Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học ngữ pháp cần linh hoạt, tránh sử dụng
tràn lan, gò bó, lạm dụng, áp đặt. Tình huống có vấn đề cần đƣợc thực hiện trong sự kết hợp
với các cách thức khác. Luận án "Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học ngữ pháp tiếng
Việt ở trƣờng Trung học cơ sở" có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên các
trƣờng sƣ phạm và phổ thông. Ngoài ra luận án còn có thể dùng làm tài liệu để bồi dƣỡng
nghiệp vụ cho giáo viên Trung học cơ sở và là tài liệu tham khảo để soạn sách giáo khoa,
sách hƣớng dẫn giảng dạy cho giáo viên và sách bài tập ngữ pháp cho học sinh Trung học cơ sở./.
216 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học ngữ pháp tiếng Việt ở trường trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cương".Tập 2, trƣờng CBQL 1990
103. Trần Hồng Quân. "Một số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực giáo dục đào tạo" trƣờng
CBQL TW1.
104. Rez I.A. "Phương pháp luận dạy văn học". Phan Thiều dịch, NXBGD Hà Nội 1983.
105. Saussure F.D. " Giáo trình ngôn ngữ học đại cương" NXBKHXH , Hà Nội 1973.
106. Vũ Văn Tảo, Trần Văn Hà. "Dạy học giải quyết vấn đề - một hướng đổi mới trong công
tác giáo dục - đào tạo - huấn luyện " Trƣờng CBQL -GD- ĐT Hà Nội 1996.
107. Nguyễn Khánh Toàn."Một số vấn để giáo dục của Việt Nam", NXBGD 1995.
108. Bùi Minh Toán. "Về quan điểm giao tiếp trong giảng dạy tiếng Việt". CGD số 11/1992.
109. Nguyễn Huy Tú."Mấy cấp độ trong dạy học nêu vấn đề", CGD số 2/1992, tr 23 - tr21 .
110. Hoàng Tuệ. " Xã hội - ngôn ngữ học và vấn đề dạy ngôn ngữ", số phụ ngôn ngữ số
2/1982. Tr1-tr8.
111. Hoàng Tụy. "Nhà trường trước thềm thế kỷ XXI". Báo văn nghệ số 25/4/1998.
112. Thái Duy Tuyên. "Lí luận dạy học", NXBGD 1996.
113. Lê Xuân Thại. " Bồi dưỡng hứng thú của học sinh đối với môn Tiếng Việt" TCNN số
4/1994, Tr 1 – tr 6.
114. Nguyễn Kim Thản. "Nghiên cứu ngữ pháp Tiếng Việt" tập 1,2 XBKHXH Hà Nội 1963-
1964.
115. Nguyễn Kim Thản. "Cơ sở ngữ pháp Tiếng Việt". Thành Phố Hồ Chí Minh. NXB Tổng
hợp 1981.
116. Đỗ Xuân Thảo. "Cần có hệ thống bài tập tổng hợp trong dạy học Tiếng Việt”. TCGD số
3/1192 Tr 27.
172
117. Lý Toàn Thắng ''Bàn về những cơ sở của việc dùng dấu câu trong Tiếng Việt" TCNN,
số 3/1971 Tr13-33.
118. Lý Toàn Thắng. "Một số vấn đề tâm lý - ngôn ngữ trong việc dạy và học bản ngữ, số
phụ ngôn ngữ số 2/1982, Tr 9 - tr 15.
119. Phan Thiều. "Vấn đề phương pháp luận dạy Tiếng Việt",TCNN số 1/1982.
120. Phan Thiểu, Hồng Hạnh. "Tổ chức dạyTiếng Việt theo phương hướng thực hành"
NXGD số 2/1990 Tr22 - tr24.
121. Phan Thiều, Nguyễn Quốc Tuy, Nguyễn Thanh Tùng. "'Giảng dạy từ ngữ ở trường phổ
thông", NKBGD 1983.
122. Nguyễn Minh Thuyết. "Về dạy Tiếng việt ở trƣờng phổ thông" CNGD số 12 / 1988
123. Nguyễn Thị Trị."Một số khía cạnh tâm lý của dạy học nêu vấn đề. "TTKHGD - ĐH và
THCN số 2/1986.
124. Vugotxky L.x. "Trí tƣởng tƣợng và sáng tạo lứa tuổi thiếu nhi" NXB phụ nữ, Hà Nội
1985.
125. Phạm Viết Vƣợng. "Phương pháp luận nghiên cứu khoa học", NXBĐHQG Hà Nội
1997.
126. Xlapxcaia C.A. "Tƣ tƣởng trong hành động" (tâm lý học tƣ duy). Matxcơva, NXB Chính
Trị 1986.
127. Nguyễn Nhƣ Ý. "Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học"NXBGD 1996.
128. Nguyên Nhƣ Ý. "Môn Tiếng Việt ở Trung học sơ sở dạy gì? học gì?"Kỉ yếu HTKH
1997 Tr. 40.
129. Nguyễn Nhƣ Ý. “Về sách giáo khoa Tiếng Việt, tập làm văn Trung học Cơ sở" Kỉ yếu
HTKH 1997 Tr 4.
130. Zôina LA. "Lời nói của giáo viên trong quá trình dạy học"M 1984.
131. Zvereva N.M. "Tích cực hoá tư duy của học sinh trong giờ vật lý" NXBGD 1985.
173
Tiếng Anh
132. Morrson. A and Mejn Tyre.D. Teachers and teaching Page 59, Penguin.1961
133. Shelman.L.S and Keislax.E.R Learing by Discovery page 185, Rand Mc Nally an co.
Chicago 1966.
134. Shelman.L.S. Reccenstruclion and lcachinỵ, Review of Educational Research, (Uyeenn
40. soos 3,6.1970.
135. Myra Pollack Teachers, schools and Society. Mc Graw - Hill - Jne.l991.
136. 'The key competcies report" The Australian Education council and Ministry of locational
Education, Employment in training 1992.
Tiếng Nga
137. ГавшиноваТ. Ф. Проблемные вопросы п ситуации при обучении грамматике
Русский язык в школе 3 - 1991, в 3 - 7.
138. Львов М. Р. Словарь - справочник по методике русского языка, Москва
"Просвещение" 1988.
139. Купалова А. К). Совершенствование методов ©бучения русскому языку, Москва
"Просвещение" 1981.
140. Махмутов М. И. "Органнзование проблемного обучения", изд Прос М. 1977.
141. Текучев А. В., Баранов М. Т., Каппное В. И., Ладыженская Т. А., Львов М. Р.,...
Основы методики русского языка в 4 - 8, Кчассах, Москва, "Просвещение",
1978.
1
PHỤ LỤC
1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIÁO ÁN THAM KHẢO
1.1. Bài 12: Câu đặc biệt (1 tiết)
( Tiếng Việt 6 tập 1)
1.1.1. Mục đích yêu cầu của bài
Học sinh nắm đƣợc những kiến thức về:
- Cấu tạo của câu đặc biệt
- Hoàn cảnh sử dụng câu đơn đặc biệt. Một số trƣờng hợp dùng câu đơn đặc biệt
thƣờng gặp.
- Vận dụng lý thuyết về câu đơn đặc biệt vào bài tập, biết cách sử dụng câu đặc biệt
để tạo lập văn bản và giao tiếp.
1.1.2. Phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Giáo viên chuẩn bị: Bảng phụ , phấn màu. Viết sẵn ngữ liệu cần sử dụng trong bài vào
bảng phụ. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. In sẵn các ngữ liệu phát cho học sinh theo dõi.
Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo sự hƣớng dẫn của giáo viên.
1.1.3. Tiến trình bày dạy
Bài dạy đƣợc tiến hành theo mô hình kép 3 tình huống có vấn đề. Bài dạy đƣợc thiết
kế nhƣ sau:
(1) Tình huống có vấn đề: Hãy chọn và sắp xếp những câu trong ngữ liệu dưới đây
thành 2 nhóm: Nhóm 1: gồm các câu đơn bình thường em đã được học. Nhóm 2: gồm các
câu không có cấu tạo giống câu đơn bình thường. Sau đó em hãy thử phân tích câu tạo ngữ
pháp của các câu được xếp vào nhóm 2, và cho nhận xét về cấu tạo của các câu đó ?
2
(Mục đích của tình huống có vấn đề 1 là kiểm tra tri thức của bài học cũ và định
hƣớng cho học sinh vào chủ đề mới của bài học mới).
Thao tác của giáo viên:
Thao tác 1: Giới thiệu ngữ liệu cho học sinh quan sát trên bảng phụ, đồng thời phải
cho học sinh những nội dung ngữ liệu đã chuẩn bị sẵn.
(I) Mùa Xuân (1). Mỗi khi Họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng mọi vật nhƣ có
sự thay đổi kỳ diệu ! (2)
(Võ Quảng)
(II) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ (1). Gió biển thổi lồng lộng (2).
Ngoài kia là ánh đèn rọi của một con tàu (3). Một hồi còi (4)
(Nguyễn Trí Huân)
(III) Đang vui chuyện thì bỗng một thằng bé đứng phắt lên, trợn mắt giơ một ngón tay
ngang mũi (1)
- Lặng im (2) ! Lặng im (3)!
Mọi ngƣời ngơ ngác chƣa hiểu sao, thì nó đã kêu lên (4).
- Báo động (5) ! Báo động (6)
(Nam Cao)
(IV) Hồng Gai (1) ! Bao nhiêu là kỷ niệm (2). Hồi ông cụ tôi làm cai khu mỏ, tôi thƣ
kí sở mỏ (3). Nghèo khổ (4).
(Hồ Phƣơng)
( V) Một ngƣời qua đƣờng đuổi theo nó (1). Hai ngƣời qua đƣờng đuổi theo nó (2).
Rồi ba bốn ngƣời, sáu bảy ngƣời (3)... Rồi hàng chục ngƣời (4)
(Nguyễn Công Hoan)
3
Thao tác 2
+ Tổ chức cho học sinh giải quyết tình huống có vấn đề thực hiện yêu cầu đã đề ra.
Mời 2 học sinh lên bảng lớp. Số còn lại làm bài ra giấy nháp. Đáp án cụ thể của bài toán có
vấn đề nhƣ sau:
Nhóm 1: Câu đơn bình thƣờng Nhóm 2: Câu có đặc điểm khác câu đơn bình thƣờng
(I) Các câu (2)
(II) Các câu (1),(2),(3)
(III) Các câu (1),(4)
(IV) Các câu (3)
(V) Các câu : (1 ),(2)
(I): (1) Mùa Xuân.
(II): (4) Một hồi còi.
(III): (2) Lặng im! (3) Lặng im!
(5) Báo động (6) Báo động !
(IV): Các câu: (1) Hồng Gai (2) Bao nhiêu là kỉ niệm.
(4) Nghèo khổ.
(V): (3) Rồi ba bốn ngƣời, sáu bảy ngƣời .
(4) Rồi hàng chục ngƣời
Thao tác 2: Hƣớng dẫn học sinh giải quyết tình huống cố vấn đề theo các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Xem xét nội dung thông báo của câu ở nhóm 2
Căn cứ vào trình đó của lớp, giáo viên đƣa ra hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tìm
tòi giải quyết vấn đề. (gồm 2 câu hỏi và đáp án nhƣ sau)
(1) Những câu đó nói về vấn đề gì ?
(I) (1) Mùa Xuân. (Thông báo về hiện tƣợng thiên nhiên)
(II) (4) Một hồi còi. (Thông báo về một sự kiện )
(III) (5),(6) Báo động ! Báo động !. (Thông báo về một sự việc)
(2) (3) Lặng im! Lặng im! (Yêu cầu)
4
(IV) (1) Hồng Gai. (Nói về một địa điểm)
(2) Bao nhiêu là kỉ niệm . (Nói về một sự việc)
(4) Nghèo khổ. (Nói về một hoàn cảnh)
(V) (3) Rồi ba bốn ngƣời, sáu bảy ngƣời. (Nói về một sự việc)
(4) Rồi hàng chục ngƣời.
Sau khi học sinh đã xác định đƣợc nội dung cụ thể của các câu giáo viên yêu
cầu học sinh khái quát chung về hoàn cảnh sử dụng câu đơn đặc biệt.
Bƣớc 2: Xác định thành phần cấu tạo của các câu đơn đặc biệt.
Câu hỏi (2) Cấu tạo ngữ pháp của các câu đơn đặc biệt ?
- Mùa Xuân. Cụm danh từ.
- Một hồi còi. Cụm danh từ.
- Hồng Gai. Danh từ.
- Bao nhiêu là kỉ niệm. Cụm tính từ.
- Nghèo khổ. Tính từ.
- Báo động! Báo động! Cụm động từ.
- Lặng im! Lặng im! Cụm động từ.
- Rồi ba bốn ngƣời, sáu bảy ngƣời. Cụm danh từ.
- Rồi hàng chục ngƣời. Cụm danh lừ.
Thao tác 3: Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở nhấn mạnh vào yêu cầu trọng âm của
tình huống có vấn đề.
Câu hỏi: Em hãy thử phân tích cấu tạo ngữ pháp của những câu không giống
câu đơn bình thƣờng đã chọn ra ở nhóm 2?
Nếu học sinh phân tích dƣợc giáo viên chỉnh sửa cho đúng rồi chuyển sang
phần tiếp theo của bài. Nếu học sinh không phân tích đƣợc giáo viên
5
giành thời gian cho học sinh suy nghĩ, tranh luận bàn bạc rồi chuyển tiếp bài học nhƣ sau:
Thao tác 4: Chúng ta đều biết những câu trên (nhóm 2) đƣợc sử dụng trong đời sống
và giao riếp hàng ngày nhƣng các em đã rất lúng túng khi phân tích cấu tạo ngữ pháp của
chúng vì trên thực tế những câu đó rất khó xác định thành phần. Vậy chúng, la sẽ giải thích
chuyện này nhƣ thế nào? (giáo viên nêu tình huống có vấn đề).
(2) Tình huống có vấn đề: Mục đích của tình huống có vấn đề này là chỉ dẫn cho học
sinh con đƣờng tìm tòi tri thức mới của bài đó là tri thức và câu đặc biệt.
Thao tác 1: Giáo viên nêu tình huống có vấn đề nhƣ sau:
Khi được hỏi về những câu vừa tìm được ở nhóm 2 đó là những câu đúng hay là
những câu què, cụt ý kiến các bạn 6B (6A) như sau:
Nhóm 1: Cho rằng đã là câu phải có 2 thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ, những
câu trên là những câu què, cụt vì không biết đâu là vị ngữ đâu là chủ ngữ.
Nhóm 2: Phản đối ý kiến của nhóm 1: Các bạn nhóm 2 cho rằng: tuy không có chủ
ngữ hoặc vị ngữ (không xác định được) nhưng câu nào cũng có một nội dung thông báo rõ
ràng khiến người nghe người đọc hiểu được vì thế những câu ấy không phải là câu què. cụt,
nó là những câu đặc biệt.
Theo em nhóm nào trả lời đứng tại sao ? Em có ý kiến riêng gì ngoài một trong 2
cách trả lời trên không ?
Bƣớc 3: Khái quát kết quả phân tích ở bƣớc 1 và bƣớc 2 để trả lời câu hỏi của tình
huống cỏ vấn đề. Đặc biệt hƣớng dẫn học sinh cách lập luận để rút ra nhận xét: Những câu có
cấu tạo ngữ pháp không bình thƣờng (nhƣ trên)
6
vẫn có một vị trí quan trọng. Nó đƣợc sử dụng trong những hoàn cảnh nhất định và đảm nhận
những chức năng thông báo nhất định, nên nó không, phải là những câu què, cụt. Suy ra cách
trả lời của nhóm 2 là đúng.
Bƣớc 4: Hƣớng dẫn học sinh rút ra khái niệm về câu đơn đặc biệt.
+ Về cấu tạo: Câu đơn dặc biệt là câu có một trung tâm cú pháp chính không phân
định đƣợc chủ ngữ, vị ngữ.
+ Về hoàn cảnh sử dụng: Câu đơn đặc biệt dƣợc dùng để giới thiệu vật, hiện tƣợng,
ghi nhận sự tồn tại, xuất hiện, tiêu biến của sự vật hiện tƣợng.
(Sau khi học sinh đã tập hợp dƣợc những đặc điểm trên giáo viên cần giúp các em
hoàn chỉnh định nghĩa về câu đơn đặc biệt)
(3) Tình huống có vấn đề 3.
Thao tác 1: Nêu tình huống có vấn đề.
Tìm những câu đặc biệt trong đoạn văn sau chỉ ra tác dụng và cấu tạo của chúng rồi
dựa vào mẫu của đoạn văn đó để đặt một đoạn văn khác tương tự như vậy.
"(1) À !(2) Không đƣợc ! (3) Y không thể nghĩ liều. (4) Cơm, áo, vợ con, gia đình ...
bó buộc Y. (5) Y cứ phải gò cúi mãi ! (6) Gò cúi mãi! (7) Làm (8) Chỉ có làm ! (9) Chịu khổ !
(10) Mà chẳng bao giờ đƣợc hƣởng mà chẳng bao giờ cất đầu lên nổi!"
(Sống mòn - Nam Cao)
Thao tác 2: Giáo viên hƣớng dẫn học sinh giải quyết tình huống có vấn đề nhƣ sau :
Bƣớc 1: Tái hiện tri thức vừa học ở trên về đặc điểm của câu đơn đặc biệt, rồi xác
định các cân đơn đặc biệt bằng phƣơng pháp phân tích loại trừ
7
căn cứ vào dấu hiệu hình thức và ý nghĩa miêu tả của câu: (1) (2) (6) (7) (8) (9) (10) là những
cáu đơn đặc biệt những câu này đều nhằm diễn đạt những suy nghĩ nội tâm của nhân vật đó là
sự đấu tranh giằng xé của con ngƣời muốn vƣợt lên hoàn cảnh nhƣng không thể nào vƣợt lên
đƣợc bởi áo cơm luôn luôn ghì sát đất. Trong khi học sinh xác định yêu cầu câu hỏi và thực
hiện bƣớc 1 giáo viên cần hƣớng dẫ thêm cho học sinh biết cách miêu tả tâm lí rất đặc sắc của
nhà văn qua một loại câu đặc biệt. Sau đó chuyển sang bƣớc 2:
Bƣớc 2: Vận dụng mẫu để lập đoạn văn. Muốn lập đoạn văn tƣơng tự phải xác định
nội dung, chính và đề tài định viết: Ví dụ: Đề tài chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn vâng lời,
đoàn kết với bạn bè...
Bƣớc 3: Sau khi học sinh đặt đoạn văn giáo viên cùng các em xem xét sửa chữa để có
đƣợc đoạn văn hoàn chỉnh.
Thao tác 3: Khi học sinh đã làm hết bài tập ở tình huống có vấn đề 3 giáo viên dặn dò
học sinh về nhà làm các bài tập còn lại.
Giờ học kết thúc: Giáo viên nhận xét tiết học sau đó tiến hành cho học sinh làm bài
kiểm tra trắc nghiệm trong thời gian lừ 5 - 10 phút.
1.2. Bài 13 . Câu tỉnh lược.
1.2.1 Mục đích yêu cầu của bài.
Học sinh có kiến thức về câu tỉnh lƣợc trên cơ sở đối chiếu câu đơn 2 thành phần và
câu đơn đặc biệt. Thực hành nhận biết và đặt câu tỉnh lƣợc.
1.2.2. Phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh (xem bài 12)
1.2.3. Tiến trình bài giảng diễn ra như sau:
Toàn bài đƣợc triển khai dƣới 3 tình huống có vấn đề cơ bản mỗi tình huống có vấn
đề tập trung giải quyết một yêu cầu của bài.
8
+ Tình huống có vấn đề 1: Nhằm giới thiệu bài đồng thời kiểm tra bài cũ để định
hƣớng nội dung bài học mới cho học sinh.
+ Ngữ liệu: Giáo viên cho học sinh quan sát ngữ liệu sau:
(1) Lan ơi ! (2) Trời sắp mƣa rồi đấy . (3) Con mang quần áo vào chƣa?
(4) Rồi mẹ ạ .
+ Câu hỏi nêu vấn đề: Trong 2 câu (1) Lan ơi ! và (4) Rồi mẹ ạ. Câu nào là câu đơn
đặc biệt, câu nào không phải là câu đơn đặc biệt? Tại sao? (Hãy nói rõ về những đặc điểm
của câu đơn đặc biệt).
+ Nhiệm vụ của học sinh phải tái hiện tri thức về câu đơn đặc biệt đã học ở tiết trƣớc
(bài 12). Rồi phân tích kỹ hai câu (1) và (4) để tìm ra câu trả lời. Để giúp giáo viên tìm câu
trả lời giáo viên có thể sử dụng một số câu hỏi gợi mở để học sinh tái hiện đặc điểm của câu
đơn-đặc biệt, từ đó có cơ sở so sánh với dữ kiện của bài toán đã cho (ngầm xác định câu trả
lời). Trong 2 câu câu nào là câu đơn đặc biệt, câu nào là không phải là câu đơn đặc biệt. Học
sinh đối chiếu câu cụ thể với lý thuyết về câu đơn đặc biệt ở bài 12 đã học sẽ xác định đƣợc
đâu là câu đơn đặc biệt đâu không phải là câu đơn đặc biệt.
Sau khi học sinh đã tìm đƣợc câu (1) là câu đơn đặc biệt câu (4) không phải là câu
đơn đặc biệt giáo viên giới thiệu bài học mới:, (những câu giống với câu (4) trong thực tế
giao tiếp hàng ngày cũng nhƣ trong văn học rất nhiều những câu đó đƣợc gọi là câu tỉnh
lƣợc). Hôm nay các em sẽ cùng nhau tìm hiểu về câu tỉnh lƣợc.
(2)Tình huống có vấn đề 2: Mục đích của tình huống có vấn đề 2 là hƣớng dẫn học
sinh vào hoạt động tìm tòi những đặc điểm của câu tỉnh lƣợc.
+ Giáo viên cho học sinh quan sát ngữ liệu sau:
(I) (1) Bà ấy mệt quá. (2) Không lê đƣợc một bƣớc. (3) Không kêu đƣợc một tiếng (4)
Cơ chừng tiếc của. (5) Cơ chừng hết sức. (6) Cơ chừng hết hơi.
(Nguyễn Công Hoan)
9
(II) Minh hỏi Hòa:
- Cậu có biết Nam bị ốm không ?(1)
- Biết (2)
- Bao giờ đi thăm Nam ? (3)
- Mai .(4)
(III) Một lần đến thăm nhóm học tập của Nam, Hòa, Hạnh, thầy giáo hỏi:
- Các em đã chuẩn bị tƣ liệu cho bài ngoại khóa tiếng Việt chƣa ? (1)
Hạnh nhanh nhảu đáp:
- Rồi ạ ! (2)
Nam cũng nói:
- Thƣa thầy, rồi ạ ! (3)
Sau cùng Hòa trả lời:
- Thƣa thầy chúng em đã chuẩn bị tƣ liệu cho bài ngoại khoa tiếng Việt từ hôm qua
rồi ạ. (4).
+ Giáo viên nêu câu hỏi có vấn đề:
Cả 3 ví dụ trên có những câu tỉnh lược đó là những câu thiếu một thành phần nào đó
so với câu đơn bình thường. Em hãy xác định những câu ấy và chỉ rõ xem những thành phần
nào là những thành phần đã được tỉnh lược ?
Theo em câu tỉnh lược được sử dụng trong hoàn cảnh nào ? Nếu em được chọn một
trong số ba câu trả lời (2),(3),(4) ở ví dụ 3 em sẽ chọn câu nào, tại sao?
+ Giải quyết vấn đề
Giáo viên hƣớng dẫn học sinh thực hiện từng yêu cầu của câu hỏi.
10
Học sinh phân tích cấu tạo của từng câu để xác định đƣợc chính xác các câu tỉnh lƣợc.
(1) Thao tác đầu tiên:
Học sinh phân tích cấu tạo ngữ pháp của từng câu để hoàn thành yêu cầu của câu hỏi
nêu vấn đề :
(I) gồm (2), (3), (4), (5), (6),
(II) gồm (2), (3), (4)
(III) gồm (2), (3)
(2) Thao tác thứ 2: Tìm các bộ phận tỉnh lƣợc của các câu
(Để giúp các em thực hiện đƣợc yêu cầu của phần này, giáo viên nêu hệ thống câu hỏi
phụ đề học sinh dễ định hƣớng, tuỳ trình độ học sinh)
(I) Chủ ngữ chung, của toàn đoạn nằm ở câu (1) do đó các câu (2), (3), (4), (5), (6)
đều tỉnh lƣợc chủ ngữ.
(II) Đây là một đoạn đối thoại gồm 2 nhân vật đó là ngƣời nói và ngƣời nghe do đó
các câu (2), (3) là câu tỉnh lƣợc chủ ngữ ; câu (4) tỉnh lƣợc ca chủ và vị ngữ. Tuy vậy nó
không phải là câu đơn đặc biệt vì có thể khôi phục lại cả chủ ngữ và vị ngữ .
(III) Đây cũng là một đoạn thoại ngƣời hỏi là một ngƣời, còn ngƣời trả lời là 3 ngƣời,
3 cách trả lời khác nhau. Câu (2) , (3) là các câu đều tỉnh lƣợc đƣợc cả chủ và vị ngữ. Sau khi
học sinh đã thực hiện nhƣ trên giáo viên yêu cầu học sinh khái quát lại những bộ phận tỉnh
lƣợc của câu tỉnh lƣợc gồm: Chủ ngữ, vị ngữ, ca chủ ngữ và vị ngữ.
Thao tác 3: Tìm hoàn cảnh sử dụng câu tỉnh lƣợc.
Giáo viên gợi ý để học sinh trả lời.
11
(I) Câu tỉnh lƣợc dùng trong văn chƣơng nghệ thuật.
(II),(III) Câu tỉnh lƣợc dùng trong giao tiếp hàng ngày.
Từ đó học sinh có thể khái quát câu tỉnh lƣợc đƣợc dùng trong những hoàn cảnh : nói,
viết cụ thể.
Thao tác 4: Học sinh chọn một trong 3 câu trả lời (2). (3). (4).
Muốn chọn đúng cần chú ý hoàn cánh giao tiếp (nói với thầy giáo). Học sinh sẽ đặt ra
những giả thiết và phân tích kỹ giả thiêt để chọn cách nói phù hợp. Từ đó dẫn học sinh liên
kết luận câu tỉnh lƣợc đƣợc sử dụng trong những điều kiện nhất định.
- Trong giao tiếp hàng ngày
- Trong hội thoại.
- Trong các điều kiện và hoàn cảnh cho phép.
Sau đó giáo viên chỉ đạo học sinh lần lƣợt thực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp,
khái quát hoa để đi đến nhiệm vụ cơ bản của bài.
- Cấu tạo đặc điểm câu tỉnh lƣợc.
- Hoàn cảnh dùng câu tỉnh lƣợc.
- Giá trị câu tỉnh lƣợc trong đời sống.
Cuối cùng giáo viên hƣớng dẫn học sinh hệ thống lại toàn bài để rút ra khái niệm về
câu tỉnh lƣợc. Sau khi học sinh đã nắm đƣợc khái niệm câu tỉnh lƣợc giáo viên chuyển sang
tình huống có vấn đề 3. (Cho học sinh chép toàn bộ phần in nghiêng trong sách giáo khoa)
(3) Tình huống có vấn đề 3:
(Nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành ngôn ngữ cho học sinh. Theo yêu cầu của bài,
học sinh phải biết nhận ra câu tỉnh lƣợc đồng thời biết sử dụng câu tỉnh lƣợc trong nói, viết ).
12
+ Ngữ liệu:
(I) - Con đã nấu cơm chƣa ?(1)
- Thƣa mẹ, đang ạ. (2)
(II) - Bạn đã làm xong bài tập rồi chứ? (3)
- Ừ ! (4)
+ Nêu vấn đề: Hãy khôi phục những thành phần tỉnh lƣợc ở các câu trong ví dụ trên
và chỉ rõ chức năng của chúng trong câu ? Dựa vào mô hình (I) và (II) ở trên, em hãy lập một
đoạn hội thoại có từ 3 đến 5 câu tỉnh lƣợc chủ ngữ và vị ngữ.
+ Nhiệm vụ của bài toán có vấn đề học sinh ứng dụng lí thuyết về câu tỉnh lƣợc vào
thực tế giao tiếp biết lập đoạn hội thoại có dùng câu đặc biệt.
+ Giải quyết vấn đề.
Thao tác một: Khôi phục thành phần tỉnh lƣợc cho các câu trong ngữ điệu trên.
Giáo viên sợi ý: Câu nào là câu tỉnh lƣợc? { (2), (4)} Tỉnh lƣợc bộ phận nào? (cả 2
câu đều tỉnh lƣợc cả chủ ngữ và vị ngữ).
Khôi phục thành phần đã tỉnh lƣợc
(2) Chủ ngữ là ai ? (con)
Vị ngữ con làm gì ? (nấu cơm)
- Câu không tỉnh lƣợc (1) Thƣa mẹ. con đang nấu cơm ạ !
(2) Thƣa mẹ, con đang nấu ạ !
(4) Chủ ngữ là ai ? (ngƣời đƣợc hỏi). Tớ, mình, tôi Vị ngữ.. làm bài tập
- Câu không tỉnh lƣợc: Tớ đã làm bài tập rồi.
hoặc: Ừ tớ làm xong bài tập rồi.
13
Thao tác 2: Đặt đoạn hội thoại theo mẫu, chọn hoàn cảnh giao tiếp.
(I) Ngƣời giao tiếp là mẹ và con (ngƣời trên nói với ngƣời dƣới hay ngƣời dƣới trả lời
ngƣời trên).
Tƣơng tự có thể chọn: Ông bà nói với cháu.
Thầy cô nói với học sinh.
Ví dụ: A. Cháu có đi chơi với ông không ?
B. Thƣa ông, cháu không ạ.
A. Ở nhà em có phải giúp đỡ bố mẹ việc nhà không?
B. Thƣa cô, có ạ.
(II) Ngƣời giao tiếp là bạn bè bằng vai phải lứa với nhau vì thế lời lẽ có thể thân mật
hoặc suồng sã.
A. Cậu có đi đá bóng không ?
B. Có chứ!
A. Cậu đang làm toán đấy à ?
B. Ừ!
Về hình thức luyện tập giáo viên chia lớp thành nhóm 2, 3 học sinh đề đối thoại trực
tiếp với nhau. Sau đó ghi lại đoạn thoại đó vào vở cho tiết học thêm sinh động.
- Sau khi đã hoàn thành bài tập ở tình huống có vấn đề 3 giáo viên hƣớng dẫn học
sinh về nhà làm các bài tập còn lại. Cuối cùng giáo viên nhắc kiến thức cơ bản của bài rồi cho
học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm trong thời gian 5 phút.
14
1.3. Bài 18 : Phân biệt câu đơn, câu phức, câu phức thành phần, câu ghép (ở lớp
7)
1.3.1. Yêu cầu của bài:
Hƣớng dẫn học sinh tìm tòi và phân biệt đƣợc cấu tạo ngữ pháp của 4 loại câu: Câu
đơn, câu phức, câu phức thành phần, câu ghép.
- Thực hành tìm các loại câu, đặt câu và đoạn văn có các câu đơn, câu phức, câu phức
thành phần và câu ghép.
1.3.2. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị ngữ liệu và các điều kiện cần thiết cho bài học,
Bài 18 là bài có 4 kiến thức cơ bản, lƣợng kiến thức nhiều so với những bài khác
trong chƣơng trình. Các kiến thức trong bài có quan hệ chặt chẽ với nhau và cố quan hệ chặt
chẽ với các tri thức cũ của học sinh. Căn cứ vào đặc điểm của bài 18 chúng tôi thiết kế theo
mô hình đơn tức là chỉ sử dụng 1 tình huống có vấn đề ở phần kiến thức cơ bản nhất của bài
học đó là phân biệt câu phức thành phần và câu ghép, tình huống có vấn đề đƣợc tổng ghép
vào tiến trình chung của bài dạy. Về ngữ liệu và thời gian phân bố cho mỗi phần chúng tôi có
sự điều chỉnh cho hợp lý với yêu cẩu cụ thể của bài.
1.3.3. Nội dung bài 18 được thực hiện như sau:
(1) Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới: Bài 18 là bài đầu tiên của học kỳ II vì thế
giáo viên chỉ cần giới thiệu sơ lƣợc chƣơng trình ngữ pháp ở học kỳ Ví đẽ học sinh nắm đƣợc
những nét dung nhất ; sau đó giới thiệu bài mới.
Bƣớc 1: + Tái hiện tri thức về các kiểu câu học sinh đã học ở lơp 6 thông qua bài tập
sau:
Bài tập: Tìm các câu đơn và phân tích cấu tạo ngữ pháp của chung
(1) Chó / sủa.
c v
15
(2) Mây / tan
c v
(3) Trời / cứ mở rộng mãi ra
c v
(4) Cái bàn này / chân / đã gãy
c v
c - v
(5) Ngay lúc đó, Rùa / kêu "Nhỉ đay" / Hƣơu / vùng dậy chạy tuột
c - v c - v vào rừng.
(Truyện Hƣơu và Rùa)
(6) Nắng / ấm , sân / rộng và sạch.
c - v c - v
Học sinh thực hiện bài tập và đã xác định đƣợc các câu (1) (2) (3) là câu đơn.
Còn các câu (4) (5) (6) học sinh chƣa kết luận đƣợc. Căn cứ vào kết quả của học sinh
đã thực hiện giáo viên gợi ý để học sinh rút ra đặc điểm về câu đơn. (Thành phần chủ
ngữ thành phần vị ngữ - số lƣợng chủ ngữ, vi ngữ).
Bƣớc 2: Tìm tòi bài học mới
(I) Kiến thức 1 - 2 câu đơn, câu phức.
Giáo viên nêu hệ thống câu hỏi gợi mở để dẫn dắt học sinh đi đến tìm ra khái
niệm về câu đơn.
Câu hỏi: (1) Từ đặc điểm câu đơn ở trên em nào có thể nêu thành khái niệm
thật ngắn gọn về câu đơn ?
(1) Câu đơn: Là câu chỉ có một kết cấu chủ ngữ, vị ngữ. Kết cấu chủ ngữ, vị
ngữ đó đồng thời làm nòng cốt câu.
Ví dụ: Các câu (1), (2), (3), ở trên.
Sau khi học sinh đã tìm ra đặc điểm câu đơn giáo viên cùng phân tích với học
sinh các ví dụ còn lại (4), (5), (6) để tìm đặc điểm câu phức.
16
Câu hỏi (2) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau
(4) Cái bàn này / chân / đã gãy
c v
c - v
(5) Ngay lúc đó, Rùa / kêu "Nhỉ đay" / Hƣơu / vùng dậy chạy tuột
c - v c - v vào rừng.
(Truyện Hƣơu và Rùa)
(6) Nắng / ấm , sân / rộng và sạch.
c - v c - v
Câu hỏi (3) Mỗi câu đã phân tích có bao nhiêu kết cấu chủ - vị {(câu (4), 5).
(6)} mỗi câu đều có 2 kết cấu chủ - vị.
Giáo viên nói tiếp: Những câu đó đƣợc gọi là câu phức.
Câu hỏi (4) Em hiểu câu phức là câu nhƣ thế nào ?
Sau khi học sinh trả lời giáo viên hoàn chỉnh định nghĩa về câu phức.
(2) Câu phức: Là các câu chứa từ 2 kết cấu chủ vị trơ lên {các câu (4), 5), (6)
ở trên là câu phức). Câu phức có thể chia làm 2 loại: Câu phức thành phần và câu
ghép.
(II) Kiến thức 3-4 Câu phức thành phần, câu ghép.
+ Ngữ liệu: Tiếp tục khai thác ngữ liệu đã phân tích ở mục 1 và mục 2 câu
đơn và câu phức.
+Giáo viên nêu bài toán có vấn đề: Như đã phân tích và đi đến kết luận ở trên
chúng ta đều thừa nhận các câu (4), (5), (6) là câu phức. Tuy nhiên, khi chưa như vậy
ta cũng thấy chưa thật hợp lý vì xem ra câu (4) có cái gì đó khác với câu (5), (6). Vì
vậy người ta lại phân chia tiếp một bậc nữa cho hợp lí hơn theo cách chia này câu (4)
sẽ là câu ohwcs thành phần còn câu (5) (6) là câu ghép. Tuy nhiên, cách chia như vậy
có người còn thắc mắc ý kiến đó là:
17
Tại sao cùng có số lƣợng kết cấu chủ vị nhƣ nhau (2 kết cấu chủ vị) mà lại chia thành
hai loại câu khác nhau ? Em hãy tìm hiểu và chứng minh xem ý kiến trên có dùng không. Rồi
từ đó chỉ ra những điểm khác nhau giữa câu phức thành phần và câu ghép ?
- Giáo viên nêu hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh giải quyết tình huống có vấn
đề nhƣ sau:
(1) Xét quan hệ giữa 2 kết câu chủ vị trong câu (4).
Chủ thể là cái gì ? (Cái bàn )
Bộ phận của chủ thể? (Cái chân bàn)
Nhƣ vậy quan hệ giữa 2 kết cấu chủ vị trong câu (4) là quan hệ gì ? (quan hệ giữa
chỉnh thể và bộ phận) Trong quan hệ đó đâu là cái lớn hơn cái bao trùm ? (chủ thể bao trùm
bô phận hay bộ phận nằm trong chủ thể).
(2) Xét quan hệ giữa các kết cấu chủ vị trong câu (5), (6)
Chủ thể (1) Nắng ; Chủ thể (2) Sân
Chủ thể (1) Rùa ; Chủ thể (2) Hƣơu
Nhƣ vậy các câu (5) , (6) đều có hai chủ thể độc lập. Vì thế mỗi câu ấy có thể tách ra
thành 2 câu đơn.
- (3) Em hãy thành lập 2 câu đơn từ câu (5).
Nắng ấm (1) ; Sân rộng và sạch (2)
(4) Em hãy tách câu (6) thành 2 câu đơn.
Ngay lúc đó, Rùa kêu "Nhỉ đay" (1)
Ngay lúc đó, Hƣơu chạy ruột vào rừng. (2).
(5) Từ kết quả phân tích trên em thấy câu (4) khác câu (5), (6) ở điểm nào ? (ở quan
hệ giữa các cụm chủ vị).
(6) Từ đặc điểm của câu (4) em có thể rút ra đặc điểm chung về câu phức thành phần?
và tìm một ví dụ minh họa?
18
(Câu phức thành phần có 2 kết cấu chủ vị trong đó có một kết cấu chủ vị làm nòng
cốt, một kết cấu chủ vị làm thành phần nào đó trong câu).
(7) Từ đặc điểm của câu (5), (6) em hãy nêu đặc điểm của câu ghép ? và ấy một ví dụ
chứng minh ?
(Câu ghép có từ hai kết cấu chủ vị trở lên, mỗi kết cấu chủ vị làm thành một vế câu).
(8) Từ những kết quả đã phân tích trên đi đến kết luận gì ?
Việc phân biệt câu phức thành 2 loại câu phức thành phần và câu ghép và hợp lý vì
chúng có những đặc điểm riêng khác nhau.
* Câu phức thành phần là: (định nghĩa trong sách giáo khoa)
* Câu ghép là: (định nghĩa trong sách giáo khoa)
Giáo viên gợi ý cho học sinh phát biểu khái niệm và giúp các em hoàn chỉnh khái
niệm.
Nhƣ vậy học sinh giải quyết xong tình huống có vấn đề cũng là lúc kết thúc phần lý
thuyết chuyển sang phần bài tập.
Bƣớc 3: Bài tập rèn luyện kỹ năng
Giáo viên hƣớng dẫn học .sinh quy trình giải các bài tập sáng tạo đó là bài tập số 5, 6
trong SGK.
Đặc biệt bài tập số 6 cần hƣớng dẫ học sinh cách viết một đoạn văn gồm các bƣớc:
(1) xác định nói dung của đoạn
(2) Tìm ý, diễn đạt thành câu, lƣu ý sử dụng các câu đơn, câu phức thành phần, câu
ghép theo yêu cầu của bài tập.
+ Dặn dò chuẩn bị bài sau và hƣớng dẫn học sinh học tập ở nhà.
Kiểm tra chất lƣợng kết quả của giờ học thời gian 10 phút.
19
1.4. Bài 22. Câu phức thành phần trạng ngữ cách thức.
1.4.1. Yêu cầu của bài:
- Học sinh nắm dƣợc cấu tạo của ngữ pháp của câu phức thành phần trạng ngữ cách
thức từ đó so sách và phân biệt đƣợc các loại câu phức thành phần khác đã học.
- Thực hành viết câu, đoạn văn có câu phức thành phần trạng ngữ cách thức hƣớng
triển khai và tiến hình bài dạy.
1.4.2. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị ngữ liệu và các điều kiện cho giờ học
Về ngữ liệu, chúng tôi sử dụng một số ngữ liệu lấy từ kết quả bài kiểm tra của học
sinh để tạo tình huống có vấn đề định hƣớng cho bài học. Về thời gian phân bố cho các phần
trong bài chúng tôi có điều chỉnh cho hợp lý với tiến trình bày dạy.
Bài 22 là bài có một kiến thức cơ bản so với bài 18 lƣợng kiến thức ít. Tuy nhiên, bài
22 là bài tƣơng đối khó vi tính chất phức; tập của quan hệ chỉnh thể bộ phận giữa trạng ngữ
cách thức và nòng cốt của câu. Thông thƣờng học sinh chƣa nhận thức đƣợc vấn đề này nên
đứng trƣớc câu phức thành phần trạng ngữ cách thức các em thƣờng nhầm thành câu ghép
chính phụ. Căn cứ vào đặc điểm của bài 22 chúng tôi thiết kế bài giảng theo mô hình kép .
Tiến trình bày dạy đƣợc thực hiện qua 3 tình huống có vấn đề cơ bản.
1.4.3 Nội dung bài 22 được thực hiện như sau:
Tình huống có vấn đề 1: Kiểm tra bài cũ và định hƣớng học sinh tìm tòi tri thức mới..
+ Ngữ liệu :
(1) Chúng tôi cho rằng anh ta nói đúng.
20
(2) Anh bảo tên Phú ông ra sân sau mà xem.
(3) Miệng cƣời tủm tỉm, Hoa đƣa cho tôi quả khế.
(4) Vểnh đôi tai lên, con mèo rình bắt chuột.
(6) Rón rén cô bé bƣớc lên thềm.
(7) Lƣng đeo chiếc ba lô xinh xắn, Ngọc đạp xe đến trƣờng.
+ Câu hỏi nêu tình huống có vấn đề :
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của những câu trên và xác định câu nào là câu phức thành
phần bổ ngữ, và giải thích rõ tại sao em lại chọn câu đó ? (Câu (1), (2) vì động từ làm vị ngữ
của câu có bổ ngữ là một kết cấu chủ vị ).
Các câu còn lại thuộc loại nào?
(3),(5) (7) câu phức thành phần câu (4), (6) là câu đơn .
Tình huống có vấn đề 2: Mục đích hƣớng dẫn học sinh tìm tòi tri thức mới của bài
đó là cấu tạo ngữ pháp và đặc điểm của câu phức thành phần trạng ngữ cách thức.
+ Ngữ liệu: Giáo viên sử dụngngữ liệu trên và hƣớng dẫn học sinh quan sát các câu
(3), (5), (7).
+ Câu hỏi nêu bài toán có vấn đề :
Các em đã phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu (3), (5), (7) ở trên và đã thống nhất đó
là câu phức thành phần. Thế mà hôm trƣớc trong bài kiểm tra ở tiết 18 có bạn lại cho câu *3)
là câu ghép, có bạn lại cho là câu đơn. Các emcó biết các bạn sai ở chỗ nào không?
Học sinh lý giải và nêu ý kiến phản bác của mình, nếu cho là câu đơn thì không đúng
ở chỗ câu đơn không thể có hai kết cấu chủ vị.
21
Miệng / cƣời tỉm tỉm, Hoa / đƣa cho tôi quả khế
c - v c - v
(Trạng ngữ) (Nòng cốt câu)
Vậy cho là câu ghép tại sao lại sai ? Đây chính là câu có hai kết cấu chủ vị cơ mà (học
sinh sẽ lý giải căn cứ vào kiến thức đã học về câu phức thành phần và câu ghép để kết luận
đó là câu phức thành phần .
Giáo viên hỏi tiếp: Em có thấy câu phức thành phần này có gì khác với các loại câu
phức thành phần đã học ở các bài (19), (20),(21) ?
Câu hỏi gợi ý của giáo viên
Câu hỏi 1: Trong câu (3) đâu là cụm chủ vị nòng cốt của câu và đâu là cụm chu vị
phụ thuộc vào nòng cốt của câu.
Miệng cƣời tủm tỉm . Hoa đƣa cho tôi quả khế.
Miệng cƣời tủm tỉm là cụm chủ vị phụ thuộc làm rõ nghĩa cho chủ thể trong câu Hoa
cho rồi qua khế.
Quan hệ giữa miệng và Hoa là quan hệ bộ phận và chủ thể (chỉnh thể).
Câu hỏi 2: Chức năng của cụm chủ vị phụ thuộc trong câu? (chức năng trạng ngữ
cách thức).
Câu hỏi 3: Nhƣ vậy câu (5),(7) khi phân tích cũng có cấu tạo nhƣ trên. (Các em đã
xác định ở đầu giờ học đó là những câu phức thành phần. Tuy nhiên thành phần đó không
phải là bổ ngữ, vị ngữ, chủ ngữ, định ngữ mà đó là trạng ngữ cách thức). Em hãy chỉ ra đặc
điểm mà chung của những câu ấy và rút ra khái niệm. (Căn cứ vào cách định nghĩa đã học ở
các giờ trƣớc về câu phức thành phần).
22
Câu phức thành phần trạng ngữ cách thức là câu phức có trạng ngữ chỉ cách thức
của câu được cấu tạo từ một kết cấu chủ vị hay một dạng câu.
Giữa kết cấu chủ vị nòng cốt câu và kết cấu chủ vị làm trạng ngữ cách thức có quan
hệ chỉnh thể - bộ phận, trên cơ sơ đó, kết cấu chủ vị làm trạng ngữ thƣờng dễ đƣợc biến thành
kết cấu chính phụ có thêm quan hệ từ dẫn nhập.
Tình huống có vấn đề 3: Mục đích tập cho học sinh thao tác và kĩ năng giải bài tập
và ứng dụng.
+ Giáo viên đƣa ra ngữ liệu và yêu cầu học sinh thực hiện nhƣ sau:
(1) Hãy quan sát con mèo đang rình mồi và miêu tả hành động của nó có sử dụng 2
câu phức thành phần trạng ngữ cách thức).
(2) Hãy dựa vào những, phần câu đã cho sau đây để tạo thành những câu phức thành
phần trạng ngữ cách thức. sử dụng, quan hệ từ dần nhập để biến đổi những câu đã tạo thành
đó thành những kết cấu chính phụ.
Đôi tai vểnh lên con mèo vồ con chuột → (Với tƣ thế đôi tai lên con mèo vồ con
chuột)
Tay chống cằm, Giáp đang, nghĩ cách giải bài toán khó → (Với tƣ thế chống tay lên
cằm, Giáp đang nghĩ cách giải bài toán khó)
Tay gác trán, ông bố suy nghĩ mãi về chuyện anh con trai vừa nói → (Với bàn tay
đặt lên trán, ông bố suy nghĩ mãi về chuyện anh con trai vừa nói)
Trong khi học sinh thực hiện thao tác giáo viên hƣớng dẫn học sinh cách chuyển đổi.
(Cách thức hóa động từ vị ngữ bằng nhiều cách để động từ đó chuyển đổi thành danh từ). Sau
khi hoàn thành cả hai bài tập giáo viên nhận xét giờ học và hƣớng dẫn học sinh chuẩn bị bài
học ở nhà.
23
2. MỘT SỐ BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM VÀ KẾT QUẢ: CÁC LOẠI BÀI THỰC
NGHIỆM
Bảng P1 : Phân bố điểm kiểm tra bài thực nghiệm Câu đơn đặc biệt (giai đoạn 1)
Điểm
Đối tƣợng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thực nghiệm
284 học sinh
0 0 0 18 90 74 60 30 12 0
Đối chứng
284 học sinh
0 0 10 42 104 80 30 15 3 0
Bảng P2: Đánh giá kết quả bài kiểm tra thực nghiệm Câu đơn đặc biệt
Điểm
Đối tƣợng
Điểm 1 và 2 Điểm 3 và 4 Điểm 5 và 6 Điểm 7 và 8 Điểm 9 và 10
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Thực nghiệm
284 học sinh
0 0 18 6,3 164 58 90 31,7 12 4
Đối chứng
284 học sinh
0 0 52 18 184 65 45 16 3 1
Biểu 1: Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm và kết quả đối chứng bài thực nghiệm phần Câu đặc biệt
(giai đoạn 1)
Chú thích : (1) loại giỏi, (2) loại khá Thực nghiệm
(3) loại trung bình, (4) loại yếu, kém Đối chứng
24
Bảng P3. Phân bố điểm kiểm tra bài thực nghiệm Câu tỉnh lược (giai đoạn 1)
Điểm
Đối tƣợng
1 0 3 4 5 6 7 8 9 10
Thực nghiệm 4 học sinh 0 0 0 16 95 73 65 25 10 0
Đối chứng 4 học sinh 0 0 10 40 98 80 33 18 3 0
Bảng P4. Đánh giá kết quả bài kiểm tra thực nghiệm Câu tỉnh lược (giai đoạn 1)
Điểm
Đối tƣợng
Điểm 1 và 2 Điểm 3 và 4 Điểm 5 và 6 Điểm 7 và 8 Điểm 9 và 10
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Thực nghiệm 4 học
sinh
0 0 16 5,8 168 59 90 32 10 3,5
Đối chứng học sinh 0 0 52 18,3 178 62,7 51 18 3 1
Biểu 2 : Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm và kết quả đối chứng bài thực nghiệm câu tỉnh lược (giai
đoạn 1)
Chú thích : (1) loại giỏi. (2) loại khá Thực nghiệm
(3) loại trung bình, (4) loại yếu. kém Đối chứng
25
Bảng P5. Phân bố điểm kiểm tra bài thực nghiệm phân biệt câu đơn, câu phức thành phần, câu ghép
(giai đoạn 1)
Điểm
Đối tƣợng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thực nghiệm 284 học sinh 0 0 0 20 71 76 63 28 10 0
Đối chứng 284 học sinh 0 0 16 25 89 80 40 12 6 0
Bảng P6. Đánh giá kết quả bài kiếm tra thực nghiệm phân biệt câu đơn, câu phức thành phần, câu
ghép (giai đoạn 1)
Điểm
Đối lƣợng
Điểm 1 và 2 Điểm 3 và 4 Điểm 5 và 6 Điểm 7 và 8 Điểm 9 và lí
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Thực nghiệm
284 học sinh
0 0 20 7,5 147 54,8 91 34 10 3,7
Đối chứng 284
học sinh
0 0 41 15,3 169 63 52 19,4 6 2,3
Biểu 3: Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm và kết quả đối chứng bài phân biệt câu đơn, câu phức
thành phẩn, câu ghép (giai đoạn 1)
Chú thích : (1) loại giỏi, (2) loại khá Thực nghiệm
(3) loại trung bình, (4) loại yếu, kém Đối chứng
26
Bảng P7. Phân bố điểm kiểm tra bài thực nghiệm Câu phức thành phần trạng ngữ cách thức (giai
đoạn 1)
Điểm
Đối tƣợng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thực nghiệm 284 học sinh 0 0 0 18 80 76 60 24 10 0
Đối chứng 284 học sinh 0 0 10 25 90 83 42 12 6 0
Bảng P8. Đánh giá kết quả bài kiểm tra thực nghiệm Câu phức thành phần trạng ngữ cách thức (giai
đoạn 1)
Điểm
Đối tƣợng
Điểm 1 và 2 Điểm 3 và 4 Điểm 5 và 6 Điểm 7 và 8 Điểm 9 và 10
Số
luợng
%
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Thực nghiệm
284 học sinh
0 0 18
6.7
156 58,2 84 31,3 10 3,8
Đối chứng
284 học sinh
0 0 35 13,1 173 64,6 54 20,1 6 22
Biểu 4: Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm và kết quả đối chứng bài thực nghiệm
Câu phức thành phần trạng ngữ cách thức (giai đoạn 1)
Chú thích: (1) loại giỏi (2) loại khá Thực nghiệm
(3) loại trung bình , (4) loại yếu, kém Đối chứng
27
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Họ và tên ngƣời đƣợc hỏi:
Nơi công tác:
Xin anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến về những vấn đề dƣới đây:
I. Chƣơng trình ngữ pháp tiếng Việt và sách giáo khoa phần ngữ pháp tiếng Việt ở
trung học cơ sở hiện nay.
a. Phù hợp với mục tiêu đào tạo và thực tiễn nhà trƣờng.
b. Còn có những vấn đề bất cập cần xem xét, sửa đổi
c. Cần phải hiện đại hóa chƣơng trình và nội dung của SGK
1. Anh chị có sử dụng những phƣơng pháp sau trong dạy học NPTV ở trƣờng THCS
không?
a.. Diễn giảng, thuyết trình
b. Phân tích ngôn ngữ
c. Đàm thoại gợi mở.
d. Phân tích ngôn ngữ.
e. Luyện tập thực hành.
h. Các phƣơng pháp khác.
2. Ý kiến của anh chị về dạy học nêu vấn đề
a. Nên ứng dụng trong dạy học tiếng Việt
b. Không cần thiết trong dạy học tiếng Việt
c. Bản thân anh chị đã sử dụng.
d. Chƣa sử dụng.
e. Quá khó không thể sử dụng đƣợc.
h. Không phù họp với dạy tiếng Việt.
i. Có hiệu quả trong dạy tiếng Việt.
k. Cần đƣợc sử dụng trong việc đổi mới PPDHTV.
m. Không cần sử dụng trong việc đổi mới PPDHTV.
28
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH
Họ và tên ngƣời đƣợc hỏi:
Nơi học tập:
Xin em vui lòng cho biết ý kiến về những vấn đề dƣới đáy: (đánh dấu X cho mỗi câu
trả lời).
1. Môn tiếng Việt có cần thiết với em: có không
2. Em thấy môn học nào là khó nhất trong ba môn sau:
Toán Tiếng Việt Thể dục
3. Thái độ của em đối với các giờ học ngữ pháp tiếng Việt
Thích thú Chán chƣờng Bình thƣờng
4. Kết quả học tập môn tiếng Việt của em (đã đƣợc giáo viên đánh giá).
Tốt khá trung bình yếu kém
5. Khi sử dung ngôn ngữ trong giao tiếp em thƣờng:
Rất lúng túng nói năng không trôi chảy
Nói năng lƣu loát giao tiếp tự nhiên
6. Em có đề nghị gì về việc học ngữ pháp.
Nội dung kiến thức nhiều, khó, cần giảm nhẹ
Nội dung kiến thức đã phù hợp với trình độ HS
Những đề nghị của em về việc học NP (viết rõ những đề nghị):
.
7. Em có ý kiến gì về việc dạy học NP của các giáo viên.
Giờ dậy hấp dẫn, lôi cuốn học sinh
Giờ dạy không gây đƣợc ấn tƣợng
Giờ dậy tẻ nhạt, kém hấp dẫn
Giờ dậy bình thƣờng
29
BIÊN BẢN DỰ GIỜ THỰC NGHIỆM
Bài thực nghiệm :
Lớp:
Trƣờng:
Số tiết :
Giáo viên giảng dạy:
HS tham gia thực nghiệm:
Giáo viên dự giờ và theo dõi diễn biến tiết học :
1. Nhận xét sơ bộ lớp học khi bƣớc vào tiết học.
- Tƣ thế tác phong của giáo viên.
- Tâm thế của HS.
- Y thức tổ chức kỷ luật và nền nếp của học sinh.
- Cơ sở vật chất: bảng, bàn ghế, phòng học, ánh sáng, sách, bút và dụng cụ học tập
của học sinh.
2. Tiến trình giờ học (ghi rõ những hoạt động của thầy và trò trong giờ học đặc biệt
lƣu ý những tình huống sƣ phạm ngoài dự kiến của GV).
Phần việc của giáo viên
(Quan sát và chi chép mọi hoạt động của
giáo viên trên lớp)
- Giảng giải thuyết trình
- Đàm thoại gợi mở
- Nêu vấn đề
- Hƣớng dẫn học sinh luyện tập.
- Kiểm tra trắc nghiệm 10 phút
trong giờ học)
Phần việc của học sinh
(Quan sát và ghi chép phản ứng của HS
- Thái độ học tập
- Tƣ thế tác phong
- Ý thức xây dựng bài và những phản hồi của
HS trƣớc những câu hỏi và
lời giảns của giáo viên
- Kĩ năng học tập : nghe, ghi chép. phát biểu
xây dựng bài, giải bài tập
3. Nhận xét chung.
Đánh giá giờ học ở 2 phƣơng diện hoạt động của thầy và hoạt động của trò (chú ý
trình độ ngôn ngữ và các thao tác tƣ duy). Nêu nhũng nhận xét cụ thể các vấn đề dƣới đây.
1 - Khả năng tiếp nhận bài toán có vấn đề của HS
2- Trình độ giai bài toán có vấn đề của HS qua việc phát hiện mâu thuẫn, lập quy trình
giải và cách giải.
30
dựng bài.
4- Tâm thế của HS trong giờ học khi tiếp nhận bài toán và giải bài toán.
5- Hoạt động của HS trong tổ, nhóm khi thảo luận những vấn đề mà giáo viên nêu ra.
6- Những ý kiến của HS về bài giảng của GV (những vấn đề các em chƣa rõ hoặc
quan tâm).
7- Những tình huống sƣ phạm nam ngoài dự kiến đã đƣợc giải quyết trong giờ học.
8- Chấm các bài trắc nghiệm và đánh giá sơ bộ chất lƣợng giờ học. Kết quả điểm số :
(thống kê cụ thể).
9- Đánh Giá những ƣu điểm và nhƣợc điểm của tiết học
- Phần việc của giáo viên
- Phần việc của HS.
10- Những vấn đề cần trao đổi rút kinh nghiệm.
Ngày tháng năm
Người ghi biên bản
31
PHIẾU TRẮC NGHIỆM KIẾM TRA KẾT QUẢ GIỜ HỌC (SỬ DỤNG Ở GIAI
ĐOẠN 1 CỦA THỰC NGHIỆM)
Kiểm tra 10 phút:
Bài : Câu đơn đặc biệt.
1. Khoanh tròn vào chữ cái mà em cho là câu trả lời đúng nhất.
a. Câu đơn đặc biệt là câu không có chủ ngữ, vị ngữ.
b. Câu đơn đặc biệt là câu không giống câu bình thƣờng.
c. Câu đơn đặc biệt là câu có một Trung tâm cú pháp chính không phân định đƣợc chủ
ngữ và vị ngữ; đƣợc dùng để giới thiệu vật, hiện tƣợng ghi nhận sự tồn tại, xuất hiện, tiêu
biểu của vật, hiện tƣợng.
d. Câu đơn đặc biệt là câu không phân định đƣợc thành phần.
2. Nối phần A và B để có một lời giải thích hợp ở phần B
A B
Ôi! một đêm mùa xuân. Câu đơn đặc biệt
một đêm mùa xuân ấy Cụm danh từ
Một đêm mùa xuân thật vui Câu đơn bình thƣờng
Một hồi còi Cụm động từ
có một cái hang rộng Danh từ
Trên đỉnh núi? Động từ
3. Xóa bớt một vài từ hoặc thêm vào từ cần thiết để những câu sau thành những câu
đặc biệt.
a. Mày thật là đồ ăn hại!
b. Xin cậu hãy cứu tôi.
c. Chúng mình phải chạy nhanh lên mới đƣợc.
32
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
1. C: 1 điểm
2. Một đêm mùa xuân. - câu đơn đặc biệt, (cụm danh từ) (1 điểm)
một đêm mùa xuân ấy - cụm danh từ (1 điểm)
Một đêm mùa xuân thật vui. - câu đơn bình thƣờng (1 điểm)
Một hồi còi !- câu đơn dặc biệt, (cụm danh từ) (1 điểm)
Có một cái hang rộng. - câu đơn đặc biệt, (cụm tính từ) (1 điểm)
Trên đỉnh núi? - câu đơn đặc biệt, (cụm danh từ) (1 điểm)
3. a. Thật là đồ ăn hại! hoặc Đồ ăn hại! Ăn hại ( 1 điểm)
b. Xin hãy cứu tôi! Cứu tôi với! (1 điểm)
c. Chạy nhanh lên mới kịp. Nhanh lên. (1 điểm )
33
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
Bài : câu đơn, câu phức, câu phức thành phần, câu ghép (lớp 7)
Hãy khoanh tròn chữ cái em cho là câu trả lời đúng nhất.
1. Câu có từ hai kết cấu chủ - vị trở lên, mỗi kết cấu chủ - vị làm thành một vế câu;
chúng không bao hàm lẫn nhau.
A. Câu đơn B. câu phức thành phần C. câu ghép D. câu phức .
2. Câu chứa từ hai kết cấu chủ - vị trở lên.
A. Câu phức B. câu phức thành phần C. câu đơn D. câu ghép.
3. Câu chỉ có một kết cấú chủ - vị và kết cấu chủ - vị đó đồng thời cũng là trong cốt
câu.
A. Câu ghép B. câu đơn C. câu phức thành phần D. câu phức
4. Câu có từ hai kết cấu chủ - vị trở lên, trong đó chỉ có một kết cấu chủ vị làm nòng
cốt câu. Các kết cấu chủ - vị còn lại giữ thành phần nào đó bên trong nòng cốt câu.
A. câu phức B. câu phức thành phần C . câu ghép D. câu đơn
5. Kiến tự dƣng sa xuống chớp nhoáng nhanh hơn gió.
A. Câu đơn B. câu phức thành phần C. câu ghép D. câu phức
6. Sức sống của dân tộc ta đang độ lớn lên rất dồi dào.
A. Câu đơn B. câu phức thành phần C. câu ghép D. câu phức
7. Tôi nghe câu chuyện này của một đồng chí già kể lại.
A. Câu đơn B. câu ghép C. câu phức D. câu phức thành phần
8. Miệng cƣời tủm tím, Hoa đƣa cho tôi một quyển vở.
A. Câu đơn B. câu ghép C. câu phức D. câu phức thành phần.
9. Chiếc thuyền bập bềnh trên mặt hồ nƣớc lăn tăn gợn sóng.
A. Câu đơn B. câu phức C. câu phức thành phần D. câu ghép
10. Anh nhà giàu nghe nói vừa giận vừa tức, nhƣng đành chịu vì em bé đã đúng lới
hắn dặn.
A. Câu phức B. câu phức thành phần C. câu đơn D. câu ghép.
Đáp án: l = C; 2 = A; 3 = B; 4 = B
5 = A ; 6 = A; 7 = D: 8 = D ; 9 = cC; 10 = D
34
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM (thực nghiệm giai đoạn 2)
Phần câu phức thành phần ( thời gian 45 phút)
Lý thuyết : 4 điểm
1. Nêu định nghĩa vế câu phức thành phần?
2. Câu phức thành phần có thể chia thành mấy loại nêu đặc điểm của từng lại và lấy ví
dụ chứng minh (mỗi loại câu phức thành phần một ví dụ).
Bài tập : 6 điểm
1. Từ hai câu đã cho sau đây, hãy hợp nhất lại và biến đổi thành một câu phức thành
phần thích hợp với nội dung (thêm quan hệ từ, nếu cần) và cho biết là câu phức thành phần
loại gì?
a. Các em vừa đi vừa hát. Chân các em bƣớc nhịp nhàng,
b. Nam học tập tiến bộ. Cha mẹ rất vui lòng vì điều đó.
c. Cạnh nhà tôi có bác thợ rèn. Tay chân bác không lúc nào nghỉ
2. Viết một đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu về đề tài tình bạn trong đó có sử dụng từ 2
đến 3 câu phức thành phần.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Yêu cầu chung HS nắm đƣợc khái niệm về câu phức thành phần và các loại câu phức
thành phần, biết vận dụng kiến thức câu phức thành phần vào giải l bài tập và viết đoạn văn.
Yêu cầu cụ thể:
Lý thuyết : 4 điểm
1. HS phải nêu đƣợc định nghĩa về câu phức thành phần:
Câu phức thành phần là câu có từ hai kết câu chủ - vị trở lên trong đó chỉ có một kết
cấu chủ - vị làm nòng cốt. Các kết cấu chủ - vị còn lại giữ thành phần nào đó trong nòng cốt
câu. (1 điểm).
2. Câu phức thành phần có thể chia thành 5 loại:
Câu phức thành phần chủ ngữ, câu phức thành phần vị ngữ, câu phức thành phần định
ngữ, câu phức thành phần trạng ngữ cách thức, câu phức thành phần bổ ngữ ( 1/2 điểm).
(Học sinh chí cần nên đủ 5 loại không cần tuân theo một trật tự nào)
35
Đặc điểm của từng loại câu phức thành phần:
+ Câu phức thành phần chủ ngữ: có chủ ngữ là kết cấu chủ vị.
Ví dụ : Anh đến đƣợc là điều rất quý. (1/2 điểm)
+ Câu phức thành phần vị ngữ : câu có vị ngữ là kết cấu chú vị.
Ví dụ: Cái bà này chân đã gãy. (1/2 điểm)
+ Câu phức thành phần định ngữ: Câu có định ngữ là kết cấu chủ - vị
Ví dụ : Bức thƣ tôi viết cho anh ấy đã đƣợc gửi đi từ hôm qua. (1/2 điểm).
+ Câu phức thành phần bổ ngữ: Câu có bổ ngữ là kết cấu chủ - vị.
Ví dụ : Tôi nche câu chuyện này của một đồng chí già kể lại. (1/2 điểm)
+ Câu phức thành phần trạng ngữ cách thức: Câu có hạng ngữ cách thức là kết cấu
chủ vị .
Ví dụ : Cô thợ dệt có bàn tay nhanh thoăn thoắt. (1/2 điểm),
Bài tập: 6 điểm
1. Biến đổi từ 2 câu thành 4 câu phức thành phần và cho biết đó là câu phức thành
phần loại gì?
a. Chân bƣớc nhịp nhàng, các em vừa đi vừa hát.
Câu a là câu phức thành phần trạng ngữ cách thức: (1 điểm)
b. Nam học tập tiến bộ làm vui lòng cha mẹ.
Câu b là câu phức thành phần chủ ngữ. (1 điểm) .
c. Bác thợ rèn cạnh nhà tôi tay chân không lúc nào nghỉ
Câu c là câu phức thành phần vị ngữ : (1 điểm)
2. Viết đoạn văn : (3 điểm). Đoạn văn phải đạt các yêu cầu đã đề ra ở đề bài, đặc biệt
là yêu cầu liên kết các câu trong đoạn.
Ghi chú: đáp án và biểu điểm chỉ là những gợi ý cơ bản, GV cần vận dụng linh hoạt
khi chấm các bài cụ thể của HS. Tuy theo kết quả cụ thể của từng bài là tính điểm cho chính
xác.
36
PHẨN CÂU GHÉP
Thời gian làm bài 45 phút
A. Lý thuyết: (4 điểm)
1. Câu ghép có đặc điểm gì ? câu ghép đƣợc chia thành mấy loại?
2. Phân biệt các loại câu ghép (cho ví dụ)
B. Bài tập : (6 điểm)
1. Xác định vế phụ và vế chính, các quan hệ từ nối hai vế ấy với nhau trong những
câu hoặc phần câu in nghiêng dƣới đây:
a. Hƣơu và Rùa, kẻ sống dƣới nƣớc, kẻ ở trong rừng nhƣng chơi với nhau rất thân,
ngày nào cũng vậy, hễ hươu ra suối uống nước thì rùa lại nổi lên trò chuyện.
b. Trái với Voi nghĩ, đàn kiến bé nhỏ đã cứng cỏi đáp lại:
- Này bác Voi! Chúng tôi là những ngƣời biết mình biết ngƣời. Chúng tôi không bao
giờ kiêu ngạo với ai cả. Nhƣng nếu bác cậy sức muốn đánh nhau với chúng tôi thì chúng tôi
cũng không sợ. Chúng tôi không chịu lùi trƣớc sức mạnh nào đâu.
2. Viết một đoan văn từ 3 đến 6 câu trong đó có sử dụng từ 1 đến 2 kiểu câu ghép .
(Đề tài tự chọn).
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A. Lý thuyết:
Câu 1 (1 điểm): - Đặc điểm của câu ghép là câu có từ hai kết cấu chủ - vị trở lên, mỗi
kết cấu chủ -vị làm thành một vế câu, chúng không bao hàm lẫn nhau. Câu ghép đƣợc chia
thành 4 loại lớn đó là : câu ghép chính phụ, câu ghép đẳng lập, câu ghép qua lại, câu ghép
chuỗi.
Câu 2 (3 điểm) Phân biệt các loại câu ghép.
- Câu ghép chính phụ về nội dung có vế chính và vế phụ, các vế nối với nhau nhờ
quan hệ từ phụ thuộc (quan hệ nguyên nhân - kết quả); quan hệ giả thiết điều kiện, hệ quả;
quan hệ nhƣợng bộ tăng tiến quan hệ mục đích
Ví dụ : Do trời mƣa nhiều nên đƣờng phố bị ngập nƣớc.
- Câu ghép đẳng lập: về mặt ngữ pháp các vế bình đẳng với nhau, các vế nối với nhau
nhờ quan hệ từ bình đẳng (chỉ sự liệt kê đồng thời, nối tiếp, chỉ sự đối chiếu tƣơng phản). Ví
dụ: Mƣa ngớt, trời quang đãng và bắt đầu hửng nắng
- Câu ghép qua lại: các vế nối với nhau nhờ cặp phụ từ, cặp đại từ phiếm định - xác
định. Ví dụ: Mƣa càng lâu, đƣờng càng lầy lội.
37
- Câu ghép chuỗi : giữa các vế của câu không có từ nối, quan hệ giữa các vế là quan
hệ đồng thời, liệt kê hoặc quan hệ nối tiếp. Ví dụ : Ngoài trời, từng đám mây trắng đang trôi
đi, ánh nắng giỡn trên mặt ruộng.
B. Bài tập ( 6 điểm)
1. Xác định vế phụ và vế chính, các quan hệ từ nối hai vế.
a. .. hễ hƣơu ra suống uống nƣớc/ thì rùa lại nổi lên trò chuyện.
Vế phụ vế chính
.... quan hệ từ : hễ ... thì ... chỉ điều kiện giả thiết - kết quả.
b. Nếu bác cậy sức đánh nhau với chúng tôi (vế phụ) thì chúng tôi cũng không sợ (vế
chính)
.... quan hệ từ nếu ... thì - chỉ điều kiện - hệ quả.
2. Viết một đoạn vãn từ 3 đến 6 câu ( 3 điểm) Yêu cầu : đề tài tự chọn; sử dụng 2 câu
ghép.
Các câu phải đúng ngữ pháp, hành văn lƣu loát các ý trong đoạn liên kết chặt chẽ với
nhau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_su_dung_tinh_huong_co_van_de_trong_day_hoc_ngu_phap_tieng_viet_o_truong_trung_hoc_co_so_6674.pdf