Hoạt động đầu tư giữ vai trò trọng yếu trong quá trình phát triển của mọi quốc
gia nói chung và từng địa phương nói riêng, nhất là các nền kinh tế đang phát triển
và chuyển đổi như Việt Nam hiện nay. Hoạt động đầu tư diễn ra ở hầu hết các
ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nhất là đầu tư vào lĩnh vực sản xuất có lợi thế cạnh
tranh. Do đó, phải huy động nguồn lực của các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước
tham gia; trong đó, việc thu hút đầu tư tư nhân để phát triển kinh tế của địa phương
là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng sông
Cửu Long đồng thời lại là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp
giáp với Thành phố Hồ Chí Minh- một trung tâm kinh tế vào bậc nhất cả nước- có
nhiều lợi thế và tiềm năng nhưng kết quả đã đạt được trong tiến trình phát triển vừa
qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình.
160 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân- Nghiên cứu tại Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích cực trong việc
thu hút đầu tư tư nhân.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh trong thu hút đâu tư tư nhân, tỉnh cần bố trí
nguồn lực hợp lý để xây dựng cở sở hạ tầng kể cả cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ
tầng xã hội để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất
kinh doanh. Về hạ tầng kỹ thuật, cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
đồng bộ như: các công trình giao thông kết nối với các tuyến đường cao tốc, các
tuyến quốc lộ, các công trình giao thông ngoài hàng rào của các khu, cụm công
nghiệp; cảng biển và hệ thống cảng sông để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu
tư rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí lưu thông trong việc vận chuyển và xuất
nhập khẩu hàng hóa. Các công trình giao thông trọng điểm đi qua địa bàn tỉnh cần
ưu tiên đầu tư sớm trong thời gian tới, cụ thể như: đường tỉnh, đường huyện; cảng
biển Long An (theo qui hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cảng biển
Long An thuộc cụm cảng quốc tế số 5); hệ thống các tuyến đường vành đai kết nối
giữa tỉnh Long An với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực (đường
vành đai 3, đường vành đai 4, đường cao tốc Bến Lức (Long An) - Long Thành
(Đồng Nai)
Ngoài ra, tỉnh cần ưu tiên đầu tư các công trình cấp điện; cấp, thoát nước;
các công trình cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp; các công trình cơ sở hạ tầng thương
mại để tạo điều kiện tiếp nhận các doanh nghiệp mới vào đầu tư hoặc duy trì và mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
5.2.2. Khai thác và phát huy lợi thế của địa phương:
Để khai thác tốt và phát huy lợi thế của địa phương cần thực hiện các giải
pháp sau:
Xúc tiến đầu tư các công trình hạ tầng giao thông (cầu, đường, cảng) kết nối
giữa các công trình giao thông của tỉnh với các công trình trọng điểm của trung
ương, của các tỉnh giáp ranh để tạo ra hệ thống giao thông liên hoàn và thông suốt,
125
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa đẩy mạnh tiêu thụ
trong nước hoặc xuất khẩu với chi phí hợp lý;
Ban hành chính sách thu hút nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên
địa bàn tỉnh trong đó quan tâm đến chính sách hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp
như: chính sách hỗ trợ chi phí di dời, chính sách hỗ trợ khi doanh nghiệp áp dụng
khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, có thương hiệu;
chính sách đào tạo kỷ năng quản lý đối với doanh nghiệp khởi nghiệp; chính sách
hoàn trả sớm kinh phí mà doanh nghiệp đã ứng trước để thực hiện giải phóng mặt
bằng các khu, cụm công nghiệp;
Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp gồm
các ngành, nghề phù hợp với sự giãn nở của Thành phố Hồ Chí Minh để đón đầu và
tiếp nhận sự di chuyển của các doanh nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh đến đầu
tư tại địa phương.
Xây dựng hệ thống nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, quy hoạch đủ quỹ đất ở
gắn liền với các khu, cụm công nghiệp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây
dựng nhà ở cho người lao động. Tạo điều kiện cho người lao động được mua nhà ở
giá rẻ, nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, có nguyện vọng định cư lâu dài
tại địa phương. Đối với lao động cơ học có chất lượng cao đến từ Thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh lân cận cần ban hành chính sách hỗ trợ đi lại cho lực lượng lao
động này khi đến làm việc tại Long An.
Mở rộng hợp tác, liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh nhằm hình thành các
chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng, tiêu thụ để tranh thủ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh cho các doanh nghiệp tại Long An trong việc nâng cao
trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và trình độ quản lý.
5.2.3. Giải pháp xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng:
Áp dụng các luật: luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật xây dựng bình đẳng
đối với tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn để tạo môi trường cạnh
tranh bình đẳng, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
126
Thực hiện luật đấu thầu một cách công khai, minh bạch đối với tất cả các
hoạt động đầu tư xây dựng, mua sắm công.
Tạo điều kiện và cơ hội như nhau cho tất cả các doanh nghiệp không phân
biệt trong và ngoài nước tham gia đầu tư các dự án hoặc đầu tư vào những ngành,
lĩnh vực mà tỉnh đang khuyến khích và kêu gọi đầu tư.
Thực hiện xã hội hóa các dịch vụ công, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà
đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp hàng hóa dịch vụ công theo
cơ chế thị trường, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các đơn vị sự nghiệp công lập và
các đơn vị sự nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
5.2.4. Giải pháp về tăng cường tính minh bạch:
Công khai, niêm yết, cập nhật các bộ thủ tục hành chính tại trụ sở làm việc của
các cơ quan Nhà nước ở vị trí thuận tiện nhất để doanh nghiệp dễ dàng tra cứu. Rà
soát, theo dõi, cập nhật, công bố kịp thời bộ thủ tục hành chính mới khi có quyết
định công bố hoặc thay đổi của cấp có thẩm quyền;
Xây dựng và công bố đầy đủ các qui hoạch nhất là qui hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, qui hoạch phát triển vùng, qui hoạch không gian sản xuất, qui hoạch
phát triển ngành, lĩnh vực (qui hoạch xây dựng; qui hoạch thương mại; qui hoạch
trồng trọt, chăn nuôi; qui hoạch phát triển mạng lưới giao thông thủy, bộ) để định
hướng cho các doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả.
Tăng cường khả năng tiếp cận tài liệu chính sách pháp lý có liên quan đến
định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các chính sách khác
như: thuế, hải quan một cách nhanh chóng, kịp thời. Thông tin cần được cung cấp
dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể cung cấp trực tiếp cho doanh nghiệp thông qua
việc doanh nghiệp chủ động tiếp cận đối với đơn vị cung cấp thông tin, có thể cung
cấp qua website của UBND tỉnh, của các sở, ban, ngành hoặc dưới nhiều hình thức
khác.
Công khai các dự án đang kêu gọi đầu tư để nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp
cùng tham gia đầu tư theo hướng công khai, minh bạch.
127
Tăng cường tính công khai, minh bạch khi thực thi công vụ; tăng cường
kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan quản lý Nhà nước; công khai xử lý nghiêm đối
với những trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây khó khăn cho doanh
nghiệp.
Xây dựng và thường xuyên nâng cấp chất lượng hoạt động cổng thông tin
điện tử của các cơ quan Nhà nước, đảm bảo vận hành hiệu quả. Thông qua cổng
thông tin điện tử để vừa thực hiện công bố, tuyên truyền các chủ trương, chính sách
pháp luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, vừa giải đáp vướng mắc
của doanh nghiệp có liên quan đến việc thực hiện chính sách pháp luật.
Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản gồm: danh mục văn bản còn
hiệu lực, hết hiệu lực cần sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; cập nhật kịp thời các văn
bản mới; đồng thời công bố trên trang thông tin điện tử để doanh nghiệp dễ dàng tra
cứu.
5.2.5. Giải pháp về tăng cường sự tiếp cận đất đai:
Lập và phê duyệt qui hoạch sử dụng đất 5 năm, kế hoạch sử dụng đất hàng
năm và công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên
các trang thông tin điện tử (website) thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư
của tỉnh để công bố rộng rãi đến các nhà đầu tư. Thực hiện tốt quy hoạch sử dụng
đất để tạo đủ quỹ đất cho sản xuất kinh doanh;
Đối với các nhà đầu tư ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp: cần làm tốt
công tác bồi thường, giải tỏa để bàn giao mặt bằng sạch kịp thời, tạo điều kiện thuận
lợi cho doanh nghiệp có đất sạch triển khai dự án;
Đầu tư ngân sách cho Trung tâm phát triển quỹ đất để thực hiện công tác bồi
thường, thu hồi đất, đầu tư hạ tầng trên đất để tăng cường quỹ đất sạch tại các địa
điểm thuận lợi cho doanh nghiệp thuê để xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất,
kinh doanh.
Linh hoạt áp dụng các cơ chế tài chính về đất đai như: áp dụng cơ chế giảm
tiền thuê đất hợp lý đối với các doanh nghiệp có khả năng nộp tiền thuê đất 1 lần
cho suốt thời gian thuê đất, áp dụng thời gian khấu trừ vào các khoản nghĩa vụ tài
128
chính mà doanh nghiệp phải nộp đối với số tiền doanh nghiệp đã tạm ứng để bồi
thường cho dân khi thu hồi đất.
5.2.6. Giải pháp cải cách hành chính:
Để cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư tư nhân một
trong những nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện đó là tiếp tục cải cách hành
chính, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể như sau:
Thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh với chức năng, nhiệm
vụ chính là đầu mối tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
liên thông thuộc thẩm quyền giải quyết của 9 cơ quan có liên quan đến hoạt động
của doanh nghiệp, bao gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường,
Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Tư pháp, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu kinh tế, Cảnh sát Phòng cháy
Chữa cháy. Khi có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính các doanh nghiệp, các nhà
đầu tư chỉ cần đến một cơ quan duy nhất là Trung tâm phục vụ hành chính công để
nộp và nhận kết quả, đây là cơ quan duy nhất liên hệ với doanh nghiệp, nhà đầu tư
trong suốt quá trình giải quyết thủ tục hành chính từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết
quả, doanh nghiệp và nhà đầu tư không phải đi lại nhiều nơi để liên hệ thực hiện thủ
tục hành chính như trước đây. Sau khi Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh
hoạt động ổn định sẽ tiếp tục thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công cấp
huyện (trước tiên tại các huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh) và tổ
chức liên thông giữa Trung tâm cấp tỉnh và cấp huyện để giải quyết mọi yêu cầu
của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư, việc cải cách này sẽ giúp
giảm tối đa chi phí, thời gian đi lại. Đối với Trung tâm và các cơ quan Nhà nước có
liên quan, việc cải cách này sẽ giúp xác định cụ thể thời hạn giải quyết và trách
nhiệm của từng cơ quan liên quan. Qua đó, khắc phục được tình trạng ách tắc, đùn
đẩy trách nhiệm trong quá trình giải quyết thủ tục hành chánh giữa các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền. Để đảm bảo thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm đúng
qui định, 9 sở, ngành nói trên phải lựa chọn công chức có trình độ nghiệp vụ và
129
năng lực chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức và khả năng giao tiếp tốt để biệt
phái đến làm việc tại Trung tâm để thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả.
Hình thành một Ban chỉ đạo thu hút đầu tư gồm cán bộ lãnh đạo của các cơ
quan có liên quan nói trên. Ban sẽ sinh hoạt theo định kỳ để bàn bạc và thống nhất
hướng giải quyết kịp thời các vướng mắc có liên quan đến yêu cầu của doanh
nghiệp.
Tiếp tục rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, loại bỏ những thủ tục hành chính
không cần thiết, chồng chéo, gây phiền hà, không đúng qui định để góp phần đơn
giản hoá thủ tục hành chính. Đồng thời, nghiên cứu rút ngắn thời gian thực hiện
từng thủ tục hành chính xuống mức thấp nhất đối với các lĩnh vực như đầu tư, đăng
ký kinh doanh, xây dựng, đất đai, lao động.
Hình thành đường dây nóng của Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh để
trực tiếp tiếp nhận phản ảnh của Giám đốc các doanh nghiệp về những vướng mắc,
khó khăn cần tháo gỡ khi thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến dầu tư,
xây dựng, đất đai giúp doanh nghiệp dẩy nhanh tiến độ đầu tư hoặc hoạt động sản
xuất kinh doanh.
5.3. Các giải pháp hỗ trợ:
5.3.1.Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Mục tiêu của đào tạo lao động là tạo ra đội ngũ lao động có trình độ, có kỹ
năng phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Cần thực hiện các biện pháp sau:
Xây dựng qui hoạch và triển khai thực hiện qui hoạch phát triển mạng lưới
cơ sở đào tạo nghề vừa đáp ứng theo yêu cầu của doanh nghiệp, vừa phù hợp với
tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế;
Đầu tư thành lập các trung tâm đào tạo nghề, các sàn giao dịch việc làm, đảm
bảo khả năng giới thiệu việc làm và làm cầu nối cung ứng lao động đảm bảo chất
lượng cho doanh nghiệp.
Đa dạng hóa các hình thức đào tạo lao động, chú trọng đào tạo lao động có
tay nghề cao. Hình thành mối liên hệ chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với các doanh
nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, đào tạo lao động theo địa chỉ, gắn đào tạo
130
với sử dụng. Khuyến khích doanh nghiệp phát huy hình thức doanh nghiệp tự đào
tạo, tự nâng cao trình độ kỹ thuật và chuyên môn cho người lao động trong doanh
nghiệp.
Thu hút và có chế độ đãi ngộ đối với chuyên gia và người lao động có tay
nghề cao, nhiều kinh nghiệm từ các tỉnh khác và từ nước ngoài di chuyển cơ học
đến làm việc tại địa phương.
Xây dựng qui chế chuẩn hóa độ ngũ cán bộ, công chức nhằm mục tiêu xây
dựng lực lượng cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên
môn cao đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đào tạo lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, nông
nghiệp gồm lao động ở các ngành: ngành chế biến (các sản phẩm chất lượng
cao); ngành bảo quản (bảo quản lạnh, các cơ sở bảo quản quy mô trung bình và
lớn); ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp (đặc biệt là máy gặt đập, gieo hạt, máy
gặt lúa, các thiết bị phơi, sấy); ngành nuôi trồng thủy-hải sản (chăm sóc, nhân
giống, ứng dụng công nghệ sinh học vào nuôi trồng); nông học (nhân giống, ứng
dụng quy trình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VIETGAP hoặc
GLOBALGAP); chăn nuôi (giống, lai tạo, thú y); quản lý môi trường (sản xuất
an toàn, duy trì môi sinh); quản lý sản xuất (kiến thức về khoa học kỹ thuật, năng
lực quản lý, pháp luật).
Nâng cao tỷ lệ lao động trong độ tuổi được qua đào tạo.
5.3.2. Phát triển các dịch vụ hỗ trợ:
Để tăng cường khả năng thu hút đầu tư tư nhân, chính quyền địa phương phải
quan tâm phát triển các dịch vụ hỗ trợ trên cả 2 mặt: (i) Dịch vụ hỗ trợ hành chính
công và (ii) Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.
Đối với dịch vụ hỗ trợ hành chính công: các dịch vụ hỗ trợ hành chính công
nhằm mục tiêu nâng cao năng lực tiếp cận của doanh nghiệp đối với các cơ chế,
chính sách của Nhà nước đã ban hành. Các giải pháp cần thực hiện như sau: phát
triển các trung tâm dịch vụ hỗ trợ hành chính công để rút ngắn thời gian thực hiện
các thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
131
Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp về dịch vụ đăng ký kinh doanh; lập hồ sơ đăng ký
đầu tư; lập hồ sơ giao đất, thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hỗ
trợ doanh nghiệp lập dự án vay vốn, lựa chọn vị trí đầu tư phù hợp với quy hoạch
của tỉnh. Xây dựng Trung tâm thông tin thị trường để cung cấp các thông tin có độ
tin cậy cao cho các doanh nghiệp. Dành một phần ngân sách địa phương cho hoạt
động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm để mở rộng thị
trường trong và ngoài nước; quảng bá, giới thiệu sản phẩm của địa phương đển các
thị trường mục tiêu và các thị trường tiềm năng trong và ngoài nước. Đồng thời, xây
dựng kênh thông tin truyền thông về môi trường đầu tư, lao động, sản phẩm đặc
trưng và các chính sách ưu đãi của Long An đến các nhà đầu tư. Khuyến khích
doanh nghiệp tư nhân tham gia các dịch vụ hành chính công nhằm tăng tính hiệu
quả các dịch vụ trên.
Đối với dịch vụ hỗ trợ kinh doanh: Khuyến khích phát triển các hoạt động
bưu chính, viển thông; các loại hình bảo hiểm; dịch vụ vận tải hàng hóa, vận tải
công cộng phù hợp giữa Long An và các tỉnh, thành phố khác và giữa các trung tâm
huyện, các trung tâm tăng trưởng trong tỉnh cũng như các khu đô thị; dịch vụ thông
tin tìm kiếm thị trường, công nghệ, lao động; dịch vụ tư vấn về chính sách pháp
luật. Ưu tiên phát triển các dịch vụ kinh doanh nhằm tạo môi trường kinh doanh,
môi trường đầu tư tốt, nâng cao tính cạnh tranh cho môi trường đầu tư của tỉnh như:
(i) Dịch vụ kế toán, kiểm toán, (ii) Dịch vụ thông tin, truyền thông, (iii) Dịch vụ tư
vấn đầu tư (iv) Dịch vụ tư vấn, thiết kế, (v) Dịch vụ phân phối, (vi) Dịch vụ nghiên
cứu thị trường, (vii) Dịch vụ đào tạo.
5.3.3. Xây dựng môi trường sống:
Việc xây dựng môi trường sống phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhà
đầu tư, cho người lao động và gia đình của họ cần được quan tâm đầu tư một cách
nghiêm túc. Các nhân tố quan trọng trong việc xây dựng môi trường sống bao gồm:
nhân tố chăm sóc sức khỏe; nhân tố giáo dục và nhân tố văn hóa, các khu vui chơi
giải trí phục vụ đời sống tinh thần cho nhà đầu tư và người lao động trong doanh
nghiệp.
132
Đầu tư hạ tầng y tế, chăm sóc sức khỏe của người lao động và nhà đầu tư.
Kêu gọi xã hội hóa để xây dựng các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa đạt tiêu chuẩn
quốc tế hoặc liên kết với một số bệnh viện lớn, có thương hiệu của Thành phố Hồ
Chí Minh để mở các phòng khám, chữa bệnh tại các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp hoặc tại các khu dân cư có đông các nhà đầu tư sinh sống và làm việc.
Xây dựng hệ thống trường học các cấp đạt chuẩn tại các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, các khu dân cư có đông đảo các nhà đầu tư hoặc người lao động
sinh sống. Khuyến khích xã hội hóa giáo dục để hình thành các trường học các cấp
phục vụ nhu cầu học tập của thân nhân nhà đầu tư và người lao động. Đồng thời,
phát triển ít nhất mỗi bậc học 1 trường đạt tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu
học tập của con em người lao động, nhà đầu tư.
Xây dựng các chương trình giao lưu văn hóa nhằm tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp trên địa bàn có cơ hội tiếp xúc, giao lưu với người dân địa phương
qua đó giảm bất đồng về văn hóa, ngôn ngữ giữa nhà đầu tư, người lao động các
vùng miền trong nước đến đầu tư và làm việc tại Long An, giữa các nhà đầu tư FDI,
người lao động nước ngoài sinh sống và làm việc tại địa phương.
Hợp tác với nhà đầu tư xây dựng hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu vui
chơi giải trí, các nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn.
Khuyến khích các chương trình liên kết du lịch giữa Long An, Thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh miền tây Nam bộ phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, du lịch của nhà
đầu tư và người lao động.
Tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp trong việc đầu tư hoàn chỉnh hệ thống
xử lý chất thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, góp phần tích cực vào
việc bảo vệ môi trường..
Trong các giải pháp nói trên, hai giải pháp có tính đột phá trong thu hút đầu tư
tư nhân của Long An là giải pháp khai thác và phát huy lợi thế của địa phương và
giải pháp cải cách hành chính.
5.4. Các khuyến nghị:
133
5.4.1. Khuyến nghị Chính phủ các giải pháp nhằm mở rộng quyền chủ
động của chính quyền địa phương trong xây dựng môi trường thu hút đầu tư
tư nhân:
Để tạo điều kiện cho tỉnh Long An nói riêng và các tỉnh trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung có điều kiện
tăng cường thu hút đầu tư tư nhân, tác giả khuyến nghị một số nội dung như sau:
- Bố trí ngân sách thi công sớm các công trình cơ sở hạ tầng giao thông cấp
quốc gia để tạo điều kiện kết nối phát triển giữa các tỉnh trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long như: công trình đường sắt Thành
phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, đường cao tốc Trung lương – Cần Thơ, Bến Lức
(Long An) – Long Thành (Đồng Nai); hệ thống các tuyến đường vành đai và nâng
cấp các tuyến quốc lộ như Quốc lộ 1A, quốc lộ 62, quốc lộ 50, quốc lộ N2 nhằm
tăng tính kết nối của doanh nghiệp đến các vùng nguyên liệu và các thị trường tiêu
thụ của vùng, của cả nước và quốc tế.
- Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy các doanh nghiệp rất mong chính
quyền địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong vùng được liên kết hình
thành các chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất, tiêu thụNhu cầu liên kết là rất bức xúc để
có điều kiện phát triển bền vững. Để phát huy và khai thác thế mạnh của từng tỉnh
tham gia vào chuỗi liên kết vùng, đề nghị Chính phủ sớm hình thành Ban chỉ đạo
liên kết vùng và cũng cố Ban chỉ đạo phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng địa phương trong thu hút đầu tư nhằm tạo ra
các vùng sản xuất hàng hóa lớn, có giá trị và có khả năng cạnh tranh cao khi tham
gia vào chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu để tạo nên sự phát triển đồng bộ và bền
vững.
- Sớm ban hành chính sách tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đột phá
trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có
thương hiệu. Đây là “khoảng trống” trong chính sách tài chính hiện hành nên chưa
tạo ra động lực khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
134
- Long An nói riêng và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung là những
tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp nhất là nông nghiệp công nghệ
cao. Nông nghiệp là ngành có lợi thế trong hội nhập với nhiều loại nông sản mang
lại kim ngạch xuất khẩu cao nhưng trong thời gian qua số lượng doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp còn rất ít. Theo thống kê trong tổng số hơn 6.000 doanh nghiệp
đầu tư vào Long An thì chỉ có 138 dự án đầu tư vào nông nghiệp với số vốn đầu tư
khoảng 1.500 tỷ, chiếm tỷ lệ 2,38% tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp vào tỉnh
Long An. Nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư vào nông
nghiệp chính là cơ chế, chính sách trong nông nghiệp mà điểm vướng lớn nhất là
chính sách đất đai. Chính sách đất đai hiện hành là rào cản đối với doanh nghiệp
trong việc tích tụ và tập trung ruộng đất để đi lên sản xuất lớn. Để tháo gỡ nút thắt
này đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu sửa đổi chính sách đất đai theo hướng tạo
điều kiện thuận lợi cho việc chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất, góp
vốn cổ phần bằng quyền sử dụng đất nhằm hỗ trợ cho việc tích tụ và tập trung ruộng
đất để phát triển nông nghiệp hàng hóa qui mô lớn với công nghệ cao, có chất lượng
và thị trường tiêu thụ ổn định.
- Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có vai trò rất
lớn trong việc góp phần phát triển kinh tế. Tuy nhiên thực tế cho thấy chỉ có khoảng
10% doanh nghiệp còn tồn tại sau giai đoạn khởi nghiệp. Đề nghị Chính phủ sớm
qui định hành lang pháp lý rõ ràng, đầy đủđể tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn
tại và phát triển sau giai đoạn khởi nghiệp, nhất là chính sách thuế ưu đãi hơn so với
doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định, cơ chế đăng ký kinh doanh thông
thoáng
- Tiếp tục nghiên cứu phân cấp rộng hơn cho địa phương trong lĩnh vực thu
hút đầu tư để bảo đảm xây dựng môi trường đầu tư thực sự thông thoáng, khắc phục
tình trạng “chạy lên, chạy xuống, xin cho” để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
doanh nghiệp đến địa phương đầu tư.
5.4.2. Khuyến nghị các giải pháp nâng cao vai trò và tính năng động của
lãnh đạo chính quyền địa phương trong xây dựng môi trường thu hút đầu tư:
135
Để nâng cao vai trò và tính năng động của lãnh đạo chính quyền địa phương
trong xây dựng môi trường thu hút đầu tư, tác giả khuyến nghị thực hiện tốt những
giải pháp như sau:
Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời bằng nhiều hình thức thích hợp
các văn bản qui phạm pháp luật (gồm luật và các văn bản dưới luật), các cơ chế,
chính sách của Nhà nước đã ban hành có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp để doanh nghiệp quán triệt và thực hiện tốt; Chỉ đạo các cơ
quan có liên quan hướng dẫn, kịp thời xử lý các vướng mắc của doanh nghiêp phát
sinh trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật;
Chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền xây dựng các giải pháp để khai thác các
lợi thế của địa phương trong việc thu hút đầu tư, các giải pháp khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương
mại, xúc tiến đầu tư để tìm kiếm hoặc mở rộng thị trường; đặc biệt là các giải
pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh để tăng cường thu hút đầu tư tư nhân;
Định kỳ tổ chức đối thoại với doanh nghiệp bằng nhiều hình thức thích hợp để
nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ
kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất
kinh doanh;
Tổ chức bộ phận chuyên trách trực tiếp tiếp nhận thông tin, các phản ảnh của
doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc hoặc những bất cập trong hoạt động
của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan để xử lý thông tin và chỉ đạo các
giải pháp xử lý kịp thời;
Ban hành qui chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan
trong lĩnh vực thu hút đầu tư để bảo đảm toàn bộ máy vận hành đồng bộ và có hiệu
quả, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và cạnh tranh bình đẳng.
Bố trí cán bộ có kinh nghiệm, có năng lực và có khả năng giao tiếp tốt tại bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả để tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn doanh nghiệp và xử lý
công việc nhanh chóng, đúng quy định;
136
Thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với những cán bộ, công chức,
viên chức làm nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp hoặc có liên quan đến việc giải quyết thủ
tục hành chính về đầu tư trên cơ sở có tính kế thừa, đảm bảo công việc được vận
hành thông suốt.
5.4.3. Hoàn thiện thiết chế pháp lý, cơ chế chính sách thu hút đầu tư:
Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ nhân tố cơ chế, chính sách có tác động tích cực
trong việc hỗ trợ cho nhà đầu tư trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Các
nhà đầu tư quan tâm đến chính sách thuế, chính sách cải cách hành chính (chính
sách một cửa, một cửa liên thông), đặc biệt nhà đầu tư quan tâm đến chính sách
thuế và thủ tục hải quan. Đây là nhân tố quan trọng tác động đến sự thỏa mãn của
nhà đầu tư cần tập trung cải thiện theo hướng có lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu
của nhà đầu tư.
Để cải thiện nhân tố thiết chế pháp lý chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ
quan quản lý Nhà nước về đầu tư thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp
luật; các cơ chế, chính sách nhất là chính sách thuế, hải quan; chính sách cải cách
hành chính; chính sách đất đai đã ban hành, phát hiện kịp thời những bất cập
trong quá trình triển khai thực hiện để tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ
sung hoặc ban hành mới để thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế,
chính sách không còn phù hợp với thực tiễn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt
động tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
137
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN
6.1. Khái lược nội dung nghiên cứu:
6.1.1. Hoạt động đầu tư giữ vai trò trọng yếu trong quá trình phát triển của mọi quốc
gia nói chung và từng địa phương nói riêng, nhất là các nền kinh tế đang phát triển
và chuyển đổi như Việt Nam hiện nay. Hoạt động đầu tư diễn ra ở hầu hết các
ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nhất là đầu tư vào lĩnh vực sản xuất có lợi thế cạnh
tranh. Do đó, phải huy động nguồn lực của các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước
tham gia; trong đó, việc thu hút đầu tư tư nhân để phát triển kinh tế của địa phương
là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng sông
Cửu Long đồng thời lại là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp
giáp với Thành phố Hồ Chí Minh- một trung tâm kinh tế vào bậc nhất cả nước- có
nhiều lợi thế và tiềm năng nhưng kết quả đã đạt được trong tiến trình phát triển vừa
qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình. Trong giai đoạn 2010-
2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân là 11,26%, không đạt so với kế
hoạch 5 năm đã đề ra (bình quân hàng năm khoảng 13,5-14%). Trong lĩnh vực chỉ
số năng lực cạnh tranh, năm 2011 tỉnh đạt 67,12 điểm, được xếp hạng 3/63 tỉnh,
thành. Nhưng kể từ năm 2012 trở đi kết quả thực hiện chỉ số năng lực cạnh tranh
của tỉnh tụt hạng liên tục. Riêng năm 2015, tuy chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh
được xếp hạng 2/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và hạng 2/8 tỉnh, thành phố
thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như đã phân tích tại mục 4.1.4 nhưng so
với cả nước thì chỉ được xếp hạng 15/63 tỉnh, thành tức là tụt 12 bậc so với năm
2011. Nguyên nhân của những tồn tại trên là do tỉnh thiếu chiến lược phát triển tổng
thể, toàn diện và lâu dài, đặc biệt là trong lĩnh vực huy động nguồn lực cho đầu tư
và phát triển, cụ thể là vấn đề xây dựng môi trường thu hút đầu tư tư nhân còn nhiều
bất cập. Việc thu hút đầu tư tư nhân là vấn đề bức thiết và có ảnh hưởng sống còn
đến sự phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn trước mắt cũng như về lâu dài. Do
đó, đề tài nghiên cứu này kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết yêu cầu thực tiễn đang đặt
138
ra là làm sao huy động được nguồn lực đầu tư từ tư nhân để phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương
6.1.2. Về nội dung nghiên cứu:
Tác giả đã phân tích khung lý thuyết về vai trò của chính quyền địa phương cấp
tỉnh trong việc xây dựng môi trường đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân. Bằng cách kết
hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng tác giả đã nghiên cứu và phân
tích định tính khá đầy đủ về môi trường đầu tư, xác định các nhân tố tác động đến
môi trường đầu tư, vai trò của chính quyền địa phương trong việc xây dựng môi
trường đầu tư, tìm ra các nhân tố tác động đến môi trường đầu tư dựa trên kết quả
đáng tin cậy của mô hình hồi qui từ đó đề xuất mô hình thu hút đầu tư phù hợp, có
khả năng ứng dụng cho tỉnh Long An và nhân rộng cho các địa phương khác. Đồng
thời, luận án cũng gợi ý chính sách có tính khả thi, đề xuất hệ thống các giải pháp
để cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao vai trò của chính quyền địa phương
trong việc xây dựng môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư tư nhân.
Đồng thời luận án cũng đưa ra một số khuyến nghị từ yêu cầu thực tiễn của địa
phương cần nghiên cứu để có cơ chế, chính sách tháo gỡ phù hợp, góp phần phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
6.2. Những đóng góp mới của luận án:
Luận án có những đóng góp mới như sau:
- Vận dụng và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa vai trò của chính
quyền địa phương và tạo lập môi trường thu hút đầu tư tư nhân gắn với đặc thù của
tỉnh Long An;
- Luận án nghiên cứu sâu về vai trò của chính quyền địa phương trong việc xây
dựng môi trường đầu tư với cách tiếp cận đa chiều trong mối quan hệ tương tác giữa
chính quyền, nhà quản lý, nhà đầu tư (doanh nghiệp) mà các công trình nghiên cứu
trước đây chưa đề cặp đến;
- Phân tích, đúc kết thực tiễn để làm sáng tỏ vai trò tác động của chính quyền trong
xây dựng môi trường để thu hút đầu tư tư nhân ở một địa phương gắn liền với điểm
mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức đang đặt ra;
139
- Với nghiên cứu trên, luận án hàm ý tạo sự tác động dây chuyền đến chính quyền
địa phương các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong tạo dựng môi trường thích ứng
để thu hút đầu tư tư nhân góp phần thực hiện công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế của đồng bằng sông Cửu Long;
- Đề xuất các giải pháp có ý nghĩa và xác thực nhằm tăng cường vai trò của chính
quyền địa phương trong việc tạo dựng môi trường đầu tư phù hợp với điều kiện, đặc
điểm kinh tế-xã hội của tỉnh Long An nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói
chung.
6.3. Những hạn chế của luận án:
Luận án được nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam nói chung và Long An
nói riêng đang bước vào giai đoạn hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trong bối cảnh trên, sẽ có những nhân tố tác động đến việc xây dựng môi trường
đầu tư và khả năng thu hút đầu tư của địa phương nhưng trong phạm vi giới hạn của
luận án chưa thể đề cập một cách trọn vẹn. Vì vậy, luận án còn một số hạn chế sau:
+ Luận án chỉ khảo sát các đối tượng doanh nghiệp đang đầu tư trên địa bàn
tỉnh với kỳ vọng tìm ra những nhân tố tác động đến việc tạo lập môi trường đầu tư
từ đó tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút đầu tư tốt hơn nhưng chưa
có điều kiện khảo sát các doanh nghiệp sẽ đến đầu tư tại địa phương trong tương lai
hoặc các doanh nghiệp trước đây đã đến đầu tư tại Long An nhưng hiện nay không
còn hoạt động tại địa phương nữa. Nếu khảo sát được thêm các đối tượng này, việc
đánh giá về môi trường đầu tư và vai trò của chính quyền địa phương trong việc xây
dựng môi trường đầu tư sẽ dầy đủ và toàn diện hơn.
+ Trong quá trình hội nhập, bên cạnh việc vận dụng hệ thống luật, cơ chế, chính
sách trong nước, chính quyền địa phương còn phải nghiên cứu cơ chế, chính sách
của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam có tham gia để vận dụng vào việc
nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong việc tạo lập và cải thiện môi
trường đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân. Luận án chưa có điều kiện nghiên cứu sâu
các cơ chế, chính sách này để đề xuất giải pháp toàn diện hơn giúp chính quyền địa
phương tạo lập môi trường thu hút đầu tư tư nhân tốt hơn.
140
6.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo:
Để luận án đạt được kết quả nghiên cứu toàn diện hơn cần:
- Mở rộng đối tượng nghiên cứu đối với các doanh nghiệp đã đầu tư tại Long An
nhưng hiện nay không còn hoạt động nữa hoặc sẽ đến đầu tư tại tỉnh trong tương lai
để thu thập ý kiến của doanh nghiệp đầy đủ hơn từ đó có cơ sở tạo lập môi trường
đầu tư thông thoáng và có tính cạnh tranh cao để góp phần thu hút đầu tư đạt kết
quả tốt hơn.
- Tiếp tục nghiên cứu các thành tựu về kinh tế của khu vực và thế giới đã đạt được
có liên quan đến xây dựng môi trường đầu tư và vai trò của chính quyền địa phương
trong việc xây dựng môi trường đầu tư để khắc phục các hạn chế nhằm hoàn thiện
luận án, bảo đảm luận án có giá trị thực tiễn cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
bền vững.
i
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Báo cáo nghiên cứu chính sách, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do VCCI
công bố từ năm 2005-2015..
2. Bộ Nội vụ. (2004, 11 01). Trang tin cải cách hành chính nhà nước. Cải cách
tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở Trung Quốc, p. 7.
3. Chu Tiến Quang. (2003). Môi trường kinh doanh ở nông thôn Việt Nam thực
trạng và giải pháp. Hà Nội: NXB Chính Trị Quốc Gia,
4. Chu Văn Hưởng. (2012, 01). Đổi mới nhận thức về phân quyền giữa Trung
ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp ở nước ta hiện nay. Tạp
chí Quản lý nhà nước, 192, p. 5.
5. Dương Thị Bình Minh và Hà Thị Ngọc Oanh (2010). Tác động các cam kết
của Việt Nam gia nhập WTO đến môi trường đầu tư, thu hút vốn FDI vào Thành
phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển kinh tế.
6. Đặng Đức Đạm. (2002). Cơ sở khoa học của việc tăng cường phân cấp quản
lý kinh tế trong quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam. Hà Nội: Văn phòng
Chính phủ.
7. Đỗ Thiên Anh Tuấn. (2015). Đầu tư công và quản lý đầu tư công ở Việt
Nam. Chương trình giảng dạy FullBright, bài giảng số 7.
8. Hoàng Ngọc Anh Cương và Nguyễn Minh Phong (2010). Một số giải pháp
nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội trong thời gian tới. Tạp chí Châu Mỹ
ngày nay, 4, p. 11.
9. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Hướng dẫn phân tích dữ
liệu với phần mềm SPSS. TP. Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức.
10. Hoàng Xuân Quế. (2009). Bàn về giải pháp kích cầu đối với doanh nghiệp
của Chính phủ Việt Nam hiện nay. Tạp chí Kinh tế& Phát triển, p. 3.
11. Hồ Đức Hùng, Nguyễn Đông Phong và các cộng sự. (2004). Thực trạng và
giải pháp Marketing địa phương của TP.HCM. Hồ Chí Minh: Sở KHCN TP.HCM.
ii
12. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Kim Dung, Trần Hữu Hân. (1998). Nâng cao năng
lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước. Hà Nội: NXB Lao Động.
13. Lê Nguyễn Hương Trinh. (2006, (cập nhật tháng 4/2008), 11 25). Về vai trò
nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Tạp chí Triết học.
14. Lê Tấn Lộc và Nguyễn Thị Tuyết. (2013). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài; Trường hợp nghiên cứu điển
hình tại Đà Nẳng.
15. Lê Thị Thúy Phượng. (2008, 7 8). Cải thiện môi trường đầu tư, chính sách
phát triển, đầu tư, môi trường đầu tư. Tạp chí Phát triển kinh tế, p. 5.
16. Lương Xuân Quỳ. (2009). Bàn về các giải pháp kích cầu của Chính phủ
nhằm ngăn chặn suy giảm và thúc đẩy phục hồi kinh tế. Tạp chí Kinh tế và Phát
triển, p. 7.
17. Ngô Tuấn Nghĩa. (2006). Ảnh hưởng của thể chế kinh tế tới môi trường đầu
tư. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, p. 17-29.
18. Nguyễn Đình Thọ. (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Kinh
doanh. TP.HCM: NXB Lao động Xã hội.
19. Nguyễn Đình Thọ và ctg. (2005). Điều tra đánh giá thực trạng môi trường
đầu tư tỉnh Tiền Giang và đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực xã hội đầu tư
phát triển. Tiền Giang: Sở KH&CN Tiền Giang.
20. Nguyễn Hồng Nhung. (2012, 4). Vai trò của chính quyền địa phương trong
thực hiện các cam kết quốc gia về hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mê Công mở
rộng. Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, 174, p. 13.
21. Nguyễn Mạnh Toàn. (2010). Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam. Tạp chí Khoa học Công
nghệ, 5, p. 40.
22. Nguyễn Trọng Hoài. (2005). Môi trường đầu tư nào cho nguồn tài chính
nước ngoài tại Việt Nam. Kinh tế Phát triển, p.18-26.
iii
23. Nguyễn Trọng Hoài. (2007, 7). Các nhân tố cơ sở hạ tầng mềm tác động đến
việc thu hút vốn đầu tư địa phương. Kiểm định bằng mô hình hồi quy. Tạp chí Phát
triển Kinh tế, p. 18.
24. Nguyễn Văn Tuấn. (2005). Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế
Việt Nam. Hà Nội: NXB Tư Pháp.
25. Phạm văn Hùng. (2010). Tác động của minh bạch hóa hoạt động kinh tế đến
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tạp chí Phát triển kinh tế, p. 14.
26. Phan Văn Nhự. (2011, 09). Những yêu cầu đặt ra đối với tổ chức chính
quyền địa phương nước ta: Theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa. Tạp chí Quản lý Nhà nước, 188, p. 5.
27. Sở Công thương. (2015). Quy hoạch Phát triển ngành Công nghiệp tỉnh Long
An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Long An: Sở Công Thương.
28. Sở Giáo dục và Đào tạo. (2015). Báo cáo hoạt động ngành năm 2014. Long
An: Sở GD&ĐT.
29. Sở Kế hoạch & Đầu tư Long An. (2015). Tái cấu trúc kinh tế tỉnh Long An
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Long An: Sở Kế hoạch & Đầu tư Long An.
30. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Quy hoạch tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030. Long An: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
31. Sở Kế hoạch và Đầu tư. (2014). Đề án tái cơ cấu tỉnh Long An. Long An: sở
Kế hoạch và Đầu tư.
32. Sở Kế hoạch và Đầu tư. (2015). Báo cáo năng lực cạnh tranh tỉnh Long An
2014. Long An: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
33. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.. Đề án phát triển lao động tỉnh Long
An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
34. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (2015). Báo cáo hoạt động ngành năm
2015. Long An: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
35. Sở Tài nguyên và Môi trường. (2015). Kết quả thực hiện nhiệm vụ, giải
pháp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2015. Long An: Sở
Tài nguyên và Môi trường.
iv
36. Sở Y tế. (2015). Báo cáo hoạt động ngành y tế năm 2014. Long An: Sở Y tế.
37. Sở Giao thông và Vận tải (2015). Báo cáo hoạt động ngành năm 2015.Long
An: Sở Giao thông và Vận tải.
38. Sở Xây Dựng (2015). Báo cáo hoạt động ngành năm 2015. Long An: Sở Xây
Dựng.
39. Ban Quản lý các Khu kinh tế (2015). Báo cáo hoạt động ngành năm 2015.
Long An: Ban Quản lý các Khu kinh tế
40. Cục Thuế (2015). Báo cáo hoạt động ngành năm 2015. Long An: Cục thuế.
41. Cục Hải Quan (2015). Báo cáo hoạt động ngành năm 2015. Long An: Cục
Hải Quan
42. Sở Giáo dục và Đào tạo (2015). Báo cáo hoạt động ngành năm 2015. Long
An: Sở Giáo dục và Đào tạo.
43. Trần Du Lịch. (2010, 02). Chương trình kích thích kinh tế của Chính phủ
trong năm 2009 và 2010. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 232, p. 3.
44. Trần Thị Diệu Oanh. (2012, 04). Phân cấp quản lý giữa chính quyền trung
ương và chính quyền địa phương ở Hàn Quốc. Tạp chí Quản lý Nhà nước, p. 5.
45. Trần Thị Lương Bình. (2009, 3). Bàn về biện pháp kích cầu của các nước và
hướng đi của Việt Nam. Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội, p. 5.
46. Trần Thọ Đạt. (2009). Các giải pháp kích cầu nhìn từ kinh tế học Keynes.
Tạp chí Kinh tế và Phát triển, p. 4.
47. Trịnh Duy Biên. (2009, 5). Chính quyền địa phương trong nhà nước pháp
quyền. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, p. 6.
48. UBND Tỉnh Long An. (2014, 2015). Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2014,
2015. Long An: UBND tỉnh Long An.
49. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. (2003). Nâng cao năng lực
cạnh tranh Quốc gia. Hà Nội: NXB Giao thông Vận tải.
50. Võ Thị Thúy Anh, Bùi Ngọc, Như Nguyệt. (2011, 09). Thành công của PCI
Đà Nẵng và kinh nghiệm cho các chính quyền địa phương. Tạp chí Tài Chính, p. 4.
v
51. Võ Văn Tuấn; Nguyễn Cảnh Dũng. (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả sinh kế của nông hộ ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa học Trường ĐH Cần Thơ, p.120-
129.
52. Vũ Tất Thu. (2009, 10). Vị trí, vai trò của chính quyền địa phương trong hệ
thống các cơ quan nhà nước. Tạp chí Nhà nước và Pháp Luật, 10, p. 6.
53. Vũ Thị Thu Hằng. (2010). Một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước
đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Tạp chí quản lý Nhà nước số 176, p. 22.
54. Vũ Thư. (2009, 4). Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý cho
chính quyền địa phương ở nước ta. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, p.4-8.
55. Dirk Willem te Veld. (2004). Chính sách của Chính phủ về đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Hà Nội: Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
56. Gordon Mace & Francois PéTry, Do Lê Minh Tiến dịch. (2014). Báo cáo
xây dựng dự án nghiên cứu trong khoa học xã hội. Hà Nội: NXB Tri Thức.
57. Kurihara Hirohide. (2012, 4). Vai trò của Chính quyền địa phương trong hai
hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Tạp chí Nghiên cứu Trung
Quốc, 4, p. 11
58. Michael Porter. (2008). Năng lực cạnh tranh. TP.HCM: NXB Trẻ.
II. Tài liệu tham khảo tiếng Anh
59. Adam Smith. (1776). An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of
Nations.
60. Anderson, J. C., & Gerbing, D. W. (1992). Assumptions and comparative
strengths of the two-step approach: Comment on Fornell and Yi. 321-333.
Sociological Methods & Research, 20 (1), 321-333.
61. Bela Balassa. (1986, July). The Determinants of Intra-Industry Specialization
in United States Trade. Oxford Economic Papers, p. 220-233.
62. Brent Alexander Newton. (2008). The factors affecting the location of
foreign direct investment by u.s. companies pre and post.Texas: undergraduate
research scholar - Texas A&M University .
vi
63. Buckley, Peter J. Christopher L. Pass and Kate Prescott. (1988). Measure of
international competitiveness: A critical survey. Journal of Marketing
Managerment, p.175-200.
64. Cook, R. Dennis; Weisberg, Sanford. (1982). Residuals and Influence in
Regression. New York: Chapman and Hall.
65. David Ricardo. (1852). Principles of Political Economy and Taxation.
66. Deng và Ctg. (1997). Evaluating foreign investment environment in China:
A systematic approach. European Journal of Operational Research 100, p.16-26.
67. Drucker F.D. (1958). Marketing and Economic Development. Journal of
Marketing 22(3), p. 252-259.
68. Dunning, John. (1977). Trade, Location of Economic Activity and the MNE:
A search of an Electric Approach. London: In Bertil Ohlin, Per-Ove Hesselborn,
and Per Magnus Wijkman, eds , The International Allocation of Economic Activity.
69. Dwyer và Kim. (2003, 3). Destination Competitiveness: Determinants and
Indicators. 6(5), p. 369-414.
70. Farrar Donald E and Glauber, Robert R. (1967). . "Multicollinearity in
Regression Analysis: The Problem Revisited," 92-107. The Review of Economics
and Statistics 49, p. 92-107.
71. Fayyaz Hussain và Constance Kabibi Kimuli. (2012). Determinants of
Foreign Direct Investment Flows to developing countries . SBP Research Bulletin.
72. Fisher, R.A. (1922). "The goodness of fit of regression formulae, and the
distribution of regression coefficients". Journal of the Royal Statistical Society, p.
597-612.
73. Galton, Francis. (1885, reprinted 1989). "Kinship and Correlation (reprinted
1989)". (Institute of Mathematical Statistics) 4. Statistical Science, p. 80-86.
74. Geoffrey Crouch. (2008, 12). Book review essay. British Journal of
Industrial Relations, p.806-813.
vii
75. Geoffrey I. Crouch. (2003). Modelling destination competitiveness : A
Survey and Analysis of the Impact of Competitiveness Attributes. Australia: Gold
Coast, Queensland.
76. Glejser, H.(1969). "A new test for heteroscedasticity". Journal of the
American Statistical Association 64 (325), p. 316–323.
77. Gregory Mankiw; David Romer; David Weil. (1992). A contribution to the
empirics of Economics Growth. The Quarterly Journal of Economics, p. 407-437.
78. Hair, Anderson, Tatham, Black. (1998). Multivariate Data Analysis.
Prentical-Hall International.
79. Jabnoun N. and Al-Tamimi A.H. (2003). “Measuring Perceived Service
Quality at UAE Commercial Banks”. International Journal of Quality and
Reliability Management, Vol. 20 no. 4. p. 458-472.
80. John Harry Dunning. (1979). Toward an electric theory of international
production: Some empirical tests. Journal of international business studies, p. 9-31.
81. Kotler and ctg. (1993). Marketing places, Attracting investment, Industry and
Tourism to Cities, States and Nations. New York: The Free Press.
82. Kotler and ctg. (2002). Marketing Asian Places, Attracting Investment,
Industry and tourism to cities, states and nations. Singapore: John Wiley&Sons
(Asea).
83. Kotler, P. (2003). Marketing Management.Upper Sadle River. NJ: Prentice
Hall.
84. Krugman, Paul. (1996). Marketing sến of the compertitiveness dabate.
Oxford Review of Economic Policy, p. 17-25.
85. Kuhlthau, C. (1993). Implementing a Process Approach to Information
Skills: A Study Identifying Indicators of Success in Library Media Programs.
School Library Media Quarterly, vol. 22, no. 1, Fall.
86.Le Quoc Thinh. (2011). FDI Determinant - From the viewpoint of investors in
Long An Province.
viii
86. Li, Xinzhong. (2004). A trust model based routing protocol for secure ad hoc
networks. Aerospace Conference, 1286-1295.
87. Montserrat Alvarez. (2003). Wholly-Owned Subsidiaries Versus Joint
Ventures: The Determinant Factors in the Catalan Multinational Manufacturing
Case. Econpaper.
88. Moon & Peery. (1995). Competitiveness of product, firm, industry and
nation in a global bussiness. Competitive review, 5(1), p. 37-43.
89. Nguyen Ngoc Anh and Nguyen Thang. (2007). Foreign direct invesment in
VietNam: An overview and analysis the determinant of spartial distribution across
provincies.
90. Nunnally JC. (1978). Psychometric Theory, 2nd ed. New York: Mc Graw-
Hill.
91. O'Brien, Robert M. (2007). "A Caution Regarding Rules of Thumb for
Variance Inflation Factors". Quality and Quantity 41, p. 673-690.
92. Olivier Blanchard. (2000). Macroeconomics HCM city: Fullbright Economic
Teaching Program.
93. Pearson, Karl; Yule, G.U; Blanchard, Norman; Lee, Alice. (1903). "The Law
of Ancestral Heredity". Biometrika (Biometrika Trust) 2 (2), p.211-236.
94. Peter J. Buckley & Mark Casson. (1976, 1981). Internalisation theory.
95. Raymond Vernon. (1966). International investment and international trade in
the product cycle. The Quarterly Journal of Economics.
96. Rober M. Solow. (1956, 1). A Contribution to the Theory of Economic
Growth. The Quarterly Journal of Economics, p. 65-94.
97. Shaun R. Coughlin. (2000, 9). Thrombin signalling and protease-activated
receptors. International weekly journal of Science, p. 258-264.
98. Stephen Knack và Phillp Keefer. (1995). Institutions and Economic
Performance: Cross-Country tests using alternative institutional measures.
Economics and Politics 7, p.207-227.
ix
99. Waheeduzzaman và Ryans Jr. (1996). Definition, perspectives, and
understanding of international competitiveness: a quest for a common ground.
Competitiveness Review: An International Business Journal, 6, p.7-26.
100. White, Halbert . (1980). "A heteroskedasticity-consistent covariance matrix
estimator and a direct test for heteroskedasticity". Econometrica 48 (4): p. 817–838.
101. Wim P.M Vijverberg. (2012). On the Structure of Labor Demand: An
Analysis of the DOT Data. New York: City University of New York Graduate
Center.
102. WorldBank. (2005). A Better Invesment Climate for Everyone, World
development report 2005. New York: A copublication of the world and Oxford
University Press.
103. Zdenek Drabek và Warren Payne. (2001). The impact of transparency on
foreign direct investment. Staff Working Paper ERAD 99, 02.
III. Danh mục các bảng phỏng vấn sâu:
104. PVS.LA1. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu doanh nghiệp thứ 1.
105. PVS.LA2. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 2.
106. PVS.LA3. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 3.
107. PVS.LA4. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 4.
108. PVS.LA5. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 5.
109. PVS.LA6. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 6.
110. PVS.LA7. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 7.
111. PVS.LA8. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 8.
112. PVS.LA9. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 9.
113. PVS.LA10. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 10.
114. PVS.LA11. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 11.
115. PVS.LA12. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 12.
116. PVS.LA13. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 13.
117. PVS.LA14. (2014). Biên bản Phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 14.
118. PVS.LA15. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 15.
x
119. PVS.LA16. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 16.
120. PVS.LA17. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 17.
121. PVS.LA18. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 18.
122. PVS.LA19. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 19.
123. PVS.LA20. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 20.
124. PVS.LA21. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 21.
125. PVS.LA22. (2014). Biên bản phỏng vấn sâu Doanh nghiệp thứ 22.