Sự lấn át của khu vực FDI đối với khu vực kinh tế trong nước còn tiềm ẩn nguy
cơ tạo ra phân hóa nền kinh tế (hai nền kinh tế trong một quốc gia): đó là nền kinh tế
của khu vực FDI và nền kinh tế của doanh nghiệp tư nhân nội địa. Khối doanh nghiệp
FDI chỉ chiếm tỷ trọng 27% trong lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam năm 1995,
nhưng đến năm 2016, con số này đã là trên 70%. Nhiều thương hiệu Việt đã bị nước
ngoài mua lại trong mấy năm qua và không ít doanh nghiệp liên doanh đã chuyển sang
hẳn sang sở hữu 100% vốn nước ngoài. Sự lấn lướt của khối doanh nghiệp FDI trong
mấy năm qua lại không tạo ra một sự lan tỏa đáng kể về công nghệ và trình độ quản lý
sang doanh nghiệp trong nước như kỳ vọng. Sự thất bại của ngành ô tô và công nghiệp
phụ trợ là một ví dụ thường được nhắc tới, nhưng còn rất nhiều tình huống tương tự
đang diễn ra trong nền kinh tế. Bên cạnh những tác động tích cực của dòng vốn FDI
thì Việt Nam cũng đồng thời đối mặt với rủi ro bành trướng của doanh nghiệp FDI sẽ
giết chết các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong khi ban đầu
174 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, không thu hút các dự án tiêu hao nhiều
năng lượng, phát thải nhiều khí nhà kính. Các dự án phải áp dụng được công nghệ thân
thiện với môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng gió, mặt trời, kể cả trong
xây dựng các khu đô thị, nhà ở, văn phòng cho thuê để tạo ra đô thị sinh thái, những ngôi
nhà xanh. Khi triển khai dự án, UBND tỉnh, thành phố và ban quản lý các khu công
nghiệp, khu kinh tế cần coi trọng việc nâng cao năng lực chuyên gia môi trường, đầu tư
thiết bị kết nối hiện đại để có thể kịp thời phát hiện và ứng phó với sự cố về môi trường.
Hoạt động xúc tiến đầu tư:
Hoạt động XTĐT cần gắn với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quốc
gia; tăng cường XTĐT đối với các tập đoàn lớn, đa quốc gia; đồng thời, chú trọng XTĐT
đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; đối với
các quốc gia, vùng lãnh thổ có tiềm năng đầu tư vào Việt Nam; đặc biệt việc XTĐT cũng
tập trung chú trọng vào các dự án FDI có chất lượng, đạt mục tiêu phát triển nền kinh tế
134
bền vững; nói không với những dự án tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường và công nghệ
lạc hậu.
Cần cải thiện xây dựng hệ thống xúc tiến đầu tư đồng bộ, có tổ chức, phối hợp tốt,
nhất quán giữa các địa phương và trung ương. Công tác xúc tiến đầu tư cần theo một
nhóm tỉnh, khu vực nhằm tạo điều kiện cho việc hợp tác giữa các tỉnh, địa phương trong
việc thu hút FDI gắn với thế mạnh địa phương của vùng miền. Để nâng cao chất lượng
FDI, công tác xúc tiến đầu tư cần hướng vào các đối tác là các tập đoàn xuyên quốc gia
mạnh có công nghệ gắn với chuyển giao công nghệ, thân thiện với môi trường, có khả
năng tạo liên kết doanh nghiệp, liên kết ngành.
Khắc phục tình trạng tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư manh mún, nhỏ lẻ và tự
phát theo từng địa phương thời gian qua, công tác xúc tiến đầu tư cầu được phối hợp tổ
chức để tránh lãng phí nguồn lực, tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành nghề, doanh
nghiệp hơn nữa. Đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư cần thường xuyên được cập
nhận về diễn biến FDI trên thế giới và trong khu vực, nắm vững xu hướng đầu tư trong
nước, nắm bắt xu hướng và chiến lược hợp tác đầu tư của những đối tác tiềm năng để có
phương án chủ động vận động các nhà đầu tư nước ngoài.
Về phương thức xúc tiến đầu tư, cần đổi mới phương thúc xúc tiến đầu tư thông
qua các Quỹ đầu tư, Ngân hàng, Công ty tài chính, các công ty Luật, công ty tư vấn
nước ngoài... vì đây là những đối tác có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của
nhà đầu tư. Đồng thời, chú trọng hoạt động XTĐT tại chỗ thông qua việc giải quyết các
khó khăn vướng mắc của nhà đâu tư hiện hữu để làm minh chứng về hiệu quả đầu tư
cho các nhà đầu tư mới. Đặc biệt việc XTĐT cũng cần tập trung chú trọng vào các dự án
FDI có chất lượng, đạt mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững; nói không với những
dự án tiềm ẩn nguy cơ ô nhiệm môi trường và công nghệ lạc hậu.
Hoàn thiện chính sách chống chuyển giá:
Chuyển giá đã được các nhà hoạch định chính sách tài chính Việt Nam xác định
là một vấn đề cần được quan tâm quản lý khi mà ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu
chuyển giá trong giao dịch có yếu tố nước ngoài. Văn bản pháp lý đầu tiên đề cập đến
135
chuyển giá là Thông tư 74/1997/TT-BTC ngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính, hướng dẫn
về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài; Thông tư 89/1999/TT-BTC ngày 16/7/1999 và
Thông tư 13/2001/TT-BTC ngày 08/3/2001 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện quy
định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Tiếp
đến, Thông tư 128/2003/TT- BTC ngày 22/12/2003, thay thế Thông tư 13/2001/TT-
BTC của Bộ Tài chính. Đến Thông tư 05/2005/TT-BTC hướng dẫn về thuế nhà thầu thì
vấn đề này được bỏ ra khỏi nội dung điều chỉnh. Cho đến Thông tư 117/2005/TT-BTC
ngày 19/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường
trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết được hình thành đầy đủ
hơn và ít nhiều đã có sự tương đồng với hướng dẫn của OECD, một lần nữa cụm từ
chuyển giá được nhắc lại tại Thông tư này. Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010
của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh
doanh giữa các bên có quan hệ liên kết ra đời là sự kế thừa Thông tư 117/2005/TT-BTC,
tuy có điều chỉnh một số thuật ngữ nhưng có thể được xem là văn bản pháp lý điều
chỉnh một cách khá chi tiết về biện pháp chống chuyển giá bằng phương pháp định giá
chuyển giao.
Hiện tại, các quy định về chống chuyển giá khá nhiều nhưng đang nằm rải rác
trong các văn bản pháp lý khác nhau, khó khăn cho việc thực thi, đồng thời tạo nhiều kẽ
hở cho doanh nghiệp lợi dụng lách luật. Vì vậy, việc rà soát và hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp luật về hoạt động chống chuyển giá là cần thiết để làm căn cứ cho cơ quan
Thuế thi hành nhiệm vụ một cách thông suốt, không bị chồng chéo và không gặp phải sự
phản ứng của doanh nghiệp.
Nhà nước cần có văn bản quy định nhiệm vụ cụ thể cho các ngành có liên quan
như: cơ quan thuế, hải quan, quản lý đầu tư, công an, viện kiểm sát, tòa án, ngân hàng
thực hiện tốt việc phối hợp theo thẩm quyền về trao đổi, cung cấp thông tin, nhằm kịp
thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch
liên kết và chuyển giá của các DN đầu tư nước ngoài. Theo đó, cơ quan quản lý thuế
được quyền áp dụng những biện pháp tạm dừng hoàn thuế GTGT đối với các DN khai
báo kết quả kinh doanh lỗ quá vốn chủ sở hữu cho đến khi DN khắc phục được tình
136
trạng liên tục kê khai lỗ, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đồng bộ với Bộ Luật
Dân sự của Việt Nam quy định về các điều kiện tồn tại pháp nhân kinh tế. Về lâu dài,
cần xây dựng Luật Chống chuyển giá, đồng thời sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật
có liên quan như: Luật Doanh nghiệp, Luật Ðầu tư, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh,
Luật Thuế TNDN, Luật Dân sự. Hình thành cơ quan chuyên trách chống chuyển giá ở
cấp Trung ương và các tỉnh, thành phố nhằm chỉ đạo thực hiện thông suốt. Có như vậy
mới chống được hành vi chuyển giá, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm thu
đúng, thu đủ vào ngân sách Nhà nước.
Cần hoàn thiện hệ thống quy chế phối hợp theo thẩm quyền về trao đổi, cung cấp
thông tin giữa các cơ quan chức năng có liên quan với cơ quan Thuế trong hoạt động
chống chuyển giá như Hải quan, quản lý đầu tư, công an, viện kiểm sát, ngân hàng để
kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Với thực tế các doanh
nghiệp FDI đều có chuyên gia cao cấp và hiểu biết trong hoạt động chuyển giá, việc
phối hợp liên ngành là hết sức cần thiết. Để hỗ trợ cơ quan Thuế ngăn chặn chuyển giá
từ gốc, cơ quan Hải quan cần phải ban hành quy chế quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu
các thiết bị, xây dựng cơ chế giám sát kỹ thuật và công nghệ, thẩm định các trang thiết
bị, máy móc nhập khẩu, đặc biệt là các tài sàn mà đối tác nước ngoài nhập khẩu để góp
vốn trong liên doanh; cơ quan quản lý đầu tư cần thắt chặt khâu đánh giá tính hiệu quả
của dự án đầu tư trong quá trình doanh nghiệp FDI nộp hồ sơ xin cấp phép cho dự án
mới
b) Cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, rà soát điều chỉnh các chính sách
đang cản trở thu hút FDI
Đẩy mạnh việc đơn giản hóa và hoàn thiện thủ tục hành chính liên quan đến cấp
phép, cấp chứng nhận đầu tư và các thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư như thuế, hải
quan, v.v... Ngoài ra cần hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài một số thủ tục hành chính khác
như cấp visa, giấy phép cho lao động nước ngoài. Ví dụ như visa có thể cấp dài hạn và
có giá trị nhiều lần cho các nhà đầu tư; có thể xem xét điều kiện hạn chế lao động phổ
thông, trình độ tay nghề thấp vào làm việc tại Việt Nam và khuyến khích lao động trình
137
độ cao. Việc hạn chế số lượng người nước ngoài trong một doanh nghiệp chỉ nên áp
dụng dối với một số ngành nghề có thể sử dụng nhiều lao động phổ thông nước ngoài.
Đối với những dự án thuộc diện khuyến khích thì nên tạo điều kiện cho người làm việc
của doanh nghiệp đó nhập cảnh rồi mới làm thủ tục xin giấy phép.
Quy định rõ ràng và minh bạch các thủ tục hành chính, công khai quy trình, thời
hạn và trách nhiệm xử lý thủ tục hành chính nhằm giảm thiểu chi phí không chính thức,
tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Ngoài ra, cần tiếp tục triển khai thực hiện chế độ
một cửa, áp dụng công nghệ thông tin vào xử lý thủ tục hành chính nhằm tạo sự công
khai minh bạch, xây dựng lòng tin cho nhà đầu tư.
4.4.3 Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
a) Tăng cường chuyển giao công nghệ
Đối với phương thức chuyển giao công nghệ từ FDI
Chuyển giao công nghệ nên được khuyến khích xảy ra theo một trong hai cách
thức: chuyển giao theo chiều ngang hoặc chuyển giao theo chiều dọc. Những cơ chế
cho việc chuyển giao công nghệ theo chiều ngang bao gồm: (i) học tập dựa vào quan
sát và bắt chước; (ii) chuyển dịch lao động giữa các tập đoàn đa quốc gia với các công
ty nội địa; và (iii) thông qua áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước.
Những hiệu ứng của chuyển giao công nghệ theo chiều dọc xuất phát từ những mối
liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia và những nhà cung cấp nội địa hoặc những cơ
sở sản xuất. Ở trường hợp này, các tập đoàn đa quốc gia có thể thực sự cung cấp cho
các doanh nghiệp nội địa những công nghệ mới trong nỗ lực nâng cao năng suất trong
chuỗi sản xuất. Các mối liên kết theo chiều dọc khác có thể kể đến như hỗ trợ kỹ thuật,
đào tạo hoặc những ưu đãi cho các doanh nghiệp nội địa. Bằng chứng đã cho thấy ở
Việt Nam hình thức chuyển giao công nghệ này đã có thể được triển khai và đem lại
một số lợi ích cho quá trình học tập và nâng cấp công nghệ dưới một cơ cấu quản lý
đúng đắn của doanh nghiệp.
Chính phủ có một vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm thiểu những tác
động tiêu cực từ quá trình thâm nhập thị trường của những tập đoàn đa quốc gia cũng
138
như trong việc tối đa hóa những tiềm năng chuyển giao công nghệ giữa các ngành
công nghiệp nội địa và quốc tế. Những chính sách của Chính phủ có thể là (i) xây
dựng những quy định cho các mối liên hệ công nghiệp giữa những tập đoàn nước
ngoài đang thâm nhập với những công ty nội địa; (ii) Tập trung các cơ quan XTĐT để
thu hút những ngành công nghiệp cho việc kết hợp những ngành công nghiệp hiện có;
(iii) Định hướng những ngành công nghiệp có lợi theo các hướng phát triển lâu dài
trong tương lai.
Đối với chuyển giao công nghệ từ phương thức trực tiếp nhập khẩu
Thông thường các nước phát triển trong quá trình chuyển giao công nghệ
thường chủ trương xuất khẩu công nghệ ở mức độ trung bình và máy móc thiết bị
không phải là tốt nhất. Vì vậy trong quá trình nhập khẩu công nghệ và máy móc thiết
bị, Việt Nam cần chủ động đòi hỏi công nghệ tiên tiến, đặc biệt chú ý đến tiêu chuẩn
về tính thích hợp của công nghệ và tính hiệu quả kinh tế - xã hội của công nghệ nhập
khẩu. Để thực hiện được những yêu cầu trên đây, một mặt Chính phủ cần có những
biện pháp quản lý công nghệ nhập khẩu. Nhà nước phải có các luật và pháp lệnh tốt
như pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, pháp lệnh về chất lượng hàng hóa,
Bên cạnh đó Nhà nước phải có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với công nghệ
nhập, đặc biệt là việc thẩm định công nghệ nhập trong các dự án đầu tư. Để có thể
thẩm định được chính xác chúng ta cần phải có đầy đủ các thông tin về thiết bị, công
nghệ của thế giới đối với từng lĩnh vực, từng ngành, cũng như có đội ngũ cán bộ khoa
học có năng lực để có thể có những đánh giá chính xác hơn.
b) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thu hút FDI
- Nhà nước cần có cơ chế đầu tư để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư
nước ngoài vào các ngành, các lĩnh vực có mối liên kết mạnh cả về chiều dọc và chiều
ngang đối với doanh nghiệp trong nước. Bảo đảm tính thống nhất, ổn định, minh bạch
và ngày càng hấp dẫn trong chính sách đầu tư nước ngoài. Đổi mới phương thức quản
lý nhà nước và cải tiến mạnh mẽ thủ tục đầu tư, thực hiện đúng theo các quy định của
Luật Đầu tư và phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam. Thu
139
hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cần chú ý nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài
thay vì chú trọng số lượng, hướng tới PTBV phải trở thành xu thế chủ đạo trong hoạt
động thu hút vốn đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa. Cần xác định rõ FDI giữ vai trò
đầu tàu công nghệ, tạo nguồn lực để dẫn dắt doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi
gia trị toàn cầu, chính sách thu hút FDI tương ứng cần phải định rõ những tiêu chuẩn
kỹ thuật, tiêu chí về công nghệ và môi trường làm cơ sở cho các quyết định cấp giấy
phép đầu tư. Trong tình hình mới, các cam kết về chuyển giao công nghệ cần được coi
trọng hơn khi thẩm định dự án FDI, bởi mặc dù vốn đầu tư vẫn là một mục tiêu quan
trọng thu hút FDI, nhưng để có chuyển biến về chất trong quá trình công nghiệp hóa
thì công nghệ phải được ưu tiên.
- Tăng cường năng lực bộ máy thực thi của các địa phương; Cải cách thủ tục và
bộ máy hành chính theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm đối tượng phục
vụ; Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan với việc thực thi không đúng quy
định của pháp luật (cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không đúng về ưu đãi đầu tư,
ngành nghề kinh doanh; xử lý thiếu nhất quán dẫn đến khiếu kiện,..). Thường xuyên
theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý địa phương
để có biện pháp nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vấn đề sau cấp phép hoạt
động đầu tư nước ngoài: Các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương thực hiện đầy
đủ chức năng hậu kiểm theo chức năng, nhiệm vụ của mình, đặc biệt lưu ý đến những
vấn đề bức xúc hiện nay (đầu tư chui, việc thực thi quy định luật mới,...). Hoàn thiện
quy định của pháp luật về tranh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư nhằm xử lý
dứt điểm các dự án không triển khai thực hiện, dự án nhà đầu tư bỏ trốn. Tăng cường
sử dụng các công cụ tài chính (báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập), cơ chế
giám định, cơ chế định giá... để nâng cao hiệu quả công tác giám sát hoạt động đầu tư.
Bên cạnh đó, cần nhanh chóng hoàn thiện và vận hành, công khai hóa hệ thống cập
nhật số liệu, theo dõi và đánh giá FDI ở phạm vi cả nước và từng tỉnh. Ở cấp tỉnh cần
xây dựng hệ thống thông tin chi tiết về dự án (project profile) đầu tư nước ngoài nhằm
nhắm bắt thông tin và phụ vụ công tác quản lý nhà nước. Bổ sung, tăng cường chức
140
năng hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài từ việc đón nhận nhà đầu tư, cung cấp thông tin
cho nhà đầu tư, theo dõi và giải quyết các vướng mắc cho nhà đầu tư nước ngoài. Đây
vẫn là điểm yếu của mô hình cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài hiện hành.
- Khi chính quyền tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã được Chính phủ
phân cấp quản lý FDI, thì vấn đề quan trọng nhất là nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
liên quan để bảo đảm thẩm định được những dự án lớn, không để xảy ra sai sót. Trong
trường hợp cán bộ địa phương chưa đủ trình độ thẩm định dự án FDI có nhiều yếu tố
phức tạp, thì cần mời chuyên gia giỏi tư vấn trong quá trình thẩm định để khắc phục
được tình trạng lãnh đạo tỉnh, thành phố quyết định cấp phép khi chưa có đủ căn cứ,
nguồn lực, dẫn đến khá nhiều dự án đầu tư không có tính khả thi. Phải chú ý nhiều hơn
việc phân cấp, phân quyền trong cấp phép, quản lý đầu tư, có quy trình giám sát và
giải trình vấn đề này. Thực tế, đã có không ít những dự án hiệu quả thấp, tạo ít việc
làm, lại gây ô nhiễm môi trường đã bị địa phương này từ chối, nhưng vẫn được địa
phương khác mời gọi.
Cần thực hiện nguyên tắc phân cấp nhưng đảm bảo tính tập trung, thể hiện từ
chủ trương xúc tiến đầu tư, thực hiện các chính sách thu hút và sử dụng FDI, xem xét
cấp ưu đãi đầu tư theo dự án. Muốn vậy, cơ quan quản lý Trung ương cần xây dựng
chủ trương, chính sách xúc tiến đầu tư, chính sách khuyến khích và các công cụ ưu đãi
cụ thể, xây dựng hệ thống tiêu chí chung để hướng dẫn cho các địa phương. Cần có cơ
chế rõ ràng về phối hợp trong thực hiện phân cấp đầu tư giữa TW và địa phương cũng
như giữa các ngành trong cùng một địa phương. Có như vậy mới tạo ra sức mạnh tổng
hợp và tránh tình trạng chia cắt, đùn đẩy trách nhiệm. Cần nhấn mạnh mục tiêu và lợi
ích quốc gia của FDI là trên hết để làm căn cứ cho các tỉnh thu hút FDi đạt mục tiêu
của tỉnh gắn với quốc gia dựa vào những lợi thế riêng của tỉnh. Qua đó, đảm bảo tính
bổ sung của FDI trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, sở hữu và vùng miền.
c) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Hiện nay, “lao động dồi dào và giá rẻ” không còn là lợi thế cạnh tranh thu hút
FDI của Việt Nam, do đó Việt Nam cần một chiến lược đào tạo nguồn lực bài bản cả
141
về tri thức lẫn tay nghề và tác phong lao động công nghiệp hiện đại. Điều này sẽ là lợi
thế so sánh mang tính quyết định của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới.
Để đáp ứng nhu cầu về nhân lực nhằm thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước
ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần xây dựng chiến lược phát triển nhân lực chất lượng cao dài hạn
và phù hợp, có chính sách thu hút đầu tư các nguồn lực xã hội hóa trong đào tạo. Cùng
với đó, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phải gắn với chính sách sử dụng và đãi
ngộ. Muốn tập hợp và duy trì được đội ngũ giảng viên giỏi, có trình độ và năng lực,
một mặt cần phải bố trí phân công công việc phù hợp, tôn trọng nguyện vọng và sở
trường của từng người, đồng thời cần tạo dựng môi trường làm việc tự do, dân chủ,
khuyến khích lòng say mê, sáng tạo trong công việc. Điều này bảo đảm cho công tác
đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao đạt hiệu quả.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo. Các cơ quan quản lý giáo dục cũng như
bản thân mỗi trường cần cập nhật chương trình đào tạo trên cơ sở tham khảo mô hình
quốc tế. Đặc biệt là đầu tư chuẩn hóa hệ thống giáo trình, bài giảng đối với tất cả các
đơn vị đào tạo. Một trong những biện pháp cần thực hiện là sự phối hợp giữa bên đào
tạo và bên sử dụng lao động. Trên cơ sở đánh giá lại chương trình đang được đào tạo,
các trường đại học, cao đẳng phải điều chỉnh nội dung môn học; đồng thời, cập nhật
nội dung mới đưa vào chương trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Ngược lại, các doanh nghiệp cũng cần tham gia trong một số khâu của quá trình đào
tạo, đặt yêu cầu đối với các cơ sở đào tạo về nội dung kiến thức, kỹ năng sát với nhu
cầu của sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, một trong các biện pháp thúc đẩy chất lượng
công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là hình thành các nhóm, các tập thể
nghiên cứu khoa học mạnh, qua đó tạo dựng các thủ lĩnh khoa học, họ chính là những
hạt nhân trong các tập thể nguồn nhân lực công nghệ cao.
Thứ ba, chú trọng kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ cho nguồn nhân lực
trong khâu đào tạo. Đây là điều rất quan trọng khi làm việc tại các tập đoàn nước ngoài
142
lớn, tạo cơ hội cho đội ngũ nhân lực của Việt Nam nâng cao trình độ, tiếp cận công
nghệ mới thông qua những khóa bồi dưỡng và trải nghiệm tại doanh nghiệp. Để làm
điều này, bản thân mỗi sinh viên cũng cần phải có ý thức trong nâng cao trình độ ngoại
ngữ của mình để dành lấy cơ hội việc làm khi Việt Nam ngày càng mở cửa nền kinh tế
và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do trong thời kỳ tới.
d) Đa dạng hoá hình thức thu hút FDI và có chính sách ưu tiên thỏa đáng
Bên cạnh các hình thức truyền thống của đầu tư trực tiếp nước ngoài như hợp
đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài, cần mở rộng các hình thức đầu tư mới như Xây dựng – Khai thác – Chuyển
giao (BOT), Xây dựng – Chuyển giao (BT), Đối tác công – tư (PPP).
Trong việc thực hiện đa dạng hóa các hình thức FDI, cần có chính sách ưu tiên
theo hướng đa dạng hóa các hình thức ưu tiên chú trọng ưu tiên bằng các biện pháp phi
tài chính đối với: (i) các FDI vào những ngành tận dụng lợi thế so sánh và nâng cao
năng lực ngành, biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh ngành; (ii) Khuyến khích
FDI vào ngành sản xuất đầu vào trung gian, công nghiệp hỗ trợ sử dụng công nghệ cao
hơn nhưng đang rất thiếu và yếu ở nước ta nhằm thức đẩy sự đóng góp của FDI vào
chuyển dịch cơ cấu ngành một cách bền vững; (iii) điều chỉnh chính sách thu hút FDI
có công nghệ cao, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao và thân thiện môi trường.
e) Đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI
FDI đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, nhưng nền kinh
tế Việt Nam muốn phát triển vững mạnh không thể không có khu vực kinh tế tư nhân
trong nước tăng trưởng hiệu quả, lớn mạnh. Bộ phận lớn nhất của nền kinh tế Việt
Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), và theo đó đẩy mạnh sự phát triển của
khối doanh nghiệp này sẽ cải thiện đáng kể toàn bộ nền kinh tế. Khi DNNVV đạt được
những kết quả như những doanh nghiệp FDI hàng đầu, Việt Nam sẽ trở thành một
trong những quốc gia thành công nhất trên thế giới. Để đạt được mục tiêu này, nền
kinh tế cần sự phối hợp chặt chẽ trong một mô hình “kiềng ba chân” là: Chính phủ,
doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.
143
Để thực hiện được mục tiêu trên, chính phủ cần: thứ nhất, cải thiện hiệu quả các
hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hai là, cần có giải pháp đột
phá và thực tế để cải thiện và thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ của các DN
trong nước và DN FDI; ba là, tăng cường kết nối về mặt địa lý giữa FDI với DN trong
nước. Việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất riêng biệt, chủ yếu tập trung
các FDI, có thể giúp nâng cao hiệu quả ngắn hạn của hoạt động và xuất khẩu. Khi
Chính phủ, chính quyền các địa phương thiết kế các khu công nghiệp riêng dành cho
đầu tư FDI cũng phải tính đến sự nối kết với các khu, cụm công nghiệp dành cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa.
Việc tạo ra một kênh thông tin để 2 khối doanh nghiệp hiểu rõ lẫn nhau là vô
cùng quan trọng. Vì vậy, cần thành lập một cơ quan giúp kết nối các doanh nghiệp FDI
và DNNVV của Việt Nam để dễ dàng tìm được các cơ hội kinh doanh. Cơ quan đầu
mối này sẽ cung cấp thông tin về DNNVV tiềm năng của Việt Nam cho các doanh
nghiệp FDI trước khi đưa ra các tư vấn cho từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần có một chính sách để lựa chọn,
khuyến khích và quảng bá các doanh nghiệp FDI đã tích cực hợp tác với các doanh
nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI có liên kết mạnh mẽ, tạo hiệu ứng
lan tỏa tốt với các doanh nghiệp Việt Nam cần được biểu dương và có thể được xem
xét hưởng thêm ưu đãi liên quan đến thuế và nới lỏng hạn chế đầu tư.
Cuối cùng, chính phủ cần đẩy mạnh thu hút FDI có chọn lọc, ưu tiên các doanh
nghiệp FDI có công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, có chuỗi sản xuất, có quản
trị tốt và sẵn sàng hợp tác kết nối với doanh nghiệp Việt Nam.
f).Đẩy mạnh đầu tư vào phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu
Để làm được điều này, nhà nước cần phải cung cấp thông tin đầy đủ, cập nhật và
minh bạch hóa về tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ, những cơ hội
đầu tư, môi trường đầu tư, đặc biệt là những chính sách ưu đãi của Chính phủ về phát
144
triển công nghiệp hỗ trợ đến đông đảo đội ngũ lãnh đạo các cấp, nhân dân và các
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để việc triển khai các hoạt động quảng bá, giới
thiệu này được rộng rãi và hiệu quả, nhà nước cần tiếp tục tăng cường đầu tư cho công
tác xúc tiến đầu tư và nghiên cứu đổi mới căn bản phương thức xúc tiến đầu tư theo
hướng có trọng tâm, trọng điểm vào các đối tác nước ngoài có tiềm năng, có ý định
đầu tư vào Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc... đồng thời sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ
họ khi cần thiết. Ngoài ra, Nhà nước cần phải có những ưu đãi cụ thể, thiết thực để
khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ
trợ, cụ thể là các ưu đãi về tài chính, thuê đất, hạ tầng, nguồn nhân lực, bên cạnh
việc xúc tiến triển khai các chính sách ưu đãi để giải quyết bài toán nguyên liệu đầu
vào của các ngành sản xuất, tạo ra liên kết ngành hiệu quả hơn.
145
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Luận án với đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát
triển bền vững tại Việt Nam” với mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến thu hút FDI trên quan điểm PTBV; phân tích thực trạng thu hút FDI tại
Việt Nam và tác động của các chính sách thu hút và sử dụng FDI tới tăng trưởng kinh
tế, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Từ
đó, đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu đảm bảo thu hút được các dự án FDI
theo định hướng PTBV tại Việt Nam. Với mục tiêu đó, Luận án đã đạt được các kết
quả sau:
Một là, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút FDI
trên quan điểm PTBV. Thông qua các quan điểm và khái niệm khác nhau về thu hút
FDI, PTBV của các tổ chức, cá nhân, Luận án bước đầu hình thành hệ thống các tiêu
chí đánh giá sự PTBV khi thu hút FDI vào Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp thu
hút FDI chất lượng cao, phù hợp với mục tiêu phát triển của Việt Nam trong thời gian
tới.
Hai là, thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia, Luận án đã rút
ra được bài học kinh nghiệm cho việc thu hút FDI theo định hướng PTBV tại Việt
Nam bao gồm:
Cần điều chỉnh chính sách FDI hài hòa, gắn với mục tiêu phát triển tổng
thể quốc gia ở tầm chiến lược 10 năm, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm ở mỗi
thời kỳ phát triển;
Sử dụng ưu đãi để thu hút đầu tư nhưng cần lưu ý rằng ưu đãi tài chính
không phải là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thu hút đầu tư vào lĩnh vực, vùng được
lựa chọn ưu tiên phát triển;
146
Thủ tục đầu tư cần quy trình chặt chẽ, có sự tham gia rà soát, thẩm định
của các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau. Trong quá trình triển khai dự án đầu tư,
nhà đầu tư phải tuân thủ các tiêu chuẩn về xây dựng, bảo vệ môi trường.
Ba là, qua phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam dựa trên
các tiêu chí, quy trình đã được xây dựng về kinh tế, xã hội và môi trường. Luận án chỉ
ra các điểm mạnh và đặc biệt là các nhân tố không bền vững trong thu hút FDI thời
gian vừa qua.
Bốn là, xuất phát từ các quan điểm và định hướng thu hút FDI cũng như phát
triển bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia, Luận án đã đề xuất 03 nhóm giải pháp
gồm 11 giải pháp để thu hút FDI theo định hướng PTBV trong thời gian tới, bao gồm:
Xác định danh mục ngành sản phẩm mũi nhọn, các vùng, thành phần kinh tế
động lực tăng trưởng;
Định hướng thị trường và đối tác;
Định hướng FDI vào vùng lãnh thổ, địa phương, khu công nghiệp, khu kinh tế
Đổi mới chính sách FDI
Cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, rà soát điều chỉnh các chính sách
đang cản trở thu hút FDI
Tăng cường chuyển giao công nghệ
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thu hút FDI
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đa dạng hoá hình thức thu hút FDI và có chính sách ưu tiên thỏa đáng
Đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI
Đẩy mạnh đầu tư vào phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu
Với hệ thống các luận điểm, phân tích hiện trạng và đề xuất các giải pháp của
Luận án “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững tại
Việt Nam”, tác giả hy vọng sẽ đóng góp một phần công sức của mình để góp tiếng nói
cho việc thu hút FDI theo định hướng PTBV tại Việt Nam trong tương lai gần.
147
Luận án cơ bản đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, song việc nghiên
cứu được thực hiện trên phạm vi không gian và thời gian khá rộng, trong khi hệ thống
số liệu thống kê không nhất quán và liên tục. Bên cạnh đó, một số tiêu chí đánh giá
hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng PTBV tại Việt Nam được nêu ra
ở Chương 2 chưa được đánh giá ở chương thực trạng (chương 3) do hạn chế về số liệu
thống kê, thời gian nghiên cứu. Ở trụ cột “xã hội”, tác giả mới chỉ đánh giá thực trạng
lao động và tiền lương là một phần của trụ cột “xã hội”. Vì vậy, dù tác giả đã có nhiều
nỗ lực để hoàn thành luận án nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả
mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước để tiếp tục hoàn thiện và phát triển hơn nữa nghiên cứu của mình.
148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. (2016), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – những thách thức
mới”. Tạp chí nghiên cứu Tài Chính Kế Toán, số 06 (155) 2016.
2. (2016), “Thu hút nguồn vốn FDI với bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế
Việt Nam”. Tạp chí nghiên cứu Tài Chính Kế Toán, số 05 (154) 2016.
3. (2012), “Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng Việt Nam sau gia nhập
WTO”. Tạp chí nghiên cứu Tài Chính Kế Toán, số 12 (113) 2012.
4. (2013), “Kết quả đạt được của các chỉ số kinh tế góp phần kiềm chế lạm phát
năm 2012”. Tạp chí nghiên cứu Tài Chính Kế Toán, số 01 (114) 2013.
149
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2015), ”Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: thực
trạng, hiệu quả và hướng điều chỉnh chính sách”. NXB Lao Động.
2. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trần Toàn Thắng & Nguyễn
Mạnh Hải (2006) Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam. Dự án SIDA: Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010.
3. “Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam giai đoan 2000-2013”. Tổng cục Thống Kê (2014).
4. Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam 2016.
5. Cục Đầu Tư Nước Ngoài (2017), “Tình hình thu hút Đầu tư nước ngoài năm
2016”.
6. Cục Đầu Tư Nước Ngoài (2014), “Thực trạng và định hướng hoạt động Xúc
tiến đầu tư ở cấp địa phương”.
7. Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính Trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
8. Doan Tranh, & Thoa N.T (2016), “Impacts of FDI on Sustainable Development
Objectives of Vietnam in International Economic Integration”. Proceedings of the
Annual Vietnam Academic Research Conference on Global Business, Economics,
Finance & Social Sciences (AP16Vietnam Conference) ISBN: 978-1-943579-92-1.
9. Đặng Thành Cương (2012), “Tăng cường thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào tỉnh Nghệ An”. Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
10. “Đình công phân theo loại hình doanh nghiệp từ 1989-2013”, Bộ Lao Động –
Thương Binh và Xã Hội (2015).
150
11. Bùi Đức Hùng (2012), “Một số vấn đề cơ bản về Phát triển bền vững vùng
Duyên Hải Nam Trung Bộ”. Nhà xuất bản Từ Điển Bách Khoa.
12. Nguyễn Tạ Hiền (2012), “Sự tham gia của vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong phát triển và đổi mới kinh tế Việt Nam”. Viện hàn lâm quốc tế nghiên cứu hệ
thống Liên Bang Nga.
13. Hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Tổng cục
thống kê (2016).
14. Holger Rogall (2011), “Kinh tế học bền vững. Lý thuyết kinh tế và thực tế của
phát triển bền vững” (Người dịch: PGS.TSKH Nguyễn Trung Dũng). Nhà xuất bản
Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2011.
15. Quốc Hùng – Hồng Phúc (2015). “Liệu có làn sóng lớn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam hậu TPP” Truy cập:
song-lon-dau-tu-nuoc-ngoai-vao-Viet-Nam-hau-TPP.html
16. Khung định hướng phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Bộ
Kế Hoạch và Đầu Tư (2020) [tr.9]
17. “Kinh tế thị trường khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình”.
Báo cáo phát triển Việt Nam 2012.
18. Luật Đầu tư 2014
19. Luật Doanh nghiệp 2014
20. Ngô Thắng Lợi (2015), “Phát triển bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh mới
của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu”. Đại học Kinh tế quốc dân.
21. Niên giám thống kê 2016, Tổng cục thống kê.
22. Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
151
23. Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về
giám sát và đánh giá đầu tư
24. Nghị quyết 19 năm 2017 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ
yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, định
hướng đến năm 2020
25. Nghị quyết số 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020
26. Nghị quyết 103/NQ-CP của Chính phủ
27. “Nguồn vốn FDI dồi dào đầu năm và triển vọng tăng trưởng mạnh”. Cục Đầu
Tư Nước Ngoài (2016). Truy cập:
doi-dao-dau-nam-va-trien-vong-tang-truong-manh
28. Phùng Xuân Nhạ (2013) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Lý luận và
thực tiễn. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
29. Nguyễn Mạnh Toàn (2010), “Các nhân tốt tác động đến việc thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam”. Tạp chí Khoa học và Công
nghệ. Số 5(40).2010.
30. Nguyễn Xuân Thắng (2013) Kinh tế thế giới & Việt Nam 2012-2013 trên bước
đường phục hồi đầy thử thách. Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội.
31. Nguyễn Xuân Trung (2012), “Nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam”. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
32. Đinh Đức Trường (2015), “Quản lý môi trường tại các doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài (FDI) tại Việt Nam”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 31, số 5 (2015) 46-
55.
33. Tổng cục Thống kê (2016), “Động thái và thực trạng Kinh tế - xã hội Việt Nam
5 năm 2011-2015”. Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội, 2016.
152
34. Tổng cục Thống kê (2016), “Báo cáo Năng suất lao động của Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp”.
35. Thông tư số 09/2016/TT-BKHĐT được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày
30/6/2016 hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư đối với hoạt động
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
36. Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam. Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp
cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO+20) (2012)
37. “Thu hút vốn FDI, kỳ vọng làn sóng đầu tư mới”. Sài Gòn Giải Phóng (2016).
Truy cập:
38. Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg về Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt
động xúc tiến đầu tư.
39. Quyết định số 154/2004/QĐ-TTg “Định hướng chiến lược phát triển bền vững
ở Việt Nam”.
40. Quyết định số 432/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt
Nam giai đoạn 2011-2020.
41. Trần Phiên (2012), “Mặt trái của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam”. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
42. Ủy ban thường vụ Quốc Hội (2015), “Thu hút FDI sạch ở Trung Quốc – Bài
học đối với Việt Nam”. Truy cập từ website:
9 .
43. Võ Thị Vân Khánh (2016), “Thái Lan: Điểm sáng thu hút vốn FDI vào khu
công nghiệp”. Tạp chí tài chính kỳ I, số tháng 7/2016.
153
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
44. Alan M. Rugman, Richard E. Caves International Business: Theory of the
multinational enterprise.
45. Arnal, E. & A. Hijzen (2008) The impact of Foreign Direct Investment on
Wages and Working Conditions. OECD Social, Employment and Migration Working
Papers, No.68.
46. Anwar, S. & Phi Lan, N. (2010) Foreign direct investment and economic
growth in Vietnam. Asia Pacific Business Review Vol. 16, Nos.1-2.
47. “China – Openness to and Restriction on Foreign Investment”, Helping U.S.
Companies Export, truy cập từ: https://www.export.gov/article?id=China-Openness-
to-and-Restriction-on-Foreign-Investment.
48. Chuc D. nguyen, Simpson, G., Saal, D., Anh N. Nguyen, Ngoc Q.Pham (2008)
FDI horizontal and vertical effects on local firm technical efficiency. DEPOCEN
working paper series No. 2008/17.
49. Department of State (2015), ‘Vietnam investment climate statement
2015’.[tr.5]
50. “Doing Business 2016”. The World Bank.
51. Dunning, John (1979). "Toward an Eclectic Theory of International
Production: Some Empirical Tests". Journal of International Business Studies. 11 (1):
9–31.
52. Esiyok, B. & Ugur, M. (2011) Foreign direct investment in provinces: A
spatial regression approach to FDI in Vietnam. MPRA paper no. 36145.
53. International Monetary Fund: OECD (2003) Foreign Direct Investment
Statistics: How Countries measure FDI 2001.
154
54. Jiajia Zheng & Pengfei Sheng (2017), “The Impact of Foreign Direct
Investment (FDI) on the Environment: Market Perspectives and Evidence from
China”. Economies 2017, 5, 8; doi:10.3390/economies5010008.
55. Jiexi Yang & Yiran Wang (2016), ‘‘FDI and Environmental Pollution Nexus in
China’’. Lund University, 2016.
56. John, J. (2009) Vietnam as a role model for development. Research paper no.
2009/30
57. John Kline (2012), “Guidance paper on evaluating sustainable foreign direct
investment”, MCI Working Paper Series, No. 12/2012.
58. Laura Alfaro (2003), “Foreign Direct Investment and Growth: Does the Sector
Matter?”. Harvard Business School.
59. Letto-Gillies, Grazia (2005) Transnational corporations and international
production: concepts, theories and effects. Cheltenham: Edward Elgar.
60. Mac.Dougall, G.D.A (1960), “The Benefits and Costs of Private Investment
from Abroad: A Theoretical Approach”, Economic Record, Vol. 36, 13-35.
61. Moosa, Imad A. (2002) Foreign Direct Investment: Theory, Evidence and
Practice. New York: Palgrave Macmillan.
62. Mohammad A.A & Mahmoud K.A (2013), “Foreign Direct Investment and
Economic Growth Literature Review from 1994 to 2012”. Procedia - Social and
Behavioral Sciences 129 ( 2014 ) 206 – 213.
63. Mike Vinkenborg (2017), “Vietnam in 2017: Spotting Opportunities for FDI”.
Vietnam Briefing.
64. Ngoc Anh, N. & Thang, N. (2007) Foreign direct investment in Vietnam: An
overview and analysis the determinants of spatial distribution across provinces.
Development and Policies Research Center.
155
65. Nick J. Freeman (2002) Foreign Direct Investment in Vietnam: An Overview.
DfID Workshop on Globalisation and Poverty in Vietnam.
66. Nick, M. & Richarch, M., (1999), ‘Foreign Direct Investment and the
Environment: From Pollution Havens to Sustainable Development’.
67. Nguyet Hong, V.X., Tuan, N.M. & Hoa, H.C. (2009) Sustainable development
Impacts of Investment Incentives. International Institute for Sustainable Development.
68. OECD (2008) OECD Benchmark Definition of Foreign Direct Investment. 4th
edition.
69. OECD (2008), “Social impacts of Foreign Direct Investment”.
70. Olaf J. de Groot (2014), “Foreign direct investment and welfare”. United
Nations publication, ISSN 1020-5179.
71. Petrovic, M. & Randjelovic (2007) Foreign direct investment and sustainable
development: an analysis of the impact of environmental regulations on investment
location decisions. Economics and Organisation Vol. 4, N2, 2007.
72. Sumei Tang (2007), “FDI and its impact in China: A time series Analysis”.
Griffith University, 2007.
73. Theodore H. Moran (2011) Foreign Direct Investment and Development:
Launching a Second Generation of Policy Research.
74. Thaddeus, C. Trzyna (1995) A sustainable world. Defining and measuring
sustainable development. International Center for the Environment and Public Policy.
75. Thomsen, S. (1999) Southeast Asia: The role of foreign direct investment
policies in development. Organisation for Economic Co-operation and Development.
76. United Nations Industrial development organization & Ministry of Planning
and Investment, Vietnam (2012) Viet Nam Industrial Investment Report 2011:
Understanding the impact of Foreign Direct Investment on industrial development.
156
77. Unctad (2016), ‘Detailed Benchmark Definition of Foreign Direct Investment’.
Third Edition (BD3). Paris, Organisation for Economic Co-operation and
Development, 1996
78. “Vietnam investment climate statement 2016”. The U.S Department of State.
79. Wanda Tseng & Harm Zebregs (2002), “FDI in China: Some Lessons for
Other Countries”. IMF Policy Discussion Paper.
80. Wilson, N. & J. Cacho (2007) Linkage Between Foreign Direct Investment,
Trade and Trade Policy: An Economic Analysis with Application to the Food Sector in
OECD Countries and Case Studies in Ghana, Mozambique, Tunisia and Uganda.
OECD Trade Policy Papers, No.50.
81. Zarsky, L. (2012) International investment for sustainable development:
Balancing rights and reward. Earthscan, London.
157
PHỤ LỤC
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO ĐỐI TÁC
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/03/2017)
STT Đối tác Số dự án
Tổng vốn đầu tư đăng
ký
(Triệu USD)
1 Hàn Quốc 5,932 54,011.530
2 Nhật Bản 3,355 42,490.319
3 Singapore 1,838 39,263.677
4 Đài Loan 2,526 32,353.112
5 BritishVirginIslands 695 20,649.930
6 Hồng Kông 1,187 17,236.820
7 Malaysia 547 11,995.092
8 Trung Quốc 1,615 11,193.692
9 Hoa Kỳ 834 10,200.908
10 Thái Lan 458 8,125.197
11 Hà Lan 282 7,653.630
12 Samoa 190 6,552.544
13 Cayman Islands 89 5,536.166
14 Canada 163 5,126.382
15 Vương quốc Anh 300 3,775.923
16 Pháp 495 3,389.851
17 Thụy Sỹ 132 2,948.396
18 Luxembourg 46 2,302.725
19 Australia 396 1,825.034
20 CHLB Đức 283 1,397.048
21 Brunei Darussalam 218 1,373.317
22 British West Indies 17 1,214.699
23 Liên bang Nga 115 1,052.634
24 Síp 14 966.597
25 Đan Mạch 133 827.934
26 Ấn Độ 135 768.838
27 Seychelles 86 753.783
28 Thổ Nhĩ Kỳ 15 704.345
29 Bỉ 64 592.285
30 Indonesia 59 436.966
31 Italia 80 356.840
32 Mauritius 47 331.750
33 Philippines 72 312.236
34 Bermuda 8 307.382
158
35 Slovakia 7 235.573
36 Cook Islands 2 172.000
37 Belize 18 138.300
38 Áo 30 138.249
39 Ba Lan 14 125.476
40 Bahamas 3 108.653
41 New Zealand 29 103.542
42 Thụy Điển 54 93.896
43 Nauy 34 92.564
44 Lào 10 92.504
45 Cộng hòa Séc 34 89.949
46 Tây Ban Nha 58 85.995
47 Channel Islands 12 79.476
48 Sri Lanka 16 77.842
49 Ma Cao 12 74.500
50 Barbados 3 68.393
51 Panama 10 62.700
52 Campuchia 17 57.825
53 Ecuador 4 56.703
54 CHDCND Triều Tiên 6 50.900
55 Hungary 15 50.656
56 Marshall Islands 5 49.500
57 Angola 4 48.740
58 Saint Vincent and the Grenadines 4 47.600
59 Israel 26 47.374
60 Swaziland 1 45.000
61 Saint Kitts and Nevis 2 39.685
62 Liechtenstein 2 35.600
63 Isle of Man 1 35.000
64 Bulgaria 9 30.840
65 Ukraina 21 28.957
66 Pakistan 20 28.078
67 Irắc 4 27.195
68 Các tiểu vương quốc Ả Rập
thống nhất
14 26.200
69 Phần Lan 17 20.897
70 Ireland 16 20.692
71 Costa Rica 3 16.638
72 Belarus 1 16.200
73 Armenia 2 12.980
74 El Salvador 1 10.000
75 Oman 2 10.000
159
76 Dominica 2 8.360
77 Island of Nevis 2 7.500
78 Cu Ba 1 6.600
79 Jordan 3 4.545
80 Andorra 1 3.800
81 Slovenia 4 3.270
82 Guatemala 4 3.216
83 Turks & Caicos Islands 2 3.100
84 Nigeria 26 2.867
85 Brazil 3 2.800
86 Serbia 1 1.580
87 Ả Rập Xê Út 3 1.280
88 Rumani 2 1.200
89 Guinea Bissau 1 1.193
90 Syrian Arab Republic 3 1.100
91 Ma rốc 2 1.045
92 Mông Cổ 2 1.000
93 Saudi Arabia 1 1.000
94 Ai Cập 2 0.746
95 Bangladesh 3 0.544
96 Guam 1 0.500
97 Libăng 3 0.405
98 Kuwait 1 0.400
99 Argentina 3 0.280
100 Estonia 2 0.250
101 Maldives 1 0.225
102 Monaco 1 0.210
103 Nam Phi 5 0.203
104 Bồ Đào Nha 2 0.120
105 Sudan 2 0.113
106 Antigua and Barbuda 1 0.100
107 Uruguay 1 0.100
108 Palestine 1 0.090
109 Iran (Islamic Republic of) 3 0.054
110 Malta 1 0.050
111 Mexico 1 0.050
112 Yemen 1 0.050
113 Sierra Leone 1 0.038
114 Latvia 1 0.010
115 Venezuela 1 0.007
116 Cameroon 1 0.005
Tổng 23,071 300,740.457
160
Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp FDI giai đoạn 2000 - 201357
Lao
động
BQ 1
DN
Thu nhập
BQ 1 lao
động/tháng
(Triệu
đồng)
Nguồn
vốn
BQ 1
DN
(Tỷ
đồng)
TSCĐ
và
đầu tư
dài hạn
BQ 1
DN
(Tỷ
đồng)
Doanh
thu
thuần
SXKD
BQ
1 DN
(Tỷ
đồng)
Lợi
nhuận
trước
thuế BQ
1 DN
(Tỷ
đồng)
Thuế và
các
khoản
đã nộp
ngân
sách
BQ
1 DN
( Tỷ
đồng )
Chỉ số
quay
vòng
vốn
(Lần)
Tỷ suất
lợi
nhuận/
doanh
thu
(%)
Tỷ suất
lợi
nhuận/
Vốn
(%)
Hiệu
xuất sử
dụng
lao
động
( Lần )
A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
I.Tổng số DN FDI
Năm 2000
267 1.6 158
97
106 14.4
15.7
0.7 13.5 9.1 20.5
Năm 2005
330 1.7 143
73
127 18.1
17.0
0.9 14.3 12.7 18.3
Năm 2010
297 4.0 263
106
191 17.3
13.5
0.7 9.1 6.6 13.4
Năm 2012
303 5.8 302
131
271 13.4
19.6
0.9 4.9 4.4 12.7
Sơ bộ 2013
354 6.6 375
158
345 27.3
23.6
0.9 7.9 7.3 12.4
57 Hiệu quả fdio_gso
161
Lao
động
BQ 1
DN
Thu nhập
BQ 1 lao
động/tháng
(Triệu
đồng)
Nguồn
vốn
BQ 1
DN
(Tỷ
đồng)
TSCĐ
và
đầu tư
dài hạn
BQ 1
DN
(Tỷ
đồng)
Doanh
thu
thuần
SXKD
BQ
1 DN
(Tỷ
đồng)
Lợi
nhuận
trước
thuế BQ
1 DN
(Tỷ
đồng)
Thuế và
các
khoản
đã nộp
ngân
sách
BQ
1 DN
( Tỷ
đồng )
Chỉ số
quay
vòng
vốn
(Lần)
Tỷ suất
lợi
nhuận/
doanh
thu
(%)
Tỷ suất
lợi
nhuận/
Vốn
(%)
Hiệu
xuất sử
dụng
lao
động
( Lần )
A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
II. Khu vực FDI
chia theo loại
hình:
+ 100 % vốn nước
ngoài
Năm 2000
335 1.3 104
53
70 0.2
2.8
0.7 0.3 0.2 13.7
Năm 2005
361 1.5 107
49
83 2.2
3.4
0.8 2.6 2.0 12.8
Năm 2010
318 3.6 198
83
158 6.8
8.4
0.8 4.3 3.4 11.4
Năm 2012
329 5.5 273
108
250 9.4
9.6
0.9 3.8 3.4 11.5
Sơ bộ 2013
393 6.2 353
137
332 25.8
12.7
0.9 7.8 7.3 11.4
+ DN liên doanh
162
Lao
động
BQ 1
DN
Thu nhập
BQ 1 lao
động/tháng
(Triệu
đồng)
Nguồn
vốn
BQ 1
DN
(Tỷ
đồng)
TSCĐ
và
đầu tư
dài hạn
BQ 1
DN
(Tỷ
đồng)
Doanh
thu
thuần
SXKD
BQ
1 DN
(Tỷ
đồng)
Lợi
nhuận
trước
thuế BQ
1 DN
(Tỷ
đồng)
Thuế và
các
khoản
đã nộp
ngân
sách
BQ
1 DN
( Tỷ
đồng )
Chỉ số
quay
vòng
vốn
(Lần)
Tỷ suất
lợi
nhuận/
doanh
thu
(%)
Tỷ suất
lợi
nhuận/
Vốn
(%)
Hiệu
xuất sử
dụng
lao
động
( Lần )
A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
với nước ngoài
Năm 2000
181 2.5 225
154
153 32.4
32.2
0.7 21.2 14.4 28.7
Năm 2005
227 3.0 262
152
274 71.7
62.7
1.0 26.2 27.3 32.9
Năm 2010
202 6.9 573
217
351 67.2
37.8
0.6 19.1 11.7 21.0
Năm 2012
168 9.6 455
250
380 34.0
71.4
0.8 9.0 7.5 19.7
Sơ bộ 2013
167 10.7 483
261
410 34.1
76.3
0.8 8.3 7.1 19.1
III. Khu vực FDI
chia theo ngỡnh
SXKD:
1. Nông Nghiệp,
lâm nghiệp và
163
Lao
động
BQ 1
DN
Thu nhập
BQ 1 lao
động/tháng
(Triệu
đồng)
Nguồn
vốn
BQ 1
DN
(Tỷ
đồng)
TSCĐ
và
đầu tư
dài hạn
BQ 1
DN
(Tỷ
đồng)
Doanh
thu
thuần
SXKD
BQ
1 DN
(Tỷ
đồng)
Lợi
nhuận
trước
thuế BQ
1 DN
(Tỷ
đồng)
Thuế và
các
khoản
đã nộp
ngân
sách
BQ
1 DN
( Tỷ
đồng )
Chỉ số
quay
vòng
vốn
(Lần)
Tỷ suất
lợi
nhuận/
doanh
thu
(%)
Tỷ suất
lợi
nhuận/
Vốn
(%)
Hiệu
xuất sử
dụng
lao
động
( Lần )
A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
thuỷ Sản
Năm 2000
93 1.3 35
26
12 (0.0)
0.3
0.3 -0.4 -0.1 8.2
Năm 2005
100 1.6 34
18
21 2.2
0.5
0.6 10.6 6.4 10.8
Năm 2010
106 2.8 61
33
39 0.1
0.6
0.6 0.3 0.2 10.9
Năm 2012
81 5.3 75
33
67 0.2
1.0
0.9 0.2 0.2 13.1
Sơ bộ 2013
80 5.9 80
33
77 0.1
1.1
1.0 0.2 0.2 13.6
2. Công nghiệp và
xây dựng
Năm 2000
333 1.4 148
93
132 20.7
20.3
0.9 15.7 14.0 23.3
Năm 2005 417 1.6 130 150 24.2 1.2 16.1 18.6 19.3
164
Lao
động
BQ 1
DN
Thu nhập
BQ 1 lao
động/tháng
(Triệu
đồng)
Nguồn
vốn
BQ 1
DN
(Tỷ
đồng)
TSCĐ
và
đầu tư
dài hạn
BQ 1
DN
(Tỷ
đồng)
Doanh
thu
thuần
SXKD
BQ
1 DN
(Tỷ
đồng)
Lợi
nhuận
trước
thuế BQ
1 DN
(Tỷ
đồng)
Thuế và
các
khoản
đã nộp
ngân
sách
BQ
1 DN
( Tỷ
đồng )
Chỉ số
quay
vòng
vốn
(Lần)
Tỷ suất
lợi
nhuận/
doanh
thu
(%)
Tỷ suất
lợi
nhuận/
Vốn
(%)
Hiệu
xuất sử
dụng
lao
động
( Lần )
A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
73 20.9
Năm 2010
405 3.5 208
101
240 22.0
16.6
1.2 9.2 10.6 14.3
Năm 2012
433 5.2 270
140
355 18.1
25.7
1.3 5.1 6.7 13.3
Sơ bộ 2013
442 5.7 284
145
386 17.9
26.3
1.4 4.6 6.3 12.6
Trong đó: Công
nghiệp
Năm 2000
344 1.4 153
97
136 21.6
21.1
0.9 15.8 14.1 23.5
Năm 2010
429 3.4 218
106
253 23.3
17.5
1.2 9.2 10.7 14.3
Năm 2012
469 5.1 290
152
383 19.8
27.8
1.3 5.2 6.8 13.3
Sơ bộ 2013 482 5.7 306 418 19.7 1.4 4.7 6.4 12.7
165
Lao
động
BQ 1
DN
Thu nhập
BQ 1 lao
động/tháng
(Triệu
đồng)
Nguồn
vốn
BQ 1
DN
(Tỷ
đồng)
TSCĐ
và
đầu tư
dài hạn
BQ 1
DN
(Tỷ
đồng)
Doanh
thu
thuần
SXKD
BQ
1 DN
(Tỷ
đồng)
Lợi
nhuận
trước
thuế BQ
1 DN
(Tỷ
đồng)
Thuế và
các
khoản
đã nộp
ngân
sách
BQ
1 DN
( Tỷ
đồng )
Chỉ số
quay
vòng
vốn
(Lần)
Tỷ suất
lợi
nhuận/
doanh
thu
(%)
Tỷ suất
lợi
nhuận/
Vốn
(%)
Hiệu
xuất sử
dụng
lao
động
( Lần )
A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
158 28.4
3. Dịch vụ
Năm 2000
98 3.7 199
116
43 (2.3)
4.2
0.2 -5.4 -1.2 10.1
Năm 2005
82 4.8 193
78
62 0.4
6.0
0.3 0.7 0.2 13.2
Năm 2010
68 11.3 394
123
91 7.7
7.4
0.2 8.5 2.0 9.8
Năm 2012
69 14.0 370
117
120 5.0
8.8
0.3 4.2 1.4 10.4
Sơ bộ 2013
120 15.0 649
202
244 55.2
17.1
0.4 22.6 8.5 11.3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_theo_dinh_huong.pdf
- Trichyeu_DinhKhanhLe.pdf