Luận án Trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam

Qua vụ việc trên cho thấy một số hạn chế trong áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thứ nhất, việc phát hiện hành vi vi phạm và áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong trường hợp này là đối với ông Đinh La Thăng đại diện vốn nhà nước tại PVN là quá chậm. Chính sự chậm trễ này đã khiến việc áp dụng trách nhiệm pháp lý trở nên khó khăn và hậu quả cho xã hội lớn hơn rất nhiều. Hành vi vi phạm của ông Đinh La Thăng trong việc quyết định PVN góp vốn vào Oceanbank xảy ra từ cuối năm 2008, đến năm 2017 mới bị phát hiện và xử lý. Chính vì vậy, của ông Đinh La Thăng cho rằng mình chuyển công tác từ năm 2011 và không chịu trách nhiệm đối với các hậu quả sau này. Thứ hai, việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại gặp nhiều khó khăn. Tòa án đã áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các bị cáo về thiệt hại 800 tỷ vốn nhà nước. Cá nhân ông Đinh La Thăng phải bồi thường 600 tỷ, như vậy các bị cáo phải liên đới bồi thường thiệt hại và Tòa án đã xác định mức bồi thường cụ thể cho từng cá nhân theo vai trò thực hiện hành vi vi phạm. Điều này chưa thực sự cụ thể và người vi phạm đã không có khẳ năng để bồi thường thiệt hại như bản án đã tuyên.

pdf188 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội chủ nghĩa, tăng cường trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, giúp cho mọi người nhận thức được rằng luật không loại trừ một ai nếu có vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý, và người nào có quyền hạn càng cao thì trách nhiệm càng cao. Thực ra, đây cũng là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc công bằng, cũng là đặc điểm cần phải có của pháp luật trong nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là một chủ thể đặc biệt. Do vậy, cần có quy định hoặc hướng dẫn về việc xác định là người “có chức vụ” để áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự trong xử lý trách nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp về các tội danh trong phần các tội phạm về chức vụ. Nghiên cứu các quy định về tội phạm có chức vụ, có thể thấy những đặc trưng cơ bản của loại tội phạm này đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau: Thứ nhất, khách thể chính, thể hiện bản chất của các tội phạm về chức vụ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước, ảnh hưởng lợi ích nhà nước. Đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hành vi phạm tội trong tội phạm về chức vụ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động đầu tư của nhà nước, mất vốn nhà nước, làm giảm uy tín của nhà nước trước xã hội, đặc biệt đối với các lĩnh vực liên quan đến xã hội, đến tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực lớn của đất nước. Việc bảo đảm cho hoạt động đúng đắn đáp ứng được lợi ích nói trên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của pháp luật hình sự. Để đảm bảo cho hoạt động đầu tư của nhà nước mang lại hiệu quả, đảm bảo sự đúng đắn, những lợi ích xã hội trong mục tiêu đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp. Nhà nước đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được trao các quyền hạn nhất định trong quá trình thực hiện, đặc biệt các quyền hạn đó có thể quyết định tới các nguồn lực có thể rất lớn. Việc người đại diện phần vốn nhà nước lợi dụng quyền hạn được giao hay chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp có được từ việc đại diện vốn nhà nước để vi phạm pháp luật nhằm vụ lợi, làm ảnh hưởng đến xã hội, doanh nghiệp, lợi ích nhà nước, hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước và do đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thứ hai, tội phạm về chức vụ do người có chức vụ thực hiện, trong đó yếu tố lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội là yếu tố bắt buộc phải có. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng 166 lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ. Người đại diện phần vốn nhà nước được coi là thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao và được trao các quyền nhất định trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thỏa mãn yếu tố chủ thể của các tội phạm về chức vụ. Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để vi phạm là tình tiết tăng nặng để xác định khung hình phạt. Mặt khác, người có chức vụ là chủ thể đặc biệt trong chương tội phạm có chức vụ. Chính vì vậy, khung hình phạt đối với các tội về chức vụ đều thể hiện nguyên tắc này. Thứ ba, tội phạm được thực hiện trong khi thực hiện công vụ. Hành vi phạm tội của người đại diện được thực hiện trong quá trình đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Các hành vi phạm tội trong phần các tội phạm về chức vụ liên quan chặt chẽ tới hoạt động thực hiện công vụ của người có chức vụ, quyền hạn và khách thể của các tội phạm này cũng ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nhà nước. Các tội phạm này luôn luôn gắn với việc thực hiện công vụ của một người nào đó và vì vậy bao giờ cũng xâm phạm đến quan hệ xã hội bảo đảm cho hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Hoạt động đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là một hoạt động đặc thù. Do vậy để xác định được dấu hiệu nêu trên, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có Nghị quyết hướng dẫn về việc áp dụng các tội danh trong phần các tội phạm về chức vụ đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ngoài những vấn đề nêu trên, cần bổ sung, hoàn thiện các tội danh về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. 3.2.3.3. Đối với trách nhiệm hành chính của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp Để hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa hành vi vi phạm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cần quy định rõ về trách nhiệm hành chính của người đại diện phần vốn nhà nước. Người đại diện khi thực hiện nhiệm vụ phải đảm bảo các chuẩn mực trong thực hiện nghĩa vụ của mình. Chính phủ cần ban hành một nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Việc xử lý vi phạm hành chính kịp thời sẽ giúp cho việc ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm, đồng thời mang tính răn đe đối với người đại diện, các cơ quan, tổ chức, 167 cá nhân có liên quan. Điều này cũng sẽ giúp giải quyết được thực trạng nan giải đã được nêu ở chương 2 về thực trạng áp dụng trách nhiệm pháp lý, đó là việc có nhiều cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhưng không ngăn chặn kịp thời được hành vi vi phạm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp dẫn tới nhiều vụ việc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tới vốn nhà nước và doanh nghiệp. Nếu quy định rõ việc xử lý vi phạm hành chính đối với người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng thời quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thì các hành vi vi phạm sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời hơn, hạn chế các hậu quả nghiêm trọng. 4.2.3.4. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp cần quy định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại và các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp người đại diện có hành vi vi phạm. Hiện nay, trách nhiệm bồi thường của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi có hành vi vi phạm còn chưa rõ ràng, thiếu cơ sở để áp dụng. Điều này có thể dẫn tới tình trạng vô trách nhiệm của người đại diện, tình trạng lộng quyền của đại diện phần vốn nhà nước, tệ tham nhũng nảy nở và lây lan. Người đại diện có thể không thực hiện công việc vì lợi ích nhà nước (bảo toàn, phát triển vốn nhà nước, mang lại lợi tức cho nhà nước), lợi ích của doanh nghiệp, của cổ đông, người góp vốn khác mà sẽ vì lợi ích của cá nhân người đại diện. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp là vấn đề cấp bách hiện nay. Để hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, quy định rõ về trách nhiệm bồi thường của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Bổ sung các quy định về trách nhiệm bồi thường trong các quy định của pháp luật về người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Có thể áp dụng trách nhiệm bồi thường của cán bộ, công chức khi được cử làm người đại diện hoặc áp dụng chế độ hợp đồng đối với người đại diện để có cơ sở áp dụng trách nhiệm bồi thường. Thứ hai, quy định rõ về hành vi vi phạm và các trường hợp áp dụng trách nhiệm bồi thường. Để có cơ sở áp dụng trách nhiệm bồi thường thì phải có quy định rõ về các hành vi vi phạm và việc áp dụng bồi thường thiệt hại trong từng trường hợp cụ 168 thể. Phân định giữa thiệt hại do nguyên nhân khách quan trong kinh doanh và thiệt hại do hành vi vi phạm của người đại diện. Thứ ba, quy định rõ về việc xác định thiệt hại thực tế và mức bồi thường thiệt hại. Cần quy định rõ cơ sở, căn cứ xác định mức thiệt hại thực tế, ví dụ như: việc thất thoát vốn nhà nước là bao nhiêu, căn cứ nào để xác định. Trên cơ sở đó cần quy định rõ mức bồi thường, cách thức bồi thường. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Có thể cho phép thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Việc yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng mức bồi thường. Thứ tư, quy định các trường hợp liên đới chịu trách nhiệm bồi thường. Hiện nay, có những trường hợp nhiều người cùng được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo tỷ lệ phần trăm vốn nhà nước. Vậy trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau. 4.2.3.5. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về miễn, giảm trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo vệ người trung thành, ngay tình vì lợi ích của nhà nước, DNCVNN nhưng gặp phải các yếu tố bất lợi hoặc yếu tố bất khả kháng thì cần hoàn thiện và bổ sung một số trường hợp miễn trừ trách nhiệm cho người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau: Thứ nhất, miễn trách nhiệm cho thành viên HĐQT phản đối thông qua nghị quyết sai trái của HĐQT. Điều này cần được quy định trong pháp luật về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo đó nếu người đại diện là thành viên hội đồng quản trị đã bỏ phiếu hoặc biểu quyết phản đối thông qua nghị quyết sai trái của HĐQT được miễn trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên cần phải quy định cụ thể theo hướng: Một là, người đại diện phần vốn nhà nước không được trốn tránh không tham dự họp thông qua nghị quyết của HĐQT. Vì nhiệm vụ quan trọng của thành viên HĐQT là tham dự đầy đủ các cuộc họp HĐQT. Tại cuộc họp HĐQT, người đại diện phần vốn nhà nước phải bày tỏ chính kiến của mình chứ không được thụ động. Vì vậy, việc thành viên HĐQT tham gia cuộc họp HĐQT nhưng không bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu trắng/trống cũng 169 không được coi là phản đối thông qua nghị quyết của HĐQT. Hai là, ý kiến phản đối của người đại diện phần vốn nhà nước phải được thể hiện ở việc người đó bỏ phiếu chống lại nghị quyết này hoặc có ý kiến biểu quyết phản đối, không tán thành được ghi nhận trong biên bản họp HĐQT. Thứ hai, miễn trách nhiệm pháp lý cho người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không thực hiện quyết định trái pháp luật của cấp trên. Nếu người đại diện phản đối, áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn cản việc thực hiện quyết định trái pháp luật của cấp trên và thực tế bản thân đã không thực hiện theo quyết định này thì được miễn trách nhiệm pháp lý mặc dù không ngăn cản thành công việc thực hiện quyết định này. Thứ ba, miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người đại diện trong trường hợp phải tuân theo lệnh của cấp trên (cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước), HĐQT và ĐHĐCĐ. Về nguyên tắc, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải tuân theo quyết định của cấp trên, HĐQT và ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, khi phát hiện quyết định của cấp trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì người đại diện phải có ý kiến về vấn đề này. Nếu cấp trên vẫn yêu cầu người đại diện phải tuân thủ quyết định này thì người đại diện phải báo cáo lên cấp trên cao hơn. Tuy nhiên, người đại diện được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại gây ra. Thứ tư, miễn trách nhiệm pháp lý cho người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong trường hợp người đại diện phải báo thông tin liên quan đến DNCVNN cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật: Trong trường hợp người đại diện phải khai báo thông tin liên quan đến DNCVNN cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì người đại diện phần vốn nhà nước không phải chịu trách nhiệm cho những hậu quả xảy ra cho DNCVNN do thông tin khai báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy định này được sử dụng để bảo vệ người đại diên khai báo hoặc tố giác tội phạm theo quy định của pháp luật. Người đại diện cũng phải có nghĩa vụ tham gia phòng và chống tội phạm, nhất là đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự quản lý kinh tế và môi trường. Vì vậy, người đại diên bắt buộc phải khai báo hoặc tố giác các tội phạm mà BLHS liệt kê đù tội phạm đó được thực hiện bởi DNCVNN hoặc bởi người của DNCVNN. 3.2.4. Quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, xử lý trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước một cách thống nhất. 170 Để người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện tốt chức trách, bổn phận của mình trong hoạt động cần ban hành nghị định quy định rõ chế độ trách nhiệm, phân cấp quản lý, sử dụng, đánh giá người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó, quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý, sử dụng đánh giá người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đối với hoạt động quản lý vốn nhà nước, xem xét trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước. Điều này gây ra nhiều bất cấp. Do vậy, cần phải có quy định tập trung, thống nhất về vấn đề này. Chính phủ cần sửa đổi Nghị định 49/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 05 năm 2014 về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu theo hướng tập trung một đầu mối và chịu trách nhiệm cá nhân, tránh tình trạng chống chéo và không xác định rõ trách nhiệm khi để xảy ra sai phạm. 3.2.5. Quy định rõ mối quan hệ giữa trách nhiệm pháp lý của người đại diện với trách nhiệm chính trị của đảng viên tránh những mâu thuẫn, chồng chéo Hoạt động của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở các tập đoàn, tổng công ty lớn mang tính chiến lược của quốc gia ngoài mục đích kinh doanh còn phục vụ những mục tiêu chính trị, mục tiêu xã hội khác. Những quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải thể hiện được tính chính trị - xã hội. Đồng thời, cần xác định rõ giữa trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp với trách nhiệm chính trị của người đại diện với tư cách là đảng viên, giữ các chức vụ trong Đảng. Điều này cần có quy định rõ ràng, tránh áp dụng một cách tùy tiện hay khiến cho hoạt động của doanh nghiệp, của người đại diện phần vốn nhà nước bị ảnh hưởng bởi tư duy nhiệm kỳ hay những mục tiêu ngắn hạn. Nói cách khác trách nhiệm chính trị của người đại diện phần vốn nhà nước phải được pháp luật hóa, phải được thẩm thấu vào trách nhiệm pháp lý. Quá trình hoàn thiện chế định trách nhiệm pháp lý của người đại diện trong hoạt động đại diện phần vốn nhà nước, cần thiết phải phân biệt trách nhiệm đối với doanh nghiệp và trách nhiệm đối với nhà nước. Điều này xuất phát từ quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền. Một đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền là giữa Nhà nước và cá nhân có trách nhiệm qua lại. Nhà nước, các cơ quan, công chức nhà nước có trách nhiệm trước nhân dân về mọi 171 quyết định và hành vi của mình. Nhà nước có quyền áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nếu có hành vi vi phạm và ngược lại Nhà nước cũng phải có trách nhiệm đối với người đại diện trong hoạt động đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đây cần thiết phải là cơ chế hai chiều, tạo điều kiện cho người đại diện có thể thực hiện được nhiệm vụ theo đúng quy định. Nếu việc không thực hiện được trách nhiệm đại diện do lỗi của cơ quan nhà nước thì cần phải quy định miễn trách nhiệm cho người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ví dụ: Trong trường hợp có chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền và người đại diện thực hiện theo đúng chỉ đạo đó thì phải xác định miễn trách nhiệm cho người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Song song với quy định người đại diện phải chấp hành quyết định của cơ quan đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì phải quy định khi có căn cứ để cho là quy định đó trái pháp luật thì phải báo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định đó và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó. Việc quy định như vậy chỉ nhằm giải phóng trách nhiệm pháp lý cụ thể của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, người ra quyết định có phải chịu trách nhiệm và trách nhiệm thế nào, pháp luật hiện nay chưa có quy định. Do vậy, cần quy định rõ các trường hợp miễn trách nhiệm của người đại diện do lỗi của cơ quan nhà nước và quy định rõ trách nhiệm của cơ quan đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 3.2.6. Cần xây dựng quy định cơ sở pháp lý cho việc thống kê, công khai trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Cần tiến hành công tác thống kê trong quá trình xử lý các vi phạm pháp luật của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đây là một cơ sở để xem xét đánh giá hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đồng thời là cơ sở để đánh giá chính sách trong quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Chính phủ cần có một nghị định quy định về công tác thống kê, chế độ báo cáo và mối quan hệ của các bộ, ngành, địa phương trong việc thống kê các vi phạm pháp luật của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đặc biệt là những vi phạm phát hiện được qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với doanh nghiệp. Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là đầu mối tổng hợp chung. 3.2.7. Hoàn thiện quy định về mối quan hệ trách nhiệm pháp lý giữa người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp với các chủ thể khác 172 Hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, mối quan hệ, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể, trong đó có người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho tương thích, phù hợp. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, khắc phục tình trạng chế độ trách nhiệm không rõ ràng. Quy định rõ trình tự, thủ tục trong đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Vấn đề nào phải báo cáo, xin phép cơ quan có thẩm quyền; thời hạn, trình tự thủ tục báo cáo, xin phép, cho ý kiến Việc này sẽ xác định rõ được trách nhiệm trong thực hiện cũng như trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm. 3.2.8. Ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc xử lý trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp Xây dựng quy chế phối hợp giữa công an, Tòa án, Viện kiểm sát, thanh tra, kiểm tra Đảng về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhất là hành vi tham nhũng, trong đó quy định rõ chức trách, nhiệm vụ của các cơ quan điều tra, kiểm sát, thanh tra, kiểm tra trong việc xử lý hành chính, hình sự và xử lý kỷ luật đối với những người đại diện có hành vi phạm pháp luật, nhất là tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, cần ban hành quy định hướng dẫn thống nhất trong toàn quốc về trình tự, cách thức áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý, chế tài đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện tốt quy định này. 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện quy định về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp 3.3.1. Tăng cường việc quản lý người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp Đẩy mạnh cải cách quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp trên cả bốn nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; gắn cải cách khu vực kinh tế có vốn nhà nước với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đẩy lùi tham nhũng tiêu cực; cải cách trong quản lý vốn nhà nước phải được tiến hành đồng bộ với quy định và thực hiện chặt chẽ trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Xây dựng đội ngũ người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có năng lực, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tính kỷ luật, kỷ cương gắn với cải cách 173 chế độ tiền lương, nâng cao đời sống của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 3.3.2. Kiện toàn các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan quản lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Quy định rõ thẩm quyền, đầu mối, trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý các sai phạm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Cán bộ làm việc tại các cơ quan này phải thật sự trong sạch, vững mạnh, có đầy đủ khả năng chuyên môn, trang bị phương tiện để phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm pháp luật của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý các người đại diện có hành vi phạm pháp luật cho dù người đại diện đó ở cương vị nào, không phân biệt đối xử trong quá trình xử lý. Cần có văn bản quy định việc phối hợp trong xử lý trách nhiệm đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vi phạm. Đảm bảo chặt chẽ, phù hợp. Từ đặc thù của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà cần có các quy định riêng cũng như giải pháp trong việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trình tự, thủ tục trong xem xét trách nhiệm pháp lý của người đại diện cần được quy định rõ ràng làm cơ sở cho việc áp dụng. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm thì cơ quan thanh tra thực hiện các thủ tục nào để áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người diện hay chuyển cho cơ quan quản lý của người đại diện thực hiện xử lý trách nhiệm pháp lý của người đại diện, trách nhiệm trong việc không xử lý đối với người đại diện như thế nào?. Qua những vụ án lớn liên quan đến trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp xảy ra trong thời gian qua cho thấy: qua thanh tra, kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm, nhưng hành vi vi phạm không bị ngăn chặn, xử lý kịp thời dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về sau. Điều này cho thấy quy định về trình tự, trách nhiệm, thẩm quyền trong áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người đại diện phấn vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn thiếu, chưa rõ ràng. 3.3.3. Nâng cao ý thức pháp luật của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp Một trong những giải pháp nhằm phát huy thiết thực việc thực hiện trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chính là việc phải 174 nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ý thức pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động áp dụng pháp luật. Khi người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có ý thức pháp luật nghề nghiệp cao, nhận thức đầy đủ và sâu sắc pháp luật về trách nhiệm pháp lý cũng như các văn bản pháp luật có liên quan thì việc thực hiện vai trò của mình sẽ tốt hơn rất nhiều. Hiện nay ở nước ta, để tiến hành tốt công tác giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau đây: - Thứ nhất, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giải thích văn bản pháp luật về trách nhiệm pháp lý. Công tác này tiến hành tốt sẽ giúp các chủ thể pháp luật nhận thức rõ nội dung của những văn bản trên, từ đó họ tôn trọng và thực hiện đúng đắn nội dung của chúng. Ở đây cần thiết phải có sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp với các tổ chức nghiên cứu giảng dạy về khoa học pháp lý và các phương tiện thông tin đại chúng. - Thứ hai, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Cần tạo ra một đội ngũ người đại diện có ý thức pháp luật nghề nghiệp cao. Chú trọng đào tạo những kiến thức pháp lý cơ bản và việc bồi dưỡng thường xuyên những kiến thức mới và các quy định pháp luật mới của Nhà nước. - Thứ ba, kết hợp việc giáo dục pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, với giáo dục văn hóa kinh doanh, quản trị doanh nghiệp. Khi một người có trình độ văn hóa cao, có kỹ năng quản trị doanh nghiệp thì việc tuân thủ pháp luật sẽ được tăng cường. 3.3.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thanh tra và kiểm tra là những chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý, nó có vai trò hết sức to lớn trong việc bảo đảm pháp chế và kỷ luật nhà nước. Hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước phát hiện ra các vụ việc vi phạm pháp luật, ngăn ngừa vi phạm, đồng thời bảo đảm việc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp có hiệu quả, đánh giá được thực trạng đầu tư vốn nhà nước. Bên cạnh việc đổi mới về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với công tác đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Các tập đoàn, tổng công ty cần phải tổ chức và tăng cường hơn nữa hoạt động kiểm tra nội bộ. Triển khai thực hiện 175 tốt hoạt động kiểm tra nội bộ trong các tập đoàn, tổng công ty sẽ là một trong những biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu nhất tình trạng vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm kỷ luật của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở các công ty con nói riêng. 3.3.5. Xử lý nhanh chóng, kịp thời, đúng tính chất, mức độ các hành vi vi phạm pháp luật trong đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Công khai hóa hơn nữa việc xử lý vi phạm pháp luật của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Việc xử lý những vụ vi phạm pháp luật điển hình cần được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những công việc trên sẽ góp phần tích cực đến việc nâng cao và hoàn thiện nhận thức về trách nhiệm pháp lý nói riêng, nâng cao và hoàn thiện ý thức pháp luật nói chung. Tăng cường chế độ cho người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, gắn với hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tạo điều kiện thúc đẩy người đại diện đặc biệt là những người được giao giữ các chức vụ tại doanh nghiệp năng động, sáng tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 176 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Nhu cầu hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bắt nguồn từ yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách việc quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, khắc phục thực trạng những hạn chế trong quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Việc hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay phải bảo đảm các mục tiêu và phương hướng hoàn thiện. Căn cứ nhu cầu, phương hướng hoàn thiện, giải pháp hoàn thiện về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được cụ thể hóa thành hai nhóm giải pháp: nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật và nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện các quy định về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy định về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm: Sửa đổi, bổ sung các quy định về tính chất, phạm vi hoạt động của người đại diện; Hoàn thiện quy định về nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Hoàn thiện các quy định về các hình thức trách nhiệm pháp lý của người đại diện bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự; Quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, xử lý trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước; Quy định rõ mối quan hệ giữa trách nhiệm pháp lý của người đại diện với trách nhiệm chính trị của đảng viên tránh những mâu thuẫn, chồng chéo; Xây dựng quy định cơ sở pháp lý cho việc thống kê, công khai trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Hoàn thiện quy định về mối quan hệ trách nhiệm pháp lý giữa người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp với các chủ thể khác;.. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện quy định về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm: Tăng cường việc quản lý người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Kiện toàn các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Nâng cao ý thức pháp luật của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với người 177 đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Xử lý nhanh chóng, kịp thời, đúng tính chất, mức độ các hành vi vi phạm pháp luật trong đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Việc tiến hành một cách mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp là cơ sở cho việc hoàn thiện quy định về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện ở nước ta hiện nay. 178 D. KẾT LUẬN Trên cơ sở cơ chế quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, luận án triển khai phân tích cơ sở lý luận của sự tồn tại trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, mối quan hệ giữa người đại diện phần vốn nhà nước với nhà nước là quan hệ đại diện. Trong đó, người đại diện phần vốn nhà nước đại diện cho nhà nước thực hiện các quyền của cổ đông nhà nước tại DNCVNN theo quy định của pháp luật. Trong mối quan hệ này người đại diện phần vốn nhà nước phải thực hiện nhiệm vụ công do nhà nước giao, họ phải ghánh chịu các trách nhiệm pháp lý nếu có vi phạm. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có thể sẽ vi tư lợi mà xâm phạm lợi ích của nhà nước nếu không được kiểm soát. Vì vậy, trách nhiệm pháp lý là công cụ nhằm ngăn chặn người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm. Luận án cũng chỉ ra rằng bên cạnh trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phải xem xét trách nhiệm pháp lý của các chủ thể khác có nghĩa vụ trong quản lý vốn nhà nước như: cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước Pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ về nghĩa vụ và hậu quả pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước nếu có hành vi vi phạm. Xét về mặt cấu trúc, pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm văn bản quy phạm pháp luật mà nòng cốt là Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26/11/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nội dung của pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm: 1) Các quy định về nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; 2) Các quy định về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm: trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hình sự; 3) Nội dung quy định về miễn trách nhiệm pháp lý; 4) Nội dung pháp luật về thực thi pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Qua khảo cứu thực trạng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, luận án chỉ ra một số mặt 179 tích cực cũng như một số mặt còn tồn tại của pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam. Từ đó, luận án đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trong đó có một số kiến nghị sau: Thứ nhất, về phương hướng pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng, phù hợp với nguyên tắc quản trị tốt được thừa nhận rộng rãi trên thế giới và phù hợp với thực trạng DNCVNN ở Việt Nam. Thứ hai, luận án đưa ra một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện một số nội dung cụ thể của pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thứ ba, bên cạnh đó luận án cũng đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 180 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Chính phủ (2015), Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 Về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, Hà Nội. 2. Chính phủ (2015), Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 Về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Hà Nội. 3. Chính phủ (2015), Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 Về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp 4. Chính phủ (2015), Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 Về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước 5. Chính phủ (2014), Nghị định số 128/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 Về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước 6. Chính phủ (2014), Nghị định số 57/2014/NĐ-CP ngày 16/06/2014 Về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước 7. Chính phủ (2013), Nghị định 151/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 Về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước 8. Chính phủ (2012), Nghị định 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 Về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp 9. Chính phủ (2011), Nghị định 66/2011/NĐ-CP ngày 01/08/2011 Quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước 10. Chính phủ (2016), Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư năm 2016 181 11. Chính phủ (2018,) Báo cáo số 217/BC-CP về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 – 2016 12. Chính phủ (2018), Nghị định số 149/2013/NĐ-CP Về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 13. Chính phủ (2018), Báo cáo về công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2018 14. Nguyễn Đình Cung và Bùi Văn Dũng (2013), Đổi mới mô hình thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN: lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng vào Việt Nam, sách tham khảo – NXB Từ điển Bách khoa. 15. Trần tiến Cường (2005), Doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước, pháp luật điều chỉnh và mô hình chủ sở hữu theo kinh nghiệm quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội. 16. TS. Trần Tiến Cường (2013), “Mô hình hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước: Kinh nghiệm của Trung Quốc và Singapore và bài học tham khảo đối với Việt Nam” Nxb Thống kê, Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Dung (2009), "Bản chất của cơ chế thực thi quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước", Luật học, (7), (110), tr. 8-13. 18. TS. Trần Thanh Hồng (2016), “Kinh nghiệm quản lý và đầu tư vốn nhà nước của Temasek”, Trang thông tin điện tử tổng hợp Ban Kinh tế trung ương 19. Phạm Thị Thanh Hòa (2012), Cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 20. Nguyễn Ngọc Hòa (2015), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Tư pháp năm 2015 21. Phùng Thế Hùng “Giám sát vốn nhà nước: Nhìn từ sai phạm của VNPT”. Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 17/2013 22. Nguyễn Thị Thu Hương (2009), Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Luận án tiến sỹ kinh tế, học viện Tài chính, Hà Nội. 23. Trần Thị Mai Hương (2006), Cơ chế quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 182 24. Nguyễn Thị Lan Hương (2013), Những vấn đề pháp lý về tài chính doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Quỳnh Hương (2014), Xác định rõ quyền, trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tạp chí Tài chính, số 4 năm 2014, Trang 35-36. 26. Bùi Văn Huyền (2009), "Doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước ở Xingapo", Nghiên cứu kinh tế, 11(378), tr. 63-72. 27. Phạm Thị Huyền (2017), Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4 năm 2017 28. Nguyễn Thị Luyến (2012), Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với “công ty mẹ - công ty con” trong khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội. 29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Công An nhân dân năm 2007 30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam Tập 2, Nxb Công An nhân dân năm 2013 31. Báo Nhân dân (2019) Bài “Công tác cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước” số ra ngày 11/4/2019 32. Nguyễn Xuân Nam (2005), Luận án tiến sĩ "Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với Tổng công ty 91 phát triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam", năm 2005 33. PGS.TS. Nguyễn Đăng Nam (2009), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009 của Bộ tài Chính "Chính sách và cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp giai đoạn đến 2020" 34. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2016), Luận án tiến sĩ Luật học “Pháp luật quản lý phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” Học viện khoa học xã hội, năm 2016. 35. Nguyễn Thị Mỵ (2012), Quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 183 36. Quang Minh (2010), "Ai thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước", Thời báo kinh tế Sài Gòn, ngày 23/9/2010. 37. Nguyễn Xuân Phúc (2012), Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 38. Nhà pháp luật Việt – Pháp, Quỹ pháp luật Châu âu lục địa và tổ chức quốc tế Pháp ngữ (2011), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, Nxb Từ điển Bách khoa, Trang 468 39. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư năm 2005; 40. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp năm 2005; 41. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp năm 2014 42. Quốc hội (2020), Luật Doanh nghiệp năm 2020 43. Quốc hội (2014), Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 44. Quốc hội (2003), Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 45. Quốc hội (2010), Luật Thanh tra năm 2010 46. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 47. Quốc hội (2018), Luật phòng, chống tham nhũng, năm 2018 48. Quốc hội (2003), Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 49. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự năm 2015 50. Quốc hội (2018) Nghị quyết số 60/2018/QH14 về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 51. Nguyễn Mạnh Quân, Tái cấu trúc Doanh nghiệp nhà nước – một số vấn đề về nguyên tắc và phương pháp tiếp cận, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 193 tháng 7/2013, trang 29 52. Ngân hàng thế giới (1999), Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới: Giới quan chức trong kinh doanh, ý nghĩa kinh tế và chính trị của sở hữu nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 53. Ngân hàng thế giới (1999), Giới quan chức trong kinh doanh - Ý nghĩa kinh tế và chính trị của sở hữu nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 184 54. Ngân hàng phát triển Châu á và Bộ Tài chính (2013) Báo cáo so sánh kinh nghiệm trên thế giới về quản lý vốn nhà nước năm 2013 55. SCIC (2010), Định hướng phát triển giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội. 56. Thanh tra Chính phủ (2018), Văn bản số 355/KL-TTCP về Kết luận thanh tra Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu. 57. Thanh tra Chính phủ (2019), Văn bản số 105/KL-TTCP về Kết luận thanh tra Quá trình cổ phần hóa Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam; việc thoái vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Nhựa y tế (Mediplast), Tổng công ty Cổ phần Y tế (Danameco); việc sáp nhập Công ty Cổ phần Nhựa y tế vào Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam. 58. Thanh tra Chính phủ (2017), Văn bản số 2810/KL-TTCP về Kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và một số đơn vị thành viên. 59. Thanh tra Chính phủ (2017), Văn bản số 2569/KL-TTCP về Kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản, cổ phần hóa, thoái vốn và tái cơ cấu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. 60. Thanh tra Chính phủ (2017), Văn bản số 2819/KL-TTCP về Kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương VIệt Nam. 61. Thanh tra Chính phủ (2016), Văn bản số 2105/KL-TTCP về Kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nhiệm vụ đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) 62. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2019), Bản án số 32/2019/HSST về hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản tại CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 63. Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (2019), Bản án số 53/2019/HS-PT về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ” 185 64. Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (2017), Bản án số 551/2017/HS-PT về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tại Tổng công ty xuất nhập khẩu và đầu tư phát triển Hà Nội. 65. Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (2018), Bản án số 57/2018/HS-PT về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” đối với Ông Đinh La Thăng và đồng phạm xảy ra ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. 66. Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (2018), Bản án số 43/2018/HS-PT về hành vi "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’’ và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) 67. Nguyễn Bích Thủy (2008), Đề cao trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước, Tạp chí Xây dựng số 6/2008. 68. Lê Nguyễn Hương Trinh (2006), Về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Triết học số 5/2006. 69. Nguyễn Kế Tuấn (Chủ nhiệm) (2010), Đề tài KX04.09/06-10, giai đoạn 2006- 2010 - Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. 70. Phạm Thị Tường Vân (Chủ biên) (2014), Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội. 71. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 72. Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội. 73. Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, PGS.TS. Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2010), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 (tập I), Nxb Chính trị quốc gia HN năm 2010 74. Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, PGS.TS. Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2010), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 (tập II), Nxb Chính trị quốc gia HN năm 2010 75. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2014), Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Khoa học xã hội năm 2014 76. Ủy ban kiểm tra Trung ương (khóa 12) Kết luận kỳ họp thứ 15. 186 II. Tài liệu tham khảo Tiếng Anh 77. World Bank (2014). Corporate Governance of State-Owned Enterprises in Latin America Current Trends and Country Cases. July 2014 78. IMF Working Paper (2017). European Department State-Owned Enterprises in Emerging Europe: The Good, the Bad, and the Ugly. October 2017 79. Dr. Sanzhu Zhu, Dr Carol G. S. Tan, Prof. Peter Muchlinski (2013). Corporate Governance: A Legal Study on the Reform of State-Owned Enterprises in China. Song Xiaolei, 2013 80. Dag Detter (2006), Valuable Companies Create valuable jobs: The Swedish Reforms of State owned enterprises – A case study in corporate governance, June 2006. 81. Fang Hu and Sidney C. M. Leung (2011), Appointment of Politically Connected Top Executives and Subsequent firm performance and corporate governance: Evidence from China’s Listed SOEs. 82. Fang Hu and Sid OECD (2005a), Corporate governance of state owned enterprises: A survey of OECD countries, ISBN 92-64-00942-6. 83. Government Office of Swenden (2011), Annual Report State owned companies 2010. 84. Maria Vagliasindi (2008), Governance Arrangements for State Owned Enterprises, Policy Research Working Paper No. 4542, The World Bank, Sustainable Development Network, March 2008. 85. Simon C. Y. Wong (2004), Improving Corporate Governance in SOEs: An Integrated Approach, Corporate Governance International, Volume 7, Issue 2, June 2004. 86. William P. Mako and Chunlin Zhang (2004), State Equity Ownership and Management in China: Issues and Lessons from International Experience, Policy Dialogue on Corporate Governance in China, Hosted by The Shanghai Stock Exchange and OECD, Shanghai, China, 25-26/2/2004. 87. A World bank country study. China's Management of Enterprise Assets: The State as Shareholder. Washington DC, 1997 187 88. Michelle Welsh & Helen Anderson (2005), Directors’ personal liability for corporate fault: an alternative model, Adelaide Law Review 89. Rees Ray (1989), Public Enterprise Economics, 2nd Ed., Philip Allan, Deddington, Oxford, trang 1 90. Michael C. Jensen & William H. Meckling (1976), The Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs, and Ownership Structure, 3 J. FIN. ECON 91. Kathleen M. Eisenhardt, Agency Theory: An Academy and Review, The Academy of Managem Review, Vol.14, No.1 (Jan, 1989) 92. OECD (2008), Using the OECD Principles of Corporate Governance – a boardroom perspective 93. Michael C. Jensen & William H. Meckling (1976), The Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs, and Ownership Structure, 3 J. FIN. ECON. Trang 305 94. Kathleen M. Eisenhardt, Agency Theory: An Academy and Review, The Academy of Managem Review, Vol.14, No.1 (Jan, 1989), trang 60 95. Michelle Welsh & Helen Anderson (2005), Directors’ personal liability for corporate fault: an alternative model, Adelaide Law Review, vol 26. Trang 310 96. Michelle Welsh & Helen Anderson (2005), Directors’ personal liability for corporate fault: an alternative model, Adelaide Law Review, vol 26. Trang 315 97. Michael Bradley & Cindy A. Schipani (1989), The Relevance of the Duty of Care Standard in Corporate Governance, Jowa Law Review, Vol, 75:1 98. Michael C. Jensen & William H. Meckling (1976), The Theory of the Firm: Manangerial Behavior, Agency Costs, and Ownership Structure, 3 J.FIN. ECON.305 (1976) 99. Wendi J. Powell (2007), Corporate governance and fiduclary duty: The “Mickey mouse rule” or legal conslutency, protection of sharcholder expectations, and balanced director autonomy, GEO, MASON I. REV. Vol. 14:3 100. Z.Jill Barclift (2006), Senior corporate officers and the duty of condor: do the CEO and CFO have a duty to inform?, Valparaiso University Law Review, Vol. 41 188 101. Jae Yeol Kwon (2004), Corporate governance from a comparative perspective: specific application of the duty of loyelty in Korea, Pacific Basin Law Journal, Vol.22 102. G20/OECD Principle of Gorporate Governance, 2015 103. OECD, State-Owned Enterprises in Asia: National Practices for Performance Evaluation and Management. Paris

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_trach_nhiem_phap_ly_cua_nguoi_dai_dien_phan_von_nha.pdf
  • pdfdiem moi LA PT Anh tieng anh.pdf
  • pdfdiem moi LA PT Anh tieng viet.pdf
  • pdfTom tat LA PT Anh tieng anh.pdf
  • pdfTom tat LA PT Anh tieng Viet.pdf
Luận văn liên quan