Đối với việc dịch thơ Đường ở Việt Nam, luận văn đã hệ thống, lý giải, nêu bật và đề
xuất những điểm sau :
1- Hệ thống lịch sử dịch thơ Đường ở Việt Nam từ khi chữ Nôm được sử dụng rộng
rãi đến ngày nay trong bối cảnh chung của sự thiết lập và phát triển của nền văn học quốc
âm, giúp cho việc tìm hiểu những diễn tiến của hoạt động dịch thuật, sự vận động của thể
loại, những kiểu cách dịch, những ứng dụng dịch cùng với tâm tình của cha ông ta.
2- Lý giải về quá trình dịch thơ Đường lâu dài ở Việt Nam liên quan đến giao tiếp văn
hóa nhiều đời giữa Việt Nam và Trung Quốc, ngôn ngữ đơn lập, cách phát âm Hán Việt và từ
đó có thể xem việc dịch thơ Đường ở Việt Nam như là một mô típ dịch thuật của một nền
văn hóa có nhiều điểm tương đồng nhất với nền văn hóa có tác phẩm được dịch.
3- Nhấn mạnh đến cá tính và sở trường của dịch giả trong việc xứ lý nguyên tác để
lưu ý người dịch về những nguyên tác phù hợp.
4- Đề xuất cách dịch riêng và cụ thể cho thơ Đường theo chiều hướng tiếp cận gần
nhất với nguyên tác. Nhờ đó người dịch không hiểu lệch ý nguyên tác, có được bản dịch còn
giữ nhiều vị Đường nhất. Giúp cho người đọc có căn cứ tìm được bản dịch nào có sắc thái
"Đường" nhất trong các bản dịch.
Do những kết quả trên, luận văn sẽ giúp cho việc giảng dạy và nghiên cứu thơ Đường
trong nhà trường, chuẩn bị tốt và cơ bản cho việc cảm thụ thơ Đường theo đường hướng cụ
thể và khoa học. Gắn thêm lịch sử dịch thơ Đường ở Việt Nam vào việc giảng dạy thơ
Đường ở nhà trường, là giảng dạy thơ Đường trong mối quan hệ và phát triển của nền dịch
thuật nước nhà và tạo được hiệu quả song phương
194 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng :"tĩnh trung hữu động" "Không sơn" phải dịch là núi vắng vẻ thì
tiếng vang kia mới làm cho núi càng vắng thêm và mới đúng với thủ pháp mà nguyên tác sử
dụng.
Cái vắng vẻ với tiếng vang hô ứng nhau trong thủ pháp tĩnh trung hữu động. Còn cái
cao của núi thì không hô ứng với tiếng động.
Trong bài "Điểu minh giản" Vƣơng Duy cũng vận dụng thủ pháp này.
Nhân nhàn quế hoa lạc
Dạ tĩnh xuân son không
Nguyệt xuất kinh sơn điếu
Thời minh xuân giản trung
(Ngƣời nhàn hoa quế nhẹ rơi. Đêm yên lặng, núi mùa xuân vắng vẻ. Cánh vật im đềm
bất động. Núi vắng đến nỗi chỉ vầng trăng ló dạng cũng đủ làm những con chim núi giật
mình kêu lên trong dòng nƣớc mùa xuân)
Ngô Tất Tố dịch :
Người nhàn hoa quế nhẹ rơi
Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh
Trăng lên chim núi giật mình
Tiếng chim thúng thắng đưa quanh khe đồi.
Bản dịch của Ngô Tất Tố đã dịch đƣợc thủ pháp tĩnh trung hữu động của nguyên tác.
2.4: Đối lập giữa cái đang diễn tiến và cái nhận thức đột ngột.
Đến đời Đƣờng, Phật giáo ảnh hƣởng vào Trung Hoa qua con đƣờng bộ phía Tây Bắc
cùng với Phật giáo ảnh hƣớng vào Trung Hoa qua con đƣờng thủy phía Đông Nam gặp nhau
mà tạo thành đƣợc Phật giáo Trung Hoa tổng hợp mang màu sắc độc đáo, riêng biệt, nhất là
Thiền Thái Tông và Thiền Tông
Tinh thần truyền thống Trung Hoa vốn trọng nhân sinh thực tế, nhƣng vì thực tế quá
nên không thỏa mãn đƣợc những khát vọng sâu xa, tình yêu vô hạn trong bản tính nhân loại.
Triết lý của Phật giáo và Lão Trạng đã đáp ứng đƣợc khát vọng sâu xa đó. Trƣớc đây vào đời
Hán, Nho giáo cực thịnh, Phật. Lão không phát huy đƣợc thế mạnh của mình, đến đời
Đƣờng, Phật, Lão toàn thịnh đã đem đƣợc hứng vị mới vào trong văn học, thi ca Trung Quốc
[43;19]. Đạo Không chừng mực quá chú trọng nhiều đến nhân sinh quan mà ít chú trọng đến
164
vũ trụ quan. Chú trọng quá đến trung dung, không thái quá, không bất cập làm cho cuộc sống
con ngƣời tuy tốt đẹp nhƣng lại làm kém đi phân mơ mộng, vƣợt thoát vốn ẩn tàng trong
tiềm thức con ngƣời
Đạo Phật có hệ thống triệt lý từ vũ trụ quan đến nhân sinh quan dung hòa đƣợc cả
Khổng và Lão. Đạo Phật đem vào thi ca đời Đƣờng một cái phong vị đặc biệt mà không đời
nào có đƣợc. Thơ Đƣờng nhẹ nhõm, sâu sắc, ý vị hơn các đời khác nhờ ảnh hƣởng của Phật
giáo.
Lƣơng Khải Siêu, một học giả đời Thanh, cho rằng nhờ việc dịch kinh Phật mà dụng
ngữ Trung Quốc giàu thêm đƣợc trên ba vạn rƣỡi tiếng, mà thêm đƣợc 35 ngàn tiếng tức là
thêm 35 ngàn quan niệm. Ngôn ngữ Ấn Độ rất khác với ngôn ngữ Trung Hoa. Nhờ công việc
dịch kinh mà có sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ. Kinh Phật không dùng hƣ từ mà lại rất hay
đảo trang. Đặc điểm đó có ảnh hƣởng đến văn học Lục Triều và Đƣờng. Văn nhân Trung
Hoa vốn ít tƣởng tƣợng mà hay triết lý nhờ đọc chuyện dịch kinh Phật mà có khuynh hƣớng
vƣợt thoát, bay bổng hơn [71 : 62-63]. Phật giáo ở Trung Hoa có rất nhiều tông phái nhƣng
tông phái có nhiều ảnh hƣởng đến thi ca văn học là Thiền Tông.
Thiền học Thiền Trúc vào Trung Quốc từ thời Lƣơng Vũ Đế nhƣng trở thành tông
phái mạnh mẽ ở Trung Quốc là vào đời Sơ Đƣờng với Lục Tố Huệ Năng. Huệ Năng không
tán thành tiệm tu mà cho rằng chỉ cần nhận thức đƣợc bản chất thanh tịnh thì có thể thành
Phật ngay. Trong nháy mắt những ý nghĩ sai lầm đều biến mất, nhận thức đƣợc tự tính. Đó là
đốn ngộ. Tƣ tƣớng đốn ngộ ảnh hƣởng rất nhiều đến thơ Đƣờng. Trong thơ Đƣờng có nhiều
phút thi nhân nhận thức đƣợc rất nhiều sự việc một cách bất ngờ, đột ngột. Cái nhận thức bất
ngờ đó bao giờ cũng đối lập với cái đã diễn tiến lâu dài trong tâm tƣ tình cảm của thi nhân,
tạo thành ý vị đặc biệt cho thơ Đƣờng.
Ngƣời dịch phải chú ý dịch cho đƣợc cái đối lập giữa cái đã và đang diễn tiến với cái
đột biến vừa xảy ra trong nội tâm mới đem lại cho ngƣời đọc hứng vị độc đáo.
Bài Độ Tang Càn của Giá Đáo đã sử dụng thủ pháp này:
Khách xá Tinh Châu dĩ thập sương
Qui tâm nhật dạ ức Hàm Dương
Vô đoan cảnh độ Tang Càn Thúy
Khước vọng Tinh Châu thi cố hương
(Ở quán khách Tinh Châu đã mƣời năm, lòng mong trở về. Ngày đêm nhớ đến Hàm
Dƣơng, ngẫu nhiên đi qua dòng Tang Càn, trông lại Tinh Châu thi Tinh Châu đã trở thành cố
hƣơng rồi).
165
Đã từ lâu, Tinh Châu đã trở thành thân quen mà tác giả không nhận biết, ngẫu nhiên
khi vƣợt dòng Tang Càn, quay nhìn lại Tinh Châu thì trong phút bất chợt đó, tác giả mới biết
Tinh Châu đã trở thành cố hƣơng trong lòng mình tự bao giờ.
Bản dịch của Nguyễn Kiểm và bản do Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến sao lục vừa dịch
quá thoát, vừa không để ý gì đến thủ pháp đối lập mà Giá Đáo sử dụng, nên bản dịch không
đem lại cho độc giá phút nhận thức bất ngờ nhƣ nguyên tác.
Châu Tinh chán cánh quê người
Hàm Dương lối ấy ngậm ngùi hôm mai
Sông Càn một giải chia hai
Đường xa, xa lại hơn mười Châu Tinh
(Nguyễn Kiểm)
Mấy năm làm khách Châu Tinh
Mà lòng vẫn ở nơi thành Hàm Dương
Bến Tang ai khéo đưa đường
Tinh Châu so với Hàm Dương thế nào
(Đông Châu sƣu tập)
Đâu phải là đƣờng xa, đâu phải là Tinh Châu so với Hàm Dƣơng mà chính Tinh
Châu, cái nơi mình vẫn muốn rời bỏ mà một khi đã ra rồi thì mình mới nhận thức đƣợc cõi
lòng mình.
Bản dịch của Tản Đà tuy có nhƣợc điểm nhƣ Mai Quốc Liên đã nhận xét là dịch
"sƣơng" thành "hè" là làm hỏng rất nhiều bài thơ, nhƣng bản dịch của Tản Đà đã dịch đƣợc
thủ pháp đối lập nhất trong các bản dịch. Có lẽ vì quá chăm chút cho hai câu thơ cuối mà
dịch giả đành phải cân nhắc mà hy sinh hai câu đầu.
Tinh Châu đất khách trải mươi hè
Hôm sớm Hàm Dương bụng nhớ về
Qua bến Tang Càn vô tích nữa
Tinh Châu ngoảnh lại đã thành quê.
Chính cái "ngoảnh lại đã thành quê" đó đã dịch rất đạt cái phút bất chợt đối lập với
cái đã từng diễn ra trƣớc đó.
Hay bài "Qui gia" của Đỗ Mục :
Trí tử khiên y vấn
Qui gia hà thái trì
166
Cộng thúy tranh tuế nguyệt
Doanh đắc mấn như ti.
(Trẻ con nắm áo hỏi sao về nhà quá chậm. Cùng ai tranh ngày tháng để chỉ đƣợc mái
tóc bạc nhƣ tơ)
Bài thơ hay vì tạo đƣợc sự bất ngờ ở câu cuối. Cái tranh giành để đƣợc chính là cái
mất đi. Cái đƣợc là giả mà cái mất là thật: tranh ngày tháng để đƣợc tóc bạc phơ. Tự trách
mình không biết nghĩ đã phí hoài ngày xanh để đi tìm cái không cần thiết. Lời thơ chua chát,
ngậm ngùi, ý tƣởng tân kỳ.
Trần Trọng Kim dịch :
Trẻ con nắm áo hỏi han
Đi đâu vắng mãi lan man bấy chầy
Cùng ai tranh tháng tranh ngày
Chỉ lưa mái tóc như mây trắng ngần
Đỗ Bằng Đoàn, Bùi Khánh Đán dịch:
Trẻ con nắm áo hỏi ta
Làm sao khách trở về nhà chậm thay
Cùng ai tranh sống tháng ngày
Chỉ còn mái tóc trắng dày như tơ.
và :
Trẻ con nắm áo hỏi
Sao khách về chậm nhà
Cùng với ai tranh sống
Mái đầu sắc tuyết pha.
Cả mấy bản dịch trên đều chƣa dịch đƣợc "doanh đắc" (kiếm đƣợc lãi nhiều) của
nguyên tác, vốn hàm ý vừa hóm hỉnh vừa chua chát. Bôn ba ngày tháng để đƣợc lãi nhiều
hơn ngƣời khác là mái tóc bạc nhiều hơn. Đây là nhóm tứ mà Đỗ Mục dùng trong bài "Khiển
hoài" rất nổi tiếng của ông.
"Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh"
Doanh đắc phải đi đôi với câu biểu thị sự hữu ích, có lợi,"doanh đắc" của Đỗ Mục đi
với câu biểu thị sự bất lợi vô ích... tạo thành một tình huống bất ngờ trong nhận thức của
ngƣời đọc.
Hay nhƣ bài " Đăng Tổng Trì các" của Sầm Tham :
Cao các bức chư thiên
Đăng lâm cận nhật biên
167
Tình khai vạn tình thụ
Sầu khán Ngũ lăng yêm
Hạm ngoại đê Tần Lĩnh
Song trung tiểu Vị xuyên
Tảo tri thanh tĩnh lý
Thường nguyện phụng Kim Tiên.
(Gác cao sát các tầng trời, lên cao ngắm cánh nhƣ lên gần mặt trời. Trời hứng tạnh,
phô bày cây cối của muôn nhà. Buồn tênh ngắm nhìn làn khói ở khu Ngũ Lăng. Núi Tần thấp
lè tè bên ngoài hiên. Sông Vị nhỏ tí trong khung cửa sổ. Phải chi sớm hiểu đƣợc lý thanh tịnh
đó, đã nguyện xin theo đạo Phật).
Các vật trƣớc đây vốn to lớn nhƣng nhìn từ trên gác cao mới thấy chúng quá bé nhỏ.
Trƣớc sự đối nghịch đó, tác giả chợt hối tiếc đã không hiểu đƣợc lý đạo sớm hơn.
Thật ra không có cái to nhỏ, cao thấp. Tất cả chỉ là cái lý đối đãi: cao là, cao hơn cái
thấp, to là to to hơn cái nhỏ. Cảnh vật đã thế thì danh vọng có khác gì. Tất cá chỉ là phù du,
ảo mộng.
Thơ Đƣờng thƣờng nói đến "đăng cao", "đăng lâu", "đăng sơn" ... Đi lên cao để thấy
con ngƣời nhỏ bé trƣớc thiên nhiên, mà sinh lòng khiêm tốn, bớt tham vọng. Lâm Ngữ
Đƣờng trong " The importance of living" có viết " thiên nhiên lúc nào cũng là một liệu dƣỡng
viện. Nếu nó không trị đƣợc đƣợc những bệnh khác thì cũng trị đƣợc chứng tự cao, tự đại. Vì
vậy, các họa sĩ Trung Hoa thƣờng vẽ những hình ngƣời nhỏ xíu trên bức họa phong cảnh.
Hình ngƣời nhỏ cho đến nỗi nhiều khi phải tìm rất lâu mới thấy đƣợc. Thỉnh thoảng chúng ta
nên tự cám thấy cái bé nhỏ thảm hại của bản thân, cám giác đó rất hữu ích " [41 : 219].
Thiên nhiên so với con ngƣời thì to lớn, dài lâu hơn nhiều, thế mà trong bài thơ của
sầm Tham, thiên nhiên còn quá bé nhỏ, khi nhìn từ trên cao xuống, huống chi thân phận con
ngƣời! Đời Hán hƣng thịnh biết bao! Các vua đời Hán uy vũ biết dƣờng nào! Triều đại kéo
dài đến mấy trăm năm rồi cũng phải chấm dứt. Giờ đây trƣớc mắt tác giả, cả triều đại huy
hoàng hƣng thịnh chỉ còn lại Ngũ Lăng. Những lăng tẩm buồn bã, im lìm trong lớp khói mờ.
Thiên nhiên là thế, cuộc đời là thế. Tác giả chợt hiểu thấu cái mong manh, vô thƣờng
của mọi vật.
K.D trong Thơ Đường tập I của Nhà xuất bản Văn học Hà Nội dịch rất đạt cái bất
chợt nhận thức đó:
168
Gác cao một ngọn ngất trời
Lên chơi như thấy mặt trời gần bên
Muôn cây dưới mắt đua chen
Ngũ Lăng khói tỏa, càng xem càng buồn
Ngoài hiên Tần Lĩnh thấp lùn
Vị Xuyên nhỏ tí như luồn lọt song
Ví bằng sớm hiểu sắc không
Quyết lòng thờ Phật ở trong gác này.
Hƣ Chu trong: "Để hiểu thơ Đường luật" có phê bình là bài "Hoàng Hạc lâu" của
Thôi Hiệu hỏng về phƣơng tiện lập ý. Ông cho là đọc bài thơ và xét từng câu từng ý là kiệt
tác nhƣng đã hỏng về phƣơng diện lập ý. Hỏng vì trong khi còn cần phải tiếp diễn cái ý hoài
cổ.
Tích nhân dĩ thừa Hoàng hạc khứ
Thủ địa không dư Hoàng Hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tái không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
thì bỗng nhiên tác giả bỏ bẵng ngay đi cái "hoài cổ chi tính" mà quay ra đột ngột.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
Bởi nghĩ nhƣ vậy, nên tôi trộm tƣởng bài thơ thật đã có một khoảng trống rất lớn về
thi tứ giữa luận và kết. [18 : 77 ].
Còn tôi, tôi lại nghĩ khác, chính cái chuyển biến đột ngột đó đã làm cho bài thơ trở
thành thiên cổ, đã làm cho Thôi Hiệu trở thành "thi sĩ của một bài thơ". Không có cái phút đột
biến để chạnh tình hoài hƣơng thì bài thơ của Thôi Hiệu đã không đƣợc Lý Bạch khâm phục
đến nỗi phải thốt lên:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu.
và đã không đƣợc Nghiêm Vũ đánh giá là bài thơ Đƣờng hay nhất.
Chính cái lúc đột ngột bứt lìa với phút hiện tại, với phong cảnh trƣớc mắt để thảng
thốt kêu lên :
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
169
(Chiều tối quê hương ở nơi nào
Đầy sông khói sóng khiến người sầu tư)
thì bài thơ mói gây đƣợc xúc động cho biết bao cõi lòng của kẻ tha hƣơng.
Tản Đà dịch :
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Tản Đà với bản dịch " Hoàng Hạc lâu" từ xƣa đến nay vẫn đƣợc xƣng tụng, nhƣng
thật ra dịch giả vẫn chƣa dịch đƣợc cái thảng thốt của Thôi Hiệu trên Hoàng Hạc lâu, khi
chợt nhớ về quê nhà mà không thể nhìn thấy đƣợc. "Nhất mộ hƣơng quan hà xứ thị" của
nguyên tác là một câu hỏi, là phút thảng thốt, còn câu dịch của Tản Đà là câu kể, câu diễn tả.
Nhƣng biết làm sao đƣợc, vì dịch vẫn là dịch, dù là bản dịch tuyệt vời nhất.
Nhƣng dù sao Tản Đà cũng cho ngƣời, đọc một cảm xúc về tình hoài hƣơng tuyệt vời
nhất.
2.5. Sự hòa hợp những tƣơng phản :
Đời Đƣờng Phật và Lão rất thịnh chi phối sâu sắc tƣ tƣởng và học thuật Trung Quốc,
đem vào văn học Trung Quốc một luồng sinh khí mới. Tƣ tƣởng thoát tục tìm về với thiên
nhiên là tƣ tƣởng chủ đạo. Cá nhân khao khát tự do, muốn vƣơn lên để hòa nhập vào vũ trụ,
cuộc sống phản tính đƣợc yêu chuộng. Và khi phản tính nhìn lại tận sâu thẳm lòng mình ai
lại không khỏi cảm thấy cô đơn vì thế mà không đâu hệ hƣ từ " cô, độc, nhất" lại xuất hiện
nhiều nhƣ trong thơ đời Đƣờng. Con ngƣời trong thơ Đƣờng là con ngƣời suy tƣ, con ngƣời
nhìn vào bên trong để phản tỉnh. Nó khác với con ngƣời đơn giản chất phác của Kinh Thi.
Khảo sát 64 bài thơ trong Kinh Thi trong tập "Kinh thi [65: 132] của Tản Đà Nguyễn
Khắc Hiếu, ta chỉ bắt gặp một từ "độc" trong bài "khảo bàn" thuộc Vệ phong. Nhƣng từ
"độc" này cũng không có ý nghĩa phán tỉnh.
"Độc mỵ ngụ ngôn
Vĩnh thí phất huyền"
(Ngủ một mình, thức một mình cũng không quên đƣợc thú ấy).
Đến "Sở từ" của Khuất Nguyên thì "độc, cô" đã là những suy tƣ trăn trở. Điều đó
không lấy làm lạ vì Kinh Thi hầu hết là những sáng tác dân gian, còn Sở từ là tác phẩm của
Khuất Nguyên, một nhà tƣ tƣởng lớn, một nhà thơ lớn của
170
Trung Quốc. Và hầu hết các sáng tác của ông lại làm ra trong thời kỳ ông bị Vua ruồng bỏ và
bị cả Vƣơng triều cô lập.
Cứ thế giai trọc ngã độc thanh
Chúng nhân giai túy ngã độc tinh
(Đời đục cả một mình ta trong
Đời say cả một mình ta tỉnh)
Phấn độc xử kỳ dị vực
Ký quýnh độc nhi bất quân hề
(Ở một mình nơi đất lạ
Đã cô độc lại lẻ loi).
Rải rác các đời Lƣỡng Tấn, Nam Bắc Triều vẫn có dùng hệ hự từ này, nhƣng đến đời
Đƣờng thì nó đƣợc sử dụng phổ biến và hào phóng hơn bao giờ hết. Phan Ngọc nói "Nhất,
độc, cô" đƣợc dùng đến mức xa xỉ và hầu nhƣ những câu thơ Đƣờng nào hay cũng đều có
những từ này. [134 : 27].
"Độc, cô, nhất" diễn tả sự suy tƣ, phán tỉnh tìm về với nội tâm mạnh mẽ. Nó khao
khát tự do, muốn vƣơn lên để hòa nhập vào vũ trụ vì thế mà cũng hình thành thêm hệ hƣ từ
đối lập "tương, dữ, cộng" nói lên mối đồng cảm giữa con ngƣời với thiên nhiên, sự thể nhập
của thiên nhiên vào con ngƣời. Hệ thống : "độc, cô, nhất" đối xứng với hệ thống "tương, dữ,
cộng" biểu hiện sự hòa nhập của cái " đơn lẻ" vào trong cái "đại khối" hòa điệu giữa cái
"Một" với cái “toàn thể".
Con ngƣời trong thơ Đƣờng tìm đến thiên nhiên nhƣ tìm về với ngƣời bạn yên lặng
nhƣng sâu sắc, một ngƣời bạn ở đâu cũng có và lúc nào cũng gần gũi đƣợc. Đó là thứ "kho
trời chung mà vô tận của mình riêng". Trong thơ Đƣờng không phải chỉ con ngƣời mới yêu
thiên nhiên mà thiên nhiên cũng rất yêu con ngƣời. Ngƣời dịch phải thấy mối tƣơng quan này
để dịch cho đƣợc cái triết lý "thiên nhân tương dữ" tiềm ẩn trong hầu hết các bài thơ Đƣờng
thông qua hệ thống hƣ từ "độc, cô, nhất", "tương, dữ, cộng". Đặc biệt là các bài thơ của các
thi nhân thuộc khuynh hƣớng điền viên.
Nhƣ bài "Quy trung sơn tác" của Vƣơng Duy.
Thanh xuyên đái trường bạc.
Xa mã khứ nhàn nhàn
Lưu thủy như hữu ý
Mộ cầm tương dữ hoàn
Hoang thành tầm cô đô
Lạc nhật mãn thu sơn
171
Thiều đệ cao trung hạ
Qui lại thả bế quan.
Thiên nhiên ở đây rất có tình với ngƣời.
Trần Trọng kim dịch :
Nước trôi có ý đợi chờ
Chim hôm dường muốn đợi ta cùng về
hay Giản Chi dịch:
Như quen dòng nước đón
Có bạn cánh chim về
đều diễn đạt đƣợc lòng lƣu luyến của thiên nhiên đối với con ngƣời.
Hay trong bài Trúc lý quán của Vƣơng Duy:
Độc tọa u hoàng lý
Đàn cầm phục trường khiếu
Thâm lâm nhân bất tri
Minh nguyệt lại tương chiếu
(Một mình ngồi trong khóm trúc thanh vắng. Dạo đàn rồi lại huýt sáo. Ở nơi rừng sâu
không ai biết, chỉ có vầng trăng đến soi nhau).
Trần Trọng Kim dịch :
Một mình giữa đám rừng tre
Đánh đàn cao hứng hát nghe một bài.
Rừng sâu nào có ai hay
Bóng trăng đâu đến chiếu ngay vào mình.
nhƣ thế là chƣa dịch đƣợc từ "tương" vốn là cơ sở đem lại cho bài thơ tƣ tƣớng hòa nhập
giữa thiên nhiên và con ngƣời, làm cho con ngƣời tuy cô đơn nhƣng không buồn thảm, đau
đớn.
Dịch: "Bóng trăng đâu đã chiếu ngay vào mình" là chƣa cho thấy sự hòa nhập giữa
thiên nhiên và con ngƣời, bài thơ vẫn còn cô đơn vì ánh trăng ở đây không có tình, trái với
ánh trăng trong nguyên tác là một ánh trăng rất bè bạn, rất nồng nàn.
Trăng soi đƣợc ngƣời vì trăng có ánh sáng, còn con ngƣời làm sao soi sáng đƣợc vầng
trăng? Phải chăng trăng cũng cô đơn nhƣ con ngƣời phải cần đến tình thân để sáng tỏ.
172
Tƣơng Nhƣ tỏ ra rất hiểu tình cảm này khi dịch.
Một mình trong lùm trúc
Dạo đàn lại huýt gió
Rừng thẳm chẳng ai hay
Rọi nhau có trăng tỏ
Hay Lý Bạch trong bài "Độc tọa Kính đình sơn"
Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn
Tương khan lưỡng bất yếm
Chỉ hữu Kính đình sam
(Chim đàn bay tít trên trời cao. Đám mây cô đơn đi nhàn nhã cùng nhìn nhau không
biết chán chỉ có núi Kính Đình).
Trần Trọng San :
Muôn chim bay hết bay rồi
Hững hờ chỉ đám mây trôi một mình
Trông nhau, tình thiết tha tình.
Riêng ta với núi Kính Đình mà thôi
Nguyễn Hiến Lê :
Chim chóc bay cao hết
Mây trời riêng tự nhàn
Ngó nhau không biết chán
Chỉ có Kính Đình san.
Phạm Lê Duyên :
Nhìn nhau không thấy chán
Chỉ có núi Kính Đình
Các bài dịch đều diễn tả đƣợc cái tình của con ngƣời và thiên nhiên.
Hay bài "Tảo thu sơn trung tác" của Vƣơng Duy.
Tịch mịch sài môn nhân bất đáo
Không lâm độc dữ bạch vân kỳ
Trong núi buồn. Cửa sài vắng vẻ không ai đến. Trong rừng vắng chỉ riêng làm bạn
với làn mây trắng.
173
Đỗ Bằng Đoàn, Bùi Khánh Đản dịch
Sài môn vắng vẻ không người đến
Mây trắng rừng sâu bạn với mình
Ở trong rừng sâu cách xa nhân gian, nhƣng vẫn không buồn vì còn có những đám
mây trắng làm bạn với mình. Cái tình thắm thiết giữa con ngƣời và thiên nhiên trong nguyên
tác đã đƣợc diễn tả qua thủ pháp đối lập với hƣ từ "độc", "dữ" v à Đỗ Bằng Đoàn và Bùi
Khánh Đản đã dịch đƣợc thủ pháp này.
Sài môn vắng vẻ không người đến
Mây trắng rừng sâu bạn với mình
Giản Chi cũng dịch rất hay:
Thu đến lều tranh cung dế gấp
Chiều lên bóng núi tiếng ve rền
Cổng sài quạnh quẽ không người viếng
Mây trắng rừng không hẹn kết duyên.
Nguyễn Phan Cảnh trong "Ngôn ngữ thơ" đã nói "... lịch sử văn học Việt Nam chẳng
đã chứng kiến thời cực thịnh của Đƣờng luật bát cú? Và chẳng phải vì đã đƣợc hay bị sử
dụng đến mức không còn tý nét dƣ nào (mọi quan hệ ngang dọc của con số 8 câu 7 chữ đều
mang giá trị thơ ca, không đƣợc thất niêm, thất luật, khổ độc...) mà đã trở thành quá khứ? [9:
190]
Chúng tôi không nghĩ thế, thơ Đƣờng trở thành quá khứ vì càng về sau thì cái thể thơ
Đƣờng luật chỉ còn duy cái khung thơ trơ trẽn, không đƣợc đƣa vào đó bức tranh đƣợc vẽ
theo họa pháp đời Đƣờng, mà thay vào đó những bài thƣ thù tạc những trạng thái tâm tình
diễn biến phức tạp, những day dứt tủn mủn rất cá nhân, những tâm tình muốn dàn trãi ra theo
chiều dài, chiều rộng, chứ không phải chiều sâu. Chúng mất đi cái nền tảng triết lý về nhân
sinh, về cuộc đòi sâu sắc làm cho thơ Đƣờng thành thơ Đƣờng.
Không phải chỉ ở Việt Nam mà ngay ở Trung Quốc sau đời Đƣờng, những bài thơ
làm theo thể Đƣờng luật cũng đã kém đi, nếu không nói là mất hết khí sắc đời Đƣờng. Bởi vì
thơ Đƣờng đâu phải chỉ là cái khung 8 câu 7 chữ, hay 4 câu 5 chữ... mà nó còn là thứ triết lý
tràn trề sức sống, tâm tình, cảnh thiên nhiên ngồn ngộn xanh tƣơi đƣợc diễn tả khái quát theo
thứ thú pháp độc đáo cùa đời Đƣờng. Nó là một tổng hợp không chia lìa, do đó một yếu tố
nào mất đi cũng làm cho nó không, còn là nó nữa.
174
Nói thủ pháp phác diễn và đối lập là hai thủ pháp chính trong thơ Đƣờng cũng là sự
tạm phân chia, biện biệt, bởi vì trong phác diễn cũng bao hàm đối lập và đối lập cũng chứa
đựng phác diễn.
Hơn cả mùi hƣơng mà Xuân Diệu cho rằng làm sao có thể phân chất đƣợc "Ai đem
phân chất một mùi hƣơng", thơ còn tinh tế, sâu sắc, hàm súc, cô đọng, cho nên sau khi đã
phân chất để biện biệt thì phải hiểu lại bài thơ nhƣ một toàn thể. Nhƣ Trang Tứ nói có lời là
vì ý, được ý hãy quên lời. Có dò là vì thỏ, đƣợc thỏ hãy quên dò.
Hay nhƣ Quách Tƣ trong "Sơn thủy luận" nói "Hiệu quả thích đáng của những dòng
sông và thung lũng, núi non chỉ có thế hiểu đƣợc từ xa. Nhìn gần ta chỉ thấy những thành
phần kết hợp [161 : 1321].
Dịch đƣợc thủ pháp nghệ thuật thơ Đƣờng rồi phải đặt lại những câu thơ vào trong
bài thơ, liên kết chung vào những chỗ vô ngôn, vào ngôn ngữ thơ Đƣờng trên góc độ dịch.
Tận dụng tối đa những thuận lợi do quan hệ giao tiếp văn hóa nhiều đời giữa Việt Nam và
Trung Quốc trong khi dịch. Làm đƣợc nhƣ thế là nhìn từ xa bức họa có núi non, thung lũng,
sông dài với khí mù, những khoảng trống... chứ không phải chỉ riêng thấy núi và sông.
KẾT LUẬN
Đầu thế ký 20 Chính phủ Bảo hộ lần lƣợt bỏ chế độ khoa cứ ở Nam Kỳ rồi Bắc kỳ và
Trung kỳ. Hán học vốn đã suy vi từ trƣớc giờ đây lại càng hiu hắt lụi tàn.
Các nhà cựu nho tâm huyết muốn cứu vãn nền cổ học chỉ còn biết trông cậy vào dịch
thuật. Chƣa bao giờ phong trào dịch thuật lại rầm rộ nhƣ thế. Trong tình hình đó cùng với
việc dịch thuật văn học cổ nƣớc nhà, thơ Đƣờng cũng đƣợc sƣu tập, dịch thuật rất nhiều, tạo
thành phong trào dịch thơ Đƣờng trên các tạp chí và sau này trong các tuyển tập. Nhờ những
bản dịch này mà thơ Đƣờng phần nào đến đƣợc với những thanh niên tân học, những nhà thơ
mói, "những ngƣời con đầu lòng của thế kỷ 20" và có ảnh hƣởng tốt đến sáng tác của họ.
Hoài Thanh trong "Thi nhân Việt Nam" đã nhắc tới ảnh hƣớng đậm nhạt của thơ
Đƣờng đối với các nhà thơ mới và con đƣờng họ đến với thơ Đƣờng.
Vũ Đình Liên, tác giả bài thơ "Ông đồ" trong cuộc phóng vấn của Tuổi Trẻ Xuân
1994, đã nói câu thơ đầu của bài thơ “Ông đồ" là mở ra từ câu thơ của Thôi Hộ "Đào hoa y
cựu tiếu đông phong". Và ông còn nói trong máu mỗi nhà thơ Việt Nam đặt biệt ở giai đoạn
của ông đều, có chút thơ Đƣờng. Tế Hanh trả
175
lời phỏng vấn của tạp chí Văn học số 1 - 1973 đã nói những nguồn thơ A Đông hay đúng hơn
là thơ Đƣờng và nguồn thơ dân tộc... đã ảnh hƣởng đến tác phẩm của ông. Ông không biết
chữ Hán và chịu ảnh hƣởng thơ Đƣờng qua các bản dịch.
Còn Huy Cận trong buổi nói chuyện tại Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh
ngày 08-08-1993 cho biết ông đã chịu ảnh hƣởng thơ Đƣờng qua các bản dịch trƣớc, rồi sau
mới đọc trực tiếp nguyên tác. Và ông đã học đƣợc chữ "đùn" trong bản dịch Thu hứng "Mặt
đất mây đùn cửa ải xa" để làm thành câu "lớp lớp mây cao đùn núi bạc" trong bài "Tràng
giang". Và Huy Cận cho biết Xuân Diệu cũng học tập cách cô đúc cùa Thơ Đƣờng và mƣợn
từ trong những bản dịch. Nhƣ mƣợn từ trong bản dịch của Tùng Vân dịch "Dữ Chu Sơn
nhân" của Đỗ Phủ, câu "Chim vì thóc vãi quanh thềm đậu" để có đƣợc câu thơ:
"Nõn nà sương mộng quanh thềm đậu
Nắng nở bâng khuâng chiều lỡ thì"
Lê Đạt trong "Thơ thẩn thơ" Tác phẩm mới số 2-1994 nói rằng đã nhiều phần yêu thơ
Đƣờng, học thơ Đƣờng qua những bản dịch của Tản Đà.
Và dĩ nhiên còn nhiều những phát biểu nhƣ thế và ngay cả những lời không phát
biểu...
Thơ Đƣờng đã trở thành kho tàng chung của thế giới mà ai biết khai thác vẫn còn tìm
thấy rất nhiều cái hay, cái đẹp để thƣởng thức, để học tập, sáng tác. Đặc biệt đối với Việt
Nam thì đó còn là cách để hiểu sâu sắc hơn thơ văn của ông cha ta.
Đã hơn 50 năm mà nhận định của Hoài Thanh trong giai đoạn thơ mới đến bây giờ
vẫn còn đầy giá trị. "Chưa bao giờ như bây giờ ta thấy rõ tinh thần nòi giống cũng như các
thể thơ xưa chỉ biến thiên mà không sao tiêu diệt. Chưa bao giờ như bây giờ ta thấy cần tìm
về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai".
Khơi dậy và phát triển sự yêu thích thơ Đƣờng để làm một nhịp bắc đến thi ca cổ điển
Việt Nam là nối liền nền thi ca cổ điển rực rỡ và tiêu biểu nhất cùa Đông Phƣơng với truyền
thống thi ca cổ điển của một dân tộc ở phƣơng Đông.
Việt Nam có một lịch sử dịch thơ Đƣờng dài lâu, nhƣng trƣớc thế kỷ 20, việc dịch thơ
Đƣờng đối với ông cha ta, những ngƣời giỏi Hán hơn Nôm, không phải là một vấn đề cần
thiết, mà là một cách thƣởng ngoạn thơ Đƣờng qua tiếng nói yêu thƣơng của dân tộc.
176
Chúng ta ngày càng xa lìa Hán học, hầu nhƣ không thể nào hiểu đƣợc nguyên tác mà
không thông qua bản dịch. Vì thế mà ngày nay việc dịch thơ Đƣờng đóng một vai trò vô
cùng quan trọng trong việc thƣởng ngoạn, tìm hiểu, học tập thơ Đƣờng.
Đối với việc dịch thơ Đƣờng ở Việt Nam, luận văn đã hệ thống, lý giải, nêu bật và đề
xuất những điểm sau :
1- Hệ thống lịch sử dịch thơ Đƣờng ở Việt Nam từ khi chữ Nôm đƣợc sử dụng rộng
rãi đến ngày nay trong bối cảnh chung của sự thiết lập và phát triển của nền văn học quốc
âm, giúp cho việc tìm hiểu những diễn tiến của hoạt động dịch thuật, sự vận động của thể
loại, những kiểu cách dịch, những ứng dụng dịch cùng với tâm tình của cha ông ta.
2- Lý giải về quá trình dịch thơ Đƣờng lâu dài ở Việt Nam liên quan đến giao tiếp văn
hóa nhiều đời giữa Việt Nam và Trung Quốc, ngôn ngữ đơn lập, cách phát âm Hán Việt và từ
đó có thể xem việc dịch thơ Đƣờng ở Việt Nam nhƣ là một mô típ dịch thuật của một nền
văn hóa có nhiều điểm tƣơng đồng nhất với nền văn hóa có tác phẩm đƣợc dịch.
3- Nhấn mạnh đến cá tính và sở trƣờng của dịch giả trong việc xứ lý nguyên tác để
lƣu ý ngƣời dịch về những nguyên tác phù hợp.
4- Đề xuất cách dịch riêng và cụ thể cho thơ Đƣờng theo chiều hƣớng tiếp cận gần
nhất với nguyên tác. Nhờ đó ngƣời dịch không hiểu lệch ý nguyên tác, có đƣợc bản dịch còn
giữ nhiều vị Đƣờng nhất. Giúp cho ngƣời đọc có căn cứ tìm đƣợc bản dịch nào có sắc thái
"Đƣờng" nhất trong các bản dịch.
Do những kết quả trên, luận văn sẽ giúp cho việc giảng dạy và nghiên cứu thơ Đƣờng
trong nhà trƣờng, chuẩn bị tốt và cơ bản cho việc cảm thụ thơ Đƣờng theo đƣờng hƣớng cụ
thể và khoa học. Gắn thêm lịch sử dịch thơ Đƣờng ở Việt Nam vào việc giảng dạy thơ
Đƣờng ở nhà trƣờng, là giảng dạy thơ Đƣờng trong mối quan hệ và phát triển của nền dịch
thuật nƣớc nhà và tạo đƣợc hiệu quả song phƣơng.
177
CHÚ THÍCH
1. Đào Duy Anh cho bài nầy của Thôi Hiệu là không đúng. Các sách khác đều ghi là
của Thôi Hộ.
2. Bản dịch cùa Từ Diễn Đồng không sát nguyên tác nhƣng có ý trào phúng rất hay,
vả lại bày tỏ đƣợc lòng nhớ Vua Hàm Nghi nên đƣợc nhiều ngƣời chú ý, kể cả ngƣời trong
Ban Giám kháo. Các quan phải tặng thƣởng nhƣng bắt giữ ông mấy ngày để phạt tội "láo
xƣợc". Lúc đƣợc thả ra, các bạn ông nghĩ rằng: "Anh không phải là đầu xứ mà là hàng xứ"
(nghĩa là bị tù ở nhà pha). Tên này còn lƣu mãi đến khi ông mất (theo tài liệu của Trần Tất
Đạt) Hoàng Ngọc Phách, (Từ Diễn Đồng một nhà thơ yêu nƣớc, Tạp chí Văn học số 2, 1962,
tr 62 - 70).
3. Kim Thánh Thán bắt đầu viết luật thi đời Đƣờng năm 1660, đến tháng 4 năm ấy,
bình giải đƣợc 600 bài, làm bài tự đề: Đại Dịch học nhân, Kim Nhân Thụy, pháp danh Thánh
Thán thuật soạn. Ở đây chỉ trích có 122 bài trong số 600 bài đó.
4. Trần Trọng San ghi là Phan Huy Vịnh nhƣng lại chú thêm là hiện nay có một số
học giả trong đó có Hoàng Xuân Hãn cho là của Phan Huy Thực.
5. "Vô danh" là tập thể những nhà Hán học lão thành đã đóng góp các bản dịch cho
bộ Văn học sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê biên soạn. Trong một cuộc trao đổi với cụ
Giản Chi, cụ đã tự nhận là một ngƣời trong nhóm dịch giả đó, dƣới bút hiệu chung là Vô
danh.
Trong quyển I bộ Văn học sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê đã trân trọng tri ân sự
đóng góp cùa các học giả khiêm tốn, không muốn dƣơng danh với đời.
6. Từ "dịch" mà chúng ta gọi ngày nay thời xƣa các cụ gọi là "diễn âm", "diễn nghĩa"
hay "diễn ca".
7. Kiều Thanh Quế trong "Quan niệm dịch thơ" trên Tri Tân Tạp chí số 56, 1942 đã
nhận định về những bản dịch cùa J. Leiba nhƣ sau: "Bên cạnh Tản Đà, chúng tôi còn để ý
đến nghệ thuật dịch thơ của một thi sĩ vừa trẻ tuổi vừa bạc mạng là J. Leiba Thanh Tùng Tứ.
Lối dịch của ông cho ngƣời đọc một thi phẩm sáng tác" (tr 5). Kiều Thanh Quế so một vài
bản dịch của J. Leiba với Ngô Tất Tố và nhận định rằng bản dịch của J. Leiba trội hơn.
Nguyễn Hiến Lê trong "Đại cương văn học sử Trung Quốc" có trích đăng bản dịch của J.
Leiba và cũng khen ngợi là bản dịch của J. Leiba rất du dƣơng.
8. Theo lời kể của Huy Cận, Buổi nói chuyện về thơ mới tại Đại học Sƣ phạm Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 07 và 08 - 1993.
178
9. Theo Ngô Linh Ngọc, băng thu ngày 04 - 01 - 1993 tại nhà riêng của
Ngô Linh Ngọc.
10. Theo Huy Cận, Buổi nói chuyện về thơ mới tại Đại học Sƣ phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 và 08 - 1993.
11. Nguyễn Hiến Lê tìm đƣợc bài thơ này trong tạp chí Thanh Nghị do Đinh Gia
Trinh sƣu tập (Hƣơng sắc trong vƣờn văn" NXB Thanh Tân, 1971, tr 95).
12. Lƣơng Khái Siêu nói Đỗ Công Bộ đƣợc ngƣời đời sau tặng cho danh hiệu "Thi
Thánh". Thi đến thế nào đƣợc gọi là Thi Thánh, tiêu chuẩn khó xác định. Tôi cho rằng ít nhất
nên gọi Đỗ Công Bộ là "Tình Thánh" vì nội dung tình cảm của ông cực kỳ chân thật, cực kỳ
thâm khắc, phƣơng pháp biểu tình cực kỳ thục luyện đi đến chỗ cực kỳ sâu xa... Trong văn
học Trung Quốc, những nhà tả tình không ai hơn đƣợc ông, nên gọi ông ta là "Tình Thánh".
179
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt:
1. Đào Duy Anh , Tự điển truyện Kiều, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội, 1979.
2. Dƣ Quán Anh, Lịch sử văn học Trung Quốc tập II . Văn học Đƣờng Tống, Lê Huy
Tiêu, Lƣơng Duy Thứ, Nguyễn Trung Hiền, Lê Đức Niệm, Trần Thanh Liêm dịch,
Hà Nội, NXB Giáo dục, 1993.
3. Hoa Bằng, Mới 179 năm nay văn xuôi của ta đã đổi khác nhiều, Tri Tân tạp chí, số
73, 1942.
4. Hoa Bằng, Hán văn trích diễm, Tri Tân tạp chí, số 11, 1941.
5. Bửu Cầm, Nguồn gốc chữ Nôm, Văn hóa nguyệt san, số 50, 1960.
6. Nguyễn Duy Cần, Nhập môn triết học Đông phƣơng, Sài Gòn, Thu Giang xuất bản,
1971.
7. Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Hà Nội,
NXB Khoa học Xã hội, 1979.
8. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp Tiếng Việt, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội, 1977.
9. Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, Hà Nội, NXB Đai học và Trung học Chuyên
nghiệp, 1987.
10. Trần Văn Chánh , Vấn đề chú giải và đọc kinh thi (trong Kinh Thi của Tản Đà,
Nghiêm Thƣợng Văn, Đặng Đức Tô đích), NXB TP. Hồ Chí Minh, 1992.
11. Trần Văn Chánh, Ngữ pháp Hán văn , NXB TP. Hồ Chí Minh, 1991.
12. Đinh Văn Chấp, Dịclt thơ Lý - Trần, Nam Phong tạp chí, số 114, 1927.
13. Từ Châu, Đọc thơ Đƣờng của Ngô Tất Tố, Tri Tân tạp chí, số 103, 1943.
14. Giản Chi, Vƣơng Duy thi tuyển, Hà Nội, NXB Văn học, 1995.
15. Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê, Đại cƣơng triết học Trung Quốc, NXB TP. Hồ Chí
Minh, 1992.
16. Trƣơng Chính, Giáo trình Lịch sử Văn học Trung Quốc tập I, II, Hà Nội, NXB
Giáo dục, 1961.
180
18. Hƣ Chu, Để hiểu thơ Đƣờng luật, Sài Gòn, NXB Nguyễn Hiến Lê, 1958.
19. Đào Sỹ Chu, Lƣợc khảo về hội họa Trung Quốc, tạp chí Sáng tạo, số 1956.
20. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chƣơng loại chí, Văn tịch chí, Phòng nghiên cứu Văn
học Việt Nam, Đại học Sƣ phạm Huế, 1970.
21. Song Cối, Thi văn thi tập của cụ Phan Mạnh Danh, Tri Tân tạp chí, số 70, 1942.
22. Phạm Mạnh Danh, cổ thi trích dịch, Hà Nội, Thanh Hoa thƣ xã, 1953.
23. Phạm Mạnh Danh, Bút hoa, thơ tập cổ, Hà Nội, Trí Đức thƣ xã, 1953.
24. Nguyễn Dậu, Đôi điều thâu lƣợm quanh Hán tự, Văn nghệ (Hội Nhà văn) - số 48,
1962.
25. Nguyễn Duy Diễn, Phan Mạnh Danh, một nghệ sĩ thuần túy, Luận đàm tạp chí bộ II,
số 8, 1962.
26. Phạm Văn Diêu, Văn học Việt Nam, Sài Gòn, NXB Tân Việt, 1960.
27. Xuân Diệu, Công việc làm thơ, Hà Nội, NXB Văn học, 1984.
28. Xuân Diệu, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập II, Hà nội, NXB Văn học, 1987.
29. Will Durant, Lịch sử Văn minh Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê dịch, Đại học Sƣ phạm
TP. Hồ Chí Minh, 1992.
30. Lê Dƣ, Chữ Nôm với chữ Quốc ngữ, Nam Phong tạp chí, số 172, 1932.
31. Lê Dƣ Sƣu tập thơ Đƣờng diễn Nôm , Nam Phong tạp chí, số 175, 179, 1932, số 185,
180, 1993.
32. Tản Đà, Thơ Đƣờng, Nguyễn Quảng Tuân biên soạn, TP. Hồ Chí Minh, NXB Trẻ,
1989.
33. Trần Thanh Đạm, Lời bạt thơ Đƣờng Tản Đà (trong thơ Đƣờng Tản Đà, Nguyễn
Quảng Tuân biên soạn), TP. Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, 1989.
34. Trần Thanh Đạm, Chúa Hàn San với bài thƣ Phong Kiều dạ bạc của Trƣơng Kế, tạp
chí Vạn Hạnh số 12, 1966.
181
35. Trần Thanh Đạm, Khảo luận về nguồn gốc tiết Trùng dƣơng, tạp chí Văn hóa Á
Châu số 22, 1960.
36. Bùi Khánh Đán, Cuộc phỏng vấn văn nghệ : Dịch thơ Đƣờng, tạp chí Bách Khoa,
số 119, 1961.
37. Trần Việt Điểu, Lạc mai hoa và Mai hoa lạc, Văn hóa nguyệt san, số 52, 1960.
38. Đỗ Bằng Đoàn, Bùi Khánh Đản, Đƣờng thi trích dịch, Xuân tập Sài Gòn, tủ sách
Hoa Xƣa, tài liệu quay Ronéo, 1960.
39. Khổng Đức Đinh Tấn Dung, Từ Tống, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1992.
40. Lâm Ngữ Đƣờng, Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa, Nguyễn Hiến Lê dịch,
Hà nội, NXB Văn Hóa, 1994
41. Lâm Ngữ Đƣờng, Một quan niệm sống đẹp, Nguyễn Hiến Lê dịch, Sài Gòn, NXB
Tao Đan, 1965.
42. Fodorov, Dẩn luận lý thuyết dịch thuật, Hoàng Ngọc Hiến dịch, NXB Văn học
tiếng nƣớc ngoài, Mạc Tƣ Khoa, 1958 (tài liệu nội bộ).
43. Thích Mãn Giác, Phật giáo và văn hóa Việt Nam, Sài Gòn, Ban tu thƣ Đại học Vạn
Hạnh xuất bản, 1967.
44. Lam Giang, Khảo luận luật thơ, Sài Gòn, Sơn Quang xuất bản, 1967.
45. Lam Giang, Nguồn thơ tƣợng trung của Lý Thƣơng Ẩn, tạp chí văn nghệ, số 24,
1963.
46. Liên Giang, chữ Nôm ta có tự bao giờ và ai sáng chế ra chữ ấy, Tri Tân tạp chí, số
40, 1941.
47. Nguyễn Thị Bích Hải, Thi pháp thơ Đƣờng, Huế, NXB Thuận Hóa, 1995.
48. Cao Xuân Hạo, Về công việc dịch các tác phẩm văn học nƣớc ngoài thời gian qua,
tạp chí Khoa học Xã hội, số 7, 1991.
49. Nguyễn Quang Hồng, Tƣơng phản âm thanh và khả năng phân lập đoan tính
trong lòng các âm tiết tiếng Việt so với tiếng Hán, tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1982.
50. Thê Húc, Bài Cát Tý Bà, đối chiếu và so sánh với nguyên tác, Sài Gòn, Nam Việt
xuất bản, 1952.
182
51. Vũ Mộng Hùng, Quế dƣơng kiều ngộ giai nhân, tạp chí Tiểu thuyết Thứ Bảy, số
470, 1943.
52. Đỗ Văn Hý, Phan Văn Ái với hai bản dịch Tỳ bà hành, tạp chí Văn học, số 1,
1983.
53. Đỗ Văn Hỷ, Ngƣời xƣa bàn về văn chƣơng, tập I, Hà nội, NXB Khoa học Xã hội,
1993.
54. Đỗ Văn Hỷ, Trong thơ có họa, tạp chí Văn học, số 1, 1991.
55. Bửu Kế, Tầm Nguyên tự điển, Sài Gòn, NXB Khai Trí, 1968.
56. Á Nam Trần Tuấn Khải, Hữu Sở tƣ, Đông Dƣơng tạp chí, số 2, 1937.
57. Á Nam Trần Tuấn Khái, Giai nhân, Đông Dƣơng tạp chí, số 9, 1937.
58. Nguyễn Khắc Kham, cổ điển Trung Hoa ở Việt Nam, Khảo cổ tập san, số 1,1975.
59. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chƣơng,Văn học Việt Nam từ thế kỷ X
đến nửa đầu thế kỷ XVIII, Hà Nội, NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp,
1979.
60. Đinh Gia Khánh, Từ điển Hán Việt, Hà Nội, NXB Đại học và Trung học Chuyên
nghiệp, 1991.
61. Trúc Khê, Thơ Lý Bạch, Hà Nội, NXB Văn học, 1992.
62. Thích Thanh Kiểm, Lịch sử Phật giáo Trung Quốc, Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí
Minh ấn hành, 1991.
63. Trần Trọng Kim, Việt Thi, Sài Gòn, NXB Tân Việt, 1956.
64. Trần Trọng Kim, Đƣờng Thi, Sài Gòn, NXB Tân Việt, 1974.
65. Kinh Thi, Tản Đà, Nghiêm Thƣợng Văn, Đặng Đức Tô dịch, NXB TP. Hồ Chí
Minh, 1992.
66. Trƣơng Minh Ký, Thi pháp nhập môn, Sài Gòn, Imprimerie Commercial Pey, 1
898.
67. Bùi Ký, Quốc văn cụ thể, Sài Gòn. NXB Tân Việt 1956.
68. Phùng Hữu Lan, Đại cƣơng triết học sử Trung Hoa, Nguyễn Dƣơng dịch, Sài Gòn,
Viện Đại học V ạ n Hạnh, 1968
69. Bàng Bá Lân, Thế nào là một bán dịch hay, Văn hóa tập san, số 19, 1970.
183
70. Ngô Cao Lãng, Lịch triều tạp ký, Hoa Bằng dịch và chú giải, Hà Nội, NXB Khoa
học Xã hội, 1975.
71. Nguyễn Hiển Lê, Đại cƣơng văn học sử Trung Quốc, Sài Gòn, NXB Nguyễn Hiến
Lê 1954.
72. Nguyễn Hiến Lê, Bàn về vấn đề dịch sách cổ của ta, Bách khoa tạp chí, số 36, 1956.
73. Nguyễn Hiến Lê, Edgar Poe đã sáng tác bài thơ bất hủ The Raven ra sao?, Bách
Khoa tạp chí, số 4, 1957.
74. Nguyễn Hiến Lê, Điểm sách Đƣờng thi trích dịch của Đỗ Bằng Đoàn, Bùi Khánh
Đản, Bách Khoa tạp chí, số 71, 72, 1959.
75. Nguyễn Hiến Lê, Phép dịch thơ, Bách Khoa tạp chí, số 8, 1957.
76. Phan Huy Lê, Về dòng họ Phan Huy ở Sài Sơn (trong Phan Huy Chú và dòng họ
Phan Huy, Sở Văn hóa Thông tin Hà Sơn Bình, 1983.
77. Mai Quốc Liên, Thƣơng nhớ anh Chế Lan Viên (trong Trƣớc đèn, NXB Văn nghệ,
1992.
78. Mai Quốc Liên, Bài thơ Phong kiều dạ bạc, tạp chí Văn nghệ (Hội Nhà văn), số 10,
1993.
79. Mai Quốc Liên, Mấy vấn đề và lý thuyết dịch của việc dịch Hán Việt (trong Dịch
từ Hán sang Việt, một khoa học, một nghệ thuật), Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội,
1982.
80. Tạ Ngọc Liễn và Hoàng Thị Ngọ, Phan Huy Thực, ngƣời dịch Tỳ bà hành,một
nhà thơ Nôm tiêu biểu của dòng văn Phan Huy (trong Phan Huy Chú và dòng họ
Phan Huy), Sở Văn hóa Thông tin Hà Sơn Bình 1983.
81. Tạ Ngọc Liễn, Về tính dân tộc trong thơ cổ trung đại Việt Nam, tạp chí Văn học
số 11, 1994.
82. Phạm Liễu, Đƣờng thi, Sài Gòn, Văn Khoa, 1972.
83. Lisevich, Tƣ tƣởng văn học Trung Quốc cổ xƣa, Trần Đình Sử dịch, Trƣờng Đại
học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh - 1993.
84. Phƣơng Lựu, Về quan niệm văn chƣơng cổ Việt Nam, Hà Nội, NXB Giáo dục,
1985.
85. Phƣơng Lựu, Viên Mai và lý luận thơ cổ Trung Quốc, tạp chí Văn học số 1, 1973.
184
86. Phƣơng Lựu, Cái hay của tiếng ta nhân đọc lại bán dịch Tỳ Bà hành, tạp chí Ngôn
ngữ, số 2, 1972.
87. Hoàng Ly, Trƣơng Linh Tử, Nghiên cứu và phê bình bản dịch Tỳ bà hành, Sài
Gòn, NXB Thế Giới,
88. Ngô Tâm Lý, Thơ Tiết Đào, Sài Gòn, NXB Nam Phƣơng, 1 957.
89. Nguyễn Xuân Nam, Truyền thống và sáng tạo, tạp chí Văn học số 1, 1973.
90. Nguyễn Xuân Nam, Làm quen với thơ Đƣờng, Hà Nội, NXB Văn học, 1974.
91. Trực viên Phan Văn Nghị, Phê bình bản dịch Tản'Đà, Mục Văn Đàn, An Nam tạp
chí, số 34, 1932.
92. Trần Nghĩa, Những vấn đề mới đặt ra trong việc dịch từ Hán sang Việt hôm nay
(trong Dịch từ Hán sang Việt, Một khoa học,một nghệ thuật), Hà Nội, NXB Khoa học
Xã hội, 1982.
93. Hữu Ngọc, Thơ Đƣờng bốn ngữ. Hà Nội, NXB Hà Nội, 1992.
94. Ngô Linh Ngọc, Cái Thần và cái Nhã trong vấn đề dịch thơ chữ Nôm, tạp chí Hán
Nôm, số 1, 1988.
95. Phan Ngọc, Tìm hiếu sự đối xứng trong Văn học, tạp chí Văn học số 1, 1983.
96. Phan Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Hà Nội, NXB
Khoa học Xã hội, 1985.
97. Phan Ngọc, Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt, NXB Đà Nằng, 1991.
98. Phan Ngọc, Đỗ Phủ, nhà thơ dân đen, NXB Đà Nẵng, 1 990.
99. Phan Ngọc, Dịch thơ chữ Hán ra thơ Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ (trong Dịch từ
Hán sang Việt, một khoa học, một nghệ thuật) Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội, 1982.
100. Phan Thế Ngữ, Việt Nam văn học sử giản ƣớc tân biên, Sài Gòn, Quốc học tùng
thƣ xuất bản.
101. Phạm Thế Ngữ, Những thời kỳ chính của Văn học sử Trung Hoa, Sài Gòn, NXB
Phạm Thế, 1967.
102. Khuất Nguyên, Sở từ, Đào Duy Anh, Nguyễn Sĩ Lâm dịch, Hà Nội, NXB Văn học.
1374.
185
103. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, Hà Nội,
NXB Văn học, 1970.
104. Bùi Văn Nguyên, Phạm Trọng Điềm, Hồng Đức quốc âm thi tập, Hà Nội, NXB Văn
học, 1982.
105. Trƣơng Đình Nguyên, Thử tìm hiểu về kinh nghiệm truyền thống trong việc dịch
thơ- chữ Hán ra thơ tiếng Việt qua các mẫu mực của ngƣời xƣa (trong Dịch từ
Hán sang Việt, một khoa học, một nghệ thuật) Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội, 1982.
106. Hoàng Ngọc Phách, Từ Diễn Đồng, một nhà thơ yêu nƣớc, tạp chí Văn học, số 2,
1962.
107. Tạ Quang Phát, Bửu Cầm, Bài cầm sắt của Lý Thƣơng Ẩn và Thúy Kiều, tạp chí
Văn, số 44, 1965.
108. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội, 1988.
109. Võ Phiến, Ý nghĩa về hai thể thơ Việt Nam, tạp chí Bách Khoa, số 14, 1957.
110. Giang Phu, Đƣờng thi trích diễm, Sài Gòn, NXB Long Giang, 1950.
111. Vƣơng Thực Phú, Tây Sƣơng ký (có lời bình Kim Thánh Thán) Nhƣợng Tống dịch,
Hà Nội, NXB Văn học, 1992.
112. Lƣơng Xuân Phƣơng, Khảo luận về thơ cũ Trung Hoa, Phạm Thế Ngũ dịch, Sài Gòn,
NXB Phạm Thế, 1968.
113. Kiều Thanh Quế,'"Quan niệm dịch thơ, Tri Tân tạp chí, số 56, 1942.
114. Kiều Thanh Quế, Giá trị một bản dịch, Tri Tân tạp chí, số 54, 1942.
115. Vũ Quỳnh, Kiều Phú, Lĩnh Nam chích quái, Hà Nội, NXB Văn học, 1988.
116. Phạm Quỳnh, Hán Việt văn tự, Nam Phong tạp chí, số 107, 1926.
117. Nguyễn Ngọc San, Tìm hiểu về tiếng Việt lịch sử. Hà Nội, NXB Giáo dục, 1993.
118. Trần Trọng San, Thơ Đƣờng cuốn I, Sài Gòn. Bắc Đẩu xuất bản, 1965.
119. Trần Trọng San, Thơ Đƣờng cuốn II. Sài Gòn, Bắc Đẩu xuất bản, 1970
186
120. Trần Trọng San, Thơ Đƣờng cuốn III, Sài Gòn, Bắc Đấu xuất bản, 1973.
121. Trần Trọng San, Thơ Đƣờng Poems of the Tang dynasty, Đại học Tổng hợp TP. Hồ
Chí Minh, 1990.
122. Trần Trọng San, Kim Thánh Thán phê bình thơ Đƣờng, Đại học Tổng hợp TP. Hồ
Chí Minh, 1990.
123. Lê Văn Siêu, Văn học Việt Nam thời Bắc thuộc, Sài Gòn, NXB Thế giói, 1956.
124. Trần Đình Sứ, Nhũng thế giới nghệ thuật thơ, Hà nội, NXB Giáo dục, 1995.
125. Bách Thảo Sƣơng, Thơ Đƣờng ở Nhật Bản, Tri Tân tạp chí, số 57, 1942.
126. Dịch Quân Tả, Văn học sử Trung Quốc, Huỳnh Minh Đức dịch, TP. Hồ Chí Minh,
NXB Trẻ, 1992.
127. Quách Tấn, Hoàng Hạc lâu, tạp chí Văn hóa, số 49, 1960.
128. Tchukovxki, Nghệ thuật cao cấp, Hoàng Ngọc Hiến dịch, Văn học nghệ thuật, 1966
(tài liệu nội bộ)
129. Vũ Long Tê, Quan điểm lịch sử và thẩm mỹ về thể loại lục bát tạp chí Nghiên cứu
Văn học (Sài Gòn), số 12, 1967.
130. Trần Thị Băng Thanh, Một bản dịch Tỳ Bà mới tìm đƣợc, tạp chí Văn học số 4,
1975.
131. Trần Thị Băng Thanh, Nét tài hoa riêng của Tản Đà trong thơ dịch, tạp chí Hán
Nôm số 2, 1989.
132. Khâu Chấn Thanh, Lý luận Văn học - Nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, Hà Nội.
NXB Giáo dục, 1994.
133. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Hà Nội, NXB Văn học, 1988.
134. Nhữ Thành, Thử tìm hiểu tứ thơ của Thơ Đƣờng, tạp chí Văn học, số 1, 1982.
135. Đoàn Thêm, Xem tranh Tàu, Văn hoa nguyệt san, số 67, 1961.
136. Đoàn Thêm, Nhận xét về tranh Tàu, Văn hoa nguyệt san, số 68, 1961.
187
137. Hồ Thích, Trung Quốc triết học sử, Huỳnh Minh Đức dịch, Sài Gòn, NXB Khai Trí,
1970.
138. Tƣ Mã Thiên, Sử Ký, Nhữ Thành dịch, Hà Nội, NXB Văn học, 1988.
139. Doãn Kế Thiện, Lƣợc khảo thơ Trung Quốc, Hà Nội, Văn học Tùng thƣ xuất bản,
1943.
140. Thiền uyển tập anh, Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga dịch, Hà Nội, NXB Văn Học,
1990.
141. Hoàng Trung Thông, Thơ Đỗ Phủ, Hà Nội, NXB Văn học, 1962.
142. Nguyễn Tài Thƣ, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Hà nội, NXB Khoa học Xã hội,
1988.
143. Nguyễn Đăng Thục, Đạo học và tinh thần nghệ thuật nhà Đƣờng, tạp chí Luận
Đàm, bộ I, số 8, 1962.
144. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học Đông Phƣơng, quyển 4, NXB TP. Hồ Chí
Minh, 1991.
145. Thế Thụy, Đọc Ly Tao của Nhƣợng Tống,tạp chí Thanh Nghị, số 69, 1994.
146. Ngô Tất Tố, Đƣờng thi, Sài Gòn, Khai Trí xuất bản, 1961.
147. Nhƣợng Tống, Thơ Đỗ Phủ, Hà Nội, NXB Tân Việt, 1944.
148. Nam Trân, Thơ Đƣờng,tập I, II, Hà Nội, NXB Văn học, 1987.
149. Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Hà Nội, NXB Đại học
và Trung học Chuyên nghiệp.
150. Lão Tứ, Đạo đức kinh, Nguyễn Duy Cần dịch, Hà Nội, NXB Văn học, 1991.
151. Trang Tứ, Nam hoa kinh, Nguyễn Duy Cần dịch, Hà Nội, NXB Hà Nội, 1992.
152. Nguyễn Quảng Tuân, Tìm hiểu một bài thơ Đƣờng nổi tiếng của Trƣơng Kế, Ban
Văn hóa Trung ƣơng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, số 26, 1993.
153. Nguyễn Quảng Tuân, Những bài dịch thơ Đƣờng đầu tiên trong văn học Việt
Nam, tạp chí Hán Nôm số 1, 1995.
154. Nguyễn Quảng Tuân, Từ hiểu sai, hiểu chƣa hết đến lơ đễnh, dịch sai, tạp chí Hán
Nôm số 1, 1985.
188
155. Hoàng Tuệ, Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt, tạp chí Ngôn ngữ số 3,
1980.
156. Tùng Vân, Tặng bác Chu Sơn Nhân, Nam Phong tạp chí, số 76, 1923.
157. Tùng Vân, Đề lầu Hoàng Hạc, Nam Phong tạp chí, số 75, 1923. 158. Lê Trí Viễn, Bình
Thơ và cách bình thơ, Hà Nội, NXB Giáo dục, 1987.
159. Trƣơng Cam Vịnh, Triết lý trong sơn thủy họa Trung Quốc, Văn hóa nguyệt san số 7,
1964.
160. Trƣơng Cam Vịnh, Sơn thủy họa của những thời Đƣờng Tống, Văn hóa nguyệt san số 9,
1964.
161. Trƣơng Cam Vịnh, Sơn thủy luận, Văn hóa nguyệt san số 8. 9. 1965.
II. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài:
162. Albert Bernard, En Chine, Paris, Fayard, I942.
163. Paul Demiéville, Anthologie de la poésic Chinoise classique, Paris, Gallimard, 1957.
164. W. J. B Fletcher, Gems of Chinese Verse, Shanghai, The Commercial Press, 1935.
165. G. Margouliès, Histoire de la litterature chinoise (Poésie) Paris, 1951.
166. Robert Payne, The White Poney, An anthoiogy of Chinese Poetry, New York, The New
American library, 1947.
167. Tsen Tsonning, Essai historique sur la poésie chinoise, licencié ès Sciences, Docteur ès
lettres, Correspondant de l'université Nationale de Pékin, 1922.
189
168.
169.
170.
171.
172.
173.
174.
175.
190
176.
177.
178.
179.
180.
181.
182.
183.
191
MỤC LỤC
DẪN NHẬP .................................................................................................................. 1
I. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
II. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 2
III. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
IV. Kết cấu luận án ................................................................................................... 6
CHƢƠNG I: LỊCH SỬ VIỆC DỊCH THƠ ĐƢỜNG Ở VIỆT NAM ......................... 11
I. Truyền thống dịch thuật ở Việt Nam ................................................................... 11
1. Dịch nói ........................................................................................................... 11
2. Dịch Phạn sang Hán ........................................................................................ 11
3. Dịch Hán sang Việt ......................................................................................... 12
II. Truyền thống dịch thơ Đƣờng ............................................................................ 20
1. Truyền thống diễn ca thơ Đƣờng bắt đầu từ khi chữ Nôm thịnh hành ........... 20
2. Các bản dịch thơ Đƣờng trong Hồng Đức Quốc âm thi tập ở thế kỷ 15 ........ 21
3. Các bản dịch Tỳ bà hành ................................................................................. 25
4. Thơ Đƣờng trong truyện Kiều ........................................................................ 30
5. Một vài dịch giả của thế kỷ 19 ........................................................................ 35
6. Thổng thơ Đƣờng ............................................................................................ 38
7. Thơ Đƣờng trên các tạp chí ............................................................................ 42
8. Các tuyển tập thơ Đƣờng ................................................................................ 46
9. Thơ Đƣờng trong các bộ Văn học sử .............................................................. 54
III. Tổng kết lịch sử dịch thơ Đƣờng ở Việt Nam .................................................. 55
CHƢƠNG II: NHỮNG PHÁT SINH DO QUAN HỆ GIAO TIẾP VĂN HÓA
NHIỀU ĐỜI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC TRONG VIỆC DỊCH THƠ ĐƢỜNG
................................................................................................................................................. 60
I. Những thuận lợi của các dịch giả Việt Nam trong khi dịch thơ Đƣờng .............. 60
192
1. Về ngôn ngữ .................................................................................................... 60
2. Về quan hệ giao tiếp nhiều đời ....................................................................... 61
3. Về cách phát âm Hán Việt .............................................................................. 66
4. Về cách dịch từ Hán Việt ................................................................................ 68
II. Vấn đề thể loại chuyển dịch và sở trƣờng của dịch giả ...................................... 73
1. Các thể loại chuyển dịch ................................................................................. 75
2. Sở trƣờng của dịch giả trong thể loại chuyển dịch ......................................... 80
CHƢƠNG III: NGHỆ THUẬT DỊCH THƠ ĐƢỜNG ............................................... 87
I. Sự đồng cảm giữa dịch giả và tác giả .................................................................. 87
II. Ngôn ngữ thơ Đƣờng trên góc độ dịch............................................................... 92
1. Ngôn ngữ nói chung ........................................................................................ 92
2. Điển ................................................................................................................. 94
3. Ngữ nghĩa ........................................................................................................ 96
4. Giọng điệu ..................................................................................................... 106
III. Nghệ thuật dịch thơ Đƣờng trên góc độ thủ pháp ........................................... 109
A. Sự đồng bộ của thể thơ Đƣờng luật với thủ pháp nghệ thuật thơ Đƣờng .... 109
B. Hiệu quả của việc dịch đƣợc thủ pháp nghệ thuật thơ Đƣờng .................... 115
1. Thủ pháp phác diễn ................................................................................... 117
2. Thủ pháp đối lập ....................................................................................... 147
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 174
CHÚ THÍCH ............................................................................................................. 177
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 179
MỤC LỤC ................................................................................................................ 191
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_van_de_dich_tho_duong_o_viet_nam_8887(1).pdf