Luận án đã làm rõ được cơ sở lý luận và xây dựng được khung lý thuyết về vai
trò của KTNN trong quản lý nợ công ở Việt Nam, làm rõ bản chất của nợ công, quản
lý nợ công, phân tích mục tiêu thực hiện của vai trò KTNN trong quản lý nợ công và
các tiêu chí đánh giá vai trò của KTNN trong quản lý nợ công. Đồng thời, Luận án đã
đi vào làm rõ các nội dung vai trò của KTNN trong quản lý nợ công như: (1) vai trò
xác nhận thông tin trên các báo cáo quản lý nợ, (2) vai trò tổ chức kiểm toán nợ công,
(3) vai trò đánh giá quản lý nợ công (4) vai trò kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý nợ
công và tìm hiểu, phân tích về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công trên cơ sở
nghiên cứu kinh nghiệm ở một số quốc gia có nền quản lý nợ công tiên tiến như Mỹ,
Đức, Trung Quốc và kinh nghiệm của Mexico, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam.
146 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của kiểm toán nhà nước trong việc quản lý nợ công ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g năm phải
xuất phát từ các mục tiêu, bảo đảm tính trọng yếu nhằm đánh giá được một cách có hệ
thống tình hình quản lý tài chính, ngân sách của Nhà nước theo từng thời kỳ phát triển
kinh tế.
Việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và kiểm toán viên của KTNN
cũng cần phải đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng,
tác phong, lề lối làm việc chuyên nghiệp, văn minh, khoa học và tinh thông nghiệp vụ
chuyên môn.
Nguyên tắc 5: Xây dựng định hướng tăng cường vai trò của KTNN phải dựa
trên cơ sở mở rộng các loại hình kiểm toán của KTNN.
124
KTNN cần đi sâu phát triển các loại hình kiểm toán:
- Kiểm toán báo cáo tài chính;
- Kiểm toán tuân thủ;
- Kiểm toán hoạt động.
Hiện nay, KTNN mới chủ yếu thực hiện loại hình kiểm toán báo cáo tài chính
và có thực hiện một số nội dung của kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động nhưng
chưa thực hiện các loại hình kiểm toán này một cách độc lập. Trong khi đó, việc kiểm
tra đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hiệu lực trong việc sử dụng các nguồn lực
tài chính và tài sản công lại là nhiệm vụ chủ yếu của KTNN. Vì vậy, định hướng tăng
cường vai trò của KTNN trước hết cần phải mở rộng các loại hình kiểm toán của
KTNN.
4.1.2.2. Định hướng nâng cao vị trí, vai trò của KTNN trong quản lý nợ
công
Với mục tiêu xác định giá trị cốt lõi để phát triển KTNN Việt Nam là “Minh
bạch-Chất lượng-Hiệu quả và không ngừng gia tăng giá trị” nhằm nâng cao vị trí, vai
trò của KTNN trong quản lý nợ công, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, KTNN
phải xác định cho mình những định hướng sau:
Một là, vai trò của KTNN trong quản lý nợ công phải được đặt trong mối quan
hệ tổng thể về cải cách tài chính công.
Cải cách tài chính công đặt ra việc kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ công
nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia đảm bảo các khoản vay nợ công được sử
dụng đúng mục đích theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Việc vay nợ chỉ
được sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển. Quá trình cải cách tài chính công theo
hướng công khai, minh bạch, phù hợp với các tiêu chuẩn và thực tiễn tốt của quốc tế
đòi hỏi KTNN cũng phải xây dựng, hoạch định được kế hoạch trung hạn, dài hạn trong
việc kiểm toán nợ công. Việc kiểm toán phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn thông
lệ được chấp nhận. Kết quả kiểm toán hàng năm cần được công bố công khai.
Hai là, vai trò của KTNN trong quản lý nợ công phải được đặt trong mối quan
hệ với kiểm toán Quyết toán NSNN.
Ngoài việc kiểm toán theo các chuyên đề thì việc kiểm toán nợ công hàng năm
cần được đặt trong mối liên hệ với kiểm toán quyết toán NSNN. Thông qua mối liên
hệ này để thấy được tính bền vững của tài chính ngân sách quốc gia cũng như thấy
125
được bất cập trong việc vay, trả nợ, hạch toán các khoản nợ công. Thông qua kiểm
toán quyết toán NSNN thấy được việc hạch toán đầy đủ các khoản nợ kể cả trung
ương và địa phương đồng thời thấy được mức chi trả hàng năm cho chi phí vay nợ.
Đồng thời, thông qua kiểm toán nợ công làm cơ sở để phân tính đánh giá tính đầy đủ
của NSNN, cùng như đánh giá được vị thế của ngân sách nhà nước.
Ba là, báo cáo kiểm toán chuyên đề về nợ công đặt trong mối quan hệ với quản
lý các nguồn lực quốc gia.
Cơ quan KTNN thực hiện kiểm toán chuyên đề về nợ công. Các chuyên đề có
thể bao quát từ hình thức vay, trả nợ, các nghiệp vụ vay nợ, chi phí vay nợ đến tổ chức
quản lý nợ, chiến lược quản lý nợ, quản lý rủi ro trong việc vay nợ. Ngoài ra còn tiến
hành nghiệp vụ bảo lãnh nợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức. Thông qua kiểm toán
chuyên đề về nợ công, có thể chỉ rõ những yêu kém bất cập trong quản lý nợ để từ đó
có chiến lược quản lý nợ một cách bền vững.
Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia cũng như quy trình kiểm toán nợ
công.
Đây là định hướng trong thời gian tới những cũng là đòi hỏi trong công tác
kiểm toán nợ công. Nghiệp vụ quản lý nợ công rất phức tạp và khó khăn đòi hỏi phải
xây dựng được đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên và chuyên gia am hiểu về quản lý nợ để
có thể tiến hành các cuộc kiểm toán nợ công cũng như đưa ra các ý kiến liên quan đến
công tác quản lý nợ công. Các kiểm toán viên, chuyên gia kiểm toán nợ phải am hiểu
sâu sắc các nghiệp vụ quản lý nợ đồng thời là những chuyên gia về quản lý tài chính
công để có thể đưa ra ý kiến về quản lý nợ trong tổng thể quản lý tài chính công. Đồng
thời, công tác kiểm toán nói chung và kiểm toán nợ công nói riêng luôn tuân theo các
chuẩn mực, quy trình nghiệp vụ do vậy việc xây dựng quy trình kiểm toán nợ là yêu
cầu đặt ra đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Đây là cơ sở để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
hoạt động kiểm toán nợ công.
4.2. Các giải pháp nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công
4.2.1. Nhóm các giải pháp nâng cao vị trí pháp lý của KTNN trong
quản lý nợ công
4.2.1.1. Nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí và vai trò của KTNN
trong quản lý nợ công
126
Tăng cường hiệu quả hoạt động truyền thông của KTNN được xem là một trong
những giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả kiểm toán của KTNN nói chung,
góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí và vai trò của KTNN trong quản lý
nợ công. Để thực hiện được mục tiêu này, KTNN cần phát triển mối quan hệ với cơ
quan bên ngoài một cách toàn diện và hiệu quả trong mọi hoạt động của KTNN nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm toán; đồng thời tăng cường và đa dạng hóa các hình
thức tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công, tăng
cường thông tin hoạt động thực tiễn của KTNN thông qua việc xây dựng kế hoạch cụ
thể gắn với kiểm tra, đánh giá.
Thứ nhất, KTNN cần xây dựng và thực hiện tốt các quy chế phối hợp với các
cơ quan lập pháp, hành pháp và các cơ quan thanh tra, kiểm tra; hoàn thiện các văn
bản pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ này trong hoạt động kiểm toán nợ công;
Thứ hai, KTNN cần nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt
động của công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về KTNN, vai trò của
KTNN trong quản lý nợ công và các hoạt động khác của KTNN.
Thứ ba, KTNN cần chủ động tăng cường chất lượng công tác thông tin tuyên
truyền, trong đó bao gồm việc đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của
các sản phẩm hiện có, đồng thời thành lập thêm Thời báo Kiểm toán và bộ phận
chuyên trách về thông tin tuyên truyền;
Thứ tư, KTNN cần thường xuyên tọa đàm với các đơn vị được kiểm toán.
Thông qua những buổi tọa đàm này nhằm tuyên truyền, phổ biến những thông lệ quản
lý, điều hành tốt; đưa ra những khuyến cáo về những tồn tại, hạn chế mà đơn vị có thể
sẽ gặp phải. Qua đó, góp phần nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công.
4.2.1.2. Nâng cao vị trí pháp lý, chức năng và vai trò của KTNN trong
quản lý nợ công
Để KTNN Việt Nam thật sự đóng một vai trò quan trọng trong quản lý nợ công
thì trước hết KTNN phải có được một vị trí pháp lý vững chắc và đầy đủ. Điều này
được hiểu là vị trí pháp lý, tính độc lập của KTNN cần được quy định đầy đủ và toàn
diện trong Luật KTNN; Đồng thời cần bổ sung, hoàn thiện Luật quản lý nợ công và
các văn bản hướng dẫn khác có liên quan nhằm khẳng định vai trò của KTNN trong
quản lý nợ công. Cụ thể là đề xuất bổ sung vào Luật KTNN một số điều khoản quy
định về vị trí pháp lý, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan KTNN trong quản lý nợ
công với nội dung:
127
“KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt
động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
“Đối tượng của KTNN là quản lý nợ công” Do vậy việc bổ sung nhiệm vụ kiểm
toán quản lý nợ công là hoàn toàn phù hợp quy định của pháp luật và cũng phù hợp
với khuyến cáo của INTOSAI (Tuyên bố Lima). Qua đó, tạo cơ sở pháp lý để KTNN
thực hiện kiểm toán việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công; đồng thời bảo đảm
phát huy vai trò của KTNN trong việc xem xét mức vay nợ và an toàn nợ công của
quốc gia; kiến nghị các biện pháp nhằm quản lý, sử dụng nợ công có hiệu quả cho mục
tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
“Nhiệm vụ của KTNN là xác nhận thông tin nợ công trên các báo cáo quản lý
nợ công, tổ chức thực hiện kiểm toán nợ công, đánh giá quản lý nợ công và kiến nghị
nâng cao hiệu quả quản lý nợ công”
4.2.2. Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu lực của KTNN.
Việc nâng cao chất lượng và hiệu lực kiểm toán của KTNN phải được nâng cao
một cách toàn diện trên cả 3 mặt: năng lực, hiệu lực và hiệu quả kiểm toán.
4.2.2.1. Nâng cao năng lực kiểm toán
Phát triển KTNN đáp ứng phục vụ tốt công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước
trong quản lý nợ công; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát,
lãng phí, phát hiện và ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả quản
lý, sử dụng nợ công. Kết hợp nhuần nhuyễn kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán
tuân thủ và kiểm toán hoạt động, trên cơ sở tập trung thực hiện tốt nhất kiểm toán báo
cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ nhằm tiến tới đẩy mạnh thực kiểm toán nợ công để
kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý ngân sách, tiền và tài
sản nhà nước, nhất là trong lĩnh vực quản lý, sử dụng nợ công. Chuẩn bị đầy đủ các
điều kiện cần thiết, đặc biệt là nguồn nhân lực để tiến hành kiểm toán nợ công trong
môi trường ứng dụng công nghệ thông tin và đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đến năm 2020 phải cơ bản tiến hành kiểm toán thường xuyên hàng năm các
đơn vị dự toán cấp I trực thuộc ngân sách trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương. Tăng quy mô mẫu kiểm toán về tổng thể và tại các đầu mối trên để đạt yêu
cầu xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân
sách; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả trong
quản lý, sử dụng nợ công.
128
- Tập trung thực hiện kiểm toán việc quản lý và sử dụng NSNN, việc thực hiện
các chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, quản lý và sử dụng tài sản công, việc quản
lý và sử dụng nợ công.
- Nâng cao chất lượng kiểm tra, phân tích, đánh giá nợ công giúp Quốc hội có
nguồn thông tin tin cậy, độc lập, khách quan để quyết định kế hoạch vay, trả nợ và
phân bổ vốn vay.
4.2.2.2. Nâng cao hiệu lực kiểm toán
Từng bước nâng cao hiệu lực pháp lý và giá trị của báo cáo kiểm toán và tăng
cường kiểm toán chuyên đề đối với việc quản lý điều hành nợ công, những vấn đề bức
xúc được dư luận xã hội quan tâm, những vấn đề quan trọng của đất nước nhằm cung
cấp các thông tin tin cậy, trung thực, chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý và
điều hành của Chính phủ, của Uỷ ban Nhân dân các cấp; yêu cầu kiểm tra, giám sát và
quyết định các vấn đề quan trọng của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh; yêu cầu
kiểm tra và giám sát của các cơ quan Đảng, đồng thời cung cấp thông tin cho các cơ
quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan khác của Nhà nước trong việc thực hiện chức
năng nhiệm vụ của mình. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị
kiểm toán nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý nợ. Nghiên cứu hoàn thiện, bổ
sung một số chế tài và tổ chức kiểm tra việc thực hiện đối với các hành vi vi phạm
Luật KTNN, Luật NSNN, Luật Quản lý nợ công; quyền hạn và trách nhiệm của
KTNN trong việc xử lý các sai phạm trong việc quản lý, sử dụng nợ công.
Đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu được cung cấp thông tin và giám sát của
Nhân dân, của báo chí và công luận nói chung đối với việc quản lý nợ công thông qua
việc công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
của KTNN theo quy định của pháp luật.
4.2.2.3. Nâng cao hiệu quả kiểm toán
Không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán, rút ngắn thời gian kiểm toán, sử
dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực trong tổ chức và hoạt động KTNN; đổi
mới tổ chức kiểm toán, nhất là tổ chức đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán; nâng cao chất
lượng công tác khảo sát lập kế hoạch kiểm toán và phân tích, tổng hợp kết quả kiểm
toán. Từng bước tin học hóa các hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động KTNN;
tăng cường áp dụng các phương pháp và công nghệ thông tin hiện đại vào công tác
kiểm toán để tăng dần số lượng các cuộc kiểm toán tại trụ sở KTNN, giảm dần thời
129
gian kiểm toán tại đơn vị nhằm giảm chi phí, tăng cường quản lý đội ngũ cán bộ, kiểm
toán viên, không gây phiền hà cho đơn vị được kiểm toán.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra của Đảng và của Nhà
nước trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhất là công tác xây dựng kế hoạch kiểm
toán và trao đổi thông tin; tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc
thực hiện các kết luận, kiến nghị của hệ thống Thanh tra, Kiểm tra nói chung và
KTNN nói riêng.
Để đạt được các mục tiêu trên, trong giai đoạn đến năm 2020, KTNN cần đẩy
mạnh chất lượng kiểm toán theo hướng công khai, minh bạch, chuyên nghiệp và từng
bước hiện đại hoá công tác kiểm toán, hoàn thiện tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất
lượng kiểm toán, tập trung thực hiện một số giải pháp như sau:
- Đa dạng hóa các loại hình kiểm toán theo quy định của Luật KTNN, trọng tâm
là kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ, từng bước thực hiện kiểm toán
hoạt động để đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng nợ công. Hoàn thiện kiểm toán báo
cáo tài chính để xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, cung cấp
thông tin cho Chính phủ trong công tác điều hành, Quốc hội và Hội đồng Nhân dân
các cấp; nâng cao chất lượng kiểm toán tuân thủ, phát hiện kịp thời, chỉ rõ các sai
phạm, địa chỉ sai phạm, xác định rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân, cương quyết kiến
nghị xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật; triển khai từng bước kiểm toán hoạt động
tiến tới tập trung nhiều hơn cho loại hình kiểm toán này khi nền kinh tế ngày càng phát
triển để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nợ công; ưu
tiên kiểm toán hoạt động đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình,
dự án trọng điểm quốc gia có sử dụng vốn vay; từng bước nâng cao chất lượng chuẩn
bị ý kiến về dự toán NSNN, phân bổ vốn vay, dự án, công trình quan trọng quốc gia.
Đẩy nhanh tiến độ kiểm toán, đảm bảo tính kịp thời của thông tin kiểm toán,
xác định phạm vi kiểm toán phù hợp trong việc kiểm toán tuân thủ đối với lĩnh vực
quản lý nợ công để tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động
kiểm toán.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kết luận và kiến nghị
của KTNN; phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc xem xét, xử lý các vi phạm
chế độ, chính sách, kỷ luật tài chính, nhất là các vi phạm được lặp đi, lặp lại, sai phạm
cố ý có tính hệ thống.
130
- Tiêu chuẩn hóa, chuyên môn và chuyên nghiệp hóa để nâng cao chất lượng
công tác kiểm toán; xây dựng và hoàn thiện quy trình, chuẩn mực kiểm toán nợ công.
Phấn đấu đến năm 2020, KTNN có đầy đủ hệ thống các quy trình, chuẩn mực, phương
pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán nợ công, biểu mẫu, hồ sơ về kiểm toán tài
chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động; từng bước cụ thể hóa quy trình kiểm
toán nợ công phù hợp với các loại hình kiểm toán.
- Tổ chức các đoàn kiểm toán phù hợp với tính đặc thù của các cuộc kiểm toán,
trong đó hạt nhân để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán là tổ trưởng tổ kiểm
toán; chú trọng việc kiểm toán tổng hợp, kiểm toán trước.
- Thường xuyên thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chất lượng
kiểm toán hàng năm. Tăng cường phân công, phân cấp cho các đơn vị tham mưu và
các KTNN chuyên ngành, khu vực trong công tác kiểm toán. Xác định rõ trách nhiệm,
quyền hạn của từng cấp liên quan đến hoạt động kiểm toán, bao gồm tổ kiểm toán,
đoàn kiểm toán, lãnh đạo KTNN chuyên ngành và khu vực, lãnh đạo KTNN, đồng
thời nâng cao thẩm quyền của các đơn vị tham mưu trong việc giám sát hoạt động
kiểm toán.
- Nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, lựa chọn tiếp thu những phương pháp
kiểm toán mới, kiểm toán nợ công để áp dụng trong hoạt động kiểm toán ở Việt Nam,
phấn đấu thực hiện được những cuộc kiểm toán nợ công liên quốc gia; tăng cường ứng
dụng rộng rãi phương pháp kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào hoạt động kiểm toán; triển
khai một cách đồng bộ thực hiện đầy đủ các phương pháp kiểm toán của các loại hình
kiểm toán báo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.
- Tăng cường hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nợ công; sử
dụng kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán khác trong công tác kiểm toán.
4.2.3. Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy, tuyển dụng và đào
tạo nhân lực
4.2.3.1. Nhóm các giải pháp hoàn thiện bộ máy
KTNN cần tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy của KTNN
theo mô hình quản lý tập trung thống nhất. Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thiện
cơ cấu tổ chức của KTNN. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn đến năm 2017 thành lập đơn vị cấp vụ của KTNN đó là Vụ 2A trên
cơ sở chia tách Vụ 2 (Vụ ngân sách Trung ương) để thực hiện kiểm toán việc quản lý
131
nợ công. Vụ 2A sẽ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm toán quản lý nợ công hàng
năm trình Tổng KTNN, tổ chức thực hiện, tổng hợp thông tin, báo cáo về kiểm toán
quản lý nợ công và là đầu mối hợp tác quốc tế về kiểm toán quản lý nợ công. Bên cạnh
đó, sắp xếp, củng cố lại các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành theo hướng
giảm khâu trung gian; đảm bảo có bộ máy tham mưu gọn nhẹ, một đơn vị không thực
hiện quá nhiều chức năng, nhiệm vụ, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của
KTNN. Tăng cường năng lực cho Vụ Tổng hợp để đảm bảo vai trò điều phối, tham
mưu cho lãnh đạo KTNN về hoạt động kiểm toán trong toàn ngành.
- Phát triển các KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực với biên chế, cơ cấu
hợp lý và theo hướng chuyên quản, chuyên môn hóa đối tượng kiểm toán theo chuyên
ngành hẹp. Phân giao nhiệm vụ kiểm toán nợ công, nhiệm vụ đánh giá các chỉ số quốc
gia trong kiểm toán NSNN để phù hợp với thực tiễn tốt của quốc tế và của các cơ quan
KTNN khác. Phân giao nhiệm vụ kiểm tra, phân tích, đánh giá và chuẩn bị ý kiến về
dự toán NSNN, ngân sách trung ương, địa phương cho các KTNN chuyên ngành và
khu vực. Nghiên cứu hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các KTNN chuyên ngành và
KTNN khu vực để phân công nhiệm vụ phù hợp; tái cơ cấu các phòng thuộc các
KTNN khu vực để gắn kết và phối hợp được tổ chức các phòng với các đoàn kiểm
toán.
- Sau khi thành lập đủ 15 KTNN khu vực sẽ thực hiện kiểm toán thường xuyên
hàng năm hầu hết báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
và báo cáo quyết toán ngân sách quận, huyện để tổng hợp chính xác số liệu về nợ của
Chính quyền địa phương; Kiểm tra, phân tích, đánh giá và cho ý kiến về toàn bộ tình
hình quản lý nợ của Chính quyền địa phương; mở rộng kiểm toán nợ công, kiểm toán
hoạt động, kiểm toán chuyên đề, kiểm toán trách nhiệm kinh tế, những vấn đề bức xúc
xã hội quan tâm nói chung và những vấn đề liên quan đến nợ công của Việt Nam nói
riêng.
Tổ chức nghiên cứu, điều tra, tổng hợp thông tin từ dư luận xã hội về chỉ đạo,
điều hành, quản lý và sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế, khoa học, xã hội,
an ninh quốc phòng. Từ cơ sở đó, xác định quy mô và phương thức tổ chức các cuộc
kiểm toán nợ công đáp ứng nhu cầu xã hội và phát huy tối đa vai trò của KTNN; Thời
báo Kiểm toán nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội về nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn lực tài chính nhà nước thông qua hoạt động kiểm toán, cung cấp thông
tin về nợ công cũng như hoạt động quản lý nợ công của Chính phủ đồng thời tuyên
132
truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về KTNN nói chung và vai trò của KTNN trong
quản lý nợ công nói riêng.
4.2.3.2. Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo
nhân lực
Công tác tổ chức và cán bộ được xác định là có một vị trí vô cùng quan trọng
để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ quan KTNN. Bởi vậy, phải thường xuyên
xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành
mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan và công tác kiểm toán; có
tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng với từng
chức danh; có tinh thần đoàn kết, hợp tác vì côn việc chung, ý thức tổ chức, kỷ luật
cao và phong cách làm việc tận tụy, khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với quần
chúng; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ, có
tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý (nhất là cấp phó ở các KTNN
chuyên ngành và khu vực). Có quy chế tôn vinh những người có công, thu hút người
tài; bố trí, sử dụng đúng những người có năng lực; khuyến khích những người năng
động, sáng tạo, có sáng kiến, có ý tưởng mới trong công tác. Đổi mới, triển khai đồng
bộ các khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán
bộ. Có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng một số chuyên gia ở từng lĩnh vực tiếp
cận trình độ khu vực và quốc tế. Tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế với các cơ quan
KTNN của các nước trên thế giới, với các tổ chức quốc tế tích cực và chủ động hội
nhập vào các hoạt động của Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao và Tổ
chức các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á; quản lý và sử dụng có hiệu quả các dự án
hỗ trợ kỹ thuật của các nước, các tổ chức quốc tế; mở động các hình thức tuyên truyền,
quảng bá về uy tín hoạt động của KTNN Việt Nam trong ý thức xã hội và trên trường
quốc tế.
Do đó, để có thể thực hiện tốt chức năng giải tỏa trách nhiệm cho Chính phủ và
nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công thì bên cạnh việc hoàn thiện tổ chức
bộ máy, KTNN phải đồng thời thực hiện các giải pháp sau:
Một là phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đủ về số lượng,
cơ cấu chuyên môn và cơ cấu ngạch hợp lý. Về mặt số lượng, trong giai đoạn đến năm
2015 KTNN cần có số cán bộ khoảng 2.600 người, giai đoạn từ năm 2016 đến năm
2020 cần khoảng 3.500 người với quy mô bình quân mỗi đơn vị thực hiện nhiệm vụ
kiểm toán (KTNN chuyên ngành và khu vực) khoảng 120 người; Về cơ cấu theo lĩnh
vực công tác: đội ngũ Kiểm toán viên Nhà nước khoảng 85%; đội ngũ công chức làm
133
công tác hành chính toàn ngành khoảng 10%; đội ngũ viên chức ở các đơn vị sự
nghiệp (các ngạch viên chức) khoảng 5%; Về cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch,
bậc: Kiểm toán viên cao cấp khoảng 3-5%; Kiểm toán viên chính: 20-25%; Kiểm toán
viên: 40-45%; Kiểm toán viên dự bị 20-25%. Đối với các ngạch chuyên viên và tương
đương (kể cả khối sự nghiệp): Chuyên viên cao cấp và tương đương: 2-3%; Chuyên
viên chính và tương đương: 30-35%; chuyên viên và tương đương: 50-55%; Cán sự,
nhân viên: 5-7%; Về cơ cấu theo chuyên môn đào tạo: số cán bộ có trình độ đại học
trở lên chiếm 95%, trong đó chuyên môn đào tạo về Tài chính - kế toán - kiểm toán -
ngân hàng: 50%; Xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, kiến trúc: 25%; Quản lý kinh tế,
quản lý nhà nước, luật, công nghệ thông tin và khác: 20%; Số có trình độ cao đẳng,
trung cấp trở xuống khoảng 5% trong tổng số cán bộ, công chức.
Hai là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức KTNN có bản lĩnh chính
trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn,
chuyên nghiệp, tương xứng với yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán và đáp ứng yêu
cầu hội nhập quốc tế.
Ba là thực hiện đổi mới công tác tổ chức cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ:
- Hoàn thiện và cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin về năng lực kiểm toán quản
lý nợ công của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện tại của KTNN trên cơ sở đó
quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức thực hiện kiểm toán quản lý nợ công; xây dựng quy định về tinh giản biên chế để
thực hiện được việc thường xuyên đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên
chức không đủ năng lực, trình độ, những người vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức
nghề nghiệp.
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức để
từng bước chuyển sang quản lý bằng hệ thống tin học.
Bốn là thực hiện chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức:
- Xây dựng và đổi mới chương trình, nội dung đào tạo về kiểm toán quản lý nợ
công theo từng chức danh gắn với tiêu chuẩn hoá cán bộ; gắn lý luận với thực tiễn; bồi
dưỡng, bổ sung một số nội dung đào tạo về một số lĩnh vực kiểm toán mới, như; kiểm
toán nợ công, kiểm toán môi trường, kiểm toán trách nhiệm kinh tế, kiểm toán hoạt
động, kiểm toán chuyên đề; tăng cường đào tạo nghiệp vụ kiểm toán trong môi trường
134
công nghệ thông tin; đào tạo ngoại ngữ, tin học cho các kiểm toán viên nhằm đáp ứng
nhu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán quản lý nợ công...
- Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; phát triển hình thức tổ chức
đào tạo từ xa, tự đào tạo, đào tạo thông qua hình thức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm...
- Tổ chức tuyển dụng cán bộ, công chức, Kiểm toán viên, tổ chức thi cấp
Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước, quản lý việc cấp và sử dụng Thẻ Kiểm toán viên
nhà nước theo đúng quy định. Có kế hoạch đào tạo trong thời gian không dài một đội
ngũ chuyên gia đầu ngành đối với từng lĩnh vực chuyên môn, tiếp cận trình độ các
nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới và xây dựng đội ngũ giảng viên giỏi về
chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện tốt công tác giảng dạy.
- Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế, tăng cường giao lưu học tập về
nghiệp vụ kiểm toán nợ công, đặc biệt là thi Chứng chỉ kiểm toán viên CPA và chứng
chỉ ACCA; cử cán bộ đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về Chính phủ điện tử, về tin
học hoá các hoạt động kiểm toán tại một số nước tiên tiến.
4.2.4. Nhóm các giải pháp phát triển cơ sở vật chất, thông tin tuyên
truyền và phát triển khoa học-công nghệ thông tin
4.2.4.1. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ đối với cán
bộ, công chức, kiểm toán viên của KTNN
KTNN cần xây dựng chính sách ưu tiên để tạo bước mạnh mẽ trong việc huy
động nguồn lực nhằm đảm bảo cơ sở vật chất mang tính đặc thù cho toàn hệ thống
KTNN. Việc xây dựng cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức,
Kiểm toán viên của KTNN cần tập trung vào một số vấn đề sau:
- Xây dựng, trang bị đầy đủ hệ thống trụ sở, phương tiện làm việc cho KTNN ở
trung ương và các địa phương theo tiến độ phát triển của KTNN, chú trọng việc đầu tư
thiết bị phục vụ công tác kiểm toán. Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng xong và cơ bản
trang bị đầy đủ, đồng bộ trang thiết bị, phương tiện làm việc tại tất cả các đơn vị trực
thuộc KTNN theo tiêu chuẩn, định mức Chính phủ quy định.
- Phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng và
ban hành các tiêu chuẩn, định mức sử dụng kinh phí, ngân sách và phương tiện phù
hợp với tính chất và đặc thù của hoạt động kiểm toán và chức trách, nhiệm vụ của
Kiểm toán viên. Đảm bảo đầy đủ kinh phí cho các hoạt động kiểm toán, có chế độ đãi
ngộ thích hợp cho cán bộ, công chức, Kiểm toán viên nhà nước; đầu tư phát triển hạ
135
tầng công nghệ thông tin và các phương tiện, máy tính, công cụ trợ giúp hoạt động
kiểm toán.
- Đẩy mạnh việc huy động, khai thác có hiệu quả nguồn vốn tài trợ, viện trợ
quốc tế nhằm trang bị, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tốt cho hoạt động
của KTNN.
4.2.4.2. Giải pháp về thông tin tuyên truyền
Văn phòng KTNN chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc KTNN xây dựng
nội dung, kế hoạch và thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến quy
định pháp luật, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về quản lý nợ công, vai trò
của KTNN trong quản lý nợ công cũng như các kinh nghiệm kiểm toán nợ công.
Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ KTNN kết hợp với Vụ Hợp tác quốc
tế, Văn phòng KTNN thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm về vai trò của
KTNN trong quản lý nợ công, kinh nghiệm kiểm toán nợ công, thông tin về nợ công.
Qua đó, công khai, minh bạch các đánh giá, báo cáo quản lý nợ công, báo cáo kiểm
toán nợ công; đồng thời nâng cao nhận thức của xã hội, của nhân dân, các chủ nợ, các
cơ quan quản lý và sử dụng nợ về tổ chức và hoạt động kiểm toán của KTNN cũng
như vai trò của KTNN trong quản lý nợ công.
Báo Kiểm toán, Website KTNN mở chuyên mục tuyên truyền về quản lý nợ
công và vai trò của KTNN, kinh nghiệm kiểm toán nợ công, chiến lược và chương
trình hành động của KTNN trong kiểm toán nợ công, thường xuyên cập nhật thông tin
về quản lý nợ công, kinh nghiệm kiểm toán nợ công cũng như những phát hiện qua
công tác kiểm toán nợ công.
4.2.4.3. Giải pháp phát triển khoa học-công nghệ thông tin
Trong hoạt động khoa học, KTNN cần đẩy mạnh hoạt động khoa học với phát
triển công nghệ thông tin trong hoạt động của KTNN nhằm tạo ra một bước phát triển
vượt bậc về hoạt động quản lý và hoạt động chuyên môn kiểm toán dựa trên ứng dụng
công nghệ thông tin. Gắn hoạt động nghiên cứu khoa học với đào tạo, bồi dưỡng công
chức KTNN và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn kiểm toán.
Nghiên cứu hoàn thiện các mô hình, phương pháp quản lý, phương pháp chuyên môn
nghiệp vụ kiểm toán.
Trong hoạt động phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, KTNN cần từng
bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá các hoạt động:
136
Từng bước hoàn thiện xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin trong phạm vi toàn
ngành, đảm bảo phương tiện thông tin và truyền thông phục vụ quản lý điều hành và
hoạt động kiểm toán. Củng cố và nâng cấp hệ thống mạng diện rộng, đảm bảo sự hoạt
động ổn định và an toàn bảo mật hệ thống thông tin dữ liệu.
Từng bước xây dựng, hoàn thiện và đưa vào khai thác có hiệu quả hệ thống dữ
liệu, thông tin kiểm toán, các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành
và hoạt động kiểm toán, hệ thống giao ban trực tuyến toàn ngành.
Từng bước phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đồng bộ; bồi dưỡng
đào tạo kiến thức công nghệ thông tin cho cán bộ, Kiểm toán viên.
4.2.5. Giải pháp hội nhập và hợp tác quốc tế về nợ công
Tăng cường phát triển các mối quan hệ hợp tác song phương và đa ph-ương sẵn
có và mang tính truyền thống với các thành viên của Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán
Tối cao Châu Á (ASOSAI) và Tổ chức Quốc tế các Cơ quan Kiểm toán Tối cao
(INTOSAI):
- Duy trì và củng cố các mối quan hệ và hợp tác hiện có, phát triển các
hình thức hợp tác và đối tác mới; tham gia làm giảng viên cho các khóa đào tạo về
kiểm toán nợ công trong khu vực; đẩy mạnh thực hiện ch¬ương trình hợp tác song
phương, chú trọng việc ký kết các thoả thuận hợp tác với các n¬ước; tham gia tích cực
vào các hoạt động đào tạo quốc tế và các cuộc kiểm toán nợ công phối hợp với nước
ngoài đối với các chương trình, dự án ODA; chủ trì và tổ chức hội thảo, đào tạo quốc
tế tại Việt Nam; khai thác có hiệu quả các hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, Chính
phủ các n¬ước; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về KTNN Việt Nam trên các
kênh thông tin hiện có theo khuôn khổ của ASOSAI và INTOSAI, nâng cao chất
lượng website bằng tiếng Anh và phát hành bản tin KTNN Việt - Anh theo định kỳ.
- Phát huy hiệu quả vai trò thành viên Ban điều hành ASOSAI 12 và tổ chức
đăng cai thành công các hội nghị Ban Điều hành ASOSAI, tiến tới đăng cai Đại hội
ASOSAI giai đoạn 2015-2020; cử cán bộ trực tiếp tham gia các nhóm làm việc của
INTOSAI và ASOSAI; có cán bộ tham gia vào các Uỷ ban của INTOSAI và ASOSAI.
Nâng cao hiệu lực hợp tác và ký kết các hiệp định song phương, hiệu quả của các dự
án hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước.
137
4.3.Các kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ
công
4.3.1. Những kiến nghị đối với Nhà nước
Thứ nhất, phải điều chỉnh và nâng cao vị trí pháp lý của cơ quan KTNN. Đây là
điều quan trọng để đảm bảo tính độc lập, tính liêm chính và chuyên nghiệp của KTNN
nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động kiểm toán với
tư cách là công cụ kiểm soát việc quản lý và sử dụng các nguồn lực công. Cho đến
nay, Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa có điều quy định
về kiểm toán hoặc liên quan đến hoạt động KTNN. Do vậy, Nhà nước cần sớm có
những điều luật bổ sung trong Hiến pháp của nước ta về vị trí pháp lý và chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan KTNN.
Thứ hai, cần hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý nợ công, trước hết cần rà
soát, kiểm tra lại những văn bản hiện hành để hủy bỏ những luật đã lỗi thời, mâu thuẫn
và chồng chéo với nhau. Đồng thời đẩy mạnh việc xây dựng và ban hành pháp luật về
quản lý nợ công một cách đồng bộ trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống khái niệm
về quản lý nợ công, phân công vai trò cho các cơ quan thực hiện quản lý nợ công một
cách hợp lý nhất là vai trò của KTNN trong quản lý nợ công.
Thứ ba, phải tăng cường quyền lực cho KTNN như bổ sung chức năng điều tra,
quyền kiểm toán đối với hoạt động quản lý và sử dụng các khoản nợ công để kịp thời
ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất những hiện tượng tiêu cực, đồng thời giải
quyết kịp thời những sai sót liên quan đến hoạt động quản lý nợ công.
Thứ tư, phải chỉ đạo Chính phủ, các bộ, ngành, đơn vị liên quan phối hợp chặt
chẽ với KTNN trong hoạt động kiểm toán quản lý nợ công nhất là việc quy định trách
nhiệm cung cấp thông tin về quản lý nợ công định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ
quan KTNN.
Thứ năm, phải đáp ứng kinh phí hoạt động của KTNN nhằm đảm bảo tính độc
lập, chính trực và chuyên nghiệp của cơ quan. Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách
đầu tư phát triển công nghệ thông tin và các phương tiện trang bị, kỹ thuật khác để
đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của KTNN, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.
138
4.3.2. Những kiến nghị đối với KTNN
Muốn nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả kiểm toán, qua đó để phát huy
vai trò của KTNN trong quản lý nợ công, KTNN cần tiến hành đồng bộ những giải
pháp sau:
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý tương xứng, đầy đủ và toàn diện cho KTNN;
- Phát triển và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của KTNN trên cơ sở mô hình
quản lý tập trung thống nhất như hiện nay, bao gồm các đơn vị tham mưu, các KTNN
chuyên ngành ở Trung ương và các KTNN khu vực ở địa phương;
- Nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ về số
lượng, tinh thông về nghiệp vụ kiểm toán quản lý nợ công hợp lý theo từng giai đoạn;
- Hiện đại hóa hoạt động của KTNN;
- Tăng cường kiểm toán các báo cáo thường niên về nợ công đồng thời tăng
cường số lượng và chất lượng các cuộc kiểm toán chuyên đề về nợ công, như chuyên
đề kiểm toán vay nợ nước ngoài của Chính phủ, vay nợ trong nước, các khoản nợ
Chính phủ bảo lãnh, chi phí vay nợ... Mặt khác, tăng cường kiểm toán việc sử dụng và
đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh tại các dự án đầu tư,
các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại từ đó cảnh báo nguy cơ rủi ro có thể xảy ra
đe dọa tính bền vững của nợ công và NSNN.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa KTNN với các cơ quan của
Quốc hội, các cơ quan quản lý nợ công và các đơn vị sử dụng các khoản nợ công;
- Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan
KTNN trong khu vực và thế giới để nâng cao kinh nghiệm trong quản lý nợ công cũng
như kiểm toán nợ công;
- Quan tâm xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí và các điều
kiện làm việc; đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần, tạo điều kiện làm việc và động
lực để cán bộ, công chức và người lao động của KTNN yên tâm công tác, phát huy
năng lực và sở trường, giữ gìn phẩm chất đạo đức trong thực thi công vụ.
4.3.3. Những kiến nghị đối với đối với các cơ quan quản lý nợ công
Các cơ quan quản lý nợ công cần phối hợp tốt với KTNN trong việc cung cấp
thông tin quản lý nợ công định kỳ và đột xuất cũng như trong việc thực hiện kiểm toán
quản lý nợ công.
139
Các cơ quan quản lý nợ công cần tham mưu cho Chính phủ định nghĩa các khái
niệm quản lý nợ công theo hướng tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng kế hoạch chiến lược về
vay nợ công phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thu, chi NSNN
trong từng giai đoạn, thời kỳ. Kế hoạch chiến lược về vay nợ công cũng cần chỉ rõ đối
tượng sử dụng các khoản vay, hiệu quả dự kiến; xác định chính xác thời điểm vay, số
vốn vay từng giai đoạn, tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian
dài hoặc chưa thực sự có nhu cầu sử dụng. Qua đó, tạo điều kiện cho KTNN khi tiến
hành kiểm toán về nợ công.
Tăng cường việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý
nợ công, nhất là các số liệu về tình hình nợ công. Việc công khai, minh bạch nhằm
tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ công và trách nhiệm giải
trình của các cơ quan quản lý nợ công.
4.3.4. Những kiến nghị đối với đơn vị sử dụng các khoản nợ công
Trước hết, đơn vị sử dụng các khoản nợ công cần nghiên cứu đầy đủ các quy
định của Luật KTNN, Luật quản lý nợ công, các văn bản có liên quan đến nợ công,
việc quản lý, sử dụng các nguồn lực, tài sản công và các văn bản khác quy định quyền
hạn, trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán; chủ động, tích cực phối hợp với KTNN
trong quá trình thực hiện kiểm toán để nắm bắt, giải trình rõ các kết quả kiểm toán và
thực hiện các kết luận và kiến nghị kiểm toán của KTNN.
Tiếp theo là nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn vay, đáp ứng các mục tiêu và
nguyên tắc quản lý nợ; nâng cao nhận thức của đơn vị về vai trò và chức năng của hệ
thống kiểm soát nội bộ. Khi có sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ, lãnh đạo đơn vị sẽ
tạo ra môi trường và những điều kiện cần thiết đảm bảo cho đơn vị tuân thủ các chế
độ, chính sách pháp luật, những quy định về quản lý và sử dụng tiền và tài sản nhà
nước; Ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hoạt động, hành vi không tuân thủ pháp
luật trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính và kế toán.
140
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 của Luận án đã làm rõ những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, xác định rõ những quan điểm và định hướng nâng cao vai trò của
KTNN trong quản lý nợ công
Thứ hai, Luận án đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao vai trò của
KTNN trong quản lý nợ công bao gồm: Nhóm các giải pháp nâng cao địa vị pháp lý
của KTNN trong quản lý nợ công (nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí và vai trò
của KTNN trong quản lý nợ công, nâng cao địa vị pháp lý, quyền hạn, trách nhiệm và
vai trò của KTNN trong quản lý nợ công); nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng và
hiệu lực của KTNN (nâng cao năng lực kiểm toán, nâng cao hiệu lực kiểm toán và
nâng cao hiệu quả kiểm toán); nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy, tuyển
dụng và đào tạo nhân lực (nhóm các giải pháp hoàn thiện bộ máy, nhóm các giải pháp
nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo nhân lực); nhóm các giải pháp phát triển cơ
sở vật chất, thông tin tuyên truyền và phát triển khoa học-công nghệ thông tin (giải
pháp phát triển cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, kiểm toán
viên của KTNN, giải pháp về thông tin tuyên truyền, giải pháp phát triển khoa học-
công nghệ thông tin); giải pháp hội nhập và hợp tác quốc tế về nợ công.
Thứ ba, Luận án đã đề xuất những kiến nghị để nâng cao vai trò của KTNN
trong quản lý nợ công đối với cả 3 chủ thể đó là: Nhà nước, KTNN, cơ quan quản lý
nợ công và đơn vị, tổ chức sử dụng nợ công.
141
KẾT LUẬN
Luận án vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở Việt Nam đã thực hiện
được một số nội dung sau:
Luận án đã làm rõ được cơ sở lý luận và xây dựng được khung lý thuyết về vai
trò của KTNN trong quản lý nợ công ở Việt Nam, làm rõ bản chất của nợ công, quản
lý nợ công, phân tích mục tiêu thực hiện của vai trò KTNN trong quản lý nợ công và
các tiêu chí đánh giá vai trò của KTNN trong quản lý nợ công. Đồng thời, Luận án đã
đi vào làm rõ các nội dung vai trò của KTNN trong quản lý nợ công như: (1) vai trò
xác nhận thông tin trên các báo cáo quản lý nợ, (2) vai trò tổ chức kiểm toán nợ công,
(3) vai trò đánh giá quản lý nợ công (4) vai trò kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý nợ
công và tìm hiểu, phân tích về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công trên cơ sở
nghiên cứu kinh nghiệm ở một số quốc gia có nền quản lý nợ công tiên tiến như Mỹ,
Đức, Trung Quốc và kinh nghiệm của Mexico, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam.
Luận án đã đưa ra bức tranh về nợ công ở Việt Nam những năm qua cho thấy
thực trạng về nợ công đang hàm chứa những rủi ro khi dư nợ công đang ngày một tăng
cao, cơ cấu kỳ hạn, lãi suất không hợp lý cộng với nghĩa vụ trả nợ không ổn định.
Đồng thời đang phản ánh quản lý nợ công đang có vấn đề và rủi ro trong việc thực
hiện các mục tiêu quản lý nợ công là rất lớn. Nguyên nhân gây ra có thể kể đến là (1)
Thâm hụt ngân sách, (2) đầu tư công lớn, dàn trải, (3) hiệu quả sử dụng nợ công thấp
và đánh giá thực trạng quản lý nợ công của Việt Nam thời gian qua ở trên hai khía
cạnh là khung pháp lý và tổ chức quản lý nợ, đồng thời rút ra những ưu điểm và khó
khăn tồn tại, trong đó quan trọng nhất là thiếu sự có mặt của một cơ quan nhà nước
độc lập trong việc minh bạch hóa thông tin, giám sát việc quản lý nợ công cũng như
đánh giá, kiến nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công.
Luận án cũng đánh giá thực trạng vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở
các nội dung như thực trạng vị trí pháp lý của KTNN trong quản lý nợ công, thực
trạng chức năng của KTNN trong quản lý nợ công, kết quả thực hiện vai trò của
KTNN trong quản lý nợ công. Qua đó chỉ rõ những thành công cũng như những hạn
chế, yếu kém trong việc thực hiện vai trò của KTNN trong quản lý nợ công đồng thời
chỉ ra những nguyên nhân cụ thể.
142
Luận án đã xác định rõ những quan điểm và định hướng nâng cao vai trò của
KTNN trong quản lý nợ công và đưa ra các nhóm giải pháp có cơ sở khoa học nhằm
nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở Việt Nam:
Kết quả nghiên cứu của Luận án là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp
theo về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở Việt Nam cũng như các nghiên cứu
về hoạt động kiểm toán của KTNN có liên quan đến quản lý nợ công.
143
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo trong nước
1. Bộ Tài chính (2007-2012), Bản tin nợ công qua các năm, Hà Nội
2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
năm 2010, Hà Nội
3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Báo cáo về tình hình nợ công, Hà
Nội
4. Đặng Văn Thanh (2010), “Rủi ro kiểm toán khi kiểm toán quản lý và sử dụng nợ
công”, tham luận tại Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các
khoản nợ công, Kiểm toán Nhà nước ngày 10/12/2010
5. Đinh Xuân Thảo (2010), “Thực trạng quản lý nợ công tại Việt Nam”, tham luận
tại Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công,
Kiểm toán Nhà nước ngày 10/12/2010
6. Đỗ Thị Ánh Tuyết (2013), Các giải pháp tổ chức kiểm toán môi trường ở Việt
Nam , Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính
7. Dự án tăng cường quản lý nợ nước ngoài hiệu quả và bền vững (10/2003), Báo
cáo về khuôn khổ thể chế và pháp lý, Hà Nội
8. Hoàng Ngọc Nắng Hồng (2013), Thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt
Nam, truy cập ngày 25/4/2014 từ
9. Hoàng Thị Minh Nguyệt (2010), “Nợ công và các nguyên tắc quản lý nợ công”,
tham luận tại Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản
nợ công, Kiểm toán Nhà nước ngày 10/12/2010
10. Kiểm toán Nhà nước (2006-2013), Báo cáo kiểm toán Quyết toán NSNN, Hà Nội
11. Kiểm toán Nhà nước (2013), Báo cáo kiểm toán chương trình Giảm nhẹ và Thích
ứng với biến đổi khí hậu năm 2013, Hà Nội
12. Kiểm toán Nhà nước (2013), Báo cáo kiểm toán tổng quyết toán NSNN năm
2013,Hà Nội
13. Kiểm toán Nhà nước (2013), Báo cáo kiểm toán việc quản lý và sử dụng vốn trái
phiếu Chính phủ giai đoạn 2006-2012,Hà Nội
14. Kiểm toán Nhà nước (2013), Hướng dẫn kiểm toán Chuyên đề Quản lý, sử dụng
vốn Trái phiếu chính phủ, ban hành ngày 2/4/2013
15. Kiểm toán Nhà nước (2013), Quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước, ban hành
ngày 29/3/2013
16. Kiểm toán Nhà nước, Báo cáo kiểm toán có liên quan đến tình hình quản lý và sử
dụng nợ công
144
17. Lê Đình Thăng (2007), Tổ chức kiểm toán nợ Chính phủ, Đề tài khoa học cấp Bộ,
Kiểm toán nhà nước năm 2007
18. Lê Đình Thăng (2010), “Một số ý kiến về quản lý và kiểm toán nợ công ở Việt
Nam”, tham luận tại Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các
khoản nợ công, Kiểm toán Nhà nước ngày 10/12/2010
19. Lê Kim Sa (2010), “Nợ công ở VN những vấn đề và tác động tiềm tàng”, tham
luận tại Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ
công, Kiểm toán Nhà nước ngày 10/12/2010
20. Lê Xuân Nghĩa (2010), “Một số vấn đề về phòng ngừa rủi ro nợ công ở VN”, tham
luận tại Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ
công, Kiểm toán Nhà nước ngày 10/12/2010
21. Ngô Thế Chi (2012), Nợ công và những tác động của nó đến nền kinh tế, truy cập
ngày 25/3/2013, từ www.ecna.gov.vn
22. Nguyễn Đình Hòa (2007), “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 20
năm đổi mới, lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số tháng 1-2007,
tr.7,10.
23. Nguyễn Đình Hòa (2010) “Tái cơ cấu nền kinh tế - Việc làm cấp bách trong giai
đoạn hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu 2008 – 2009”, Tạp chí Kinh tế
và Phát triển,số tháng 1-2010, tr.10,15.
24. Nguyễn Đình Hòa (2012), Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính
công sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009 và khủng hoảng nợ công
tại một số nước Châu Âu dưới góc nhìn kiểm toán, Đề tài khoa học cấp Bộ, Kiểm toán
Nhà nước
25. Nguyễn Hữu Phúc (2010), “Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc nâng cao
hiệu quả quản lý và sử dụng các khoản nợ công”, tham luận tại Hội thảo Tổ chức kiểm
toán đối với việc quản lý và sử dụng các khoản nợ công, Kiểm toán Nhà nước ngày
10/12/2010
26. Nguyễn Ngọc Bảo (2010), “Một số vấn đề về bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp trong
khuôn khổ nợ công”, tham luận tại Hội thảo Nợ công – Kinh nghiệm quốc tế và bài
học cho Việt Nam, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, 15/9/2010
27. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật ngân sách nhà nước, ban hành
16/12/2002
28. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật kiểm toán nhà nước, ban hành
14/6/2005
145
29. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật quản lý nợ công, ban hành
17/6/2009
30. Thịnh Văn Vinh (2010), Một số vấn đề về chiến lược phát triển Kiểm toán nhà
nước 2008 - 2015 và tầm nhìn 2020 nhằm không ngừng nâng cao chất lượng Kiểm
toán nhà nước truy cập ngày 14/2/2012 từ
31. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Quyết định số 689/QĐ-
TTg về việc phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn 2013 – 2015, ban hành ngày
4/5/2013
32. Trần Văn (2010), Quản lý nợ công và trách nhiệm giám sát của Quốc hội, truy cập
ngày 14/2/2011 từ www.vneconomy.vn
33. Trịnh Tiến Dũng (2011), Kinh nghiệm hay về quản lý nợ công, truy cập ngày
25/3/2012, từ www.taichinhdientu.vn
34. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (10/5/2013), Báo cáo Nợ
công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai, Hà Nội
35. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị quyết số
927/2010/UBTVQH12 về Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020,
ban hành ngày19/4/2010
36. Vũ Thanh Hải (2013), Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam, Luận
án tiến sĩ, Học viện Tài chính
37. Vũ Thành Tự Anh (2010), Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam, truy cập ngày
14/2/2012 từ www.phapluattp.vn
38. Vương Đình Huệ (2011), Tăng cường quản lý hiệu quả nợ công ở nước ta, truy
cập ngày 15/2/2012 từ www.tapchicongsan.org.vn
Tài liệu tham khảo nước ngoài
39. Alex Warren and Rodriguer (2010), Crises and Public Debt International
Experiences and Lessons for Viet Nam, Workshop Public Debt - International
Experiences and Lessons for Viet Nam, UNDP Viet Nam
40. ASOSAI (2009), Report of Workshop on the Audit of Public Debt, Kuwala
Lumpur, Malaysia
41. Bennedict Bingham (2010), Viet Nam: “Fiscal Strategy and Public Debt”,
Workshop Public Debt - International Experiences and Lessons for Viet Nam, Ha Noi
42. Catherine Pattillo, Helene Poirson, and Luca Ricci (2001), External Debt and
Growth, IMF
43. IMF (2001), Guidelines for Public Debt Managemen, Washington, USA
44. IMF (2003), External Debt Statistics: Guide for Compilers and Users, USA
146
45. INTOSAI (2007), Guidelines on Best practice for the Audit of Public/Private
Finance and Concesions, Mexico
46. INTOSAI (2007), Lima Agreement, Lima, Peru
47. INTOSAI (2007), Summary and Recommendations on the theme of management,
Accountability and Audit of Public Debt, Mexico
48. INTOSAI, (2009) Workshop on the Guidelines for Public Debt Audit, Ukraine
49. Marco Arnone and A ndrea F. Presbitero (2006), External Debt Sustainability
and Domestic Debt in Heavily Indebted Poor Countries, Catholic University, Italy
50. Marco Arnone, Luca Bandiera and Andrea F. Presbitero (2002), External Debt
Sustainability: Theory and Empirical Evidence, Catholic University, Italy
51. Nouriel Roubini (2001), Debt Sustainability: How to Assess Whether a Country is
Insolvent, New York University
52. Peter Hjertholm (2003), Analytical History of Heavily Indebted Poor Country
Debt Sustainability Targets, University of Copenhagen.
53. Sandra Svaljek (1999), Public debt boundaries: a review of theories and methods
of the assessment of public debt sustainability, truy cập ngày 21/6/2013 từ địa chỉ
www.hrcak.srce.hr.
54. The economist (2013), The Economists Intelligence Unit’s global public debt
clock, truy cập ngày 21/6/2013 từ địa chỉ www.buttonwood.economist.com
55. UNCTAD (2008), Domestic and external public debt in developing countries,
USA