Trải qua gần năm thập kỷ (1964 – 2015) thể hiện bề dày lịch sử của ngành
cơ khí, Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung hay các doanh
nghiệp thuộc Tổng công ty mong muốn có được sự hợp tác của các đối tác
trong và ngoài nước, từ mọi thành phần kinh tế để chung tay cùng phát triển.
Để thực hiện được Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 theo Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16
tháng 7 năm 2014, Tổng công ty Công nghiệp ô tôViệt Nam thấy rằng còn rất
nhiều việc phải làm:
- Đó là tái cấu trúc lại Tổng công ty để có mô hình tổ chức sản xuất kinh
doanh gọn nhẹ, hợp lý, có hiệu quả đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của chính phủ
và nhà nước giao và luôn bảo toàn phát triển vốn trên cơ sở thực hiện Quyết định
số 613/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Bộ Giao thông Vận tải
190 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhiều máy móc thiết bị) hoặc số giờ
lao động trực tiếp (nếu phân xưởng sử dụng nhiều nhân công).
*Tổ chức áp dụng phương pháp quản trị chi phí mục tiêu (Target Costing)
đối với các sản phẩm ô tô
Đối với các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt
Nam hiện nay vấn đề đặt ra là cần lựa chọn phương pháp quản trị chi phí cho
phù hợp với đặc điểm của sản phẩm. Các sản phẩm ô tô cũng như các sản
phẩm khác đều trải qua bốn giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm. Các
sản phẩm ô tô thường xuyên cần được làm mới với những mẫu mã liên tục
thay đổi theo xu hướng thời trang để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu
dùng vì vậy giai đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm là rất quan trọng.
Phương pháp chi phí mục tiêu nhằm đạt được lợi nhuận đề ra tại doanh
nghiệp. Nhưng để đạt được mục đích đó họ phải tìm cách cắt giảm chi phí
tổng thể của sản phẩm trên toàn bộ chu trình của nó thông qua các giai đoạn
nghiên cứu, thiết kế và sản xuất. Phương pháp này được đưa ra đầu tiên bởi
Toyota vào những năm 1965 và được sử dụng ở Nhật trong nhiều năm nay.
Quy trình thực hiện quản trị chi phí mục tiêu trong các doanh nghiệp
thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam:
- Bước 1: Xác định chi phí mục tiêu cho các bộ phận sản xuất sản phẩm
Việc xác định chi phí cho từng bộ phận sản xuất sản phẩm phải dựa vào
mức độ quan trọng của nó đối với sản phẩm, từ đó xác định tỷ lệ chi phí của
từng thành phần trong tổng số chi phí của sản phẩm theo tỷ lệ thuận với mức độ
quan trọng của nó. Để xác định chi phí mục tiêu cho từng thành phần của sản
phẩm đòi hỏi phải có một hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với từng
công đoạn (Sơ đồ 3.3) và điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp thuộc Tổng
công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam.
154
Sơ đồ 3.3: Quy trình sản xuất và lắp ráp ô tô
Bảng 3.10
HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ
Sản phẩm: Ô tô khách B40 2D HQ
Mã
VLSPHH VLSPHH
ĐV
tính SL Đơn giá ĐM chi phí
I Công đoạn hàn 434.474.687
1 CPNVLTT 402.249.446
1.1 Sát xi + Khung xương 386.465.097
VP021 Mỡ bôi trơn Kg 0,3 55.761 16.728
LK0160 Bộ chi tiết khung gầm Bộ 01 367.767.788 367.767.788
....
1.2 Bọc vỏ 15.784.349
TL010 Tôn dẻo M2 0,56 109.017 61.050
PB0100 Bản lề Cái 06 15.029 90.176
...
2 CPNCTT 20.771.059
3 BPSXC 11.454.182
II Công đoạn sơn 33.922.876
1 CPNVLTT 17.810.255
VP085 Giấy ráp Tờ 17 7.193 122.283
S008 Xăng pha Lít 4,52 76.624 346.338
S161 Sơn bóng màu ghi Kg 1,2 415.953 499.144
.....
2 CPNCTT 10.385.530
3 BPSXC 5.727.091
III Lắp ráp, hoàn thiện 165.061.624
1 CPNVLTT 148.949.004
N0533 Ghế lái xe Cái 01 1.065.480 1.065.480
L370 Keo silicon đen, trắng Tuýt 1.5 37.152 55.728
N022 Cửa thông gió Cái 20 42.239 844.771
.....
2 CPNCTT 10.593.241
3 BPSXC 6.872.510
Tổng 633.459.187
((Nguồn: Phòng Kế toán công ty CP cơ khí ô tô 3.2)
- Bước 2: Tổ chức thực hiện các mục tiêu chi phí đã xác định
Giai đoạn
chuẩn bị
Công
đoạn hàn
Công đoạn kiểm
tra, hoàn thiện
Công đoạn
lắp ráp
sơn
Công
đoạn sơn
155
Trong giai đoạn này cần xác định những bộ phận sản xuất có những chi
phí cao hơn hoặc thấp hơn so với tầm quan trọng được xác định ở bước 1. Quy
trình sản xuất ở bộ phận này sẽ được điều chỉnh thông qua việc áp dụng các
nguyên tắc và phương pháp quản lý nghiêm ngặt để giảm chi phí sản xuất hoặc
gia tăng chi phí hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời nhà quản
trị cần nhận diện những chi phí không phù hợp để không ngừng cắt giảm chi phí
nhằm duy trì mức lợi nhuận mục tiêu đề ra cũng như phát hiện ra các thành phần
của sản phẩm có chi phí quá thấp so với tầm quan trọng của nó để gia tăng chi
phí hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Nhằm xác định kế hoạch chi phí ở các bộ phận theo mức độ quan trọng
của các bộ phận cấu thành sản phẩm được chế tạo ở bộ phận đó và tổ chức kiểm
soát chi phí ở tất cả các khâu, quy trình sản xuất phải được phân định thành
nhiều giai đoạn, tổ chức sản xuất phải được phân chia theo nhiều cấp sản xuất
phù hợp với các giai đoạn quy trình sản xuất.
- Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện
Để đánh giá kết quả thực hiện giữa chi phí thực tế và chi phí mục tiêu
cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận kỹ thuật, bộ phận quản lý sản
xuất và bộ phận KTQT trong doanh nghiệp để xem xét, phân tích, phát hiện
và cải tiến không ngừng quy trình chế tạo góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất.
Nếu chi phí thực tế đạt đến chi phí mục tiêu cần xem xét quy trình thiết
kế sản phẩm đã hợp lý chưa hoặc xem xét các bước của giai đoạn để giảm chi
phí. Để có thể cắt giảm chi phí ở giai đoạn thiết kế sản phẩm và giai đoạn sản
xuất thì các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam cần
thực hiện kế hoạch hóa tốt quá trình chế tạo sản phẩm, thường xuyên cải tiến
phương pháp sản xuất mang lại hiệu quả cao...
*Tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin thông qua hệ thống tài khoản kế toán
và sổ kế toán
@Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Thông tin của KTQT chỉ đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho nội bộ
nên thông tin KTQT phải có tính linh hoạt và thích ứng cao nhằm phục vụ tốt
cho quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp và ra các quyết định kinh doanh
156
của các cấp lãnh đạo khác nhau. Do đó việc xây dựng hệ thống tài khoản áp
dụng cho KTQT bên cạnh là nền tảng hệ thống tài khoản kế toán được Bộ Tài
Chính ban hành còn phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh, yêu cầu
và mục tiêu quản lý cụ thể của doanh nghiệp.
Để hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán cho việc lập các báo cáo
kế toán quản trị theo yêu cầu quản lý, các doanh nghiệp cần lựa chọn, thiết kế
hệ thống tài khoản chi tiết cấp 2,3,4... cho phù hợp.
Việc xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết phục vụ yêu cầu quản trị doanh
nghiệp cần phải dựa vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp như quản lý theo
từng khoản mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, chi phí, khoản mục giá
thành một cách chi tiết cụ thể theo từng loại.
Các doanh nghiệp có thể tổ chức tài khoản để thực hiện KTQT tại đơn vị
mình thông qua việc phân lớp các nội dung cần quản lý và mã hóa bằng các ký tự.
-Mã hóa địa điểm công ty: Công ty ô tô 3.2 có trụ sở chính tại Hà Nội và chi
nhánh tại Hưng Yên thì có thể xây dựng mã số cho các đơn vị này như sau:
Trụ sở chính: 01, Chi nhánh Hưng Yên: 02
-Mã bộ phận: Mỗi đơn vị lại có các bộ phận như bộ phận quản lý, bộ phận
kinh doanh, bộ phận sản xuấtDoanh nghiệp xây dựng mã bộ phận cụ thể:
Bộ phận quản lý: 10 Bộ phận kinh doanh: 11 Bộ phận sản xuất: 12
+Ban giám đốc:10.10 +Bộ phận kinh doanh tại trụ
sở công ty: 11.10
+Bộ phận quản lý: 12.10
+Kế toán: 10.11 +Bộ phận kinh doanh cửa
hàng số 1: 11.11
Phân xưởng hàn: 12.11
+Vật tư: 10.12 +Bộ phận kinh doanh cửa
hàng số 2: 11.12
Phân xưởng lắp ráp: 12.12
.
- Xây dựng mã cho các nội dung cần quản lý:
+Về quản lý hàng tồn kho: tài khoản kế toán cần được mở chi tiết theo
từng kho hàng, theo từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa; theo từng nhóm vật
tư, sản phẩm, hàng hóa; theo từng danh điểm vật tư, từng quy cách sản phẩm.
157
+Về quản lý TSCĐ: quản lý đến từng loại TSCĐ, từng nhóm tài sản (trong
từng loại), theo từng đối tượng ghi nhận TSCĐ, từng bộ phận sử dụng TSCĐ,
tình hình trích khấu hao TSCĐ
+Về quản lý chi phí sản xuất và giá thành: Các chi phí đơn nhất có thể
dùng tài khoản cấp 1 để tập hợp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp. Để cụ thể hơn trong việc theo dõi doanh nghiệp nên chia
nhỏ các chi phí này qua việc chia thành các tài khoản cấp 2, cấp 3. Ví dụ chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp cần chia thành chi phí nguyên vật liệu chính, chi
phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu.... Chi phí sản xuất chung ngoài
việc mở các tài khoản cấp 1 doanh nghiệp cần phải mở tài khoản cấp 2 theo
các yếu tố đã quy định. Mặt khác trong từng yếu tố cần thiết phải mở các tài
khoản chi tiết hơn để phản ánh. Ngoài ra có thể thiết kế hệ thống tài khoản
KTQT chi phí sản xuất sao cho các tài khoản đó phản ánh được chi phí sản
xuất theo cách ứng xử của chi phí. Sau khi chi phí sản xuất đã được phản ánh
vào các tài khoản KTQT kết hợp với việc nhận dạng chi phí biến đổi và chi
phí cố định, kế toán sẽ tiến hành tập hợp một lần các biến phí và định phí sản
xuất vào các tài khoản 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp", tài khoản 622
"Chi phí nhân công trực tiếp", tài khoản 627 "Chi phí sản xuất chung". Tài
khoản 627 có thể được chi tiết thành 2 tiểu khoản phản ánh biến phí sản xuất
và định phí sản xuất chung. Sau đó, kế toán sử dụng tài khoản 154 "Chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang" để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất của từng
sản phẩm hoặc từng phân xưởng, bộ phận sản xuất.
+Về các khoản phải thu: cần mở các tài khoản chi tiết để theo dõi từng
khách hàng về các khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn trong thời hạn thanh toán
và quá hạn thanh toán nhằm có được các thông tin về các khoản nợ, các khách
hàng đã thanh toán và các khoản khách hàng chưa thanh toán.
+Về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh thì cần mở các tài khoản
chi tiết để phản ánh doanh thu theo từng nhóm sản phẩm kết hợp với từng địa
điểm kinh doanh nhằm thu nhận được các thông tin về bán hàng theo nhóm
sản phẩm ở đơn vị hay địa điểm kinh doanh có hiệu quả. Khi đó TK511-
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cần thiết phải mở chi tiết theo
nguyên tắc thống nhất với các tài khoản khác cùng loại.
158
Ví dụ để theo dõi chi phí sản xuất chung tại phân xưởng sản xuất, nếu muốn
tách riêng phần chi phí bán hàng biến đổi và chi phí bán hàng cố định doanh
nghiệp có thể xây dựng mã tài khoản chi tiết như sau:
641.1.10: Tiền lương nhân viên bán hàng theo thời gian (bộ phận quản lý)
641.1.11: Tiền lương nhân viên bán hàng theo doanh số
Kết hợp các ví dụ trên khi công ty xác định tiền lương nhân viên bán
hàng theo doanh số thuộc bộ phận kinh doanh tại cửa hàng số 1ở Hà Nội thì
mã tài khoản có thể mở như sau: 01.11.11.641.1.11
Việc tổ chức hệ thống tài khoản như trên mới đầu có thể phức tạp
nhưng với ứng dụng công nghệ thông tin và việc sử dụng các bút toán mặc
định trong hệ thống thì doanh nghiệp có thể theo dõi từng loại tài khoản chi
tiết về doanh thu, chi phí, tài sản.. theo từng đơn vị, bộ phận kinh doanh.
Hệ thống tài khoản kế toán khi xây dựng phải đảm bảo đáp ứng được
yêu cầu xử lý thông tin trên máy tính và yêu cầu cung cấp thông tin cho các
đối tượng liên quan, vì vậy tổ chức vận dụng tài khoản kế toán phải phù hợp
với điều kiện kinh doanh cụ thể từng doanh nghiệp, đảm bảo các doanh
nghiệp phải xây dựng cho mình một danh mục các tài khoản chi tiết dùng cho
công tác thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin đáp ứng cho KTQT.
@Hoàn thiện tổ chức hệ thống sổ kế toán trong KTQT
Tổ chức hệ thống sổ kế toán để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trong doanh nghiệp nên việc tổ chức hệ thống sổ kế toán khoa học, hợp
lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp
nói chung và tổ chức KTQT nói riêng. Nó đảm bảo cung cấp thông tin đầy
đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về tình hình hiện có và sự biến động của
đối tượng kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Hệ thống sổ kế
toán hiện nay trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty chưa đáp ứng được
yêu cầu thu thập, xử lý và cung cấp thông tin KTQT nên cần hoàn thiện hệ
thống sổ kế toán chi tiết để có thể cung cấp thông tin theo từng đối tượng
quản lý, từng bộ phận, từng loại hoạt động... Để đáp ứng được yêu cầu trên,
đòi hỏi tổ chức hệ thống sổ trong KTQT phải nghiên cứu những lý luận cũng
159
như những hạn chế đang còn tồn tại trong thực trạng tổ chức sổ kế toán hiện
nay tại các doanh nghiệp trong Tổng công ty để xây dựng.
Xác định số lượng sổ kế toán quản trị cần mở. Số lượng các sổ kế toán
cần mở phụ thuộc vào tính chất các nghiệp vụ phát sinh. Ngoài sổ kế toán
được mở phục vụ cho kế toán tài chính, cần lập thêm một số sổ chi tiết chi
phí, doanh thu thể hiện số thực hiện, số kế hoạch, tách biến phí và định phí
trong các loại chi phí. Từ đó làm cơ sở phục vụ cho việc đánh giá tình hình
thực hiện của các bộ phận.
- Để đảm bảo theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối
tượng tập hợp chi phí cần hoàn thiện sổ kế toán chi phí sản xuất theo mẫu
Bảng 3.11
Đơn vị.... SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Tên phân xưởng... Đơn vị tính....
CT Nội dung Khoản mục chi phí Ghi
chú SH NT Nguyên vật
liệu trực
tiếp
Nhân công
trực tiếp
Chi phí
sản xuất
chung
Cộng
-SPS trong kỳ
+
+
+
....
Cộng PS trong kỳ
Ngày....tháng.....năm....
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
3.3.2.4. Tổ chức lập báo cáo kế toán quản trị, phân tích thông tin kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp
*Tổ chức lập báo cáo kế toán quản trị
Hiện nay các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt
Nam chưa thiết lập hệ thống báo cáo nội bộ phục vụ quản trị doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp chỉ chủ yếu thực hiện báo cáo tài chính bắt buộc của KTTC
theo số liệu thực tế phát sinh chứ chưa thực hiện vận dụng, sửa đổi bổ sung
các mẫu biểu để phục vụ quản trị nội bộ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
chưa chú ý lập hệ thống sổ định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, kết
quả thực hiện và báo cáo phân tích biến động giữa định hướng và kết quả thực
tế phát sinh. KTQT hầu như chưa được áp dụng hoặc nếu có thì chủ yếu dưới
160
hình thực diễn giải, giải thích số liệu hoặc thuyết minh mà chưa có dự đoán
cần thiết cho tương lai. Hệ thống báo cáo KTQT cần phải được thiết kế để
phản ánh số liệu dự toán, số liệu thực tế phát sinh, phần chênh lệch giữa số
liệu dự toán và số liệu thực tế. Việc lập báo cáo thực hiện có sự phân tích, so
sánh giữa giá trị thực tế phát sinh với giá trị dự toán để cung cấp thông tin cho
các nhà quản trị nắm bắt tình hình, trên cơ sở đó đề các quyết định phù hợp.
Hệ thống thông tin KTQT cung cấp cho các nhà quản trị các doanh nghiệp
phải bao gồm thông tin định hướng hoạt động kinh doanh, thông tin kết quả
hoạt động (các báo cáo thực hiện), thông tin kiểm soát và đánh giá hoạt động
kinh doanh (thông tin về biến động kết quả và nguyên nhân). Để thông tin cho các
nhà quản lý trong đơn vị sản xuất và kinh doanh ô tô, cho Tổng công ty công
nghiệp ô tô Việt Nam một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác thì yêu cầu kế toán
trình bày và cung cấp thông tin trên hệ thống báo cáo KTQT là rất cần thiết.
Báo cáo KTQT được lập trên cơ sở số liệu tổng hợp từ các sổ kế toán
quản trị và được mở theo yêu cầu quản lý của các doanh nghiệp, kết hợp với
các nguồn thông tin cần thiết khác. Để đạt được mục tiêu là tối đa hóa lợi
nhuận, các nhà quản trị cần được cung cấp đầy đủ thông tin thích hợp về mọi
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ việc đảm bảo quản lý và sử dụng
các trang thiết bị, vật tư, nguồn lao độngđến chi phí, doanh thu và kết quả.
Chính vì vậy cần phải tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị đồng bộ và
đầy đủ để đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà quản trị.
Quy trình tổ chức báo cáo kế toán quản trị:
- Phải xuất phát từ nhu cầu thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp:
nhà quản trị cần những thông tin gì? Chi tiết và cụ thể hóa đến mức độ nào?
thì thiết kế hệ thống báo cáo KTQT bao gồm các chỉ tiêu phù hợp như vậy
nhằm cung cấp thông tin thích hợp và có ý nghĩa với người sử dụng.
- Xây dựng được danh mục báo cáo: Thông tin KTQT được thu thập
nhằm mục đích phục vụ cho chức năng ra quyết định nên thường không có
sẵn, ngoài hệ thống ghi chép ban đầu của KTTC thì KTQT còn phải kết hợp
các bộ phận khác như hạch toán nghiệp vụ, thống kêđể tổng hợp, phân tích và
xử lý thông tin để lập các báo cáo sử dụng cho từng đối tượng. Chính vì vậy các
161
doanh nghiệp cần xây dựng danh mục báo cáo KTQT để xác định được các báo
cáo cung cấp cho bộ phận nào, nhà quản trị nào, thời điểm nào
- Xây dựng mẫu biểu báo cáo:
+Báo cáo cung cấp thông tin phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch:
Để xây dựng kế hoạch hoạt động của mình các doanh nghiệp cần sử dụng
nhiều thông tin, trong đó quan trọng nhất là dự toán các yếu tố chi phí, nó là
phương tiện thông tin phản ánh một cách có hệ thống toàn bộ các mục tiêu
của doanh nghiệp. Vì vậy để phục vụ cho công tác lập kế hoạch cần phải có
các bảng dự toán như dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi
phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán doanh thu
+Tổ chức xây dựng hệ thống báo cáo kiểm soát chi phí
Cần quan tâm trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế
kỹ thuật và dự toán quá trình sản xuất kinh doanh một cách khoa học, hợp lý,
cần quan tâm đến việc phân tích kết quả trong mối quan hệ với chi phí bỏ ra,
mọi sự sai lệch đều phải tìm nguyên nhân và bộ phận chịu trách nhiệm để có
biện pháp điều chỉnh hợp lý, kịp thời. Mọi trung tâm chức năng đều phải có
trách nhiệm với chi phí chứ không chỉ có bộ phận kế toán.
Từ đó xây dựng các báo cáo kiểm soát được lập nhằm cung cấp cho
nhà quản trị tình hình hoạt động của tổ chức trong quá trình thực hiện theo kế
hoạch. Tất cả các báo cáo đều bao gồm các chỉ tiêu như định mức (dự toán)
và kết quả thực hiện, trong đó vấn đề quan trọng là so sánh được số liệu định
mức và kết quả thực hiện để các nhà quản trị đánh giá được sự tiết kiệm hay
lãng phí chi phí ở từng bộ phận và từ đó đề ra được các biện pháp phấn đấu
tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh... Các báo cáo này được
lập cho từng phân xưởng, xí nghiệp để kiểm soát tình hình thực hiện chi phí
dự toán của phân xưởng, xí nghiệp đó và có kết cấu tương ứng với phương
pháp xây dựng dự toán của từng phân xưởng, xí nghiệp.
162
Bảng 3.12
Công ty (Xí nghiệp, Phân xưởng).
BÁO CÁO QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Tháng..năm. Đơn vị tính:.
Nội dung Dự toán Thực hiện Chênh lệch
1. Biến phí sản xuất chung
-Chi phí vật liệu
-Chi phí nhân công
-Chi phí CCDC
-Chi phí dịch vụ mua ngoài
2. Định phí sản xuất chung
-CPKHTSCĐ
-CP điện thoại
-Chi phí khác
3. Phân bổ cho các địa điểm
-Đơn vị (PX)
-Đơn vị (PX)
Cộng
Trên góc độ tổng hợp, báo cáo kiểm soát chi phí của các xí nghiệp,
phân xưởng có thể được lập bảng 3.13
Bảng 3.13
Công ty
BÁO CÁO KIỂM SOÁT CHI PHÍ
Từ ngày đến ngày......tháng .....năm....
STT Khoản mục Dự toán
(định mức)
Thực
hiện
Chênh
lệch
Ghi
chú
1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(chi tiết cho từng loại ô tô)
2 Chi phí nhân công trực tiếp
3 Chi phí sản xuất chung (chi tiết cho
từng loại ô tô)
Từ số liệu, tài liệu ở các báo cáo kiểm soát chi phí của phân xưởng (xí
nghiệp), doanh nghiệp có thể lập Báo cáo quản trị chi phí sản xuất kinh doanh
theo địa điểm sản xuất kinh doanh. Báo cáo này cung cấp cho nhà quản trị
công ty các thông tin chi tiết về tình hình chi phí sản xuất kinh doanh ở từng
địa điểm phát sinh chi phí. Từ đó nhà quản trị kiểm tra được tình hình thực
hiện định mức chi phí của từng địa điểm và làm cơ sở cho việc xác định kết
quả kinh doanh theo từng địa điểm. Báo cáo quản trị chi phí sản xuất theo địa
điểm kinh doanh có thể lập bảng 3.14
163
Bảng 3.14
Đơn vị.
BÁO CÁO QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT
KINH DOANH
Tháng..năm.
Chi phí sản xuất Toàn DN Chi phí sản xuất theo địa điểm
Chi
nhánh 1
Chi
nhánh 2
1. Chi phí trực tiếp
-Biến phí sản xuất
+Nguyên liệu
+Nhân công
-Định phí
+Lương thời gian
+Khấu hao TSCĐ
2. Chi phí sản xuất chung
-Biến phí
+Công cụ, dụng cụ
+Nhân công
-Định phí
+Khấu hao TSCĐ
.
3 .Cộng chi phí
*Báo cáo kết quả thực hiện:
Hệ thống báo cáo này cung cấp thông tin về kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, là cơ sở để nhận định, kiểm soát, đánh giá, điều chỉnh tình hình
thực tế tại các doanh nghiệp.
Hệ thống báo cáo này phải thể hiện được đầy đủ thông tin về kết quả hoạt
động của các hoạt động đã lập dự toán tại doanh nghiệp như:
+Báo cáo kết quả bán hàng (Phụ lục 3.10)
+Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng mặt hàng (Phụ lục 3.11)
+Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (dạng lãi trên biến phí) (Bảng 3.15)
164
Bảng 3.15
Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3.2
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Dạng lãi trên biến phí)
Chỉ tiêu
Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Hưng Yên Toàn
doanh
nghiệp PX 1 PX 2 Cộng PX1 PX 2 Cộng
1.Doanh thu x X x x x x X
2.Biến phí x X x x x x X
3. Lãi trên biến phí x X x x x x X
4. Định phí x X x x x x X
5. Lợi nhuận trước
thuế
x X x x x x X
- Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm của các bộ phận sản xuất, bộ phận
kinh doanh cần được xây dựng để cung cấp những thông tin hữu ích, phù hợp
trong việc đánh giá hiệu quả, trách nhiệm của từng bộ phận.
Bảng 3.16
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT
Phân xưởng: .. Đơn vị tính:
Chỉ tiêu
Thángnăm Nguyên
nhân Dự
toán
Thực
hiện
Chênh
lệch
1.PX1
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
-Chi phí nhân công trực tiếp
-Chi phí sản xuất chung
x
x
x
x
x
x
x
x
x
2. PX2
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
-Chi phí nhân công trực tiếp
-Chi phí sản xuất chung
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Tổng cộng các PX x x x
165
Bảng 3.17
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM BỘ PHẬN KINH DOANH
Chi nhánh. Đơn vị tính:
Nội dung
Thángnăm Nguyên
nhân Kế
hoạch
Thực
hiện
Chênh
lệch
1. Nhóm sản phẩm A
2. Nhóm sản phẩm B
3. Nhóm sản phẩm C
4. Nhóm sản phẩm D
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Tổng cộng x x x
Ngoài ra các doanh nghiệp còn có thể mở thêm một số báo cáo khác
như Báo cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm lợi nhuận (Phụ lục 3.12), Báo
cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm đầu tư (Phụ lục 3.13)
Hệ thống báo cáo KTQT tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công
nghiệp ô tô Việt Nam cần mở thêm các báo cáo phục vụ yêu cầu quản trị tài
sản, nguồn vốn. Đây là các báo cáo phản ánh số hiện có và tình hình biến
động của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn kinh doanh nhằm cung cấp
thông tin giúp nhà quản lý nắm chắc và quản lý chặt chẽ được tài sản cũng
như kiểm tra, giám sát được tình hình sử dụng chúng. Thuộc loại báo cáo này
cụ thể:
- Báo cáo công nợ phải thu (Phụ lục 3.14)
- Báo cáo công nợ phải trả (Phụ lục 3.15)
- Báo cáo hàng tồn kho (Phụ lục 3.16)
- Báo cáo tăng, giảm TSCĐ theo nguồn hình thành (Phụ lục 3.17)
- Báo cáo tình hình sử dụng TSCĐ theo bộ phận (Phụ lục 3.18)
Ngoài ra, cũng có thể lập các báo cáo phân tích mối quan hệ giữa chi
phí, khối lượng và lợi nhuận, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp,
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và
tài chính.
*Triển khai thực hiện và hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị
Giai đoạn này là giai đoạn phối hợp cả một quá trình tổ chức công tác
KTQT tại doanh nghiệp từ khâu tổ chức ghi chép ban đầu phù hợp với việc
thu thập thông tin để lập báo cáo như lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, tổ
166
chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp để hệ thống
hóa theo yêu cầu lập báo cáo.
Để có thể lập báo cáo KTQT được nhanh chóng, linh hoạt, kịp thời thì
giai đoạn này phải các doanh nghiệp tập huấn cho những cán bộ kế toán liên
quan thực hiện thành thạo hệ thống báo cáo KTQT, đồng thời có thể ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán nói chung và tổ chức công tác
KTQT nói riêng.
Ngoài ra do môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi nên hệ thống
báo cáo KTQT cũng phải luôn được hoàn thiện thông qua việc đánh giá hệ
thống báo cáo với nội dung báo cáo, mức độ thỏa mãn thông tin của nhà quản
lý nhằm cung cấp thông tin linh hoạt, kịp thời và hữu ích cho nhà quản trị.
*Tổ chức phân tích thông tin để đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận
@Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
Với mục tiêu xem xét về hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất, theo tác giả
các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam nên lập các
báo cáo giá thành sản xuất cho từng loại sản phẩm để so sánh giữa các đơn
hàng sản xuất, so sánh giữa các kỳ cũng như so sánh với dự toán để phát hiện
các chênh lệch giữa dự toán và thực tế, biến động giữa các đơn hàng sản xuất
và giữa các kỳ, từ đó tìm hiểu các nguyên nhân và đưa ra các biện pháp để sử
dụng chi phí ngày càng có hiệu quả. Báo cáo giá thành sản xuất có thể lập
theo bảng 3.18
Bên cạnh báo cáo giá thành sản xuất, các doanh nghiệp thuộc Tổng công
ty Công nghiệp ô tô Việt Nam nên tiến hành phân tích biến động giữa dự toán
và thực tế chi phí của từng loại ô tô khi thấy có sự biến động đáng kể giữa dự
toán và thực tế. Phần phân tích biến động này được thực hiện cho từng loại ô
tô theo 2 khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công
trực tiếp, còn khoản mục chi phí sản xuất chung được phân tích biến động
theo từng kỳ và theo nơi phát sinh chi phí.
167
Bảng 3.18
Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3.2
BÁO CÁO GIÁ THÀNH SẢN XUẤT
Tháng 6/2014 ĐVT: đ
Khoản mục
Xe khách B40 2D HQ
(Số lượng 4)
Xe khách K47 3Z-26
(Sô lượng 5)
Tổng giá
thành
Giá thành
đơn vị
Tổng giá
thành
Giá thành
đơn vị
Chi phí NVL trực tiếp 2.280.617.100 570.154.275 5.053.370.720 1.010.674.144
Chi phí nhân công trực tiếp 167.801.632 41.950.408 265.780.365 53.156.073
Chi phí sản xuất chung 91.662.356 22.915.589 178.385.115 35.677.023
-CPSX chung biến đổi 46.862.356 11.715.589 137.875.115 20.575.023
-CPSX chung cố định 44.800.000 11.200.000 40.510.000 15.102.000
Tổng 2.540.081.088 635.020.272 5.497.539.235 1.099.507.240
(Nguồn: Tác giả thu thập số liệu tại công ty CP cơ khí ô tô 3.2 và tính toán)
@Đánh giá khả năng sinh lời của từng loại sản phẩm
Các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam
thường sản xuất kinh doanh một số loại ô tô chủ yếu như xe buýt, xe khách,
xe tải..Hiện nay các doanh nghiệp chưa tiến hành đánh giá hiệu quả sản
xuất kinh doanh của từng loại sản phẩm. Hệ thống kế toán hiện tại không
cung cấp các thông tin về sản phẩm nào có khả năng sinh lời cao, sản phẩm
nào có kết quả kinh doanh tốt, doanh nghiệp nên tập trung mở rộng sản xuất
kinh doanh sản phẩm nào. Việc hiểu rõ về tình hình chi phí, doanh thu của
từng loại sản phẩm sản xuất ra sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất có các
quyết định đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh chung của toàn
doanh nghiệp. Chính vì vậy, tác giả cho rằng việc đánh giá khả năng sinh lời
của từng loại sản phẩm là rất cần thiết nên các doanh nghiệp thuộc Tổng công
ty công nghiệp ô tô cần lập báo cáo kết quả kinh doanh theo loại sản phẩm
(Bảng 3.19)
168
Bảng 3.19
Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3.2
KẾT QUẢ KINH DOANH THEO LOẠI SẢN PHẨM
Tháng 6/2014
TT Chi tiết Xe buýt Xe chuyên dụng
Xe B40 2D HQ
Xe K47 3Z-26
1 Nguyên vật liệu 468.873.397 261.454.494 570.154.275 1.010.674.144
II Nhân công
1 Lương 117.117.812 150.879.814 34.106.023 50.156.000
2 Trích theo lương 25.568.339 27.837.834 7.844.385 3.000.073
III Chi phí sản xuất chung 68.000.425 36.000.742 22.915.589 35.677.023
A Giá thành sản xuất 679.559.973 476.172.884 635.020.272 1.099.507.240
B Giá bán buôn trước thuế
cho đại lý 684.838.793 536.843.804 690.000.000 1.239.600.000
C Chênh lệch 77.396.441 60.670.920 64.979.728 140.092.143
(Nguồn: Tác giả thu thập số liệu tại công ty CP cơ khí ô tô 3.2 và tính toán)
Số liệu để lập báo cáo này là căn cứ vào báo cáo giá thành của từng loại
sản phẩm, sổ chi tiết chi phí và sổ chi tiết về tiêu thụ từng loại sản phẩm trong
kỳ. Thông thường các chi phí cố định phát sinh trong các doanh nghiệp thành
phẩm hầu hết đều liên quan tới nhiều loại sản phẩm, nên chỉ tiêu phản ánh kết
quả kinh doanh của riêng từng loại sản phẩm sẽ là Lãi trên biến phí, đây là
phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi của riêng sản phẩm đó.
Sản phẩm có doanh thu cao nhất không hẳn đã là sản phẩm có kết quả kinh
doanh tốt nhất nếu như doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí biến đổi hay chi
phí cố định trực tiếp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó. Lãi trên biến phí
thể hiện phần đóng góp của sản phẩm vào kết quả kinh doanh chung của toàn
doanh nghiệp. Sản phẩm nào có Lãi trên biến phí cao hơn thể hiện kết quả
hoạt động kinh doanh tốt hơn các sản phẩm khác trong kỳ. Bên cạnh đó các
thông tin về lợi nhuận đơn vị sản phẩm hoặc tỷ lệ lợi nhuận từng sản phẩm sẽ
cho doanh nghiệp biết được khả năng sinh lời của từng loại sản phẩm để có
các quyết định về cơ cấu sản phẩm tiêu thụ hợp lý cũng như có các biện pháp
marketing để tăng cường lợi nhuận cho doanh nghiệp.
169
Bảng 3.20
Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3.2
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH THEO SẢN PHẨM
Tháng 6/2014
Chỉ tiêu Xe khách B40 2D HQ Xe khách K47 3Z-26
1 đơn vị sp Tổng 1 đơn vị sp Tổng
1. Doanh thu 800.000.000 3.200.000.000 1.239.600.143 6.198.000.715
2. Chi phí biến đổi 653.820.272 2.615.281.088 1.128.405.240 5.607.026.200
-CPNVLTT 570.154.275 2.280.617.100 1.010.674.144 5.053.370.720
-CPNCTT 41.950.408 167.801.632 53.156.073 265.780.365
-Hoa hồng bán hàng 30.000.000 120.000.000 30.000.000 150.000.000
- CPSXC 11.715.589 46.862.356 20.575.023 137.875.115
3. Lãi trên biến phí 146.179.728 584.718.912 125.194.903 590.974.515
4. CP cố định trực tiếp 10.200.000 40.800.000 15.102.000 40.510.000
5. Lợi nhuận sản phẩm 144.979.728 543.918.912 110.092.903 550.464.515
(Nguồn: Tác giả thu thập số liệu tại công ty CP cơ khí ô tô 3.2 và tính toán)
@Đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận sản xuất
Trong các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô thuộc Tổng công ty
công nghiệp ô tô Việt Nam, từng bộ phận (cửa hàng, khu vực) sản xuất được
đầu tư các trang thiết bị khác nhau để sản xuất một số loại sản phẩm nhất
định. Nhằm so sánh và đánh giá hiệu quả đầu tư tài sản cố định giữa các bộ
phận sản xuất, theo tác giả các doanh nghiệp sản xuất thành phẩm nên lập báo
cáo kết quả kinh doanh theo chi nhánh, bộ phận sản xuất (Bảng 3.21).
Số liệu để lập báo cáo này là căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh theo
sản phẩm, sổ chi tiết tài khoản 627 của từng chi nhánh. Chỉ tiêu để đánh giá
kết quả hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh cũng như khả năng bù đắp
chi phí cố định của từng chi nhánh là Lợi nhuận chi nhánh. Lợi nhuận chi
nhánh thể hiện phần đóng góp của chi nhánh vào kết quả hoạt động kinh
doanh chung của toàn chi nhánh. Lợi nhuận chi nhánh được xác định bằng
cách lấy tổng lãi trên biến phí của tất cả các sản phẩm được sản xuất tại chi
nhánh trong kỳ tiếp tục trừ đi các chi phí cố định trực tiếp của chi nhánh. Các
chi phí cố định trực tiếp của chi nhánh thường là các chi phí khấu hao tài sản
170
cố định của chi nhánh, các chi phí quản lý, phục vụ sản xuất trong chi nhánh.
Chi nhánh nào tạo ra lợi nhuận lớn hơn thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh
tốt hơn so với các chi nhánh khác và thể hiện hiệu quả đầu tư và sử dụng tài
sản cố định tốt hơn. Từ đó nhà quản trị cần cân nhắc khả năng mở rộng đầu tư
ở các chi nhánh này.
Bảng 3.21
Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3.2
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH THEO CHI NHÁNH SẢN XUẤT
Tháng 6/2014
Chỉ tiêu
Chi nhánh tại
Hà Nội
Chi nhánh tại
Hưng Yên
Tổng
% Thành tiền % Thành tiền % Thành tiền
1. Doanh thu x x x x x x
2. Chi phí biến đổi x x x x x x
-CPNVLTT x x x
-CPNCTT x x x
-Hoa hồng bán hàng x x x
-CPSXC x x x
3. Lãi trên biến phí x x x x x x
4. Chi phí cố định trực tiếp x x x x x x
5. Lợi nhuận chi nhánh x x x x x x
*Tổ chức phân tích thông tin kế toán quản trị phục vụ cho quá trình ra
quyết định
@Quyết định tự sản xuất chi tiết hay mua ngoài
Xem xét trong trường hợp công ty TNHH MTV cơ khí Ngô Gia Tự sản
xuất sản phẩm bạc ô tô. Đây là một loại sản phẩm phụ tùng dùng phổ biến
cho tất cả các loại ô tô. Hiện nay trên thị trường những sản phẩm này đang bị
cạnh tranh gay gắt bởi hàng Trung Quốc với giá thành khoảng 95.000đ. Công
ty Ngô Gia Tự nên nhập khẩu hàng từ Trung Quốc hay tự sản xuất. Với số
liệu về chi phí sản xuất Bạc F123xF135x83 tại bảng 3.22
171
Bảng 3.22
BÁO CÁO CHI PHÍ SẢN XUẤT BẠC F123xF135x83
Chỉ tiêu Tự sản xuất
(ĐVT: đ)
1. Nguyên vật liệu trực tiếp
-Nguyên vật liệu chính
-Nguyên vật liệu phụ
2. Nhân công trực tiếp
3. Biến phí sản xuất chung
4. Lương nhân viên quản lý
5. Khấu hao TSCĐ
6. CPSXC được phân bổ
73.580
66.447
9.133
11.900
1.110
885
1.256
11.15
Tổng cộng 99.887
(Nguồn: Tác giả thu thập số liệu tại công ty TNHH MTV Ngô Gia Tự và tính toán)
Trước hết ta cần loại đi những chi phí không thích hợp là chi phí khấu
hao TSCĐ và chi phí sản xuất chung được phân bổ vì trong 2 phương án mà
chung ta đang xem xét là tự sản xuất hay mua ngoài thì những chi phí này vẫn
tồn tại.Với các thông tin như trên, hai phương án mua ngoài hay tự sản xuất
được so sánh qua bảng 3.23
Bảng 3.23
BẢNG ĐÁNH GIÁ TỰ SẨN XUẤT HAY MUA NGOÀI
Chỉ tiêu Tự sản xuất Mua ngoài Chênh lệch
1. Chi phí NVL trực tiếp
2. Chi phí nhân công trực tiếp
3. Biến phí SXC
4. Lương nhân viên quản lý
5. Khấu hao TSCĐ
6.Mua ngoài
73.580
11.900
1.110
885
1.256
95.000
(73.580)
(11.900)
(1.110)
(885)
(1.256)
95.000
Tổng cộng 88.731 95.000 6.269
Như vậy nếu doanh nghiệp mua ngoài sẽ thiệt hại một khoản là 95.000
– 88.731 = 6.269đ/sản phẩm. Vì vậy theo khía cạnh tính toán thì công ty nên
tự sản xuất hơn là mua ngoài.
Tuy nhiên trên thực tế chúng ta còn phải xem xét các trường hợp khác
như việc không sản xuất thì có những chi phí như chi phí quản lý chung phân
bổ được cho bộ phận khác nhưng có những chi phí như chi phí khấu hao
TSCĐ thì khó tận dụng vì dây chuyền sản xuất sản phẩm bạc hiện nay khác biệt
so với các dây chuyền sản xuất khác. Do đó có thể nếu doanh nghiệp tự sản xuất
172
sản phẩm bạc sẽ phải chịu thêm những khoản chi phí khác (nhiều hơn con số
88.731) nên kéo theo giá bán có thể tăng lên so với con số mua ngoài (95.000).
Chính vì vậy nhiệm vụ của KTQT phải phân tích được mọi khía cạnh
phát sinh chi phí liên quan đến các phương án xem xét để tư vấn cho nhà lãnh
đạo đưa ra được quyết định phù hợp.
*Quyết định nhận hay từ chối một đơn đặt hàng
Trong một số trường hợp các doanh nghiệp có thể nhận được các đơn
đặt hàng thường có mức giá thấp hơn so với giá thông thường của doanh
nghiệp. Việc chấp nhận hay từ chối các đơn đặt hàng này phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau như khách hàng đó có phải khách hàng quen thuộc không,
doanh nghiệp có ý định quan hệ lâu dài với khách hàng đó không?...Việc lựa
chọn chấp nhận hay từ chối đơn hàng phải được so sánh trên hai phương án:
chấp nhận hay không chấp nhận. Doanh nghiệp phải tiến hành so sánh lợi
nhuận của 2 phương án khi có chi phí phát sinh thêm từ đơn đặt hàng mới và
ngược lại cũng cần so sánh cả lỗ của hai phương án vì có thể chấp nhận đơn
đặt hàng thì lỗ những lỗ ít vẫn lợi hơn lỗ nhiều trong trường hợp doanh
nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Có nhiều thông tin cần đưa ra để so sánh giữa hai phương án tuy nhiên
tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà người làm công tác kế toán cần lựa
chọn các thông tin thích hợp để phân tích. Các quyết định liên quan từ chối
hay chấp nhận đơn đặt hàng thường xuất phát từ công ty tự sản xuất ra sản
phẩm phục vụ cho sản xuất ô tô như công ty TNHH MTV Ngô Gia Tự, công
ty cổ phần 1.5 hay công ty cổ phần cơ khí ô tô 3.2.
Quay trở lại ví dụ ở công ty TNHH MTV Ngô Gia Tự hiện đang bán
sản phẩm bạc F123xF135x83 với giá bán 100.000đ/sản phẩm và sản lượng
tiêu thụ là 15.000 sản phẩm. Để tiến hàng sản xuất 20.000 sản phẩm trong
một tháng thì chi phí cố định là 65.030.614 đồng, với chi phí biến đổi là
86.590đ/sản phẩm.
Tuy nhiên, trong tháng có một khách hàng ở Hải Phòng đề nghị mua
3.000 sản phẩm với giá 90.000đ/sản phẩm. Chi phí cố định không đổi, chi phí
biến đổi đơn vị của một sản phẩm là 86.590đ/sản phẩm, nếu chấp nhận đơn
đặt hàng này công ty còn phải bỏ thêm 1.000.000đồng để giao hàng về tận
173
Hải Phòng. Trên cơ sở các thông tin như vậy KTQT sẽ tiến hành so sánh để tìm
ra phương án chấp nhận hay không chấp nhận đơn đặt hàng này qua bảng 3.24.
Bảng 3.24
BẢNG ĐÁNH GIÁ CHẤP NHẬN HAY TỪ CHỐI ĐƠN ĐẶT HÀNG - (ĐVT: 1.000đ)
Chỉ tiêu Chấp nhận
ĐĐH
Không chấp
nhận ĐĐH
Chênh lệch
-Doanh thu
-Chi phí biến đổi
-Chi phí phát sinh thêm khi có
ĐĐH mới
-Chi phí cố định
-Lợi nhuận
1.770.000
1.558.620
1.000
65.030
145.350
1.500.000
1.298.850
0
65.030
136.120
270.000
(259.770)
(1.000)
0
9.230
(Nguồn: Tác giả thu thập số liệu tại công ty TNHH MTV Ngô Gia Tự và tính toán)
Như vậy với hai phương án được phân tích cụ thể như trên, nếu nhà
quản trị chấp nhận đơn đặt hàng của khách hàng thì công ty có thêm phần lợi
nhuận tăng thêm là 9.230.000đ so với phương án không chấp nhận đơn đặt
hàng. Đây là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị đưa ra quyết định của mình.
*Các quyết định khác:
Tùy thuộc vào nhu cầu thông tin của nhà quản trị mà các doanh nghiệp
thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam có thể phân tích chi phí và lập
các báo cáo phân tích chi phí cho từng tình huống cụ thể như: Quyết định
duy trì hay chấm dứt hoạt động của một bộ phận, quyết định bán khi mới là
linh kiện hay dùng để sản xuất sản phẩm ô tôTừ những phân tích đó các
nhà quản trị có thể dễ dàng so sánh giữa các phương án để chọn phương án
tối ưu nhất và đưa ra quyết định cụ thể.
3.4. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG
CÔNG TY CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM
3.4.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng
Hiện nay trong các doanh nghiệp ở Việt Nam KTQT là một khái niệm
còn khá mới mẻ với nhiều người làm kế toán. Nó mới được biết đến về mặt lý
thuyết, trên sách vở và giảng dạy tại một số trường có chuyên ngành kế toán.
Còn trên thực tế rất nhiều cán bộ kế toán tại các doanh nghiệp nói chung và
tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam nói
riêng chưa hiểu rõ về KTQT, chức năng nhiệm vụ như thế nào? Chính vì vậy
174
để xây dựng được quy trình tổ chức công tác KTQT và đưa những nội dung
đã đề cập vào thực tế cuộc sống thì Nhà nước và các cơ quan chức năng cần
thực hiện một số giải pháp sau:
- Quy định cụ thể về chính sách kế toán
Cần có một chính sách kế toán nhằm phân định phạm vi phản ánh của
KTTC và KTQT được ban hành từ phía cơ quan Nhà nước. Thông qua các
kênh thông tin của mình, có được những biện pháp tuyên truyền, phổ biến
kiến thức, tổ chức nói chuyện chuyên đề, hội thảo về KTQT cho các doanh
nghiệp thấy được vai trò và tầm quan trọng của KTQT trong việc ra các quyết
định quản trị.
- Ban hành các quy định chung có tính hướng dẫn về KTQT
Bộ Tài chính mới ban hành thông tư số 53/TT-BTC hướng dẫn kế toán
quản trị nói chung. Hiện nay rất cần các quy định về KTQT nhằm hướng dẫn
về nội dung và phương pháp tổ chức KTQT cho các doanh nghiệp, vận dụng
KTQT trong từng ngành, từng loại hình doanh nghiệp giúp doanh nghiệp
tham khảo, vận dụng vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình.
- Cần có sự cải tiến chương trình và phương pháp đào tạo chuyên
ngành kế toán ở các trường Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có
đào tạo kế toán theo hướng chuyên sâu ngành KTQT như là một ngành ứng
dụng trong thực tế.
- Bộ Tài chính cần có sự kết hợp với các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài
như Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc ACCA, Hiệp hội kế toán quản trị
công chứng Anh quốc CIMA để có thể xây dựng các chương trình đào tạo liên
quan đến KTQT. Cần tiến hành soạn thảo các quy định và luật hóa các điều
kiện cụ thể về nghề nghiệp của Kế toán quản trị, có các quy định cụ thể về chuyên
môn và đạo đức của người làm KTQT.Thực hiện việc cấp chứng chỉ hành nghề
trong lĩnh vực KTQT, tạo điều kiện cho các tổ chức nghề nghiệp liên quan đến kế
toán quản trị ra đời nhằm làm cho KTQT nhanh chóng phát triển tại Việt Nam.
3.4.2. Đối với các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam
Việc xây dựng và ứng dụng KTQT có thành công hay hiệu quả phụ
thuộc vào ý thức của nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Trong hệ thống kế toán
doanh nghiệp hiện nay các nhà quản trị chủ yếu tập trung vào KTTC nhưng
175
KTQT sẽ thực sự cần thiết trong nền kinh tế thị trường. Khi sự cạnh tranh
trong thị trường càng gia tăng thì vai trò KTQT càng nổi bật. Vì vậy các nhà
quản trị trong doanh nghiệp trong Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam
cần chỉ rõ những hiệu quả trong việc thu thập, xử lý và phân tích thông tin do
KTQT mang đến. Việc nhận thức đúng tầm quan trong của KTQT sẽ giúp các
doanh nghiệp tổ chức được công tác KTQT có trọng tâm phù hợp với đặc
điểm tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp ô tô. Chính vì vậy các doanh
nghiệp trong Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam cần phải thực hiện
những đề xuất sau:
*Tổ chức bộ máy quản lý chặt chẽ: Bộ máy quản lý tại các doanh
nghiệp phải đảm bảo tinh giản, gọn nhẹ để hoạt động hiệu quả, không chồng
chéo. Xây dựng và thiết kế hệ thống kiểm soát quản lý một cách phù hợp,
hiệu quả. Cần nâng cao nhận thức và trình độ cho các nhà quản trị doanh
nghiệp để tăng cường khả năng cạnh tranh và khả năng hội nhập với kinh tế
các nước trong khu vực và trên thế giới. Các nhà quản trị cần phải biết đưa ra
yêu cầu về thông tin cần được bộ phận KTQT cung cấp và phải biết phân tích
các thông tin đó để đưa ra các quyết định phù hợp.
*Chủ động xây dựng mô hình kế toán quản trị phù hợp: Trên cơ sở các
mô hình tổ chức KTQT mẫu mà các cơ quan chức năng đưa ra doanh nghiệp
có thể xem xét và vận dụng phù hợp với loại hình doanh nghiệp cũng như quy
mô của doanh nghiệp mình. Từ đó doanh nghiệp nhận thức được vai trò của
KTQT, trong nền kinh tế thị trường nếu thiếu thông tin có tính định hướng
cho các vấn đề kinh doanh thì các quyết định có thể sai lầm
*Xây dựng hệ thống chỉ tiêu cần thiết: Mỗi doanh nghiệp phải xây
dựng hệ thống chỉ tiêu thông tin trong nội bộ doanh nghiệp một cách đồng bộ
và thống nhất, tránh sự trùng lặp nhằm đảm bảo cho việc cung cấp thông tin
nhanh chóng và thuận lợi cũng như không xuất hiện sự mâu thuẫn lẫn nhau
giữa các thông tin được cung cấp. Đồng thời cần xây dựng một hệ thống định
mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến và hiện thực để vận dụng trong doanh nghiệp,
nhằm cung cấp một nguồn dữ liệu đáng tin cậy cho KTQT trong việc dự báo
và kiểm soát chi phí.
176
*Ứng dụng công nghệ thông tin: Trong nền kinh tế mới, công nghệ
thông tin phát triển mạnh mẽ nên các doanh nghiêp thuộc Tổng công ty Công
nghiệp ô tô Việt Nam cần xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý sao cho phù hợp với đặc thù của ngành, đặc thù và yêu cầu quản lý
của đơn vị.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những lý luận chung đã được phân tích ở chương 1, kết hợp
phân tích ưu điểm và nhược điểm từ thực trạng tổ chức công tác KTQT tại
các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam ở chương 2,
tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác KTQT
trong các doanh nghiệp này. Nội dung chương 3 đã giải quyết được một số
vấn đề sau:
Thứ nhất, luận án nêu được mục tiêu, phương hướng phát triển ngành
công nghiệp sản xuất và sản xuất và lắp ráp ô tô trong thời gian tới và đưa ra
sự cần thiết cũng như những yêu cầu cơ bản của việc tổ chức công tác KTQT
trong các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô thuộc Tổng công ty Công
nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, Tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác
KTQT trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt
Nam bao gồm hoàn thiện tổ chức bộ phận KTQT trong bộ máy kế toán tại các
doanh nghiệp và hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin KTQT trong các
doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam thông qua
việchoàn thiện tổ chức xây dựng hệ thống định mức chi phí và hệ thống dự
toán ngân sách; tổ chức thu thập thông tin ban đầu về KTQT với việc thu thập
thông tin quá khứ và thu thập thông tin tương lai; hoàn thiện tổ chức hệ thống
hóa và xử lý thông tin KTQT thông qua tổ chức KTQT các yếu tố sản xuất, tổ
chức KTQT chi phí và giá thành sản phẩm; hoàn thiện tổ chức tài khoản kế
toán, sổ kế toán quản trị; tổ chức lập báo cáo KTQT và phân tích thông tin
KTQT phục vụ cho quá trình ra quyết định.
177
Thứ ba, Để thực hiện được các giải pháp đề ra tác giả nêu ra các điều
kiện cơ bản để hoàn thiện tổ chức công tác KTQT trong các doanh nghiệp ô
tô trong đó thể hiện điều kiện cụ thể với cơ quan quản lý Nhà nước cũng như
các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất ô tô nói chung và các doanh nghiệp
thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam.
178
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngành sản xuất ô tô nói
chung và các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiêp ô tô Việt Nam
đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn. Để có thể đảm bảo được
vị thế của mình trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt này, buộc các
doanh nghiệp phải tăng cường quản lý trên mọi mặt hoạt động kinh tế. Kế
toán với tư cách là công cụ cung cấp thông tin cho quản lý, có vai trò tích cực
trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Một hệ
thống kế toán có thể đáp ứng tốt các nhu cầu thông tin phải có sự kết hợp của
cả KTTC và KTQT. KTQT tuy là khái niệm còn mới mẻ ở các doanh nghiệp
nhưng đã thể hiện được tầm quan trọng của mình. Việc tiến tới tổ chức công
tác KTQT sẽ giúp các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô
Việt Nam tiếp cận được một phương pháp quản lý mới, tăng cường khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Nhằm góp phần nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện và vận dụng tổ chức
công tác KTQT trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô
Việt Nam, luận án đã đề cập những vấn đề cơ bản của tổ chức công tác
KTQT. Theo mục đích đặt ra, luận án đã thực hiện được các nội dung sau:
- Luận án nêu được khái niệm, bản chất của KTQT trong việc cung cấp thông
tin. Luận án đã phân tích và làm rõ lý luận về tổ chức công tác KTQT trong
các doanh nghiệp sản xuất.
- Luận án đã phân tích thực trạng tổ chức công tác KTQT tại các doanh
nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam trên cơ sở:
+ Phân tích đặc điểm cơ bản về tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý
và các ảnh hưởng đó đến tổ chức công tác KTQT trong các doanh nghiệp
thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam.
+ Khảo sát thực tế, phân tích thực trạng tổ chức công tác KTQT trong các
doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay.
179
+ Đánh giá ưu nhược điểm và nguyên nhân những tồn tại của tổ chức công tác
KTQT trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt
Nam.
+Luận án phân tích tổ chức KTQT tại các nước trên thế giới và các doanh
nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công
nghiệp ô tô Việt Nam.
- Luận án đã nêu rõ yêu cầu cơ bản, nội dung hoàn thiện tổ chức công tác
KTQT trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt
Nam. Ngoài ra, luận án cũng đưa ra các điều kiện để thực hiện các nội dung
cần hoàn thiện.
Với những nội dung đã trình bày trên đây, luận án đã đáp ứng về cơ
bản những yêu cầu nghiên cứu đặt ra. Tuy những đề xuất đưa ra trong luận án
đã rút ra từ lý luận và thực tiễn, nhưng với sự phát triển không ngừng của nền
kinh tế quốc dân nói chung và các doanh nghiệp sản xuất ô tô nói riêng, chắc
chắn còn nhiều vấn đề về tổ chức công tác KTQT phát sinh mới cần được tiếp
tục nghiên cứu hoàn thiện.
Tổ chức công tác KTQT là một vấn đề mới và phức tạp trong các
doanh nghiệp. Nó đang được nghiên cứu và vận dụng ở nước ta. Tác giả luận
án hy vọng được đóng góp sức lực của mình vào việc hoàn thiện tổ chức
KTQT trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt
Nam. Trong quá trình nghiên cứu luận án tác giả gặp nhiều khó khăn về lý
luận và thực tiễn nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định.
Tác giả luận án mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy cô, các
nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Phạm Thị Tuyết Minh, Lê Thị Hương (2011), Tổ chức kế toán quản trị chi phí
ở các DN dệt may, Tạp chí Kế toán – Kiểm toán, (6), trang 11-13.
2. Phạm Thị Tuyết Minh, Chúc Anh Tú (2011), Mô hình tổ chức KTQT của một
số nước trên thế giới-bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt
Nam, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, (45), trang 56-59.
3. Phạm Thị Tuyết Minh, Tô Minh Thu (2012), Một số giải pháp hoàn thiện
hạch toán CPSX và tính GTSP của các DN giấy tại Bắc Ninh, Tạp chí công
nghiệp (59), trang 16-17.
4. Phạm Thị Tuyết Minh (2012), Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu tài chính
kế toán, (108), trang 62-65.
5. Phạm Thị Tuyết Minh, Đỗ Thị Hà Thương (2012), Chất lượng thanh toán thẻ
tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa - lý luận và
thực tiên, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (11), trang 58-63.
6. Phạm Thị Tuyết Minh (2013), Làm rõ mối quan hệ giữa các nguyên tắc kế
toán trong việc đánh giá tài sản, Tạp chí Kế toán – Kiểm toán, Số tháng
9/2013.
7. Phạm Thị Tuyết Minh (2014), Các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công
nghiệp ô tô Việt Nam – Hoàn thiện phân loại chi phí phục vụ kế toán quản trị,
Tạp chí Công thương, (22), trang 98-99.
8. Phạm Thị Tuyết Minh (2014), Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức công tác
kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô
Việt Nam, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, (134), trang 40-42.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_to_chuc_cong_tac_ke_toan_quan_tri_trong_cac_doanh_ng.pdf