Ở Việt Nam, trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội được nhận diện
thông qua hoạt động của Quốc hội, Chính phủ và đặc biệt trong HĐGS của Quốc
hội. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và Chính phủ đã
hình thành cơ chế trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội và được thể hiện
thông qua các hình thức, nội dung như đã trình bày tại phần 3.2.
Căn cứ các văn bản pháp luật, về cơ bản trách nhiệm của Chính phủ trước
Quốc hội được quy định tương đối đầy đủ, có nhiều quy định mới sau mỗi lần sửa
đổi Hiến pháp, Luật TCQH, Luật TCCP và nhiều văn bản pháp luật có liên quan.
Điều này phản ánh sự phát triển khoa học pháp lý và mong muốn của Đảng, Nhà
nước về một Chính phủ có trách nhiệm trước Quốc hội, trước Nhân dân. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội vẫn còn tồn tại nhiều
hạn chế, bất cập.
167 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm của chính phủ trước quốc hội theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thiếu quy định về trình tự, thủ tục về quyền và trách nhiệm của người
hỏi và người trả lời.
Để tránh tình trạng đó, cần quy định trình tự tại phiên chất vấn, không nên để
việc hỏi – đáp trở thành trao đổi, thảo luận, tranh luận quan điểm giữa các ĐBQH,
còn người có trách nhiệm trả lời như bị bỏ ngoài cuộc như tình huống xảy ra.
- Miễn trừ trách nhiệm của ĐBQH trong hoạt động chất vấn.
Mục đích của hoạt động chất vấn là thông qua việc hỏi - đáp để làm rõ trách
nhiệm của người trả lời chất vấn. Trong trường hợp ĐBQH có những nhận định,
câu hỏi sai chắc chắn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chất vấn. Tuy nhiên,
những nhận định hoặc phát ngôn chưa chính xác của ĐBQH tại phiên chất vấn chỉ
nên là căn cứ để đánh giá trách nhiệm chính trị của ĐBQH trước cử tri, là tiêu chí
để cử tri tín nhiệm/không tín nhiệm ĐBQH.
Quay trở lại phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, trước
những nhận định và câu hỏi về một số vấn đề thuộc trách nhiệm của ngành công an,
một ĐBQH Đoàn Bến Tre đã bị đề nghị xem xét hình thức xử lý vi phạm [119].
Mặc dù đề xuất hình thức kỷ luật được đưa ra trong hệ thống tổ chức Đảng và để
138
đánh giá tư cách đảng viên. Tuy nhiên, cần xác định khi phát ngôn tại nghị trường,
ĐBQH đại diện cho cử tri, không đại diện cho đảng viên. Việc áp dụng những tiêu
chí của đảng viên để xem xét quá trình thực hiện nhiệm vụ ĐBQH sẽ không khách
quan. Sự ràng buộc bởi các hình thức kỷ luật như vậy sẽ tác động tới tính tự chủ, độc
lập của ĐBQH khi thực hiện chức năng đại diện.
Tinh thần về quyền miễn trừ của ĐBQH cũng được nhiều quốc gia áp dụng
đối với nghị viên. Ví dụ khoản 6, Điều 1, Hiến pháp Mỹ quy định: “Trong mọi
trường hợp, trừ khi có tội phản quốc, trọng tội và tội vi phạm nền an ninh, họ được
hưởng đặc quyền không bị bắt giam trong thời gian tham dự khóa họp của Viện,
trong khi tới cuộc họp và trở về nhà từ cuộc họp. Các nghị sĩ sẽ không bị truy
vấn bên ngoài phạm vi Nghị viện về những lời phát ngôn và tranh luận của mình
trong cả hai viện”; Điều 9 đạo luật Nhân quyền năm 1689 của Anh quy định tương
tự: "Tự do phát ngôn, tranh luận, hoặc hành động (của nghị sĩ) diễn ra ở Nghị viện
sẽ không bị luận tội hoặc chất vấn, tại tòa hoặc tại bất cứ nơi nào khác ngoài Nghị
viện"; Điều 46 Hiến pháp Đức quy định: "Trong mọi trường hợp, không thành viên
nào sẽ bị kiện, bị kỉ luật, hoặc bị triệu tập để chịu trách nhiệm bởi các cơ quan
ngoài Nghị viện vì lá phiếu, phát ngôn, hoặc tranh luận diễn ra tại Nghị viện”
[114]. Ở Việt Nam, quyền miễn trừ trong phát ngôn của ĐBQH được quy định tại
Điều thứ 40 Hiến pháp năm 1946: “Nghị viên không bị truy tố vì lời nói hay biểu
quyết trong Nghị viện”.
Kế thừa những giá trị lịch sử của Hiến pháp năm 1946, tham chiếu chế định
liên quan của một số quốc gia, NCS cho rằng cần bổ sung quyền miền trừ mọi trách
nhiệm của ĐBQH trong hoạt động chất vấn cũng như các hoạt động vì mục đích,
nhiệm vụ chung của Quốc hội (ngoại trừ trách nhiệm trước cử tri). Khi được miễn
trừ, thì ĐBQH mới thực sự có tự do để thực hiện chức năng đại diện cho ý chí,
nguyện vọng của Nhân dân và cử tri bầu ra mình.
4.2.2.5 Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Từ những bất cập về trình tự thủ tục thực hiện trách nhiệm gánh chịu những
hậu quả bất lợi của Chính phủ trước Quốc hội như đã phân tích tại Chương 3, NCS
đưa ra giải pháp sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về thẩm quyền và trình tự thực
hiện quy trình pháp lý bất lợi đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu
139
hoặc phê chuẩn khi phát hiện các chủ thể đó có hành vi sai phạm, gây tác động tiêu
cực đến xã hội.
Luật TCQH quy định UBTVQH là cơ quan thường trực của Quốc hội (khoản
1, Điều 44) và có quyền thực hiện một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Quốc hội
trong thời gian Quốc hội không họp, ví dụ quyền điều chỉnh chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh (khoản 1, Điều 48); điều chỉnh chương trình giám sát của Quốc hội
(khoản 1, Điều 50) quyết định tình trạng chiến tranh theo đề nghị của Hội đồng
quốc phòng và an ninh (khoản 1, Điều 57); xem xét báo cáo của Chính phủ về công
tác đối ngoại (khoản 1, Điều 58); Đồng ý/không đồng ý trong trường hợp Viện
trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố ĐBQH
(khoản 1, Điều 37)... Như vậy, trong thời gian Quốc hội không họp, UBTVQH có
quyền thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu, bao quát hầu hết chức năng của Quốc hội,
trong đó bao gồm quyền cho ý kiến để hạn chế quyền miễn trừ của ĐBQH.
Câu hỏi đặt ra, tại sao Luật TCQH không quy định UBTVQH có quyền
quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức
thành viên Chính phủ và báo cáo tại kỳ họp Quốc hội gần nhất (Trong khi đó,
UBTVQH được quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ ĐBQH (khoản 3, Điều 38
Luật TCQH). Nếu câu trả lời là để bảo đảm quyền của Quốc hội, vì về nguyên lý sẽ
có trường hợp Quốc hội không đồng ý với kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách
chức của UBTVQH. Khi đó, Quốc hội có quyền thành lập Ủy ban lâm thời để điều
tra làm rõ khi xét thấy cần thiết (điểm b, khoản 1, Điều 88 Luật TCQH). Như vậy,
việc trao quyền cho UBTVQH thực hiện quy trình miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê
chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức thành viên Chính phủ khi phát hiện ra sai
phạm sẽ không gặp phải vướng mắc gì với các quy định khác và không vi phạm
nguyên tắc hoạt động của Quốc hội.
Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992 đều quy định thẩm quyền này của
UBTVQH. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 51/2001/NQ – QH10 ngày 25/12/2001
sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 đã “thu hồi” quyền này của
UBTVQH. Do đó, mọi quyền liên quan đến nhân sự của Chính phủ đều thuộc Quốc
hội. Theo ý kiến của NCS, để thành viên Chính phủ kịp thời thực hiện trách nhiệm
pháp lý trước Quốc hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ thì Luật TCQH cần khôi
phục lại quy định tại các bản Hiến pháp trước. Nghĩa là, bổ sung thẩm quyền
140
UBTVQH trong việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách
chức thành viên Chính phủ trong thời gian Quốc hội không họp.
4.2.2.6 Sửa đổi và quy định chi tiết về việc thành lập Ủy ban Lâm thời của
Quốc hội
Việc thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội được quy định tại Luật TCQH
năm 1981 và kế thừa đến nay. Nâng tầm giá trị pháp lý khi quy định về TCQH các
thời kỳ, Hiến pháp năm 2013 quy định việc thành lập Ủy ban Lâm thời để nghiên
cứu, thẩm tra hoặc điều tra về một vấn đề nhất định. Ý nghĩa, mục đích việc thành
lập Ủy ban Lâm thời được làm rõ về lý luận và thể hiện ở các văn bản pháp luật. Do
vậy, NCS không đặt ra vấn đề cơ sở lý thuyết của thiết chế mà đưa ra giải pháp cần
làm gì để thiết chế này được thực hiện hiệu quả.
Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, Luật TCQH năm 2014 có một bước tiến khi
quy định trình tự thủ tục thành lập Ủy ban lâm thời. Theo đó, trên cơ sở đề nghị của
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, hoặc khi có từ 1/3 ĐBQH kiến nghị
thì UBTVQH báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định (khoản 2, Điều 88). Như vậy,
nhiệm vụ của UBTVQH là tổng hợp, báo cáo, còn thẩm quyền quyết định thuộc về
Quốc hội “khi cần thiết”.
Với quy định theo cách “trao quyền định tính”, nên từ Luật TCQH năm 1981
đến Luật TCQH năm 2014, sau hơn 40 năm có hiệu lực, Quốc hội chưa một lần
thực hiện quyền thành lập ủy ban lâm thời với ý nghĩa để “điều tra về một vấn đề
nhất định". Với tư duy cơ cấu của Quốc hội Việt Nam được bố trí theo vai trò và
lĩnh vực lập pháp hơn là giám sát [83] nên trường hợp duy nhất đến thời điểm hiện
nay một Ủy ban Lâm thời được thành lập cũng để phục vụ hoạt động lập pháp (Nghị
quyết số 11/2002/QH11 ngày 16/12/2002 về việc thành lập Ủy ban Lâm thời để
thẩm tra dự án Luật HĐGS của Quốc hội).
Bốn mươi năm, chưa khi nào hoạt động của BMNN nói chung và Chính phủ
nói riêng đặt Quốc hội vào cái thế “cần thiết” để sử dụng quyền này? Nhìn lại kết
quả hoạt động của Chính phủ trong những nhiệm kỳ qua, sẽ không khó tìm những
dự án, những vụ việc gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của Nhà nước, bị đội vốn
nhiều lần so với dự toán hoặc chậm tiến độ kéo dài hàng thập kỷ. Trên thực tế, trong
hoạt động của Quốc hội, cũng đã có nhiều ĐBQH kiến nghị UBTVQH về việc
thành lập Ủy ban Lâm thời để “điều tra”. Ví dụ tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa
141
XII, có ĐBQH kiến nghị với UBTVQH báo cáo Quốc hội thành lập Ủy ban Lâm
thời để điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ việc xảy ra tại tập
đoàn Vinashin.
Nhưng, những sự kiện và kết quả hoạt động đó, vẫn không được coi là “cần
thiết” để Quốc hội thực hiện quyền thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra, làm rõ
nguyên nhân, xác định trách nhiệm của đối tượng liên quan, trong đó có trách
nhiệm của các thành viên Chính phủ. Với mong muốn phát huy hiệu quả thực sự
trong việc kiểm soát hoạt động của Chính phủ, từ đó nâng cao trách nhiệm của
Chính phủ trước Quốc hội, pháp luật không chỉ dừng lại ở việc trao quyền chung
chung, định tính như hiện nay mà cần có hướng dẫn về trình tự, thủ tục đề nghị và
điều kiện thành lập.
Với tầm quy định của Hiến pháp và Luật TCQH, quy định hiện tại về việc
thành lập Ủy ban lâm thời có thể hợp lý. Tuy nhiên, để có cơ chế thực hiện, Quốc
hội hoặc UBTVQH cần ban hành một văn bản hướng dẫn chi tiết về việc thành lập
Ủy ban lâm thời.
Thứ nhất, chủ thể có thẩm quyền đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời.
Hiện nay, theo quy định tại khoản 2, Điều 88 có 2 nhóm chủ thể là Hội đồng
Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và ĐBQH (kèm theo điều kiện khi có từ 1/3
ĐBQH). Trong đó, nhóm chủ thể thứ nhất là Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của
Quốc hội đã được quy định rất rõ về phương thức hoạt động, hình thức văn bản. Do
vậy, sẽ không gặp khó khăn nếu thực hiện quyền này (mặc dù thực tế chưa khi nào
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội kiến nghị UBTVQH báo cáo Quốc hội
về việc thành lập Ủy ban lâm thời).
Đối với nhóm chủ thể thứ hai là ĐBQH. Theo quy định của pháp luật,
UBTVQH báo cáo Quốc hội về việc thành lập Ủy ban lâm thời khi có từ 1/3 ĐBQH đề
nghị. Việc tập hợp 1/3 ý kiến của ĐBQH là một cơ chế không thường xuyên cần được
hướng dẫn về hình thức đề nghị (bằng văn bản cá nhân hay tập thể của 1/3 tổng số
ĐBQH); giá trị thời gian của đề nghị trong trường hợp tuy cùng vấn đề nhưng thời
điểm đề nghị của các ĐBQH khác nhau; việc yêu cầu cùng nội dung nhưng khác quan
điểm xử lý có được tính chung để đủ 1/3 tổng số ĐBQH?... Có lẽ, vì thiếu quy trình
hướng dẫn cụ thể nên các ĐBQH còn ngần ngại trong việc thực hiện, các kiến nghị của
ĐBQH mới mang tính chất đơn lẻ, khó tìm thấy sự đồng thuận.
142
Ngoài ra, cần bổ sung Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và tổ
chức thành viên cũng là chủ thể có quyền đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời. Điều
này đồng nhất với quyền kiến nghị giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
vì bản chất ủy ban lâm thời được thành lập với mục đích chính là giám sát, điều tra.
Thứ hai, tiêu chí thành lập Ủy ban lâm thời.
Văn bản hướng dẫn cần quy định chi tiết thế nào là “cần thiết”. Sẽ không có
giới hạn tối đa do những thiệt hại cơ quan nhà nước gây ra cho sự phát triển chung
của đất nước nhưng phải có những giới hạn tối thiểu để Quốc hội căn cứ thực hiện
quyền, nhiệm vụ. Muốn kiểm soát việc Chính phủ thực hiện trách nhiệm trước
Quốc hội, cần xác định tiêu chí để cả Quốc hội và Chính phủ phải áp dụng để điều
tra một sự việc cụ thể.
Các tiêu chí định lượng như làm thất thoát tài sản, tiền bạc trong công tác
quản lý, điều hành, tỷ lệ đội vốn bao nhiêu lần so với dự toán là những yếu tố vật
chất có thể đặt ra để Quốc hội phải thành lập Ủy ban lâm thời đề thực hiện quyền
“điều tra” hoạt động của Chính phủ. Ngoài ra, việc chậm tiến độ, không bảo đảm
các yếu tố an toàn, ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe đời sống Nhân dân... là
những tiêu chí về thời gian, tác động xã hội cần có trong quá trình ban hành văn bản
hướng dẫn về cơ chế thành lập Ủy ban lâm thời.
4.2.2.7. Hoàn thiện pháp luật để bảo đảm hiệu quả hoạt động của đại biểu
Quốc hội
Với nguyên tắc hoạt động theo chế độ hội nghị, quyết định theo đa số, mọi trách
nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội phụ thuộc lớn vào ý chí chủ quan, năng lực của
ĐBQH, phụ thuộc vào sự kiểm soát của Nhân dân đối với hiệu quả hoạt động của
Quốc hội. Bởi một lẽ, Quốc hội không “vô can” trong việc Chính phủ chưa/không tròn
trách nhiệm trước Quốc hội. Muốn Chính phủ có trách nhiệm trước Quốc hội, cần có
cơ chế rằng buộc trách nhiệm của các ĐBQH và những biện pháp bảo đảm để ĐBQH
hoạt động có trách nhiệm, hiệu quả. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về các giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động của ĐBQH như tăng số lượng ĐBQH chuyên trách tương
ứng với tăng tính chuyên nghiệp, chuyên sâu; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng kỹ năng
cho ĐBQH, xây dựng bộ quy trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức cho
ĐBQH Ngoài những giải pháp đã đưa ra, NCS bổ sung 03 kiến nghị:
143
Thứ nhất: Tăng số lượng, chất lượng ĐBQH chuyên trách và giảm tỷ lệ
ĐBQH trong khối cơ quan hành pháp
Sau mỗi kỳ bầu cử cũng như trong việc xem xét sửa đổi, bổ sung Luật
TCQH, tỷ lệ ĐBĐH chuyên trách và ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm trong khối cơ
quan hành pháp lại được đặt ra. Gần đây, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, khi
thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TCQH, tỷ lệ ĐBQH chuyên
trách tối thiểu trong tổng số quy định ĐBQH được đặt ra ít nhất là 40% (tăng 5% so
với Luật TCQH năm 2014); Nghị quyết số 18 – NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị
lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề tiếp tục
đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả đã đặt ra định hướng giảm hợp lý số lượng ĐBQH kiêm nhiệm công
tác ở khối cơ quan hành pháp [63].
Điều này phản ánh nhận thức của Đảng, Nhà nước về tính chuyên nghiệp và
độc lập trong hoạt động của Quốc hội phải xuất phát trước hết từ con người, những
nhân tố cấu thành nên tổ chức của Quốc hội. Tuy nhiên, để thực hiện được những
chủ trương trên cần giải quyết được mối quan hệ giữa cơ cấu, tiêu chuẩn, chất lượng
ĐBQH tại mỗi kỳ bầu cử và mấu chốt vấn đề ở cơ chế và phương thức bầu cử
ĐBQH hiện nay. Đây là nội dung nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động
của Quốc hội, đến cơ chế bầu cử ĐBQH. Tuy nhiên, với phạm vi Luận án, NCS cho
rằng, sự ảnh hưởng trực tiếp từ cơ cấu, chất lượng của ĐBQH đến chất lượng hiệu
quả việc thực hiện trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội. Do vậy, một trong
những giải pháp có tính liên thông để Chính phủ thực hiện tốt trách nhiệm trước
Quốc hội cần xuất phát từ việc lựa chọn nhân sự có trình độ chuyên môn, có kỹ
năng đại diện và hoạt động chuyên trách tại các cơ quan của Quốc hội.
Thứ hai: Ban hành Nghị quyết về cử tri bãi nhiệm ĐBQH.
Vấn đề cử tri bãi nhiệm ĐBQH được đặt ra đồng thời với việc bầu ĐBQH.
Xuất phát từ nguyên lý: Có quyền “bầu” thì có quyền “bãi”, quyền bầu cử cũng như
quyền bãi nhiệm ĐBQH là vấn đề cơ bản về quyền làm chủ của Nhân dân. Đại biểu
là do cử tri bầu, do đó đương nhiên cử tri có quyền bãi nhiệm khi họ không còn tín
nhiệm. Quyền bãi nhiệm ĐBQH của cử tri được quy định tại tất cả các bản Hiến
pháp Việt Nam. Hiến pháp năm 1946 quy định: “Nghị viện phải xét vấn đề bãi miễn
một nghị viên khi nhận được đề nghị của một phần tư tổng số cử tri tỉnh hay thành
144
phố đã bầu ra nghị viên đó. Nếu hai phần ba tổng số nghị viên ưng thuận đề nghị
bãi miễn thì nghị viên đó phải từ chức” (Điều thứ 41). Quy định này được kế thừa
tại các bản Hiến pháp và Luật TCQH, nhưng chỉ xác định về nguyên tắc mà không
cụ thể, chi tiết như Hiến pháp năm 1946.
Luật TCQH từ năm 2001 quy định theo hướng chỉ dẫn sang một cơ quan
khác. Cụ thể: Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm ĐBQH thì việc bãi nhiệm được
tiến hành theo trình tự do UBTVQH quy định. Tuy nhiên, từ Luật TCQH năm 2001
đến nay là Luật TCQH năm 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020), UBTVQH
vẫn chưa ban hành văn bản về trình tự, thủ tục hướng dẫn để cử tri thực sự có quyền
bãi nhiệm ĐBQH. Lý do của việc chậm trễ không được đưa ra. Bãi nhiệm đại biểu
do mình bầu ra là vấn đề cơ bản của quyền làm chủ của Nhân dân, Hiến pháp và
Luật TCQH đã quy định từ rất nhiều nhiệm kỳ nay. Nhưng, đến nay, Nhân dân
được chỉ dẫn rõ về quyền bầu mà không được hướng dẫn để thực hiện quyền bãi,
giống như người bị dắt vào ngôi nhà không biết lối ra. Mọi việc Nhân dân chỉ còn
quyền nghe, quyền xem mà không còn quyền quyết. Dân chủ khó được bảo đảm khi
tự chủ, tự quyết không đầy đủ, trọn vẹn.
Trên nguyên tắc bãi nhiệm là quyền hiến định của Nhân dân, trách nhiệm
Nhà nước là ban hành văn bản hướng dẫn về quy trình bảo đảm khách quan, trung
thực, không hình thức, đặc biệt tránh quyền làm chủ của Nhân dân bị sử dụng để
thực hiện một hoặc nhiều quyền khác. Sẽ có rất nhiều vấn đề liên quan đến việc xác
định đơn vị bầu cử, tỷ lệ cử tri, cơ quan có trách nhiệm tổ chức để cử tri bãi nhiệm
ĐBQH, việc xác nhận (hình thức văn bản, thẩm quyền ban hành văn bản) kết quả
bãi nhiệm
Để giải quyết các vấn đề, song hành với kiến nghị tổng thể là việc UBTVQH
sớm ban hành văn bản pháp lý, NCS đề xuất một số quy định chi tiết hướng dẫn
quyền bãi nhiệm ĐBQH của cử tri: (1) ĐBQH tuy được bầu ở một đơn vị bầu cử
nhưng đại diện cho ý chí nguyện vọng cử tri toàn quốc nên bất cứ cử tri nào cũng có
quyền đề nghị bãi nhiệm ĐBQH; (2) Với vị trí là cơ sở chính trị của chính quyền
Nhân dân, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, Ủy
ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tiếp
nhận, tổng hợp ý kiến cử tri. Các thành viên của Ủy ban Mặt trận có trách nhiệm tập
hợp ý kiến cử tri sinh hoạt tại tổ chức đoàn thể và gửi tới Ủy ban Mặt trận tổ quốc
145
cùng cấp; (3) Trong trường hợp có 1/4 tổng số cử tri của một tỉnh, thành phố kiến
nghị thì Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận thì
UBTVQH quyết định việc lấy phiếu bãi nhiệm ĐBQH tại tỉnh, thành phố đó. Số
lượng 1/4 cử tri được tính trên tổng số cử tri tại thời điểm kiến nghị. Kiến nghị này
xuất phát từ việc hiệu quả hoạt động của ĐBQH có tác động đến cử tri tại thời điểm
hiện tại, nên họ hoàn toàn có quyền đưa ra kiến nghị bãi nhiệm đại biểu; (4) Nếu kết
quả lấy phiếu bãi nhiệm có quá 2/3 tổng số cử tri của tỉnh, thành phố đó đồng ý thì
UMBTVQH ban hành Nghị quyết xác nhận kết quả cử tri bãi nhiệm ĐBQH. Quy
định này bảo đảm tính thống nhất với quy trình bầu cử. Quyền “bầu” quyền “bãi” là
của Nhân dân, UBTVQH chỉ có nhiệm vụ tổ chức thi hành và có trách nhiệm công
bố kết quả khi quy trình thực hiện quyền đó kết thúc.
Thứ ba: Sửa đổi quy định về khoán thư ký cho ĐBQH.
Khác với nhiều quốc gia, Quốc hội Việt Nam là cơ quan quyền lực cao nhất
với thành phần ĐBQH chuyên trách qua 14 nhiệm kỳ Quốc hội đều chiếm dưới
35% (mục tiêu đặt ra cho nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV là đạt 40%), giữ các nhiệm
vụ chủ lực trong bộ máy điều hành và các cơ quan của Quốc hội. Số còn lại là
ĐBQH kiêm nhiệm, tức là những ĐBQH đang làm việc ở các cơ quan nhà nước
hoặc hoạt động ở các ngành, nghề khác.
Để hoạt động của Quốc hội chuyên nghiệp, hiệu quả khi phần lớn ĐBQH
hoạt động kiêm nhiệm thì cần dựa vào bộ máy giúp việc. Hiện nay, Văn phòng
Quốc hội là cơ quan hành chính, tham mưu tổng hợp, phục vụ Quốc hội, UBTVQH,
Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và ĐBQH (khoản 1, Điều 99 Luật
TCQH); Văn phòng Đoàn ĐBQH là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt
động của ĐBQH, Đoàn ĐBQH tại địa phương (khoản 4, Điều 43 Luật TCQH). Tuy
có hệ thống giúp việc từ Trung ương đến địa phương nhưng chế độ “tham mưu,
giúp việc” cho ĐBQH là một “cơ quan nhà nước”, hoạt động theo cơ chế hành
chính. Do vậy, hạn chế tính chủ động, tự do khi tham mưu, giúp việc ĐBQH. Ngày
17/4/2017, UBTVQH ban hành Nghị quyết số 353/2017/UBTVQH14 quy định bổ
sung một số chế độ và điều kiện bảo đảm hoạt động của ĐBQH. Trong đó, đáng chú ý
là quy định “ĐBQH có quyền thuê người thực hiện một hoặc một số việc của công tác
thư ký. Người được thuê thực hiện công tác thư ký cho ĐBQH phải là người đang làm
việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi ĐBQH làm việc” (khoản 3, Điều 4).
146
Tưởng như Nghị quyết số 353 tạo ra cơ chế giúp việc độc lập cho ĐBQH,
nhưng câu hỏi đặt ra: Tại sao thư ký phải là người đang trong cơ quan, tổ chức, đơn
vị nơi đại biểu làm việc? Tham chiếu chế độ khoán thư ký của một số nghị sỹ trên
thế giới (Đức, Úc) cũng chỉ quy định ĐBQH được nhận một khoản tiền để thuê
nhân viên giúp việc khi thực hiện công việc của nghị sỹ hoặc nếu có thì chỉ quy
định nguyên tắc các tiêu chuẩn nhất định về năng lực, phẩm chất của người được
thuê thư ký (Philippin) mà không quy định chi tiết như Nghị quyết số 353.
Từ một tinh thần hợp lý nhưng quy định pháp luật đã tạo ra cơ chế bất hợp lý,
mâu thuẫn với chính quy định của Nghị quyết số 353 vì đã can thiệp vào “quyền thuê
người” của ĐBQH. Lý do được đưa ra để giải thích quy định đó là để bảo mật thông
tin, chọn nhân viên thân tín của thủ trưởng cơ quan, tránh thuê mướn người nhà? Nếu
đây là lý do thì không thuyết phục, vì ĐBQH đại diện cho ý chí nguyện vọng của toàn
dân, không đại diện cho một cá nhân, tổ chức, cơ quan nào riêng biệt. Phải chăng đằng
sau quy định này là vấn đề kiểm soát nội dung giúp việc, từ đó kiểm soát và hạn chế
quyền tự do phát biểu, tự do bày tỏ quan điểm chính kiến của ĐBQH. Sẽ không thể có
tự chủ, tự lập, khoa học trong tham mưu, giúp việc khi thư ký phải thực hiện công việc
hành chính khác tại cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi ĐBQH làm việc.
Ngoài ra, quy định trên không hợp lý bởi: (1) Người làm việc trong cơ quan,
tổ chức, đơn vị nơi ĐBQH làm việc có cùng chuyên môn, ngành nghề với ĐBQH
do vậy khó đưa ra những góp ý tốt về những vấn đề ngoài chuyên môn của ĐBQH,
quy định đó đã làm mất đi cơ hội tìm được người giúp việc có kinh nghiệm nghị
trường và năng lực giao tiếp, tư vấn phù hợp với hoạt động của cơ quan dân cử; (2)
Khi thực hiện nhiệm vụ giúp việc cho ĐBQH, thư ký đã sử dụng thời gian của cơ
quan, tổ chức, đơn vị nơi ĐBQH làm việc; (3) Quy định đã coi nhẹ công việc của
thư ký khi để ĐBQH được hưởng số tiền khoán nếu không thuê thư ký.
Hệ thống bộ máy giúp việc của ĐBQH đã có từ trước. Nhưng như đã nói, đó
vẫn là cơ chế hành chính, bị phụ thuộc vào các yếu tố hành chính và bị ràng buộc bởi
các quy định của tổ chức, đơn vị mà thư ký giúp việc cho ĐBQH tham gia. Nếu xuất
phát từ “quyền thuê người” của ĐBQH thì với ba lý do trên cần sửa đổi Nghị quyết số
353 theo hướng không hạn chế đối tượng ĐBQH thuê thư ký. Khi có một chính sách
mới, kèm theo đó là nghĩa vụ thực hiện của các đối tượng liên quan, thì trách nhiệm
147
của cơ quan quản lý phải ban hành quy định để thực hiện chính sách đó thuận lợi, dễ
làm. Nhưng quy định trên đang ràng buộc, hoặc làm biến tướng chính sách.
Hơn hết, đối chiếu với quy định về tiêu chuẩn ứng cử và để trở thành một
ĐBQH tại Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật TCQH cho
thấy, ĐBQH hoàn toàn có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức và trách nhiệm
để thực hiện quyền, nghĩa vụ để mọi hành động luôn hướng tới lợi ích Nhân dân.
Nhưng, dường như quy định pháp luật về tiêu chuẩn của ĐBQH hoặc quy trình thực
hiện pháp luật để lựa chọn con người cụ thể theo tiêu chuẩn đó bị chính cơ quan có
thẩm quyền nghi ngờ. Vì vậy, những quy định hạn chế (kiểm soát) quyền đại diện
của ĐBQH lại được ban hành. ĐBQH do cử tri bầu, muốn cử tri được tự do bày tỏ
chính kiến phải để ĐBQH được tự do, tự quyết, tự chịu trách nhiệm trước Nhân dân
bằng các quyết định, sự lựa chọn của mình.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội phải gắn với sự thay đổi nhận
thức về hoạt động của Quốc hội và Chính phủ. Các giải pháp sửa đổi, hoàn thiện
pháp luật phải phù hợp với nguyên tắc tổ chức QLNN và phù hợp với yêu cầu tất
yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hai cơ quan Quốc hội và Chính phủ.
Trên cơ sở đó, giải pháp được đề xuất để hoàn thiện pháp luật tập trung vào các nội
dung sau:
Một là, cần nhận thức về trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội trong tổ
chức QLNN Việt Nam. Trong đó, Chính phủ có trách nhiệm là chủ thể chính trong
hoạt động xây dựng, trình dự án luật, chính sách quan trọng của đất nước để Quốc
hội quyết định. Tuy nhiên, Quốc hội cần thiết tạo lập một diễn đàn dân chủ và làm
tốt công tác giám sát tối cao để kiểm soát quyền của Chính phủ, thực hiện nghiêm
nguyên tắc tập trung, dân chủ trong hoạt động cơ quan nhà nước.
Hai là, khi xác định Chính phủ là chủ thể duy nhất được Hiến pháp quy định
là cơ quan hành pháp thì đồng nghĩa với việc Chính phủ hoàn toàn chịu trách nhiệm
về bất kỳ chính sách nào của đất nước và Hiến pháp cần tạo cơ chế để Chính phủ
thực hiện quyền này.
Ba là, để nâng cao trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội thì cần hướng
tới các giải pháp hoàn thiện pháp luật như hoạt động trả lời chất vấn, lấy phiếu tín
148
nhiệm, bỏ phiểu tín nhiệm, hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội khi xử
lý kỷ luật đối với các thành viên Chính phủ. Đây là các văn bản pháp luật có sự
tương tác giữa Quốc hội và Chính phủ để các thành viên Chính phủ và tập thể
Chính phủ có trách nhiệm trước Quốc hội.
Bốn là, tại kỳ họp Quốc hội, quyết định của Quốc hội tùy thuộc vào quyết
định của các ĐBQH; hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả
hoạt động của ĐBQH. Do vậy, muốn Chính phủ có trách nhiệm trước Quốc hội, bản
thân mỗi ĐBQH cần tự nâng cao trách nhiệm đối với cử tri, đồng thời các cơ sở bảo
đảm hoạt động của ĐBQH phải phù hợp với bản chất hoạt động của Quốc hội, tôn
trọng quyền tự chủ, tự quyết của ĐBQH.
149
KẾT LUẬN
Pháp luật về trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội của mỗi mô hình thể
chế có những nét đặc trưng và phương thức, mức độ thể hiện khác nhau. Tuy nhiên,
dù với mô hình nào, thì trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội cũng phản ánh
kỹ thuật tổ chức QLNN của mỗi quốc gia, là phương diện để thể hiện mối quan hệ
của Quốc hội và Chính phủ, xuất phát từ nền tảng là lý thuyết phân quyền, phối hợp
và kiểm soát. Dưới góc độ tích cực, đó là hệ thống các quy định để Chính phủ thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm tốt trách nhiệm trước Quốc hội, dưới góc độ
tiêu cực, trách nhiệm phản ánh việc Chính phủ gánh chịu hệ quả pháp lý bất lợi
trước Quốc hội khi Chính phủ không thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ. Kế thừa
kết quả các công trình khoa học trước đó, trong quá trình nghiên cứu, NCS đưa ra
các kết luận sau:
- Trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội đồng hành với quyền, lợi ích
của Nhân dân trong tổ chức QLNN. Khi đó, trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc
hội là biểu hiện để Nhân dân thực hiện quyền làm chủ QLNN thông qua cơ chế đại
diện của Quốc hội. Để Chính phủ có trách nhiệm trước Quốc hội, yêu cầu đặt ra
không phải từ riêng phía Chính phủ mà là nhiệm vụ của cả hai. Trong đó, cần nhận
thức đó là yêu cầu tự thân của cả Quốc hội và Chính phủ phải làm tốt trách nhiệm
để nhận được sự tín nhiệm của Nhân dân, để duy trì sự ổn định tổ chức bộ máy của
Quốc hội, Chính phủ.
- Pháp luật về trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội phản ánh kỹ thuật
tổ chức QLNN được thừa nhận và đem đến hiệu quả khi bảo đảm tương thích với
các yếu tố tự nhiên, xã hội và chính trị của quốc gia. Quá trình áp dụng pháp luật về
trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội bị chi phối bởi nhiều yếu tố như văn
hóa, nhận thức và các yếu tố chính trị, xã hội của quốc gia. Những yếu tố này có thể
là động lực hoặc là cản trở trong quá trình xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật về
trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội.
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về
trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội đồng hành với sự ra đời của các bản
Hiến pháp và văn bản pháp luật về tổ chức hoạt động của Quốc hội, Chính phủ. Tuy
150
nhiên, trên thực tế việc thực thi pháp luật về trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc
hội chưa có sự chuyển biến tích cực sau mỗi lần Hiến pháp, các văn bản pháp luật
được sửa đổi, thay thế. Điều đó xuất phát từ việc chưa có sự thay đổi, chuyển biến
nhận thức đầy đủ, toàn diện và nhất quán về vai trò, trách nhiệm của Chính phủ,
Quốc hội; chưa có sự rành mạch về trách nhiệm của Chính phủ, Quốc hội và các cơ
quan khác trong hệ thống chính trị trước một hiện tượng, sự việc tác động tiêu cực
đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.
- Trên cơ sở các nhận thức về bản chất trách nhiệm giữa Chính phủ trước
Quốc hội, tính thời sự trong bối cảnh hiện tại, Luận án đã đề xuất các nhóm giải
pháp về nhận thức được tính tất yếu xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp
luật về trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội trong quá trình xây dựng NNPQ
XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tính quyền lực Nhân dân được
xuất phát từ nguyên lý mọi hoạt động của cơ quan nhà nước đều phải chịu trách
nhiệm trước Nhân dân thông qua cơ quan đại diện của Nhân dân. Đạt được điều đó,
yêu cầu đặt ra không chỉ là các giải pháp hướng tới chủ thể có trách nhiệm (Chính
phủ) mà cần đặt trong nhiệm vụ tổng thể hoàn thiện tổ chức BMNN. Trong đó,
trước hết hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính cơ quan đại diện của Nhân dân.
Nhân dân và cơ quan đại diện của Nhân dân (Quốc hội) cần nhận diện rõ bản chất,
vai trò và phương thức hoạt động hữu hiệu phù hợp với tính chất của mình để lựa
chọn giải pháp phù hợp. Như vậy, bên cạnh những giải pháp để nâng cao hiệu quả
hoạt động của Chính phủ thì Quốc hội, ĐBQH cần có các giải pháp tự hoàn thiện cơ
chế hoạt động, đề cao vai trò, trách nhiệm của mình để Chính phủ, các thành viên
Chính phủ phải có trách nhiệm trước ĐBQH, trước Quốc hội.
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ
1. Hoạt động báo cáo, giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy
ban của Quốc hội, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 09 (385), tháng
5/2019.
2. Một số vấn đề về cơ cấu tổ chức của Thường trực Hội đồng
Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số
13 (389), tháng 7/2019.
3. Chế định trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội qua
các bản Hiến pháp Việt Nam, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 4/2020.
4. Một số vướng mắc khi áp dụng xử lý kỷ luật đối với người
giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp số 19 (419), tháng 10/2020.
5. Khen thưởng đại biểu dân cử - Quy định pháp luật và một
số kiến nghị, Tạp chí Khoa học pháp lý số 07 (137)/2020.
6. Hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động tổng kết
nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số
01 (425), tháng 01/2021.
7. Quy trình bầu Ủy viên Ủy ban nhân dân, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp số 09 (433), tháng 5/2021.
152
TÀI LIỆU THAM KHÁO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
Sách tham khảo
1. Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. 2012. Một số vấn đề cơ
bản của Hiến pháp các nước trên thế giới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia –
Sự thật, Hà Nội.
2. Aristotle. dịch giả Nông Duy Trường. 2013. Chính trị luận, NXB Thế giới, Hà Nội.
3. Chu Bích Thu (chủ biên). 2002. Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nhà xuất bản
TP. Hồ Chí Minh.
4. Hoàng Phê (chủ biên). 2003. Từ điền Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
5. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên). 2007. Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước
pháp quyền, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên). 2008. Chính phủ Việt Nam trong Nhà nước
pháp quyền, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Phạm Văn Đức (chủ biên). 2008. Công bằng xã hội trách nhiệm xã hội và
đoàn kết xã hội, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, Hà Nội.
8. Nguyễn Quang Chiến. 1997. Cộng hòa Pháp bức tranh toàn cảnh, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Ted Gaebler David Osborne. 1997. Đổi mới hoạt động của Chính phủ, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Đăng Dung. 1997. Luật Hiến pháp nước ngoài, Nhà xuất bản Đồng
Nai, Đồng Nai.
11. Nguyễn Đăng Dung. 2005. Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Nguyễn Đăng Dung. 2006. Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước, Nhà
xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
153
13. Nguyễn Đăng Dung. 2017. Kiểm soát quyền lực nhà nước, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Bùi Xuân Đức. 2007. Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn
hiện nay, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
15. Trần Ngọc Đường. 2012. Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với
việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Trương Thị Hồng Hà. 2009. Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng
giám sát của Quốc hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. David Held. dịch giả Phạm Nguyên Trường. 2013. Các mô hình quản lý nhà
nước hiện đại, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội.
18. Văn phòng Quốc hội. 2001. Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội và Hội đồng
nhân dân, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Văn phòng Quốc hội. 2004. Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của
Quốc hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. John Stuart Mill. dịch giả Nguyễn Văn Trọng. 2008. Chính thể đại diện, Nhà
xuất bản Tri thức, Hà Nội.
21. James M.Fallows Mark J.Green, David R.Zwich. dịch giả Anh Thư. 2001. Ai
Chỉ Huy Quốc Hội ? (Sự Thật Về Quốc Hội Mỹ), Nhà xuất bản Công an nhân
dân, Hà Nội.
22. Montesquieu. dich giả Hoàng Thanh Đạm. 2004. Bàn về tinh thần pháp luật
(De L’esprit des lois), Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.
23. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam. 2002. Từ
điển bách khoa Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội.
24. Nguyễn Chu Dương Nguyễn Đăng Dung. 2007. Lược giải tổ chức bộ máy
của các quốc gia, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
25. Plato. dịch giả Đỗ Khánh Hoan. 2013. Cộng hòa, Thế giới mới, Hà Nội.
26. Hội đồng xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập. 2000. Hồ Chí Minh toàn tập - Tập
4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Hội đồng xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập. 2011. Hồ Chí Minh toàn tập - Tập
5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
154
28. Hội đồng xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập. 2011. Hồ Chí Minh toàn tập - Tập
7, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Alexis De Tocqueville. dịch giả Phạm Toàn. 2007. Nền dân trị Mỹ, Nhà xuất
bản Tri Thức, Hà Nội.
30. Thái Vĩnh Thắng. 2011. Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước, Nhà xuất
bản Tư pháp, Hà Nội.
31. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia Trung tâm nghiên cứu Bắc
Mỹ. 2003. Quốc hội Mỹ hoạt động như thế nào (How Congress works), Nhà
xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
32. Đoàn Trọng Truyến. 2006. Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
33. Viện Friedrich – Ebert tại Việt Nam Văn phòng Quốc hội. 2008. Quốc hội
trong nhà nước pháp quyền Cộng hòa Liên bang Đức, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
34. Đào Trí Úc & Võ Khánh Vinh. 2003. Giám sát và cơ chế giám sát việc thực
hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Võ Khánh Vinh Đào Trí Úc
(chủ Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
Văn bản của Nhà nƣớc và Đảng Cộng sản Việt Nam
35. Hội đồng bầu cử Quốc gia. 2016. "Báo cáo số 695/BC - HĐBCQG ngày
19/7/2016 của Hội đồng bầu cử Quốc gia tổng kết cuộc bầu cử ĐBQH khóa
XIV và đại biểu các cấp nhiệm kỳ 2016-2021".
36. Quốc hội. 1946. "Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa".
37. Quốc hội. 1959. "Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà".
38. Quốc hội. 1960. "Luật Tổ chức hội đồng chính phủ nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa".
39. Quốc hội. 1960. "Luật Tổ chức quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa".
40. Quốc hội. 1980. "Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1980".
155
41. Quốc hội. 1992. "Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992".
42. Quốc hội. 2002. "Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11".
43. Quốc hội. 2013. "Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013".
44. Quốc hội. 2014. "Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13".
45. Quốc hội. 2014. "Nghị quyết 85/2014/QH13 Về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu
tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu
hoặc phê chuẩn".
46. Quốc hội. 2015. "Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số
80/2015/QH13".
47. Quốc hội. 2015. "Luật HĐGS của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số
87/2015/QH13".
48. Quốc hội. 2015. "Luật Tổ chức chính phủ số 76/2015/QH13".
49. Quốc hội. 2015. "Nghị quyết 102/2015/QH13 Ban hành Nội quy kỳ họp Quốc
hội".
50. Quốc hội. 2018. "Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14".
51. Quốc hội. 2019. "Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 ".
52. Quốc hội. 2019. "Nghị quyết số 85/2019/QH14 ngày 11/11/2019 về Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020".
53. Tổng thư ký Quốc hội. 2020. "Báo cáo số 3910/BC – TTKQH ngày 28/9/2020 về
tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật trong nhiệm kỳ khóa
XIV".
54. Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 2008. "Nghị quyết số 575/UBTVQH12 về chức
năng, nhiệm vụ của Ban Công tác đại biểu".
55. Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 2017. "Nghị quyết 334/2017/UBTVQH14 của
Ủy ban thường vụ Quốc hội Ban hành Quy chế tổ chức thực hiện một số
HĐGS của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban
của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội".
56. Ủy ban thường vụ Quốc hội. 2018. "Kết luận phiên họp ngày 11/9.2018".
156
57. Văn phòng Quốc hội. 2011. "Đề cương báo cáo kết quả kỳ họp thứ 2, Quốc
hội khóa XIII".
58. Văn phòng Quốc hội. 2018. "Đề cương báo cáo kết quả kỳ họp thứ 6. Quốc
hội khóa XIV".
59. Đảng Cộng sản Việt Nam. 1995. "Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp
hành Trung ương khoá VII".
60. Đảng Cộng sản Việt Nam. 1996. "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII".
61. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2001. "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX".
62. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2006. "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X".
63. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2017. "Nghị quyết số 18 – NQ/TW ngày
25/10/2017, Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
64. Chính phủ. 2007. "Nghị định 157/2007/NĐ-CP Quy định chế độ trách nhiệm
đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi
hành nhiệm vụ, công vụ".
65. Chính phủ. 2016. "Nghị định 34/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật".
66. Chính phủ. 2017. "Báo cáo số 215/BC - CP ngày 22/5/2017 của Chính phủ
đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và tình hình
triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm 2017".
67. Chính phủ. 2019. "Báo cáo số 205/BC - CP ngày 15/5/2019 về công tác quản
lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2018".
68. Chính phủ. 2019. "Báo cáo số 206/BC - CP ngày 15/5/2019 về công tác bảo
vệ môi vệ môi trường".
69. Chính phủ. 2019. "Báo cáo số 458/BC - CP ngày 9/10/2019 về sơ kết 5 năm
thực hiện Hiến pháp 2013".
157
70. Chính phủ. 2019. "Báo cáo số 481/BC - CP ngày 13/10/2019 của Chính phủ
về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2020".
71. Chính phủ. 2020. "Báo cáo số 234/BC - CP ngày 19/5/2020 đánh giá bổ
sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2020, kế hoạch triển khai
thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2020".
72. Chính phủ. 2020. "Báo cáo số 237/BC - CP ngày 19/5/2020 về phòng chống
dịch COVID-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển
kinh tế - xã hội".
73. Chính phủ. 2020. "Báo cáo số 272/BC - CP gửi các đại biểu Quốc hội, trong
đó có nội dung về phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại
học năm 2020".
74. Chính phủ. 2020. "Báo cáo số 297/BC - CP ngày 17/6/2020 của Chính phủ tiếp
thu, giải trình ý kiến của ĐBQH về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018".
75. Chính phủ. 2020. "Tờ trình số 282/TTr - CP ngày 5/6/2020 của Chính phủ về
điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc
trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020".
76. Thủ tướng Chính phủ. 2004. "Quyết định số 398/2004/QĐ-TTg về việc: Kỷ
luật với hình thức cảnh cáo đối với ông Lê Huy Ngọ".
Các bài báo khoa học
77. Bùi Thị Cần. 2017. "Trách nhiệm giải trình của chính phủ", Tạp chí Lý luận
chính trị, bản điện tử. số (07/07/2020).
78. Chu Nguyên Dương. 2005. "Tổng quan về cơ quan lập pháp các nước trên
thế giới", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. số 63
79. Bùi Xuân Đức. 2002. "Hoàn thiện cơ chế trách nhiệm của chính phủ và các
thành viên chính phủ", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. số (20).
80. Trần Ngọc Đường. 2015. "Vai trò và trách nhiệm của quyền hành pháp
trong quy trình lập pháp", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. số 12
158
81. Võ Trí Hảo. 2014. "Nâng cao trách nhiệm chính trị của Chính phủ", Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp. số (265).
82. Đỗ Minh Hợp. 2007. "Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh",
Tạp chí Triết học. số 2 (199).
83. Đỗ Minh Khôi. 2013. "Ủy ban lâm thời – những vấn đề lý thuyết và thực
tiễn", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. số 17 (249).
84. Cao Vũ Minh. 2014. "Quyền Hành pháp của Chính phủ trong Hiến pháp và
kiến nghị sửa đỏi Luật Tổ chức Chính phủ", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. số
Số Chuyên đề Hoàn thiện tổ chức bộ máy Chính phủ theo Hiến pháp 2013 (9).
85. Nguyễn Đăng Duy Nguyễn Đăng Dung. 2017. "Chính phủ kiến tạo và
những thử thách", Tạp chí nghiên cứu lập pháp. số (336).
86. Trương Hồng Quang. 2020. "Trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính nhà
nước trong xây dựng luật, pháp luật ", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. số 4 (407).
87. Bùi Ngọc Sơn. 2004. "Trách nhiệm hiến pháp", Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp. số (27).
88. Đinh Dũng Sỹ. 2020. "Bàn về cơ cấu tổ chức chính phủ nhiệm kỳ 2021-
2026", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. số (03/2020).
89. Vũ Kỳ. 1996. Bác Hồ với đêm trước kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa I, Đại
biểu nhân dân.
Đề tài khoa học và luận án
90. Trần Ngọc Đường (chủ nhiệm). 2004. Xây dựng mô hình tổ chức, phương
thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân và vì dân ở nước ta, Đề tài khoa học cấp nhà nước.
91. Trần Ngọc Đường (chủ nhiệm). 2009. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi
mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội khóa XII, Đề tài khoa học cấp bộ,
Văn phòng quốc hội.
92. Ngô Đức Mạnh (chủ nhiệm). 2002. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò,
nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị
Việt Nam qua 4 bản Hiến pháp, Đề tài khoa học cấp bộ, Văn phòng Quốc hội.
159
93. Đinh Xuân Thảo (chủ nhiệm). 2011. Tổ chức và hoạt động của Quốc hội
khóa XII và phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động khóa XIII, Đề tài
khoa học cấp bộ, Văn phòng quốc hội.
94. Lê Minh Thông (chủ nhiệm). 2019. Hoàn thiện quy định của pháp luật về
kiểm soát quyền lực giữa Quốc hội và Chính phủ theo quy định của Hiến
pháp năm 2013, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu lập pháp.
95. Đào Trí Úc (chủ nhiệm). 2005. Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do
dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Mã
số KX.05.05.
96. Lê Thanh Vân (chủ nhiệm). 2011. Hoàn thiện các quy định pháp luật về chất
vấn của đại biểu quốc hội, Đề tài khoa học cấp bộ, Văn phòng Quốc hội.
97. Trần Quốc Bình. 2011. Vai trò của Chính phủ trong quy trình lập pháp ở
Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
98. Bùi Thị Cần. 2018. Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định
và thực thi chính sách ở Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh.
99. Cao Minh Công. 2012. Trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở nước ta
hiện nay, Luận án tiến sỹ luật học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
100. Lê Thi Anh Đào. 2018. Kiểm soát quyền lực hành pháp trong nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Học viện Khoa
học xã hội.
101. Lê Văn Hòe. 1995. Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp theo định
hướng xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, Luận án tiến
sỹ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
102. Hoàng Minh Hội. 2014. Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối
với cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam, Học viện chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
103. Nguyễn Mạnh Hùng. 2018. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học,
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
160
104. Trần Thị Tuyết Mai. 2009. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao
hiệu lực và hiệu quả HĐGS của Quốc hội Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật
học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
105. Trần Hoài Nam. 2017. Vai trò, trách nhiệm của Chính phủ đối với hoạt động
xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, Luận án tiến sỹ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
106. Trần Hồng Nguyên. 2007. Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của
Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án
tiến sỹ luật học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
107. Phạm Hồng Thái. 1994. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo
hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
108. Trần Văn Thuân. 2015. Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của
Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Các trang web tiếng Việt
109. Minh An. 2018. Sai phạm của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nghiêm trọng
đến mức nào?, Báo điện tử VOV - Đài Tiếng nói Việt Nam, tại trang
https://vov.vn/nhan-su/sai-pham-cua-bo-truong-truong-minh-tuan-nghiem-
trong-den-muc-nao-769257.vov#p3. .
110. Việt Anh. 2006. Thủ tướng Phan Văn Khải: 'Xin nhận lỗi trước đồng bào',
VNExpress, tại trang https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thu-tuong-phan-
van-khai-xin-nhan-loi-truoc-dong-bao-2816738.html. .
111. Công Dũng. 2016. Hoạt động chất vấn của Quốc hội: Bài 1 - Từ buổi sơ khai
đến dòng chảy dân chủ và đổi mới, Quốc hội, tại trang
nam-quoc-hoi.aspx?itemID=30930. .
161
112. Nguyễn Sĩ Dũng. 2016. Lập pháp: những vấn đề về quy trình, Tạp chí Tia
sáng, tại trang https://tiasang.com.vn/-dien-dan/lap-phap-nhung-van-de-cua-
quy-trinh-9898. .
113. Nguyễn Sĩ Dũng. 2018. Vận hành chế độ trách nhiệm chính trị, Báo Nhân
dân hàng tháng, tại trang https://nhandan.com.vn/chinh-tri-hangthang/van-
hanh-che-do-trach-nhiem-chinh-tri-339193/. .
114. Quốc Đạt. 2018. Đặc quyền miễn trừ khi phát ngôn của nghị sĩ các nước,
VNExpress, tại trang https://vnexpress.net/dac-quyen-mien-tru-khi-phat-
ngon-cua-nghi-si-cac-nuoc-3836875.html. .
115. Bùi Thị Hải. 2017. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan
hành chính nhà nước, Tạp chí Cộng sản điện tử, tại trang
Traodoi/2017/43527/Phap-luat-ve-trach-nhiem-cua-nguoi-dung-dau-co-
quan-hanh.aspx. .
116. Võ Hải. 2018. Sáng kiến lập pháp về Luật hành chính công không được trình
Quốc hội, VNExpress, tại trang https://vnexpress.net/sang-kien-lap-phap-ve-
luat-hanh-chinh-cong-khong-duoc-trinh-quoc-hoi-3807142.html.
.
117. Hà Phương - Lê Nhân. 2018. Phiên chất vấn kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa
XIV, ZingNews, tại trang https://zingnews.vn/nhung-con-so-thu-vi-o-phien-
chat-van-theo-loi-hua-cua-quoc-hoi-post889750.html. .
118. Báo điện tử Chính phủ. 2018. Tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng TT&TT
Trương Minh Tuấn, tại trang
.
119. Nguyễn Thành. 2018. Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Đảng đoàn
Quốc hội xem xét sự việc của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Báo Công an nhân
dân điện tử, tại trang
Cong-an-Trung-uong-kien-nghi-Dang-doan-Quoc-hoi-xem-xet-su-viec-cua-
dai-bieu-Luu-Binh-Nhuong-518735/. .
162
120. Võ Văn Thành. 2016. 90 lỗi của Bộ luật Hình sự có thể 'kéo' 3 luật bị đình
trệ, VNExpress, tại trang https://vnexpress.net/90-loi-cua-bo-luat-hinh-su-co-
the-keo-3-luat-bi-dinh-tre-3427595.html. .
121. Chiến Thắng. 2014. Cần phân biệt rõ "miễn nhiệm" và "bãi nhiệm, Báo điện
tử Quân đội nhân dân, tại trang https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/can-
phan-biet-ro-mien-nhiem-va-bai-nhiem-393092. .
122. Bùi Thị Thanh Thúy. 2017. Quyền hành pháp và chủ thể thực hiện quyền
hành pháp, tại trang
https://tcnn.vn/news/detail/36481/Quyen_hanh_phap_va_chu_the_thuc_hien
_quyen_hanh_phapall.html. .
123. Linh Thư. 2014. Quốc hội là dân, dân quyết sai dân chịu chứ kỷ luật ai?,
Báo điện tử Vietnamnet, tại trang https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/qh-la-dan-
dan-quyet-sai-dan-chiu-chu-ky-luat-ai-169988.html. .
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
124. Barbara Cassin và các cộng sự. 2014. Dictionary of untranslatables: A
philosophical lexicon, Princeton University Press.
125. David Christian. 2004. Maps of Time An Introduction to Big History, With a
New Preface, University of California Press.
126. Henry Sidgwick. 1874. On a passage in Plato’s Republic, The Journal of
Philology, biên), Vol. 5-6, Macmillan and Company.
127. Gary Wasserman. 1994. The basics of American politics, 7th, Harper Collins,
New York.
128. Hironori Yamamoto. 2007. Tools for parliamentary oversight: A
comparative study of 88 national parliaments, Inter-parliamentary Union,
Geneva.
129. John DJ Huber. 1996. "The vote of confidence in parliamentary
democracies", American Political Science Review. số 90 (2).
163
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_trach_nhiem_cua_chinh_phu_truoc_quoc_hoi_theo_phap_l.pdf
- Trichyeu_HoangThiLan.pdf