Luận án Xã hội hóa hoạt động sân khấu kịch công lập ở Việt Nam

Những giải pháp được trình bày ở chương 3 của luận án, dù là những bài học kinh nghiệm hay là các giải pháp cụ thể, đều được tác giả đúc rút ra từ tình hình thực tiễn của đất nước nói chung, thực tiễn của ngành văn hóa nghệ thuật cả nước trong mấy chục năm qua nói riêng, để đề xuất. Điều quan trọng là các giải pháp này có giá trị khả thi, cần được thực hiện càng sớm càng tốt, nhất là đối với các đơn vị nghệ thuật biểu diễn, trong đó có sân khấu Kịch, để tiến tới những năm sau sẽ có thêm nhiều đơn vị khác sẽ chuyển đổi sang cơ chế tự chủ hoàn toàn. Cuối cùng, NCS muốn khẳng định rằng những kết quả nghiên cứu được đúc kết trong 6 điểm của Kết luận này, chính là câu trả lời cho các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu mà tác giả luận án đã nêu trong phần Mở đầu của luận án. Câu trả lời của luận án có tính khẳng định: xã hội hóa là phương thức hữu hiệu nhằm thúc đẩy sự phát triển của sân khấu Việt Nam nói chung, sân khấu Kịch công lập nói riêng, trong tiến trình đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế của đất nước ta ở thế kỷ XXI./.

pdf27 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xã hội hóa hoạt động sân khấu kịch công lập ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Hoàng Chƣơng XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG SÂN KHẤU KỊCH CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 62 31 06 42 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội - 2017 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Th Hoài Phƣơng Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Lê Thị Hoài Phƣơng Phản biện 1: PGS.TS Phạm Duy Khuê Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam Phản biện 2: TS Vũ Thị Phương Hậu Viện Văn hóa và Phát triển Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Phản biện 3: TS Hoàng Minh Thái Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội. Vào lúc giờ ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Hoàng Chương (2015), “Về xã hội hóa văn hóa trong sân khấu kịch nói”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 367, tr.72 - 75. 2. Nguyễn Hoàng Chương (2015), “Thực trạng xã hội hóa sân khấu Kịch nói phía Bắc”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 371, tr.63-66. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội hóa (XHH) các hoạt động văn hóa, trong đó có lĩnh vực nghệ thuật sân khấu (NTSK), là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của hoạt động VHNT thời kỳ đất nước đổi mới. Cơ chế bao cấp toàn phần cho các đơn vị NTSK Kịch công lập là nguyên nhân cơ bản làm cho đời sống sân khấu Kịch nhiều năm qua lâm vào tình trạng khủng hoảng khán giả XHH các đơn vị NTSK Kịch công lập là vấn đề cấp thiết, cần phải triển khai sớm bằng nhiều phương thức. Nghiên cứu để tìm ra những giải pháp thực hiện XHH hoạt động của các đơn vị SK Kịch công lập là việc làm cần thiết. NCS chọn đề tài luận án: Xã hội hóa hoạt động sân khấu Kịch công lập ở Việt Nam vì đây là vấn đề trực tiếp liên quan đến công tác của NCS; kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có ý nghĩa thiết thực cho công tác của NCS cũng như cho sự nghiệp phát triển nghệ thuật sân khấu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nhắm tới mục đích hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận về XHHHĐVH, trong đó có XHHHĐSK Kịch công lập, từ đó tìm ra các giải pháp để tiến hành XHHHĐSK Kịch công lập trong tiến trình đất nước đổi mới và hội nhập. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận về XHHHĐVH nói chung, XHHHĐSK nói riêng; - Khái lược các phương thức quản lý hoạt động nghệ thuật sân khấu ở nước ta qua các thời kỳ; 2 - Đánh giá thực trạng XHH các đơn vị sân khấu Kịch công lập, trong mối tương quan so sánh với XHHHĐSK Kịch ở Tp. HCM, từ đó xác định lộ trình XHHHĐSK Kịch công lập; - Tìm hiểu một số kinh nghiệm về quản lý hoạt động VHNT nói chung, NTSK nói riêng của một số nước vận hành theo cơ chế thị trường trước Việt Nam, để rút ra những bài học hữu ích. - Khuyến nghị và đưa ra một số mô hình nhằm thực hiện hiệu quả quá trình XHHHĐSK Kịch công lập. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là vấn đề XHHHĐSK Kịch công lập ở Việt Nam; khảo sát, đánh giá hoạt động của các đơn vị sân khấu Kịch ngoài công lập, một số đơn vị thuộc loại hình nghệ thuật khác đã đi đầu thực hiện XHH để so sánh, rút bài học kinh nghiệm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi đối tượng khảo sát Luận án khảo sát các đơn vị NTSK Kịch công lập trong cả nước. - Phạm vi thời gian Luận án nghiên cứu vấn đề XHHHĐSK Kịch công lập từ khi có Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ đến giai đoạn hiện nay (đầu năm 2016). 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp luận Luận án dựa trên những nguyên lý của phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử vì việc thực hiện XHHHĐVH phải trải qua quá trình lâu dài, từng bước; cần xem xét, phân tích, đánh giá quá trình này trong bối cảnh đất nước đang có nhiều biến động. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản; nghiên cứu thực địa để phỏng vấn, thu thập tài liệu; nghiên cứu lịch đại; Các thao tác: so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá. 3 5. Đóng góp của luận án 5.1. Đóng góp về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án giúp các nhà hoạch định chính sách hoàn thiện chính sách XHHHĐVHNT, các đơn vị SK Kịch có phương pháp thực hiện XHH hiệu quả. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án đưa ra khuyến nghị và các mô hình XHH giúp cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị NTSK Kịch công lập xây dựng đề án phát triển trong thời gian tới. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu (19 trang), Kết luận (05 trang), Tài liệu tham khảo (10 trang) và Phụ lục (64 trang), luận án có cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về xã hội hóa hoạt động văn hóa và khái lược các phương thức quản lý hoạt động nghệ thuật sân khấu (33 trang). Chương 2: Thực trạng quản lý và xã hội hóa hoạt động sân khấu Kịch ở Việt Nam (37 trang). Chương 3: Những bài học về xã hội hóa hoạt động nghệ thuật sân khấu và khuyến nghị (31 trang). Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ KHÁI LƢỢC CÁC PHƢƠNG THỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU 1.1. Một số khái niệm công cụ 1.1.1. Khái niệm xã hội hóa Cần khẳng định rằng, khái niệm “XHH (cá nhân)” là một phạm trù nghiên cứu cơ bản trong xã hội học, nó không phải là khái niệm XHH đã được thể hiện trong các văn bản do Đảng và Nhà nước ban hành. 4 Thực chất, “XHH (cá nhân)” và “XHH (xã hội)” là hai mặt (hay là hai quá trình) của một vấn đề. Thuật ngữ “XHH” mà Đảng và Nhà nước sử dụng trong các văn bản là với hàm nghĩa này, nó thể hiện quan niệm mang tính đặc thù riêng của Việt Nam, phù hợp với điều kiện của Việt Nam thời kỳ Đổi mới và hội nhập quốc tế. Đây cũng là quan điểm, là nội dung về XHH mà NCS sử dụng trong luận án của mình. 1.1.2. Khái niệm “xã hội hóa hoạt động văn hóa” Chính sách XHHHĐVH của Nhà nước ta hiện nay là nhà nước tạo ra không gian xã hội, luật pháp và chính trị mà ở đó ai cũng có quyền đóng góp cho sự nghiệp văn hóa; XHH văn hóa không có nghĩa là nhà nước chuyển giao hay phó thác nhiệm vụ hiến định cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, mà là tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia vào lĩnh vực này, ai ai cũng có điều kiện sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa. 1.1.3. Các khái niệm công lập, ngoài công lập, tư nhân, tư nhân hóa - Đơn vị công lập: gồm hai bộ phận: các đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp nhà nước. - Cơ sở ngoài công lập: là các cơ sở do tổ chức xã hội, nghề nghiệp, cá nhân thành lập, tự bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước và hoạt động theo quy định của pháp luật. - Đơn vị tư nhân: là cơ sở do cá nhân thành lập và điều hành, hoạt động theo quy định của pháp luật. 1.2. Tính quy luật của xã hội hóa các hoạt động văn hóa ở Việt Nam 1.2.1. XHHHĐVH là sự tiếp nối lịch sử phát triển các hoạt động văn hóa của Việt Nam Từ xa xưa ở đất nước ta, các hoạt động văn hóa đều mang tính xã hội, tính cộng đồng rất cao, do cộng đồng làng, xã đứng ra tổ chức. Trong lĩnh vực NTBD, tổ chức nghề nghiệp đầu tiên là các hội, phường, gánh, như các phường, gánh Chèo, Tuồng, Rối nước ở miền Bắc, các gánh Cải lương ở miền Nam... Sau khi nước VNDCCH ra đời, ở miền 5 Bắc mọi thành phần, lĩnh vực của đời sống xã hội được Nhà nước quản lý và vận hành theo cơ chế tập trung, bao cấp. Ở miền Nam, dưới chế độ Cộng hòa, toàn xã hội vận hành theo cơ chế thị trường theo kiểu TBCN. Sau khi đất nước thống nhất, các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp do nhà nước thành lập và quản lý theo cơ chế bao cấp. XHHHĐVH có nghĩa là trả các hoạt động văn hóa về với môi trường của nó, để cho cộng đồng người dân thực hiện vai trò là chủ thể sáng tạo và đối tượng hưởng thụ các thành quả văn hóa đó. Trong quá khứ, việc XHHHĐVH, ông cha chúng ta đã từng làm. Bên cạnh một số điểm tương đồng với cách thức XHH trước kia, về căn bản, XHH hiện nay có nhiều đặc điểm mới do điều kiện đất nước hôm nay quy định. 1.2.2. XHHHĐVH là yêu cầu tất yếu để văn hóa Việt Nam phát triển bền vững trong xã hội đương đại Từ khi Việt Nam thực hiện cơ chế kinh tế thị trường đã ra đời nhiều chính sách đổi mới về quản lý văn hóa. NQ số 90/CP (1997) thu hút sự quan tâm của những người hoạt động trong lĩnh vực NTBD. Ban đầu có một số ý kiến băn khoăn hoặc phản đối XHHHĐSK, nhưng chỉ là thiểu số. Tại các cuộc hội thảo do Cục NTBD tổ chức như “Thực trạng sân khấu hôm nay” (1997), “Thực trạng và giải pháp phát triển NTBD”, “Hoạt động XHHSK trong giai đoạn hiện nay” (2006), hầu hết giới sân khấu đều nói lên lòng mong mỏi cần phải thúc đẩy tiến trình XHHHĐSK để tạo ra bước đột phá cho sân khấu đang bị khủng hoảng trầm trọng. Bước sang thế kỷ XXI, chính sách XHHHĐVH ngày càng đi vào đời sống xã hội, ngày càng được nhận thức rõ ràng hơn, sâu sắc hơn. Qua kiểm nghiệm bằng thực tiễn, phần lớn các nhà hoạt động trong lĩnh vực VHNT đều nhận thức được tính tất yếu và cần thiết của XHHHĐVH, trong đó có XHHHĐSK. 6 1.3. Nội dung của XHHHĐVH theo quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam Chính sách XHHHĐVH bao gồm ba nội dung chính: Một là, xã hội hóa công tác quản lý các hoạt động văn hóa; Hai là, XHH hoạt động sáng tạo văn hóa; Ba là, xã hội hóa hoạt động cung cấp và phổ biến các sản phẩm văn hóa: 1.4. Khái lƣợc các phƣơng thức quản lý hoạt động nghệ thuật sân khấu qua các thời kỳ 1.4.1. Giai đoạn trước năm 1945 Trước năm 1945, hoạt động sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ giá trị văn hóa mang đậm nét sinh hoạt văn hóa cổ truyền làng xã. Hoạt động của sân khấu kịch hát là hình thức tổ chức theo phường, gánh. Ở Nam Bộ, giai đoạn mới hình thành, các gánh Cải lương chỉ hát ở xóm, thôn tại quê nhà. Sau đó một số người đã bỏ vốn ra lập gánh hát với mục đích kinh doanh, được gọi là các “ông bầu”. Từ khi Kịch nói hình thành ở nước ta (1921), hình thức hoạt động được thông qua các hội, ban, nhóm, tập hợp các trí thức trẻ yêu NTSK, các nghệ sĩ vốn hoạt động ở bên sân khấu Tuồng, Chèo sang diễn Kịch. Hoạt động của các ban, hội như hội Uẩn Hoa, hội Tinh Hoa, Ban kịch Thế Lữ và nhiều nhóm khác. Sau sự kiện công diễn vở Chén Thuốc độc thành công, thực dân Pháp cho thành lập Tiểu ban diễn Kịch nằm trong Hội đồng thành phố Hà Nội do một viên chức người Pháp là Ti-bô (Thibault) phụ trách, thực chất của tổ chức này là một công cụ để kiểm soát các hoạt động sân khấu. Tóm lại, trước năm 1945, hình thức tổ chức và hoạt động của NTBD nói chung, nghệ thuật sân khấu nói riêng, là tổ chức phường, gánh với phương thức quản lý tư nhân với vai trò quyết định của các bầu gánh. 1.4.2. Thời kỳ từ 1945 – 1985 7 Ở miền Bắc, nhà nước quản lý và điều hành mọi lĩnh vực bằng cơ chế tập trung bao cấp. Cơ chế này kéo dài từ 1946 đến 1986. Trong thời kỳ này các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của Nhà nước lần lượt ra đời và được bao cấp hoàn toàn. Ở miền Nam, trước năm 1975, sân khấu Cải lương hoạt động theo phương thức quản lý tư nhân. Các gánh hát không nhận được khoản tài trợ nào từ chính quyền. Về hoạt động SK Kịch, ở vùng giải phóng có Đoàn Kịch Giải phóng. Tại Sài Gòn có Đoàn Kịch Bông Hồng và Đoàn Kịch Kim Cương. Sau năm 1975, Đoàn Kịch Nam Bộ từ miền Bắc trở về mền Nam đổi tên là Đoàn Kịch nói Cửu Long Giang, sau đó Đoàn Kịch Bông Hồng sáp nhập vào Đoàn Kịch Cửu Long Giang thành Đoàn Kịch Thành phố, sau đổi tên là Nhà hát Kịch thành phố. Đây là đơn vị sân khấu Kịch nói công lập duy nhất ở Tp. Hồ Chí Minh, hoạt động theo cơ chế bao cấp. Tóm lại, từ năm 1975 đến năm 1985, cả nước chỉ có một phương thức quản lý hoạt động sân khấu thống nhất ở cả hai miền Nam - Bắc, là cơ chế tập trung bao cấp. 1.4.3. Thời kỳ từ 1986 đến nay Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương của Đảng và Nhà nước đa dạng hóa các phương thức quản lý hoạt động VHNT, từ 1986 đến nay, ở Việt Nam tồn tại hai kiểu tổ chức NTSK là các đơn vị công lập và các đơn vị ngoài công lập. Tương ứng với hai tổ chức này là hai cơ chế quản lý hoàn toàn khác nhau: cơ chế bao cấp và cơ chế XHH. Nhà nước đã có một số chính sách, tạo điều kiện cho các đơn vị công lập từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, chuẩn bị tiến tới cơ chế XHH. Đây là nét đổi mới trong chính sách quản lý các đơn vị nghệ thuật của Nhà nước thời kỳ hội nhập. Tiểu kết Chương 1 của luận án bao gồm hai nội dung chính: 8 1. Về mặt lý luận: Luận án đã bàn về một số khái niệm “XHH”, “XHHHĐVH”, trong đó có XHHHĐSK để làm rõ khái niệm “XHH” theo tinh thần là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta; giải đáp câu hỏi được nhiều người đặt ra: XHH có phải là tư nhân hóa? Luận án phân tích tính quy luật của XHHHĐVH ở Việt Nam, góp phần trả lời câu hỏi: Tại sao phải tiến hành XHHHĐVH? Luận án nêu các nội dung của XHHHĐVH gồm XHH hoạt động sáng tạo văn hóa; XHH hoạt động cung cấp và phổ biến các sản phẩm văn hóa; XHH công tác quản lý các hoạt động văn hóa. Để trả lời câu hỏi: XHH cái gì? 2. Luận án đã khái lược lại các phương thức quản lý đối với hoạt động sân khấu qua các thời kỳ cho thấy sự phát triển liên tục, những biến đổi của các phương thức quản lý hoạt động sân khấu trong các giai đoạn lịch sử, làm cơ sở cho những chương sau đi sâu bàn luận về vấn đề XHHSKK công lập ở Việt Nam. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG SÂN KHẤU KỊCH Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng công tác quản lý các đơn vị sân khấu Kịch công lập hiện nay 2.1.1. Mạng lưới các đơn vị nghệ thuật sân khấu Kịch công lập Hệ thống các đơn vị nghệ thuật sân khấu Kịch nói Trung ương Nhà hát Kịch Việt Nam (tiền thân là Đoàn văn công Trung ương) được thành lập năm 1952 tại chiến khu Việt Bắc. Nhà hát Tuổi trẻ được thành lập ngày 10 tháng 4 năm 1978, là nhà hát có các loại hình: Kịch nói, Ca - Múa - Nhạc, Kịch câm, Kịch thử nghiệm. Hệ thống các đơn vị nghệ thuật sân khấu Kịch công lập địa phương Hiện nay ở các tỉnh, thành phố có tất cả 11 đơn vị NTSK Kịch công lập, được cấp kinh phí hoạt động từ nguồn nhân sách nhà nước. 9 Hiện tượng các đoàn đều rất khó khăn trong việc duy trì hoạt động. Lãnh đạo của nhiều đoàn chưa thoát khỏi tư duy bao cấp, chưa quen với cung cách hoạt động trong cơ chế thị trường. 2.1.2. Đánh giá tổng quát công tác quản lý các đơn vị nghệ thuật sân khấu Kịch công lập hiện nay Những tác động tích cực - Một số đổi mới về chính sách của Đảng và Nhà nước đã có những tác động tích cực đến hoạt động của các đơn vị NTSK Kịch công lập: Xây dựng và ban hành các chế độ ưu đãi đối với nghệ sĩ; chế độ tài trợ, đặt hàng đối với các tác phẩm VHNT; phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển NTBD đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” - Phát huy hiệu quả chính trị - xã hội: Các đơn vị nghệ thuật công lập thực hiện tốt các nhiệm vụ phục vụ chính trị, kịp thời tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, định hướng thẩm mỹ đối với công chúng. Đối với các đơn vị NTSK Kịch thì càng có lợi thế thực hiện tốt nhiệm vụ này nhờ đặc điểm loại hình nghệ thuật Kịch nói dễ đi vào các vấn đề thiết thực của đời sống xã hội. Những mặt hạn chế  Quản lý các đơn vị nghệ thuật theo cơ chế hành chính gây ra những bất hợp lý trong chính sách đối với nghệ sĩ biểu diễn: - không tham gia biểu diễn nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu nên vẫn trong biên chế các phải làm việ Đây là lực cản đối với việc trẻ hóa đội ngũ và nâng cao chất lượng nghệ thuật của các đơn vị. - Nhiều nghệ sĩ hưởng thanh bậc lương vượt khung nhiều năm mà chưa được chuyển có cơ chế ngạch bậc vì chế độ lương bất cập. Nhiều nghệ sĩ thành danh đã bỏ diễn để đi đóng phim nhằm đảm bảo đời sống.  Bộ máy quản lý cồng kềnh, kìm hãm tinh thần sáng tạo, hiệu quả lao động không cao 10  Cơ chế bao cấp tạo nên gánh nặng ngân sách cho Nhà nước và sự đầu tư kém hiệu quả, lãnh phí; nảy sinh thực trạng thờ ơ, chây ì, vô cảm, vô trách nhiệm của nhiều tập thể, cá nhân nghệ sĩ.  ấu hầ kịch bản hay dẫn đến thiếu những ệ thuật cao làm khán giả thờ ơ với sân khấu kịch. Tóm lại, với những mặt tích cực và tiêu cực của phương thức quản lý bao cấp đối với các đơn vị nghệ thuật đã khiến các nhà quản lý cũng như các nghệ sĩ sáng tạo đều nhận thức được rằng cần tiến hành XHHHĐSK để mở ra nhiều cơ hội cho các đơn vị sân khấu phát huy năng lực sáng tạo. 2.2. Thực trạng xã hội hóa hoạt động nghệ thuật sân khấu Kịch hiện nay 2.2.1. Thực trạng xã hội hóa hoạt động sân khấu Kịch ngoài công lập ở Tp. Hồ Chí Minh Những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI, các đơn vị SKXHH ở Tp. Hồ Chí Minh đã có những đóng góp không nhỏ để nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Thời gian gần đây, các đơn vị SKXHH ở Tp. Hồ Chí Minh cũng lâm vào tình trạng thiếu vắng khán giả. Sân khấu XHH ở Tp. Hồ Chí Minh đã bộc lộ nhiều điều bất cập, đặt ra một số vấn đề để các nhà quản lý và các nghệ sĩ rút kinh nghiệm. Những thành tựu Một số nguyên nhân chính dẫn tới những thành công của SKXHH Tp. Hồ Chí Minh: - Môi trường tự nhiên thuận lợi: Khí hậu chỉ có hai mùa như ở miền Nam là yếu tố quan trọng để các SKXHH có khán giả hàng đêm. - Thị trường khán giả lý tưởng: Thành phố có hơn 10 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người cao, lối sống phóng khoáng đã mang lại một thị trường khán giả lý tưởng cho sân khấu. 11 - Thể loại Kịch nói mới lạ, hấp dẫn: Sau ngày đất nước thống nhất, nhiều đoàn nghệ thuật của miền Bắc đã mang Kịch nói mới đến với khán giả miền Nam, được khán giả đón nhận và yêu thích vì cái chất hiện đại phù hợp với nhịp sống công nghiệp nơi đây, + Đội ngũ quản lý và nghệ sĩ sân khấu Tp. Hồ Chí Minh đam mê nghề và năng động: Những người đứng đầu các đơn vị SKXHH là những nghệ sĩ, tự do, năng động, xả thân với nghề nắm bắt tốt thị hiếu của công chúng. Lực lượng diễn viên trẻ được đào tạo khá bài bản, nhiều diễn viên “ngôi sao” đã góp phần làm nên thương hiệu và tạo phong cách riêng cho đơn vị. Những hạn chế Các đơn vị SKXHH phải “gồng mình” để giải quyết bài toán doanh thu dẫn tới thương mại hóa sản phẩm nghệ thuật, nhiều vở diễn có tính nghệ thuật thấp vì chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận khán giả có tiền...Vì vậy, hoạt động của các đơn vị SKXHH ở thành phố những năm gần đây gặp nhiều khó khăn. 2.2.2. Thực trạng xã hội hóa hoạt động sân khấu Kịch công lập Cho đến trước mồng 1 tháng 1 năm 2015 cả nước chưa có một đơn vị NTSK Kịch nói công lập nào trở thành đơn vị XHH hoàn toàn, chỉ có một số hoạt động XHH từng phần trong các đơn vị công lập. Trường hợp Nhà hát Tuổi trẻ - Hoạt động XHH: Nhà hát Tuổi trẻ là đơn vị đầu tiên có nhiều hoạt động Marketing, có nhiều chính sách thu hút và phát triển khán giả; Ban lãnh đạo kêu gọi được nhiều nguồn tài trợ để xây dựng tiết mục và biểu diễn phục vụ khán giả trong nước và tăng cường hợp tác quốc tế. Trên cơ sở những thành quả trong hoạt động XHH của Nhà hát Tuổi trẻ những năm qua, lãnh đạo Bộ VHTTDL quyết định từ năm 2015 Nhà hát Tuổi trẻ sẽ hoạt động theo cơ chế XHH từng bước: năm đầu tiên sẽ giảm 30% ngân sách, các năm tiếp theo sẽ giảm mỗi năm 12 30% nữa, đến năm 2018 sẽ tự chủ hoàn toàn. Đây là những bước đi phù hợp, tạo điều kiện để các đơn vị từng bước hoàn thiện bộ máy và chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính để chủ động các hoạt động của mình. - Một số vấn đề đặt ra: Nhà hát chưa có cơ chế để giải quyết số nghệ sĩ không còn khả năng biểu diễn nhưng lại chưa đủ tuổi nghỉ hưu, số người này chiếm khoảng 20% nhân sự của nhà hát, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của đơn vị. Trường hợp Nhà hát Kịch Việt Nam - Khái quát về Nhà hát Kịch Việt Nam: từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, Nhà hát Kịch Việt Nam lâm vào khó khăn trầm trọng, mất đoàn kết nội bộ, ít vở diễn mới, đời sống khó khăn, các nghệ sĩ chán nản, hoang mang... đầu năm 2013 bộ máy tổ chức của Nhà hát được kiện toàn và đang tích cực lấy lại niềm tin của công chúng, khôi phục truyền thống “Anh cả đỏ” của sân khấu Kịch Việt Nam. - Hoạt động XHH: Trong hơn 3 năm qua, lãnh đạo Nhà hát Kịch Việt Nam đã rất cố gắng mở rộng quan hệ tìm kiếm đối tác trong nước và nước ngoài, dàn dựng trung bình mỗi năm bốn vở để biểu diễn tại nhà hát và đi lưu diễn trong, ngoài nước. Trước những thay đổi tích cực của nhà hát, lãnh đạo Bộ VHTTDL đưa Nhà hát Kịch Việt Nam vào lộ trình đổi mới cơ chế hoạt động theo xu hướng tự chủ từng phần. Ngày 16/12/2015, Bộ đã có QĐ số 4366/QĐ-BVHTTDL “Về việc thí điểm áp dụng lộ trình đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần NQ số 40/NQ- CP ngày 09/8/2012 của Chính phủ cho Nhà hát Kịch Việt Nam”. Lộ trình áp dụng từ 2016 – 2018. Các nguyên tắc áp dụng cũng giống như trong QĐ đối với Nhà hát Tuổi trẻ. - Một số vấn đề đặt ra: Theo ý kiến của Giám đốc Nguyễn Thế Vinh: “Vấn đề cản trở nhất là Nhà nước chưa đưa ra các chính sách 13 phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức xã hội tài trợ cho nghệ thuật”. 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động xã hội hóa sân khấu Kịch hiện nay 2.3.1. Đánh giá hoạt động XHH của 2 đơn vị SK Kịch công lập ở Trung ương - Nhà hát Tuổi trẻ có nhiều loại hình nghệ thuật như Kịch nói, Ca, Múa, Nhạc, là những loại hình nghệ thuật được nhiều khán giả ưa thích; phục vụ được nhiều đối tượng khán giả khác nhau. Đây là thế mạnh khiến nhà hát được các nhà tài trợ quan tâm. - Nhà hát Kịch Việt Nam vốn có thế mạnh biểu diễn các vở chính kịch, kịch cổ điển. Dù sao đây cũng là thể loại rất “kén khách”. Đây là điều các nhà tài trợ phải tính đến khi muốn tài trợ cho nghệ thuật. Tuy nhiên, nhà hát đã năng động, huy động được các nguồn lực xã hội, dần dần lấy lại thương hiệu đã mất. Những kết quả mà Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Kịch Việt Nam thu được đã chứng minh chính sách XHHHĐVHNT của Đảng và Nhà nước là cần thiết. Mặt khác, cũng bộc lộ những điểm chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, đòi hỏi cần phải điều chỉnh, bổ sung và đổi mới hơn nữa. 2.3.2. Đánh giá về hoạt động XHH của các đơn vị SK Kịch công lập ở địa phương Những năm qua sân khấu Kịch miền Bắc rơi vào tình huống mâu thuẫn: một mặt, những người làm sân khấu nhận thức được rằng nếu muốn thoát khỏi tình trạng khủng hoảng thì cần phải tiến hành XHHHĐSK; mặt khác, một số người đã nhầm hiểu XHH có nghĩa là tư nhân hoá các đơn vị nghệ thuật, hoặc cứ xin được tiền tài trợ bên ngoài là XHH. Hầu hết các đơn vị có tâm lý ngại XHH. Chế độ bao cấp đang tạo nên sức ỳ lớn đối với các nghệ sĩ, làm giảm sút sức sáng tạo và tính năng động. 14 2.3.3. Những bài học kinh nghiệm từ sân khấu XHH của Tp. Hồ Chí Minh - Thứ nhất là tinh thần làm nghề của các nghệ sĩ - nhà quản lý ở Tp.HCM - một tinh thần “xả thân”, dám làm dám chịu, đam mê, năng động và sáng tạo. - Thứ hai, các nhà quản lý của các đơn vị SKXHH ở Tp.HCM hiểu rõ quy luật của cơ chế thị trường, nắm vững thị hiếu khán giả, từ đó tổ chức sản xuất các sản phẩm để khi đưa ra thị trường thu hút được người xem. Cách làm này không phải là hoàn toàn tiêu cực như có một số luồng dư luận phê phán là thương mại hóa nghệ thuật. Đây là một vấn đề cần nhìn nhận dưới nhiều góc độ. 2.3.4. Những điều bất cập trong chính sách của Nhà nước Khâu triển khai chính sách còn chậm chạp, chính sách cũng còn nhiều điều bất cập, các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lý nhà nước chưa kịp thời và chưa rõ ràng, dẫn tới sự nhận thức chính sách của nhiều người còn mơ hồ, có khi sai lệch. Qua thực tiễn hoạt động XHH của các đơn vị nghệ thuật có thể thấy khó khăn chung là các doanh nghiệp ở Việt Nam ít quan tâm đến việc tài trợ cho nghệ thuật, vì Nhà nước chưa có chính sách ưu tiên tạo điều kiện để các doanh nghiệp tài trợ nghệ thuật. Tiểu kết chƣơng 2 Chương 2 của luận án đã giải đáp các vấn đề nhằm trả lời câu hỏi: Có thể áp dụng kinh nghiệm gì từ XHHHĐSK ở Tp.HCM cho sân khấu Kịch công lập cả nước?: - Xác định những nguyên nhân dẫn tới thành công của XHHHĐSK ở Tp.HCM; - Đánh giá những thành tựu bước đầu của các đơn vị sân khấu Kịch công lập, chỉ ra những hạn chế của chính sách XHH là rào cản để các đơn vị nghệ thuật có thể tiếp cận với nguồn tài trợ XHH. 15 Chƣơng 3 NHỮNG BÀI HỌC VỀ XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1. Những bài học về xã hội hóa hoạt động nghệ thuật sân khấu 3.1.1. Bài học về cải cách thể chế văn hóa của Trung Quốc Qua tham khảo công trình nghiên cứu “Cải cách thể chế văn hóa Trung Quốc từ năm 1978 đến nay’’ NCS nhận thấy điểm then chốt của cải cách này là sự chuyển đổi từ cơ chế nhà nước bao cấp hoàn toàn sang cơ chế nhà nước, tập thể, cá nhân cùng tham gia vào lĩnh vực văn hóa. Trong đó, chức năng của chính phủ đã thay từ làm văn hóa chuyển sang quản lý văn hóa, từ quản lí vi mô sang quản lý vĩ mô, từ quản lý trực tiếp chuyển sang quản lý gián tiếp, từ quản lý đơn vị trực thuộc chuyển sang quản lý xã hội. NCS có một số nhận xét như sau: Về bản chất, chính sách chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế XHHHĐVH nói chung, XHHHĐNTBD nói riêng của Trung Quốc và Việt Nam là giống nhau. Tuy nhiên, các cải cách của Trung Quốc được thể chế hóa rõ ràng, kiên quyết và đi vào cuộc sống. Còn ở Việt Nam, mặc dù chính sách Đổi mới bắt đầu từ năm 1986, chủ trương XHHHĐVH có từ 1997, nhưng đến nay vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng ở chính sách, thiếu sự vào cuộc đồng bộ của các Bộ, ngành, dẫn đến triển khai thực hiện còn nhiều lúng túng, thiếu kiên quyết. Các chính sách cải cách thể chế văn hóa, đặc biệt là cải cách phương thức quản lý các đoàn NTBD ở Trung ương cũng như địa phương của Trung Quốc là bài học hữu ích để Việt Nam học tập. 3.1.2. Những bài học về quản lý hoạt động nghệ thuật sân khấu của các nước phát triển Bài học về huy động các nguồn lực xã hội 16 Theo kinh nghiệm của các nước có nền NTSK trong cơ chế kinh tế thị trường lâu đời như Anh, Mỹ, Úc, Pháp, v.v... thì một số vấn đề mang tính quy tắc về huy động các nguồn lực mà các tổ chức nghệ thuật cần tuân thủ, đó là: Thứ nhất, xác định rõ nguồn lực huy động ở đâu? Cơ chế để huy động các nguồn lực, ưu tiên lựa chọn nguồn lực phù hợp nhất với tổ chức mình; Thứ hai, việc huy động nguồn lực xã hội cần đảm bảo các nguyên tắc: công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích, sử dụng có hiệu quả; Thứ ba, chú trọng vấn đề cân bằng các lợi ích cho các bên tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nghệ thuật. Đã từ lâu, các nước này đã có mô hình hợp tác giữa “nghệ thuật và doanh nghiệp”, (“Arts and Business”). Đây là mô hình nhằm tăng cường sự hợp tác giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực nghệ thuật. Sự hợp tác giữa nghệ thuật và doanh nghiệp là sự hợp tác cùng có lợi, cùng giúp nhau phát triẻn. Mô hình “Nghệ thuật và Doanh nghiệp” gợi mở những bài học hữu ích cho quản lý NTBD ở nước ta trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này cần có sự điều phối của Nhà nước. Nhà nước cần có các chính sách ưu tiên về thuế, về mặt bằng sản xuất để khuyến khích các doanh nghiệp tài trợ cho nghệ thuật. Bài học kinh nghiệm về quản lý một tổ chức nghệ thuật trong cơ chế kinh tế thị trường Quản lý một tổ chức nghệ thuật trong cơ chế thị trường liên quan tới nhiều vấn đề mà các nhà quản lý phải đối diện và có những biện pháp thực hiện hiệu quả. Các vấn đề quan trọng hàng đầu là: đầu tư nghiên cứu nắm vững thị trường mục tiêu và thị trường tiểm năng, xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, tăng các nguồn thu, xây dựng thương hiệu, nâng cao uy thế trong cộng đồng và thực hiện trách nhiệm xã hội, v.v... Các đơn vị nghệ thuật cần phải tự vạch ra một chiến lược phát triển cho tổ chức mình dựa trên những hoạt động tối cần thiết là Marketing, gây quỹ tài trợ và thực hiện các chương 17 trình giáo dục nghệ thuật như chiến lược phát triển khán giả lâu dài cho mình. Những bài học này hoàn toàn có tính khả thi, có thể được áp dụng tại Việt Nam. 3.2. Các khuyến nghị về XHH hoạt động Sân khấu Kịch công lập ở Việt Nam 3.2.1. Trách nhiệm của Nhà nước Xây dựng và hoàn thiện Luật Nghệ thuật biểu diễn Nhà nước cần xây dựng và ban hành Luật nghệ thuật biểu diễn để công tác quản lý lĩnh vực này thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo vệ được quyền lợi của mọi thành phần xã hội tham gia hoạt động sáng tạo, sản xuất và phổ biến các sản phẩm văn hóa nghệ thuật. Hoàn thiện và triển khai thực hiện các chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi Nhà nước cần thay đổi cơ chế đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà hát tự chủ hơn về tài chính, chủ động huy động các nguồn tài trợ từ xã hội; giao cho người đứng đầu các đơn vị nghệ thuật tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần xây dựng lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế để các đơn vị nghệ thuật công lập hoạt động theo mô hình tự chủ. Chính sách đầu tư cho nghệ thuật của Nhà nước phải đảm bảo sự công bằng giữa hai bộ phận công lập và ngoài công lập, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các đơn vị ngoài công lập hoặc cơ chế đấu thầu công bằng, minh bạch để khuyến khích sáng tạo những tác phẩm có chất lượng cao. Cần có chính sách cụ thể để ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp tài trợ cho nghệ thuật. Chính sách này cần được chính thức đưa vào Luật doanh nghiệp để các doanh nghiệp có chương trình, có kế hoạch tài trợ cho các tổ chức nghệ thuật ổn định và thường xuyên hàng năm. 18 Nhà nước cần nghiên cứu, đưa ra chính sách để giải quyết chế độ nghỉ hưu cho số nghệ sĩ lớn tuổi ở các đơn vị nghệ thuật, để trẻ hóa lực lượng sáng tạo. Đào tạo nguồn nhân lực, nhất là các nhà quản lý nghệ thuật Hiện nay các cơ sở đào tạo của nước ta chưa có chuyên ngành quản lý nhà hát. Các cơ sở đào tạo nghệ thuật phải đổi mới mạnh mẽ về phương pháp và chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tế đời sống. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân mở trường đào tạo nghệ thuật, đào tạo ra các thế hệ nghệ sĩ đáp ứng được yêu cầu của xã hội; cần đầu tư gửi các học sinh có đủ tiêu chuẩn đi học tập ở các nước có nền NTSK phát triển để khắc phục sự thiếu vắng đội ngũ thầy giỏi, nghệ sĩ tài năng cho sân khấu Việt Nam. 3.2.2. Trách nhiệm của các đơn vị nghệ thuật và các nghệ sĩ Lãnh đạo các đơn vị NTSK cần chủ động tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của các nước để áp dụng những phương pháp quản lý nghệ thuật tiên tiến cho đơn vị mình. Xác định rõ khuynh hướng nghệ thuật, phương pháp sáng tạo để sáng tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao. 3.2.3. Trách nhiệm của các tổ chức kinh tế, xã hội và cộng đồng Cần huy động mọi tổ chức, cá nhân tham gia XHH sân khấu kịch nói ở tấ cả các khâu như: đào tạo nguồn nhân lực, quá trình sáng tạo nghệ thuật, công tác phổ biến, quảng bá tác phẩm tời công chúng, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị sân khấu kịch Việt Nam. 3.2.4. Đề xuất các mô hình xã hội hóa - Mô hình tự chủ đối với các đơn vị nghệ thuật công lập. - Mô hình liên doanh, liên kết giữa các đơn vị nghệ thuật công lập và các doanh nghiệp để cùng đầu tư trong các khấu sáng tác, dàn dựng quảng bá, phổ biến tác phẩm đến công chúng. 19 - Mô hình liên kết, hợp tác giữa các đơn vị nghệ thuật công lập của Việt Nam với nhau để cùng sản xuất và kinh doanh các chương trình, vở diễn. - Mô hình hợp tác giữa các đơn vị nghệ thật công lập của Việt Nam với các tổ chức nghệ thuật của nước ngoài để sản xuất và biểu diễn các chương trình, vở diễn nghệ thuật ở Việt Nam và ở nước ngoài. - Mô hình thành lập các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trực thuộc các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp - Mô hình các Ban, Nhóm, Câu lạc bộ được thành lập và hoạt động bởi các nghệ sĩ. - Mô hình các đơn vị nghệ thuật (Ban, Nhóm, Câu lạc bộ) được thành lập và hoạt động từ việc liên doanh, liên kết của các tổ chức/các nhân trong nước với các đối tác nước ngoài. Tóm lại, các mô hình XHH của các đơn vị nghệ thuật trong tương lai sẽ rất đa dạng, linh hoạt, tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của các nhà quản lý nghệ thuật và các nghệ sĩ. Lúc đó vai trò của Nhà nước là tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các nghệ sĩ hoạt động, có các cơ chế giám sát, kiểm tra để đảm bảo rằng họ tuân thủ đúng quy định của pháp luật Nhà nước Việt Nam. Tiểu kết Chương 3 của luận án bao gồm ba nội dung chính: - Thứ nhất, NCS trình bày một số bài học về XHHHĐNTBD nói chung, hoạt động sân khấu Kịch nói riêng, của Trung Quốc và của một số nước có nền nghệ thuật rất phát triển trong cơ chế kinh tế thị trường. - Thứ hai, NCS đề xuất một số khuyến nghị, mang tính giải pháp cụ thể về XHHHĐSK Kịch công lập trong cả nước. Các khuyến nghị - giải pháp này liên quan tới ba bộ phận cơ bản: Nhà nước; các đơn vị nghệ thuật, trọng tâm là các đơn vị sân khấu Kịch công lập ở trung ương cũng như ở địa phương; các tổ chức kinh tế, xã hội và cộng đồng người dân. 20 - Thứ ba, luận án đề xuất một số mô hình XHH các hoạt động của các đơn vị NTBD nói chung, nghệ thuật sân khấu Kịch công lập nói riêng. Đó là các mô hình rất đa dạng, phong phú, có thể biến thái rất linh hoạt tùy thuộc vào trí sáng tạo của các bên tham gia hoạt động sáng tạo và kinh doanh nghệ thuật. KẾT LUẬN Nghiên cứu đề tài “Xã hội hóa hoạt động sân khấu Kịch công lập ở Việt Nam”, luận án đã giải quyết một số vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đất nước Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế. Từ những vấn đề cơ bản mà tác giả luận án đã trình bày, đánh giá, bàn luận và khuyến nghị trong luận án này có thể rút ra các luận điểm cơ bản sau đây: 1. Luận án đã giải quyết một vấn đề mang tính lý luận là làm sáng tỏ khái niệm “xã hội hóa” và “xã hội hóa hoạt động văn hóa” được sử dụng trong các văn kiện của Đảng Cộng sản và trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Đó không phải là khái niệm “xã hội hóa” được sử dụng trong các ngành khoa học như xã hội học, giáo dục học, tâm lý học Thuật ngữ “xã hội hóa” và từ đó liên quan tới khái niệm “xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật” mà Đảng và Nhà nước ta sử dụng để thể hiện chủ trương, chính sách mới của công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, trong thời kỳ đất nước Đổi mới, hội nhập quốc tế, vận hành theo cơ chế thị trường. Vấn đề cốt lõi của chủ trương xã hội hóa là huy động sức người, sức của của mọi thành phần xã hội tham gia vào quá trình quản lý, sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, nhằm nâng cao vai trò của mọi thành phần trong hoạt động sang tạo và thưởng thức nghệ thuật, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong quá trình đó, vai trò của Nhà nước không phải là giảm thiểu đi, mà trái lại, Nhà nước sẽ phải đảm bảo về mặt pháp lý cũng như cơ sở vật chất cần thiết để cho 21 hoạt động xã hội hóa có hiệu quả về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa – xã hội. 2. Kể từ năm 1997 là thời điểm lần đầu tiên Chính phủ ban hành văn bản chính thức về XHHHĐ giáo dục, y tế, văn hóa, tức là NQ 90- CP, cho đến nay đã có hàng chục Nghị định, Nghị quyết lớn của Nhà nước trực tiếp quy định, chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành và toàn dân thực hiện XHH các hoạt động thuộc ba lĩnh vực thiết yếu của đời sống nhân dân. Trong đó, XHHHĐVH là một lĩnh vực lớn bao trùm gần như toàn bộ đời sống xã hội. Thực tiễn gần 20 năm qua chứng minh rằng chủ trương XHHHĐVH của Đàng và Nhà nước là đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của đất nước ta, là sự cần thiết trong công cuộc đổi mới của đất nước và thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vì vậy cần phải quán triệt và đưa vào thực hiện trong đời sống toàn xã hội. Riêng đối với hoạt động XHH của các đơn vị nghệ thuật sân khấu Kịch công lập, thực tiễn đã khẳng định rằng việc áp dụng cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị nghệ thuật và cơ chế “đặt hàng” của Bộ VHTTDL là đúng đắn, có tác dụng kích thích, khuyến khích các đơn vị xây dựng những tác phẩm có chất lượng cao, thiết thực phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân và nâng cao đời sống nghệ sĩ, xóa bỏ tâm lý ỷ lại vào nhà nước và tình trạng làm việc cầm chừng của thời bao cấp, gây ra sự lãng phí tiền của của nhân dân. 3. Tuy nhiên, khi đưa vào thực hiện trong thực tiễn đời sống, nhiều nội dung của chính sách đã bộc lộ sự bất cập, chưa theo kịp với những biến động phức tạp của xã hội Việt Nam khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, dẫn tới sự thiếu đồng bộ trong công tác quản lý nhà nước. Những hạn chế này về chủ trương, chính sách là những rào cản khiến cho việc thực hiện XHHHĐVH nói chung, XHHHĐSK Kịch nói riêng chưa đạt được mấy kết quả sau gần 20 năm Nhà nước ban hành chính sách XHH. Vì vậy, một trong những vấn đề 22 mà luận án đặt ra là: để thúc đẩy nhanh và mạnh hơn nữa phong trào XHHHĐNTBD nói chung, XHHHĐSK Kịch nói ở miền Bắc nói riêng, Nhà nước cần đổi mới, hoàn thiện, bổ sung về chính sách, nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các đơn vị nghệ thuật thực hiện XHH thành công. Để cho nền văn nghệ nước nhà có thể phát triển lên tầm cao mới thì không thể chỉ có sự cố gắng của giới văn nghệ sĩ, cũng không thể chỉ một bộ là Bộ VHTTDL làm được, mà cần có sự hợp sức của nhiều bộ, ngành và mọi thành phần xã hội. Trước hết, Chính phủ phải là người có những quyết sách mạnh mẽ, có các chính sách huy động các bộ, ngành liên quan, quan trọng nhất là các bộ như: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo để cùng với Bộ VHTTDL quản lý tốt lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, tạo điều kiện cho các nghệ sĩ đươc làm nghề tốt nhất và sống tốt bằng nghề của mình. 4. Việc Bộ VHTTDL chọn các đơn vị nghệ thuật biểu diễn ở cấp trung ương, trong đó có 2 đơn vị sân khấu Kịch công lập để tiến hành XHH trong những năm tới là bước đi phù hợp của ngành văn hóa. Kịch nói là loại hình nghệ thuật sân khấu hiện đại, có khả năng kỳ diệu đi thẳng vào hiện thực đời sống, có thể đề cập tới mọi vấn đề của tâm hồn con người, có khả năng tiếp cận đến mọi đối tượng khán giả. Trong bối cảnh hiện nay, khi nghệ thuật truyền thống đang gặp khó khăn về thu hút khán giả, thì sân khấu Kịch nói có nhiều cơ hội hơn về mặt này. Sự trỗi dậy của các đơn vị SKXHH Tp. Hồ Chí Minh những năm qua đã chứng minh điều đó; Hoạt động của Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Kịch Việt Nam ở Hà Nội cũng chứng minh điều này. Vì vậy việc Bộ VHTTDL chọn Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Kịch Việt Nam thực hiện XHH từ năm 2015 và 2016 là bước đi phù hợp. Việc Bộ VHTTDL cho phép các đơn vị này thực hiện XHH từng phần, có lộ trình từng bước là cách làm đúng đắn, tạo điều kiện cho các đơn vị vừa làm vùa rút kinh nghiệm, có thời gian chuẩn bị đầy đủ hơn để tiến tới tự chủ hoàn toàn. 23 5. Luận án cũng đề cập tới một vấn đề “gây tranh cãi” trong giới nghệ thuật cũng như trong xã hội, đó là về tính thương mại của các sản phẩm nghệ thuật. Đối với các nước phát triển, vận hành theo cơ chế thị trường hàng trăm năm rồi thì đây không còn là vấn đề phải bàn cãi, họ công nhận và chú trọng đến yếu tố thương mại, đánh giá cao hiệu quả kinh tế của sản phẩm văn hóa – nghệ thuật. Nhưng đối với một đất nước như Việt Nam có sự khác biệt về thể chế chính trị, về lịch sử dân tộc, về truyền thống văn hóa, và nhất là với cơ chế bao cấp kéo dài hơn nửa thế kỷ, thì tư tưởng và quan niệm coi sản phẩm văn nghệ là sản phẩm tinh thần và chỉ có giá trị tinh thần đã ăn sâu vào tiềm thức của đại đa số người dân. Nhưng khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường thì quan niệm này cần phải thay đổi, cần phải xem sản phẩm văn hóa - nghệ thuật cũng có giá trị kinh tế, hoạt động kinh doanh sản phẩm văn hóa - nghệ thuật cũng mang lại đóng góp kinh tế to lớn cho xã hội. Tất nhiên để đạt được giá trị kinh tế thì sản phẩm văn hóa - nghệ thuật phải đạt được giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật cao. Đây là điểm luận án khẳng định. 6. Với những kết quả nghiên cứu của luận án này, tác giả luận án hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo thiết thực và bổ ích cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý các đơn vị nghệ thuật, nhất là các đơn vị sân khấu Kịch. Các vấn đề mà tác giả luận án bàn luận như: Vấn đề huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động XHH; Mối quan hệ hợp tác giữa hai bộ phận nghệ thuật và doanh nghiệp; Mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, tính chất hàng hóa và yếu tố thương mại của sản phẩm nghệ thuật trong cơ chế kinh tế thị trường; Các phương pháp quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật nói chung, quản lý đơn vị sân khấu Kịch nói ở miền Bắc nói riêng, trong bối cảnh của cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam với những bài học kinh nghiệm từ các nước có nền nghệ thuật thị trường đi trước chúng ta hàng trăm năm, v.v... là những vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động XHH của các đơn vị nghệ thuật sân khấu nói chung, các 24 đơn vị sân khấu Kịch nói riêng, mà tác giả luận án nghĩ rằng rất đáng để các đơn vị tham khảo. Những giải pháp được trình bày ở chương 3 của luận án, dù là những bài học kinh nghiệm hay là các giải pháp cụ thể, đều được tác giả đúc rút ra từ tình hình thực tiễn của đất nước nói chung, thực tiễn của ngành văn hóa nghệ thuật cả nước trong mấy chục năm qua nói riêng, để đề xuất. Điều quan trọng là các giải pháp này có giá trị khả thi, cần được thực hiện càng sớm càng tốt, nhất là đối với các đơn vị nghệ thuật biểu diễn, trong đó có sân khấu Kịch, để tiến tới những năm sau sẽ có thêm nhiều đơn vị khác sẽ chuyển đổi sang cơ chế tự chủ hoàn toàn. Cuối cùng, NCS muốn khẳng định rằng những kết quả nghiên cứu được đúc kết trong 6 điểm của Kết luận này, chính là câu trả lời cho các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu mà tác giả luận án đã nêu trong phần Mở đầu của luận án. Câu trả lời của luận án có tính khẳng định: xã hội hóa là phương thức hữu hiệu nhằm thúc đẩy sự phát triển của sân khấu Việt Nam nói chung, sân khấu Kịch công lập nói riêng, trong tiến trình đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế của đất nước ta ở thế kỷ XXI./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxa_hoi_hoa_hoat_dong_san_khau_kich_cong_lap_o_viet_nam_1858.pdf
Luận văn liên quan