Luận án Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng bắc trung bộ Việt Nam

Thiết kế chính sách phù hợp với yêu cầu của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, xuyên quốc gia Các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia thường ưu tiên phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm mang thương hiệu của họ để tối đa hóa lợi ích từ thế mạnh của họ. Các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, xuyên quốc gia thường coi trọng các yếu tố mà Vùng Bắc Trung Bộ có thể có như: nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, trữ lượng cho phép quy mô khai thác, chế biến hiệu quả;; lực lượng lao động thông minh, cần cù, có kỷ luật; Chính quyền các tỉnh và Chính phủ đang mong muốn thu hút được các dự án FDI nên sẵn sàng hỗ trợ nhà ĐTNN khắc phục khó khăn; Mức độ tin cậy cao trong thực hiện các cam kết của chính quyền; thủ tục hành chính thông thoáng; hệ thống dịch vụ thuận tiện, trình độ cao, nhất là hệ thống giao thông liên quan đến hàng hóa XK,NK, hệ thống thông tin liên lạc, dịch vụ ngân hàng

pdf176 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng bắc trung bộ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nhân ở vùng Bắc Trung Bộ có thể không thấp hơn các vùng khác. Đây là một lợi thế của vùng. Lợi thế này kết hợp với lợi thế không gian phát triển còn rộng có thể tạo nên sức hấp dẫn của Vùng mà các vùng đã phát triển không có. Hơn nữa, do Bắc Trung bộ rất thuận tiện về mặt giao thông kết nối với các nơi khác nên nếu có sẵn mặt bằng và lao động có tay nghề cao, không đòi hỏi mức tiền công quá cao, Bắc Trung Bộ có thể hấp dẫn nhiều nhà ĐTNN. Muốn vậy, cần thay đổi phương thức đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn. Nên sử dụng kinh phí của Đề án đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn để hỗ trợ đào tạo nghề cho các dự án cụ thể của các DN trên địa bàn. Chính sách đào tạo nghề này phải thoát khỏi cung cách đào tạo của hệ thống đào tạo công lập trên địa bàn là đào tạo theo chỉ tiêu, theo những gì nhà trường có. Nên hợp tác với nhà ĐTNN để thiết kế các chương trình đào tạo thích hợp với từng đơn vị sử dụng người lao động với nhiều phương thức linh hoạt (thiết kế chương trình theo yêu cầu của người sử dụng lao động, kết hợp mời giáo viên chuyên nghiệp và nhân viên kỹ thuật của DN để đào tạo công nhân, làm công tác tư tưởng để người lao động có tinh thần học tự giác học tập, nâng cao tay nghề). 143 Ngoài phần đào tạo tay nghề, cần giáo dục để người lao động nhận thức đúng quan hệ người lao động - người quản lý - giới chủ nhằm tạo dựng tinh thần hợp tác trong quản trị DN, xây dựng tinh thần lao động công nghiệp, phòng ngừa các tranh chấp không cần thiết, qua đó thuyết phục các nhà ĐTNN khác mở dự án mới trong Vùng. Phát huy tinh thần lao động cần cù và kỷ luật lao động cao của người miền Trung, tạo dựng uy tín và nhân lực chất lượng cao của Vùng, tạo dựng văn hóa làm việc của công nhân trong các DN của vùng. Phối hợp các tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và hội phụ nữ trong các DN FDI để xây dựng các thỏa hiệp lao động đúng đắn, tạo cơ chế giải quyết tranh chấp lao động ổn thỏa, công bằng, mang tính hợp tác, xây dựng. Khắc phục đặc tính cách nóng nảy, cương trực, bảo thủ của một số thanh niên lao động trẻ trong vùng. Tuyên truyền, giáo dục để người sử dụng lao động và người lao động có quan điểm và cách giải quyết vấn đề hòa hợp với nhau. 4.2.2. Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng trong vùng Tính đồng bộ và hiện đại của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội là điều kiện tối cần thiết cho phát triển các hình thức ĐT, trong đó có FDI. Để khắc phục tình trạng hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém của vùng Bắc Trung Bộ hiện nay, cần đặc biệt quan tâm quy hoạch mạng lưới kết cấu hạ tầng mang tính kết nối Vùng, ưu tiên đầu tư sớm, đồng bộ cho các địa bàn trọng điểm nhằm tạo địa điểm ĐT thích hợp cho các dự án FDI, cũng như bồi dưỡng nguồn thu để có tiền ĐT xây dựng kết cấu hạ tầng cho các địa bàn khác. Về cơ bản, nên chú trọng các giải pháp sau: - Phát triển hệ thống giao thông: Trước hết cần sắp xếp lại các cảng biển, phân biệt cảng quốc tế (để ĐT thỏa đáng đáp ứng tiêu chuẩn dịch vụ cảng quốc tế) và cảng nội địa (với mức ĐT thấp hơn). Chỉ có cách làm như vậy mới có thể nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển của Vùng, đồng thời cân đối được ngân sách hạn hẹp của Nhà nước. Tuy nhiên, sự sắp xếp này sẽ 144 rất khó khăn do tỉnh nào cũng muốn cảng của mình phải được ưu tiên. Ở đây cần sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Muốn vậy, Bộ giao thông vận tải phải thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu để có thể đưa ra phương án hiệu quả, khách quan, trên cơ sở đó chính phủ chỉ đạo sắp sếp lại cảng biển thông qua công cụ cấp vốn ĐT từ Ngân sách nhà nước. Rà soát lại quy hoạch hệ thống cảng biển để tiếp tục ĐT phát triển đồng bộ cả bến cảng, luồng vào cảng, hệ thống dịch vụ hỗ trợ cảng, giao thông liên kết cảng với hệ thống giao thông quốc gia đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của các địa phương trong vùng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành hệ thống cảng và các hoạt động dịch vụ cảng. Để chia xẻ lợi ích giữa các tỉnh, cần thiết kế hệ thống trung chuyển hàng hóa giữa các cảng nhằm thiết lập tuyến vận chuyển biển nội bộ vùng, nội bộ đất nước kết nối với vận chuyển quốc tế. Các tỉnh có cảng biển quốc tế đương nhiên có vai trò trung tâm giao lưu hàng hóa trong vùng. Kết nối với trung tâm này cần phát triển hệ thống giao thông đường bộ phù hợp với bố trí cảng và quy hoạch phát triển đường bộ chung cho toàn vùng Bắc Trung Bộ, cũng như thống nhất với hệ thống đường bộ, đường sắt quốc gia. Cần có sự phối hợp giữa các tỉnh trong vùng và với Bộ Giao thông Vận tải để ưu tiên ĐT nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1A, nâng cấp các tuyến giao thông hành lang kinh tế Đông - Tây, xây dựng đường vành đai biên giới và hệ thống đường phía Tây của các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. Nâng cấp và hoàn thiện các tuyến quốc lộ còn lại trong vùng. Xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn chạy qua địa bàn Bắc Trung Bộ trên cơ sở quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, trước mắt là đoạn Bắc Thanh Hóa - Bãi Vọt (Hà Tĩnh). Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn chạy qua địa bàn Bắc Trung Bộ theo cấp tiêu chuẩn kỹ thuật chung của đường sắt quốc gia. ĐT, trang bị kỹ thuật đảm bảo chạy tầu đạt tốc độ 90 - 120km/h. Hoàn thành 145 cơ bản việc nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cảng hàng không Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới. Nếu đạt được sự thống nhất giữa cảng biển, đường bộ, đường sắt, không chỉ kết nối các tỉnh trong Vùng, mà còn liên kết với nước bạn Lào thì vùng Bắc trung bộ sẽ có thêm lợi thế thu hút ĐT, nhất là trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN đã được thành lập. - Phát triển năng lượng điện: Bên cạnh việc ĐT xây dựng các nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), cần xây dựng các dự án thủy điện ở tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên - Huế bảo đảm cấp điện cho toàn Vùng. ĐT xây dựng hệ thống truyền tải điện 110 KV, 220 KV, 500 KV và hệ thống phân phối điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao không chỉ của các dự án FDI mà còn của các KCN, khu đô thị và đáp ứng nhu cầu của người dân. - Phát triển hệ thống thông tin và truyền thông: Xây dựng kết cấu hạ tầng mạng viễn thông hiện đại, dung lượng và tốc độ lớn. Phát triển các dịch vụ viễn thông không chỉ phục vụ cho thu hút và hoạt động của FDI mà còn phục vụ phát triển phát triển KT-XH, trong đó có kinh tế biển, đánh bắt hải sản xa bờ, phục vụ hàng hải, an toàn cứu nạn trên biển và phục vụ quốc phòng, an ninh. - Phát triển hạ tầng KH&CN: Phát triển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng KH&CN của vùng Bắc Trung Bộ trên cơ sở hạt nhân là các trường Đại học, các cơ quan nghiên cứu trên địa bàn trên quan điểm đa dạng tiềm lực KH&CN, coi trọng ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu,... và các ngành kinh tế khác. Phát triển tiềm lực KH&CN tại các tỉnh để hỗ trợ thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI. - Mở rộng, nâng cấp hệ thống cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường: Xây dựng đồng bộ hệ thống cấp nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho sản xuất 146 và sinh hoạt của các KCN, khu đô thị và mở rộng đến các khu vực nông thôn, ven biển và hải đảo trên cơ sở gắn phát triển DN FDI với xây dựng nông thôn mới. Xây dựng hệ thống mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt, nước ngầm trong toàn vùng để kiểm tra, giám sát độ ô nhiễm của nguồn nước. ĐT nâng cấp, xây mới đồng bộ hệ thống thoát nước thải, nước mưa tại các KCN, khu đô thị; đảm bảo nước thải sinh hoạt, sản xuất tại các KCN được xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả ra hệ thống tập trung; đồng thời kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm minh những vi phạm gây ô nhiễm môi trường của các DN không phân biệt là DN trong nước hay nước ngoài. Thu gom và xử lý rác thải tập trung nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Ở mỗi tỉnh trong Vùng, cần xây dựng ít nhất một khu xử lý chất thải rắn theo công nghệ tiên tiến để tái chế, hạn chế biện pháp chôn lấp nhằm tiết kiệm đất và đảm bảo vệ sinh môi trường. 4.2.3. Mở rộng đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong vùng Bắc Trung Bộ Phát triển nhân lực là một nội dung rất quan trọng đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung đến năm 2020 và Phương hướng chủ yếu phát triển KT-XH vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 đã được Thủ tường Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, để mở rộng thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ trong thời gian tới, bên cạnh việc vận dụng các chính sách của Nhà nước, các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cũng cần có cơ chế chính sách nhằm phát huy và thu hút nhân tài, lao động kỹ thuật trình độ cao đến làm việc dài hạn trong vùng. Đồng thời có quy hoạch và tìm cơ chế nâng cao chất lượng nhân lực tại chỗ theo hướng: Thứ nhất, tăng cường ĐT cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa dưới nhiều hình thức để nâng cao trình độ nhận thức, sức khoẻ và tính năng động của của người dân địa phương. Đưa chương trình hướng 147 nghiệp vào nhà trường phổ thông để thay đổi tập quán muốn học đại học hơn là đi làm nghề của người dân trong tỉnh. Giáo dục học sinh tinh thần độc lập, sáng tạo trong lao động, tinh thần hiệp tác trong làm việc nhóm và làm quen với các tri thức, thói quen của lao động công nghiệp. Phải kiên trì giáo dục để thay đổi nhận thức, thói quen đã ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân là trọng lao động gián tiếp, nhàn hạ, cọi nhẹ lao động sản xuất vất vả. Tăng cường đào tạo nghề, hỗ trợ và giới thiệu việc làm cho thanh niên bằng nhiều hình thức. Tìm biện pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn chuyển sang làm trong các DN FDI. Xây dựng và thực thi kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngoài giờ hành chính nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động đang làm việc tại các KCN, khu kinh tế. Thứ hai, xây dựng chính sách hỗ trợ đạo tạo nghề cho nông dân, thanh niên và tổ chức thực hiện một cách rõ ràng, minh bạch. Khuyến khích các DN FDI sử dụng lao động tại chỗ thông qua hình thức hỗ trợ các DN FDI đào tạo nghề cho lao động tuyển mới của họ. Tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các dự án hợp tác công tư nhằm tạo lập môi trường sống và làm việc ổn định cho người lao động trong các khu công nghiệp tập trung. Khuyến khích DN FDI tuyển dụng những người đã được đào tạo và có quy định cụ thể đối với họ trong việc sử dụng người lao động địa phương. Khuyến khích các tổ chức công đoàn, đoàn thể tìm cách hỗ trợ nhà ĐTNN sử dụng người đúng năng lực cũng như có những chính sách hỗ trợ người lao động tự giác bồi dưỡng tay nghề, tự học năng cao tri thức, kỹ năng để có thu nhập tốt. Thứ ba, phát triển thị trường lao động kết nối giữa các tỉnh nhằm sử dụng nguồn nhân lực hợp lý về quy mô, chất lượng và cơ cấu trình độ, ngành nghề, chủ động đào tạo lao động để đón bắt xu hướng dịch chuyển FDI từ Trung Quốc và các nước trong Cộng đồng kinh tế ASEAN gắn kết với yêu cầu phát triển KT-XH của vùng theo Quy hoạch đa được phê duyệt. Hỗ trợ phát triển các trung tâm xúc tiến việc làm, các địa điểm giới thiệu lao động 148 cho nhà ĐTNN, các cơ sở phối hợp với chủ ĐTNN đào tạo lao động cho dự án của họ. Xây dựng trang thông tin điện tử chung của vùng nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm cũng như nguồn cung lao động tương ứng. KHUYẾN KHÍCH và tôn vinh các nhà ĐTNN có công lao trong đào tạo và sử dụng nhiều lao động địa phương. Đồng thời cũng nghiêm khắc với những người lao động thiếu tinh thần hợp tác, vụ lợi cá nhân gây mất đoàn kết nội bộ các DN FDI. Nâng cao năng lực dự báo cầu về thị trường sức lao động để lựa chọn đào tạo và phát triển nhân lực, tránh đào tạo lãng phí và để khắc phục có hiệu quả tình trạng thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật, nhân lực chất lượng cao, nhưng lại thừa lao động giản đơn đã từng tồn tại ở các DN FDI và đã phải sử dụng bất đắc dĩ lao động từ nước ngoài trong một số dự án vừa qua. Thứ tư, coi trọng tính dài hạn, đồng bộ, hiện đại và hiệu quả trong phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tăng cường thu hút FDI. Việc đào tạo và phát triển nhân lực phải dựa trên các dự báo khoa học về xu hướng phat KT - XH của vùng, xu hướng di chuyển FDI vào Vùng, xu hướng đưa người lao động vùng Bắc Trung Bộ ra nước ngoài làm việc dưới hình thức "XK lao động" và mở rộng ĐT trực tiếp của các DN trong vùng, trong nước ra nước ngoài. Việc đào tạo cũng phải đảm bảo tính mở, nghĩa là khuyến khích mọi chủ thể tham gia đào tạo nghề cho người lao động, tận dụng năng lực của các cơ sở đào tạo trên cả nước và có chính sách khuyến khích nhân tài về làm việc trong vùng. Hướng dài hạn là phải đảm bảo quy chuẩn trong đào tạo phổ thông, linh hoạt trong đào tạo nghề thoe yêu cầu người sử dụng và thu hút tài năng vượt trội của vùng khác, khuyến khích người dân tự lựa chọn các hình thức, chương trình đào tạo. Chính quyền các tỉnh nên hỗ trợ kết nối người lao động với người sử dụng lao động và hỗ trợ các khóa đào tạo nghề ưu tiên. - Coi trọng kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ trong đào tạo và phát triển nhân lực. Trên cơ sở đó, đúc kết, rút kinh nghiệm và kịp thời ban hành những chính sách phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH vùng và đáp 149 ứng yêu cầu thu hút FDI trong từng thời kỳ. Có kế hoạch và các biện pháp hữu hiệu đối với từng địa phương trong vùng để xây dựng và phát triển toàn diện nguồn nhân lực với chất lượng ngày càng cao, nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp nhận công nghệ hiện đại của nguồn vốn FDI. Chủ động giải quyết thỏa đáng quan hệ cung - cầu lao động có khả năng, trình độ kỹ thuật cao trên từng địa phương và quy mô toàn Vùng, phát huy tác dụng của đội ngũ lao động này đối với các nhóm dân cư còn ở trình độ thấp và địa bàn chậm phát triển trong Vùng. Giải quyết việc làm cho những người trong độ tuổi lao động của Vùng. Khai thác, phát huy vai trò của Đại học Vinh, Đại học Huế và các trường đại học khác trong Vùng để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu thu hút FDI ngày càng tăng. 4.2.4. Nâng cao năng lực quản lý hành chính, điều phối thống nhất trong vùng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài Trước hết, cần thống nhất nâng cao năng lực quản lý hành chính cấp tỉnh theo hướng công khai, minh bạch, tăng trách nhiệm giải trình của công chức, tạo cơ hội phản biện cho nhà ĐTNN. Muốn vậy, cần rà soát nghiêm túc các thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy chứng nhậ ĐT, đến giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà ĐTNN, đến nộp thuế và quyết toán thuế, thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nướcTrên quan điểm hợp tác giữa chính quyền và nhà ĐTNN, cần bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, sắp xếp quy trình hoàn thành thủ tục hành chính một cách khoa học, định mức thời gian và tiêu chuẩn hóa chất lượng dịch vụ hành chính do các vị trí làm việc cung cấp, nhận phản ánh của nhà ĐTNN, kiểm tra và nhanh chóng sửa lỗi nếu có. Nên đặt ra quy chế để các tỉnh thi đua với nhau trong cải cahcs thu tục hành chính liên quan đến ĐTNN. Tiến hành cải cải cách mạnh mẽ hơn các thủ tục hành chính theo hướng giảm thiểu hình thức cấp giấy phép để chuyển sang chủ yếu hình thức ban hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để nhà ĐT tự đăng ký thực hiện và cơ 150 quan quản lý tiến hành hậu kiểm. Đổi mới quy chế nhằm rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh cho chủ DN nói chung, nhà ĐTNN nói riêng. Coi trọng tính thống nhất về khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động thu hút FDI và phát triển DN FDI trên phạm vi toàn Vùng. Thứ hai, phối hợp các tỉnh với nhau để có kế hoạch đào tạo hợp lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý ĐTNN, tạo môi trường thuận lợi trong giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà ĐT, qua đó gây thiện cảm với nhà ĐTNN và giúp học giảm chi phí ngầm khi ĐT vào Vùng. Vì các lớp đào tạo thường tốn thời gian và chi phí, nếu không tổ chức tốt sẽ gây lãng phí và không có ích cho công chức. Nên tổ chức điều tra nhu cầu trước khi mở lớp đào tạo. Nên hợp tác với các cơ sở đào tạo để họ thiết kế chương trình đào tạo theo nhu cầu. Đặc biệt cần sử dụng cán bộ đúng ngành nghề mà tổ chức khuyến khích họ tham gia đào tạo. Có chính sách và quy chế giám sát công chức chặt chẽ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến nhà ĐTNN. Thứ ba, xây dựng và ban hành đầy đủ, kịp thời các quy chế, cơ chế, chính sách đảm bảo phát huy dân chủ, sáng kiến, sáng tạo và làm cho toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp hoạt động tốt, đáp ứng được yêu cầu ĐT phát triển của các chủ ĐT trong nước và nước ngoài. Nên thiết lập kênh thông tin phản hồi từ nhà ĐTNN đến các cơ quan chính quyền. Sau khi nhận được thông tin phản hồi, chính quyền cấp tỉnh phải nhanh chóng giải quyết hoặc trao đổi với nhà ĐTNN để tránh sự hiểu lầm, làm giảm uy tín của Vùng. Thứ tư, nâng cao hiệu quả trong quản lý điều hành của chính quyền các cấp trên cơ sở phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan nhằm khắc phục sự chồng chéo trong thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, đồng thời tăng cường công tác phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước đối với nhà ĐTNN. 151 Nghiên cứu, đề xuất cơ chế phối hợp, chính sách liên kết, điều phối giữa các tỉnh trong Vùng và với các vùng khác trong nước để tăng độ hấp dẫn thu hút FDI vào Vùng. Phân công, phân nhiệm việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đến kêu gọi ĐT đối với các dự án trọng điểm của Vùng. Thành lập và đưa vào hoạt động Ban điều phối vùng Bắc Trung Bộ nhằm hỗ trợ các tỉnh trong phát triển kinh tế, thu hút các nhà ĐT trong và ngoài nước. Phối hợp với Cục ĐTNN của Bộ Kế hoạch và ĐT trong việc triển khai và giám sát thực hiện quy hoạch, giám sát thực hiện các chương trình, dự án ĐT trọng điểm có quy mô, tính chất vùng theo thứ tự ưu tiên thuộc lĩnh vực quản lý nhằm thúc đẩy thu hút FDI vào các tỉnh trong Vùng phù hợp với các quy định của Luật ĐT, Luật DN mới được Nhà nước sửa đổi và ban hành. 152 KẾT LUẬN Thu hút FDI là một hướng đi rất quan trọng nhằm bổ sung nguồn vốn, tiếp cận công nghệ mới từ các nước nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực bên trong đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ là sự phát triển chuyên môn hóa sản xuất kết hợp chặt chẽ với sự phát triển tổng hợp về cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế, phản ánh các mối liên hệ kinh tế nội bộ vùng. Để bảo đảm sự phát triển này, việc phát huy các nguồn lực trong và ngoài vùng cho ĐT phát triển là rất cần thiết. Tăng cường thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ vì lợi ích chung của vùng đang là vấn đề cần được quan tâm giải quyết hiện nay. Đặc điểm của thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ là có tính động, gắn liền với việc di chuyển tiền và tài sản giữa các quốc gia, gắn liền với chuyển giao công nghệ. Thu hút FDI còn góp phần phát triển hiệu quả kinh tế vùng. Do mục tiêu của các nhà ĐTNN là tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm hiệu quả và tìm kiếm thị trường từ nước tiếp nhận ĐT, nên việc chủ động tạo điều kiện thu hút FDI là rất cần thiết. Những hoạt động đó không những định hướng, tạo môi trường thu hút FDI, mà còn là yếu tố bảo đảm ổn định về ĐT, đảm bảo lợi ích cho cả nhà ĐTNN lẫn người dân trong vùng và cả nước. Quá trình thu hút FDI chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, trong đó hệ thống pháp luật, chính sách ĐT, năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực là những yếu tố quan trọng, trực tiếp nhất. Trong giai đoạn 2007-2014, trên cơ sở chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, bằng sự nỗ lực của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, việc thu hút FDI đã đạt được những kết quả quan trọng. Đã thu hút được 272 dự án FDI còn hiệu lực, với 25 tỷ USD vốn ĐT; đã thu hút 21 quốc gia và vùng lãnh thổ ĐT vào 14 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN. FDI 153 đã góp phần quan trọng vào làm tăng lượng vốn ĐT cho các tỉnh trong Vùng, góp phần chuyển giao công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần tạo việc làm và thu nhập, tăng thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy XK, nâng cao sức cạnh tranh ở cả ba cấp độ quốc gia, DN và sản phẩm; góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị DN, tạo thêm áp lực đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh của vùng. Tuy nhiên, việc thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ thời gian qua còn chưa tương xứng với tiềm năng của Vùng. Tiến độ giải ngân vốn và kết quả hoạt động của các DN FDI còn hạn chế, thu hút FDI chưa đạt được một số mục tiêu như kỳ vọng, có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế Để tăng cường thu hút và phát huy tác động tích cực của nguồn vốn ĐT trong thời gian tới, từ thực tiễn thu hút FDI ở vùng Bắc Trung Bộ và kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan và của vùng Đông Nam Bộ, theo phương hướng phát triển và thu hút nguồn ĐT này, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: tiếp tục đổi mới môi trường đầu tư, trong đó hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan đến ĐTNN, đổi mới chính sách ưu đãi, lựa chọn ĐTNN, phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, mở rộng đào tạo và nâng cao chất lượng phát triển nhân lực, và nâng cao năng lực quản lý hành chính tạo thuận lợi cho nhà ĐTNN là những giải pháp trọng yếu. Thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ là đề tài phức tạp, thay đổi theo thời gian. Để có thể đưa vùng bắc Trung Bộ thành địa bàn thu hút FDI hấp dẫn trong nước và khu vực cần sự vào cuộc không những của cơ quan quản lý nhà nước, người dân, DN trong nước, mà còn của các nhà khoa học với các nghiên cứu chuyên sâu hơn, nhất là trong hoạch định danh mục dự án ưu tiên thu hút ĐT chung cho cả vùng, lựa chọn tổ hợp các ưu đãi có hiệu quả cao và sự chuẩn bị về nhân lực, kết cấu hạ tầng trong vùng. 154 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Nghĩa Hoà (2015), "Thu hút FDI trong phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (10), tr.73-75. 2. Trần Nghĩa Hoà (2015), "Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Khuyến nghị & Giải pháp", Tạp chí Công thương, (10), tr.74-75. 3. Trần Nghĩa Hoà (2015), "Thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ sau 8 năm Việt Nam gia nhập WTO", Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (450), tr.9-12. 4. Trần Nghĩa Hoà (2015), "Vấn đề và giải pháp thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ", Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (451), tr.40-42. 5. Trần Nghĩa Hòa (2015), "Thu hút FDI vào vùng Bắc Trung bộ thực trạng và giải pháp", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (5), tr.57-59. 6. Trần Nghĩa Hoà (2015), Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút ĐT nước ngoài vào các tỉnh Bắc Trung Bộ, Tạp chí Lý luận chính trị, (7), tr.90-94. 7. Trần Nghĩa Hòa (2015), "Phương hướng thu hút FDI vào vùng Bắc Trung bộ đến năm 2020", Tạp chí Lý luận chính trị, (6), tr.07-12. 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt 1. Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Hà Thu (2014), "Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam", Tạp chí Phát triển kinh tế, (281). 2. Phương Anh, Việt Nam (2008), "Nguy hiểm mới từ FDI, Tin Việt Nam và quốc tế", [truy cập ngày 26/5/2015]. 3. Nguyễn Thị Tuệ ̣Anh và các cộng sự (2006), Tác động của ĐT trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2014), Nghiên cứu điều chỉnh chính sách ĐT trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đến năm 2020, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Tường Anh, Nguyễn Hữu Tâm (2013) "Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (4). 6. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục bứt phá, Hà Nội. 7. Nguyễn Thăng Bình (2011), Một số giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài đến năm 2020, Trung tâm Thông tin & Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia, Hà Nội. 8. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 39-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010, Hà Nội. 9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1988 - 2007), Hà Nội. 10. Chính phủ (1993), Nghị định số 18-CP quy định chi tiết việc thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. 156 11. Chính phủ (1993), Nghị định số 29-CP về những biện pháp khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước, Hà Nội. 12. Chính phủ (1996), Tờ trình của Chính phủ về Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi, Hà Nội. 13. Chính phủ (2006), Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư, Hà Nội. 14. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 103/NQ-CP về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới, Hà Nội. 15. Lê Văn Công (2014), "Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Đồng Bằng sông Cửu Long", [truy cập ngày 15/6/2015]. 16. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Kinh nghiệm thu hút FDI vào nông nghiệp của một số nước châu Á và khả năng vận dụng vào Việt Nam, Hà Nội. 17. Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương (2013), ''Tiềm năng phát triển kinh tế xã hội tại khu vực Bắc Trung Bộ'', vietrade.gov.vn/, [truy cập ngày 17/5/2015]. 18. Cục Xúc tiến thương mại (2013), Bắc Trung Bộ - tiềm năng và cơ hội thu hút đầu tư, Hà Nội. 19. Mai Ngọc Cường (2000), Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Nguyễn Khánh Duy (2006), ''Triển vọng FDI vào Việt Nam trong bối cảnh Hội nhập 2006 - 2010'', city.gov.vn/, [truy cập ngày 26/7/2015]. 21. Văn Dũng (2014), ''Tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực Bắc miền Trung'', [truy cập ngày 18/12/2015]. 22. Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2010), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII, Nghệ An. 157 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB Sự thật, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 25. Nguyễn Bích Đạt (2004), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - vị trí, vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Đề tài khoa học - công nghệ cấp nhà nước, Hà Nội. 26. Anh Đức (2015), "Nhật Bản và Hàn Quốc đua vị trí FDI vào Việt Nam", [truy cập ngày 30/04/2015]. 27. Nguyễn Đức (2011), "Để Nghệ An trở thành điểm đến của các nhà đầu tư", [truy cập ngày 10/9/2015]. 28. Dương Hà (2011), "Bắc Trung Bộ mời gọi đầu tư FDI: Chờ ngoại lực", Báo Lao động, (9). 29. Phạm Thanh Hà (2014), ''Thu hút nguồn lực ngoại và bài học cho Việt Nam'', tại trang [truy cập ngày 15/8/2015]. 30. Thu Hà (2011), ''Nâng chất lượng dòng vốn FDI trong giai đoạn mới'', [truy cập 07/07/2015]. 31. Hồng Hạnh (2010), "Liên kết để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung", [truy cập ngày 15/10/2015]. 32. Nguyễn Thị Liên Hoa và các cộng sự (2010), "Thu hút FDI "sạch" cho phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam", Bản tin Kinh tế - xã hội, (12). 33. Nguyễn Hòa (2011), "Nghệ An: FDI và ODA là nguồn lực đóng vai trò quan trọng", [truy cập 15/9/2015]. 34. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (2014), Nghị quyết số 123/2014/NQ- HĐND về điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Nghệ An. 35. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (2014), Nghị quyết số 143/2014/NQ- HĐND về nhiệm vụ năm 2015, Nghệ An. 158 36. Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2014), Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND thông qua đề án Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Thừa Thiên Huế. 37. Vũ Quốc Huy (2015), ''Thu hút đầu tư nước ngoài tại Thái Lan, Malaysia và kinh nghiệm cho Việt Nam'', [truy cập ngày 03/9/2015]. 38. Phi Hùng (2015), ''Hà Tĩnh tiến ngoạn mục vào top đầu kinh tế cả nước'', https://www.google.com, [truy cập ngày 04/06/2015]. 39. Sinh Hương (2014), "Hà Tĩnh nằm trong tốp đầu thu hút đầu tư'', [truy cập ngày 15/6/2015]. 40. Joseph E. Sliglits và Sahahid Yusuf (2002), Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Việt Khoa (2015), ''Những thành tựu trên con đường đổi mới, phát triển của Thanh Hóa'', [truy cập ngày 12/06/2015]. 42. P.Lan (2015), ''Ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc, mặt trái của sự thăng hoa về kinh tế'', www.tinkinhte.com/, [truy cập ngày 20/04/2015]. 43. Trần Thị Tuyết Lan (2010), Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 44. Trần Quang Lâm, An Như Hải (Đồng chủ biên) (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Hồng Liên (2014), "Thanh Hóa - nhiệm vụ, giải pháp phát triển doanh nghiệp năm 2014", [truy cập ngày 06/06/2015]. 46. Lê Bộ Lĩnh (Chủ biên) (2002), Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 159 47. Hồng Lực (2014), "721 triệu USD được đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa", [truy cập ngày 10/9/2015]. 48. Nguyễn Mại (2012), "Chiến lược mới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài", [truy cập ngày 20/7/2015]. 49. Nguyễn Mại (2014), "Tránh cách nhìn lệch lạc về tác động của FDI", [truy cập ngày 21/04/2015]. 50. Michael. P. Todaro (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ ba, NXB giáo dục, Hà Nội. 51. Anh Minh (2011), ''Thu hút đầu tư ở Nghệ An: Khi vốn nội thắng thế'', [truy cập ngày 26/7/2015]. 52. Bảo Minh (2010), ''Nâng cao chất lượng thu hút FDI - Hệ lụy từ việc trải thảm đỏ'', www.sggp.org.vn [truy cập ngày 8/9/2015]. 53. Đức Nam (2011), ''Cấp phép dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài phải có ý kiến của quốc phòng, công an'', [truy cập ngày 01/6/2015]. 54. Trần Văn Nam (2005), Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, NXB Tư pháp, Hà Nội. 55. Ngân hàng nhà nước (2014), Thông tư số 19/2014/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Hà Nội. 56. Phan Minh Ngọc (2010), ''Nhìn nhận đúng vai trò của FDI ở Việt Nam'', [truy cập ngày 3/8/2015]. 57. Hồ Sỹ Nguyên (2010), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Chiến lược phát triển, Hà Nội. 58. Phùng Xuân Nhạ (Chủ biên) (2010), Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 160 59. Phùng Xuân Nhạ (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 60. Nguyễn Văn Nhật (2011), "Nghệ An thu hút đầu tư vào khu kinh tế Đông Nam", [truy cập ngày 04/8/2015]. 61. Nhóm PV (2014), "Nội dung Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội", [truy cập 19/1/2015]. 62. Nguyễn Minh Phong (2010), ''FDI vào Việt Nam 2010: Những động thái mới'', www.chinhphu.vn, [truy cập ngày 15/02/2015]. 63. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), Đầu tư theo hình thức PPP: Phát huy tính ưu việt để phát triển hạ tầng, Hà Nội. 64. Nguyễn Duy Quang (2007), Đầu tư trực tiếp của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 65. Anh Quân (2011), ''Xúc tiến đầu tư vào khu vực Bắc Trung Bộ'', Thời báo kinh tế Việt Nam, (05). 66. Quốc hội (1987), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. 67. Quốc hội (1996), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. 68. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư năm 2005, Hà Nội. 69. Quốc hội (2010), Luật Đầu tư năm 2010, Hà Nội. 70. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư 2014, Hà Nội. 71. Phạm Thành Sơn (2011), ''Đầu tư nước ngoài nhìn từ cả hai phía'', [24/4/2015]. 72. Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An (2015), Danh mục dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2011 - 2015, Nghệ An. 73. Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An (2011), Báo cáo Tổng hợp các dự án FDI đã đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Nghệ An. 74. Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An (2011), Báo cáo tóm tắt rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2020, Nghệ An. 161 75. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa (2014), ''Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa'', [truy cập ngày 13/10/2014]. 76. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế (2014), ''Tình hình thu hút ĐT trực tiếp nước ngoài tại Thừa Thiên Huế'', [truy cập ngày 13/10/2015]. 77. Nguyễn Huy Thám (1999), Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 78. Sơn Thắng (2015), ''Thừa Thiên Huế vững tin bước vào năm 2015'', tinnhanhchungkhoan.vn, [truy cập ngày 2/04/2015]. 79. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh, Ban hành theo Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007, Hà Nội. 80. Thủ tướng Chính phủ (2009), Nghị quyết số 13/NQ-CP về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới, Hà Nội. 81. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1447/QĐ-TTg về phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đến năm 2025 và tầm nhìn sau năm 2025, Hà Nội. 82. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chỉ thị số 1617/CT-TTg về tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý ĐT trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới, Hà Nội. 83. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 321/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, Hà Nội. 84. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 952/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, Hà Nội. 162 85. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1786/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội. 86. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1114/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung đến năm 2020, Hà Nội. 87. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 1874/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội. 88. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 830/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình đến năm 2030, Hà Nội. 89. Hồng Thúy, Văn Thành (2011), "Bí thư tỉnh Hà Tĩnh chia sẽ "bí quyết" thu hút ĐT", [truy cập 25/4/2015]. 90. Hà Quang Tiến (2014), Tác động của đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 91. Lê Minh Toàn (2004), Tìm hiểu đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 92. Tổng cục Thống kê (2004), Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ XX, NXB Thống kê, Hà Nội. 93. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám Thống kê 2010, NXB Thống kê, Hà Nội. 94. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê 2013, NXB Thống kê, Hà Nội. 95. Tổng cục Thống kê (2014), Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2011, NXB Thống kê, Hà Nội. 96. Tổng cục Thống kê (2015), ''Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 12 tháng năm 2012, 2013, 2014'', [truy cập ngày 15/8/2015]. 163 97. Đình Trung (2015), ''Công nghiệp Hà Tĩnh trên đà bứt phá!'', [truy cập ngày 26/01/2015]. 98. Trung tâm Thông tin Kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh (2009), "Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty đa quốc gia hiện nay", www.hids.hochiminhcity.gov.vn/, [truy cập 25/7/2015]. 99. Trung tâm Thông tin - Tư liệu (2009), Thu hút đầu tư nước ngoài kết quả, thách thức và giải pháp, Hà Nội. 100. Anh Tuấn (2014), ''Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Thanh Hóa: Nhiều kiến nghị "nóng" từ công đoàn cơ sở'', [truy cập ngày 15/5/2015]. 101. Trần Tuấn (2015), ''Gần 34.000 lao động làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng'', [truy cập ngày 14/6/2015]. 102. Lê Như Tùng (2013), ''Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài'', [truy cập ngày 15/6/2015]. 103. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2011), Báo cáo Kế hoạch xúc tiến đầu tư, phát triển kinh tế đối ngoại giai đoạn 2011 - 2015, Nghệ An. 104. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2011), Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế đối ngoại, Nghệ An. 105. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2011), Dữ liệu cơ bản về môi trường đầu tư tỉnh Nghệ An, Nghệ An. 106. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2011), Điều kiện xã hội và cơ sở hạ tầng Nghệ An, Nghệ An. 107. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2011), Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế đối ngoại, Nghệ An. 108. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2011), Quyết định số 5821/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 về quy hoạch xúc tiến đầu tư và phát triển kinh tế đối ngoại tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Nghệ An. 109. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2011), Dữ liệu cơ bản về môi trường đầu tư tỉnh Nghệ An, Nghệ An. 164 110. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2015), Báo cáo Kế hoạch xúc tiến đầu tư, phát triển kinh tế đối ngoại giai đoạn 2011 - 2015, Nghệ An. 111. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2012) Quyết định số 753/QĐ-UBND, ngày 20/3/2012, Phê duyệt Danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020, Thanh Hóa. 112. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2006), Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, Tác động của ĐT trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Hà Nội. 113. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm thông tin tư liệu (2010), Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Hà Nội. 114. Quốc Việt (2015), ''Hơn 2.800 tỷ đồng "đổ" vào các khu công nghiệp Thừa Thiên - Huế'', [truy cập ngày 7/7/2015]. 115. Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. B. Tài liệu tiếng Anh 116. A. L. Calvet (1981), "A synthesis of foreign direct investment theories and theories of the multinational firm", Journal of International Business Studies, Vol. 12, (1), tr.45-59. 117. Beata Smarzynska Javorcik (2004), "Does foreign direct investment increase the productivity of domestic firms? In search of spillovers through backward linkages", The American Economic Review, Vol. 94, No. 3 June, pp 605-627 118. Bulent Esiyok và Mehmet Ugur (2012), Foreign direct investment in provinces: A spatial regression approach to FDI in Vietnam, University of Greenwich, https://mpra.ub.uni-muenchen.de/, posted 23. January 2012. 165 119. Carp, L. (2012), "Analysis of the relationship between FDI and economic growth-Literature review study",The USV Annals of Economics and Public Administration, 12, pp 154-160. 120. Corrado L., Fingleton B., 2011. Where is the Economics in Spatial Econometrics? Working Papers 1101, University of Strathclyde Business School, Department of Economics. 121. China Economy 2015, /china economy.html 122. C.Chunlai (1997), Provincial characteristics and foreign direct investment location decision within China, 123. Coughlin, C.C. and E. Segev (2000), ‘Foreign Direct Investment in China: A Spatial Econometric Study’, The World Economy, 23, 1, pp 1-23. 124. David G. Hartman (1985), Tax policy and foreign direct investment, Journal of Public Economics (Mỹ), 125. De Melo (2009), Is Foreign direct investment growth conducive? New evidences from Sub-Sahara African Countries, 1980-2005, Applied Econometrics and International Development, 126. D. Sethi, S E Guisinger, S E Phelan and D M Berg (2003), "Trends in foreign direct investment flows: A theoretical and empirical analysis", Journal of International Business Studies, No 34, pp 315- 326 (June). 127. Drukker, D. and D.L. Millimet (2007), ‘Assessing the Pollution Haven Hypothesis in an Interdependent World’, working paper 0703, Southern Methodist University. 128. Dunning, J. H. (1977). Trade, location of economic activity and the MNE: a search for an eclectic approach. In B. Ohlin, P. Hesselborn, P. M.Wijkman (Eds.), The international allocation of economic 166 activity:proceedings of a Nobel Symposium held at Stockholm, pp. 395-418, London: The Macmillan Press Ltd. 129. Dunning, John H. (2001) "The Eclectic (OLI) Paradigm of International Production: Past, Present and Future," International Journal of the Economics of Business, Vol. 8, No. 2, pp. 173-190. 130. Dunning, John (2014), Why Do Companies Invest Overseas?, https://www.linkedin.com/pulse/. 131. E.Asiedu (2006), ''Foreign direct investment in Africa: The role of natural resources, market size, government policy, institutions and political instability'', The World Economy, Volume 29, Issue 1, pages 63-77, January. 132. E. Malesky (2006), ''Foreign direct investment in Africa: The role of natural resources, market size, government policy, institutions and political instability'', The World Economy, 133. Edmund J. Malesky (2007), "20 years of foreign investment: Reviewing and looking forward (1987-2007)", The American Economic Review, Vol. 95, No. 4. 134. Elhanan Helpman, Galen L. (2004), "Export Versus FDI with Heterogeneous Firms", The American Economic Review, Vol. 94 No. 1. 135. Esiyok, Bulent and Ugur, Mehmet (2011): Foreign direct investment in provinces: A spatial regression approach to FDI in Vietnam. 136. FR Root, AA Ahmed (1979), "Journal of Economic Development and Cultural Change", University of Chicago, Vol. 27, No. 4, July 1979, pp 751-767.. 137. Garretsen, H. and J. Peeters (2009), ‘FDI and the Relevance of Spatial Linkages: Do Third-Country Effects Matter for Dutch FDI?’, Review of World Economics, 145, pp. 319 - 338. 138. Gordon G. Chang (2014), "Foreign Direct Investment Falling: Trend Could Last Long", Engage China & US focus. stimulate. impact, dated 29.08.2014. 167 139. Hans-Rimbert Hemmer, Nguyen thi Phuong Hoa (2002), Contribution of Foreign Direct Investment to Poverty Reduction: The Case of Vietnam in the 1990s, Univ. Giessen, Fachbereich Wirtschaftswiss.Head, K. and T. Mayer, (2004), ‘Market Potential and the Location of Japanese Investment in the European Union’, Review of Economics and Statistics, 86, 4, pp. 959-972. 140. H Jalilian, J Weiss (2002), ''Foreign direct investment and poverty in the ASEAN region", https://bradscholars.brad.ac.uk/. 141. H Mirza, A Giroud (2004), "Regionalization, foreign direct investment and poverty reduction: Lessons from Vietnam in ASEAN", Journal of the Asia Pacific Economy, 142. IRBM Multinational Tax Department (2012), Malaysian Transfer Pricing Guidelines. Malaysia. 143. James K. Jackson (2013), U.S. Direct Investment Abroad: Trends and Current Issues, New York. 144. James Zhan (2013), "Latest Developments in FDI Trends and Policies", 145. JICA 2013, A comparative Study on FDI policy in selected Asean countries. 146. J Tobin, S Rose-Ackerman (2003), "Foreign direct investment and the business environment in developing countries: The impact of bilateral investment treaties...", 147. JW Salacuse (1990), "BIT by BIT, The growth of bilateral investment treaties and their impact on foreign investment in developing countries...", The International Lawyer, Vol. 24, No. 3 (Fall 1990), pp. 655-675. 148. K. Akamatsu (1962), A historical pattern of economic growth in developing countries, The Developing Economies, Volume 1, Issue Supplement s1, pages 3-25, August 1962. 149. Lee, Chew Wing (2008), Foreign Direct Investment, Pollution and Economic Growth: Evidence from Malaysia. Nottingham Centre for Research on Globalisation and Economic Policy 168 150. LeSage, J.P. and R.K. Pace (2009), ‘Introduction to Spatial Econometrics’, Boca Raton, US: 151. Malesky, E. (2007), ‘Provincial Governance and Foreign Direct Investment in Vietnam’, 20 Years of Foreign Investment: Reviewing and Looking Forward (1987-2007), Knowledge Publishing House, 2007. 152. Manal Suliman Omer & Liu Yao (2011), Empirical Analysis of the Relationships between inward FDI and Business Cycles in Malaysia. 153. Masami Ishida (2012), Attracting FDI, Lessons of Easst Asia countries. 154. M Blomström, A Kokko, JL Mucchielli (2003), "The economics of foreign direct investment incentives", 155. Matthew J. Slaughter (2002), Does Inward Foreign Direct Investment Contribute to Skill Upgrading in Developing Countries?, CEPA Working Paper 2002-08, 156. Mitra, Pritha, (2007),"Has Public Investment Crowded In or Crowed Out Private Investment in Vietnam", IMF’s Country report: Viet Nam, Selected issues, pp. 46-62. 157. MU Klein, C Aaron, B Hadjimichael (2001), Foreign direct investment and poverty reduction, books.google.com. 158. Na, L. and W.S. Lightfoot (2006), ‘Determinants of Foreign Direct Investment at the Regional Level in China’, Journal of Technology Management in China, 1, 3, pp. 262-278. 159. Nguyen Ngoc Anh & Nguyen Thang (2007), Foreign direct investment in Vietnam: An overview and analysis the determinants of spatial distribution across provinces, MPRA Paper 1921, University Library of Munich, Germany. 160. Nguyen N. A. and Nguyen T. (2007),"FDI in Viet Nam: An Overview and Analysis the Determinants of Spatial Distribution across Provinces", MPRA Paper No. 1921, posted 07. 169 161. Nguyen, P.L. and Sajid A. (2010), "Foreign direct investment and economic growth in Vietnam", Asia Pacific Business Review, 16, pp. 183-202. 162. OECD (2010), Indonesia - Investment Policy Review. 163. Pan Long Tsai (1994), Determinants of foreign direct investment and its impact on economic growth, Journal of Economic Development, (1) (6/1994). 164. Prof. Dr. Hans-Rimbert Hemmer (2006), Ausländische Direktinvestitionen - Flankierende Maßnahmen des Staates, ISSN 1430-6298, 165. Prof. Martin Paldam (2009), Long Run effect of Technological Spillover through FDI on Economic Growth in Developing Countries: A Panel Cointegration Approach, 166. Raymond Vernon (1966), "International Investment and International Trade in the Product Cycle", Quarterly Journal ò Economics, Vol. 80, (2), pp. 190-207, 167. Ray, S. (2012), "Impact of foreign direct investment on economic growth in India: A cointegration analysis", Advances in Information Technology and Management, 2, pp. 187-201. 168. Richard Bruton, T.D. (2014) "Policy Statement on Foreign Direct Investment in Ireland" (Tuyên bố chính sách về ĐT trực tiếp nước ngoài tại Ireland), UNCTAD, 28th January, https://rio.jrc.ec.europa.eu/ 169. RE Lipsey, RC Feenstra, CH Hahn (1999), The role of foreign direct investment in international capital flows, pp.307-362. 170. R Morck, B Yeung, M Zhao (2008), "Perspectives on China's outward foreign direct investment", International Journal (Anh), Số 39, pp. 337-350 14/2/2008. 171. Robert C.Fenstra và Gordon H.Hanson (1998), Foreign direct investment and relative wages: Evidence from Mexico's maquiladoras, Journal of International Economics, https://www.princeton.edu/. 170 172. Rugman. A. M. (1987), "The Firm-Specific Advantages of Canadian Multinationals," Journal of International Economics Studies, Vol. 2, No. 1, pp. 1-14. 173. Stephen H. Hymes, "Product life-cycle theory", and "FDI and Portfolio Investment Theory", New York. 174. Stakhovych, S. and T.H.A. Bijmolt (2009), ‘Specification of Spatial Models: A Simulation Study on Weights Matrices’, Papers in Regional Science, 88, pp. 389-408. 175. Takagi, S. và Phạm Thị Hoàng Anh (2011), "Dynamics interaction between Foreign and Domestic investment in Vietnam", Vietnam Economic Management Review, Volume 6, No.2-2011. 176. T. Buthe, H.V. Milner (2008), "The politics of foreign direct investment into developing countries: increasing FDI through international trade agreements?", American Journal of Political Science. Vol. 52, No. 4, October 2008, pp. 741-762. 177. Thau Thi Hoang, P Wiboonchutikula (2010), "Does foreign direct investment promote economic growth in Vietnam?", ASEAN Economic Journal, vol 27, No 3, 12/2010, pp. 295-311. 178. The FDI Report 2015, World FDI Report - Free investment crossborder report www, 179. United Nations Conference on Trade and Development (2013), UNCTAD stastistics 2012. 180. UNCTAD (2003), World Investment Report 2003. 181. UNCTAD FDI Database, www.unctad.org, accessed [31 October 2011]. 182. UNCTAD, Investment and Enterprise Division, 2011. 183. UNCTAD (2013), "World Investment Report 2013: Global Value Chains: Investment and Trade for Development", Chapter 1: Global Investment Trends. 184. Vale Columbia Center (2013), Inward FDI in Indonesia and its policy context. 171 185. Villaverde, J. and A. Maza (2011), ‘Foreign Direct Investment in Spain: Regional Distribution and Determinants’, International Business Review, doi:10.1016/j.ibusrev.2011.08.004. 186. World Trade Organization (WTO, 1996), trade and Foreign Direct Investment, 9 October 1996.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_o_vung_bac_trung.pdf
  • pdfPhuong-Tran Nghia Hoa.pdf
  • pdfTom tat - Viet.pdf
Luận văn liên quan