căn cứ trên kết quả thực hiện kiểm tra stress testing, Ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro hoặc yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm đối với những khoản cấp tín dụng có mức độ rủi ro và mức độ phản ứng cao với các cú sốc nhằm giảm thiểu rủi ro trong việc cấp tín dụng. Đồng thời, cần có những biện pháp rút giảm dần dư nợ đối với những khoản tín dụng hoặc nhóm khách hàng hoặc ngành hàng này.
3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
3.3.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan
- Minh bạch hoá và cập nhật hoá các thông tin của các doanh nhiệp chưa phải là doanh nghiệp đại chúng và chưa niêm yết trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng: Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc cung cấp thông tin và số liệu về tài chính, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa phải là đại chúng còn rất hạn chế. Vì vậy rất khó khăn trong việc tiếp cận thông tin để áp dụng phương pháp định lượng ST trong quản trị rủi ro tín dụng. Chính phủ cần bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan để chuẩn hoá việc công bố thông tin của các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế mà có quan hệ tín dụng.
-Thúc đẩy phát triển nhanh chóng thị trường phái sinh và đa dạng hoá sản phẩm phái sinh nhằm cung cấp các công cụ hỗ trợ cho các NHTM trong quản trị rủi ro tín dụng: Sản phẩm phái sinh là các công cụ tài chính để hoán đổi rủi ro. Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành liên quan thúc đẩy phát triển nhanh chóng thị trường phái sinh và đa dạng hoá các sản phẩm phái sinh để cung cấp cho các doanh nghiệp, NHTM thêm các công cụ để hoán đổi rủi ro;giúp các NHTM QTRRTD tốt hơn.Đặc biệt là giúp các NHTM đưa ra các giải pháp chủ động xử lý rủi ro bằng các sản phẩm phái sinh, sau khi kết quả kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng đã chỉ ra mức độ rủi ro dự báo.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- NHNN cần ban hành các văn bản yêu cầu bắt buộc các NHTM phải triển khai Stress testing theo lộ trình cụ thể,trong đó ưu tiên phải thực hiện đầu tiên là stress testing tín dụng. Hiện nay, chưa có các văn bản của NHNN xác định yêu cầu, lộ trình, cách thức áp dụng công tác kiểm tra sức chịu đựng trong QTRRTD nói riêng và quản trị rủi ro nói chung tại các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể đánh giá, kiểm soát và giao các mức tăng trưởng tín dụng cho từng NHTM một cách phù hợp đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động Ngân hàng và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, NHNN cần ban hành các văn bản yêu cầu các NHTM phải thực hiện triển khai Stress testing trong hoạt động quản trị rủi ro của mình (Bottom-up), từ đó đưa ra định hướng phát triển hoạt động kinh doanh một cách an toàn, bền vững, hiệu quả. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần triển khai thực hiện đánh giá stress testing đối với từng NHTM (Top-down) để có chế tài quản lý hoạt động cụ thể đối với từng ngân hàng và khống chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đối với từng ngân hàng cho phù hợp. Đồng thời, NHNN cũng cần tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của các NHTM nhằm phát hiện ra các lỗ hổng trong QTRRTD và đánh giá mức độ chịu đựng cũng như mức an toàn trong hoạt động của NHTM từ đó đưa ra các văn bản quy định phù hợp và đảm bảo kiểm soát rủi ro trong hoạt động Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
- NHNN cũng cần chú trọng điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt để ổn định tiền tệ, tỷ giá, lãi suất để ổn định kinh tế vĩ mô, giảm các cú sốc vĩ mô gây nên rủi ro tín dụng lớn cho các NHTM.Cụ thể:
+ Duy trì việc tự do hóa công cụ lãi suất để NHNN thực sự là người cho vay cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng. Quy định sàn lãi suất và trần lãi suất một các phù hợp, linh hoạt để có thể tác động và kiểm soát việc huy động vốn và cho vay của các NHTM trên thị trường. Đồng thời, NHTM cũng chủ động phát triển hoạt động kinh doanh của mình bám sát định hướng của NHNN.
+ Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc một cách chủ động và linh hoạt theo diễn biến thị trường nhằm kiểm soát tiền tệ; mặt khác tạo điều kiện cho các NHTM sử dụng vốn khả dụng linh hoạt và hiệu quả.
+ Đẩy mạnh việc đổi mới điều hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở xem thị trường mở là công cụ được sử dụng rộng rãi nhằm duy trì lãi suất liên ngân hàng; đa dạng hóa hàng hóa giao dịch trên thị trường mở nhằm đáp ứng thanh khoản cho các NHTM. Tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường mua bán lại giấy tờ có giá giữa các NHTM với nhau và giữa các NHTM với khách hàng.
+ Tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt theo quan hệ cung cầu trên thị trường, trong mối quan hệ phối hợp với lãi suất, có sự kiểm soát của Nhà nước nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mô: kiểm soát được lạm phát; kích thích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu; khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; không ảnh hưởng lớn đến việc doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ; tạo điều kiện quản lý và thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng; giảm thiểu rủi ro về tỷ giá trong hoạt động của các NHTM.
Kết luận chương 3
Dựa trên nền tảng các cơ sở lý luận về QTRRTD và các phương pháp luận về kiểm tra sức chịu đựng các cú sốc gây ra rủi ro tín dụng trong chương 1 và kết quả phân tích đánh giá thực trạng hệ thống QTRRTD, cùng với kết quả kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng của NHCT trong chương 2, nội dung chương 3 của Luận án đã đưa ra được một hệ thống các giải pháp, kiến nghị để triển khai thực hiện phương pháp kiểm tra sức chịu đựng trong QTRRTD củaNHCT trong giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn 2030. Theo đó, tác giả nhấn mạnh việc xây dựng chiến lược và phát triển hệ thống quản trị rủi ro trên nền tảng stress testing là một phần không thể tách rời của chiến lược quản trị rủi ro chung; hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro hiện hành; các giải pháp về xây dựng hệ thống quản trị rủi ro dựa trên nền tảng stress testing trong hệ thống quản trị rủi ro hiện hành; tạo lập các cơ sở dữ liệu đầu vào; phát triển công tác nghiên cứu dự báo các biến số kinh tế vĩ mô và vi mô gây ra cú sốc; xem xét điều chỉnh chiến lược cấp tín dụng cho các khách hàng lớn/nhóm khách hàng/ngành hàng; các kiến nghị đối với NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước về việc thể chế hoá các văn bản pháp luật có liên quan đến QTRRTD của các NHTM và phát triển các thị trường phái sinh, đa dạng hoá các công cụ tài chính phái sinh để hoán đổi rủi ro tín dụng sau khi nhận biết qua các kết quả stress testing tín dụng.
PHẦN KẾT LUẬN
QTRRTD dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (stress testing) là phương pháp quản trị đã khá phổ biến trong hoạt động của các NHTM trên thế giới. Trong môi trường kinh doanh định hướng theo kinh tế thị trường hiện nay thì việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM là cấp thiết. Việc QTRRTD dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (stress testing) giúp ngân hàng có thể hạn chế và tránh được những rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, căn cứ trên kết quả của việc đánh giá sức chịu đựng của mình, ngân hàng có thể chủ động đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp để giảm thiểu hoặc tránh những cú sốc từ nền kinh tế, từ nội tại hoạt động cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.
Quá trình nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing) tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” tác giả đã làm rõ được các nội dung: (i) Xác địnhquản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là hoạt động quản trị cốt lõi, đảm bảo cho sự phát triển hiệu quả, an toàn và bền vững đối với hoạt động của mọi NHTM; (ii) Xác định các yếu tố có thể gây ra rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM, từ đó đo lường lượng hóa các tổn thất có thể xảy ra khi các yếu tố này thay đổi xấu hoặc rất xấu, đánh giá các yếu tố này ảnh hưởng đến tài sản và vốn của NHTM; (iii) Đánh giá sức chịu đựng của NHCT trước những tổn thất khi xảy ra các cú sốc bất lợi, từ đó hoạch định các chính sách quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ.
Kết quả kiểm tra sức chịu đựng sẽ có ý nghĩa lớn hơn đối với NHCT khi kết quả này được xem xét, vận dụng trong quá trình QTRRTD, từ khâu xây dựng chiến lược tín dụng, khẩu vị rủi ro tín dụng, chính sách tín dụng, hoàn thiện bộ máy QTRRTD và các quy trình, quy định về QTRRTD, giám sát thực hiện và điều chỉnh sau giám sát. Điều này có nghĩa là kỹ thuật kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng cần được xem như một bộ phận không tách rời của hệ thống QTRRTD tại NHCT.
Trong quá trình nghiên cứu Luận án không tránh khỏi những thiếu xót cần hoàn thiện. Bản thân tác giả rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các quý Thầy/Cô để Luận án được hoàn thiện hơn nữa.
Tác giả Luận án xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả Luận án
Nguyễn Quốc Giang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Anh:
A Guide to IMF Stress TestingMethods and Models (2014), edited by Li Lian Ong, International Monetary Fund.
Aaron, M., Armstrong, J., & Zelmer, M. (2012). An Overview of Risk Management at Canadian Banks. Bank of Canada.
Anthony Saunders & Linda Allen (2002) Credit Risk measurement: New Approaches to Value at Risk and Other Paradigms, Second Edition, John Wiley & Sons, Inc.
Basel Committee on Banking Supervision . (09/2000). Principal for the Management of Credit Risk. Basel.
Burrows, O., Learmonth, D., & McKeown, J. (09/2012). RAMSI: a top-down stress-testing model. Bank of England; Financial Stability Paper No. 17.
Cihak, M. (2004a): Stress Testing: A Review of Key Concepts. CNB, Internal Research Policy Note, no. 2/2004.
Cihak, M. (2004b): Designing Stress Tests for the Czech Banking System. CNB, Internal Re- search Policy Note, no. 3/2004.
Cihak, M. (2005) "Stress Testing of Banking Systems (in English)," Czech Journal of Economics and Finance (Finance a uver), Charles University Prague, Faculty of Social Sciences, vol. 55(9-10), pages 418-440, September.
Cihak, M. 2007. “Introduction to Applied Stress Testing.” IMF Working Paper No. 59.
Dent, K., Westwood, B., & Segoviano, M. (2016). Stress testing of banks: an introduction. Bank of England .
Dionne, G. (2013). Risk Management: History, Definition and Critique. Canada: Cirrelt.
Foglia, A. (2009). Stress Testing Credit Risk: A Survey of Authorities’ Approaches (Vol. 5). International Journal of Central Banking.
Gestel, T. V., & Baesens, B. (2009). Credit Risk Management - Basic Concepts: financial risk components, rating analysis, models, economic and regulatory capital. Oxford university press.
Greuning, H. v., & Bratanovic, S. B. (2009). Analyzing Banking Risk: A Framework for Assessing Corporate Governance and Risk Management, 3rd Edition. Washington, D.C. : The International Bank for Reconstruction and Development/THE WORLD BANK.
Hirtle, B., & Lehnert, A. (2014). Supervisory Stress Tests. Federal Reserve Bank of New York Staff Reports, no. 696.
Hull, J. C. (2012). Risk management in Financial Institutions, 3rd edition. New Jersey: John Wiley & Sons, Inc.
INTERNATIONAL MONETARY FUND. (2012). Macrofinancial Stress Testing—Principles and Practices1. The Monetary and Capital Markets Department. INTERNATIONAL MONETARY FUND.
Office of Superintendent of Financial Institutions Canada. (2009). Stress Testing - Sound Business and Financial Practices (No: E-18).
Richard, E., Chijoriga, M., Kaijage, E., Peterson, C., & Hakan Bohman. Credit risk management system of a commercial bank in Tanzania. International Journal of Emerging Markets, 3 (3), 323 - 332.
Roger M. Stein, 2012, The role of stress testing in credit riskmanagement).
Saunders, A., & Cornett, M. M. (2007). Financial Institutions Management A Risk Management Approach, 6th edition. Boston: Mcgraw-Hill Irwin.
Supervision, B. C. (2005). An Explanatory Note on the Basel II IRB Risk Weight Functions. BankforInternationalSettlements.
Tài liệu tham khảo tiếng Việt:
23. Cẩm nang trong quản trị kinh doanh ngân hàng. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến – PGS.TS.Nguyễn Mạnh Hùng.
24. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Phương pháp luận đánh giá sức chịu đựng của tổ chức tín dụng trước các cú sốc trên thị trường tài chính (Stress testing) của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng nhà nước (2012)
25. Giáo trình Ngân hàng thương mại, PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, NXB Lao Động.
26. Giáo trình Ngân hàng thương mại, PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2013) Trường đại học kinh tế quốc dân, viện Ngân hàng – Tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
27. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều (2012), Đại học Mở TP Hồ Chí Minh & chương trình Giảng dạy kinh tế Fullbright, NXB Lao Động.
28. https://text.123doc.org/document/3934970-chuyen-de-nghien-cuu-sinh-ly-thuyet-ve-kiem-tra-suc-chiu-dung-stress-testing.htm
29. https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet? . Xây dựng mô hình thử sức chịu đựng rủi ro tín dụng – từ lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu: Vũ Thị Kim Oanh, Vũ Hải Yến, Nguyễn Thị Thu Trang, Bùi Huy Trung.
30. https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet? . Kiểm định sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Ngọc Thạch và ThS. Lê Hoàng Anh.
31.https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/hdk/hdkhcn/htnc/htnc_chitiet? Vai trò của Ngân hàng nhà nước trong ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. ThS. Nguyễn Hữu Nghĩa.
32. https://www.uef.edu.vn/newsimg/tap-chi-uef/2014-01-02-14/4.pdf. Kiểm định rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam. Tác giả: Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm. Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
33. Luận án tiến sĩ “Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Dương Ngọc Hào (2015).
34. Luận án tiến sĩ “Quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2 tại Agribank”, Trần Thị Việt Thạch (2016).
35. Luận án tiến sĩ “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam”, Nguyễn Đức Tú (2012).
36. Báo cáo tài chính các năm 2014,2015,2016,2017,2018 (bao gồm các báo cáo tài chính hàng quý) của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
37. Các trang web Ngân hàng Nhà nước (www.sbv.gov.vn), Tạp chí điện tử tài chính (tapchitaichinh.vn)
38. Giá trình kinh tế lượng, chủ biên: GS.TS Nguyễn Quang Đông, Nhà xuất bản: Đại học kinh tế quốc dân.
PHỤ LỤC 1
Bảng thông số trong mô hình hồi quy
Tiếng Anh
Tiếng Việt (mô tả)
Vector Autoregression Estimates
Mô hình vector tự hồi quy VAR
Sample (adjusted): 3 36
Mẫu sau điều chỉnh: Từ 3 đến 36
Included observations: 34 after adjustments
Số quan sát được sử dụng: 34 sau điều chỉnh.
Standard errors in ( )
Độ lệch chuẩn của sai số hồi quy
t-statistics in [ ]
Thống kê T. Được sử dụng trong kiểm định giả thiết để xác định mức ý nghĩa thống kê của các tham số trong mô hình và được tính bằng tỷ số giữa giá trị tham số ước tính và sai số chuẩn của nó.
R-squared
Hệ số xác định (bội): R2
Ví dụ: R2 = 0,987 tức là mô hình (hay các biến độc lập) giải thích được 98,7% cho sự thay đổi của biến phụ thuộc.
Adj. R-squared
Hệ số xác định điều chỉnh
Sum sq. resids
Tổng bình phương phần dư. RSS
S.E. equation
Ước lượng phương sai của yếu tố ngẫu nhiên
F-statistic
Thống kê F, kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy
Prob (F-statistic) (giá trị trong ngoặc)
Mức xác suất (P-value)-sai số chuẩn của cặp giả thuyết kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy:
H0: R2 = 0 (Hàm hồi quy không phù hợp)
H1: R2 ≠ 0 (Hàm hồi quy phù hợp)
Chú ý:
+Prob ≥ 0,05 → Chấp nhận H0 (Không đủ cơ sở để bác bỏ H0)
+ Prob ≤ 0,05 → Chấp nhận H1 (Bác bỏ H0)
Log likelihood
Logarit của hàm likelihood
Akaike AIC (Akaike information criterion)
Chỉ số dùng để nhận xét về độ thích hợp của mô hình hồi quy tương tự như R2 nhưng lại theo hướng AIC càng nhỏ càng tốt.
Schwarz SC
Được sử dụng tương tự như AIC
Mean dependent
Giá trị trung bình của biến phụ thuộc
S.D. dependent
Độ lệch chuẩn của biến phụ thuộc
Determinant resid covariance (dof adj.)
Hiệp phương sai
Conefficient
Hệ số hồi quy