Luận án Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Trước hết nói về sự phục hồi và tăng trưởng về tín đồ cùng chức sắc các tôn giáo ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay. Năm 1985, số tín đồ là 14 triệu, số chức sắc là 35 ngàn; năm 1990, số lượng tín đồ là 15 triệu, số chức sắc là 38 ngàn; năm 2000, số lượng tín đồ là 20 triệu, số lượng chức sắc là 55 ngàn; năm 2005, số lượng tín đồ các tôn giáo là 22 triệu tín đồ, số lượng chức sắc là 70 ngàn; năm 2010 số lượng tín đồ là 23 triệu, số lượng chức sắc là 80 ngàn; năm 2014, số lượng tín đồ là 24 triệu, số lượng chức sắc là 87 ngàn. Như vậy, số lượng tín đồ các tôn giáo tăng nhanh vào những năm từ 1990 đến khoảng 2005, sau đó đến nay số tín đồ tân tòng các tôn giáo không nhiều mà chủ yếu tăng theo cơ học [12]

pdf167 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tu tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam, hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo không thuộc hệ thống quốc dân, vấn đề tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo, chưa được quy định, ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân tôn giáo trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như quy định tại điều 24 của Hiến pháp năm 2013. Về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo chưa được quy định cụ thể trong Pháp lệnh, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này và hoạt động của tổ chức, cá nhân tôn giáo. Những hạn chế, bất cập nêu trên đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xây dựng một văn bản có giá trị pháp lý cao hơn thay thế Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, đó là xây dựng Luật tín ngưỡng, tôn giáo; đây là một chủ trương đúng đắn, cần thiết trong việc hoàn thiện pháp luật về tôn giáo; qua nghiên cứu và thực tiễn, tôi đề xuất khi xây dựng Luật về tín ngưỡng, tôn giáo phải đáp ứng những điều cơ bản sau: + Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; quyền theo, thay đổi hoặc từ chối theo một tôn giáo. + Quy định về các nội dung liên quan đến hoạt động tín ngưỡng bao gồm hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng; người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; đăng ký hoạt động tín ngưỡng hàng năm; hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng; tổ chức lễ hội tín ngưỡng. Đây là quy định nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của người dân, bước đầu hướng dẫn cho cơ 137 sở tín ngưỡng được bầu, cử người đại diện, ban quản lý, đăng ký hoạt động tín ngưỡng hàng năm để quản lý, duy trì hoạt động của cơ sở. + Quy định cụ thể về điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo; đăng ký hoạt động tôn giáo, thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, hoạt động của tổ chức sau khi được cấp đăng ký và thu hồi đăng ký nếu tổ chức vi phạm các quy định, nhất là đối với các tôn giáo mới cần phải đăng ký hoạt động tôn giáo. + Quy định về thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo; điều kiện, thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc; điều kiện, thẩm quyền chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, thông báo hoạt động của cơ sở đào tạo, tuyển sinh của cơ sở đào tạo, người nước ngoài theo học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam. + Bảo đảm các hoạt động tôn giáo của các tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra bình thường trên cơ sở vừa quan tâm giải quyết một cách hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, vừa hướng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. + Bổ sung các quy định về quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ. Khẳng định nguyên tắc quyền được thực hiện các hoạt động quốc tế liên quan đến tôn giáo, quyền được mời tổ chức, cá nhân là người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động tôn giáo, hoạt động quốc tế liên quan đến tôn giáo, quyền được tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài, quyền tham gia các tổ chức tôn giáo quốc tế. + Quy định về việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam; theo đó, xác định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mọi cá nhân, người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm. Các quyền này bao gồm quyền sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại cơ sở tôn giáo hoặc các địa điểm hợp pháp khác; vào tu tại cơ sở tôn giáo; giảng 138 đạo của chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam hoặc các địa điểm hợp pháp khác; theo học tại cơ sở đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. + Bảo đảm sự hài hòa giữa đời sống tôn giáo với đời sống xã hội; giữa tôn giáo với nhà nước; giữa tôn giáo này với tôn giáo khác; giữa tôn giáo với tín ngưỡng dân gian; giữa các quy định của pháp luật với các quy định của giáo lý, giáo luật của các tôn giáo và thông lệ, tập quán quốc tế. Khuyến khích các tôn giáo đồng hành cùng dân tộc, hoạt động tôn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, tham gia phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích chung của đất nước. + Quy định về nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo; về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôn giáo; xử lý vi phạm pháp luật về tôn giáo. Đây chính là các quy định về trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. + Quy định cụ thể các chính sách về tôn giáo thể hiện chủ trương Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện bảo đảm cho các hoạt động tôn giáo vì lợi ích công cộng, lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia; bảo hộ tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo, cơ sở tôn giáo và các cơ sở khác của tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động; bảo đảm hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong và ngoài nước tìm cách lợi dụng tôn giáo chống lại Tổ quốc, dân tộc và cách mạng. + Về đối tượng điều chỉnh: đối tượng điều chỉnh của Luật về tín ngưỡng tôn giáo gồm các đối tượng sau: Công dân Việt Nam là tín đồ các tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tín đồ các tôn giáo là người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Các tổ chức tôn giáo đã được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, các tổ chức đã được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo và các tổ chức chưa được công nhận để hoạt động. Các tổ chức 139 tôn giáo nước ngoài có quan hệ với tổ chức tôn giáo Việt Nam theo quy định của tổ chức tôn giáo hoặc lịch sử truyền đạo ở Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ (NGO) của các tôn giáo hoặc của các tổ chức quốc tế liên quan đến tôn giáo trong quá trình hoạt động tại Việt Nam. + Về phạm vi điều chỉnh: phạm vi điều chỉnh của Luật tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta vừa nhằm giải quyết hài hòa những vấn đề do lịch sử để lại với những vấn đề đã, đang và sẽ đặt ra, vừa phải toàn diện, điều chỉnh được tất cả những vấn đề tôn giáo có liên quan đến Nhà nước, xã hội; theo đó, Luật về tín ngưỡng, tôn giáo cần lựa chọn phạm vi điều chỉnh chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Tôn giáo với nhà nước: đây là mối quan hệ đặc biệt quan trọng, trong mối quan hệ này các quy phạm pháp luật phải đảm bảo nhà nước là người đặt ra các quy phạm buộc mọi tổ chức, cá nhân tôn giáo phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, chịu sự quản lý của nhà nước, đồng thời nhà nước có trách nhiệm bảo hộ cho các tôn giáo hoạt động trên thực tế, không can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Tôn giáo với dân tộc: các quy định của Luật phải đảm bảo các tôn giáo đồng hành cùng dân tộc; không làm phương hại đến lợi ích của dân tộc, phải đặt lợi ích của dân tộc, của tổ quốc lên trên hết, bảo vệ lợi ích dân tộc và chủ quyền quốc gia. Giữa tôn giáo này với tôn giáo khác: các quy định của Luật phải đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật giữa các tôn giáo. Các tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau, đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất, chống mâu thuẫn, xung đột tôn giáo, duy trì bản sắc của từng tôn giáo trong văn hóa Việt Nam. Tôn giáo với xã hội: các quy định của Luật phải đảm bảo quyền của các tôn giáo tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng, bảo vệ tổ quốc, bên cạnh đó nhà nước tạo điều kiện để các tôn giáo thích nghi với xã hội hiện đại trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo 140 Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo phải được phát huy trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong quản lý xã hội. + Phương pháp điều chỉnh của Luật về tín ngưỡng, tôn giáo: là một lĩnh vực chính trị nhạy cảm, vì vậy phương pháp điều chỉnh của Luật bên cạnh phương pháp mệnh lệnh, còn có cả phương pháp mềm dẻo giáo dục, thuyết phục. Các quy định của Luật phải xác định rõ cách thức tác động, xác định rõ những hoạt động tôn giáo được nhà nước khuyến khích và những hoạt động bị ngăn cấm; những hoạt động phải đăng ký; những hoạt động được phép; Trong dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo trình Quốc hội tới đây đã có những điều chỉnh thể hiện tinh thần đổi mới theo đúng quy định của Hiến pháp, các công ước quốc tế Việt Nam đã tham gia ký kết và cũng giải quyết tốt hơn nhu cầu của người dân đối với tín ngưỡng tôn giáo. Điểm đầu tiên phải nói rằng dự thảo Luật đã mở rộng phạm vi chủ thể của quyền tín ngưỡng tôn giáo. Trước đây chúng ta quy định là công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo thì nay quy định là mọi người để khẳng định đây là quyền con người chứ không phải là quyền công dân như trước. Điểm thứ hai là trước đây, việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo được coi là điều kiện để xem xét công nhận tổ chức tôn giáo nhưng nay việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo chỉ để coi là nhu cầu của người dân, không được coi là điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo nên toàn bộ tiến trình để công nhận tổ chức tôn giáo từ 23 năm nay giảm xuống chỉ còn 10 năm. Điểm thứ ba là điều chỉnh lại thẩm quyền về việc chấp thuận các hoạt động lớn của các tôn giáo như vấn đề mở trường, phong chức, phong phẩm, tổ chức hội nghị, đại hội của các tôn giáo, thẩm quyền đó được điều chỉnh cho phù hợp để làm sao giải quyết nhanh gọn theo đúng tinh thần cải cách hành chính. Điểm thứ tư là bổ sung một số quy định liên quan tới sinh hoạt tôn giáo cho người nước ngoài. Đây là điểm hoàn toàn mới. Người nước ngoài có thể 141 được phép tổ chức sinh hoạt tôn giáo riêng và được mời các tổ chức, cá nhân tôn giáo từ nước ngoài vào để thực hiện các sinh hoạt tôn giáo, được tham gia các khóa đào tạo, các lớp bồi dưỡng cũng như các trường đào tạo ở Việt Nam, được phong chức, phong phẩm nếu họ có phục vụ các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. Như vậy, đối với người nước ngoài, các sinh hoạt và việc tổ chức hoạt động tôn giáo của họ cũng gần như các công dân Việt Nam. Dự thảo Luật cũng bổ sung các hoạt động xã hội của các tổ chức tôn giáo, phát huy vai trò của các tôn giáo, đặc biệt trên các lĩnh vực hoạt động xã hội. Với quy định này, các hoạt động xã hội sẽ được mở rộng theo quy định của pháp luật có liên quan để các tổ chức tôn giáo có thể tham gia một cách tích cực, đặc biệt là các hoạt động y tế, nhân đạo từ thiện được khuyến khích thực hiện. Trong dự thảo Luật, có chương liên quan đến thanh tra, kiểm tra. Đây là hoạt động lâu nay các tổ chức tôn giáo cũng như là chính quyền địa phương rất mong muốn có cơ quan thanh tra, kiểm tra về quá trình thực hiện chính sách tôn giáo. Một điểm cũng đáng chú ý, đó là dự thảo Luật đã có quy định về việc liên quan đến tạm đình chỉ, đình chỉ và thu hồi các quyết định thành lập liên quan đến các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc cũng như các cơ sở đào tạo mà trước đây chúng ta chưa có quy định này. Những cá nhân, tổ chức liên quan tới vi phạm các quy định pháp luật, các điều cấm thì có thể tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi quyết định để các tổ chức tôn giáo hoạt động tốt hơn. 4.2.2.3. Thực hiện cụ thể chính sách, pháp luật liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo - Về tổ chức tôn giáo + Tiếp tục công nhận các tổ chức tôn giáo có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. 142 + Đổi mới chính sách về tổ chức tôn giáo như: đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo; hoạt động của Hội đoàn dòng tu và các hình thức tu hành tập thể khác; thành lập trường đào tạo, bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo; thành lập, chia tách; sáp nhập và hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc; sinh hoạt tôn giáo ở ngoài cơ sở thờ tự. + Chấp thuận cho các tổ chức tôn giáo được hoạt động trên lĩnh vực y tế và giáo dục và Chấp thuận cho các tổ chức tôn giáo đã được nhà nước công nhận xuất bản các tạp chí để phản ánh các hoạt động tôn giáo và xã hội. - Về chính sách đất đai tín ngưỡng, tôn giáo + Giữ nguyên hiện trạng đối với những cơ sở tôn giáo đã có, chỉ được xây dựng thêm, mở rộng khi có nhu cầu cần thiết, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép; nghiêm cấm việc xây dựng tràn lan làm nảy sinh nhiều vấn đề về an ninh phức tạp gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước. + Một số cơ sở do chiến tranh tàn phá, nay thực sự có nhu cầu xin phục hồi lại thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, giải quyết. Nếu nhu cầu mà chính đáng và diện tích đất có cơ sở tôn giáo mà nhà nước chưa giao cho ai thì cho phép xây dựng lại trên nền đất cũ và phải phù hợp với quy hoạch. + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét giải quyết, giao đất cho cơ sở tôn giáo sử dụng trong những trường hợp như: thay đổi quy mô sử dụng, di dân hình thành các khu dân cư mới; nhà nước thu hồi đất để phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia và phát triển kinh tế. + Phối hợp với các bộ, ngành ở Trung ương xây dựng, đề xuất, ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết một số vấn đề tồn đọng, vướng mắc về chính sách quản lý nhà nước như: Quản lý nhà nước về đất đai, cơ sở thờ tự liên quan đến tôn giáo, về quản lý hội đoàn, dòng tu của đạo Công Giáo, quản lý chức sắc, nhà tu hành, trường lớp tôn giáo, về hoạt động từ thiện xã hội. Bổ sung các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động của một số tôn giáo cho sát hợp với thực tiễn và luật pháp. - Về đối ngoại và quan hệ quốc tế của các tổ chức, cá nhân tôn giáo 143 + Quan tâm xây dựng đối ngoại về tôn giáo trong khối ASEAN, đặc biệt là hai nước láng giềng Lào và Campuchia. Chú trọng quan hệ quốc tế của Phật Giáo Việt Nam với Phật Giáo thế giới, nhất là Phật Giáo các nước láng giềng, đưa Phật Giáo Việt Nam trở thành một trong những trung tâm quy tụ Phật Giáo thế giới; của các tổ chức Tin Lành với khu vực Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ và Hàn Quốc; của Hồi Giáo Việt Nam với Hồi Giáo khu vực Đông Nam Á trong điều kiện Việt Nam là thành viên ASEAN. + Tiếp tục duy trì quan hệ bình thường giữa Giáo hội Công Giáo Việt Nam với Vatican, tiếp tục đối nội, đối ngoại của Việt Nam trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và các lĩnh vực khác trong quan hệ quốc tế. + Phối hợp với các bộ, ngành tham gia các hội nghị quốc tế và giao lưu quốc tế, đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền và tôn giáo qua đó khẳng định chính sách của Đảng, Nhà nước ta cũng như việc thực hiện và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của chức sắc, tín đồ ở Việt Nam. + Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài, sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài ở Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, góp phần tuyên truyền chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam với thế giới. + Tổ chức một số đoàn nghiên cứu, trao đổi về chính sách tôn giáo và tuyên truyền về tự do tôn giáo ở Việt Nam, tạo sự hiểu biết và ủng hộ của chính giới và nhân dân các nước. - Về sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài. + Đáp ứng các nhu cầu tôn giáo cơ bản của những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam như: địa điểm sinh hoạt tôn giáo; chức sắc hướng dẫn việc đạo, kinh sách, đồ dùng trong việc đạo và các quyền sinh hoạt hợp pháp khác như tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam. + Chấp thuận cho người nước ngoài theo tôn giáo thuê địa điểm sinh hoạt tôn giáo nếu họ có nhu cầu, đặc biệt là ở các khu công nghiệp và đô thị. Xây dựng kế hoạch lâu dài và quy hoạch quỹ đất ở các địa phương nhằm cho 144 người nước ngoài có tôn giáo vào Việt Nam sinh sống và làm việc thuê và kể cả là người Việt Nam khi có nhu cầu thì cũng cho thuê. Nếu đáp đứng được các điều kiện thì xem xét cho xây dựng nơi thờ tự riêng. + Tăng cường công tác kiểm tra các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân trong nước, các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong việc tuân thủ và chấp hành các quy định pháp luật về hoạt động tôn giáo. - Về các tổ chức phi chính phủ liên quan đến tôn giáo (NGO tôn giáo) tại Việt Nam: Bổ sung, hoàn thiện văn bản pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài liên quan đến tôn giáo. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong công tác đối với hoạt động của tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ thực hiện các hoạt động từ thiện, nhân đạo, y tế đồng thời kiên quyết đấu tranh với những hoạt động tôn giáo trái pháp luật. - Về chính sách an ninh trong tôn giáo + Các Vụ chuyên môn của Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phố nắm bắt kịp thời các thông tin vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động tôn giáo, tổng hợp tham mưu đề xuất biện pháp xử lý và ngăn chặn kịp thời các vi phạm. Đổi mới công tác phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm chủ quyền, an ninh quốc gia dưới chiêu bài nhân quyền, tự do tôn giáo. + Đổi mới nội dung, hình thức vận động quần chúng, tín đồ trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở vùng có tôn giáo. Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước cho nhân dân được biết và hiểu rõ, đặc biệt là những vùng có đông người theo tôn giáo; đồng thời tuyên truyền, phổ biến, nắm vững và tranh thủ hàng ngũ chức sắc tăng cường tiếp xúc đối thoại, đấu tranh phê phán những sai phạm, những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo. 145 4.2.3. Xây dựng các điều kiện đảm bảo 4.2.3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ và nhân dân: Thực hiện bình đẳng tôn giáo, củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo, từ đó tập hợp, động viên, giáo dục người dân có tín ngưỡng, tôn giáo trở thành lực lượng cách mạng tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do Đảng lãnh đạo. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho đối tượng là chức sắc, tín đồ các tôn giáo là không thể thiếu. Làm tốt được công tác này sẽ giúp cho chúng ta quyết định được những lĩnh vực pháp luật cần phổ biến, hình thức, nội dung phổ biến cho phù hợp. Các tài liệu dùng để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và nên biên soạn thành một cuốn theo dạng hỏi đáp. Trong quá trình triển khai tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nên tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của các tổ chức tôn giáo, của những người đứng đầu giáo hội tôn giáo; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên nắm vững nghiệp vụ về tôn giáo, giỏi làm công tác vận động quần chúng vùng đồng bào có đạo. 4.2.3.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo Đảm bảo cho mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền thể hiện đức tin, tại gia đình, cơ sở thờ tự và một phần tại nơi công cộng theo quy định của pháp luật; chống mọi biểu hiện của hoạt động tôn giáo cực đoan, tà đạo, hoạt động mê tín, dị đoan gây mất đoàn kết dân tộc, tôn giáo và các hoạt động làm ảnh hưởng đến quyền tự do khác của công dân trong khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Trên thực tế, ở chỗ này, chỗ kia vẫn xảy ra tình trạng một số các cơ quan trong bộ máy nhà nước và nhân dân cũng có lúc vi phạm pháp luật. Hậu 146 quả của vấn đề này làm xuất hiện hai nguy cơ đe dọa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp, vừa buông lỏng việc quản lý tôn giáo theo luật định, vừa hạn chế quá mức những nhu cầu tôn giáo hợp lý của đồng bào có đạo, tạo ra sự căng thẳng không cần thiết giữa tôn giáo và chính quyền. Cần phối hợp chặt chẽ giữa các loại kiểm tra - kiểm tra của Đảng, của nhà nước, của tổ chức xã hội và nhân dân. Tăng cường chất lượng và hiệu quả giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức và công dân trong việc thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Các lực lượng vũ trang công an, quân đội cần làm tốt chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo; chủ động ngăn ngừa và đấu tranh chống âm mưu, hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo của các thế lực thù địch; đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc tạo sự ổn định và phát triển; đưa các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tuân thủ pháp luật, đồng hành với dân tộc, tích cực tham gia công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Cần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm trước công việc của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho họ, đồng thời xử lý nghiêm minh cán bộ thoái hóa, biến chất, cố tình vi phạm pháp luật; phối kết hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các cơ quan có liên quan nhằm kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh các vi phạm đó, huy động sức mạnh của toàn xã hội vào việc phòng, chống vi phạm về tín ngưỡng, tôn giáo. 4.2.3.3. Tập trung vào công tác xây dựng bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo từ Trung ương đến địa phương. Cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam đã có lịch sử 60 năm, kể từ khi Nghị định số 566/TTg ngày 02/8/1955 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Tôn giáo Trung ương, cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về tôn giáo; Tuy nhiên, tới thời điểm này, đội ngũ quản lý nhà nước về tôn giáo tính chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn ở một số nơi còn 147 hạn chế; để có thể củng cố và tạo ra một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về tôn giáo mang tính chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý và chuyên môn cao cần thực hiện một số việc: Một là, nâng cao tính chuyên môn trong quản lý nhà nước về tôn giáo, quản lý nhà nước về tôn giáo luôn xác định là một phần trong lĩnh vực công tác tôn giáo do Đảng lãnh đạo, với phương pháp chính là vận động quần chúng tôn giáo thực hiện chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Hai là, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về tôn giáo tinh thông nghề nghiệp, gắn bó chuyên môn; quản lý nhà nước về tôn giáo là một ngành nhưng không được đặt đúng tầm, bởi thế, ngành quản lý nhà nước về tôn giáo không có được vị thế cần thiết. Để giải quyết tồn tại trên cần có sự điều chỉnh đối với quản lý nhà nước về tôn giáo, tăng cường tính độc lập, bản lĩnh trong xử lý, giải quyết nhiệm vụ chuyên môn. Nâng cao năng lực cán bộ thông qua thi tuyển, tuyển chọn, đào đạo về chuyên môn trong và ngoài nước với các chuyên ngành đặc biệt chú ý như Luật học, Tôn giáo học, Xã hội học, Lịch sử học, Nhân học, Văn hóa học để phục vụ ngành quản lý nhà nước về tôn giáo; củng cố tổ chức theo hướng chuyên sâu về chuyên môn, gắn chặt trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ được giao. Ba là, tiếp tục đề xuất với Chính phủ cho ngành quản lý nhà nước về tôn giáo được hưởng phụ cấp đặc thù; Đảng và Nhà nước quan tâm hơn nữa tới ngành quản lý nhà nước về tôn giáo, tạo sự an tâm công tác, đảm bảo cuộc sống để tránh việc những công chức, viên chức sau khi đã công tác ở ngành quản lý nhà nước về tôn giáo được vài năm thì đã xin chuyển công tác hoặc bỏ ra làm việc bên ngoài. 148 Tiểu kết chương 4 Hiện nay đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Luật pháp về tôn giáo nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; nhà nước ta không ngừng nghiên cứu, bổ sung và từng bước hoàn thiện một cách có hệ thống các văn bản pháp lý. Mặc dù đã có những khung hình phạt cụ thể đối với các hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; xong chúng ta vẫn cần phải nâng Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo lên thành luật; ngoài những quy định chung, thì việc càng thể chế hóa, cụ thể hóa bao nhiêu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo càng tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền ấy được tốt bấy nhiêu. Các văn bản pháp lý này phù hợp với các điều khoảng về tự do tôn giáo trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết. Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo tới toàn thể nhân dân; cần có sự phối kết hợp giữa nhà nước và nhân dân; đầu tư thỏa đáng cho việc thực hiện các giải pháp; các giải pháp phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời, nội dung, hình thức và cách thức thực hiện các giải pháp cần được thường xuyên cải tiến, đổi mới, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp; động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt các giải pháp; phê phán, xử lý kịp thời các trường hợp không thực hiện Mục tiêu hoàn thiện pháp luật về tôn giáo nhằm hướng đến việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhất để mọi người thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình. Để đạt được mục tiêu này, những giải pháp đã được đề cập, hướng đến là nâng cao nhận thức về tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo; sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật về tôn giáo hiện hành xây dựng Luật tín ngưỡng, tôn giáo. 149 KẾT LUẬN Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị được ghi nhận trong một số văn bản chính trị - pháp lý của Liên hợp quốc. Pháp luật về tôn giáo là một bộ phận của hệ thống pháp luật; trong đó quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo đảm tương đối đầy đủ. Pháp luật một mặt thừa nhận và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mặt khác nghiêm cấm các hành vi lợi dụng tôn giáo gây phương hại đến lợi ích xã hội, lợi ích công dân hoặc chia rẽ sự đoàn kết giữa những người có đạo với những người không có đạo hoặc những người có đạo với nhau. Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, một trong những quyền cơ bản của con người đã được các nước trên thế giới quan tâm và ghi nhận trong các quy tắc pháp lý của quốc gia và quốc tế và được đảm bảo thực hiện trên thực tế. Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận và đảm bảo thực hiện quyền này trong hệ thống pháp luật của mình. Pháp luật về tôn giáo ra đời một lần nữa khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với tôn giáo, tạo môi trường pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, không những đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo đang diễn ra rất phong phú ở nước ta mà còn thích ứng với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập trong đó có Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, đồng thời là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ ổn định, bền vững giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo. Về mặt lý luận, luận án đã đưa ra khái niệm, vị trí của pháp luật về tôn giáo, vai trò của pháp luật về tôn giáo, cũng như mối quan hệ giữa pháp luật và tôn giáo; tiêu chí hoàn thiện pháp luật về tôn giáo; đồng thời phân tích đặc điểm, nội dung và các yếu tố bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 150 Về thực tiễn, bằng việc đánh giá thực trạng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo dựa trên quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; những thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay; đánh giá thực trạng pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay qua các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực tôn giáo hiện hành; phân tích, làm sáng tỏ thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Dựa trên thực trạng thực hiện pháp luật về tôn giáo cũng như thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; qua đó, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm và chỉ rõ nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế và sự biến đổi của tình hình tôn giáo hiện nay; luận án đã làm rõ sự cần thiết khách quan phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay và kiến nghị những quan điểm và giải pháp đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Hiện nay đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Luật pháp về tôn giáo nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; nhà nước ta không ngừng nghiên cứu, bổ sung và từng bước hoàn thiện một cách có hệ thống các văn bản pháp lý. Mặc dù đã có những khung hình phạt cụ thể đối với các hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; xong chúng ta vẫn cần phải nâng Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo lên thành luật; ngoài những quy định chung, thì việc càng thể chế hóa, cụ thể hóa bao nhiêu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo càng tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền ấy được tốt bấy nhiêu. Các văn bản pháp lý này phù hợp với các điều khoảng về tự do tôn giáo trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết./. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƯỚC 1. ThS. Thái Văn Anh, Tín ngưỡng, tôn giáo và niềm tin tôn giáo ở Việt Nam dưới góc độ tâm lý học, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 03/2015. 2. Phương Anh (1997), Mấy vấn đề về tôn giáo và quan điểm của các nhà kinh điển về tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Phật học. 3. Lưu Bành, Luật pháp tôn giáo Trung Quốc: tiến trình lịch sử và những phát triển gần đây, Nghiên cứu Tôn giáo, số 3/2007. 4. Ban chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ (2009), Những quy định của pháp luật Việt Nam về Quyền con người, Hà Nội. 5. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 6. Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Tài liệu Hỏi - Đáp pháp luật liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 7. Ban Tôn giáo Chính phủ (2009), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam (sách trắng), Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 8. Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 9. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Văn bản của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 10. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Văn bản Pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng tôn giáo; Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 11. Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 12. Ban Tôn giáo Chính phủ, Số liệu thống kê qua các thời kỳ, Tài liệu lưu trữ, H.2014 13. Ban Tôn giáo Chính phủ (2015), Ban Tôn giáo Chính phủ, 60 năm xây dựng và trưởng thành (1955-2015), Nxb Tôn giáo. 14. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2000), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Giáo dục 152 15. Ban Tôn giáo Chính phủ, Hội đồng Lý luận Trung ương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đề tài Khoa học cấp Nhà nước KX 04.19/11-15, Hội thảo Khoa học Tôn giáo và Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa, Hà Nội, tháng 12/2013. 16. Bộ Tư pháp (2005), Việt Nam với vấn đề quyền con người, Nxb Tư Pháp, Hà Nội. 17. Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. ThS. Đồng Ngọc Châu, Về thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay, Tạp chí Công tác tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, Số 8/2009. 20. PGS.TS. Đại Tá Trần Nam Chuân, Hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong tình hình mới, Tạp chí Công tác tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, số 4/2012. 21. PGS.TS. Trần Nam Chuân, Thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Công tác tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, Số 9/2010. 22. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1953), Những văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến tôn giáo (1945-2003), Cục tham mưu An ninh, Bộ Công an, Hà Nội. 23. Các cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1998. 24. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành chính sách tôn giáo, Sắc lệnh số 234/SL, ngày 14/6/1955. 25. PGS.PTS. Đỗ Minh Cương, PTS. Mạc Văn Tiến (1996), Góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 153 26. Nguyễn Văn Dũng, Bước đầu tìm hiểu vị trí của tôn giáo trong đời sống chính trị - xã hội Hoa Kỳ nửa sau thế kỷ XX, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 7/2007. 27. TS. Nguyễn Văn Động (2004), Các quyền hiến định của công dân và bảo đảm pháp lý ở nước ta, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 1/2004. 28. TS. Nguyễn Văn Động (2004), Các quyền hiến định về xã hội của công dân ở Việt Nam hiện nay (sách chuyên khảo), Nxb Tư Pháp, Hà Nội. 29. Đại học quốc gia Hà Nội - khoa Luật (2007), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật. 30. TS. Nguyễn Văn Động (2004), Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam (sách chuyên khảo), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 31. Nguyễn Văn Dũng, Chính sách mới đối với thế giới Islam giáo của Chính quyền Barack Obama, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3/2009. 32. PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương (2012), Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội. 33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5 (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 154 39. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nxb Lao Động, Hà Nội. 40. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 41. Hội thảo, Tôn giáo và Pháp quyền ở Đông Nam Á, Hà Nội, 2007. 42. Hội thảo: Đa dạng tôn giáo: So sánh Pháp - Việt, Hà Nội, 2007. 43. Hội thảo, Tôn giáo và pháp quyền Đông Nam Á, Hà Nội, 2011, 44. Nguyễn Thị Vân Hà (2014), Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ ngành Tôn giáo học. 45. Lê Đức Hạnh (2009), Quyền con người trong tín ngưỡng tôn giáo; Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 6. 46. GS.TS. Hoàng Văn Hảo, PTS. Chu Hồng Thanh (1997), Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. PGS.TS. Hoàng Văn Hảo (1997), Hiến pháp Việt Nam và vấn đề quyền con người, quyền công dân, Tạp chí Luật học. 48. Mai Thanh Hải (2002), Từ điển Tôn giáo, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. 49. TS. Nguyễn Thị Hiền, Khái niệm tôn giáo nhìn từ góc độ nhân học, Nghiên cứu tôn giáo, số 10/2012, 50. Nguyễn Ngọc Huấn, Giáo luật Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Tạp chí Công tác Tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, số 05/2012, tr.41-44. 51. Nguyễn Ngọc Huấn, Những đặc điểm chính trong Truyền giáo đạo Cao Đài, Tạp chí Công tác Tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, số 8/2012, tr.47-50. 52. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong các văn bản chính trị, pháp lý quốc tế, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 8/2014, tr.46-52. 53. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Cơ sở lý luận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Tạp chí Thanh tra Chính phủ, số 11/2015, tr.47-49. 155 54. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Thủ tướng Võ Văn Kiệt với Công Giáo ở Việt Nam, Tạp chí Công tác tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, số 12/2015, tr.3 và tr.9. 55. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Một số nội dung cần quan tâm trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tôn giáo, Tạp chí Thanh tra Chính phủ, số 01/2016, tr.25-27. 56. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Tìm hiểu về Tân pháp đạo Cao Đài, Tạp chí Cao Đài, số 06/2016, tr.12-16. 57. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, ThS. Cát Ngọc Trình, ThS. Nguyễn Văn Hòa, Tìm hiểu pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 8/2016, 167 trang. 58. Nguyễn Khắc Huy, Tiến trình luật pháp tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1/2007. 59. TS. Nguyễn Hoàn (2008), Để một Việt Nam phẳng, Nxb Lao động, Hà Nội. 60. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2005), cuốn các văn kiện của Đảng và Nhà nước về cải cách bộ máy nhà nước, Nghị quyết số 48- NQ/TW, ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 61. TS. Đỗ Minh Hợp (2006), Tôn giáo học nhập môn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 62. TS. Đỗ Minh Hợp (2006), Tôn giáo Phương Đông, quá khứ và hiện tại, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 63. GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2008), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 64. GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2003), Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 65. GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2014), Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 156 66. Nguyễn Quang Hưng (2007), Công giáo Việt Nam thời kỳ Triều Nguyễn (1802-1883), Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 67. GS.TS. Đỗ Quang Hưng, Sự ra đời và địa vị pháp lý của Luật pháp về Tôn giáo, Tạp chí Công tác tôn giáo- Ban Tôn giáo Chính phủ, Số 11/2008. 68. GS.TS. Đỗ Quang Hưng, Mấy nhận định tổng quát về đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội, Tạp chí Công tác tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, Số 07/2012. 69. Nguyễn Thái Yên Hương, Nguyễn Quốc Lộc (2005), Can thiệp nhân đạo trong chính sách đối thoại của Mỹ, Nxb Thế giới. 70. Phạm Khiêm Ích (1998), Quyền con người các văn kiện quan trọng, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội. 71. Lưu Trọng Khang, Thực tiễn và kinh nghiệm cơ bản về chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tân Cương, Nghiên cứu Tôn giáo, số 2/2001. 72. Nguyễn Hữu Khiển (2001), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân. 73. Trần Thanh Lâm, Tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, Quản lý nhà nước, số 9/1999. 74. Bùi Đức Luận (2005), Quản lý hoạt động tôn giáo, cơ sở lý luận và thực tiễn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 75. Bùi Đức Luận, Những bước tiến trong việc thể chế hoá chủ trương, chính sách về tôn giáo ở nước ta trong thời gian gần đây, Nghiên cứu Tôn giáo, 1/2003. 76. PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ (2007), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam (tài liệu tham khảo), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 77. PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ (2011), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 157 78. PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ (2005), Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam và Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 79. Nguyễn Đức Lữ (1999), Tín ngưỡng và tôn giáo - đôi nét phác thảo, Thông tin lý luận. 80. PGS.TS. Trung tướng Nông Văn Lưu, An ninh với đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, Tạp chí Công tác Tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, số 7/2012. 81. PGS.TS. Hoàng Thế Liên (2005), Việt Nam với vấn đề quyền con người, Bộ Tư pháp, Hà Nội. 82. PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (2013), Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 83. ThS. Võ Khánh Minh, Tình hình nghiên cứu giáo dục quyền con người ở nước ta và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 03/2015. 84. GS.TS Lê Hữu Nghĩa, PGS.TS Nguyễn Đức Lữ (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 85. Nguyễn Hồng Nhung, Chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam trong những năm 1990 - 2004, Nghiên cứu Tôn giáo, 4/2011. 86. Những Nghị quyết cơ bản dẫn đến thắng lợi Cách mạng tháng Tám, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1983. 87. PGS.TS. Trần Sỹ Phán, Về xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 03/2015. 88. Phủ thủ tướng, Nghị quyết 297-CP, ngày 11/11/1977 của Hội đồng Chính phủ về một số chính sách đối với tôn giáo. 89. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp năm 1980, 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 90. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật đất đai 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 158 91. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật đất đai, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 92. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật hôn nhân và gia đình. 93. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung 2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 94. TS. Trần Đăng Sinh, Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 95. Bùi Ngọc Sơn, Những tác động của Nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền của Việt Nam, Nhà nước và pháp luật, số 11/2002. 96. Tuyên ngôn thế giới và hai công ước 1966 về quyền con người, tập thể tác giả, Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002. 97. GS.PTS. Trịnh Quốc Tuấn (1996), Bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay, vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 98. PGS. Chu Hồng Thanh (1997), Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 99. Nguyễn Cao Thanh, Tìm hiểu cơ sở xã hội và tư tưởng của cuộc cải cách tôn giáo ở châu Âu thế kỷ XVI, Tạp chí Công tác tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, số 6/2008. 100. Nghiêm Văn Thái, Tôn giáo ở Mỹ, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3/2011. 101. PGS.TS. Ngô Hữu Thảo, Vấn đề xây dựng luật pháp tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Tạp chí Công tác tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, Số 4-5/2006. 102. Ngô Hữu Thảo (2012), Công tác tôn giáo - Từ quan điểm Mác - Lênin đến thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội. 103. PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng (2008), Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại (sách chuyên khảo), Nxb Tư Pháp, Hà Nội. 159 104. TS. Nguyễn Thị Thuận (2010), Luật quốc tế những điều cần biết, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 105. TS. Trần Minh Thư (2005), Tìm hiểu Pháp luật Việt Nam về tôn giáo, tín ngưỡng, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 106. Trung tâm Khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo (1996), Trích tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 107. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Brigham Young Hoa Kỳ, Lớp bồi dưỡng kiến thức tôn giáo và Pháp quyền, tài liệu tham khảo, Hà Nội, 11/2012. 108. ThS. Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2006), Giáo hội Công giáo Trung Quốc, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 109. GS. Đặng Nghiêm Vạn (1998), Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 110. GS. Đặng Nghiêm Vạn, (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 111. GS.TS. Võ Khánh Vinh (2011), Quyền con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 112. GS.TS. Võ Khánh Vinh (2010), Quyền con người, tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, tập 1, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 113. GS.TS. Võ Khánh Vinh (2011), Cơ chế đảm bảo và bảo vệ Quyền con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 114. GS.TS. Võ Khánh Vinh (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền dân sự và chính trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 115. GS.TS. Võ Khánh Vinh (2012), Xã hội học pháp luật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 116. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2004), Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo: Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam (sách tham khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 160 117. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2008), Tôn giáo và tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 118. GS.TS. Nguyễn Hữu Vui (1994), Những vấn đề tôn giáo hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 119. TS. Nguyễn Thanh Xuân (2012), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 120. TS. Nguyễn Thanh Xuân (2012), Những chuyển biến trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, Tạp chí Công tác tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, 2012. TÀI LIỆU THAM KHẢO NƯỚC NGOÀI 121. Các tôn giáo và tín ngưỡng ở Mỹ của tác giả Catherine L.Albanese, do Việt Thư dịch, Nxb Thời Đại, 2012. 122. C.Evans, Tự do tôn giáo theo Công ước châu Âu về Nhân quyền, Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2001. 123. Diane Morgan, Triết học và tôn giáo phương Đông do Lưu Văn Hy biên dịch, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2006. 124. Detlef Pollack (2008), Religion Change of Religion Perspectives Offered by the Socilogy of Religion trong cuốn The Role of religion, Routledge London. 125. Droits Dr L’homme Human Rights, Documents Fondamentaux Fundamental Documents, Quyền con người, các văn kiện quan trọng, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, 1998. 126. Encyclopédie des Jeunes (1995), Les Religions du Monde, Larousse, Paris. 127. Hamilton, M.B, The Sociology of Religion (2nd Edition, 2001). 128. M.D.Evans, Tự do tôn giáo và luật pháp quốc tế ở châu Âu, Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 1997 (tái bản 2008). 129. L.M. Hammer, Nhân quyền quốc tế về tự do tín ngưỡng: Một số giải pháp áp dụng và phát triển, Ashgate, Aldershot, 2001. 161 130. Law and Protestantisme của tác giả JR.John Witte, Nhà xuất bản Cambridge, New York, 2002. 131. Law and religion in contemporary society của tác giả Phillip Goodchild, Nhà xuất bản Ashgate, Burlington, 2002. 132. Mel Thomson (2004), Triết học tôn giáo, do TS. Đỗ Minh Hợp dịch, sách tham khảo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 133. Michael Perry (1988), Morlity, Politics and Law, Oxford Univ,Press. 134. Mác, Ăng-ghen, Lênin bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần (2001), do Trần Khang, Lê Cự Lộc dịch, sách tham khảo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 135. Mác, Ăng-ghen, toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. 136. Mác, Ăng-ghen, toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994. 137. N. Lermer, Tôn giáo, tín ngưỡng thế tục và nhân quyền (tái bản lần hai), Martinus Nijhoff, Leiden, 2006. 138. Joseph Hannah, Local Non - Government Organizations in Vietnam: Development, Civil Society and State-society Relations. 139. J.D. van der Vyver & J.Witte (biên tập), Quyền con người về tôn giáo trên góc độ toàn cầu: Góc độ pháp lý, Martinus nijhoff, Boston, 1996. 140. J.P.Bastian, F.Champion, K.Rousselet (2001), La globaliation du religieux, ed.L’Harmattan, Paris. 141. Jacques Sutter, Retour du religieux, La documentation Francaise, 2/1991. 142. John Renard, Tri thức tôn giáo - qua các vấn nạn và giải đáp, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2004. 143. Jurgen Habermas (2006), Religion in the Public Sphere. 144. Kumarian Press (2000), Religion and Development, Ottawa, Canada. 162 145. K. Wald (2003), Religion and Politics in the United States, 4th ed., Lanham, Md: Rowman & littlefild. 146. Popular religion in sixteenth century England của tác giả Christopher Marsh, Nhà xuất bản Macmillan, London, 1998. 147. Predicting religion của José Casanova (Dự báo tôn giáo), 2003. 148. Primoz Manfreda, Turkeey’s Role in the Arab Spring, A reurgent Turkey steps up its regional role. 149. Richand S.Sloma, Để là nhà quản lý thành công, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1993. 150. Rik Torfs, Mối quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước ở châu Âu 151. Religions in the Modern World, London, Nxb Routledge, 2001. 152. Robert R.Blankem, Jame S.Mouton, Lãnh đạo, chìa khóa của sự thành công, Trung tâm Thương mại xuất bản, Hà Nội, 1993. 153. Tahir Mahmood, Mấy vấn đề tôn giáo và luật pháp ở Ấn Độ, Nghiên cứu Tôn giáo, 1/2007. 154. TS. Trác Tân Bình - người dịch Trần Nghĩa Phương, Lý giải tôn giáo, Nxb Hà Nội, 2007. 155. Yushang P.Yao, Luật tôn giáo và sự phát triển của nó ở Đài Loan; 156. W.Coler Durham, Tiến trình và bối cảnh hiện tại của luật pháp tôn giáo tại Đông Nam Á: một cách nhìn so sánh, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 01, 02/2007. 157. W.Coler Durham, JR. and Brett G. Scharffs (2014), Luật pháp và tôn giáo, tiếp cận so sánh quốc gia, quốc tế, do Đặng Hoàng Nam, Phạm Quốc Thành, Phan Tường Vân, Phan Hương Giang, Hồ Hoàng Thái dịch. 158. W.C.Durham, B.G.Scharffs, Law and Religion, National, Intermational, and Comparative Perspectives, Wolters Kluwer, New York, 2010. 163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Ngọc Huấn, Giáo luật Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Tạp chí Công tác Tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, số 05/2012. 2. Nguyễn Ngọc Huấn, Những đặc điểm chính trong Truyền giáo đạo Cao Đài, Tạp chí Công tác Tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, số 08/2012. 3. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong các văn bản chính trị, pháp lý quốc tế, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 08/2014. 4. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Cơ sở lý luận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Tạp chí Thanh tra Chính phủ, số 11/2015. 5. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Thủ tướng Võ Văn Kiệt với Công Giáo ở Việt Nam, Tạp chí Công tác tôn giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, số 12/2015. 6. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Một số nội dung cần quan tâm trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tôn giáo, Tạp chí Thanh tra Chính phủ, số 01/2016. 7. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, Tìm hiểu về Tân pháp đạo Cao Đài, Tạp chí Cao Đài, số 06/2016. 8. ThS. Nguyễn Ngọc Huấn, ThS. Cát Ngọc Trình, ThS. Nguyễn Văn Hòa, Tìm hiểu pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 167 trang, 8/2016.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quyen_tu_do_tin_nguong_ton_giao_theo_phap_luat_viet.pdf
Luận văn liên quan