Để cung cấp vốn vay ưu đãi cho Việt Nam nhà tài trợ phải huy động vốn từ
thị trường vốn quốc tế. Với hệ số tín nhiệm cao các định chế tài chính quốc tế như
WB, ADB dễ dàng huy động từ nguồn vốn vay trên thị trường vốn quốc tế để cung
cấp cho Việt Nam. Do vậy các tổ chức này rất quan tâm đến hệ số tín nhiệm quốc
gia. Đây là chỉ số đánh giá về khả năng tài chính cũng như khả năng hoàn trả đúng
hạn tiền gốc và lãi các khoản nợ của một quốc gia. Hệ số tín nhiệm quốc gia càng
cao thì mức độ rủi ro về khả năng không thanh toán được các khoản nợ càng thấp.
Hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam là chỉ số quan trọng cho các nhà tài trợ, nhà
đầu tư nước ngoài trong việc đánh giá chi phí vay mượn của Việt Nam tại thị trường
vốn quốc tế. Nếu được xếp hạng cao, quốc gia đó sẽ được vay trên thị trường quốc
tế với chi phí thấp hơn (ví dụ chi phí huy động vốn, phí bảo hiểm rủi ro tín
dụng). Nợ công của Việt Nam bắt đầu tham gia vào bảng xếp hạng tín nhiệm quốc
gia từ năm 2005. Ngày 06/2/2013,
222 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình (mic), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thủy điện, cầu, cảng biển, bệnh
viện, trường học,...) và viện trợ cho tiêu dùng (lương thực, hàng tiêu dùng, xăng dầu,
sắt thép, phân bón...). Viện trợ như vậy là phù hợp để đáp ứng nhu cầu đời sống, sản
xuất và chiến đấu trong hoàn cảnh vừa kháng chiến vừa xây dựng đất nước.
Trong thời kỳ này, một số nước tư bản phát triển và các tổ chức quốc tế thuộc
hệ thống LHQ cũng dành cho Việt Nam một số khoản viện trợ, chủ yếu là hỗ trợ kỹ
thuật và viện trợ nhân đạo. Một số cột mốc đáng chú ý trong mối quan hệ này là:
1969: bắt đầu quan hệ viện trợ Thuỵ Điển
1975: thiết lập quan hệ viện trợ với Nhật Bản, thời gian này, viện trợ tiếp
nhận chủ yếu dưới dạng hàng hoá như bông vải sợi, hoá chất
1977: quan hệ chính thức với hệ thống các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc
bao gồm UNDP, IFAD, GEF, ILO, UNCDE, UNDCP, UNESCO, UNICEF, IMF,
WB, WHO, UNHCR, UNFPA, UNIDO (một số tổ chức trực thuộc hệ thống này
đến Việt Nam sớm hơn, ví dụ như WFP hay PAM -Chương trình lương thực thế
giới vào Việt Nam từ 1974-1975 để thực hiện các chương trình viện trợ lương thực)
1978: các định chế tài chính quốc tế như WB, IMF bắt đầu cung cấp một
số khoản vay ODA cho Việt Nam. Tuy nhiên, năm 1979, với sự kiện Việt Nam can
thiệp quân sự giúp nhân dân Căm-pu-chia thoát khỏi nạn diệt chủng Pôn-pốt đã tạo
cơ hội để Mỹ áp dụng cấm vận chống Việt Nam. Đa phần các nhà tài trợ song
phương và các định chế tài chính quốc tế áp dụng cấm vận đã ngừng cung cấp viện
trợ phát triển cho Việt Nam. Từ đó cho đến những năm cuối của thập kỷ 80, Việt
Nam dựa chủ yếu vào viện trợ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, một vài
nước tư bản phát triển có chính sách đối ngoại độc lập, nhất là Thụy Điển và một
số tổ chức quốc tế thuộc hệ thống LHQ, chủ yếu là UNDP cung cấp một số khoản
viện trợ hạn chế cho Việt Nam (khoảng 1% GDP của Việt Nam thời kỳ đó). Tuy
nhiên, sau khi bức tường Berlin xụp đổ, hệ thống XHCN Đông Âu tan giã và Liên
Xô chấm dứt sự tồn tại vào năm 1991, viện trợ từ khối XHCN chấm dứt hoàn toàn.
1991: Ngân hàng thế giới và UNDP đã tổ chức một cuộc họp tại Kuala
Lumpur, Việt Nam cũng tham gia vào cuộc họp này. Mỗi nước tham gia cuộc họp
đều nêu ra một số chính sách đã đem lại hiệu quả cho họ và đoàn Việt Nam đã đưa
ra những câu hỏi chi tiết về ổn định hóa, tự do hóa thương mại, đầu tư nước ngoài
và các chính sách kinh tế khác.
Xem xét viện trợ giai đoạn này cần dựa trên quan điểm lịch sử: Đây là thời
kỳ Việt Nam phát triển trong một hệ thống kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, do đó
viện trợ cũng được cung cấp, sử dụng và quản lý phù hợp với hệ thống đó với
những đặc trưng chủ yếu:
Viện trợ được kế hoạch hóa trong khuôn khổ phối hợp kế hoạch 5 năm
giữa Việt Nam và Liên Xô cũng như với các nước XHCN Đông Âu.
Viện trợ được hợp thứchóa về mặt pháp lý quốc tế bằng việc ký kết các
Hiêp định Chính phủ cho các công trình thiết bị toàn bộ (các công trình phát triển);
các Nghị định thư trao đổi hàng hóa và trả tiền hàng năm, trong đó Việt Nam xuất
khẩu khoảng 1/3, còn 2/3 là giá trị hàng nhập khẩu thông qua viện trợ để bù chênh
lệch nhập siêu; các Hiệp định hỗ trợ kỹ thuật (cử thực tập sinh, chuyên gia...) và các
Hiệp định gửi hàng vạn sinh viên và nghiên cứu sinh theo học tại các trường đại học
của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
Quản lý viện trợ tập trung và bao cấp cả từ phía đề xuất nhu cầu viện trợ
lẫn phẩn bổ, quản lý và sử dụng.
Đối với viện trợ từ các nước tư bản phát triển và các định chế tài chính quốc
tế chịu sự chi phối về chính sách bởi những cổ đông lớn thì càng thấy rõ mối liên
kết chặt chẽ giữa chính trị và viện trợ.
Trong thời kỳ 1989-1992, có thể nói trong những năm này, Việt Nam không
nhận được các khoản tài trợ phát triển chính thức đáng kể nào, ngoại một lượng nhỏ
khoảng 1% GDP thời kỳ đó, chủ yếu là hỗ trợ kỹ thuật và viện trợ nhân đạo... trong
bối cảnh cấm vận, một số nhà tài trợ còn hoạt động tại Việt Nam đã cung cấp một
số hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các nghiên cứu kinh tế, quản lý hoặc đề xuất những
ý tưởng để đóng góp cho công cuộc Đổi Mới và thu được những thành quả bước
đầu vào những năm cuối của thập kỷ 80 và những đầu của thập kỷ 90. Thực tế này
cho thấy viện trợ không nhất thiết phải là tiền và nhiều tiền. Những ý tưởng cải
cách, những sáng kiến và kinh nghiệm tiên tiến của thế giới mà các chuyên gia quốc
tế mang đến cho Việt Nam trong giai đoạn này là rất quý giá để tiếp sức cho Việt
Nam trong quá trình Đổi mới toàn diện đời sống kinh tế và xã hội của đất nước.
2.2. Giai đoạn 1993-2010
Sự nghiệp đổi mới được phát động từ năm 1986 đã không những đưa Việt
Nam thoát khỏi tình trạng khủng hoảng mà còn tạo ra những bước tiến vượt bậc:
Việt Nam liên tục đạt được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng,
đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, quan hệ chính trị đối ngoại và kinh tế
đối ngoại của Việt Nam với quốc tế không ngừng được củng cố và phát triển, đặc
biệt với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Đây là những tác nhân quan trọng đưa
đến việc Việt Nam nối lại quan hệ hợp tác phát triển với các nước tài trợ và các định
chế tài chính quốc tế với Việt Nam. Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt
Nam được tổ chức tại Pa-ri dưới sự chủ trì của Ngân hàng Thế giới (WB) vào ngày
9-10 tháng 11 năm 1993 là điểm khởi đầu cho quá trình thu hút và sử dụng ODA ở
Việt Nam.
Sau 20 năm tiếp nhận nguồn vốn ưu đãi, có thể chia ra thành 4 thời kỳ chính:
1993-2000, 2001-2005, 2006-2010 và 2011 trở lại đây. Qua các thời kỳ, mức cam
kết, ký kết và giải ngân đã có những tiến bộ nhất định, trong đó thời kỳ 2006-2010
đã có những bước tiến vững chắc. Hiện nay ở Việt Nam có 51 nhà tài trợ song
phương và đa phương, trong đó 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa
phương43 có các chương trình ODA thường xuyên. Hầu hết các nhà tài trợ đều có
chiến lược hoặc chương trình hợp tác trung hạn về hợp tác phát triển với Việt Nam.
43a) Các nhà tài trợ song phương: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Ca-na-đa, Cô-oét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan,
Hàn Quốc, Hungari, I-ta-lia, Luc-xem-bua, Mỹ, Na-uy, Nhật Bản, Niu-di-lân, Ôt-xtrây-lia, Phần Lan, Pháp,
Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Singapo.
b) Các nhà tài trợ đa phương gồm:
- Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ: nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Quỹ
Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ OPEC), Quỹ Kuwait;
- Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ: Ủy ban châu Âu (EC), Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn
(UNHCR), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp
quốc (UNIDO), Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình phối hợp của Liên hợp
Công tác vận động các nhà tài trợ cung cấp vốn ODA cho Việt Nam được
thực hiện thông qua nhiều hoạt động đối ngoại của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các
Bộ, ngành Trung ương và địa phương cũng như các tổ chức chính trị xã hội Việt
Nam. Thông qua 20 Hội nghị CG thường niên44, tổng vốn ODA cam kết của các
nhà tài trợ đạt khoảng 70 tỷ USD với mức cam kết tương đối ổn định,kể cả những
lúc kinh tế của các nhà tài trợ gặp khó khăn. Mức cam kết ODA cao trong suốt thời
gian qua đã thể hiện sự đồng tình và sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ của cộng đồng
quốc tế với công cuộc đổi mới và chính sách phát triển đúng đắn, hợp lòng dân của
Đảng và Nhà nước ta, sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử
dụng vốn ODA của Chính phủ Việt Nam.
Để hợp thức hóa cam kết vốn ODA bằng các văn kiện pháp lý quốc tế, Chính
phủ Việt Nam và các nhà tài trợ đã ký kết các điều ước quốc tế cụ thể về ODA trên
cơ sở các chương trình và dự án được các bên thông qua. Trong giai đoạn 1993-
2010, vốn ODA đã ký trong các Điều ước quốc tế cụ thể đạt trên 46,319.29 tỷ USD,
chiếm 72,8% tổng vốn ODA cam kết, trong đó vốn ODA vay ưu đãi chiếm khoảng
80%, vốn ODA không hoàn lại chiếm khoảng 20%.
Trong giai đoạn này, ODA được sử dụng trong hầu hết các ngành kinh tế lớn
của quốc gia, và tập trung chủ yếu vào các ngành nhằm phát triển hạ tầng kinh tế,
kỹ thuật và xã hội như năng lượng, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, thuỷ lợi, cấp
thoát nước. Ngoài ra, một phần không nhỏ nguồn vốn ODA (chiếm khoảng 15%
tổng số vốn) được sử dụng dưới dạng các hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực
cho các cơ quan khác nhau của Chính phủ, tiến hành các cuộc nghiên cứu chương
trình, dự án phát triển, nghiên cứu khoa học, khảo sát, điều tra cơ bản, v.v. Các hỗ
quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC),
Quỹ Đầu tư Phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Nhi đồng Liên
hợp quốc (UNICEF), Quỹ Quốc tế và Phát triển nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực
(FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
44Hội nghị Nhóm tư vấn thường niên các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (viết tắt là Hội nghị CG) là một hội
nghị vận động ODA ở cấp quốc gia. Đây là diễn đàn đối thoại giữa Chính phủ và cộng đồng các nhà tài trợ
quốc tế về chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó quan hệ hợp
tác phát triển và việc cung cấp và sử dụng viện trợ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói
giảm nghèo là một nội dung gắn kết chặt chẽ và không tách rời. Ngoài Hội nghị CG thường niên còn tổ chức
Hội nghị CG giữa kỳ không chính thức tại các địa phương, tạo điều kiện cho các nhà tài trợ gần với người
dân và nhu cầu phát triển của họ cần được hỗ trợ.
trợ kỹ thuật này trên thực tế đã có tác dụng quan trọng góp phần cho cải cách kinh
tế, phát triển thể chế, cải cách hành chính và đào tạo đội ngũ cán bộ cho giai đoạn
chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường.
Việt Nam đã nhận thức rằng cam kết vốn ODA mới chỉ là sự ủng hộ về chính
trị, việc thực hiện nguồn vốn này nhằm tạo ra các công trình, sản phẩm kinh tế - xã
hội cụ thể mới thực sự cần thiết để đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước.
Trong thời kỳ 1993-2010, tổng vốn ODA giải ngân đạt 29,732 tỷ USD, chiếm trên
64% tổng vốn ODA ký kết. Có thể thấy trong thời kỳ này tình hình giải ngân vốn
ODA có những cải thiện nhất định với chiều hướng tích cực qua các năm. Tuy
nhiên, mức giải ngân này vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong các kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm và tỷ lệ giải ngân vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế
giới và khu vực đối với một số nhà tài trợ cụ thể.
2.3. Giai đoạn từ 2010 tới nay – giai đoạn Việt Nam trở thành nước MIC
Để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đang
triển khai xây dựng Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 10 năm 2011 – 2020 để
đưa đất nước trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 và Kế hoạch Phát triển
Kinh tế - Xã hội 5 năm 2011 – 2015 hướng vào 3 khâu đột phá: (1) Xây dựng đồng
bộ thể chế của nền kinh tế thị trường định trường XHCN, (2) Phát triển nguồn nhân
lực và (3) Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại.
Tuy nhiên, trong 5 năm tới, nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức. Những yếu tố cơ bản gây bất ổn định kinh tế vĩ mô cần được kiểm
soát và giải quyết triệt để. Các điểm nghẽn của sự phát triển (Cơ sở hạ tầng yếu
kém, năng lực cạnh tranh quốc gia thấp, Năng lực con người còn nhiều bất cập,
Xóa đói giảm nghèo chưa bền vững và Hậu quả nặng nề của hiện tượng biến đổi
khí hậu) cần được khai thông và tạo dựng bền vững45.
Bên cạnh đó, qua 20 kỳ hội nghị thường niên các nhà tài trợ (CG), Hội nghị
CG 2012 là hội nghị cuối cùng, đánh dấu sự kết thúc của 20 năm tiến hành đối thoại
giữa các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam theo hình thức cũ. Từ năm 2013, CG sẽ
chuyển thành Diễn đàn quan hệ đối tác phát triển. Xu hướng ODA giảm dần nên
việc chuyển hình thức đối thoại từ CG sang Diễn đàn quan hệ đối tác phát triển
45Đề án Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA thời kỳ 2011-2015
cũng nhằm đa dạng hóa nguồn lực, cả về tài chính lẫn kinh nghiệm và kiến thức
phát triển cho Việt Nam.
Trong thời kỳ 2011-2015, bối cảnh ODA của Việt Nam thay đổi trong môi
trường của một nước thu nhập trung bình (MIC) với những nét đặc trưng sau đây:
Quy mô nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam thay đổi theo hướng giảm
dần trong thời kỳ 2011-2015 và giảm mạnh sau năm 2015
Trên bình diện quốc tế, chính sách ODA theo thỏa thuận trong khuôn khổ
OECD/DAC giữa các nhà tài trợ dành ưu tiên cao cho các nước nghèo, chậm phát
triển. Trong thời kỳ 1993-2010, Việt Nam đã được hưởng quy chế ưu tiên cao trong
chính sách tài trợ của các nhà tài trợ song phương và đa phương về quy mô nguồn
vốn ODA cũng như tính chất ưu đãi chỉ bao gồm viện trợ không hoàn lại và vốn vay
ưu đãi. Trong các năm 2010-2012, tổng vốn ODA cam kết giảm dần: năm 2009: 8,1
tỷ USD và năm 2010: 7,9 tỷ USD, năm 2011: 7,4 tỷ USD, năm 2012: 6,5 tỷ USD.
Cơ cấu vốn ODA thay đổi theo hướng vốn ODA không hoàn lại và vốn
ODA vay ưu đãi giảm dần và một số nhà tài trợ đã mở các kênh tại trợ mới để
cung cấp ODA vốn vay kém ưu đãi
Trong số các nhà tài trợ hoạt động tại Việt Nam trong thời gian qua có những
nhà tài trợ cung cấp chỉ cung cấp vốn ODA không hoàn lại như Australia,
Newzeland, Luxembourg, Hoa Kỳ vv... , một số khác cung cấp cả ODA không hoàn
lại và ODA vốn vay ưu đãi như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đan Mạch, ADB,
WB,... Tính chung lại bình quân trong thời kỳ 1993-2010, vốn ODA không hoàn lại
chiếm khoảng 20% và ODA vốn vay ưu đãi chiếm 80%46. Một số nhà tài trợ cung
cấp nhiều vốn ODA không hoàn lại đã tuyên bố sẽ chấm dứt chương trình hợp tác
phát triển với Việt Nam trong những năm tới như Thụy Điển, Đan Mạch, EU, Bỉ,...
Bên cạnh đó, một số nhà tài trợ như ADB và WB đã mở các kênh tín dụng mới với
những điều kiện tài chính kém ưu đãi hơn về lãi suất, thời gian trả nợ và thời gian
ân hạn ngắn hơn như vốn vay từ Ngân hàng tái thiết và phát triển (IBRD) của Ngân
hàng Thế giới và vốn vay thông thường (OCR) của ADB... Đồng thời hai định chế
tài chính quốc tế này giảm dần các nguồn vốn vay ODA ưu đãi như từ Quỹ phát
triển châu Á (ADF) của ADB và Vốn hỗ trợ phát triển quốc tế (IDA) của WB, một
46Nếu như ở giai đoạn 1993-2000, 20% vốn ODA là viện trợ không hoàn lại và 80% là vốn vay; thì đến giai
đoạn 2001-2005, tỷ lệ này là 19% và 81% và tiếp tục thay đổi là 7% và 93% trong giai đoạn 2006 -2010.
số nhà tài trợ cũng cung cấp các nguồn vốn vay kém ưu đãi như khác như vốn vay
phát triển của CHLB Đức, vốn F3 của Pháp, vốn tài trợ phát triển khác (OOF) của
Nhật Bản... Tính kém ưu đãi của các nguồn vốn này là so sánh với vốn vay ODA ưu
đãi, song vẫn rất ưu đãi so với các nguồn vốn vay thương mại khác). Nội hàm ODA
ngày càng mở rộng hơn để bao quát cả vốn vay kém ưu đãi47.
Phương thức hợp tác Chính phủ với Chính phủ chuyển dần sang phát
triển quan hệ trực tiếp giữa các chủ thể của hai Bên, trong đó Chính phủ đóng
vai trò xúc tác chính sách, thể chế để tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể
hợp tác với nhau
Nói theo một nghĩa nào đó, ODA trong thời kỳ 1993-2010 vẫn còn phủ cái
bóng của thời kỳ bao cấp, trong đó các Chính phủ/cơ quan viện trợ giữ vai trò trung
tâm “phân phối ODA”, vai trò tham gia của người thụ hưởng và các bên có liên
quan đến nguồn vốn này chưa được coi trọng và phát huy đầy đủ.
Trong thời kỳ mới, nhiều nhà tài trợ sẽ chuyển sang hỗ trợ trực tiếp để phát
triển quan hệ hợp tác giữa các đối tác của Việt Nam và của nhà tài trợ như: quan hệ
trực tiếp giữa các trường đại học, các viện hoặc trung tâm nghiên cứu, các tổ chức,
cá nhân, các địa phương,... của hai bên. Một số nhà tài trợ có kế hoạch chấm dứt
hoạt động viện trợ hiểu theo nghĩa truyền thống sẽ chuyển đổi theo hướng trên để
tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ hợp tác phát triển với Việt Nam.
Nhiều cách tiếp cận và mô hình tài trợ phát triển sẽ được áp dụng với
việc mở rộng sự tham gia của các tổ chức phi Chính phủ và khu vực tư nhân vào
quá trình phát triển
ODA trong thời kỳ vừa qua thích hợp để áp dụng các mô hình truyền thống
là chương trình và dự án. Trong giai đoạn mới, các mô hình viện trợ mới như tiếp
cận chương trình, ngành (PBA), hỗ trợ ngân sách chung (GBS) và hỗ trợ ngân sách
có mục tiêu (TBS) sẽ được áp dụng nhiều hơn.
Các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước có vai trò tích cực đối với
quá trình phát triển. Mỗi năm các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài cung cấp cho
Việt Nam khoảng 200 triệu USD để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển tại
cộng đồng. Sự kết nối các hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ với ODA sẽ
47
Trong bối cảnh MIC,ODA đã đã mở rộng hơn, không bó hẹp như trong Nghị định 131/2006/NĐ-CP. Thủ
tướng Chính phủ đã có quyết định về phạm vi bao quát của Đề án ODA 2011-2015 bao gồm cả các khoản
vốn vay kém ưu đãi như OCR (ADB), IBRD (WB), OFF (Nhật Bản).
góp phần tăng thêm nguồn lực, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, phản biện và giám
sát việc thực hiện và các kết quả của các chương trình và dự án ODA.
Khu vực tư nhân Việt Nam ngày càng có vị trí trong xã hội Việt Nam, tiềm
lực vốn, kiến thức và kinh nghiệm phát triển của khu vực này ngày một gia tăng có
thể đóng góp có hiệu quả cho quá trình phát triển của Việt Nam. Trong tình hình
đó, ODA có thể là vốn mồi để huy động tiềm năng của khu vực tư nhân Việt Nam
nhằm tăng cường nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tư công nhằm phát triển hạ
tầng kinh tế và xã hội thông qua nhiều hình thức hợp tác công-tư như PPP.
Phân công lao độngvà bổ trợ lẫn nhau giữa các nhà tài trợ để khai thác
những lợi thế so sánh của các nhà tài trợ có xu hướng mạnh lên
Trong bối cảnh nguồn vốn ODA hạn hẹp hơn, kể cả những trường hợp nhà
tài trợ ngừng chương trình hợp tác phát triển tại Việt Nam đã đặt ra sự cần thiết các
nhà tài trợ liên kết lại với nhau để tận dụng lợi thế so sánh, bổ trợ lẫn nhau trong
việc thực hiện các chương trình và dự án tại Việt Nam.
Các nền kinh tế mới nổi và hợp tác Nam-Nam sẽ bổ sung những nguồn
lực đáng kể cho hợp tác phát triển
Trong những năm gần đây một số nền kinh tế mới nổi ngày càng có vai trò
quan trọng trong các quan hệ quốc tế nhất là 5 nước thuộc khối BRICS gồm Brazil,
Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Các nước thuộc khối BRICS thông qua quan
hệ hợp tác Nam-Nam cũng dành cho các nước đang phát triển các khoản vốn vay và
hỗ trợ kỹ thuật để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng
phát triển. Trong số 5 nước này, Trung Quốc đang nổi lên như một nhà tài trợ với
quy mô vốn lớn dành cho các nước đang phát triển, nhất là tại châu lục đen. Tại
Diễn đàn Trung Quốc-Châu Phi lần thứ 5 được tổ chức ở Bắc Kinh vào tháng 3-
2012, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thông báo sẽ cho châu Phi vay tổng cộng
20 tỷ USD trong vòng 3 năm tới.
Đánh giá cao nguồn lực hỗ trợ phát triển này trong bối cảnh nguồn vốn
ODA từ các nước đang phát triển trong mối quan hệ Bắc – Nam không có khả năng
gia tăng mạnh do tình hình kinh tế của các nước tài trợ chủ chốt khó khăn, đặc biệt
coi trọng những kinh nghiệm và kỹ năng phát triển của các nước mới nổi, Diễn đàn
hiệu quả viện trợ cấp cao lần thứ 4 (HLF-4) tổ chức tại Bu-san, Hàn Quốc tháng 12
năm 2011 đã kêu gọi các nền kinh tế mới nổi, hợp tác Nam-Nam tham gia vào
Chương trình nghị sự về hiệu quả viện trợ toàn cầu để bổ sung nguồn lực nhằm hỗ
trợ cho các nước đang phát triển trong bối cảnh mới.
3. Quy định, điều kiện vay của một số nhà tài trợ lớn đối với Việt Nam
trước và sau khi trở thành nước MIC
Các quy định về ưu đãi của một số nhà tài trợ lớn cho Việt Nam trong thời
gian qua và khi Việt Nam trở thành nước MIC như sau:
3.1. Ngân hàng thế giới
Tính đến tháng 12 năm 2011, WB đã cung cấp cho Việt Nam 8,9 tỷ USD để
thực hiện 117 chương trình và dự án48. Các dự án đầu tư tập trung vào xây dựng cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội như đường giao thông liên tỉnh, giao thông nông thôn,
các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm và các dự án thuộc lĩnh vực xã hội như giáo
dục, y tế, dân số
Phương thức vay vốn, bên cạnh các khoản vay đầu tư dự án, Ngân hàng Thế
giới với vai trò là đối tác đối thoại chính sách quan trọng của Chính phủ đã cùng
Chính phủ thực hiện thành công một số khoản vay điều chỉnh cơ cấu (SAC) và
nhiều khoản vay chính sách hỗ trợ giảm nghèo (PRSC). Bên cạnh việc hỗ trợ về tài
chính, WB còn huy động được nhiều nhà tài trợ đa phương và song phương cùng
tham gia chuỗi chương trình PRSC, đưa các đối thoại chính sách song phương vào
một khuôn khổ chung, hỗ trợ một cách hiệu quả cho chương trình cải cách của
Chính phủ và giảm thời gian và công sức khi phải điều phối với từng nhà tài trợ về
lĩnh vực chính sách. Bên cạnh PRSC, Ngân hàng Thế giới và Việt Nam cũng đã
thực hiện thành công một số khoản vay chương trình chính sách phát triển cho
ngành giáo dục. Phương thức vay hỗ trợ ngân sách có mục tiêu cũng được WB khởi
xướng với các khoản tín dụng hỗ trợ cho Chương trình 135, Chương trình mục tiêu
quốc gia về giáo dục và đào tạo.
Cơ chế tài chính đối với nguồn vốn WB:Nguồn vốn WB về cơ bản tuân thủ
các quy định trong nước về cơ chế tài chính, theo đó các dự án, chương trình đầu tư
cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và các dự án thuộc lĩnh vực khác không có khả năng
thu hồi vốn trực tiếp và là đối tượng chi của ngân sách Nhà nước được áp dụng cơ
chế cấp phát từ ngân sách Nhà nước; đối với các dự án, chương trình có khả năng
thu hồi vốn một phần hoặc toàn bộ thì áp dụng cho vay lại toàn bộ hoặc cấp phát
48
Số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư
một phần, cho vay lại một phần tùy theo khả năng hoàn vốn. Nội dung vay vốn theo
quy định của Luật NSNN là vay cho đầu tư phát triển và không vay chi thường
xuyên. Đối với một số chương trình, dự án, WB đưa ra yêu cầu riêng về cơ chế tài
chính. Ví dụ quy định trong nước về nguồn vốn ODA không yêu cầu cho vay lại đối
với dự án đầu tư cấp nước nông thôn, tuy nhiên dự án vay vốn WB yêu cầu cam kết
hình thức các công ty cấp nước nông thôn, hoạt động theo nguyên tắc thương mại
và có thể thu hồi một phần vốn vay nên nguồn vốn WB vẫn được cho vay lại một
phần theo cam kết với nhà tài trợ.
Quá trình vay vốn WB qua các thời kỳ
Giai đoạn 1993-2009: Vay toàn bộ IDA- Hiệp hội Phát triển Quốc tế
thuộc Ngân hàng thế giới
Vào thời điểm bắt đầu nối lại quan hệ với cộng đồng tài chính quốc tế (từ
năm 1993), Việt Nam có mức thu nhập trung bình (GNI) thấp, nên đủ điều kiện vay
từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA - một tổ chức cho vay ODA với mức ưu đãi cao
thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới). Điều kiện vay là thời hạn 40 năm, trong đó có 10
năm ân hạn, không lãi suất, phí dịch vụ 0,75%/năm, phí cam kết được xác định
hàng năm nhưng không quá 0,5%/năm. Tận dụng bề dày kinh nghiệm của một tổ
chức tài chính quốc tế, Việt Nam đã sử dụng nguồn vốn của hỗ trợ của Ngân hàng
Thế giới trên tất cả các lĩnh vực, từ đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội đến giảm
nghèo, phát triển nguồn nhân lực, cải cách thể chế Cơ cấu ngành sử dụng vốn vay
vì thế cũng khá đa dạng, trong đó một số lĩnh vực có tỷ trọng cao như năng lượng,
phát triển nông nghiệp, nông thôn, giao thông thể hiện ưu thế và kinh nghiệm của
nhà tài trợ.
Giai đoạn 2009 đến 6/2011: Vay hỗn hợp
Với việc Việt Nam đạt tới ngưỡng thu nhập trung bình theo định nghĩa của
WB (thu nhập GNI tính theo đầu người đạt 1.010 USD/năm vào thời điểm năm
2009), nếu tiếp tục duy trì mức độ tín nhiệm phù hợp thì theo quy định của WB Việt
Nam có thể tiếp cận nguồn vốn có điều kiện vay kém ưu đãi hơn từ Ngân hàng quốc
tế Tái thiết và Phát triển (IBRD), một thành viên trong nhóm Ngân hàng Thế giới.
Cùng với việc vay khoản vay đầu tiên năm 2009 cho Chương trình Cải cách đầu tư
công, Việt Nam đã được chuyển sang nhóm các nước vay hỗn hợp (blend), điều
kiện vay vốn IDA của Việt Nam vì vậy trở nên ít ưu đãi hơn, thời hạn vay trước đây
là 40 năm nay giảm xuống 35 năm, các điều kiện khác giữ nguyên.
Giai đoạn từ tháng 7/2011: Thời kỳ IDA 16 và Chính sách mới của WB
áp dụng cho các nước vay hỗn hợp49.
Do tác động của tình hình kinh tế thế giới cũng như tình hình của các nước
phát triển có nhiều khó khăn, chủ trương của WB là huy động các nước vay hỗn
hợp chia sẻ thêm chi phí huy động vốn cho IDA thông qua việc các nước này phải
áp dụng điều kiện vay IDA kém ưu đãi hơn, đồng thời có thể áp dụng điều khoản về
trả nợ gốc nhanh (trả gấp đôi số nợ IDA đến hạn theo các hiệp định đã ký). Kể từ
tháng 7/2011, điều kiện vay IDA cho nhóm các nước vay hỗn hợp trở nên kém ưu
đãi rõ rệt (giảm thời hạn vay xuống còn 25 năm, trong đó có 5 năm ân hạn, lãi suất
1,25%/năm, áp dụng phí dịch vụ 0,75%/năm, phí cam kết theo thông báo hàng năm
nhưng không quá 0,5%/năm).50
Xét về tổng thể, gói tài trợ hàng năm của WB cho Việt Nam kể từ tài khóa
2012 (từ tháng 7/2011 dương lịch) kém ưu đãi hơn trước rõ rệt. Thành tố cho không
(theo công thức tính của IMF) của nguồn vốn IDA theo Nghị quyết 16 chỉ đạt
35,55% so với mức 60,88% ở thời điểm trước tháng 7/2011.
Theo Luật Quản lý nợ công, nguồn vốn IBRD được phân loại là nhóm vay
ưu đãi. Về thủ tục vay vốn, WB coi nguồn vốn IBRD là một kênh cho vay phát triển
nên các thủ tục về quản lý dự án, mua sắm, quản lý tài chính không khác với nguồn
vốn IDA. Về thủ tục huy động, các dự án, chương trình sửu dụng vốn IBRD cũng
đang tuân thủ quy trình chung về huy động nguồn vốn ODA nêu tại Nghị định
131/2006/NĐ-CP về huy động và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức51.
Về điều kiện vay, khác với nguồn vốn IDA do các nước thành viên có tiềm lực kinh
tế lớn của WB đóng góp, nguồn vốn IBRD được WB huy động trên thị trường vốn
quốc tế. Với mức độ tín nhiệm cao của một ngân hàng đa phương, WB có thể huy
động vốn với chi phí tương đối thấp, do đó có thể cho các nước thành viên vay với
điều kiện dưới (gần) thị trường. Với lãi suất dựa trên lãi suất huy động trên thị
trường London (LIBOR) cộng với một khoản chênh lệch, nhiều phương án lựa chọn
49
Nghị quyết IDA 16 được áp dụng ngay đối với các khoản vay do WB phê duyệt từ 1/7/2011
50
Bộ Tài chính, Báo cáo định hướng sử dụng nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức quốc tế, VB số 977 ngày
19/01/2011, trang 7
51
Bộ Tài chính, Báo cáo định hướng sử dụng nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức quốc tế, VB số 977 ngày
19/01/2011, trang 5
về thời hạn vay và thời gian ân hạn, lộ trình trả nợ, nguồn vốn IBRD mang nhiều
đặc điểm của vốn vay thương mại (dù điều kiện vay mềm hơn), do đó nước thành
viên có khả năng lựa chọn giữa nhiều công cụ vay khác nhau, nhưng bên cạnh đó
cần được trang bị các kiến thức quản lý rủi ro để có thể sử dụng nguồn vốn này một
cách hiệu quả nhất.
Đối với các nước càng phát triển thì điều kiện vay vốn IBRD càng thắt chặt
hơn. Ví dụ như, đối với các nước có GNI ở mức 1.065 USD trở xuống sẽ có thời
hạn vay vốn là 20 năm, 1.065 – 3.125 USD là 17 năm, và 3.126 USD trở lên là 15
năm52. Bảng dưới đây cho thấy điều kiện cụ thể của IDA và IBRD
Các điều kiện vay của IDA và IBRD53.
Điều kiện
Khoản vay IDA Khoản vay IBRD linh hoạt
IDA
Hỗn
hợp
IDA
kém ưu
đãi
(Hard
term)
IDA kém
ưu đãi
hơn
(Hardene
d term)
Mức
chênh
lệch biến
đổi cộng
vào
LIBOR
Chênh lệch cố định cộng vào
LIBOR
Kỳ hạn trả nợ trung bình tại cam
kết của khoản vay
Nhỏ hơn
hoặc bằng
12 năm
Lớn hơn
12 năm
cho đến 15
năm
Lớn hơn
15 năm
cho đến
18 năm
Loại tiền
cam kết
SDR SDR SDR SDR USD,
EUR,JPY
USD,
EUR,JPY
USD,
EUR,JPY
USD,
EUR,JPY
Phí thu xếp 0,25% 0,25% 0,25% 0,25%
Phí dịch vụ 0,75
%/năm
0,75
%/năm
0,75
%/năm
0,75
%/năm
0 % 0 % 0 % 0 %
Phí cam kết 0 % 0 % 0 % 0 % 0 % 0 % 0 % 0 %
Thời gian ân
hạn
10 năm 5 năm 10 năm 10 năm 0-17,5
năm
0-9,5 năm 0 – 13,5
năm
0-17,5
năm
Kỳ hạn vay
lớn nhất
40 năm 25 năm 35 năm 20 năm 30 năm 30 năm 30 năm 30 năm
52
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo 2011
53
Nguồn: WB, tháng 8/2011
3.2. Ngân hàng Phát triển Châu Á
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cũng là tổ chức tài chính quốc tế cung
cấp vốn vay ODA lớn cho Việt Nam, với số vốn trong đó đã ký kết cho vay khoảng
6,7 tỷ USD (tính đến tháng 12/2011)54. Các điều kiện ưu đãi tương tự như các
khoản vay của WB, riêng dịch vụ phí là 1%/năm. Từ tháng 12/1998, ADB đã giảm
mức ưu đãi đối với Việt Nam từ nhóm A xuống nhóm B, với các mức ưu đãi giảm
xuống như sau55:
Trước tháng 12/1998 Từ tháng 12/1998
Thời hạn vay 40 năm 32 năm
Thời gian ân hạn 10 năm 8 năm
Vốn tài trợ/tổng vốn đầu tư ≤ 80% ≤ 70% (còn lại huy động
từ nguồn OCR)
Lãi suất 0% 1 - 1,5%/năm
Hiện nay, nguồn vốn vay thông thường (OCR) của ADB với lãi suất vay theo
điều kiện thị trường là LIBOR cộng một khoảng chênh lệch (Margin), phí cam kết
là 0,15% /năm trên số vốn cam kết vay nhưng chưa rút, đồng tiền nhận vay là ngoại
tệ mạnh (lựa chọn trong số các đồng tiền Đô la Mỹ, Euro, hoặc Yên Nhật) thời hạn
vay tối đa 25 năm, trong đó có 5 - 8 năm ân hạn, lãi suất 6,5 - 7%56.
3.3. Nhật Bản
Cuộc khủng hoảng dầu đầu tiên nổ ra vào năm 1973 khiến Nhật Bản khan
hiếm năng lượng và ảnh hưởng đến ODA (tăng nguồn viện trợ tới các nước Trung
Đông từ năm 1975). Sau khi hoàn thành việc thanh toán bồi thường chiến tranh cho
Philippines vào năm 1976, Nhật Bản đã công bố 5 mục tiêu trung hạn liên tiếp ODA
cho giai đoạn từ 1978 đến nay. Trong thời gian này, Nhật Bản đa dạng ODA của
mình về các lĩnh vực viện trợ (nhu cầu cơ bản của con người (BHN) và phát triển
54Số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư
55
Bộ Tài chính, Chiến lược vay và trả nợ nước ngoài 2001-2010, trang 6
56 truy cập ngày 15/02/2012
nguồn nhân lực ngoài cơ sở hạ tầng kinh tế) và phân bố địa lý (Trung Đông, Châu
Phi, Mỹ La tinh, và Thái Bình Dương).
Tại Việt Nam, tính đến tháng 12/2011, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn
nhất với tổng số vốn đã ký kết khoảng trên 11 tỷ USD57. Vốn vay ODA của Nhật
Bản được đầu tư tập trung chủ yếu cho các dự án lớn thuộc kết cấu hạ tầng như phát
triển năng lượng điện, xây dựng và nâng cấp đường bộ, cầu, cảng biển, xây dựng cơ
sở hạ tầng đô thị và cấp nước sạch ở các vùng nông thôn. Vốn vay ODA của Nhật
Bản được tính bằng đồng Yên với lãi suất các khoản vay ODA quy định theo hiệp
định đã ký kết từng năm tài chính, cụ thể lãi suất năm 1993 - 1994 là 1%, năm
1995 là 1,8%, năm 1996 là 2,3%, năm 1997 - 1998 là 1,8%... Thời hạn cho vay là
30 năm, trong đó có 10 năm ân hạn. Dự án được thực hiện qua đấu thầu quốc tế
không hạn chế hoặc đấu thầu hạn chế giữa các công ty của Việt Nam, Nhật Bản và
các nước đang phát triển58.
Đối với các nhà tài trợ khác bao gồm một số nước Tây Âu, Bắc Âu, Đông
Bắc Á và Đông Nam Á,... vốn tài trợ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Các điều kiện ưu đãi về
ODA của các nước này thấp hơn nhiều so với ba nhà tài trợ lớn nói trên như: lãi
suất gần với lãi suất thương mại, thời hạn vay và ân hạn ngắn, có trường hợp yêu
cầu kết hợp giữa tài trợ bằng vốn ODA với các khoản vay thương mại khác. Các
quy định về đấu thầu, cung cấp thiết bị thường dành thuận lợi cho nước tài trợ và
các doanh nghiệp của các nước này.
57Số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư
58
Bộ Tài chính, Chiến lược vay và trả nợ nước ngoài 2001-2010
PHỤ LỤC 2. ODA tại Việt Nam theo ngành và lĩnh vực
ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực (thời kỳ 1993- tháng 10/2013)
Ngành Tổng số Vay Viện trợ
% Tổng
số
1. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn -
Xóa đói giảm nghèo
9,264.94 7,802.60 1,462.34 14.48
2. Năng lượng và công nghiệp 11,735.29 11,542.29 192.99 18.34
3. Giao thông vận tải và Bưu chính viễn thông 19,235.14 18,540.73 694.41 30.07
4. Môi trường (cấp, thoát nước, đối phó với
biến đổi khí hậu,) và phát triển đô thị 9,060.69 7,887.32 1,173.37 14.16
5. Giáo dục và đào tạo 2,681.33 2,028.38 652.95 4.19
6. Y tế - Xã hội 2,792.14 1,549.68 1,242.46 4.36
7. Ngành khác (khoa học công nghệ, tăng
cường năng lực thể chế,...) 9,204.92 7,642.33 1,562.59 14.39
Tổng số 63,974.46 56,993.35 6,981.11 100
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm cả lâm
nghiệp, thủy lợi, thủy sản, trong thời kỳ 1993-2013 đã ký kết được 9.264,94 triệu
USD nguồn vốn phát triển chính thức, chiếm 14,48% tổng vốn ODA ký kết cả thời
kỳ 1993-2013, trong đó, vốn vay chiếm 82%. Giai đoạn MIC, tổng vốn ODA và
vốn vay ưu đãi ký kết trong thời kỳ 2011 – 2015 đạt trên 2.610 triệu USD, bằng
9,77% tổng giá trị ODA và vốn vay ưu đã ký kết trong cùng kỳ. ODA hỗ trợ phát
triển cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ (phát triển lưới điện nông thôn, xây dựng
giao thông nông thôn, trường học, các trạm y tế và bệnh viện, các công trình thủy
lợi, cấp nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn, chợ nông thôn, ...), phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp xóa đói giảm nghèo, khuyến nông và chuyển
giao công nghệ trồng trọt và chăn nuôi, cung cấp tín dụng quy mô nhỏ, hỗ trợ tăng
cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi, áp dụng các
công nghệ sạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm. Nguồn vốn
ODA đã hỗ trợ phát triển hệ thống thủy lợi lớn như Phan Rí – Phan Thiết, Phước
Hòa,... góp phần điều hòa nguồn nước, phục vụ tưới tiêu, phòng chống lũ lụt và sản
xuất điện năng, cung cấp nước sinh hoạt cho nhiều thành phố lớn, khu đô thị tập
trung và các vùng nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Một phần quan
trọng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, nhất là vốn ODA viện trợ không hoàn lại
đã được sử dụng để hỗ trợ xóa đói giảm nghèo bền vững thông qua hỗ trợ thực hiện
Chương trình 135 giai đoạn II, dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ
ở các tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh Tây Nguyên, một số dự án tạo lập sinh
kế cho người nghèo nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa phương
như dự án phát triển nông nghiệp miền Tây Nghệ An ... Một số dự án quy mô lớn
như: Dự án giảm nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng
nông thôn dựa vào cộng đồng, Dự án phát triển sinh kế miền Trung, Chương trình
cấp nước nông thôn, giao thông nông thôn và điện khí hóa nông thôn, Chương trình
thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều dự án phát triển nông thôn tổng hợp
kết hợp xóa đói, giảm nghèo khác,.... đã góp phần hỗ trợ phát triển nông nghiệp và
cải thiện một bước quan trọng đời sống người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Năng lượng và Công nghiệp là lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA lớn với
các dự án đã ký trong thời gian qua hơn 11,7 tỷ USD (trong đó vốn vay chiếm hơn
98%), chiếm 18,34% tổng vốn ODA ký kết thời kỳ này, để tập trung hỗ trợ phát
triển nguồn điện (xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện); phát triển mạng lưới
truyền tải và phân phối điện, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng xanh
(điện mặt trời,) và sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả. Đây là nguồn vốn
lớn và có ý nghĩa trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, khu
vực tư nhân trong và ngoài nước trong giai đoạn phát triển ban đầu còn chưa mặn
mà với đầu tư phát triển nguồn và lưới điện vì yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi
vốn chậm. (Một số dự án như: Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.1 công suất 288 MW;
nhà máy nhiệt điện Phả Lại II công suất 600 MW; nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận -
Đa Mi công suất 475 MW; nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I công suất 1.090 MW; nhà
máy nhiệt điện Ô Môn công suất 600 MW; nhà máy thuỷ điện Đại Ninh công suất
360 MW, các hệ thống đường dây và trạm biến thế, lưới điện nông thôn). Giai đoạn
MIC, tổng số vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong thời kỳ 2011 – 2015 đạt
khoảng 4.462 triệu USD, bằng 16,70% tổng giá trị ODA và vốn vay ưu đã ký kết
trong cùng kỳ hỗ trợ phát triển hệ thống điện về nguồn điện, lưới điện truyền tải,
lưới điện phân phối, nâng cao độ tin cậy, an toàn vận hành hệ thống... Các chương
trình, dự án thực sự mang lại hiệu quả thiết thực cho đầu tư phát triển ngành điện,
góp phần quan trọng tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống người dân, cũng như
đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Giao thông Vận tải và Bưu chính viễn thông là ngành tiếp nhận vốn
ODA lớn nhất với tổng giá trị hiệp định ký kết đạt hơn 19,23 tỷ USD (vốn vay
chiếm 96,39%), chiếm tỷ trọng 30,07% tổng vốn ODA ký kết giai đoạn 1993-2013.
Trong đó ngành giao thông vận tải đã sử dụng phần lớn nguồn vốn này để tập trung
phát triển và nâng cấp hệ thống đường quốc lộ (các quốc lộ: 1A, 18, 5, 10, đường
xuyên Á, hầm đường bộ đèo Hải Vân,); và một phần để xây dựng một số cảng
biển, củng cố và tăng cường cơ sở hạ tầng ngành đường sắt, cảng hàng không quốc tế
(các cầu: cầu Bính, cầu Bãi Cháy, cầu Thanh Trì, cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ,;
các cảng: cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng, cảng Tiên Sa,; cảng hàng
không: sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất,....), xây dựng giao thông nội đô ở một số thành
phố lớn và phát triển giao thông nông thôn. Ngoài ra, ODA hỗ trợ tăng cường công
tác quy hoạch phát triển giao thông, tăng cường năng lực quản lý ngành cũng như
nâng cao nhận thức và giáo dục pháp luật và an toàn giao thông trong xã hội. Đây là
những cơ sở hạ tầng kinh tế hết sức quan trọng để thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh
vực và địa phương, kể cả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài59. Giai đoạn
MIC, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong thời kỳ 2011 – 2015 đạt trên
9.897 triệu USD chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 37%) trong cơ cấu nguồn vốn ODA và
vốn vay ưu đãi thời kỳ này. Nhiều công trình, dự án trọng điểm quốc gia sử dụng vốn
ODA và vốn vay ưu đãi như Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Cao tốc Tp. Hồ Chí Minh –
Long Thành – Dầu Giây, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Nhật Tân, Đường nối Nhật Tân – Nội
Bài, Nhà ga hành khách quốc tế T2 Sân bay Nội Bài và nhiều công trình khác đã
hoàn thành, được đưa vào khai thác, góp phần hoàn chỉnh, hiện đại hóa hệ thống cơ
sở hạ tầng kinh tế – xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh
hội nhập kinh tế sâu rộng.
4. Ngành Môi trường, cấp thoát nước và phát triển đô thị thu hút được
khoảng 9 tỷ ODA ký kết trong cả giai đoạn 1993-2013, chiếm 14,16% tỷ lệ ODA
ký kết. Giai đoạn MIC, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong thời kỳ 2011
59Hệ thống đường bộ ở phía Bắc (Quốc lộ 5, 10, 18), Quốc lộ 1A, đường xuyên Á Thành phố Hồ Chí Minh -
Mộc Bài, hầm đường bộ đèo Hải Vân, cảng biển nước sâu Cái Lân, cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng Sài Gòn,
nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, các cầu lớn như cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, cầu Bãi
Cháy.Hệ thống thông tin liên lạc ven biển, điện thoại nông thôn và internet cộng đồng...
– 2015 đạt khoảng 4.818 triệu USD, bằng 18,46% tổng giá trị ODA và vốn vay ưu
đã ký kết trong cùng kỳ. Nguồn vốn này đã hỗ trợ phát triển đô thị, cấp thoát nước
và vệ sinh môi trường trên các lĩnh vực giao thông nội đô, cấp và thoát nước, cải
thiện điều kiện môi trường sống cho những khu vực người nghèo ở một số thành
phố, thị xã. Một số dự án lớn như: Cấp nước miền Nam (117 triệu USD), Phát triển
cấp nước đô thị Việt Nam (112 triệu USD), Cấp nước và nước thải đô thị
5. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, tổng vốn ODA huy động trong thời gian
qua đạt 2,68 tỷ USD (2,028 tỷ USD là ODA vốn vay và 652,95 triệu USD viện trợ
không hoàn lại). Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ cho việc thực hiện cải cách giáo dục ở
tất cả các cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục
đại học, cao đẳng và dạy nghề), đào tạo giáo viên, tăng cường năng lực công tác kế
hoạch và quản lý giáo dục, cung cấp học bổng đào tạo đại học và sau đại học ở
nước ngoài, cử cán bộ, công chức đào tạo và đào tạo lại tại nước ngoài về các lĩnh
vực kinh tế, khoa học, công nghệ và quản lý. Giai đoạn MIC, tổng vốn ODA và vốn
vay ưu đãi ký kết trong thời kỳ 2011 – 2015 đạt 1,016 triệu USD, bằng 3,8% tổng
giá trị ODA và vốn vay ưu đã ký kết trong cùng kỳ. Nét nổi bật trong 5 năm 2011 –
2015 là quyết định của Chính phủ sử dụng vốn vay, kể cả vốn vay ưu đãi để hỗ trợ
xây dựng một số trường đại học xuất sắc nhằm hướng tới trình độ giáo dục đại học
khu vực và quốc tế. Quyết sách này có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện khâu
đột phá trong Chiến lược phát triển của Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực, nhất
là nguồn nhân lực chất lượng cao. Các dự án vốn vay ODA điển hình là Dự án xây
dựng Trường Đại học Việt Đức (WB) với mục tiêu xây dựng Trường Đại học Việt -
Đức trở thành một trường đại học, một trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu ở
Việt Nam, đạt trình độ khu vực và quốc tế; Dự án xây dựng Trường Đại học Khoa
học và Công nghệ Hà Nội (ADB) với mục tiêu xây dựng Trường đại học Khoa học
và Công nghệ Hà Nội trở thành một trường đại học xuất sắc có cơ sở vật chất, trang
thiết bị đồng bộ, với mô hình tổ chức, phương thức quản lý hiện đại có tính tự chủ,
tự chịu trách nhiệm cao.
6. Trong lĩnh vực y tế và xã hội, tổng vốn ODA huy động trong thời gian
qua đạt 2,792 tỷ USD (1,549 tỷ USD là ODA vốn vay và 1,242 tỷ USD viện trợ
không hoàn lại). Giai đoạn MIC, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong thời
kỳ 2011 – 2015 đạt khoảng 1.038 triệu USD, bằng 3,89% tổng giá trị ODA và vốn
vay ưu đã ký kết trong cùng kỳ. Các chương trình, dự án vốn vay ODA trong lĩnh
vực y tế được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho công tác khám
và chữa bệnh (xây dựng bệnh viện và tăng cường trang thiết bị y tế cho một số bệnh
viện tuyến tỉnh và thành phố, các bệnh viện huyện và các trạm y tế xã), nâng cao
chất lượng dịch vụ y tế thông qua việc cung cấp trang thiết bị y tế cơ bản và các
trang thiết bị y tế kỹ thuật cao, xây dựng cơ sở sản xuất kháng sinh, trung tâm
truyền máu quốc gia,...; tăng cường công tác kế hoạch hóa gia đình, hỗ trợ triển khai
các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, phòng chống HIV/AIDS và các bệnh
truyền nhiễm như lao, sốt rét, sột xuất huyết, cúm A/H5N1, H1N1,; hỗ trợ phát
triển nguồn nhân lực, xây dựng chính sách và nâng cao năng lực quản lý ngành y tế.
7. Trong lĩnh vực môi trường và phát triển đô thị, tổng vốn ODA huy động
trong thời gian qua đạt 9,06 tỷ USD (7,887 tỷ USD là ODA vốn vay và 1,242 tỷ
USD viện trợ không hoàn lại). Giai đoạn MIC, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký
kết trong thời kỳ 2011 – 2015 đạt khoảng 4.818 triệu USD, bằng 18,46% tổng giá
trị ODA và vốn vay ưu đã ký kết trong cùng kỳ. Nhờ nguồn vốn ODA, hầu hết các
thành phố lớn, các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã và một số thị trấn đều có các
hệ thống cấp nước sinh hoạt. Các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Đà Nẵng,... hiện đang triển khai thực hiện nhiều dự án ODA phát triển cơ sở
hạ tầng đô thị quan trọng, quy mô lớn như đường sắt nội đô, thoát nước và xử lý
nước thải, chất thải rắn,
Nguồn vốn ODA cũng đã hỗ trợ bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu,
phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các chương trình, dự án quy mô lớn điển
hình bao gồm:
- Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) do JICA (Nhật
Bản), AFD (Pháp), WB, AusAID (Ôxtrâylia), CIDA (Canada), KEXIM (Hàn Quốc)
đồng tài trợ hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chương trình quốc gia ứng phó với biến đổi
khí hậu;
- Dự án vệ tinh nhỏ quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai -
VNREDSat-1 do Pháp tài trợ và VNREDSat-1 do Bỉ tài trợ nhằm tăng cường phòng
chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu bằng công nghệ vệ tinh, nâng cao
quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường bằng công nghệ vệ tinh, tiến tới tự sản
xuất vệ tinh nhỏ riêng của Việt Nam theo yêu cầu của “Chiến lược nghiên cứu và
ứng dụng công nghệ vệ tinh đến năm 2020” và đẩy mạnh phát triển khoa học và
công nghệ và thúc đẩy các ngành công nghiệp công nghệ cao liên quan tới công
nghệ vệ tinh.
Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn hỗ trợ các chương trình, dự án trồng rừng và
phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, xây dựng và bảo vệ các khu sinh quyển, rừng quốc
gia, khu bảo tồn thiên nhiên,...
8. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tăng cường năng lực thể chế, phát
triển nguồn nhân lực, tổng vốn ODA huy động trong thời gian qua đạt 9,204 tỷ
USD, trong đó trên 7,64 tỷ USD ODA vốn vay và 1,56 tỷ USD viện trợ không hoàn
lại. Giai đoạn MIC, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong thời kỳ 2011 –
2015 đạt trên 2.760 triệu USD, bằng 10,33% tổng giá trị ODA và vốn vay ưu đã ký
kết trong cùng kỳ. Thông qua các chương trình, dự án ODA nhiều công nghệ, kỹ
năng và kinh nghiệm quản lý tiên tiến đã được chuyển giao, một đội ngũ đáng kể
sinh viên, cán bộ các cơ quan của các bộ và địa phương được đào tạo và nâng cao
trình độ tại các trường đại học và các cơ sở và trung tâm đào tạo ở nước ngoài. Điển
hình là Dự án phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Dự án Trung
tâm vũ trụ Việt Nam do Nhật Bản tài trợ, Ngoài ra, nguồn vốn ODA đã hỗ trợ
nguồn lực trong việc nghiên cứu và xây dựng nhiều luật và các văn bản dưới luật
của nhiều bộ và cơ quan như Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Đầu tư nước
ngoài, Luật Doanh nghiệp,. Cũng thông qua việc tiếp nhận nguồn vốn ODA nà
nhiều công nghệ tiên tiến trên thế giới như công nghệ xây dựng cầu đường bộ,
đường sắt, đường hầm xuyên núi, công nghệ xây dựng và vận hành nhà máy điện,
công nghệ viễn thám,...; các kỹ năng và công nghệ quản lý hiện đại đã được chuyển
giao cho phía Việt Nam. Nhờ đó nhiều công ty của Việt Nam đã có thể tham gia
đấu thầu quốc tế. Đây là mặt tích cực của nguồn vốn ODA mà đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) khó có được.
PHỤ LỤC 3. ODA tại Việt Nam theo khu vực địa lý
Nguồn vốn ODA phần nào hỗ trợ phát triển cho các khu vực có nhiều tiềm
năng phát triển công nghiệp như khu vực Bắc trung Bộ và Duyên hải Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên hay khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, thu hẹp khoảng cách
về phát triển với các khu vực khác trong cả nước.
Vốn ODA thu hút vào các tỉnh nghèo, khó khăn về kinh tế, thường gánh chịu
hậu quả của thiên tai đã được cải thiện đáng kể nhờ có việc tăng cường công tác
điều phối viện trợ của Chính phủ cũng như sự nỗ lực của các Bộ, ngành và địa
phương. Vốn ODA bình quân đầu người thời kỳ 2006-2010 đã có xu hướng tăng lên
đáng kể ở hầu hết các vùng này60. Tuy nhiên việc thu hút vốn ODA vào các địa
phương trong một vùng và giữa các vùng còn có sự khác biệt và không đồng đều,
đặc biệt là đối với vùng Tây Nguyên không có bước cải thiện rõ rệt về chỉ số vốn
ODA bình quân đầu người. Đồng thời còn những vùng và địa phương (trung du
miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long,) có mức ODA bình quân đầu
người thấp hơn mức trung bình của cả nước.
ODA ký kết phân theo vùng, lãnh thổ giai đoạn 1993-2010
(Nguồn: Số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
60Trung du và Miền núi phía Bắc tăng 1,6 lần; Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung tăng 2,9 lần; Đồng
bằng song Cửu Long tăng 5,2 lần.
Vùng Tổng số
nhà tài trợ
Tổng ODA
(triệu USD) ODA bình quân đầu người
Tỷ lệ ODA
so với cả
nước (%)
ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG
33 8337,57 bao gồm Hà Nội: 451 USD
không bao gồm HN: 363 USD
18,61
TRUNG DU VÙNG
NÚI PHÍA BẮC
38 1842,05 176 USD 4,11
BẮC TRUNG BỘ VÀ
DUYÊN HẢI MIỀN
TRUNG
39 4848,82 246 USD 10,83
TÂY NGUYÊN 19 1263,73 286 USD 2,82
ĐÔNG NAM BỘ 29 4484,27 bao gồm HCM: 387 USD
không bao gồm HCM: 357 USD
10,01
ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
29 3174,07 192 USD 7,09
LIÊN VÙNG 43 20839,63 Các địa phương thụ hưởng gián tiếp 46,53
Cơ cấu ODA ký kết theo vùng giai đoạn 1993-2010
Tỷ lệ ODA ký kết của các vùng so với cả nước giai đoạn 1993-2010
7.09% 10.01%
2.82%
10.83%
4.11%
18.61%
46.53%
Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên
Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long
Liên vùng
Trong thời kỳ 2011 – 2015 nhiều chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế – xã hội của Trung ương và địa phương đã được đầu tư bằng nguồn vốn
ODA và vốn vay ưu đãi trên các địa bàn trong phạm vi cả nước, góp phần xóa đói,
giảm nghèo, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và
cải thiện đời sống của nhân dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi và vùng
đồng bào dân tộc còn khó khăn. Thế mạnh và tiềm năng của nhiều địa phương được
tăng cường thông qua các dự án kết nối vùng và với các trung tâm kinh tế lớn như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng,
các cửa khẩu quốc tế và các cảng biển, cảng hàng không trên cả nước.
So với thời kỳ 2006 – 2010, ODA và vốn vay ưu đãi bình quân đầu người thời
kỳ 2011 – 2015 đã có xu hướng tăng lên đáng kể, đặc biệt ở các vùng trước đây găp
khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi (Bảng 5) như Tây
Nguyên (tăng 3,6 lần), Đông Nam Bộ (tăng 2,1 lần), Đồng bằng sông Cửu Long
(tăng 2,2 lần).
Vốn ODA ký kết phân bổ theo vùng thời kỳ 2011 – 2015
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Vùng
Tổng ODA
(triệu USD)
ODA bình quân đầu người
(USD/người)
Tỷ lệ ODA
so với cả
nước (%)
ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG
2.936,02
4.007,14
144,05
196,60
11,11
15,17
TRUNG DU VÙNG
NÚI PHÍA BẮC 725,52 63,19 2,74
BẮC TRUNG BỘ VÀ
DUYÊN HẢI MIỀN
TRUNG
3.272,79 169,45 12,39
TÂY NGUYÊN 403,20 74,61 1,53
ĐÔNG NAM BỘ 558,44
3.307,77
73,08
216,26
2,11
12,52
ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
2.217,35 127,33 8,39
LIÊN VÙNG 12.482,54 Các địa phương thụ hưởng gián tiếp
hoặc thụ hưởng một phần nhưng không
cụ thể về vốn của từng địa phương.
47,25