Luận án Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng duyên hải miền trung

Đánh giá thực hiện: Dự án KFW6 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong 8 năm thực hiện dự án: (i), diện tích quy hoạch, diện tích trồng mới và khoanh nuôi tái sinh lớn; (ii), người dân làm nghề rừng được tự chủ trong việc quyết định phương thức kinh doanh rừng theo hướng kinh tế thị trường, đời sống hộ dân trong vùng dự án ngày đang được nâng cao hơn, tỷ lệ hộ nghèo các thôn tham gia dự án giảm; (iii), nhận thức của người dân đối với việc trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn; (iv), vấn đề bình đẳng giới đã được quan tâm và phát triển tích cực hơn tại địa phương; (v), hiện tượng lũ lụt và xói mòn đất giảm mạnh. Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế: (i), diện tích tham gia Dự án thực hiện chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nền kinh tế thị trường do trình độ nhận thức còn kém, dẫn đến lợi ích về kinh tế và chính sách hưởng lợi từ rừng chưa cao; (ii), cán bộ hiện trường các huyện bị cắt giảm đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của dự án đặc biệt trong công tác nghiệm thu chăm sóc theo đúng quy định của nhà tài trợ; (iii), nguồn kinh phí của Dự án chỉ mang tính chất hỗ trợ một phần kinh phí cho người dân, trong khi kinh phí đối ứng của tỉnh bố trí chưa đầy đủ và kịp thời gây khó khăn trong công tác thực hiện các hoạt động của dự án; (iv), chính sách giao đất, khoán rừng từ những năm trước đây còn nhiều bất cập, không dựa trên quy hoạch tổng thể, giao tràn lan trong điều kiện dân không có vốn đầu tư trồng rừng, khi thực hiện dự án còn gặp nhiều khó khăn vì không còn quỹ đất để giao cho các hộ dân tham gia Dự án [nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 dự án KFW6, 2014]

pdf197 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng duyên hải miền trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hặt với trách nhiệm cụ thể của chủ đầu tư, bên mời thầu và các cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu. Ba là, áp dụng hình thức đấu thầu công khai để tránh tình trạng khép kín trong tuyển chọn nhà thầu. Các thông tin của bên mời thầu phải được đăng tải đầy đủ và công khai trên báo hoặc trên mạng để các nhà thầu tiềm năng có cơ hội ngang nhau trong tiếp cận thông tin. Bốn là, đẩy mạnh việc hài hòa thủ tục về đấu thầu với Nhà tài trợ. 4.2.2.5. Cải tiến quy trình giải ngân đối với các dự án ODA nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn nói riêng Hiện tại, quản lý tài chính ODA từ các chương trình, dự án ODA được thực hiện theo Thông tư số 218/2013/TT/BTC ngày 13/12/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức. Về cơ bản, Thông tư này đã quy định khá chi tiết trình tự và thủ tục rút vốn để thực hiện từng loại chương trình, dự án cụ thể. Tuy nhiên, qua thực tế áp dụng đã bộc lộ những nhược điểm sau: - Sự tập trung quá mức công tác thanh toán vốn ngoài nước tại Ban quản lý dự án Trung ương, trong khi không phát huy hết trách nhiệm của các Ban quản lý dự án tỉnh, Kho bạc tỉnh, Ngân hàng thương mại tỉnh. Trong khi Ban quản lý dự án trung ương phải quản lý rất nhiều dự án, mỗi dự án bao gồm nhiều tiểu dự án ở khắp đất nước nên cơ chế này đã biến Ban quản lý dự án trung ương thành “trung tâm thanh toán” nên không còn đủ thời gian, đủ nhân lực để đảm trách tốt các nhiệm vụ quản lý dự án. 160 - Hồ sơ xin rút vốn còn bao gồm nhiều loại giấy tờ, phải qua nhiều khâu kiểm tra, kiểm soát tốn thời gian mà lại không xác định đầy đủ trách nhiệm của các đơn vị tham gia. Do vậy, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chương trình, dự án ODA trong nông nghiệp trong thời gian tới, cần cải tiến một số công tác sau: Đối với các dự án ODA mà mô hình tổ chức có Ban quản lý dự án trung ương (CPMU) và các Ban quản lý dự án tỉnh (PPMU) thì về mặt tài chính, Ban quản lý dự án trung ương chỉ làm nhiệm vụ rút vốn từ cơ quan tài trợ trên cơ sở hồ sơ thanh toán do Ban quản lý dự án tỉnh cung cấp được Kho bạc tỉnh xác nhận, không làm nhiệm vụ trực tiếp thanh toán vốn nước ngoài cho các nhà thầu như hiện nay; các Ban quản lý dự án tỉnh, Kho bạc tỉnh, Ngân hàng tỉnh là cơ quan trực tiếp tham gia kiểm soát chi và thực hiện việc thanh toán cả vốn trong nước và vốn ngoài nước. Kho bạc tỉnh là cơ quan thay mặt Bộ Tài chính, Kho bạc trung ương làm nhiệm vụ kiểm soát chi và cấp phát cả vốn trong nước và vốn nước ngoài; xác nhận hồ sơ thanh toán của Ban quản lý dự án tỉnh để gửi lên Ban quản lý dự án trung ương rút vốn. Kho bạc trung ương, Cục Quản lý nợ (thuộc Bộ Tài chính) không cần thiết phải kiểm soát và xác nhận từng đơn xin rút vốn của Ban quản lý dự án trung ương như hiện nay. Bộ Tài chính nên thực hiện kiểm tra, kiểm soát sau theo chức năng quản lý nhà nước của mình đối với cả Ban quản lý dự án, Kho bạc và Ngân hàng thương mại liên quan đến vốn nước ngoài. Thực hiện cải tiến quy trình giải ngân như trên không những sẽ phát huy hết khả năng về chuyên môn nghiệp vụ, bộ máy sẵn có của các đơn vị cơ sở mà còn xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan có liên quan tham gia dự án về mặt tài chính, giảm được thời gian kiểm tra, kiểm soát hồ sơ giải ngân, do đó giúp đẩy nhanh tiến độ giải ngân. 4.2.2.6. Phát triển hệ thống giám sát và đánh giá chương trình, dự án ODA Theo dõi và đánh giá chương trình, dự án là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật toàn bộ các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện các chương trình, dự án; phân loại và phân tích thông tin; kịp thời đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo chương trình, dự án được 161 thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định. Công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA nếu được thực hiện tốt sẽ đóng góp tích cực vào việc thực hiện các chương trình, dự án ODA trong phát triển nông nghiệp, nông thôn đã ký kết cũng như góp phần đẩy nhanh và thực hiện tốt công tác chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt các chương trình, dự án mới. Đặc biệt, nếu việc đánh giá các dự án ODA được tiến hành thường xuyên sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu, đưa ra những kiến nghị có giá trị trong công tác thu hút ODA vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Do vậy, việc hình thành hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án từ Trung ương tới các Ban quản lý dự án tỉnh/ huyện/ xã trong Vùng là rất cần thiết để Nhà nước có thể quản lý thống nhất về ODA. Thực tế quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA trong nông nghiệp thời gian qua đã cho thấy sự yếu kém của các Bộ, ngành, các Ban quản lý dự án trung ương và Ban quản lý dự án tỉnh trong công tác theo dõi và đánh giá thực thi các chương trình, dự án. Đặc biệt, sự yếu kém này liên quan đến việc thiếu kinh nghiệm tổng hợp và phân tích vấn đề. Những hạn chế và các vấn đề vướng mắc nẩy sinh đã không được xác định kịp thời và tìm ra đúng nguyên nhân. Hậu quả là các biện pháp nhằm xử lý nhanh các vấn đề vướng mắc không được đưa ra kịp thời. Do đó, chất lượng thi công các công trình xây dựng kém, gây thất thoát nguồn lực và tài sản của Nhà nước. Nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nhất thiết phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống theo dõi và đánh giá dự án. Hệ thống này cần bao quát các tổ chức, cơ quan ở tất cả các cấp từ cấp huyện, tỉnh thành tới các Ban quản lý dự án trung ương và các Bộ, ngành có liên quan. Để đạt được điều này, cần thiết phải: Trước hết, xây dựng một kế hoạch chiến lược về theo dõi và đánh giá nhằm xem xét chương trình phát triển dài hạn cho việc phổ cập hệ thống theo dõi và đánh giá trong toàn ngành nông nghiệp. 162 Tiếp theo, xây dựng và hoàn thiện căn cứ pháp lý để thiết lập hệ thống tổ chức theo dõi và đánh giá thực hiện chương trình, dự án từ trung ương tới địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế để kịp thời phát hiện những vấn đề vướng mắc nảy sinh gây chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án và đề xuất xử lý nhằm thúc đẩy việc giải ngân và tăng cường hiệu quả của các chương trình, dự án ODA. Đồng thời, cần thiết lập hệ thống chỉ tiêu báo cáo ở các cấp tùy theo mức độ tổng hợp khác nhau từ các Ban quản lý dự án tỉnh lên đến Trung ương và Chính phủ, thuận tiện cho người thực hiện nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của báo cáo. Bên cạnh đó, cần xây dựng Sổ tay hướng dẫn thực hiện theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA trong phát triển nông nghiệp và nông thôn để cán bộ quản lý dự án, cán bộ giám sát và đánh giá dự án các cấp dựa vào đó mà thực hiện cho thống nhất. Hơn nữa, cần tăng cường tin học hóa hệ thống theo dõi và đánh giá thực hiện các dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt cà tại các cấp địa phương (tỉnh, huyện, xã) nhằm đảm bảo cơ sở dữ liệu được tập hợp và lưu trữ đồng bộ và có hệ thống, đáp ứng yêu cầu giám sát chặt chẽ và đánh giá sát thực hiện chương trình, dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, để triển khai tốt hệ thống theo dõi và đánh giá này, cần chú trọng đào tạo tăng cường năng lực cho các cán bộ Ban quản lý dự án Trung ương và Ban quản lý dự án tỉnh về kỹ năng thực hiện theo dõi và đánh giá dự án. Việc theo dõi và đánh giá dự án phải được xem là công việc thường xuyên, được thể hiện trong kế hoạch hoạt động hàng năm của các Ban quản lý dự án các cấp. Như vậy, phát triển và thực thi hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA đồng bộ như trên sẽ giúp khắc phục được những yếu kém trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA trong phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung và tại vùng Duyên hải Miền Trung nói riêng, nhờ đó góp phần quản lý vốn ODA một cách có hiệu quả, đạt được những mục tiêu ưu tiên đã đặt ra. 163 4.2.2.7. Quan tâm đẩy đủ hơn việc bàn giao, vận hành và duy tu bảo dưỡng sau khi dự án ODA kết thúc Thực tiễn quản lý các dự án ODA trên cả nước nói chung và trên vùng DHMT nói riêng chưa quan tâm đầy đủ đến việc bàn giao công trình đưa vào vận hành sử dụng, đặc biệt là xây dựng cơ chế trách nhiệm vận hành, duy tu, bão dưỡng công trình. Do đó, hiệu quả sử dụng và tính bền vững của công trình bị hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới chú trọng đầy đủ hơn công tác bàn giao, vận hành và duy tu bảo dưỡng, các công trình sử dụng vốn các chương trình, dự án ODA, các cơ quan quản lý và người hưởng lợi dự án cần thực hiện các hành động sau đây: Thứ nhất, chú trọng nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của nguồn vốn ODA và vai trò của cộng đồng trong sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này thông qua việc sử dụng và duy tu, bảo dưỡng đúng cách các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ODA. Thứ hai, thực hiện bàn giao các sản phẩm của dự án ODA cho đúng đối tượng để khai thác, sử dụng có hiệu quả nhất công trình đã đầu tư nhằm đem lại thành quả cao nhất cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương và vùng DHMT. Thứ ba, thực hiện lồng ghép các kết quả, sản phẩm của các dự án ODA đã kết thúc với các chương trình, dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn khác và nhân rộng các kết quả này sang các địa phương ngoài vùng dự án. Thứ tư, xây dựng cơ chế tài chính bền vững, đảm bảo đủ nguồn chi cho việc vận hành, bảo dưỡng, nâng cấp, thay thế và quản lý công trình đã được đầu tư (thông qua huy động đóng góp của người sử dụng, hoặc các cơ chế tài chính bền vững khác). 4.3. Một số kiến nghị với Nhà nước và cộng đồng các Nhà tài trợ 4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước Để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nói chung và vùng Duyên hải Miền Trung nói riêng, trong thời gian tới, xin kiến nghị Nhà nước một số điểm sau: 164 Thứ nhất, Nhà nước cần tăng cường vai trò và đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA theo như đã được phê duyệt tại Quyết định số 216/QĐ- TTg ngày 23/1/2013 về việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi; xác định rõ cơ chế phối hợp giữa Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA với Nhà tài trợ, với các Bộ, ngành, địa phương tại vùng Duyên hải Miền Trung trong việc xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án ODA. Thứ hai, cần phát huy hơn nữa hiệu quả và tác động của các Hội nghị Nhóm tư vấn và các Nhà tài trợ, vì đây là cơ hội hàng đầu để vận động thu hút ODA vào Việt Nam. Trong thời gian tới, Chính phủ cần phối hợp với Nhà tài trợ cải thiện hơn nữa chất lượng của các Hội nghị này theo hướng giảm bớt các báo cáo tại Hội nghị và tăng cường trao đổi ý kiến về các vấn đề các bên cùng quan tâm; chuẩn bị kỹ nội dung cho các phiên họp kỹ thuật; phát hành Kỷ yếu của Hội nghị và phổ biến rộng rãi kết quả của Hội nghị tới các cơ quan liên quan của Việt Nam và các Nhà tài trợ. Thứ ba, cần thúc đẩy xây dựng và phê duyệt sớm Đề án thu hút ODA và vốn vay ưu đãi của Bộ NN&PTNT và Đề án thu hút ODA và vốn vay ưu đãi của vùng Duyên hải Miền Trung giai đoạn 2013-2020, để Bộ và Vùng có khung, có cơ sở cho việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. 4.3.2. Kiến nghị với Nhà tài trợ Như đã trình bày ở trên, hiện tại Việt Nam có mối quan hệ hợp tác phát triển với khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa phương, và hàng trăm nhà tài trợ phi Chính phủ. Mỗi nhà tài trợ lại có một cơ chế quản lý và chuyển giao nguồn vốn ODA khác nhau, đặc biệt là cơ chế chuyển giao vốn thông qua dự án đang được các nhà tài trợ áp dụng rộng rãi. Chính cơ chế này đang gây trở ngại lớn cho quá trình quản lý của phía Việt Nam đối với toàn bộ nguồn vốn ODA do số lượng dự án ngày một tăng cao và diễn ra dưới nhiều quy mô, hình thức, lĩnh vực. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí chuyển giao vốn, tăng tốc độ giải ngân, đặc biệt là góp phần giúp Chính phủ Việt Nam không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý đối với nguồn vốn 165 ODA trong thời gian tới, tác giả kiến nghị Cộng đồng các nhà tài trợ đa phương, song phương, NGOs nên xem xét, hoàn thiện một số điểm sau: Thứ nhất, xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy và cùng sẻ chia trách nhiệm giữa phía Việt Nam và Nhà tài trợ. Thứ hai, cùng với quá trình thay đổi phương thức chuyển giao vốn, cộng đồng các nhà tài trợ cũng cần xem xét giao thêm quyền hạn cho phía Việt Nam trong việc tự lựa chọn các phương thức mua sắm hàng hóa và dịch vụ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn tại Việt Nam trong khuôn khổ các chương trình vay vốn ODA. Thứ ba, các Nhà tài trợ cũng cần xem xét nâng tỷ trọng viện trợ không hoàn lại trong tổng vốn hỗ trợ phát triển chính thức hàng năm để giúp Việt Nam khắc phục hậu quả thiên tai, xóa đói giảm nghèo tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, tiếp cận với các nguồn vốn chính thức khó khăn; tăng các khoản hỗ trợ kỹ thuật để chuyển giao các kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, nâng cao năng lực đội ngũ quản lý nhà nước các cấp. Trong hỗ trợ kỹ thuật, nên giảm tỷ lệ tư vấn quốc tế và trong nước, đồng thời có cơ chế khuyến khích cán bộ địa phương tham gia để tăng cường quyền làm chủ và tính bền vững của dự án. Thứ tư, đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn các tỉnh Duyên hải Miền Trung, các Nhà tài trợ cần xem xét ưu tiên hơn nguồn vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn để đối phó với thiên tai và biến đổi khí hậu vì đây là vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất cả nước về thiên tai, lũ lụt, trong khi phần lớn các tỉnh trong vùng là các tỉnh nghèo không đủ vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn. Thứ năm, các Nhà tài trợ nên xây dựng các tài liệu hướng dẫn thực hiện dự án đơn giản hơn và hài hòa một số thủ tục chính của Nhà tài trợ với một số thủ tục của Việt Nam, đặc biệt cho các hoạt động (xác định danh mục, chuẩn bị dự án, thẩm định dự án, phê duyệt dự án, đàm phán, ký kết, đấu thầu, thi công, giám định, đánh giá, kiểm toán dự án...). 166 KẾT LUẬN ODA là hình thức hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế cho nước đang phát triển để phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo là lĩnh vực được ưu tiên tài trợ ODA. Trong 20 năm 1993-2012, Việt Nam đã thu hút được 8,85 tỷ USD vốn ODA ký kết cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo, chiếm 15,17% tổng nguồn vốn ODA vào Việt Nam. Trong đó Bộ Nông nghiệp và PTNT trực tiếp thu hút và quản lý 5,58 tỷ USD. Các nhà tài trợ ODA chính cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn là WB (chiếm 28,1%), ADB (27%), JIBIC & JICA (10,4%), Ausaid (5,5%), DANIDA (3,2%). Cũng trong thời kỳ này, Vùng DHMT đã thu hút được 884.122.506 USD vốn ODA ký kết (chiếm 15% tổng vốn ODA ký kết huy động được qua Bộ Nông nghiệp và PTNT) và đã giải ngân được 486.267.379 USD (chiếm 55% vốn ODA ký kết). Nguồn vốn ODA này chiếm khoảng 25-30% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của Vùng, là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển Vùng. Đặc biệt, nguồn vốn ODA đã góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân các tỉnh trong Vùng. ODA đầu tư vào nông nghiệp nông thôn Việt Nam nói chung và vùng DHMT nói riêng đã góp phần xây dựng CSHT, CSVC kỹ thuật thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; góp phần đổi mới tư duy, nâng cao kiến thức trong việc chuyển đổi phương thức sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản theo hướng thị trường; hỗ trợ KHCN thúc đẩy đa dạng hóa nông nghiệp, nânng cao năng suất và giá trị nông sản; góp phần xóa đói giảm nghèo; phòng chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tai; nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn trong nôn gnghiệp và nông thôn của cả nước cũng như vùng DHMT. 167 Tuy nhiên, thu hút và sử dụng vốn ODA vào phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam nói chung và Vùng DHMT nói riêng vẫn còn một số hạn chế trong xây dựng dự án ODA, trong tổ chức quản lý thực hiện dự án, trong giải ngân và bố trí vốn đối ứng... Trong bối cảnh mới của quốc tế, của phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và Vùng Duyên hải Miền Trung trong những năm tới, để thu hút nguồn vốn ODA theo như dự kiến, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp tổng thể như: Xây dựng đề án thu hút vốn ODA; Áp dụng mô hình quản lý dự án chuyên nghiệp; Thành lập quỹ vốn đối ứng; Hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút và sử dụng ODA; Tăng năng lực đội ngũ cán bộ hoạt động ODA; Nâng cao nhận thức đúng đắn về bản chất nguồn vốn ODA. Bên cạnh đó. cần chú trọng thực hiện các giải pháp cụ thể như: Tăng cường hài hòa hóa quy trình và thủ tục giữa Chính phủ và Nhà tài trợ; Đẩy nhanh quá trình thẩm định, phê duyệt các chương trình, dự án ODA trong nông nghiệp, nông thôn; Hoàn hiện công tác đấu thầu và tuyển chọn nhà thầu; Cải tiến quy trình giải ngân đối với các dự án ODA nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn nói riêng; Phát triển hệ thống giám sát và đánh giá chương trình, dự án ODA; Quan tâm đầy đủ công tác bàn giao và xây dựng cơ chế vận hành, duy tu bảo dưỡng các công trình xây dựng từ các dự án ODA trong phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung. Để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nói chung và vùng DHMT nói riêng, trong thời gian tới, Nhà nước cần tăng cường vai trò và đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA theo như đã được phê duyệt tại Quyết định số 216/QĐ-TTg ngày 23/1/2013 về việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi; phát huy hơn nữa hiệu quả và tác động của các Hội nghị Nhóm tư vấn và các Nhà tài trợ; thúc đẩy xây dựng và phê duyệt sớm Đề án thu hút ODA và vốn vay ưu đãi của Bộ NN&PTNT và Đề án thu hút ODA và vốn vay ưu đãi của vùng DHMT giai đoạn 2013 - 2020, để Bộ và Vùng có khung, có cơ sở cho việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này./. 168 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Hà Thị Thu (2012), Vai trò của nguồn vốn ODA đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam, kỷ yếu hội thảo "Hỗ trợ doanh nghiệp lâm nghiệp tại 5 tỉnh Tây Nguyên và Phú Yên giải quyết về vốn cho đầu tư và phát triển kinh doanh".dự án FLITCH, tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuật, tháng 11/2012, pp. 36-57. 2. Hà Thị Thu (2013), Thực trạng quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA đối với ngành Lâm nghiệp và một số đề xuất cho giai đoạn 2013-2020, Tạp trí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 14/2013, pp 3-8. 3. Vũ Thị Minh, Hà Thị Thu (2013), Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, Tạp trí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 16/2013, pp 3-10. 169 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1991,2001), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII và VIII. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007): Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Được mùa những lựa chọn chiến lược để phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, Công ty Cổ phần in La Bàn. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Hai mươi năm (20 năm) hợp tác phát triển, NXB Công ty TNHH một thành viên in Tiến Bộ. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bản tin ODA từ số 01-35, ( 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002): Kỷ yếu khoa học nghiên cứu kinh tế nông nghiêp và PTNT 1996-2002, NXB Nông nghiệp. 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Báo cáo hoàn thành dự án Khoa học công nghệ Nông nghiệp (khoản vay 2283 VIE-SF), NXB Nông nghiệp. 8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013): Quyết định số 2679/BNN- HTQT ngày 12/8/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc báo cáo 20 năm hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các Nhà tài trợ. 9. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (2002), Tổng quan viện trợ phát triển chính thức tại Việt Nam năm 2002, Văn phòng thường trú UNDP tại Việt Nam phát hành, Hà Nội. 10. Công Thông tin Điện tử của Chính phủ Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, gTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&articleId=1 0038382 [Truy cập: 05/02/2014]. 170 11. Đại học Michigan (2002), Hoạt động ODA của JBIC tại Việt Nam, NXB Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản. 12. Đặng Kim Sơn và Hoàng Thu Hòa (2002), Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, NXB Thống kê. 13. Danh Đức, 2013, Những điều ít biết về ODA. Tuổi trẻ cuối tuần, Địa chỉ: [Truy cập: 2/11/2013]. 14. Dương Đức Ưng (2006), Hiệu quả viện trợ có thể đạt được bằng cách thay đổi hành vi, Hội thảo cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ và các mô hình viện trợ mới, Hà Nội. 15. Hà Thị Thu (2012), Vai trò của nguồn vốn ODA đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam, kỷ yếu hội thảo "Hỗ trợ doanh nghiệp lâm nghiệp tại 5 tỉnh Tây Nguyên và Phú Yên giải quyết về vốn cho đầu tư và phát triển kinh doanh".dự án FLITCH, tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuật, tháng 11/2012, pp. 36-57. 16. Hà Thị Thu (2013), Thực trạng quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA đối với ngành Lâm nghiệp và một số đề xuất cho giai đoạn 2013-2020, Tạp trí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (14/2013), pp 3-8. 17. Hồ Hữu Tiến (2009), “Bàn về vấn đề quản lý vốn ODA ở Việt Nam”, Tạp trí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 2(31)/2009. 18. Lê Hữu Nghĩa và Lê Ngọc Tòng (2004), Toàn cầu hóa: những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia. 19. Lê Thị Vân Anh (2011), vay nợ nước ngoài của Việt Nam để lượng tăng, chất tăng, Tạp chí Tài chính, (8/2011), pp 11-13. 20. Linh Chi (Việt Nam +) (2013), Ban quản lý các dự án ODA: Nhiều nhưng vẫn yếu!: Địa chỉ: ODA-Nhieu-nhung-van-yeu/20138/212586.vnplus. [Truy cập: 21/5/2013]. 171 21. Minh Thúy .2013. Vietnam+. Địa chỉ: von-vay-ODA/20136/200484.vnplus [Truy cập: 15/11/2013]. 22. Nguyễn Hữu Dũng (2010), Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng Thế Giới tại Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin. 23. Nguyễn Thắng và Cộng sự (2011), Giảm nghèo Việt Nam, thành tựu và thách thức, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội. 24. Nguyễn Thanh Hà (2008), “Quản lý ODA : Bài học kinh nghiệm từ các nước”, Tạp trí Tài chính, (9/2008), pp 54-57. 25. Nguyễn Văn Sĩ (2010), Giải pháp tiếp nhận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam giai đoạn 2010-2020, Tạp chí Ngân hàng, (5/2010), pp 5-6. 26. Phạm Hảo và Võ Tiến Xuân (2004), Toàn cầu hóa kinh tế: những cơ hội và thách thức đối với Miền Trung, NXB Chính trị Quốc gia. 27. Phạm Thị Túy (2009), Thu hút và sử dụng ODA vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia. 28. Phan Trung Chính (2008), “Đặc điểm nguồn vốn ODA và thực trạng quản lý nguồn vốn này ở nước ta” Tạp trí Ngân hàng, (4/2008), pp18-25. 29. Quốc hội Việt Nam (2002), Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 30. Quốc hội Việt Nam (2005), Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 31. Quốc hội Việt Nam (2009), Luật Quản lý nợ công năm 2009 32. Thủ tướng Chính phủ (2009): Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính Phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài. 33. Thủ tướng Chính phủ (2012): Quyết định số 106/QĐ-TTg ngày 19/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án ”Định hướng thu hút, quản lý và sử 172 dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác của các Nhà tài trợ thời kỳ 2011-2015”. 34. Thủ tướng Chính phủ (2012): Quyết định số 124/QĐ-TTG ngày 2/2/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. 35. Thủ tướng Chính phủ (2013): Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà tài trợ. 36. Thủ tướng Chính phủ (2013): Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 9/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung đến năm 2020. 37. Thủ tướng Chính phủ (2013): Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 38. Tô Văn Trường (2013), Nguồn vốn ODA không phải là chùm khế ngọt . Hội đập lớn: Địa chỉ: [Truy cập: 1/9/2013]. 39. Tôn Thành Tâm (2005), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tai Việt Nam, luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 40. Tổng cục Thống kê (2011), Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010, NXB thống kê. 41. Tổng cục Thống kê (2011), Tình hình kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010, NXB Thống kê. 42. Tổng cục Thống Kê (2011), Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn 2011, NXB thống kê. 43. Tổng cục Thống Kê (2012), Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản giai đoạn 2001- 2011, NXB thống kê. 173 44. Trần Bắc Hà (2013), Định chế tài chính cung ứng vốn và dịch vụ phục vụ các chương trình phát triển bền vững, Hội thảo khoa học Liên kết phát triển 7 tỉnh Duyên hải Miền Trung. 45. Trần Thị Phương Thảo (2005), Các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ Phát triển chính thức (ODA) tại Bộ Nông nghiệp và PTNT trong giai đoạn hiện nay, luận văn thạc sỹ, Học viện Tài chính. 46. Trần Trọng Toàn, Nguyễn Đình Khiêm (1999), Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia. 47. Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Viêt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, pp205. 48. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2011), Giảm nghèo Việt Nam, thành tựu và thách thức,.NXB Thế Giới. 49. Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (2013), Đặc điểm Kinh tế nông thôn Việt Nam - kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh, NXB Lao động Xã hội. 50. Việt Nguyễn, 2013. Sử dụng hết chức năng của các Ban quản lý dự án: Chuyên nghiệp hay “nghiệp dư”, [Trực tuyến] Địa chỉ: ban-quan-ly-du-an-chuyen-nghiep-hay-nghiep-du-7784.html [truy cập: 2/7/2013]. 51. Vũ Thị Kim Oanh (2002), Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tai Việt Nam, luận án tiến sỹ, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. 52. Vũ Thị Minh, Hà Thị Thu (2013), Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, Tạp trí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (16/2013), pp 3-10. 53. World Bank (1999), “Đánh giá viện trợ: khi nào có tác dụng, khi nào không và tại sao”, Báo cáo nghiên cứu chính sách, NXB Chính trị Quốc gia, HN. 174 54. a. Yoon En-Kye (2013), Kinh nghiệm sử dụng ODA của Hàn Quốc, Viện Đào tạo Công chức Trung Quốc tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 54b. Nguyễn Thị Việt Anh, Các chỉ số phân tích tài chính IRR, NPV và ý nghĩa trong việc đánh giá dự án, [Trực tuyến], địa chỉ: tich-tai-chinh-IRR,-NPV-va-y-nghia-trong-viec-danh-gia-du-an/1813/ [truy cập: 2/7/2013]. Tài liệu tham khảo tiếng Anh, 55. Ali Brownlie Bojang (2009), Aid and Development, Black Rabbit Books. 56. Antonio Tujan Jr (2009), “Japan’s ODA to the Philippines,”, The reality of Aid, Asia Pacific 2005. 57. Asian Development Bank (1999), “Technical Assitance to Thailand for development of Agriculture and coooperatives”, Manila, phippines, unpubbished. 58. Bauer, Peter (1972), “Dissent of Development”, Cambridge, MA: NXB Đại học Harvard. 59. Boone, P., 1996. Politics and the effectiveness of foreign aid. European Economic Review 40, 289- 329 60. Chenery, H.B. and Strout, A.M. 1966. “Foreign Assistance and Economic Development”, American Economic Review, vol.56, pp.679-733. 61. F. Sagasti, October (2005), Oficial Development Assistance [Trực tuyến], Địa chỉ: [Truy cập: 15/7/2013]. 62. Helmut FUHRER (1996), A history of the development assistance committee and the development co-operation directorate in dates, names and figures, Organisation for economic co-operation and development, pp 75. 175 63. Hoi QuocLe (2012), “The roadmap for using ODA”, Vietnam Development Forum (VDF). 64. Jamie Morrision, Dirk Bezemer and Catherine Arnold (2004), Official development assistance to agriculture, DFID. 65. Jesse Helms (2001), “Towards a Compassiaonate Conversative Foreigh Policy”, Nhật xét trình bày ở Viện Doanh nghiệp Mỹ, [Trực tuyến]. Địa chỉ: [Truy cập: 3/3/2012]. 66. Lensink, R., Morrissey, O., 2000. Aid instability as a measure of uncertainty and the positive impact of aid on growth. Journal of Development Studies 36, pp30-48 67. Nam BinhTran and Chi DoPham (2001), The Vietnamese Economy Awakening the dormant dragon, Taylor & Francis Group, pp305. 68. OECD (2012): OECD Development Assistance Peer Review, OECD Development Assistance Peer. 69. OECD (2013): Development Co-eperation Report 2013 ending poverty. 70. Peter Sheller and Sanjeev Gupta (IMF-2002): Challenges in Expanding Development Assistance 71. Richard Forrest, Yuta Harago (1990), Japan's Official Development Assistance (ODA) and tropical forest, WWF International unpubbished 72. SANGKIJIN, Korea Student Aid Foundation(KOSAF), South Korea &CHEOLH.OH, Soongsil University, South Korea, ” revisiting effects and stratregies of officia development assistance (ODA): apnet analysis”, © International Review of Public Administration 2012, Vol. 17, No. 3. 73. Teboul, R., and E Moustier (2001), “Foreign Aid and Economic Growth: the case of the countries South of the Mediteranean”, Applied Economics Letters 8, pp 187-190. 74. Tun Lin Moe (2012), “An empirical investigation of relationships between official development assistance (ODA) and human and educational 176 development”, Shool of Public affairs, Pennnsylvania State University, Harrisburg, Pennsylvania, USA. 75. Barker, R., Ringler, C., Nguyen Minh Tien, and Rosegrant, M., 2002. VN-4: Macro Policies and Investment Priorities for Irrigated Agriculture in Vietnam, National Component Paper for the Project on “Irrigation Investment, Fiscal Policy, and Water Resource Allocation in Indonesia and Vietnam”, IFPRI Project No. 2635-000, Country Report, Vietnam, Vol.1, Asian Development Bank. PHỤ LỤC Phụ lục 01: BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO NGƯỜI HƯỞNG LỢI Tìm hiểu thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu điển hình tại vùng Duyên Hải Miền Trung Thưa Ông/Bà! Để tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý nhằm đánh giá đúng thực trạng “Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu điển hình tại vùng Duyên Hải Miền Trung”, chúng tôi rất mong nhận được phản hồi của Ông/Bà cho các câu hỏi sau đây. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/ Bà! Ông/Bà vui lòng cho ý kiến về các nhận định sau đây theo 5 mức độ (Đề nghị đánh dấu  hoặc đánh số vào ô phù hợp. 1. Hoàn toàn không đồng ý - 2. Không đồng ý - 3. Tạm chấp nhận được - 4. Ðồng ý - 5. Hoàn toàn đồng ý TT Nội dung góp ý Mức đánh giá 1 2 3 4 5 I - Về tiếp cận nguồn vốn ODA 1 Ông (Bà) hiểu nguồn vốn ODA như thế nào? a) Là nguồn vốn cho không của Nhà tài trợ b) Không phải là nguồn vốn cho không nên phải sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả 2 Nguồn thông tin giúp Ông (bà) tiếp cận các dự án ODA trên địa bàn? a) Họp thôn và được trưởng thôn thông báo. b) Ban quản lý dự án họp và thông báo đến người dân c) Tờ rơi giới thiệu dự án d) Báo, đài địa phương e) Nguồn khác (đề nghị ghi cụ thể) 3 Người hưởng lợi cần đóng góp vốn đối ứng bằng tiền hoặc công lao động để tăng trách nhiệm khi tham gia các dự án ODA và để đảm bảo tính bền vững của dự án 4 Trong những năm tới cần tập trung nguồn vốn ODA cho các lình vực nảo sau đây? a) Chế biến, bảo quản sau thu hoạch nông lâm thủy sản b) Thị trường tiêu thụ nông sản c) Khoa học - công nghệ về giống và kỹ thuật canh tác mới d) Tín dụng (cho vay) ưu đãi cho hộ dân, doanh nghiệp Phiếu số: Cơ sở hạ tâng nông thôn: đường, công trình thủy lợi,v,v Hoàn thiện cơ chế, chính sách như các chính sách an sinh xã hội,v,v,,,. Về năng lực tiếp nhận và thực hiện dự án các cấp Năng lực quản lý và thực hiện dự án chưa tốt ở cấp: Trung ương (Bộ Nông nghiệp và PTNT) Địa phương (cấp tỉnh, huyện) vùng Duyên hải Miền Trung Người hưởng lợi - người dân, doanh nghiệp vùng Duyên hải Miền Trung) Năng lực tiếp thu kiến thức và công nghệ (bao gồm công nghệ quản lý, ngoại ngữ, công nghệ và tri thức mới sản xuất mới) chưa tốt ở cấp: Trung ương (Bộ Nông nghiệp và PTNT/ Các ban quản lý các dự án NN&PTNT) Địa phương (cấp tỉnh, huyện) vùng Duyên hải Miền Trung Người hưởng lợi - người dân, doanh nghiệp vùng Duyên hải Miền Trung) Các dự án ODA tại địa phương đã hỗ trợ Ông (bà) về: Vốn (hỗ trợ cho không hoặc cho vay ưu đãi Tập huấn chuyển giao kiến thức khoa học công nghệ Chế biến, bảo quản và Tiếp cận thị trường nông sản Hỗ trợ khác (đề nghị ghi cụ thể) Các chuyên gia tư vấn quốc tế và tư vấn trong nước đã chuyển giao tốt kiến thức và khoa học công nghệ tới địa phương Về sử dụng nguồn vốn ODA Thông tin về dự án ODA cũng như quy trình và thủ tục tiếp cận nguồn vốn này được phổ biến công khai và rõ ràng đển người hưởng lợi (người dân, doanh nghiệp) Người hưởng lợi đã đóng góp theo đúng kế hoạch phần vốn đối ứng bằng tiền hoặc công lao động khi tham gia các dự án ODA Nguồn ODA sử dụng trong lĩnh vực NN&PTNT thời gian qua đạt kết quả dự kiến Giải ngân vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT theo kế hoạch dự kiến Thời gian thực hiện các dự án ODA theo kế hoạch dự kiến Các dự án ODA lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã góp phần quan trọng vào: - Tăng trưởng kinh tế của ngành, vùng - Đảm bảo anh sinh xã hội - Cải thiện môi trường 15 Các dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là có tính bền vững (hộ gia đình, doanh nghiệp tiếp tục phát huy được thành quả sau dự án) 16 Các dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được xây dựng và thực hiện phù hợp với nhu cầu của người dân, của doanh nghiệp 17 Các dự án ODA trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chậm triển khai, giải ngân thấp và chưa đạt được các mục tiêu đặt ra là do: a - Nội dung văn kiện dự án không rõ ràng, thiếu cơ sở thực tiễn b - Năng lực tiếp nhận và thực hiện dự án của cơ quan quản lý nhà nước các cấp và đối tượng hưởng thụ còn hạn chế c - Bố trí vốn đối ứng chậm d - Giải phóng mặt bằng chậm e - Quy hoạch phát triển các ngành, Quy hoạch sử dụng đất,chậm được phê duyệt f - Lý do khác (đề nghị ghi cụ thể) g - . 18 Để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho ngành nông nghiệp và PTNT các tỉnh Duyên Hải Miền Trung trong những năm tới, cần chú trọng hoàn thiện các vấn đề gì? Đề nghị đánh số theo thứ tự ưu tiên từ 1-12 a, Đẩy nhanh tiến trình thẩm định và phê duyệt văn kiện dự án  b, Tăng cường năng lực quản lý và thực hiện dự án  c, Cải tiến một số thể chế và chính sách về quản lý nguồn vốn ODA để phù hợp với chính sách của Nhà tài trợ  d, Bố trí đủ vốn đối ứng bằng tiền và hiện vật  e, Xây dựng đề án thu hút nguồn vốn ODA phù hợp với kế hoạch của các Nhà tài trợ  f, Xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá dự án có hiệu quả và tăng cường công tác giám sát, kiểm tra nội bộ.  g, Tăng cường sự phối hợp đồng bộ, thông suốt giữa Nhà tài trợ, Trung ương và địa phương  h, Chính sách an sinh xã hội (đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư) của Việt Nam  i, Công khai và minh bạch hoá thông tin về dự án ODA cũng như quy trình và thủ tục để người hưởng lợi tham gia tiếp cận nguồn vốn này.  J, Khác (đề nghị ghi cụ thể)  k,   THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI Đề nghị Ông/ bà vui lòng cho biết: Tên tổ chức Ông (bà) đang công tác:. Vị trí của Ông/ Bà trong tổ chức: . Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/ Bà! Phụ lục 02: BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO CƠ QUAN QUẢN LÝ Tìm hiểu thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu điển hình tại vùng Duyên Hải Miền Trung Thưa Ông/Bà! Để tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý nhằm đánh giá đúng thực trạng “Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu điển hình tại vùng Duyên Hải Miền Trung”, chúng tôi rất mong nhận được phản hồi của Ông/Bà cho các câu hỏi sau đây. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/ Bà! Ông/Bà vui lòng cho ý kiến về các nhận định sau đây theo 5 mức độ (Đề nghị đánh dấu  hoặc đánh số vào ô phù hợp. 1. Hoàn toàn không đồng ý - 2. Không đồng ý - 3. Tạm chấp nhận được - 4. Ðồng ý - 5. Hoàn toàn đồng ý Nội dung góp ý Mức đánh giá 1 2 3 4 5 Về chính sách của Nhà tài trợ và Khung thể chế về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA Khung thể chế về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Việt Nam quy định hài hòa với các quy định quản lý nguồn vốn ODA của Nhà tài trợ Hướng dẫn sử dụng nguồn vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và PTNT được ban hành đầy đủ và phát huy được hiệu quả Thu hút nguồn vốn ODA vào ngành Nông nghiệp và PTNT chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu thực tế mà còn bị động và phụ thuộc vào nhà tài trợ trong quá trình hình thành dự án ODA Quy trình thẩm định và phê duyệt dự án đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đơn giản và thời hạn phê duyệt phù hợp Các dự án ODA được thiết kế với sự tham gia của nhiều Bộ ngành, nhiều địa phương gây khó khăn cho Bộ chủ quản trong quá trình điều phối, quản lý và thực hiện Chủ trương của một số nhà tài trợ lớn về thực hiện phân cấp mạnh từ Trung ương xuống địa phương ngay từ khi thiết kế dự án là phù hợp Luật đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam phù hợp với Hướng dẫn mua sắm, tuyển tư vấn của Nhà tài trợ Kiểm soát nội bộ đối với các dự án tài trợ theo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt yêu cầu đặt ra Quy định về cơ chế tài chính cho các dự án ODA của Việt Nam phù hợp với Hướng dẫn giải ngân của Nhà tài trợ Về năng lực tiếp nhận và thực hiện dự án các cấp Năng lực đàm phán và ký kết các dự án hỗ trợ ngành Nông nghiệp và PTNT chưa tốt Năng lực xây dựng dự án chưa tốt ở cấp: Phiếu số: Trung ương (Chính phủ và các Bộ ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và PTNT) Địa phương (cấp tỉnh, huyện) vùng Duyên hải Miền Trung Năng lực quản lý và thực hiện dự án chưa tốt ở cấp: Trung ương (Bộ Nông nghiệp và PTNT) Địa phương (cấp tỉnh, huyện) vùng Duyên hải Miền Trung Năng lực tiếp thu kiến thức và công nghệ (bao gồm công nghệ quản lý, ngoại ngữ, công nghệ và tri thức mới sản xuất mới) chưa tốt ở cấp: Trung ương (Bộ Nông nghiệp và PTNT/ Các ban quản lý các dự án NN&PTNT) Địa phương (cấp tỉnh, huyện) vùng Duyên hải Miền Trung Người hưởng lợi - người dân, doanh nghiệp vùng Duyên hải Miền Trung) Hỗ trợ của Tư vấn quốc tế và trong nước là cần thiết trong quá trình xây dựng, thực hiện dự án Về sử dụng nguồn vốn ODA Thông tin về dự án ODA cũng như quy trình và thủ tục tiếp cận nguồn vốn này được phổ biến công khai và rõ ràng đển người hưởng lợi (người dân, doanh nghiệp) Người hưởng lợi đã đóng góp theo đúng kế hoạch phần vốn đối ứng bằng tiền hoặc công lao động khi tham gia các dự án ODA Nguồn ODA sử dụng trong lĩnh vực NN&PTNT thời gian qua đạt kết quả dự kiến Giải ngân vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT theo kế hoạch dự kiến Thời gian thực hiện các dự án ODA theo kế hoạch dự kiến Các dự án ODA lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã góp phần quan trọng vào: - Tăng trưởng kinh tế của ngành, vùng - Đảm bảo anh sinh xã hội - Cải thiện môi trường Các dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là có tính bền vững (hộ gia đình, doanh nghiệp tiếp tục phát huy được thành quả sau dự án) Các dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là được xây dựng và thực hiện phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành, địa phương và nhu cầu của người dân, của doanh nghiệp Các dự án ODA trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chậm triển khai, giải ngân thấp và chưa đạt được các mục tiêu đặt ra là do: a - Nội dung văn kiện dự án không rõ ràng, thiếu cơ sở thực tiễn b - Năng lực tiếp nhận và thực hiện dự án của cơ quan quản lý nhà nước các cấp và đối tượng hưởng thụ còn hạn chế c - Bố trí vốn đối ứng chậm d - Giải phóng mặt bằng chậm e - Quy hoạch phát triển các ngành, Quy hoạch sử dụng đất,chậm được phê duyệt f - Lý do khác (đề nghị ghi cụ thể) g - . 24 Để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho ngành nông nghiệp và PTNT các tỉnh Duyên Hải Miền Trung trong những năm tới, cần chú trọng hoàn thiện các vấn đề gì? Đề nghị đánh số theo thứ tự ưu tiên từ 1-12 a, Đẩy nhanh tiến trình thẩm định và phê duyệt văn kiện dự án  b, Tăng cường năng lực quản lý và thực hiện dự án  c, Cải tiến một số thể chế và chính sách về quản lý nguồn vốn ODA để phù hợp với chính sách của Nhà tài trợ  d, Bố trí đủ vốn đối ứng bằng tiền và hiện vật  e, Xây dựng đề án thu hút nguồn vốn ODA phù hợp với kế hoạch của các Nhà tài trợ  f, Xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá dự án có hiệu quả và tăng cường công tác giám sát, kiểm tra nội bộ.  g, Tăng cường sự phối hợp đồng bộ, thông suốt giữa Nhà tài trợ, Trung ương và địa phương  h, Chính sách an sinh xã hội (đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư) của Việt Nam  i, Công khai và minh bạch hoá thông tin về dự án ODA cũng như quy trình và thủ tục để người hưởng lợi tham gia tiếp cận nguồn vốn này.  J, Khác (đề nghị ghi cụ thể)  k,   THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI Đề nghị Ông/ bà vui lòng cho biết: Tên tổ chức Ông (bà) đang công tác:. Vị trí của Ông/ Bà trong tổ chức: . Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/ Bà! Phụ lục 03 BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO NHÀ TÀI TRỢ Tìm hiểu thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu điển hình tại vùng Duyên Hải Miền Trung Thưa Ông/Bà! Để tham khảo ý kiến của các Nhà tài trợ nhằm đánh giá đúng thực trạng “Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu điển hình tại vùng Duyên Hải Miền Trung”, chúng tôi rất mong nhận được phản hồi của Ông/Bà cho các câu hỏi sau đây. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/ Bà! Ông/Bà vui lòng cho ý kiến về các nhận định sau đây theo 5 mức độ (Đề nghị đánh dấu  hoặc đánh số vào ô phù hợp. 1. Hoàn toàn không đồng ý - 2. Không đồng ý - 3. Tạm chấp nhận được - 4. Ðồng ý - 5. Hoàn toàn đồng ý TT Nội dung góp ý Mức đánh giá 1 2 3 4 5 I - Về cơ chế, chính sách và sự hài hòa hóa thủ tục tài trợ giữa bên tài trợ và bên tiếp nhận tài trợ 1 Văn kiện dự án tài trợ cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phù hợp với yêu cầu của Nhà tài trợ 2 Quy trình thẩm định và phê duyệt dự án đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đơn giản và thời hạn phê duyệt phù hợp 3 Luật đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam phù hợp với Hướng dẫn mua sắm, tuyển tư vấn của Nhà tài trợ 4 Kiểm soát nội bộ đối với các dự án tài trợ theo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt yêu cầu đặt ra 5 Quy định về cơ chế tài chính cho các dự án ODA của Việt Nam phù hợp với Hướng dẫn giải ngân của Nhà tài trợ II - Về năng lực tiếp nhận và thực hiện dự án các cấp 6 Năng lực đàm phán và ký kết các dự án hỗ trợ ngành Nông nghiệp và PTNT chưa tốt 7 Năng lực xây dựng dự án chưa tốt ở cấp: a Trung ương (Chính phủ và các Bộ ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và PTNT) b Địa phương (cấp tỉnh, huyện) vùng Duyên hải Miền Trung 8 Năng lực quản lý và thực hiện dự án chưa tốt ở cấp: a Trung ương (Bộ Nông nghiệp và PTNT) b Địa phương (cấp tỉnh, huyện) vùng Duyên hải Miền Trung Phiếu số: 1 Năng lực tiếp thu kiến thức và công nghệ (bao gồm công nghệ quản lý, ngoại ngữ, công nghệ và tri thức mới sản xuất mới) chưa tốt ở cấp: a Trung ương (Bộ Nông nghiệp và PTNT/ Các ban quản lý các dự án NN&PTNT) b Địa phương (cấp tỉnh, huyện) vùng Duyên hải Miền Trung c Người hưởng lợi - người dân, doanh nghiệp vùng Duyên hải Miền Trung) III Về sử dụng nguồn vốn ODA 11 Nguồn ODA sử dụng trong lĩnh vực NN&PTNT thời gian qua đạt kết quả dự kiến 12 Giải ngân vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT theo kế hoạch dự kiến 3 Thời gian thực hiện các dự án ODA theo kế hoạch dự kiến 14 Các dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã góp phần quan trọng vào: - Tăng trưởng kinh tế của ngành, vùng - Đảm bảo an sinh xã hội - Cải thiện môi trường 15 Các dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là có tính bền vững (hộ gia đình, doanh nghiệp tiếp tục phát huy được thành quả sau dự án) 16 Các dự án ODA trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chậm triển khai, giải ngân thấp và chưa đạt được các mục tiêu đặt ra là do: a - Nội dung văn kiện dự án không rõ ràng, thiếu cơ sở thực tiễn b - Năng lực tiếp nhận và thực hiện dự án của cơ quan quản lý nhà nước các cấp và đối tượng hưởng thụ còn hạn chế c - Bố trí vốn đối ứng chậm d - Giải phóng mặt bằng chậm e - Quy hoạch phát triển các ngành, Quy hoạch sử dụng đất,chậm được phê duyệt IV- Về kế hoạch, mục tiêu của nhà tài trợ trong thời gian tới: 17. Đề nghị Ông/bà cho biết mức độ ưu tiên vốn của Tổ chức mình/ Nhà tài trợ đối với Việt Nam và các nước trong Khu vực ASEAN trong những năm tới (đánh số từ 1-10 theo thứ tự ưu tiên).  Brunei  Lào  Philippines  Campuchia  Malaysia  Singapore  Indonesia  Myanma  Thái Lan  Việt Nam 17. Kế hoạch tài trợ của Tổ chức của Ông (Bà) trong thời gian tới ưu tiên cho vùng địa lý nào của Việt Nam (đánh số từ 1-7 theo thứ tự ưu tiên).  Vùng Đồng bằng Sông Hồng  Vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ  Vùng Tây Nguyên  Vùng Duyên Hải Miền Trung (Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ)  Vùng Đông Nam Bộ  Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long  Liên Vùng 18. Kế hoạch tài trợ cho Việt Nam của Tổ chức của Ông (Bà) trong thời gian tới ưu tiên như thế nào cho các ngành, lĩnh vực? (đánh số từ 1-7 theo thứ tự ưu tiên).  Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và phát triển đô thị  Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật.  Năng lượng và công nghiệp  Khác ........................ 19. Tổ chức của Ông (Bà) trong thời gian tới ưu tiên cấp vốn theo hình thức nào cho Việt Nam (đánh số từ 1-5 theo thứ tự ưu tiên).  Hỗ trợ cán cân thanh toán  Tín dụng thương mại  Viện trợ theo chương trình.  Viện trợ theo dự án  Khác ........................ THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI Đề nghị Ông/ bà cui lòng cho biết: Tên tổ chức Ông (bà) đang công tác:. Vị trí của Ông/ Bà trong tổ chức: . Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/ Bà! Phụ lục 04: Nguồn vốn ODA ký kết phân theo giai đoạn, lĩnh vực, thời kỳ 1993-2012 Đơn vị tính: USD Năm Lâm nghiệp Nông nghiệp Thuỷ lợi PTNT Thuỷ sản Tổng ODA Trước 1993-1995 Trước 1993 116,236,695 1,247,000 60,000,000 - 100,000 177,583,695 1993 1,500,000 30,204 90,782,225 - 8,478,000 100,790,429 1994 1,400,000 96,302,000 250,000 - 400,000 98,352,000 1995 22,194,000 444,000 175,886,857 330,000 77,670,000 276,524,857 Cộng 141,330,695 98,023,204 326,919,082 330,000 86,648,000 653,250,981 Tỷ lệ (%) 15% 8% 12% 0% 24% 11% GĐ 1996-2000 1996 85,904,091 7,194,048 827,443 - 93,925,582 1997 83,135,159 29,404,904 1,875,000 - 7,555,000 121,970,063 1998 22,087,200 124,606,820 10,723,426 139,500,000 300,000 297,217,446 1999 28,996,400 2,977,475 101,800,000 18,570,000 9,757,000 162,100,875 2000 56,754,603 74,975,187 20,215,000 4,090,000 48,008,000 204,042,790 Cộng 276,877,453 239,158,434 134,613,426 162,987,443 65,620,000 879,256,756 Tỷ lệ (%) 29% 20% 5% 25% 18% 15% GĐ 2001 -2005 2001 597,154 84,690,273 193,727,900 378,000 2,223,000 281,616,327 2002 38,769,496 705,020 114,785,800 82,574,916 9,100,000 245,935,232 2003 34,446,845 94,593,288 7,845,000 29,880,000 4,338,000 171,103,133 2004 55,441,651 32,350,796 294,516,100 8,250,000 3,360,000 393,918,547 2005 102,487,264 33,028,783 210,764,100 34,502,100 41,800,000 422,582,247 Cộng 231,742,410 245,368,160 821,638,900 155,585,016 60,821,000 1,515,155,486 Tỷ lệ (%) 24% 21% 30% 24% 17% 26% GĐ 2006 -2012 2006 66,597,691 40,636,314 266,435,747 14,102,829 915,000 388,687,581 Năm Lâm nghiệp Nông nghiệp Thuỷ lợi PTNT Thuỷ sản Tổng ODA 2007 51,725,000 110,428,645 41,951,800 169,572,000 3,650,850 377,328,295 2008 4,547,400 190,874,624 34,700,000 6,797,000 - 236,919,024 2009 24,425,000 120,741,130 165,891,163 916,200 7,129,264 319,102,757 2010 13,750,000 89,500 171,800,000 5,253,000 454,600 191,347,100 2011 31,200,363 3,731,700 481,104,945 129,218,200 772,772 646,027,980 2012 120,220,272 120,000,000 303,902,585 10,700,000 132,251,226 687,074,083 Cộng 312,465,726 586,501,913 1,465,786,240 336,559,229 145,173,712 2,846,486,820 Tỷ lệ (%) 32% 50% 53% 51% 41% 48% Tổng toàn thời kỳ 962,416,284 1,169,051,711 2,748,957,648 655,461,688 358,262,712 5,894,150,043 100% 100% 100% 100% 100% 100% (Nguồn: Vụ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thu_hut_va_su_dung_nguon_von_ho_tro_phat_trien_chinh.pdf
  • docHaThiThu_E.doc
  • docHaThiThu_V.doc
  • pdfLA_HaThiThu_Sum.pdf
  • pdfLA_HaThiThu_TT.pdf
Luận văn liên quan