Luận án Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị nhằm tăng cường quản trị chi phí xây lắp trong các doanh nghiệp thuộc tổng công ty Sông Đà

Tài khoản kế toán: Từ năm 2006 đến năm 2014 các DN áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. Từ năm 2015, các DN đều sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, tính chất, yêu cầu, trình độ quản lý và trình độ của người làm kế toán trong đơn vị, DN xác định các tài khoản cấp 1 và cấp 2 sử dụng cho kế toán tài chính. Một số DN còn chi tiết đến tài khoản cấp 3, cấp 4. Minh họa tại Phụ lục số 2.20 về việc mở các tài khoản chi tiết của Công ty cổ phần Sông Đà 11 và Phụ lục 2.21 mở chi tiết của các tài khoản chi phí xây lắp. Việc lựa chọn áp dụng các tài khoản kế toán là đầy đủ và hợp lý. Tuy nhiên, việc xây dựng các tài khoản chi tiết để theo dõi các đối tượng kế toán còn sơ sài và chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong DN. Qua khảo sát thực tế tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại các DN có thể rút ra một số nhận xét như sau: - Các DN đều tuân thủ hệ thống tài khoản được quy định trong chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014. Việc lựa chọn áp dụng các tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của DN

doc194 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị nhằm tăng cường quản trị chi phí xây lắp trong các doanh nghiệp thuộc tổng công ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thi công, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN Khi lập dự toán, căn cứ vào định mức chi phí, đơn giá và khối lượng hoạt động để tính chi phí dự toán cho từng loại chi phí cụ thể. Theo kết quả nghiên cứu, công tác lập dự toán ở bộ phận kinh tế kỹ thuật được thực hiện cơ bản đầy đủ. Tuy nhiên, tại bộ phận kế toán chủ yếu sử dụng tài liệu do bộ phận kinh tế kỹ thuật chuyển đến, mà chưa thực hiện công việc xử lý để lập dự toán chi phí theo quy trình riêng theo mẫu biểu của kế toán. Do vậy, kế toán cần phải có quy trình và thiết kế mẫu biểu riêng đối với công tác lập dự toán. Tài liệu dự toán do bộ phận kinh tế kỹ thuật được lập cần được kế toán sử dụng như dữ liệu đầu vào đối với quá trình lập dự toán. Các khoản chi phí cần được phân biệt phục vụ công tác quản trị, khoản chi phí đó là chi phí cố định hay chi phí biến đổi, có kiểm soát được hay không, là chi phí trực tiếp hay gián tiếp? - Hoàn thiện xử lý dữ liệu nhằm cung cấp thông tin thực hiện Thứ nhất, Xây dựng tài khoản kế toán chi phí: Tài khoản kế toán là một phương tiện của kế toán được sử dụng để phản ánh tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của các chủ thể quản lý. Theo Luật kế toán: TK dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế. Hệ thống tài khoản chi phí phản ánh các loại chi phí trong DN. Hệ thống tài khoản chi phí ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính đã thể hiện được các thông tin về chi phí đáp ứng yêu cầu của KTTC; vì vậy cần quan tâm là bổ sung, điều chỉnh tài khoản thích hợp để phản ánh, cung cấp thông tin cơ bản về chi phí cho mục đích quản trị nội bộ trong DN. Do vậy, tác giả kiến nghị Xây dựng tài khoản chi phí thuận tiện cho việc hệ thống hóa và xử lý thông tin chi phí theo cách ứng xử của chi phí phục vụ công tác quản trị chi phí + Yêu cầu đối với tài khoản kế toán chi phí: Trên cơ sở các TK theo dõi chi phí quy định trong hệ thống tài khoản kế toán DN, các DN cần thiết kế các TK kế toán chi phí đáp ứng được yêu cầu sau: Một, Phải được chi tiết để thuận tiện cho việc tập hợp, hệ thống hóa và xử lý thông tin chi phí theo định phí và biến phí. Yêu cầu này nhằm phù hợp với cách nhận diện chi phí theo cách ứng xử của chi phí như trên, phục vụ công tác quản trị DN nói chung và quản trị chi phí xây lắp nói riêng. Hai, Phải được chi tiết để thuận tiện cho việc tập hợp, hệ thống hóa và xử lý thông tin chi phí theo chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được. Yêu cầu này nhằm mục đích kiểm soát chi phí theo trách nhiệm của các bộ phận nơi phát sinh chi phí. Ba, Cần được xây dựng bao gồm tài khoản chi phí định mức, tài khoản chi phí thực hiện và tài khoản chênh lệch chi phí. Yêu cầu này nhằm mục đích kiểm soát chi phí theo các định mức chi phí đã được xây dựng. Với các yêu cầu trên, các tài khoản kế toán chi phí sẽ đáp ứng được việc tập hợp, hệ thống hóa và xử lý thông tin chi phí theo các cách phân loại chi phí phục vụ công tác quản trị DN nói chung và quản trị chi phí xây lắp nói riêng. + Đề xuất hệ thống tài khoản chi phí đối với TK 621, TK 622 Trên cơ sở các tài khoản cấp 1 theo dõi chi phí xây lắp của KTTC là các TK 621, TK 622 tác giả đề xuất các cách chi tiết tài khoản như sau: + Tài khoản cấp 2: Chi tiết theo từng loại đối tượng tập hợp chi phí. Đối với TK 621, TK 622 có thể là các loại công trình như công trình giao thông, công trình dân dụng, công trình nhiệt điện, công trình nước, công trình thủy điện, công trình đường dây, + Tài khoản cấp 3: Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí trong từng loại đối tượng tập hợp chi phí. Đối với từng loại công trình được theo dõi trong tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 được chi tiết theo từng công trình cụ thể. + Đề xuất hệ thống tài khoản chi phí đối với TK 623, TK 627: TK cấp 2 được chi tiết theo hệ thống tài khoản KTTC TK cấp 3: Chi tiết theo từng loại đối tượng tập hợp chi phí TK cấp 4: Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí TK cấp 5: Chi tiết theo cách ứng xử của chi phí (biến phí và định phí) TK cấp 6: Chi tiết theo chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được TK cấp 7: Chi tiết theo chi phí định mức, chi phí thực tế và chênh lệch chi phí HTTT KTQT với sự hỗ trợ của các phần mềm kế toán sẽ dễ dàng đồng thời chi tiết các tài khoản chi phí theo các đề xuất như trên đáp ứng yêu cầu tập hợp, hệ thống hóa và xử lý thông tin chi phí phục vụ công tác quản trị chi phí thông qua hệ thống các báo cáo chi phí theo yêu cầu của nhà quản trị. - Hoàn thiện xử lý thông tin phục vụ kiểm soát chi phí Công tác xử lý thông tin phục vụ hoạt động kiểm soát chi phí tại các DN chủ yếu chú trọng công tác so sánh giữa số liệu thực tế và sổ sách kế toán mà chưa có sự đánh giá, so sánh giữa dự toán và thực tế để xác định nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng. Các DN chưa xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm để phục vụ cho công tác kiểm soát hoạt động của mình. Trên cơ sở đề xuất về các cấp độ tổ chức thông tin chi phí, các DN cần thực hiện kiểm soát chi phí theo từng cấp độ. Người đứng dầu mỗi cấp quản lý là người chịu trách nhiệm về chi phí ở cấp đó. DN cần sử dụng các phương pháp phân tích và so sánh số liệu để đánh giá hiệu quả của từng cấp. Do vậy đối với công tác xử lý dữ liệu nhằm cung cấp thông tin kiểm soát, ngoài phương pháp phân tích và so sánh số liệu thì các DN nên xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm phù hợp với đặc điểm của mỗi DN. Thiết lập các chỉ tiêu kiểm soát đối với từng cấp quản lý Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cấp quản lý chi phí, tác giả đề xuất các chỉ tiêu đánh giá đối với người đứng đầu từng cấp như sau: Các phòng/ban tại công ty và tại các chi nhánh, xí nghiệp hoặc các đơn vị cấp dưới của các đơn vị này là các cấp quản lý chi phí. Người đứng đầu cấp quản lý chi phí chịu trách nhiệm kiểm soát chi phí phát sinh trong phạm vi mình quản lý. Tùy theo chức năng của từng cấp, các chỉ tiêu đánh giá người đứng đầu các cấp gồm các thước đo phản ánh tỷ lệ giảm chi phí trên một đơn vị đầu ra hoặc tỷ lệ tăng của số lượng đầu ra trên một đơn vị chi phí. Tác giả đề xuất một số chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá các cấp quản lý chi phí là các phòng, ban thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.2 Các chỉ tiêu đánh giá các cấp quản lý chi phí TT Cấp quản lý Chỉ tiêu 1 Cấp tổ đội - Tỷ lệ chi phí thực tế so với kế hoạch của từng phòng, ban 2 Cấp chi nhánh - Tỷ lệ chi phí NVLTT thực tế so với dự toán theo từng công trình, hạng mục công trình - Tỷ lệ chi phí NCTT thực tế so với dự toán theo từng công trình, hạng mục công trình - Tỷ lệ chi phí sử dụng máy thi công thực tế so với dự toán theo CT, HMCT - Tỷ lệ chi phí sản xuất chung thực tế so với dự toán toàn chi nhánh - Tỷ lệ chi phí thực tế so với dự toán toàn chi nhánh 3 Cấp toàn công ty - Tỷ lệ từng khoản mục chi phí thực tế so với dự toán toàn công ty - Tỷ lệ tổng chi phí xây lắp thực tế so với dự toán toàn công ty (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Đo lường, so sánh và phân tích các chỉ tiêu kiểm soát Thông qua phân tích các chỉ tiêu đã được thiết lập, kế toán tiến hành đánh giá mức độ kiểm soát chi phí của từng cấp. Đối với cấp tổ đội: Nếu tỷ lệ chi phí thực tế so với dự toán của phòng, ban lớn hơn 1, có nghĩa chi phí thực tế lớn hơn kế hoạch. Trong năm phòng, ban này chưa thực sự kiểm soát tốt chi phí. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét tốc độ tăng chi phí so với tốc độ tăng doanh thu Đối với cấp chi nhánh: Từng chi nhánh của mỗi công ty cần kiểm soát chi phí của từng công trình, hạng mục công trình và chi phí của toàn chi nhánh. Đây là cấp quản lý cần phải thực hiện kiểm soát chặt chẽ chi phí. Do vậy, nếu tỷ lệ chi phí thực tế so với dự toán của từng công trình, hạng mục công trình lớn hơn 1, có nghĩa là chi phí thực tế của công trình, hạng mục công trình đó lớn hơn dự toán, có nghĩa chi nhánh chưa kiểm soát tốt chi phí đối với công trình, hạng mục đó. Nếu tỷ lệ chi phí thực tế so với dự toán toàn chi nhánh lớn hơn 1, nghĩa là chi phí thực tế của chi nhánh lớn hơn dự toán, có nghĩa xét về toàn chi nhánh thì chi nhánh chưa kiểm soát tốt chi phí. Tuy nhiên, khi chi nhánh chưa kiểm soát tốt chi phí thì cần xem xét đến tốc độ tăng của chi phí thực tế so với tốc độ tăng của doanh thu Đối với cấp toàn công ty: để đánh giá mức độ kiểm soát chi phí, kế toán sử dụng chỉ tiêu Tỷ lệ chi phí thực tế so với dự toán của toàn công ty. Tỷ lệ này được xác định cho từng khoản mục chi phí và cho tất cả các khoản mục chi phí xây lắp. Có những khoản muc chi phí công ty đã kiểm soát tốt, nhưng cũng có những khoản mục chưa kiểm soát tốt; do vậy công ty cũng cần đánh giá đối với toàn bộ khoản mục chi phí xây lắp. 3.2.3 Hoàn thiện tổ chức hệ thống phân tích thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống phân tích thông tin nhằm quản trị chi phí xây lắp tại các DN thuộc TCT Sông Đà và căn cứ định hướng, mục tiêu phát triển của TCT, NCS đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các nội dung về chủ thể phân tích, phương pháp phân tích, nội dung và quy trình phân tích đến năm 2030 như sau: * Hoàn thiện về chủ thể phân tích thông tin: Hiện nay, công tác phân tích thông tin chi phí tại các DN thuộc TCT Sông Đà do trưởng, phó phòng tài chính kế toán thực hiện phân tích và chịu trách nhiệm về kết quả phân tích; chỉ có 19,3% số DN được khảo sát trả lời là bộ phận kế toán chi phí thực hiện phân tích thông tin chi phí. Theo quan điểm của NCS, bộ phận kế toán chi phí trong DN là người trực tiếp thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin liên quan đến các khoản chi phí trong DN, do vậy tất cả các DN cần mở rộng chủ thể phân tích, giao nhiệm vụ phân tích chi phí đối với bộ phận kế toán chi phí để cung cấp kết quả chi tiết và đầy đủ hơn. Khi đó, công tác phân tích chi phí nhằm quản trị chi phí trong các DN được thực hiện bởi: Bộ phận kế toán chi phí; Trưởng, phó phòng tài chính kế toán văn phòng và chi nhánh; Ban kiểm soát. Đồng thời, cần quy định rõ nhiệm vụ và nội dung phân tích đối với từng chủ thể. Trên cơ sở cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý của các DN thuộc TCT Sông Đà đều là công ty cổ phần và mỗi DN bao gồm nhiều chi nhánh hoạt động phân tán trên nhiều địa phương, NCS đề xuất cụ thể về chủ thể và nhiệm vụ phân tích ở văn phòng và chi nhánh theo bảng 3.3. Bảng 3.3 Đề xuất về chủ thể và nhiệm vụ phân tích chi phí Chủ thể phân tích Nhiệm vụ 1. Tại các chi nhánh - Bộ phận kế toán chi phí - Phân tích chênh lệch chi phí từng khoản mục theo CT, HMCT của chi nhánh - Trưởng, phó phòng TCKT - Kiểm tra, tổng hợp phân tích chênh lệch chi phí từng khoản mục theo CT, HMCT của chi nhánh - Phân tích chênh lệch chi phí từng khoản mục của chi nhánh - Phân tích thông tin chi phí thích hợp hỗ trợ ra quyết định cho Ban giám đốc chi nhánh 2. Tại văn phòng công ty - Bộ phận kế toán chi phí - Kiểm tra, tổng hợp phân tích chênh lệch chi phí từng khoản mục theo CT, HMCT theo từng chi nhánh - Trưởng, phó phòng TCKT - Kiểm tra, tổng hợp phân tích chênh lệch chi phí từng khoản mục theo CT, HMCT theo từng chi nhánh của toàn công ty - Kiểm tra, tổng hợp, phân tích chênh lệch chi phí từng khoản mục toàn công ty - Phân tích thông tin chi phí thích hợp hỗ trợ ra quyết định cho Ban giám đốc công ty - Ban kiểm soát - Phân tích các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch về chi phí xây lắp thực hiện giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc (Nguồn: Tác giả tổng hợp) * Hoàn thiện phương pháp phân tích thông tin: Trên cơ sở khảo sát thực trạng tổ chức phân tích thông tin tại các DN, 100% các DN đã sử dụng phương pháp so sánh để phân tích chi phí thực tế so với dự toán. Phương pháp này mới chỉ đánh giá được mức chênh lệch các khoản mục giữa thực tế và dự toán và mức độ biến động của chênh lệch; mà chưa xác định được chênh lệch là do yếu tố nào, yếu tố nào ảnh hưởng tiết kiệm chi phí, yếu tố nào ảnh hưởng lãng phí chi phí. 26,3% DN sử dụng phương pháp phân tích tỷ lệ trong phân tích chi phí. NCS đề xuất, đối với từng nội dung phân tích đã xác định, các DN cần sử dụng phương pháp phân tích phù hợp hoặc kết hợp các phương pháp phân tích nhằm có kết quả phân tích toàn diện, chính xác và cụ thể nhất. Cán bộ phân tích có thể kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích bao gồm: so sánh, cân đối, phân tích tỷ lệ; thay thế liên hoàn, số chênh lệch và phương pháp liên hệ. * Hoàn thiện nội dung và quy trình phân tích thông tin - Phân tích chênh lệch chi phí: Phân tích chênh lệch là việc sử dụng thông tin dự toán và thông tin thực tế để phân tích và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán. Mục đích của phân tích chênh lệch nhằm tìm ra các nguyên nhân dẫn đến chênh lệch chi phí phục vụ cho việc cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không phải tất cả các chênh lệch đều được DN phân tích. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, DN nên phân tích những chênh lệch chi phí vượt ra khỏi mức chênh lệch cho phép. Trình tự thực hiện phân tích chênh lệch chi phí được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.4 Trình tự phân tích chênh lệch chi phí Bước Nội dung Cụ thể 1 Đánh giá khái quát tình hình chênh lệch khoản mục chi phí - So sánh tổng CP thực tế so với dự toán cả về số tuyệt đối và tương đối - Nêu khái quát tình hình chênh lệch về KMCP 2 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch của khoản mục chi phí - CPNVLTT : Sản lượng sản phẩm dịch vụ thực hiện; Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp trên một đơn vị sản lượng ; Đơn giá nguyên liệu, vật liệu - CPNCTT: Số lượng công việc; Định mức thời gian cho 1 đơn vị công việc; Đơn giá nhân công - CP máy thi công biến đổi: Sản lượng; Định mức cho 1 đơn vị sản lượng; Đơn giá chi phí máy thi công - CPSXC biến đổi: Sản lượng; Định mức cho 1 đơn vị sản lượng; Đơn giá CPSXC biến đổi 3 Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kiến nghị liên quan (Nguồn: Tác giả tổng hợp) - Phân tích thông tin thích hợp Kết quả khảo sát về tình hình phân tích thông tin chi phí thích hợp, có đến 89,5% DN chưa thực hiện phân tích về chi phí thích hợp. Điều này đã làm hạn chế vai trò của kế toán quản trị trong việc ra quyết định về lựa chọn phương án kinh doanh. Các nhà quản trị chưa có các thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong lựa chọn phương án. NCS kiến nghị các DN cần nghiên cứu tổ chức phân tích chi phí thích hợp để cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp nhà quản trị đang cân nhắc giữa các phương án lựa chọn khác nhau, đồng thời KTQT chi phí có thể thu thập được tất cả các thông tin về chi phí và doanh thu của các phương án được xem xét Những thông tin mà kế toán quản trị cung cấp cho quá trình ra quyết định cần phải đạt được những tiêu chuẩn cơ bản: phù hợp, chính xác, kịp thời Thông tin về chi phí và thu nhập thích hợp cho việc ra quyết định là những thông tin phải đạt 2 tiêu chuẩn cơ bản: Thông tin đó phải liên quan đến tương lai và Thông tin đó phải có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét và lựa chọn Khi nhận dạng thông tin không thích hợp DN cần phải căn cứ vào các tiêu chuẩn đánh giá thông tin của mỗi tình huống cụ thể. Tuy nhiên có một số loại chi phí luôn là thông tin thích hợp hoặc thông tin không thích hợp cho bất cứ tình huống nào. Ví dụ, về phân loại chi phí trong lựa chọn phương án thì chi phí cơ hội luôn là thông tin thích hợp còn chi phí chìm luôn là thông tin không thích hợp Quá trình xem xét thông tin thích hợp để ra quyết định được chia thành 4 bước: Bước 1: Tập hợp tất cả các thông tin về các khoản thu nhập và chi phí liên quan đến các phương án đang được xem xét. Bước 2: Loại bỏ các khoản chi phí chìm, là những chi phí không thể tránh được ở mọi phương án. Bước 3: Loại bỏ các khoản thu nhập và chi phí như nhau ở các phương án đang xem xét. Bước 4: Những khoản thu nhập và chi phí còn lại là những thông tin thích hợp cho quá trình xem xét, lựa chọn phương án tối ưu Khi xem xét thông tin thích hợp cần lưu ý rằng mỗi một tình huống quyết định thì thông tin thích hợp có thể khác nhau, nghĩa là thông tin thích hợp trong tình huống này không nhất thiết nó sẽ là thông tin thích hợp trong tình huống khác. Vì vậy, không thể vận dụng thông tin thích hợp của tình huống này cho tình huống khác được, mà phải xuất phát từ quan điểm những mục đích khác nhau cần các thông tin khác nhau Phân biệt thông tin thích hợp và thông tin không thích hợp có ý nghĩa rất lớn trong việc thu thập và xử lý thông tin. Việc này góp phần giảm thiểu được thời gian và chi phí cho việc thu thập, tính toán, xử lý thông tin và trình bày các thông tin không thích hợp. Đồng thời, hạn chế tình trạng quá tải về thông tin, làm phức tạp hoá quá trình phân tích số liệu, thông tin làm giảm sự chú ý của nhà quản trị vào những vấn đề cần tập trung giải quyết. 3.2.4 Hoàn thiện tổ chức hệ thống cung cấp thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc TCT Sông Đà * Hoàn thiện chủ thể cung cấp thông tin Các chi nhánh hoặc công ty cần xác định rõ trách nhiệm cung cấp thông tin chi phí của các chủ thể, đồng thời, cần mở rộng chủ thể cung cấp thông tin chi phí. Thông tin chi phí cần được cung cấp bởi các nhân viên thống kê tại các tổ đội xây lắp; kế toán tổng hợp, kế toán chi phí hoặc kế toán trưởng của các chi nhánh, văn phòng; các phó giám đốc phụ trách tài chính và giám đốc công ty. Theo đề xuất về các cấp độ tổ chức thông tin chi phí của NCS, với mỗi cấp quản lý cần quy định cụ thể ai là người chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, đồng thời xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn. * Hoàn thiện phương tiện cung cấp thông tin Trên cơ sở khảo sát về phương tiện cung cấp thông tin phục vụ quản trị chi phí, NCS nhận thấy các DN sử dụng các báo cáo kế toán chi phí. Tên gọi các báo cáo tại mỗi doanh nghiệp là khác nhau, nhưng đều phản ánh về tính hình chi phí đã phát sinh. Do vậy, NCS đề xuất các DN tổ chức lập các báo cáo kế toán quản trị chi phí khác nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho nhà quản trị phục vụ ra quyết định. Các báo cáo này được lập trên cơ sở các đề xuất của tác giả về: các cấp độ tổ chức thông tin chi phí, phân loại chi phí, phương pháp xử lý thông tin và phân tích thông tin chi phí. Cụ thể: Báo cáo dự toán chi phí (cấp tổ đội, cấp chi nhánh và toàn công ty); Báo cáo tình hình thực hiện chi phí (cấp tổ đội, cấp chi nhánh và toàn công ty); Báo cáo phân tích chênh lệch chi phí (cấp tổ đội, cấp chi nhánh và toàn công ty); Báo cáo phân tích thông tin thích hợp phục vụ ra quyết định (cấp chi nhánh và toàn công ty) * Hoàn thiện nội dung cung cấp thông tin - Cung cấp thông tin dự toán chi phí Hiện nay, thông tin về dự toán do bộ phận kinh tế kỹ thuật lập về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quy định. Tại bộ phận kế toán, thông tin về dự toán chi phí mới chỉ tổng hợp lại số liệu dự toán do bộ phận kinh tế kỹ thuật. Do vậy tác giả đề xuất, báo cáo dự toán chi phí phải được lập theo từng cấp quản lý chi phí. Có 3 cấp độ quản lý chi phí bao gồm: cấp cơ sở, cấp trung gian và cấp toàn công ty. Cả ba cấp này đều cần lập dự toán. Khi lập dự toán, người lập cần căn cứ vào đặc điểm của chi phí để phân tích từng khoản chi phí là chi phí cố định, chi phí biến đổi hay chi phí hỗn hợp. Đối với chi phí hỗn hợp, cần phân tích thành các yếu tố cố định và biến đổi. Đối với cấp tổ, đội: các đội máy thi công, các đội xây lắp thực hiện lập dự toán trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và yêu cầu công việc đối với từng công trình, HMCT. Đối với cấp chi nhánh: trên cơ sở dự toán do các đội đã lập, kế toán các chi nhánh tiến hành tổng hợp, kiểm tra và thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Đối với cấp toàn công ty: mối quan hệ giữa chi nhánh và công ty tại các DN thuộc TCT Sông Đà chủ yếu là quan hệ về vốn, do vậy các báo cáo dự toán chi phí của toàn công ty chỉ là tổng hợp số liệu từ các chi nhánh để có chỉ tiêu tổng hợp. Trong trường hợp, công ty nhận thấy sự không phù hợp trong việc lập dự toán của chi nhánh, công ty không trực tiếp điều chỉnh mà phản hồi lại các chi nhánh. Về cung cấp thông tin về dự toán chi phí, để đạt được mục tiêu quản trị chi phí, DN cần tập trung vào hai nội dung chủ yếu: thứ nhất là dự toán phải bóc tách được các yếu tố cố định và biến đổi trong từng khoản chi phí, thứ hai là dự toán cần được lập ở tất cả các cấp, mỗi cấp cần làm tốt các công việc của mình. Như vậy nhà quản trị DN mới có thể có các thông tin để thực hiện các chức năng tiếp theo sau khi lập kế hoạch. - Cung cấp thông tin về chi phí thực hiện Trên cơ sở các đề xuất về cung cấp thông tin dự toán chi phí, thông tin về chi phí thực hiện cũng cần được lập ở tất cả các cấp quản lý chi phí và cũng cần được nhận diện thành các yếu tố cố định và yếu tố biến đổi. Hiện nay, Báo cáo tình hình thực hiện chi phí mới chỉ tổng hợp chi phí thực tế phát sinh đối với từng công trình theo khoản mục chi phí, nhằm cung cấp thông tin tổng hợp về chi phí của từng công trình theo từng khoản mục chi phí cấu thành. Để cung cấp thông tin phục vụ quản trị chi phí, các khoản chi phí phải được phân biệt thành định phí, biến phí hoặc chi phí hỗn hợp. Đối với cấp tổ, đội: đội trưởng các đội máy thi công, đội xây lắp là người có trách nhiệm lập báo cáo tình hình thực hiện chi phí tại đội mình quản lý. Căn cứ vào chứng từ do các nhân viên thống kê tại các đội thu thập được. Hiện nay tại các DN thuộc TCT Sông Đà, phương thức khoán được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các khoản mục, do vậy các đội xây lắp hoàn toàn lập được báo cáo tình hình thực hiện chi phí theo đừng công trình, HMCT mà đội mình quản lý. Đối với cấp chi nhánh: Căn cứ vào các chứng từ kế toán thu thập được về các chi phí phát sinh, kế toán tại các chi nhánh tiến hành hạch toán thông qua các tài khoản kế toán chi phí (theo đề xuất của tác giả). Tại cấp trung gian, các chi nhánh có thể lập các báo cáo sau: báo cáo chi phí thực hiện cho từng công trình, HMCT; báo cáo chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được Báo cáo chi phí thực hiện cho từng công trình sẽ được thiết lập từ thông tin trên các tài khoản chi phí thực tế của các tài khoản cấp 5 Báo cáo chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được cho từng công trình tại các xí nghiệp, chi nhánh được thiết lập từ thông tin trên các tài khoản chi phí thực tế của các tài khoản cấp 6. Đối với cấp toàn công ty: Căn cứ vào các báo cáo chi phí thực hiện cho từng công trình và báo cáo chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được do các chi nhánh lập, kế toán công ty tiến hành tổng hợp số liệu và lập báo cáo tương ứng cho toàn công ty. - Cung cấp thông tin phục vụ kiểm soát chi phí Một số công ty chưa thực hiện cung cấp thông tin chi phí phục vụ kiểm soát. Một số văn phòng công ty hoặc chi nhánh cung cấp các báo cáo phân phân tích biến động để đánh giá mức độ kiểm soát chi phí tại từng đơn vị, bộ phận. Đây là nội dung mà phần lớn các chi nhánh, công ty chưa thực hiện hiệu quả. Trên cơ sở đề xuất về các cấp độ tổ chức chi phí (cấp tổ đội, cấp chi nhánh, cấp toàn công ty) và các chỉ tiêu đánh giá đã được xác định; tác giả đề xuất các công ty cần kiểm soát chi phí theo từng cấp quản lý chi phí. Để đánh giá mức độ kiểm soát chi phí, công ty tiến hành tính toán các chỉ tiêu đối với từng cấp; sau đó phân tích luận giải đối với từng chỉ tiêu. Tổng hợp kết quả của tất cả các chỉ tiêu và đưa ra kết luận. Trên cơ sở thông tin của Công ty cổ phần Someco Sông Đà, chi nhánh miền Trung tác giả thực hiện tính toán các chỉ tiêu và đánh giá theo Phụ lục số 47 - Cung cấp thông tin phục vụ ra quyết định Trên cơ sở khảo sát nhu cầu thông tin của nhà quản trị, các DN thuộc TCT Sông Đà cần thông tin về chi phí ra quyết định về tự làm hay thuê ngoài, quyết định về thuê ngoài thiết bị hay đầu tư. Kế toán cần sử dụng kết quả phân tích thông tin thích hợp để tư vấn, hỗ trợ nhà quản trị ra các quyết định trên. * Hoàn thiện chủ thể sử dụng thông tin Hiện nay theo kết quả khảo sát của NCS, chủ thể trực tiếp sử dụng thông tin chi phí là kế toán trưởng và giám đốc các chi nhánh, một số văn phòng công ty phó tổng giám đốc tài chính hoặc kế toán trưởng có sử dụng thông tin để lập các báo cáo tổng hợp hoặc kế hoạch chi phí. Trên cơ sở đề xuất về các cấp độ tổ chức thông tin chi phí, NCS đề xuất thông tin về chi phí cần được cung cấp cho tất cả các cấp quản lý trong công ty bao gồm cấp tổ đội, cấp chi nhánh và cấp toàn công ty Đối với cấp tổ đội: Đội trưởng đội xây lắp cần sử dụng thông tin chi phí để phục vụ cho việc đánh giá tình hình sử dụng định mức, tình hình thực hiện kế hoạch chi phí tại tổ, đội mình quản lý Đối với cấp chi nhánh: Giám đốc chi nhánh sử dụng thông tin phục vụ việc lập dự toán, đánh giá tình hình thực hiện dự toán của các tổ, đội và của chi nhánh, kiểm soát chi phí và ra quyết định Đối với cấp toàn công ty: Giám đốc công ty, phó giám đốc phụ trách tài chính hoặc kế toán trưởng công ty hoặc các trưởng phòng, ban trong công ty cần sử dụng thông tin chi phí để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của toàn công ty và từng chi nhánh, lập dự toán chi phí tại cấp mình quản lý. 3.2.5. Hoàn thiện tổ chức hệ thống kiểm soát, lưu trữ và bảo mật thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà Hoàn thiện về tổ chức hệ thống kiểm soát thông tin Các DN đã thực hiện phân quyền trên hệ thống đối với từng người sử dung. Tuy nhiên, mức độ phân quyền của các DN còn khác nhau. Tác giả kiến nghị tất cả các DN cần thực hiện phân quyền tối đa, tách biệt hoàn toàn giữa các quyền cập nhật và chỉnh sửa dữ liệu, quyền tiếp cận và khai thác dữ liệu. Điều này đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm được thực hiện ở mức độ cao nhất. Người sử dụng được phân quyền rõ ràng trong từng nội dung theo từng quyền, góp phần hạn chế gian lận và sai sót ở mức độ tốt. Các DN đã thực hiện tương đối tốt các thủ tục kiểm soát để đảm bảo cho chất lượng thông tin cung cấp và vấn đề bảo mật thông tin. Tuy nhiên, DN cần thiết ban hành chính sách, thủ tục phê duyệt bằng văn bản cho tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như việc phân công nhiệm vụ cho các nhân viên kế toán tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Việc sử dụng phần mềm kế toán có chức năng phân quyền sử dụng cho từng nhân viên kế toán cho phép phòng tránh tối đa các gian lận và sai sót có thể xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay các máy tính của bộ phận kế toán đều được kết nối với mạng internet, điều này có thể dẫn đến việc máy bị nhiễm virut, mất số liệu, gây ngừng trệ và không an toàn cho thông tin kế toán. Hoàn thiện về tổ chức lưu trữ và bảo mật thông tin Tác giả kiến nghị các đơn vị trực thuộc có quy mô nhỏ, cách xa nơi đóng trụ sở chính, việc lưu trữ và bảo quản chứng từ cần thực hiện đúng theo quy trình, cần phân loại trước khi đem lưu trữ. Đối với các chứng từ lập trên máy tính rồi in ra giấy, kế toán cần in chứng từ giấy và ký duyệt theo quy định để lưu trữ. Trong các doanh nghiệp, ngoài việc phân loại, sắp xếp tài liệu và tổ chức kho lưu trữ thì cũng cần phải thực hiện việc ghi chép theo dõi tài liệu lưu trữ và phân công người có trách nhiệm trông coi bảo quản kho. 3.3 ĐIỀU KIỆN ĐỂ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HTTT KTQT NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TRONG CÁC DN THUỘC TCT SÔNG ĐÀ Việc hoàn thiện tổ chức HTTT KTQT trong các DN nói chung và các DN thuộc Tổng công ty Sông Đà nói riêng là một vấn đề cần thiết nhưng vô cùng phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp quản lý. Do vậy, để giải quyết vấn đề này cần có điều kiện thực hiện đồng bộ từ phía Nhà nước, ngành chủ quản và các DN. 3.3.1 Đối với Nhà nước, các Bộ, ngành - Cần tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh để các doanh nghiệp xây lắp nói chung và các doanh nghiệp thuộc TCT Sông Đà nói riêng có thể tự tin đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên tiềm lực hiện có của bản thân cộng với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin kế toán quản trị. Chỉ khi nào hiệu quả hoạt động kinh tế của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính các quyết định sản xuất kinh doanh của bộ máy KTQT thì lúc đó các nhà quản trị mới thấy rõ giá trị đích thực của các thông tin do HTTT KTQT cung cấp làm cơ sở cho các quyết định của họ. Đồng thời, nhà nước và các cơ quan chức năng cần có các chương trình hỗ trợ cho DN được tiếp cận với các mô hình HTTT KTQT đã được áp dụng thành công trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm và rút ra những bài học cần thiết có thể áp dụng cho doanh nghiệp mình. - Hiện nay, trình độ đội ngũ nhân viên kế toán và điều kiện trang bị phương tiện vật chất thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác kế toán giữa các đơn vị, các ngành, các địa phương là không đồng đều. Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư cho việc thiết kế và vận hành một HTTT KTQT phục vụ quản trị chi phí là khá cao. Đây là những vấn đề mà bản thân DN đang cần sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước. Trong công tác đào tạo kế toán ,cần có sự đổi mới cả về nội dung lẫn phương pháp đào tạo. Về nội dung cần chú trọng nhiều hơn đến kế toán phục vụ quản trị nội bộ DN trong đó có HTTT KTQT. Đặc biệt cần ứng dụng và đưa các phương pháp KTQT hiện đại trên thế giới vào chương trình đào tạo. Về phương pháp đào tạo, cần khuyến khích tính chủ động, tích cực và ý thức rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường góp phần tăng tính chuyên nghiệp cho nhân viên kế toán sau này. Nhà nước cần hỗ trợ tốt hơn cho các DN trong đào tạo nhân lực, nghiên cứu triển khai, phát triển KTQT, để KTQT thực sự là một nội dung không thể thiếu trong hệ thống kế toán DN. 3.3.2 Đối với các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà Thứ nhất, Các DN thuộc TCT Sông Đà cần nâng cao nhận thức đúng đắn về vai trò và vị trí của HTTT KTQT nhằm quản trị chi phí Sự tồn tại của HTTT KTQT xuất phát từ nhu cầu thông tin của nhà quản trị các cấp trong DN. Do vậy, để có để vận hành HTTT KTQT trong các DN thuộc TCT Sông Đà cần có nhận thức đúng đắn về vai trò và vị trí của HTTT KTQT, nhất là trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập hiện nay. Các nhà quản trị hiện nay chưa thực sự tin tưởng vào thông tin do HTTT KTQT cung cấp. Quyết định của nhà quản trị chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, vào các mối quan hệ của họ. Tâm lý chung của các nhà quản trị cho rằng trách nhiệm của HTTT KTQT là làm sao đáp ứng được những yêu cầu của cơ quan thuế, cơ quan tài chính. Họ chưa nhận thấy vai trò của HTTT KTQT trong quá trình ra quyết định. Chính vì vậy, cần có các kênh thông tin giúp các nhà quản trị nhận thức rõ hơn về vai trò của HTTT KTQT. Các nhà quản trị phải thực sự là những người chỉ đạo và ra yêu cầu cho HTTT KTQT bởi vì HTTT KTQT được thiết lập là để phục vụ cho yêu cầu quản trị DN. Và khi đã được nhận thức đúng đắn và có vị trí trong DN, nhà quản trị sẽ không ngần ngại khi có quyết định đầu tư xứng đáng về nguồn lực để có thể vận dụng hiệu quả tại DN. Thứ hai, Các DN cần cải tiến quy trình công nghệ sản xuất, có sự phân cấp mô hình quản lý rõ ràng Tổ chức HTTT KTQT đòi hỏi các DN phải từng bước cải tiến quy trình sản xuất theo hướng áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, các tiêu chuẩn về quản lý. Tiến hành rà soát, hoàn chỉnh và bổ sung hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp và thống nhất trong toàn ngành. Một khi các quy trình sản xuất được chuẩn hóa thì việc thiết kế và vận hành HTTT KTQT được thực hiện dễ dàng hơn. Việc triển khai HTTT KTQT cần có tính liên thông về thông tin giữa các bộ phận, các phòng ban chức năng trong DN. DN cần có những quy định rõ ràng về chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng, ban trong việc phối hợp và chia sẻ thông tin vừa đảm bảo tính liên thông thông tin vừa đảm bảo tính bảo mật thông tin của mỗi bộ phận. Thứ ba, Các DN cần tăng cường hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán. Xuất phát từ đặc điểm của HTTT KTQT là tính linh hoạt, kịp thời, cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác. Các phần mềm kế toán không chi nhằm mục đích thu thập và xử lý thông tin theo luật định mà cần chú trọng vào phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cần nhanh chóng triển khai hệ thống ERP vào DN để khai thác tối đa khả năng ứng dụng của công nghệ thông tin trong công tác quản trị DN KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trên cơ sở xác định nội dung tổ chức HTTT KTQT trong doanh nghiệp được nghiên cứu và đề xuất ở chương 1; Qua quá trình khảo sát thực trạng, đánh giá hệ thống và từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện từng nội dung trong tổ chức HTTT KTQT của DN ở chương 2; Trong chương 3, tác giả đã đưa ra một hệ thống giải pháp đồng bộ để hoàn thiện việc tổ chức HTTT KTQT theo quá trình gồm có: Hoàn thiện tổ chức hệ thống thu nhận thông tin KTQT; Hoàn thiện tổ chức hệ thống xử lý thông tin KTQT; Hoàn thiện tổ chức hệ thống phân tích thông tin KTQT; Hoàn thiện tổ chức hệ thống cung cấp thông tin KTQT và Hoàn thiện tổ chức hệ thống kiểm soát, lưu trữ và bảo mật thông tin KTQT. Đồng thời, chương 3 của luận án đã trình bày các điều kiện để hoàn thiện tổ chức HTTT KTQT nhằm tăng cường quản trị chi phí xây lắp trong các DN thuộc TCT Sông Đà đối với Nhà nước, các Bộ, ngành; và đối với các DN thuộc TCT Sông Đà. KẾT LUẬN Phát triển kinh tế thị trường với xu hướng hội nhập và toàn cầu, Việt Nam đã và đang dần dần tham gia vào hoạt động kinh tế chung của khu vực và thế giới. Môi trường cạnh tranh bình đẳng và tuân thủ mọi quy luật kinh tế chung đã tác động đến hoạt động quản lý kinh tế của các doanh nghiệp. Các DN xây dựng nói riêng và các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà nói riêng gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Trước tình hình đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã phê duyệt Đề án Tái cấu trúc Tổng Sông Đà nhằm sắp xếp, tái cấu trúc Tổng công ty. Ngoài giải pháp về mặt tái cấu trúc, các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà đã sử dụng công cụ kế toán quản trị phục vụ quản trị chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị nhằm phục vụ quản trị chi phí ngày càng trở nên hết sức quan trọng và cần thiết đặc biệt với các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà. Với mục đích nghiên cứu để hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị phục vụ quản trị chi phí xây lắp trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà, luận án đã đạt được một số kết quả cụ thể sau: 1. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị nhằm tăng cường quản trị chi phí trong doanh nghiệp, bao gồm: Hệ thống thông tin kế toán quản trị và khái quát tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị; nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị nhằm quản trị chi phí trong doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp. 2. Luận án đã khảo sát và phân tích thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị nhằm quản trị chi phí xây lắp trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà theo các nội dung: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị; Phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị nhằm quản trị chi phí xây lắp trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà theo năm nội dung: (1) thực trạng tổ chức hệ thống thu nhận thông tin kế toán quản trị; (2) thực trạng tổ chức hệ thống xử lý thông tin kế toán quản trị; (3) thực trạng tổ chức hệ thống phân tích thông tin kế toán quản trị; (4) thực trạng tổ chức hệ thống cung cấp thông tin kế toán quản trị; (5) thực trạng tổ chức hệ thống kiểm soát, lưu trữ và bảo mật thông tin kế toán quản trị. 3. Trên cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị nhằm quản trị chi phí xây lắp trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà, luận án đã đưa ra hệ thống các giải pháp khá đầy đủ nhằm hoàn thiện các nội dung đã được phân tích trên, đồng thời chỉ rõ lộ trình thực hiện các giải pháp Trong quá trình nghiên cứu do nhiều điều kiện hạn chế, luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, thầy, cô, đồng nghiệp và các nhà quản trị tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà để luận án được hoàn thiện, có giá trị lý luận và thực tiễn cao hơn. Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần không nhỏ vào phát triển lý luận về tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị và thực tiễn tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị nhằ tăng cường quản trị chi phí xây lắp trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà. Xin trân trọng cảm ơn! DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TT Tên công trình Năm công bố Tên tạp chí 1 Vận dụng chuẩn mực kế toán “Hợp đồng xây dựng” đối với kế toán doanh thu và chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp 2013 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán số 03 (116) 2013 2 Xây dựng hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp 2014 Tạp chí Châu Á- Thái Bình Dương số cuối tháng 4 năm 2014 3 Nghiên cứu hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp xây lắp 2018 Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 04/2018 (679) 4 Tổ chức hệ thống xử lý thông tin kế toán phục vụ quản trị chi phí – nghiên cứu tại các doanh nghiệp xây lắp 2018 Tạp chí Công thương số 5+6 tháng 4 năm 2018 5 Tổ chức hệ thống phân tích thông tin phục vụ quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà 2018 Tạp chí Châu Á – Thái Bình Dương số 518 tháng 6 năm 2018 6 Phân loại chi phí trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà 2018 Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 9 năm 2018 (688) DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng 06 năm 2006 hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Bùi Anh Tuấn, Phạm Thúy Hương (2013), Giáo trình Hành vi tổ chức ,NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Dương Mai Hà Trâm (2004), Xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp dệt Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Đào Thúy Hà (2015), Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân Đặng Anh Vinh (2015), Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính đối với các dự án đầu tư dài hạn của Tổng công ty Sông Đà, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính. Đinh Thị Kim Xuyến (2014), Công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp viễn thông di động ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. Đoàn Xuân Tiên (2007), Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB Tài chính Giáp Đăng Kha (2015), Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. Hoàng Thu Hiền (2017), Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nội dung số Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính. Hoàng Văn Ninh (2010), Tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý trong các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Học viện tài chính. Hoàng Văn Tưởng (2011), Tổ chức kế toán quản trị với việc tăng cường quản lý kinh tế trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. Hồ Mỹ Hạnh (2013), Tổ chức hệ thống thông tin KTQT chi phí trong các DN may Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân. Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2015), Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Lê Mạnh Hùng (2007), Vận dụng kế toán quản trị cho việc kiểm soát chất lượng toàn diện tại các doanh nghiệp sản xuất dày dép ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Lê Thị Hồng (2016), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp khai thác chế biến đá ốp lát ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính Lê Thị Hương (2017), Kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính Lý Quang Thái (2017), Giải pháp tái cấu trúc tài chính Tổng công ty Sông Đà, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị học, NXB Thống kê. Nguyễn Hoàng Thiên Kim (2012), Tổ chức HTTT KTQT tại công ty cổ phần kỹ thuật thủy sản (Seatecco), Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà nẵng. Nguyễn Hoản (2012), Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo của Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. Nguyễn Hữu Đồng (2012), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học công lập Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. Nguyễn La Soa (2016), Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2011), Hệ thống thông tin kế toán, NXB Tài chính, Hà Nội Nguyễn Minh Quang (2011), Giải pháp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở Tổng công ty Sông Đà”, Luận văn thạc sỹ, Học viện tài chính Nguyễn Ngọc Quang (2002), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các DN xây dựng của Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. Nguyễn Ngọc Quang (2009), Kế toán chi phí của một số nước phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nguyễn Thanh Quý (2004), Xây dựng hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản trị DN kinh doanh bưu chính viễn thông, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Nguyễn Thế Hưng (2008), Hệ thống thông tin kế toán, NXB Thống kê. Nguyễn Thị Thu Thủy (2017), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các công ty cổ phần xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính Nguyễn Thị Đào (2014), Hoàn thiện tổ chức phân tích với việc tăng cường hiệu lực của kiểm toán nội bộ trong các DN xây lắp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. Nguyễn Văn Phúc (2016), Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng công ty Sông Đà, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính Ngô Hà Tấn (2009), Hệ thống thông tin kế toán, NXB Giáo dục Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Đại học kinh tế quốc dân Phạm Lê Vịnh (2011), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Sông Đà 10.1, Luận văn thạc sỹ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015), Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015. Thái Phúc Huy (2012), Hệ thống thông tin kế toán Tập 1, Tập 2, Tập 3, NXB Phương Đông. Trần Thị Dự (2013), Hoàn thiện kế toán chi phí với việc tăng cường quản trị chi phí trong các DN chế biến thức ăn chăn nuôi, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. Trần Thị Hậu (2009), Giải pháp tái cấu trúc TCT Sông Đà trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế quốc dân Trần Thị Nhung (2016), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính Trần Thị Thu Hường (2014), Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. Trần Văn Dung (2010), Một số kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị chi phí giá thành của Pháp và Mỹ,, Tạp chí kế toán. Trương Đức Lực, Nguyễn Đình Trung (2011), Giáo trình Quản trị tác nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân. Trương Thùy Vân (2011), Xây dựng HTTT kế toán phục vụ quản trị cước viễn thông và công nghệ thông tin tại Viễn thông Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng Vũ Bá Anh (2016), Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Vũ Khánh Lâm (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Sông Đà 11, Luận văn thạc sỹ Võ Văn Nhị (2007), Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Giao thông vận tải. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH Abed El- Rahman kh. Al- Dalabeeh & Hussein Ali Al- Zeaud (2012), Accounting Information Systems and Their Role in the Measurement and Cost Thrifting in Public Shareholding Industrial Companies in Jordan, International Journal of Business and Management, Vol. 7, No.12. Ahmad Adel Jamil Abdallah, PhD, Assistance Prof (2013), The impact of using accounting information systems on the quality of financial statements submitted to the income and sales tax department in Jordan, European Scientific Journal December. Ainon Ramli (2013), Usage of and Satisfaction with Accounting Information Systems in the Hotel Industry: The Case of Malaysia, Ammar Mohammed Hussein (2011), Use accounting information system as strategic tool to improve SMEs’ performance in Iraq manufacturing firms, Master’s thesis in University Utara Malaysia. Angie Mohr, Factors in a Management Accounting Information System Avi Rushinek và Sarah F.Rushiimek, Cybernetics and Systems Barry E. Cushing, Marshall B. Romney (1990), Accounting information systems , Addison - Wesley publ. comp. Bubaker Shareia (2006), The role of accounting systems in decision making, planning and control in a developing country: the case of Libya, Doctoral Thesis in University of Wollongong. Dam Bich Ha, Dam Gia Khanh & Doan Van Anh (2018), The System of Management Accounting Information to Support Decision Making in Business, Sciedu Press Edward J. Blocher, Kung H. Chen, Gary Cokins, Thomas W. Lin (2005), Cost management: A strategic emphasis, 3rd ed, McGraw-Hill/Irwin. Gelinas, U., Dull, R., & Wheeler, P. (2011), Accounting information system. Gelinas, Sutton & Oram (1999), Accounting information system H. Sajady, Ph.D, M. Dastgir, Ph.D & H. Hashem Nejad, M.S (2008), Evaluation of the effectiveness of accounting information systems, International Journal of Information Science & Technolo gy, Volume 6, Number 2. Hanson&Mowen (1997), Cost Management: Accounting and Control, South-Western College Publishing, Cincinnati. Haberstock (1984), Cost Accounting 1, Hamburg. Hall, J.A., & Bennett, P.E. (2011), Introduction to Accounting Information Systems, Hazar Daoud & Mohamed Triki (2013), Accounting Information Systems in an ERP Environment and Tunisian Firm Performance, The International Journal of Digital Accounting Research, Vol. 13, ISSN: 1577-8517, pp 1-35. Henry Fayol (1916), General and industrial management, London, Pitman. Hongjiang Xu (2013), Critical Success Factors for Accounting Information Systems Data Quality, Doctoral Thesis in University of Southern Queenland. Hosein Alikhani, Noushin Ahmadi, Mahdi Mehravar (2013), Accounting information system versus management information system, European online journal Natural and Social sciences, Vol2.No3, PP.359-366 Ivana Mamic’ Sac’cer và Ana Oluic’, Information Technology and Accounting Information Systems’ Quality in Croatian Middle and Large Companies, James H. Donnelly (2001), Quản lý, Bản dịch, NXB Thống kê, Hà Nội Jame A.F Stoner và Chardles Wankei (1986), Management, Third Edition Prentice Hall, Englewood Cliff, NJ. Julie Smith David, Cheryl L. Dunn & William E. McCarthy, Robin S. Poston (1999), The Research Pyramid: A Framework for Accounting Information Systems Research, L.Gulick và L.Wrwich (1937), Papers on the Science of Administration, Institute of Public Administration, New York. MaelahR,Ibrhim D.N, (2007), Factor influencing activity based costing (ABC) Adoption in manufacturing industry, Investment Management and financial, PP 113-148 Marshall Romney, Paul Steibart (2006), Accounting Information, Systems Pearson, Prentice Hall. MB.Rommy, PJ.Steinbart &BE.Cushing (1998), Accounting Information, Systems Pearson. Michael W. Maher, William N. Lanen, Madhav V. Rajan (2006), Fundamentals of cost accounting, McGraw-Hill/Irwin. Michèle Pomberg, Hamid Pourjabali, Shirley Daniel and Marinilka Barros (2012), Management accouting information systems: a case of a developing country: Vietnam, Asia-Pacific Journal of Accouting & Economics, Vol 19 (No 1), PP 100-114 Mohammed Shanikat (2008), Organisational Change and Accounting Information Systems: A Case Study of the Privatisation of Jordan Telecom, Doctoral Thesis in the University of Wollongong. Mohd Shaari Abd Rahman (2008), Utilisation of Data Mining Technology within the Accounting Information System in the Public Sector: A Country Study – Malaysia, Doctoral Thesis in University of Tasmania. Nancy A. Bagranoff, Mark G. Simkin, Carolyn Strand Norman (2005), Core concepts of accounting information systems, 11th ed, Hoboken : John Willey & Sons. Robert L. Hurt (2010), Accounting information systems: Basic concepts and current issues, 2nd ed, McGraw-Hill Irwin. Smith D.Richard (1962), Budgetary planning and control in a steel company, Nationnal Association of Accountants, Vol 43, pp5-10 Thaer Ahmad Abu Taber, Laith Abdullah Alaryan & Ayman Ahmad Abu Haija (2014), The effectiveness of accounting information systems in Jordanian private higher education institutions, International Journal of Accounting and Financial Reporting.ISSN 2162-3082, Vol. 4, No. 1. Thomas W.Lin, Kenneth A Merchant, Yi ‘Ou Yang, Zengbiao Yu (2005), Target costing and incentive compensation, Cost Management, 19(2) PP 29-42 (Truy cập tại: https://msbfile03.usc.edu/digitalmeasures/wtlin) Walter Jack Duncan (1981), Organizational behavior, Houghton Mifflin. Woeche,G(1990), “Management of Cost Accounting”, 17 Aufl, Munchen. William N. Lanen, Shannon W. Anderson, Michael W. Maher (2008), Fundamentals of Cost accounting, 2nd ed, McGraw-Hill. Zsuzsanna Tóth (2012), The Current Role of Accounting Information Systems, Club of Economics in Miskolc', Vol 8, Nr 1, pp 91-95. Z.Jun Lin và Zengbiao Yu (2002), Responsibility Cost Control System in China: a Case of Management Accounting Application, Management Accounting Research, Volum 13, Issue 4, pp 447-467 (Truy cập tại trang: www.techopedia.com/definition/13878/cost-management.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_to_chuc_he_thong_thong_tin_ke_toan_quan_tri_nham_tan.doc
  • docxKết luận mới của luận án Hoàng Thị Huyền bản tiếng anh.docx
  • docKết luận mới của luận án Hoàng Thị Huyền bản tiếng việt..doc
  • docTóm tắt luận án tiến sĩ Hoàng Thị Huyền bản tiếng anh.doc
  • docTóm tắt luận án tiến sĩ Hoàng Thị Huyền bản tiếng Việt.doc
Luận văn liên quan