Luận án Sinh học sinh sản của nhãn (dimocarpus longan lour.) – Đặc trưng của quá trình sinh sản và ảnh hưởng của nhiệt độ

Kết quả trên đã cho thấy rằng mặc dù Nhãn có 2 hoặc 3 lá noãn nhưng thông thường chỉ một lá noãn phát triển thành quả, các lá noãn còn lại thường sẽ bị thoái hoá. Theo Ke và cộng sự năm 1992 hay Chen và cộng sự năm 1995 thì sự phát triển của quả Nhãn có thể chia thành 2 giai đoạn [39, 90]. Giai đoạn phát triển thứ nhất là khoảng 50 ngày đầu, lúc này quả sinh trưởng áo hạt. Giai đoạn thứ hai là khoảng 60 ngày sau, lúc này quả phát triển cùi và lá mầm. Dựa vào kết quả của luận án thì cũng có thể chia sự phát triển của Nhãn theo 2 giai đoạn như vậy. Tuy nhiên các giai đoạn này xuất hiện ở thời điểm không giống như các nghiên cứu trước đó.

pdf141 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sinh học sinh sản của nhãn (dimocarpus longan lour.) – Đặc trưng của quá trình sinh sản và ảnh hưởng của nhiệt độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đến tuổi của hoa. Các hoa nở sau một ngày sẽ trải rộng các thuỳ hơn so với các hoa mới nở. Khi các thuỳ trải rộng hơn thì các nhú cũng dài hơn và tiết dịch dẫn truyền nhiều hơn. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu ở trên về khả năng tiếp nhận của đầu nhuỵ theo tuổi. Tuy nhiên độ trải rộng này còn liên quan đến đặc điểm riêng của từng hoa như cấu trúc hoặc chất dinh dưỡng 97 và liên quan đến nhiệt độ và ánh sáng. Trong những ngày nắng sẽ tạo điều kiện cho hoa nở hoàn toàn được nhanh hơn. Người trồng Nhãn cần quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng này để cho quá trình thụ tinh ở hoa đạt kết quả cao nhất và đạt sản lượng quả cao nhất. 3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ ở pha tiền thụ tinh. Quá trình sinh học sinh sản chung ở Nhãn như đã được trình bày ở các nội dung ở trên. Nội dung này luận án đã so sánh khả năng nảy mầm hạt phấn và sự phát triển của ống phấn ở những điều kiện môi trường và nhiệt độ khác nhau cho cả in vivo và in vitro. Đồng thời cũng đã thiết lập được một môi trường nảy mầm hạt phấn in vivo tối ưu cho Nhãn và đã tìm ra được điều kiện tốt để lưu trữ hạt phấn. 3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến nảy mầm hạt phấn và ống phấn in vivo. Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá sự nảy mầm hạt phấn ở Nhãn (không phân biệt hoa M1 và M2). Những hoa cái tươi vừa nở được thụ phấn thủ công và được đặt trên tấm xốp cắm hoa ướt và được thử nghiệm ở những chế độ nhiệt khác nhau (như đã trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu). Sau khi thụ phấn được một ngày (24 giờ) thì những hạt phấn đã nảy mầm trong đó có những hạt vừa mới nảy mầm và có những hạt phát triển ống phấn khá dài (Hình 3.26. A). Những ống phấn này mọc xuyên qua bề mặt của đầu nhuỵ để thâm nhập vào bên trong vòi nhuỵ và có những ống phấn đã tiến đến gốc của vòi (Hình 3.26. B). Ở ba chế độ nhiệt khác nhau có sự khác biệt đáng chú ý là tỷ lệ hạt phấn nảy mầm (Hình 3.27. A). Tỷ lệ hạt phấn nảy mầm đạt được ở chế độ nhiệt 20/30ºC là 40% (khoảng 32 hạt/nhuỵ), ở 23/24ºC là 60% (khoảng 396 hạt/nhuỵ), ở 10/20ºC là 27% (khoảng 12 hạt/nhuỵ) (Bảng 3.5, Hình 3.27A). Mặc dù tỷ hạt phấn nảy mầm cao như vậy nhưng chỉ có ít 98 hơn 12% (từ 9 đến 12%) ống phấn có khả năng thâm nhập và đi qua quá nửa vòi nhuỵ ở các chế độ nhiệt khác nhau (Hình 3.27. B). Cụ thể trung bình mỗi vòi ở chế độ nhiệt 20/30ºC là khoảng 12 ống phấn, ở 23/24ºC là 56 ống phấn, ở 10/20ºC là 7 ống phấn (Bảng 3.5). Bảng 3.5: Lượng hạt phấn nảy mầm và ống phấn in vivo ở 3 chế độ nhiệt. Chế độ nhiệt Hạt phấn nảy mầm Ống phấn thâm nhập bên trong vòi nhuỵ 10/20ºC 12 7 23/24ºC 396 56 20/30ºC 32 12 Kết quả trên cho thấy số lượng hạt phấn nảy mầm đạt tỷ lệ cao nhất ở chế độ nhiệt 23/24ºC và thấp nhất ở chế độ nhiệt 10/20ºC. Tương tự, số lượng ống phấn thâm nhập vào bên trong vòi nhuỵ cũng nhiều nhất ở chế độ nhiệt 23/24ºC và ít nhất ở chế độ nhiệt 10/20ºC. Kết quả này rất phù hợp với điều kiện tự nhiên ở miền Nam Tây Ban Nha vì vào thời điểm ra hoa thì nhiệt độ trung bình ở khu vực này vào khoảng 23/24ºC. So sánh kết quả giữa hai chế độ nhiệt 10/20ºC và 20/30ºC thì ở điều kiện nhiệt độ nóng thuận lợi cho hạt phấn nảy mầm và sự phát triển của ống phấn hơn ở nhiệt độ lạnh. Điều đó cho thấy quá trình thụ phấn ở Nhãn thích hợp khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. So sánh với loài gần gũi Nhãn, ở Vải nhiệt độ thích hợp nhất cho nảy mầm hạt phấn và phát triển ống phấn là ở hai chế độ nhiệt 17/22ºC và 22/27ºC. Chế độ nhiệt nóng là 27/32ºC thì sự phát triển ống phấn kém hơn, và kém nhất là ở chế độ nhiệt 12/17ºC. Như vậy sự nảy mầm và phát triển của ống phấn ở Nhãn và Vải khá tương đồng về điều kiện nhiệt độ. Điều này gợi ý rằng những vùng nào trồng được Vải cho sản lượng thì cũng trồng được Nhãn cho sản lượng. 99 Hình 3.26. Sự nảy mầm hạt phấn in vivo và in vitro ở Nhãn. A – nảy mầm hạt phấn in vivo, B – ống phấn đang phát triển bên trong vòi nhuỵ, C – nảy mầm hạt phấn in vitro. Phương pháp ép nhuộm với aniline xanh (A, B) và aniline xanh sau đó với acridine cam (C). Thước = 20µm. Hình 3.27. Tỷ lệ nảy mầm hạt phấn in vivo ở Nhãn. A – Phần trăm hạt phấn nảy mầm, B– tỷ lệ ống phấn thâm nhập vào vòi nhuỵ ở Nhãn trong ba chế độ nhiệt (10/20ºC, 23/24ºC và 20/30ºC). Các kí tự khác nhau trong mỗi chế độ nhiệt với ý nghĩa khác biệt (p ≤ 0,05) bởi phương pháp kiểm tra bội số Duncan. Sai số thể hiện độ lệch chu3n trung bình (SD – standard deviations). A B C A B 100 Những kết quả về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự nảy mầm và phát triển ống phấn in vivo này có thể cung cấp những thông tin quan trọng cho những vùng, những quốc gia cân nhắc nên hoặc không nên trồng Nhãn ở một khu vực nào đó. Ví dụ như những vùng có nhiệt độ trung bình vào mùa nóng là trong khoảng trên dưới 23/24ºC thì rất thuận lợi để trồng Nhãn. Bởi vì nhiệt độ này là thích hợp cho quá trình thụ phấn và thụ tinh. Những vùng lạnh hơn hoặc nóng hơn thì không nên trồng. Vì khi đó khả năng đậu quả là rất thấp do quá trình thụ tinh không thành công. 3.3.2. Môi trường nảy mầm hạt phấn in vitro tối ưu. Thông thường ở những loài thực vật khác nhau thì môi trường nảy mầm hạt phấn và phát triển ống in vitro gồm rất nhiều hỗn hợp giống nhau. Tuy nhiên mỗi loài hoặc các thứ trong cùng một loài lại yêu cầu tỷ lệ phần trăm các chất khác nhau để đạt được môi trường tối ưu. Trong đó thì đường sucrose đóng một vai trò quan trọng trong cả hoạt động áp suất thNm thấu và hỗn hợp dinh dưỡng [91, 140, 145]. PEG cũng là một chất hoạt động áp suất thNm thấu và tránh sự vỡ ống phấn bởi áp suất thNm thấu gây ra trên màng tế bào [132, 138, 140, 144]. Thêm vào đó các chất boron, canxi và những muối khoáng khác rất cần thiết cho sự phát triển ống phấn [37, 55, 123]. Trong quá trình tìm môi trường nảy mầm hạt phấn tối ưu hoá cho Nhãn thì đề tài đã dựa trên môi trường sử dụng cho loài Bơ xây dựng bởi Alcaraz và cộng sự năm 2011 và sử dụng như là môi trường cơ bản [27]. Sau khi thử nghiệm ở nhiều hỗn hợp khác nhau và thay đổi các thành phần muối khoáng nhiều lần, kết quả đã tìm ra được một môi trường nảy mầm hạt phấn in vitro tối ưu cho Nhãn. Môi trường tối ưu này bao gồm 23% PEG 8000, 10% đường sucrose và các khoáng chất: 100mg L−1 KNO3, 100mg L−1 H3BO3, 200mg L−1 MgSO4.7H2O và 700mg L−1 Ca(NO3)2.4H2O. 101 Ở môi trường này hạt phấn nảy mầm tốt và ống phấn phát triển chiều dài đầy đủ (Hình 3.26. C) với tỷ lệ nảy mầm lên đến 85%. Như vậy đây là nghiên cứu đầu tiên về nảy mầm hạt phấn in vitro ở Nhãn đồng thời cũng đã tìm ra được một môi trường tối ưu. Mặc dù trước đây chưa từng có nghiên cứu nào về vấn đề này ở Nhãn nhưng đã có những nghiên cứu tương tự ở một loài gần gũi với nó cùng trong họ Bồ hòn (Sapindaceae). Những nghiên cứu ở Vải đã chỉ ra thông tin nảy mầm hạt phấn in vitro lên tới 66% trong môi trường bao gồm 24% đường sucrose và Aga hoặc tới 59% ở môi trường bao gồm 0,3M đường sucrose và axít boric [114, 135]. Đây là những kết quả cơ bản nhằm mục đích sử dụng để có thể kiểm tra khả năng nảy mầm của hạt phấn cũng như sự phát triển của ống phấn hoặc dùng cho các nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ Nm đối với quá trình sinh sản trong buồng kiểm soát. 3.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến nảy mầm hạt phấn và ống phấn in vitro. Hạt phấn hoa đực (hoa M1 và M2) của bốn giống đã được kiểm tra khả năng nảy mầm và phát triển ống phấn in vitro dưới ảnh hưởng của 5 chế độ nhiệt là 10ºC, 20ºC, 30ºC, 35ºC và 40ºC (Hình 3.28). Quá trình này được thực hiện trên môi trường nảy mầm tối ưu đã tìm ra ở trên xác định tỷ lệ sau 24 giờ. Kết quả cho thấy hạt phấn hoa M1 có khả năng nảy mầm phấn cao hơn so hoa M2 ở hầu hết 4 giống nhãn và các chế độ nhiệt, ngoại trừ giống ‘Fuk How’ ở chế độ nhiệt 20○C, 30○C và 35○C, giống ‘Chompoo’ ở chế độ nhiệt 30○C và giống ‘Biew Khiew’ ở 35ºC và 40ºC (Hình 3.28). Cả 4 giống Nhãn đạt kết quả nảy mầm cao ở nhiệt độ 30ºC chiếm tỷ lệ từ 48% (‘Fuk How’) đến 85% (‘Chompoo’) và nảy mầm rất ít ở chế độ nhiệt 10ºC (Hình 3.28). Nhưng ở những chế độ nhiệt khác thì cho thấy có khác biệt rõ ràng giữa các giống Nhãn. Cụ thể ở 40ºC thì tỷ lệ nảy mầm rõ ràng đã giảm xuống ở giống ‘Fuk 102 How’ (14%) và ‘Duan Yu’ (1%) nhưng chỉ giảm rất ít ở giống ‘Chompoo’ (66%) và ‘Biew Khiew’ (73%). Trái lại ở nhiệt độ 20ºC thì nảy mầm hạt phấn đã giảm đối với giống ‘Fuk How’ (18%) và ‘Biew Khiew’ (49%), nhưng lại giữ nguyên đối với giống ‘Duan Yu’ (67%) và ‘Chompoo’ (63%) (Hình 3.28). Hình 3.28. Tỷ lệ nảy mầm hạt phấn Nhãn in vitro. Ảnh hưởng của năm chế độ nhiệt (10ºC, 20ºC, 30ºC , 35ºC và 40ºC ), trên các hoa M1 và M2, ở bốn giống Nhãn. Các kí tự trên mỗi chế độ nhiệt trong nảy mầm hạt phấn với ý nghĩa khác biệt (p ≤ 0.05) bởi phương pháp kiểm tra bội số Duncan. Sai số thể hiện độ lệch chu3n trung bình (SD – standard deviations). Trước đây chưa từng có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự nảy mầm hạt phấn ở hai loại hoa đực M1, M2 của Nhãn. Kết quả này đã chỉ ra tỷ lệ nảy mầm chung của hạt phấn hoa M1 cao hơn ở hoa M2 nhưng 103 chúng có chiều hướng tăng giảm tương tự nhau ở các nhiệt độ khác nhau. Liên hệ với loài gần gũi là Vải thì tỷ lệ nảy mầm hạt phấn loại hoa M2 cao hơn so với M1 được kiểm tra tại Israel [114, 135]. Tuy nhiên sự khác nhau này thì không đáng kể ở các vùng khác như Nam Phi [56]. Rõ ràng sự khác biệt không đáng kể về tỷ lệ nảy mầm hạt phấn của hai loại hoa ở Nhãn cho thấy chất lượng của các loại hoa này khá tương tự nhau. Điều đó có thể nói rằng khả năng Nhãn sản sinh các loại hoa đực M1 nhiều hoặc ít hơn M2 cũng đều không ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn cũng như thụ tinh, từ đó không ảnh hưởng đến khả năng đậu quả. Kết quả thu được cho thấy nhiệt độ tốt nhất cho nảy mầm hạt phấn của 4 giống Nhãn trong môi trường in vitro là 30ºC và 35ºC. Sở dĩ vậy có thể là do nguồn gốc của Nhãn vốn ở các vùng thuộc châu Á với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới [41]. Những kết quả tương tự cũng thu được ở Vải trong đó nhiệt độ tối ưu cho nảy mầm hạt phấn in vitro cũng trong khoảng 30ºC [135]. Nhưng sự khác biệt về sự nảy mầm hạt phấn đã được ghi nhận giữa các giống Nhãn ở những nhiệt độ khác. Trong khi hạt phấn của hai giống Nhãn ‘Fuk How’ và ‘Duan Yu’ nảy mầm rất kém ở 40ºC thì hai giống khác là ‘Chompoo’ và ‘Biew Khiew’ nảy mầm rất tốt. Ngược lại ở 20ºC sự nảy mầm hạt phấn rõ ràng giảm xuống ở hai giống Fuk How’ và ‘Biew Khiew’ nhưng lại không thay đổi ở hai giống ‘Duan Yu’ và ‘Chompoo’. Nghiên cứu trên loài Anh đào ngọt cũng chỉ ra một sự khác biệt thu được ở sự phát triển ống phấn in vivo và ghi nhận tuỳ thuộc vào giống và một sự tương tác kiểu di truyền nhiệt độ mạnh [66, 67, 85]. Những sự khác biệt thu được ở nảy mầm hạt phấn theo các giống khác nhau có thể vì do sự khác biệt ở sự thích nghi của các giống với nhiệt độ và có thể có ích để lựa chọn những giống thích hợp cho các vùng có khí hậu khác nhau. Ví dụ như giống Nhãn “Fuk How” thích hợp ở những vùng có nhiệt độ khoảng 30 đến 35ºC vào mùa hoa nở. Do vậy giống 104 nhãn này chỉ nên trồng ở những vùng nóng. Còn giống Nhãn “Duan Yu” thích hợp với vùng có nhiệt độ khoảng 20 đến 35ºC vào mùa hoa nở cho nên chúng có thể được trồng cả vùng nóng và mát. Cả hai giống Nhãn “Chompoo” và “Biew Khiew” đều thích hợp với các vùng có nhiệt độ khoảng 20 đến 40ºC vào mùa hoa nở. Chúng có khả năng được trồng ở nhiều nơi bao gồm những vùng mát và vùng nóng. Còn ở những vùng lạnh như nơi có nhiệt độ vào mùa hoa nở khoảng 10ºC thì không thích hợp cho Nhãn. Việc lựa chọn giống nào thích hợp nhất thì cần phải tìm hiểu nhiệt độ trung bình vào mùa hoa nở của vùng đó để đảm bảo cho hạt phấn nảy mầm tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ tinh và hình thành quả. Chiều dài ống phấn đo được sau 24 giờ ở môi trường nảy mầm (Hình 3.29) đã cho thấy chúng tỷ lệ thuận với chiều hướng của nảy mầm hạt phấn. Sự khác nhau giữa các loại hoa M1 và M2 xuất hiện ở nhiệt độ 20ºC với ống phấn M2 ngắn (125 µm) ở tất cả bốn giống Nhãn nhưng ở các chế độ nhiệt khác thì gần như tương tự nhau ghi nhận cho cả 2 loại hoa ở các giống. Chiều dài ống phấn dài nhất quan sát được ở nhiệt độ 30ºC đối với ‘Fuk How’ (250 µm) và ở 30–35ºC đối với ba giống thử nghiệm còn lại (500 µm). Ở 40ºC đã ghi nhận có sự giảm xuống của chiều dài ống phấn theo đó thì chiều dài ống phấn chỉ còn khoảng từ 50 µm đến 125 µm (Hình 3.29). Những kết quả thu được ở nghiên cứu in vitro phù hợp với kết quả thu được ở nghiên cứu in vivo, chúng cũng chỉ ra ít hạt phấn nảy mầm ở nhiệt độ thấp 10/20ºC. Nhưng tỉ lệ nảy mầm ở in vivo cao nhất ở 23/24ºC. Những kết quả tương tự ở Vải cũng đã được báo cáo về nhiệt độ nảy mầm hạt phấn in vivo tốt nhất là 22ºC/17ºC hoặc 27ºC/22ºC [135]. Những sự khác nhau giữa nảy mầm hạt phấn in vitro và in vivo có thể là bởi vì hiệu suất in vivo ảnh hưởng trực tiếp bởi sự tương tác giữa nhuỵ và đầu nhuỵ ở nhiệt độ cao [65], [68], [130]. Thực tế cho thấy rằng không có môi trường in vitro tối ưu nhất có 105 thể phản ánh chính xác như môi trường ở đầu và vòi nhuỵ in vivo. Môi trường ở đầu và vòi nhuỵ không chỉ khác nhau ở từng loài mà còn khác nhau ở từng thứ, từng giống khác nhau của cùng một loài. Hình 3.29. Chiều dài ống phấn in vitro. Ảnh hưởng của năm chế độ nhiệt (10ºC, 20ºC, 30ºC , 35ºC và 40ºC ), trên các hoa M1 và M2, ở bốn giống Nhãn. Các kí tự trên mỗi chế độ nhiệt trong nảy mầm hạt phấn với ý nghĩa khác biệt (p ≤ 0.05) bởi phương pháp kiểm tra bội số Duncan. Sai số thể hiện độ lệch chu3n trung bình (SD – standard deviations). Kết quả luận án chưa ghi nhận được ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình ống phấn thâm nhập vào bên trong vòi nhuỵ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có rất nhiều yếu tố gây ra số lượng ít ống phấn ở trong vòi so với số lượng ban đầu của hạt phấn trên đầu nhuỵ [73, 81, 140]. Trong nghiên cứu này, luận án đã ghi nhận thời gian ống phấn tiếp cận đến gốc của vòi nhuỵ là sau 24 giờ 106 kể từ khi thụ phấn. Chiều dài ống phấn ở trong vòi nhuỵ luôn luôn dài hơn so với thực nghiệm in vitro. Thậm chí ngay cả ở môi trường tối ưu nhất thì ống phấn in vitro chỉ dài khoảng 30–40% ống phấn in vivo mặc dù chúng cũng có kiểu tăng trưởng theo kiểu dị dưỡng như trong vòi nhuỵ và được hỗ trợ bởi các chất dự trữ trong đó [104, 123]. Nói tóm lại những kết quả này đã cung cấp một phương pháp hiệu quả để thực hiện nghiên cứu nảy mầm hạt phấn Nhãn in vitro. Đồng thời cho thấy có sự khác biệt về khả năng nảy mầm của chúng ở các giống khác nhau dưới sự ảnh hưởng của nhiệt độ. Những kết quả đó không những cung cấp một kiến thức cơ bản cho các nghiên cứu sinh học sinh sản ở Nhãn mà còn là một công cụ hữu ích cho mục đích nhân giống và đánh giá sự thích nghi của các loài cây trồng khác dưới điều kiện nhiệt độ khác nhau. 3.3.4. Bảo quản hạt phấn ở nhiệt độ thấp Hạt phấn thu thập từ các hoa đực (hoa M1 và M2) được bảo quản ở 4ºC và –20ºC trong vòng 1 năm sau đó được lấy ra kiểm tra khả năng nảy mầm và phát triển của ống phấn. Các mẫu này đều được kiểm tra với môi trường nảy mầm hạt phấn in vitro tối ưu đã tìm ra cho Nhãn trong điều kiện nhiệt độ phòng (23/24ºC ). Kết quả cho thấy những hạt phấn được bảo quản ở 4ºC đã không nảy mầm được. Điều đó cho thấy rằng toàn bộ hạt phấn lưu trữ ở điều kiện nhiệt độ này đã bị hỏng sau một năm. Trong khi đó những hạt phấn được lưu trữ ở –20ºC đã nảy mầm rất tốt với tỷ lệ nảy mầm là 72% và 68% lần lượt cho hạt phấn các hoa M1 và M2. Như vậy toàn bộ hạt phấn được bảo quản ở nhiệt độ trên sau một năm vẫn nảy mầm tốt. Đây là một kết quả khá quan trọng cho thấy hạt phấn có thể bảo quản ở nhiệt độ –20ºC trong vòng một năm mà chất lượng nảy mầm vẫn tốt để có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau. Việc bảo quản hạt phấn cho phép các chương trình nhân giống sử dụng hạt phấn ở những vùng khác nhau vì lý do 107 thời gian nở hoa của các vùng khác nhau trên thế giới là khác nhau. Hạt phấn có thể dễ dàng bảo quản và di chuyển từ vùng này sang vùng kia. Thêm vào đó việc bảo quản này có thể giúp người trồng Nhãn sử dụng hạt phấn từ vụ mùa trước để thụ phấn cho vụ mùa sau của cùng một giống hoặc ở những giống khác nhau. 108 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN Kết luận 1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của Nhãn được mô tả theo hệ thống thang BBCH mở rộng gồm 7 giai đoạn sinh trưởng chính (3 giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và 4 giai đoạn sinh trưởng sinh sản) và 41 giai đoạn sinh trưởng thứ cấp. 2. Ở Việt Nam hoa Nhãn bắt đầu nở từ chiều cho đến hết đêm và sẵn sàng cho quá trình thụ phấn vào sáng hôm sau. Ở Tây Ban Nha hoa Nhãn bắt đầu nở từ buổi tối cho đến sáng và sẵn sàng cho quá trình thụ phấn vào buổi trưa. Các loài thụ phấn cho hoa chủ yếu là Ong mật Apis cerana và Ong Ý A. mellifera. 3. Quá trình phát triển quả Nhãn ở miền Nam Tây Ban Nha gồm hai đợt rụng quả. Đợt đầu tiên diễn ra vào tuần 2–4 sau khi hoa nở và liên quan đến sự thụ tinh không thành công và sự hình thành cùi non. Đợt thứ hai diễn ra vào 5–6 tuần sau khi hoa nở liên quan đến sự phát triển mạnh của cùi do đó có sự cạnh tranh chất dinh dưỡng. 4. Hạt phấn nảy mầm trong vòng 6 giờ kể từ khi thụ phấn. Ông phấn thâm nhập vào bên trong vòi nhuỵ và tiến đến gốc nhuỵ sau 1 ngày, 2 ngày thì tiến tới bề mặt của nắp bịt và 3 ngày thì thâm nhập vào noãn. Mỗi noãn thường chỉ có 1 hoặc 2 ống phấn tiến vào noãn và thường chỉ 1 noãn được thụ tinh. 5. Đầu nhuỵ có khả năng giữ hạt phấn, hạt phấn nảy mầm và ống phấn thâm nhập vào bên trong vòi nhuỵ tốt nhất khi bề mặt các thuỳ rộng nhất. Các hoa chỉ có khả năng tạo điều kiện tốt cho quá trình thụ phấn trong vòng 3 ngày đầu sau khi nở. 109 6. Thực nghiệm in vivo cho thấy hạt phấn nảy mầm và ống phấn phát triển tốt nhất ở nhiệt độ tốt nhất 23/24○C, kém nhất ở 10/20ºC và trung bình ở 20/30ºC 7. Môi trường nảy mầm hạt phấn tối ưu in vitro bao gồm 23% PEG 8000 và 10% đường sucrose và các khoáng chất: 100mg L−1 KNO3, 100mg L−1 H3BO3, 200mg L−1 MgSO4.7H2O và 700mg L−1 Ca(NO3)2.4H2O. 8. Thực nghiệm in vitro cho thấy hạt phấn hoa M1 có khả năng nảy mầm tốt hơn M2 ở hầu hết các chế độ nhiệt. 9. Hạt phấn của bốn giống Nhãn khác nhau cho khả nảy mầm in vitro tốt nhất ở 30ºC và 35ºC. Nhưng ở các chế độ nhiệt khác là 10ºC, 20ºC và 40ºC thì tỷ lệ nảy mầm ở các giống này khác nhau đáng kể. 10. Hạt phấn các hoa M1 và M2 sau một năm bảo quản ở −20○C vẫn nảy mầm tốt với tỷ lệ lần lượt là 72% và 68%. Kiến nghị 1. Tiếp tục nghiên cứu sinh học sinh sản ở Nhãn để giải quyết những vấn đề còn tồn tại như sự phát sinh tính lưỡng tính của hoa, quá trình thụ tinh kép, phát triển của phôi và nguồn gốc xuất hiện cùi. 2. Nghiên cứu đa dạng di truyền Nhãn bằng phương pháp RNA-seq nhằm mục đích chọn lọc nguồn gen và chọn giống cho năng suất cao và khả năng chống chọi với môi trường tốt hơn. 110 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 1. Pham Van The, Tran Minh Hoi, María Herrero and Inaki Hormaza (2013) The reproductive of the Longan. Trong Kỷ yếu Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 5, Hà Nội 18 tháng 10 năm 2013. Nxb Nông nghiệp, tr. 1242-1246. 2. Phạm Văn Thế, Trương Xuân Lam (2015) Bước đầu nghiên cứu vai trò của các loài côn trùng thụ phấn hoa nhãn (Dimocarpus longan Lour.). Trong Kỷ yếu Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 6, Hà Nội 21 tháng Mười 2015. Nxb Nông nghiệp, tr. 1679-1685. 3. Pham V.T., Herrero M. &Hormaza J.I. (2015) Phenological growth stages of longan (Dimocarpus longan) according to the BBCH scale. Scientia Horticulturae 189, tr. 201-207. 4. Pham V.T., Herrero M. &Hormaza J.I. (2015) Effect of temperature on pollen germination and pollen tube growth in longan (Dimocarpus longan Lour.). Scientia Horticulturae 197, tr. 470-475. 5. Pham V.T., Herrero M. &Hormaza J.I. (2016) Fruiting pattern in longan, Dimocarpus longan: from pollination to aril development. Annals of Applied Biology 169, tr. 357–368. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Hoàng Chung (2006), “Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật”, Nxb Giáo Dục, tr.17–47. 2. Hoàng Đức Cự (2001), “Sinh học đại cương – Sinh học cơ thể thực vật”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 2. 3. Trần Văn Hâu (2005), “Sự ra hoa và biện pháp xử lý ra hoa Nhãn (Dimocarpus longan Lour.)”, Trong: Trần Văn Hâu (Ed.), Giáo trình xử lý ra hoa Cây ăn trái, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr.76–98. 4. Trần Văn Hâu và Đỗ Minh Huân (2011), “Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, sự ra hoa và phát triển trái nhãn E–Dor (Dimocarpus longan Lour.) tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ 20b, tr.129–138. 5. Trần Văn Hâu và Huỳnh Thanh Vũ (2008), “Đặc tính sinh học của sự ra hoa và phát triển trái nhãn Xuồng cơm vàng (Dimocarpus longan (Lour.) Steud. var. xuong com vang”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại Học Cần Thơ 9, tr.69–76. 6. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây Cỏ Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội, tập 2, tr.220–221. 7. Nguyễn Thế Huấn (2008), “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất nhãn tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Số 3.(47), tập 2, tr.139–142. 8. Nguyễn Thế Huấn, Nguyễn Đức Thạnh, Vũ Thị Thanh Thủy, Đỗ Thị Phượng (2011), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất của giống Nhãn chín muộn PH–99– 112 1–1 tại huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Số 9(1), tập 85, tr.07–12. 9. Nguyễn Quốc Huy (2010), Nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học, một số tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Stephania Lour. ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ trường Đại học Dược Hà Nội. 10. Đỗ Tất Lợi (2004), “Cây thuốc và vị thuốc Việt nam’’, NXB Y học, tr. 790-791. 11. Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thuỷ Tiên, Huỳnh Ngọc Oanh (2014), “Sinh học đại cương: Sinh học thực vật, sinh học động vật và hệ sinh thái”, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tập 2, tr. 23–38. 12. Phan Cự Nhân (chủ biên), Trần Bá Hoành, Lê Quang Long, Phạm Đình Thái, Hoàng Thị Sản, Mai Đình Yên (2005), Sinh học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, tập 2. 13. Hà Minh Tâm (2011), Nghiên cứu phân loại và giá trị tài nguyên của tông Chôm chôm (Nephelieae Radlk.) ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ, mã số B.2009-18-55, Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2, tr.37-50. 14. Nguyễn Bá Tĩnh (2004), “Tuệ Tĩnh Toàn tập (Nam Dược Thần Hiệu – Tuệ Tĩnh)”, Nxb Y Học, tr.27. 15. Nguyễn Thị Kim Triển, Nguyễn Khoa Lân, Trần Thị Tú, Trần Hiếu Quang, (2015), “Nghiên cứu hiện trạng, đặc điểm sinh học và sinh sản của trắc dây (Dalbergia annamensis A.Chev.) ở khu vực suối Đá Bàn, tỉnh Phú Yên và đề xuất biện pháp bảo tồn”, Trong Kỷ yếu Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV, Bộ tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, Trang 512 – 519. 113 16. Trần Thế Tục, Cao Anh Long, Phạm Văn Côn, Hoàng Ngọc Thuận, Đoàn Văn Lư (1998), Giáo trình cây ăn quả, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr.249–264. 17. Trần Thế Tục (1999), Cây Nhãn – Kỹ thuật trồng và Chăm sóc, Nxb Nông Nghiệp, 120tr. 18. Trần Thế Tục (2004), Cây Nhãn và Kỹ thuật trồng, Nxb Lao động và Xã hội, 108tr. 19. Ủy Ban Phiên Dịch Sử Liệu Việt Nam (1961), “An Nam Chí Lược (Lê Tắc – 1335)”, Viện Đại Học Huế. tr.49,70. 20. Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền, Phan Kế Lộc & Nguyễn Tiến Hiệp (2000), “Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam”, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội. 21. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1993), Đại Việt Sử ký Toàn thư (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên 1697), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.27. 22. Viện Sử học (1998), Khâm định Việt sử Thông cương Giám mục (Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, 1856–1881), Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.33,306. 23. Viện Sử học (2007), Phủ Biên Tạp Lục (Lê Quý Đôn, 1776), Nxb Văn Hoá Thông Tin, tr.415. Tiếng Anh 24. Agusti M., Zaragoza S., Bleiholder H., Buhr L., Hack H., Klose, R., Stau R. (1997), “Adaptation of the BBCH scale for the description of Citrus fruits’ phenological stages”, Fruits 52, pp. 287–295. 25. Alcaraz M.L., Hormaza J.I., Rodrigo J. (2010), “Ovary starch reserves and pistil development in avocado (Persea americana)”, Physiologia Plantarum 140, pp.395–404. 114 26. Alcaraz M.L., Hormaza J.I., Rodrigo J. (2013), “Pistil starch reserves at anthesis correlate with final flower fate in avocado (Persea americana)”, PloS One 8, pp.e78467. 27. Alcaraz M.L., Montserrat M., Hormaza J.I. (2011), “In vitro pollen germination in avocado (Persea americana Mill.): Optimization of the method and effect of temperature”, Sci. Hortic. 130, pp.152–156. 28. Alcaraz M.L., Thorp T.G., Hormaza J.I. (2013), “Phenological growth stages of avocado (Persea americana) according to the BBCH scale”, Scientia Horticulturae 164, pp.434–439. 29. Allen B.H., and Magill R.E. (1987), “Support of a distinct terminology for bryophyte sexuality”, Taxon 36, pp.57–58. 30. Amici G. B. (1822), “Amici’s microspical observations”, Quarterly Journal of Science Literature and the Arts 1824, pp.388–392. 31. Arbeloa A., Herrero M. (1987), “The significance of the obturator in the control of pollen tube entry into the ovary in peach (Prunus persica L. Batsch)”, Annals of Botany 60, pp.681–685. 32. Arbeloa A., Herrero M. (1991), “Development of the ovular structures in peach (Prunus persica (L.) Batsch)”, New Phytologist 118, pp.527 533. 33. Bachelier J. B., Endress P. K. (2009), “Comparative floral morphology and anatomy of Anacardiaceae and Burseraceae (Sapindales), with a special focus on gynoecium structure and evolution”, Botanical Journal of the Linnean Society 159, pp.499–571. 34. Bell P.R., Duckett J.G., and Myles. D.G. (1971), “The occurrence of a multilayered structure in the motile sperm of Pteridium aquilinum”, J. Ultrastructre Res. 34, pp.181–189. 115 35. Boavida L.C., Varela M.C., Feijo J.A. (1999), “Sexual reproduction in the cork oak (Quercus suber L.). I. The progamic phase”, Sexual Plant Reproduction 11, pp.347–353. 36. Brewbaker J. L. (1967), “Distribution and phylogenetic significance of binucleate and trinucleate pollen grains in angiosperms”, American Journal of Botany 54, pp.1069–1083. 37. Brewbaker J.L., Kwack B.H., (1963), “Essential role of the calcium ion in pollen germination and pollen tube growth”, Am. J. Bot. 50, pp.747– 858. 38. Charlesworth D. (1989), “Why do plants produce so many more ovules than seeds?”, Nature 338, pp.21–22. 39. Chen Q.X., Liao J.S., Hu Y.L. (1995), “The growth curve of longan fruit and the correlative analysis of its tissues”, Journal of Fujian Academy of Agricultural Sciences 24, pp.19–22. 40. Chen X. (2003), “East Asia”, In: Schwartz MD (ed), Phenology. An integrative environmental science. Kluwer, Dordrecht, pp. 11–26. 41. Choo W.K. (2000), Longan Production in Asia, Food and Agriculture Organization of the United Nations Regional Office for Asia and the Pacific, Bangkok, Thailand, 44pp. 42. Choo W.K., and Ketsa S. (1992), “Dimocarpus longan Lour”, In: Verheij, E.W.M. and Coronel R.E. (Eds.), Plant Resources of South– East Asia 2: Edible fruits and nuts, PROSEA, Bogor, Indonesia, pp.146–151. 43. Cresti M., Blackmore S., and Van Went J. L. (2012), Atlas of sexual reproduction in flowering plants, Springer Science & Business Media, 249pp. 116 44. Cresti M., Gori P., Pacini E. (Eds.) (1988), Sexual Reproduction in Higher Plants, Proceedings of the Tenth International Symposium on the Sexual Reproduction in Higher Plants, 30 May – 4 June 1988 University of Siena, Siena, Italy, Springer–Verlag, New York, 502pp. 45. Currier H.B. (1957), “Callose substance in plant cells”, American Journal of Botany 44, pp.478–488. 46. Dafni A., Firmage D. (2000), “Pollen viability and longevity: practical, ecological and evolutionary implications”, In: Dafni, A., Hesse, M., Pacini, E. (Eds.), Pollen and pollination, Springer Vienna, pp.113–132. 47. Davenport T.L., and Stern R.A. (2005), “Flowering”, In: Menzel C.M. and Waite G.K. (Eds.), Litchi and Longan: Botany, Production and Uses. CAB International Publishing, pp.87–113 48. De Graaf B.H.J., Derksen J.W.M., Mariani C. (2001), “Pollen and pistil in the progamic phase”, Sexual Plant Reproduction 14, pp.41–55. 49. Diczbalis Y. (2002), Longan: Improving Yield and Quality, Rural Industries Research and Development Corporation, Australia, Canprint Publishing House, 59pp. 50. Distefano G., Gentile A., Herrero M. (2011), “Pollen–pistil interaction and early fruiting in parthenocarpic citrus”, Annals of Botany 108, pp.499–509. 51. Edlund A. F., Swanson R., & Preuss D. (2004), “Pollen and stigma structure and function: the role of diversity in pollination”, The Plant Cell 16(suppl 1), pp.S84–S97. 52. Endress P.K. (1973), “Arils and aril‐like structures in woody Ranales”, New Phytologist 72, pp.1159–1171. 53. Esau K. (1977), Anatomy of seed plants, New York, USA: John Wiley & Sons, 576pp. 117 54. Feder N., O'Brien TP. (1968), “Plant microtechnique: some principles and new methods”. American Journal of Botany 55, pp.123–142. 55. Feijó J.A., Malhó R., Obermeyer G., (1995), “Ion dynamics and its possible role during in vitro pollen germination and tube growth”, Protoplasma 187, pp.155–167. 56. Fivaz J., Robbertse P.J., Gazit S., (1994), “Studies on the morphology, viability and storage of pollen grains of litchi (Litchi chinensis Sonn.)”. Yearbook of the South African Litchi Growers’ Association 6, pp.9–12. 57. Friedman W. E., Diggle P. K. (2011), “Charles Darwin and the origins of plant evolutionary developmental biology”, The Plant Cell 23, pp.1194–1207. 58. Gonzales R., Ruiz-Silvera C., Buhr L., Bleiholder H., Hack H., Meier U., Wicke H. (2002), “Proposal for codification of the phenological cycle of edible Musaceae”. In Proceedings XV Reunión International ACORBAT Meeting, Cartagena/Kolumbien, pp.412–417. 59. Gotor E., Alercia A., Rao V.R., Watts J., Caracciolo F. (2008), “The scientific information activity of Bioversity International: the descriptor lists”, Genetics Resources and Crop Evolution 55, pp.757–772. 60. Green J.R.(1894), “On the germination of the pollen grain and the nutrition of the pollen tube”, Ann. Bot. 8, pp.225–228. 61. Grew N. (1682), The anatomy of plants, W Rawlins, London (1965). 62. Groff G.W. (1921), The Lychee and Lungan, Orange Judd Company, New York, US, pp.103–107. 63. Guangwu K., Jinhua W., Xiaohua S. & Xi C. (1988), “Pollen morphology and systematic position on different varieties of Dimocarpus longan Lour.”, Acta Horticulturae Sinica 2, pp. 007. 118 64. Hack H., Bleiholder H., Buhr L., Meier U., Schnock–Fricke U., Weber E., Witzenberger A. (1992), “Einheitliche Codierung der phänologischen Entwick–lungsstadien monound dikotyler Pflanzen– Erweiterte BBCH–Skala”, Allgemein. Nachrichtenbl. Deut. Pflanzenschutzd. 44, pp.265–270. 65. Hedhly A, Hormaza J.I., Herrero M. (2003), “The effect of temperature on stigmatic receptivity in sweet cherry (Prunus avium L.)”, Plant Cell & Environment 26, pp.1673–1680 66. Hedhly A., Hormaza J.I., Herrero M. (2004), “Effect of temperature on pollen tube kinetics and dynamics in sweet cherry (Prunus avium L., Rosaceae)”, American Journal of Botany 91, pp.558–564. 67. Hedhly A., Hormaza J.I., Herrero M. (2005a), “Influence of genotype– temperature interaction on pollen performance”, J. Evol. Biol. 18, pp.1494–1502. 68. Hedhly A., Hormaza J.I., Herrero M. (2005b), “The effect of temperature on pollen germination, pollen tube growth and stigmatic receptivity in peach (Prunus persica L. Batsch)”, Plant Biology 7, pp.476–483. 69. Hedhly A., Hormaza J.I., Herrero M. (2007), “Warm temperatures at bloom reduce fruit set in sweet cherry”, Journal of Applied Botany and Food Quality 81, pp.158–164. 70. Hedhly A., Hormaza J.I., Herrero M. (2009), “Global warming and sexual plant reproduction”, Trends in Plant Science 14, pp.30–36. 71. Hernandez F., Legua P., Melgarejo P., Martínez R., Martínez J.J. (2015), “Phenological growth stages of jujube tree (Ziziphus jujube): codification and description according to the BBCH scale”, Annals of Applied Biology 166, pp.136–142. 119 72. Hernandez-Delgado P.M., Aranguren M., Reig C., Fernandez Galvan D., Mesejo C., Martinez Fuentes A., Galan Sauco V., Agusti M. (2011), “Phenological growth stages of mango (Mangifera indica L.) according to the BBCH scale”, Scientia Horticulturae 130, pp.536–540 73. Herrero M. (1992), “From pollination to fertilization in fruit trees”, Plant Growth Regulation 11, pp.27–32. 74. Herrero M. (2000), “Changes in the ovary related to pollen tube guidance”, Annals of Botany 85(suppl 1), pp.79–85. 75. Herrero M. (2001), “Ovary signals for directional pollen tube growth”, Sexual Plant Reproduction 14, pp.3–7. 76. Herrero M. (2003), “Male and female synchrony and the regulation of mating in flowering plants”, Philosophical Transactions of the Royal Society B: Biological Sciences 358, pp.1019–1024. 77. Herrero M., Arbeloa A. (1989), “Influence of the pistil on pollen tube kinetics in peach (Prunus persica (L.) Batsch)”, American Journal of Botany 76, pp.1441 1447. 78. Herrero M., Dickinson H.G. (1980), “Pollen tube growth following compatible and incompatible intraspecific pollinations in Petunia hybrida”, Planta 148, pp.217–221. 79. Herrero M., Dickinson H.G. (1981), “Pollen tube development in Petunia hybrida following compatible and incompatible in–traspecific matings”, Journal of Cell Science 47, pp.365–383. 80. Herrero M., Gascon M. (1987), “Prolongation of embryo sac viability in pear (Pyrus communis L.) following pollination or treatment with gibberellic acid”, Annals of Botany 60, pp.287–293. 81. Herrero M., Hormaza J.I. (1996), “Pistil strategies controlling pollen tube growth”, Sexual Plant Reproduction 9, pp.343–347. 120 82. Heslop–Harrison Y., Shivanna K. (1977), “The receptive surface of the angiosperm stigma”, Annals of Botany 41, pp.1233–1258. 83. Hormaza J.I., Herrero M. (1992), “Pollen selection”, Theoretical and Applied Genetics 83, pp.663–672. 84. Hormaza J.I., Herrero M. (1996), “Dynamics of pollen tube growth under different competition regimes”, Sexual Plant Reproduction 9, pp.153–160. 85. Hormaza J.I., Herrero M. (1999), “Pollen performance as affected by the pistilar genotype in sweet cherry (Prunus avium L.)”, Protoplasma 208, pp.129–135 86. Huang X., Subhadrabandhu S., Mitra S.K., Ben–Arie R., Stern R.A. (2005), “Origin, history, production and processing”, In: Menzel, C.M., Waite, G.K. (Eds.), Litchi and Longan: Botany, Production and Uses, CABI International, Wallingford, UK, pp.1–23. 87. Hughes J, Mccully M.E. (1975), “The use of an optical brightener in the study of plant structure”, Stain technology 50, pp. 319–329. 88. Inouye D.W. (1980), “The terminology of floral larceny”, Ecology 61, pp.1252–1253. 89. Johri B.M., & Srivastava P. S. (Eds.) (2013), Reproductive biology of plants, Springer Science & Business Media, 230pp. 90. Ke G.W., Wang C.C., Huang J.H. (1992), “The aril initiation and ontogenesis of longan fruit”, Journal of Fujian Academy of Agricultural Sciences 7, pp.22–26. 91. Kelley J.C. (1957), “Boron effects on growth, oxygen uptake and sugar absorption by germination pollen”, Am. J. Bot. 44, pp.239–244. 92. Lancashire P. D., Bleiholder H., Boom T.V.D., Langelüddeke P., Stauss R., Weber E. & Witzenberger A. (1991), “A uniform decimal 121 code for growth stages of crops and weeds”, Annals of Applied Biology 119(3), pp.561-601. 93. Lee T.D. (1988), “Patterns of fruit and seed production”, In: Doust J.L., Doust L.L. (Eds), Plant reproductive ecology –Patterns and strategies, . Oxford University Press, USA, pp.179–202. 94. Leenhouts, P.W. (1971), “A revision of Dimocarpus (Sapindaceae)”, Blumea 19, pp.113–131. 95. Li J.Z. (1984), “Studies on fertilization of Dimocarpus longan Lour.”, Acta Horticulturae Sinica 11, pp.243–247. 96. Linskens H. F. (1975), “Incompatibility in petunia”, Proceedings of the Royal Society of London, Series B, Biological Sciences 188, pp.299– 311. 97. Linskens H.F. (1986), “Recognition during the progamic phase”, In: Cresti M., Dallai R. (Eds), Biology of reproduction and cell motility in plants and animals, University of Siena, Italy, pp.21–31. 98. Liu X.H., Ma C.L. (2001), “Production and research of longan in China”, Acta Horticulturae 558, pp.73–82. 99. Liu X.H., Qiu D.L., Xie C.L., Huang L.P. (1996), “A study on the pollination biology of longan”, South China Fruits 25, pp.34–36. 100. Lora J, Herrero M., Hormaza J.I. (2009), “The coexistence of bi and tricellular pollen in Annona cherimola Mill. (Annonaceae): Implications for pollen evolution”, American Journal of Botany 96, pp.802–808. 101. Lora J., Hormaza J.I., Herrero M. (2010b), “The progamic phase of an early–divergent angiosperm, Annona cherimola (Annonaceae)”, Annals of Botany 105, pp.221–231. 122 102. Losada J.M., Herrero M. (2013a), “Flower strategy and stigma performance in the apple inflorescence”, Scientia Horticulturae 150, pp.283–289. 103. Losada J.M., Herrero M. (2013b), “The influence of the progamic phase on fruiting in the apple tree”, Annals of Applied Biology 163, pp.82–90. 104. Losada J.M., Herrero M. (2014), “Glycoprotein composition along the pistil of Malus x domestica and the modulation of pollen tube growth”, BMC Plant Biology 14:1. 105. Luza J.G., Polito V.S. (1991), “Porogamy and chalazogamy in walnut (Juglans regia L.)”, Botanical Gazette 152, pp.100–106. 106. Lyon H.L. (1904), “The embryogeny of Ginkgo”, Minn. Bot. Stud. 3, pp.275–290. 107. Maheshwari P. (1950), An introduction to the embryology of angiosperms, McGraw–Hill, New York, 453pp. 108. Martinez–Pallé E., Herrero M. (1998), “Pollen tube pathway in chalazogamous Pistacia vera L.”, International Journal of Plant Sciences 159, pp. 566–574. 109. Mascarenhas J.P. (1975), “The biochemistry of angiosperm pollen development”, Botanical Review 41, pp. 259–314. 110. Mascarenhas J.P. (1993), “Molecular mechanisms of pollen tube growth and differentiation”, Plant Cell 5, pp.1303–1314. 111. Mauseth J.D. (2012), Botany: an introduction to plant biology, Jones & Bartlett Publishers, 696pp. 112. McCormick, S. (2004), “Control of male gametophyte development”, Plant Cell 16, pp.S142–S153. 123 113. Morton J.F. (1987), “Pomegranate”, In: Morton J.F. (Ed.), Fruits of warm climates. Morton J.F., pp.352–355. 114. Mustard M.J., Liu S., Nelson R.O. (1953), “Observations of floral biology and fruit setting in lychee varieties”, Proceedings of the Florida State Horticultural Society 66, pp.212–220. 115. Nakasone, H.Y. and Paull, R.E. (1998), Tropical Fruits, CAB International, Wallingford, UK, 445 pp 116. Nicholas J.R., Gates P.J., Grierson P. (1987), “The use of fluorescence microscopy to monitor root development in micropropagated explants”, J. Hortic. Sci. 61, pp.417–421. 117. Obermeyer G., Blatt M.R. (1995), “Electrical properties of intact pollen grains of Lilium longiflorum: characteristics of the non–germination grain”, J. Exp. Bot. 46, pp.803–813. 118. Paull R.E., and O. Duarte. (2011), “Litchi and Longan”, in: Paull R.E., and Duarte O. (Eds.), Tropical Fruits, CAB International, Wallingford, UK, 2nd ed. Vol.1, pp.221–251. 119. Pham D.H. (2012), Pollination biology of Jujubes and Longans and the importance of insects in the pollination of crops in Vietnam, A Thesis presented to The University of Guelph, Ontario, Canada. 120. Pham T.H. (2011), “Improvement of flowering and fruitting of Huong Chi longan (Dimocarpus longan Lour.) by KClO3 applications”, Journal of Science and Development, Hanoi University of Agriculture 9, pp.113–119. 121. Qiu. D.L. (2014), “Longan production and research in China”, Acta Horticulturae 1029, pp.39–46. 122. Ramawat K.G., Mérillon J.M. & Shivanna K.R. (Eds.) (2016), Reproductive biology of plants, CRC Press, 390pp. 124 123. Read S.M., Clarke A.E., Bacic A. (1993), “Stimulation of growth of cultured Nicotiana tabacum W 38 pollen tubes by poly (ethylene glycol) and Cu (II) salts”, Protoplasma 177(1–2), pp.1–14. 124. Rodrigo J., Herrero M. (1998), “Influence of intraovular reserves on ovule fate in apricot (Prunus armeniaca L.)”, Sexual Plant Reproduction 11, pp.86–93. 125. Rodrigo J., Herrero M. (2002), “The onset of fruiting in apricot (Prunus armeniaca)”, Journal of Applied Botany and Food Quality 76, pp.13– 19. 126. Rost T.L., Barbour M.G., Thornton R.M., Weier T.E., Stocking C.R. (1984), Botany: a brief introduction to plant biology, John Wiley and Sons, New York, USA, 2nd ed, 52pp. 127. Sabatini D.D., Bensch K., Barrnett R.J. (1963), “Cytochemistry and electron microscopy – The Preservation of cellular ultrastructure and enzymatic activity by aldehyde fixation”, The Journal of Cell Biology 17, pp.19–585. 128. Salazar D.M., Melgarejo P., Martinez R., Martinez J.J., Hernandez F., Burguera M. (2006), “Phenological stages of the guava tree (Psidium guajava L.)”, Scientia Horticulturae 108, pp.157–161. 129. Salinero M.C., Vela P., Sainz M.J. (2009), “Phenological growth stages of kiwifruit (Actinidia deliciosa ‘Hayward’)”, Scientia Horticulturae 121, pp.27–31. 130. Sanzol J., Herrero M. (2001), “The effective pollination period in fruit trees”, Scientia Horticulturae 90, pp.1–17. 131. Schlichting C. D., Stephenson A. G., Davis L., Winsor J. (1987), “Pollen competition and offspring variance”, Evolution Trends in Plants 1, 35–9. 125 132. Shivanna K.R., Sawhney V.K. (1995), “Polyethylene glycol improves the in vitro growth of Brassica pollen tubes without loss in germination”, J. Exp. Bot. 46, pp.1771–1774. 133. Sogo A., Tobe H. (2005), “Intermittent pollen–tube growth in pistils of alders (Alnus)”, Proceedings of the National Academy of Sciences of the USA 102, pp.8770–8775. 134. Stephenson A.G. (1981), “Flower and fruit abortion: proximate causes and ultimate functions”, Annual Review of Ecology and Systematics 12, pp.253–279. 135. Stern R.A, Gazit S. (1998), “Pollen viability in lychee”, J. Amer. Soc. Hort. Sci. 123, pp.41–46. 136. Stern R.A. (2005), “Fruit Set, Development and Maturation: B– Longan”, In: Menzel C.M. and Waite G.K. (Eds.), Litchi and Longan: Botany, Production and Uses, CABI International, Wallingford, UK, pp.138–140. 137. Stern R.A., Gazit S. (2003), “The reproductive biology of the lychee”, Horticultural Reviews 28, pp.393–453. 138. Subbaiah C.C. (1984), “A polyethylene glycol based medium for in vitro germination of cashew pollen”, Can. J. Bot. 62, pp.2473–2475. 139. Subhadrabandhu S., Stern R.A. (2005), “Taxonomy, Botany and Plant Development”, In: Menzel C.M. and Waite G.K. (Eds.), Litchi and Longan: Botany, Production and Uses, CABI International, Wallingford, UK, pp.25–34. 140. Taylor L.P., Hepler P.K., (1997), “Pollen germination and tube growth”, Annual Review of Plant Biology 48(1), pp.461–491. 126 141. Thompson M.M., Liu L.J. (1973), “Temperature, fruit set, and embryo sac development in ‘Italian’ prune”, Journal of the American Society for Horticultural Science 98, pp.93–197. 142. Tindall H.D. (1994), “Sapindaceous fruits: Botany and Horticulture”, Horticultural Reviews 16, pp.143–195. 143. Tong W.S., Shao X.H. (1989), “Study on longan pollen morphology by SEMP technique”, Science China Chemistry 32(6), pp.683-694. 144. Vasil I.K. (1987), “Physiology and culture of pollen”, Int. Rev. Cytol. 107, pp.127–174. 145. Visser T. (1955), Germination and storage of pollen, Doctoral dissertation, Landbouwhogeschool, Wageningen, 68pp. 146. Voraquaux F., Blanvillain R., Delseny M., Gallois P. (2000), “Less is better: new approaches for seedless fruit production”, Trends in Biotechnology 18, pp.233–242. 147. Wei Y.Z., Zhang H.N., Lia W.C., Xie J.H., Wang Y.C., Liu L.Q., Shi S.Y. (2013), “Phenological growth stages of lychee (Litchi chinensis Sonn.) using the extended BBCH-scale”, Scientia Horticulturae 161, pp.273–277. 148. Westwood M.N. (1978), Temperate zone Pomology (Postharvest, storage and Nutritional value), Freeman WH and Company, San Francisco, CA, USA, 428pp. 149. Williams J.H. (2008), “Novelties of the flowering plant pollen tube underlie diversification of a key life history stage”, Proceedings of the National Academy of Sciences of the USA 105, pp.11259–11263. 150. Williams J.H. (2009), “Amborella trichopoda (Amborellaceae) and the evolutionary developmental origins of the angiosperm progamic phase”, American Journal of Botany 96, pp.144–165. 127 151. Williams J.H., Friedman W.E., Arnold M.L. (1999), “Developmental selection within the angiosperm style: Using gamete DNA to visualize interspecific pollen competition”, Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America 96, pp.9201– 9206. 152. Xu J.H., Huang J., Yu D., Wei X., Xu L., Cai Z. (2012), “Comparison of megasporocyte development, pollination and early embryonic development between large–and abortive–seeded longan (Dimocarpus longan)”, Journal of Tropical and Subtropical Botany 20, pp.114–120. 153. Xu X.D., Zheng S.Q., Huang J.S., Xu J.H., Lin Y.Q. and Liu H.Y. (1997), “Studies on fruit development of extremely late maturing species of longan. II. Dynamic changes of fresh and dry weight, the requirement and distribution of moisture and solute content in fruits”, Journal of Fujian Academy of Agricultural Sciences 12, pp.19–23. 154. Yuan R.C., Huang H.B. (1988), “Litchi fruit abscission: its patterns, effect of shading and relation to endogenous abscisic acid”, Scientia Horticulturae 36, pp.281–292. 155. Zee F.T.P., Chan H.T.Jr and Yen C.R. (1998), “Lychee, longan, rambutan and pulasan”, In: Shaw P.E., Chan H.T.Jr. and Nagy S. (Eds), Tropical and Subtropical Fruits, Agscience, Auburndale, Florida, pp.290–335. 156. Zhang H.N., Sun W.S., Sun G.M., Liu S.H., Li Y.H., Wu Q.S., Wei Y.Z. (2016), “Phenological growth stages of pineapple (Ananas comosus) according to the extended Biologische Bundesantalt, Bundessortenamt and Chemische Industrie scale”, Annals of Applied Biology 169, pp.311–318. 128 157. Zheng S.Q., Huang J.S., Xu X.D. (1994), “Studies on fruit development of aborted–seeded longan: correlative analysis on fruit growing type and its characters”, Journal of Fujian Academy of Agricultural Sciences 9, pp.22–25. 158. Zhou B.Y., Li J.G., Huang X.M., Zhou X.J. (1999), “Changes of ZRs, GA and IAA content during fruit development of longan”, Journal of South China Agricultural University 20, pp.50–53. Tiếng Pháp 159. Amici G. B. (1847), “Sur la fécondation des Orchidées”, Annales des Sciences Naturelles: Botanique 7, pp.193–205. 160. Gayat L.A. (1897), “Recherches sur le developement de l’archegone Chezles Muscinees”, Ann. Sci. Nat. Ser. 83, pp.161–258. 161. Lecomte M.H. (1907), Flore générale de l'Indo-Chine. Masson et Cie, Paris, France, T1. Fasc.8, pp.1046–1047 162. Vaucher J.P. (1803), Histoire des conferves d'eau douce: contenant leurs différens modes de reproduction, et la description de leurs principales espèces suivie de l'histoire des trémelles et des ulves d'eau douce, Chez J.J. Paschoud, Genève, 285pp. Tiếng Đức 163. Goethe J.W.V. (1790), "Versuch die Metamorphose der Pflanzen zu erklären", CW Ettinger, Gotha, Germany. 164. Kölreuter, J. G. (1761), Vorläufige nachricht von einigen das geschlecht der pflanzen betreffenden versuchen und beobachtungen, nebst fortsetzungen 1, 2 und 3.(1761–1766), W. Engelmann, No. 41. 165. Linskens H.F., Esser K. (1957), “Über eine spezifische Anfärbung der Pollenschläuche im Griffel und die Zahl der Kallosepfropfen nach Selbstung und Fremdung”, Naturwissenschaften 44(1), pp.16. 129 166. Sprengel C. K. (1793), Das entdeckte Geheimnis der Natur im Bau und in der Befruchtung der Blumen, Рипол Классик, 443pp. [The secret of nature in the form and fertilization of flowers discovered]. Tiếng Latin 167. Camerarius R. J. (1694), De sexu plantarum epistola, Reissued in: Ostwald’s Klassiker der exakten Naturwissenschaften, 105pp.(1899). 168. Loureiro J.D. (1790), Flora Cochinchinensis, Portugal: Ulyssipone, Typis, et expensis Academicis, T1, pp.233–234. Các trang Web 169. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (2012), , Tháng 12, 2014. 170. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Trồng trọt (2011), , Tháng 12, 2012. 171. Buara P., Kumcha K. (2014), “Fruit and Vegetables production in Thailand”. < ure/WHO/seoul/F_V_Thailand.pdf.> October 2014. 172. FAO, (2004), “Fruits of Vietnam”. Food and Agricultural Organization of the United Nations, Regional Office for Asia and the Pacific, Bangkok, Thailand. . May 2015. 173. FAO, (2011), “Tropical Fruits Compendium”. Food and Agricultural Organization of the United Nations. . May 2015. 174. Jonathan H.C., Carlos F.B., Steven A.S., and Ian M. (2013), Longan growing in the Florida home landscape, Fact Sheet HS–49: Institute of 130 Food and Agricultural Sciences, University of Florida, 11pp, , October 2015. 175. World Conservation Monitoring Centre (1998) “Dimocarpus longan”, The IUCN Red List of Threatened Species 1998: e.T32399A9698234. < >. 25 November 2016.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_sinh_hoc_sinh_san_cua_nhan_dimocarpus_longan_lour_da.pdf